Du học - Xin việc
Ví dụ và Giải thích về cách viết sơ yếu lý lịch: Phần 1
【Collaboration blog】
Chào các bạn!
Trong bài viết “Những điều cần biết trước khi viết sơ yếu lý lịch!” lần trước, chúng mình đã giới thiệu về những điểm nên biết trước khi viết sơ yếu lý lịch như là về khuôn mẫu cơ bản của sơ yếu lý lịch, điểm khác nhau giữa sơ yếu lý lịch và Entry Sheet v.v. Ở bài viết lần này, chúng mình cùng nhau suy nghĩ cách viết cụ thể thông qua nội dung trong những sơ yếu lý lịch mà các anh chị tiền bối đã viết nhé!
Sơ yếu lý lịch của Nhật có mẫu khác với sơ yếu lý lịch của các nước khác, chúng mình đã giải thích rõ những điểm cơ bản về sơ yếu lý lịch của Nhật trong bài viết lần trước, nếu bạn chưa đọc thì hãy đọc bài viết đó trước nhé.
Những điều cần biết trước khi viết sơ yếu lý lịch!
Viết lên một “câu chuyện”
Chắc hẳn các bạn đã học qua tiết “Tập làm văn” trong trường rồi phải không? Khi đó các bạn đã được học về cách viết sao cho “câu chuyện” mình đưa ra mạch lạc, có hệ thống. Trong sơ yếu lý lịch dùng để đi xin việc cũng vậy, bạn cần gửi tới nhà tuyển dụng “câu chuyện” (có mạch văn, cấu trúc, cốt truyện) bằng tiếng Nhật.
Nội dung được viết trong sơ yếu lý lịch chính là phần bạn tự quảng cáo bản thân (自己PR), song nội dung đó nên là một câu chuyện bạn “kể” cho nhà tuyển dụng nghe. Những đoạn văn được viết trong sơ yếu lý lịch của du học sinh thường là những câu ngắn gọn, không được giải thích cặn kẽ và không có “câu chuyện” nào được đưa ra. Với những đoạn văn như thế thì bạn không thể truyền tải tới nhà tuyển dụng thế mạnh của mình và khó đi tới vòng tiếp theo (thi viết hay thi phỏng vấn).
Vậy thì, câu chuyện mà có thể “truyền tải” tới nhà tuyển dụng là câu chuyện như thế nào?
Lần này chúng mình sẽ tập trung chủ yếu vào 2 điểm chính sau nhé.
✔︎ Cấu trúc đoạn văn làm rõ kết luận và lý do dẫn tới kết luận đó
✔︎ Ý thức về 5W1H
Làm rõ kết luận và lý do dẫn tới kết luận đó
Cấu trúc đoạn văn làm rõ kết luận và lý do dẫn tới kết luận đó
Để tạo ra được một đoạn văn “truyền tải” được tới nhà tuyển dụng, sau khi làm rõ “kết luận” thì hãy viết “lý do dẫn tới kết luận đó”.
Nhà tuyển dụng sẽ đọc vô số sơ yếu lý lịch, sau đó chọn ra người nào được đi tiếp vào vòng phỏng vấn. Để “gây chú ý” với nhà tuyển dụng, điều quan trọng là bạn muốn truyền tải điều gì, kết luận có dễ hiểu hay không. Nếu nhà tuyển dụng có quan tâm đến “kết luận” bạn đưa ra, họ sẽ muốn biết thêm “lý do” nữa. Bằng việc miêu tả rõ ràng và cụ thể về quá trình và lý do đi đến kết luận, điều bạn muốn PR sẽ để lại được ấn tượng trong mắt đối phương đấy.
Ý thức về 5W1H
Tiếp theo, khi viết về “lý do”, bạn nên ý thức về 5W1H (Who, What, Where, Why, When and How). Nếu chú ý tới 6 mục này, bạn sẽ viết được một đoạn văn dễ hiểu.
☑️ Who (Ai)
☑️ What (Cái gì)
☑️ When (Khi nào)
☑️ Where (Ở đâu)
☑️ Why (Tại sao)
☑️ How (Bằng cách nào)
5W1H cũng rất quan trọng khi bạn viết báo cáo hay kế hoạch công việc khi bạn đã trở thành nhân viên chính thức. Nếu nội dung trong sơ yếu lý lịch dễ truyền tải được tới đối phương, nhà tuyển dụng sẽ hiểu được đúng điều bạn muốn PR, từ đó để lại ấn tượng rằng “bạn có năng lực viết báo cáo, điều này rất có ích khi làm việc”.
