Cuộc sống - Visa
★ Thông tin cơ bản: Việc làm thêm và Quy định của Cục quản lý xuất nhập cảnh
〈Nội dung〉
Việc làm thêm và Quy định của Cục quản lý xuất nhập cảnh
- 1. Cho phép hoạt động ngoài mục đích lưu trú
- 2. Cách tính thời gian “28 tiếng mỗi tuần”
- 3. Trong kì nghỉ dài
- 4. Chuẩn bị cho việc đi làm tại Nhật
Tại sao việc làm quá số giờ quy định bị phát hiện?
Việc làm thêm và Quy định của Cục quản lý xuất nhập cảnh
Chắc hẳn các bạn lưu học sinh đã biết đến chế độ “làm thêm một tuần không quá 28 tiếng” ở Nhật. Tuy nhiên, ngoài thông tin “28 tiếng một tuần” thì còn rất nhiều điểm quan trọng khác nữa. Hàng năm, việc xét duyệt của Cục quản lý xuất nhập cảnh đối với những lưu học sinh xin gia hạn thời gian lưu trú ngày càng khắt khe hơn nên nếu bạn vô tình vi phạm thì mọi chuyện sẽ trở nên khó khăn và vất vả.
【Luật sư Sugita Shohei – (Pháp nhân) Văn phòng luật Global HR Strategy】
1. Cho phép hoạt động ngoài mục đích lưu trú
Cho phép hoạt động ngoài mục đích lưu trú
Khi nhìn vào thẻ ngoại kiều của mình, lưu học sinh sẽ thấy ở mục “Tư cách lưu trú” ghi là “Du học” (留学). Bên cạnh đó, trong cột “Hạn chế lao động hay không” (就労制限の有無) có ghi “Không được phép lao động” (就労不可). Sở dĩ như vậy là vì về nguyên tắc, tư cách lưu trú “Du học” thì không được phép đi làm.
Tuy nhiên, nếu bạn đã nhận được Quyết định “Cho phép hoạt động ngoài mục đích lưu trú” (資格外活動の許可) thì bạn có thể đi làm thêm. Sau khi xin được, mặt sau của thẻ ngoại kiều sẽ được ghi thêm dòng chữ “Cho phép: Về nguyên tắc, được làm việc dưới 28 tiếng một tuần, trừ các hoạt động dịch vụ tình dục v.v.” (許可:原則週28時間以内・風俗営業等の従事を除く). Bạn cần lưu ý là bạn không được phép làm các công việc tại cửa hàng trò chơi Pachinko hay dịch vụ tình dục.
Điểm lưu ý về các hợp đồng cá nhân
Có trường hợp cần phải có Quyết định “Cho phép cá biệt” (個別許可) chứ không chỉ là Quyết định “Cho phép hoạt động ngoài mục đích lưu trú” (資格外活動の許可) như thông thường. Đây là trường hợp người lao động thực hiện công việc một mình hoặc công việc khó có thể xác nhận thời gian làm việc. Ví dụ, trong trường hợp làm các công việc kí hợp đồng cá nhân để biên dịch, phiên dịch, gia sư, công việc giao hàng v.v. để tránh gặp trở ngại khi xin gia hạn, bạn nhất định phải xin Cục quản lý xuất nhập cảnh tư vấn nhé.
2.Cách tính thời gian “28 tiếng mỗi tuần”
Cách tính thời gian “28 tiếng mỗi tuần” mà không phải ai cũng biết
Về nguyên tắc, lưu học sinh có thể làm thêm dưới 28 tiếng mỗi tuần nhưng “cách tính thời gian 28 tiếng” này cũng có những điểm cần chú ý. Đó là: “Dù bắt đầu tính từ thứ mấy trong tuần thì tổng thời gian làm thêm cũng phải nằm trong giới hạn tối đa 28 tiếng một tuần.
Chúng ta hãy cùng xem bảng tính bên dưới nhé. Trong ví dụ dưới đây, tuần thứ nhất và tuần thứ hai, số giờ làm mỗi tuần đều nằm trong giới hạn 28 giờ một tuần. Tuy nhiên, nếu cộng thời gian làm việc trong 1 tuần, tính từ thứ Sáu tuần thứ nhất đến thứ Năm tuần thứ hai (phần ghi chữ đỏ) thì tổng thời gian làm việc sẽ thành 48 giờ. Trường hợp này là vi phạm quy định!
