Kinh nghiệm của tôi (Du học - Nhân lực chất lượng cao)

Gặp gỡ sempai số này

Nguyễn Văn Khanh
  • Năm 2008 Tốt nghiệp cấp 3
  • Năm 2008 Nhập học Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hoá Nhật Bản thành phố Nam Định
  • Năm 2010 Tốt nghiệp Trung tâm tiếng Nhật Nam Định
  • Năm 2010 Thực tập sinh kỹ năng ngành xây dựng 〈Tỉnh Okayama〉
  • Năm 2011 Thi đỗ JLPT N3
  • Năm 2013 Thi đỗ JLPT N2
  • Năm 2013 Về nước
  • Năm 2015 Nhập học trường Đại học Minami Kyusyu 〈Tỉnh Miyazaki〉
  • Năm 2019 Tốt nghiệp trường Đại học Minami Kyusyu
  • Năm 2019 Làm việc tại nhà máy rượu (Nhân viên chính thức) 〈Tỉnh Miyazaki〉
  • Năm 2019 Kết hôn với người Nhật

〈Sinh năm 1990 tại tỉnh Nam Định〉

Dùng số tiền tiết kiệm sau thời gian làm thực tập sinh kỹ năng tại Nhật để đi học Đại học, Khanh đã được vào làm việc tại một công ty sản xuất rượu của Nhật. Với ước mơ có thể sở hữu một xưởng rượu riêng tại quê nhà, Khanh sẽ chia sẻ với chúng ta về con đường du học và các bước để xin việc thành công.

Học tiếng Nhật ở Việt Nam một năm rưỡi

Làng Yên Cường (Năm 2014)

Tôi đã từng nghĩ đến việc sau khi tốt nghiệp cấp 3 sẽ học tiếp lên Đại học nhưng được người họ hàng giới thiệu, tôi đã vào học tại Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hoá Nhật Bản thành phố Nam Định. Vì nhà cách trường xa nên tôi và nhóm bạn cùng làng, 5 người thuê một phòng ở chung. Hàng ngày, tôi học ở trung tâm đến 15:40. Sau khi ăn tối, chúng tôi quay lại trung tâm và tự học khoảng 3 – 4 tiếng.

Sau khi kết thúc 1 năm rưỡi học tiếng Nhật ở trung tâm, thực lòng tôi muốn đi du học ngay. Nhưng vì chi phí tốn kém nên tôi quyết định sẽ đi thực tập kỹ năng trước. Qua lời giới thiệu đến cơ quan phái cử, tôi đã đến được Nhật với chi phí 60.000.000 đồng (khoảng 29 man yên). Vì đã học một lượng tiếng Nhật nhất định tại trung tâm ở Nam Định nên tôi không cần trả chi phí này ở cơ quan phái cử nữa.

Điểm chú ý liên quan đến hồ sơ ghi quá trình làm việc

Tiệc giáng sinh tại Trung tâm tiếng Nhật Nam Định (Năm 2013)

Có một điểm cần chú ý khi nộp hồ sơ xin tư cách lưu trú theo chương trình thực tập sinh kỹ năng. Trên danh nghĩa, đây là chương trình giúp các bạn nâng cao kỹ năng chuyên môn đã được học và trải nghiệm ở đất nước của mình ngay tại Nhật Bản. Nhưng trên thực tế, hơn nửa số hồ sơ trong số đó đã khai man quá trình làm việc của ứng viên để phù hợp với nội dung công việc. Nếu nội dung ghi quá trình làm việc tại thời điểm nộp hồ sơ xin tư cách lưu trú với vai trò thực tập sinh kỹ năng khác với nội dung khi bạn làm hồ sơ xin tư cách đi du học thì hồ sơ có thể sẽ không được chấp nhận.

Không chỉ giao phó hết việc chuẩn bị cho cơ quan phái cử, tôi đã cùng thầy giáo ở trung tâm ở Nam Định làm hồ sơ liên quan đến quá trình làm việc sau khi hiểu rõ nội dung. Sau đó tôi đã đi copy lại toàn bộ hồ sơ đã nộp cho Cục xuất nhập cảnh để lưu lại một bản.

Thực tập kỹ năng

Du lịch cùng sempai người Nhật và kouhai người Việt cùng công ty (Nara, năm 2013)

Tôi sang Nhật tháng 10 năm 2010 và bắt đầu công việc thực tập kỹ năng tại thành phố Bizen tỉnh Okayama. Công ty có khoảng 40-50 người, tính cả tôi thì có 2 thực tập sinh. Công việc của tôi là phá dỡ nhà ở và nhà xưởng. Nghe nói những người làm công việc ở công trường xây dựng hay phá dỡ thì tính khí thường cộc cằn, thô lỗ nhưng nhờ sở hữu vốn tiếng Nhật “hòm hòm” học từ Việt Nam nên sau khi sang Nhật tôi không gặp khó khăn trong giao tiếp và cũng được mọi người ở đây đối xử rất tốt. Trong số đó, có một người đặc biệt rất tốt với tôi. Có một bác sempai 60 tuổi rất tốt với tôi. Bác ấy thường đưa tôi đi du lịch trong ngày bằng xe ô tô. Chúng tôi cũng đã từng đi Nara – Kyoto – Osaka 2 ngày 1 đêm cùng nhau. Bác ấy cũng là người tôi vẫn thỉnh thoảng gặp lại sau khi quay lại du học.

