Cuộc sống - Visa
So sánh triệt để: Cuộc sống ở thành thị và nông thôn
Nhiều người nước ngoài đến Nhật và rất băn khoăn không biết nên sống ở thành phố hay nông thôn. Khi còn là du học sinh, mình đã sống ở Tokyo và Chiba, hiện nay mình đang sống ở một thành phố thuộc tỉnh Hyogo. Mình đã sống ở cả thành thị và nông thôn ở Nhật nên mình muốn giới thiệu với các bạn những điểm khác biệt giữa hai nơi này. 〈Miikochan〉
Người nước ngoài sống ở Nhật
Theo thống kê của Bộ tư pháp, tính đến tháng 6 năm 2021, có khoảng 2.820.000 người nước ngoài sinh sống ở Nhật. Các quốc tịch của người nước ngoài được xếp hạng như sau.
① Người Trung Quốc: 745.411 người (26.4%)
② Người Việt Nam: 450.046 người (15.9%)
③ Người Hàn Quốc: 416.389 người (14.7%)
④ Người Philippines: 277.341 người (9.8%)
⑤ Người Brazil: 206.365 người (7.3%)
Thêm vào đó, các tỉnh thành phố có nhiều người nước ngoài được xếp hạng như sau.
Tỉnh, thành phố | Số người nước ngoài | % | |
1 | Tokyo | 541,807 | 19.2 |
2 | Aichi | 269,685 | 9.6 |
3 | Osaka | 250,071 | 8.9 |
4 | Kanagawa | 230,301 | 8.2 |
5 | Saitama | 198,548 | 7.0 |
6 | Chiba | 168,048 | 6.0 |
7 | Hyogo | 113,772 | 4.0 |
8 | Shizuoka | 99,143 | 3.5 |
Điểm tốt và điểm không tốt khi sống ở thành phố
Khi sống trong 23 quận ở Tokyo, mình thấy cái gì cũng tiện lợi. Đặc biệt là hệ thống cửa hàng rất phong phú, đầy đủ, có nhiều siêu thị và cửa hàng tiện lợi. Có nhiều nhân viên cửa hàng là người nước ngoài, bạn có thể xin tư vấn bằng tiếng Việt tại một số cửa hàng bán điện thoại di động và sim.
Vì vậy, mình đã tổng hợp các điểm tốt và không tốt khi sống ở thành phố vào bảng dưới đây.
◆ Điểm tốt khi sống ở thành phố |
Về mặt công việc |
Nhiều thông tin tuyển dụng, nhiều việc làm thêm |
Nhiều nơi làm việc tích cực tuyển dụng người nước ngoài |
Mức lương tiêu chuẩn cao |
Về mặt sinh hoạt |
Nhiều tuyến đường, tần suất số chuyến tàu, xe buýt cao |
Gần sân bay lớn, thuận tiện để đi về nước, đi du lịch |
Nhiều khu vui chơi, nhà hàng, cửa hàng nhỏ. Nhiều nơi cung cấp dịch vụ cho người nước ngoài |
Nhiều nhà trẻ, trường mầm non |
Về mặt văn hoá |
Dễ tiếp nhận người nước ngoài |
Nhiều người nước ngoài, dễ tìm bạn cùng quê |
◆ Điểm không tốt khi sống ở thành phố |
Về mặt công việc |
Vất vả trong việc đi học, đi làm vì tàu chật kín người |
Về mặt sinh hoạt |
Vật giá cao (đặc biệt là tiền nhà, tiền học phí, các món ăn sống v.v.) |
Nhiều ô tô nên không khí bị ô nhiễm vì các loại khí thải |
Khó tìm được một khoảng trống để tự trồng rau v.v. |
Xa núi, biển nên ít có cơ hội tham gia các hoạt động vui chơi ngoài trời |
Về mặt văn hoá |
Mối quan hệ giữa người với người khá mờ nhạt, ít có tinh thần “tương thân tương ái” |
Điểm tốt và điểm không tốt khi sống ở nông thôn
Sau khi sống ở Tokyo, mình đã sống ở thành phố Kashiwa thuộc tỉnh Chiba, hiện nay thì sống ở thành phố Himeji thuộc tỉnh Hyogo. So với việc sống ở Tokyo, khi sống ở các thành phố thuộc các tỉnh, tiền thuê nhà rất rẻ nhưng phòng rất rộng.
Thế nhưng, khi mình đi tìm việc thì không tìm được việc mình thích ở gần nơi mình sống. Vì thế mà mình phải đi tàu 2 tiếng (một chiều) để đi từ Himeji vào trong thành phố Osaka làm việc. Hồi mình ở thành phố Kashiwa cũng vậy, mình đi đến chỗ làm thêm ở Tokyo mất 45 phút (một chiều). Tuy nhiên, thời gian gần đây, các thành phố nhỏ ở nông thôn cũng đã có thêm nhiều việc cho người nước ngoài.
◆ Điểm tốt khi sống ở nông thôn |
Về mặt sinh hoạt |
Vật giá rẻ, nếu so với thành phố lớn thì tiền nhà, tiền học, tiền mua đồ ăn sống rất rẻ |
Ít cảm thấy stress do đông người, tiếng ồn, tắc nghẽn vào giờ đi làm |
Không khí sạch, tốt cho sức khoẻ |
Có nhiều người tự trồng rau trong vườn nhà, nếu sống ở chung cư cũng có một khoảng đất nhỏ để trồng trọt |
Gần núi, biển, dễ tham gia các hoạt động vui chơi ngoài trời |
Về mặt văn hoá |
Có khu vực có sự gắn kết mạnh mẽ của cộng đồng người thuộc từng quốc gia |
Tình người nồng ấm, có văn hoá tương trợ lẫn nhau |
◆ Điểm không tốt khi sống ở nông thôn |
Ít tuyến đường, tần suất số chuyến tàu, xe buýt thấp. Ở những nơi xa thành phố lớn, có nơi 1 tiếng chỉ có 1-2 chuyến tàu điện. |
Có những nơi không có tàu điện, xe buýt, nếu không có ô riêng thì không thể sinh hoạt được. Để lấy bằng lái ô tô thì cần có tiếng Nhật tương đương N2. |
Rất ít khu vui chơi giải trí, cửa hàng nhỏ, quán ăn Việt Nam v.v. |
Những điều lưu tâm khi sống ở Nhật
Khi sống ở Nhật, mình thường lưu tâm đến các việc dưới đây.
