Du lịch - ăn uống
Những địa điểm nổi tiếng để ngắm hoa sen (Toàn quốc)
Người Việt Nam và người Nhật Bản đều rất thích hoa sen và hoa sen mang một ý nghĩa là “trái tim trong sáng”. Có rất nhiều ngôi chùa và khu vườn ở Nhật Bản mà bạn có thể chiêm ngưỡng hoa sen. Sự hài hòa giữa kiến trúc tao nhã và những bông hoa sen tinh khiết tạo ra khung cảnh tuyệt đẹp. Một thế giới tuyệt mỹ gợi nhớ đến miền Tây phương cực lạc mở rộng ra. Và bên cạnh đó cũng có các địa điểm nổi tiếng để bạn có thể thưởng thức ánh sáng của hồ hoa sen vào ban đêm. Chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn những địa điểm ngắm hoa sen nổi tiếng khắp Nhật Bản hiện đang nhận được nhiều lượt yêu thích trên Instagram.
Khu vực Tohoku
Công viên Saruka (tỉnh Aomori)
Trong hồ của công viên Saruka, có một loài sen tên là Waren nở rất đẹp. Waren là một loài sen có nguồn gốc từ lâu đời ở Nhật Bản. Bạn cũng có thể thưởng ngoạn quang cảnh của ngọn núi xinh đẹp Iwaki thường được gọi là “Tsugaru Fuji”.
▶︎ Saruka Ikegami , thành phố Hirakawa
▶︎ 1,6 km từ ga Tsugaru Onoe tuyến Konan
▶︎ Lễ hội hoa sen thành phố Hirakawa: Cuối tháng 7 đến cuối tháng 8
▶︎ Miễn phí
▶︎ Trang web tham khảo
Công viên Senshu (tỉnh Akita)
Công viên Senshu, nơi lưu giữ dấu tích của lâu đài Kubota. Vào mùa hè, lá của hoa sen phát triển tươi tốt, tầng tầng lớp lớp, như thể lấp đầy hào nước của công viên cùng với những bông hoa màu hồng nở rộ.
▶︎ 1-1 Senshu Koen, thành phố Akita, tỉnh Akita
▶︎ 650m từ ga JR Akita
▶︎ Miễn phí
▶︎ Trang web tham khảo
Izunuma・Uchinuma (tỉnh Miyagi)
Izunuma nổi tiếng là nơi đến của các loài chim di cư như thiên nga, nhưng hoa sen vào mùa hè cũng rất đáng để chiêm ngưỡng. Ngoài ra còn có một du thuyền và ngồi trên đó bạn có thể ngắm nhìn cận cảnh những bông hoa sen.
▶︎ 17-2 Wakayanagi Uehata Okashiki Aji, Thành phố Kurihara
▶︎ 650 m từ Ga JR Nitta đến Trung tâm Thánh địa Izunuma・Uchinuma
▶︎ Lễ hội hoa sen: Từ 23 tháng 7 đến 28 tháng 8
▶︎ Vé vào cửa: học sinh trung học cơ sở trở lên 800 yên, học sinh tiểu học 500 yên
▶︎ Trang web tham khảo
Oyama Kamiike・Shimoike (tỉnh Yamagata)
Tại Oyama Kamiike và Shimoike mang đầy vẻ quyến rũ của thiên nhiên thì thời điểm đẹp nhất để ngắm hoa sen muộn hơn khu vực Kanto khoảng một tháng. Từ mùa hè đến đầu mùa thu, hoa sen nở rộ khiến cả mặt hồ được nhuộm một màu hồng.
▶︎ 23-71 Tomoe-cho, thành phố Tsuruoka
▶︎ 1,6 km từ ga JR Hazen Oyama đến Oyama Kamiike
▶︎ Miễn phí
▶︎ Trang web chính thức
Khu vực Kanto
Công viên tổng hợp Koga (tỉnh Ibaraki)
Công viên tổng hợp Koga rộng 25 ha. Những bông hoa to bằng lòng bàn tay nở rộ trên cánh đồng hoa sen rộng 3.000 m2 ở cuối phía bắc của công viên. Sen Oga nở rộ từ đầu đến giữa tháng 7 hàng năm, và đặc biệt các bạn nên ngắm hoa vào buổi sáng.
▶︎ 399-1 Konosu, thành phố Koga, tỉnh Ibaraki
▶︎ Cách ga JR Koga khoảng 2 km (Trong trường hợp đi xe buýt thì đi bộ khoảng 800 m)
▶︎ Thời điểm đẹp để ngắm hoa : Cuối tháng 6 đến đầu tháng 8
▶︎ Miễn phí
▶︎ Trang web chính thức
Kodaihasunosato (tỉnh Saitama)
Đây là một địa điểm nổi tiếng về hoa sen đại diện cho vùng Kanto với khoảng 120.000 bông hoa sen nở khắp hồ. Hoa nở vào buổi sáng sớm và kết thúc vào buổi trưa. Các bạn hãy dậy sớm và đến đây ngắm hoa nhé.
▶︎ 2375-1 Kobari, thành phố Gyouda, tỉnh Saitama
▶︎ Từ cửa Đông ga JR Yukita đi xe buýt nội thành và xuống xe ở bến Kodaihasunosato
▶︎ Thời điểm đẹp để ngắm hoa: Giữa tháng 6 đến đầu tháng 8
▶︎ Miễn phí
▶︎ Trang web chính thức
Công viên Suigo Sawara Ayame (tỉnh Chiba)
Công viên Suigo Sawara Ayame là nơi bạn có thể tận hưởng không khí của một thị trấn nước hoài cổ với những hòn đảo và cây cầu trong hồ. Ngoài ra còn có các quán cà phê và công viên giải trí cho trẻ em. Tại Lễ hội Hoa sen, bạn có thể thưởng thức hơn 300 loài hoa sen khác nhau.
▶︎ 1837-2 Ogishima, thành phố Katori, tỉnh Chiba
▶︎ Từ ga JR Sahara đi bằng xe buýt Sawara mất khoảng 17 phút, xuống tại bến công viên Suigo Sawara Ayame cách khoảng 600 m
▶︎ Lễ hội Hoa sen : từ 2 tháng 7 đến 14 tháng 8 năm 2022
▶︎ Vé vào cửa (tháng 5-8): học sinh trung học trở lên 600 yên, học sinh tiểu học và trung học cơ sở 300 yên
▶︎ Trang web chính thức
Hồ Shinobazunoike (Tokyo)
Shinobazunoike là một hồ nước tự nhiên rộng lớn trong công viên Ueno Onshi, nơi đây một địa điểm thu hút khách du lịch ở Tokyo. Có ba cái hồ, bao gồm hồ hoa sen Hasuike – nơi bề mặt được bao phủ bởi hoa sen, hồ chèo thuyền Boudoike – nơi bạn có thể chèo thuyền, và hồ chim cốc Unoike – nơi vịt và chim sống ở nước sinh sống, và nó được gọi là Ốc đảo của đô thị.
▶︎ Công viên Ueno, Taito-ku
▶︎ Cách ga JR Ueno khoảng 450 m
▶︎ Thời điểm đẹp để ngắm hoa: Đầu tháng 7 đến cuối tháng 8
▶︎ Miễn phí
▶︎ Trang web tham khảo
Công viên Yakushiike (Tokyo)
Có một cánh đồng sen ở cuối phía bắc của công viên, và sen Oga đang nở rộ. Hoa sen nở chậm từ bình minh và tàn sau trưa nên khách ngắm hoa đến từ sáng sớm không ngớt.
▶︎ Thị trấn Notsuda, thành phố Machida
▶︎ Đi xe buýt số 21 ở cửa ra phía bắc của Ga Odakyu Machida và xuống tại bến Yakushiike hoặc Yakushigaoka.
▶︎ Miễn phí
▶︎ Trang web tham khảo
Khu vực Tokai
Vườn Sen Oga (tỉnh Gifu)
Trong vườn sen Oga rộng khoảng 5100 m2, một giàn giáo có tổng chiều dài khoảng 300 m được dựng lên như một hành lang và bạn có thể ngắm nhìn cận cảnh những bông sen màu hồng nhạt. Vào tháng 7, nhiều sự kiện khác nhau như buổi chụp ảnh người mẫu và buổi hòa nhạc nhỏ sẽ được tổ chức.
▶︎ Maeno, Kuwabara-cho, thành phố Hashima
▶︎ Từ ga Meitetsu Shin Hashima hoặc ga JR Gifu Hashima bằng xe buýt mất khoảng 35 phút, xuống tại bến Hashima Onsen, cách khoảng 180 m
▶︎ Thời điểm đẹp để ngắm hoa : Giữa tháng 7
▶︎ Miễn phí
▶︎ Trang web tham khảo
Morikawa Hana Hasuda (tỉnh Aichi)
Morikawa Hana Hasuda có hoa sen đỏ, hồng và trắng. Thành phố Aisai là một trong những khu vực sản xuất củ sen hàng đầu.
▶︎ 27 Igetanishi, Morikawa-cho, thành phố Aisai
▶︎ 2 km từ Ga Meitetsu Saya
▶︎ Thời điểm đẹp để ngắm hoa : Cuối tháng 6 đến đầu tháng 8
▶︎ Miễn phí
▶︎ Trang web tham khảo
Khu vực Kansai
Công viên thực vật thủy sinh Mizunomori (tỉnh Shiga)
Hơn 150 loài hoa súng được trồng và bắt đầu nở vào đầu tháng sáu. Ngoài ra, rất nhiều hoa sen cũng được trồng. Mì Udon sen và kem vị sen cũng đang được bán.
