Cuộc sống - Visa
Các đoàn thể dành cho người Việt: Hội Thanh niên Sinh viên Việt Nam tại Nhật Bản(VYSA)
VYSA (Vietnamese Youth and Student Association in Japan – Hội Thanh niên Sinh viên Việt Nam tại Nhật Bản) được thành lập ngày 11 tháng 10 năm 2001, là tổ chức phi lợi nhuận, và là tổ chức duy nhất đại diện cho thanh niên sinh viên Việt Nam tại Nhật Bản được Đại Sứ Quán Việt Nam tại Nhật Bản công nhận. VYSA có sứ mệnh là cầu nối giao lưu quan trọng gắn kết các bạn trẻ Việt Nam tại Nhật Bản.
<Nội dung bài viết>
1.Phương châm hoạt động và chi hội tại các địa phương
Chi hội tại các địa phương trên toàn Nhật Bản
Mục tiêu hoạt động
Mỗi chi hội cũng có những đặc sắc riêng nhưng tựu chung lại VYSA luôn có chung những mục tiêu như sau.
-
Tạo sân chơi lành mạnh gắn kết cộng đồng người Việt
-
Hỗ trợ về học tập, công việc, cuộc sống
-
Gìn giữ văn hóa dân tộc, tạo cầu nối văn hóa Việt Nam – Nhật Bản
2.Các hoạt động phong phú
Hội VYSA có các hoạt động đa dạng như sau.
Tổ chức Tết Nguyên Đán
Cứ mỗi dịp xuân về, các chi hội của VYSA đều đồng loạt tổ chức Tết cổ truyền tại xứ sở hoa anh đào. Có nhiều hoạt động được diễn ra như thi MISS áo dài, múa lân, múa truyền thống, ca nhạc truyền thống v.v. Hơn nữa, món ăn cổ truyền của Việt Nam, mâm cơm ngày Tết cũng không thể vắng mặt trong sự kiện này. Nhiều chi hội còn nhận được sự ủng hộ và tham gia của các bạn người Nhật.
Tổ chức các buổi giao lưu theo mùa
Người Nhật Bản có thói quen thưởng thức thiên nhiên theo mùa. Các chi hội của VYSA cũng tổ chức các sự kiện như ngắm hoa anh đào, mở tiệc BBQ v.v. theo mùa. Người Nhật có thể tham gia một số sự kiện trong số này.
Tổ chức giải thi đấu thể thao
Các chi hội đứng ra tổ chức giải thi đấu thể thao cho người Việt tại Nhật. Khởi nguồn ban đầu là các nhóm người Việt tự tập trung lại với nhau rồi tập luyện và thi đấu bóng đá, bóng chuyền vào cuối tuần, sau đó VYSA đã đứng ra làm ban tổ chức và thúc đẩy giao lưu giữa các hội nhóm.
Tổ chức các sự kiện giao lưu văn hóa Việt Nhật
Các VYSA lớn như VYSA Kanto, VYSA Osaka thường tổ chức các sân chơi về trí tuệ, tài năng như thi hùng biện, thi MISS VYSA v.v. “Cuộc thi hùng biện Nhật-Việt” là cuộc thi dành cho người Việt hùng biện bằng tiếng Nhật, người Nhật hùng biện bằng tiếng Việt. “MISS VYSA” hay “Đại sứ VYSA” là cuộc thi tìm kiếm các gương mặt ưu tú, xinh đẹp. Các cuộc thi này đã được đăng tải trên các phương tiện truyền thông của cả Việt Nam và Nhật Bản.
Tổ chức JOB FAIR (Sự kiện hỗ trợ tìm việc)
Sự kiện Job Fair do VYSA tổ chức hàng năm VYSA ngày càng thu hút được sự tham gia của các doanh nghiệp Nhật Bản muốn tuyển dụng người Việt Nam. Sự kiện này có sự tham gia đông đảo của các bạn du học sinh Việt Nam đang học tại các trường đại học, trường chuyên môn trên toàn quốc, thông qua đây, rất nhiều bạn đã tìm được công việc phù hợp với mình.
Hội nghị giao lưu khoa học Việt Nhật (VJSE)
Hội nghị giao lưu khoa học Việt Nhật (VJSE) là buổi hội thảo nghiên cứu về các lĩnh vực như y học, hóa học, vật lý, kinh tế, xã hội học v.v. VYSA đứng ra tổ chức hằng năm và hội nghị này cũng có sự tham gia đông đảo của các nhà nghiên cứu người Nhật Bản, Đông Nam Á, Úc và các bạn nghiên cứu sinh.
