Du học - Xin việc
Kinh nghiệm đi tìm việc của du học sinh_02 (Sinh viên tốt nghiệp năm 2022)
Bên cạnh việc tham gia nhiều buổi giới thiệu doanh nghiệp và đăng ký ứng tuyển vào nhiều công ty qua các trang giới thiệu việc làm – phương thức đi xin việc điển hình tại Nhật Bản thì có rất nhiều du học sinh đã nhận được thông báo trúng tuyển (naitei) thông qua sự tư vấn, hỗ trợ khác ví dụ như từ phía nhà trường. Qua bài viết lần này, chúng mình sẽ chia sẻ câu chuyện đi tìm việc của các tiền bối, mong rằng sẽ hữu ích không chỉ với các bạn đang trong quá trình đi tìm việc mà cả những bạn đang trong giai đoạn chọn trường.
Nhận được naitei sau khi ứng tuyển duy nhất 1 công ty thông qua sự giới thiệu từ nhà trường!
Trong số các bạn đi du học tại các tỉnh và thành phố nhỏ, cũng có nhiều bạn có nguyện vọng đi xin việc ngay tại địa phương nơi mình đang sống với lý do có thể tận hưởng cuộc sống yên bình và chi phí sinh hoạt phải chăng. Bạn Nhi – cựu du học sinh tại tỉnh Kagawa đã tìm được nơi làm việc một cách suôn sẻ thông qua sự giới thiệu của nhà trường.
Với tấm bằng N2 của kỳ thi năng lực tiếng Nhật JLPT và kĩ năng hội thoại tốt, Nhi đã được nhận vào làm tại một công ty sản xuất các sản phẩm kim loại tại địa phương.
Kinh nghiệm đi tìm việc của Nhi
・Tốt nghiệp THPT và học tiếng Nhật tại trung tâm tiếng Nhật ở Huế
・ Năm 2018: Nhập học Khoa Tiếng Nhật tại trường Cao đẳng Anabuki Business College
・ Năm 2020: Nhập học Khoa Kinh doanh Quốc tế tại trường Cao đẳng Anabuki Business College
・ Năm 2021: Nhận quyết định tuyển dụng (tháng 11)
Lịch trình đi tìm việc của Nhi
Với các bạn du học sinh theo học trường Anabuki Business College có nguyện vọng đi xin việc tại địa phương, phương thức tìm việc chủ yếu chính là thông qua sự giới thiệu của nhà trường.
① Đi theo nhóm đến thăm các doanh nghiệp được trường giới thiệu
② Gửi sơ yếu lý lịch vào doanh nghiệp mình muốn
③ Phỏng vấn sau khi qua vòng tuyển chọn hồ sơ
Thời gian đầu, Nhi đã không nộp sơ yếu lý lịch xin việc vì muốn về nước theo nguyện vọng của gia đình nhưng cuối cùng, bạn đã chính thức bắt đầu quá trình xin việc từ tháng 8. Vào tháng 10, bạn đã tham gia buổi phỏng vấn đầu tiên thông qua lời giới thiệu của nhà trường và nhận được naitei của công ty đó vào tháng 11.
・ Tháng 7 năm 2020: bắt đầu chuẩn bị cho quá trình tìm việc (ôn thi các chứng chỉ và học các lớp liên quan đến việc đi tìm việc)
・ Tháng 8 năm 2021: chính thức bắt đầu quá trình tìm việc
・ Đến Hellowork (ハローワーク) xin tư vấn tìm việc (đã được giới thiệu khoảng 3-4 công ty nhưng vì không phải doanh nghiệp địa phương nên đã không ứng tuyển)
・ Đến thăm 1 trong 3 công ty đã được trường giới thiệu (tháng 10)
・ Nhận naitei (2 ngày sau khi phỏng vấn: tháng 11)
Trong buổi đến thăm công ty vào tháng 10, bạn đã có cơ hội đi tham quan xưởng sản xuất, văn phòng làm việc và được nói chuyện với hai bạn kĩ sư người Việt đã vào làm từ nửa năm trước.
Trường hợp nhận sự giới thiệu từ phía nhà trường
Có thể các bạn nghĩ rằng trường hợp nhận được naitei sau khi nộp sơ yếu lý lịch vào chỉ một công ty duy nhất như Nhi là rất hiếm. Tuy nhiên, trong trường hợp đó là công ty được nhà trường giới thiệu, sau khi tham quan, nếu bạn quan tâm đến công ty đó, bạn sẽ gửi sơ yếu lý lịch của mình tới công ty đó. Nếu như bạn nhận được naitei bạn sẽ vào làm tại công ty đó. Kể cả trong trường hợp không trúng tuyển, bạn vẫn có thể được trường giới thiệu cho những công ty khác.
Dù Nhi chỉ ứng tuyển vào một công ty nhưng bạn ấy đã chuẩn bị một cách rất kỹ càng. Ngoài việc hoàn thành sớm sơ yếu lý lịch và Đơn xin ứng tuyển (Entry Sheet), Nhi cũng đã đạt được nhiều chứng chỉ, bằng cấp như Chứng chỉ kế toán hạng 3, Chứng chỉ Excel cận hạng 2, Chứng chỉ đánh máy tiếng Nhật hạng 3, Chứng chỉ đánh giá thường thức về phép tắc xã giao của người đi làm, Chứng chỉ đánh giá kỹ năng ứng xử trong kinh doanh hạng 3 và Chứng chỉ đánh giá kỹ năng soạn thảo văn bản kinh doanh hạng 3.
Nhận naitei từ công ty mà mình đã tham gia thực tập
Nhờ sự giới thiệu của trưởng Ehle Gakuen – một trường chuyên môn nổi tiếng mạnh trong hoạt động giới thiệu việc làm tại Osaka, Hiền đã có cơ hội trải nghiệm một kỳ thực tập dài hạn và nhận được naitei của công ty đó ngay trong quá trình thực tập. Bắt đầu từ tháng 4 này, bạn ấy sẽ bắt đầu phụ trách mảng PR sản phẩm cho khách hàng Việt Nam và mảng khai thác đối tác kinh doanh tại Việt Nam của công ty đó.
Kinh nghiệm đi tìm việc của Hiền
・ Tốt nghiệp THPT và học tiếng Nhật trong vòng nửa năm tại Huế
・ Năm 2017: Nhập học trường tiếng Nhật
・ Năm 2019: Nhập học Khoa tiếng Nhật ứng dụng tại trường Ehle Gakuen
・ Năm 2020: Nhập học Khoa kinh doanh tại trường Ehle Gakuen
・ Tháng 11 năm 2021: Nhận quyết định tuyển dụng
Quá trình tìm việc ban đầu của Hiền
・ Tháng 3 năm 2021: Bắt đầu làm sơ yếu lý lịch xin việc
= Học cách viết sơ yếu lý lịch tại trường và nhờ giáo viên chỉnh sửa sau khi hoàn thành
・ Đi dự các buổi giới thiệu doanh nghiệp đã tìm được trên trang Mynavi (khoảng tháng 3~4)
= Gửi Đơn xin ứng tuyển vào 20-30 công ty
= Tham dự phỏng vấn tại tổng cộng 7 công ty nhưng đều không qua được vòng phỏng vấn lần một (khoảng tháng 6-7)
・Cùng thầy cô và các bạn tham gia buổi giới thiệu doanh nghiệp tổng hợp của nhiều công ty
= Gửi Đơn xin ứng tuyển vào 5 công ty
= Kết quả là đều không qua được vòng loại hồ sơ
・Đến Hellowork xin tư vấn tìm việc
= Không tìm được công ty ưng ý
Nhận được naitei từ công ty thực tập
Tuy đã không tiến được tới vòng phỏng vấn cuối cùng khi thực hiện quá trình xin việc thông thường giống như các bạn sinh viên khác, Hiền đã được trường giới thiệu 3 công ty làm địa điểm thực tập.
