Cuộc sống - Visa
Sự khác nhau giữa tàu tốc hành đặc biệt (特急 Tokkyu), tàu tốc hành (急行 Kyuko), tàu nhanh (快速 Kaisoku) ở vùng thủ đô Tokyo
Trải nghiệm bị lạc đường ở các ga lớn hoặc đi nhầm tàu, tới nhầm địa điểm chắc hẳn là một trong những kỉ niệm khó quên đối với nhiều bạn mới chuyển lên Tokyo (và vùng phụ cận) để học tập, sinh sống. Tokyo có hệ thống tàu điện rất phức tạp, nhiều tuyến chạy đan xen, mỗi tuyến lại có nhiều loại tàu nhanh chậm khác nhau nên để chọn được chuyến tàu nhanh hoặc chuyến tàu không mất thêm phụ phí cũng khiến nhiều bạn bối rối. Do đó, trong bài viết này, mình sẽ giới thiệu với các bạn điểm khác nhau của các loại tàu từ tàu tốc hành đặc biệt, tàu tốc hành, tàu nhanh…và loại tàu nào mất thêm phụ phí, loại nào không mất để các bạn có thể dễ dàng sử dụng tàu điện ở Tokyo nhé.
1. Điểm khác biệt của các loại tàu thuộc công ty đường sắt JR
Trước tiên, cả công ty JR và các công ty đường sắt tư nhân đều có 02 loại tàu chính, đó là tàu nhanh và tàu chậm (hay tàu thường). Các loại tàu tốc hành đặc biệt(特急Tokkyu), tàu tốc hành(急行 Kyuko), tàu nhanh(快速 Kaisoku), tàu nhanh chạy giờ cao điểm(通勤快速Tsukin Kaisoku, tàu chỉ chạy vào giờ cao điểm buổi sáng và tối), tàu khá nhanh(準急, Junkyu, loại tàu dừng ít ga hơn tàu thường nhưng dừng nhiều ga hơn các loại tàu nhanh khác)được phân loại vào nhóm tàu nhanh. Còn lại tàu thường(普通 Futsu, dừng tất cả các ga)được gọi chung là tàu chậm.
Nếu xếp các loại tàu của JR theo tốc độ giảm dần thì đầu tiên sẽ là tàu tốc hành đặc biệt>tàu tốc hành>tàu nhanh – tàu nhanh giờ cao điểm> tàu thường. Trong đó tàu tốc hành đặc biệt và tàu tốc hành là những loại tàu phải trả thêm phụ phí.
Tàu tốc hành đặc biệt và tàu tốc hành của công ty đường sắt JR
Tàu tốc hành đặc biệt và tàu tốc hành đều là loại tàu nhanh, nhưng tàu tốc hành đặc biệt có tốc độ chạy nhanh hơn cả. Loại tàu này chỉ dừng ở các ga lớn, nội thất bên trong tàu cũng tiện nghi, cao cấp hơn so với các loại tàu khác. Bởi vậy mà ngoài chi phí vận chuyển thông thường bạn sẽ phải trả thêm phụ phí để sử dụng loại tàu này. Loại phí này chênh lệch ít nhiều tùy thuộc vào bạn sử dụng dịch vụ đặt ghế trước hay không. Shinkansen cũng được xếp vào một loại tàu tốc hành đặc biệt.
Giống như tàu tốc hành đặc biệt, tàu tốc hành cũng chỉ dừng ở một số ga lớn và bạn sẽ phải trả thêm phí khi sử dụng. Tuy nhiên số lượng ga dừng của tàu này nhiều hơn tàu tốc hành đặc biệt nên tốc độ của nó cũng chậm hơn đôi chút.
Một số loại tàu tốc hành của công ty đường sắt JR có tên riêng.
Ví dụ: Tàu tốc hành đặc biệt của công ty đường sắt JR
・ Tàu Azusa, Kaiji: Chạy trên tuyến Chuo. Dừng ở các ga như Shiojiri, Kofu, Hachioji, Shinjuku
・ Tàu Hitachi, Tokiwa: Chạy trên tuyến Joban. Dừng ở các ga như Mito, Iwaki, Sendai
・ Tàu Narita Express: Kết nối trung tâm Tokyo với sân bay Narita
・ Tàu Odoriko, Shonan: Kết nối Tokyo với khu vực Ito
Trải nghiệm của mình
Mình và một vài người bạn có đến thăm thành Matsumoto – một trong những địa danh nổi tiếng của tỉnh Nagano. Bọn mình xuất phát lúc 8h sáng từ ga Shinjuku, di chuyển bằng tàu tốc hành đặc biệt Tokkyu Azusa. Ban đầu tra giờ tàu mình thấy mất 2 giờ 30 phút nhưng do có bạn đi cùng ngồi trên tàu lại thoải mái nên tám chuyện một lúc là đã tới Matsumoto. Giá vé là 6,620 yên cho một lượt, trong đó 4,070 yên là tiền phí vận chuyển và 2,550 yên là tiền phụ phí khi sử dụng tàu tốc hành đặc biệt. Nếu bạn chọn đi tàu nhanh (không phải tàu tốc hành đặc biệt) và đổi tàu một vài lần thì chỉ mất 4,070 yên cho một lượt, hoặc nếu bạn sử dụng vé Thanh xuân 28 (Seishun 18 kippu) vào một số thời điểm trong năm thì còn rẻ hơn nữa nhưng sẽ mất khá nhiều thời gian cho việc di chuyển. Cụ thể là có thể mất khoảng 4 giờ 30 phút cho quãng đường từ Shinjuku tới Matsumoto, do vậy mình quyết định trả thêm 2,550 yên để đi chuyến Tokkyu Azusa và mình nghĩ đây là một sự lựa chọn đúng đắn bởi tàu chạy nhanh và rất thoải mái.
Tàu nhanh và tàu thường
Trong các loại tàu của công ty đường sắt JR, xếp thứ 3 về tốc độ sau tàu tốc hành đặc biệt và tàu tốc hành là tàu nhanh (bao gồm tàu Tokubetsu kaisoku 特別快速 và tàu Kaisoku 快速). Hai tàu này đều không mất thêm phụ phí khi di chuyển, so với tàu thường thì dừng ít ga hơn nên thời gian di chuyển trên cùng một quãng đường sẽ ngắn hơn. Ngoài ra còn có tàu nhanh chạy giờ cao điểm (通勤快速, Tsukin Kaisoku), tàu này còn dừng ít ga hơn cả tàu nhanh bình thường. Cuối cùng là tàu thường (普通 Futsu ), loại tàu dừng ở tất cả các ga trên tuyến.
2. Một số loại tàu nhanh, tàu thường có thu phụ phí (ngoại lệ)
Các loại tàu nhanh, tàu thường thuộc công ty đường sắt JR đa phần không thu thêm phụ phí. Tuy nhiên có một vài trường hợp ngoại lệ, đó chính là các toa xe Green trên một số đoàn tàu nhanh, tàu thường của công ty này. Các toa xe này thường nằm ở vị trí giữa đoàn tàu, có thiết kế khác với các toa xe còn lại do toa xe Green sẽ có 2 tầng ghế ngồi. Trong phạm vi vận hành của công ty đường sắt JR Đông Nhật Bản thì một số tuyến sau đây có dịch vụ toa xe Green: tuyến Tokaido(東海道線), tuyến Yokosuka – Sobu(横須賀線・総武線快速), tuyến Ueno – Tokyo Line(上野東京ライン)hay tuyến Joban(常磐線), tuyến Shonan Shinjuku(湘南新宿線), tuyến Takasaki(高崎線), tuyến Utsunomiya(宇都宮線). Nếu bạn lên những toa xe này bạn cần mua thêm vé toa Green, tức là bạn sẽ phải trả thêm phụ phí.
3. Tàu của các công ty đường sắt tư nhân
Khác với công ty đường sắt JR, mỗi công ty đường sắt tư nhân ở Nhật lại có quy định riêng về tốc độ chạy cũng như số ga dừng của các loại tàu tốc hành đặc biệt(特急 Tokkyu), tàu nhanh(快速 Kaisoku, 快速急行Kaisoku Kyuko), tàu tốc hành(急行Kyuko), tàu khá nhanh(準急Junkyu) và tàu thường(普通Futsu). Đa phần tàu tốc hành đặc biệt sẽ thu thêm phụ phí, còn lại thì đều không phải trả thêm bất kì phí nào.
Bảng 1: Các loại tàu thuộc hệ thống đường sắt tư nhân ở vùng thủ đô
Tên tuyến | Khu vực | Tốc độ (giảm dần) |
Công ty đường sắt Tobu | ||
Tuyến Isesaki | Asakusa – Tobu dobutsukoen | Kaisoku>Kukan kaisoku>Kukan kyuko>Kukan junkyu>Futsu |
Tuyến Tojo | Ikebukur –Ogawamachi | Kaisoku>Kyuko>Tsukin kyuko>Junkyu>Futsu |
Công ty đường sắt Seibu | ||
Tuyến Ikebukuro | Ikebukuro – Hanno | Tokkyu (Chichibu)>Kaisoku kyuko>Kyuko>Tsukin kyuko>Kaisoku>Junkyu>Futsu |
Tuyến Shinjuku | Seibushinjuku – Honkawagoe | Tokkyu (Koedo)>Kyuko>Tsukin kyuko>Junkyu>Futsu |
Công ty đường sắt Keio | ||
Tuyến Keio | Shinjuku – Hachioji | Tokkyu(không phụ phí)>Juntokkyu>Kyuko>Kukan Kyuko>Kaisoku>Futsu |
Công ty đường sắt Keisei | ||
Tuyến Keiseihonsen | Keisei Ueno – Sân bay Narita | Kaisoku Tokkyu>Tokkyu>Kaisoku>Futsu |
Công ty đường sắt Tokyu | ||
Tuyến Toyoko | Shibuya – Yokohama | Tokkyu(không phụ phí)>Tsukin Tokkyu>Kyuko>Futsu |
Công ty đường sắt Keikyu | ||
Tuyến Honsen | Senkakuji – Uraga | Kaitoku>Tokkyu(không phụ phí)>Futsu |
Công ty đường sắt Odakyu | ||
Tuyến Odakyu | Shinjuku – Sagamiono | Tokkyu (Romancecar)>Kaisoku kyuko>Kyuko>Junkyu>Kukan junkyu>Futsu |
Tàu tốc hành đặc biệt có thu phụ phí và không thu phụ phí
Khác với công ty JR, mỗi công ty đường sắt tư nhân có chính sách thu phụ phí riêng khi hành khách sử dụng tàu tốc hành đặc biệt. Ví dụ, các chuyến tàu tốc hành đặc biệt của công ty đường sắt Seibu (Tokkyu Chichibu, Tokkyu Koedo) hay công ty đường sắt Odakyu (Tokkyu Romancecar) là những loại tàu bạn phải trả thêm phụ phí khi sử dụng. Trong khi đó cũng có những chuyến tàu tốc hành đặc biệt không cần trả thêm phụ phí với những toa xe có thiết kế, trang thiết bị không có nhiều thay đổi so với các chuyến tàu thông thường.
