Kinh nghiệm của tôi (Du học - Nhân lực chất lượng cao)

vol_69_2103_img1
By KOKORO(Báo Mainichi+VAIJ;Đơn vị hỗ trợ: Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, v.v.)

Gặp gỡ sempai số này

Nguyễn Thị Oanh
  • Năm 2017 Tốt nghiệp THPT
  • Năm 2017Vào học Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Nhật Bản tại Trường Đại học Ngoại ngữ -Đại học Quốc gia Hà Nội
  • Năm 2019 Tham gia chương trình giao lưu của Đại học Meiji (trong khoảng 3 tuần tại Tokyo)
  • Năm 2020 Du học 1 năm tại trường Đại học Kyoto
  • Năm 2021 Quay về Việt Nam
  • Năm 2022 Tốt nghiệp Đại học (Tháng 3)

〈Sinh năm 1997 tại Hà Nội〉

Bắt đầu học tiếng Nhật khi vào đại học và đạt thành tích học tập xuất sắc, Oanh nhận học bổng du học 1 năm tại trường Đại học Kyoto theo chương trình học bổng du học của Chính phủ. Bài viết hôm nay sẽ giới thiệu những chia sẻ của Oanh về phương pháp học tập, tổng quan chương trình du học và các gợi ý về địa điểm tham quan nổi tiếng ở Kyoto

Học tiếng Nhật : Những nỗ lực không ngừng của tôi

Phát huy năng lực tiếng Nhật và trở thành giáo viên tại một trung tâm Nhật ngữ.

Tôi vốn là người thích các thể loại phim truyền hình dài tập và phim hoạt hình (anime) của Nhật Bản.Cá nhân tôi rất say mê với nét đẹp văn hóa và các phong cảnh đậm chất Nhật Bản xuất hiện trong những bộ phim đó. Chính vì thế, sau khi vào Đại học, tôi quyết định tìm hiểu về đất nước Nhật Bản và tiếng Nhật. Tôi bắt đầu học tiếng Nhật và lần lượt đỗ chứng chỉ N3 (JLPT) vào năm 2 và chứng chỉ N2 vào năm 3.

Ngoài giờ học, mỗi ngày tôi dành khoảng 2-3 tiếng tự học (chủ yếu làm bài tập và ôn lại bài trên lớp). Bên cạnh đó tôi thường lên Netflix xem các bộ phim truyền hình và anime để trao dồi thêm kỹ năng nghe.

  • ・Chi phí xem phim trên Netflix tôi chia ra thanh toán cùng với 4 người bạn khác.
  • ・Các bộ phim tôi rất thích có thể kể đến như “Vùng đất linh hồn” , “Hàng xóm của tôi là Totoro”, “Từ 5 giờ đến 9 giờ- Nhà sư khi yêu”
  • ・Trước tiên tôi sẽ xem phim với phần phụ đề tiếng Việt và những lần sau đó sẽ chuyển qua chế độ phụ đề tiếng Nhật.

Giao lưu cùng sinh viên Nhật tại Việt Nam

Cùng các bạn sinh viên Nhật đến tham quan khu du lịch Tràng An (Tỉnh Ninh Bình)

Trường Đại học Quốc gia Hà Nội của tôi thường xuyên tổ chức các chương trình giao lưu ngắn hạn dành cho sinh viên người Nhật. Khoảng thời gian năm 2 và năm 3, tôi tình nguyện hỗ trợ và tham gia vào rất nhiều chương trình như thế. Nhờ đó tôi có cơ hội giao lưu với rất nhiều các bạn sinh viên người Nhật.

  • ・Thời gian của mỗi chương trình giao lưu diễn ra trong khoảng 1-2 tuần
  • ・Đối tượng tham gia là sinh viên của các trường chuyên ngoại ngữ và các trường Đại học ở Nhật
  • ・Nội dung xoay quanh về giao lưu văn hóa và các mẫu hội thoại tiếng Việt đơn giản
  • ・Chúng tôi cũng hướng dẫn các bạn người Nhật đi tham quan các địa danh nổi tiếng

Trong số những người bạn Nhật tôi quen được qua các chương trình giao lưu ấy, có những người tôi đã gặp lại khi đến Nhật du học và có cả những người bạn Nhật đã đi từ Tokyo đến Kyoto để gặp tôi.