Xếp hạng bài viết phổ biến
-
Lớp học tiếng Nhật online miễn phí 17067 views
-
Không được ăn ốc bắt ở ruộng lúa 15540 views
-
“Đúng giờ” ở Nhật là như thế nào? 13031 views
Platinum Sponsor
Bronze Sponsors
- Global HR Strategy
- Trường Nhật Ngữ EHLE
Đơn vị hỗ trợ
- Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam
- Trung tâm Giao lưu Văn hoá Nhật Bản tại Việt Nam
- Văn phòng JNTO Hà Nội
- Liên đoàn kinh tế vùng Kansai
- Hội Việt Nam (JAVN)
- Hội hỗ trợ Tomoiki Việt Nhật
- Hiệp hội phát triển giao lưu nguồn nhân lực quốc tế
Đơn vị hợp tác
Tổ chức hỗ trợ du học sinh
Nhật Bản (JASSO)
Mạng lưới luật sư cho lao động người nước ngoài
Bài viết mới
Bài viết liên quan
-
Các đoàn thể dành cho người Việt: Hương vị Việt (BETOAJI)
BETOAJI là tên viết tắt của “Betonamu no aji” nghĩa là “Hương vị Việt Nam”. BETOAJI được thành lập năm 2012, với mục đích phát triển hơn nữa, tháng 7 năm 2020 hội đã chính thức trở thành một đoàn thể có tư cách pháp nhân. <Nội dung bài viết> 1.Mục tiêu hoạt động 2.Các lớp nấu ăn gây quỹ từ thiện 1.Mục tiêu hoạt động Các chi hội tại địa phương và thông tin liên lạc Cho tới tháng 8 năm 2020, BETOAJI đã có 7 chi hội đang hoạt động là: BETOAJI Sendai, BETOAJI Niigata, BETOAJI Nagaoka, BETOAJI Tokyo, BETOAJI Nagoya, BETOAJI Kobe – Osaka và BETOAJI Hiroshima. Trang chủ https://betoaji.org/ Trang Facebook https://www.facebook.com/betoaji YouTube https://www.youtube.com/channel/UC-Hmk-5jI724NgWjX0insjg Mục tiêu hoạt động Giới thiệu văn hóa, ẩm thực Việt Nam đến với bạn bè năm châu Gây quỹ từ thiện hỗ trợ cho trẻ em nghèo tại Việt Nam Tạo sân chơi, giao lưu cho các bạn thanh niên Việt Nam tại Nhật Bản 2.Các lớp nấu ăn gây quỹ từ thiện Các hoạt động của BETOAJI. Lớp nấu ăn gây quỹ từ thiện Hằng tháng, các chi nhánh của BETOAJI đều tổ chức lớp dạy nấu món ăn Việt Nam. Các tình nguyện viên của các chi nhánh sẽ đảm nhận các công việc như đầu bếp đứng lớp dạy nấu ăn, đặt và thuê hội trường, viết và dịch công thức nấu ăn, mua nguyên liệu, phụ bếp kiêm phiên dịch v.v. Thành viên tham gia lớp nấu ăn thuộc nhiều lứa tuổi, ngành nghề khác nhau. Không chỉ có người Nhật, các bạn trẻ Việt Nam và các du học sinh người nước ngoài cũng tham gia lớp học. Mỗi buổi có số lượng người tham gia là từ 20 đến 30 người nhưng với những sự kiện lớn như Tết Nguyên Đán hay Giáng sinh thì có khoảng 50 đến 60 người đăng kí tham gia. Phí tham gia 1 buổi học dao động từ 1000 đến 1500 yên/người. Sau khi trừ các loại chi phí, khoản tiền còn lại sẽ được gửi về trụ sở chính của BETOAJI (Tokyo) để gây quỹ từ thiện cho trẻ em vùng núi có hoàn cảnh khó khăn không thể đến trường. Nhóm tình nguyện viên của BETOAJI hoạt động tình nguyện, không nhận thù lao với mong muốn lớn nhất là giao lưu văn hóa và giúp đỡ cho các trẻ em nghèo. Bán hàng gây quỹ từ thiện Tại các lớp học nấu ăn cũng có bày bán các loại đồ lưu niệm, bánh kẹo truyền thống của Việt Nam. Khoản tiền lãi từ việc bán hàng này cũng sẽ được góp vào quỹ từ thiện hỗ trợ trẻ em nghèo. BETOAJI cũng đang tiến hành gây quỹ thông qua việc dịch các truyện tranh thiếu nhi, truyện có tính giáo dục sang tiếng Việt. Phát học bổng cho trẻ em nghèo tại Việt Nam Với mong muốn chắp cánh ước mơ đến trường cho những trẻ em nghèo hiếu học, BETOAJI đã BETOAJI đã xây dựng hoàn thiện mô hình Quỹ Học Bổng BETOAJI tại huyện Ea soup (tỉnh Đắk Lắk - Việt Nam) và tỉnh Thừa Thiên Huế - Việt Nam (hiện tại chỉ còn cấp học bổng BETOAJI tại Ea soup). BETOAJI chủ trương trao học bổng giúp đỡ các em từ lúc các em bắt đầu chập chững đến trường cho đến khi tốt nghiệp đại học. Tính đến tháng 11 năm 2019, BETOAJI đã có 40 “con đỡ đầu” (33 con đang học cấp 2 và cấp 3, 6 con đang học đại học, 1 con đã tốt nghiệp đại học). Có 1 người con sau khi tốt nghiệp Cao Đẳng Y Đà Nẵng đã quay trở về Ea soup để làm việc. Giao lưu văn hóa Việt-Nhật Ngoài các lớp học nấu ăn, các chi nhánh cũng tổ chức các hoạt động khác: các sự kiện theo mùa như Trung thu, Giáng Sinh, Festival văn hóa ẩm thực Việt Nam, tiệc giao lưu với các doanh nghiệp v.v. Tại các sự kiện này, BETOAJI còn giới thiệu các món ăn Việt Nam, tổ chức các tiết mục văn nghệ v.v. Các truyền thông địa phương cũng đã đưa tin giới thiệu về các hoạt động này. Thông qua các hoạt động giao lưu văn hóa, BETOAJI đã phát huy được vai trò quảng bá văn hóa Việt Nam cũng như giúp người bản xứ và bạn bè quốc tế có cơ hội giao lưu, tiếp cận với văn hóa - ẩm thực Việt Nam. Kênh You Tube Kênh Youtube “Betoaji Media” đã ra đời vào năm 2020. Đây là kênh giới thiệu cách làm các món ăn Việt Nam. Ngoài việc giới thiệu các bước thực hiện, kênh có giới thiệu các loại nguyên liệu và gia vị có thể mua được ở Nhật, có đầu tư cả phụ đề tiếng Việt và tiếng Nhật.