・ Nộp sơ yếu lý lịch vào 3 công ty do trường giới thiệu (tháng 6)
・ Tham dự buổi phỏng vấn của 1 trong 3 công ty trên (tháng 6)
・ Tham gia thực tập (tháng 7)
Công ty thực tập của Hiền là một công ty sản xuất mỹ phẩm tại thành phố Osaka (công việc văn phòng). Với tần suất 2 lần/tuần, thời gian từ 10-16 tiếng. Sau khi đi làm 4 tuần, bạn bước vào kỳ nghỉ hè rồi tiếp tục đi làm vào tháng 9. Công việc chủ yếu của bạn là lập và điều hành trang Facebook nhằm mục đích tiếp thị sản phẩm cho khách hàng người Việt Nam. Sau khi thực tập tại công ty, ngày 11 tháng 15, bạn ấy đã nhận được thông báo về quyết định tuyển dụng từ công ty.
Nhận naitei qua sự giới thiệu từ WA.SA.Bi.
Ngoài trường học thì du học sinh còn có thể nhận được sự hỗ trợ từ những nơi khác. Vy – cựu học sinh một trường nghề dạy IT – đã ứng tuyển vào công ty do WA.SA.BI. giới thiệu và đã nhận được naitei. Từ tháng 4 năm nay, bạn sẽ bắt đầu đảm nhiệm công việc phát triển phần mềm tại công ty này.
Kinh nghiệm tìm việc của Vy
・ Tốt nghiệp trường THPT tại Việt Nam
・ Năm 2018: Nhập học trường tiếng tại Nhật
・ Năm 2020: Nhập học trường chuyên môn Nihon Kompyuta
・ Năm 2021: Nhận naitei (tháng 11)
Quá trình đi tìm việc của Vy
Vy đã tham dự vòng phỏng thứ nhất (hình thức online, kéo dài 20 phút) của một công ty IT tại văn phòng WA.SA.Bi..Vì qua được vòng đầu nên sau đó Vy đã đến công ty để trực tiếp tham dự vòng phỏng vấn thứ hai. Khoảng 2 tuần sau, bạn ấy đã nhận được thông báo naitei từ qua WA.SA.Bi..
・Tháng 12 năm 2020: Học cách viết sơ yếu lý lịch, cách sử dụng trang tìm kiếm thông tin việc làm tại trường.
・Vì phân vân về việc đi làm ở Nhật hay về nước nên chưa bắt đầu ngay quá trình tìm việc.
・Tháng 9 năm 2021: Ứng tuyển 2 thông tin tuyển dụng được tìm thấy trên trang Facebook của WA.SA.Bi.
・Tháng 10: Đỗ vòng loại hồ sơ của 1 công ty, tiến đến vòng phỏng vấn đầu tiên (trực tuyến)
・Tháng 10: Tham dự vòng phỏng vấn thứ 2 (tại công ty tuyển dụng)
・Tháng 11: Nhận thông báo naitei
Hệ thống hỗ trợ của WA.SA.Bi.
Trên trang WA.SA.Bi. chỉ đăng tải các thông tin tuyển dụng của các công ty muốn tuyển du học sinh. Sau đây chúng mình sẽ giới thiệu quy trình hỗ trợ tìm việc ở WA.SA.Bi.
① Ứng tuyển vào công ty đang tuyển dụng do WA.SA.Bi. giới thiệu
② Sau khi buổi phỏng vấn với WA.SA.Bi., WA.SA.Bi. tiến cử tới phía doanh nghiệp
Ứng viên không trực liên lạc với bên công ty mà phía WA.SA.Bi. sẽ liên lạc với doanh nghiệp.
③ Phía doanh nghiệp sẽ tuyển chọn hồ sơ và kết quả tuyển chọn sẽ do WA.SA.Bi. thông báo
④ WA.SA.Bi. sẽ hỗ trợ luyện phỏng vấn cho ứng viên cho đến ngày phỏng vấn chính thức
Vy đã tham gia 2 buổi luyện phỏng vấn của WA.SA.Bi. (một lần online và một lần gặp mặt trực tiếp)
⑤ Tham dự buổi phỏng vấn chính thức của doanh nghiệp
⑥ WA.SA.Bi. thông báo cho học sinh về kết quả phỏng vấn và quyết định tuyển dụng
Ảnh hưởng của Covid-19
Trong vòng 1 năm qua, dưới sự ảnh hưởng của Covid-19 dẫn đến tình trạng số lượng thông tin tuyển dụng giảm, quá trình đi tìm việc trở nên khó khăn hơn. Tuy nhiên điều đó không đồng nghĩa mọi việc chỉ toàn là những điều xấu. Các nhân viên hỗ trợ tìm kiếm việc làm của WA.SA.Bi. sẽ giải thích cho các bạn tình hình tìm việc trong thời kỳ đại dịch Covid – 19.
Những vất vả trong thời kỳ đại dịch Covid- 19
・ Việc tham dự thực tập, những buổi giới thiệu doanh nghiệp gặp mặt trực tiếp, hay những buổi giới thiệu tập trung đã bị huỷ bỏ.
・ Vì không có những khách nước ngoài mới nhập cảnh nên thông tin tuyển dụng của nhiều ngành nghề ít dần (ví dụ như khách sạn hay hỗ trợ thực tập sinh).
・ Các hoạt động tham dự buổi giới thiệu doanh nghiệp cùng bạn bè giảm dần, cảm giác cô đơn trước tình trạng bị từ chối gia tăng.
Những điểm tích cực trước ảnh hưởng của đại dịch Covid-19
・Bạn có thể thực hiện quá trình tìm việc ngay tại nhà thông qua hình thức trực tuyến (như trên Zoom hay Skype.v.v.). Vì thế mà bạn có thể tiết kiệm được chi phí và thời gian đi lại, ngoài ra, bạn còn có thể tham dự các buổi giới thiệu hay phỏng vấn tại các công ty ở xa.
・Không chỉ ở các thành phố lớn mà còn dễ dàng ứng tuyển tại các doanh nghiệp địa phương.
Tổng kết
Việc du học sinh tìm việc ở Nhật được cho là khó. Dù là vậy, giống như các tiền bối được giới thiệu trong bài viết lần này, đã có nhiều người nhận được naitei từ các công ty thông qua sự hỗ trợ của nhà trường. Trường Ehle Gakuen (thành phố Osaka) hay trường Anabuki Business College (thành phố Takamatsu tỉnh Kagawa) đều là những trường rất tích cực trong việc hỗ trợ tìm việc cho du học sinh. Khi chọn trường để du học, việc tìm hiểu xem việc hỗ trợ du học sinh trong quá trình đi tìm việc của ngôi trường đó cũng là 1 điểm quan trọng.
Ngoài ra, bạn cũng hãy sử dụng các dịch vụ hỗ trợ tìm việc dành riêng cho du học sinh của các tổ chức như WA.SA.Bi. với nhiều thành tích trong việc hỗ trợ du học sinh và có cả đội ngũ nhân viên (người Nhật, người Việt) am hiểu về quá trình đi tìm cho du học sinh sẽ hỗ trợ bạn.