▶︎ 1091 Oroshimocho, thành phố Kusatsu, tỉnh Shiga
▶︎ Từ lối ra phía Tây của ga JR Kusatsu đi xe buýt của công ty đường sắt Ohmi mất khoảng 14 phút, xuống tại bến Green Plaza Karasuma, cách khoảng 400 m
▶︎ Thời điểm đẹp để ngắm hoa : Đầu tháng 6 đến đầu tháng 9
▶︎ Vé vào cửa : Người lớn 300 yên, sinh viên đại học / trung học phổ thông 250 yên, học sinh trung học cơ sở trở xuống miễn phí, từ 65 tuổi trở lên 150 yên
▶︎ Trang web chính thức
Chùa Mimuroto (phủ Kyoto)
Chùa Mimuroto cũng là một trong những điểm ngắm hoa cẩm tú cầu nổi tiếng nhất ở Kansai. Khoảng 250 cây sen đủ màu sắc đang nở rộ trước chính điện, và nó còn được gọi là Chùa Sen.
▶︎ 21 Todoshigatani, thành phố Uji
▶︎ 1,3 km từ Keihan ga Mimurodo
▶︎ Thời gian mở cửa Vườn hoa sen : Cuối tháng 6 – đầu tháng 8
▶︎ Vé vào cửa (thời gian mở cửa Vườn hoa cẩm tú cầu : đến ngày 10/7): học sinh cấp 3 trở lên 1.000 yên, học sinh trung học cơ sở trở xuống 500 yên
▶︎ Vé vào cửa (bình thường): học sinh cấp 3 trở lên 500 yên, học sinh trung học cơ sở trở xuống 300 yên cho
▶︎ Trang web chính thức
Nagaoka Tenmangu (phủ Kyoto)
Nagaoka Tenmangu là một địa điểm nổi tiếng để ngắm hoa sen. Trong hồ trồng khoảng 300 cây sen với những bông hoa màu hồng nhạt nở rộ. Chúng tôi khuyên bạn nên thử ngắm nhìn hoa sen từ trên cây cầu bắc ngang qua hồ.
▶︎ 2-15-13 Tenjin, thành phố Nagaokakyo
▶︎ Cách ga JR Nagaokakyo khoảng 1,1 km, cách ga Hankyu Nagaoka Tenjin khoảng 500 m
▶︎ Thời điểm đẹp để ngắm hoa : Cuối tháng 6 đến đầu tháng 8
▶︎ Miễn phí
▶︎ Trang web chính thức
Chùa Kikoji (tỉnh Nara)
Chùa Kikoji ở thành phố Nara bắt đầu trồng hoa sen trong khuôn viên của chùa từ năm 1995, và hiện nơi đây là điểm ngắm hoa sen nổi tiếng với 250 chậu hoa. Những bông hoa màu trắng và hồng đang nở rộ.
▶︎ 508, Sugahara-cho, thành phố Nara
▶︎ Cách ga Kintetsu Amagatsuji khoảng 900 m
▶︎ Thời điểm đẹp để ngắm hoa : Giữa tháng 6 đến đầu tháng 8
▶︎ Vé vào cửa : học sinh cấp 3 trở lên 500 yên, 300 yên cho học sinh tiểu học và trung học cơ sở 300 yên, trẻ em chưa đến tuổi tiểu học miễn phí
▶︎ Trang web chính thức
Công viên Hiraike (tỉnh Hyogo)
Công viên Hiraike là một kho tàng báu vật với nhiều loài thực vật thủy sinh như sen cổ thụ Oga, các loại sen quý hiếm, diên vĩ và hoa súng.
▶︎ 453-1 Higashikose, thành phố Kato, tỉnh Hyogo
▶︎ Từ ga JR Sannomiya hoặc các tuyến đường sắt ga Sannomiya đi xe buýt Shinki khoảng 80 phút, xuống tại bến Nanbo cách khoảng 250 m
▶︎ Thời điểm đẹp để ngắm hoa : Cuối tháng 6 đến đầu tháng 8
▶︎ Miễn phí
▶︎ Trang web tham khảo
Vùng Chugoku・Shikoku
Vườn Okayama Korakuen (tỉnh Okayama)
Vườn Okayama Korakuen là một trong ba khu vườn nổi tiếng ở Nhật Bản, cùng với Kairakuen ở Mito và Kenrokuen ở Kanazawa. Đây cũng là một địa điểm nổi tiếng về hoa sen, vào chủ nhật đầu tiên của tháng 7, công viên mở cửa lúc 4 giờ sáng và có sự kiện ngắm những bông hoa sen bắt đầu nở vào lúc bình minh.
▶︎ 11 Korakuen, quận Kita, tỉnh Okayama
▶︎ 4 phút đi xe điện trên mặt đất từ ga JR Okayama, xuống tại Joka, cách khoảng 550 m
▶︎ Thời điểm đẹp để ngắm hoa : Giữa tháng 6 đến đầu tháng 8
▶︎ Vé vào cửa : Người lớn (15-64 tuổi, không bao gồm học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông) 400 yên, học sinh trung học phổ thông trở xuống miễn phí, người từ 65 tuổi trở lên 140 yên
▶︎ Trang web chính thức
Bảo tàng Kojindani (tỉnh Shimane)
Trong Bảo tàng Kojindani, các cổ vật được khai quật ở di tích gần đó như kiếm đồng và bụi đồng đang được trưng bày. Trong hồ trồng rất nhiều sen cổ đại, và bạn có thể dành cả một ngày để cảm nhận lịch sử trong khu di tích và sen cổ.
▶︎ 873-8 Kanba, Hikawa-cho, thành phốIzumo
▶︎ Từ ga JR Shobara khoảng 3,2 km
▶︎ Thời điểm đẹp để ngắm hoa : Cuối tháng 6 đến đầu tháng 7
▶︎ Phòng triển lãm: Người lớn 205 yên, sinh viên đại học 102 yên, học sinh trung học 102 yên, học sinh trung học cơ sở 51 yên, Học sinh tiểu học 51 yên, trẻ em dưới độ tuổi tiểu học miễn phí (Miễn phí nếu chỉ ngắm hoa sen)
▶︎ Trang web chính thức
Công viên Ritsurin (tỉnh Kagawa)
Công viên Ritsurin nằm dưới chân một ngọn núi nhỏ và là một khu vườn có 6 cái hồ. Một trong sáu hồ được bao phủ bởi hoa sen và những bông sen nở rất đẹp.
▶︎ 1-20-16 Ritsurincho, thành phố Takamatsu
▶︎ Từ cửa ra phía Bắc ga JR Ritsurin-koen cách khoảng 260 m
▶︎ Thời điểm đẹp để ngắm hoa : Đầu tháng 7 đến đầu tháng 8
▶︎ Vé vào cửa : học sinh trung học trở lên 410 Yên, học sinh tiểu học và trung học cơ sở 170 Yên, trẻ em dưới độ tuổi tiểu học miễn phí
▶︎ Trang web chính thức
Khu vực Kyushu
Vườn sen Karako (tỉnh Nagasaki)
Vườn sen Karako là địa điểm nổi tiếng có thể ngắm nhìn 13 loài hoa sen và hoa súng trong hồ sen rộng 2 ha ở công viên đầm lầy Karako. Mùa hoa đẹp nhất trong năm là vào đầu tháng bảy.
▶︎ Karako Higashi, Moriyama-cho, thành phố Isahaya
▶︎ Khoảng 40 phút đi xe buýt từ ga JR Isahaya, xuống tại bến Karakoshako, cách khoảng 200 m
▶︎ Thời điểm đẹp để ngắm hoa : Giữa tháng 6 đến tháng 10
▶︎ Miễn phí
▶︎ Trang web tham khảo
Thành Shimabara (tỉnh Nagasaki)
Thành Shimabara là một địa điểm nổi tiếng để ngắm hoa. Đây là nơi bạn có thể thưởng thức nhiều loại hoa khác nhau tùy theo mùa, và vào mùa hè hoa sen nở đẹp nhất.
▶︎ 1-1183-1 Jonai, thành phố Shimabara
▶︎ 700 m từ đường sắt Shimabara ga Shimabara
▶︎ Thời điểm đẹp để ngắm hoa : Cuối tháng 7 đến đầu tháng 8
▶︎ Phí vào tham quan thành : người lớn 550 yên, học sinh tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông 280 yên (miễn phí nếu chỉ ngắm hoa sen)
▶︎ Trang web chính thức
Tượng Phật đá Usuki (tỉnh Oita)
Trong Công viên tượng Phật đá, nơi đặt tượng Phật đá Usuki, có năm loài hoa sen đang nở rộ trên cánh đồng sen rộng 4.400 m2.
▶︎ 804-1 Fukata, thành phố Usuki
▶︎ Từ ga JR Usuki đi xe buýt khoảng 20 phút, xuống tại bến Tượng Phật đá Usuki, cách 250 m
▶︎ Thời điểm đẹp để ngắm hoa : Đầu tháng 7 đến đầu tháng 8
▶︎ Vé tham quan tượng Phật đá: học sinh trung học trở lên 550 yên, học sinh tiểu học và trung học cơ sở 270 yên (miễn phí nếu chỉ ngắm hoa sen)
▶︎ Trang web chính thức
Hồ Kosuigaike (tỉnh Miyazaki)
Hồ Kosuigaike có chu vi khoảng 1 km, được bao phủ bởi màu xanh của lá và màu trắng của hoa sen vào mùa hè.