Thêm vào đó, một điều quan trọng nữa là đưa ra các phương pháp và con số cụ thể. Trong sơ yếu lý lịch có rất nhiều câu trừu tượng như “đã cố gắng”, “đã nỗ lực” v.v. nhưng phần lớn trong số đó lại không thể hiểu được là “đã cố gắng cái gì, đạt được kết quả như thế nào”. Bằng cách đưa ra các “phương pháp cụ thể”, “con số, giá trị” trong phần giải thích, người đọc sẽ hiểu chi tiết về “việc bạn đã nỗ lực”.
■ Viết tay hay đánh máy
Khi tư vấn cá nhân cho các bạn du học sinh, WA.SA.Bi. nhận được rất nhiều câu hỏi như “khi viết sơ yếu lý lịch thì em phải viết tay phải không?”, “em có thể đánh máy được không?”.
Hiện nay, bạn có thể ứng tuyển bằng cả hai cách, cũng có nhiều bạn viết lý lịch trên Word, sau đó chuyển đổi sang PDF, rồi gửi đi bằng Email. Tuy nhiên, với những nơi chấp nhận ứng tuyển bằng sơ yếu lý lịch viết tay, nếu nhà tuyển dụng đọc được sơ yếu lý lịch do người nước ngoài cố gắng viết, biết đâu điều này cũng sẽ gây ấn tượng với họ. Dù bạn viết chữ không đẹp thì bạn vẫn có thể để lại ấn tượng là “chữ viết nắn nót”.
Tất nhiên là cũng có những nhà tuyển dụng thích sơ yếu lý lịch đánh máy hơn là viết tay, và họ chỉ quan tâm vào phần nội dung được viết trong đó nên bạn hãy tìm hiểu thêm không khí ở nơi làm việc và tham khảo thêm ý kiến của các tiền bối đang làm việc tại các công ty nhé.
Nào, chúng ta cùng nhau xem những đoạn văn cụ thể đã được viết trong sơ yếu lý lịch của các tiền bối đã tìm việc ở Nhật nhé. Lần này chúng mình đưa ra cách viết mẫu cho phần “学生時代に勉強以外に力を注いだこと” – “Khi là sinh viên, ngoài việc học tập, bạn đã dốc sức vào việc gì?”
※Các lỗi sai chữ, thiếu chữ đã được chỉnh sửa, tên thật đã được ẩn đi.
Ví dụ①: Khi là sinh viên, ngoài việc học tập, bạn đã dốc sức vào việc gì?
Trường hợp ①: Về việc làm thêm
=Người Việt, sinh viên trường chuyên môn, trình độ tiếng Nhật N1 (JLPT)
Nguyên văn: “Tôi làm ở quầy thanh toán trong siêu thị. Hồi mới vào làm, tôi làm sai rất nhiều. Những ngày tiếp theo, tôi đọc sách hướng dẫn trước khi đi làm, tôi vừa nhớ lại các thao tác bấm máy vừa rèn luyện trí não, bằng việc đọc đi đọc lại nhiều lần tôi đã có thể ứng biến được ngay. Vào cuối ngày, tôi nhớ lại những điều tốt và chưa tốt của bản thân rồi tự kiểm điểm và đồng thời suy nghĩ phương án cải thiện. Tôi cố gắng ghi nhật ký để tránh lặp lại những thất bại tương tự. Tôi nghĩ rằng không có gì là không thể. Tôi đã hiểu ra được việc nỗ lực để có thể thực hiện được điều đó quan trọng như thế nào.”
→→Ở ví dụ này, người viết không viết kết luận ngay từ đầu, người đọc mất nhiều thời gian để hiểu được ý kết luận “việc nỗ lực để không lặp lại thất bại rất quan trọng”. Nếu bạn viết kết luận trước rồi giải thích quá trình đi đến kết luận đó thì điểm bạn muốn PR sẽ dễ hiểu và phù hợp hơn.
Vì vậy, chúng mình đã sửa lại đoạn văn trên và viết một đoạn văn mới như sau.
