Kinh nghiệm của tôi (Du học - Nhân lực chất lượng cao)

kokoro_1709_img1
By KOKORO(Báo Mainichi+VAIJ;Đơn vị hỗ trợ: Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, v.v.)

Gặp gỡ sempai số này

Trần Thị Kiều Trinh
  • Năm 2009 Tốt nghiệp trường THPT 〈Tỉnh Đồng Nai〉 
  • Năm 2009 Nhập học trường Đại học Ngoại Ngữ―Tin Học TP. Hồ Chí Minh
  • Năm 2013 Tốt nghiệp Trường Đại học Ngoại Ngữ―Tin Học TP. Hồ Chí Minh
  • Năm 2013 Làm việc tại một công ty buôn bán hàng may mặc 〈Hồ Chí Minh〉
  • Năm 2015  Làm việc tại một công ty Nhật Bản 〈Hồ Chí Minh〉
  • Năm 2017  Nhập học trường Nhật ngữ ARC Academy(Tháng 7)〈Osaka〉
  • Năm 2019  Nhập học Học viện EHLE(Tháng 4)
  • Năm 2019  Bắt đầu làm việc tại công ty AKAKABE(Tháng 10)〈Osaka〉

〈Sinh năm 1991 tại Đồng Nai〉

Sau khi biết Osaka là thành phố có mức sống thấp hơn nhiều so với Tokyo và con người nơi đây sống rất tình cảm, Kiều Trinh đã quyết định chọn du học ở Osaka. Đối với Trinh, đó là quyết định vô cùng sáng suốt. Hơn nữa, nhờ người cô ở nơi làm thêm tận tình chỉ dạy nên khả năng tiếng Nhật của Trinh ngày càng cải thiện. Hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu đến các bạn hành trình trải nghiệm du học và làm việc tại Nhật Bản của Kiều Trinh.

Nghỉ việc và hiện thực hoá giấc mơ du học

Kiều Trinh tại nơi làm việc〈Năm 2017〉

Khi còn là sinh viên, tôi đã từng mong muốn một lúc nào đó sẽ đi du học. Nhưng khi đó tôi không đủ tài chính. Đến khi công việc ổn định, vì không được bạn trai lúc đó (cũng là chồng hiện tại) ủng hộ nên tôi vẫn chưa thể chạm tới giấc mơ du học của bản thân. Tôi làm việc tại một công ty may mặc trong 2 năm, sau đó chuyển việc sang một công ty sản xuất máy khâu và máy in của Nhật. Tiếng Nhật của tôi thời điểm đó vẫn còn bập bẹ và chủ yếu sử dụng tiếng Anh trong công việc. Tất cả giờ học ở trường đều giảng dạy bằng tiếng Anh nên tôi cũng thành thạo tiếng Anh hơn. Công việc của tôi lúc đó là tiếp thị trực tuyến (Marketing Online) và quản lý nguồn khách hàng. Giám đốc người Nhật trong công ty là người tôi luôn quý trọng và cũng chính là người đã ủng hộ quyết định du học của tôi. Nhờ đó, tôi đã quyết định sẽ thực hiện ước mơ du học với khoản tiết kiệm mình đã dành dụm.

Lý do tôi chọn Osaka

Đêm lễ hội Halloween ( Tại Osaka, năm 2017)

Qua lời giới thiệu của các sempai (cũng là những người bạn thời học Đại học) về một trung tâm du học uy tín, tôi đã chọn Trung tâm Nhật ngữ Yoko. Vì tôi đã học tiếng Nhật trước đó ở một trung tâm khác nên tôi chỉ phải trả tổng chi phí làm thủ tục du học là 8.775.000 VNĐ (khoảng 42.000 yên). Yoko đã đưa cho tôi danh sách gần 150 trường tiếng Nhật. Tôi đã rất đắn đo không biết nên chọn trường ở Tokyo hay ở Osaka. Nhân viên tư vấn đã gợi ý cho tôi lựa chọn Osaka vì dân số ít hơn và mức sống thấp hơn Tokyo.Hơn nữa, bác Giám đốc ở chỗ làm công ty cũ từng nói với tôi nhịp sống ở thành phố Osaka có những nét tương đồng với Thành phố Hồ Chí Minh.