Trải nghiệm của mình
Khi mình mới sang Nhật, mình có đi gặp một người bạn ở ga Keio Hachioji. Khi đó, mấy anh khóa trên trong trường có nói với mình rằng nếu chú đi Tokkyu là chú phải trả thêm tiền, mình lại sợ tốn kém nên mình đã chọn tàu nhanh Kaisoku để đi, và mình đã mất 1 giờ 15 phút để di chuyển từ Shinjuku tới Keio Hachioji. Sau khi gặp bạn mình, bạn mình có nói rằng tuyến Keio này Tokkyu không mất phí đâu, cứ lên thoải mái. Do vậy khi trở về mình đã chọn tàu Tokkyu để đi, và quả nhiên chỉ mất 43 phút so với ban đầu, vô cùng nhanh chóng và tiện lợi.
Ngược lại, nếu bạn sử dụng tàu Tokkyu Chichibu đi từ ga Ikebukuro (tuyến Seibu) tới Chichibu, ngoài tiền phí vận chuyển là 790 yên bạn sẽ phải trả thêm 710 yên tiền phụ phí, thời gian di chuyển là 1 giờ 17 phút. Trong trường hợp bạn không sử dụng tàu Tokkyu mà đi tàu nhanh bình thường thì bạn chỉ mất 790 yên và 1 giờ 47 phút di chuyển. Tàu Tokkyu có ưu điểm là di chuyển nhanh, thoải mái nhưng chắc nhiều bạn học sinh, thực tập sinh sẽ vẫn chọn đi tàu thường trong trường hợp này bởi lẽ thời gian di chuyển chỉ chênh nhau 30 phút.
4. Tổng kết
Trong bài viết này mình đã giới thiệu tới các bạn khái quát về các loại tàu chính, các trường hợp có hoặc không thu phụ phí trên các tuyến ở khu vực Tokyo và phụ cận cũng như những trải nghiệm của bản thân mình. Khu vực Tokyo và phụ cận có dân cư đông đúc nên số lượng tàu cũng nhiều hơn hẳn các vùng khác, do vậy những bạn đã quen sống ở khu vực này có thể sẽ cảm thấy rất thuận tiện khi di chuyển. Tuy nhiên với những bạn mới tới hoặc với khách du lịch nước ngoài thì việc di chuyển bằng hệ thống tàu điện ở khu vực này quả thật là một thách thức lớn đối với họ. Có nhiều cách để biết được thời gian di chuyển, số tiền phải trả cũng như các ga dừng đỗ của tàu, bản thân mình thường ứng dụng Google Map tra trước các thông tin nói trên để chủ động hơn trong mỗi chuyến đi. Ngoài ra ở trong sân ga cũng có các bảng hướng dẫn về giờ tàu, số lượng ga dừng đỗ của từng loại tàu trên toàn tuyến, các bạn có thể tham khảo trước khi lên tàu.
Trong trường hợp bạn không thể dùng ứng dụng để tra trước xem chuyến tàu này có mất thêm phụ phí hay không, bạn có thể dùng cách này của mình để phân biệt. Đó là dựa vào thiết kế cũng như trang thiết bị của chuyến tàu đó. Nếu bạn thấy chuyến tàu này có vẻ đẹp hơn, hiện đại hơn các chuyến tàu thường thì đa phần đó là những chuyến tàu tốc hành đặc biệt. Nếu bạn lên những chuyến tàu đó có thể bạn sẽ phải trả thêm phụ phí. Hãy lưu ý điểm này nếu không muốn bị trả thêm một khoản phí không đáng có nhé!
Xếp hạng bài viết phổ biến
-
Lớp học tiếng Nhật online miễn phí 17066 views
-
Không được ăn ốc bắt ở ruộng lúa 15539 views
-
“Đúng giờ” ở Nhật là như thế nào? 13030 views
Platinum Sponsor
Bronze Sponsors
- Global HR Strategy
- Trường Nhật Ngữ EHLE
Đơn vị hỗ trợ
- Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam
- Trung tâm Giao lưu Văn hoá Nhật Bản tại Việt Nam
- Văn phòng JNTO Hà Nội
- Liên đoàn kinh tế vùng Kansai
- Hội Việt Nam (JAVN)
- Hội hỗ trợ Tomoiki Việt Nhật
- Hiệp hội phát triển giao lưu nguồn nhân lực quốc tế
Đơn vị hợp tác
Tổ chức hỗ trợ du học sinh
Nhật Bản (JASSO)
Mạng lưới luật sư cho lao động người nước ngoài
Bài viết mới
Bài viết liên quan
-
Các ứng dụng điện thoại hữu ích trong cuộc sống (Phần công cụ tra cứu đường đi)
Người nước ngoài khi mới sang Nhật Bản thường không biết cách làm thế nào để đi tới nơi mình muốn hoặc sử dụng phương tiện giao thông nào là phù hợp nhất. Thậm chí, ngay cả những hoạt động thường nhật như đi học hay mua sắm cũng chẳng dễ dàng chứ đừng nói đến chuyện đi tham quan các địa danh nổi tiếng hoặc đến các cửa hàng bán nguyên liệu nấu ăn món Việt Nam v.v… Tuy nhiên, nếu biết cách dùng các ứng dụng điện thoại miễn phí có tính năng tra cứu đường đi cũng như chọn phương tiện phù hợp nhất thì bạn hoàn toàn có thể dễ dàng đi đến nơi mình muốn. Trong bài viết này, chúng tôi xin giới thiệu các ứng dụng tra cứu đường đi trên điện thoại mà các sempai người Việt sử dụng phổ biến nhất. 〈Các ứng dụng giới thiệu trong bài〉 ・Google Maps ・Yahoo Norikae Annai (ヤフー乗換案内) ・Norikae Annai (乗換案内) ・Japan Transit Planner 1. Google Maps Thao tác cơ bản trên ứng dụng ➊ Khi mở ứng dụng, bản đồ khu vực bạn đang đứng sẽ lập tức hiện ra (※ Trong phần cài đặt chung của điện thoại, cần chỉnh cài đặt sang chế độ cho phép Google Maps truy cập thông tin vị trí). Tại đây, bạn có thể nhập địa điểm muốn đến vào cửa sổ tìm kiếm để tra cứu đường đi. ➋ Bản đồ khu vực bạn đang đứng (※ Có thể tuỳ chỉnh trên ứng dụng để bản đồ hiện ra dạng ảnh chụp vệ tinh hay dạng bản đồ thường.) ※ ➊ Bản đồ khu vực bạn đang đứng (※ Có thể tuỳ chỉnh trên ứng dụng để bản đồ hiện ra dạng ảnh chụp vệ tinh hay dạng bản đồ thường.) ; ➋ Bản đồ khu vực điểm đến ➌ Khi bấm vào nút “Đường đi", các lựa chọn cách đi khác nhau tới điểm cần đến sẽ hiện ra. Sau đó, nếu bạn bấm vào biểu tượng tàu điện thì sẽ biết được các thông tin như ga xuất phát, ga chuyển tuyến, số tiền và thời gian di chuyển. ➍ Thông thường, khi chọn tra cứu cách đi bằng tàu điện thì nhiều lựa chọn khác nhau về thời gian và tuyến đường sẽ hiện ra. Bạn chỉ cần bấm chọn một trong số các cách đi là thông tin chi tiết về tuyến đường đó sẽ xuất hiện. ※ ➌ Các gợi ý đường đi tới điểm muốn đến ; ➍ Thông tin chi tiết về tuyến đường đã chọn Trên màn hình nêu chi tiết tuyến đường, ngoài các thông tin như tuyến tàu, ga xuất phát, thời gian xuất phát, ga chuyển tuyến, giờ đến nơi v.v… bạn còn biết được mình cần phải đi tới đường ray số bao nhiêu trong ga nữa. Ngoài ra còn có cả thông tin cho biết là nếu bạn lên toa tàu số bao nhiêu thì sẽ tiết kiệm được thời gian và công sức khi chuyển tuyến. ƯU ĐIỂM ・Được sử dụng trên toàn thế giới, người Việt cũng dùng nhiều. ・Cách tra cứu phong phú → Tra cứu bằng địa chỉ → Tra cứu bằng địa danh → Chọn địa điểm ngay trên bản đồ → Tra cứu bằng tên nhà ga ・Không cần phải biết trước nhà ga hay bến xe buýt gần nhất. ・Có thể tra cứu cả bằng chữ Latinh. Chỉ cần nhập thông tin là các gợi ý địa điểm thích hợp với thông tin tìm kiếm sẽ hiện ra. Hoàn toàn không biết tiếng Nhật cũng có thể tra cứu được. ・Có thể tra cứu nhiều phương tiện giao thông khác nhau (ô tô, tàu điện, xe buýt, đi bộ v.v…) Sau khi chọn phương tiện đi lại xong, ta biết được luôn cả thời gian cũng như chi phí dự kiến để đi bằng phương tiện đó. ・Tính năng tra cứu tích hợp chung với bản đồ, hiển thị được cả bản đồ từ điểm đầu đến điểm cuối. Trường hợp cần sử dụng nhiều phương tiện giao thông khác nhau thì thông tin liên quan đến chuyển phương tiện cũng hiển thị đầy đủ. NHƯỢC ĐIỂM ・Thỉnh thoảng cũng có trường hợp giờ tàu xe không chính xác. ・Có thể lựa chọn cách đi theo các tiêu chuẩn như ưu tiên cách đi rẻ, nhàn hoặc tránh phải đi bộ nhiều v.v.. nhưng không tuỳ chỉnh chi tiết được cách tra cứu (ví dụ như không sử dụng tàu cao tốc, shinkansen v.v…) 2. Yahoo Norikae Annai (ヤフー乗換案内) Thao tác cơ bản trên ứng dụng ➊ Khi mở ứng dụng lên, màn hình tra cứu chính sẽ hiện ra. ➊ Màn hình tra cứu chính ➋・Sau khi nhập ga đi và ga đến rồi bấm nút「検索」(tra cứu), sẽ hiển thị tuyến đường đi. ・Trường hợp muốn tra cứu bằng bản đồ hay địa điểm hiện tại thì bấm vào nút 「駅・バス停・スポット」(Ga tàu, điểm dừng xe buýt, địa điểm). ・Từ màn hình này có thể tuỳ chỉnh thời gian xuất phát hoặc thời gian đến nơi v.v… Ngoài ra, trường hợp không muốn đi bằng tàu cao tốc hoặc shinkansen thì bấm vào nút 「交通指定あり」(Chọn phương tiện đi lại) để tuỳ chỉnh. ➋ Màn hình tra cứu theo các ga tàu ở gần điểm hiện tại và tra cứu bằng bản đồ ➌ Sau khi đã chọn xong điểm đi và điểm đến thì các tuyến đường đi sẽ được hiển thị. ➌ Màn hình lựa chọn các tuyến đường ➍ Trên màn hình hiển thị các tuyến đường, có thể chọn sắp xếp các cách đi theo thứ tự ưu tiên về thời gian tới điểm cần đến, nhanh trước chậm sau (早)(Nhanh), ưu tiên cách đi có số lần chuyển tuyến ít (楽)(Nhàn) hoặc ưu tiên cách đi có giá rẻ (安)(Rẻ). Sau khi chọn tuyến đường mà bạn thích thì màn hình chi tiết về tuyến đường đó sẽ hiện ra. ➍ Màn hình chi tiết tuyến đường ƯU ĐIỂM ・Có thể dễ dàng lựa chọn tuyến đường theo các tiêu chuẩn “Nhanh”, “Nhàn”, “Rẻ”. ・Có thể tuỳ chỉnh tìm đường đi không sử dụng tàu cao tốc hoặc shinkansen. Tính năng này rất hữu ích đối với các bạn du học sinh hay thực tập sinh muốn tiết kiệm chi phí. ・Có thông tin hướng dẫn lên toa tàu nào để chuyển tàu được nhanh chóng và đỡ mất công sức. ・Đây là ứng dụng chuyên để tra cứu phương tiện giao thông công cộng nên có thể dễ dàng tra cứu giờ tàu và giờ xe buýt. ・Trong ứng dụng cũng có cả thông tin tai nạn hay dừng tàu cũng như hướng dẫn cách đi vòng tránh khu vực tàu đang không vận hành. NHƯỢC ĐIỂM ・Giao diện và thông tin nhập vào chỉ có tiếng Nhật. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội để học tiếng Nhật. ・Tính năng tra cứu theo địa danh hoặc bản đồ không tiện dụng như Google Maps. 3. Norikae Annai (乗換案内) Thao tác cơ bản trên ứng dụng ➊ Sau khi mở ứng dụng, màn hình tra cứu đường đi sẽ hiện ra. ➊ Màn hình tra cứu đường đi ➋ Trên màn hình này, có thể nhập thông tin điểm đi và điểm đến. Có thể lựa chọn luôn thời gian xuất phát hoặc thời gian đến nơi trên màn hình. Ngoài ra, có thể bấm vào nút 「地図」(Bản đồ) để mở màn hình tra cứu bằng bản đồ. ➋ Màn hình tra cứu bằng bản đồ ➌・Có thể tra cứu ga tàu và điểm dừng xe buýt trên màn hình này. ・Sau khi chọn xong điểm đi và điểm đến, màn hình các tuyến đường sẽ hiện ra. ➌ Màn hình liệt kê các tuyến đường và màn hình thông tin chi tiết tuyến đường (thao tác tương tự như ứng dụng Yahoo Norikae Annai) ƯU ĐIỂM ・Thao tác tương tự như ứng dụng Yahoo Norikae Annai, tuy nhiên, trong ứng dụng Norikae Annai này, bạn có thể tra cứu đường đi cả bằng địa danh. Ngoài ra, ga tàu hoặc bến xe buýt gần điểm đi và điểm đến sẽ tự động hiện ra. ・Cũng giống như Google Maps, bạn có thể tìm đường đi bằng cách chọn trên bản đồ. ・Có thể lựa chọn hiển thị các tuyến đường theo thứ tự ưu tiên “Nhanh", “Nhàn", “Rẻ". ・Có thông tin hướng dẫn lên toa tàu nào để chuyển tuyến cho nhanh và đỡ mất công sức. ・Có thể tuỳ chỉnh tra cứu đường không sử dụng tàu cao tốc hay shinkansen. Tính năng này rất hữu ích đối với du học sinh và thực tập sinh muốn tiết kiệm chi phí. ・Đây là ứng dụng chuyên để tra cứu phương tiện giao thông công cộng nên có thể dễ dàng tra cứu giờ tàu và giờ xe buýt. ・Trong ứng dụng cũng có cả thông tin tai nạn hay dừng tàu cũng như hướng dẫn cách đi vòng tránh khu vực tàu đang không vận hành. NHƯỢC ĐIỂM ・Giao diện và thông tin nhập vào chỉ có tiếng Nhật. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội để học tiếng Nhật. 4. Japan Transit Planner Thao tác cơ bản trên ứng dụng ➊ Khi mở ứng dụng lên, màn hình tra cứu sẽ hiện ra. ➊ Màn hình tra cứu ➋ Có thể nhập điểm đi và điểm đến trên màn hình này. Việc tuỳ chỉnh thời gian đi và đến cũng thực hiện luôn tại đây. Khi đã chọn xong điểm đi và điểm đến, bấm vào nút “Tìm kiếm" thì màn hình thông tin tuyến đường sẽ hiện ra. ➋ Màn hình tuyến đường Trên màn hình này có thể biết được thông tin chi tiết của tuyến đường (bao gồm thời gian, chi phí, thông tin chuyển tuyến v.v…) Ngoài ra, trên màn hình này cũng có thể chọn các tuyến đường khác nhau. ƯU ĐIỂM ・Có giao diện 12 thứ tiếng, bao gồm cả tiếng Việt. ・Tính năng cơ bản cũng tương tự như các ứng dụng tra cứu đường đi khác. Có thể tra cứu bằng địa danh, ga tàu và điểm dừng xe buýt gần điểm đi và điểm đến cũng tự động hiện ra. ・Các tuyến đường cũng được xếp theo các tiêu chuẩn “Nhanh", “Nhàn", “Rẻ". ・Có thể tuỳ chỉnh tìm đường không sử dụng tàu cao tốc hoặc shinkansen v.v.. Tính năng này rất hữu ích đối với du học sinh hay thực tập sinh muốn tiết kiệm chi phí. ・Đây là ứng dụng chuyên để tra cứu phương tiện giao thông công cộng nên có thể dễ dàng tra cứu giờ tàu và giờ xe buýt. ・Có cả thông tin gợi ý về các điểm tham quan, du lịch nổi tiếng. NHƯỢC ĐIỂM ・Không tra cứu được bằng bản đồ. ・Không biết được lên toa tàu nào thì chuyển tuyến sẽ nhanh và đỡ tốn công sức hơn. ・Không hiển thị thông tin tai nạn, dừng tàu hay thông tin đường vòng tránh khi tàu không vận hành. Các phương tiện giao thông công cộng ở Nhật Bản rất phát triển và tiện lợi. Nếu biết cách khéo léo lựa chọn phương tiện giao thông công cộng thì cuộc sống của bạn cũng sẽ trở nên dễ dàng hơn. Các bạn hãy dùng thử các ứng dụng trên và chọn ra ứng dụng phù hợp nhất với mình nhé!
-
Hot: Dễ dàng khám phá thị trấn Tiểu Edo – Kawagoe chỉ với chưa đầy 1 tiếng khởi hành từ Tokyo
Bài viết do Cơ Quan Xúc Tiến Du Lịch Nhật Bản (JNTO) cùng KOKORO đồng hành thực hiện. Trong khi còn ở Nhật, có lẽ hầu hết mọi người sẽ muốn đi chơi thật nhiều nơi. Nếu bạn muốn cảm nhận lịch sử Nhật Bản một cách chân thực nhất, và thắc mắc liệu có nơi nào có thể đi về trong ngày nếu khởi hành từ Tokyo. Thì đây, mình sẽ giới thiệu cho bạn một địa điểm: “Tiểu Edo - Kawagoe”, một nơi chắc chắn sẽ khiến bạn rất tò mò. Kawagoe (tỉnh Saitama) là thị trấn vốn rất phát triển vào thời đại Edo. Hiện nay, nơi này vẫn còn vài ngôi nhà ngói cổ bằng gốm. Thế nên, Kawagoe còn được ví như là “Tiểu Edo” – một trong những địa điểm được du khách trong và ngoài nước yêu mến. Hôm nay, mình sẽ vào vai một cô gái Nhật, khoác lên mình chiếc áo Yukata (trang phục Kimono mỏng mặc vào mùa hè) để cảm nhận sâu sắc hơn về nét đẹp cổ kính của thị trấn này. Nội dung của bài viết gồm có: • Cảnh quan phố cổ (bản đồ ❶) • Thuê Yukata • Kawagoe - Hội An của Nhật Bản • “Rửa tiền” ở Đền Kumano (bản đồ ❷) • Trải nghiệm “nặn kẹo” thủy tinh • Khám phá cửa hàng gốm sứ cổ kính Touho Yamawa (bản đồ ❸) • Đền Hikawa - Kawagoe (Chuông gió se duyên) • Thưởng thức mì soba trong ngôi nhà cổ dân gian • Phố bánh kẹo Kashiya - Yokocho (bản đồ ❹) • Tháp chuông “Toki no Kane” - biểu tượng ở Kawagoe (bản đồ ❺) Cảnh quan phố cổ Cảnh quan phố cổ Vào thời đại Edo ( 1603 – 1868 ), rất nhiều thương nhân đã xây dựng nhà kho chứa hàng hóa (kura) tại thị trấn Kawagoe. Cho đến ngày nay, còn rất nhiều công trình kiến trúc cổ có từ thời Edo vẫn được bảo tồn nguyên vẹn. Để cảm nhận rõ cảnh quan của một “Edo thu nhỏ”, bạn không thể bỏ qua phố mua sắm Ichibangai - Shotengai (biệt danh: Kura-zukuri no Machinami), tháp chuông Toki no Kane (biểu tượng của Kawagoe) và những địa điểm nổi bật xung quanh khác. Link: Bản đồ dạo phố Tiểu Edo - Kawagoe (từ Hiệp Hội Du Lịch Koedo - Kawagoe) Thuê Yukata Cửa hàng cho thuê trang phục Kimono Yukata – một trong những trang phục truyền thống đơn giản nhất của Nhật Bản mà cô gái Việt nào cũng muốn trải nghiệm thử một lần trong đời. Có rất nhiều cửa hàng cho thuê Kimono ở ngay trung tâm Kawagoe, các nàng sẽ rất dễ dàng tìm cho mình cửa hàng thích hợp. Thế nhưng sẽ rất khó khăn để tìm ra cho mình một bộ ưng ý, bởi có rất nhiều mẫu đẹp được trưng bày và các cô gái sẽ phải phân vân rất lâu để lựa chọn. Giá thuê rất hợp lý, trung bình dưới 3000 yên cho một bộ, bao gồm cả dịch vụ làm tóc và giữ đồ. Các cô gái chỉ cần đến tay không, sau đó tìm cho mình một bộ Yukata xinh xắn dạo phố. * Giá tiền nêu trong bài viết này đã bao gồm thuế. * Tỉ giá: 100 yên = 21,925 VND (theo tỉ giá ngày 24/8/2020) Kawagoe – Hội An của Nhật Bản Nếu hỏi “Kawagoe là thị trấn như thế nào?” Mình sẽ trả lời đó là “Hội An của Nhật Bản”. Những ngôi nhà hai tầng có mái ngói được làm bằng gốm như phố cổ Hội An, khiến những người con xa quê có cảm giác vô cùng thân