-
Các cơ sở y tế có hỗ trợ Tiếng Việt (Khu vực Tokai)
Số người Việt Nam sống tại Nhật Bản bắt đầu tăng đáng kể từ năm 2013, trong đó có cả sinh viên tại các trường đại học, trường chuyên môn và trường tiếng song chủ yếu là tăng do ngày càng có nhiều tu nghiệp sinh, thực tập sinh kỹ năng sang làm việc trong ngành nghề tại Nhật. Cho dù có cầm trong tay thẻ bảo hiểm y tế đi chăng nữa thì khi bị mệt mỏi hoặc ốm đau, cần đi khám bệnh thì không ít các bạn thực tập sinh, tu nghiệp sinh ngại phải đi tới phòng khám hay bệnh viện. Nguyên nhân là do các bạn lo lắng không truyền tải được các triệu chứng và không thể hiểu những từ ngữ mà bác sĩ sử dụng bởi vốn tiếng Nhật còn ít ỏi và bị bó hẹp trong môi trường lao động của mình. Sau đây tôi xin “điểm danh” một số cơ sở y tế có thể hỗ trợ tiếng Việt mong có thể hỗ trợ phần nào các bạn sống tại khu vực Tokai khi đi khám chữa bệnh. Tại tỉnh Aichi Hiện có khoảng 40,000 người Việt Nam sinh sống. Tại tỉnh Aichi có hệ thống phái cử phiên dịch các ngôn ngữ tới các cơ sở y tế trong đó có tiếng Việt. Chi phí phiên dịch tùy trường hợp có thể phía bệnh viện hay phòng khám sẽ chi trả, cũng có trường hợp mỗi bên chịu 50%. Tham khảo tại link: http://www.aichi-iryou-tsuyaku-system.com/pt/pre5.pdf 1Phòng khám nội khoa Okochi-Naika ★ Trang web đặt lịch khám: http://okochi-cl.mdja.jp/ 【Địa chỉ】495-0015, Aichi-ken, Inazawa-shi, Sobue-cho, Sakuragata, Kamikiri, 6-7 【Điện thoại】0587-97-8300 【Lịch làm việc】 Thứ 2, thứ 3, thứ 5, thứ 6 Sáng: 9:00 - 12:00; Chiều: 16:00 – 19:00 Thứ 4 & thứ 7: 9:00 - 12:00 【Chuyên khoa】Nội khoa, da liễu, tiểu đường, khám sức khỏe định kỳ, khám bệnh nội tiết, tiêu hóa… 2Yamada Sanfujinka 【Địa chỉ】445-0813 Achi-ken Nishio shi Wakamatsu-cho 38 【Điện thoại】0563-56-3245 【Lịch làm việc】 Sáng: 9:00 – 12:00; Chiều: 14:00 – 17:00 Thứ 7: 13:30 – 16:00 Nghỉ: Thứ 5, Chủ nhật và ngày lễ 【Chuyên khoa】Khoa sản, phụ khoa & khoa nhi 3Tập đoàn y tế Kishokai 【Chuyên khoa】Khoa sản, phụ khoa & khoa nhi Có 11 cơ sở nằm rải rác trên toàn tỉnh Aichi http://www.kishokai.or.jp/vn/ 4Phòng khám nha khoa Kanie 【Địa chỉ】445-0082, Kasugara 2-2, Yatsuomote-cho, Nishio-shi, Aichi-ken 【Điện thoại】0563-55-7171 【Lịch làm việc】 Sáng: 9:20 – 12:20; Chiều: 15:00 – 18:40 Thứ 7: Sáng: 9:20 – 11:00; Chiều: 15:00 – 17:00 Nghỉ: Thứ 5, Chủ nhật và ngày lễ 【Chuyên khoa】Nha khoa Tại tỉnh Mie Hiện có khoảng 8,300 người Việt Nam sinh sống https://www.sankei.com/life/news/200227/lif2002270054-n1.html 1Nha khoa Inagaki 【Địa chỉ】510-1234,420-3 Mie-gun, Komono-cho, Fukumura 【Điện thoại】059-394-4618 【Lịch làm việc】 Thứ 2, thứ 3, thứ 4, thứ 6: 9:30 – 19:00 Thứ 7: 9:30 – 17:30 Nghỉ: Thứ 5, Chủ nhật & ngày lễ Phòng khám có bảng câu hỏi bằng tiếng Việt nhưng không có phiên dịch 2Bệnh viện đa khoa Iseitanaka (Có điều dưỡng viên người Việt Nam) 【Địa chỉ】516-0035, Mie-ken, Isei-shi, Oozeko 4-6-47 【Điện thoại】0596-25-3111 【Lịch làm việc】 Thứ 2, thứ 4, thứ 5, thứ 6, thứ 7 (chỉ khám sáng): 9:00 – 12:30 Thứ 3: Sáng: 9:00 – 12:30; Chiều: 14:00 – 16:00 Nghỉ: Chủ nhật & ngày lễ 【Chuyên khoa】Nội & ngoại khoa Có bác sĩ Fujimoto chuyên khám bệnh tiểu đường và bệnh gan vào thứ 3 hằng tuần. Tại tỉnh Gifu Hiện có khoảng 9,500 người Việt Nam sinh sống 1Tập đoàn y tế Kishokai 【Chuyên khoa】Khoa sản, phụ khoa & khoa nhi Có 2 cơ sở tại tỉnh Gifu 2Phòng khám Rosebell 【Địa chỉ】509-0203 Gifu-ken, Kani-shi, Shimoedo, Nobayashi, 2975-1 【Điện thoại】0574-60-3355 【Lịch làm việc】 Thứ 2 – thứ 7: Sáng: 9:00 – 12:30; Chiều: 17:00 – 20:00 Nghỉ: Chủ nhật & ngày lễ 3Phòng khám Alpsbell 【Địa chỉ】506-0058 Gifu-ken, Takayama-shi, Yamadamachi 310 【Điện thoại】0577-35-1777 【Lịch làm việc】 Thứ 2 – thứ 7: Sáng: 9:00 – 12:30; Chiều: 17:00 – 20:00 Nghỉ: Chủ nhật & ngày lễ Tại tỉnh Shizuoka Hiện có khoảng 9,200 người Việt Nam sinh sống https://toukei.pref.shizuoka.jp/chosa/02-050/index.html 1Bệnh viện Atami đại học y tế phúc lợi quốc tế 【Địa chỉ】413-0012, Shizuoka-ken, Atami-shi, Higashi Kaigan-cho 13-1 【Điện thoại】0557-81-9171 【Lịch làm việc】 Thứ 2 – thứ 7: Sáng: 8:30 – 11:30; Chiều: 13:30 – 16:30 Nghỉ: Chủ nhật & ngày lễ 【Chuyên khoa】Đa khoa 2Bệnh viện tổng hợp Shizuoka Saiseikai (đặt qua điện thoại trước, bệnh viện sẽ sắp xếp phiên dịch tiếng Việt cho bạn) 【Địa chỉ】422-8527 Shizuoka-shi, Suruga-ku, Oshika 1-1-1 【Điện thoại】054-285-6171 【Lịch làm việc】 Thứ 2 – thứ 7: Sáng: 8:30 – 11:30; Chiều: 13:30 – 16:30 Nghỉ: Chủ nhật & ngày lễ 【Chuyên khoa】Đa khoa
-
Gợi ý về quán ăn Việt Nam〈12 quán tại Tokyo〉
Trong thời gian gần đây, số lượng người Việt Nam sang Nhật Bản sinh sống, làm việc và học tập ngày một tăng lên. Song song với đó, để phục vụ đông đảo người Việt Nam đang sinh sống tại Nhật cũng như người Nhật yêu thích ẩm thực Việt Nam, số lượng các quán ăn Việt Nam cũng xuất hiện ngày một nhiều. Trong bài viết này, chúng tôi xin giới thiệu 12 quán ăn Việt Nam ở khu vực thủ đô Tokyo được tổng hợp bởi biên tập viên của KOKORO đã có thời gian sinh sống lâu tại Tokyo. <Nội dung bài viết> 1.Khu vực Ikebukuro 2.Khu vực Shibuya 3.Khu vực Shinjuku 4.Các khu vực khác 5.Các quán bánh mì nổi tiếng Khu vực Ikebukuro Hình ảnh trên Facebook của Phở Trung Phần lớn những quán ăn Việt Nam được yêu thích đều nằm ở gần những ga lớn trên tuyến JR Yamanote chạy quanh thủ đô, nên rất thuận tiện cho việc đi lại. Đầu tiên phải kể đến Phở Trung và Phở Việt nằm ở Ikebukuro với các món ăn mang hương vị miền Bắc. Cả hai quán đều có lượng khách hàng thân thiết đông đảo. Thêm nữa, gần hai quán này cũng có rất nhiều quán karaoke có thể hát tiếng Việt nên vào cuối tuần hay các ngày nghỉ, nơi đây rất đông người Việt. Phở Trung Ikebukuro Địa chỉ 3-23-8-B1F Nishiibukuro, Toshima-ku Điện thoại 03-6907-3502 Thời gian mở cửa 11:00~23:00 Ngày nghỉ định kì Không có Món ăn Set Hà Nội (7 món) 2,800 yên, bánh xèo 1,300 yên, phở bò 920 yên Cách đi Đi bộ khoảng 350m từ ga Ikebukuro Phở Việt Ikebukuro Địa chỉ 3-31-15-4F Nishiikebukuro, Toshima-ku Điện thoại 03-3590-8788 Thời gian mở