Cuộc sống - Visa
Ở Nhật có thể tìm lại đồ bị bỏ quên hay không
Ở Nhật Bản, khi đánh rơi đồ vật quan trọng trên đường đi hoặc bỏ quên đồ trên xe điện, có trường hợp có thể tìm lại được. Nhiều người Việt Nam sinh sống ở Nhật đã từng có nhiều kinh nghiệm cảm động về việc này. Chúng tôi xin giới thiệu vài trường hợp cụ thể của các senpai sống lâu năm ở Nhật. Tuy vậy chúng tôi vẫn luôn lưu ý rằng không nên tin tưởng thái quá vào việc đồ bị mất vẫn có thể tìm lại. Cũng có những trường hợp do ở Nhật quá lâu dẫn đến chủ quan nên đã gặp điều không may. Hôm nay chúng tôi cũng xin giới thiệu cả những trường hợp kém may mắn đó.
Đánh rơi điện thoại và đã tìm lại được!
◎ Người bỏ quên điện thoại: Nhân viên công ty ở tỉnh Osaka (nữ, độ tuổi 20)
Năm 2016, tôi tới Nhật trong vòng 2 tuần với tư cách là du học sinh trao đổi ngắn hạn. Một hôm tôi cùng các bạn người Nhật cùng học ở Đại học Kyoto nơi tôi sang trao đổi, đi xem bắn pháo hoa. Trên xe điện của đường sắt Hankyu từ Kyoto đi Osaka, chúng tôi xuống giữa chừng để đi thăm một ngôi đền. Vì các bạn đã xuống tàu nên tôi cũng vội vàng xuống tàu và để quên điện thoại di động trên ghế ngồi.
Chiếc điện thoại này bố tôi cho tôi mượn để dùng thay cho máy ảnh. Khi nhận ra mình bỏ quên điện thoại, tôi sợ lắm nhưng giáo sư đi cùng đã giúp. Giáo sư đã gọi điện cho công ty đường sắt hỏi hộ và hôm sau, công ty đường sắt gọi điện cho giáo sư của tôi, báo đã tìm thấy điện thoại. Sau đó giáo sư từ Kyoto đi Osaka để nhận lại điện thoại giúp tôi.
Nhận lại được điện thoại tôi rất cảm động. Tôi nghĩ “Người Nhật thật hay. Họ biết nghĩ tới tình cảm của người khác khi nhặt được đồ bị đánh rơi như vậy”.
Tìm lại được tiền mặt bị đánh rơi!
Năm 2021 tôi lại gặp phải trường hợp khác. Lần này là tôi đánh rơi tiền. Hôm đó tôi cùng với anh phụ trách ban biên tập (người Nhật) của KOKORO đi thành phố Nara lấy tin để viết bài. Khi đến ga Nihonbashi của đường Kintetsu (ở thành phố Osaka), tôi lấy máy tính bảng từ túi ra và tờ tiền 5.000 yên để trong túi bị rơi ra theo.
Nguyên do là vì tôi bỏ quên ví ở nhà nên anh phụ trách biên tập cho tôi vay 5.000 yên và tôi cứ thể bỏ vào túi xách. Khi đã lên tàu đi Nara rồi, tôi mới nhận ra là bị mất tiền. Vì tôi nhớ chỉ mở túi ra 1 lần khi ở nhà ga Nihonbashi nên chắc chắn chỉ có rơi tiền ở ga đó mà thôi.
Sau khi làm việc ở Nara xong, tối muộn chúng tôi mới về lại Osaka và anh phụ trách biên tập hỏi nhân viên nhà ga xem có ai nhặt được tờ 5.000 yên bị đánh rơi không. Nhân viên nhà ga cho biết “Vào lúc đó, có người đã nhặt được tờ 5.000 yên và trao lại cho nhà ga”.
Thế là tôi đã nhận lại được tờ 5.000 bị đánh rơi, và cũng như việc bỏ quên điện thoại mấy năm trước, lần này tôi cũng rất ngạc nhiên và cảm động.
Nhận lại được thực phẩm để quên trên tàu!
◎ Người để quên: Người làm nghề tự do sống ở Saitama (nữ, độ tuổi 50)
Mỗi khi đi làm về, tôi thường tranh thủ đi mua sắm nên thường xuyên có nhiều đồ mang theo người khi đi tàu. Vì tàu đông nên tôi hay để đồ dùng trên kệ để đồ đạc trên tàu rồi hoặc là ngủ quên hoặc là lướt web hoặc mạng xã hội nên nhiều khi tàu đến ga gần nhà là vội vàng xuống quên cả túi để trên kệ.
Mùa hè năm ngoái, khi đi làm về, tôi có mua được một gói cá thác lác đông lạnh và một vài thực phẩm khác. Lúc lên xe điện từ ga Shinjuku, trong đầu tôi đã tưởng tượng mai sẽ có món chả cá thơm mùi tiêu, thì là. Tới ga Musashi-Urawa, nơi phải chuyển tàu về nhà, tôi vội vàng xuống, quên lấy túi đựng đồ để ở kệ trên tàu.
Rất may là sau khi xuống tàu thì tôi nhớ ngay ra là để quên túi nên tôi đến văn phòng của nhà ga và báo việc để quên đồ. Nhân viên nhà ga hỏi tôi giờ lên tàu, tên nhà ga lúc lên tàu, toa tàu ở vị trí nào, đồ bị quên là gì, mô tả kỹ túi đựng v.v. Sau một lúc liên lạc với bộ phận liên quan, nhân viên nhà ga cho tôi biết ở ga cuối cách đó độ 20 cây số, người ta đã tìm thấy túi đồ của tôi.
Sáng hôm sau, tôi vội vàng lên đường tới địa điểm giữ đồ bỏ quên cách nhà độ 23 cây số. Khi đến nơi, nhân viên nhà ga hỏi tên, xác minh giấy tờ tùy thân và xác định đồ bị bỏ quên. Sau đó họ đưa cho tôi một tờ giấy để điền vào, gồm tên tuổi, địa chỉ, số điện thoại v.v. Sau khi điền xong, họ mang chiếc túi tôi để quên ra và yêu cầu xác nhận xem có đúng không. Tôi mở túi và ngạc nhiên khi thấy vẫn còn hộp cá thác lác đông lạnh. Thấy tôi có vẻ ngạc nhiên, nhân viên nhà ga nói chúng tôi đã cho đồ của chị vào ngăn đá nên nay gửi lại chị đầy đủ. Hết sức cảm động và ngạc nhiên, rưng rưng cảm động và nhận đồ ra về.
Tìm lại được thẻ bảo hiểm y tế bị đánh rơi trên đường!
◎ Người đánh rơi: Nhân viên công ty, sống ở Saitama (nam giới, độ tuổi 30)
Cách đây hai tháng tôi có đi khám mũi vì bị dị ứng phấn hoa khá nặng nên tôi quyết định đến phòng khám tư để khám và được kê đơn mua thuốc.
Tầm một tháng sau, tức khoảng giữa tháng 5 năm nay, tôi có nhận được điện thoại của bên cảnh sát thông báo “Chúng tôi đang lưu giữ thẻ bảo hiểm y tế của anh do một người nhặt được và mang nộp tại đồn cảnh sát.” Lúc bấy giờ tôi mới nhận ra rằng mình đánh rơi thẻ bảo hiểm. Nghĩ lại là sau khi ra khỏi cửa hàng thuốc, tôi đi bộ tới chỗ đỗ xe và lái xe đi về nên khả năng thẻ bị rơi ở đoạn đường đó.
Sau khi đến sở cảnh sát, tôi nhận lại được thẻ bảo hiểm bị mất của mình. Nhưng thẻ bảo hiểm thì bị mẻ mất một chỗ khá to. Có khả năng cao là rơi ra ngoài đường, bãi đậu xe và bị xe cán qua. Tôi đã làm thủ tục xin cấp lại thẻ bảo hiểm và rất biết ơn ai đó đã nhặt và trả lại thẻ bảo hiểm và thẻ không bị lợi dụng để khám chữa bệnh.
Không nên tin tưởng thái quá ①
◎ Trải nghiệm của một chủ doanh nghiệp ở Tokyo (nam giới, độ tuổi 30)
Tôi làm việc giới thiệu du học sinh cho các trường tiếng Nhật. Sau khi học sinh tới Nhật, chúng tôi phải hỗ trợ nhiều mặt. Một hôm, có một em học sinh vì tiền từ nhà gửi sang không kịp hạn nộp tiền học nên tôi cho em đó vay 90.000 yên (tương đương khoảng 15.510.000 đồng). Nhưng ngay sau đó, em học sinh này đã đánh rơi ví ở đâu đó gần nhà ga Shinokubo, nơi có trụ sở của công ty tôi.
