〈Sinh năm 1989 tại tỉnh Bình Dương〉
Chị Ly để lại con gái 4 tuổi ở Việt Nam để sang Nhật làm việc tại nông trại dâu tây. Với mong muốn nắm vững tiếng Nhật sau 3 năm ở Nhật Bản để về nước có thể dạy lại cho con gái, chị Ly đang chăm chỉ học tập mỗi ngày. Dù có công việc khác lương cao hơn nhưng được giám đốc trang trại và trưởng chi nhánh nghiệp đoàn tiếp nhận đối xử rất tốt nên chị Ly cảm thấy được vào làm tại đây quả là may mắn. Sau đây, chúng tôi xin được giới thiệu câu chuyện kinh nghiệm thực tế của chị Ly.
Chỗ thực tập của tôi là trang trại dâu tây
Đi tham quan ở Osaka, nơi tập huấn sau khi nhập cảnh〈Năm 2018〉
Trang trại dâu tây Hinata nhìn từ trên cao
● Công việc mùa thu hoạch – bao gồm cả nếm dâu tây
Thời gian thu hoạch dâu tây là từ tháng 11 đến tháng 6. Trong khoảng thời gian này, công việc là thu hoạch, phân loại, đóng hộp v.v… Trang trại bán cả mứt dâu tây, vì vậy, có cả công việc dán nhãn lọ mứt nữa. Không chỉ vậy, còn có một việc khá lạ lẫm là nếm dâu tây. Hàm lượng đường của dâu được đo bằng máy, rồi kết hợp với hình thức bề ngoài để xếp hạng, nhưng nhân viên còn phải nếm thử dâu tây nữa. Giám đốc nói rằng nữ giới có độ nhạy cảm về vị giác cao hơn nên ông giao cho mấy thực tập sinh chúng tôi việc nếm dâu. Gần như ngày nào chúng tôi cũng được nếm dâu nên bạn bè làm các công việc khác khá ghen tị với chúng tôi.
● Công việc ngoài vụ thu hoạch
Thời gian ngoài vụ thu hoạch, cần phải chăm sóc cây giống ở ngoài nhà kính. Chúng tôi làm nhiệm vụ tưới nước và kiểm tra bệnh cho cây giống. Ngoài ra, chúng tôi còn dùng chổi quét dọn và thay thế thiết bị bên trong nhà kính. Từ tháng 9 đến tháng 10, cây con được đưa vào trong nhà kính để chờ thu hoạch.
Từ bên phải sang: Giám đốc, chị Nanaka, hai người phiên dịch và ba thực tập sinh kỹ năng〈Năm 2019〉
Bình minh buổi sớm nhìn từ trang trại dâu tây〈Tháng 3/2020〉
Sổ tay chi tiêu của tôi (tính bình quân 1 tháng)
※100 yên = 22.151 VND (tỷ giá ngày 30/10/2020)
Lương về tay (bình quân 110.000 yên) | |
Lương về tay |
95.000 yên ~ 140.000 yên ※Khoảng tiền lương về tay sau khi đã trừ thuế, bảo hiểm xã hội, tiền ký túc xá, tiền điện, nước, ga ※Trong số này, tiền ký túc xá là 15.000 yên (bao gồm cả tiền Wi-Fi). Tiền điện, nước, ga trung bình khoảng 8.000 yên ※Vào vụ thu hoạch có nhiều tiền làm thêm giờ |
Chi tiêu (bình quân mỗi tháng tổng cộng khoảng 30.000 yên) | |
Tiền ăn |
25.000 yên ※Chủ yếu là tự nấu |
Chi phí lặt vặt, mua nhu yếu phẩm |
5.000 yên ※Không mua quần áo. Rất hiếm khi đi ăn ngoài |
Khoản tiền chênh lệch, để dành (bình quân khoảng 80.000 yên) | |
Khoản tiền chênh lệch |
80.000 yên ※Tiền để dành được gửi về cho mẹ (2 tháng gửi một lần, mỗi lần 100.000 ~ 120.000 yên) |
Được chị Nanaka dẫn đi chơi Sun Messe Nichinan ở tỉnh Miyazaki〈Năm 2019〉
Người nam bên trái là đại diện của Trung tâm kỹ năng Nishi Nihon, mép bên phải là giám đốc trang trại dâu tây
“Otosan” đến thăm chúng tôi〈Tháng 7/2020〉
【Phỏng vấn】Giám đốc trang trại dâu tây Hinata, ông Nagatomo Ippei (34 tuổi)
Vào mùa Xuân, nhiệt độ trong nhà kính lên cao, nếu thu hoạch trước khi trời nóng thì dâu sẽ giữ được độ tươi ngon, vì vậy có những ngày phải bắt đầu thu hoạch từ khoảng 4 giờ sáng (những ngày như vậy công việc cũng kết thúc sớm hơn). Những công việc phải làm từ sáng sớm như thế này, người làm bán thời gian sẽ không thể duy trì trong thời gian dài. Tôi cùng quản đốc trang trại và các thực tập sinh tổng cộng 5 người là lực lượng chủ đạo làm việc trong khoảng thời gian đó, nhờ vậy hoạt động kinh doanh có thể duy trì ổn định.