▶︎ Hioki, Shintomicho, tỉnh Miyazaki
▶︎ 1,2 km từ ga JR Hyuga Shintomi (có xe buýt từ ga)
▶︎ Thời điểm đẹp để ngắm hoa : Giữa tháng 7 đến giữa tháng 8
▶︎ Miễn phí
▶︎ ︎Trang web tham khảo
Xếp hạng bài viết phổ biến
-
Lớp học tiếng Nhật online miễn phí 17069 views
-
Không được ăn ốc bắt ở ruộng lúa 15540 views
-
“Đúng giờ” ở Nhật là như thế nào? 13031 views
Platinum Sponsor
Bronze Sponsors
- Global HR Strategy
- Trường Nhật Ngữ EHLE
Đơn vị hỗ trợ
- Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam
- Trung tâm Giao lưu Văn hoá Nhật Bản tại Việt Nam
- Văn phòng JNTO Hà Nội
- Liên đoàn kinh tế vùng Kansai
- Hội Việt Nam (JAVN)
- Hội hỗ trợ Tomoiki Việt Nhật
- Hiệp hội phát triển giao lưu nguồn nhân lực quốc tế
Đơn vị hợp tác
Tổ chức hỗ trợ du học sinh
Nhật Bản (JASSO)
Mạng lưới luật sư cho lao động người nước ngoài
Bài viết mới
Bài viết liên quan
-
Những địa điểm ngắm hoa nổi tiếng để đi ngắm trong Tuần lễ vàng
Tháng 5 ở Nhật Bản được gọi là "Hana no Tsuki" – Tháng của hoa. Vào dịp này, nhiều loài hoa nở rộ trên khắp đất nước. Vào thời điểm này, nhiều người thường tới các địa điểm như công viên vì nó trùng với kỳ nghỉ kéo dài mà người Nhật gọi là Golden Week, tức Tuần lễ vàng. Tại sao bạn không đi xem những loài hoa rực rỡ như đỗ quyên, cúc áo, nemophila và hoa tử đằng? Chúng tôi sẽ giới thiệu những điểm hoa nổi tiếng mà các bạn có thể đến chơi trong Tuần lễ vàng này nhé. Các đại điểm xung quanh Tokyo Công viên Kasama Tsutsuji(Tỉnh Ibaraki) 🌺 Khung cảnh ngoạn mục của mùa xuân, nơi toàn bộ ngọn núi được nhuộm một màu đỏ tươi. ▶︎ 616-7 Kasama, Kasama-shi ▶︎ 5 phút đi xe buýt từ ga JR Kasama ▶︎ Lễ hội Kasama Tsutsuji lần thứ 51 (Cho đến Chủ nhật, ngày 8 tháng 5) ▶︎ Phí vào cửa: 500 yên cho học sinh trung học phổ thông trở lên, miễn phí cho học sinh trung học cơ sở trở xuống ▶︎︎ Trang web chính thức Vườn mẫu đơn Tsukuba(Tỉnh Ibaraki) Vườn hoa mẫu đơn lớn nhất thế giới ▶︎︎ 500 Wakaguri, Tsukuba-shi ▶︎︎ 20 phút đi xe buýt từ ga JR Ushiku, xuống tại "Kukizaki Wakaguri", 5 phút đi bộ ▶︎︎ Mở cửa giới hạn mùa xuân = đến ngày 22 tháng 5 (CN) ▶︎︎ Phí vào cửa: 1000 yên cho học sinh trung học phổ thông trở lên, miễn phí cho học sinh trung học cơ sở trở xuống ▶︎︎ Trang web chính thức Công viên Kaihin Hitachi (tỉnh Ibaraki) "Miharashi no Oka" một khung cảnh tuyệt đẹp với không gian được phủ đầy bởi loài hoa Nemophila ▶︎︎ 605-4 Mawatari Onuma, Hitachinaka-shi ▶︎︎ 15 phút đi xe buýt từ Lối ra phía Đông số 2 của Ga JR Katsuta, xuống tại "Lối ra phía Tây Kaihin Koen" ▶︎︎ Thời gian: Cho đến hết Chủ nhật, ngày 29 tháng 5 ▶︎︎ Phí vào cửa: 450 yên cho học sinh trung học phổ thông trở lên, 210 yên cho người từ 65 tuổi, miễn phí cho học sinh trung học cơ sở trở xuống ▶︎︎ Trang web chính thức Công viên hoa Ashikaga (tỉnh Tochigi) Ảnh: Báo Mainichi Nơi nổi tiếng với hơn 350 cây hoa tử đằng nở rộ. Bạn cũng có thể ngắm đỗ quyên cho đến đầu tháng Năm. ▶︎︎ 607 Hasama-cho, Ashikaga-shi ▶︎︎ 3 phút đi bộ từ ga JR Ashikaga Flower Park ▶︎︎ Lễ hội Ofuji 2022 = Cho đến Chủ nhật, ngày 22 tháng 5. Sáng cho đến ngày 15 tháng 5 (CN) ▶︎︎ Phí vào cửa (tháng 4-5): Học sinh trung học cơ sở trở lên 800-2000 yên, trẻ từ 4 tuổi trở lên đến học sinh tiểu học 400-1000 yên (Phí thay đổi tùy thời điểm) ▶︎︎ Trang web chính thức Công viên rừng quốc gia Musashi Kyuryo (tỉnh Saitama) Khoảng 700.000 bông Poppy đang nở rộ, cùng với không khí trong lành và những cánh rừng bạt ngàn. ▶︎︎ Namegawa-shi Yamata 1920 ▶︎︎ Xe buýt từ Ga Shinrinkoen (Đường sắt Tobu) hoặc Ga Kumagaya (Đường sắt JR, Chichibu) ▶︎︎ Phí vào cửa: 450 yên cho học sinh trung học phổ thông trở lên, 210 yên cho người 65 tuổi trở lên, miễn phí cho học sinh trung học cơ sở trở xuống ▶︎︎ Trang web chính thức Công viên nông nghiệp Akebonoyama (tỉnh Chiba) Những bông hoa mùa xuân đầy rực rỡ như poppy đua nhau khoe sắc ▶︎︎ Kashiwa-shi, Fuse 2005-2 ▶︎︎ Từ lối ra phía bắc của ga JR Abiko, bắt xe buýt đến Công viên Nông nghiệp Akebonoyama trong 17 phút và xuống ở điểm cuối. ▶︎︎ Phí vào cửa: Miễn phí ▶︎︎ Trang web chính thức Vườn hồng Keisei (tỉnh Chiba) 🌹 10.000 bông hồng đang nở rộ. Ngoài ra còn có những "vòm hoa hồng" rất đẹp. ▶︎︎ 755 Owada Shinden, Yachiyo-shi ▶︎︎ Xuống tại Ga Yachiyo Midorigaoka trên Đường sắt Toyo Rapid, và đi bộ trong 15 phút. Ngoài ra, bạn có thể xuống tại ga Keisei Yachiyodai và đi xe buýt khoảng 30 phút. ▶︎︎ Lễ hội “Sắc màu mùa xuân” : Cho đến Chủ nhật, ngày 12 tháng 6 ▶︎︎ Phí vào cửa: 1500 yên cho học sinh trung học phổ thông trở lên, 1200 yên cho người trên 65 tuổi trở lên, miễn phí cho học sinh trung học cơ sở trở xuống ▶︎︎ Trang web chính thức Làng Đức ở Tokyo (tỉnh Chiba) Phong cảnh của Hyakka Ryoran nơi những bông hoa đầy màu sắc đang nở rộ ▶︎︎ 419 Nagayoshi, Sodegaura-shi ▶︎︎ Xuống tại ga JR Sodegaura và đi xe buýt thường khoảng 1 giờ. Hoặc xuống tại ga JR Chiba và bắt xe buýt cao tốc Kapina. ▶︎︎ Vé vào cửa: 800 yên cho học sinh trung học cơ sở trở lên, 400 yên cho học sinh tiểu học, trẻ từ 4 tuổi ▶︎︎ Trang web chính thức Công viên Showa Kinen (Tokyo) Tận hưởng mùa xuân rực rỡ sắc hoa. ▶︎︎ 3173 Midoricho, Tachikawa-shi ▶︎︎ 10 phút đi bộ từ ga JR Tachikawa. 2 phút đi bộ từ ga JR Nishi-Tachikawa. 8 phút đi bộ từ ga Tachikawa-Kita trên tuyến Monorail của thành phố Tama. ▶︎︎ Phí vào cửa: 450 yên cho người từ 15 tuổi trở lên, 210 yên cho người từ 65 tuổi trở lên, miễn phí cho học sinh trung học cơ sở trở xuống ▶︎︎ Trang web chính thức Các điểm nổi tiếng về hoa ở vùng Tokai Công viên vườn Hamanako (tỉnh Shizuoka) Khoảng 300.000 bông nemophila ở "Hana Hiroba". Bạn cũng có thể tham quan những bông hồng đang nở rộ tại "Bảo tàng hoa". ▶︎︎ 5475-1 Murakushi-cho, Nishi-ku, Hamamatsu-shi ▶︎︎ Khoảng 1 giờ đi xe buýt từ ga JR Hamamatsu, xuống tại "Hamanako Garden Park" ▶︎︎ SPRING FESTA 2022 = Cho đến ngày 5 tháng 6 (CN) ▶︎︎ Phí vào cửa: Miễn phí ▶︎︎ Trang web chính thức Công viên hoa Hamamatsu (tỉnh Shizuoka) Bữa tiệc màu sắc, ánh sáng cùng với hoa tử đằng. ▶︎︎ 195 Kanzanji-cho, Nishi-ku, Hamamatsu-shi, Shizuoka ▶︎︎ Khoảng 40 phút đi xe buýt từ lối ra phía bắc của ga Hamamatsu, xuống tại "Flower Park" ▶︎︎ Fuji & Smile Garden Illumination = Cho đến ngày 30 tháng 4 ▶︎︎ Phí vào cửa: 1000 yên cho học sinh trung học phổ thông trở lên, 500 yên