Xếp hạng bài viết phổ biến
-
Lớp học tiếng Nhật online miễn phí 17080 views
-
Không được ăn ốc bắt ở ruộng lúa 15547 views
-
“Đúng giờ” ở Nhật là như thế nào? 13038 views
Platinum Sponsor
Bronze Sponsors
- Global HR Strategy
- Trường Nhật Ngữ EHLE
Đơn vị hỗ trợ
- Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam
- Trung tâm Giao lưu Văn hoá Nhật Bản tại Việt Nam
- Văn phòng JNTO Hà Nội
- Liên đoàn kinh tế vùng Kansai
- Hội Việt Nam (JAVN)
- Hội hỗ trợ Tomoiki Việt Nhật
- Hiệp hội phát triển giao lưu nguồn nhân lực quốc tế
Đơn vị hợp tác
Tổ chức hỗ trợ du học sinh
Nhật Bản (JASSO)
Mạng lưới luật sư cho lao động người nước ngoài
Bài viết mới
Bài viết liên quan
-
Chuyên ngành khi du học và nghề nghiệp khi đi làm
Tư cách lưu trú ở Nhật Bản sau khi du học xong Sau khi du học tại trường đại học hoặc trường chuyên môn ở Nhật Bản, nếu bạn muốn làm việc tại Nhật thì phải chuyển đổi tư cách lưu trú. Khi đó, loại tư cách lưu trú phổ biến nhất là “Kỹ thuật – Tri thức nhân văn – Nghiệp vụ quốc tế”. Tuy nhiên, trên thực tế, tuỳ loại trường và tuỳ theo chuyên ngành học mà khả năng chuyển được sang loại tư cách lưu trú này có thể khác nhau. Nếu như đi du học mà không nắm rõ điều này thì có khả năng bạn sẽ không được làm công việc đúng như mong muốn ở Nhật, vì vậy các bạn hãy hết sức chú ý nhé. (Luật sư Sugita Shohei - Văn phòng luật Century) Đặc điểm của tư cách lưu trú “Kỹ thuật – Tri thức nhân văn – Nghiệp vụ quốc tế” Về nguyên tắc, đây là loại tư cách lưu trú để làm các công việc mang tính chất tri thức, phần lớn là công việc như “kỹ sư”, “phiên dịch”, “biên dịch” v.v... Với loại tư cách lưu trú này, bạn có thể được làm việc tại các nhà máy nhưng công việc phải liên quan tới kỹ thuật, tri thức chuyên môn của bạn chứ không được phép làm công việc lao động giản đơn. * Kỹ thuật: Là những công việc sử dụng kỹ thuật hoặc tri thức về khoa học tự nhiên học tại trường đại học hoặc trường chuyên môn. * Tri thức nhân văn: Công việc sử dụng tri thức về khoa học xã hội như pháp luật, kinh tế học, học tại trường đại học hoặc trường chuyên môn. * Nghiệp vụ quốc tế: Công việc đòi hỏi khả năng tư duy và cảm thụ đối với văn hoá nước ngoài. Ở đây các bạn cần lưu ý một số điểm. Tư cách lưu trú “Kỹ thuật” hay “Tri thức nhân văn” được mặc định là dùng để thực hiện các công việc sử dụng kỹ thuật hay kiến thức học được tại trường đại học hoặc trường chuyên môn. Tương tự, tư cách lưu trú “Nghiệp vụ quốc tế” dùng để chỉ các công việc sử dụng khả năng tư duy và cảm thụ văn hoá nước ngoài. Bạn sẽ không được làm các công việc không sử dụng các kiến thức hay khả năng cảm thụ nói trên bằng loại tư cách lưu trú này. Chẳng hạn như từng có trường hợp người có tư cách lưu trú “Kỹ thuật – Tri thức nhân văn – Nghiệp vụ quốc tế” làm đầu bếp tại nhà hàng. Trường hợp này là lao động bất hợp pháp. Nơi bạn có thể làm việc phụ thuộc vào cách lựa chọn trường và ngành học Trường hợp sau khi du học xong và muốn đi làm với tư cách lưu trú “Kỹ thuật – Tri thức nhân văn – Nghiệp vụ quốc tế”, bạn có thể làm các công việc phù hợp với nội dung (chuyên ngành) của “Kỹ thuật” hoặc “Tri thức nhân văn” đã học tại trường đại học hoặc trường chuyên môn. ⚫ Trường hợp tốt nghiệp đại học Khi xét xem ngành học và công việc có phù hợp với nhau hay không thì nếu bạn tốt nghiệp đại học ra thì sẽ được xem xét thoáng hơn, còn nếu bạn tốt nghiệp trường chuyên môn ra thì sẽ bị xem xét chặt chẽ hơn. Ví dụ như nếu đã tốt nghiệp đại học ngành văn học, pháp luật hay kinh tế v.v... thì dù tốt nghiệp trường nào ra thì với tư cách lưu trú “Kỹ thuật – Tri thức nhân văn – Nghiệp vụ quốc tế” loại hình công việc có thể làm được cũng không khác nhau lắm. Trong trường hợp này, “trường đại học” không nhất thiết phải là đại học ở Nhật Bản mà nếu bạn có tốt nghiệp đại học ở Việt Nam đi nữa thì cũng sẽ được xem xét, đánh giá giống như tốt nghiệp đại học ở Nhật. Cũng có trường hợp đã tốt nghiệp trường đại học ở Việt Nam rồi sang Nhật du học. ⚫ Trường hợp tốt nghiệp trường chuyên môn Trường hợp tốt nghiệp trường chuyên môn ra, khi bạn đăng ký xin chuyển đổi sang tư cách lưu trú “Kỹ thuật – Tri thức nhân văn – Nghiệp vụ quốc tế” thì mức độ liên quan giữa ngành học trong trường chuyên môn và nội dung công việc sẽ bị xét duyệt rất khắt khe. Vì vậy, khi quyết định học lên trường chuyên môn, bạn cần phải suy nghĩ rất kỹ lưỡng về nghề nghiệp trong tương lai khi lựa chọn trường. Các trường chuyên môn tử tế thường có tư vấn cụ thể về khoá học trước khi các bạn nhập học, vì vậy, hãy tích cực tư vấn với trường nhé. Để có thể tiến gần hơn đến mục tiêu của mình thông qua việc “du học”, các bạn hãy tham khảo thêm câu chuyện kinh nghiệm thực tế của các du học sinh đi trước do KOKORO giới thiệu rồi lựa chọn trường học cũng như khoá học thật phù hợp với mình nhé.
-
Hãy viết một cách thật hiệu quả về “Sở trường – Sở đoản”!
