Kinh nghiệm của tôi (Thực tập kỹ năng - Kỹ năng đặc định)

vol65_1309_img1
By KOKORO(Báo Mainichi+VAIJ;Đơn vị hỗ trợ: Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, v.v.)

Gặp gỡ sempai số này

Nguyễn Thị Ly
  • Năm 2016 Tốt nghiệp THPT〈Tỉnh Hải Dương〉
  • Năm 2016 Đăng ký vào công ty phái cử〈Hà Nội〉
  • Năm 2017 Sang Nhật → Tập huấn → Bắt đầu thực tập kỹ năng ngành nông nghiệp〈Tỉnh Fukuoka〉
  • Năm 2020 Kết thúc thực tập kỹ năng, tiếp tục làm việc theo chế độ đặc biệt trong thời COVID-19
  • Năm 2021 Xin hội hỗ trợ tư vấn về việc chuyển việc (Tháng 3)〈Tokyo〉
  • Năm 2021 Chuyển sang làm việc tại công ty chế biến thực phẩm (Tháng 5)〈Tỉnh Okayama〉

〈Sinh năm 1998, quê ở tỉnh Hải Dương〉

Tại nông trại - nơi Ly thực tập có rất nhiều người đã bỏ trốn. Tuy vậy, Ly đã không bỏ trốn mà chăm chỉ làm việc suốt 3 năm rưỡi, sau khi biết được thông tin có thể chuyển việc, cô ấy đã trao đổi với nghiệp đoàn. Thế nhưng, nghiệp đoàn lại giải thích sai sự thật với cô ấy rằng “Em chỉ có thể làm việc ở đây thôi”. Vì không thể tin tưởng nghiệp đoàn được nữa, Ly và các bạn đã nhờ cậy vào …

Chi phí đã trả cho công ty phái cử

Quang cảnh thành phố Hà Nội

Bố mẹ tôi trồng lúa và hoa màu nhưng chỉ đủ tự cung tự cấp, không có thu nhập bằng tiền mặt. Hơn nữa, em trai tôi mới đang học đại học năm thứ nhất. Được người họ hàng đang làm việc tại công ty phái cử giới thiệu về chế độ thực tập kỹ năng, vì muốn phụ giúp gia đình về tài chính nên tôi đã quyết định sang Nhật làm việc. Tôi cũng đã có thể chọn Đài Loan nhưng vì muốn nhìn thấy hoa anh đào và kinh tế của Nhật phát triển hơn nên tôi đã quyết định đi Nhật.

Sau khi tốt nghiệp THPT khoảng 3 tháng, tháng 9 năm 2016 tôi vào công ty phái cử ở Hà Nội. Ngay sau đó, trong lần phỏng vấn đầu tiên, tôi đã đỗ và biết nơi mình sẽ thực tập. Từ lúc đó tôi học tại trung tâm tiếng Nhật của công ty trong khoảng 9 tháng. Tôi đã trả cho công ty phái cử tiền làm thủ tục và tiền học phí khoảng 6.500 đô la. Ngoài khoản đó ra, tôi cũng cần trả tiền kí túc xá, chuẩn bị tiền mang sang Nhật nên tôi đã vay của ngân hàng khoảng 200.000.000 đồng (khoảng 970.000 yên).

※100 yên = 20.678 đồng (Tỷ giá ngày 9/9/2021)

【Lời khuyên từ Ban biên tập】

・Chi phí sẽ khác nhau tuỳ vào công ty phái cử. Không phải cứ chi phí cao là lương bên Nhật cũng sẽ cao.

・Theo quy định của Chính phủ Việt Nam, phí phải trả cho công ty phái cử không quá 3.600 đô la / hợp đồng 3 năm.

・Không nên chỉ tin vào lời giới thiệu của người quen, tự bản thân mình cũng phải tìm công ty phái cử. Bạn có thể sẽ tiết kiệm được vài nghìn đô la đấy.

external link Số đặc biệt: Chi phí trả cho các công ty phái cử khác nhau đến mức nào / So sánh chi tiết

Thực tập kỹ năng ngành nông nghiệp

Mỗi tháng, sau khi nhận được lương, tôi cùng vài người bạn đi ăn gì đó.