Tôi đã sống tại Osaka hơn 4 năm. Osaka là một thành phố lớn nên hệ thống giao thông công cộng rất thuận tiện. Bên cạnh đó, có thể dễ dàng bắt gặp những siêu thị và cửa hàng tiện lợi ở khắp mọi nơi nên công việc làm thêm cũng rất nhiều. Hơn nữa, người dân Osaka vô cùng thân thiện. Chỉ cần bạn cho họ xem màn hình điện thoại và nói rằng “tôi muốn đến nơi này” thì họ sẽ nhiệt tình chỉ dẫn. Nhiều người có xu hướng thích những đô thị sầm uất và lựa chọn Tokyo. Nhưng có lẽ đối với những người ngoại quốc thì một vùng đất dễ sống với tình người nồng hậu như Osaka là một cơ duyên đáng trân quý. Không ít những người bạn của tôi đang sống tại Tokyo đã từng nuối tiếc rằng giá như lúc đầu Osaka sẽ tốt biết bao.

external link Trung tâm Nhật ngữ Yoko (Bản tiếng Việt)

Định hướng lựa chọn trường tiếng Nhật

Những người bạn cùng lớp ở trường ARC (Năm 2018)

Tôi đã nhờ Trung tâm Nhật ngữ Yoko cố gắng tìm những trường tiếng Nhật có ít người Việt Nam và được giới thiệu trường Nhật ngữ ARC (ARC Academy). Tôi sang Nhật vào tháng 7 năm 2017, sau đó vào học tại trường Nhật ngữ ARC. Mỗi lớp có khoảng 10-15 người, trong đó du học sinh Việt Nam chỉ có khoảng 1- 2 bạn. Các du học sinh khác chủ yếu đến từ Na Uy, Tây Ban Nha, Hàn Quốc, Indonesia, Đài Loan … nên mọi người giao tiếp với nhau bằng tiếng Nhật ngay cả ngoài giờ học. Hiện tại, tôi vẫn giữ liên lạc với các bạn thông qua ứng dụng LINE.

Buổi trải nghiệm văn hóa Nhật Bản trong chuỗi hoạt động tại trường ARC (Năm 2018)

Tổng chi phí năm đầu tiên ở trường ARC Academy là 820.000 Yên (khoảng 170 triệu VNĐ), trong đó bao gồm 30.000 yên phí tuyển sinh, 70.000 yên phí nhập học, 720.000 yên học phí (trong vòng 1 năm). Tại ARM Academy, phần đông học viên là người Âu-Mỹ nên các bạn thường thẳng thắn thể hiện nhu cầu, quan điểm của mình và các giáo viên luôn nhiệt tình chỉ dạy và giải đáp. Phương pháp shadowing là điều khiến tôi thấy thích thú nhất trong giờ học.

Trước khi đến Nhật, tôi vừa làm việc vừa học lớp tiếng Nhật buổi tối ở trường Nhật ngữ Đông Du trong khoảng 7 tháng. Với thời lượng 1 tuần 3 buổi học (mỗi buổi khoảng 1 giờ 30 phút), tổng học phí trong khoảng 7 tháng của tôi là 6.000.000VNĐ (khoảng 28.900 yên). Khi hoàn thành khóa học JLPT N5, tôi đã học đến giữa khóa N4 và sau đó sang Nhật.

external link Trường Nhật ngữ ARC Academy - Khu vực Osaka (Bản tiếng Nhật)

Nâng cao khả năng giao tiếp nhờ công việc làm thêm

Cùng các đồng nghiệp và người cô làm việc chung tại khách sạn

Năm đầu tiên, tôi đã dùng số tiền tiết kiệm ở Việt Nam để trả chi phí du học. Nhưng sang năm thứ hai (giai đoạn nửa năm học trường tiếng, nửa năm học ở trường chuyên môn) tôi phải dùng thêm phần thu nhập từ công việc làm thêm. Công việc làm thêm tại nhà hàng trong một khách sạn thường bắt đầu từ 6:00 đến 12:00 hoặc 13:00. Đôi khi tôi cũng phải làm ca tối. Các cô lớn tuổi ở đây rất tốt bụng. Mỗi khi tôi áp dụng những từ học được ở trường vào công việc, các cô sẽ chỉ cho tôi cách sử dụng đúng của cụm từ đó nếu có sai sót. Ngay cả những điều tôi không hiểu trong giờ học trên trường hoặc những từ xuất hiện trong cuộc sống hằng ngày, các cô đều tận tình chỉ dạy cho tôi. Nhờ đó khả năng tiếng Nhật của tôi không ngừng tăng lên.

Hơn nữa, trước mỗi kì thi Kanji (chữ Hán), tôi được sắp xếp công việc tại khu rửa bát để vừa có thể rửa bát vừa học những Hán tự mình viết lên những tấm giấy ghi chú. Nhờ đó, sau gần một năm rưỡi đến Nhật, tôi đã đạt được trình độ JLPT N2. Tôi khuyên các bạn có định hướng du học hãy lựa chọn nơi làm thêm có nhiều cơ hội để học tiếng Nhật nhé!