Chào các bạn! Trong thời gian đi tìm việc ở Nhật, chắc hẳn các bạn có rất nhiều nỗi bất an. “Nên viết gì vào phần Sơ yếu lý lịch nhỉ...”“Trong buổi phỏng vấn sẽ bị hỏi gì nhỉ...” Chắc hẳn bạn đã từng tự đặt ra cho mình những câu hỏi như trên, tuy nhiên thì nội dung mà bạn viết trong Sơ yếu lý lịch và câu hỏi được người phỏng vấn đưa ra trong buổi phỏng vấn có quy định nhất định nhé. Khi bạn biết trước những quy định này, sau đó đưa ra “giải pháp” giải quyết chúng thì hãy khiến cho doanh nghiệp nghĩ rằng “Chúng tôi muốn tuyển bạn”. Trong bài “Những điều cần biết trước khi viết sơ yếu lý lịch”, chúng mình đã giải thích khái quát về mục “Sở trường - Sở đoản”. Lần này và lần kế tiếp, chúng mình sẽ đưa ra các ví dụ mà các anh chị tiền bối đã viết, thông qua đó giải thích kĩ hơn về mục này nhé. Mình là người biết rõ nhất về bản thân mình?? Ai là người đánh giá “sở trường - sở đoản” của bạn ・ Sở trường là “điểm tốt của bạn” (Điểm mà “chính bạn” thấy tốt) ・ Sở đoản là “điểm không tốt của bạn”(Điểm mà “chính bạn” thấy không tốt) “Mình là người biết rõ nhất về bản thân mình.” --- Các bạn ơi, có thể các bạn tin như vậy, nhưng không phải lúc nào cũng là như vậy đâu.Có những điều tốt mà chính bạn không để ý đến, ngược lại, có những điểm không tốt mà chính bạn cũng không nhận ra. Trong khi tìm việc, khiến đối phương đánh giá về sở trường - sở đoản của mình như thế nào là điều rất quan trọng. Trong quá trình tìm việc, người đánh giá “sở trường - sở đoản” của bạn chính là “người phụ trách tuyển dụng của doanh nghiệp”. Vì vậy, trước tiên, nếu bạn không cho họ biết sở trường - sở đoản của bản thân một cách đầy đủ thông qua sơ yếu lý lịch và phỏng vấn, bạn sẽ không thể nhận được đánh giá phù hợp từ nhà tuyển dụng. Điểm lưu ý trong Sơ yếu lý lịch (tổng quát) Khi giải thích về sở trường - sở đoản của mình cho nhà tuyển dụng biết, trong sơ yếu lý lịch thì cần truyền tải bằng câu chữ, trong phỏng vấn thì cần truyền tải bằng lời nói nhưng cũng có trường hợp vì khác ngôn ngữ mẹ đẻ nên diễn đạt bằng tiếng Nhật là một điều khó khăn. Thêm nữa, điểm quan trọng hơn cả vấn đề ngôn ngữ đó là tính cụ thể và “câu chuyện”. Trong sơ yếu lý lịch các bạn du học sinh “Em là người cần cù, chăm chỉ”, “Em là người luôn nỗ lực cố gắng”, “Em là người biết cảm thông và chia sẻ” v.v. có rất nhiều cách nói trừu tượng như thế này nên thường không thể truyền tải một cách cụ thể về điểm tốt của mình. Nếu bạn chỉ viết những sự thật như “Em đứng thứ nhất trong lớp”, “Em đã đỗ một kì thi khó” v.v. mà không viết về “câu chuyện” đằng sau đó, viết về quá trình làm thế nào bạn đã có thể đạt được thành công đó, từ việc đó bạn học được điều gì v.v. thì tất cả những điều bạn viết chỉ dừng lại ở sự tự mãn “em rất giỏi, em rất cừ đúng không nào” mà thôi. * Về “câu chuyện” (story), bạn có thể tham khảo trong bài viết “Ví dụ và Giải thích về cách viết Sơ yếu lý lịch: Phần 1” “Điểm tốt của bạn” là gì Vậy thì, trong Sơ yếu lý lịch hay khi trả lời phỏng vấn, làm thế nào để có thể truyền tải được “sở trường (điểm tốt) của bạn” nhỉ? Điểm quan trọng ở đây chính là “suy nghĩ từ quan điểm của doanh nghiệp có ý định tuyển dụng bạn”. Doanh nghiệp muốn tuyển dụng người như thế nào nhỉ? Đó chính là “người có thể đóng góp tích cực cho công ty sau khi vào làm”. Như vậy có nghĩa là khi viết về “sở trường”, bạn phải xây dựng câu chuyện (story) và lồng ghép vào đó những dữ kiện để khiến công ty nghĩ rằng “sau khi vào làm việc, bạn có thể phát huy sở trường đó và đóng góp tích cực cho công việc. Để làm được điều này, bạn cần phân tích bản thân dưới góc độ “làm thế nào để mình có thể phát huy những sở trường của bản thân trong doanh nghiệp mình muốn vào”. Bạn cũng nên tự khám phá “những sở trường mà chính bạn cũng không biết”, tưởng tượng xem sau khi vào doanh nghiệp thì các sở trường đó được phát huy như thế nào. Sở đoản quan trọng hơn sở trường “Tôi quá nghiêm túc”“Tôi không thể làm đồng thời nhiều việc”“Tôi không giỏi giao tiếp với mọi người” Bất kì ai cũng có “điểm không tốt (sở đoản). Nhưng, bạn không được viết nguyên si duy nhất “sở đoản” của mình vào sơ yếu lý lịch. Điều mà doanh nghiệp muốn biết là thái độ và quá trình nỗ lực của ban để khắc phục “sở đoản” đó như thế nào (đã cố gắng khắc phục chưa)? “Khắc phục nhược điểm” là một thách thức mà bạn sẽ phải đối mặt cả khi đi làm. Các doanh nghiệp cũng biết rằng không ai có thể làm mọi việc một cách hoàn hảo ngay sau khi bắt đầu đi làm. Nói cách khác, khi đi làm, có rất nhiều “việc bạn không thể làm”. Khi nảy sinh những việc “không thể” đó thì bạn sẽ có thái độ và nỗ lực khắc phục để vượt qua nó như thế nào, đấy chính là điều doanh nghiệp muốn biết. Nhà tuyển dụng có thể đánh giá bạn có “thái độ và năng lực khắc phục nhược điểm” hay không thông qua những thông tin mà bạn viết trong sơ yếu lý lịch như “khi đi học hoặc cho tới bây giờ, mình đã gặp phải những vấn đề gì, mình đã giải quyết những vấn đề đó như thế nào” và thông qua những điều bạn giải thích khi phỏng vấn. Bạn cũng có thể suy nghĩ như những gì được viết trong mục “sở đoản” quan trọng hơn những gì được viết trong mục “sở trường”. Doanh nghiệp đi tìm những người có “thái độ và khả năng giải quyết vấn đề và khắc phục nhược điểm”. Phép biến sở đoản thành sở trường Bạn đã hiểu được rằng năng lực khắc phục nhược điểm là điều rất quan trọng rồi phải không? Vậy thì, điểm quan trọng tiếp theo là “truyền tải một cách chính xác câu chuyện khắc phục nhược điểm trong Sơ yếu lý lịch”. Cũng có thể gọi là “quá trình chuyển từ nhược điểm sang ưu điểm”. Ví dụ, việc “quá nghiêm túc”, “không thể làm đồng thời nhiều việc” nghĩa là “bạn có thể nhìn nhận mọi thứ một cách nghiêm túc”. Bằng cách này, nếu bạn viết thêm những từ có ý nghĩa trái ngược (từ trái nghĩa), bạn có thể thể hiện sở đoản của mình như là “vừa là nhược điểm vừa là ưu điểm”. Thêm nữa, không chỉ thay đổi cách diễn đạt, để khắc phục nhược điểm “không thể làm đồng thời nhiều việc”, bạn đã quản lý thời gian như thế nào, trong hoạt động nào đó thì bạn đã cùng các bạn khác trong nhóm phân chia công việc, cùng nhau nỗ lực như thế nào v.v. nếu bạn thể hiện được quá trình nỗ lực của mình một cách cụ thể và cả kết quả của nó như là một câu chuyện thì chắc chắn sẽ truyền đạt được 1 cách chi tiết tới nhà tuyển dụng về “thái độ, khả năng giải quyết vấn đề và khắc phục nhược điểm của bản thân”. Bằng cách đầu tư công sức như thế này, điều được nghĩ là “nhược điểm” cũng có mặt “ưu điểm”, hơn nữa, thông qua việc viết về câu chuyện khắc phục “nhược điểm, kết quả là bạn có thể truyền tải rằng bạn có ưu điểm là “khả năng khắc phục nhược điểm”. Phương pháp này giống như một phép thuật phải không. Cách tìm ưu điểm và nhược điểm Sau khi hiểu các điểm quan trọng trong việc viết “sở trường - sở đoản”, việc còn lại chỉ là thực hành thôi. Thế nhưng, chúng mình nhận được rất nhiều lời xin tư vấn như:“Nghĩ mãi mà không biết sở trường - sở đoản của mình...”“Đã biết là việc viết câu chuyện rất quan trọng rồi, nhưng lại không biết nên viết như thế nào...” Vì vậy, chúng mình sẽ giới thiệu tới các bạn 2 điểm quan trọng. Điểm ①: Nhìn lại chặng đường đã đi qua rồi viết vào sổ tay Chính “quá khứ” của bạn đã tạo nên tất cả những tính cách, hiểu biết, kinh nghiệm của bạn ở hiện tại. Chắc chắn là tất cả những người bạn đã gặp từ bố mẹ, anh chị em trong gia đình, bạn thân, người yêu, thầy cô giáo trong trường, bạn bè trong câu lạc bộ hay sếp, tiền bối, đồng nghiệp ở nơi làm thêm v.v. đều để lại kỷ niệm đẹp và kỷ niệm không đẹp trong bạn. Từng kỉ niệm và trải nghiệm đó đã tạo thành bạn của hôm nay. Chính vì vậy, đầu tiên, bạn hãy dành một chút thời gian để nhớ lại những trải nghiệm, kinh nghiệm, những người bạn đã gặp từ trước đến giờ. Có lẽ bạn cũng sẽ nhớ lại những “việc mình đã thành công”, “việc mình đã thất bại”, kể cả những “thất bại lớn mà bạn không muốn nhớ lại”. Hãy nhớ lại và viết ra từng điều từng điều như vậy, theo thứ tự từ nhỏ tới lớn. Dù bạn không thể nhớ chi tiết thì cũng không sao, hãy viết trong phạm vi trí nhớ của mình. Nếu đã viết đến mức “không còn nhớ thêm được gì nữa” thì hãy đọc đi đọc lại những gì mình đã viết. Bạn sẽ thấy ưu điểm và nhược điểm của mình trong những điều mà bạn đã viết ra đấy. Điểm ②: Hỏi những người xung quanh Dành cho những bạn đã viết xong “lịch sử” của mình đến đoạn “không còn nhớ thêm được gì nữa”. Vẫn còn một việc nữa cần phải làm. Đó là việc hỏi những người xung quanh bạn về sở trường và sở đoản của bạn. Trong phần đầu như chúng mình đã nói, khi đi xin việc, người đánh giá cuối cùng về bạn không phải là bạn mà là người phụ trách tuyển dụng của doanh nghiệp. Bằng việc biết hình ảnh của bản thân (sở trường - sở đoản) được người khác nhìn như thế nào và thêm vào phần tự phân tích bản thân, nội dung trong mục “sở trường - sở đoản” của sơ yếu lý lịch sẽ trở nên sâu sắc và phù hợp hơn. Bạn hãy hỏi những người mà bạn đã đề cập trong điểm ① về bạn. Không chỉ hỏi 1 người, hãy hỏi vài người nhé. Những “sở trường - sở đoản” của bạn mà những người xung quanh đưa ra chắc chắn sẽ trùng không ít với những gì mà nhà tuyển dụng cảm nhận khi nói chuyện với bạn trong buổi phỏng vấn. Nếu Sơ yếu lý lịch phản ánh được sở trường - sở đoản của bạn từ quan điểm của người khác thì khả năng cao là nhà tuyển dụng sẽ coi bạn là “người có thể tự phân tích bản thân đúng cách”, “người trung thực và đáng tin cậy”. Bên cạnh đó, nếu viết thêm câu chuyện khắc phục nhược điểm của bản thân, bạn sẽ càng được đánh giá cao. Lần này, chúng mình đã giải thích cách viết cũng như cách hiểu về phần “sở trường - sở đoản”. Lần tới, chúng mình sẽ giới thiệu những ví dụ cụ thể của các anh chị tiền bối, thông qua đó sẽ phân tích kỹ hơn nhé.
-
★ Thông tin cơ bản: Tư cách “Kỹ thuật – Tri thức nhân văn – Nghiệp vụ quốc tế” (Bài tổng hợp)
[iconpress id="local_1009" title="bulb" style="color:#525252; font-size:30px;" ] 【Điểm chính của tư cách “Kỹ thuật – Tri thức nhân văn – Nghiệp vụ quốc tế”】 Đối tượng nghiệp vụ = các công việc đỏi hỏi trình độ chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ liên quan đến quốc tế (= Không chấp nhận các công việc lao động đơn giản) Điều kiện cần = Tốt nghiệp đại học, cao đẳng hoặc trường chuyên môn tại Nhật hoặc có kinh nghiệm về một nghiệp vụ nhất định Tiêu chuẩn về lương = Mức lương bằng hoặc cao hơn lương của người Nhật trong lĩnh vực tương tự Có thể dẫn gia đình theo Có thể chuyển việc Có thể xin “Vĩnh trú” nếu đủ điều kiện “tổng thời gian làm việc ở Nhật hơn 5 năm” <Nội dung bài viết> 1. Đặc trưng của tư cách “Kỹ thuật – Tri thức nhân văn – Nghiệp vụ quốc tế” 2. Đối tượng nghiệp vụ của tư cách “Kỹ thuật – Tri thức nhân văn – Nghiệp vụ quốc tế” 3. Tính nhất quán trong chuyên ngành khi du học và ngành nghề làm việc 1. Đặc trưng của tư cách “Kỹ thuật – Tri thức nhân văn – Nghiệp vụ quốc tế” Một ví dụ về nơi làm việc của kỹ sư Khi làm việc ở Nhật Bản, người nước ngoài thường có tư cách điển hình là “Kỹ thuật – Tri thức nhân văn – Nghiệp vụ quốc tế”, thường được gọi là “Visa lao động”. Ngoài ra cũng được gọi tắt là “Kỹ – Nhân – Quốc”. Theo nguyên tắc, đây là tư cách lưu trú để thực hiện các công việc sử dụng chất xám nên phần lớn thường là “kỹ sư”, “phiên dịch”, “biên dịch” v.v. Điều kiện của tư cách “Kỹ thuật – Tri thức nhân văn – Nghiệp vụ quốc tế” Để có được tư cách lưu trú này, bạn cần tốt nghiệp đại học, cao đẳng hay các trường chuyên môn trở lên ở Nhật hoặc có kinh nghiệm về một nghiệp vụ nhất định. 1 Yêu cầu về trình độ học vấn ・Tốt nghiệp đại học hoặc cao đẳng (tốt nghiệp đại học tại Nhật Bản hoặc tại nước ngoài đều được) ・Tốt nghiệp trường chuyên môn ở Nhật ※Tuy nhiên, khi xét duyệt hồ sơ thay đổi tư cách lưu trú, việc chuyên cần trong thời gian đi học cũng như thời gian làm thêm (có làm thêm quá số giờ quy định theo luật hay không) v.v. là những mục bị kiểm tra kĩ. 2 Yêu cầu về kinh nghiệm thực tế ・Dù không đạt yêu cầu về trình độ học vấn như trên, nếu có kinh nghiệm thực tế trên 10 năm (bao gồm cả thời gian học kiến thức liên quan đến công việc ở trường THPT, trường chuyên môn, đại học) thì có thể lấy tư cách lưu trú “Kỹ thuật – Tri thức nhân văn – Nghiệp vụ quốc tế”. ・Về các ngành “biên dịch”, “phiên dịch”, “dạy ngoại ngữ”, “quảng cáo”, “truyền thông hoặc giao dịch nước ngoài”, “thiết kế thời trang hoặc nội thất”, “phát triển sản phẩm” v.v. thì chỉ cần kinh nghiệm làm việc trên 3 năm. Hình thức tuyển dụng, dẫn theo gia đình, chuyển việc v.v. ① Hình thức tuyển dụng ・Làm toàn thời