Tháng 6 năm 2016, tôi đến Nhật và từ tháng sau đó, tôi bắt đầu thực tập kỹ năng tại nông trại (công ty) ở tỉnh Fukuoka. Đây là công ty ươm các loại cây giống như hạt dẻ, quýt, hồng, lê, mận, kiwi v.v. rồi bán cho nông trại khác. Công ty có 6 người Nhật là giám đốc, vợ giám đốc, con trai giám đốc và 3 nhân viên khác. Thời gian làm việc của tôi từ 8:00 đến 17:00 (bao gồm cả giờ nghỉ), nhiệm vụ của tôi là phụ giúp các công việc như cắt cỏ dại trong vườn, phun thuốc trừ sâu v.v. Ở đây cũng có 3 khu ươm cây theo kiểu nhà kính, khi phỏng vấn ở Hà Nội, giám đốc nói là “công việc ở trong nhà kính” nhưng thực tế, số giờ làm trong nhà kính rất ít, hầu như công việc của tôi là làm ở ngoài vườn.

Liên tiếp xảy ra việc thực tập sinh bỏ trốn

Tôi đã cùng bạn bè ăn đồ nướng rất vui nhưng nhiều người đã bỏ trốn nên bạn bè tôi dần dần ít đi.

Ở nông trại này chỉ có nữ thực tập sinh, đầu tiên có 5 người vào trước (sempai), đợt của tôi thì có 3 người (bao gồm cả tôi). Thế nhưng, sau đó trong số sempai của tôi có 3 người bỏ trốn, trong 3 người vào sau tôi 1 năm cũng có 1 người làm được khoảng 1 năm thì về nước. Người bỏ trốn đầu tiên là chị người Campuchia, chị ấy bị giám đốc dùng xẻng đập vào đầu đến mức đầu bị sưng to tướng, sau đó một thời gian thì chị ấy bỏ trốn.

Một chị sempai khác có biểu hiện giống như bị sốc nhiệt, khi chị ấy xin với giám đốc là “hãy cho em nghỉ buổi chiều” thì giám đốc trả lời rằng “nếu thế thì nghỉ 1 tháng đi”. Nếu nghỉ cả tháng thì không có lương. Vì có sự việc như vậy, các chị và chúng tôi dù có thấy trong người không khoẻ cũng không nghỉ, chỉ có cách là cố làm. Sau đó, hai chị sempai người Việt của tôi cũng đã bỏ trốn.

Cảnh nhìn từ kí túc xá

Giám đốc của tôi là người nóng nảy, rất hay nổi cáu. Vừa sang Nhật chẳng bao lâu, ở ngoài vườn, giám đốc bảo tôi là “hãy mang cái xẻng (sukoppu) đến đây”. Thế nhưng, trước khi sang Nhật tôi được học từ cái xẻng là “shaberu” mà không được học từ “sukoppu” nên tôi đã không thể trả lời lại ngay. Ngay lập tức, giám đốc bắt đầu cáu gắt và lớn tiếng. Sau đó, mặc dù đang giữa giờ làm, giám đốc đã lái xe đưa tôi đến văn phòng. Lúc ở trên ô tô giám đốc cũng tiếp túc la mắng và nói với tôi là “hãy nghỉ việc một thời gian và học tiếng Nhật đi!”. Nghe vậy tôi đã bật khóc. Sau đó tôi không làm việc khoảng 2 tuần, chỉ ở kí túc xá học tiếng Nhật một mình.

Không có ngày nghỉ phép tự do

Ở Nhật Bản, nếu làm việc trên 6 tháng sẽ có quyền lấy 10 nghỉ phép – nghỉ có lương. Sau đó, cứ thêm 1 năm thì sẽ có thêm ngày nghỉ có lương, số ngày nghỉ tăng lên thành 11,12 ngày. Ngày nghỉ phép – nghỉ có lương là ngày bạn có thể tự chọn theo ý thích sau đó xin với công ty, công ty sẽ chấp nhận hoặc gợi ý bạn nghỉ vào ngày khác. Chúng tôi được nghỉ dài vào dịp nghỉ tết và nghỉ obon, nhưng lại không được cho biết là có thể nghỉ phép vào ngày mình thích. Hơn nữa, vào những ngày mưa không thể ra vườn làm việc, công ty bắt chúng tôi nghỉ và cho dùng ngày nghỉ có lương vào những ngày đó.

Sau khi kết thúc 3 năm thực tập kỹ năng, tôi đã tiếp tục làm tại công ty này theo chế độ đặc biệt trong thời COVID-19 nhưng sau khi biết rằng có thể chuyển việc, tôi có ý định phỏng vấn công ty khác. Tuy nhiên công ty không cho phép tôi nghỉ nên tôi đã không thể tham gia phỏng vấn. Tôi đã nói chuyện với một người Việt hiểu rõ về chế độ thực tập kỹ năng, lúc đó tôi mới biết là có thể xin nghỉ vào ngày mình thích.