Ba thực tập sinh nhóm của chị Ly nhớ việc nhanh mà tiếng Nhật cũng nhanh tiến bộ. Họ làm việc rất nghiêm túc và cẩn thận. Khi thao tác ngắt hoa, ngắt cành v.v… các bạn làm nhanh gần gấp 2 lần so với các nhân viên bán thời gian lớn tuổi. Không phải chỉ vì các bạn còn trẻ, mà người Việt Nam có vẻ rất khéo tay nữa. Hơn nữa, có các nữ thực tập sinh ở đây, môi trường làm việc cũng trở nên tươi vui hơn. Tôi mong sau khi kết thúc quá trình thực tập, các bạn tiếp tục ở lại đây làm việc tiếp với tư cách kỹ năng đặc định.
〈Sinh năm 1989 tại tỉnh Bình Dương〉
Chị Ly để lại con gái 4 tuổi ở Việt Nam để sang Nhật làm việc tại nông trại dâu tây. Với mong muốn nắm vững tiếng Nhật sau 3 năm ở Nhật Bản để về nước có thể dạy lại cho con gái, chị Ly đang chăm chỉ học tập mỗi ngày. Dù có công việc khác lương cao hơn nhưng được giám đốc trang trại và trưởng chi nhánh nghiệp đoàn tiếp nhận đối xử rất tốt nên chị Ly cảm thấy được vào làm tại đây quả là may mắn. Sau đây, chúng tôi xin được giới thiệu câu chuyện kinh nghiệm thực tế của chị Ly.
Đi tham quan ở Osaka, nơi tập huấn sau khi nhập cảnh〈Năm 2018〉
Trang trại dâu tây Hinata nhìn từ trên cao
Dâu thu hoạch tại trang trại dâu tây Hinata
Từ bên phải sang: Giám đốc, chị Nanaka, hai người phiên dịch và ba thực tập sinh kỹ năng〈Năm 2019〉
Bình minh buổi sớm nhìn từ trang trại dâu tây〈Tháng 3/2020〉
Sổ tay chi tiêu của tôi (tính bình quân 1 tháng)
※100 yên = 22.151 VND (tỷ giá ngày 30/10/2020)
Lương về tay (bình quân 110.000 yên) | |
Lương về tay |
95.000 yên ~ 140.000 yên ※Khoảng tiền lương về tay sau khi đã trừ thuế, bảo hiểm xã hội, tiền ký túc xá, tiền điện, nước, ga ※Trong số này, tiền ký túc xá là 15.000 yên (bao gồm cả tiền Wi-Fi). Tiền điện, nước, ga trung bình khoảng 8.000 yên ※Vào vụ thu hoạch có nhiều tiền làm thêm giờ |
Chi tiêu (bình quân mỗi tháng tổng cộng khoảng 30.000 yên) | |
Tiền ăn |
25.000 yên ※Chủ yếu là tự nấu |
Chi phí lặt vặt, mua nhu yếu phẩm |
5.000 yên ※Không mua quần áo. Rất hiếm khi đi ăn ngoài |
Khoản tiền chênh lệch, để dành (bình quân khoảng 80.000 yên) | |
Khoản tiền chênh lệch |
80.000 yên ※Tiền để dành được gửi về cho mẹ (2 tháng gửi một lần, mỗi lần 100.000 ~ 120.000 yên) |
Được chị Nanaka dẫn đi chơi Sun Messe Nichinan ở tỉnh Miyazaki〈Năm 2019〉
Người nam bên trái là đại diện của Trung tâm kỹ năng Nishi Nihon, mép bên phải là giám đốc trang trại dâu tây
“Otosan” đến thăm chúng tôi〈Tháng 7/2020〉