gian, thời hạn hợp đồng ít nhất là 1 năm. Có nhiều hình thức tuyển dụng như nhân viên chính thức, nhân viên hợp đồng, nhân viên trả lương theo giờ (1 tuần làm trên 30 tiếng) v.v. ② Tiêu chuẩn về lương ・Mức lương bằng hoặc cao hơn lương của người Nhật trong lĩnh vực tương tự. ③ Dẫn theo gia đình ・Có thể dẫn theo gia đình sang Nhật. ④ Chuyển việc ・Có thể chuyển việc. ⑤ Điều kiện xin “Vĩnh trú” ・Để có được tư cách lưu trú “Vĩnh trú” thì bạn phải có tư cách lưu trú được tính số giờ làm việc và điều kiện cần là “ở Nhật liên tục và làm việc trên 5 năm”. Số thời gian đã làm trong thời gian thực tập kỹ năng và kỹ năng đặc định số 1 không được tính vào số năm làm việc liên tục để xin vĩnh trú nhưng tư cách Kỹ - Nhân – Quốc và kỹ năng đặc định số 2 được tính nếu làm việc trên 5 năm. Ngoài ra, cũng có các điều kiện cần khác như “ở Nhật liên tục trên 10 năm”, “hành vi, lối sống tốt đẹp” v.v. 2. Đối tượng nghiệp vụ của tư cách “Kỹ thuật – Tri thức nhân văn – Nghiệp vụ quốc tế” Đối tượng nghiệp vụ ① Kỹ thuật ・Công việc có sử dụng ngoại ngữ hay không đều được ・Công việc sử dụng kiến thức hoặc kỹ thuật về khoa học tự nhiên đã được học ở đại học, trường chuyên môn v.v. (ngành tự nhiên) ・Ví dụ cụ thể = kỹ sư IT (lập trình viên, kỹ sư hệ thống), nhân viên thiết kế WEB, nhân viên phát triển nghiên cứu – thiết kế, quản đốc nhà máy, quản lý sản xuất trong nhà máy (không làm việc chân tay). ② Tri thức nhân văn ・Công việc có sử dụng ngoại ngữ hay không đều được ・Công việc sử dụng kiến thức về ngành khoa học xã hội như luật, kinh tế v.v. đã được học ở trường đại học, trường chuyên môn v.v. (ngành xã hội) ・Ví dụ cụ thể = Kế toán, nhân viên pháp luật, kinh doanh, tài chính, nhân sự, tổng vụ, kế hoạch, ngoại thương ③ Nghiệp vụ quốc tế ・Công việc sử dụng ngoại ngữ hàng ngày, công việc đòi hỏi sự tư duy và nhạy bén về văn hóa nước ngoài. ・Ví dụ cụ thể = nghiệp vụ ngoại thương, liên hệ với các doanh nghiệp có chi nhánh ở nước ngoài, các công ty đối tác; làm việc tại các cửa hàng miễn thuế có nhiều khách nước ngoài, các cửa hàng kinh doanh nhỏ như hiệu thuốc (drug store) (trừ các nhà hàng và cửa hàng tiện lợi); quản lý thực tập sinh kỹ năng, lưu học sinh người nước ngoài – phụ trách phiên dịch; làm việc tại khách sạn (chỉ bao gồm công việc lễ tân hoặc liên lạc với các công ty du lịch nước ngoài); làm việc tại công ty du lịch, công ty bất động sản dành cho người nước ngoài, công ty biên-phiên dịch. ④ Nghiệp vụ liên quan đến Cool Japan (Anime hoặc lĩnh vực thời trang, thiết kế) ・Công việc dành cho những người đã tốt nghiệp khóa học về anime, thời trang, thiết kế tại đại học, trường chuyên môn ở Nhật và có kiến thức về lĩnh vực này (sản xuất anime, thiết kế nhân vật trò chơi v.v., thiết kế thời trang v.v. Nghiệp vụ không được làm ① Giới hạn trong các công việc đòi hỏi kỹ thuật, tri thức, tính nhạy bén ・Về nguyên tắc, tư cách “Kỹ thuật – Tri thức nhân văn – Nghiệp vụ quốc tế” là tư cách để làm các công việc sử dụng chất xám. Dù làm việc trong các nhà máy thì cũng phải làm các công việc liên quan đến kiến thức kỹ thuật chuyên môn, không được làm các công việc chân tay thuần túy. “Nghiệp vụ quốc tế” để chỉ những công việc sử dụng tính nhạy bén, văn hóa của nước ngoài. Với các công việc không sử dụng kiến thức hoặc tính nhạy bén như thế thì không được làm với tư cách lưu trú này. ② Nghiệp vụ không được làm ・Ví dụ về những công việc không được chấp nhận = nhân viên phục vụ bàn trong các nhà hàng, phụ bếp, nhân viên bán hàng ở cửa hàng tiện lợi, công nhân công trường, bảo vệ, công nhân nhà máy, công nhân chế biến nông lâm thủy sản, nhân viên dọn dẹp, thay ga trải giường, làm tóc, mát xa trong khách sạn. 3. Tính nhất quán trong chuyên ngành khi du học và ngành nghề làm việc Sau khi tốt nghiệp đại học, trường chuyên môn rồi đi làm ở Nhật thì phần lớn lưu học sinh nhận được tư cách “Kỹ thuật – Tri thức nhân văn – Nghiệp vụ quốc tế” nhưng trên thực tế tùy thuộc vào loại hình cơ sở giáo dục và chuyên ngành theo học, có trường hợp dễ dàng chuyển đổi sang tư cách lưu trú này, có trường hợp thì không. Nếu bạn không biết điều này mà đi du học thì có thể bạn sẽ không được làm công việc mình mong muốn tại Nhật nên bạn hãy chú ý nhé ! Nơi làm việc bị giới hạn do cách chọn trường và chuyên ngành học Sau khi kết thúc thời gian du học, nếu bạn muốn đi làm với tư cách “Kỹ thuật – Tri thức nhân văn – Nghiệp vụ quốc tế” thì bạn có thể xin những công việc phù hợp với những “kỹ thuật”, “tri thức nhân văn” mà bạn đã học được ở trường đại học, trường chuyên môn v.v. ① Trường hợp tốt nghiệp đại học Công việc có phù hợp với chuyên ngành của bạn hay không được đánh giá như sau: nếu bạn tốt nghiệp trường đại học thì khả năng phù hợp cao, còn nếu là trường chuyên môn thì khả năng phù hợp thấp. Ví dụ, dù bạn tốt nghiệp ở bất kì khoa nào của đại học như khoa văn học, khoa luật, khoa kinh tế v.v. thì các nhóm công việc có thể làm với tư cách “Kỹ thuật – Tri thức nhân văn – Nghiệp vụ quốc tế” cũng không có sự thay đổi. Và trong trường hợp này, “đại học” ở đây không chỉ nói riêng đại học ở Nhật, nếu bạn tốt nghiệp đại học ở Việt Nam thì cũng được xét như tốt nghiệp đại học ở Nhật. ② Trường hợp tốt nghiệp trường chuyên môn Mặt khác, nếu bạn tốt nghiệp trường chuyên môn, khi xin tư cách “Kỹ thuật – Tri thức nhân văn – Nghiệp vụ quốc tế”, bạn sẽ bị xét duyệt kỹ hơn về mối tương quan giữa chuyên ngành ở trường chuyên môn và nội dung công việc sắp làm. Thực tế, có rất nhiều trường hợp đã nhận được quyết định tuyển dụng tại Nhật nhưng không thể xin được tư cách lưu trú do không được công nhận mối tương quan giữa chuyên ngành của trường chuyên môn và ngành nghề làm việc. Khi bạn học lên một trường chuyên môn ở Nhật, bạn phải suy nghĩ về công việc tương lai của mình và đưa ra lựa chọn thật thận trọng. Với những trường chuyên môn tốt, họ sẽ tư vấn cho bạn cách lựa chọn khóa học trước khi nhập học, bạn nên trao đổi với trường nhé! ※Những người Việt làm việc ở Nhật với tư cách “Kỹ thuật – Tri thức nhân văn – Nghiệp vụ quốc tế” không phải chỉ có những người đã tìm việc tại Nhật. Các anh chị tiền bối đã trải qua rất nhiều con đường khác nhau để có được tư cách này. Chúng ta hãy cùng xem các ví dụ thực tế ở bài tiếp theo.