Cuộc sống ở Nhật và khoản tiền gửi về cho gia đình

Đi du lịch cùng công ty 1 năm 1 lần〈Năm 2020〉

Đây là công ty có rất nhiều vấn đề nhưng chúng tôi đã được cho đi du lịch Nagasaki hoặc Kumamoto 2 ngày 1 đêm (1 năm 1 lần). Thế nhưng, khi muốn tự đi chơi thì cần có sự đồng ý của vợ giám đốc, hơn nữa tình hình COVID-19 cũng căng thẳng nên chúng tôi không được tự do đi du lịch một lần nào. Công việc vất vả nên vào ngày nghỉ tôi thấy mệt và ngủ nhiều, đây cũng là lý do tôi không ra ngoài mấy. Ngoài đi làm và đi mua sắm, hầu hết thời gian còn lại tôi đều ở kí túc xá.

Vì tôi chẳng mấy khi dùng đến tiền nên sau 3 năm thực tập, tôi đã gửi về nhà khoảng 250 vạn yên (khoảng 517,000,000 đồng). Bằng số tiền đó, tôi đã trả được hết tiền vay khi sang Nhật và tiền nợ của gia đình (tiền xây nhà). Tuy nhiên, lượng công việc và thu nhập tuỳ từng mùa khác nhau. Vào mùa đông tôi làm thêm giờ nhiều, lương về tay có tháng khoảng 160.000 yên. Trái lại, từ tháng 6 đến tháng 8 thì lương về tay chỉ khoảng 75.000 ~ 80.000 yên.

Bảng thu nhập và chi tiêu (Trung bình 1 tháng)

※100 yên = 20.678 đồng (Tỷ giá ngày 9/9/2021)

Lương về tay (Khoảng 75.000~160.000)
Lương về tay

75.000~160.000 yên

※Khoản tiền lương đã trừ thuế, bảo hiểm xã hội, tiền kí túc xá

※Trong khoản khấu trừ có tiền kí túc xá 15.000 yên, tiền điện – nước 5.000 yên, tiền wifi 1.000 yên

Chi tiêu (Khoảng 25.000 yên)
Tiền ăn

20.000 yên

※Tự nấu

Các khoản khác

5.000 yên

 ※Mua đồ lặt vặt v.v.

Tiền dư, tiết kiệm hàng tháng (50.000~130.000 yên)

Thiếu sự hỗ trợ của nghiệp đoàn

Chúng tôi hầu như không nhận được sự giúp đỡ của nghiệp đoàn. Người phụ trách của nghiệp đoàn chỉ gặp chúng tôi 1 năm 1-2 lần gì đó ngay trước kì thi kỹ năng v.v. và cũng không dẫn theo phiên dịch. Khi đó tôi phản ánh là “giám đốc quá khó tính” nhưng cũng không nhận được phản ứng gì từ nghiệp đoàn, họ chỉ nói “cố gắng lên”. Thêm vào đó, thực tập sinh chúng tôi và phiên dịch của nghiệp đoàn không có nhóm LINE hay nhóm chat chung để liên lạc với nhau. Vì thế, để liên lạc với nghiệp đoàn chúng tôi chỉ có cách là đi nhờ vợ giám đốc.

Người thay nghiệp đoàn giúp đỡ chúng tôi là cô Yoshimizu của tổ chức NPO (ngoài cùng bên phải). Ngoài cùng bên trái là tôi.

Đã sang Nhật được 3 năm rưỡi nhưng lương không tăng nên tháng 2 năm 2021, tôi và đồng nghiệp đã nói với giám đốc và vợ giám đốc là “chúng tôi muốn chuyển sang công ty khác, hãy cho chúng tôi bàn bạc với nghiệp đoàn”. Giám đốc tức giận và đập bàn, từ ngày hôm đó trở đi coi như không nhìn thấy chúng tôi nữa. Tôi tìm được tin tuyển dụng trên Facebook và đã thử liên lạc, tôi đã đỗ vòng phỏng vấn online lần 1. Vì vòng phỏng vấn lần 2 là phỏng vấn trực tiếp nên tôi phải xin nghỉ làm. Chúng tôi đã nói với vợ giám đốc là “vì chúng tôi muốn phỏng vấn xin chuyển sang công ty khác nên ngày mai chúng tôi muốn nghỉ có lương 2 tiếng” nhưng đã bị vợ giám đốc từ chối và nói rằng “nếu muốn nghỉ thì hãy nói trước đó 1 tuần đi”.