Thế mạnh về đào tạo kỹ năng xin việc tại Học viện EHLE

Một sự kiện về việc làm tại Học viện EHLE (Năm 2019)

Tôi tốt nghiệp trường tiếng Nhật sau 1 năm rưỡi và tiếp tục tham gia khóa học Kinh doanh quốc tế (Dual Business) của Học viện EHLE qua sự giới thiệu của một người bạn ở chỗ làm thêm. Tuy khoá học chỉ kéo dài vỏn vẹn trong 1 năm nhưng qua đó tôi đã tích luỹ được nhiều bài học hữu ích cho hành trình tìm kiếm công việc của mình. Nhờ đậu phỏng vấn và kết quả kì thi nhập học tốt nên tôi được tham gia vào khóa học này. Tiếp đó, tôi nhanh chóng tìm được công việc và dừng chương trình học tại Học viện EHLE sau gần nửa năm. Tôi đã đóng cho Học viện 70.000 yên tiền nhập học và 420.000 yên cho học phí trong nửa năm.

external link Khóa đào tạo Kinh doanh Quốc tế (Dual Business) Học viện EHLE

Phát huy chương trình tìm việc của Học viện ELHE

Các bạn học cùng lớp trong một sự kiện giới thiệu việc làm (Tại Học viện EHLE vào tháng 5 năm 2019)

Vào tháng 5 năm 2019, tôi đã tham gia một sự kiện do trường tổ chức với sự tham gia của 16 sinh viên và gần 20 công ty tại địa phương. Đầu tiên, từng người chúng tôi lần lượt giới thiệu bản thân trong khoảng 1 phút. Tiếp sau đó, chúng tôi được trao đổi danh thiếp với người đại diện doanh nghiệp, lắng nghe phần giới thiệu về lĩnh vực hoạt động và nội dung công việc và giải đáp thắc mắc từ phía nhà tuyển dụng. Trong các doanh nghiệp hôm đó có bác Maeda đại diện Công ty Dược phẩm AKAKABE đã dành sự quan tâm cho tôi. Sau đó, vào tháng 7 tôi đã có 3 tuần thực tập tại công ty này.

Tôi thực tập 6 tiếng 1 ngày, mỗi tuần 3 lần. Việc thực tập này cũng được quy đổi thành tín chỉ của trường ELHE. Công việc của tôi tại cửa hàng của công ty AKAKABE chủ yếu là sắp xếp các sản phẩm, thu ngân và xây dựng bảng báo giá bằng tiếng Anh cho khách du lịch người nước ngoài. Trong một lần gặp gỡ và dùng bữa với bác Maeda, sau khi giới thiệu tình hình công ty, bác ngỏ ý muốn tôi về làm việc cho AKAKABE vì công ty có kế hoạch mở rộng thị trường ra nước ngoài. Cảm thấy thuyết phục bởi tính cách của bác Maeda và có niềm tin rất lớn vào tiềm năng phát triển sự nghiệp vươn ra thế giới của AKAKABE nên quyết định đồng ý về đây làm việc.

Công việc tại công ty AKAKABE

Một cửa hàng dược phẩm của công ty AKAKABE

Tôi tốt nghiệp Học viện EHLE sau nửa năm học và bắt đầu làm việc tại công ty AKAKABE. Công ty sở hữu hệ thống 90 hiệu thuốc, cửa hàng cung cấp dược phẩm ở khu vực Osaka. Các cửa hàng dược phẩm ở Nhật thường có quy mô lớn và một điều khác biệt so với Việt Nam là các cửa hàng thuốc của Nhật không chỉ bán dược phẩm mà có cả những mặt hàng nhu yếu phẩm, mỹ phẩm, đồ ăn đồ uống các loại v.v. Lúc đầu tôi chủ yếu đảm nhận các công việc tại cửa hàng. Tuy nhiên sau khoảng nửa năm, tôi bắt đầu tập trung vào mảng kinh doanh đối ngoại. Thời điểm vừa bước chân vào công ty (tháng 10 năm 2019), tôi có chuyến công tác Đà Nẵng cùng với Giám đốc và bác Maeda để tham gia vào sự kiện giao lưu với các doanh nghiệp địa phương.

Vào mùa xuân 2020 cũng là thời điểm đại dịch Covid-19 bắt đầu bùng nổ, khẩu trang trở thành mặt hàng vô cùng khan hiếm tại Nhật. Công ty của tôi đã thương lượng và cung cấp một lượng lớn khẩu trang cho các doanh nghiệp từng giao lưu tại Đà Nẵng. Khi đó, tôi được giao nhiệm vụ thương lượng với các đối tác về quy cách, tiêu chuẩn của sản phẩm và các nội dung liên quan đến hợp đồng.