・ Giao tiếp nhiều với người Nhật.
・ Hoàn thành tốt vai trò và trách nhiệm của mình trong công việc.
・ Tích cực tham gia các hoạt động tình nguyện ở địa phương.
・ Hiểu cách nghĩ của người Nhật, học hỏi những điểm tốt.
Ngoài ra, việc tuân thủ các luật lệ trong xã hội cũng rất quan trọng. Bạn hãy tuân thủ luật pháp và các luật như “không ăn cắp vặt”, “không sử dụng thẻ lưu trú giả”, “không bán sổ ngân hàng, thẻ ngân hàng cho người khác” v.v.
Hãy tham khảo kinh nghiệm của những anh chị đã có cuộc sống tuyệt vời ở nông thôn nhé.
Hành trình du học trọn vẹn ý nghĩa nhờ vòng kết nối bạn bè phong phú (Nagasaki)
Cùng bạn bè sống vui vẻ ở vùng thôn quê (Thực tập kỹ năng ở tỉnh Mie)
Tổng kết
Thành phố lớn hay nông thôn đều có giá trị riêng. Bạn hãy chọn khu vực sống theo phong cách sống và mục tiêu tương lai của bạn.
Mình muốn làm việc trong ngành dịch vụ nên ban đầu mình chọn một thành phố lớn – nơi dễ kiếm việc như vậy. Tuy nhiên, mặc dù ở thành thị có nhiều việc làm hơn và lương cao hơn nông thôn nhưng việc chênh lệch tiền nhà và học phí cao hơn chênh lệch lương (chênh lệch giữa lương thành thị và nông thôn) khá nhiều. Du học sinh cũng có những hạn chế trong việc đi làm thêm, vì vậy bạn nên chọn khu vực sống sau khi cân nhắc sự chênh lệch về chi tiêu.
Thời gian gần đây, số lượng việc làm của người nước ngoài ở nông thôn tăng lên, bạn cũng có thể đi du học ở nông thôn và tìm việc làm ở thành phố. Hãy tham khảo những bài viết trong mục kinh nghiệm cá nhân trên trang KOKORO nhé.
Xếp hạng bài viết phổ biến
-
Lớp học tiếng Nhật online miễn phí 17066 views
-
Không được ăn ốc bắt ở ruộng lúa 15539 views
-
“Đúng giờ” ở Nhật là như thế nào? 13031 views
Platinum Sponsor
Bronze Sponsors
- Global HR Strategy
- Trường Nhật Ngữ EHLE
Đơn vị hỗ trợ
- Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam
- Trung tâm Giao lưu Văn hoá Nhật Bản tại Việt Nam
- Văn phòng JNTO Hà Nội
- Liên đoàn kinh tế vùng Kansai
- Hội Việt Nam (JAVN)
- Hội hỗ trợ Tomoiki Việt Nhật
- Hiệp hội phát triển giao lưu nguồn nhân lực quốc tế
Đơn vị hợp tác
Tổ chức hỗ trợ du học sinh
Nhật Bản (JASSO)
Mạng lưới luật sư cho lao động người nước ngoài
Bài viết mới
Bài viết liên quan
-
Vật giá và chi phí sinh hoạt ở Nhật Bản
Trong suốt nhiều năm, vật giá và tiền lương ở Nhật Bản không tăng mấy nên tính đến năm 2024, vật giá ở Nhật thấp hơn so với các nước trên thế giới. Tuy nhiên, so với Việt Nam thì vật giá ở Nhật vẫn cao hơn, đặc biệt là tiền thuê nhà, tiền đi lại bằng phương tiện công cộng cao hơn Việt Nam khá nhiều. Chúng tôi sẽ giới thiệu nhiều ví dụ cụ thể và kết quả khảo sát để tìm hiểu giá cả ở Nhật Bản hiện nay như thế nào. (※Nếu bạn muốn biết kỹ hơn, hãy xem sổ tay thu chi của nhiều người Việt Nam từng sống ở Nhật trong chuyên mục “Kinh nghiệm của tôi”.) [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Kinh nghiệm của tôi | KOKORO ※ Tỷ giá áp dụng trong phần này là tỷ giá ngày 23/12/2023 (100 yên = 17.030VND). 〈Nội dung〉 1. Tiền nhà/Tiền điện, nước, ga 2. Giá cả các mặt hàng chủ yếu ngoài tiền nhà 3. Chi phí của du học sinh và thực tập sinh kỹ năng 4. Có thật là “Chỉ làm baito là đủ trang trải chi phí du học”? 1. Tiền nhà/Tiền điện, nước, ga Chỗ ở của thực tập sinh kỹ năng Nguyên nhân chủ yếu khiến vật giá ở Nhật Bản bị đẩy lên cao là do mức giá thuê nhà, phí sử dụng dữ liệu và nghe gọi điện thoại di động, tiền tàu điện, xe buýt v.v. đều cao. Tuy nhiên, đối với thực tập sinh kỹ năng, hầu hết các công ty đều chuẩn bị sẵn kí túc xá. Thế nhưng, tuỳ từng công ty mà kiểu kí túc xá và chi phí lại rất khác nhau nên khi lựa chọn công ty, các bạn cũng nên chú ý cả tiện nghi bên trong và chi phí kí túc xá, tiền điện, nước, ga hay tiền Wi-Fi v.v.. Chỗ ở của du học sinh Du học sinh đa phần là tự tìm nhà ở Hơn 70% du học sinh tự tìm nhà ở. Cũng có nhiều du học sinh ở chung nhà với bạn bè. Cách tìm người ở chung nhà gồm có nhờ bạn bè giới thiệu hoặc đăng tin tìm trên Facebook v.v.. Nếu du học sinh trao đổi với các sempai trước khi sang Nhật thì chắc là sẽ thuận lợi hơn. Tiền thuê nhà và tiền điện, nước, ga của du học sinh Theo trang web Expatistan, bình quân tiền thuê một phòng có diện tích 45 m2 ở Nhật là 80.601 yên/1 tháng (khoảng 13.726.350 VND). Ngoài ra, theo kết quả khảo sát về du học sinh người nước ngoài do Tổ chức hỗ trợ sinh viên Nhật Bản (JASSO) thực hiện năm 2022 thì tiền thuê nhà là như sau. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Expatistan ◆ Tiền thuê nhà 1 tháng của du học sinh Yên Nhật VND Các thành phố lớn Bình quân cả nước 38.000 6.471.400 Hokkaido 30.000 5.109.000 Sapporo Tohoku 34.000 5.790.200 Sendai Kanto 44.000 7.493.200 Yokohama Tokyo 50.000 8.515.000 Tokyo Chubu 29.000 4.938.700 Nagoya Kinki 37.000 6.301.100 Osaka Chugoku 27.000 4.598.100 Hiroshima Shikoku 24.000 4.087.200 Takamatsu Kyushu 26.000 4.427.800 Fukuoka (Theo khảo sát do JASSO thực hiện tháng 1 ~ tháng 3/2022) Tiền đặt cọc・Tiền lễ Ở Nhật, khi thuê nhà, ngoài tiền thuê nhà mỗi tháng, thông thường phải trả thêm một số khoản phí như tiền đặt cọc, tiền lễ... khi chuyển vào ở. Một phần tiền đặt cọc sẽ được trả lại khi bạn chuyển đi nơi khác. Bài viết trong link dưới đây sẽ giới thiệu chi tiết về các chi phí này. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Cách tìm nhà và thủ tục ký hợp đồng ở Nhật Bản | KOKORO Tiền điện, nước, ga Nếu bạn sống một mình, tiền điện, nước, ga bình quân mỗi tháng sẽ vào khoảng 13,000 yên. Mùa Hè dùng máy lạnh, mùa Đông bật sưởi thì chi phí có thể sẽ cao hơn một chút. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Tham khảo: Tổng quan về tài chính hộ gia đình (Năm 2022) | Cục Thống kê, Bộ Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản 2. Giá cả các mặt hàng chủ yếu ngoài tiền nhà Giá cả các mặt hàng chủ yếu ngoài tiền nhà Theo trang Expatistan, các chi phí khác ngoài tiền nhà được trình bày trong bảng dưới đây. Tuy nhiên, nếu chọn đúng cửa hàng thì có nhiều trường hợp bạn sẽ mua được với mức giá rẻ hơn nữa. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Expatistan ◆ Giá thực phẩm, đồ uống Yên Nhật VND Bữa trưa (có kèm đồ uống, ở khu vực nhiều văn phòng) 1.000 170.300 Hamburger (Big Mac v.v.) 722 122.957 Thịt ức gà (500g) 512 87.194 Sữa tươi (1 lít) 204 34.741 Trứng (cỡ to, 12 quả) 324 55.177 Cà chua (1kg) 616 104.905 Pho mai (500g) 932 158.720 Táo (1kg) 800 136.240 Khoai tây (1kg) 542 92.303 Bia nội địa (500ml) 290 49.387 Rượu vang (1 chai) 1.238 210.831 Coca cola (2 lít) 237 40.361 Bánh mỳ (2 người ăn 1 ngày) 205 34.912 ◆ Quần áo, chi phí lặt vặt Yên Nhật VND Quần bò (Levi's 501v.v.) 6.007 1.022.992 Váy hè (Zara, H&M v.v.) 5.278 898.843 Giày thể thao (Nike, Adidas v.v.) 9.959 1.696.018 Thuốc cảm cho 6 ngày (Tylenol v.v.) 2.154 366.826 Dầu gội đầu kèm dầu xả (400ml) 750 127.725 Giấy vệ sinh (4 cuộn) 225 38.318 Kem đánh răng 233 39.680 Tiền cắt tóc nam 3.251 553.645 ◆ Chi phí giải trí Yên Nhật VND Vé xem phim (2 người) 3.572 608.312 Vé xem kịch (ghế thường - 2 người) 4.524 770.437 Cà phê capuchino (1 cốc) 487 82.936 Bia (quán nhậu izakaya - 500ml) 590 100.477 Hội phí tập gym (khu văn phòng - 1 tháng) 9.275 1.579.533 3. Chi phí của du học sinh và thực tập sinh kỹ năng Chi phí của thực tập sinh kỹ năng (chi phí sinh hoạt) Đa số thực tập sinh kỹ năng mà ban biên tập KOKORO đã phỏng vấn có tổng chi phí ngoài tiền kí túc xá, tiền điện, nước, ga (bao gồm các khoản như tiền ăn, chi phí lặt vặt và đi lại) vào khoảng từ 25.000 yên đến 50.000 yên, chi tiêu rất tiết kiệm để gửi tiền về cho gia đình. Nhiều thực tập sinh kỹ năng tự làm bento để giảm chi phí Tuỳ theo mức lương mà khoản tiền các thực tập sinh gửi được về nước là rất khác nhau. Hãy lựa chọn công ty phái cử để sang Nhật không phải vay nợ hoặc chỉ vay số tiền ít nhất có thể. Hãy chú ý lựa chọn công ty phái cử và nơi thực tập, cố gắng học tiếng Nhật sao cho dễ đỗ phỏng vấn vào công ty mình muốn đến làm việc... Làm như vậy thì bạn sẽ có nhiều khả năng thành công hơn khi đi thực tập kỹ năng. Qua bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ với bạn sự khác nhau về chi phí liên quan đến công ty phái cử cũng như những điểm cần lưu ý khi lựa chọn công ty phái cử. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Chi phí trả cho các công ty phái cử khác nhau đến mức nào/So sánh chi tiết|KOKORO Chi phí của du học sinh (Chi phí sinh hoạt + học phí) Nếu du học sinh nhận được học bổng hoặc các khoản miễn giảm học phí thì sẽ tương đối đỡ vất vả hơn. Ngược lại, nếu chỉ trông cậy vào tiền làm baito để trang trải học phí và chi phí sinh hoạt thì sẽ rất khó khăn. Dưới đây là mức chi phí hằng tháng của du học sinh theo từng khu vực (bao gồm cả học phí) theo kết quả khảo sát mà JASSO thực hiện năm 2022. ◆ Chi phí bình quân 1 tháng của du học sinh Yên Nhật VND Các thành phố lớn Bình quân cả nước 158.000 26.907.400 Hokkaido 135.000 22.990.500 Sapporo Tohoku 140.000 23.842.000 Sendai Kanto 172.000 29.291.600 Yokohama Tokyo 179.000 30.483.700 Tokyo Chubu 141.000 24.012.300 Nagoya Kinki 154.000 26.226.200 Osaka Chugoku 140.000 23.842.000 Hiroshima Shikoku 118.000 20.095.400 Takamatsu Kyushu 128.000 21.798.400 Fukuoka (Theo khảo sát do JASSO thực hiện tháng 1 ~ tháng 3/2022) Thu nhập của du học sinh Để trang trải cho mức chi phí trên, theo khảo sát của JASSO, trung bình số tiền được gia đình gửi sang hỗ trợ của mỗi du học sinh trường tiếng Nhật là 83.000 yên, du học sinh trường chuyên môn trở lên là 60.000 yên, và các học sinh này sẽ dùng khoảng 60.000 yên tiền lương baito để bù vào phí sinh hoạt. Theo kết quả phỏng vấn của ban biên tập, nhiều trường hợp nhận lương baito từ 70.000 ~ 120.000 yên. 4. Có thật là “Chỉ làm baito là đủ trang trải chi phí du học”? Nếu chỉ làm baito thì không thể đủ tiền Trong số các công ty môi giới du học, có cả những nơi tư vấn rằng “chỉ cần làm baito cũng đủ trang trải chi phí du học”. Dĩ nhiên, nếu so sánh với các nước như Mỹ chẳng hạn thì chi phí du học ở Nhật thấp hơn và được phép làm thêm mỗi tuần không quá 28 giờ. Tuy nhiên, khi so sánh “chi phí bình quân 1 tháng của du học sinh” và thu nhập từ baito ước tính thì có thể thấy rằng chỉ làm baito không thể đủ trang trải chi phí. Các bạn hãy xem bảng tính dưới đây. ◆ Chi phí và thu nhập ước tính từ baito trong 1 tháng của du học sinh (Yên Nhật) A. Chi phí B. Thu nhập ước tính từ baito Mức chênh lệch B-A Các tỉnh có nhiều du học sinh Lương tối thiểu bình quân Hokkaido 135.000 105.600 -29.400 Hokkaido 960 Tohoku 140.000 100.650 -39.350 Miyagi, Fukushima 915 Kanto 172.000 119.130 -52.870 Kanagawa, Chiba 1.083 Tokyo 179.000 122.430 -56.570 Tokyo 1.113 Chubu 141.000 111.430 -29.570 Aichi, Shizuoka 1.013 Kinki 154.000 114.950 -39.050 Osaka, Kyoto 1.045 Chugoku 140.000 105.270 -34.730 Hiroshima, Okayama 957 Shikoku 118.000 100.210 -17.790 Kagawa, Tokushima 911 Kyushu 128.000 101.970 -26.030 Fukuoka, Oita 927 ※Lương tối thiểu các vùng (bình quân) = (Lương tối thiểu của tỉnh có nhiều du học sinh nhất x 2 + lương tối thiểu của tỉnh có nhiều du học sinh thứ nhì)÷3 ※Thu nhập ước tính từ baito = lương tối thiểu (bình quân) x 110 tiếng Du học sinh được phép làm thêm không quá 28 giờ mỗi tuần (trong thời gian nghỉ dài thì được làm 40 giờ một tuần). Như vậy, tính ra mỗi tháng được làm khoảng 120 giờ. Tuy nhiên, do phải sắp xếp làm việc theo ca, kíp nên nhiều trường hợp thời gian làm việc không lên tới 120 tiếng. Bảng trên đây giả định thời gian làm việc 1 tháng là 110 giờ để so sánh giữa chi phí và thu nhập từ baito. Tính theo cách này thì như trong bảng, số tiền thiếu hụt mỗi tháng sẽ là từ 18.000 ~ 57.000 yên (mức chênh lệch B – A). Như vậy, nếu chỉ trông cậy vào tiền baito thì du học sinh khó mà trang trải được học phí và chi phí sinh hoạt. Theo khảo sát của JASSO, trung bình khoản tiền hỗ trợ nhận được từ gia đình để trang trải cuộc sống của du học sinh trường tiếng Nhật là 83.000 yên, du học sinh trường chuyên môn trở lên là 60.000 yên. Có cả trường hợp du học sinh tự đứng ra vay tiền làm vốn đi du học từ trước khi sang Nhật. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Kinh nghiệm của tôi: Sempai tự vay tiền để đi du học|KOKORO “Làm quá giờ” sẽ bị lộ Có thể có bạn nghĩ rằng “Nếu cứ làm việc nhiều hơn 28 giờ một tuần thì chẳng cần tiền gia đình gửi sang hỗ trợ vẫn có thể trang trải chi phí được chứ nhỉ?”. Khi du học sinh người nước ngoài làm việc quá 28 giờ một tuần thì bị gọi là “làm quá giờ”. Nếu Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh biết được điều này, có thể bạn sẽ gặp phải những hậu quả như sau: ① không gia hạn được tư cách lưu trú, ② bị từ chối khi cần chuyển đổi tư cách lưu trú để đi làm sau khi tốt nghiệp. Có thể lại có bạn vẫn nghĩ rằng “làm quá giờ cũng không bị lộ”. Tuy nhiên, khi người nước ngoài làm việc tại Nhật Bản thì nơi tuyển dụng người đó sẽ phải nộp “báo cáo tình trạng tuyển dụng” cho Hellowork, và Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh cũng nắm bắt được thông tin tại Hellowork. Dù làm việc ở nhiều nơi khác nhau thì Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh cũng nắm bắt được toàn bộ tình hình. Không chỉ vậy, còn có trường hợp bị phát hiện làm quá giờ dựa trên thông tin từ giấy chứng nhận nộp thuế hay phiếu thu thuế tại nguồn. Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh ngày càng làm chặt hơn đối với tình trạng làm quá giờ của du học sinh nên chuyện “làm quá giờ hay làm hai nơi khác nhau không bị lộ” chỉ còn là quá khứ. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Làm quá giờ sẽ bị lộ|KOKORO [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Kinh nghiệm của tôi: Phải về nước khi đang học đại học vì làm thêm quá số giờ quy định|KOKORO