thuộc khi đặt chân đến đây. À, hình như Hội An ngày xưa cũng được những thương nhân người Nhật xây dựng nên, vì thế mà phong cách kiến trúc trông cũng giống nhau chăng? “Rửa tiền” ở Đền Kumano Bạn rất dễ dàng tìm thấy Đền Kumano khi đi bộ từ ga vào trung tâm thị trấn. Địa chỉ: 17-1 Renjakucho, Kawagoe, Saitama Đền Kumano – Kawagoe Nếu ghé thăm Đền Kumano, có một việc bạn chắc chắn không được quên, đó là… “rửa tiền”. Trong một số trường hợp tiền bị ướt như ngấm nước mưa chẳng hạn, có lẽ chẳng ai muốn tiền của mình bị ướt phải không nào? Nhưng có một điều kỳ lạ là nếu “rửa tiền” ở ngôi đền này, nghe nói vận may sẽ phất lên đó. Vậy bạn có muốn thử không? Lời ước sẽ mau thành hiện thực nếu bạn sử dụng tiền sau khi rửa một cách ý nghĩa. Trải nghiệm “nặn kẹo” thủy tinh Sau khi viếng đền cầu an xong, tinh thần thoải mái hơn hẳn! Mình tiếp tục dạo phố thôi. Aoi Tori – Con Chim Xanh? Ủa? Trải nghiệm làm thủy tinh? “Xin mời, bạn có thể trải nghiệm “nặn kẹo" thủy tinh ngay từ bây giờ” Có vẻ thú vị nhỉ? Mình vào thử xem như thế nào... Mình đã chọn dịch vụ nặn kẹo thủy tinh với giá 1,650 yên. Đeo kính và tạp dề bảo hộ xong, mình bắt tay vào thực hành cùng với chuyên gia. Đầu tiên mình làm nóng thủy tinh bằng cách hơ trên đèn cho đến khi đầu thanh thủy tinh chảy ra như “viên kẹo” dẻo. Tiếp theo, mình quấn “viên kẹo” này lên thanh sắt và quay tròn đều tay, sau đó đính lần lượt thêm 3 thanh thủy tinh (khác màu) đã được làm chảy lên trên “viên kẹo”, tạo hoa văn theo ý thích. Cuối cùng, để nguội “viên kẹo” trong vòng 1 tiếng. Tác phẩm thủy tinh đầu tay, mình đã dùng làm trâm cài tóc. Link: Aoi Tori Địa chỉ: 5−4 -2F, Saiwaicho, Kawagoe, Saitama Khám phá cửa hàng gốm sứ cổ kính Touho Yamawa Sau khi nặn xong viên kẹo thuỷ tinh, cảm giác thật là phấn khích. Mình tiếp tục dạo phố thôi… “Touho Yamawa”? Hình như mình đã thấy ở đâu rồi thì phải… Khám phá cửa hàng gốm sứ cổ kính Touho Yamawa Cửa hàng gốm sứ Touho Yamawa được xây dựng từ năm 1893, là công trình kiến trúc kura lớn nhất Nhật Bản, đã từng xuất hiện trong phim cổ trang của đài truyền hình. Năm 2007, cửa hàng vinh hạnh đón tiếp Thượng Hoàng - Thượng Hoàng Hậu và vợ chồng Quốc Vương Thụy Điển nhân dịp 2 vị này đến thăm Nhật Bản. Ngoài việc sắm cho mình những món đồ gốm xinh xắn, dịch vụ cafe và làm gốm ở đây cũng rất được nhiều khách du lịch yêu thích. Lần này, mình quyết định dừng chân một chút để tận hưởng nét cổ xưa bên trong cửa hàng. Mình đã gọi món kem Anmitsu, nó gần giống như chè thập cẩm của Việt Nam với đủ các loại nguyên liệu như: quả mơ, kiwi, rau câu, kem vanila, đậu đỏ, tất cả được bày trí trông rất bắt mắt. Đặc biệt, khi rưới siro đường đen lên trên càng làm tăng thêm hương vị ngọt ngào của món ăn này. Vị chua ngọt của mơ và kiwi hòa quyện với vị ngọt của kem và đậu đỏ, khi ăn cùng rau câu mát lạnh làm nên cảm giác cực kỳ ngon miệng. Đây là món kem Anmitsu ngon nhất mà mình đã từng ăn. Ngon thật sự luôn! Link: Touho-Yamawa Địa chỉ: 7-1 Saiwaicho, Kawagoe, Saitama Starbucks Coffee trên phố Kanetsuki (15-18 Saiwaicho, Kawagoe, Saitama) À, mách nhỏ cho fan của café Starbucks. Nằm cách Touho-Yamawa chỉ có 120m về hướng Đông, café Starbucks Kawagoe có thiết kế bên ngoài quán vô cùng thanh lịch, trông giống như một ngôi nhà cổ, nếu không nhìn kỹ, rất khó nhận ra đây là Starbucks. Thế nhưng, quán này thuộc top 20 cửa hàng đẹp nhất thế giới của Starbucks Coffee. Thiết kế bên ngoài lẫn bên trong quán đều mang âm hưởng thời đại Edo của Nhật Bản. Fan của Starbucks sẽ không bỏ qua nhỉ? https://stories.starbucks.com/stories/2019/20-starbucks-stores-to-visit-in-2020/ Đền Hikawa - Kawagoe (Chuông gió se duyên) Chuông gió ở đền Hikawa - Kawagoe Đền Hikawa – Kawagoe là một trong những đền se duyên nổi tiếng nhất ở vùng Kanto. Nơi này cũng là địa điểm chụp hình nổi tiếng, thu hút rất nhiều cô gái cũng như các cặp đôi đang yêu. Sự kiện “Chuông Gió Se Duyên” được tổ chức ở ngôi đền này từ đầu tháng 7 đến đầu tháng 9 hằng năm, nó đã trở thành truyền thống đặc trưng cho mùa hè của Kawagoe. Có hơn 2,000 chiếc chuông đầy màu sắc lung linh đung đưa trong gió được trưng bày trong khuôn viên ngôi đền. Theo truyền thuyết, nếu bạn viết lời nguyện cầu lên tấm thiếp, chuông gió sẽ mang điều ước của bạn đến tai các vị thần. “Ekibyo Chinsei”- Lời cầu nguyện “kiềm hãm đại dịch” được viết trên tấm thiếp treo chuông Thả mình vào lối nhỏ được phủ ngợp cả một bầu trời màu sắc của chuông gió, hoặc ngắm nhìn con sông lung linh trong ánh đèn vào ban đêm ở đền Hikawa, đó là một trong những nét quyến rũ nhất của Kawagoe vào mỗi mùa hè. Nhưng năm nay (2020), vì ảnh hưởng của dịch Covid-19 mà một số sự kiện đã bị hoãn lại. Mong rằng năm tới những sự kiện vui nhộn này được tiếp tục hoạt động. Link:Chuông gió se duyên (Đền Hikawa – Kawagoe) Địa chỉ: 2 Chome-11-3 Miyashitamachi, Kawagoe, Saitama Thưởng thức mì soba trong ngôi nhà cổ dân gian Đói bụng rồi… mình nên ăn gì ta? Đặc sản của Kawagoe thì chắc chắn là cơm Unagi rồi…, nhưng có món nào khoảng 1,000 yên vẫn no và ngon miệng không nhỉ??? À, đúng rồi! Người bạn sống gần đây có giới thiệu cho mình quán mì soba, nghe nói vừa rẻ lại vừa ngon. Mình phải thử mới được! Bên trong quán mì soba Hasumi. Mì soba thịt vịt (990 yên) Quán mì soba thủ công “Hasumi” là ngôi nhà cổ dân gian nằm khiêm tốn ở bên ngoài trung tâm phố cổ. Mình đã chọn món mì soba khô dùng kèm với nước súp thịt vịt. Quả đúng là mì soba thủ công, sợi mì có độ dai vừa phải mà lại thơm lừng mùi kiều mạch. Sợi mì thơm, hòa quyện với hương vị đậm đà của nước súp, ngon ơi là ngon! Mì soba vừa thơm ngon, lại chứa dinh dưỡng giúp làn da săn chắc nữa. Ăn xong mình có cảm giác đẹp ra thêm, đúng là một mũi tên trúng 2 con chim! Link:Mì soba thủ công Hasumi - Kawagoe Địa chỉ: 2 Chome-15-10 Kosenbamachi, Kawagoe, Saitama Phố bánh kẹo Kashiya - Yokocho Sau khi ăn trưa xong, mình lại thèm cái gì đó ngọt ngọt. À, mình chợt nhớ ra rồi, phố bánh kẹo “Kashiya-Yokocho" cũng ở gần đây. Phố bánh kẹo Kashiya - Yokocho, Kawagoe Phố bánh kẹo Kashiya - Yokocho có từ lâu đời, chứng kiến sự trưởng thành của rất nhiều trẻ em địa phương. Đây cũng là nơi bạn có thể dễ dàng tìm cho mình những món ăn vặt vừa ngon vừa rẻ. Khi đến đây, mình đã phát hiện có cả cửa hàng nặn kẹo tò he hình con thú rất xinh, khiến ký ức tuổi thơ bỗng nhiên ùa về. Đố các bạn, trên tay mình đang cầm 1 loại bánh “...” nhất Nhật Bản, đó là bánh gì? Bạn nghĩ ra chưa? Một ổ bánh 500 yên Câu trả lời là... bánh “Fugashi dàiiiii nhất Nhật Bản" Bạn xem nè, dàiiii không? Bánh “Fugachi” bên trong màu trắng rất xốp, vỏ bên ngoài được phủ lớp đường đen. Khi cắn, bánh giòn, tan nhanh trong miệng, vị ngọt vừa phải, thơm mùi lúa mạch tựa như bánh tai quạt của Sài Gòn. Tháp chuông “Toki no Kane" - biểu tượng của Kawagoe. Mặt trời đang dần hạ xuống, cũng là lúc mình nên đi ngắm tháp chuông... Chụp ảnh tháp chuông vào lúc chạng vạng là đẹp nhất. Bia tươi COEDO Tháp chuông “Toki no Kane" được xây dựng từ đầu thời đại Edo. Tiếng chuông biểu tượng của thị trấn Kawagoe vang lên mỗi ngày 4 lần (6h, 12h, 15h, 18h), như một phần thiết yếu trong đời sống sinh hoạt của người dân địa phương từ xưa đến nay. Vừa ngắm hoàng hôn, vừa nghe tiếng chuông của Edo, vừa nhâm nhi ngụm bia tươi COEDO mát lạnh (giá chỉ 380 yên), cảm giác của mình lúc này rất là tuyệt vời. Link:Toki no Kane (Hiệp Hội Du Lịch Koedo - Kawagoe) Địa chỉ: 15-7 Saiwaicho, Kawagoe, Saitama Ở gần tháp chuông, mình đã gặp được các bạn Việt Nam đến từ tỉnh Chiba. Được gặp đồng hương, trò chuyện với các bạn ấy rất là vui! Một ngày dạo phố thật là vuiiii! Hôm nay mình được thoát khỏi cuộc sống bộn bề của đô thị, khoác lên