cửa 11:00~14:30、17:00~22:30 Ngày nghỉ định kì Không có Món ăn Gỏi cuốn 600 yên, phở bò 1,000 yên, bánh xèo 1,500 yên Cách đi Đi bộ khoảng 450m từ ga Ikebukuro Phở Thìn Tokyo cũng là một cái tên không thể không nhắc đến, đây là chi nhánh tại Tokyo của thương hiệu phở Thìn Lò Đúc nổi tiếng Hà Nội. Chi nhánh này mới được mở vào năm 2019. Người quản lý người Nhật của quán đã ăn phở bò tại cơ sở chính (Hà Nội) vào năm 2015 rồi mê mẩn hương vị phở, sau đó thuyết phục ông Thìn cho phép mở chi nhánh Tokyo. Quán chỉ phục vụ phở bò nhưng với hương vị đặc biệt, quán đã dành được tình cảm của cả thực khách Tokyo. Phở bò tại Phở Thìn Tokyo Cơ sở chính của Phở Thìn nằm trên phố Lò Đúc Hà Nội Phở Thìn Tokyo Địa chỉ 1-12-14-B1F Higashiikebukuro, Toshima-ku Điện thoại 03-5927-1115 Thời gian mở cửa 11:00~21:00 Ngày nghỉ định kì Không có Món ăn Phở bò 890 yên Cách đi Đi bộ khoảng 340m từ ga Ikebukuro Khu vực Shibuya Bún bò Huế của quán Hoàng Ngân Đường Bunkamura Shibuya Ở khu vực ga Shibuya có quán Miss Saigon phục vụ món đặc sản của Huế là “bún bò huế” và đặc sản của Tây Ninh là “hủ tiếu”. Ngoài ra, quán Hoàng Ngân có bún đậu mắm tôm, sữa chua nếp cẩm - những món khiến bạn có thể cảm nhận hương vị truyền thống của Việt Nam. Quán Hoàng Ngân cũng có cơ sở khác ở khu vực Hamamatsu – Daimon. Miss Sài Gòn Địa chỉ 2-29-18-6F Dogenzaka, Shibuya-ku Điện thoại 03-5489-3081 Thời gian mở cửa [Thứ 2~ thứ 6] 17:00~23:00 [thứ 7, chủ nhật, ngày lễ] 11:30~15:00, 17:00~23:00 Ngày nghỉ định kì Không có Món ăn Phở bò 950 yên, bún bò Huế 950 yên Cách đi Đi bộ khoảng 380m từ ga Shibuya Hoàng Ngân Đường Bunkamura Shibuya Địa chỉ 2-25-10-6F Dogenzaka Shibuya-ku Điện thoại 03-5489-6099 Thời gian mở cửa 11:30~15:00、17:00~23:00 Ngày nghỉ định kì Không có Món ăn (bao gồm thuế) Bánh xèo 1,490 yên, nem rán (6 chiếc) 1,080 yên, bún bò Huế 1,190 yên Cách đi Đi bộ khoảng 420m từ ga Shibuya Khu vực Shinjuku Bánh xèo của quán Bánh xèo Sài Gòn Khu vực gần ga Shinjuku có quán Bánh xèo Sài Gòn, với không gian rộng rãi, cách bài trí sang trọng – đây là nơi thích hợp để tụ tập theo nhóm. Quán cũng có một cơ sở khác tại Yurakucho. Một trong số những nơi có đông học sinh, sinh viên người Việt sinh sống và qua lại nhất là khu vực xung quanh ga Shin Okubo. Đây cũng là nơi tập trung nhiều quán ăn Việt Nam với nhiều món ăn đa dạng và phong phú. Nói về quán ăn được yêu thích tại khu vực này có thể kể đến quán Betonamu chan, với các món ăn mang hương vị miền Nam. Quán đã từng được đánh giá là quán ăn Việt Nam ngon nhất ở Tokyo. Quán được bài trí giống với các quán ăn ở Việt Nam vào những năm 90, mang lại cho bạn cảm giác thân thuộc và gần gũi. Một trong những điểm cộng là quán có thực đơn đa dạng hấp dẫn với giá cả phải chăng. Tuy nhiên, không gian quán khá nhỏ nên thường kín bàn vào buổi tối, nhất là các ngày cuối tuần. Vì vậy các bạn nên gọi điện đến để đặt bàn hoặc kiểm tra xem có còn chỗ không trước khi đến nhé. Bánh xèo Sài Gòn Shinjuku Địa chỉ 