※ Tỷ giá 100 yên=17.235 đồng (thời điểm 20/6/2022)
Tôi đã cùng với em đó tới trình cảnh sát và 2 ngày sau, cảnh sát gọi điện cho biết đã tìm lại được ví nhưng trong ví chỉ còn lại 1000 yên. Bạn học sinh đó rất buồn rầu lo lắng.
Không nên tin tưởng thái quá ②
◎ Người bị mất xe: nhân viên công ty (nữ, độ tuổi 20)
Khi còn là sinh viên tôi từng bị mất xe đạp khi sống ở khu vực thủ đô. Khi đi làm thêm, tôi đi xe từ nhà ra ga và cho xe vào nơi mà gửi xe ở trước cửa nhà ga mà mình đã trả tiền nhưng lại quên khóa xe. Thế là lúc về đến ga tìm xe thì không thấy.
Tôi có báo số xe cho cảnh sát, nhưng cuối cùng cảnh sát cũng không tìm thấy. Đợi mãi không thấy cảnh sát liên lạc lại thì tôi đành phải mua xe mới.
Tổng kết
Chúng tôi vừa giới thiệu một số ví dụ về việc người Việt Nam sống tại Nhật Bản tìm lại được đồ bỏ quên ở nhà ga hoặc trên đường đi. Chắc các bạn ít nhiều người cũng ngạc nhiên vì có nhiều trường hợp có thể tìm lại được đồ bỏ quên như vậy.
Tuy vậy tin tưởng thái quá cũng không được. Cũng có những trường hợp đánh rơi ví và tiền trong ví bị mất hoặc xe đạp không khóa bị mất. Đặc biệt ở Nhật, xe đạp là vật rất hay bị mất. Dù có tin tưởng vào tình trạng an toàn ở Nhật thì cũng đừng chủ quan, hãy cẩn thận gìn giữ đồ đạc của bản thân nhé.
Xếp hạng bài viết phổ biến
-
Lớp học tiếng Nhật online miễn phí 17069 views
-
Không được ăn ốc bắt ở ruộng lúa 15540 views
-
“Đúng giờ” ở Nhật là như thế nào? 13033 views
Platinum Sponsor
Bronze Sponsors
- Global HR Strategy
- Trường Nhật Ngữ EHLE
Đơn vị hỗ trợ
- Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam
- Trung tâm Giao lưu Văn hoá Nhật Bản tại Việt Nam
- Văn phòng JNTO Hà Nội
- Liên đoàn kinh tế vùng Kansai
- Hội Việt Nam (JAVN)
- Hội hỗ trợ Tomoiki Việt Nhật
- Hiệp hội phát triển giao lưu nguồn nhân lực quốc tế
Đơn vị hợp tác
Tổ chức hỗ trợ du học sinh
Nhật Bản (JASSO)
Mạng lưới luật sư cho lao động người nước ngoài
Bài viết mới
Bài viết liên quan
-
★ Thông tin cơ bản: Việc làm thêm và Quy định của Cục quản lý xuất nhập cảnh
〈Nội dung〉 Việc làm thêm và Quy định của Cục quản lý xuất nhập cảnh 1. Cho phép hoạt động ngoài mục đích lưu trú 2. Cách tính thời gian “28 tiếng mỗi tuần” 3. Trong kì nghỉ dài 4. Chuẩn bị cho việc đi làm tại Nhật Tại sao việc làm quá số giờ quy định bị phát hiện? 1. Có thật là “chỉ làm thêm là có thể du học” ? 2. Tại sao việc làm quá số giờ quy định bị phát hiện? 3. Mục đích chính của việc du học là học tập Việc làm thêm và Quy định của Cục quản lý xuất nhập cảnh Chắc hẳn các bạn lưu học sinh đã biết đến chế độ “làm thêm một tuần không quá 28 tiếng” ở Nhật. Tuy nhiên, ngoài thông tin “28 tiếng một tuần” thì còn rất nhiều điểm quan trọng khác nữa. Hàng năm, việc xét duyệt của Cục quản lý xuất nhập cảnh đối với những lưu học sinh xin gia hạn thời gian lưu trú ngày càng khắt khe hơn nên nếu bạn vô tình vi phạm thì mọi chuyện sẽ trở nên khó khăn và vất vả. 【Luật sư Sugita Shohei – (Pháp nhân) Văn phòng luật Global HR Strategy】 1. Cho phép hoạt động ngoài mục đích lưu trú Cho phép hoạt động ngoài mục đích lưu trú Khi nhìn vào thẻ ngoại kiều của mình, lưu học sinh sẽ thấy ở mục “Tư cách lưu trú” ghi là “Du học” (留学). Bên cạnh đó, trong cột “Hạn chế lao động hay không” (就労制限の有無) có ghi “Không được phép lao động” (就労不可). Sở dĩ như vậy là vì về nguyên tắc, tư cách lưu trú “Du học” thì không được phép đi làm. Tuy nhiên, nếu bạn đã nhận được Quyết định “Cho phép hoạt động ngoài mục đích lưu trú” (資格外活動の許可) thì bạn có thể đi làm thêm. Sau khi xin được, mặt sau của thẻ ngoại kiều sẽ được ghi thêm dòng chữ “Cho phép: Về nguyên tắc, được làm việc dưới 28 tiếng một tuần, trừ các hoạt động dịch vụ tình dục v.v.” (許可:原則週28時間以内・風俗営業等の従事を除く). Bạn cần lưu ý là bạn không được phép làm các công việc tại cửa hàng trò chơi Pachinko hay dịch vụ tình dục. Điểm lưu ý về các hợp đồng cá nhân Có trường hợp cần phải có Quyết định “Cho phép cá biệt” (個別許可) chứ không chỉ là Quyết định “Cho phép hoạt động ngoài mục đích lưu trú” (資格外活動の許可) như thông thường. Đây là trường hợp người lao động thực hiện công việc một mình hoặc công việc khó có thể xác nhận thời gian làm việc. Ví dụ, trong trường hợp làm các công việc kí hợp đồng cá nhân để biên dịch, phiên dịch, gia sư, công việc giao hàng v.v. để tránh gặp trở ngại khi xin gia hạn, bạn nhất định phải xin Cục quản lý xuất nhập cảnh tư vấn nhé. 2.Cách tính thời gian “28 tiếng mỗi tuần” Cách tính thời gian “28 tiếng mỗi tuần” mà không phải ai cũng biết Về nguyên tắc, lưu học sinh có thể làm thêm dưới 28 tiếng mỗi tuần nhưng “cách tính thời gian 28 tiếng” này cũng có những điểm cần chú ý. Đó là: “Dù bắt đầu tính từ thứ mấy trong tuần thì tổng thời gian làm thêm cũng phải nằm trong giới hạn tối đa 28 tiếng một tuần. Chúng ta hãy cùng xem bảng tính bên dưới nhé. Trong ví dụ dưới đây, tuần thứ nhất và tuần thứ hai, số giờ làm mỗi tuần đều nằm trong giới hạn 28 giờ một tuần. Tuy nhiên, nếu cộng thời gian làm việc trong 1 tuần, tính từ thứ Sáu tuần thứ nhất đến thứ Năm tuần thứ hai (phần ghi chữ đỏ) thì tổng thời gian làm việc sẽ thành 48 giờ. Trường hợp này là vi phạm quy định! Thứ Hai Thứ Ba Thứ Tư Thứ Năm Thứ Sáu Thứ Bảy Chủ Nhật Tuần thứ 1 0 giờ 4 giờ 4 giờ 0 giờ 4 giờ 8 giờ 8 giờ Tuần thứ 2 8 giờ 8 giờ 8 giờ 4 giờ 0 giờ 0 giờ 0 giờ 3. Trong kì nghỉ dài Kì nghỉ dài Theo quy định của nhà trường, trong thời gian được nghỉ dài, sinh viên có thể làm thêm mỗi ngày tối đa là 8 tiếng đồng hồ. Tuy nhiên, nếu nhà trường cho nghỉ tạm thời vì ảnh hưởng của các bệnh truyền nhiễm, thiên tai thì đây không phải là kì nghỉ dài chính thức, vì vậy quy định về thời gian làm thêm sẽ không phải là “8 tiếng 1 ngày" mà vẫn chỉ là “28 tiếng một tuần”. Các bạn hãy chú ý nhé! Sau khi tốt nghiệp không được phép làm thêm Có nhiều trường hợp lưu học sinh đã tốt nghiệp nhưng tư cách lưu trú “Du học” vẫn còn. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian từ khi tốt nghiệp cho đến khi về nước, lưu học sinh không được phép làm thêm. Công việc làm thêm của lưu học sinh chỉ được chấp nhận trong thời gian lưu học sinh vẫn thuộc quản lý của nhà trường. 4. Chuẩn bị cho việc đi làm tại Nhật Nếu lưu học sinh có nguyện vọng làm việc tại Nhật sau khi tốt nghiệp thì có thêm một số điểm cần chú ý về việc đi làm thêm. Ví dụ, khi chuyển tư cách lưu trú sang “Kỹ năng đặc định”, bạn phải nộp cho Cục quản lý xuất nhập cảnh các giấy tờ chứng minh việc đã nộp: ① Thuế quốc gia (国税kokuzei) ② Thuế địa phương (地方税chihozei) ③ Bảo hiểm y tế quốc dân (国民健康保険kokumin kenko hoken) ④ Bảo hiểm lương hưu quốc dân (国民年金保険kokumin nenkin hoken). Cụ thể hơn, các giấy tờ phải nộp bao gồm giấy chứng nhận nộp thuế (課税証明書) hay giấy khấu trừ thuế tại nguồn (源泉徴収票)… do chính quyền địa phương hoặc nơi làm việc cấp. Để nộp được đầy đủ các giấy tờ này thì bạn cần chú ý những điểm sau đây. Kê khai thuế Nếu đồng thời làm thêm tại nhiều nơi cùng lúc thì từ tháng 2 đến tháng 4 năm tiếp theo, các bạn nhớ hãy kê khai thuế ở Cục thuế địa phương. Khi đó, bạn sẽ được nhận “Bản sao tờ khai thuế” (確定申告書の写し), hãy giữ giấy tờ này cẩn thận. Nếu không biết cách kê khai thuế, bạn có thể mang toàn bộ bảng lương trong 1 năm (từ tháng 1 – tháng12) đến Cục thuế và trao đổi với nhân viên tư vấn. Lưu giữ Giấy khấu trừ thuế tại nguồn Khi thay đổi tư cách lưu trú, bạn sẽ được yêu cầu nộp cả Giấy khấu trừ thuế tại nguồn (源泉徴収票). Bạn sẽ được nơi làm thêm cấp cho mỗi năm 1 lần nên đừng vứt đi, hãy giữ gìn nó cẩn thận! Giấy khấu trừ thuế tại nguồn (源泉徴収票) Lương hưu quốc dân Tất cả những người trên 20 tuổi đang sống tại Nhật Bản, bao gồm cả lưu học sinh đều cần tham gia “Lương hưu quốc dân” (kokumin nenkin). Lưu học sinh có thể được hoãn nộp bảo hiểm lương hưu quốc dân theo chế độ đặc biệt áp dụng cho học sinh. Tuy nhiên, nếu bạn không làm thủ tục này thì sẽ bị coi là “chưa nộp” và có thể sẽ gặp bất lợi khi xin gia hạn hoặc chuyển tư cách lưu trú. Tất cả lưu học sinh có nguyện vọng làm việc ở Nhật đều nhất thiết phải thực hiện thủ tục xin hoãn nộp bảo hiểm lương hưu theo chế độ đặc biệt dành cho học sinh. Hãy trao đổi với trường của bạn hoặc văn phòng lương hưu gần nhất để biết cách thực hiện thủ tục này. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Chế độ đặc biệt dành cho học sinh về tiền bảo hiểm lương hưu quốc dân (Cơ quan Lương hưu Nhật Bản) Tại sao việc làm quá số giờ quy định bị phát hiện? Tại Nhật Bản, có thể trang trải cuộc sống du học chỉ với tiền lương làm thêm không, có thật sự là Cục quản lý xuất nhập cảnh đã siết chặt quản lý về vấn đề làm quá số giờ quy định không? Ban biên tập của KOKORO sẽ giải thích kĩ hơn về các thông tin mới nhất. 1. Có thật là “chỉ làm thêm là có thể du học” ? Sẽ rất khó khăn nếu chỉ sống bằng việc làm thêm Một số công ty tư vấn du học đã giải thích rằng “chỉ cần đi làm thêm ở Nhật là có thể du học được”. Thế nhưng, nếu so sánh “các khoản chi tiêu trong 1 tháng” và “thu nhập trung bình do làm thêm” của lưu học sinh thì bạn sẽ thấy các khoản chi tiêu vượt quá khoản thu nhập do làm thêm. Hãy xem bảng dưới đây. ◆Các khoản chi tiêu trong 1 tháng và thu nhập trung bình từ làm thêm của du học sinh (Yên) A.Chi phí B.Thu nhập ước tính từ baito Mức chênh lệch B-A Các tỉnh có nhiều du học sinh Lương tối thiểu bình quân Hokkaido 135,000 105,600 -29,400 Hokkaido ¥960 Tohoku 140,000 100,650 -39,350 Miyagi, Fukushima ¥915 Kanto 172,000 119,130 -52,870 Kanagawa, Chiba ¥1,083 Tokyo 179,000 122,430 -56,570 Tokyo ¥1,113 Chubu 141,000 111,430 -29,570 Aichi, Shizuoka ¥1,013 Kinki 154,000 114,950 -39,050 Osaka, Kyoto ¥1,045 Chugoku 140,000 105,270 -34,730 Hiroshima, Okayama ¥957 Shikoku 118,000 100,210 -17,790 Kagawa, Tokushima ¥911 Kyushu 128,000 101,970 -26,030 Fukuoka, Oita ¥927 ※ Lương tối thiểu các vùng (bình quân) = (Lương tối thiểu của tỉnh có nhiều du học sinh nhất x 2 + lương tối thiểu của tỉnh có nhiều du học sinh thứ nhì)÷3 ※ Thu nhập ước tính từ baito = lương tối thiểu (bình quân) x 110 tiếng A là khoản chi tiêu trung bình trong 1 tháng của lưu học sinh do JASSO điều tra. B là khoản thu nhập trung bình có được khi giả sử làm thêm 110 tiếng 1 tháng do ban biên tập của KOKORO tính toán. Nếu so sánh A và B, bạn sẽ hiểu ra rằng mỗi tháng lưu học sinh sẽ bị thiếu hụt 18,000 yên ~ 57,000 yên (Chênh lệch: B – A). ※ 100 yên = 17,030 VND (Thời điểm 23/12/2023) Cố gắng trang trải cuộc sống thông qua sự hỗ trợ của bố mẹ hay các khoản vay ngân hàng v.v. Như đã nói ở trên, nếu lưu học sinh trang trải tiền học và tiền sinh hoạt chỉ bằng lương làm thêm thì thật là khó khăn. </Kết quả điều tra của JASSO cũng chỉ ra rằng khoản hỗ trợ trung bình mà lưu học sinh trường Nhật ngữ nhận được là 83,000 yên, lưu học sinh trường chuyên môn trở lên nhận được là 60,000 yên. Cũng có trường hợp lưu học sinh tự mình vay tiền để làm vốn đi du học. Hơn nữa, cũng có người sang Nhật theo diện thực tập kỹ năng để tiết kiệm tiền sau đó về Việt Nam, 1 năm sau đó quay lại Nhật với tư cách lưu học sinh. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Trải nghiệm của tiền bối: Tự mình vay tiền rồi đi du học|KOKORO 2. Tại sao việc làm quá số giờ quy định bị phát hiện? Cục quản lý xuất nhập cảnh Tokyo Cục quản lý xuất nhập cảnh khắt khe với việc làm quá số giờ quy định của lưu học sinh Có lẽ có người nghĩ rằng “nếu làm trên 28 tiếng một tuần, không nhận tiền hỗ trợ từ gia đình thì có thể tự chi trả được tất cả các khoản”. Khi lưu học sinh người nước ngoài làm việc trên 28 tiếng một tuần thì sẽ bị gọi là “over work” (làm quá số giờ quy định), nếu Cục quản lý xuất nhập cảnh biết được điều này thì sẽ có những hậu quả như sau: ① không thể gia hạn thời gian lưu trú ② sau khi tốt nghiệp sẽ không được cho phép đổi tư cách lưu trú để đi làm ở Nhật. Vào tháng 11 năm 2020, 78 lưu học sinh người Nepal của một trường Nhật ngữ tại Okinawa đã không thể gia hạn thời gian lưu trú vì các nguyên nhân như làm thêm quá số giờ quy định. Phần lớn số lưu học sinh đó muốn học tiếp lên trường chuyên môn sau khi tốt nghiệp trường Nhật ngữ nhưng đã phải về nước ngay trước khi thực hiện được mục tiêu. Tại sao việc làm quá số giờ quy định bị phát hiện ? Chắc hẳn có người nghĩ rằng “làm quá số giờ quy định cũng không bị phát hiện”. Thế nhưng, nếu người nước ngoài làm việc ở Nhật thì nơi làm việc sẽ gửi cho Hello Work (Tổ chức cân đối việc làm) “Báo cáo tình trạng thuê lao động” và Cục quản lý xuất nhập cảnh cũng sẽ nắm được những thông tin của Hello Work. Dù bạn có làm việc ở nhiều nơi thì Cục vẫn sẽ nắm được toàn bộ tình hình. Thêm nữa, việc làm quá số giờ quy định cũng sẽ được làm rõ thông qua giấy chứng nhận nộp thuế (課税証明書) và giấy báo khấu trừ thuế tại nguồn (源泉徴収票). Cục quản lý xuất nhập cảnh ngày càng siết chặt quản lý về vấn đề làm quá số giờ quy định , chuyện “làm quá số giờ quy định hay làm 2 việc sẽ không bị phát hiện” đã là chuyện của ngày xưa rồi. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Trải nghiệm của tiền bối: Phải thôi học rồi về nước do làm quá số giờ quy định|KOKORO 3. Mục đích chính của việc du học là học tập Nhật Bản đang thiếu lực lượng lao động nên ngày càng có xu hướng phụ thuộc vào nguồn lao động người nước ngoài. Có nhiều lưu học sinh người Việt đang làm thêm tại các nhà hàng, cửa hàng tiện lợi, siêu thị, nhà máy chế biến thực phẩm v.v. Trong số đó cũng có những lưu học sinh lấy mục tiêu chính là kiếm tiền nên đã làm quá số giờ quy định. Gần đây, đối với việc làm quá số giờ quy định của lưu học sinh, Cục quản lý xuất nhập cảnh đã có những hình thức kiểm tra gắt gao và xử phạt nghiêm khắc hơn trước. Khi bạn xin gia hạn thời gian lưu trú, Cục quản lý xuất nhập cảnh sẽ điều tra thông tin thu nhập của bạn. Nếu bạn có thu nhập cao hay có tỉ lệ đi học thấp, thành tích học tập kém v.v. thì Cục sẽ kiểm tra hồ sơ nghiêm ngặt hơn. Thêm vào đó, việc chọn trường để du học cũng rất quan trọng. Với những lưu học sinh vào học các trường được đánh giá cao ở Nhật Bản, thời gian kiểm tra khi gia hạn visa sẽ được rút ngắn, thời gian cho phép lưu trú cũng sẽ có xu hướng dài hơn. Ngược lại, với những trường có nhiều sinh viên cư trú bất hợp pháp, bỏ học, tỉ lệ đi học thấp thì Cục sẽ kiểm tra nghiêm ngặt hơn. Mục đích chính của việc du học là học tập. Hãy nghĩ đến việc kiếm tiền sau khi đi làm, trong thời gian đi học thì nên dành thời gian để học tập và tham gia các hoạt động xã hội!