Trong thời gian là thực tập sinh kỹ năng, hàng tháng tôi nhận về tay khoảng 10 đến 11 vạn yên. Từ số tiền đó, tôi trích ra 7 〜 8 vạn yên để gửi về nhà. Sau 3 năm, số tiền gửi về khoảng 250 vạn yên ( tương đương khoảng 522.000.000 VND). Sau khi trừ đi tiền đi Nhật và tiền viện phí cho mẹ, tôi cũng vẫn để ra được khoảng 150 vạn yên, tôi đã dùng nó để đầu tư cho việc đi du học sau này.

Du học

Thực tập tại trường Đại học (Tôi là người đứng trong cùng bên trái)

Sau khi kết thúc 3 năm thực tập, tôi trở về Việt Nam và làm giáo viên cho trung tâm tiếng Nhật Nam Định. Tổ chức giám sát thực tập kỹ năng (Nghiệp đoàn) đã giới thiệu tôi đến làm việc tại một cơ quan phái cử. Nhưng được thầy Lợi hiệu trưởng động viên, tôi đã quay trở lại trung tâm. Trong khoảng 1 năm 4 tháng, tôi vừa dạy cho các em kouhai vừa tiếp tục học tiếng Nhật. Vì mỗi thực tập sinh kỹ năng đều có nhiệm vụ “tiếp thu kỹ thuật đã học hỏi được ở Nhật và chuyển giao công nghệ về đất nước của mình”nên dù có xin tư cách lưu trú để đi du học thì cũng không được chấp nhận nếu chưa đủ thời gian yêu cầu.

Sau đó, tôi thi đỗ vào trường Đại học Minami Kyusyu (Tỉnh Miyazaki), một trường liên kết với trung tâm Nam Định. Vì đã có bằng JLPT N2 từ thời còn là thực tập sinh năm 3 nên tôi được miễn phần thi viết và chỉ phải thi phỏng vấn bằng tiếng Nhật. Vì muốn học hỏi kỹ thuật sản xuất rượu và ứng dụng công nghệ này để ủ rượu ở Việt Nam nên tôi đã chọn học khoa thực phẩm. Tôi không đi làm thêm mà chỉ tập trung học trong suốt 4 tháng đầu tiên. Trong giờ học có nhiều từ vựng chuyên ngành nên phải dành nhiều thời gian để chuẩn bị và ôn bài. Ngoài thời gian học trên trường, tôi vẫn dành từ 3 đến 5 tiếng học thêm mỗi ngày. Vì vào ngày thường, tôi đi làm thêm 5 tiếng nên sẽ học vào những lúc không có tiết và cuối tuần.

Học phí và công việc làm thêm

Giải trí cuối tuần cùng các bạn người Nhật nơi làm thêm ( Thành phố Miyazaki, năm 2019)

Khi đi du học, lúc đầu tôi phải trả 100 vạn yên bao gồm tiền nhập học và học phí năm đầu tiên. 50 vạn yên còn lại tôi mang sang Nhật. Tôi trang trải được chi phí trong 4 năm du học chính nhờ số tiền ấy và tiền làm thêm, nhưng để được như vậy thì cũng có những yếu tố như sau.

  • • Trường Đại học Minami Kyusyu giảm nửa học phí cho du học sinh nước ngoài.
  • Từ năm thứ 2, tôi ở chung phòng với một em kohai cùng quê.
  • • Trong năm thứ 2, tôi đã nhận học bổng 3 vạn yên / tháng (360.000 yên / năm) (Học bổng này do trường giới thiệu).

Tôi tìm công việc bán thời gian trên một website tuyển dụng. Vì có thể nói được tiếng Nhật ở một mức độ nhất định nên tôi đã xin được việc ở một quán nhậu (izakaya) và làm ở đó cho tới khi tốt nghiệp.. Cuộc sống ở vùng quê chậm rãi, thong thả nên các vị khách đến đây thường xuyên bắt chuyện với tôi với những câu hỏi như : “Cháu từ đâu đến?”, “đang là học sinh à?”,…Và cũng nhờ việc nói chuyện với khách và bạn bè ở cùng chỗ làm nên tiếng Nhật của tôi tiến bộ trông thấy. Sau giờ làm việc, tôi thường đi uống với một vài người bạn hay cùng đến khu mua sắm vào ngày nghỉ.