3-36-14-6-7F Shinjiku, Shinjuku-ku Điện thoại 03-3351-6940 Thời gian mở cửa 11:00~23:00 Ngày nghỉ định kì Không có Món ăn Bánh xèo 1,100 yên, bánh xèo BIG! 2,200 yên, bánh cuốn 980 yên Cách đi Đi bộ khoảng 160m từ ga JR Shinjuku Betonamu chan Địa chỉ 1-19-17 Hyakunincho, Shinjuku-ku Điện thoại 03-3365-0107 Thời gian mở cửa 11:30~15:00、17:30~21:00 Ngày nghỉ định kì Không có Món ăn (bao gồm thuế) Gỏi cuốn 748 yên, bánh xèo 1,650 yên, phở bò 1,078 yên Cách đi Đi bộ khoảng 150m từ ga Okubo Các khu vực khác Cơm gà xối mỡ của quán THI THI = hình ảnh công khai trên Facebook Về phía nam của Tokyo không thể không nhắc đến quán Thi Thi ở ga Kamata. Quán được đánh giá là “quán ăn Việt Nam ngon nhất ở Tokyo và ở Nhật Bản”. Quán nhận được sự yêu thích đặc biệt của không chỉ đông đảo người Việt Nam, mà còn của rất nhiều thực khách Nhật Bản. THI THI Địa chỉ 5-26-6 Kamata, Ota-ku Điện thoại 03-3731-1549 Thời gian mở cửa [Thứ 3 ~ thứ 6] 17:00~23:00 [thứ 7, chủ nhật, ngày lễ] 12:00~22:00 Ngày nghỉ định kì Thứ 2 Món ăn (bao gồm thuế) Cơm gà xối mỡ 1,200 yên, cơm gà 1,000 yên Cách đi Đi bộ khoảng 370m từ ga Kamata Bên cạnh đó, có thể kể đến quán Hội An ở ga Ryogoku, với các món như nem lụi, cơm gà … được chế biến mang hương vị rất đặc trưng của miền Trung. Quán cũng có dịch vụ karaoke cho các bạn yêu thích ca hát. Hội An Địa chỉ Ryokoku plaza 2F 4-32-16 Ryokoku, Sumida-ku Điện thoại 03-3631-9123 Thời gian mở cửa 11:30~15:00 (trừ thứ 7) 17:00~24:00 Ngày nghỉ định kì Không có Món ăn Phở gà (nhỏ) 630 yên, nộm đu đủ (nhỏ) 680 yên, nem rán 980 yên. Cách đi Đi bộ khoảng 230m từ ga Ryokoku Các quán bánh mì nổi tiếng Hình ảnh trên trang chủ của Bánh Mì Ebisu Bakery Gần đây, bên cạnh phở thì bánh mì Việt Nam cũng dần trở nên nổi tiếng và được nhiều người yêu thích. Các quán chuyên phục vụ bánh mì tăng lên, có thể kể đến một số quán được yêu thích như Bánh mì Ebisu Bakery gần ga Ebisu, Bánh Mì ☆ Sandwich gần ga Takadanobaba và Bánh mì Bigtree gần ga Hamamatsucho. Bánh mì Ebisu Bakery Địa chỉ Trong Ebisu store 1-8-14 Ebisu, Shibuya-ku Điện thoại 03-6319-5390 Thời gian mở cửa 11:00~20:30 Ngày nghỉ định kì Không có Món ăn Bánh mì Sài Gòn 780 yên, bánh mì gà nướng sả 680 yên Cách đi Đi bộ khoảng 120m từ ga Ebisu Bánh mì ☆ Sandwich Địa chỉ 4-9-18-1F Takadanobaba, Shinjuku-ku Điện thoại 03-5937-4547 Thời gian mở cửa 11:00~19:00,[thứ 7]11:00~18:00 ※Đóng cửa khi hết hàng Ngày nghỉ định kì Chủ nhật, thứ hai Món ăn Bánh mì pate giò 550 yên, bánh mì tôm bơ 550 yên Cách đi Đi bộ khoảng 90m từ ga Takadanobaba Banh Mi Big Tree Địa chỉ 1-15-9-1F Hamamatsucho, Minato-ku Điện thoại 03-3433-43330 Thời gian mở cửa 11:00〜19:00 Ngày nghỉ định kì Chủ nhật Món ăn Phở gà 730 yên, phở bò 880 yên, bành mì thịt nướng 680 yên Cách đi Đi bộ khoảng 260m từ ga Daimon Bài viết này chỉ giới thiệu 12 quán ăn tiêu biểu nhưng có lẽ còn rất nhiều quán ăn Việt Nam khác ở Tokyo mà tôi chưa được biết đến. Các bạn hãy tự tìm cho mình những quán ăn khoái khẩu nhé!