-
★ Thông tin cơ bản: Lựa chọn sử dụng đồ mới, đồ cũ và đồ thuê
Đối với thực tập sinh kỹ năng, kí túc xá của công ty thường có sẵn đồ nội thất và đồ điện gia dụng, nhưng du học sinh hay kĩ sư thì phần lớn phải tự chuẩn bị chỗ ở và đồ dùng trong nhà. Đa số trường tiếng Nhật không có kí túc xá, còn trường đại học thì hầu như không có kí túc xá. Trường hợp tự đi thuê nhà, trong nhà thường trống không có đồ đạc, phải mua đến cả bóng đèn trong phòng. Vậy thì sắm sửa đồ dùng và đồ điện gia dụng như thế nào mới là khôn ngoan và tiết kiệm được chi phí? Ban biên tập của KOKORO sẽ giới thiệu với các bạn bí quyết để tiết kiệm! <Nội dung> 1. 3 lựa chọn: Đồ mới, đồ cũ và đồ thuê 2. Thuê đồ gia dụng, đồ điện tử 3. Thuê và mua đồ, cách nào rẻ hơn? 4. Chi phí vứt đồ khi chuyển đi nơi khác 5. Cửa hàng đồ cũ 6. Tổng kết 1. 3 lựa chọn: Đồ mới, đồ cũ và đồ thuê Ở Nhật Bản, bạn có thể mua được đồ đã qua sử dụng với giá rẻ ở những cửa hàng đồ cũ. Trên các trang rao hàng trên mạng như Jimoty, bạn có thể còn mua được đồ với giá rẻ hơn nữa, thậm chí, có trường hợp chỉ cần trả tiền phí vận chuyển là được cho đồ. Ngoài ra, trên những trang so sánh giá như kakaku.com thì bạn có thể còn mua được đồ mới với giá rất rẻ. Tuy nhiên, nếu chỉ ở Nhật trong khoảng 2, 3 năm, bạn nên tính đến cả chuyện phải vứt bỏ đồ dùng khi trả nhà thuê. Ở Nhật Bản, khi trả nhà, bạn buộc phải dọn dẹp hoàn toàn để trả lại căn phòng trống, nhưng để vứt được đồ thì bạn sẽ vừa tốn tiền, vừa tốn công sức. Hãy suy tính tất cả các yếu tố như thời gian sử dụng, chi phí vứt bỏ v.v. để lựa chọn sử dụng đồ mới, đồ thuê và đồ cũ (đã qua sử dụng) một cách khôn ngoan nhé. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Jimoty [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] kakaku.com 2. Thuê đồ gia dụng, đồ điện tử Khi trả nhà, bạn sẽ phải vứt bỏ đồ đạc Ở Nhật Bản, khi thuê nhà, đồ điện có sẵn trong phòng thường chỉ có điều hoà nhiệt độ, còn đồ gia dụng và đồ điện tử sẽ phải tự mình sắm sửa. Đã vậy, khi trả nhà lại phải dọn dẹp sạch sẽ không để lại thứ gì. Nếu bạn đi khỏi nhà mà bỏ lại đồ thì chủ nhà sẽ phải tự trả tiền để xử lý các thứ đồ đó. Như vậy, sau này khi người Việt Nam khác sang Nhật và đi thuê nhà sẽ bị kiểm tra khắt khe hơn. Đồ kích thước lớn trong nhà khi vứt bỏ sẽ gặp nhiều khó khăn Việc vứt bỏ đồ gia dụng, đồ điện tử kích thước lớn rất phức tạp. Nếu bạn có thể cho, tặng đồ dùng đó cho bạn bè thì sẽ không có vấn đề gì, còn không thì sẽ phải chờ đến ngày được quy định trước để vứt dưới dạng rác cỡ lớn. Hơn nữa, ở các thành phố lớn như Tokyo, bạn sẽ phải trả tiền để vứt đồ gia dụng, đồ điện tử. Thêm vào đó, khi vứt những thứ đồ như tivi, tủ lạnh, máy giặt v.v. thì bạn sẽ phải mua “tem tái chế đồ điện gia dụng”. Thuê đồ cũng là một lựa chọn Với những lý do như trên, nếu chỉ ở Nhật trong thời gian từ 2 năm trở xuống thì thuê đồ gia dụng, đồ điện tử cũng là một lựa chọn hay. Nếu lựa chọn thuê đồ thì bên cho thuê sẽ gửi đồ đến (khi chuyển vào nhà) và dọn đồ đi (khi trả nhà) miễn phí. Hơn nữa, nếu sử dụng đúng cách mà đồ bị hỏng thì sẽ được sửa chữa hoặc thay thế miễn phí. Tuy nhiên, việc thuê đồ gia dụng, đồ điện tử chủ yếu thực hiện qua các trang bằng tiếng Nhật. Nếu bạn chưa thành thạo tiếng Nhật mà muốn dùng dịch vụ này thì nên nhờ ai đó giỏi tiếng Nhật giúp đỡ. Các món đồ gia dụng, đồ điện tử cho thuê được ưa chuộng Dưới đây là các món đồ gia dụng, đồ điện tử cho thuê được nhiều người ưa thích. Đây chủ yếu là các loại đồ mà nếu mua thì khi chuyển đi sẽ khó vứt bỏ hoặc chỉ sử dụng trong thời gian ngắn thì không bõ số tiền bỏ ra mua. Đồ gia dụng Giường (giường, đệm), bàn và ghế bếp, bàn thấp, chăn đệm, kệ tivi Đồ điện tử Bộ đồ điện gia dụng (vài loại đồ điện tử gộp lại), tủ lạnh (2 cánh), máy giặt, lò vi sóng, tivi Các cửa hàng cho thuê đồ tiêu biểu [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Kasite.com [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] CLAS Tổng kết ➤ Ở Nhật Bản, vứt bỏ đồ gia dụng, đồ điện tử khi trả nhà sẽ mất phí ➤ Nếu thuê đồ gia dụng, đồ điện tử thì khi trả nhà, bên cho thuê sẽ lấy lại đồ miễn phí 3. Thuê và mua đồ, cách nào rẻ hơn? Chúng ta thử tìm hiểu xem chi phí thuê đồ gia dụng và đồ điện tử là khoảng bao nhiêu nhé. Sau đó, ta sẽ thử so sánh xem giữa thuê và mua đồ mới thì cách nào lợi hơn. Ban biên tập KOKORO đã thử làm phép so sánh này. Ví dụ về giá thuê đồ Ban biên tập đã thử tìm hiểu chi phí thuê bộ đồ điện gia dụng của “kasite.com”. Mức chi phí thuê đồ cũ và đồ mới là khác nhau. 【Bộ đồ điện gia dụng 4 loại】 Ti vi LCD 24 inch + máy giặt hoàn toàn tự động (4,2kg) + tủ lạnh 2 cánh (loại 112 lít) + lò vi sóng (một chức năng) Tiền thuê đồ (Đã bao gồm phí vận chuyển / đơn vị: yên) Đồ cũ Đồ mới 1 năm 68,420 108,350 2 năm 86,900 114,400 Ví dụ về mua đồ mới (sử dụng trang web so sánh giá) Nếu mua đồ mới loại tương đương qua trang web so sánh giá thì hết bao nhiêu tiền? Chúng tôi đã thử tìm hiểu trên trang kakaku.com. Chi phí mua đồ mới (Giá thấp nhất / đơn vị: yên) Chi phí đã bao gồm thuế Phí vận chuyển Tivi LCD 24 inch 16,300 0 Máy giặt hoàn toàn tự động (4,5kg) 23,022 0 Tủ lạnh 2 cánh (112 lít) 24,480 0 Lò vi sóng (một chức năng) 7,840 0 Tổng cộng 71,642 0 ※ Kết quả khảo sát tháng 12/2023 ※ Giá cả liên tục thay đổi Sau khi so sánh mức giá thuê đồ và mua mới Bảng so sánh giá thuê đồ và mua mới (Đơn vị: yên) Thuê Mua Đồ cũ Đồ mới Đồ mới 1 năm 68,420 108,350 71,642 2 năm 86,900 114,400 71,642 ※ Giá mua được tra trên trang kakaku.com. Sau khi so sánh kết quả, có thể thấy rằng so với thuê đồ mới, mua đồ mới một cách khôn ngoan vẫn có thể rẻ hơn. Các trang cho thuê đồ gia dụng, đồ điện tử thường quảng cáo kiểu như “thuê sẽ rẻ hơn mua đồ rất nhiều”, nhưng nếu ta biết cách mua sắm thì tương quan giá giữa hai lựa chọn có thể sẽ thay đổi. Tuy nhiên, nếu