Cuộc sống - Visa
Các đoàn thể dành cho người Việt
Hội người Việt Nam tại Nhật Bản(VAIJ)
- 1.Bối cảnh thành lập và mục tiêu hoạt động
- 2.Hỗ trợ cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản
- 3.Thúc đẩy phát triển kinh tế, giao lưu văn hóa giữa hai nước
Các đoàn thể dành cho người Việt tại địa phương
Hội người Việt Nam tại Nhật Bản(VAIJ)
Hội Người Việt Nam tại Nhật Bản (VAIJ) là một trong số ít các tổ chức cộng đồng được chính phủ hai nước Việt Nam và Nhật Bản công nhận. Đứng trước những thay đổi trong tình hình mới của người Việt Nam tại Nhật Bản, vào tháng 10 năm 2018 Hội đã quyết định thành lập tư cách Pháp nhân với sứ mệnh liên kết, phối hợp với tất cả mọi hội nhóm của người Việt Nam, nhằm hỗ trợ, đáp ứng nhu cầu cấp thiết của tất cả mọi người Việt Nam tại Nhật Bản.
1.Bối cảnh thành lập và mục tiêu hoạt động
Bối cảnh thành lập tư cách pháp nhân
Tiền thân của Hội là Tổng hội Sinh viên Việt Nam tại Nhật Bản được thành lập trong thời gian chiến tranh. Sau khi Việt Nam thống nhất, vì nhiều lý do, hoạt động của hội lắng xuống. Thế nhưng, trong những năm gần đây, số người Việt tới Nhật Bản gia tăng nhanh chóng trong khi kiến thức và thông tin về xã hội, văn hóa, luật pháp… của Nhật Bản còn thiếu thốn, đã khiến cuộc sống của nhiều người gặp khó khăn, lâm vào hoàn cảnh thương tâm, thậm chí lâm vào tình trạng phạm pháp.
Hiện nay tại Nhật đã có các hội, nhóm do người Việt Nam tự lập ra để đáp ứng nhu cầu của từng nhóm người có sở thích, nghề nghiệp, cuộc sống tương tự nhau. Có thể kể tới những hội như Hội Phật tử Việt Nam tại Nhật Bản, Hội Thanh niên Sinh viên Việt Nam tại Nhật Bản (VYSA)… Những hội nhóm trên mạng xã hội như Sugoi, iSenpai… Tuy nhiên tình hình chung của người Việt Nam tại Nhật Bản vẫn còn nhiều vấn đề cần phải giải quyết.Trong bối cảnh như vậy, VAIJ nhận thấy cần có sự thay đổi mạnh mẽ, để đáp ứng nhu cầu cấp thiết của tất cả mọi người Việt Nam tại Nhật nhằm trợ giúp cho người Việt Nam khi cần thiết. Để làm được việc này, năm 2018, Hội đã quyết định thành lập tư cách pháp nhân với mong muốn liên kết phối hợp với tất cả mọi hội nhóm của người Việt Nam tại Nhật Bản.
Mục tiêu hoạt động của VAIJ
VAIJ có hai mục tiêu hoạt động chính như sau.
(1)Hỗ trợ cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản
(2)Góp phần thúc đẩy kinh tế và giao lưu văn hóa giữa Việt Nam và Nhật Bản
2.Hỗ trợ cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản
Giới thiệu cụ thể hoạt động “Hỗ trợ cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản” của VAIJ.
Hỗ trợ về mặt đời sống, y tế, sức khỏe
Cổng thông tin tư vấn đa dạng cho người Việt Nam tại Nhật Bản.
- Số lượt xin tư vấn trong năm 2020…trên 6,000 lượt (trong đó hơn 4,000 lượt cần nhận hỗ trợ thông tin liên quan đến dịch COVID-19)
- Mở các buổi hướng dẫn quản lý sức khỏe
Hotline: 050-6874-8385
Cung cấp thông tin chính xác, thiết thực
Hội cung cấp các thông tin chính xác và thiết thực cho người Việt Nam tại Nhật Bản.
- Trang chủ, Facebook chính thức của VAIJ…Mỗi tháng có hơn 40 bài viết trên trang Facebook (hơn 138,000 lượt truy cập)
- Cùng hợp tác với Báo Mainichi vận hành trang thông tin KOKORO này
Trang Facebook chính thức của VAIJ
Dịch vụ viễn thông giá rẻ SIMVANG
SIMVANG là dịch vụ viễn thông chất lượng đảm bảo, giá thành thấp với mục đích giảm thiểu chi phí sinh hoạt của người Việt khi sinh sống và làm việc ở Nhật Bản. Đồng thời đảm bảo người Việt ở Nhật duy trì một kênh thông tin ổn định trong cả thời điểm bình thường cũng như trong những thời điểm khẩn cấp.
Tổ chức, tham gia các sự kiện giao lưu, hoạt động từ thiện
VAIJ đã tích cực tổ chức và tham gia nhiều sự kiện.
- Năm 2020 cũng có tham gia “Vietnam Festival” thường niên
- Phát học bổng cho học sinh gặp khó khăn do COVID-19
- Tham gia và quyên góp cho dự án “Nhà ở cộng đồng mùa COVID-19 Nhật Bản” do Hội Phật tử Việt Nam tại Nhật Bản phát động
3.Thúc đẩy kinh tế và giao lưu văn hóa giữa Việt Nam và Nhật Bản
Về hoạt động “Góp phần thúc đẩy kinh tế và giao lưu văn hóa giữa Việt Nam và Nhật Bản”, Hội có các hoạt động như sau.