Buổi tiệc sinh nhật các sempai tổ chức cho tôi (Năm 2020)

Bên cạnh đó, công ty tôi vốn đã có kinh nghiệm trong triển khai xuất khẩu các sản phẩm của Nhật Bản nên tôi cũng được giao nhiệm vụ sắp xếp, điểu chỉnh kì hạn giao hàng và số lượng hàng xuất khẩu, trao đổi thông tin với khách hàng. Trong tương lai, công ty có định hướng sản xuất tại nước ngoài, sau đó nhập khẩu và kinh doanh các mặt hàng gia dụng mang thương hiệu AKAKABE nên tôi vẫn sẽ tiếp tục công việc marketing và tìm kiếm các cơ sở sản xuất. Hiện tại, nhân sự của nhóm kinh doanh đối ngoại chỉ có vài người, trong đó có cả bác Maeda và tôi là người nước ngoài duy nhất. Dự kiến sau khi dịch Covid-19 kết thúc, chúng tôi sẽ mở rộng thị trường kinh doanh.

Cuộc sống tại Nhật

Chuyến dã ngoại với những người bạn Việt Nam ở trường và nơi làm thêm (Tỉnh Nara, năm 2020)

Tôi sẽ giới thiệu đôi nét về cuộc sống ở Nhật của mình. Về nơi ở, trong khoảng 3 tháng đầu tiên, tôi sống tại ký túc xá. Sau đó, tôi ở ghép với một bạn người Việt Nam cùng trường. Các bạn ở ghép chung thay đổi chỗ ở 3-4 lần nhưng tôi nhanh chóng tìm được bạn ở ghép mới. Hiện tại, tôi đã tự tìm được chỗ ở thông qua một công ty bất động sản và tận hưởng cuộc sống một mình.

Bên cạnh đó, trong suốt thời sinh viên, tôi được ăn tại nơi làm thêm và nhận đồ ăn còn dư ở cửa hàng nên tiết kiệm được khoản tìền ăn. Tôi cũng thường đi ăn uống, đi du lịch với các bạn đồng nghiệp ở nơi làm thêm và các nhóm bạn ở trường. Nhật Bản có 47 tỉnh thành và trong số đó tôi đã khám phá gần 20 địa điểm từ Hokkaido, Tokyo, Okinawa, đến núi Phú Sĩ ( tỉnh Shizuoka và tỉnh Yamanashi)

Chi tiêu của tôi (Trung bình 1 tháng)

※Năm thứ 2 ở trường tiếng

※100 yên =20,737 VND(tỷ giá ngày 10/9/2021)

Thu nhập(Tổng cộng 110.000 yên ~ 130.000 yên)
Tiền làm thêm (công việc tại nhà hàng )

(Tổng 110.000 yên ~ 130.000 yên)

Chi tiêu(Tổng 125.000 Yên ~ 128.000 Yên)
Tiền nhà

25,000 yên

Học phí

60,000 yên

Tiền điện/ga/nước

5,000~7,000 yên

※Bao gồm cả tiền ga và điện

Tiền mạng

0 yên

※Bao gồm trong tiền nhà

Tiền điện thoại

5,000~6,000 yên

Tiền ăn

20,000 yên

Chi phí khác

10,000 yên

 ※Quần áo, tài liệu học tập, chi phí đi lại

Khoản chênh lệch/Tiết kiệm mỗi tháng(0 Yên)

 ※Những tháng không đủ chi tiêu tôi sẽ dùng số tiền tiết kiệm ở Việt Nam

Mong muốn đi lại giữa Việt Nam và Nhật Bản

Không khí nơi làm việc (Bác Maeda – người bên trái góc trong cùng, tôi – góc bên phải)

Lúc đầu, tôi dự định sau khi tốt nghiệp sẽ quay về Việt Nam và làm việc tại một công ty Nhật. Nhưng trong suốt khoảng thời gian du học, tôi có cơ hội được gặp gỡ và truyền nguồn động lực từ rất nhiều người bạn tài năng nên cuối cùng tôi quyết định làm việc tại Nhật. Công việc kinh doanh của công ty AKAKABE gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nhưng bản thân tôi vẫn không ngừng tìm hiểu những kiến thức về tiếp thị (Marketing) trên Internet để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh của công ty trong tương lai. Tôi cảm thấy rất vui khi làm việc với bác Maeda và tìm thấy nhiệt huyết trong công việc. Việt Nam và Nhật Bản chỉ cách nhau vài giờ bay nên trong thời gian tới tôi hy vọng có thể đi lại giữa Việt Nam và Nhật Bản để làm việc.