Thứ Hai | Thứ Ba | Thứ Tư | Thứ Năm | Thứ Sáu | Thứ Bảy | Chủ Nhật | |
Tuần thứ 1 | 0 giờ | 4 giờ | 4 giờ | 0 giờ | 4 giờ | 8 giờ | 8 giờ |
Tuần thứ 2 | 8 giờ | 8 giờ |
8 giờ | 4 giờ | 0 giờ | 0 giờ | 0 giờ |
3. Trong kì nghỉ dài
Kì nghỉ dài
Theo quy định của nhà trường, trong thời gian được nghỉ dài, sinh viên có thể làm thêm mỗi ngày tối đa là 8 tiếng đồng hồ. Tuy nhiên, nếu nhà trường cho nghỉ tạm thời vì ảnh hưởng của các bệnh truyền nhiễm, thiên tai thì đây không phải là kì nghỉ dài chính thức, vì vậy quy định về thời gian làm thêm sẽ không phải là “8 tiếng 1 ngày” mà vẫn chỉ là “28 tiếng một tuần”. Các bạn hãy chú ý nhé!
Sau khi tốt nghiệp không được phép làm thêm
Có nhiều trường hợp lưu học sinh đã tốt nghiệp nhưng tư cách lưu trú “Du học” vẫn còn. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian từ khi tốt nghiệp cho đến khi về nước, lưu học sinh không được phép làm thêm. Công việc làm thêm của lưu học sinh chỉ được chấp nhận trong thời gian lưu học sinh vẫn thuộc quản lý của nhà trường.
4. Chuẩn bị cho việc đi làm tại Nhật
Nếu lưu học sinh có nguyện vọng làm việc tại Nhật sau khi tốt nghiệp thì có thêm một số điểm cần chú ý về việc đi làm thêm.
Ví dụ, khi chuyển tư cách lưu trú sang “Kỹ năng đặc định”, bạn phải nộp cho Cục quản lý xuất nhập cảnh các giấy tờ chứng minh việc đã nộp: ① Thuế quốc gia (国税kokuzei) ② Thuế địa phương (地方税chihozei) ③ Bảo hiểm y tế quốc dân (国民健康保険kokumin kenko hoken) ④ Bảo hiểm lương hưu quốc dân (国民年金保険kokumin nenkin hoken). Cụ thể hơn, các giấy tờ phải nộp bao gồm giấy chứng nhận nộp thuế (課税証明書) hay giấy khấu trừ thuế tại nguồn (源泉徴収票)… do chính quyền địa phương hoặc nơi làm việc cấp. Để nộp được đầy đủ các giấy tờ này thì bạn cần chú ý những điểm sau đây.
Kê khai thuế
Nếu đồng thời làm thêm tại nhiều nơi cùng lúc thì từ tháng 2 đến tháng 4 năm tiếp theo, các bạn nhớ hãy kê khai thuế ở Cục thuế địa phương. Khi đó, bạn sẽ được nhận “Bản sao tờ khai thuế” (確定申告書の写し), hãy giữ giấy tờ này cẩn thận. Nếu không biết cách kê khai thuế, bạn có thể mang toàn bộ bảng lương trong 1 năm (từ tháng 1 – tháng12) đến Cục thuế và trao đổi với nhân viên tư vấn.
Lưu giữ Giấy khấu trừ thuế tại nguồn
Khi thay đổi tư cách lưu trú, bạn sẽ được yêu cầu nộp cả Giấy khấu trừ thuế tại nguồn (源泉徴収票). Bạn sẽ được nơi làm thêm cấp cho mỗi năm 1 lần nên đừng vứt đi, hãy giữ gìn nó cẩn thận!
Lương hưu quốc dân
Tất cả những người trên 20 tuổi đang sống tại Nhật Bản, bao gồm cả lưu học sinh đều cần tham gia “Lương hưu quốc dân” (kokumin nenkin). Lưu học sinh có thể được hoãn nộp bảo hiểm lương hưu quốc dân theo chế độ đặc biệt áp dụng cho học sinh. Tuy nhiên, nếu bạn không làm thủ tục này thì sẽ bị coi là “chưa nộp” và có thể sẽ gặp bất lợi khi xin gia hạn hoặc chuyển tư cách lưu trú.