cho học sinh tiểu học và trung học cơ sở ▶︎︎ Trang web chính thức Công viên Himenosawa (tỉnh Shizuoka) 🌺 Khoảng 60.000 cây đỗ quyên lấp đầy các sườn núi. ▶︎︎ 1164-1 Himenosawa, Izusan, Atami-shi, Shizuoka ▶︎︎ Từ ga JR Atami, bắt xe buýt Izuhakone và xuống tại "Công viên Himenosawa". ▶︎︎ Lễ hội hoa = Cho đến Chủ nhật, ngày 8 tháng 5 ▶︎︎ Phí vào cửa: Miễn phí ▶︎︎ Trang web chính thức Hirofujien (tỉnh Aichi) Kiệt tác “Hiro Nagafuji” ▶︎︎ 3-37 Nihongimachi, Hekinan-shi, Aichi ▶︎︎ Từ ga Meitetsu Kitashinkawa, bắt xe buýt miễn phí và xuống tại "Hirotoen Nishi" ▶︎︎ Lễ hội Sonoto Hiroto = Cho đến ngày 5 tháng 5 (ngày lễ) ▶︎︎ Phí vào cửa: Miễn phí ▶︎︎ Trang web chính thức Vườn hoa dại Bluebonnet ở cảng Nagoya (tỉnh Aichi) Loài hoa Bluebonnet biểu tượng đang nở rộ. Công viên hoa bên bờ biển. ▶︎︎ 42 Shiomicho, Minato-ku, Nagoya ▶︎︎ 18 phút đi xe buýt từ "Koto-dori" gần ga Meitetsu Oe, xuống tại "Wildflower Garden" ▶︎︎ Thời gian tốt nhất để xem Bluebonnet = cho đến giữa tháng 5 ▶︎︎ Phí vào cửa: 300 yên cho học sinh trung học phổ thông trở lên, 200 yên cho người 65 tuổi trở lên, 150 yên cho học sinh tiểu học và trung học cơ sở ▶︎︎ Trang web chính thức Địa điểm nổi tiếng về hoa ở Keihanshin Công viên Osaka Maishima Seaside (Thành phố Osaka) Cánh đồng hoa rộng lớn và cảnh biển với khoảng 1 triệu cây hoa hồng môn nở rộ ▶︎︎ 2 Hokkoryokuchi, Konohana-ku, Osaka ▶︎︎ 15 phút đi xe buýt Maishima Active từ ga JR Sakurajima (xuống tại Hotel Lodge Maishima Mae), 20 phút đi xe buýt (Cosmo Dream Line) từ ga Osaka Metro Cosmosquare (xuống tại Hotel Lodge Maishima Mae) ▶︎︎ Lễ hội Nemophila 2022 = Cho đến Chủ nhật, ngày 8 tháng 5 ▶︎︎ Phí vào cửa: 1200 yên cho học sinh trung học cơ sở trở lên, 600 yên cho học sinh tiểu học 4 tuổi ▶︎︎ Trang web chính thức Vườn bách thảo Nagai của Thành phố Osaka (Thành phố Osaka) Khoảng 25.000 bông Nemophila khoe sắc ▶︎︎ 1-23 Công viên Nagai, Higashisumiyoshi-ku, Osaka ▶︎︎ 800 m từ lối ra số 3 của ga Osaka Metro Nagai, 1 km từ ga JR Nagai ▶︎︎ Hội chợ Nemophila = Cho đến ngày 5 tháng 5 (Thứ Năm / ngày lễ) ▶︎︎ Phí vào cửa: 200 yên cho học sinh trung học phổ thông trở lên, miễn phí cho học sinh trung học cơ sở trở xuống ▶︎︎ Trang web chính thức Công viên kỷ niệm Expo '70 (thành phố Suita, tỉnh Osaka) Khoảng 380.000 bông poppy phủ đầy các ngọn đồi và các loài hoa theo mùa khác đang nở rộ. ▶︎︎ 1-1 Senri Expo Park, Suita-shi, Osaka-fu ▶︎︎ Ga Osaka Monorail Expo Memorial Park hoặc ga Koen Higashiguchi ▶︎︎ Poppy Fair = Cho đến Chủ nhật, ngày 8 tháng 5 ▶︎︎ Phí vào cửa: 260 yên cho học sinh trung học phổ thông trở lên, 80 yên cho học sinh tiểu học và trung học cơ sở ▶︎︎ Trang web chính thức Nhà máy lọc nước Keage (Thành phố Kyoto) 🌺 Cảnh tượng rực rỡ với khoảng 5000 cây đỗ quyên. Bạn cũng có thể thưởng thức quang cảnh của thị trấn từ trên đồi. ▶︎︎ 3 Awadaguchi Kachocho, Higashiyama-ku, Kyoto ▶︎︎ Cách ga tàu điện ngầm Kijo một đoạn đi bộ ngắn ▶︎︎ Chỉ mở cửa vào thời gian GW hàng năm = Năm 2022 bị hủy bỏ do ảnh hưởng của bệnh dịch ▶︎︎ Phí vào cửa: Miễn phí ▶︎︎ Trang web chính thức Đền Byodo-in (tỉnh Kyoto) Một trong những điểm ngắm hoa tử đằng đẹp nhất ở Kyoto. Bản thân Byodo-in cũng là một điểm thu hút khách du lịch nổi tiếng. ▶︎︎ 116 Renge, Uji-shi, Kyoto-fu ▶︎︎ 10 phút đi bộ từ ga JR / Uji hoặc ga Keihan / Uji ▶︎︎ Giá vé vào cửa: 600 Yên cho người lớn, 400 Yên cho học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông, 300 Yên cho học sinh tiểu học ▶︎︎ Thời điểm tốt nhất để ngắm hoa tử đằng = cuối tháng 4 đến đầu tháng 5 ▶︎︎ Trang web chính thức Sorakuen (Thành phố Kobe) 🌺 Khoảng 4000 cây đỗ quyên trang trí đẹp mắt cho khu vườn và bạn có thể tận hưởng khu vườn Nhật Bản. ▶︎︎ 5-3-1 Nakayamatedori, Chuo-ku, Kobe ▶︎︎ 5 phút đi bộ từ ga tàu điện ngầm / Kencho-mae, 10 phút đi bộ từ ga JR Motomachi hoặc ga Hanshin / Motomachi ▶︎︎ Lễ hội hoa đỗ quyên = Cho đến Chủ nhật, ngày 8 tháng 5 ▶︎︎ Phí vào cửa: 300 yên cho học sinh từ 15 tuổi trở lên, 150 yên cho học sinh tiểu học và trung học cơ sở ▶︎︎ Trang web chính thức Kobe Nunobiki Herb Garden / Cáp treo (Thành phố Kobe) 🌼 Tận hưởng bầu không khí của một khu nghỉ dưỡng với các loài hoa mùa xuân như cúc la mã và nemophila. Khung cảnh của thành phố Kobe cũng rất tuyệt vời. ▶︎︎ 1-4-3 Kitano-cho, Chuo-ku, Kobe ▶︎︎ Đi bộ từ ga tàu điện ngầm Shin-Kobe và lên cáp treo sau đó. ▶︎︎ GARDEN FEST 2022 -Spring = Cho đến Chủ nhật, ngày 3 tháng 7 ▶︎︎ Cáp treo (khứ hồi): Học sinh trung học phổ thông trở lên 1800 yên, học sinh tiểu học và trung học cơ sở 900 yên * Miễn phí vé vào cửa ▶︎︎ Trang web chính thức
-
Cơ duyên gặp gỡ của các cặp vợ chồng Nhật – Việt (phần 1)
Số lượng du học sinh, thực tập sinh kỹ năng hay nhân viên chính thức người Việt ở Nhật Bản ngày càng tăng, và trong số đó, số người Việt kết hôn với người Nhật cũng ngày một nhiều hơn. Chúng tôi được một số người Việt đã kết hôn với người Nhật chia sẻ câu chuyện về cơ duyên gặp gỡ bạn đời của họ. Bài viết lần này xin giới thiệu 4 trường hợp các cặp đôi gặp gỡ nhau ở Nhật và tiến đến hôn nhân. Kết hôn với đồng nghiệp người Nhật ở nơi thực tập kỹ năng Năm 2016: Bắt đầu thực tập kỹ năng ngành chế biến thực phẩm〈tỉnh Nara〉Năm 2017: Gặp gỡ bạn trai người Nhật ở chỗ thực tập kỹ năngNăm 2019: Kết hôn và kết thúc quá trình thực tập kỹ năng〈Sinh năm 1993, quê ở tỉnh Hải Dương〉 Chị Cúc vốn là thực tập sinh kỹ năng. Chị nhận được lời mời hẹn hò từ đồng nghiệp nam người Nhật làm cùng công ty nơi chị thực tập kỹ năng. Vào ngày nghỉ, hai người cùng nhau lái xe đi chơi đây đó. Đến khoảng 2 tháng trước khi quá trình thực tập của chị kết thúc, hai người đã kết hôn và từ đó chị tiếp tục ở lại Nhật Bản. Trước khi sang Nhật, chị Cúc làm việc tại một nhà máy của công ty Nhật. Chị nghĩ rằng nếu trong quá trình thực tập kỹ năng học được tiếng Nhật thì sau khi về nước sẽ tìm được công việc có mức lương tốt hơn tại các công ty Nhật. Vì vậy, chị Cúc đã rất nỗ lực học tiếng Nhật. Sau khi xong việc, vào các buổi tối, chị dành ra 2 tiếng đồng hồ để học tại kí túc xá. Sau khi sang Nhật được 2 năm, chị đã đỗ chứng chỉ năng lực tiếng Nhật (JLPT) N3. Ngoài việc tự học, Chủ Nhật hằng tuần, chị đến lớp dạy tiếng Nhật tình nguyện tại địa phương để học miễn phí với giáo viên người Nhật. Ở lớp học có cả các ngày hội giao lưu như tiệc thịt nướng BBQ, là cơ hội để rèn luyện hội thoại tiếng Nhật. Nhờ nỗ lực như vậy, đến năm thực tập kỹ năng thứ hai, trong số 8 thực tập sinh (bao gồm cả người Việt và người Trung Quốc), chị trở thành người giỏi tiếng Nhật nhất. Khoảng thời gian đó, một chàng trai người Nhật hơn chị 2 tuổi vào làm nhân viên chính thức trong công ty. Hiện nay, anh đang phụ trách những việc như nghiên cứu phát triển sản phẩm, nhưng hồi đầu, anh cũng trải nghiệm các công việc giống như thực tập sinh. Hồi đó, do giỏi tiếng Nhật nên chị Cúc được giao nhiệm vụ hướng dẫn anh trong công việc. Cứ thế, chị Cúc hướng dẫn cho anh và anh cũng thường xuyên hỏi chị về công việc, rồi dần dà, hai người trao đổi với nhau qua LINE ngay cả sau khi xong việc. “Chào buổi tối. Cúc đang làm gì vậy?”