Cứ như vậy khoảng 3 lần, chúng tôi đã nhờ vợ giám đốc nhiều lần để nghiệp đoàn đến. Tháng 3 năm 2021, chúng tôi đã nói về việc chuyển việc với giám đốc, vợ giám đốc, 2 người của nghiệp đoàn, giữa chừng thì phiên dịch cũng đã tham gia qua điện thoại. Trước đó 2 ngày, chúng tôi có xin tư vấn của tổ chức phi chính phủ “Hội Hỗ trợ Cộng sinh Việt Nhật”, họ đã giải thích cho chúng tôi cách chuyển việc nên chúng tôi muốn nhờ nghiệp đoàn hỗ trợ việc làm thủ tục chuyển việc. Thế nhưng, người phụ trách của nghiệp đoàn đã nói dối chúng tôi là “Visa (tư cách lưu trú) của các bạn không thể làm việc ở công ty khác. Người của tổ chức kia là người xấu, các bạn đang bị lừa”. Chúng tôi đã nói với họ là “nếu nghiệp đoàn không hỗ trợ chúng tôi, chúng tôi sẽ nhờ tổ chức NPO kia”.

Cuộc sống sinh hoạt chung tại cơ sở của NPO

Ảnh chụp trên shinkansen đi từ ga Hakata đến Tokyo〈Tháng 3 năm 2021〉

Vì chúng tôi đã không nhận được hỗ trợ từ nghiệp đoàn nên cô Yoshimizu (cô Rie) của “Hội Hỗ trợ Cộng sinh Việt Nhật” đã bắt đầu thương lượng với nghiệp đoàn và công ty, cũng như đã liên lạc với Hiệp hội thực tập kỹ năng quốc tế (OTIT). Khoảng 10 ngày sau, cô Rie đã từ Tokyo đến Fukuoka để gặp giám đốc theo yêu cầu của nghiệp đoàn nhưng không hiểu sao giám đốc không gặp cô Rie, chỉ có tôi và đồng nghiệp đã gặp cô ấy lần đầu tiên ở ga Hakata. Cô Rie nói chuyện qua điện thoại với nghiệp đoàn và giám đốc, sau đó giành được quyền bảo trợ chúng tôi tại hội hỗ trợ của cô ấy.

Chúng tôi nghỉ 1 đêm tại khách sạn gần ga Hakata rồi lên tàu shinkansen đi Tokyo và được cho nghỉ lại tại cơ sở của hội hỗ trợ (chùa) từ ngày hôm đó. Có rất nhiều người Việt khác cũng được bảo trợ và sinh hoạt ở cơ sở này, chúng tôi cũng đã được trở thành thành viên trong đó. Chúng tôi cũng được gửi cho chỗ đồ đạc còn lại ở kí túc xá.

Khung cảnh học tập tại Hội Hỗ trợ Cộng sinh Việt Nhật

Khoảng 2 tuần sau đó, tôi được hội giới thiệu cho một công ty tên là “Thực phẩm Okasan”, tôi đã phỏng vấn và đỗ vào công ty này. Trong khoảng 2 tháng chờ bắt đầu vào công ty làm việc, tôi đã học tiếng Nhật mỗi ngày 8 tiếng (bao gồ cả giờ học miễn phí và tự học) ở hội. Trong khoảng thời gian này, hội đã giúp tôi làm thủ tục chuyển đổi tư cách lưu trú miễn phí. Tôi làm thêm với tư cách lưu trú đặc biệt trong thời COVID-19 nhưng nếu có N4 và thi đỗ kì thi kỹ năng thì tôi có thể xin chuyển sang tư cách Kỹ năng đặc định. Nếu có Kỹ năng đặc định, tôi có thể làm việc tối đa 5 năm.

Ở Nhật cũng có rất nhiều người thân thiện

Sản phẩm của Công ty thực phẩm Okasan

Và thế là tháng 5 năm 2021 tôi bắt đầu làm việc ở công ty “Thực phẩm Okasan” tại thành phố Okayama. Đây là công ty chế biến thực phẩm đóng túi như hạt dẻ bóc sẵn v.v. Công ty có khoảng 35 người Nhật, 8 người nước ngoài làm việc ở nhà máy với những công việc thủ công và làm với máy như rửa và tuyển chọn hạt dẻ, đóng gói bao bì, kiểm tra sản phẩm, đóng thùng sản phẩm v.v. Công ty này vốn cũng tuyển thực tập sinh kỹ năng nhưng vì COVID-19 nên thực tập sinh mới không thể sang được nên nghe nói từ giờ cũng sẽ tuyển Kỹ năng đặc định. Giám đốc và các nhân viên ở đây ai nấy đều rất thân thiện và thường bắt chuyện với tôi “công việc có vất vả không?”, “ở nhà có khó khăn gì không?”, “hãy nói thật nhiều tiếng Nhật ở nơi làm việc để giỏi tiếng Nhật hơn nhé” v.v.

Trong thời gian thực tập kỹ năng tôi cũng đã có rất nhiều khó khăn nhưng thông qua lần chuyển việc này, tôi nhận ra rằng ở Nhật cũng có rất nhiều người thân thiện. Tôi rất biết ơn những người đã giúp đỡ tôi. Tôi mong có thể làm việc ở Nhật thật lâu.