Bảng thu nhập và chi tiêu (Trung bình 1 tháng)

※ Nhật ký chi tiêu năm thứ 3 Đại học

※100 yên = 20,877VND (※ Theo tỷ giá tính đến ngày 2/4/2021)

Thu nhập (Tổng cộng: 100,000 yên)
1 công việc làm thêm (Quán nhậu Izakaya)

100,000 yên

Chi tiêu (Tổng cộng 102,000 yên 〜 107,000 yên)
Tiền nhà

12,000 yên

※Phòng 3 người

Học phí

50,000 yên

Tiền điện, nước, ga

7,000~10,000 yên

※ Tổng tiền điện・ga・nước

Internet(Wi-Fi)

2000 yên

※3 người chia nhau

Tiền điện thoại

3000 yên

※Y-mobile

Tiền ăn

20,000 yên

Chi phí khác

8,000 yên~10,000 yên

※Quần áo, sách vở, chi phí đi lại,…

Khoản chênh lệch, tiền tiết kiệm mỗi tháng ▲2,000 yên~▲7,000 yên

※Bù vào bằng khoản tiền làm thêm trong các kỳ nghỉ dài

Tìm việc qua Hellowork

Nghiên cứu cách sản xuất shochu ở trường Đại học. Khi đi xin việc, tôi cũng chỉ tập trung vào các công ty sản xuất rượu.

Tôi đã có cơ hội thực tập 2 tuần (hồi là sinh viên năm 2) và 10 ngày (sinh viên năm 3) tại cùng một công ty sản xuất rượu và đã lĩnh hội được những kiến thức cơ bản về nấu rượu shochu. Giám đốc đã nhận tôi vào làm việc nhưng mọi chuyện đã thay đổi vào đầu năm thứ 4 Đại học. Công ty được mua lại và đội ngũ quản lý cũng thay đổi. Quyết định đi làm chưa chính thức kia bỗng chốc tiêu tan và so với các bạn xung quanh, hành trình xin việc của tôi bắt đầu muộn 6 tháng.

Có nhiều sinh viên Đại học sử dụng trang Mynavi khi tìm việc, còn tôi thì tìm qua một website cộng đồng có tên là Hellowork. Mục tiêu của tôi là tìm một công ty sản xuất rượu có lịch sử lâu đời và có ít nhân viên. Theo quan điểm cá nhân của tôi, “lịch sử” bao gồm tay nghề, kỹ thuật và chữ tín. Còn “ít nhân viên” chính là để tôi có thời gian tập trung học hỏi kỹ thuật sản xuất rượu. Sau khi tìm hiểu trên mạng, khoảng cuối tháng 6, tôi đến văn phòng của Hellowork ở Miyazaki để nộp sơ yếu lý lịch xin vào 4 công ty. Sau đó, có 1 công ty không nhận người nước ngoài, 3 công ty còn lại đã đồng ý phỏng vấn tôi.

Bạn dự định sẽ làm việc ở Nhật đến khi nào?

Nhà máy rượu Iwakura (Năm 2020)

Có những câu hỏi “gài” khó trả lời khi phỏng vấn tuyển dụng du học sinh nước ngoài. Đó chính là câu “Bạn dự định sẽ làm việc ở Nhật đến khi nào?”. Ước mơ của tôi là sau khi học hỏi kỹ thuật của Nhật Bản sẽ về nước khởi nghiệp. Tôi đã hỏi ý kiến thầy giáo ở trường Đại học về việc có nên nói điều này ở buổi phỏng vấn hay không? Thầy nói: “Nếu đã có mục tiêu rõ ràng như vậy thì cứ thẳng thắn trả lời”. Và tôi đã chọn cách đó.

Khi phỏng vấn tại 3 công ty hồi tháng 7/2020 thì ở đâu tôi cũng được hỏi câu này. Người phụ trách của một công ty rượu ở tỉnh Fukuoka đã cất công đến Miyazaki và tổ chức một buổi phỏng vấn khá thoải mái. Tuy nhiên, sau khi tôi thành thật trả lời câu hỏi trên thì không khí lúc đó thay đổi, và kết quả là tôi không được chọn. Thế nhưng, 2 công ty còn lại đã gật đầu nhận tôi với câu trả lời thẳng thắn ấy. Tôi quyết định gửi gắm tương lai của mình tại nhà máy rượu Iwakura ở thành phố Saito tỉnh Miyazaki. Đây là công ty có lịch sử khoảng 160 năm. Hiện tại, tuy mới chỉ làm việc tại đây được 1 năm nhưng nơi đây thật sự là một môi trường rất tuyệt vời.