mua đồ dùng có kích thước lớn, khi muốn vứt bỏ, bạn sẽ phải tốn công sức và tiền bạc. Như ví dụ trên đây, có thể thấy mức chênh lệch giá giữa thuê đồ mới và mua đồ mới là khá lớn, vì vậy, dù có tính đến cả chi phí vứt đồ đi nữa thì mua đồ mới vẫn có lợi hơn. Tuy nhiên, nếu so sánh giữa mua đồ mới và thuê đồ cũ, khi tính cả chi phí lúc vứt đồ thì phương án nào có lợi hơn còn tuỳ thuộc vào cách suy nghĩ. Chương tiếp theo sẽ giải thích chi tiết về chi phí khi vứt đồ. Tổng kết ➤ Mua đồ mới một cách khôn ngoan thì có thể vẫn rẻ hơn thuê đồ. ➤ Khi mua đồ mới, giá thấp nhất trên trang web so sánh giá nhiều khi còn thấp hơn giá bán tại cửa hàng điện máy lớn. ➤ Tuy nhiên, khi trả nhà thì phải vứt bỏ đồ đạc. Nếu thuê đồ thì bên cho thuê sẽ đến lấy lại đồ miễn phí. 4. Chi phí vứt đồ khi chuyển đi nơi khác Chi phí và công sức vứt đồ khi trả nhà Ở Nhật Bản, khi vứt tivi, máy giặt, tủ lạnh, điều hoà, bạn sẽ phải trả “phí tái chế đồ điện gia dụng”. Phí tái chế đồ điện gia dụng đối với loại tivi, máy giặt, tủ lạnh như trong ví dụ so sánh giá ở trên tổng cộng là 9.240 yên. Hơn nữa, trong trường hợp không tự mình mang đồ đến chỗ thu gom được thì sẽ tốn thêm “phí vận chuyển” (tổng cộng khoảng 9.000 yên) nữa. Bạn còn phải tự tìm kiếm và liên lạc với đơn vị thu gom đồ. Đối với lò vi sóng thì không cần phải trả “phí tái chế đồ điện gia dụng”. Thay vào đó, bạn sẽ phải trả phí thu hồi rác cỡ lớn cho chính quyền địa phương. Phí này khoảng từ 0 ~ 900 yên. Thủ tục sẽ gồm các bước dưới đây. Phương pháp vứt đồ như lò vi sóng ① Đăng ký với trung tâm nhận xử lý rác cỡ lớn của chính quyền địa phương (trước vài ngày) ② Mua “tem xử lý rác cỡ lớn có thu phí” ở các địa điểm như cửa hàng tiện lợi ③ Dán “tem xử lý rác cỡ lớn có thu phí” vào lò vi sóng ④ Để lò vi sóng ở đúng vị trí quy định vào ngày được yêu cầu Cách bỏ đồ không mất tiền Có cả cách để bỏ đồ gia dụng, đồ điện tử không mất tiền. Nhượng lại cho người khác ・ Đăng thông tin về đồ điện gia dụng không dùng nữa lên các phương tiện như mạng xã hội rồi nhượng lại cho người cần. ・ Cho, tặng lại cho người quen hoặc kohai. Tìm người cần đồ trên các trang cộng đồng Bạn có thể bán cho người khác hoặc nhờ người khác nhận lại miễn phí thông qua các trang cộng đồng như Jimoty. Dịch vụ thu mua đồ Các “cửa hàng đồ cũ” được giới thiệu trong phần tiếp theo cũng thu mua lại các đồ dùng mà bạn không cần nữa. Giá thu mua thường rất rẻ, có trường hợp còn tốn tiền vận chuyển nữa, nhưng các cửa hàng đó mua lại cả đồ không phải do họ bán. Tuy nhiên, tùy theo tình trạng của món đồ mà có trường hợp cửa hàng sẽ không thu mua lại. Tóm tắt ➤ Khi vứt bỏ tivi, máy giặt, tủ lạnh, máy điều hoà, bạn phải đăng ký với bên thu mua, trả “phí tái chế đồ điện gia dụng”, “phí vận chuyển”. ➤ Khi muốn vứt các đồ điện gia dụng khác như lò vi sóng thì bạn phải làm thủ tục với chính quyền địa phương. ➤ Có cả cách để vứt bỏ đồ không mất tiền (tuy nhiên, vận chuyển đồ gia dụng cỡ lớn là không đơn giản). 5. Cửa hàng đồ cũ Lợi ích của cửa hàng đồ cũ Ở Nhật Bản, có rất nhiều “cửa hàng đồ cũ” bán các loại đồ đã qua sử dụng rất phong phú, từ đồ gia dụng, đồ điện, đồ lặt vặt, quần áo, đồ trang sức, sách v.v.. Các cửa hàng này còn được gọi là “cửa hàng đồ tái sử dụng”. Ở các cửa hàng đồ cũ, có khi bạn có thể mua được cả đồ mới với giá chỉ bằng một nửa. Chỉ cần đến các cửa hàng đồ cũ và cửa hàng 100 yên thôi, bạn cũng có thể sắm sửa được rất nhiều đồ dùng thiết yếu cho cuộc sống mới với giá rẻ. Nếu là đồ không cần gấp thì bạn cũng có thể tìm mua đồ đã qua sử dụng trên các trang web cộng đồng như Jimoty. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Cửa hàng 100 yên tại Nhật Bản|KOKORO Các cửa hàng đồ cũ tiêu biểu Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu các cửa hàng đồ cũ tiêu biểu. Có cả cửa hàng hỗ trợ dịch vụ vận chuyển và lắp đặt. ① Các cửa hàng thuộc chuỗi HARD・OFF Các cửa hàng này gồm có HARD・OFF, OFF HousE, Hobby OFF, Garage OFF, MODE OFF, Liquor OFF, BOOK・OFF. Tên cửa hàng đều có từ “OFF”, có khoảng 900 cửa hàng trên toàn Nhật Bản và nước ngoài. HARD・OFF: Máy vi tính, đồ âm thanh, máy ảnh v.v.OFF HousE: Hàng hiệu, đồ trang sức, đồ gia dụng, đồ điện tử, quần áo v.v.BOOK・OFF: Sách, DVD, CD, phần mềm game v.v. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] HARD・OFF BOOK・OFF bán đủ loại sách cũ phong phú, ngoài ra ở đây còn bán rất nhiều đồ mới với giá chưa đến một nửa. Trang bán hàng qua mạng BOOK・OFF Online cũng rất dễ dùng, những đơn hàng giá trị từ 1.800 yên trở lên sẽ được miễn phí vận chuyển. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] BOOK・OFF ② 2nd STREET Đây là chuỗi cửa hàng đồ cũ tổng hợp bán các loại quần áo, đồ gia dụng, đồ điện tử, đồ lặt vặt dùng hằng ngày v.v.. Có khoảng 800 cửa hàng trên toàn quốc. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] 2nd STREET ③ Treasure Factory Đây là chuỗi cửa hàng đồ cũ có hơn 80 cửa hàng ở khu vực thủ đô Tokyo và Osaka v.v. Nếu tính cả các cửa hàng chủ yếu mua bán quần áo cũ “Tre Fac Style”, các cửa hàng chuyên đồ thể thao “Trefac Sport Outdoor” thì công ty này có khoảng 180 cửa hàng. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Treasure Factory ④ King Family Đây là cửa hàng quần áo cũ quy mô lớn. Có hơn 60 cửa hàng trên toàn quốc. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] King Family ⑤ Kaitori Okoku Đây là chuỗi cửa hàng đồ cũ tổng hợp có hơn 50 cửa hàng tập trung chủ yếu ở tỉnh Aichi và tỉnh Gifu. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Kaitori Okoku Ngoài các cửa hàng kể trên, ở từng địa phương còn có các cửa hàng đồ cũ quy mô nhỏ. Thời gian gần đây, các cửa hàng do người nước ngoài bao gồm người Việt, Hàn Quốc, Nepal v.v. vận hành đang ngày càng nhiều lên. 6. Tổng kết ➤ Không phải cứ thuê đồ là rẻ hơn mua đồ mới. ➤ Có thể mua được đồ rẻ hơn nữa ở các cửa hàng đồ cũ. ➤ Nếu mua đồ thì khi chuyển đi sẽ phải vứt đồ. Nếu thuê đồ thì sẽ được bên cho thuê lấy lại đồ miễn phí. ➤ Có cách để bỏ đồ không mất tiền (nhượng lại cho bạn bè hoặc kohai/bán lại trên mạng/bán cho cửa hàng đồ cũ). Các bạn hãy ghi nhớ những thông tin này để sắm sửa đồ dùng còn thiếu cho cuộc sống mới một cách khôn ngoan. Khi chuyển đi, nếu các bạn bỏ lại đồ dùng trong phòng thì sẽ làm phiền cho chủ nhà và khiến cho kohai người Việt sau này đến thuê nhà bị kiểm tra khắt khe hơn. Hãy tính đến cả chi phí vứt đồ để lựa chọn sử dụng đồ mới, đồ cũ và đồ thuê sao cho hợp lý nhất nhé!