-
★Thông tin cơ bản: Cách tìm nhà ở Nhật Bản
Nếu công ty, trường học không chuẩn bị sẵn nơi ở (ký túc xá) cho bạn, chắc hẳn mối bận tâm lớn nhất của bạn trước khi đi Nhật sẽ là “làm thế nào để tìm nhà” phải không? Khi du học ở trường tiếng Nhật v.v., ban đầu du học sinh sẽ được ở ký túc xá của trường, nhưng sau đó thì nhiều người chuyển ra ngoài và tự thuê nhà. Trong bài viết này, KOKORO và một người Việt đang kinh doanh về bất động sản ở Nhật sẽ giới thiệu với bạn những kiến thức cần thiết khi tìm nhà ở Nhật. Chúng tôi sẽ giới thiệu tổng quan về việc thuê nhà ở Nhật như khoản tiền đầu vào, trình tự làm thủ tục thuê nhà, những điểm cần chú ý khi chuyển vào và khi trả nhà v.v. <Nội dung> 1.Cách tìm nhà ở Nhật Bản 2.Nên chọn nơi nào để thuê được giá rẻ 3.Các bước tìm nhà 4.Tiền đầu vào 5.Các giấy tờ cần thiết và thủ tục kí hợp đồng 1.Cách tìm nhà ở Nhật Bản Có rất nhiều cách tìm nhà ở Nhật. Khi trường học, công ty không có ký túc xá hoặc khi muốn chuyển từ ký túc xá ra ngoài ở riêng, các bạn sang trước (senpai) đang tìm nhà theo những cách sau. Trường hợp ở ghép/ ở chung ・ Ở chung với bạn bè hoặc tiền bối (senpai) - những người đã sang Nhật trước mình. ・ Sau khi sang Nhật một thời gian thì kết bạn rồi ở cùng với nhau. ・ Tìm bạn ở chung trên Facebook, v.v. Trường hợp muốn tìm nhà từ bây giờ ・ Được công ty, trường học, bạn bè, tiền bối giới thiệu công ty bất động sản (cùng tìm nhà). ・ Tìm nhà trên trang web của công ty bất động sản, Facebook v.v. ・ Đến trực tiếp văn phòng bất động sản. “Mạng lưới nhà an toàn (safety net)” có thể tìm kiếm nhà dành cho người nước nước ngoài Công ty bất động sản dành cho người Việt Gần đây, tại Nhật Bản cũng có nhiều công ty bất động sản do người Việt phụ trách ra đời. Họ có đăng quảng cáo trên Internet nên nếu bạn gõ từ khóa “tìm nhà Tokyo” v.v. bằng tiếng Việt thì bạn sẽ dễ dàng tìm được thông tin. Bạn sẽ được hỗ trợ bằng tiếng Việt nên cũng an tâm hơn. ◆ Ví dụ về việc có thể nói chuyện với công ty bất động sản bằng tiếng Việt 〈Quảng cáo〉 “BEST-ESTATE.JP” Trang tìm nhà dành cho người nước ngoài ◎ Đặc trưng của BEST-ESTATE.JP ・ Sau khi chọn nhà trên trang web tiếng Việt và tìm được một số nhà mong muốn, hãy đến văn phòng bất động sản để tham quan nhà và làm hợp đồng thuê nhà. ・ Có thể trao đổi thông tin bằng tiếng Việt. ・ Không cần người bảo lãnh, sử dụng công ty bảo lãnh dành riêng cho người nước ngoài. ・ Ngay cả sau khi chuyển đến, bạn vẫn có thể nhận được tư vấn miễn phí (bằng tiếng Việt) về nhà ở và cuộc sống hàng ngày. 2.Nên chọn nơi nào để thuê được giá rẻ Thị trường nhà cho thuê sẽ có thay đổi lớn tùy vào vị trí (chỗ ở). Vị trí nhà và giá thuê có quan hệ với nhau như sau: Những nhà gần khu văn phòng, khu phố sầm uất, khu trung tâm thương mại v.v. có giá thuê cao. Những nhà dọc theo tuyến đường tàu được yêu thích có giá thuê cao. 〈Khu vực thủ đô Tokyo và vùng phụ cận〉 Yamanotesen (JR), Keio - Inokashirasen, Tokyu - Megurosen, Tokyu - Ooimachisen, Rinkaisen v.v. 〈Khu vực Kansai〉 Kitaosakakyukosen, Hankyu - Takarazukasen, Hankyu - Senrisen, Hankyu - Kobesen, JR Kobesen v.v. Ngay cả cùng dọc tuyến đường tàu thì càng xa trung tâm giá thuê càng rẻ. Tuy nhiên, dù xa trung tâm nhưng nếu là khu dân cư được yêu thích thì là ngoại lệ. Nhà càng xa ga càng rẻ. Dù là cùng một khu hoặc một tuyến tàu, thị trường nhà cho thuê xung quanh ga chỉ có tàu thường có xu hướng rẻ hơn xung quanh ga có tàu nhanh. Thị trường nhà cho thuê ở những khu vực có ít cửa hàng xung quanh ga có xu hướng rẻ hơn khu vực tấp nập gần ga. Nếu bạn biết những điều trên và dành thời gian để đi tìm nhà, bạn có thể tìm được nhà vừa rẻ vừa tốt với xác suất rất cao. 3.Các bước tìm nhà ① Lên danh sách ・ Xem thông tin trên trang web của công ty bất động sản rồi chọn một số căn nhà. Sau đó liên lạc với công ty bất động sản qua điện thoại hoặc email rồi đến văn phòng bất động sản. ・ Nếu đến trực tiếp văn phòng bất động sản thì cũng sẽ được giới thiệu