Tham gia lớp học tiếng Nhật tình nguyện

Buổi tiệc giao lưu tại nhà giáo viên lớp tiếng Nhật Wake (Năm 2013)

Tôi đã thi đỗ năng lực tiếng Nhật JLPT N3 sau 1 năm sang Nhật và có bằng N2 khi là thực tập sinh kỹ năng năm thứ 3.Sau khi kết thúc công việc, ngoài thời gian tự học 2,3 tiếng ở nhà, tôi còn tham gia lớp học tiếng Nhật tình nguyện. Thời gian đầu, tôi đến một lớp học trong thành phố Okayama thông qua sự giới thiệu của một phiên dịch viên thuộc tổ chức giám sát nhưng nội dung học khi đó quá khó với tôi. Vì thế, tôi đã chuyển đến một lớp học có phân chia theo trình độ ở thành phố Kurashiki, và học miễn phí ở đây 2 tiếng chủ nhật mỗi tuần. Tuy từ nhà ga gần nhà đến Kurashiki mất khoảng 80 phút/1 chiều đi tàu (Tiền vé tàu hai chiều khoảng 2000 yên) nhưng đây chính là tài sản quý giá của tương lai nên tôi không tiếc thời gian và tiền bạc đầu tư vào đó.

Khi là thực tập sinh năm 2, tôi cũng tìm được thêm thông tin về một lớp tiếng Nhật miễn phí khác ở Wake tỉnh Okayama. Tôi vừa duy trì lớp học ở Kurashiki vừa học ở Wake một tuần một buổi tối thứ 3 nữa. Một năm, các thầy cô ở lớp Wake sẽ tổ chức ăn uống vài lần tại nhà riêng và mời một số học sinh đến tham dự. Tôi đã cùng những người bạn Việt Nam quen biết tại đây thắt chặt giao lưu hơn nữa qua những buổi tiệc đón tết nguyên đán.

Kết hôn với người Nhật

Lễ kết hôn tại quê nhà (Năm 2019)

Tại lớp học tiếng Nhật ở Wake có một giáo viên người Nhật chạc tuổi tôi. Sau khi thấy một đồng nghiệp người Việt Nam ở nơi làm việc gặp khó khăn khi không thể nói được tiếng Nhật, cô ấy đã quyết định tham gia lớp dạy tiếng Nhật tình nguyện cho người nước ngoài. Sau đó, cô ấy nghỉ việc rồi đến thành phố Hồ Chí Minh dạy tiếng nhật tại cơ quan phái cử trong 2 năm. Cùng lúc đó, tôi trở về Nam Định sau khi kết thúc thực tập kỹ năng, tôi nhận được rất nhiều lời khuyên và lời tư vấn từ cô ấy qua tin nhắn.

Mùa xuân năm 2016, khi tôi là sinh viên năm 2, cô ấy quay về Okayama và đến Miyazaki chơi. Ngay sau đó, cô ấy nói là thích vùng đất Miyazaki và khí hậu nơi đây nên nửa nămsau đó, cô ấy quyết định chuyển đến Mizayaki, rồi chúng tôi chính thức hẹn hò. Và chúng tôi chính thức hẹn hò. Tháng 11 năm 2019, chúng tôi mời khoảng 500 người đến dự lễ cưới tại Nam Định và tháng 5 năm nay, chúng tôi sẽ đón đứa con đầu tiên chào đời. Trong tương lai, cả gia đình chúng tôi sẽ về Nam Định sinh sống.

Cộng đồng người Việt Nam tại Miyazaki

Đội bóng đá của người Việt (Bức ảnh kỷ niệm trước khi thi đấu) (Thành phố Miyazaki, năm 2021)

Tháng 11 năm 2020, tôi cùng một số bạn bè người Việt Nam mở lớp học tiếng Nhật miễn phí. Vào mỗi chủ nhật hàng tuần, chúng tôi luân phiên nhau dạy tiếng Nhật cho các bạn thực tập sinh, kỹ sư v.v. Chúng tôi cũng hỗ trợ các bạn trong đời sống thường ngày. Các giáo viên người Nhật cũng giúp đỡ chúng tôi làm việc này. Hiện tại ở tỉnh Miyazaki có tổng cộng 8 đội bóng người Việt. Đội bóng của tôi bao gồm các bạn thực tập sinh, kỹ sư, du học sinh. Chủ nhật hàng tuần, chúng tôi luyện tập tại bãi đất bên sông, và thỉnh thoảng tổ chức ăn tại nhà riêng của thành viên trong đội.

Tuy tôi đang trải qua những tháng ngày sống ý nghĩa tại Nhật nhưng mục tiêu của tôi vẫn là một vài năm nữa sẽ về nước và tự mở một xưởng rượu nhỏ của riêng mình. Tôi nghĩ vẫn còn nhiều điều phải học tại Nhật Bản – đất nước tôi rất yêu quý này.