-
Trò chuyện cùng Sempai_02 Trị an ở Nhật Bản
Có thật là khi bị đánh rơi ví hoặc điện thoại di động ở Nhật Bản sẽ tìm lại được không? Trong bài “Trò chuyện cùng Sempai” số này, chúng ta cùng nghe các anh chị đi trước kể lại những trải nghiệm sốc văn hóa khi mới đến Nhật Bản. Chủ đề hôm nay là “Trị an ở Nhật Bản”. Các Senpai tham gia cuộc trò chuyện lần này Từ trái qua phải: Ngọc Linh, Bùi Linh, Vũ Hà Ngọc Linh: Sang Nhật năm 2016. Hiện sống ở tỉnh Kanagawa. Sinh viên tư phí, năm thứ 4. Bùi Linh: Sang Nhật năm 2019. Hiện sống ở tỉnh Osaka. Sinh viên cao học năm thứ 2 Đại học Osaka. Vũ Hà: Sang Nhật năm 2017, Hiện sống ở tỉnh Osaka. Sinh viên cao học năm thứ 2 tại Đại học Osaka. Trọng Dũng: Sang Nhật năm 2008. Sau khi du học thì ở lại Nhật Bản và hiện đang làm chủ một công ty ở Tokyo. Lan Anh: Dẫn chương trình, thành viên ban biên tập. Ở Nhật trên 30 năm. Từ trái qua: Trọng Dũng, Lan Anh Tìm lại được điện thoại di động và tiền đánh rơi! ーー (Lan Anh) Trong buổi nói chuyện với Senpai hôm nay, chúng ta nói chuyện về tình hình trị an ở Nhật Bản nhé. Nhiều du khách nước ngoài rất ngạc nhiên vì Nhật Bản rất an toàn. Là những du học sinh có kinh nghiệm sống ở Nhật, các em có ý kiến gì không? Ngọc Linh Lúc em mới tới Nhật được 3, 4 tháng, em lên tàu từ ga Ikeburo ở Tokyo. Tới ga Sugamo thì em xuống tàu và ngay khi xuống sân ga em không thấy ví của mình đâu. Thế là em nhìn lại chỗ ghế em đã ngồi và thấy cái ví nằm trên ghế. Chắc trong lúc ngồi ví bị rơi ra mà em không biết. Lúc đó tàu đang chuẩn bị đóng cửa lại em mới nói to là “Cái ví đấy là của tôi!”. May sao, hai bạn trẻ trên tàu ra hiệu cho em bảo là đến ga Tabata (tức là ga cách đó 2 ga) thì dừng lại để họ đưa ví cho em. Thế là em bắt chuyến tàu sau đến ga Tabata, đôi bạn đó đã chờ em ở sân ga và thấy em là đưa ví cho em luôn, em xúc động không nói nên lời. Trong ví của em lúc đó có thẻ cư trú, thẻ học sinh, thẻ ngân hàng và tiền mặt độ 10.000 yên (tương đương 1.983.000 đồng). Em chưa nói được nhiều tiếng Nhật, chỉ biết lặp đi lặp lại câu nói “arigatou” (cảm ơn). ※ Tỷ giá yên là khoảng 19,880 đồng (tính đến ngày 20/11/2012) ーー (Lan Anh) Nếu không tìm lại được ví thì phải làm thủ tục cấp lại thẻ cư trú v.v. như vậy sẽ mất thời gian và phiền toái lắm. Em thật là may mắn. Bùi Linh Em cũng có hai trải nghiệm tương tự. Lần đầu tiên thì em chỉ ở Nhật trong 2 tuần thôi. Vào tháng 8/2016, em cùng một số bạn người Nhật học ở Đại học Kyoto đi Osaka xem bắn pháo hoa. Hôm đó bọn em đi từ ga Kyoto-Kawaramachi của hãng đường sắt Hankyu tới ga Umeda ở Osaka. Giữa đường bọn em xuống ga để đi thăm 1 ngôi đền. Lúc xuống tàu do vội vàng nên em để quên điện thoại trên ghế ngồi. Đến lúc muốn chụp ảnh thì em mới nhận ra là em bị mất điện thoại. Mà cái điện thoại đấy lại là điện thoại bố em cho em mượn để mang đi chụp ảnh. Lúc nhận ra là mất điện thoại, mặt em tái đi, một bạn người Nhật đi cùng em hôm đó đã liên lạc với thầy giáo phụ trách đoàn giao lưu. Ngay sau đó, thầy đã liên lạc với công ty đường sắt Hankyu. Hôm sau, thầy bảo “công ty đường sắt nói là đã tìm điện thoại rồi”. Thầy đã đi từ Kyoto đến Osaka để mang cái điện thoại đó về cho em. Nơi trả lại đồ đánh rơi trong ga Umeda ở Osaka ーー (Lan Anh) Câu chuyện của em thật cảm động. Thật là may mắn quá! Bùi Linh Vâng, thật sự rất cảm động ạ. Người Nhật khi nhặt được đồ bị đánh rơi, chắc họ cũng nghĩ tới tâm trạng của người bị đánh rơi đồ chị nhỉ. Gần đây, em có thêm một trải nghiệm nữa. Em bị rơi 1 tờ 5.000 yên. Hôm đó em và một anh người Nhật phụ trách biên tập báo KOKORO đi thực tế để viết bài về du lịch ở Nara. Lúc tới ga Nihonbashi của hãng đường sắt Kintetsu (ở thành phố Osaka) em lấy máy tính bảng ra để chụp ảnh, lúc đó tờ tiền 5.000 yên để trong ba lô cũng rơi ra mà em không biết. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Bài viết về Du lịch ở Nara Xuống ga Nara rồi mới nhận ra bị mất tiền Bùi Linh Hôm đó em quên ví ở nhà nên đã vay anh phụ trách biên tập 5.000 yên. Vì không muốn gấp tiền nên em nhét thẳng vào ba lô, lúc rút máy tính bảng ra thì tờ tiền bị rơi ra. Lúc xuống ga Nara thì em mới nhận ra là bị rơi mất tiền. Nhưng em nhớ chỉ mở túi ra ở ga Nihonbashi nên chắc chắn tiền chỉ có thể rơi ở đó thôi. Sau 12 tiếng làm việc để thu thập thông tin viết bài, tối muộn em mới trở về Osaka. Anh phụ trách biên tập đã hỏi anh nhân viên nhà ga về việc rơi tiền. Anh nhân viên nhà ga hỏi thời gian và địa điểm mà có thể em đã làm rơi và sau khi anh phụ trách biên tập trả lời thì nhân viên nhà ga nói là có người nhặt được 1 tờ 5000 yên và đã gửi lại cho nhà ga! Và thế là em đã nhận lại được tiền. Tiền không để trong ví mà vẫn tìm lại được nên em thấy bất ngờ và xúc động hơn cả khi nhận lại chiếc điện thoại di động để quên mấy năm trước. Tờ 5.000 nhận lại được (tại ga của hãng đường sắt Kintetsu năm 2021) Không nên tin tưởng thái quá Trọng Dũng Tôi phụ trách việc giới thiệu du học sinh cho các trường tiếng Nhật. Sau khi sinh viên tới Nhật, chúng tôi phải hỗ trợ nhiều mặt. Một hôm, có một em sinh viên không kịp nhận tiền từ nhà gửi sang vì đã tới hạn nộp tiền học nên tôi cho em đó vay 90.000 yên (tương đương khoảng 17.890.000 đồng). Nhưng ngay