Gặp gỡ sempai số này

Trần Thị Kiều Trinh
  • Năm 2009 Tốt nghiệp trường THPT 〈Tỉnh Đồng Nai〉 
  • Năm 2009 Nhập học trường Đại học Ngoại Ngữ―Tin Học TP. Hồ Chí Minh
  • Năm 2013 Tốt nghiệp Trường Đại học Ngoại Ngữ―Tin Học TP. Hồ Chí Minh
  • Năm 2013 Làm việc tại một công ty buôn bán hàng may mặc 〈Hồ Chí Minh〉
  • Năm 2015  Làm việc tại một công ty Nhật Bản 〈Hồ Chí Minh〉
  • Năm 2017  Nhập học trường Nhật ngữ ARC Academy(Tháng 7)〈Osaka〉
  • Năm 2019  Nhập học Học viện EHLE(Tháng 4)
  • Năm 2019  Bắt đầu làm việc tại công ty AKAKABE(Tháng 10)〈Osaka〉

〈Sinh năm 1991 tại Đồng Nai〉

Sau khi biết Osaka là thành phố có mức sống thấp hơn nhiều so với Tokyo và con người nơi đây sống rất tình cảm, Kiều Trinh đã quyết định chọn du học ở Osaka. Đối với Trinh, đó là quyết định vô cùng sáng suốt. Hơn nữa, nhờ người cô ở nơi làm thêm tận tình chỉ dạy nên khả năng tiếng Nhật của Trinh ngày càng cải thiện. Hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu đến các bạn hành trình trải nghiệm du học và làm việc tại Nhật Bản của Kiều Trinh.

Nghỉ việc và hiện thực hoá giấc mơ du học

Khi còn là sinh viên, tôi đã từng mong muốn một lúc nào đó sẽ đi du học. Nhưng khi đó tôi không đủ tài chính. Đến khi công việc ổn định, vì không được bạn trai lúc đó (cũng là chồng hiện tại) ủng hộ nên tôi vẫn chưa thể chạm tới giấc mơ du học của bản thân. Tôi làm việc tại một công ty may mặc trong 2 năm, sau đó chuyển việc sang một công ty sản xuất máy khâu và máy in của Nhật. Tiếng Nhật của tôi thời điểm đó vẫn còn bập bẹ và chủ yếu sử dụng tiếng Anh trong công việc. Tất cả giờ học ở trường đều giảng dạy bằng tiếng Anh nên tôi cũng thành thạo tiếng Anh hơn. Công việc của tôi lúc đó là tiếp thị trực tuyến (Marketing Online) và quản lý nguồn khách hàng. Giám đốc người Nhật trong công ty là người tôi luôn quý trọng và cũng chính là người đã ủng hộ quyết định du học của tôi. Nhờ đó, tôi đã quyết định sẽ thực hiện ước mơ du học với khoản tiết kiệm mình đã dành dụm.

Kiều Trinh tại nơi làm việc〈Năm 2017〉

Lý do tôi chọn Osaka

Qua lời giới thiệu của các sempai (cũng là những người bạn thời học Đại học) về một trung tâm du học uy tín, tôi đã chọn Trung tâm Nhật ngữ Yoko. Vì tôi đã học tiếng Nhật trước đó ở một trung tâm khác nên tôi chỉ phải trả tổng chi phí làm thủ tục du học là 8.775.000 VNĐ (khoảng 42.000 yên). Yoko đã đưa cho tôi danh sách gần 150 trường tiếng Nhật. Tôi đã rất đắn đo không biết nên chọn trường ở Tokyo hay ở Osaka. Nhân viên tư vấn đã gợi ý cho tôi lựa chọn Osaka vì dân số ít hơn và mức sống thấp hơn Tokyo.Hơn nữa, bác Giám đốc ở chỗ làm công ty cũ từng nói với tôi nhịp sống ở thành phố Osaka có những nét tương đồng với Thành phố Hồ Chí Minh.