. “Em đang học ạ”. Từ những lời thăm hỏi, chuyện trò như vậy, hai người bắt đầu hẹn hò, cùng nhau đi ăn và lái xe đi chơi. Chị Cúc cũng từng đọc nhiều bài viết trên Facebook kể về chuyện yêu đương hẹn hò với người Nhật trong quá trình thực tập kỹ năng, rồi khi về nước thì mất liên lạc v.v... Tuy nhiên, sau khi yêu nhau được vài tháng, bạn trai nói với chị rằng “Sau khi em thực tập kỹ năng xong, chúng mình cưới nhau nhé”. 15 tháng sau, hai người đi làm thủ tục đăng ký kết hôn và đi chụp ảnh kỷ niệm. Về chuyện lấy chồng người Nhật, hồi đầu, mẹ chị Cúc bảo rằng “mẹ muốn con về Việt Nam”. Tuy nhiên, sau nhiều lần trò chuyện, mẹ chị đã chấp nhận chuyện chị lấy chồng. Hai người đã sống với nhau khoảng 2 năm nhưng vẫn dự định sau khi dịch COVID-19 lắng xuống sẽ cùng nhau về Hải Dương tổ chức lễ cưới. Kết hôn với bạn trai quen qua trang web mai mối Năm 2014: Tốt nghiệp đại học Tohoku, bắt đầu đi làm ở Nhật BảnNăm 2018: Gặp gỡ bạn trai người Nhật qua trang web mai mốiNăm 2019: Kết hôn〈Sinh năm 1989, quê ở tỉnh Hải Dương〉 Chị Lan Anh vốn là du học sinh, tốt nghiệp Đại học Tohoku năm 2014, sau đó chị đi làm ở Nhật. Chị quen biết với chồng từ năm 2018 qua trang web mai mối và năm sau đó, hai người đã kết hôn. Chồng chị Lan Anh đối xử với chị rất tốt. Hai người đã sinh được một bé gái và đang sống với nhau hạnh phúc. Một hôm, chị Lan Anh tình cờ thấy một trang web mai mối bằng tiếng Nhật trên Facebook nên đã đăng ký. Rất nhiều nam giới người Nhật sau khi xem ảnh chị xong đã liên lạc và chị đã nhắn tin qua lại với một người trong số đó. Cảm thấy hợp với người này, chị Lan Anh liền chuyển sang liên lạc tiếp với anh qua LINE. Khoảng 2 tuần sau đó, hai người quyết định gặp nhau tại một nhà ga trong nội đô Tokyo. Qua trang web mai mối, chị đã biết anh tốt nghiệp trường đại học hàng đầu và đang làm trong công ty lớn. Tuy nhiên, trong quá trình trao đổi qua LINE và điện thoại, chị thấy rằng anh là người rất chân thật. Hơn nữa, sau khi gặp nhau, anh cũng luôn tôn trọng chị Lan Anh và chấp nhận chuyện trước đây chị từng ly hôn. Sau khi bắt đầu hẹn hò với nhau 2 tháng, anh về nhà cha mẹ và thưa chuyện về chị Lan Anh. Sau đó, chị được anh giới thiệu với cha mẹ qua điện thoại video và 3 tháng sau đó gặp trực tiếp để chính thức ra mắt. Thế rồi, cha mẹ anh cũng sang Việt Nam và gặp mặt cha mẹ chị Lan Anh. 7 tháng kể từ ngày gặp nhau lần đầu, hai người đã đi đăng ký kết hôn và sau đó 2 tháng thì tổ chức hôn lễ tại Nhật Bản. Chị Lan Anh chia sẻ: “Sau khi kết hôn, năm tiếp theo chúng tôi đã sinh được một bé gái (hiện nay bé 8 tháng tuổi). Sau khi kết hôn, chồng tôi vẫn luôn coi trọng tôi, cứ đến cuối tuần là lại lau dọn nhà cửa, đi mua sắm hoặc nấu ăn giúp tôi. Được chồng đối xử tốt, yên tâm sinh sống ở Nhật Bản nên tôi cảm thấy rất hạnh phúc. Có vẻ như đàn ông Nhật rất nhiều người có tinh thần trách nhiệm và rất coi trọng gia đình. Họ cũng không có kiểu ngày nào cũng rượu chè như nhiều người đàn ông Việt Nam. Vì rất thích Nhật Bản nên tôi muốn được tiếp tục sinh sống ở đây. Tôi thấy vui khi càng ngày càng có nhiều cặp đôi Nhật – Việt”. Gặp nhau ở lớp tiếng Nhật miễn phí Năm 2010: Thực tập kỹ năng ngành xây dựng〈Tỉnh Okayama〉Năm 2011: Đỗ JLPT N3, gặp gỡ cô gái người Nhật ở lớp học tiếng NhậtNăm 2013: Đỗ JLPT N2, về Việt NamNăm 2015: Vào học tại Đại học Minami Kyushu〈Tỉnh Miyazaki〉Năm 2016: Gặp lại cô gái người Nhật và bắt đầu hẹn hòNăm 2019: Tốt nghiệp Đại học Minami Kyushu, kết hôn và làm việc tại Nhật Bản〈Sinh năm 1990, quê ở tỉnh Nam Định〉 Anh Khanh dành dụm được một khoản tiền sau 3 năm thực tập kỹ năng. Anh dùng một phần số tiền đó để đi du học đại học ở Nhật Bản. Anh gặp vợ lần đầu hồi thực tập kỹ năng năm thứ hai. Hai người gặp nhau tại lớp học tiếng Nhật tình nguyện ở tỉnh Okayama. Anh Khanh đi thực tập kỹ năng với mục đích chuẩn bị cho việc du học (dành dụm tiền và học tiếng Nhật). Sau khi xong việc, mỗi buổi tối, anh Khanh dành 2, 3 tiếng đồng hồ để học tiếng Nhật ở ký túc xá. Ngoài ra, để luyện hội thoại tiếng Nhật, tối thứ Ba và ngày Chủ Nhật, anh đi tàu điện đến lớp học tiếng Nhật miễn phí (2 nơi khác nhau). Đi học tiếng Nhật như vậy tốn cả tiền tàu điện và thời gian nhưng anh vẫn cố gắng để mở rộng các lựa chọn trong tương lai. Ở một trong hai lớp học này, ngoài giáo viên phụ trách lớn tuổi, có cả cô giáo trạc tuổi anh Khanh. Ở chỗ làm, cô thấy đồng nghiệp người Việt gặp khó khăn do không nói được tiếng Nhật nên muốn đi dạy tiếng Nhật cho người nước ngoài ở lớp học tình nguyện. Sau đó, cô thôi việc, đi đến thành phố Hồ Chí Minh và dạy tiếng Nhật 2 năm tại công ty phái cử. Cùng thời gian đó, anh Khanh đã về Nam Định và qua mạng xã hội (messenger), hai người đã trò chuyện với nhau rất nhiều về cuộc sống ở Việt Nam. Năm 2015, anh Khanh trở lại Nhật Bản để du học tại trường đại học ở tỉnh Miyazaki. Cô giáo ngày nọ cũng đã trở về Nhật Bản và làm việc tại tỉnh Okayama. Mùa xuân năm 2016, cô đã đến thăm anh tại Miyazaki. 