mình chiếc áo yukata, dạo quanh phố cổ, trải nghiệm nặn kẹo thuỷ tinh... lạc về thời đại Edo của 400 năm trước ở Kawagoe. Một trải nghiệm vô cùng đặc biệt trong cuộc đời mình. “Thời gian của tôi ở Nhật rất ngắn. Tôi muốn ngắm một phổ cổ ở gần Tokyo. Tôi muốn đi du lịch một cách chậm rãi. Tôi muốn tìm hiểu nhiều hơn những nơi thật “chất” ở Nhật Bản. Thì đây, Kawagoe là nơi đáp ứng đủ yêu cầu của bạn đó. Hãy đến và trải nghiệm nhé!" Bài viết này được sự hỗ trợ của Cơ Quan Xúc Tiến Du Lịch Nhật Bản (JNTO) Link : Trang cập nhật chi tiết thông tin du lịch Nhật Bản của JNTO https://www.camnhannhatban.vn/ Cách đi bằng tàu điện: - Đường sắt Tobu Tojo: Ikebukuro → Kawagoe (đi bằng tàu cao tốc khoảng 30 phút) - Đường sắt JR Saikyo: Shinjuku → Kawagoe (đi bằng tàu cao tốc khoảng 55 phút) - Đường sắt Seibu Shinjuku: Seibu Shinjuku → Honkawagoe (đi bằng tàu cao tốc khoảng 55 phút) Reporter: Ngô Thuý Hải Sinh ra ở TP.HCM, sang Nhật được 14 năm. Hiện nay đang sinh sống tại tỉnh Kanagawa, công tác tại trường Nhật Ngữ & vận hành tạp chí giới thiệu thông tin Nhật Bản. Trình độ tiếng Nhật JLPT N1. Đạt giải Nhất cuộc thi “Yukata Beauty Contest in Kawasaki city”. Bài viết do Cơ Quan Xúc Tiến Du Lịch Nhật Bản ( JNTO ) cùng KOKORO đồng hành thực hiện. Trong khi còn ở Nhật, có lẽ hầu hết mọi người sẽ muốn đi chơi thật nhiều nơi. Nếu bạn muốn cảm nhận lịch sử Nhật Bản một cách chân thực nhất, và thắc mắc liệu có nơi nào có thể đi về trong ngày nếu khởi hành từ Tokyo. Thì đây, mình sẽ giới thiệu cho bạn một địa điểm: “Tiểu Edo - Kawagoe”, một nơi chắc chắn sẽ khiến bạn rất tò mò. Kawagoe (tỉnh Saitama) là thị trấn vốn rất phát triển vào thời đại Edo. Hiện nay, nơi này vẫn còn vài ngôi nhà ngói cổ bằng gốm. Thế nên, Kawagoe còn được ví như là “Tiểu Edo” – một trong những địa điểm được du khách trong và ngoài nước yêu mến. Hôm nay, mình sẽ vào vai một cô gái Nhật, khoác lên mình chiếc áo Yukata (trang phục Kimono mỏng mặc vào mùa hè) để cảm nhận sâu sắc hơn về nét đẹp cổ kính của thị trấn này. Nội dung của bài viết gồm có: • Cảnh quan phố cổ (bản đồ ❶) • Thuê Yukata • Kawagoe - Hội An của Nhật Bản • “Rửa tiền” ở Đền Kumano (bản đồ ❷) • Trải nghiệm “nặn kẹo” thủy tinh • Khám phá cửa hàng gốm sứ cổ kính Touho Yamawa (bản đồ ❸) • Đền Hikawa - Kawagoe (Chuông gió se duyên) • Thưởng thức mì soba trong ngôi nhà cổ dân gian • Phố bánh kẹo Kashiya - Yokocho (bản đồ ❹) • Tháp chuông “Toki no Kane” - biểu tượng ở Kawagoe (bản đồ ❺) Cảnh quan phố cổ Cảnh quan phố cổ Vào thời đại Edo ( 1603 – 1868 ), rất nhiều thương nhân đã xây dựng nhà kho chứa hàng hóa (kura) tại thị trấn Kawagoe. Cho đến ngày nay, còn rất nhiều công trình kiến trúc cổ có từ thời Edo vẫn được bảo tồn nguyên vẹn. Để cảm nhận rõ cảnh quan của một “Edo thu nhỏ”, bạn không thể bỏ qua phố mua sắm Ichibangai - Shotengai (biệt danh: Kura-zukuri no Machinami), tháp chuông Toki no Kane (biểu tượng của Kawagoe) và những địa điểm nổi bật xung quanh khác. Link: Bản đồ dạo phố Tiểu Edo - Kawagoe (từ Hiệp Hội Du Lịch Koedo - Kawagoe) Thuê Yukata Cửa hàng cho thuê trang phục Kimono Yukata – một trong những trang phục truyền thống đơn giản nhất của Nhật Bản mà cô gái Việt nào cũng muốn trải nghiệm thử một lần trong đời. Có rất nhiều cửa hàng cho thuê Kimono ở ngay trung tâm Kawagoe, các nàng sẽ rất dễ dàng tìm cho mình cửa hàng thích hợp. Thế nhưng sẽ rất khó khăn để tìm ra cho mình một bộ ưng ý, bởi có rất nhiều mẫu đẹp được trưng bày và các cô gái sẽ phải phân vân rất lâu để lựa chọn. Giá thuê rất hợp lý, trung bình dưới 3000 yên cho một bộ, bao gồm cả dịch vụ làm tóc và giữ đồ. Các cô gái chỉ cần đến tay không, sau đó tìm cho mình một bộ Yukata xinh xắn dạo phố. * Giá tiền nêu trong bài viết này đã bao gồm thuế. * Tỉ giá: 100 yên = 21,925 VND (theo tỉ giá ngày 24/8/2020) Kawagoe – Hội An của Nhật Bản Nếu hỏi “Kawagoe là thị trấn như thế nào?” Mình sẽ trả lời đó là “Hội An của Nhật Bản”. Những ngôi nhà hai tầng có mái ngói được làm bằng gốm như phố cổ Hội An, khiến những người con xa quê có cảm giác vô cùng thân thuộc khi đặt chân đến đây. À, hình như Hội An ngày xưa cũng được những thương nhân người Nhật xây dựng nên, vì thế mà phong cách kiến trúc trông cũng giống nhau chăng? “Rửa tiền” ở Đền Kumano Bạn rất dễ dàng tìm thấy Đền Kumano khi đi bộ từ ga vào trung tâm thị trấn. Địa chỉ: 17-1 Renjakucho, Kawagoe, Saitama Đền Kumano – Kawagoe Nếu ghé thăm Đền Kumano, có một việc bạn chắc chắn không được quên, đó là… “rửa tiền”. Trong một số trường hợp tiền bị ướt như ngấm nước mưa chẳng hạn, có lẽ chẳng ai muốn tiền của mình bị ướt phải không nào? Nhưng có một điều kỳ lạ là nếu “rửa tiền” ở ngôi đền này, nghe nói vận may sẽ phất lên đó. Vậy bạn có muốn thử không? Lời ước sẽ mau thành hiện thực nếu bạn sử dụng tiền sau khi rửa một cách ý nghĩa. Trải nghiệm “nặn kẹo” thủy tinh Sau khi viếng đền cầu an xong, tinh thần thoải mái hơn hẳn! Mình tiếp tục dạo phố thôi. Aoi Tori – Con Chim Xanh? Ủa? Trải nghiệm làm thủy tinh? “Xin mời, bạn có thể trải nghiệm “nặn kẹo" thủy tinh ngay từ bây giờ.” Có vẻ thú vị nhỉ? Mình vào thử xem như thế nào... Mình đã chọn dịch vụ nặn kẹo thủy tinh với giá 1,650 yên. Đeo kính và tạp dề bảo hộ xong, mình bắt tay vào thực hành cùng với chuyên gia. Đầu tiên mình làm nóng thủy tinh bằng cách hơ trên đèn cho đến khi đầu thanh thủy tinh chảy ra như “viên kẹo” dẻo. Tiếp theo, mình quấn “viên kẹo” này lên thanh sắt và quay tròn đều tay, sau đó đính lần lượt thêm 3 thanh thủy tinh (khác màu) đã được làm chảy lên trên “viên kẹo”, tạo hoa văn theo ý thích. Cuối cùng, để nguội “viên kẹo” trong vòng 1 tiếng. Tác phẩm thủy tinh đầu tay, mình đã dùng làm trâm cài tóc. Link: Aoi Tori Địa chỉ: 5−4 -2F, Saiwaicho, Kawagoe, Saitama Khám phá cửa hàng gốm sứ cổ kính Touho Yamawa Sau khi nặn xong viên kẹo thuỷ tinh, cảm giác thật là phấn khích. Mình tiếp tục dạo phố thôi… “Touho Yamawa”? Hình như mình đã thấy ở đâu rồi thì phải… Cửa hàng gốm sứ Touho Yamawa Cửa hàng gốm sứ Touho Yamawa được xây dựng từ năm 1893, là công trình kiến trúc kura lớn nhất Nhật Bản, đã từng xuất hiện trong phim cổ trang của đài truyền hình. Năm 2007, cửa hàng vinh hạnh đón tiếp Thượng Hoàng - Thượng Hoàng Hậu và vợ chồng Quốc Vương Thụy Điển nhân dịp 2 vị này đến thăm Nhật Bản. Ngoài việc sắm cho mình những món đồ gốm xinh xắn, dịch vụ cafe và làm gốm ở đây cũng rất được nhiều khách du lịch yêu thích. Lần này, mình quyết định dừng chân một chút để tận hưởng nét cổ xưa bên trong cửa hàng. Kem Anmitsu (700 yên) Mình đã gọi món kem Anmitsu, nó gần giống như chè thập cẩm của Việt Nam với đủ các loại nguyên liệu như: quả mơ, kiwi, rau câu, kem vanila, đậu đỏ, tất cả được bày trí trông rất bắt mắt. Đặc biệt, khi rưới siro đường đen lên trên càng làm tăng thêm hương vị ngọt ngào của món ăn này. Vị chua ngọt của mơ và kiwi hòa quyện với vị ngọt của kem và đậu đỏ, khi ăn cùng rau câu mát lạnh làm nên cảm giác cực kỳ ngon miệng. Đây là món kem Anmitsu ngon nhất mà mình đã từng ăn. Ngon thật sự luôn! Link: Touho-Yamawa Địa chỉ: 7-1 Saiwaicho, Kawagoe, Saitama À, mách nhỏ cho fan của café Starbucks. Nằm cách Touho-Yamawa chỉ có 120m về hướng Đông, café Starbucks Kawagoe có thiết kế bên ngoài quán vô cùng thanh lịch, trông giống như một ngôi nhà cổ, nếu không nhìn kỹ, rất khó nhận ra đây là Starbucks. Thế nhưng, quán này thuộc top 20 cửa hàng đẹp nhất thế giới của Starbucks Coffee. Thiết kế bên ngoài lẫn bên trong quán đều mang âm hưởng thời đại Edo của Nhật Bản. Fan của Starbucks sẽ không bỏ qua nhỉ? https://stories.starbucks.com/stories/2019/20-starbucks-stores-to-visit-in-2020/ Starbucks Coffee trên phố Kanetsuki (15-18 