Đêm lễ hội Halloween ( Tại Osaka, năm 2017)

Tôi đã sống tại Osaka hơn 4 năm. Osaka là một thành phố lớn nên hệ thống giao thông công cộng rất thuận tiện. Bên cạnh đó, có thể dễ dàng bắt gặp những siêu thị và cửa hàng tiện lợi ở khắp mọi nơi nên công việc làm thêm cũng rất nhiều. Hơn nữa, người dân Osaka vô cùng thân thiện. Chỉ cần bạn cho họ xem màn hình điện thoại và nói rằng “tôi muốn đến nơi này” thì họ sẽ nhiệt tình chỉ dẫn. Nhiều người có xu hướng thích những đô thị sầm uất và lựa chọn Tokyo. Nhưng có lẽ đối với những người ngoại quốc thì một vùng đất dễ sống với tình người nồng hậu như Osaka là một cơ duyên đáng trân quý. Không ít những người bạn của tôi đang sống tại Tokyo đã từng nuối tiếc rằng giá như lúc đầu Osaka sẽ tốt biết bao.

external link Trung tâm Nhật ngữ Yoko (Bản tiếng Việt)

Định hướng lựa chọn trường tiếng Nhật

Tôi đã nhờ Trung tâm Nhật ngữ Yoko cố gắng tìm những trường tiếng Nhật có ít người Việt Nam và được giới thiệu trường Nhật ngữ ARC (ARC Academy). Tôi sang Nhật vào tháng 7 năm 2017, sau đó vào học tại trường Nhật ngữ ARC. Mỗi lớp có khoảng 10-15 người, trong đó du học sinh Việt Nam chỉ có khoảng 1- 2 bạn. Các du học sinh khác chủ yếu đến từ Na Uy, Tây Ban Nha, Hàn Quốc, Indonesia, Đài Loan … nên mọi người giao tiếp với nhau bằng tiếng Nhật ngay cả ngoài giờ học. Hiện tại, tôi vẫn giữ liên lạc với các bạn thông qua ứng dụng LINE.

Những người bạn cùng lớp ở trường ARC (Năm 2018)

Tổng chi phí năm đầu tiên ở trường ARC Academy là 820.000 Yên (khoảng 170 triệu VNĐ), trong đó bao gồm 30.000 yên phí tuyển sinh, 70.000 yên phí nhập học, 720.000 yên học phí (trong vòng 1 năm). Tại ARM Academy, phần đông học viên là người Âu-Mỹ nên các bạn thường thẳng thắn thể hiện nhu cầu, quan điểm của mình và các giáo viên luôn nhiệt tình chỉ dạy và giải đáp. Phương pháp shadowing là điều khiến tôi thấy thích thú nhất trong giờ học.

Trước khi đến Nhật, tôi vừa làm việc vừa học lớp tiếng Nhật buổi tối ở trường Nhật ngữ Đông Du trong khoảng 7 tháng. Với thời lượng 1 tuần 3 buổi học (mỗi buổi khoảng 1 giờ 30 phút), tổng học phí trong khoảng 7 tháng của tôi là 6.000.000VNĐ (khoảng 28.900 yên). Khi hoàn thành khóa học JLPT N5, tôi đã học đến giữa khóa N4 và sau đó sang Nhật.

external link Trường Nhật ngữ ARC Academy - Khu vực Osaka (Bản tiếng Nhật)

Buổi trải nghiệm văn hóa Nhật Bản trong chuỗi hoạt động tại trường ARC (Năm 2018)

Nâng cao khả năng giao tiếp nhờ công việc làm thêm

Năm đầu tiên, tôi đã dùng số tiền tiết kiệm ở Việt Nam để trả chi phí du học. Nhưng sang năm thứ hai (giai đoạn nửa năm học trường tiếng, nửa năm học ở trường chuyên môn) tôi phải dùng thêm phần thu nhập từ công việc làm thêm. Công việc làm thêm tại nhà hàng trong một khách sạn thường bắt đầu từ 6:00 đến 12:00 hoặc 13:00. Đôi khi tôi cũng phải làm ca tối. Các cô lớn tuổi ở đây rất tốt bụng. Mỗi khi tôi áp dụng những từ học được ở trường vào công việc, các cô sẽ chỉ cho tôi cách sử dụng đúng của cụm từ đó nếu có sai sót. Ngay cả những điều tôi không hiểu trong giờ học trên trường hoặc những từ xuất hiện trong cuộc sống hằng ngày, các cô đều tận tình chỉ dạy cho tôi. Nhờ đó khả năng tiếng Nhật của tôi không ngừng tăng lên.

Hơn nữa, trước mỗi kì thi Kanji (chữ Hán), tôi được sắp xếp công việc tại khu rửa bát để vừa có thể rửa bát vừa học những Hán tự mình viết lên những tấm giấy ghi chú. Nhờ đó, sau gần một năm rưỡi đến Nhật, tôi đã đạt được trình độ JLPT N2. Tôi khuyên các bạn có định hướng du học hãy lựa chọn nơi làm thêm có nhiều cơ hội để học tiếng Nhật nhé!