Lần đầu đặt chân đến Nhật trong chuyến giao lưu ngắn hạn

Tham quan Tokyo cùng các bạn sinh viên Đại học Meiji

Tháng 6 năm 2019, sau khi hoàn thành chương trình học năm 2, tôi lần đầu đặt chân đến Nhật theo chương trình giao lưu ngắn hạn của Đại học Meiji

  • ・Năm đó, trong khoa tôi có 7 bạn được tiến cử và 3 bạn khác đến từ trường Đại học Hà Nội (chủ yếu là các sinh viên có thành tích xuất sắc)
  • ・Chúng tôi chỉ phải tự trả tiền vé máy bay
  • ・Tất cả chi phí lưu trú và học phí trong 3 tuần được trường Đại học Meiji tài trợ
  • ・Mỗi người chúng tôi được nhận học bổng 80.000 Yên từ Tổ chức hỗ trợ sinh viên Nhật Bản (JASSO)

Nhờ chương trình giao lưu, chúng tôi có cơ hội tham gia trải nghiệm học tập cùng các sinh viên trường Đại học Meiji và được các bạn giới thiệu về Tokyo. Ngoài ra, chúng tôi còn tự làm video quảng bá hình ảnh du lịch của tỉnh Toyama cho khách du lịch nước ngoài, trải nghiệm đàn Shamisen (một loại nhạc cụ truyền thống của Nhật Bản), vũ điệu tế Thần (Kagura-mai) và nhập vai Vu Nữ (Miko) tại đền thờ Thần Đạo.

external link Video và Facebook chúng tôi đã xây dựng

Câu chuyện đến Nhật và ký túc xá du học sinh

Không gian ký túc xá của tôi

Thành tích học tập của tôi xếp vị trí thứ 2 trong số khoảng 200 sinh viên cùng khóa. Nhờ đó tôi được trường tiến cử du học theo chương trình học bổng của Chính Phủ và tham gia cuộc thi tại Đại sứ quán Nhật Bản tại Hà Nội. Sau đó tôi may mắn nhận được học bổng du học 1 năm tại Đại học Kyoto (thời gian du học bắt đầu từ tháng 9/2020).

Sau khi nhập cảnh, tôi cách ly 15 ngày tại một khách sạn gần sân bay Narita theo quy định phòng ngừa COVID-19. Sau đó, tôi cùng 3 người bạn Việt Nam (các bạn du học tại Đại học Kyoto và du học bậc tiến sĩ) đi xe bus đêm đến Kyoto và bắt đầu hành trình du học của mình. Vì là chương trình du học theo học bổng Chính phủ nên được miễn hoàn toàn học phí. Học bổng của chính phủ Nhật Bản cũng đủ cho sinh hoạt phí nên tôi không phải đi làm thêm.

  • ・Chúng tôi sống tại ký túc xá dành cho du học sinh của trường : Tổng cộng có 11 sinh viên sống cùng một khu (5 người Trung Quốc, 2 người Việt Nam, 1 người Nga, 1 người Anh, 1 người Ấn Độ, 1 người Romania)
  • ・Ngôn ngữ giao tiếp chung trong ký túc xá là tiếng Nhật
  • ・Mỗi ngày tôi đi học bằng tàu điện ngầm và xe bus (mất khoảng 30 phút). Vào mùa xuân và mùa thu, tôi chỉ đi học bằng xe đạp.

Chương trình học Đại học trong bối cảnh dịch COVID-19

Hăng say luyện tập viết Thư pháp (Thư Đạo) trong một giờ học tại trường ĐH Kyoto

Các tiết học ở trường Đại học đa phần là giờ học Online do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Tuy nhiên, khi dịch bệnh đã dần ổn định, trường tổ chức lại các lớp học offline và tôi bắt đầu đến trường hơn 4 lần/tuần. Các môn tôi đăng ký học có thể kể đến như “Pháp luật và chính trị Nhật Bản”, “Các vấn đề xã hội Nhật Bản hiện đại”, “Tiếng Nhật đại cương”,.. và toàn bộ được giảng dạy bằng tiếng Nhật. Các giờ học đặc biệt dành cho du học sinh chiếm phần lớn nhưng cũng có những môn chúng tôi học cùng các bạn người Nhật.