Đoạn văn đã sửa: “Thông qua kinh nghiệm đi làm thêm, tôi đã rèn luyện bản thân bằng cách ghi lại những thất bại của mình và dùng nó để cải thiện cho những lần tiếp theo. Tôi đã làm việc 3 năm ở quầy thanh toán trong siêu thị từ mùa hè của năm thứ nhất đại học, nhưng mới đầu khi vào làm, có rất nhiều trường hợp không thể xử lý được dù đã có sách hướng dẫn. Ví dụ như là khi vừa bấm xuất đơn hàng thì khách hàng yêu cầu trả lại một số sản phẩm, tôi đã không biết nên làm thế nào để có thể xuất lại đơn. Trong những trường hợp như vậy tôi đã gọi người hướng dẫn tới và xử lý giúp, xin lỗi khách hàng vì để khách phải chờ đợi, nhưng từ những lần tiếp theo, để có thể tự ứng biến được, tôi đã viết lại ngay trong ngày hôm đó để nhớ. Ngoài những việc như vậy, ở nơi làm thêm có những thất bại hay thành công gì, cách xử lý ra sao, tôi đều ghi vào sổ tay mỗi ngày. Cứ như thế, sau vài tháng, việc thất bại cũng như những việc tôi không hiểu dần dần ít đi, tôi cũng đã tập được cho mình thói quen “duy trì liên tục”. Tôi đã gửi tới các em kohai của mình nội dung trong cuốn sổ đó và gần đây một số phần trong đó cũng được viết trong sổ tay hướng dẫn.”
→→Thông qua việc viết kết luận ở ngay phần đầu, người đọc dễ dàng hiểu được điều bạn muốn PR. Hơn nữa, bằng việc đưa ra ví dụ cụ thể về việc bạn thất bại lúc ban đầu, “câu chuyện” của bạn dễ truyền tải hơn, bạn cũng để lại được ấn tượng là “có khả năng diễn đạt và báo cáo”.
Ví dụ ②: Khi là sinh viên, ngoài việc học tập, bạn đã dốc sức vào việc gì?
Trường hợp ②: Về việc làm thêm
= Người Việt, sinh viên đại học, trình độ tiếng Nhật N1 (JLPT)
Nguyên văn: “Ngoài việc học tập, tôi đã dốc hết sức vào việc làm thêm. Từ năm thứ nhất, tôi đã làm thêm ở công ty cổ phần ◯◯, tôi đảm nhiệm việc dạy tiếng Nhật cho thực tập sinh người Việt. Có tất cả 20 thực tập sinh nhưng số bạn tới lớp khá ít, chỉ có 2~5 bạn. Để nhiều bạn tới lớp hơn, tôi đã lập một bản kế hoạch rồi nói chuyện với tất cả các bạn ấy, tổng hợp lại ý kiến của các bạn và những điểm cần cải thiện rồi trao đổi với người phụ trách trong công ty. Nhờ đó, số bạn tham gia lớp học đã tăng lên đến 10 bạn thông qua việc đổi thời gian bắt đầu học, tặng thẻ quà tặng cho những bạn có điểm chuyên cần trên 90%. Từ kinh nghiệm này tôi học được rằng suy nghĩ và nỗ lực của bản thân có thể tạo ra ảnh hưởng tới kết quả công việc.”
【Điểm cải thiện】
Trong ví dụ này, kết luận được viết trước, sau đó là phần triển khai lý do nên đoạn văn này cũng trở nên dễ hiểu hơn.
Ví dụ, nếu bạn viết như sau“Ngoài việc học tập, tôi đã dốc hết sức vào việc làm thêm. Thông qua việc làm thêm từ năm thứ nhất đại học, tôi đã học được rằng đề xuất và hành động của bản thân có thể tạo ra ảnh hưởng tới kết quả công việc.” thì những gì bạn trưởng thành được viết ngay đầu tiên.
Nhà tuyển dụng muốn biết rằng sau khi vào làm việc, bạn có thể làm được gì. Đọc câu đầu này xong, có thể nhà tuyển dụng sẽ có ấn tượng rằng bạn có “khả năng đề xuất”, “khả năng hành động”.
【Điểm tốt】
① Đoạn văn mẫu trên có giới thiệu công việc làm thêm là “dạy tiếng Nhật cho đối tượng là thực tập sinh kỹ năng”. Điều này cho thấy “công việc đặc thù của người nước ngoài” và “năng lực ngoại ngữ cao” và đây là điểm khiến các nhà tuyển dụng quan tâm vì kinh nghiệm làm thêm có liên quan trực tiếp đến công việc sau khi được tuyển dụng.
② Khả năng đưa ra đề xuất và hành động của bạn được truyền tải nhiều hơn thông qua “việc đề xuất cải thiện tình trạng tỷ lệ học viên tới lớp thấp”, “việc thực hiện đề xuất đó”, “kết quả đem lại”.
③ Nội dung của nỗ lực cải thiện cũng được viết ngắn gọn và cụ thể, hơn nữa còn có con số cụ thể nêu ra kết quả của sự nỗ lực đó (từ 2~5 người học đã tăng lên thành 10 người). Nói chung, thông tin cụ thể, dễ hiểu nên nhà tuyển dụng có thể tưởng tượng ra được hình ảnh người viết hoạt động tích cực sau khi vào công ty.