Gặp gỡ sempai số này

Nguyễn Văn Khanh
  • Năm 2008 Tốt nghiệp cấp 3
  • Năm 2008 Nhập học Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hoá Nhật Bản thành phố Nam Định
  • Năm 2010 Tốt nghiệp Trung tâm tiếng Nhật Nam Định
  • Năm 2010 Thực tập sinh kỹ năng ngành xây dựng (Tỉnh Okayama)
  • Năm 2011 Thi đỗ JLPT N3
  • Năm 2013 Thi đỗ JLPT N2
  • Năm 2013 Về nước
  • Năm 2015 Nhập học trường Đại học Minami Kyusyu (Tỉnh Miyazaki)
  • Năm 2019 Tốt nghiệp trường Đại học Minami Kyusyu
  • Năm 2019 Làm việc tại nhà máy rượu (Nhân viên chính thức) (Tỉnh Miyazaki)
  • Năm 2019 Kết hôn với người Nhật

〈Sinh năm 1990 tại tỉnh Nam Định〉

Dùng số tiền tiết kiệm sau thời gian làm thực tập sinh kỹ năng tại Nhật để đi học Đại học, Khanh đã được vào làm việc tại một công ty sản xuất rượu của Nhật. Với ước mơ có thể sở hữu một xưởng rượu riêng tại quê nhà, Khanh sẽ chia sẻ với chúng ta về con đường du học và các bước để xin việc thành công.

Học tiếng Nhật ở Việt Nam một năm rưỡi

Tôi đã từng nghĩ đến việc sau khi tốt nghiệp cấp 3 sẽ học tiếp lên Đại học nhưng được người họ hàng giới thiệu, tôi đã vào học tại Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hoá Nhật Bản thành phố Nam Định. Vì nhà cách trường xa nên tôi và nhóm bạn cùng làng, 5 người thuê một phòng ở chung. Hàng ngày, tôi học ở trung tâm đến 15:40. Sau khi ăn tối, chúng tôi quay lại trung tâm và tự học khoảng 3 – 4 tiếng.

Sau khi kết thúc 1 năm rưỡi học tiếng Nhật ở trung tâm, thực lòng tôi muốn đi du học ngay. Nhưng vì chi phí tốn kém nên tôi quyết định sẽ đi thực tập kỹ năng trước. Qua lời giới thiệu đến cơ quan phái cử, tôi đã đến được Nhật với chi phí 60.000.000 đồng (khoảng 29 man yên). Vì đã học một lượng tiếng Nhật nhất định tại trung tâm ở Nam Định nên tôi không cần trả chi phí này ở cơ quan phái cử nữa.

Làng Yên Cường (Năm 2014)

Điểm chú ý liên quan đến hồ sơ ghi quá trình làm việc

Có một điểm cần chú ý khi nộp hồ sơ xin tư cách lưu trú theo chương trình thực tập sinh kỹ năng. Trên danh nghĩa, đây là chương trình giúp các bạn nâng cao kỹ năng chuyên môn đã được học và trải nghiệm ở đất nước của mình ngay tại Nhật Bản. Nhưng trên thực tế, hơn nửa số hồ sơ trong số đó đã khai man quá trình làm việc của ứng viên để phù hợp với nội dung công việc. Nếu nội dung ghi quá trình làm việc tại thời điểm nộp hồ sơ xin tư cách lưu trú với vai trò thực tập sinh kỹ năng khác với nội dung khi bạn làm hồ sơ xin tư cách đi du học thì hồ sơ có thể sẽ không được chấp nhận.

Không chỉ giao phó hết việc chuẩn bị cho cơ quan phái cử, tôi đã cùng thầy giáo ở trung tâm ở Nam Định làm hồ sơ liên quan đến quá trình làm việc sau khi hiểu rõ nội dung. Sau đó tôi đã đi copy lại toàn bộ hồ sơ đã nộp cho Cục xuất nhập cảnh để lưu lại một bản.

Tiệc giáng sinh tại Trung tâm tiếng Nhật Nam Định (Năm 2013)

Thực tập kỹ năng

Tôi sang Nhật tháng 10 năm 2010 và bắt đầu công việc thực tập kỹ năng tại thành phố Bizen tỉnh Okayama. Công ty có khoảng 40-50 người, tính cả tôi thì có 2 thực tập sinh. Công việc của tôi là phá dỡ nhà ở và nhà xưởng. Nghe nói những người làm công việc ở công trường xây dựng hay phá dỡ thì tính khí thường cộc cằn, thô lỗ nhưng nhờ sở hữu vốn tiếng Nhật “hòm hòm” học từ Việt Nam nên sau khi sang Nhật tôi không gặp khó khăn trong giao tiếp và cũng được mọi người ở đây đối xử rất tốt. Có một bác sempai 60 tuổi rất tốt với tôi. Bác ấy thường đưa tôi đi du lịch trong ngày bằng xe ô tô. Chúng tôi cũng đã từng đi Nara – Kyoto – Osaka 2 ngày 1 đêm cùng nhau. Bác ấy cũng là người tôi vẫn thỉnh thoảng gặp lại sau khi quay lại du học.