Saiwaicho, Kawagoe, Saitama) Đền Hikawa - Kawagoe ( Chuông gió se duyên ) Đền Hikawa – Kawagoe là một trong những đền se duyên nổi tiếng nhất ở vùng Kanto. Nơi này cũng là địa điểm chụp hình nổi tiếng, thu hút rất nhiều cô gái cũng như các cặp đôi đang yêu. Chuông gió ở đền Hikawa - Kawagoe Sự kiện “Chuông Gió Se Duyên” được tổ chức ở ngôi đền này từ đầu tháng 7 đến đầu tháng 9 hằng năm, nó đã trở thành truyền thống đặc trưng cho mùa hè của Kawagoe. Có hơn 2,000 chiếc chuông đầy màu sắc lung linh đung đưa trong gió được trưng bày trong khuôn viên ngôi đền. Theo truyền thuyết, nếu bạn viết lời nguyện cầu lên tấm thiếp, chuông gió sẽ mang điều ước của bạn đến tai các vị thần. Thả mình vào lối nhỏ được phủ ngợp cả một bầu trời màu sắc của chuông gió, hoặc ngắm nhìn con sông lung linh trong ánh đèn vào ban đêm ở đền Hikawa, đó là một trong những nét quyến rũ nhất của Kawagoe vào mỗi mùa hè. Nhưng năm nay (2020), vì ảnh hưởng của dịch Covid-19 mà một số sự kiện đã bị hoãn lại. Mong rằng năm tới những sự kiện vui nhộn này được tiếp tục hoạt động. “Ekibyo Chinsei”- Lời cầu nguyện “kiềm hãm đại dịch” được viết trên tấm thiếp treo chuông Link:Chuông gió se duyên (Đền Hikawa – Kawagoe) Địa chỉ: 2 Chome-11-3 Miyashitamachi, Kawagoe, Saitama Thưởng thức mì soba trong ngôi nhà cổ dân gian Đói bụng rồi… mình nên ăn gì ta? Đặc sản của Kawagoe thì chắc chắn là cơm Unagi rồi…, nhưng có món nào khoảng 1,000 yên vẫn no và ngon miệng không nhỉ??? À, đúng rồi! Người bạn sống gần đây có giới thiệu cho mình quán mì soba, nghe nói vừa rẻ lại vừa ngon. Mình phải thử mới được! Bên trong quán mì soba Hasumi. Quán mì soba thủ công “Hasumi” là ngôi nhà cổ dân gian nằm khiêm tốn ở bên ngoài trung tâm phố cổ. Mình đã chọn món mì soba khô dùng kèm với nước súp thịt vịt. Mì soba thịt vịt (990 yên) Quả đúng là mì soba thủ công, sợi mì có độ dai vừa phải mà lại thơm lừng mùi kiều mạch. Sợi mì thơm, hòa quyện với hương vị đậm đà của nước súp, ngon ơi là ngon! Mì soba vừa thơm ngon, lại chứa dinh dưỡng giúp làn da săn chắc nữa. Ăn xong mình có cảm giác đẹp ra thêm, đúng là một mũi tên trúng 2 con chim! Link:Mì soba thủ công Hasumi - Kawagoe Địa chỉ: 2 Chome-15-10 Kosenbamachi, Kawagoe, Saitama Phố bánh kẹo Kashiya - Yokocho Sau khi ăn trưa xong, mình lại thèm cái gì đó ngọt ngọt. À, mình chợt nhớ ra rồi, phố bánh kẹo “Kashiya-Yokocho" cũng ở gần đây. Phố bánh kẹo Kashiya - Yokocho, Kawagoe Phố bánh kẹo Kashiya - Yokocho có từ lâu đời, chứng kiến sự trưởng thành của rất nhiều trẻ em địa phương. Đây cũng là nơi bạn có thể dễ dàng tìm cho mình những món ăn vặt vừa ngon vừa rẻ. Khi đến đây, mình đã phát hiện có cả cửa hàng nặn kẹo tò he hình con thú rất xinh, khiến ký ức tuổi thơ bỗng nhiên ùa về. Đố các bạn, trên tay mình đang cầm 1 loại bánh “...” nhất Nhật Bản, đó là bánh gì? Bạn nghĩ ra chưa? Một ổ bánh 500 yên Câu trả lời là... bánh “Fugashi dàiiiii nhất Nhật Bản" Bạn xem nè, dàiiii không? Bánh “Fugachi” bên trong màu trắng rất xốp, vỏ bên ngoài được phủ lớp đường đen. Khi cắn, bánh giòn, tan nhanh trong miệng, vị ngọt vừa phải, thơm mùi lúa mạch tựa như bánh tai quạt của Sài Gòn. Tháp chuông “Toki no Kane" - biểu tượng của Kawagoe. Mặt trời đang dần hạ xuống, cũng là lúc mình nên đi ngắm tháp chuông... Chụp ảnh tháp chuông vào lúc chạng vạng là đẹp nhất. Bia tươi COEDO Tháp chuông “Toki no Kane" được xây dựng từ đầu thời đại Edo. Tiếng chuông biểu tượng của thị trấn Kawagoe vang lên mỗi ngày 4 lần (6h, 12h, 15h, 18h), như một phần thiết yếu trong đời sống sinh hoạt của người dân địa phương từ xưa đến nay. Vừa ngắm hoàng hôn, vừa nghe tiếng chuông của Edo, vừa nhâm nhi ngụm bia tươi COEDO mát lạnh (giá chỉ 380 yên), cảm giác của mình lúc này rất là tuyệt vời. Link:Toki no Kane (Hiệp Hội Du Lịch Koedo - Kawagoe) Địa chỉ: 15-7 Saiwaicho, Kawagoe, Saitama Ở gần tháp chuông, mình đã gặp được các bạn Việt Nam đến từ tỉnh Chiba. Được gặp đồng hương, trò chuyện với các bạn ấy rất là vui! Một ngày dạo phố thật là vuiiii! Hôm nay mình được thoát khỏi cuộc sống bộn bề của đô thị, khoác lên mình chiếc áo yukata, dạo quanh phố cổ, trải nghiệm nặn kẹo thuỷ tinh... lạc về thời đại Edo của 400 năm trước ở Kawagoe. Một trải nghiệm vô cùng đặc biệt trong cuộc đời mình. “Thời gian của tôi ở Nhật rất ngắn. Tôi muốn ngắm một phổ cổ ở gần Tokyo. Tôi muốn đi du lịch một cách chậm rãi. Tôi muốn tìm hiểu nhiều hơn những nơi thật “chất” ở Nhật Bản. Thì đây, Kawagoe là nơi đáp ứng đủ yêu cầu của bạn đó. Hãy đến và trải nghiệm nhé!" Bài viết này được sự hỗ trợ của Cơ Quan Xúc Tiến Du Lịch Nhật Bản (JNTO) Link:Trang cập nhật chi tiết thông tin du lịch Nhật Bản của JNTO https://www.camnhannhatban.vn/ Cách đi bằng tàu điện: ・Đường sắt Tobu Tojo: Ikebukuro → Kawagoe (đi bằng tàu cao tốc khoảng 30 phút) ・Đường sắt JR Saikyo: Shinjuku → Kawagoe (đi bằng tàu cao tốc khoảng 55 phút) ・Đường sắt Seibu Shinjuku: Seibu Shinjuku → Honkawagoe (đi bằng tàu cao tốc khoảng 55 phút) Reporter: Ngô Thuý Hải Sinh ra ở TP.HCM, sang Nhật được 14 năm. Hiện nay đang sinh sống tại tỉnh Kanagawa, công tác tại trường Nhật Ngữ & vận hành tạp chí giới thiệu thông tin Nhật Bản. Trình độ tiếng Nhật JLPT N1. Đạt giải Nhất cuộc thi “Yukata Beauty Contest in Kawasaki city”.
-
Du lịch trong ngày xuất phát từ Tokyo, tận hưởng thiên nhiên tại “Chichibu”!
Bài viết do Cơ quan Xúc Tiến Du Lịch Nhật Bản (JNTO) cùng KOKORO đồng thực hiện Thành phố Chichibu (秩父) nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Saitama, nơi đây có khoảng 87% diện tích là rừng bao gồm cả những khu vực được chỉ định là công viên quốc gia và công viên thiên nhiên cấp tỉnh. Tại đây có nhiều địa điểm tham quan nổi tiếng và hàng năm đón rất nhiều khách du lịch ghé thăm như Nagatoro (長瀞) – nơi được coi là điểm tham quan du lịch phát triển từ thời Meiji, công viên Hitsujiyama (羊山公園) trải dài trên những ngọn đồi nhìn ra núi Buko (武甲山) – biểu tượng của Chichibu. <Nôi dung> Đi từ Tokyo đến Chichibu Khu suối nước nóng và ẩm thực trước ga Khung cảnh kì vĩ của “Ngọn đồi Shibazakura”: Công viên Hitsujiyama Đi tới khu Nagatoro Xuôi dòng Nagatoro Kem chuẩn vị Ý được làm bởi thợ thủ công Chuyến đi Chichibu : Phần tổng kết Đi từ Tokyo đến Chichibu Tàu tốc hành Laview Chichibu nằm ở tỉnh Saitama bên cạnh thành phố Tokyo nên bạn có thể dễ dàng đi đến Chichibu từ các ga lớn trong thành phố như ga Tokyo, ga Shinjuku, ga Ueno v.v. Trong số này, nếu bạn sử dụng tàu tốc hành Laview (特急ラビュー) của tuyến Seibu Ikebukuro, bạn có thể đến Chichibu một cách thoải mái, tiện lợi. Cửa sổ lớn của tàu tốc hành Laview Tàu tốc hành Laview được ra mắt vào năm 2019, xuất phát từ ga Ikebukuro của tuyến đường sắt Seibu, tàu đi qua các ga Tokorozawa (所沢), Hanno (飯能) v.v. rồi đến ga cuối là Seibu Chichibu. Với những chiếc cửa sổ lớn, bạn có thể thỏa thích ngắm nhìn phong cảnh dọc theo hai bên đường ray. Thêm nữa, bên trong toa tàu được thiết kế “sang chảnh” với màu chủ đạo là màu vàng, được trang bị đầy đủ wifi miễn phí, ổ cắm điện, phòng trang điểm v.v. đem lại cho bạn những giây phút nghỉ ngơi thoải mái trên tàu. Mình đã đi từ Ikebukuro đến Seibu Chichibu bằng tàu tốc hành Laview mất 1 tiếng 17 phút, vé tàu 1 chiều là 790 yên, nhưng vé đặt trước (指定席特急券) thì chỉ 710 yên thôi. Phải nói thêm, nếu chỉ đi tàu nhanh (急行) và tàu thường (dừng lại ở tất cả các ga) mà không đi tàu tốc hành (特急) thì phải mất khoảng 2 tiếng để tới Chichibu nhé. ✳︎ 100 yên = 21,179 VND (Tỷ giá ngày 28/4/2021) Khu suối nước nóng và ẩm thực trước ga Khu suối nước nóng trước ga Seibu Chichibu “Matsuri no yu” (祭の湯) Khoảng 11 giờ trưa, mình tới ga Seibu Chichibu. Vẫn còn hơi sớm nhưng mình quyết định ăn trưa ở một nơi