Kỷ niệm tuyệt vời nhất của tôi là trải nghiệm thử làm bánh Wagashi và viết thư pháp (Thư Đạo) trong chương trình nghiên cứu văn hóa Nhật Bản.Ngoài ra chúng tôi còn được giao lưu với các bạn học sinh ở 1 trường Trung học phổ thông ở Kyoto. Đáng tiếc vì theo thường lệ chúng tôi sẽ được đến thăm trường nhưng hôm đó chúng tôi chỉ được giao lưu online với các em học sinh của trường THPT đó. Theo dự kiến ban đầu sẽ có chuyến du lịch kết hợp nghiên cứu tại các địa điểm tham quan nổi tiếng (khoảng 2 ngày 1 đêm) nhưng do tình hình dịch diễn biến phức tạp nên kế hoạch thay đổi thành chuyến du lịch đi trong ngày.

Khuôn viên trường Đại học Kyoto

Tuy nhiên, tôi đã được giao lưu rất nhiều với các bạn du học sinh và thầy cô trong những giờ học tại trường.Tôi đã tổng hợp tài liệu thuyết trình và phát biểu kết quả nghiên cứu của mình trong giờ học kỹ năng thuyết trình (Academic Presentation). Đề tài nghiên cứu của tôi xoay quanh các vấn đề về ô nhiễm không khí và mối quan hệ giữa các yếu tố trong gia đình với vấn đề kết hôn muộn và không kết hôn ở Nhật Bản. Trong môn học này, tôi cùng các bạn du học sinh tranh luận, tìm kiếm tư liệu nghiên cứu và xây dựng tài liệu bằng tiếng Nhật. Bên cạnh đó chúng tôi cùng nhau luyện tập thuyết trình bằng tiếng Nhật ở ký túc xá.

Ngoài ra, tôi cũng thường xuyên luyện tập hội thoại với các bạn sinh viên người Nhật chuyên phụ trách hỗ trợ du học sinh ở trường.Nhờ đó tôi có thêm nhiều cơ hội sử dụng tiếng Nhật hơn.

Giao lưu cùng cộng đồng người Việt tại Kyoto

Tham quan chùa Mimuroto cùng những người bạn của Hội VYSA Kyoto

Bên cạnh các hoạt động ở trường, tôi còn tham gia Hội Thanh niên Sinh viên Việt Nam (VYSA) Kyoto.Đây là nơi quy tụ cả các bạn sinh Viên, Nghiên cứu sinh Thạc sĩ, Tiến sĩ và cả những người đang đi làm đến từ Kyoto, Osaka và các khu vực lân cận. Nhiều hoạt động,sự kiện của Hội phải tạm ngưng do ảnh hưởng của đại dịch. Đến tháng 11/2020, khi tình hình ổn định hơn, chúng tôi đã tổ chức chuyến tham quan chùa Mimuroto và chùa Byodo tại Kyoto với sự tham gia của hơn 20 thành viên.

Ngoài ra, tôi cũng đã cùng người bạn trong Hội VYSA đi tham quan Chùa Hasedera ở tỉnh Nara. Chùa tọa lạc tại một địa điểm khá bất tiện cho việc di chuyển đến nhưng đây thực sự là ngôi chùa rất tuyệt vời.

external link Hội Thanh niên Sinh viên Việt Nam (VYSA)

Bảng chi tiêu của tôi (Trung bình cho 1 tháng)

※100 yên = 19.900 VND (Tỷ giá ngày 10/3/2022)

Mức thu nhập:120,000 yên
Học bổng từ Chính phủ Nhật Bản

120,000 yên

Mức chi tiêu:110,000 yên
Tiền nhà(KTX du học sinh)

13,000 yên

Học phí(Miễn phí)

0 yên

Tiền điện, nước và gas

6,000 yên

Tiền điện thoại (không sử dụng SIM)

0 yên

Wi-Fi

1,000 yên

Tiền đồ ăn/Tiền ăn ngoài

40,000 yên

Tiền giáo trình, tiền đi lại và các chi phí phát sinh khác

50,000 yên

Khoảng chênh lệch:10,000 yên

※Dùng cho chi phí du lịch

Các địa điểm tham quan yêu thích của tôi tại Kyoto

Quảng cảnh con dốc Keage Incline

Trong khoảng thời gian du học, tôi cùng chiếc xe đạp thân yêu đã đặt chân đến rất nhiều các địa điểm tham quan du lịch nổi tiếng của Kyoto như khu phố cổ Gion, chùa Thanh Thuỷ, đền Yasaka, đền Heian Jingu, sông Kamo,…Ngoài ra, tôi cùng thường đi tản bộ tại chùa Nanzenji gần ký túc xá, con dốc Keage Incline, đền Heian Jingu… Nếu sắp xếp những địa điểm trên theo đánh giá cá nhân của tôi thì sẽ như sau :

① Sông Kamo: Cực kì đẹp vào mùa hoa anh đào nở rộ. Chỉ cần ngắm nhìn toàn cảnh dòng sông đã đủ khiến bạn cảm thấy bình yên trong tâm hồn.