-
Chùa Việt Nam trên đất Nhật (Tây Nhật Bản)
Tại Nhật Bản, cùng với số người Việt Nam đến sinh sống và làm việc tại Nhật ngày càng gia tăng, ngày càng nhiều ngôi chùa Việt Nam cũng được xây dựng ở khắp đất nước Nhật, góp phần vào việc hỗ trợ tinh thần, giúp đỡ cho người Việt gặp khó khăn trong cuộc sống và làm việc ở xa xứ. Trong số này, chúng tôi xin giới thiệu những ngôi chùa Việt Nam ở khu vực phía Tây Nhật Bản. 1. Chùa Đại Nam (tỉnh Hyogo) Chùa Đại Nam do Đại đức Thích Nhuận Phổ - du học sinh đang học tại trường đại học Ryukoku đã cùng với quý phật tử phát tâm mua lại mảnh đất với diện tích 1400m2 vào năm 2013 để chuẩn bị xây dựng một ngôi chùa thuần Việt tại Nhật Bản. Hiện nay chùa do thầy Thích Tường Nghiêm trụ trì. Chùa có các hoạt động thường niên như tổ chức Tết dương lịch, âm lịch, lễ Phật Đản vào tháng 4, lễ Vu Lan Báo Hiếu, tết Trung Thu… Ngoài ra chùa còn tổ chức các khoá tu hàng tháng (đang tạm dừng vì dịch bệnh vi-rút corona). Sứ mệnh của nhà chùa là giúp bảo vệ cuộc sống cho cộng đồng người Việt Nam, hỗ trợ tư vấn về đời sống, công việc cho cộng đồng. Để làm được việc này, chùa thực hiện tư vấn cho người Việt Nam gặp khó khăn về cuộc sống, công việc, du học. Giúp cho chỗ ở hoặc lời khuyên và các hỗ trợ cần thiết khác. Chùa có các hoạt động cộng đồng như sau: ✔︎ Giao lưu văn hoá Việt Nhật ✔︎ Hỗ trợ tư vấn, giải đáp về đời sống, công việc cho người Việt Nam tại Nhật ✔︎ Hỗ trợ các thủ tục tang lễ cho người Việt không may mất ở Nhật Bản ✔︎ Hỗ trợ nhu yếu phẩm, quyên góp hỗ trợ lũ lụt miền trung, các hoàn cảnh bị lâm bệnh nặng không đủ điều kiện chữa trị tại nhật ✔︎ Xây trường, nuôi cơm cho trẻ em vùng cao Việt Nam Ngoài ra chùa còn phối hợp cùng chùa Cửu Tạng (久蔵寺) ở Fuchumachi của tỉnh Hiroshima và chùa Vĩnh Minh (永明寺) ở thành phố Kitakyushu của tỉnh Fukuoka để hướng dẫn đạo tràng tu tập và các lễ hội văn hoá Việt Nam cho cộng đồng người Việt Nam. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Trang web Chùa Đại Nam [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Trang web Chùa Cửu Tạng [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Trang web Chùa Vĩnh Minh Chùa Đại Nam Địa chỉ Hyōgo-ken Himeji-shi, Shigo-cho, Sakamoto 157-1 Điện thoại 079-258-0961、090-9259-0696 (Thầy Thích Đức Trí) E-mail dainamtemple@gmail.com Cách đi Ga Gochaku(御着) của tuyến đường sắt Kobe (JR), đi bộ khoảng 1,7km. Cách ga khoảng 400m có bến xe buýt đi tới gần chùa nhưng giữa đường phải đổi xe. Mỗi lượt đi tốn 440 yên. Nếu đi 3 người trở lên có thể đi taxi sẽ lợi hơn. 2. Chùa Hòa Lạc (tỉnh Hyogo) Chùa Hòa Lạc và chùa Đại Nam là 2 chùa liên kết với nhau, bắt đầu hoạt động từ năm 2011. Chùa có sứ mệnh như chùa Đại Nam trong việc hỗ trợ cộng đồng người Việt Nam tại Nhật. Chùa thực hiện tư vấn cho người Việt Nam gặp khó khăn về cuộc sống, công việc, du học. Giúp cho chỗ ở hoặc lời khuyên và các hỗ trợ cần thiết khác. Tháng 4/2021, khi ban biên tập của Kokoro có dịp đến thăm chùa thì có thấy ngoài người nhà chùa còn có 2 người Việt Nam khác đang lưu trú. Một người phụ nữ độ 30 tuổi, vốn là thực tập sinh kỹ năng.Vì bị bệnh nên cô phải nghỉ việc và tìm đến chùa xin tá túc cho tới khi được về nước. Do không có sự hỗ trợ của nghiệp đoàn tiếp nhận nên chùa Hòa Lạc đã hỗ trợ cô. Một người khác là nam giới, vốn là du học sinh ở một trường tiếng ở Sendai. Nhưng vì không thể vừa đi học vừa đi làm thêm nên đã bỏ học và ở quá hạn visa (lưu trú bất hợp pháp) và làm việc. Tháng 11/2020, trong khi đang làm thêm trong ngành chuyển phát thức ăn thì bị cảnh sát bắt giữ. Tuy bị phán quyết là có tội nhưng được cho thi hành án treo. Em đã tìm đến chùa để mong có dịp làm lại cuộc đời. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Trang FB của chùa Hòa Lạc Chùa Hòa Lạc Địa chỉ Hyogo-ken, Kobe-shi, Nagata-ku, Higashi Shiri-ikechō 8-2-14 Điện thoại 078-651-6505、090-9259-0696 (Thầy Thích Đức Trí) E-mail Thầy trụ trì Đức Trí: thichductrijp@gmail.com Cách đi Cách ga Karumo(苅藻) của đường xe điện ngầm Kaigan độ 200m 3. Chùa Phước Quang (tỉnh Osaka) Thầy trụ trì chùa Phước Quang chào hỏi phật tử trước cửa chùa. Ảnh của báo Mainichi Thành phố Yao của tỉnh Osaka hiện có khoảng 2.000 người Việt Nam sinh sống. Chùa tọa lạc trên một con đường nhỏ gần nhà ga Yao (JR). Từ xa ta có thể nhìn thấy có cờ Phật cắm trên nóc chùa. Chùa được cải tạo lại từ một ngôi nhà dân thành nơi sinh hoạt tâm linh cho người Việt Nam ở đây vào năm 2014. Chùa có tổ chức khoá tu vào Chủ Nhật đầu tiên vào mỗi tháng. Một buổi thuyết pháp tại chùa. Ảnh của báo Mainichi Chùa Phước Quang có đặt bức tượng Phật được mang từ Việt Nam sang. Là nơi sinh hoạt tâm linh cho người Việt ở khu vực này. Đây cũng là nơi để cộng đồng Việt Nam gắn kết với nhau. xung quanh đó có nhiều cửa hàng thực phẩm của Việt Nam và cửa hàng ăn món Việt Nam. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Trang FB chùa Phước Quang Chùa Phước Quang Địa chỉ Osaka-fu, Yao-shi, Yasunaka-cho 7-5-10 E-mail chuaphuocquangyao@gmail.com Cách đi Cách ga Yao(八尾) của đường tàu Kansai honsen (JR) khoảng 800m 4. Chùa Phước Viên (tỉnh Hyogo) Chùa do thầy Thích Quảng Niệm trụ trì, là nơi sinh hoạt của cộng đồng Phật tử Việt Nam tại Nhật. Chùa có tổ chức khoá tu vào Chủ Nhật tuần thứ 2 mỗi tháng. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] 福圓寺のFBページ Chùa Phước Viên Địa chỉ Hyogo-ken, Himeji-shi, Hanada-cho Takagi 194-4 Điện thoại 090-6464-8597 Cách đi Từ ga Himeji (JR) ra của Bắc, lên xe buýt Shinki(神姫)đi về hướng 城見台行き (Shiromidai yuki). Tới bến Ohshoji(大小路) thì xuống xe, đi bộ khoảng 1,4km. 5.Chùa Tokurin-ji (thành phố Nagoya, tỉnh Aichi) Chùa Tokurin-ji đã có hoạt động hỗ trợ người nghèo khổ và người tỵ nạn từ trên 30 năm qua. Khi xảy ra Đại động đất Đông Nhật Bản năm 2011 chùa cũng tiếp nhận nhiều người cơ nhỡ khó khăn. Trong nhiều năm, chùa cũng tiếp nhận các nhà sư và du học sinh người Việt Nam. Nhà chùa có cơ sở lưu trú dành cho người nghèo khổ cơ nhỡ và thường xuyên có khoảng 10 người sinh sống. Nhà sư trụ trì là thầy Takaoka Shucho. Từ năm 2020 chùa cũng tiếp nhận nhiều người nước ngoài bị mất việc do ảnh hưởng của đại dịch vi-rút corona, hỗ trợ tìm việc hoặc hồi hương, thực phẩm và nơi lưu trú. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Bài viết về chùa Tokurin-ji của KOKORO Chùa Tokurin-ji Địa chỉ Aichi-ken, Nagoya-shi, Tenpaku-ku, Nonami Aioi Điện thoại 052-896-1606 Cách đi Đường tàu điện ngầm Sakura-dori, xuống ra Aioiyama (相生山), đi bộ khoảng 600m. 6. Chùa Phước Huệ Aichi (thành phố Inazawa, tỉnh Aichi) Chùa Phước Huệ Aichi được thành lập vào tháng 4/2013, được Hòa thượng trụ trì chùa Đức Lâm (Tokurin-ji) Takaoka Shucho cố vấn và hỗ trợ nơi sinh hoạt trong khuôn viên Tokurin-ji. Năm 2019 chùa Phước Huệ Aichi đã mua được khu nhà cổ tại thị trấn Inazawa và tháng 4/2019, chùa chuyển về chỗ mới sinh hoạt cho đến hiện tại. Chùa do sư cô Thích Như Tâm trụ trì. Trong thời gian dịch bệnh Covid-19, nhà chùa đã kết nối với Hội Phật Tử Việt Nam Tại Nhật Bản, các vị mạnh thường quân xa gần với chương trình “Món quà yêu thương”, trực tiếp chuyển những phần lương thực, nhu yếu phẩm đến các bạn gặp khó khăn tại vùng Tokai (Aichi, Mie, Gifu) và một số vùng phụ cận. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Trang FB của chùa Phước Huệ Aichi Chùa Phước Huệ Aichi Địa chỉ Aichi-ken, Inazawa-shi, Sobue-cho, Shinmyozu, Jizaemonnishi 3192 Điện thoại 090-9915-5347 Cách đi Đường Bisai của đường sắt Meitetsu, xuống ra Kamimarubuchi(上丸渕), đi bộ khoảng 3,8km. Vào khóa tu một ngày, chùa có dịch vụ xe đưa đón.
Xếp hạng bài viết phổ biến
-
Lớp học tiếng Nhật online miễn phí 17067 views
-
Không được ăn ốc bắt ở ruộng lúa 15540 views
-
“Đúng giờ” ở Nhật là như thế nào? 13031 views
Platinum Sponsor
Bronze Sponsors
- Global HR Strategy
- Trường Nhật Ngữ EHLE
Đơn vị hỗ trợ
- Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam
- Trung tâm Giao lưu Văn hoá Nhật Bản tại Việt Nam
- Văn phòng JNTO Hà Nội
- Liên đoàn kinh tế vùng Kansai
- Hội Việt Nam (JAVN)
- Hội hỗ trợ Tomoiki Việt Nhật
- Hiệp hội phát triển giao lưu nguồn nhân lực quốc tế
Đơn vị hợp tác
Tổ chức hỗ trợ du học sinh
Nhật Bản (JASSO)
Mạng lưới luật sư cho lao động người nước ngoài