Blog
“Fukubukuro”: Túi quà may mắn đầu năm
“Túi quà may mắn” là sản phẩm được bán vào những ngày đầu năm mới của Nhật Bản. Những chiếc túi này giống như những tấm vé số may mắn, bạn chỉ có thể thấy được bên trong có những gì khi đã mua nó. Thế nhưng, thời gian gần đây, họ đã bắt đầu bán những chiếc túi mà trước khi mua, người tiêu dùng sẽ biết được bên trong chứa những món đồ gì. Giá của những chiếc túi này có lẽ sẽ rẻ hơn khi bạn mua lẻ những sản phẩm có bên trong đó, thậm chí có cả những chiếc túi được được bán với mức chiết khấu cực khủng đấy.
Điểm đặc biệt của túi may mắn và cảm giác háo hức khi mua
Túi may mắn đã trở thành đặc sản của ngày Tết với ý nghĩa sâu sắc được gửi gắm trong đó, đấy chính là “những chiếc túi chứa đầy sự hạnh phúc”. Đặc trưng lớn nhất của chiếc túi này là có giá “siêu hời”. Bởi lẽ sẽ có những món đồ trong túi may mắn này có mức giá nhiều hơn cả số tiền bạn đã bỏ ra khi mua túi. Ví dụ với mức giá 5000 yên cho một chiếc túi may mắn, bạn có thể nhận được những sản phẩm có giá trị cao hơn 5000 yên đấy.
Chiếc túi này còn có một điểm đặc biệt nữa là nó mang đến cho người mua sự “háo hức, mong chờ”. Bạn sẽ rất phấn khích, mong đợi khi không thể biết được bên trong chiếc túi đó có những món đồ nào. Đó sẽ là cảm giác vui sướng khi mở ra đúng món đồ mình mong muốn hay sẽ là cảm giác hơi hụt hẫng một chút khi bốc phải những chiếc túi chứa đồ mình không thích. Vì vậy mới nói chiếc túi may mắn này chính là một hình thức bốc thăm, thử vận may đầu năm mới.
Các loại túi quà may mắn và cách thức mua túi may mắn
Những năm gần đây, túi may mắn đã được đa dạng hoá, có rất nhiều sản phẩm bên trong đó như quần áo, bánh kẹo thậm chí là đồ điện tử, điện thoại di động, v.v. Trong số các sản phẩm kể trên, những chiếc túi được ưa chuộng từ xưa tới nay là những chiếc túi may mắn chứa quần áo (đặc biệt là của những hãng thời trang nổi tiếng). Vì đây chính là cơ hội để sở hữu những món đồ của các nhãn hiệu thời trang lớn với giá rẻ nên hầu hết những người phụ nữ Nhật đã phải xếp hàng rất lâu từ sáng, nhất là vào ngày mùng 2 tháng 1 hàng năm.
Có rất nhiều cửa hàng đang bán túi may mắn, để tránh cho dịch COVID-19 lan rộng, số lượng cửa hàng tiếp nhận đặt mua túi may mắn qua mạng đã tăng lên đáng kể. Đối với những chiếc túi được “săn đón” nhiều, cửa hàng sẽ phải áp dụng hình thức bốc thăm để chọn ra những người may mắn nhất. Sự kiện bốc thăm này được diễn ra vào khoảng tháng 11,12 trong năm.
Chúng ta có thể mua chiếc túi may mắn này bằng 1 trong 3 cách như dưới đây. Hãy lưu ý đến thời hạn khi đặt chúng nhé.
・ Mua trên web và đồ sẽ được gửi về tận nhà của bạn.
・ Đặt trên web và sau đó đến cửa hàng lấy.
・ Đến trực tiếp cửa hàng để mua mà không cần đặt trước.
Túi may mắn của Mister Donut
Dù là một du học sinh nhưng mình quyết định “tậu” ngay một chiếc túi may mắn trong năm 2022 này. Với một người có niềm đam mê Pikachu như mình, khi biết được thông tin là Mister Donut có bán chiếc túi may mắn trong đó có bánh donut và đặc biệt là có kèm theo những món đồ giới hạn có hình Pikachu, mình đã không ngần ngại mà quyết định mua ngay!
Túi may mắn của Mister Donut được bán từ ngày 26 tháng 12 năm 2021. Có 4 loại túi với 4 mức giá khác nhau (1000 yên, 2000 yên, 3000 yên và 5000 yên = chưa bao gồm thuế). Vì Pikachu là nhân vật mình yêu thích nên mình đã quyết định dùng 3000 yên để sở hữu chiếc túi may mắn này.
Những món đồ mà mình đã nhận được có giá cao hơn so với giá của chiếc túi may mắn mà mình đã mua, Chỉ sau 2 giờ đồng hồ mở bán, những chiếc túi may mắn này đã cháy hàng, như vậy đủ thấy sự hấp dẫn của chúng phải không nào. Thật may mắn vì mình đã có được chiến lợi phẩm ngay trong ngày mở bán đầu tiên.
Mình đã rất ngạc nhiên khi thấy có đến 7 món đồ trong túi may mắn 3000 yên này, đó là: thẻ đổi bánh donut, 1 chiếc túi vải, 1 cuốn lịch, 1 quyển sổ tay ghi lịch trình, 1 chiếc ví nhỏ, 1 chiếc túi zipper và 1 cuộn băng dán Pikachu.
★ Đặc trưng của túi may mắn Mister Donut
Một chiếc túi may mắn giá 3000 yên (chưa bao gồm thuế) sẽ có
・ 2 thẻ đổi bánh donut: loại bánh 160 yên (chưa bao gồm thuế) x 15 cái (tổng 4800 yên)
・ 8 phiếu ưu đãi đổi bánh donut có giá 130 yên (chưa bao gồm thuế) (khi mua 4 chiếc trở lên sẽ nhận được thêm 1 chiếc dưới dạng coupon, tổng 1040 yên)
Chỉ mới tính riêng thẻ đổi bánh mà tổng số tiền đã lên đến 5840 yên rồi! Nếu tính đến cả giá trị của những món đồ Pokemon thì mình thấy lần mua sắm này thật sự rất hời.
