Giải quyết khó khăn

Bài tổng hợp – Các tổ chức tư vấn dành cho người Việt

総まとめ・ベトナム人向け相談窓口コラージュ02-1
24/03/2021

Nếu bạn gặp các vấn đề trong việc học tập, làm việc (thực tập kỹ năng, làm chính thức tại công ty, làm ngắn hạn tại công ty, làm thêm) hay các vấn đề về đời sống, tư cách lưu trú v.v.; dù đã trao đổi với công ty, các tổ chức tiếp nhận, nhà trường, các anh chị tiền bối v.v. mà vẫn chưa giải quyết được thì lúc đó nên đến đâu để xin tư vấn? Cho đến nay, có rất nhiều anh chị tiền bối đã nhận được sự giúp đỡ từ nhiều tổ chức tư vấn và các hội nhóm hỗ trợ. Dù không thể giải quyết vấn đề ở 1 nơi thì bạn cũng đừng bỏ cuộc, đừng bỏ trốn, hãy thử xin lời khuyên từ nhiều cơ quan, tổ chức hỗ trợ nhé!

Các tổ chức tư vấn mà bạn nên biết

Hội hỗ trợ Tomoiki Việt Nhật

Hiệp hội thực tập kỹ năng quốc tế (OTIT)

Nếu bạn gặp khó khăn trong quá trình thực tập kỹ năng mà nghiệp đoàn (công ty tiếp nhận) hay công ty bạn đang làm không giải quyết một cách thỏa đáng, việc đầu tiên bạn nên làm là liên lạc với Hiệp hội thực tập kỹ năng quốc tế (OTIT) để xin tư vấn. Bạn có thể gửi nội dung xin tư vấn bằng tiếng Việt thông qua trang chủ của Hiệp hội. Hiệp hội cũng có hỗ trợ qua điện thoại (0120-250-168) (miễn phí).

Nếu bạn có thể đến trực tiếp văn phòng của Hiệp hội (OTIT) thì cũng rất tốt. Khi đó, bạn nên phô tô thẻ lưu trú của mình ở cửa hàng tiện lợi, viết sẵn ra giấy những trăn trở và các điểm bạn thấy không thỏa đáng (bất mãn) rồi mang đến Hiệp hội. Khi tới nơi, bạn có thể đọc những gì đã viết trên giấy và giải thích thêm. Nếu cần, bạn cũng có thể nhờ OTIT hỗ trợ người phiên dịch.

Cục kiểm tra tiêu chuẩn lao động

Dù bạn là thực tập sinh kỹ năng hay lưu học sinh, hãy xin tư vấn từ Cục kiểm tra tiêu chuẩn lao động trên toàn Nhật Bản về các vấn đề như không được trả tiền làm thêm giờ v.v. Gần đây, Cục cũng hỗ trợ tư vấn cho người nước ngoài.

Cục kiểm tra tiêu chuẩn lao động trên toàn Nhật Bản

Các tổ chức phi chính phủ đã có nhiều thành tích

Hỗ trợ thực tập sinh người nước ngoài

Nếu bạn đã trao đổi với những cơ quan trực thuộc nhà nước như OTIT hay Cục kiểm tra tiêu chuẩn lao động mà vẫn chưa giải quyết được vấn đề hoặc không thể tự mình xin tư vấn tại những cơ quan này thì bạn cũng có thể nhờ tới sự hỗ trợ của các tổ chức hỗ trợ phi chính phủ. Đây đều là các tổ chức đã có nhiều thành tích giúp đỡ những người gặp khó khăn.

Cổng tư vấn cho thực tập sinh người nước ngoài (Facebook)
= Các vấn đề về lao động của thực tập sinh kỹ năng, vấn đề tuyển dụng, vấn đề trong đời sống, các vấn đề liên quan đến tư cách lưu trú.

Hội hỗ trợ Tomoiki Việt Nhật
= Các vấn đề liên quan đến lao động, tuyển dụng, đời sống, việc làm, tư cách lưu trú của lưu học sinh, thực tập sinh kỹ năng và toàn bộ người Việt

Liên đoàn lao động Gifu Chi nhánh người nước ngoài số 2
= Ông 甄凱 (Kenkai) trưởng chi nhánh: 090・8496・9668 (tiếng Nhật)
= Các vấn đề liên quan đến việc lao động, tuyển dụng, tư cách lưu trú của thực tập sinh kỹ năng, nhân viên chính thức tại các công ty, nhân viên kí hợp đồng ngắn hạn, toàn bộ lao động người nước ngoài

Các đoàn thể và hội nhóm người Việt hoạt động sôi nổi

Hội người Việt Nam tại Nhật Bản (VAIJ)
=Hotline về đời sống, y tế, sức khỏe: 050-6874-8385

Hội người Việt tại Sendai (SenTVA)

Hội người Việt tại Ibaraki

Các tổ chức hỗ trợ tư vấn bằng tiếng Việt (tại các thành phố chính)

Chúng tôi sẽ giới thiệu với các bạn các tổ chức hỗ trợ tư vấn bằng tiếng Việt (chính) trên toàn Nhật Bản.