- Hỗ trợ, tư vấn thương mại cho nhiều công ty, đoàn thể
- Lập “White List” (danh sách trắng) các công ty có độ tin cậy cao trong lĩnh vực nhân sự
- Năm 2019, tổ chức sự kiện giao lưu kinh tế “Asia Business Creation Platform” tại Tokyo và Osaka với hơn 300 công ty, tổ chức kinh tế tham dự
- Cuối năm 2020 đầu năm 2021, đồng tổ chức tổng cộng 6 sự kiện hỗ trợ tìm việc tại Tokyo, Osaka, Nagoya
Chúng tôi đang nỗ lực để cuộc sống của người Việt tại Nhật ngày càng an toàn và hạnh phúc, đủ đầy hơn. Để làm được điều này, chúng tôi mong muốn nhận được sự hợp tác, hỗ trợ của tất cả các cá nhân và tổ chức của Việt Nam cũng như của Nhật Bản trong những hoạt động từ nay về sau.
Các đoàn thể dành cho người Việt tại địa phương
Ngoài những đoàn thể có hoạt động lâu đời như VAIJ, Hội phật tử người Việt Nam tại Nhật Bản, VYSA, BETOAJI, các đoàn thể và hội nhóm tại các địa phương cũng đang tăng lên. Chúng tôi sẽ giới thiệu một số đoàn thể và hội nhóm tại địa phương.
1.Hội người Việt Nam tại các địa phương
Buổi tư vấn pháp luật miễn phí của Hội người Việt Nam tại tỉnh Ibaraki
Ngoài Hội người Việt Nam tại Nhật Bản (VAIJ) được chính phủ cả hai nước công nhận, còn có rất nhiều hội người Việt Nam tại các địa phương ở Nhật Bản. Cũng có nhiều hội được thành lập sau năm 2019 nhưng cũng đã có bề dày nhất định, tích cực tổ chức các hoạt động.
Chẳng hạn, Hội người Việt Nam tại Ibaraki đã tổ chức đón Tết cổ truyền vào tháng 1 năm 2020 với sự tham gia của hơn 200 người. Các hoạt động trong năm 2020 của hội như dưới đây. Hơn nữa, trong năm 2021, Hội cũng bắt đầu mở lớp dạy tiếng Nhật miễn phí.
・ Đăng tải các thông tin liên quan đến COVID-19 trên Facebook
・ Hỗ trợ lương thực cho người Việt gặp khó khăn do COVID-19
・ Mở các giải đấu bóng đá, bóng chuyền
・ Mời luật sư và tổ chức các buổi tư vấn miễn phí (6 lần trong tháng 7~ tháng 12)
Hội người Việt Nam tại thành phố Sendai (SenTVA) cũng có bề dày hoạt động, Hội thường tổ chức nhiều hoạt động như đón Tết, ngắm hoa anh đào v.v. Hơn nữa, Hội cũng mở các lớp học tiếng Nhật có quy mô lớn ở thành phố Sendai tỉnh Miyagi. Hội cũng có các hoạt động hỗ trợ người Việt gặp khó khăn do COVID-19.
2.Các hội nhóm đa dạng
Đội bóng đá tại các địa phương
Các nhóm hoạt động thể thao như đội bóng đá tại các địa phương đang tăng lên. Không phân biệt ngành nghề kĩ sư, thực tập sinh, du học sinh v.v. mọi người tại các vùng tập trung lại, cùng nhau tập luyện hoặc thi đấu tại các bãi cỏ ven sông vào cuối tuần. Tại những nơi làm việc có nhiều người Việt thì có nhóm người Việt cùng chỗ làm. Gần đây, VYSA và các hội nhóm người Việt tại các khu vực cũng có tổ chức nhiều Hội thao.
Hội đồng hương
Cũng có các hội tập trung người Việt cùng quê. Chẳng hạn như nhóm Facebook “Hội đồng hương Nam Định tại Aichi Nhật Bản” thường xuyên tổ chức các buổi liên hoan. Tên hội có phần “tại Aichi Nhật Bản” nhưng những bạn có quê Nam Định từ các tỉnh khác cũng tham gia hội.
Các lớp học tiếng Nhật miễn phí
Chính phủ và các địa phương có mở lớp học tiếng Nhật miễn phí hoặc học phí thấp do các giáo viên tình nguyện người Nhật giảng dạy. Tại các lớp học này, không chỉ học tiếng Nhật, bạn có thể làm quen với những bạn người Việt khác, mở rộng quan hệ với các bạn đến từ các nước khác, trao đổi ý kiến với nhau v.v., điều này sẽ tạo cho bạn những nền tảng cơ bản trong cuộc sống ở Nhật Bản.
Hãy liên hệ với các đơn vị, tổ chức phụ trách hỗ trợ người nước ngoài, giao lưu quốc tế của các tỉnh thành phố hoặc tại các địa phương nhé!