Gặp gỡ sempai số này

Nguyễn Thị Ly
  • Năm 2016 Tốt nghiệp THPT〈Tỉnh Hải Dương〉
  • Năm 2016 Đăng ký vào công ty phái cử〈Hà Nội〉
  • Năm 2017 Sang Nhật → Tập huấn → Bắt đầu thực tập kỹ năng ngành nông nghiệp〈Tỉnh Fukuoka〉
  • Năm 2020 Kết thúc thực tập kỹ năng, tiếp tục làm việc theo chế độ đặc biệt trong thời COVID-19
  • Năm 2021 Xin hội hỗ trợ tư vấn về việc chuyển việc (Tháng 3)〈Tokyo〉
  • Năm 2021 Chuyển sang làm việc tại công ty chế biến thực phẩm (Tháng 5)〈Tỉnh Okayama〉

〈Sinh năm 1998, quê ở tỉnh Hải Dương〉

Tại nông trại - nơi Ly thực tập có rất nhiều người đã bỏ trốn. Tuy vậy, Ly đã không bỏ trốn mà chăm chỉ làm việc suốt 3 năm rưỡi, sau khi biết được thông tin có thể chuyển việc, cô ấy đã trao đổi với nghiệp đoàn. Thế nhưng, nghiệp đoàn lại giải thích sai sự thật với cô ấy rằng “Em chỉ có thể làm việc ở đây thôi”. Vì không thể tin tưởng nghiệp đoàn được nữa, Ly và các bạn đã nhờ cậy vào …

Chi phí đã trả cho công ty phái cử

Bố mẹ tôi trồng lúa và hoa màu nhưng chỉ đủ tự cung tự cấp, không có thu nhập bằng tiền mặt. Hơn nữa, em trai tôi mới đang học đại học năm thứ nhất. Được người họ hàng đang làm việc tại công ty phái cử giới thiệu về chế độ thực tập kỹ năng, vì muốn phụ giúp gia đình về tài chính nên tôi đã quyết định sang Nhật làm việc. Tôi cũng đã có thể chọn Đài Loan nhưng vì muốn nhìn thấy hoa anh đào và kinh tế của Nhật phát triển hơn nên tôi đã quyết định đi Nhật.

Sau khi tốt nghiệp THPT khoảng 3 tháng, tháng 9 năm 2016 tôi vào công ty phái cử ở Hà Nội. Ngay sau đó, trong lần phỏng vấn đầu tiên, tôi đã đỗ và biết nơi mình sẽ thực tập. Từ lúc đó tôi học tại trung tâm tiếng Nhật của công ty trong khoảng 9 tháng. Tôi đã trả cho công ty phái cử tiền làm thủ tục và tiền học phí khoảng 6.500 đô la. Ngoài khoản đó ra, tôi cũng cần trả tiền kí túc xá, chuẩn bị tiền mang sang Nhật nên tôi đã vay của ngân hàng khoảng 200.000.000 đồng (khoảng 970.000 yên).

※100 yên = 20.678 đồng (Tỷ giá ngày 9/9/2021)

Quang cảnh thành phố Hà Nội

【Lời khuyên từ Ban biên tập】

・Chi phí sẽ khác nhau tuỳ vào công ty phái cử. Không phải cứ chi phí cao là lương bên Nhật cũng sẽ cao.

・Theo quy định của Chính phủ Việt Nam, phí phải trả cho công ty phái cử không quá 3.600 đô la / hợp đồng 3 năm.

・Không nên chỉ tin vào lời giới thiệu của người quen, tự bản thân mình cũng phải tìm công ty phái cử. Bạn có thể sẽ tiết kiệm được vài nghìn đô la đấy.

external link Số đặc biệt: Chi phí trả cho các công ty phái cử khác nhau đến mức nào / So sánh chi tiết

Thực tập kỹ năng ngành nông nghiệp

Tháng 6 năm 2016, tôi đến Nhật và từ tháng sau đó, tôi bắt đầu thực tập kỹ năng tại nông trại (công ty) ở tỉnh Fukuoka. Đây là công ty ươm các loại cây giống như hạt dẻ, quýt, hồng, lê, mận, kiwi v.v. rồi bán cho nông trại khác. Công ty có 6 người Nhật là giám đốc, vợ giám đốc, con trai giám đốc và 3 nhân viên khác. Thời gian làm việc của tôi từ 8:00 đến 17:00 (bao gồm cả giờ nghỉ), nhiệm vụ của tôi là phụ giúp các công việc như cắt cỏ dại trong vườn, phun thuốc trừ sâu v.v. Ở đây cũng có 3 khu ươm cây theo kiểu nhà kính, khi phỏng vấn ở Hà Nội, giám đốc nói là “công việc ở trong nhà kính” nhưng thực tế, số giờ làm trong nhà kính rất ít, hầu như công việc của tôi là làm ở ngoài vườn.