-
★ Thông tin cơ bản: Những quá trình khác nhau để có được tư cách “Kỹ – Nhân – Quốc”
<Nội dung bài viết> 1. Những quá trình khác nhau để có được tư cách “Kỹ – Nhân – Quốc” 2. Thực tập kỹ năng → Về nước → Du học → Trở thành nhân viên chính thức 3. Được tuyển dụng tại Việt Nam rồi sang Nhật (kỹ sư) 4. Được tuyển dụng tại Việt Nam rồi sang Nhật (làm đa công việc - sogoshoku) 5. Làm việc tại Nhật sau khi du học 1. Những quá trình khác nhau để có được “Kỹ – Nhân – Quốc” Các bạn kỹ sư người Việt tham gia lễ hội của địa phương Những hành trình khác nhau để đến với tư cách Kỹ thuật – Tri thức nhân văn – Nghiệp vụ quốc tế Có rất nhiều anh chị tiền bối đã tìm việc ở Việt Nam rồi làm việc ở Nhật với tư cách “Kỹ thuật – Tri thức nhân văn – Nghiệp vụ quốc tế”, cũng có những anh chị đã đi đường vòng trước khi đi du học. Bạn hãy tham khảo những ví dụ thực tế của các anh chị rồi thử suy nghĩ về tương lai của mình bằng tầm nhìn rộng hơn nhé. ① Thực tập kỹ năng → Về nước → Du học → Trở thành nhân viên chính thức Có một số bạn sau khi kết thúc thực tập kỹ năng thì về nước, sau đó lại quay lại Nhật để du học. Nếu chỉ làm thêm để trang trải chi phí đi du học (tiền học phí + sinh hoạt phí) thì sẽ rất vất vả. Vì vậy, có nhiều bạn đã từ bỏ việc du học để lựa chọn con đường thực tập kỹ năng. Tuy nhiên, cũng đang có nhiều bạn sử dụng một khoản tiền tiết kiệm được trong quá trình thực tập kỹ năng, sang Nhật một lần nữa để du học, sau đó ở lại Nhật làm việc. ② Được tuyển dụng tại Việt Nam rồi sang Nhật (kỹ sư) Trường hợp tìm việc ở công ty Nhật Bản tại Việt Nam và các doanh nghiệp Nhật Bản, sau khi được tuyển dụng ở Việt Nam thì làm việc ở Nhật đang tăng lên nhiều so với trước đây. Chủ yếu là các công việc của kỹ sư. ③ Được tuyển dụng tại Việt Nam rồi sang Nhật (làm đa công việc - sogoshoku) Cũng có một số sinh viên tham gia các hội chợ việc làm (Job fair) rồi làm việc tại doanh nghiệp của Nhật. Các buổi giới thiệu việc làm (Job fair) do các doanh nghiệp Nhật Bản tổ chức tại nước ngoài để tìm nguồn lao động người nước ngoài có học vấn và trình độ ngoại ngữ cao. ④ Làm việc tại Nhật sau khi du học Có nhiều lưu học sinh sang Nhật mà chưa có một kế hoạch nghề nghiệp cụ thể - đây là trường hợp rất phổ biến. Dưới đây là một số điểm quan trọng bạn nên biết trước khi du học. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu 4 ví dụ thực tế và các điểm lưu ý từ ① đến ④. 2. Thực tập kỹ năng → Về nước → Du học → Trở thành nhân viên chính thức Sau khi kết thúc thực tập kỹ năng rồi về nước, quay lại Nhật Bản với tư cách lưu học sinh Sau khi tốt nghiệp THPT, anh Khánh Đã vào học tiếng Nhật hơn 1 năm rưỡi tại Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Nhật Bản tại Nam Định rồi đi Nhật với tư cách thực tập sinh kỹ năng. Trong suốt 3 năm thực tập kỹ năng (ngành xây dựng), anh ấy đã tham gia các lớp dạy tiếng Nhật tình nguyện để trau dồi tiếng Nhật. Sau khi kết thúc thực tập kỹ năng rồi về nước khoảng 1 năm rưỡi, anh bắt đầu du học tại trường Đại học Nam Kyushu (tỉnh Miyazaki) – trường có liên kết với Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Nhật Bản - Nam Định. Tại trường đại học, anh đã nghiên cứu về cách nấu rượu, sau khi tốt nghiệp đã vào làm việc tại một nhà máy sản xuất rượu của tỉnh Miyazaki. Ước mơ của anh là trong tương lai sẽ phát huy được những kiến thức và kỹ thuật nấu rượu học được ở Nhật rồi mở một nhà máy sản xuất rượu ở Việt Nam. Du học không dựa vào bố mẹ ・Anh Khánh đã nhờ bố mẹ lo giúp chi phí để đi Nhật với tư cách là thực tập sinh kỹ năng nhưng bằng tiếng lương có được khi đi thực tập, anh đã trả lại tiền cho bố mẹ, hơn nữa còn tiết kiệm được một khoản tiền. Trong lần thứ hai sang Nhật, anh ấy đã sử dụng một phần tiền tiết kiệm và tiền đi làm thêm để trang trải chi phí du học. Việc lựa chọn trường đại học có chế độ miễn giảm 50% học phí cho lưu học sinh người nước ngoài cũng là một lựa chọn đúng đắn. ・Điểm cần chú ý ở đây là nếu lý lịch bạn đã nộp cho Cục xuất nhập cảnh khi đi thực tập khác với lý lịch nộp khi đi du học thì bạn có thể sẽ không nhận được tư cách du học, vậy nên bạn hãy chọn một công ty phái cử tốt khi đi thực tập kỹ năng. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Cách lựa chọn công ty phái cử 3. Được tuyển dụng tại Việt Nam rồi sang Nhật (kỹ sư) Tìm việc tại Hà Nội, làm việc tại Nhật Bản Sau khi tốt nghiệp đại học, anh Tân đã vào làm tại một công ty Nhật Bản tại Việt Nam. Lần đầu tiên đến Nhật theo khóa đào tạo dài hạn, anh đã học tiếng Nhật trong khoảng 16 tháng ở Nhật. Sau đó, anh đã nghỉ việc tại công ty này do công ty thu hẹp phạm vi kinh doanh, thông qua một công ty nhân sự của Việt Nam, anh đã tìm được việc tại một doanh nghiệp Nhật Bản khác. Cuộc phỏng vấn diễn ra ở Hà Nội nhưng nơi làm việc là Nhật Bản. Sau khi sang Nhật chẳng bao lâu, anh đón người vợ mới cưới ở Việt Nam sang. Việc có thể dẫn theo gia đình sang Nhật là một điểm tốt của tư cách “Kỹ - Nhân – Quốc”. Sau đó, anh tìm được công việc tốt hơn rồi chuyển việc 2 lần. Với tư cách “Kỹ - Nhân – Quốc”, chuyển việc cũng rất tự do. Điểm chú ý trong yêu cầu về trình độ học vấn Tại Nhật có rất nhiều công việc kỹ sư dành cho người nước ngoài, bạn có thể tìm được việc thông qua công ty nhân sự của Việt Nam như anh Tân. Trong trường hợp này, bạn có cơ hội được làm việc ở Nhật Bản dù chưa từng đến Nhật một lần nào. Một điểm chú ý là trong trình độ học vấn, bạn cần tốt nghiệp đại học hoặc cao đẳng ở Việt Nam. Một điểm nữa là trình độ tiếng Nhật. Anh Tân có lần phỏng vấn đầu tiên với công ty Nhật Bản tại Việt Nam là bằng tiếng Việt nhưng lần phỏng vấn của công ty thứ 2 (địa điểm phỏng vấn là Hà Nội) thì ngôn ngữ phỏng vấn là tiếng Nhật. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Kinh nghiệm của anh Tân 4. Được tuyển dụng tại Việt Nam rồi sang Nhật (làm đa công việc – sogoshoku) Tham gia hội chợ việc làm (Job fair) tại nước ngoài rồi làm việc tại một công ty thương mại nổi tiếng của Nhật Bản Chị Diệu Anh đã học chính trị, kinh tế của Nhật và tiếng Nhật tại đại học và cao học ở Việt Nam nên chị có thể nói tiếng Anh và tiếng Nhật mà không gặp trở ngại gì. Thời sinh viên, chị ấy đã du học ở đại học Tokyo với tư cách là sinh viên trao đổi trong tổng thời gian hơn 1 năm nhưng chị ấy đã học tiếng Nhật ở Việt Nam là chính. Sau khi kết thúc khóa học thạc sĩ, chị ấy đã làm việc cho một công ty Nhật Bản tại Hà Nội trong 2 năm. Trong thời gian đó, chị ấy đã tham gia hội chợ việc làm (Job fair) được tổ chức tại Singapore và tìm được việc tại một công ty thương mại nổi tiếng của Nhật Bản. Job fair là nơi công ty nhân sự Nhật Bản tập hợp nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp Nhật Bản. Hiện nay chị Diệu Anh đang sống ở Tokyo nhưng chị cũng có những thời gian công tác Việt Nam dài ngày và đang cảm nhận rõ giá trị và động lực trong công việc mình làm. Thông điệp từ chị Diệu Anh Chị Diệu Anh nói rằng: “Nếu bạn muốn phát huy năng lực tiếng Nhật trong công việc, tôi nghĩ làm việc tại Nhật sẽ có nhiều lợi thế và mức lương cũng tốt hơn. Ngoài ra, nếu bạn sử dụng dịch vụ tìm việc thông qua hội chợ việc làm Job Fair thì sẽ có thể phỏng vấn ở nước ngoài mà không tốn bất cứ chi phí nào”. Chị Diệu Anh đã chia sẻ kinh nghiệm về các hội chợ Job fair mà chị tham gia, phương pháp chuẩn bị phỏng vấn v.v. trong mục “Kinh nghiệm của tôi”. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Kinh nghiệm của chị Diệu Anh 5. Làm việc tại Nhật sau khi du học Tự mình nghiên cứu và lên kế hoạch nghề nghiệp Có nhiều bạn đã giao phó kế hoạch du học của mình cho công ty tư vấn du học. Trong đó có nhiều bạn học tiếng Nhật ở Việt Nam trong vòng nửa năm đến một năm rồi du học trường Nhật ngữ ở Nhật. Sau đó thì có nhiều bạn học lên trường chuyên môn, sau khi tốt nghiệp trường chuyên môn thì làm việc tại Nhật; cũng có bạn học lên đại học hay cao đẳng rồi đi làm. Ngoài ra, cũng có bạn không đi làm ở Nhật mà về nước. Thế nhưng, nên bạn biết được nhiều hình thức du học, bạn có thể nhìn ra được khóa học phù hợp với mình. Ví dụ, bạn sẽ thấy những cách du học dưới đây đem lại hiệu quả nhất định. ① Lựa chọn trường tiếng Nhật tốt ở Việt Nam, dành ra 1 đến 2 năm học tiếng Nhật thật cẩn thận rồi đi Nhật. ② Kì nhập học mới của các trường Nhật ngữ ở Nhật thường rơi vào tháng 4, tiếp theo đó là tháng 9 nhưng dù nhập học vào tháng nào thì thời gian tốt nghiệp cũng là tháng 3. Nếu nhập học vào tháng 4 thì tới khi tốt nghiệp thường là 2 năm, nhập học tháng 9 thì là 1 năm rưỡi. Nếu bạn chọn nhập học vào tháng 9 thì bạn có thể tiết kiệm được nửa năm tiền học phí và sinh hoạt phí. Một số trường còn cung cấp các khóa học ngắn hơn. ③ Có khả năng tiếng Nhật ở một trình độ nhất định rồi sang Nhật, tiếp tục học tiếng Nhật ở trường Nhật ngữ rồi có thể học lên đại học mà không học trường chuyên môn. Tuy nhiên, bạn cần có chiến lượt học ôn thi Kì thi du học Nhật Bản (EJU). Những con đường khác nhau của tiền bối Bạn có thể biết được nhiều con đường du học khác nhau của các tiền bối thông qua mục “Kinh nghiệm của tôi”. Trong đó, có trường hợp tốt nghiệp tốt nghiệp THPT ở Việt Nam rồi sang Nhật học thẳng lên đại học. Đừng phó thác tất cả cho công ty tư vấn du học, bạn hãy biết các trường hợp khác nhau rồi tự lập mục tiêu cho mình nhé! ① Trường hợp tốt nghiệp đại học ở Việt Nam [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Học tiếng Nhật tại trường đại học của Việt Nam – Tốt nghiệp → Học trường chuyên môn của Nhật (2 năm) → tại Nhật [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Học Đại học Ngoại ngữ Huế → Học trường Nhật ngữ ở Nhật (2 năm = tốt nghiệp Đại học Ngoại ngữ Huế khi đang theo học) → Học trường chuyên môn ở Nhật (1 năm) → Làm việc tại Nhật [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Học Học viện Nông nghiệp + trường tiếng Nhật ở Việt Nam → Học trường Nhật ngữ ở Nhật (1 năm 3 tháng) → Học trường chuyên môn ở Nhật (2 năm) → Làm việc tại Nhật ② Trường hợp tốt nghiệp THPT ở Việt Nam [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Học THPT ở Việt Nam + học trường tiếng Nhật (10 tháng) → Học trường Nhật ngữ ở Nhật (1 năm rưỡi) → Học trường chuyên môn ở Nhật (3 năm) → Học đại học ở Nhật (4 năm) → Làm việc tại Nhật [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Học THPT ở Việt Nam → Học đại học ở Nhật (4 năm) → Làm việc tại Nhật [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Học THPT ở Việt Nam + học trường tiếng Nhật (1 năm) → Học trường Nhật ngữ ở Nhật (1 năm rưỡi) → Học đại học ở Nhật (4 năm) → Làm việc tại Nhật
Xếp hạng bài viết phổ biến
-
Lớp học tiếng Nhật online miễn phí 17080 views
-
Không được ăn ốc bắt ở ruộng lúa 15547 views
-
“Đúng giờ” ở Nhật là như thế nào? 13038 views
Platinum Sponsor
Bronze Sponsors
- Global HR Strategy
- Trường Nhật Ngữ EHLE
Đơn vị hỗ trợ
- Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam
- Trung tâm Giao lưu Văn hoá Nhật Bản tại Việt Nam
- Văn phòng JNTO Hà Nội
- Liên đoàn kinh tế vùng Kansai
- Hội Việt Nam (JAVN)
- Hội hỗ trợ Tomoiki Việt Nhật
- Hiệp hội phát triển giao lưu nguồn nhân lực quốc tế
Đơn vị hợp tác
Tổ chức hỗ trợ du học sinh
Nhật Bản (JASSO)
Mạng lưới luật sư cho lao động người nước ngoài