Trong thời gian là thực tập sinh kỹ năng, hàng tháng tôi nhận về tay khoảng 10 đến 11 man yên. Từ số tiền đó, tôi trích ra 7 〜 8 vạn yên để gửi về nhà. Sau 3 năm, số tiền gửi về khoảng 250 vạn yên ( tương đương khoảng 522.000.000 VND). Sau khi trừ đi tiền đi Nhật và tiền viện phí cho mẹ, tôi cũng vẫn để ra được khoảng 150 vạn yên, tôi đã dùng nó để đầu tư cho việc đi du học sau này.

Du lịch cùng sempai người Nhật và kouhai người Việt cùng công ty (Nara, năm 2013)

Du học

Sau khi kết thúc 3 năm thực tập, tôi trở về Việt Nam và làm giáo viên cho trung tâm tiếng Nhật Nam Định. Tổ chức giám sát thực tập kỹ năng (Nghiệp đoàn) đã giới thiệu tôi đến làm việc tại một cơ quan phái cử. Nhưng được thầy Lợi hiệu trưởng động viên, tôi đã quay trở lại trung tâm. Trong khoảng 1 năm 4 tháng, tôi vừa dạy cho các em kouhai vừa tiếp tục học tiếng Nhật. Vì mỗi thực tập sinh kỹ năng đều có nhiệm vụ “tiếp thu kỹ thuật đã học hỏi được ở Nhật và chuyển giao công nghệ về đất nước của mình”nên dù có xin tư cách lưu trú để đi du học thì cũng không được chấp nhận nếu chưa đủ thời gian yêu cầu.

Sau đó, tôi thi đỗ vào trường Đại học Minami Kyusyu (Tỉnh Miyazaki), một trường liên kết với trung tâm Nam Định. Vì đã có bằng JLPT N2 từ thời còn là thực tập sinh năm 3 nên tôi được miễn phần thi viết và chỉ phải thi phỏng vấn bằng tiếng Nhật. Vì muốn học hỏi kỹ thuật sản xuất rượu và ứng dụng công nghệ này để ủ rượu ở Việt Nam nên tôi đã chọn học khoa thực phẩm. Tôi không đi làm thêm mà chỉ tập trung học trong suốt 4 tháng đầu tiên. Trong giờ học có nhiều từ vựng chuyên ngành nên phải dành nhiều thời gian để chuẩn bị và ôn bài. Ngoài thời gian học trên trường, tôi vẫn dành từ 3 đến 5 tiếng học thêm mỗi ngày. Vì vào ngày thường, tôi đi làm thêm 5 tiếng nên sẽ học vào những lúc không có tiết và cuối tuần.

Thực tập tại trường Đại học (Tôi là người đứng trong cùng bên trái)

Học phí và công việc làm thêm

Khi đi du học, lúc đầu tôi phải trả 100 vạn yên bao gồm tiền nhập học và học phí năm đầu tiên. 50 vạn yên còn lại tôi mang sang Nhật.Tôi trang trải được chi phí trong 4 năm du học chính nhờ số tiền ấy và tiền làm thêm, nhưng để được như vậy thì cũng có những yếu tố như sau.

  • • Trường Đại học Minami Kyusyu giảm nửa học phí cho du học sinh nước ngoài.
  • Từ năm thứ 2, tôi ở chung phòng với một em kohai cùng quê.
  • • Trong năm thứ 2, tôi đã nhận học bổng 3 vạn yên / tháng (360.000 yên / năm) (Học bổng này do trường giới thiệu).

Tôi tìm công việc bán thời gian trên một website tuyển dụng. Vì có thể nói được tiếng Nhật ở một mức độ nhất định nên tôi đã xin được việc ở một quánnhậu (izakaya) và làm ở đó cho tới khi tốt nghiệp. Cuộc sống ở vùng quê chậm rãi, thong thả nên các vị khách đến đây thường xuyên bắt chuyện với tôi với những câu hỏi như : “Cháu từ đâu đến?”, “đang là học sinh à?”,…Và cũng nhờ việc nói chuyện với khách và bạn bè ở cùng chỗ làm nên tiếng Nhật của tôi tiến bộ trông thấy. Sau giờ làm việc, tôi thường đi uống với một vài người bạn hay cùng đến khu mua sắm vào ngày nghỉ.