Xếp hạng bài viết phổ biến
-
Lớp học tiếng Nhật online miễn phí 17080 views
-
Không được ăn ốc bắt ở ruộng lúa 15547 views
-
“Đúng giờ” ở Nhật là như thế nào? 13038 views
Platinum Sponsor
Bronze Sponsors
- Global HR Strategy
- Trường Nhật Ngữ EHLE
Đơn vị hỗ trợ
- Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam
- Trung tâm Giao lưu Văn hoá Nhật Bản tại Việt Nam
- Văn phòng JNTO Hà Nội
- Liên đoàn kinh tế vùng Kansai
- Hội Việt Nam (JAVN)
- Hội hỗ trợ Tomoiki Việt Nhật
- Hiệp hội phát triển giao lưu nguồn nhân lực quốc tế
Đơn vị hợp tác
Tổ chức hỗ trợ du học sinh
Nhật Bản (JASSO)
Mạng lưới luật sư cho lao động người nước ngoài
Bài viết mới
Bài viết liên quan
-
Các đoàn thể dành cho người Việt: Hương vị Việt (BETOAJI)
BETOAJI là tên viết tắt của “Betonamu no aji” nghĩa là “Hương vị Việt Nam”. BETOAJI được thành lập năm 2012, với mục đích phát triển hơn nữa, tháng 7 năm 2020 hội đã chính thức trở thành một đoàn thể có tư cách pháp nhân. <Nội dung bài viết> 1.Mục tiêu hoạt động 2.Các lớp nấu ăn gây quỹ từ thiện 1.Mục tiêu hoạt động Các chi hội tại địa phương và thông tin liên lạc Cho tới tháng 8 năm 2020, BETOAJI đã có 7 chi hội đang hoạt động là: BETOAJI Sendai, BETOAJI Niigata, BETOAJI Nagaoka, BETOAJI Tokyo, BETOAJI Nagoya, BETOAJI Kobe – Osaka và BETOAJI Hiroshima. Trang chủ https://betoaji.org/ Trang Facebook https://www.facebook.com/betoaji YouTube https://www.youtube.com/channel/UC-Hmk-5jI724NgWjX0insjg Mục tiêu hoạt động Giới thiệu văn hóa, ẩm thực Việt Nam đến với bạn bè năm châu Gây quỹ từ thiện hỗ trợ cho trẻ em nghèo tại Việt Nam Tạo sân chơi, giao lưu cho các bạn thanh niên Việt Nam tại Nhật Bản 2.Các lớp nấu ăn gây quỹ từ thiện Các hoạt động của BETOAJI. Lớp nấu ăn gây quỹ từ thiện Hằng tháng, các chi nhánh của BETOAJI đều tổ chức lớp dạy nấu món ăn Việt Nam. Các tình nguyện viên của các chi nhánh sẽ đảm nhận các công việc như đầu bếp đứng lớp dạy nấu ăn, đặt và thuê hội trường, viết và dịch công thức nấu ăn, mua nguyên liệu, phụ bếp kiêm phiên dịch v.v. Thành viên tham gia lớp nấu ăn thuộc nhiều lứa tuổi, ngành nghề khác nhau. Không chỉ có người Nhật, các bạn trẻ Việt Nam và các du học sinh người nước ngoài cũng tham gia lớp học. Mỗi buổi có số lượng người tham gia là từ 20 đến 30 người nhưng với những sự kiện lớn như Tết Nguyên Đán hay Giáng sinh thì có khoảng 50 đến 60 người đăng kí tham gia. Phí tham gia 1 buổi học dao động từ 1000 đến 1500 yên/người. Sau khi trừ các loại chi phí, khoản tiền còn lại sẽ được gửi về trụ sở chính của BETOAJI (Tokyo) để gây quỹ từ thiện cho trẻ em vùng núi có hoàn cảnh khó khăn không thể đến trường. Nhóm tình nguyện viên của BETOAJI hoạt động tình nguyện, không nhận thù lao với mong muốn lớn nhất là giao lưu văn hóa và giúp đỡ cho các trẻ em nghèo. Bán hàng gây quỹ từ thiện Tại các lớp học nấu ăn cũng có bày bán các loại đồ lưu niệm, bánh kẹo truyền thống của Việt Nam. Khoản tiền lãi từ việc bán hàng này cũng sẽ được góp vào quỹ từ thiện hỗ trợ trẻ em nghèo. BETOAJI cũng đang tiến hành gây quỹ thông qua việc dịch các truyện tranh thiếu nhi, truyện có tính giáo dục sang tiếng Việt. Phát học bổng cho trẻ em nghèo tại Việt Nam Với mong muốn chắp cánh ước mơ đến trường cho những trẻ em nghèo hiếu học, BETOAJI đã BETOAJI đã xây dựng hoàn thiện mô hình Quỹ Học Bổng BETOAJI tại huyện Ea soup (tỉnh Đắk Lắk - Việt Nam) và tỉnh Thừa Thiên Huế - Việt Nam (hiện tại chỉ còn cấp học bổng BETOAJI tại Ea soup). BETOAJI chủ trương trao học bổng giúp đỡ các em từ lúc các em bắt đầu chập chững đến trường cho đến khi tốt nghiệp đại học. Tính đến tháng 11 năm 2019, BETOAJI đã có 40 “con đỡ đầu” (33 con đang học cấp 2 và cấp 3, 6 con đang học đại học, 1 con đã tốt nghiệp đại học). Có 1 người con sau khi tốt nghiệp Cao Đẳng Y Đà Nẵng đã quay trở về Ea soup để làm việc. Giao lưu văn hóa Việt-Nhật Ngoài các lớp học nấu ăn, các chi nhánh cũng tổ chức các hoạt động khác: các sự kiện theo mùa như Trung thu, Giáng Sinh, Festival văn hóa ẩm thực Việt Nam, tiệc giao lưu với các doanh nghiệp v.v. Tại các sự kiện này, BETOAJI còn giới thiệu các món ăn Việt Nam, tổ chức các tiết mục văn nghệ v.v. Các truyền thông địa phương cũng đã đưa tin giới thiệu về các hoạt động này. Thông qua các hoạt động giao lưu văn hóa, BETOAJI đã phát huy được vai trò quảng bá văn hóa Việt Nam cũng như giúp người bản xứ và bạn bè quốc tế có cơ hội giao lưu, tiếp cận với văn hóa - ẩm thực Việt Nam. Kênh You Tube Kênh Youtube “Betoaji Media” đã ra đời vào năm 2020. Đây là kênh giới thiệu cách làm các món ăn Việt Nam. Ngoài việc giới thiệu các bước thực hiện, kênh có giới thiệu các loại nguyên liệu và gia vị có thể mua được ở Nhật, có đầu tư cả phụ đề tiếng Việt và tiếng Nhật.