Tất cả lưu học sinh có nguyện vọng làm việc ở Nhật đều nhất thiết phải thực hiện thủ tục xin hoãn nộp bảo hiểm lương hưu theo chế độ đặc biệt dành cho học sinh. Hãy trao đổi với trường của bạn hoặc văn phòng lương hưu gần nhất để biết cách thực hiện thủ tục này.
Chế độ đặc biệt dành cho học sinh về tiền bảo hiểm lương hưu quốc dân (Cơ quan Lương hưu Nhật Bản)
Tại sao việc làm quá số giờ quy định bị phát hiện?
Tại Nhật Bản, có thể trang trải cuộc sống du học chỉ với tiền lương làm thêm không, có thật sự là Cục quản lý xuất nhập cảnh đã siết chặt quản lý về vấn đề làm quá số giờ quy định không? Ban biên tập của KOKORO sẽ giải thích kĩ hơn về các thông tin mới nhất.
1. Có thật là “chỉ làm thêm là có thể du học” ?
Sẽ rất khó khăn nếu chỉ sống bằng việc làm thêm
Một số công ty tư vấn du học đã giải thích rằng “chỉ cần đi làm thêm ở Nhật là có thể du học được”. Thế nhưng, nếu so sánh “các khoản chi tiêu trong 1 tháng” và “thu nhập trung bình do làm thêm” của lưu học sinh thì bạn sẽ thấy các khoản chi tiêu vượt quá khoản thu nhập do làm thêm. Hãy xem bảng dưới đây.
◆Các khoản chi tiêu trong 1 tháng và thu nhập trung bình từ làm thêm của du học sinh (Yên)
A.Chi phí | B.Thu nhập ước tính từ baito | Mức chênh lệch B-A | Các tỉnh có nhiều du học sinh | Lương tối thiểu bình quân | |
Hokkaido | 135,000 | 105,600 | -29,400 | Hokkaido | ¥960 |
Tohoku | 140,000 | 100,650 | -39,350 | Miyagi, Fukushima | ¥915 |
Kanto | 172,000 | 119,130 | -52,870 | Kanagawa, Chiba | ¥1,083 |
Tokyo | 179,000 | 122,430 | -56,570 | Tokyo | ¥1,113 |
Chubu | 141,000 | 111,430 | -29,570 | Aichi, Shizuoka | ¥1,013 |
Kinki | 154,000 | 114,950 | -39,050 | Osaka, Kyoto | ¥1,045 |
Chugoku | 140,000 | 105,270 | -34,730 | Hiroshima, Okayama | ¥957 |
Shikoku | 118,000 | 100,210 | -17,790 | Kagawa, Tokushima | ¥911 |
Kyushu | 128,000 | 101,970 | -26,030 | Fukuoka, Oita | ¥927 |
※ Lương tối thiểu các vùng (bình quân) = (Lương tối thiểu của tỉnh có nhiều du học sinh nhất x 2 + lương tối thiểu của tỉnh có nhiều du học sinh thứ nhì)÷3
※ Thu nhập ước tính từ baito = lương tối thiểu (bình quân) x 110 tiếng
A là khoản chi tiêu trung bình trong 1 tháng của lưu học sinh do JASSO điều tra. B là khoản thu nhập trung bình có được khi giả sử làm thêm 110 tiếng 1 tháng do ban biên tập của KOKORO tính toán. Nếu so sánh A và B, bạn sẽ hiểu ra rằng mỗi tháng lưu học sinh sẽ bị thiếu hụt 18,000 yên ~ 57,000 yên (Chênh lệch: B – A).
※ 100 yên = 17,030 VND (Thời điểm 23/12/2023)
Cố gắng trang trải cuộc sống thông qua sự hỗ trợ của bố mẹ hay các khoản vay ngân hàng v.v.
Như đã nói ở trên, nếu lưu học sinh trang trải tiền học và tiền sinh hoạt chỉ bằng lương làm thêm thì thật là khó khăn.