Đối với thẻ đổi những chiếc bánh donut có giá 160 yên trở xuống, bạn có thể sử dụng nó tại tất cả các cửa hàng của Mister Donut trên toàn quốc. Hơn nữa, phải đổi hết 15 cái trong một lần nên mình nghĩ là mình sẽ thưởng thức nó cùng với nhiều người.
Những chiếc túi may mắn được bán trong siêu thị
Những chiếc túi may mắn của các hãng nổi tiếng như Mister Donut hay Starbuck đều được ưa chuộng và săn đón rất nhiều nhưng mới đây, túi may mắn đã được bán cả trong những trung tâm thương mại. Biên tập viên của blog này (người Nhật) đã đi một vòng siêu thị AEON vào ngày mùng 1 tháng 1 năm 2022 vừa qua.
Chỉ trong ngày mùng 1 tháng 1, tất cả các hệ thống siêu thị AEON của Osaka đã mở chiến dịch bán “xe đẩy hàng may mắn”.
Bên trong “xe đẩy hàng may mắn” này sẽ có
・ Mì ăn liền ( Kitsune Udon) × 12 hộp
・ Cơm ăn liền (200g) × 5 gói
・ Bánh baumkuchen hình vòng nhiều lớp
・ Nước lọc 2ℓ × 6 chai
・ Gia vị nấu cà ri
・ Sốt Mayonnaise (400g)
・ Bánh kẹo (Bỏng)
・ Bia đóng lon (350 mℓ) ×24 lon
Giỏ hàng này có giá là 6000 yên (chưa bao gồm thuế). Mình đã tự hỏi là so với việc mua lẻ những món đồ trên thì việc mua giỏ hàng may mắn này liệu có lời hơn không? Vì vậy, mình đã quyết định đi quanh khu vực bán đồ ăn đó và tìm hiểu giá của từng món đồ.
Dưới đây là kết quả:
Mì ăn liền ( Kitsune Udon) × 12 hộp |
108 yên × 12 = 1296 yên |
Cơm ăn liền (200g) × 5 gói |
578 yên |
Bánh baumkuchen hình vòng nhiều lớp |
238 yên |
Nước lọc 2ℓ × 6 chai |
428 yên |
Gia vị nấu cà ri |
198 yên |
Sốt Mayonnaise (400g) |
198 yên |
Bánh kẹo (Bỏng) |
90 yên |
Bia đóng lon (350 mℓ) × 24 lon |
3830 yên |
Tổng |
6856 yên |
Tổng tất cả các món đồ là 6856 yên. Mặc dù cũng có nhiều sản phẩm có mức giá ưu đãi từ ban đầu nhưng nếu mua giỏ hàng may mắn này, bạn sẽ được giảm thêm 856 yên nữa đấy!
Tại quầy bán thực phẩm, các sản phẩm khác như là bánh kẹo, mì hộp hay bột canh cũng đang được bày bán dưới dạng túi quà may mắn. Không chỉ thế, những món đồ dùng hàng ngày cũng được bày bán như vậy đấy.
Tổng kết
Vậy là chúng mình đã giới thiệu cho các bạn tất tần tật về Fukubukuro – túi may mắn rồi đấy. Với đặc trưng là sự bí ẩn – không biết trước được có gì bên trong mà túi may mắn đã mang lại cho người mua cảm giác háo hức, hồi hộp khi mở túi quà. Hơn nữa, cũng có cả những chiếc túi với mức chiết khấu vô cùng lớn. Vậy thì nhân dịp đầu năm mới này, tại sao các bạn du học sinh, thực tập sinh lại không sở hữu một túi quà may mắn với giá “siêu hời” cho riêng mình nhỉ?
Xếp hạng bài viết phổ biến
-
Lớp học tiếng Nhật online miễn phí 17069 views
-
Không được ăn ốc bắt ở ruộng lúa 15540 views
-
“Đúng giờ” ở Nhật là như thế nào? 13033 views
Platinum Sponsor
Bronze Sponsors
- Global HR Strategy
- Trường Nhật Ngữ EHLE
Đơn vị hỗ trợ
- Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam
- Trung tâm Giao lưu Văn hoá Nhật Bản tại Việt Nam
- Văn phòng JNTO Hà Nội
- Liên đoàn kinh tế vùng Kansai
- Hội Việt Nam (JAVN)
- Hội hỗ trợ Tomoiki Việt Nhật
- Hiệp hội phát triển giao lưu nguồn nhân lực quốc tế
Đơn vị hợp tác
Tổ chức hỗ trợ du học sinh
Nhật Bản (JASSO)
Mạng lưới luật sư cho lao động người nước ngoài
Bài viết mới
Bài viết liên quan
-
Chùa Việt Nam trên đất Nhật (Đông Nhật Bản)
Chùa là một biểu tượng thiêng liêng thấm sâu vào lòng người Việt Nam từ ngàn xưa. Nhật Bản cũng là một đất nước có nhiều chùa chiền nhưng gần đây, nhiều ngôi chùa của người Việt Nam cũng tăng lên. Chùa Việt Nam không những là nơi hỗ trợ tinh thần cho người Việt mà còn trợ giúp những người gặp khó khăn trong cuộc sống ở Nhật. Chùa Đại Ân (Tỉnh Saitama) Trong bối cảnh đại dịch vi-rút corona hiện nay, chùa Đại Ân đã cưu mang rất nhiều lao động Việt Nam đang làm việc tại Nhật Bản gặp khó khăn (đặc biệt là cho tá túc tại chùa và cung cấp thực phẩm) cũng như hỗ trợ việc hồi hương. Nhà chùa còn giúp các bạn sinh sống tại chùa cách trồng rau để tự cung tự cấp, tư vấn khi gặp khó khăn. Ngoài ra chùa còn liên kết với các công ty ở Nhật để giới thiệu những người có nhu cầu tìm việc làm. Hiện nhà chùa do sư cô Thích Tâm Trí trụ trì. Hàng năm chùa tổ chức các sự kiện như Tết tây, Tết ta, lễ Phật Đản vào tháng 4, lễ Vu lan… Ngoài ra chùa còn có những hoạt động nhằm đoàn kết cộng đồng người Việt Nam tại Nhật, hướng về đất nước. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Trang Facebook của Chùa Đại Ân Chùa Đại Ân Địa chỉ Saitama-ken, Honjo-shi, Kodama-cho, Takayanagi 668-2 Điện thoại 080-4133-6999 Đường đi Chùa cách ga Kodama (đường sắt JR) 5km và không có xe buýt. Chùa Nam Hoà (Tỉnh Saitama) Chùa được xây dựng năm 2006 trong khuôn viên rộng trên 300m2 do Ni sư Thích Nữ Thông Thắng trụ trì. Chùa có tổ chức các hoạt động thường niên như Lễ Phật Đản, Vu Lan, ngày Tết dương lịch và Tết Nguyên đán. Các hoạt động của nhà chùa thường có tới trên 100 người tham dự. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Trang Facebook của Chùa Nam Hoà Chùa Nam Hòa Địa chỉ Saitama-ken, Koshigaya-shi, Osogawa 1019-2 Điện thoại 048-977-8323 Đường đi Xuống ga Koshigaya của đường tàu Tobu Isesaki, lên xe buýt đi về “Shirakobato Suijo Koen” rồi đi bộ khoảng 550 mét. Khi có sự kiện, chùa có xe đưa đón từ ga Koshigaya. Chùa Việt Nam (Tỉnh Kangawa) Chùa Việt Nam do cố hòa thượng Thích Minh Tuyền khai sơn và sáng lập năm 2010. Năm 2018, sau khi hòa thượng viên tịch, thầy Thích Nhuận Ân và sư cô Thích Nữ Giới Bảo tiếp tục quản lý và điều hành. Các hoạt động chính của Chùa Việt Nam gồm có Tết Dương Lịch, Tết Nguyên Đán, Lễ Phật đản, Lễ Vu lan... Nhà chùa cũng tổ chức những lớp giảng dạy Phật Pháp nhập môn, Thiền, Yoga, dạy ngôn ngữ Tiếng Việt, tiếng Nhật, sinh hoạt giao lưu cộng đồng cho người Việt Nam và người Nhật ở địa phương (Hiện nay các hoạt động tạm dừng do đại dịch vi-rút corona). Ngoài ra, nhà chùa cũng thực hiện tư vấn những vấn đề lo lắng cho các bạn trẻ Việt Nam như vấn đề mang thai, cha mẹ mất nhưng không về nước thọ tang được hoặc làm tang lễ cho người qua đời tại Nhật Bản. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Trang Facebook của Chùa Việt Nam Chùa Việt Nam Địa chỉ Kanagawa-ken, Aiko District, Aikawa Hanbara 4889-1 Điện thoại 046-281-4226 Đường đi Từ ga Honatsugi, đường Odakyu, lên xe buýt số 1 hoặc số 2 đi Hanbara. Tới bến Hanbara xuống xe, đi bộ khoảng 500 mét. Chùa Tinh Tấn Hamamatsu (Tỉnh Shizuoka) Khóa tu hằng tháng tại chùa Nhờ sự ủng hộ và đóng góp kinh phí của cộng đồng bà con người Việt Nam tại thành phố Hamamatsu nói riêng, cộng đồng đang sinh sống tại Nhật Bản nói chung, chùa được xây dựng năm 2018. Với sự chung tay của mọi người, chùa đã trở thành nơi nuôi dưỡng đời sống tâm linh, văn hóa cộng đồng của bà con người Việt ở khu vực lân cận. Chùa không những thường xuyên tổ chức ngày lễ mang tính chất tôn giáo như Đại lễ Phật Đản, lễ Vu Lan mà còn tổ chức các sự kiện sinh hoạt văn hóa dân tộc như các Tết tây, Tết cổ truyền, lễ tết trung thu. Chùa có tổ chức khóa tu vào Chủ Nhật đầu tiên mỗi tháng. Trong bối cảnh đại dịch covid-19, được sự ủng hộ của các mạnh thường quân, chùa kết hợp với một số tổ chức để hỗ trợ cho các bạn tu nghiệp sinh, du học sinh hoặc những hoàn cảnh khó khăn liên hệ nhờ giúp đỡ về lương thực, thực phẩm hoặc tư vấn về các thủ tục pháp lý cần thiết. Tháng 1/2020, nhà chùa đã tổ chức buổi hòa nhạc từ thiện “Xuân yêu thương” và đã có khoảng 1.000 người tham dự. Năm 2021, đã phân phối khoảng 300kg gạo cho những người gặp khó khăn. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Trang Facebook của Chùa Tin Tấn Chùa Tinh Tấn Địa chỉ Shizuoka-ken, Hamamatsu-shi, Nishi-ku, Ohkubo-cho, 6044-1-2 Điện thoại 090-9819-1987 (Thầy Thích Thánh Duyên) Đường đi Từ ga Hamamatsu (đường tàu JR) lên xe buýt số 37, tới bến Nishinohira thì xuống xe (khoảng 30 phút). Từ đó đi bộ khoảng 500 mét. Hoặc đi xe taxi từ ga Maisaka (Đường sắt JR) mất độ 15 phút.