gần ga trước khi đắm mình vào khung cảnh thiên nhiên nơi đây. Ngay trước ga có “Khu suối nước nóng trước ga Seibu Chichibu" tên là "Matsuri no yu (祭の湯)”. Ngoài suối nước nóng, ở đây cũng có khu ẩm thực và khu quầy hàng lưu niệm nữa đấy. Có rất nhiều loại đặc sản và quà lưu niệm được bày bán tại khu quầy hàng rộng lớn. Mình bị thu hút bởi những loại bánh kẹo (pudding, kẹo ngậm, bánh hấp v.v.) được làm bằng hoa quả như dâu tây, táo v.v. Khu ẩm thực của “Matsuri no yu” (祭の湯) Khu quầy hàng và khu ẩm thực bên cạnh có tất cả 9 quán ăn: quán chuyên các món ăn vặt (takoyaki v.v.), quán chuyên cơm tô, quán chuyên thịt lợn chiên xù, quán mỳ soba – udon, quán thịt nướng – nội tạng nướng v.v. tạo ra một bầu không khí đầy sôi động và tấp nập. Cơm Aburi Himebuta don (炙り姫豚丼) Mình đã chọn suất ăn có tên là “Aburi Himebuta don” của quán donburi (cơm tô). Suất cơm này có thịt lợn của vùng Saitama, tororo (củ nâu mài), canh miso, đồ muối ăn kèm và có giá là 1.320 yên (bao gồm thuế). Gọi là khu ẩm thực (Food Court) nhưng nơi đây tập trung toàn các quán ăn đặc sắc nên hương vị vô cùng thơm ngon. Sau khi đã no nê, chúng ta cùng đi ngắm cảnh thiên nhiên ở Chichibu nào! Khu suối nước nóng trước ga Seibu Chichibu “Matsuri no yu” Địa chỉ 1-16-15 Nosakamachi, Chichibu-shi Điện thoại 0494-22-7111 Thời gian hoạt động Rút ngắn thời gian hoạt động do ảnh hưởng của COVID-19 (thời điểm tháng 4/2021) Khung cảnh kì vĩ của “Ngọn đồi Shibazakura”: Công viên Hitsujiyama Bảng chỉ dẫn trên đường từ ga tới công viên Hitsujiyama Điểm đến đầu tiên của mình là công viên Hitsujiyama. Vào giữa tháng 4 tới đầu tháng 5, công viên rất nổi tiếng với “Ngọn đồi Shibazakura” – những bông hoa Shibazakura (hoa Chi Anh) nở rộ đẹp mắt, công viên còn có ngọn đồi có thể ngắm nhìn toàn cảnh thành phố Chichibu, khu thể thao mạo hiểm v.v. nên bạn cũng có thể vui chơi và tận hưởng vào các mùa khác trong năm. Đi bộ từ ga Seibu Chichibu tới công viên Hitsujiyama mất 15 ~ 20 phút. Bỏ lại sau lưng những khu dân cư nhiều cây xanh, bạn sẽ đến với con dốc nhìn ra núi Buko (武甲山, cao 1.304 mét) – biểu tượng của Chichibu và công viên rộng lớn – nơi có thể hòa mình vào thiên nhiên. Khung cảnh rừng hoa shibazakura và núi Buko tại “Ngọn đồi Shibazakura”〈11/4/2021〉 Mình trả 300 yên tiền vé để vào công viên Hitsujiyama. Bên trong công viên có “Đồi Miharashi” (見晴し) nhìn được toàn cảnh thành phố Chichibu nổi tiếng với các địa điểm ngắm hoa anh đào và “Cánh đồng cỏ xanh” (芝生広場), hay trại chăn nuôi (ふれあい牧場) - nơi có thể ngắm cừu. Ngày xưa, nơi này từng có một trang trại chăn nuôi cừu cho nên khu vực này được gọi là “Hitsujiyama” (Núi Cừu). Thêm vào đó, trên ngọn đồi Shibazakura (rộng khoảng 1.8 héc-ta) hướng về phía núi Buko, người ta trồng hơn 400.000 cây shibazakura, hễ đến mùa xuân là cả một vùng sẽ tràn ngập những sắc hồng, trắng, xanh của hoa, thu hút nhiều người đến thăm. Ngọn đồi Shibazakura nhìn nghiêng từ dưới lên Khung cảnh ở Shibazakura đẹp nhất vào khoảng giữa tháng 4 cho tới đầu tháng 5 (năm 2021). Mọi năm vào khoảng thời gian này, người ta sẽ tổ chức “Lễ hội Shibazakura”, tại đó có bán các đặc sản địa phương trên ngọn đồi Shibazakura, nhưng năm 2021 do ảnh hưởng của COVID-19 nên lễ hội đã bị hoãn lại. Trên ngọn đồi Shibazakura có rất nhiều ghế ngồi, bạn cũng có thể ngồi xuống và chậm rãi thưởng thức cơm hộp (bento) mình mang theo. Tình hình hoa Shibazakura khoe sắc nở (Chichibu Visitor’s Guide) Tâm điểm của công viên Hitsujiyama vào mùa xuân là hoa Shibazakura, nhưng bên cạnh đó cũng có cả các loài hoa khác nữa. Hoa tulip rực rỡ khoe sắc trông cũng rất đẹp. Công viên Hitsujiyama Địa chỉ 6360 Omiya, Chichibu-shi Thời gian mở cửa 24 giờ Ngày nghỉ Không có Vé vào cửa 300 yên (trong thời gian hoa shibazakura nở =16/4 ~ 5/5/2021), thời gian khác = miễn phí Đi tới khu Nagatoro Sông Ara (荒川) chảy qua Nagatoro Sau khi tận hưởng không khí và cảnh sắc núi rừng ở công viên Hitsujiyama, chúng ta sẽ đi ngắm sông nhé. Nagatoro nằm cách công viên Hitsujiyama về phía bắc khoảng 10 km, nơi đây được biết đến như một địa điểm nổi tiếng để ngắm hoa anh đào và lá đỏ, mỗi năm đón 3 triệu lượt khách du lịch. Ga Nagatoro Để đến được khu vực Nagatoro, ta sẽ lên tàu từ ga Ohanabatake của tuyến đường sắt Chichibu nằm cách ga Seibu Chichibu khoảng 400 mét về phía Bắc. Từ công viên Hitsujiyama đến ga Ohanabatake đi mất hơn 20 phút, nhưng cũng có thể đi bằng taxi. Từ ga Ohanabatake lên tàu thường hơn 20 phút thì sẽ đến ga Nagatoro. Mỗi tiếng chỉ có từ 1-3 chuyến tàu nên bạn hãy tra giờ xuất phát từ trước nhé. Xuôi dòng Nagatoro Iwadatami Từ ga Nagatoro đi dọc theo chỉ dẫn về hướng Đông khoảng 2-3 phút thì sẽ tới sông Ara. Đây là địa điểm có tên là “Iwadatami”. Nơi có dòng nước sâu chảy qua được gọi là “Toro”, đây chính là nguồn gốc của địa danh Nagatoro. Xung quanh Iwadatami cũng là một trong những “Toro” như thế, là trung tâm của khu tham quan Nagatoro. Ở bên bờ đối diện có thác Myojin (明神) và vách đá Chichibu Sekiheki (秩父赤壁). Bến thuyền ở Iwadatami Để khám phá sông Ara, bạn nên tham gia tour đi thuyền “長瀞ライン下り” – Xuôi dòng Nagatoro. Từ thượng lưu đến hạ lưu sẽ đi qua 3 bến thuyền là Oyahanabashi, Iwadatami, Takasagobashi. Tuyến A đi từ Hanabashi đến Iwadatami (khoảng 3km, 20 phút), tuyến B đi từ Iwadatami đến Takasabashi (khoảng 3km, 20 phút), và toàn tuyến bao gồm cả tuyến A và B. Tuyến tham quan Học sinh THCS trở lên 3 tuổi trở lên Tuyến A 1,800 yên 900 yên Tuyến B 1,800 yên 900 yên Toàn tuyến 3,300 yên 1,600 yên Ảnh chụp từ thuyền xuôi dòng Nagatoro Trên hành trình xuôi dòng Nagatoro, có điểm mà bạn có thể xuống ghềnh và làm nước bắn tóe lên trông rất vui mắt, nhưng vào ngày mình ghé thăm thì mực nước ở sông Ara rất thấp nên chỉ có tuyến tạm thời đi một vòng quanh vùng nước hiền hòa ở Iwadami (20 phút 1.000 yên. Tuy vậy nhưng những khoảnh khắc thư thái chèo thuyền dọc con sông Kawamo tươi đẹp dưới ành nắng mùa xuân cũng thật tuyệt vời. Mình đã có một kỉ niệm đẹp không thể nào quên. Kem chuẩn vị Ý được làm bởi thợ thủ công Sau khi hòa mình với thiên nhiên tại Chichibu cả ngày, cuối cùng trời cũng tối. Trước khi ra về, chúng ta cùng thưởng thức đồ ngọt của Chichibu và nhìn lại một ngày thật vui nhé. mình đã chọn kem “nhà làm” sử dụng sữa và hoa quả của Chichibu. Gần ga Nagatoro có một quán kem Ý tên là “Miyama”, mình vừa thưởng thức kem, vừa chờ tàu về. Miyama Địa chỉ 456 Nagatoro, Nagatoromachi, Saitama-ken Điện thoại 0494-66-3318 Thời gian mở cửa 9:30~19:00 (ngày thường mở tới 18:30) Giá kem 1 viên 320 yên, 2 viên 420 yên, 3 viên 520 yên (thêm ốc quế 30 yên) Ngày nghỉ Không có Chuyến du lịch Chichibu: Phần tổng kết Trong bài viết này, mình đã giới thiệu với các bạn công viên Hitsujiyama và Nagatoro của khu “Chichibu” được mọi người yêu thích – nơi bạn có thể hòa mình vào thiên nhiên ngay tại vùng phụ cận của Tokyo. Đây là nơi hoàn hảo để bạn quên đi sự hối hả của chốn thành thị, đắm mình trong thiên nhiên kì vĩ, lấy lại tinh thần và năng lượng trong cuộc sống. Bạn có thể trải nghiệm cùng bạn bè, người yêu hoặc thong thả tận hưởng thiên nhiên một mình cũng rất tuyệt đấy, hãy tới Chichibu theo cách của bạn nhé ! ※Bài viết này được thực hiện với sự hợp tác của JNTO. Các thông tin chi tiết về du lịch Nhật Bản của JNTO (tiếng Việt) Các thông tin chi tiết về du lịch Chichibu của JNTO (tiếng Việt) Người viết bài Nguyễn Việt Tiệp Tiệp quê ở Phú Thọ. Anh đã sống ở Nhật hơn 3 năm. Hiện anh là nghiên cứu sinh thạc sĩ năm thứ 2 của khoa Nhân văn xã hội trường Đại học Tokyo. Anh có nhiều kinh nghiệm đi du lịch các địa điểm ở Nhật Bản và nước ngoài như Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, Thái Lan v.v.