-
Gợi ý về quán ăn Việt Nam 〈13 quán tại Osaka〉
Chúng tôi xin giới thiệu với các bạn các quán ăn Việt Nam ở Osaka – trung tâm kinh tế, văn hóa của phía Tây Nhật Bản. <Nội dung bài viết> 1.Khu vực phía Nam 2.Khu vực gần ga Honmachi 3.Khu vực phía Bắc 4.Khu vực Tennoji 5.Khu vực khác Khu vực phía Nam Khu vực phía Nam Thành phố Osaka có 2 khu vực sầm uất là khu vực “Bắc” và khu vực “Nam”. Khu vực xung quanh ga Osaka được gọi là khu vực “Bắc”, còn khu vực xung quanh ga Namba- Shinsaibashi – Yotsubashi dược gọi là khu vực “Nam”. Khu vực Dotonburi mà người Việt Nam yêu thích nằm giữa ga Namba và ga Shinsaibashi, thuộc khu vực “Nam”. Khu phố nào ở đây cũng mang đậm chất Osaka, được giới trẻ và khách du lịch Châu Á yêu thích. Quán ăn chúng tôi giới thiệu đầu tiên là quán Long Đình với nhiều món ăn 3 miền. Quán có không gian khá rộng rãi, được trang trí bằng đèn lồng mang đậm tính truyền thống của Việt Nam, rất thích hợp cho việc sống ảo và thưởng thức các buổi biểu diễn ghita. Hình ảnh từ Facebook của quán Long Đình Long Đình (Shinsaibashi) Địa chỉ 2-8-3 Nishishinsaibashi, Chuo-ku, Osaka-shi Điện thoại 06-6484-5658 Thời gian mở cửa 11:00~15:00、17:00~24:00 Ngày nghỉ định kì Không có Món ăn Phở bò 850 yên, bánh xèo 900 yên, bún chả Hà Nội 950 yên Cách đi Đi bộ 5 phút từ ga Namba Quán ăn được yêu thích với những món ăn chuẩn vị Sài Gòn và giá cả phải chăng mang tên Gia Đình. Quán có thiết kế thêm cả phòng hát karaoke nữa đấy. Bạn có thể thưởng thức bò né, bún bò, bánh xèo v.v. tại đây. Hình ảnh từ Facebook của quán Gia đình Gia đình Địa chỉ 2-7-22 Nishishinsaibashi, Chuo-ku, Osaka-shi Điện thoại 06-4708-4284 Thời gian mở cửa 11:00~24:00 Ngày nghỉ định kì Không có Cách đi Đi bộ khoảng 280m từ ga Osaka Namba Quán Bánh Mì Saigon có chủ quán là người Sài Gòn. Ngoài bánh mì, ở đây có cả bún bò huế, phở, bánh cuốn v.v. Đặc biệt, quán có món hủ tiếu nam vang rất ngon. Bánh Mì Saigon (Namba) Địa chỉ 2-8-80-2F Nambanaka, Naniwa-ku, Osaka-shi Điện thoại 080-1458-6907 Thời gian mở cửa 11:00~17:00 (Chủ nhật và ngày lễ mở đến 16:00) Ngày nghỉ định kì Thứ 7 Món ăn Bánh mì pate giò 400 yên, bánh mì thịt xay 400 yên, bánh mì thịt nướng 400 yên Cách đi Đi bộ khoảng 300m từ ga Nankai Namba Gần khu vực ga Yotsubashi có quán Chảo lửa với bún bò huế, bún chả ngon, Các món ăn ở đây đều ngon, hơn nữa, nhìn từ ngoài vào quán cũng rất sang chảnh. Hình ảnh từ Instagram của quán Chảo lửa Chảo lửa Địa chỉ 1-14-1 Minamihorie, Nishi-ku, Osaka-shi Điện thoại 06-6537-6789 Thời gian mở cửa 11:30~23:00 Ngày nghỉ định kì Không có định Món ăn Giò 550 yên, bánh xèo 1,700 yên, bún chả 1,180 yên, chả cá 1,700 Cách đi Đi bộ khoảng 300m từ ga Yotsubashi Khu vực gần ga Honmachi Từ ga Namba, đi qua Shinsaibashi rồi đi chếch lên phía bắc sẽ đến ga Honmachi, bước vào khu phố của các văn phòng kinh doanh. Ở khu vực này có quán Tram’s Kitchen với các món ăn miền Nam, món ăn ở đây là đặc sắc là bánh hỏi thịt nướng và cà ri vịt chấm bánh mì. ※Hình ảnh từ trang chủ của Tram’s kitchen Tram’s Kitchen Địa chỉ 4-8-7 Honmachi, Chuo-ku, Osaka-shi Điện thoại 06-6121-2855 Thời gian mở cửa 17:30~23:00 Ngày nghỉ định kì Không có Món ăn (bao gồm thuế) Gỏi cuốn (2 chiếc) 550 yên, chả giò (4 chiếc) 750 yên, cà ri vịt 590 yên Cách đi Đi bộ khoảng 220m từ ga Honmachi Tiếp theo, món bún chả của quán Nón Lá với nước chấm nóng thơm ngon đến mức khiến bạn chảy nước miếng. Hình ảnh từ trang chủ của quán Nón lá Nón lá Địa chỉ 3-3-15-B1 Bingomachi, Chuo-ku, Osaka-shi Điện thoại 06-6210-4327 Thời gian mở cửa 11:00~23:00 Ngày nghỉ định kì Không có Món ăn (bao gồm thuế) Phở bò 800 yên, bún chả 880 yên, bánh xèo 1,290 yên Cách đi Đi bộ khoảng 230m từ ga Honmachi Khu vực phía Bắc Khu vực phía “Bắc” xung quanh ga Osaka – Umeda là khu vực sầm uất nhất ở Osaka với nhiều tòa