Cũng có trường hợp lưu học sinh tự mình vay tiền để làm vốn đi du học. Hơn nữa, cũng có người sang Nhật theo diện thực tập kỹ năng để tiết kiệm tiền sau đó về Việt Nam, 1 năm sau đó quay lại Nhật với tư cách lưu học sinh. Trải nghiệm của tiền bối: Tự mình vay tiền rồi đi du học|KOKORO2. Tại sao việc làm quá số giờ quy định bị phát hiện?
Cục quản lý xuất nhập cảnh Tokyo
Cục quản lý xuất nhập cảnh khắt khe với việc làm quá số giờ quy định của lưu học sinh
Có lẽ có người nghĩ rằng “nếu làm trên 28 tiếng một tuần, không nhận tiền hỗ trợ từ gia đình thì có thể tự chi trả được tất cả các khoản”. Khi lưu học sinh người nước ngoài làm việc trên 28 tiếng một tuần thì sẽ bị gọi là “over work” (làm quá số giờ quy định), nếu Cục quản lý xuất nhập cảnh biết được điều này thì sẽ có những hậu quả như sau: ① không thể gia hạn thời gian lưu trú ② sau khi tốt nghiệp sẽ không được cho phép đổi tư cách lưu trú để đi làm ở Nhật.
Vào tháng 11 năm 2020, 78 lưu học sinh người Nepal của một trường Nhật ngữ tại Okinawa đã không thể gia hạn thời gian lưu trú vì các nguyên nhân như làm thêm quá số giờ quy định. Phần lớn số lưu học sinh đó muốn học tiếp lên trường chuyên môn sau khi tốt nghiệp trường Nhật ngữ nhưng đã phải về nước ngay trước khi thực hiện được mục tiêu.
Tại sao việc làm quá số giờ quy định bị phát hiện ?
Chắc hẳn có người nghĩ rằng “làm quá số giờ quy định cũng không bị phát hiện”.
Thế nhưng, nếu người nước ngoài làm việc ở Nhật thì nơi làm việc sẽ gửi cho Hello Work (Tổ chức cân đối việc làm) “Báo cáo tình trạng thuê lao động” và Cục quản lý xuất nhập cảnh cũng sẽ nắm được những thông tin của Hello Work. Dù bạn có làm việc ở nhiều nơi thì Cục vẫn sẽ nắm được toàn bộ tình hình. Thêm nữa, việc làm quá số giờ quy định cũng sẽ được làm rõ thông qua giấy chứng nhận nộp thuế (課税証明書) và giấy báo khấu trừ thuế tại nguồn (源泉徴収票).
Cục quản lý xuất nhập cảnh ngày càng siết chặt quản lý về vấn đề làm quá số giờ quy định , chuyện “làm quá số giờ quy định hay làm 2 việc sẽ không bị phát hiện” đã là chuyện của ngày xưa rồi.
Trải nghiệm của tiền bối: Phải thôi học rồi về nước do làm quá số giờ quy định|KOKORO
3. Mục đích chính của việc du học là học tập
Nhật Bản đang thiếu lực lượng lao động nên ngày càng có xu hướng phụ thuộc vào nguồn lao động người nước ngoài. Có nhiều lưu học sinh người Việt đang làm thêm tại các nhà hàng, cửa hàng tiện lợi, siêu thị, nhà máy chế biến thực phẩm v.v. Trong số đó cũng có những lưu học sinh lấy mục tiêu chính là kiếm tiền nên đã làm quá số giờ quy định. Gần đây, đối với việc làm quá số giờ quy định của lưu học sinh, Cục quản lý xuất nhập cảnh đã có những hình thức kiểm tra gắt gao và xử phạt nghiêm khắc hơn trước.
Khi bạn xin gia hạn thời gian lưu trú, Cục quản lý xuất nhập cảnh sẽ điều tra thông tin thu nhập của bạn. Nếu bạn có thu nhập cao hay có tỉ lệ đi học thấp, thành tích học tập kém v.v. thì Cục sẽ kiểm tra hồ sơ nghiêm ngặt hơn.