Công cụ hỗ trợ viết Sơ yếu lý lịch
Có rất nhiều trang web hỗ trợ bạn viết sơ yếu lý lịch. Tại WA.SA.Bi., bạn có thể sử dụng công cụ viết sơ yếu lý lịch trên trang chủ và có thể xin tư vấn cách viết sơ yếu lý lịch, cách phỏng vấn từ nhân viên người nước ngoài nhé. (trực tiếp hoặc online)
Hỗ trợ viết sơ yếu lý lịch của WA.SA.Bi.
Trên trang chủ của WA.SA.Bi., sau khi đăng ký thành viên, bạn có thể sử dụng công cụ viết sơ yếu lý lịch trong phần “MyPage”.
Thông tin tuyển dụng
Thông tin tuyển dụng được cập nhật liên tục trong mục “JobHunting”. Đặc biệt, bạn có thể đọc thông tin tuyển dụng đó bằng tiếng Việt
Hỗ trợ cá nhân
Các thành viên của WA.SA.Bi. có tiền thân là du học sinh hoặc đang là du học sinh, ngoài những hỗ trợ trên, trang Facebook của WA.SA.Bi. cũng thường xuyên cung cấp các thông tin cơ bản về hoạt động tìm việc và WA.SA.Bi. còn tổ chức buổi phỏng vấn thử và luyện tập phỏng vấn cho các bạn có nguyện vọng.
Nếu bạn có thắc mắc hay muốn trao đổi ý kiến, hãy liên lạc với WA.SA.Bi. nhé!
Xếp hạng bài viết phổ biến
-
Lớp học tiếng Nhật online miễn phí 17080 views
-
Không được ăn ốc bắt ở ruộng lúa 15549 views
-
“Đúng giờ” ở Nhật là như thế nào? 13040 views
Platinum Sponsor
Bronze Sponsors
- Global HR Strategy
- Trường Nhật Ngữ EHLE
Đơn vị hỗ trợ
- Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam
- Trung tâm Giao lưu Văn hoá Nhật Bản tại Việt Nam
- Văn phòng JNTO Hà Nội
- Liên đoàn kinh tế vùng Kansai
- Hội Việt Nam (JAVN)
- Hội hỗ trợ Tomoiki Việt Nhật
- Hiệp hội phát triển giao lưu nguồn nhân lực quốc tế
Đơn vị hợp tác
Tổ chức hỗ trợ du học sinh
Nhật Bản (JASSO)
Mạng lưới luật sư cho lao động người nước ngoài
Bài viết mới
Bài viết liên quan
-
Lịch trình tìm việc của du học sinh
Bức tranh tổng thể về các bước cần làm khi xin việc, gợi ý cách viết Đơn ứng tuyển, mục “Giới thiệu bản thân” và “Lý do ứng tuyển” - những thứ quyết định bạn có được vào vòng phỏng vấn hay không.
-
Những điều cần biết trước khi viết sơ yếu lý lịch!
Để có thể đi đến vòng phỏng vấn cần phải viết sơ yếu lý lịch như thế nào? Sau đây, chúng mình sẽ giới thiệu đến các bạn một số điểm quan trọng cần lưu ý trước khi bắt đầu đặt bút viết nhé!
-
Hãy tận dụng các lớp dạy tiếng Nhật tình nguyện
Nếu bạn lấy được chứng chỉ JLPT N3 hoặc N2 thì sẽ rất có lợi cho công việc sau này. Ở Nhật Bản, đâu đâu cũng có lớp học tiếng Nhật miễn phí.
-
Bí quyết học ngoại ngữ và phỏng vấn xin việc
Sempai làm việc tại công ty thương mại của Nhật sau khi du học ở Nhật Bản chia sẻ bí quyết học tiếng Nhật và phỏng vấn xin việc.
Xếp hạng bài viết phổ biến
-
Lớp học tiếng Nhật online miễn phí 17080 views
-
Không được ăn ốc bắt ở ruộng lúa 15549 views
-
“Đúng giờ” ở Nhật là như thế nào? 13040 views
Platinum Sponsor
Bronze Sponsors
- Global HR Strategy
- Trường Nhật Ngữ EHLE
Đơn vị hỗ trợ
- Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam
- Trung tâm Giao lưu Văn hoá Nhật Bản tại Việt Nam
- Văn phòng JNTO Hà Nội
- Liên đoàn kinh tế vùng Kansai
- Hội Việt Nam (JAVN)
- Hội hỗ trợ Tomoiki Việt Nhật
- Hiệp hội phát triển giao lưu nguồn nhân lực quốc tế
Đơn vị hợp tác
Tổ chức hỗ trợ du học sinh
Nhật Bản (JASSO)
Mạng lưới luật sư cho lao động người nước ngoài