3 năm rồi họ mới gặp lại nhau. Cô nói rằng “cảm thấy hợp với đất đai và khí hậu ở Miyazaki”rồi nửa năm sau đó chuyển đến đây và hai người bắt đầu hẹn hò với nhau. 3 năm sau, vào năm 2019, hai người tổ chức đám cưới với 500 khách tham dự ở Nam Định và dự kiến tháng 5 năm 2021 sẽ sinh con. Ở trường đại học, anh Khanh nghiên cứu về sản xuất rượu và hiện nay cũng đang làm việc tại một công ty sản xuất rượu ở Nhật Bản. Ước mơ của anh là sau này mở một cơ sở chưng cất, ủ rượu ở Nam Định. Vợ anh cũng không ngại ngần việc sinh sống ở nước ngoài nên cả nhà dự định khi đó sẽ về sống ở Nam Định. Đi du học sau đại học và gặp ý trung nhân ở trường Năm 2001: Gặp gỡ bạn trai người Nhật ở khoa sau đại học ở TokyoNăm 2003: Tốt nghiệp, về nước và quay lại công việc cũNăm 2005: Kết hôn, thôi việc và trở lại Nhật Bản〈Sinh đầu thập niên 1970, quê ở Hà Nội〉 Năm 2001, khi đi du học thạc sĩ tại một trường đại học quốc lập ở Tokyo, chị Tú quen và có cảm tình với một bạn nam người Nhật cùng khoá. Hai người hẹn hò cho đến năm 2003, chị tốt nghiệp và về nước. Tạm xa bạn trai, chị trở lại với công việc trước khi đi du học ở văn phòng đại diện của 1 tổ chức của Nhật Bản tại Hà Nội. Bạn trai của chị tiếp tục học lên tiến sĩ ở Tokyo, hai người liên lạc với nhau qua mail. Cứ hết học kỳ, anh lại sang Hà Nội để gặp chị, và hai người vẫn tiếp tục duy trì mối quan hệ. Năm 2005, anh ngỏ lời kết hôn. Mặc dù khi đó công việc của chị đang thuận lợi, nhưng chị nghĩ khó có thể vừa cống hiến hết sức cho công việc để đáp ứng kỳ vọng của mọi người vừa ổn định được cuộc sống gia đình. Sau khi suy nghĩ nhiều, chị đã chọn kết hôn và thôi việc. Sau 3 năm chung sống ở Tokyo, anh chị sinh được 2 cháu, chị chỉ ở nhà lo toan việc nhà trong 4 năm. Hồi mới cưới, anh vẫn đang là nghiên cứu sinh, chưa biết công việc sẽ ra sao, nên chị cũng có phần lo lắng. Hơn nữa, vốn là một phụ nữ có chuyên môn nên chị cũng chưa quen được với việc chỉ ở nhà làm nội trợ và nuôi con, hai vợ chồng thường xuyên cãi cọ, xích mích. Năm 2007, anh tốt nghiệp tiến sĩ và trúng tuyển vào 1 công ty tư vấn của Nhật Bản tại Việt Nam. Anh thường trú tại thành phố Hồ Chí Minh, thế là cả nhà về sống 1 năm tại đây. Sau đó, năm 2008, cả gia đình trở lại Nhật, và chị tìm được công việc liên quan đến biên dịch và phiên dịch phù hợp với khả năng và điều kiện gia đình. Hiện hai người đã có với nhau 3 mặt con. Do công việc, chồng chị thường xuyên phải đi công tác nước ngoài, nhưng những khi ở Nhật Bản, anh luôn cùng chị chăm sóc, dạy dỗ con cái, gia đình 5 người của anh chị luôn hoà thuận, vui vẻ. Chị cũng thường xuyên nhận được sự hỗ trợ của gia đình chồng, nên chị cảm thấy rất hài lòng với lựa chọn kết hôn ngày nào, cũng như cuộc sống hạnh phúc hiện nay tại Nhật Bản.
-
1 ngày trải nghiệm gặp tượng Đại Phật và những chú hươu ở Nara
Bài viết do Cơ quan Xúc Tiến Du Lịch Nhật Bản (JNTO) cùng KOKORO đồng thực hiện Đến với cố đô “Nara”, bạn có thể chiêm ngưỡng tượng Đại Phật, ngắm nhìn các chú hươu hoang dã, tham quan những ngôi đền, chùa nổi tiếng, những dãy phố cổ xưa, những quán cà phê hay quán đồ lưu niệm xinh xắn nằm trong các ngôi nhà cũ được cải tạo lại. Nara sẽ đem lại cho bạn cảm nhận về vẻ đẹp truyền thống của Nhật khác với Kyoto. Từ Osaka hay từ Kyoto thì bạn cũng có thể tới Nara bằng tàu điện mà chưa mất tới 1 tiếng đồng hồ. 〈Nội dung〉 Cảnh đẹp tuyệt vời nhìn qua cửa kính tàu điện Vừa ngắm hươu vừa đi đến chùa Todaiji Bản đồ hướng dẫn tham quan Chùa Todaiji (nơi có tượng Đại Phật) Đền Kasuga Taisha (con đường thần bí tới đền) và những chú hươu con Công viên Nara và ao Sarusawa Dãy phố cổ xưa “Naramachi” Ba dãy phố mua sắm và bánh mochi yomogi tuyệt phẩm Chùa Kofukuji Nhà hàng Nhật Bản “Enzu” Cảnh đẹp tuyệt vời nhìn qua cửa kính tàu điện Nara có 2 ga lớn là ga Kintetsu Nara (近鉄奈良) và ga JR Nara (JR奈良). Khu vực tập trung nhiều điểm tham quan nằm gần phía ga Kintetsu Nara hơn, từ thành phố Osaka bạn có thể đổi sang tuyến đi Kintetsu Nara tại các ga lớn như “Namba” (難波), “Nippombashi” (日本橋), “Tsuruhashi” (鶴橋). Mình đã đổi tàu ở ga Metro “Nippombashi” (日本橋) để đến Nara. Tại đường ray số 1 của “Kintetsu Nippombashi” (近鉄日本橋) có tàu “Kaisoku kyuko (kaikyu)” (快急) hoặc “Kyuko” (急行) hướng về phía Nara với điểm cuối là “Kintetsu Nara” (近鉄奈良). Từ ga Nippombashi, mình đã đi mất hơn 35 phút tới Nara. Cảnh thành phố Osaka nhìn từ cửa kính tàu điện Những tòa nhà cao tầng của Osaka hiện ra rõ nét Sau khi rời khỏi ga “Kintetsu Nippombashi” (近鉄日本橋) khoảng 10 phút, tàu sẽ đi qua một đường hầm dài. Trước khi băng qua đường hầm, bạn có thể nhìn thấy toàn cảnh thành phố Osaka trong tầm mắt mình. Từ khi đến Nhật mình đã đi tàu điện không biết bao nhiêu lần, nhưng được nhìn thấy cảnh đẹp như thế này thì đây là lần đầu tiên. Theo hướng tàu chạy thì bạn có thể nhìn thấy toàn cảnh Osaka từ phía bên trái nhé. Vừa ngắm hươu vừa đi đến chùa Todaiji Mình đã tới ga Kintetsu Nara (近鉄奈良駅). Sau khi ra khỏi ga bằng cửa số 2, bạn sẽ thấy ngay trước mặt mình là cửa hàng tiện lợi LAWSON. Mình đã không vào dãy phố mua sắm ở phía bên tay phải mà đi qua LAWSON rồi đi thằng tiếp khoảng 1 km để tới đường vào chùa Todai – ngôi chùa mà mọi người hay gọi là Todaiji (東大寺) – nơi có tượng Đại Phật (大仏). Sau khi đi bộ từ ga chừng 1 phút, mình thấy bên phải mình là “Kofukuji” (興福寺) nhưng mình đã quyết định đi qua vì muốn thăm chùa đó cuối cùng. Trên đường đến Todaiji có rất nhiều biển chỉ đường nên nếu không dùng bản đồ trên điện thoại bạn cũng có thể đi được đấy. Sau khi đi qua Kofukuji (興福寺), “Công viên Nara” hiện ra bên phía tay phải mình. Công viên Nara là một công viên với nhiều cây xanh và bãi cỏ rộng lớn – nơi các chú hươu hoang dã sinh sống. Tổng diện tích nơi đây lên đến 502 ha và được chia lô, giữa các lô đều có đường đi. Để đi tới Todaiji, bạn cứ men theo công viên Nara và đi thẳng là được. Trên đường đi, mình đã gặp rất nhiều chú hươu Nara. Trên con đường đi bộ, bạn sẽ nhìn thấy rất nhiều quầy bán “Shika senbei” (鹿せんべい). Mình đã nghĩ “Shika senbei” là một món nổi tiếng của Nara và còn định mua về làm quà. Thế rồi, mình nhìn thấy một bạn khách du lịch cho hươu ăn loại senbei (bánh gạo) đó. Hóa ra “Shika senbei” không phải là đồ ăn của người mà là đồ ăn của hươu đấy. Trên đường đến Todaiji, bạn cũng có thể nhìn thấy “Cơ quan hành chính của tỉnh Nara” (奈良県庁 trong ảnh ↑) hoặc “Bảo tàng Nara” (奈良国立博物館). Sau khi đi bộ khoảng 1,1 km, mình đã tới ngã tư lớn – nơi có tấm biển như trong ảnh. Tấm biển này giới thiệu đường vào “Kasuga Taisha” (春日大社). Nếu rẽ trái ở ngã tư này, bạn sẽ thấy đường vào Todaiji. Trên đường vào chùa có rất nhiều cửa hàng bán đặc sản Nara và quà lưu niệm. Bản đồ hướng dẫn tham quan Bản đồ hướng dẫn tham quan (có chỉnh sửa từ bản đồ của