Cuộc sống - Visa

★Thông tin cơ bản: Để sử dụng điện thoại di động, wifi ở Nhật

dienthoai-wifi-2
06/02/2024

Ở Nhật, để sử dụng điện thoại di động, bạn cần phải ký hợp đồng với công ty viễn thông (nhà mạng). Bài viết này sẽ giới thiệu về cách ký hợp đồng kết nối mạng – gọi điện (mua SIM) và các loại SIM giá rẻ mà người nước ngoài cũng dễ dàng ký hợp đồng. Bài viết dành cho các bạn sắp sang Nhật hoặc đang ở Nhật và muốn ký hợp đồng mới, chuyển nhà mạng. Ngoài ra, bài viết cũng sẽ nói về hợp đồng dùng wifi ở nhà.

1. Để sử dụng điện thoại di động ở Nhật

Ký hợp đồng với công ty điện thoại di động (nhà mạng)

Khi sử dụng điện thoại di động ở nước ngoài thì việc dùng SIM của nước đó sẽ tiết kiệm hơn. Chế độ SIM ở Việt Nam và Nhật khá khác nhau. Ở Việt Nam, nếu bạn lắp SIM vào điện thoại, bạn có thể gọi và sử dụng mạng ngay lập tức. Tiền cước phí bạn có thể nạp qua thẻ credit v.v.

Thế nhưng, để gọi điện và sử dụng mạng (kết nối internet) ở Nhật, bạn cần ký hợp đồng với công ty viễn thông (nhà mạng).

・ Tiền cước phí tính theo tháng
・ Tiền cước hàng tháng được tính tùy theo gói cước viễn thông đã ký

Các loại SIM giá rẻ mà người nước ngoài cũng có thể dễ dàng ký hợp đồng

Nếu sử dụng nhà mạng lớn, mỗi tháng phải mất tới 5000~8000 yên nhưng gần đây có rất nhiều hãng SIM giá rẻ trở nên phổ biến. Bài viết trên giải thích rất dễ hiểu về các loại SIM giá rẻ được nhiều người nước ngoài ở Nhật tin dùng.

2. Cách ký hợp đồng kết nối mạng, gọi điện thoại

Ký hợp đồng ở đâu

・ Thủ tục ký hợp đồng kết nối mạng, gọi điện thoại sẽ được thực hiện ở các nhà mạng hoặc các đại lý.
・ Cũng có những đại lý tổng hợp tiếp nhận hợp đồng của nhiều nhà mạng khác nhau.
・ Trong các cửa hàng điện máy cũng có quầy bán điện thoại, quầy thụ lý hợp đồng của các nhà mạng.

Có một số nhà mạng có thể sử dụng tiếng nước ngoài ở cửa hàng và trên trang chủ có tiếng nước ngoài. Gần đây, số lượng nhân viên người Việt ở các cửa hàng cũng đã tăng lên.

Thủ tục ký hợp đồng với nhà mạng

Nhân viên đang dùng máy tính bảng để giải thích về các gói hợp đồng

Để ký hợp đồng, người ký phải chứng minh nhân thân.

Bạn phải xuất trình ở quầy hoặc gửi qua bưu điện hoặc lên web và tải bản sao của những giấy tờ có ① Họ và tên ② Ngày tháng năm sinh ③Địa chỉ hiện tại.

◆ Ví dụ về các giấy tờ xác định nhân thân

・ Thẻ lưu trú
・ Hộ chiếu (cần ghi địa chỉ hiện tại)
・ Thẻ mã số cá nhân – My number card
・ Giấy đồng ý của người giám hộ (đối với người vị thành niên)

◆Thủ tục thanh toán cước phí

Có rất nhiều nhà mạng yêu cầu thanh toán bằng thẻ tín dụng (thẻ credit). Vì thế, khi đi ký hợp đồng, bạn nên mang theo:

・ Thẻ tín dụng (thẻ credit)
・ Sổ (thẻ) ngân hàng của Nhật và con dấu

“GTN Mobile”“SIM VÀNG” đều là những nhà mạng SIM giá rẻ dành cho người nước ngoài, bạn có thể thanh toán ở cửa hàng tiện lợi hoặc chuyển khoản ngân hàng. Khi đó, bạn không cần phải có thẻ tín dụng.

3. Mua máy điện thoại di động

Có nhiều người nước ngoài chỉ sử dụng wifi ở nhà

Không mua vội cũng được

Những bạn sắp sang Nhật hãy mang theo điện thoại từ Việt Nam nhé. Sau khi sử dụng máy đó một thời gian và quen với cuộc sống ở Nhật thì bạn có thể mua máy mới hoặc máy cũ vẫn chưa muộn. Máy cũ được bán ở rất nhiều cửa hàng điện máy lớn.