Mỗi tháng, sau khi nhận được lương, tôi cùng vài người bạn đi ăn gì đó.

Liên tiếp xảy ra việc thực tập sinh bỏ trốn

Ở nông trại này chỉ có nữ thực tập sinh, đầu tiên có 5 người vào trước (sempai), đợt của tôi thì có 3 người (bao gồm cả tôi). Thế nhưng, sau đó trong số sempai của tôi có 3 người bỏ trốn, trong 3 người vào sau tôi 1 năm cũng có 1 người làm được khoảng 1 năm thì về nước. Người bỏ trốn đầu tiên là chị người Campuchia, chị ấy bị giám đốc dùng xẻng đập vào đầu đến mức đầu bị sưng to tướng, sau đó một thời gian thì chị ấy bỏ trốn.

Một chị sempai khác có biểu hiện giống như bị sốc nhiệt, khi chị ấy xin với giám đốc là “hãy cho em nghỉ buổi chiều” thì giám đốc trả lời rằng “nếu thế thì nghỉ 1 tháng đi”. Nếu nghỉ cả tháng thì không có lương. Vì có sự việc như vậy, các chị và chúng tôi dù có thấy trong người không khoẻ cũng không nghỉ, chỉ có cách là cố làm. Sau đó, hai chị sempai người Việt của tôi cũng đã bỏ trốn.

Tôi đã cùng bạn bè ăn đồ nướng rất vui nhưng nhiều người đã bỏ trốn nên bạn bè tôi dần dần ít đi.

Giám đốc của tôi là người nóng nảy, rất hay nổi cáu. Vừa sang Nhật chẳng bao lâu, ở ngoài vườn, giám đốc bảo tôi là “hãy mang cái xẻng (sukoppu) đến đây”. Thế nhưng, trước khi sang Nhật tôi được học từ cái xẻng là “shaberu” mà không được học từ “sukoppu” nên tôi đã không thể trả lời lại ngay. Ngay lập tức, giám đốc bắt đầu cáu gắt và lớn tiếng. Sau đó, mặc dù đang giữa giờ làm, giám đốc đã lái xe đưa tôi đến văn phòng. Lúc ở trên ô tô giám đốc cũng tiếp túc la mắng và nói với tôi là “hãy nghỉ việc một thời gian và học tiếng Nhật đi!”. Nghe vậy tôi đã bật khóc. Sau đó tôi không làm việc khoảng 2 tuần, chỉ ở kí túc xá học tiếng Nhật một mình.

Cảnh nhìn từ kí túc xá

Không có ngày nghỉ phép tự do

Ở Nhật Bản, nếu làm việc trên 6 tháng sẽ có quyền lấy 10 nghỉ phép – nghỉ có lương. Sau đó, cứ thêm 1 năm thì sẽ có thêm ngày nghỉ có lương, số ngày nghỉ tăng lên thành 11,12 ngày. Ngày nghỉ phép – nghỉ có lương là ngày bạn có thể tự chọn theo ý thích sau đó xin với công ty, công ty sẽ chấp nhận hoặc gợi ý bạn nghỉ vào ngày khác. Chúng tôi được nghỉ dài vào dịp nghỉ tết và nghỉ obon, nhưng lại không được cho biết là có thể nghỉ phép vào ngày mình thích. Hơn nữa, vào những ngày mưa không thể ra vườn làm việc, công ty bắt chúng tôi nghỉ và cho dùng ngày nghỉ có lương vào những ngày đó.

Sau khi kết thúc 3 năm thực tập kỹ năng, tôi đã tiếp tục làm tại công ty này theo chế độ đặc biệt trong thời COVID-19 nhưng sau khi biết rằng có thể chuyển việc, tôi có ý định phỏng vấn công ty khác. Tuy nhiên công ty không cho phép tôi nghỉ nên tôi đã không thể tham gia phỏng vấn. Tôi đã nói chuyện với một người Việt hiểu rõ về chế độ thực tập kỹ năng, lúc đó tôi mới biết là có thể xin nghỉ vào ngày mình thích.