tỉnh Nara)※Click vào ảnh để phóng to ❶ Ga Kintetsu Nara (近鉄奈良駅) ❷ Ngã tư – nơi có biển của Kasuga Taisha ❸ Nam Đại Môn 南大門 (Todaiji 東大寺) ❹ Điện Đại Phật大仏殿 (Todaiji東大寺) ❺ Rokuen 鹿苑 (Kasuga Taisha 春日大社) ❻ Tobihino 飛火野 (công viên Nara奈良公園) ❼ Ao Sarusawa (猿沢池) ❽ Quầy thông tin về Naramachi (奈良町情報館) ❾ Naramachi (khu vực được bôi vàng trong bản đồ) [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Trang chủ của tỉnh Nara (trang tải bản đồ) Chùa Todaiji (nơi có tượng Đại Phật) Bước vào con đường tới Todaiji, bạn sẽ nhìn thấy “Đại Nam Môn” (南大門). Đây là chiếc cổng vào chùa (gọi là Yamamon 山門) lớn nhất ở Nhật Bản, nó được hoàn thành vào năm 1203. Trong Đại Nam Môn cũng có tượng Nio (仁王像) rất nổi tiếng. Bước qua Đại Nam Môn, bạn sẽ nhìn thấy Điện Đại Phật (大仏殿). Sau khi trả 600 yên (khoảng 125,200 đồng) và bước vào khuôn viên chùa, bạn sẽ nhìn thấy ngôi chùa được xây dựng bằng gỗ hiện ra sừng sững trước mặt mình. Chùa có bề rộng tới 57,5 mét, sâu 50,5 mét. ※100 yên = 20,870 VND (tỉ giá ngày 12/7/2021) Bước vào Điện Đại Phật (大仏殿), mình đã gặp được “Đại Phật nổi tiếng của Nara”. Đây là lần thứ hai mình tới đây nhưng lần nào mình cũng bất ngờ về sự đồ sộ của bức tượng Phật. Đại Phật có chiều cao khoảng 15 mét. Bạn có thể dễ dàng tưởng tượng độ lớn của tượng khi nhìn vào bức ảnh có người đàn ông đang đứng cùng Đại Phật ở trên. Chùa Todai - Todaiji (Điện Đại Phật) Địa chỉ 406-1 Zoshi-cho, Nara-shi Điện thoại 0742-22-5511 Thời gian vào thăm 7:30~17:30 (tháng 4 ~ tháng 10)8:00~17:00 (tháng 11 ~ tháng 3) Vé vào chùa Học sinh THCS trở lên 600 yên, học sinh tiểu học 300 yên Tạm biệt Đại Phật, mình quay lại ngã tư – nơi có tấm biển của Kasuga Taisha. Mình đã mua “Okaki” vị shoyu (200 yên) ở một cửa hàng bán đặc sản Nara. Okaki giống như senbei (bánh gạo) nhé. Okaki dày hơn các loại bánh gạo bán ở siêu thị nên ăn rất giòn và rất ngon. Đền Kasuga Taisha (con đường thần bí tới đền) và những chú hươu con Quay trở lại ngã tư lớn, mình đã đi vào con đường bên cạnh tấm biển “Kasuga Taisha” (春日大社). “Taisha” (大社) có nghĩa là ngôi đền lớn. Kasuga Taisha (春日大社) nằm trong một rừng cây lớn, con đường vào đền cũng tạo nên cảm giác thật thần bí. Trên đường vào đền cũng có rất nhiều hươu, có cả các quầy bán shika senbei nữa. Mình thấy một cô gái đang cho hươu ăn senbei, còn các chú hươu thì rất “nhiệt tình” vây quanh cô ấy. Nhìn thấy cảnh này, mình thấy hơi sợ nên đã từ bỏ việc mua shika senbei để cho hươu ăn. Trong khuôn viên của Kasuga Taisha có một nơi tên là “Rokuen” (鹿苑). Vì các chú hươu trước khi sinh hoặc đang có con nhỏ thường “hung hăng” nên chúng sẽ được bảo vệ tại cơ sở này từ tháng 4 hàng năm, từ ngày 1/6 đến ngày 30/6 cơ sở sẽ mở cửa cho khách vào tham quan và ngắm các gia đình hươu. Các chú hươu con ở đây cực kỳ đáng yêu. Ở Rokuen có điểm chụp hỉnh kỉ niệm cũng như các tấm bảng giới thiệu về hươu. Trong các tấm bảng đấy có một câu hỏi rất thú vị: “Hươu là họ hàng của ngựa hay là bò?”. Thật tiếc là mình đã không trả lời đúng, câu trả lời là “hươu là họ hàng của bò”. Ngoài ra, theo thông tin trong bảng thì shika senbei được làm từ cám gạo, không hề cho đường và chất tạo mùi. Không chỉ ăn shika senbei, hươu còn ăn cỏ và quả sồi nữa. Kasuga Taisha Địa chỉ 160 Kasugano-cho, Nara-shi Điện thoại 0742-22-7788 Thời gian vào thăm(Chính điện) 6:30~17:30 (tháng 3 ~ tháng 10)7:00~17:00 (tháng 11 ~ tháng 2) Vé vào đền Vào khuôn viên đền miễn phí, vé đặc biệt vào chính điện 500 yên Rokuen (nơi các chú hươu con ra đời) Địa chỉ Trong khuôn viên của Kasuga Taisha Điện thoại 0742-22-2388 (Hội bảo trợ hươu của Nara) Thời gian hoạt động Từ ngày 1 đến 30 tháng 6 hàng năm11:00~14:00 (tiếp nhận đến 13:30) Ngày nghỉ Thứ hai Vé vào cửa Thông thường 300 yên; học sinh TH, THCS, trẻ em miễn phí Công viên Nara và ao Sarusawa Đường đi đến chính điện của Kasuga Taisha còn xa quá nên sau khi vào Rokuen thì mình không đi tiếp nữa, mình đi xuyên qua công viên Nara, hướng về phía Ao Sarusawa. Mình đi con đường khác với con đường tới Todaiji, lần này mình nhìn thấy một bãi cỏ rộng mênh mông tên là “Tobihino” (飛火野) nằm bên trong công viên Nara. Ở bãi cỏ Tobihino, nhìn đâu cũng thấy màu xanh của cỏ cây. Từ sáng tới chiều ở đây có rất nhiều hươu. Đây cũng là nơi được sử dụng làm nơi chụp ảnh cưới, nơi tổ chức sự kiện ngoài trời v.v. nhưng khi mình tới thì xung quanh chỉ toàn là cỏ xanh và rất rộng lớn. Công viên Nara Địa chỉ Kasugano-cho hoka, Nara-shi Điện thoại 0742-22-0375 (văn phòng của công viên Nara) Vé vào cửa Miễn phí Ra khỏi công viên Nara, mình đã tới “Ao Sarusawa” (猿沢池). Nhìn chiếc ao này, mình nhớ về phong cảnh của các vùng quê Việt Nam, thật là giống quá đi. Sau khi đi một vòng, mình đi về phía nam của ao, hướng về phía “Naramachi” – nơi có các dãy nhà cổ để ăn trưa. Ao Sarusawa Địa chỉ Noboriooji-cho, Nara-shi Vé vào Miễn phí Dãy phố cổ xưa “Naramachi” Naramachi Ở “Naramachi” (ならまち) có trung tâm giới thiệu thông tin tên là “Quầy thông tin Naramachi” (奈良町情報館), mình đã nhận bản đồ chỉ đường ở đây. Quầy thông tin Naramachi Địa chỉ 21 Chuin-cho, Nara-shi Điện thoại 0742-26-8610 Thời gian hoạt động 10:00~18:00 Ngày nghỉ Không nghỉ (có nghỉ đột xuất) Mình đã chọn một quán ăn kiểu Nhật (ảnh ↑) tên là “Kanakana” (カナカナ) để dùng bữa trưa. Trên bức tường bên ngoài quán có menu giới thiệu suất ăn gợi ý, mình đọc tên các món ăn mà không hiểu gì, nhưng vì muốn thử nhiều món nên mình đã chọn suất ăn có tên là “Cơm Kanakana” (カナカナごはん). Cơm Kanakana (các món thay đổi theo ngày) Suất ăn có kèm theo cơm, canh miso, đồ uống Trong suất “Cơm Kanakana” (カナカナごはん), ngoài món chính là gà chiên theo kiểu karaage có nêm giấm ngọt thì còn có nhiều món phụ khác nữa. Suất ăn có kèm cả đồ uống sau khi ăn xong, giá đã bao gồm thuế là 1,485 yên (khoảng 310,000 đồng), mình thấy rất rẻ mà ngon. Kanakana Địa chỉ 13 Kunodo-cho, Nara-shi Điện thoại 0742-22-3214 Thời gian hoạt động 11:00~19:00 Ngày nghỉ Thứ hai Sau khi đã no bụng, mình đã thong thả đi dạo một vòng Naramachi. Mình cũng đã đi Kyoto vài lần rồi, nhưng mình thấy không gian nơi đây hơi khác với Kyoto. Những căn nhà cổ xưa thì cũng giống với Kyoto, nhưng mình có cảm giác ở đây trầm lắng hơn, hoài cổ hơn, một cảm giác rất đặc biệt. Ngoài ra, ở đây còn có rất nhiều cửa hàng