-
Chùa Việt Nam trên đất Nhật (Tây Nhật Bản)
Tại Nhật Bản, cùng với số người Việt Nam đến sinh sống và làm việc tại Nhật ngày càng gia tăng, ngày càng nhiều ngôi chùa Việt Nam cũng được xây dựng ở khắp đất nước Nhật, góp phần vào việc hỗ trợ tinh thần, giúp đỡ cho người Việt gặp khó khăn trong cuộc sống và làm việc ở xa xứ. Trong số này, chúng tôi xin giới thiệu những ngôi chùa Việt Nam ở khu vực phía Tây Nhật Bản. 1. Chùa Đại Nam (tỉnh Hyogo) Chùa Đại Nam do Đại đức Thích Nhuận Phổ - du học sinh đang học tại trường đại học Ryukoku đã cùng với quý phật tử phát tâm mua lại mảnh đất với diện tích 1400m2 vào năm 2013 để chuẩn bị xây dựng một ngôi chùa thuần Việt tại Nhật Bản. Hiện nay chùa do thầy Thích Tường Nghiêm trụ trì. Chùa có các hoạt động thường niên như tổ chức Tết dương lịch, âm lịch, lễ Phật Đản vào tháng 4, lễ Vu Lan Báo Hiếu, tết Trung Thu… Ngoài ra chùa còn tổ chức các khoá tu hàng tháng (đang tạm dừng vì dịch bệnh vi-rút corona). Sứ mệnh của nhà chùa là giúp bảo vệ cuộc sống cho cộng đồng người Việt Nam, hỗ trợ tư vấn về đời sống, công việc cho cộng đồng. Để làm được việc này, chùa thực hiện tư vấn cho người Việt Nam gặp khó khăn về cuộc sống, công việc, du học. Giúp cho chỗ ở hoặc lời khuyên và các hỗ trợ cần thiết khác. Chùa có các hoạt động cộng đồng như sau: ✔︎ Giao lưu văn hoá Việt Nhật ✔︎ Hỗ trợ tư vấn, giải đáp về đời sống, công việc cho người Việt Nam tại Nhật ✔︎ Hỗ trợ các thủ tục tang lễ cho người Việt không may mất ở Nhật Bản ✔︎ Hỗ trợ nhu yếu phẩm, quyên góp hỗ trợ lũ lụt miền trung, các hoàn cảnh bị lâm bệnh nặng không đủ điều kiện chữa trị tại nhật ✔︎ Xây trường, nuôi cơm cho trẻ em vùng cao Việt Nam Ngoài ra chùa còn phối hợp cùng chùa Cửu Tạng (久蔵寺) ở Fuchumachi của tỉnh Hiroshima và chùa Vĩnh Minh (永明寺) ở thành phố Kitakyushu của tỉnh Fukuoka để hướng dẫn đạo tràng tu tập và các lễ hội văn hoá Việt Nam cho cộng đồng người Việt Nam. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Trang web Chùa Đại Nam [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Trang web Chùa Cửu Tạng [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Trang web Chùa Vĩnh Minh Chùa Đại Nam Địa chỉ Hyōgo-ken Himeji-shi, Shigo-cho, Sakamoto 157-1 Điện thoại 079-258-0961、090-9259-0696 (Thầy Thích Đức Trí) E-mail dainamtemple@gmail.com Cách đi Ga Gochaku(御着) của tuyến đường sắt Kobe (JR), đi bộ khoảng 1,7km. Cách ga khoảng 400m có bến xe buýt đi tới gần chùa nhưng giữa đường phải đổi xe. Mỗi lượt đi tốn 440 yên. Nếu đi 3 người trở lên có thể đi taxi sẽ lợi hơn. 2. Chùa Hòa Lạc (tỉnh Hyogo) Chùa Hòa Lạc và chùa Đại Nam là 2 chùa liên kết với nhau, bắt đầu hoạt động từ năm 2011. Chùa có sứ mệnh như chùa Đại Nam trong việc hỗ trợ cộng đồng người Việt Nam tại Nhật. Chùa thực hiện tư vấn cho người Việt Nam gặp khó khăn về cuộc sống, công việc, du học. Giúp cho chỗ ở hoặc lời khuyên và các hỗ trợ cần thiết khác. Tháng 4/2021, khi ban biên tập của Kokoro có dịp đến thăm chùa thì có thấy ngoài người nhà chùa còn có 2 người Việt Nam khác đang lưu trú. Một người phụ nữ độ 30 tuổi, vốn là thực tập sinh kỹ năng.Vì bị bệnh nên cô phải nghỉ việc và tìm đến chùa xin tá túc cho tới khi được về nước. Do không có sự hỗ trợ của nghiệp đoàn tiếp nhận nên chùa Hòa Lạc đã hỗ trợ cô. Một người khác là nam giới, vốn là du học sinh ở một trường tiếng ở Sendai. Nhưng vì không thể vừa đi học vừa đi làm thêm nên đã bỏ học và ở quá hạn visa (lưu trú bất hợp pháp) và làm việc. Tháng 11/2020, trong khi đang làm thêm trong ngành chuyển phát thức ăn thì bị cảnh sát bắt giữ. Tuy bị phán quyết là có tội nhưng được cho thi hành án treo. Em đã tìm đến chùa để mong có dịp làm lại cuộc đời. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Trang FB của chùa Hòa Lạc Chùa Hòa Lạc Địa chỉ Hyogo-ken, Kobe-shi, Nagata-ku, Higashi Shiri-ikechō 8-2-14 Điện thoại 078-651-6505、090-9259-0696 (Thầy Thích Đức Trí) E-mail Thầy trụ trì Đức Trí: thichductrijp@gmail.com Cách đi Cách ga Karumo(苅藻) của đường xe điện ngầm Kaigan độ 200m 3. Chùa Phước Quang (tỉnh Osaka) Thầy trụ trì chùa Phước Quang chào hỏi phật tử trước cửa chùa. Ảnh của báo Mainichi Thành phố Yao của tỉnh Osaka hiện có khoảng 2.000 người Việt Nam sinh sống. Chùa tọa lạc trên một con đường nhỏ gần nhà ga Yao (JR). Từ xa ta có thể nhìn thấy có cờ Phật cắm trên nóc chùa. Chùa được cải tạo lại từ một ngôi nhà dân thành nơi sinh hoạt tâm linh cho người Việt Nam ở đây vào năm 2014. Chùa có tổ chức khoá tu vào Chủ Nhật đầu tiên vào mỗi tháng. Một buổi thuyết pháp tại chùa. Ảnh của báo Mainichi Chùa Phước Quang có đặt bức tượng Phật được mang từ Việt Nam sang. Là nơi sinh hoạt tâm linh cho người Việt ở khu vực này. Đây cũng là nơi để cộng đồng Việt Nam gắn kết với nhau. xung quanh đó có nhiều cửa hàng thực phẩm của Việt Nam và cửa hàng ăn món Việt Nam. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Trang FB chùa Phước Quang Chùa Phước Quang Địa chỉ Osaka-fu, Yao-shi, Yasunaka-cho 7-5-10 E-mail chuaphuocquangyao@gmail.com Cách đi Cách ga Yao(八尾) của đường tàu Kansai honsen (JR) khoảng 800m 4. Chùa Phước Viên (tỉnh Hyogo) Chùa do thầy Thích Quảng Niệm trụ trì, là nơi sinh hoạt của cộng đồng Phật tử Việt Nam tại Nhật. Chùa có tổ chức khoá tu vào Chủ Nhật tuần thứ 2 mỗi tháng. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] 福圓寺のFBページ Chùa Phước Viên Địa chỉ Hyogo-ken, Himeji-shi, Hanada-cho Takagi 194-4 Điện thoại 090-6464-8597 Cách đi Từ ga Himeji (JR) ra của Bắc, lên xe buýt Shinki(神姫)đi về hướng 城見台行き (Shiromidai yuki). Tới bến Ohshoji(大小路) thì xuống xe, đi bộ khoảng 1,4km. 5.Chùa Tokurin-ji (thành phố Nagoya, tỉnh Aichi) Chùa Tokurin-ji đã có hoạt động hỗ trợ người nghèo khổ và người tỵ nạn từ trên 30 năm qua. Khi xảy ra Đại động đất Đông Nhật Bản năm 2011 chùa cũng tiếp nhận nhiều người cơ nhỡ khó khăn. Trong nhiều năm, chùa cũng tiếp nhận các nhà sư và du học sinh người Việt Nam. Nhà chùa có cơ sở lưu trú dành cho người nghèo khổ cơ nhỡ và thường xuyên có khoảng 10 người sinh sống. Nhà sư trụ trì là thầy Takaoka Shucho. Từ năm 2020 chùa cũng tiếp nhận nhiều người nước ngoài bị mất việc do ảnh hưởng của đại dịch vi-rút corona, hỗ trợ tìm việc hoặc hồi hương, thực phẩm và nơi lưu trú. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Bài viết về chùa Tokurin-ji của KOKORO Chùa Tokurin-ji Địa chỉ Aichi-ken, Nagoya-shi, Tenpaku-ku, Nonami Aioi Điện thoại 052-896-1606 Cách đi Đường tàu điện ngầm Sakura-dori, xuống ra Aioiyama (相生山), đi bộ khoảng 600m. 6. Chùa Phước Huệ Aichi (thành phố Inazawa, tỉnh Aichi) Chùa Phước Huệ Aichi được thành lập vào tháng 4/2013, được Hòa thượng trụ trì chùa Đức Lâm (Tokurin-ji) Takaoka Shucho cố vấn và hỗ trợ nơi sinh hoạt trong khuôn viên Tokurin-ji. Năm 2019 chùa Phước Huệ Aichi đã mua được khu nhà cổ tại thị trấn Inazawa và tháng 4/2019, chùa chuyển về chỗ mới sinh hoạt cho đến hiện tại. Chùa do sư cô Thích Như Tâm trụ trì. Trong thời gian dịch bệnh Covid-19, nhà chùa đã kết nối với Hội Phật Tử Việt Nam Tại Nhật Bản, các vị mạnh thường quân xa gần với chương trình “Món quà yêu thương”, trực tiếp chuyển những phần lương thực, nhu yếu phẩm đến các bạn gặp khó khăn tại vùng Tokai (Aichi, Mie, Gifu) và một số vùng phụ cận. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Trang FB của chùa Phước Huệ Aichi Chùa Phước Huệ Aichi Địa chỉ Aichi-ken, Inazawa-shi, Sobue-cho, Shinmyozu, Jizaemonnishi 3192 Điện thoại 090-9915-5347 Cách đi Đường Bisai của đường sắt Meitetsu, xuống ra Kamimarubuchi(上丸渕), đi bộ khoảng 3,8km. Vào khóa tu một ngày, chùa có dịch vụ xe đưa đón.