Giải trí cuối tuần cùng các bạn người Nhật nơi làm thêm ( Thành phố Miyazaki, năm 2019)

Chi tiêu của tôi ( Trung bình một tháng )

※ Nhật ký chi tiêu năm thứ 3 Đại học

※100 yên = 20,877VND (※ Theo tỷ giá tính đến ngày 2/4/2021)

Thu nhập (Tổng cộng: 100,000 yên)
1 công việc làm thêm (Quán nhậu Izakaya)

100,000 yên

Chi tiêu (Tổng cộng 102,000 yên 〜 107,000 yên)
Tiền nhà

12,000 yên

※Phòng 3 người

Học phí

50,000 yên

Tiền điện, nước, ga

7,000~10,000 yên

※ Tổng tiền điện・ga・nước

Internet(Wi-Fi)

2000 yên

※3 người chia nhau

Tiền điện thoại

3000 yên

※Y-mobile

Tiền ăn

20,000 yên

Chi phí khác

8,000 yên~10,000 yên

※Quần áo, sách vở, chi phí đi lại,…

Khoản chênh lệch, tiền tiết kiệm mỗi tháng ▲2,000 yên~▲7,000 yên

※Bù vào bằng khoản tiền làm thêm trong các kỳ nghỉ dài

Tìm việc qua Hellowork

Tôi đã có cơ hội thực tập 2 tuần (hồi là sinh viên năm 2) và 10 ngày (sinh viên năm 3) tại cùng một công ty sản xuất rượu và đã lĩnh hội được những kiến thức cơ bản về nấu rượu shochu. Giám đốc đã nhận tôi vào làm việc nhưng mọi chuyện đã thay đổi vào đầu năm thứ 4 Đại học. Công ty được mua lại và đội ngũ quản lý cũng thay đổi. Quyết định đi làm chưa chính thức kia bỗng chốc tiêu tan và so với các bạn xung quanh, hành trình xin việc của tôi bắt đầu muộn 6 tháng.

Có nhiều sinh viên Đại học sử dụng trang Mynavi khi tìm việc, còn tôi thì tìm qua một website cộng đồng có tên là Hellowork.Mục tiêu của tôi là tìm một công ty sản xuất rượu có lịch sử lâu đời và có ít nhân viên. Theo quan điểm cá nhân của tôi, Lịch sử bao gồm tay nghề, kỹ thuật và chữ tín. Còn “ít nhân viên” chính là có thời gian để tập trung học hỏi kỹ thuật sản xuất rượu. Sau khi tìm hiểu trên mạng, khoảng cuối tháng 6, tôi đến văn phòng của Hellowork ở Miyazaki để nộp sơ yếu lý lịch xin vào 4 công ty. Sau đó, có 1 công ty không nhận người nước ngoài, 3 công ty còn lại đã đồng ý phỏng vấn tôi.

Nghiên cứu cách sản xuất shochu ở trường Đại học. Khi đi xin việc, tôi cũng chỉ tập trung vào các công ty sản xuất rượu.

Bạn dự định sẽ làm việc ở Nhật đến khi nào?

Có những câu hỏi “gài” khó trả lời khi phỏng vấn tuyển dụng du học sinh nước ngoài. Đó chính là câu “Bạn dự định sẽ làm việc ở Nhật đến khi nào?”. Ước mơ của tôi là sau khi học hỏi kỹ thuật của Nhật Bản sẽ về nước khởi nghiệp. Tôi đã hỏi ý kiến thầy giáo ở trường Đại học về việc có nên nói điều này ở buổi phỏng vấn hay không? Thầy nói: “Nếu đã có mục tiêu rõ ràng như vậy thì cứ thẳng thắn trả lời”. Và tôi đã chọn cách đó.

Khi phỏng vấn tại 3 công ty hồi tháng 7/2020 thì ở đâu tôi cũng được hỏi câu này. Người phụ trách của một công ty rượu ở tỉnh Fukuoka đã cất công đến Miyazaki và tổ chức một buổi phỏng vấn khá thoải mái. Tuy nhiên, sau khi tôi thành thật trả lời câu hỏi trên thì không khí lúc đó thay đổi, và kết quả là tôi không được chọn. Thế nhưng, 2 công ty còn lại đã gật đầu nhận tôi với câu trả lời thẳng thắn ấy. Tôi quyết định gửi gắm tương lai của mình tại nhà máy rượu Iwakura ở thành phố Saito tỉnh Miyazaki. Đây là công ty có lịch sử khoảng 160 năm. Hiện tại, tuy mới chỉ làm việc tại đây được 1 năm nhưng nơi đây thật sự là một môi trường rất tuyệt vời.