nhà cao tầng, các cửa hàng thời trang cao cấp, khu bách hóa tổng hợp và khu trung tâm thương mại. Quán Bia hơi ở khu vực này được các bạn người Việt đánh giá là “đặc biệt ngon”. Ngoài những món như ếch xào lăn, hủ tiếu, cơm gà thì những món đậm hương vị Bắc bộ như chả cá Lã Vọng, lẩu riêu cua bò v.v. cũng để lại dấu ấn sâu sắc gợi nhớ hương vị quê nhà. Ngoài ra, rời khỏi khu vực phía Bắc, từ quán Chào Sài Gòn ở gần ga Higobashi, bạn có thể nhìn thấy cảnh đêm tuyệt đẹp của Osaka. Thực đơn ở đây rất đa dạng, cách trình bày cũng rất đẹp mắt. Bên trong quán Bia hơi Bia hơi Địa chỉ 2-15-B1 Kakudacho, Kita-ku, Osaka-shi Điện thoại 06-6292-2345 Thời gian mở cửa 11:30~21:00 Ngày nghỉ định kì Không có Món ăn (bao gồm thuế) Bánh xèo 1,650 yên, bún chả 1,170 yên, bún bò Huế 1,050 yên Cách đi Đi bộ khoảng 270m từ ga Hankyu - Osaka Umeda Chào Sài Gòn (Higobashi) Địa chỉ Khách sạn Apa 30F 1-2-1 Tosabori, Nishi-ku, Osaka-shi Điện thoại 06-6447-2155 Thời gian mở cửa 11:30~14:30、17:00~23:00 Ngày nghỉ định kì Thứ 2 Món ăn (bao gồm thuế) Gỏi cuốn 600 yên, bánh xèo 1,190 yên, rau muống xào thịt bò 840 yên Cách đi Đi bộ khoảng 150m từ ga Higobashi Khu vực Tennoji Từ khu vực phía Nam đi lên hướng nam một chút là tới khu vực Tennoji có tòa tháp “Tsutenkaku” – biểu tượng của thành phố Osaka. Rời khỏi khu vực này, đi gần về phía ga Teradacho có Quán Ông Nhật với các món đặc biệt và hiếm thấy như bún thịt nướng, vịt quay, bánh tráng nướng. Ngoài ra, khu vực gần ga Tennoji có bánh mì của quán Bánh mì Việt Nam, pate ở đây cũng được đánh giá cao. Hình ảnh từ Facebook của quán Bánh mì Việt Nam Quán Ông Nhật Địa chỉ 2-2-1 Ikunonishi, Ikuno-ku, Osaka-shi Điện thoại 090-9163-6979 Thời gian mở cửa 11:00~23:00 Ngày nghỉ định kì Không có Món ăn Bún chả 890 yên, bánh xèo 990 yên, bún bò Huế 850 yên Cách đi Đi bộ khoảng 180m từ ga Teradacho Bánh Mì Việt Nam Địa chỉ 3-2-9 Ebisuhigashi, Naniwa-ku, Osaka-shi Điện thoại 080-9287-2492 Thời gian mở cửa 10:00~22:00 Ngày nghỉ định kì Thứ 3 Món ăn (bao gồm thuế) Bánh mì pate thịt gà 550 yên, bánh mì pate xá xíu 590 yên Cách đi Đi bộ khoảng 300m từ ga Shinimamiya Khu vực khác Hình ảnh từ trang chủ của Full house Chúng tôi sẽ giới thiệu cả các quán ăn ở các khu vực khác của thành phố Osaka. Ga Miyakojima Gần ga Miyakojima có quán Phở Việt rất ngon. Ngoài món phở trứ danh thì quán cũng có những món lạ và hiếm như lẩu ếch lá giang, dê xào sả ớt v.v. Phở Việt Địa chỉ 3-28-13 Miyakojimahondori, Miyakojima-ku, Osaka-shi Điện thoại 06-6180-6298 Thời gian mở cửa [Thứ 3~ thứ 6]11:00~14:00, 17:00~23:00[thứ 7 - chủ nhật]11:00~23:00 Ngày nghỉ định kì Thứ 2 Món ăn Bánh xèo 1,200 yên, phở bò 4 loại 950 yên, bún bò Huế 780 yên Cách đi Đi bộ khoảng 380m từ ga Miyakojima Ga Hanazonocho Gần ga Hanazonocho và ga Haginochaya có quán Cây lúa với món bún măng vịt, bún bò đậm chất miền Nam do chủ quán người Đà Lạt chế biến. Ngoài ra, bạn cũng có thể ăn ốc sườn sụn, bánh đa cua Hải Phòng tại đây. Cây lúa Địa chỉ 1-1-9 Bainan, Nishinari-ku, Osaka-shi Điện thoại 050-5539-1741 Thời gian mở cửa 11:00~22:00 Ngày nghỉ định kì Chủ nhật Món ăn Phở gà 780 yên, bánh xèo 1,050 yên, bún chả 980 yên Cách đi Đi bộ khoảng 130m từ ga Hanazonocho Ga Imazato Khu vực gần ga Imazato có nhiều người Việt sinh sống nên cũng có vài quán ăn Việt Nam được mở ra. Trong đó có quán Full house nổi tiếng với món bún bò, bún thịt nướng thơm ngon. Full House Địa chỉ 2-13-35 Oimazato minami, Higashinari-ku, Osaka-shi Điện thoại 090-4902-3979 Thời gian mở cửa 10:00~22:00 Ngày nghỉ định kì Thứ 2 Món ăn Bánh mì 450~550 yên Cách đi Đi bộ khoảng 330m từ ga Imazato Trong bài viết này chúng tôi đã giới thiệu 13 quán ăn Việt Nam trong thành phố Osaka. Osaka còn rất nhiều quán ăn Việt Nam thơm ngon khác, các bạn hãy chờ đón ở bài viết tiếp theo nhé.