② Đền Heian Jingu và công viên Okazaki: Một địa điểm thú vị để tận hưởng vẻ đẹp của cánh cổng Tori khổng lồ và những cung đường tản bộ dọc dòng kênh. Khu vực này cũng trồng rất nhiều những hàng cây hoa anh đào.

③ Chùa Nanzenji và con dốc Keage Incline: Keage Incline là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng hàng đầu tại Kyoto. Phong cảnh tại chùa Nanzenji thì say đắm, hữu tình suốt bốn mùa.

④ Khu vực phố cổ Gion và Đền Yasaka

⑤ Chùa Thanh Thuỷ ( Kiyomizudera)

Bên bờ sông bình yên Kamo 

Đền Heian Jingu tráng lệ

Lời kết

Hòa mình cùng thiên nhiên tại chùa Hasedera (Tỉnh Nara)

Ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đã khiến nhiều hoạt động của chương trình du học bị hạn chế hoặc tạm ngưng và ngay cả việc đi du lịch cũng không thể thực hiện được. Thế nhưng đối với tôi việc được du học tại một trong những trường Đại học hàng đầu Nhật Bản và trải nghiệm cuộc sống tại một thành phố tuyệt vời như Kyoto là những trải nghiệm vô cùng quý giá và không bao giờ quên được.

Nửa năm sau khi về nước, tôi tốt nghiệp Đại học vào tháng 3/2022 và hiện tại đang làm việc cho một công ty IT tại Hà Nội. Ước mơ của tôi trong tương lai là trở thành một giảng viên tiếng Nhật tại trường Đại học. Tôi mong muốn bản thân vẫn tiếp tục gắn kết với Nhật Bản và tiếng Nhật nhiều hơn nữa.

Gặp gỡ sempai số này

Nguyễn Thị Oanh
  • Năm 2017Tốt nghiệp THPT
  • Năm 2017Vào học Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Nhật Bản tại Trường Đại học Ngoại ngữ -Đại học Quốc gia Hà Nội
  • Năm 2019 Tham gia chương trình giao lưu của Đại học Meiji (trong khoảng 3 tuần tại Tokyo)
  • Năm 2020 Du học 1 năm tại trường Đại học Kyoto
  • Năm 2021  Quay về Việt Nam
  • Năm 2022Tốt nghiệp Đại học (Tháng 3)

〈Sinh năm 1997 tại Hà Nội〉

Bắt đầu học tiếng Nhật khi vào đại học và đạt thành tích học tập xuất sắc, Oanh nhận học bổng du học 1 năm tại trường Đại học Kyoto theo chương trình học bổng du học của Chính phủ. Bài viết hôm nay sẽ giới thiệu những chia sẻ của Oanh về phương pháp học tập, tổng quan chương trình du học và các gợi ý về địa điểm tham quan nổi tiếng ở Kyoto

Học tiếng Nhật : Những nỗ lực không ngừng của tôi

Tôi vốn là người thích các thể loại phim truyền hình dài tập và phim hoạt hình (anime) của Nhật Bản.Cá nhân tôi rất say mê với nét đẹp văn hóa và các phong cảnh đậm chất Nhật Bản xuất hiện trong những bộ phim đó. Chính vì thế, sau khi vào Đại học, tôi quyết định tìm hiểu về đất nước Nhật Bản và tiếng Nhật. Tôi bắt đầu học tiếng Nhật và lần lượt đỗ chứng chỉ N3 (JLPT) vào năm 2 và chứng chỉ N2 vào năm 3.

Ngoài giờ học, mỗi ngày tôi dành khoảng 2-3 tiếng tự học (chủ yếu làm bài tập và ôn lại bài trên lớp). Bên cạnh đó tôi thường lên Netflix xem các bộ phim truyền hình và anime để trao dồi thêm kỹ năng nghe.