Cuộc sống ở Nhật và khoản tiền gửi về cho gia đình

Đây là công ty có rất nhiều vấn đề nhưng chúng tôi đã được cho đi du lịch Nagasaki hoặc Kumamoto 2 ngày 1 đêm (1 năm 1 lần). Thế nhưng, khi muốn tự đi chơi thì cần có sự đồng ý của vợ giám đốc, hơn nữa tình hình COVID-19 cũng căng thẳng nên chúng tôi không được tự do đi du lịch một lần nào. Công việc vất vả nên vào ngày nghỉ tôi thấy mệt và ngủ nhiều, đây cũng là lý do tôi không ra ngoài mấy. Ngoài đi làm và đi mua sắm, hầu hết thời gian còn lại tôi đều ở kí túc xá.

Vì tôi chẳng mấy khi dùng đến tiền nên sau 3 năm thực tập, tôi đã gửi về nhà khoảng 250 vạn yên (khoảng 517,000,000 đồng). Bằng số tiền đó, tôi đã trả được hết tiền vay khi sang Nhật và tiền nợ của gia đình (tiền xây nhà). Tuy nhiên, lượng công việc và thu nhập tuỳ từng mùa khác nhau. Vào mùa đông tôi làm thêm giờ nhiều, lương về tay có tháng khoảng 160.000 yên. Trái lại, từ tháng 6 đến tháng 8 thì lương về tay chỉ khoảng 75.000 ~ 80.000 yên.

Đi du lịch cùng công ty 1 năm 1 lần〈Năm 2020〉

Bảng thu nhập và chi tiêu (Trung bình 1 tháng)

※100 yên = 20.678 đồng (Tỷ giá ngày 9/9/2021)

Lương về tay (Khoảng 75.000~160.000)
Lương về tay

75.000~160.000 yên

※Khoản tiền lương đã trừ thuế, bảo hiểm xã hội, tiền kí túc xá

※Trong khoản khấu trừ có tiền kí túc xá 15.000 yên, tiền điện – nước 5.000 yên, tiền wifi 1.000 yên

Chi tiêu (Khoảng 25.000 yên)
Tiền ăn

20.000 yên

※Tự nấu

Các khoản khác

5.000 yên

 ※Mua đồ lặt vặt v.v.

Tiền dư, tiết kiệm hàng tháng (50.000~130.000 yên)

Thiếu sự hỗ trợ của nghiệp đoàn

Chúng tôi hầu như không nhận được sự giúp đỡ của nghiệp đoàn. Người phụ trách của nghiệp đoàn chỉ gặp chúng tôi 1 năm 1-2 lần gì đó ngay trước kì thi kỹ năng v.v. và cũng không dẫn theo phiên dịch. Khi đó tôi phản ánh là “giám đốc quá khó tính” nhưng cũng không nhận được phản ứng gì từ nghiệp đoàn, họ chỉ nói “cố gắng lên”. Thêm vào đó, thực tập sinh chúng tôi và phiên dịch của nghiệp đoàn không có nhóm LINE hay nhóm chat chung để liên lạc với nhau. Vì thế, để liên lạc với nghiệp đoàn chúng tôi chỉ có cách là đi nhờ vợ giám đốc.

Đã sang Nhật được 3 năm rưỡi nhưng lương không tăng nên tháng 2 năm 2021, tôi và đồng nghiệp đã nói với giám đốc và vợ giám đốc là “chúng tôi muốn chuyển sang công ty khác, hãy cho chúng tôi bàn bạc với nghiệp đoàn”. Giám đốc tức giận và đập bàn, từ ngày hôm đó trở đi coi như không nhìn thấy chúng tôi nữa. Tôi tìm được tin tuyển dụng trên Facebook và đã thử liên lạc, tôi đã đỗ vòng phỏng vấn online lần 1. Vì vòng phỏng vấn lần 2 là phỏng vấn trực tiếp nên tôi phải xin nghỉ làm. Chúng tôi đã nói với vợ giám đốc là “vì chúng tôi muốn phỏng vấn xin chuyển sang công ty khác nên ngày mai chúng tôi muốn nghỉ có lương 2 tiếng” nhưng đã bị vợ giám đốc từ chối và nói rằng “nếu muốn nghỉ thì hãy nói trước đó 1 tuần đi”.

Cứ như vậy khoảng 3 lần, chúng tôi đã nhờ vợ giám đốc nhiều lần để nghiệp đoàn đến. Tháng 3 năm 2021, chúng tôi đã nói về việc chuyển việc với giám đốc, vợ giám đốc, 2 người của nghiệp đoàn, giữa chừng thì phiên dịch cũng đã tham gia qua điện thoại. Trước đó 2 ngày, chúng tôi có xin tư vấn của tổ chức phi chính phủ “Hội Hỗ trợ Cộng sinh Việt Nhật”, họ đã giải thích cho chúng tôi cách chuyển việc nên chúng tôi muốn nhờ nghiệp đoàn hỗ trợ việc làm thủ tục chuyển việc. Thế nhưng, người phụ trách của nghiệp đoàn đã nói dối chúng tôi là “Visa (tư cách lưu trú) của các bạn không thể làm việc ở công ty khác. Người của tổ chức kia là người xấu, các bạn đang bị lừa”. Chúng tôi đã nói với họ là “nếu nghiệp đoàn không hỗ trợ chúng tôi, chúng tôi sẽ nhờ tổ chức NPO kia”.