■ Thành phố Tokyo
Trung tâm hỗ trợ lưu trú dành cho người nước ngoài (FRESC)
= Tư vấn về tất cả các vấn đề của người nước ngoài như đời sống, lao động, tuyển dụng, việc làm, tư cách lưu trú v.v.
= Quầy hỗ trợ FRESC: 0120-76-2029 = từ thứ hai đến thứ sáu (9:00~17:00)
=Số điện thoại đặt lịch hẹn trước của Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh tại FRESC: 03-5363-3025 = từ thứ hai đến thứ sáu (9:00~17:00)
※Quầy hỗ trợ có thể tiếp nhận tư vấn toàn Nhật Bản.
※Trong trường hợp muốn được trợ giúp bằng tiếng Việt, dù gọi đến số nào trong hai số điện thoại trên thì bạn cũng cứ nói tiếng Nhật “Betonamugo de onegaishimasu” (có nghĩa là “Xin hãy trợ giúp bằng tiếng Việt” ) hoặc tiếng Anh nhé.

■ Tỉnh Hokkaido
Trung tâm tư vấn dành cho người nước ngoài Hokkaido
= 011-200-9595(ngày thường 9:00-12:00 / 13:00-17:00)

■ Tỉnh Miyagi
Trung tâm tư vấn dành cho người nước ngoài Miyagi
= 022-275-9990

■ Tỉnh Ibaraki
Trung tâm tư vấn dành cho người nước ngoài
= 029-244-3811 (tiếng Việt: thứ hai, thứ ba, thứ tư)

■ Tỉnh Saitama
Trung tâm tư vấn tổng hợp dành cho người nước ngoài Saitama
= 048-833-3296

■ Tỉnh Chiba
Tư vấn dành cho người nước ngoài tỉnh Chiba
= 043-297-2966 (ngày thường 9:00-12:00 / 13:00-16:00)
= Email: ied@ccb.or.jp

■ Tỉnh Kanagawa
Trung tâm tư vấn tổng hợp cộng sinh đa văn hóa thành phố Yokohama
= 045-222-1209
= E-mail:t-info@yoke.or.jp

■ Tỉnh Shizuoka
Trung tâm tư vấn tổng hợp cộng sinh đa văn hóa tỉnh Shizuoka (Kameria)
= 054-204-2000(平日10:00~16:00)
= E-mail:sir07@sir.or.jp

■ Tỉnh Aichi
Trung tâm cộng sinh đa văn hóa Aichi
= 052-961-7902 (từ thứ hai đến thứ bảy 10:00~18:00)

■ Phủ Osaka
Khu thông tin dành cho người nước ngoài phủ Osaka
= 06-6941-2297
= E-mail:jouhou-c@ofix.or.jp

■ Thành phố Osaka
Trung tâm tư vấn dành cho người nước ngoài
= 06-6773-6533 (ngày thường 9:00~19:00; thứ bảy, chủ nhật, ngày lễ 9:00~17:30)

■ Tỉnh Hyogo
Trung tâm cộng đồng quốc tế Kobe
=078-291-8441 (tiếng Việt: thứ hai, thứ tư 09:00~12:00, 13:00~17:00)

■ Tỉnh Hyogo
Hội hữu nghị Việt Nhật Hyogo
= 078-646-3110
= Email: cntorimoto@yahoo.co.jp

■ Tỉnh Okayama
Trung tâm tư vấn dành cho người nước ngoài tỉnh Okayama
= 086-256-6052 (ngày thường 9:00~17:00)
= E-mail:support@opief.or.jp

■ Tỉnh Hiroshima
Trung tâm quốc tế Hiroshima
= 0120-783-806

■ Tỉnh Fukuoka
Trung tâm tư vấn dành cho người nước ngoài tỉnh Fukuoka
= 092-725-9207 (hàng ngày 10:00~19:00)
= E-mail:fukuoka-maic@kokusaihiroba.or.jp

■ Thành phố Fukuoka
Trung tâm hỗ trợ tư vấn tổng hợp dành cho người nước ngoài TP Fukuoka
= 092-262-1799 (ngày thường 8:45~18:00)

Danh sách các tổ chức, hội giao lưu quốc tế hỗ trợ tư vấn (toàn tỉnh)

Tại đây, chúng tôi sẽ giới thiệu với các bạn danh sách các tổ chức hỗ trợ tư vấn dành cho người nước ngoài tại các tỉnh thành (bao gồm cả khu vực tự quản) trên toàn Nhật Bản, các hội giao lưu quốc tế v.v. (Bản tiếng Việt và tiếng Nhật)

Bạn chỉ cần click vào tên của nơi bạn đang sống (tiếng Nhật và bảng chữ cái alphabet) xuất hiện trong khung là bạn có thể xem được danh sách tổng hợp các tổ chức hỗ trợ. Tại những tổ chức có hỗ trợ tiếng Việt, bạn sẽ nhìn thấy dòng chữ màu đỏ có ghi “tiếng Việt”. Ngoài ra, nếu bạn click vào đường link (URL) màu xanh trong bảng, bạn sẽ được liên kết tới trang chủ của tổ chức tư vấn đó.

Phân chia theo khu vực: Danh sách các tổ chức, hội giao lưu quốc tế có hỗ trợ tư vấn (có kèm link)