  • ・Chi phí xem phim trên Netflix tôi chia ra thanh toán cùng với 4 người bạn khác.
  • ・Các bộ phim tôi rất thích có thể kể đến như “Vùng đất linh hồn” , “Hàng xóm của tôi là Totoro”, “Từ 5 giờ đến 9 giờ- Nhà sư khi yêu”
  • ・Trước tiên tôi sẽ xem phim với phần phụ đề tiếng Việt và những lần sau đó sẽ chuyển qua chế độ phụ đề tiếng Nhật.

Phát huy năng lực tiếng Nhật và trở thành giáo viên tại một trung tâm Nhật ngữ.

Giao lưu cùng sinh viên Nhật tại Việt Nam

Trường Đại học Quốc gia Hà Nội của tôi thường xuyên tổ chức các chương trình giao lưu ngắn hạn dành cho sinh viên người Nhật. Khoảng thời gian năm 2 và năm 3, tôi tình nguyện hỗ trợ và tham gia vào rất nhiều chương trình như thế. Nhờ đó tôi có cơ hội giao lưu với rất nhiều các bạn sinh viên người Nhật.

  • ・Thời gian của mỗi chương trình giao lưu diễn ra trong khoảng 1-2 tuần
  • ・Đối tượng tham gia là sinh viên của các trường chuyên ngoại ngữ và các trường Đại học ở Nhật
  • ・Nội dung xoay quanh về giao lưu văn hóa và các mẫu hội thoại tiếng Việt đơn giản
  • ・Chúng tôi cũng hướng dẫn các bạn người Nhật đi tham quan các địa danh nổi tiếng

Trong số những người bạn Nhật tôi quen được qua các chương trình giao lưu ấy, có những người tôi đã gặp lại khi đến Nhật du học và có cả những người bạn Nhật đã đi từ Tokyo đến Kyoto để gặp tôi.

Cùng các bạn sinh viên Nhật đến tham quan khu du lịch Tràng An (Tỉnh Ninh Bình)

Lần đầu đặt chân đến Nhật trong chuyến giao lưu ngắn hạn

Tháng 6 năm 2019, sau khi hoàn thành chương trình học năm 2, tôi lần đầu đặt chân đến Nhật theo chương trình giao lưu ngắn hạn của Đại học Meiji

  • ・Năm đó, trong khoa tôi có 7 bạn được tiến cử và 3 bạn khác đến từ trường Đại học Hà Nội (chủ yếu là các sinh viên có thành tích xuất sắc)
  • ・Chúng tôi chỉ phải tự trả tiền vé máy bay
  • ・Tất cả chi phí lưu trú và học phí trong 3 tuần được trường Đại học Meiji tài trợ
  • ・Mỗi người chúng tôi được nhận học bổng 80.000 Yên từ Tổ chức hỗ trợ sinh viên Nhật Bản (JASSO)

Nhờ chương trình giao lưu, chúng tôi có cơ hội tham gia trải nghiệm học tập cùng các sinh viên trường Đại học Meiji và được các bạn giới thiệu về Tokyo. Ngoài ra, chúng tôi còn tự làm video quảng bá hình ảnh du lịch của tỉnh Toyama cho khách du lịch nước ngoài, trải nghiệm đàn Shamisen (một loại nhạc cụ truyền thống của Nhật Bản), vũ điệu tế Thần (Kagura-mai) và nhập vai Vu Nữ (Miko) tại đền thờ Thần Đạo.

external link Video và Facebook chúng tôi đã xây dựng

Tham quan Tokyo cùng các bạn sinh viên Đại học Meiji

Câu chuyện đến Nhật và ký túc xá du học sinh

Thành tích học tập của tôi xếp vị trí thứ 2 trong số khoảng 200 sinh viên cùng khóa. Nhờ đó tôi được trường tiến cử du học theo chương trình học bổng của Chính Phủ và tham gia cuộc thi tại Đại sứ quán Nhật Bản tại Hà Nội. Sau đó tôi may mắn nhận được học bổng du học 1 năm tại Đại học Kyoto (thời gian du học bắt đầu từ tháng 9/2020).