Nhà máy rượu Iwakura (Năm 2020)

Tham gia lớp học tiếng Nhật tình nguyện

Tôi đã thi đỗ năng lực tiếng Nhật JLPT N3 sau 1 năm sang Nhật và có bằng N2 khi là thực tập sinh kỹ năng năm thứ 3.Sau khi kết thúc công việc, ngoài thời gian tự học 2,3 tiếng ở nhà, tôi còn tham gia lớp học tiếng Nhật tình nguyện. Thời gian đầu, tôi đến một lớp học trong thành phố Okayama thông qua sự giới thiệu của một phiên dịch viên thuộc tổ chức giám sát nhưng nội dung học khi đó quá khó với tôi. Vì thế, tôi đã chuyển đến một lớp học có phân chia theo trình độ ở thành phố Kurashiki, và học miễn phí ở đây 2 tiếng chủ nhật mỗi tuần. Tuy từ nhà ga gần nhà đến Kurashiki mất khoảng 80 phút/1 chiều đi tàu (Tiền vé tàu hai chiều khoảng 2000 yên) nhưng đây chính là tài sản quý giá của tương lai nên tôi không tiếc thời gian và tiền bạc đầu tư vào đó.

Khi là thực tập sinh năm 2, tôi cũng tìm được thêm thông tin về một lớp tiếng Nhật miễn phí khác ở Wake tỉnh Okayama. Tôi vừa duy trì lớp học ở Kurashiki vừa học ở Wake một tuần một buổi tối thứ 3 nữa. Một năm, các thầy cô ở lớp Wake sẽ tổ chức ăn uống vài lần tại nhà riêng và mời một số học sinh đến tham dự. Tôi đã cùng những người bạn Việt Nam quen biết tại đây thắt chặt giao lưu hơn nữa qua những buổi tiệc đón tết nguyên đán.

Buổi tiệc giao lưu tại nhà giáo viên lớp tiếng Nhật Wake (Năm 2013)

Kết hôn với người Nhật

Tại lớp học tiếng Nhật ở Wake có một giáo viên người Nhật chạc tuổi tôi.Sau khi thấy một đồng nghiệp người Việt Nam ở nơi làm việc gặp khó khăn khi không thể nói được tiếng Việt, cô ấy đã quyết định tham gia lớp dạy tiếng Nhật tình nguyện cho người nước ngoài. Sau đó, cô ấy nghỉ việc rồi đến thành phố Hồ Chí Minh dạy tiếng nhật tại cơ quan phái cử trong 2 năm. Cùng lúc đó, tôi trở về Nam Định sau khi kết thúc thực tập kỹ năng, tôi nhận được rất nhiều lời khuyên và lời tư vấn từ cô ấy qua tin nhắn

Mùa xuân năm 2016, khi tôi là sinh viên năm 2, cô ấy quay về Okayama và đến Miyazaki chơi. Ngay sau đó, cô ấy nói là thích vùng đất Miyazaki và khí hậu nơi đây nên nửa năm sau đó, cô ấy quyết định chuyển đến Mizayaki, rồi chúng tôi chính thức hẹn hò. Và chúng tôi chính thức hẹn hò. Tháng 11 năm 2019, chúng tôi mời khoảng 500 người đến dự lễ cưới tại Nam Định và tháng 5 năm nay, chúng tôi sẽ đón đứa con đầu tiên chào đời. Trong tương lai, cả gia đình chúng tôi sẽ về Nam Định sinh sống

Lễ kết hôn tại quê nhà (Năm 2019)

Cộng đồng người Việt Nam tại Miyazaki

Tháng 11 năm 2020, tôi cùng một số bạn bè người Việt Nam mở lớp học tiếng Nhật miễn phí. Vào mỗi chủ nhật hàng tuần, chúng tôi luân phiên nhau dạy tiếng Nhật cho các bạn thực tập sinh, kỹ sư v.v. Chúng tôi cũng hỗ trợ các bạn trong đời sống thường ngày. Các giáo viên người Nhật cũng giúp đỡ chúng tôi làm việc này. Hiện tại ở tỉnh Miyazaki có tổng cộng 8 đội bóng người Việt. Đội bóng của tôi bao gồm các bạn thực tập sinh, kỹ sư, du học sinh. Chủ nhật hàng tuần, chúng tôi luyện tập tại bãi đất bên sông, và thỉnh thoảng tổ chức ăn tại nhà riêng của thành viên trong đội.

Tuy tôi đang trải qua những tháng ngày sống ý nghĩa tại Nhật nhưng mục tiêu của tôi vẫn là một vài năm nữa sẽ về nước và tự mở một xưởng rượu nhỏ của riêng mình. Tôi nghĩ vẫn còn nhiều điều phải học tại Nhật Bản – đất nước tôi rất yêu quý này.

Đội bóng đá của người Việt (Bức ảnh kỷ niệm trước khi thi đấu) (Thành phố Miyazaki, năm 2021)