-
Săn tìm báu vật ở kinken shop – khu vực Osaka
Mỗi khi bạn nghĩ đến chuyện đi chơi xa vào những dịp nghỉ dài, ví dụ như từ Osaka đến Hakata (Fukuoka), nếu mua vé tàu shinkansen bình thường một chiều sẽ mất 15.600 yên. Thế nhưng, bạn có biết là có những loại phiếu mua hàng giúp bạn tiết kiệm đến hơn 5.000 yên tiền tàu shinkansen không? Trong bài viết lần này, chúng tôi xin giới thiệu “kinken shop" - là các cửa hàng bán vé tàu điện, phiếu mua hàng tại quán ăn, vé vào cửa công viên giải trí v.v… với giá rẻ! Kinken shop là gì? Kinken shop là cửa hàng bán các loại “kinken” (phiếu hay vé có giá trị tương đương tiền) bao gồm vé tàu điện, vé vào cửa các khu vui chơi giải trí, phiếu mua hàng ở quán ăn, vé xem triển lãm mỹ thuật hoặc tem v.v… với giá rẻ hơn giá thông thường. Các cửa hàng này dùng tiền mặt để thu mua kinken của khách bán và bán lại cho các khách đến mua tại cửa hàng. Các cửa hàng này có ở khắp nơi trên nước Nhật và tập trung nhiều nhất tại thành phố Osaka, từ lâu nay vẫn được nhiều người yêu thích. Trong bài viết lần này, chúng tôi giới thiệu về những điểm hấp dẫn của các kinken shop này. Các kinken shop tại Tokyo sẽ được giới thiệu trong một bài viết khác còn lần này sẽ là các cửa hàng ở Osaka. Phố kinken shop lớn nhất ở Osaka A: Trung tâm thương mại Hanshin, B1 ~ B2: Các tòa nhà số 1 ~ số 4 trước cửa ga Osaka Ở khu phố dưới tầng ngầm gần ga Osaka có đến hơn 20 cửa hàng kinken shop, lúc nào cũng tấp nập người ham mê săn tìm đồ hiếm. Cách ga JR Osaka khoảng 100 mét về phía Nam là các tòa nhà số 1 (B1 trong ảnh), số 2 (B2), số 3 (B3), số 4 (B4) thông nhau bằng con phố dưới tầng ngầm. Dưới tầng hầm các tòa nhà này có rất nhiều kinken shop, đặc biệt là dưới tầng hầm toà số 2 và 3. Khu phố tầng ngầm quanh khu vực ga Osaka・ga Umeda có quy mô lớn nhất cả nước, đường đi lối lại vô cùng phức tạp. Nếu bạn chưa biết lối đi thì hãy hỏi thăm người đi đường cách đi xuống khu phố ngầm của toà nhà trước cửa ga: “駅前ビルの地下はどこですか?”. Thành phố Osaka nổi tiếng với người dân thân thiện nên bạn đừng ngại hỏi đường nhé. Cụ thể là các kinken shop bán những loại kinken nào và giá cả ra sao nhỉ? Tác giả bài viết đã dạo quanh hơn mười cửa hàng và chụp cả ảnh nữa nên chúng ta hãy cùng xem nhé. Phiếu mua đồ ăn ở Yoshinoya, 300 yên còn 260 yên Một trong những thứ được ưa thích nhất tại kinken shop là phiếu mua đồ ăn. Đây là các loại phiếu mua đồ ăn được phát cho cổ đông v.v… có thể dùng để thanh toán tại các chuỗi cửa hàng ăn uống được nhiều người ưa chuộng như “Kura sushi”, “Gourmet Kineya”, “Yoshinoya" v.v… hay các quán ăn dành cho gia đình. Các loại phiếu này thường được mang đến bán cho các kinken shop. Hãy nhìn góc trên cùng bên phải bức ảnh. Phiếu mua đồ ăn trị giá 300 yên của chuỗi cửa hàng cơm bò “Yoshinoya" được bán với giá 260 yên. Bạn có thể mua bao nhiêu phiếu tuỳ thích. Ví dụ, khi bạn đi ăn hết 700 yên ở Yoshinoya và dùng 2 phiếu này để thanh toán thì sẽ được tính 600 yên và chỉ cần trả nốt 100 yên tiền mặt là đủ. Mỗi phiếu này được giảm giá 40 yên nên nếu dùng 2 phiếu, bạn sẽ được lợi 80 yên đấy! ☆ Mức giá kinken tại cửa hàng là khác nhau. Ngoài ra, giá còn có thể thay đổi theo từng ngày. Các loại phiếu mua đồ ăn khác Các loại phiếu mua đồ ăn đáng chú ý khác ngoài Yoshinoya bày bán ngày hôm đó được tổng hợp trong bảng dưới đây. Các loại phiếu đồ ăn được bán rẻ hơn nhiều so với giá trị phiếu bao gồm “Gourmet Kineya” (Từ 500 yên còn 400 yên), “Skylark” (3.000 yên còn 2.550 yên) v.v… Phiếu mua đồ ăn Skylark có thể dùng được ở các cửa hàng như Gusto hay Bamiyan v.v… Ngoài các loại phiếu trong bảng liệt kê dưới đây, còn có cả phiếu mua hàng của “Kura sushi", “Ootoya”, “Osaka Ohsho”, “Joyfull”, “Royal Host" v.v... ◇ Ví dụ về một số loại phiếu mua đồ ăn được bày bán ngày hôm đó Jeff Gourmet Card Giá gốc Giá rẻ nhất 500 yên 470 yên Phiếu mua đồ ăn dùng chung trên toàn quốc. Có thể sử dụng được ở khoảng 35.000 cửa hàng. Zensho Giá gốc Giá rẻ nhất 500 yên 460 yên Có thể dùng được tại Sukiya, Nakau, COCO'S, Big Boy, Jolly - Pasta v.v... Gourmet Kineya Giá gốc Giá rẻ nhất 500 yên 400 yên Kineya, Menbo, Sojibo v.v... Marugame Seimen Giá gốc Giá rẻ nhất 200 yên 175 yên Chuỗi cửa hàng udon Vé tàu shinkansen Vé tàu shinkansen từ xưa đã là mặt hàng được yêu thích tại các kinken shop. Gần đây, những ai trở thành “hội viên EX” thì thời gian đầu sẽ được mua vé với mức giá giảm đáng kể nhưng chỉ áp dụng cho giao dịch bằng thẻ tín dụng. Đối với phần đông du học sinh và thực tập sinh kỹ năng không dùng thẻ tín dụng thì vé tàu giảm giá tại các kinken shop là rất hấp dẫn. Ở quanh khu vực này bán các loại vé shinkansen xuất phát từ ga Osaka, bao gồm cả vé có số ghế và vé tự do. Cũng giống như phiếu mua hàng trong quán ăn, tuỳ từng cửa hàng mà mức giá lại khác nhau. Sau khi tìm hiểu hơn mười cửa hàng, tác giả bài viết thấy rằng tuỳ cửa hàng bán mà mức giá có thể khác nhau đến 200 yên đối với chặng “Osaka - Tokyo (có số ghế)” và 220 yên đối với chặng “Osaka - Nagoya (có số ghế)”. Bất ngờ nhất là mức chênh lệch giá chặng “Osaka - Hakata (có số ghế)”. Chặng này có mức giá gốc là 15.600 yên nhưng giá vé tại đây lại dao động rất nhiều, từ 10.500 yên ~ 13.610 yên. Vì vậy, các bạn hãy chịu khó đi khảo giá thật kỹ trước khi mua nhé. Shinkansen: Osaka - Tokyo (có số ghế) Giá gốc Giá rẻ nhất 14,720 yên 13,400 yên Shinkansen: Osaka - Nagoya (cố số ghế) Giá gốc Giá rẻ nhất 6,680 yên 5,550 yên Shinkansen: Osaka - Hakata (có số ghế) Giá gốc Giá rẻ nhất 15,600 yên 10,500 yên Vé tàu đi các vùng lân cận Ở đây, các bạn cũng có thể mua vé tàu đi các vùng lân cận với giá rẻ. Vé này cũng được các cửa hàng bán với giá khác nhau nên bạn hãy dạo qua nhiều nơi để so sánh thử xem nhé. JR: Osaka - Kyoto Giá gốc Giá rẻ nhất 570 yên 460 yên JR: Osaka - Sannomiya (thành phố Kobe) Giá gốc Giá rẻ nhất 410 yên 350 yên JR: Osaka - Himeji Giá gốc Giá rẻ nhất 1,520 yên 1,280 yên Còn có một số máy bán vé tàu tự động, có thể mua cả lúc đêm khuya. Vé vào cửa công viên giải trí, thuỷ cung, thẻ mua sách Ở đây có bán cả vé vào cửa các khu vui chơi giải trí ở Kobe như vườn thú, thuỷ cung hay những nơi ở xa hơn như công viên “Nagasaki Huis Ten Bosch" hoặc vé vào khu tắm suối nước nóng onsen v.v… Ngoài ra, ở đây có bán cả “thẻ mua sách" có thể dùng để mua các loại sách và văn phòng phẩm (2.000 yên → 1.920 yên) hay “QUO CARD" có thể mua tất cả các mặt hàng trong cửa hàng tiện lợi kombini (1.000 yên → 970 yên), tem bưu điện, Letter Pack (phong bì chuyển phát nhanh bưu điện) v.v... Tổng kết Trong bài viết hôm nay, chúng tôi đã giới thiệu về chủng loại và giá cả các loại kinken bán tại kinken shop bao gồm từ phiếu mua hàng ở quán ăn, vé tàu, vé vào cửa khu giải trí, thẻ mua sách cho đến QUO CARD v.v… Ngoài việc giảm đáng kể chi phí khi đi du lịch ở xa, bạn còn có thể tiết kiệm được kha khá khi dùng phiếu mua hàng ở các quán thường xuyên ăn. Với những ai ít khi đến khu vực ga Osaka, ga Umeda thì khi tình cờ bắt gặp một kinken shop ở gần nơi mình ở, hãy nhớ đến bài viết lần này và thử “săn tìm vật báu” xem sao nhé.
-
Săn tìm báu vật ở kinken shop – Khu vực Tokyo
Kinken shop là cửa hàng bán các loại “kinken” (phiếu hay vé có giá trị tương đương tiền) bao gồm vé tàu điện, vé vào cửa các khu vui chơi giải trí, phiếu mua hàng ở quán ăn, vé xem triển lãm mỹ thuật hoặc tem v.v... với mức giá rẻ hơn giá thông thường. Trong bài viết lần này, chúng tôi xin giới thiệu về một số “món hời” mà ban biên tập KOKORO tìm thấy khi dạo quanh một khu vực tập trung nhiều kinken shop ở Tokyo. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Săn tìm báu vật ở kinken shop - khu vực Osaka Khu vực tập trung nhiều kinken shop ở Tokyo Toà nhà màu trắng phía bên trái là toà New Shimbashi Ở Tokyo, quanh các ga lớn như Shinjuku hay Shibuya v.v... luôn có các kinken shop, nhưng nổi tiếng với nhiều kinken shop tập trung cùng một chỗ thì phải kể đến toà nhà “New Shimbashi” ở ngay trước cửa ga Shimbashi. Toà nhà nhìn thẳng ra quảng trường lối cửa ra Hibiya・Karasumori, nơi có chiếc đầu máy hơi nước. Tầng một của toà nhà có khoảng 20 kinken shop. Chúng ta cùng xem tại đây có thể mua được những loại kinken nào với giá bao nhiêu nhé. Phiếu mua đồ ăn ở Yoshinoya, 300 yên còn 265 yên Một trong những mặt hàng được bán rất nhiều ở kinken shop là phiếu mua đồ ăn. Đó là các loại phiếu có thể dùng trong các quán ăn dạng chuỗi cửa hàng như “Yoshinoya”, “Sukiya”, “Matsuya” v.v... Ví dụ như góc trên bên trái ảnh là giá phiếu mua đồ ăn ở quán cơm thịt bò gyudon “Yoshinoya”. Phiếu có giá trị 300 yên được bán với giá 265 yên. Bạn có thể mua nhiều phiếu cùng lúc. Giả sử bạn đi ăn hết 700 yên ở