Cùng các đồng nghiệp và người cô làm việc chung tại khách sạn

Thế mạnh về đào tạo kỹ năng xin việc tại Học viện EHLE

Tôi tốt nghiệp trường tiếng Nhật sau 1 năm rưỡi và tiếp tục tham gia khóa học Kinh doanh quốc tế (Dual Business) của Học viện EHLE qua sự giới thiệu của một người bạn ở chỗ làm thêm. Tuy khoá học chỉ kéo dài vỏn vẹn trong 1 năm nhưng qua đó tôi đã tích luỹ được nhiều bài học hữu ích cho hành trình tìm kiếm công việc của mình. Nhờ đậu phỏng vấn và kết quả kì thi nhập học tốt nên tôi được tham gia vào khóa học này. Tiếp đó, tôi nhanh chóng tìm được công việc và dừng chương trình học tại Học viện EHLE sau gần nửa năm. Tôi đã đóng cho Học viện 70.000 yên tiền nhập học và 420.000 yên cho học phí trong nửa năm.

external link Khóa đào tạo Kinh doanh Quốc tế (Dual Business) Học viện EHLE

Một sự kiện về việc làm tại Học viện EHLE (Năm 2019)

Phát huy chương trình tìm việc của Học viện ELHE

Vào tháng 5 năm 2019, tôi đã tham gia một sự kiện do trường tổ chức với sự tham gia của 16 sinh viên và gần 20 công ty tại địa phương. Đầu tiên, từng người chúng tôi lần lượt giới thiệu bản thân trong khoảng 1 phút. Tiếp sau đó, chúng tôi được trao đổi danh thiếp với người đại diện doanh nghiệp, lắng nghe phần giới thiệu về lĩnh vực hoạt động và nội dung công việc và giải đáp thắc mắc từ phía nhà tuyển dụng. Trong các doanh nghiệp hôm đó có bác Maeda đại diện Công ty Dược phẩm AKAKABE đã dành sự quan tâm cho tôi. Sau đó, vào tháng 7 tôi đã có 3 tuần thực tập tại công ty này.

Tôi thực tập 6 tiếng 1 ngày, mỗi tuần 3 lần. Việc thực tập này cũng được quy đổi thành tín chỉ của trường ELHE. Công việc của tôi tại cửa hàng của công ty AKAKABE chủ yếu là sắp xếp các sản phẩm, thu ngân và xây dựng bảng báo giá bằng tiếng Anh cho khách du lịch người nước ngoài. Trong một lần gặp gỡ và dùng bữa với bác Maeda, sau khi giới thiệu tình hình công ty, bác ngỏ ý muốn tôi về làm việc cho AKAKABE vì công ty có kế hoạch mở rộng thị trường ra nước ngoài. Cảm thấy thuyết phục bởi tính cách của bác Maeda và có niềm tin rất lớn vào tiềm năng phát triển sự nghiệp vươn ra thế giới của AKAKABE nên quyết định đồng ý về đây làm việc.

Các bạn học cùng lớp trong một sự kiện giới thiệu việc làm (Tại Học viện EHLE vào tháng 5 năm 2019)

Công việc tại công ty AKAKABE

Tôi tốt nghiệp Học viện EHLE sau nửa năm học và bắt đầu làm việc tại công ty AKAKABE. Công ty sở hữu hệ thống 90 hiệu thuốc, cửa hàng cung cấp dược phẩm ở khu vực Osaka. Các cửa hàng dược phẩm ở Nhật thường có quy mô lớn và một điều khác biệt so với Việt Nam là các cửa hàng thuốc của Nhật không chỉ bán dược phẩm mà có cả những mặt hàng nhu yếu phẩm, mỹ phẩm, đồ ăn đồ uống các loại v.v. Lúc đầu tôi chủ yếu đảm nhận các công việc tại cửa hàng. Tuy nhiên sau khoảng nửa năm, tôi bắt đầu tập trung vào mảng kinh doanh đối ngoại. Thời điểm vừa bước chân vào công ty (tháng 10 năm 2019), tôi có chuyến công tác Đà Nẵng cùng với Giám đốc và bác Maeda để tham gia vào sự kiện giao lưu với các doanh nghiệp địa phương.

Vào mùa xuân 2020 cũng là thời điểm đại dịch Covid-19 bắt đầu bùng nổ, khẩu trang trở thành mặt hàng vô cùng khan hiếm tại Nhật. Công ty của tôi đã thương lượng và cung cấp một lượng lớn khẩu trang cho các doanh nghiệp từng giao lưu tại Đà Nẵng. Khi đó, tôi được giao nhiệm vụ thương lượng với các đối tác về quy cách, tiêu chuẩn của sản phẩm và các nội dung liên quan đến hợp đồng.