Sau khi nhập cảnh, tôi cách ly 15 ngày tại một khách sạn gần sân bay Narita theo quy định phòng ngừa COVID-19. Sau đó, tôi cùng 3 người bạn Việt Nam (các bạn du học tại Đại học Kyoto và du học bậc tiến sĩ) đi xe bus đêm đến Kyoto và bắt đầu hành trình du học của mình. Vì là chương trình du học theo học bổng Chính phủ nên được miễn hoàn toàn học phí. Học bổng của chính phủ Nhật Bản cũng đủ cho sinh hoạt phí nên tôi không phải đi làm thêm.

  • ・Chúng tôi sống tại ký túc xá dành cho du học sinh của trường : Tổng cộng có 11 sinh viên sống cùng một khu (5 người Trung Quốc, 2 người Việt Nam, 1 người Nga, 1 người Anh, 1 người Ấn Độ, 1 người Romania)
  • ・Ngôn ngữ giao tiếp chung trong ký túc xá là tiếng Nhật
  • ・Mỗi ngày tôi đi học bằng tàu điện ngầm và xe bus (mất khoảng 30 phút). Vào mùa xuân và mùa thu, tôi chỉ đi học bằng xe đạp.

Không gian ký túc xá của tôi

Chương trình học Đại học trong bối cảnh dịch COVID-19

Các tiết học ở trường Đại học đa phần là giờ học Online do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Tuy nhiên, khi dịch bệnh đã dần ổn định, trường tổ chức lại các lớp học offline và tôi bắt đầu đến trường hơn 4 lần/tuần. Các môn tôi đăng ký học có thể kể đến như “Pháp luật và chính trị Nhật Bản”, “Các vấn đề xã hội Nhật Bản hiện đại”, “Tiếng Nhật đại cương”,.. và toàn bộ được giảng dạy bằng tiếng Nhật. Các giờ học đặc biệt dành cho du học sinh chiếm phần lớn nhưng cũng có những môn chúng tôi học cùng các bạn người Nhật.

Kỷ niệm tuyệt vời nhất của tôi là trải nghiệm thử làm bánh Wagashi và viết thư pháp (Thư Đạo) trong chương trình nghiên cứu văn hóa Nhật Bản.Ngoài ra chúng tôi còn được giao lưu với các bạn học sinh ở 1 trường Trung học phổ thông ở Kyoto. Đáng tiếc vì theo thường lệ chúng tôi sẽ được đến thăm trường nhưng hôm đó chúng tôi chỉ được giao lưu online với các em học sinh của trường THPT đó. Theo dự kiến ban đầu sẽ có chuyến du lịch kết hợp nghiên cứu tại các địa điểm tham quan nổi tiếng (khoảng 2 ngày 1 đêm) nhưng do tình hình dịch diễn biến phức tạp nên kế hoạch thay đổi thành chuyến du lịch đi trong ngày.

Hăng say luyện tập viết Thư pháp (Thư Đạo) trong một giờ học tại trường ĐH Kyoto

Tuy nhiên, tôi đã được giao lưu rất nhiều với các bạn du học sinh và thầy cô trong những giờ học tại trường.Tôi đã tổng hợp tài liệu thuyết trình và phát biểu kết quả nghiên cứu của mình trong giờ học kỹ năng thuyết trình (Academic Presentation). Đề tài nghiên cứu của tôi xoay quanh các vấn đề về ô nhiễm không khí và mối quan hệ giữa các yếu tố trong gia đình với vấn đề kết hôn muộn và không kết hôn ở Nhật Bản. Trong môn học này, tôi cùng các bạn du học sinh tranh luận, tìm kiếm tư liệu nghiên cứu và xây dựng tài liệu bằng tiếng Nhật. Bên cạnh đó chúng tôi cùng nhau luyện tập thuyết trình bằng tiếng Nhật ở ký túc xá.

Ngoài ra, tôi cũng thường xuyên luyện tập hội thoại với các bạn sinh viên người Nhật chuyên phụ trách hỗ trợ du học sinh ở trường.Nhờ đó tôi có thêm nhiều cơ hội sử dụng tiếng Nhật hơn.

Khuôn viên trường Đại học Kyoto

Giao lưu cùng cộng đồng người Việt tại Kyoto

Bên cạnh các hoạt động ở trường, tôi còn tham gia Hội Thanh niên Sinh viên Việt Nam (VYSA) Kyoto.Đây là nơi quy tụ cả các bạn sinh Viên, Nghiên cứu sinh Thạc sĩ, Tiến sĩ và cả những người đang đi làm đến từ Kyoto, Osaka và các khu vực lân cận. Nhiều hoạt động,sự kiện của Hội phải tạm ngưng do ảnh hưởng của đại dịch. Đến tháng 11/2020, khi tình hình ổn định hơn, chúng tôi đã tổ chức chuyến tham quan chùa Mimuroto và chùa Byodo tại Kyoto với sự tham gia của hơn 20 thành viên.