nhà. Sau khi đọc thông tin, nghe nhân viên tư vấn, chọn ra một số nhà phù hợp với yêu cầu của bản thân. ② Đi xem nhà Thường thì nhân viên tư vấn sẽ đưa bạn đến tận nơi để xem nhà. Trong 1 lần đi xem nhà, bạn có thể được giới thiệu từ 2 ~ 5 căn nhà nên đừng ngại, hãy đi nhiều căn để xem và so sánh. ③ Kí hợp đồng Sau khi tìm thấy căn nhà mình ưng ý thì chuyển sang bước làm thủ tục thuê nhà. 4.Tiền đầu vào Khi thuê nhà ở Việt Nam thì mỗi tháng bạn chỉ cần trả tiền nhà, còn khi thuê nhà ở Nhật thì bạn sẽ mất một khoản tiền đầu vào khá lớn. Tiền lễ/ tiền cảm ơn (reikin) Đây là khoản tiền bạn sẽ trả cho chủ nhà khi chuyển vào và nó sẽ không được trả lại. Ở một số vùng thì nó có tên gọi khác là “shikihiki” – là một phần của khoản “tiền đặt cọc” (shikikin). Thông thường khoản tiền này là 1 tháng tiền nhà. Tiền đặt cọc (shikikin) Đây là khoản tiền đặt cọc để chi trả phí sửa chữa và tu bổ nhà nếu bạn làm bẩn, làm hỏng nhà. (Thông thường khoản tiền này là 1 tháng tiền nhà.) Khi trả nhà, sau khi trừ các khoản tiền sửa chữa, tu bổ v.v. bạn sẽ được nhận lại phần còn lại. Công ty bảo lãnh nhà cho thuê Khi thuê nhà ở Nhật, cũng có thể bạn sẽ cần đến người bảo lãnh liên đới. Nếu không có người bảo lãnh, bạn có thể trả tiền cho công ty bảo lãnh nhà cho thuê để họ bảo lãnh cho bạn. Nếu bạn đóng tiền thuê nhà muộn thì chủ nhà hoặc công ty quản lý bất động sản sẽ liên lạc với người bảo lãnh hoặc công ty bảo lãnh nhà để yêu cầu trả tiền thuê nhà. Làm sạch nhà Bạn sẽ mất 25.000~40.000 yên cho phòng đơn, 40.000~70.000 yên cho nhà có 2 phòng trở lên. Gần đây có trường hợp bị yêu cầu trả tiền khử trùng. Bạn có thể sẽ bị yêu cầu trả khoản tiền này khi trả nhà. Bảo hiểm cháy nổ Khoảng 15.000~22.000 yên với hợp đồng 2 năm Đổi chìa khóa Đổi chìa khóa mới để đề phòng trộm cắp. Thông thường khoảng 10.000~30.000 yên. Phí trung gian Khoản phí này sẽ trả cho công ty bất động sản, thường 1 tháng tiền nhà. Nếu gộp chung tất cả các khoản trên thì ban đầu bạn sẽ mất một khoản phí gấp 3~5 lần tiền nhà 1 tháng. Tuy nhiên, trong số các mục trên, cũng có mục không cần phải trả tùy theo văn phòng bất động sản và căn nhà đó. 5.Các giấy tờ cần thiết và thủ tục kí hợp đồng Các giấy tờ cần thiết Để ký hợp đồng thuê nhà thì cần có các loại giấy tờ như dưới đây. Giấy tờ tùy thân Hộ chiếu, thẻ lưu trú, thẻ sinh viên (nếu là sinh viên), giấy xác nhận công tác (nếu đang đi làm) Chứng minh thu nhập Có thể bạn sẽ bị yêu cầu nộp giấy chứng minh thu nhập. Đó là bảng lương (kyujomeisaisho), báo cáo thuế (gensenchoshuhyo), giấy chứng minh thu nhập (shunyushomeisho) v.v. Người bảo lãnh Có thể họ sẽ yêu cầu bạn tìm người bảo lãnh là người Nhật để có thể liên lạc trong trường hợp khẩn cấp. Có nhiều trường hợp người của trường học, nơi làm việc sẽ trở thành người bảo lãnh nhưng nếu bạn không quen biết người nào như vậy thì bạn hãy trao đổi với người của công ty bất động sản. Các công ty bất động sản dành riêng cho người nước ngoài thường không yêu cầu người Nhật bảo lãnh. Thủ tục ký hợp đồng ① Điền các giấy tờ liên quan đến hợp đồng Bạn sẽ điền các giấy tờ ở văn phòng bất động sản. Thông tin cá nhân của bạn sẽ được gửi đến công ty quản lý nhà, công ty bảo lãnh. ② Thẩm định Công ty quản lý, công ty bảo lãnh sẽ xác nhận xem các thông tin cá nhân của bạn có đúng hay không, sau đó thẩm định xem có nên cho bạn thuê nhà hay không. Để thẩm định thì họ sẽ gọi điện thoại cho bạn. Thường thì họ sẽ nói tiếng Nhật nhưng nếu bạn nhờ công ty bất động sản có người Việt phụ trách thì họ sẽ nói bằng tiếng Việt. Các thông tin cá nhân mà bạn điền ở văn phòng bất động sản sẽ được xác nhận qua điện thoại. ③Ký hợp đồng Sau khi thẩm định, nếu bạn nhận được sự đồng ý của chủ nhà, công ty quản lý, công ty bảo lãnh thì hợp đồng của bạn được thông qua (kí tên và đóng dấu). ④ Thời hạn hợp đồng Thông thường là 2 năm. Nếu hết hạn hợp đồng nhưng vẫn muốn ở tiếp, bạn có thể xin gia hạn hợp đồng. Có thể bạn sẽ mất phí gia hạn (thường là 1 tháng tiền nhà). Ngoài ra, các khoản bảo hiểm cháy nổ, tiền bảo lãnh cũng sẽ phát sinh mới. ※Lưu ý: Nếu dự định chuyển đi, bạn phải thông báo trước ít nhất một tháng cho chủ nhà hoặc văn phòng bất động sản. Ví dụ: nếu bạn muốn chuyển đi vào ngày 31 tháng 7, hãy thông báo trước ngày 30 tháng 6. Nếu bạn muốn chuyển vào ngày 31 tháng 7 nhưng thông báo vào ngày 15 tháng 7, bạn có thể bị tính tiền thuê cho đến ngày 15 tháng 8.