-
Bài tổng hợp – Các tổ chức tư vấn dành cho người Việt
Nếu bạn gặp các vấn đề trong việc học tập, làm việc (thực tập kỹ năng, làm chính thức tại công ty, làm ngắn hạn tại công ty, làm thêm) hay các vấn đề về đời sống, tư cách lưu trú v.v.; dù đã trao đổi với công ty, các tổ chức tiếp nhận, nhà trường, các anh chị tiền bối v.v. mà vẫn chưa giải quyết được thì lúc đó nên đến đâu để xin tư vấn? Cho đến nay, có rất nhiều anh chị tiền bối đã nhận được sự giúp đỡ từ nhiều tổ chức tư vấn và các hội nhóm hỗ trợ. Dù không thể giải quyết vấn đề ở 1 nơi thì bạn cũng đừng bỏ cuộc, đừng bỏ trốn, hãy thử xin lời khuyên từ nhiều cơ quan, tổ chức hỗ trợ nhé! Các tổ chức tư vấn mà bạn nên biết Hội hỗ trợ Tomoiki Việt Nhật Hiệp hội thực tập kỹ năng quốc tế (OTIT) Nếu bạn gặp khó khăn trong quá trình thực tập kỹ năng mà nghiệp đoàn (công ty tiếp nhận) hay công ty bạn đang làm không giải quyết một cách thỏa đáng, việc đầu tiên bạn nên làm là liên lạc với Hiệp hội thực tập kỹ năng quốc tế (OTIT) để xin tư vấn. Bạn có thể gửi nội dung xin tư vấn bằng tiếng Việt thông qua trang chủ của Hiệp hội. Hiệp hội cũng có hỗ trợ qua điện thoại (0120-250-168) (miễn phí). Nếu bạn có thể đến trực tiếp văn phòng của Hiệp hội (OTIT) thì cũng rất tốt. Khi đó, bạn nên phô tô thẻ lưu trú của mình ở cửa hàng tiện lợi, viết sẵn ra giấy những trăn trở và các điểm bạn thấy không thỏa đáng (bất mãn) rồi mang đến Hiệp hội. Khi tới nơi, bạn có thể đọc những gì đã viết trên giấy và giải thích thêm. Nếu cần, bạn cũng có thể nhờ OTIT hỗ trợ người phiên dịch. Cục kiểm tra tiêu chuẩn lao động Dù bạn là thực tập sinh kỹ năng hay lưu học sinh, hãy xin tư vấn từ Cục kiểm tra tiêu chuẩn lao động trên toàn Nhật Bản về các vấn đề như không được trả tiền làm thêm giờ v.v. Gần đây, Cục cũng hỗ trợ tư vấn cho người nước ngoài. Cục kiểm tra tiêu chuẩn lao động trên toàn Nhật Bản Các tổ chức phi chính phủ đã có nhiều thành tích Hỗ trợ thực tập sinh người nước ngoài Nếu bạn đã trao đổi với những cơ quan trực thuộc nhà nước như OTIT hay Cục kiểm tra tiêu chuẩn lao động mà vẫn chưa giải quyết được vấn đề hoặc không thể tự mình xin tư vấn tại những cơ quan này thì bạn cũng có thể nhờ tới sự hỗ trợ của các tổ chức hỗ trợ phi chính phủ. Đây đều là các tổ chức đã có nhiều thành tích giúp đỡ những người gặp khó khăn. Cổng tư vấn cho thực tập sinh người nước ngoài (Facebook) = Các vấn đề về lao động của thực tập sinh kỹ năng, vấn đề tuyển dụng, vấn đề trong đời sống, các vấn đề liên quan đến tư cách lưu trú. Hội hỗ trợ Tomoiki Việt Nhật = Các vấn đề liên quan đến lao động, tuyển dụng, đời sống, việc làm, tư cách lưu trú của lưu học sinh, thực tập sinh kỹ năng và toàn bộ người Việt Liên đoàn lao động Gifu Chi nhánh người nước ngoài số 2 = Ông 甄凱 (Kenkai) trưởng chi nhánh: 090・8496・9668 (tiếng Nhật) = Các vấn đề liên quan đến việc lao động, tuyển dụng, tư cách lưu trú của thực tập sinh kỹ năng, nhân viên chính thức tại các công ty, nhân viên kí hợp đồng ngắn hạn, toàn bộ lao động người nước ngoài Các đoàn thể và hội nhóm người Việt hoạt động sôi nổi Hội người Việt Nam tại Nhật Bản (VAIJ) =Hotline về đời sống, y tế, sức khỏe: 050-6874-8385 Hội người Việt tại Sendai (SenTVA) Hội người Việt tại Ibaraki Các tổ chức hỗ trợ tư vấn bằng tiếng Việt (tại các thành phố chính) Chúng tôi sẽ giới thiệu với các bạn các tổ chức hỗ trợ tư vấn bằng tiếng Việt (chính) trên toàn Nhật Bản. ■ Thành phố Tokyo Trung tâm hỗ trợ lưu trú dành cho người nước ngoài (FRESC) = Tư vấn về tất cả các vấn đề của người nước ngoài như đời sống, lao động, tuyển dụng, việc làm, tư cách lưu trú v.v. = Quầy hỗ trợ FRESC: 0120-76-2029 = từ thứ hai đến thứ sáu (9:00~17:00) =Số điện thoại đặt lịch hẹn trước của Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh tại FRESC: 03-5363-3025 = từ thứ hai đến thứ sáu (9:00~17:00) ※Quầy hỗ trợ có thể tiếp nhận tư vấn toàn Nhật Bản. ※Trong trường hợp muốn được trợ giúp bằng tiếng Việt, dù gọi đến số nào trong hai số điện thoại trên thì bạn cũng cứ nói tiếng Nhật “Betonamugo