Ngoài ra, tôi cũng đã cùng người bạn trong Hội VYSA đi tham quan Chùa Hasedera ở tỉnh Nara. Chùa tọa lạc tại một địa điểm khá bất tiện cho việc di chuyển đến nhưng đây thực sự là ngôi chùa rất tuyệt vời.

external link Hội Thanh niên Sinh viên Việt Nam (VYSA)

Tham quan chùa Mimuroto cùng những người bạn của Hội VYSA Kyoto

Bảng chi tiêu của tôi (Trung bình cho 1 tháng)

※100 yên = 19.900 VND (Tỷ giá ngày 10/3/2022)

Mức thu nhập:120,000 yên
Học bổng từ Chính phủ Nhật Bản

120,000 yên

Mức chi tiêu:110,000 yên
Tiền nhà(KTX du học sinh)

13,000 yên

Học phí(Miễn phí)

0 yên

Tiền điện, nước và gas

6,000 yên

Tiền điện thoại (không sử dụng SIM)

0 yên

Wi-Fi

1,000 yên

Tiền đồ ăn/Tiền ăn ngoài

40,000 yên

Tiền giáo trình, tiền đi lại và các chi phí phát sinh khác

50,000 yên

Khoảng chênh lệch:10,000 yên

※Dùng cho chi phí du lịch

Các địa điểm tham quan yêu thích của tôi tại Kyoto

Trong khoảng thời gian du học, tôi cùng chiếc xe đạp thân yêu đã đặt chân đến rất nhiều các địa điểm tham quan du lịch nổi tiếng của Kyoto như khu phố cổ Gion, chùa Thanh Thuỷ, đền Yasaka, đền Heian Jingu, sông Kamo,…Ngoài ra, tôi cùng thường đi tản bộ tại chùa Nanzenji gần ký túc xá, con dốc Keage Incline, đền Heian Jingu… Nếu sắp xếp những địa điểm trên theo đánh giá cá nhân của tôi thì sẽ như sau :

① Sông Kamo: Cực kì đẹp vào mùa hoa anh đào nở rộ. Chỉ cần ngắm nhìn toàn cảnh dòng sông đã đủ khiến bạn cảm thấy bình yên trong tâm hồn.

② Đền Heian Jingu và công viên Okazaki: Một địa điểm thú vị để tận hưởng vẻ đẹp của cánh cổng Tori khổng lồ và những cung đường tản bộ dọc dòng kênh. Khu vực này cũng trồng rất nhiều những hàng cây hoa anh đào.

③ Chùa Nanzenji và con dốc Keage Incline: Keage Incline là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng hàng đầu tại Kyoto. Phong cảnh tại chùa Nanzenji thì say đắm, hữu tình suốt bốn mùa.

④ Khu vực phố cổ Gion và Đền Yasaka

⑤ Chùa Thanh Thuỷ ( Kiyomizudera)

Quảng cảnh con dốc Keage Incline

Bên bờ sông bình yên Kamo 

Đền Heian Jingu tráng lệ

Lời kết

Ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đã khiến nhiều hoạt động của chương trình du học bị hạn chế hoặc tạm ngưng và ngay cả việc đi du lịch cũng không thể thực hiện được. Thế nhưng đối với tôi việc được du học tại một trong những trường Đại học hàng đầu Nhật Bản và trải nghiệm cuộc sống tại một thành phố tuyệt vời như Kyoto là những trải nghiệm vô cùng quý giá và không bao giờ quên được.

Nửa năm sau khi về nước, tôi tốt nghiệp Đại học vào tháng 3/2022 và hiện tại đang làm việc cho một công ty IT tại Hà Nội. Ước mơ của tôi trong tương lai là trở thành một giảng viên tiếng Nhật tại trường Đại học. Tôi mong muốn bản thân vẫn tiếp tục gắn kết với Nhật Bản và tiếng Nhật nhiều hơn nữa.

Hòa mình cùng thiên nhiên tại chùa Hasedera (Tỉnh Nara)