◆ Nếu bạn là du học sinh

Trường bạn đang du học có thể giúp bạn mua máy và ký hợp đồng với nhà mạng nhưng bạn không cần ký hợp đồng ngay lập tức.

Đã có những anh chị đi trước thấy hối hận vì sau khi sang Nhật đã mua ngay điện thoại do người của trường tiếng Nhật giới thiệu, “biết thế không mua vội, đợi đến khi quen với Nhật rồi mới mua thì tốt biết bao”. Điện thoại mà bạn mang từ Việt Nam sang có thể kết nối wifi ở nhà, ở trường, ở cửa hàng tiện lợi v.v.

◆ Nếu bạn là thực tập sinh kỹ năng

Có hơn 50% thực tập sinh không dùng SIM cho tới khi kết thúc quá trình thực tập. Điện thoại của các bạn ấy có thể kết nối với wifi ở phòng, có bạn tiết kiệm tiền rồi mua điện thoại mình thích.

SIM lock

Cho tới mới đây, khi mua điện thoại ở Nhật, máy điện thoại của các hãng bị khoá và không thể dùng SIM của nhà mạng khác. Từ tháng 10 năm 2021, các loại điện thoại không bị khoá nữa nhưng khi bạn mua đồ cũ và lo lắng không biết là máy đó thế nào thì bạn có thể hỏi “máy không bị SIM lock chứ?” để xác nhận thông tin.

4. Để sử dụng wifi ở phòng

Wifi miễn phí

Bạn có thể kết nối wifi miễn phí ở sân bay, cửa hàng tiện lợi, các chuỗi cà phê, tàu tốc hành, xe buýt chạy cao tốc v..v. Tuy nhiên, ở Nhật mới chỉ có rất ít điểm có wifi miễn phí.

external link Tham khảo: Điểm wifi miễn phí! Danh sách các quán cà phê – cửa hàng tiện lợi – cơ quan hành chính

Hợp đồng kết nối mạng

Để sử dụng wifi ở nhà, bạn cần ký hợp đồng với công ty viễn thông. Thủ tục ký hợp đồng có thể thực hiện ở cửa hàng của công ty viễn thông hoặc qua website của công ty đó. Cước phí hàng tháng 4000~6000 yên.

◆ Nếu bạn là du học sinh

・ Có rất nhiều ký túc xá của trường có thể sử dụng wifi.
・ Để sử dụng wifi trong phòng bạn đã ký hợp đồng, bạn cần ký hợp đồng kết nối Internet.

Mobile Wifi – Cục phát wifi

Khi ký hợp đồng kết nối Internet nếu bạn chọn Mobile wifi – cục phát wifi, bạn sẽ dùng wifi cầm tay và điện thoại của bạn có thể kết nối wifi bất kỳ lúc nào.

external link Tham khảo: kakaku.com. So sánh giá cước kết nối Internet

external link Tham khảo: Mobile wifi “GTN Wifi” dành cho người nước ngoài

◆ Nếu bạn là thực tập sinh

Thực tập sinh học tiếng Nhật qua máy tính bảng kết nối wifi ở phòng

Đối với thực tập sinh kỹ năng, hầu hết các ký túc xá của công ty đều có wifi.

5. Bán điện thoại trong lúc đang còn hợp đồng là vi phạm pháp luật

Có một số nhóm người hoặc doanh nghiệp có ác ý khi tiếp cận bạn và nói “tôi sẽ thay bạn ký hợp đồng điện thoại”. Họ sẽ sử dụng những giấy tờ cá nhân của bạn để ký hợp đồng kết nối mạng – gọi điện và sử dụng số điện thoại của bạn với mục đích phạm pháp.

  • Khi nhờ người khác làm hợp đồng, bạn phải xác nhận rõ nội dung hợp đồng.
  • Việc bán điện thoại đã ký hợp đồng mà không báo cho công ty điện thoại là việc vi phạm pháp luật. Điện thoại đó có thể bị tội phạm sử dụng nên đừng tự tiện bán và cho người khác nhé.

external link 6 “việc làm thêm” trở thành tội phạm là?|KOKORO

Xếp hạng bài viết phổ biến

Platinum Sponsor

Đơn vị hỗ trợ

  • Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam
  • Trung tâm Giao lưu Văn hoá Nhật Bản tại Việt Nam
  • Văn phòng JNTO Hà Nội
  • Liên đoàn kinh tế vùng Kansai
  • Hội Việt Nam (JAVN)
  • Hội hỗ trợ Tomoiki Việt Nhật
  • Hiệp hội phát triển giao lưu nguồn nhân lực quốc tế

Đơn vị hợp tác

Tổ chức hỗ trợ du học sinh
Nhật Bản (JASSO)

Mạng lưới luật sư cho lao động người nước ngoài

WA.SA.Bi.

Bài viết mới