Thêm vào đó, việc chọn trường để du học cũng rất quan trọng. Với những lưu học sinh vào học các trường được đánh giá cao ở Nhật Bản, thời gian kiểm tra khi gia hạn visa sẽ được rút ngắn, thời gian cho phép lưu trú cũng sẽ có xu hướng dài hơn. Ngược lại, với những trường có nhiều sinh viên cư trú bất hợp pháp, bỏ học, tỉ lệ đi học thấp thì Cục sẽ kiểm tra nghiêm ngặt hơn.
Mục đích chính của việc du học là học tập. Hãy nghĩ đến việc kiếm tiền sau khi đi làm, trong thời gian đi học thì nên dành thời gian để học tập và tham gia các hoạt động xã hội!
Xếp hạng bài viết phổ biến
-
Lớp học tiếng Nhật online miễn phí 17267 views
-
Không được ăn ốc bắt ở ruộng lúa 15654 views
-
“Đúng giờ” ở Nhật là như thế nào? 13168 views
Platinum Sponsor
Bronze Sponsors
- Global HR Strategy
- Trường Nhật Ngữ EHLE
Đơn vị hỗ trợ
- Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam
- Trung tâm Giao lưu Văn hoá Nhật Bản tại Việt Nam
- Văn phòng JNTO Hà Nội
- Liên đoàn kinh tế vùng Kansai
- Hội Việt Nam (JAVN)
- Hội hỗ trợ Tomoiki Việt Nhật
- Hiệp hội phát triển giao lưu nguồn nhân lực quốc tế
Đơn vị hợp tác
Tổ chức hỗ trợ du học sinh
Nhật Bản (JASSO)
Mạng lưới luật sư cho lao động người nước ngoài
Bài viết mới
Bài viết liên quan
-
Cuộc sống thành thị và nông thôn Nhật Bản
Hôm nay KOKORO xin giới thiệu bài viết của một người Việt Nam có nhiều năm sinh sống tại Nhật Bản, phân tích về những ưu khuyết điểm trong cuộc sống ở thành thị và nông thôn Nhật Bản.
-
Thông tin từ A đến Z khi bạn muốn thuê nhà ở Nhật Bản
Khi mới đến Nhật và phải đi thuê nhà, chắc hẳn ai trong chúng ta cũng sẽ bỡ ngỡ không hiểu làm thế nào, nhờ cậy vào ai. Rồi giá cả thuê nhà, vị trí nhà ở ra sao.
-
7 loại học bổng của chính phủ Nhật Bản dành cho du học sinh
Chính phủ Nhật Bản có 7 loại học bổng khác nhau. KOKORO xin tóm tắt lại nội dung 7 loại học bổng này cũng như điều kiện, số tiền và cách đăng ký xin học bổng. Chúng ta cùng tham khảo nhé.
-
Những điều không phải ai cũng biết về “Thẻ lưu trú” (zairyu ka-do)
Thời gian gần đây, có nhiều tin tức đưa về việc cho mượn thẻ lưu trú để đi phỏng vấn hoặc đi khám bệnh. Tuy nhiên, chỉ cần cho mượn thẻ lưu trú cũng có thể bị bắt, bị trục xuất về nước. Trong bài viết này, chúng tôi giới thiệu về những điểm cần lưu ý liên quan tới thẻ lưu trú. Các bạn cùng tham khảo nhé.
Xếp hạng bài viết phổ biến
-
Lớp học tiếng Nhật online miễn phí 17267 views
-
Không được ăn ốc bắt ở ruộng lúa 15654 views
-
“Đúng giờ” ở Nhật là như thế nào? 13168 views
Platinum Sponsor
Bronze Sponsors
- Global HR Strategy
- Trường Nhật Ngữ EHLE
Đơn vị hỗ trợ
- Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam
- Trung tâm Giao lưu Văn hoá Nhật Bản tại Việt Nam
- Văn phòng JNTO Hà Nội
- Liên đoàn kinh tế vùng Kansai
- Hội Việt Nam (JAVN)
- Hội hỗ trợ Tomoiki Việt Nhật
- Hiệp hội phát triển giao lưu nguồn nhân lực quốc tế
Đơn vị hợp tác
Tổ chức hỗ trợ du học sinh
Nhật Bản (JASSO)
Mạng lưới luật sư cho lao động người nước ngoài