sau đó, em sinh viên này đã đánh rơi ví ở đâu đó gần nhà ga Shinokubo, nơi có trụ sở của công ty tôi. Tôi đã cùng với em đó đi báo cảnh sát và 2 ngày sau, cảnh sát gọi điện cho biết đã tìm lại được ví nhưng trong ví chỉ còn lại 1 nghìn yên. Bạn sinh viên đó đã buồn mất một thời gian. Quang cảnh xung quanh nhà ga Shinokubo ーー (Lan Anh) Thật đáng ngạc nhiên khi ở Nhật có nhiều trường hợp đánh rơi, để quên đồ vật quý giá nhưng vẫn tìm lại được. Tuy vậy không phải lúc nào cũng tìm lại được như thế. Chúng ta không nên quá tin. Ngọc Linh Vâng, em cũng đã từng bị mất xe đạp rồi ạ. Em cho xe vào nơi gửi xe ở trước cửa nhà ga, em đã trả tiền nhưng lại quên khóa xe. Thế là lúc em về đến ga tìm xe thì không thấy nữa. Em có báo số xe cho cảnh sát ạ, nhưng cuối cùng cảnh sát cũng không tìm thấy. Em đợi mãi không thấy cảnh sát liên lạc lại nên em phải mua xe mới. ーー (Lan Anh) Trị an ở Nhật Bản khá tốt nhưng không vì thế mà chủ quan được. Một bạn người Nhật chơi thân với chị cũng nói việc mất xe đạp cũng thường xuyên xảy ra. Ô nhựa Bùi Linh Em muốn kể về chuyện mất ô. Vào ngày mưa, khi vào siêu thị hoặc cửa hàng nào đó, mọi người thường cho ô vào giá để ô bên ngoài cửa. Có nơi thì giá để ô có khoá, có nơi thì không. Kể cả ở những nơi không có khoá thì khi ra về cũng thường không bị mất ô. Thế nhưng, loại ô nhựa trong có thể mua với giá vài trăm yên là một trường hợp ngoại lệ. Có lần em để ổ ở bên ngoài quán ăn rồi vào bên trong dùng bữa. Tới lúc ra về thì em không thấy ô đâu, chỉ còn lại 1 chiếc ô cũ cùng loại. Em nói với một bác nhân viên là mình bị mất ô và ngay lập tức bác ấy mang 1 cái ô khác mới hơn đổi cho em. ーー (Lan Anh) Loại ô nhựa trong ở Nhật trông rất giống nhau mà giá lại rẻ nên cũng có nhiều người không để ý, cứ tiện tay thì cầm đi. Trọng Dũng Đúng rồi, loại ô nhựa đó đa phần giống nhau nên khó phần biệt lắm. Lần sau cẩn thận là phải dán thêm tên mình vào. Cẩn thận với người gõ cửa chào hàng Vũ Hà Ở Nhật cũng có hình thức bán hàng có vẻ đáng nghi. Nhất là kiểu gõ cửa chào hàng tận nhà. Có người đến gõ cửa nhà em vào buổi tối tự xưng là nhân viên công ty cung cấp mạng internet, công ty điện lực. Những người ấy nói “Hãy chuyển sang dùng dịch vụ của công ty tôi”, “Công ty điện lực của tôi có giá điện rẻ hơn công ty bạn đang dùng, hãy kí hợp đồng với công ty tôi”. Em từ chối vì không biết có tin được không, em cũng không nắm rõ về thông tin dịch vụ và điều kiện sử dụng nên em nói “Để cho tôi thời gian suy nghĩ đã”. Nhưng họ lại nói đi nói lại “Bây giờ mà không quyết thì chương trình giảm giá này sẽ kết thúc, bạn hãy kí ngay đi”. Lúc đấy thì em thấy hơi nghi rồi nhưng em vẫn cứ nói chuyện bằng tiếng Nhật với họ một lúc lâu, sau đó họ bỏ cuộc. ーー (Lan Anh) Cũng có một số hình thức chào hàng tận nhà hơi mang tính lừa đảo một chút như vậy. Chúng ta nên thận trọng. Vì người chào hàng là những người nhận ủy thác của các công ty, nên họ cũng phải cố gắng đạt được doanh thu theo như hợp đồng đã ký kết. Nếu gặp trường hợp đó, chúng ta nên cẩn thận, suy nghĩ cho kỹ trước khi quyết định. Trọng Dũng Gần đây có nhiều công ty kinh doanh điện ra đời nên họ tích cực đi tiếp thị để có thêm nhiều người biết tới dịch vụ của họ. Tất nhiên là có những dịch vụ thực sự tốt, mọi người nên trao đổi thêm với ai đó rồi hãy quyết định. Ngọc Linh Nhà em cũng hay gặp nhân viên của NHK đến để thu tiền xem tivi. Nhưng vì em không có tivi nên chắc không trả tiền cũng được.
-
Trò chuyện cùng Sempai_03 Dịch vụ tận tâm Omotenashi của Nhật
Tại các nhà hàng, nhân viên luôn hướng về phía khách hàng, chào thật to và rõ ràng là “Irasshaimase” (xin mời vào), khi đang phục vụ thì chú ý đến tốc độ ăn của khách để mang dần từng món lên. Đó là các trải nghiệm của những sempai làm việc lâu năm trong các nhà hàng ăn uống. Trong loạt bài “Trò chuyện cùng sempai” nói về những cú sốc văn hóa hoặc những trải nghiệm của những người đi trước, hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về dịch vụ tận tâm Omotenashi của Nhật Bản nhé. Những sempai tham gia cuộc trò chuyện lần này Ngọc Linh: Sang Nhật năm 2016. Hiện sống tại tỉnh Kanagawa, sinh viên năm thứ 4, đại học tư thục. Vũ Hà: Sang Nhật năm 2017. Hiện sống tại tỉnh Osaka. Sinh viên cao học Đại học Osaka. Trọng Dũng: Sang Nhật năm 2008. Sau khi học xong ở Nhật thì mở công ty riêng. Lan Anh: Dẫn chương trình. Thành viên ban biên tập KOKORO. Đã sống ở Nhật trên 30 năm. Dịch vụ tận tâm Omotenashi ーー(LA)Ở Nhật Bản có từ "Omotenashi" để chỉ sự phục vụ tận tình, tận tâm. Các em sống ở Nhật đã lâu, đã có ai được phục vụ như vậy chưa? Ngọc Linh: Em từng đi làm thêm (baito) ở nhiều nơi như làm ở cửa hàng tiện lợi (combini), quán cà phê (ở Akihabara), quán ăn kiểu gia đình (Family restaurant), siêu thị, quán gà nướng (Shibuya), quán bít-tết (ở Shinjuku). Mỗi nơi đều có tiêu chuẩn về "omotenashi" riêng nên em có cảm giác như mình được biết rất nhiều tinh hoa trong dịch vụ ở Nhật. Em đã làm 5 năm ở một quán gà nướng ở Shibuya. Khách hàng của quán thuộc đủ mọi tầng lớp. Trước khi có đại dịch COVID-19, cũng có nhiều khách nước ngoài tới quán. Nơi này đã giúp em trưởng thành rất nhiều. Ví dụ: khi khách hàng vào thì tất cả mọi nhân viên phải nhìn về phía khách hàng và nói Irasshaimase (nghĩa là “Xin mời vào”). Dù lúc đó mình đang rửa bát, đang nhặt rau hay đang pha đồ uống… thì cũng dừng lại hết tất cả mọi việc, nhìn vào khách và nói lời chào. Việc này nhằm tỏ ý biết ơn khách hàng vì họ đã chọn đến quán của mình trong khi xung quanh có rất nhiều các cửa hàng khác. Nếu không quay mặt lại, không nói to và nhiệt tình thì lời chào không có ý nghĩa, không thực sự có tình cảm, thành ý. Lúc khách ra về, mình phải "miokuri" tức là ra tận cửa để tiễn khách. Em có nghe cảm nhận của khách hàng. Họ bảo là đến những quán mà nhân viên chào hỏi nhiệt tình là họ có ấn tượng tốt và muốn quay lại. Dù trong lúc ăn, các món có lên chậm một chút thì khách hàng cũng sẽ nhớ lại ấn tượng ban đầu là được chào hỏi nồng hậu nên có thể bỏ qua cho việc phục vụ chậm. Trong những quán nhậu, mọi người có thấy là toilet thường rất sạch sẽ không? Họ thường đặt sổ để khách hàng ghi ý kiến. Họ quan tâm tới những chi tiết nhỏ như để bông ngoáy tai, tăm, nước súc miệng, thậm chí là để cả một món đồ hơi hơi tế nhị một tí là băng vệ sinh cho khách nữ. Em thấy cái đấy chứng tỏ là họ quá là quan tâm. ーー(LA)Em được làm việc tại một cửa hàng tuyệt vời quá. Nếu được vào một nhà hàng có thái độ phục vụ, lời chào vui vẻ như vậy mình cũng thấy thích thú. “Mình đặt bản thân vào vị trí của khách và phục vụ họ với cả tấm lòng” đó chính là tinh thần của Omotenashi. Ngọc Linh: Dạ. Nhà hàng cũng luôn dạy cho bọn em là “Hãy đứng vào vị trí của khách” để làm việc. Ngoài việc chào hỏi nhiệt tình, khi phục vụ bọn em cũng được dạy phải để ý xem tốc độ ăn của khách ra sao để mang đồ ăn ra đúng lúc để khách có thể thưởng thức hương vị ngon nhất. Chứ nếu món trước chưa ăn xong, mình đã mang món tiếp theo ra thì đồ ăn nguội mất, không còn ngon nữa. Trọng Dũng: Để đạt được trình độ như vậy thì cần có nhiều năm làm việc và đúc kết kinh nghiệm. Việt Nam cũng đang ngày một phát triển nhưng chắc cũng phải mất thời gian mới theo kịp dịch vụ của Nhật. Mong sao ngành dịch vụ của Việt Nam cũng học hỏi những điểm hay của Nhật Bản. Công ty tôi cũng hay phái cử nhân viên tới làm việc tại quầy thu ngân hoặc vận chuyển hàng cho siêu thị. Chúng tôi có tới 50 nhân viên người nước ngoài đang làm việc tại siêu thị. Chúng tôi cũng luôn hướng dẫn các bạn mỗi khi có khách tới thì ngẩng lên chào khách và nói “Irasshaimase” (xin mời vào / xin chào) hoặc “arigatou” (cảm ơn). Phục vụ khách ở siêu thị: Vấn đề cần cải thiện Ngọc Linh: Em cũng làm thêm (baito) tại siêu thị. Hình như siêu thị càng lớn thì việc đào tạo nhân viên lại càng không được cẩn thận lắm. Em thấy mấy bạn người Nhật cùng độ tuổi với em, khi làm việc tại các siêu thị lớn đó thì không thực sự quan tâm tới khách hàng lắm, không thể hiện đủ thái độ omotenashi, mà chỉ làm cho xong việc và nhận tiền. Còn nhân viên lớn tuổi hơn thì họ quan tâm tới khách hàng hơn. Vì được đào tạo kỹ tại quán gà nướng nên em cũng rất quan tâm tới khách khi làm ở siêu thị. Nếu gặp khách hàng lớn tuổi, em tự động bê giỏ đồ cho họ ra tận bàn đóng gói hàng hoá. Nhưng các bạn trẻ người Nhật thì không để ý việc đó. Họ tính tiền xong là xong, không quan tâm tới khách có gặp khó khăn gì không. Các em bé đi siêu thị với cha mẹ thì thích tự mình mua những món đồ như kẹo có hình nhân vật mà mình thích. Bé không muốn đưa đồ vào giỏ hàng cùng với cha mẹ. Trong trường hợp đó, em sẽ tính tiền cho bé trước, như vậy bé sẽ ngoan, mình tính tiền cho cha mẹ bé dễ dàng. Nhưng một số bạn Nhật trẻ hoặc mới đi làm thì không kiên trì trong việc xử lý những việc như thế. Ở siêu thị như thế, bọn em cảm thấy họ không giáo dục nhân viên phải quan tâm chu đáo tới khách mà chỉ quan tâm là mình tính đủ tiền hay không, không bị lỗ là được. Muốn tự mình xem hàng kỹ cũng khó ーー(LA)Vũ Hà có cảm nhận gì về dịch vụ của Nhật Bản không? Vũ Hà: Có ạ. Một hôm em vào một cửa hàng giày. Thế là nhân viên chạy đến ngay và hỏi: "Anh cần cỡ bao nhiêu để tôi giới thiệu". Em thì vừa vào nên bảo: "Để từ từ mình xem mẫu mã đã". Thế là nhân viên họ đứng lùi ra sau nhưng em cảm thấy họ vẫn theo dõi em nên em ra khỏi cửa hàng đó luôn vì không đủ thời gian để xem thì rất khó mua. ーー(LA)Ở những cửa hàng sang trọng hoặc các cửa hàng nhỏ thì nhân viên luôn sẵn sàng lại gần khách hàng để hỏi han, hướng dẫn. Cách thể hiện dịch vụ như vậy cũng khiến nhiều khách hàng hài lòng nhưng nhiều khi cũng khiến khách hàng cảm thấy phiền toái nhỉ. Việc thông báo thông tin trên xe điện, xe buýt ーー(LA)Còn dịch vụ trên các phương tiện giao thông công cộng thì các em thấy thế nào? Ngọc Linh: Hồi tháng 10/2021 vừa qua, ở khu vực Tokyo và các tỉnh lân cận có 1 trận động đất khá mạnh, ảnh hưởng tới nhiều tuyến tàu. Hôm sau, em có đi tàu thì nhiều tuyến vẫn bị ảnh hưởng nên tàu đông và bị chậm chuyến. Nhà ga luôn thông báo tình hình tàu chạy và xin lỗi hành khách vì sự chậm trễ, rồi dặn dò hành khách hãy cẩn thận khi đi lại làm em rất cảm động. Vũ Hà: Ở Việt Nam, xe buýt không dừng hẳn cho người lên xuống mà vẫn đi chậm chậm vì thế người xuống, người lên cũng phải thật nhanh chân mới được. Trọng Dũng: Trên tàu điện hoặc xe buýt ở Nhật đều có những chỗ ngồi ưu tiên. Khi đi xe, lái xe thường xuyên thông báo “Trên xe có ghế ưu tiên. Nếu thấy người lớn tuổi, người khuyết tật hoặc phụ nữ có thai hoặc có trẻ nhỏ thì chúng ta hay nhường chỗ nhé”. Ở Việt Nam, khi đi xe buýt cũng đôi khi thấy thông báo “hãy nhường ghế cho người già hoặc trẻ nhỏ” nhưng tôi ít khi thấy ghế nào đề là ghế ưu tiên cả. Vũ Hà: Ở Osaka thì em thấy là ngoài thành phố Osaka, các tàu điện và xe buýt ít có biển báo hoặc thông báo bằng tiếng Anh nên đối với người mới sang hoặc chưa giỏi tiếng Nhật thì cũng gặp nhiều khó khăn. Em rất mong là có thêm nhiều nơi có nhiều thông tin, biển báo bằng tiếng Anh hơn nữa.
Xếp hạng bài viết phổ biến
-
Lớp học tiếng Nhật online miễn phí 17069 views
-
Không được ăn ốc bắt ở ruộng lúa 15540 views
-
“Đúng giờ” ở Nhật là như thế nào? 13033 views
Platinum Sponsor
Bronze Sponsors
- Global HR Strategy
- Trường Nhật Ngữ EHLE
Đơn vị hỗ trợ
- Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam
- Trung tâm Giao lưu Văn hoá Nhật Bản tại Việt Nam
- Văn phòng JNTO Hà Nội
- Liên đoàn kinh tế vùng Kansai
- Hội Việt Nam (JAVN)
- Hội hỗ trợ Tomoiki Việt Nhật
- Hiệp hội phát triển giao lưu nguồn nhân lực quốc tế
Đơn vị hợp tác
Tổ chức hỗ trợ du học sinh
Nhật Bản (JASSO)
Mạng lưới luật sư cho lao động người nước ngoài