de onegaishimasu” (có nghĩa là “Xin hãy trợ giúp bằng tiếng Việt” ) hoặc tiếng Anh nhé. ■ Tỉnh Hokkaido Trung tâm tư vấn dành cho người nước ngoài Hokkaido = 011-200-9595(ngày thường 9:00-12:00 / 13:00-17:00) ■ Tỉnh Miyagi Trung tâm tư vấn dành cho người nước ngoài Miyagi = 022-275-9990 ■ Tỉnh Ibaraki Trung tâm tư vấn dành cho người nước ngoài = 029-244-3811 (tiếng Việt: thứ hai, thứ ba, thứ tư) ■ Tỉnh Saitama Trung tâm tư vấn tổng hợp dành cho người nước ngoài Saitama = 048-833-3296 ■ Tỉnh Chiba Tư vấn dành cho người nước ngoài tỉnh Chiba = 043-297-2966 (ngày thường 9:00-12:00 / 13:00-16:00) = Email: ied@ccb.or.jp ■ Tỉnh Kanagawa Trung tâm tư vấn tổng hợp cộng sinh đa văn hóa thành phố Yokohama = 045-222-1209 = E-mail:t-info@yoke.or.jp ■ Tỉnh Shizuoka Trung tâm tư vấn tổng hợp cộng sinh đa văn hóa tỉnh Shizuoka (Kameria) = 054-204-2000(平日10:00~16:00) = E-mail:sir07@sir.or.jp ■ Tỉnh Aichi Trung tâm cộng sinh đa văn hóa Aichi = 052-961-7902 (từ thứ hai đến thứ bảy 10:00~18:00) ■ Phủ Osaka Khu thông tin dành cho người nước ngoài phủ Osaka = 06-6941-2297 = E-mail:jouhou-c@ofix.or.jp ■ Thành phố Osaka Trung tâm tư vấn dành cho người nước ngoài = 06-6773-6533 (ngày thường 9:00~19:00; thứ bảy, chủ nhật, ngày lễ 9:00~17:30) ■ Tỉnh Hyogo Trung tâm cộng đồng quốc tế Kobe =078-291-8441 (tiếng Việt: thứ hai, thứ tư 09:00~12:00, 13:00~17:00) ■ Tỉnh Hyogo Hội hữu nghị Việt Nhật Hyogo = 078-646-3110 = Email: cntorimoto@yahoo.co.jp ■ Tỉnh Okayama Trung tâm tư vấn dành cho người nước ngoài tỉnh Okayama = 086-256-6052 (ngày thường 9:00~17:00) = E-mail:support@opief.or.jp ■ Tỉnh Hiroshima Trung tâm quốc tế Hiroshima = 0120-783-806 ■ Tỉnh Fukuoka Trung tâm tư vấn dành cho người nước ngoài tỉnh Fukuoka = 092-725-9207 (hàng ngày 10:00~19:00) = E-mail:fukuoka-maic@kokusaihiroba.or.jp ■ Thành phố Fukuoka Trung tâm hỗ trợ tư vấn tổng hợp dành cho người nước ngoài TP Fukuoka = 092-262-1799 (ngày thường 8:45~18:00) Danh sách các tổ chức, hội giao lưu quốc tế hỗ trợ tư vấn (toàn tỉnh) Tại đây, chúng tôi sẽ giới thiệu với các bạn danh sách các tổ chức hỗ trợ tư vấn dành cho người nước ngoài tại các tỉnh thành (bao gồm cả khu vực tự quản) trên toàn Nhật Bản, các hội giao lưu quốc tế v.v. (Bản tiếng Việt và tiếng Nhật) Bạn chỉ cần click vào tên của nơi bạn đang sống (tiếng Nhật và bảng chữ cái alphabet) xuất hiện trong khung là bạn có thể xem được danh sách tổng hợp các tổ chức hỗ trợ. Tại những tổ chức có hỗ trợ tiếng Việt, bạn sẽ nhìn thấy dòng chữ màu đỏ có ghi “tiếng Việt”. Ngoài ra, nếu bạn click vào đường link (URL) màu xanh trong bảng, bạn sẽ được liên kết tới trang chủ của tổ chức tư vấn đó. Phân chia theo khu vực: Danh sách các tổ chức, hội giao lưu quốc tế có hỗ trợ tư vấn (có kèm link)
-
Chùa Việt Nam trên đất Nhật (Đông Nhật Bản)
Chùa là một biểu tượng thiêng liêng thấm sâu vào lòng người Việt Nam từ ngàn xưa. Nhật Bản cũng là một đất nước có nhiều chùa chiền nhưng gần đây, nhiều ngôi chùa của người Việt Nam cũng tăng lên. Chùa Việt Nam không những là nơi hỗ trợ tinh thần cho người Việt mà còn trợ giúp những người gặp khó khăn trong cuộc sống ở Nhật. Chùa Đại Ân (Tỉnh Saitama) Trong bối cảnh đại dịch vi-rút corona hiện nay, chùa Đại Ân đã cưu mang rất nhiều lao động Việt Nam đang làm việc tại Nhật Bản gặp khó khăn (đặc biệt là cho tá túc tại chùa và cung cấp thực phẩm) cũng như hỗ trợ việc hồi hương. Nhà chùa còn giúp các bạn sinh sống tại chùa cách trồng rau để tự cung tự cấp, tư vấn khi gặp khó khăn. Ngoài ra chùa còn liên kết với các công ty ở Nhật để giới thiệu những người có nhu cầu tìm việc làm. Hiện nhà chùa do sư cô Thích Tâm Trí trụ trì. Hàng năm chùa tổ chức các sự kiện như Tết tây, Tết ta, lễ Phật Đản vào tháng 4, lễ Vu lan… Ngoài ra chùa còn có những hoạt động nhằm đoàn kết cộng đồng người Việt Nam tại Nhật, hướng về đất nước. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Trang Facebook của Chùa Đại Ân Chùa Đại Ân Địa chỉ Saitama-ken, Honjo-shi, Kodama-cho, Takayanagi 668-2 Điện thoại 080-4133-6999 Đường đi Chùa cách ga Kodama (đường sắt JR) 5km và không có xe buýt. Chùa Nam Hoà (Tỉnh Saitama) Chùa được xây dựng năm 2006 trong khuôn viên rộng trên 300m2 do Ni sư Thích Nữ Thông Thắng trụ trì. Chùa có tổ chức các hoạt động thường niên như Lễ Phật Đản, Vu Lan, ngày Tết dương lịch và Tết Nguyên đán. Các hoạt động của nhà chùa thường có tới trên 100 người tham dự. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Trang Facebook của Chùa Nam Hoà Chùa Nam Hòa Địa chỉ Saitama-ken, Koshigaya-shi, Osogawa 1019-2 Điện thoại 048-977-8323 Đường đi Xuống ga Koshigaya của đường tàu Tobu Isesaki, lên xe buýt đi về “Shirakobato Suijo Koen” rồi đi bộ khoảng 550 mét. Khi có sự kiện, chùa có xe đưa đón từ ga Koshigaya. Chùa Việt Nam (Tỉnh Kangawa) Chùa Việt Nam do cố hòa thượng Thích Minh Tuyền khai sơn và sáng lập năm 2010. Năm 2018, sau khi hòa thượng viên tịch, thầy Thích Nhuận Ân và sư cô Thích Nữ Giới Bảo tiếp tục quản lý và điều hành. Các hoạt động chính của Chùa Việt Nam gồm có Tết Dương Lịch, Tết Nguyên Đán, Lễ Phật đản, Lễ Vu lan... Nhà chùa cũng tổ chức những lớp giảng dạy Phật Pháp nhập môn, Thiền, Yoga, dạy ngôn ngữ Tiếng Việt, tiếng Nhật, sinh hoạt giao lưu cộng đồng cho người Việt Nam và người Nhật ở địa phương (Hiện nay các hoạt động tạm dừng do đại dịch vi-rút corona). Ngoài ra, nhà chùa cũng thực hiện tư vấn những vấn đề lo lắng cho các bạn trẻ Việt Nam như vấn đề mang thai, cha mẹ mất nhưng không về nước thọ tang được hoặc làm tang lễ cho người qua đời tại Nhật Bản. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Trang Facebook của Chùa Việt Nam Chùa Việt Nam Địa chỉ Kanagawa-ken, Aiko District, Aikawa Hanbara 4889-1 Điện thoại 046-281-4226 Đường đi Từ ga Honatsugi, đường Odakyu, lên xe buýt số 1 hoặc số 2 đi Hanbara. Tới bến Hanbara xuống xe, đi bộ khoảng 500 mét. Chùa Tinh Tấn Hamamatsu (Tỉnh Shizuoka) Khóa tu hằng tháng tại chùa Nhờ sự ủng hộ và đóng góp kinh phí của cộng đồng bà con người Việt Nam tại thành phố Hamamatsu nói riêng, cộng đồng đang sinh sống tại Nhật Bản nói chung, chùa được xây dựng năm 2018. Với sự chung tay của mọi người, chùa đã trở thành nơi nuôi dưỡng đời sống tâm linh, văn hóa cộng đồng của bà con người Việt ở khu vực lân cận. Chùa không những thường xuyên tổ chức ngày lễ mang tính chất tôn giáo như Đại lễ Phật Đản, lễ Vu Lan mà còn tổ chức các sự kiện sinh hoạt văn hóa dân tộc như các Tết tây, Tết cổ truyền, lễ tết trung thu. Chùa có tổ chức khóa tu vào Chủ Nhật đầu tiên mỗi tháng. Trong bối cảnh đại dịch covid-19, được sự ủng hộ của các mạnh thường quân, chùa kết hợp với một số tổ chức để hỗ trợ cho các bạn tu nghiệp sinh, du học sinh hoặc những hoàn cảnh khó khăn liên hệ nhờ giúp đỡ về lương thực, thực phẩm hoặc tư vấn về các thủ tục pháp lý cần thiết. Tháng 1/2020, nhà chùa đã tổ chức buổi hòa nhạc từ thiện “Xuân yêu thương” và đã có khoảng 1.000 người tham dự. Năm 2021, đã phân phối khoảng 300kg gạo cho những người gặp khó khăn. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Trang Facebook của Chùa Tin Tấn Chùa Tinh Tấn Địa chỉ Shizuoka-ken, Hamamatsu-shi, Nishi-ku, Ohkubo-cho, 6044-1-2 Điện thoại 090-9819-1987 (Thầy Thích Thánh Duyên) Đường đi Từ ga Hamamatsu (đường tàu JR) lên xe buýt số 37, tới bến Nishinohira thì xuống xe (khoảng 30 phút). Từ đó đi bộ khoảng 500 mét. Hoặc đi xe taxi từ ga Maisaka (Đường sắt JR) mất độ 15 phút.
Xếp hạng bài viết phổ biến
-
Lớp học tiếng Nhật online miễn phí 17080 views
-
Không được ăn ốc bắt ở ruộng lúa 15547 views
-
“Đúng giờ” ở Nhật là như thế nào? 13038 views
Platinum Sponsor
Bronze Sponsors
- Global HR Strategy
- Trường Nhật Ngữ EHLE
Đơn vị hỗ trợ
- Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam
- Trung tâm Giao lưu Văn hoá Nhật Bản tại Việt Nam
- Văn phòng JNTO Hà Nội
- Liên đoàn kinh tế vùng Kansai
- Hội Việt Nam (JAVN)
- Hội hỗ trợ Tomoiki Việt Nhật
- Hiệp hội phát triển giao lưu nguồn nhân lực quốc tế
Đơn vị hợp tác
Tổ chức hỗ trợ du học sinh
Nhật Bản (JASSO)
Mạng lưới luật sư cho lao động người nước ngoài