Yoshinoya, nếu dùng 2 phiếu này để thanh toán thì sẽ được tính là đã trả 600 yên và chỉ cần trả nốt 100 yên còn lại bằng tiền mặt hoặc phương tiện thanh toán khác. Khi mua phiếu này, bạn được giảm giá 35 yên/phiếu nên nếu dùng 2 phiếu là bạn đã được lợi 70 yên rồi. ☆ Mức giá kinken tại các cửa hàng là khác nhau. Ngoài ra, giá còn có thể thay đổi theo từng ngày. Các loại phiếu mua đồ ăn khác Ngoài Yoshinoya, các loại phiếu mua đồ ăn đáng chú ý khác bày bán ngày hôm đó được tổng hợp trong bảng dưới đây. Những loại có mức giá giảm nhiều so với giá trị ghi trên phiếu gồm có “Washoku sato” (500 yên → 400 yên), “Katsuya” (550 yên → 455 yên) hay “Tenaraido (Tengu)” (500 yên → 420 yên). Ngoài các loại được liệt kê trong bảng dưới đây, còn rất nhiều phiếu của các quán ăn khác như “Ootoya”, “Tsukiji Gindaco”, “Royal Host” v.v... ◇ Ví dụ về một số loại phiếu mua đồ ăn được bày bán ngày hôm đó Jeff Gourmet Giá gốc Giá rẻ nhất 500 yên 465 yên Phiếu mua đồ ăn dùng chung trên toàn quốc. Có thể sử dụng được ở khoảng 35.000 cửa hàng. Zensho Giá gốc Giá rẻ nhất 500 yên 465 yên Có thể dùng được tại Sukiya, Nakau, COCO'S, Big Boy, Jolly - Pasta v.v... Gourmet Kineya Giá gốc Giá rẻ nhất 500 yên 450 yên Kineya, Menbo, Sojibo v.v... Washoku Sato Giá gốc Giá rẻ nhất 500 yên 400 yên Chuỗi quán ăn gia đình có đồ ăn Nhật là chủ đạo Vé tàu shinkansen Một loại mặt hàng được rất nhiều người ưa chuộng tại kinken shop là vé tàu shinkansen. Tại đây có bán các loại vé shinkansen xuất phát từ Tokyo bao gồm cả vé có số ghế và vé không có số ghế. Cũng giống như phiếu mua đồ ăn, tuỳ từng cửa hàng mà giá vé cũng khác nhau. Tác giả bài viết đã thử khảo giá tại hơn 10 cửa hàng và thấy rằng tuỳ từng nơi, giá vé đối với chặng “Tokyo – Shin Osaka (có số ghế)” có chênh lệch lên tới 800 yên, còn chặng “Tokyo – Kyoto” thì chênh lệch giá lên đến 1.150 yên! Vì giá có mức chênh lệch lớn đến vậy nên trước khi mua, các bạn hãy thử tham khảo thật kĩ giá của nhiều cửa hàng khác nhau nhé. Shinkansen: Tokyo – Shin Osaka (có số ghế) Giá gốc Giá rẻ nhất 14.720 yên 12.300 yên Shinkansen: Tokyo - Nagoya (cố số ghế) Giá gốc Giá rẻ nhất 11.300 yên 9.350 yên Shinkansen: Tokyo – Utsunomiya (có số ghế) Giá gốc Giá rẻ nhất 5.020 yên 4.190 yên Vé tàu đi các vùng lân cận Tại đây, các bạn cũng có thể mua vé tàu đi các vùng lân cận với giá rẻ hơn giá gốc. Mức giá này cũng khác nhau giữa các cửa hàng nên các bạn hãy dành thời gian để khảo giá thật kỹ nhé. JR: Shimbashi – Kawasaki Giá gốc Giá rẻ nhất 310 yên 288 yên JR: Shimbashi – Yokohama Giá gốc Giá rẻ nhất 480 yên 430 yên JR: Shimbashi – Akabane Giá gốc Giá rẻ nhất 310 yên 288 yên Ở đây có cả vài máy bán hàng tự động bán vé tàu shinkansen, vé tàu thường v.v... Vé vào cửa các điểm giải trí như khu vui chơi, thẻ mua sách Tại đây có bán cả vé vào cửa khu vui chơi Tokyo Disneyland, thẻ chơi bowling ở Round One v.v... Ngoài ra còn có các mặt hàng khác như “thẻ mua sách” có thể dùng để mua sách hoặc văn phòng phẩm (2.000 yên → 1.896 yên), “QUO CARD” có thể dùng để mua tất cả các mặt hàng trong cửa hàng tiện lợi kombini (1.000 yên → 975 yên), tem thư, phong bì chuyển phát nhanh bưu điện Letter Pack v.v... Tổng kết Trong bài viết lần này, chúng tôi giới thiệu về các loại kinken được bán tại kinken shop ở Tokyo như phiếu mua đồ ăn, vé tàu, thẻ mua sách, QUO CARD v.v... cũng như giá cả tham khảo. Nếu khéo chọn mua các loại phiếu hoặc vé trên tại kinken shop thì bạn không chỉ giảm bớt được chi phí khi đi du lịch xa mà còn tiết kiệm được tiền khi ăn uống tại các hàng quán thường gặp hằng ngày nữa. Những ai sống ở khu vực có các kinken shop thì hãy tham khảo bài viết này và thử ghé qua xem nhé.
Xếp hạng bài viết phổ biến
-
Lớp học tiếng Nhật online miễn phí 17069 views
-
Không được ăn ốc bắt ở ruộng lúa 15540 views
-
“Đúng giờ” ở Nhật là như thế nào? 13033 views
Platinum Sponsor
Bronze Sponsors
- Global HR Strategy
- Trường Nhật Ngữ EHLE
Đơn vị hỗ trợ
- Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam
- Trung tâm Giao lưu Văn hoá Nhật Bản tại Việt Nam
- Văn phòng JNTO Hà Nội
- Liên đoàn kinh tế vùng Kansai
- Hội Việt Nam (JAVN)
- Hội hỗ trợ Tomoiki Việt Nhật
- Hiệp hội phát triển giao lưu nguồn nhân lực quốc tế
Đơn vị hợp tác
Tổ chức hỗ trợ du học sinh
Nhật Bản (JASSO)
Mạng lưới luật sư cho lao động người nước ngoài