Người thay nghiệp đoàn giúp đỡ chúng tôi là cô Yoshimizu của tổ chức NPO (ngoài cùng bên phải). Ngoài cùng bên trái là tôi.

Cuộc sống sinh hoạt chung tại cơ sở của NPO

Vì chúng tôi đã không nhận được hỗ trợ từ nghiệp đoàn nên cô Yoshimizu (cô Rie) của “Hội Hỗ trợ Cộng sinh Việt Nhật” đã bắt đầu thương lượng với nghiệp đoàn và công ty, cũng như đã liên lạc với Hiệp hội thực tập kỹ năng quốc tế (OTIT). Khoảng 10 ngày sau, cô Rie đã từ Tokyo đến Fukuoka để gặp giám đốc theo yêu cầu của nghiệp đoàn nhưng không hiểu sao giám đốc không gặp cô Rie, chỉ có tôi và đồng nghiệp đã gặp cô ấy lần đầu tiên ở ga Hakata. Cô Rie nói chuyện qua điện thoại với nghiệp đoàn và giám đốc, sau đó giành được quyền bảo trợ chúng tôi tại hội hỗ trợ của cô ấy.

Chúng tôi nghỉ 1 đêm tại khách sạn gần ga Hakata rồi lên tàu shinkansen đi Tokyo và được cho nghỉ lại tại cơ sở của hội hỗ trợ (chùa) từ ngày hôm đó. Có rất nhiều người Việt khác cũng được bảo trợ và sinh hoạt ở cơ sở này, chúng tôi cũng đã được trở thành thành viên trong đó. Chúng tôi cũng được gửi cho chỗ đồ đạc còn lại ở kí túc xá.

Ảnh chụp trên shinkansen đi từ ga Hakata đến Tokyo〈Tháng 3 năm 2021〉

Khoảng 2 tuần sau đó, tôi được hội giới thiệu cho một công ty tên là “Thực phẩm Okasan”, tôi đã phỏng vấn và đỗ vào công ty này. Trong khoảng 2 tháng chờ bắt đầu vào công ty làm việc, tôi đã học tiếng Nhật mỗi ngày 8 tiếng (bao gồ cả giờ học miễn phí và tự học) ở hội. Trong khoảng thời gian này, hội đã giúp tôi làm thủ tục chuyển đổi tư cách lưu trú miễn phí. Tôi làm thêm với tư cách lưu trú đặc biệt trong thời COVID-19 nhưng nếu có N4 và thi đỗ kì thi kỹ năng thì tôi có thể xin chuyển sang tư cách Kỹ năng đặc định. Nếu có Kỹ năng đặc định, tôi có thể làm việc tối đa 5 năm.

Khung cảnh học tập tại Hội Hỗ trợ Cộng sinh Việt Nhật

Ở Nhật cũng có rất nhiều người thân thiện

Và thế là tháng 5 năm 2021 tôi bắt đầu làm việc ở công ty “Thực phẩm Okasan” tại thành phố Okayama. Đây là công ty chế biến thực phẩm đóng túi như hạt dẻ bóc sẵn v.v. Công ty có khoảng 35 người Nhật, 8 người nước ngoài làm việc ở nhà máy với những công việc thủ công và làm với máy như rửa và tuyển chọn hạt dẻ, đóng gói bao bì, kiểm tra sản phẩm, đóng thùng sản phẩm v.v. Công ty này vốn cũng tuyển thực tập sinh kỹ năng nhưng vì COVID-19 nên thực tập sinh mới không thể sang được nên nghe nói từ giờ cũng sẽ tuyển Kỹ năng đặc định. Giám đốc và các nhân viên ở đây ai nấy đều rất thân thiện và thường bắt chuyện với tôi “công việc có vất vả không?”, “ở nhà có khó khăn gì không?”, “hãy nói thật nhiều tiếng Nhật ở nơi làm việc để giỏi tiếng Nhật hơn nhé” v.v.

Trong thời gian thực tập kỹ năng tôi cũng đã có rất nhiều khó khăn nhưng thông qua lần chuyển việc này, tôi nhận ra rằng ở Nhật cũng có rất nhiều người thân thiện. Tôi rất biết ơn những người đã giúp đỡ tôi. Tôi mong có thể làm việc ở Nhật thật lâu.

Sản phẩm của Công ty thực phẩm Okasan