Một cửa hàng dược phẩm của công ty AKAKABE

Bên cạnh đó, công ty tôi vốn đã có kinh nghiệm trong triển khai xuất khẩu các sản phẩm của Nhật Bản nên tôi cũng được giao nhiệm vụ sắp xếp, điểu chỉnh kì hạn giao hàng và số lượng hàng xuất khẩu, trao đổi thông tin với khách hàng. Trong tương lai, công ty có định hướng sản xuất tại nước ngoài, sau đó nhập khẩu và kinh doanh các mặt hàng gia dụng mang thương hiệu AKAKABE nên tôi vẫn sẽ tiếp tục công việc marketing và tìm kiếm các cơ sở sản xuất. Hiện tại, nhân sự của nhóm kinh doanh đối ngoại chỉ có vài người, trong đó có cả bác Maeda và tôi là người nước ngoài duy nhất. Dự kiến sau khi dịch Covid-19 kết thúc, chúng tôi sẽ mở rộng thị trường kinh doanh.

Buổi tiệc sinh nhật các sempai tổ chức cho tôi (Năm 2020)

Cuộc sống tại Nhật

Tôi sẽ giới thiệu đôi nét về cuộc sống ở Nhật của mình. Về nơi ở, trong khoảng 3 tháng đầu tiên, tôi sống tại ký túc xá. Sau đó, tôi ở ghép với một bạn người Việt Nam cùng trường. Các bạn ở ghép chung thay đổi chỗ ở 3-4 lần nhưng tôi nhanh chóng tìm được bạn ở ghép mới. Hiện tại, tôi đã tự tìm được chỗ ở thông qua một công ty bất động sản và tận hưởng cuộc sống một mình.

Bên cạnh đó, trong suốt thời sinh viên, tôi được ăn tại nơi làm thêm và nhận đồ ăn còn dư ở cửa hàng nên tiết kiệm được khoản tìền ăn. Tôi cũng thường đi ăn uống, đi du lịch với các bạn đồng nghiệp ở nơi làm thêm và các nhóm bạn ở trường. Nhật Bản có 47 tỉnh thành và trong số đó tôi đã khám phá gần 20 địa điểm từ Hokkaido, Tokyo, Okinawa, đến núi Phú Sĩ ( tỉnh Shizuoka và tỉnh Yamanashi)

Chuyến dã ngoại với những người bạn Việt Nam ở trường và nơi làm thêm (Tỉnh Nara, năm 2020)

Chi tiêu của tôi (Trung bình 1 tháng)

※Năm thứ 2 ở trường tiếng

※100 yên =20,737 VND(tỷ giá ngày 10/9/2021)

Thu nhập(Tổng cộng 110.000 yên ~ 130.000 yên)
Tiền làm thêm (công việc tại nhà hàng )

(Tổng 110.000 yên ~ 130.000 yên)

Chi tiêu(Tổng 125.000 Yên ~ 128.000 Yên)
Tiền nhà

25,000 yên

Học phí

60,000 yên

Tiền điện/ga/nước

5,000~7,000 yên

※Bao gồm cả tiền ga và điện

Tiền mạng

0 yên

※Bao gồm trong tiền nhà

Tiền điện thoại

5,000~6,000 yên

Tiền ăn

20,000 yên

Chi phí khác

10,000 yên

 ※Quần áo, tài liệu học tập, chi phí đi lại

Khoản chênh lệch/Tiết kiệm mỗi tháng(0 Yên)

 ※Những tháng không đủ chi tiêu tôi sẽ dùng số tiền tiết kiệm ở Việt Nam

Mong muốn đi lại giữa Việt Nam và Nhật Bản

Lúc đầu, tôi dự định sau khi tốt nghiệp sẽ quay về Việt Nam và làm việc tại một công ty Nhật. Nhưng trong suốt khoảng thời gian du học, tôi có cơ hội được gặp gỡ và truyền nguồn động lực từ rất nhiều người bạn tài năng nên cuối cùng tôi quyết định làm việc tại Nhật. Công việc kinh doanh của công ty AKAKABE gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nhưng bản thân tôi vẫn không ngừng tìm hiểu những kiến thức về tiếp thị (Marketing) trên Internet để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh của công ty trong tương lai. Tôi cảm thấy rất vui khi làm việc với bác Maeda và tìm thấy nhiệt huyết trong công việc. Việt Nam và Nhật Bản chỉ cách nhau vài giờ bay nên trong thời gian tới tôi hy vọng có thể đi lại giữa Việt Nam và Nhật Bản để làm việc.

Không khí nơi làm việc (Bác Maeda – người bên trái góc trong cùng, tôi – góc bên phải)