-
Vol.71 “Phải lòng” Kagawa và quyết định ở lại làm việc sau khi du học
Gặp gỡ sempai số này Trần Lê Quỳnh Nhi Tháng 9/2017: Vào học Trường Đại học Ngoại Ngữ Huế Tháng 9/2017:Vào học tại Trung tâm Nhật ngữ(6 tháng) Tháng 1/2018: Thôi học tại Trường Đại học Ngoại Ngữ Huế Tháng 1/2018: Vào học tại Trường tiếng Nhật Tháng 4/2020: Vào học tại Trường chuyên môn
-
★ Thông tin cơ bản: 5 điều cần chuẩn bị trước khi đi du học〈Bản 2022〉
Một chị đã từng là du học sinh cùng ban biên tập của KOKORO sẽ giới thiệu tới các bạn những kiến thức cần thiết cho việc du học trong bài viết này. Đó là “5 điều cần chuẩn bị trước khi đi du học” bao gồm cách lập kế hoạch du học và việc học tiếng Nhật trước khi du học v.v. Nếu bạn muốn thành công khi đi du học Nhật Bản thì hãy tham khảo nhé. Sau khi du học ở Nhật 5 năm, mình đã làm việc cho 3 công ty của Nhật ở Hồ Chí Minh trong 8 năm. Sau đó, mình làm việc tự do với các công việc như biên phiên dịch, MC, hiện nay mình đang sống ở Nhật. Mình muốn gửi tới các bạn sắp đi du học một lời nhắn, đó là nếu đã quyết tâm đi du học, các bạn hãy không ngừng trau dồi kiến thức và kỹ năng ngoại ngữ để vận dụng thật nhiều vào công việc trong tương lai. Để thực hiện được điều đó khi đi du học, mình sẽ giới thiệu với các bạn các điều cần chuẩn bị và điểm cần chú ý khi lập kế hoạch. 〈Mỹ Ngọc〉 1. Có ước mơ và hoài bão sau khi du học Bằng cách vạch ra những ước mơ và mục tiêu, bạn có thể quyết định hướng đi của mình. Ngay cả khi gặp khó khăn, bạn vẫn có thể tiến về phía trước mà không bỏ cuộc. Khi bạn chán nản và thấy mất phương hướng, bạn có thể sống tích cực trở lại nếu bạn có “ước mơ” và “mục tiêu” rõ ràng. Để có ước mơ cho riêng mình, bạn hãy tự hỏi bản thân những điều sau. ・ Việc đi Nhật là một cách để thực hiện ước mơ của mình. Vậy thì, sau khi du học, bạn muốn làm việc và sinh sống như thế nào? ・ Bạn đánh giá cao điều gì trong các điều như “có ích cho xã hội”, “mở rộng tầm nhìn”, “thu nhập cao”, “song ngữ”, “có nhà và xe đẹp”? Bạn hãy suy nghĩ về những điều này và vạch ra ước mơ, mục tiêu cho mình. Sau đó, hãy viết chúng ra một tờ giấy nhé. Đồng thời, bạn hãy tưởng tượng ra khung cảnh khi ước mơ của bạn trở thành hiện thực. Khi gặp bất kì khó khăn nào ở Nhật, hãy nhìn vào tờ giấy ghi mơ ước và nghĩ về tương lai, bạn có thể kiểm soát cảm xúc của mình và lấy lại tinh thần đấy. Trong 5 năm du học, đã có rất nhiều lần mình nghĩ là “muốn về Việt Nam”. Thế nhưng, mình đã duy trì được động lực của mình bằng mục tiêu “có văn phòng riêng ở Hồ Chí Minh và tưởng tượng ra cảnh mình sẽ ngồi ở văn phòng đó”. 2-1. Kế hoạch du học: Dành cho các bạn tốt nghiệp THPT Sau khi có mục tiêu, chúng ta hãy cùng lập kế hoạch du học để thực hiện mục tiêu đó nhé. Với các bạn tốt nghiệp THPT ở Việt Nam, nếu đặt mục tiêu là vào trường chuyên môn, trường đại học ở Nhật thì thế nào nhỉ? ◎ Có rất nhiều bạn đã đi theo lộ trình này: ・Trường tiếng (1.5~2 năm) → Trường chuyên môn (2 năm) → Đại học (4 năm) → Làm việc tại Nhật ・Trường tiếng (1.5~2 năm) → Trường chuyên môn (2 năm) → Làm việc tại Nhật ◎ Số bạn đi theo lộ trình này cũng đang tăng lên: ・Trường tiếng (1.5~2 năm) → Đại học (4 năm) → Làm việc tại Nhật * Nếu bạn có N2 (JLPT) khi đang học trường tiếng Nhật (Nhật ngữ), bạn sẽ có nhiều cơ hội vào đại học mà không cần học trường chuyên môn (trường nghề). Để thi đại học, bạn cần học thêm các môn khác ngoài tiếng Nhật, hãy nỗ lực học thật nhiều tiếng Nhật trước khi đi du học nhé. ◎Trong mục “Kinh nghiệm của tôi”, KOKORO có giới thiệu rất nhiều câu chuyện của các bạn du học sinh. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Câu chuyện ① Bỏ dở đại học Lớp tiếng Nhật 4 tháng Sang Nhật Trường tiếng Nhật 1 năm rưỡi Trường chuyên môn 2 năm Làm việc tại Nhật [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Câu chuyện ② Tốt nghiệp THPT Trường tiếng Nhật 2 năm Sang Nhật Đại học tư lập [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Câu chuyện ③ Tốt nghiệp THPT Sang Nhật Đại học tư lập 4 năm Làm việc tại Nhật Trong 5 năm, mình đã học trường tiếng Nhật, trường chuyên môn rồi học lên đại học, nhưng vì hoàn cảnh gia đình nên mình về nước, bỏ dở việc học đại học. Nghĩ lại, khi đó, sau khi học xong trường tiếng, mình học thẳng lên đại học thì tốt biết bao. 2-2. Kế hoạch du học: Dành cho các bạn tốt nghiệp đại học Với các bạn đã tốt nghiệp đại học, nếu đặt mục tiêu là chỉ học trường tiếng hoặc học trường tiếng rồi học lên cao học thì thế nào nhỉ? Theo suy nghĩ của mình, các bạn đã tốt nghiệp đại học không cần học lên trường chuyên môn (trường nghề) sau khi học xong trường tiếng Nhật. Các bạn có thể học lên cao học để nâng cao trình độ học vấn hoặc đi làm nhé. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Câu chuyện ① Tốt nghiệp đại học - đi làm (Tự học tiếng Nhật) Sang Nhật Trường tiếng Nhật 2 năm Trường chuyên môn nghỉ sau nửa năm Làm việc tại Nhật [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Câu chuyện ② Tốt nghiệp đại học - đi làm Lớp tiếng Nhật 4 tháng Sang Nhật Trường tiếng Nhật 15 tháng Trường chuyên môn 2 năm Làm việc tại Nhật 3. Học tiếng Nhật trước khi đi du học Nếu bạn đi du học sau khi đạt được trình độ N3 ở Việt Nam, quá trình du học của bạn sẽ đạt được hiệu quả cao hơn, bạn cũng sẽ có thể rút ngắn được thời gian du học. Ngoài ra, khi bắt đầu đi du học ở trình độ N4, bạn cũng có thể đạt được kết quả cao. Trên kênh YouTube của KOKORO có giới thiệu các phương pháp học trước khi đi du học của các anh chị đi trước. Đây là những anh chị đã có trình độ tiếng Nhật cao rồi mới đi du học, họ đều nói tiếng Nhật rất giỏi. Học tiếng Nhật trước khi du học part_1 Học tiếng Nhật trước khi du học part_2 Nếu có thể nói tiếng Nhật, sau khi sang Nhật, bạn sẽ dễ dàng tìm được những công việc làm thêm tốt. Trước khi đi du học, mình đã học hết 50 bài trong giáo trình “Minna no nihongo” và nhớ được khoảng 500 chữ Hán (Kanji). Nhờ thế, sau khi sang Nhật khoảng nửa năm, mình đã có thể nói tiếng Nhật với bạn người Nhật ở cùng chỗ làm thêm. 4. Có kiến thức ◆Chi phí du học Một số công ty giới thiệu du học (trung tâm tiếng Nhật) nói rằng “Ở Nhật, bạn có thể trang trải cả học phí và tiền sinh hoạt bằng việc đi làm thêm”. Nhưng thực tế thì không phải như vậy. Để đi du học, một người bạn của mình phải vay một số tiền lớn. Vì thế, trong thời gian du học, bạn ấy đã làm việc cả đêm ở nhà máy để có tiền trả nợ. Do không đủ học lực nên bạn ấy đã từ bỏ ước mơ học lên cao của mình, sau khi tốt nghiệp trường tiếng, bạn ấy đã về nước. Thông tin về chi phí du học được viết đầy đủ và chi tiết trong các bài viết dưới đây. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Chi phí sinh hoạt và thu nhập trong khi du học [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Mục đích du học và các cơ sở giáo dục – học phí tại Nhật Tại Nhật, du học sinh chỉ được làm thêm dưới 28 tiếng một tuần. Thời gian gần đây, Cục quản lý xuất nhập cảnh xử lý rất nghiêm đối với các trường hợp làm quá số giờ quy định. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Tại sao việc làm quá số giờ quy định bị phát hiện? ◆Quy định, tập quán trong cuộc sống Nếu bạn biết về các quy định, tập quán của người Nhật, bạn sẽ dễ dàng hoà nhập với cuộc sống ở Nhật. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Quy định - tập quán trong cuộc sống 5. Quản lý sức khoẻ Nếu bạn không có sức khoẻ, bạn sẽ không thể học tập và đi làm thêm. Đã có không ít người mắc phải bệnh hiểm nghèo do chỉ ăn thực phẩm ăn liền mỗi ngày để tiết kiệm chi phí sinh hoạt. Hãy giữ gìn sức khoẻ của mình nhé. Trên đây là “5 điều cần chuẩn bị trước khi đi du học”. Các bạn hãy chuẩn bị thật kỹ trước khi sang Nhật để thực hiện được ước mơ của mình thông qua con đường đi du học nhé!
Xếp hạng bài viết phổ biến
-
Lớp học tiếng Nhật online miễn phí 17066 views
-
Không được ăn ốc bắt ở ruộng lúa 15539 views
-
“Đúng giờ” ở Nhật là như thế nào? 13031 views
Platinum Sponsor
Bronze Sponsors
- Global HR Strategy
- Trường Nhật Ngữ EHLE
Đơn vị hỗ trợ
- Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam
- Trung tâm Giao lưu Văn hoá Nhật Bản tại Việt Nam
- Văn phòng JNTO Hà Nội
- Liên đoàn kinh tế vùng Kansai
- Hội Việt Nam (JAVN)
- Hội hỗ trợ Tomoiki Việt Nhật
- Hiệp hội phát triển giao lưu nguồn nhân lực quốc tế
Đơn vị hợp tác
Tổ chức hỗ trợ du học sinh
Nhật Bản (JASSO)
Mạng lưới luật sư cho lao động người nước ngoài