-
Trò chuyện cùng Sempai_01 Giao thông ở Nhật Bản
Bắt đầu từ số này, chúng tôi mở mục “Trò chuyện cùng Sempai” để nghe các lớp anh chị đi trước tâm sự cảm nhận về khác biệt văn hóa giữa hai nước khi mới tới Nhật. Trong số đầu tiên hôm nay, chúng ta cùng nghe 4 sempai trò chuyện trực tuyến về “Giao thông ở Nhật Bản” nhé. Những thành viên tham gia Nguyễn Văn Hoàn: Sang Nhật từ năm 2018. Sau khi học trường tiếng Nhật thì vào đại học. Hiện là sinh viên năm thứ 2 trường đại học ở Nhật (chuyên ngành kinh tế). Trần Anh Tuấn: Sang Nhật năm 2009. Sau khi tốt nghiệp trường tiếng thì vào học trường Đại học Akita. Hiện là nhân viên của Hội người Việt Nam tại Nhật Bản (VAIJ). Nguyễn Thị Phương: Sang Nhật năm 2019. Sau khi học tiếng Nhật thì vào học trường Chuyên môn, chuyên ngành ngoại thương. Dẫn chương trình: Phạm Lan Anh, thành viên ban Biên tập Kokoro. Sống ở Nhật hơn 30. Hệ thống đường sắt và nhà ga phức tạp LA: Chủ đề của chúng ta hôm nay là: Giao thông ở Nhật Bản. Ở Việt Nam cũng có các loại giao thông công cộng nhưng có vẻ là không được phổ biến lắm. Khi mới sang Nhật thì ấn tượng của các em về cái hệ thống giao thông ở Nhật Bản như thế nào. Hoàn: Điều ngạc nhiên đầu tiên mà nói đến giao thông ở Nhật là hệ thống giao thông ở Nhật phát triển. Ấn tượng đầu tiên là “ở nhà ga nào cũng rất đông đúc tấp nập” nhưng do việc vận hành tốt nên luôn trật tự. Tàu thì lúc nào cũng đúng giờ. Khi bị chậm trễ thì nhân viên nhà ga sẽ báo ngay lập tức. Điểm cực kỳ hay của Nhật là thái độ phục vụ tận tình. Ngoài ra, ý thức của hành khách cũng cao. Lúc đợi tàu họ luôn xếp hàng nghiêm chỉnh. Khi tàu tới, đợi khách xuống đã rồi mới lên. Em thật sự ngạc nhiên. LA: Xếp hàng là một phong cách khá mới so với thói quen của người Việt Nam nhỉ. Phương: Ấn tượng nhất của em là tàu điện. Vì lần đầu tiên tự đi học là em đi nhầm tàu ngay. Hết giờ học, em ra ga và lên tàu về. Lẽ ra phải lên tàu đi về hướng Chiba thì em lại lên tàu đi hướng ngược lại. Đi được một lúc thì em thấy tên ga đi qua không giống như tên ga em đã được chỉ nên bắt đầu lo lắng. Tới ga tiếp theo em quyết tâm xuống tàu và rất may lại gặp ngay một nhân viên nhà ga ở gần đó. Dù mới học tiếng Nhật nhưng em có thể hỏi được “Tôi muốn đi về ga Nishi-Funabashi (Tỉnh Chiba) và được người nhân viên đó chỉ cho đường tàu đi về nhà. LA: Ở Tokyo thì việc đi tàu ngược hướng là rất hay xảy ra (cười). Được cái nhân viên nhà ga rất tận tình. Hoàn: Em thì khi đi tàu đi học thường xác định kỹ tên ga rồi mới đi. Chị gái của em chỉ cho em 1 mẹo nhỏ khi đi tàu lần đầu như sau: Lúc đi như thế nào thì lúc về cũng như vậy. Nhớ số ga và tên nhà ga là được.” Từ nhà em tới trường là 4 ga. Em nhớ kỹ số ga và tên ga mỗi khi tàu đi qua và lúc trở về thì em lên hướng ngược lại, đếm đúng số ga và nhớ tên ga là xuống. Tuấn: Sau khi sang Nhật, ngày đầu đến trường, em được 1 anh sempai giúp đi xe điện nên không có vấn đề gì. Sau khi đến lớp, nhà trường mới phát cho 1 bản đồ mạng lưới xe điện của Tokyo. Nhưng nhìn vào thì giống như mạng nhện (cười). Dù đã học tiếng Nhật 6 tháng tại trường Nhật ngữ Đông Du (Trường tiếng Nhật nổi tiếng ở TP.Hồ Chí Minh) nhưng hầu như em không đọc được tên nhà ga nào cả. Bản đồ hệ thống xe điện ngầm ở Tokyo. Liệu có giống mạng nhện!? Phương: Sau này quen rồi thì đi những chỗ nhà ga nhỏ không sao. Nhưng những nhà ga lớn như Shinjuku và Ikebukuro thì sợ lạc lắm. Vì đó là những ga tập trung nhiều tuyến đường sắt khác nhau, quy mô nhà ga lớn, phức tạp, cửa ra nhiều, không biết làm sao mà tìm đúng lối ra. Cùng làm quen với xe buýt nhé! LA: Hiện nay hệ thống xe điện ở Nhật thường sử dụng thẻ từ có tích hợp tính năng tiền điện tử để người dùng nạp tiền vào trước, sử dụng dần sau, rất tiện lợi. Thẻ này còn được sử dụng chung cho cả xe buýt nữa. Thẻ từ này cũng có thể dùng để mua hàng tại các nhà ga và cửa hàng tiện lợi nữa. Phương: Em hay sử dụng xe buýt đi chơi hoặc khi cần đi bệnh viện. Em thấy rất tiện lợi. Có thể dùng thẻ từ này để đi xe buýt. Lúc lên xe thì phải chạm thẻ gắn ở cửa ra vào để máy gắn trên xe đọc thẻ, lúc xuống thì lại chạm thẻ vào máy đọc thẻ ở cửa xuống. Ta chỉ cần nhớ vậy là đi đâu cũng được. Hệ thống xe buýt ở Nhật cũng nhất nhiều tiện lợi lắm. Và em thấy có khác với Việt Nam là xe buýt ở Nhật không có người soát vé, chỉ có lái xe. LA: Đúng thế. Xe buýt ở Nhật từ lâu đã áp dụng chế độ oneman bus - tức là xe buýt chỉ có 1 người vận hành. Hoàn: Khi mới sang, em có làm baito ở cửa hàng Mc. Donald và đôi khi phải đi hỗ trợ ở những quán khác nhau và phải đi xe buýt. Khi đó em sang Nhật được độ hơn 3, 4 tháng gì đó nên tiếng Nhật chưa giỏi. Họ gửi cho em đường linh và em tự đi. Để tìm đường ra bến xe, em cứ đi độ 5 phút lại hỏi người đi đường để tìm đúng bến xe. Sau khi lên xe em cũng nói ngay với lái xe tên bến em muốn xuống và nói thêm: “Đến lúc gần tới bến xuống, nhờ ông báo cho tôi biết.” Rồi em đứng ngay đằng sau lái xe để lúc họ gọi cũng dễ biết. Thế là đến lúc xuống, ông lái xe bảo “Đến bến xuống rồi đó.” Nếu không gọi người ta sẽ đưa mình đi chuyến cuối cùng luôn. Tuấn: Em thấy hệ thống xe buýt non-step của Nhật rất tuyệt vời. Loại xe này được thiết kế sàn thấp, cửa lên xuống không có bậc để hành khách cao tuổi và người đi xe lăn có thể lên xuống dễ dàng. Đi xe đạp chở người ngồi sau và bị cảnh sát cảnh cáo LA: Tiếp theo chúng ta nói về việc đi xe đạp, phương tiện giao thông gần gũi với mọi người. Các em có ai đi xe đạp và biết về luật giao thông đối với việc đi xe đạp không? Hoàn: Ở Nhật có quy định: Xe đi bên trái, người đi bộ bên phải. Đây là nguyên tắc mà người nước ngoài chúng ta cũng phải theo. Phương: Ngoài ra trên nguyên tắc là xe đạp không được đi trên vỉa hè. Với lại không được đi xe đạp đèo thêm người. Nếu đèo người phía sau, cảnh sát mà bắt gặp là họ sẽ bắt phải xuống. Hoàn: Thật ra có lần em đã bị cảnh sát cảnh báo là đi xe đạp đèo người phía sau rồi đấy. Lúc đó em đi học về cùng với bạn. Vẫn biết là đi xe đạp đèo người là vi phạm nhưng khi đó cứ tặc lưỡi đi. Đột nhiên, phía sau em nghe tiếng còi xe tuần tra của cảnh sát và họ gọi “Đi xe 2 người là vi phạm. Không được đi xe trên vỉa hè.” Lúc đó em đã học tiếng Nhật sang năm 2 nên em hiểu ngay và xuống xe ngay. Từ đó trở đi không bao giờ em đi xe đạp 2 người nữa. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Bài viết của Kokoro liên quan tới ý thức khi đi xe đạp Xe ô-tô không bấm còi LA: Ngoài xe điện, xe buýt và xe đạp, các em còn có ấn tượng gì về hệ thống giao thông của Nhật nữa không? Hoàn: Em còn thấy có đặc điểm là xe ô tô ở Nhật không mấy khi bấm còi. Đây là phát hiện hay nhất của em. Em thấy là người ta chỉ bấm còi khi muốn cảnh báo nguy hiểm thôi. Phương: Vâng vâng. Em thấy đúng là ở Nhật dù nhiều xe ô tô nhưng ít khi thấy bóp còi, thấy bấm còi còn thấy “lạ” nữa. Ở VN mình thì lúc nào xe cũng bóp còi inh ỏi (cười). Có lẽ do ít có bóp còi nên đường xá ở Nhật dù nhiều xe em thấy vẫn khá yên tĩnh. Đây là nét khác với ở Việt Nam. LA: Chị cũng có hỏi những người bạn Nhật lái xe thì họ nói là cũng như khi đi xe điện hoặc xe buýt, ý thức khi lái xe là mọi người cũng nhường nhịn lẫn nhau. Người ta chỉ bóp còi khi thực sự có gì nguy hiểm thôi. LA: Sau cùng mời các em tóm tắt lại điều mình muốn nói sau buổi nói chuyện hôm nay. Hoàn: Để kết thúc buổi trao đổi hôm nay, em xin được cảm ơn công ty du học đã hỗ trợ em rất nhiều khi mới sang Nhật. Cả trong học tập và đời sống và công việc. Vì vậy mà cuộc sống của em ở Nhật rất thuận tiện. Phương: Em thấy phương tiện giao thông ở bên này rất là thuận tiện. Rồi mình có gặp khó khăn gì thì hầu như là ở đâu thì mình cũng có sự giúp đỡ ngay từ nhân viên nhà ga hoặc là cảnh sát rồi người đi đường tận tình giúp đỡ mình cả người người nước ngoài hay là người Nhật. Đối với em, Nhật bản là một nước rất đáng sống. Tuấn: Ở Nhật Bản các loại biển báo thì mới có phổ biến là tiếng Nhật và tiếng Anh và tiếng Trung Quốc và hầu như chưa có tiếng Việt. Do hạn chế về ngôn ngữ nên đối với người nước ngoài có thể gặp khó khăn bước đầu. Tuy nhiên giống như Hoàn, khi gặp vấn đề gì, hãy tích cực hỏi những người xung quanh. Đa phần người Nhật rất thân thiện và nhiệt tình.
Xếp hạng bài viết phổ biến
-
Lớp học tiếng Nhật online miễn phí 17066 views
-
Không được ăn ốc bắt ở ruộng lúa 15539 views
-
“Đúng giờ” ở Nhật là như thế nào? 13030 views
Platinum Sponsor
Bronze Sponsors
- Global HR Strategy
- Trường Nhật Ngữ EHLE
Đơn vị hỗ trợ
- Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam
- Trung tâm Giao lưu Văn hoá Nhật Bản tại Việt Nam
- Văn phòng JNTO Hà Nội
- Liên đoàn kinh tế vùng Kansai
- Hội Việt Nam (JAVN)
- Hội hỗ trợ Tomoiki Việt Nhật
- Hiệp hội phát triển giao lưu nguồn nhân lực quốc tế
Đơn vị hợp tác
Tổ chức hỗ trợ du học sinh
Nhật Bản (JASSO)
Mạng lưới luật sư cho lao động người nước ngoài