lưu niệm đáng yêu, các quán cà phê sang chảnh, quán bánh mỳ hoài cổ v.v. Ba dãy phố mua sắm và bánh mochi yomogi tuyệt phẩm Sau khi rời khỏi “Naramachi”, mình bước vão dãy phố mua sắm có tên là Shimomikado (下御門). Từ đây tới ga Kintetsu Nara có 3 dãy phố mua sắm nối liền nhau. Mình đã vào một ngôi nhà khá cổ tên là “Machiyakukan” (町家空間) nằm trên dãy phố Shimomikado. Trong ngôi nhà này có rất nhiều quán ăn, có cả cửa hàng bán đồ lưu niệm thủ công nữa. Mình bị thu hút bởi dòng chữ “Chúng mình bán cho bạn một sản phẩm tuyệt vời nhé?” nên mình muốn mua gì đó, sau một hồi chọn lựa mình đã mua móc khóa hình con mèo được làm thủ công (giá đã bao gồm thuế 490 yên). Dãy phố mua sắm Shimomikado Địa chỉ Shimokamido-cho, Nara-shi Điện thoại 0742-22-3387 Dãy phố mua sắm thứ hai mang tên “Nara mochiidono sentamachi” (奈良もちいどのセンター街), ở đây cũng có rất nhiều cửa hàng quần áo, đồ dùng, đồ lưu niệm. Ở dãy phố này, mình đã mua chiếc móc chìa khóa hình “onigiri” – cơm nắm (giá đã bao gồm thuế 460 yên). Chiếc móc khóa hình “edamame” – đậu nành Nhật cũng vô cùng đáng yêu nhưng vì không có tiền nên mình đành mua hình cơm nắm thôi. Đi hết dãy phố thứ hai, bạn sẽ thấy bên trái đường có một cửa hàng bán bánh mochi yomogi (mochi ngải cứu) rất nổi tiếng tên là “Nakatanido” (中谷堂). Nếu may mắn và “đúng thời điểm” thì bạn có thể nhìn thấy cửa hàng giã bánh dày đấy, hôm mình đi thì mình đã không được xem… Mình mua bánh mochi yomogi (mochi ngải cứu) rồi đứng ăn ngay trước cửa hàng. Bánh mềm ơi là mềm, nhân đậu đỏ cũng ngọt vừa miệng, khác hẳn với bánh bán trong siêu thị. Mình rất muốn ăn thêm một cái nữa nhưng vì để bụng ăn tối nên mình đã chỉ ăn một cái thôi. Nakatanido Địa chỉ 29 Hashimoto-cho, Nara-shi Điện thoại 0742-23-0141 Thời gian mở cửa 10:00~19:00 Chùa Kofukuji Cuối cùng, mình đi đến chùa Kofuku – thường được gọi là “Kofukuji” (興福寺). Bên trong khuôn viên của chùa có bảo tàng bảo vật quốc gia (Kofukuji Kokuhokan 興福寺国宝館), tại đây có trưng bày tượng Phật rất nổi tiếng và được nhiều người biết đến như tượng Ashura Kannon (阿修羅観音像). Nhưng thật đáng tiếc là khi mình tới thì đã quá giờ được vào bên trong. Đây là ảnh mình chụp tấm biển giới thiệu đặt phía trước bảo tàng bảo vật quốc gia. Tượng có 6 tay là tượng Ashura Kannon (阿修羅観音像) được nhiều người biết đến. Lần tới nhất định mình sẽ xem tận mắt. Bảo tàng bảo vật quốc gia chùa Kofuku Địa chỉ 48 Noboriooji-cho, Nara-shi Điện thoại 0742-22-5370 Thời gian tham quan 9:00~17:00 (tiếp nhận đến 16:45) Ngày nghỉ Không nghỉ Vé vào cửa Thông thường 700 yên, học sinh THCS-THPT 600 yên, học sinh TH 300 yên Nhà hàng Nhật Bản “Enzu” Cuối cùng cũng sắp tới bữa tối. Trước khi đi ăn, mình đã mua đặc sản của Nara là bánh “Mimuro” – một loại “Monaka” (giá đã bao gồm thuế 1,100 yên 10 chiếc) ở một cửa hàng bán đặc sản lớn trong ga Kintetsu Nara. Monaka là bánh kiểu nhật (wagashi), bên trong có nhân đậu đỏ, bên ngoài là vỏ làm bằng gạo nếp. Monaka được bán trên khắp đất nước Nhật Bản, nhưng trong số đó thì “Mimuro” là một loại đặc biệt thơm ngon. Sau khi xuống ga Shinomiya (新大宮駅) ở cạnh ga Kintetsu Nara, mình đi bộ khoảng 3-4 phút dọc theo đường tàu để tới một nhà hàng Nhật Bản mang tên “Enzu” (圓通). Mình đã được một người quen rất hiểu về Nara giới thiệu cho nhà hàng này. Bên trong quán là không gian kiểu Nhật nhé. Món khai vị của mình là “cà chua tươi” (フルーツトマト), “mozuku” (một loại rong biển), “cà tím sốt thịt bằm cà chua” (なすとひき肉のトマトソース). Basashi 馬刺し (thịt ngựa sống) Tôm trắng chiên kiểu karaage (白エビの唐揚げ) Sau đó, mình gọi rất nhiều món như là “Basashi” (馬刺し), “tôm trắng chiên kiểu karaage” (白エビの唐揚げ), “Sukiyaki (すき焼き), “đậu phụ nóng” (湯豆腐), “tempura” (天ぷら). Cuối cùng mình ăn cơm nắm đặc biệt của nhà hàng rồi ăn kem matcha để tráng miệng. “Basashi” là món thịt ngựa sống, mình được một bác người Nhật giới thiệu nên đã ăn thử lần đầu tiên, nó thật sự rất ngon. Mình đã uống bia, nước trái cây, và thử cả một chút rượu Nhật nữa. Mình rất thích cảm giác được tự chọn chiếc cốc uống rượu mà mình thích, sau đó rót rượu vào và nhấp môi một chút, thưởng thức hương thơm của rượu. Bữa ăn thật sự rất rất ngon. Mình và bạn đã ăn hết 10,000 yên (giá đã bao gồm thuế) (khoảng 2,087,000 đồng). Theo lời của các vị khách thường tới đây thì giá như vậy là rẻ so với chất lượng món ăn và nguyên liệu tươi ngon. Enzu Địa chỉ 6-5-14 Omiya-cho, Nara-shi Điện thoại 0742-36-0634 Thời gian mở cửa 18:00~3:00 ngày hôm sau (Last order 2:00 ngày hôm sau) Ngày nghỉ Chủ nhật Mình rời khỏi nhà hàng Enzu vào lúc 8 giờ hơn và trở về nhà khi mới tầm 10 giờ. Mình đã có một ngày rong chơi thỏa thích. Nara là một thành phố mà bạn có thể dễ dàng đi từ Osaka hay Kyoto. Nara có những dãy phố cổ xưa, những cửa hàng xinh xắn, có cả tượng Đại Phật, những chú hươu đáng yêu, con đường trong rừng cây bí ẩn, bãi cỏ rộng lớn v.v. Các bạn có muốn thử trải nghiệm một Nara đầy hấp dẫn như vậy không? ※Bài viết này được thực hiện với sự hợp tác của JNTO [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Các thông tin chi tiết về du lịch Nara của JNTO (tiếng Việt) Người viết bài Bùi Khánh Linh Linh quê ở Hà Nội. Linh sang Nhật từ tháng 9 năm 2019, tới giờ đã được hơn 1 năm. Hiện nay Linh là nghiên cứu sinh cao học năm thứ 2 của Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa – Đại học Osaka. Trước khi về nước, Linh muốn đi du lịch thật nhiều nơi ở Nhật Bản.
-
Hội hỗ trợ Tomoiki Việt Nhật – Địa điểm tư vấn cho người Việt Nam ở Nhật Bản: Bản 2021
Tổ chức pháp nhân phi lợi nhuận “Hội Hỗ trợ cộng sinh Việt Nhật” đặt trụ sở tại một ngôi chùa ở quận Minato, thủ đô Tokyo. Tổ chức này từ lâu đã thực hiện việc hỗ trợ người Việt sống ở Nhật Bản (thực tập sinh kỹ năng, du học sinh v.v...). Từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát, hội đặc biệt dồn sức hỗ trợ đời sống, tìm kiếm và tìm lại việc làm cho người Việt ở Nhật Bản gặp khó khăn. Hỗ trợ thực phẩm, đời sống, việc làm Hỗ trợ về thực phẩm Hội hỗ trợ thực phẩm cho những người Việt sống tại Nhật Bản gặp khó khăn trong cuộc sống do đại dịch COVID-19. Gạo, mì gói, gia vị v.v... được xếp vào các hộp các-tông gửi đi khắp các vùng miền trên đất Nhật. Từ tháng 3 ~ tháng 7/2020, hội đã gửi đi khoảng 5.000 hộp và sau đó lại liên kết với tổ chức phi lợi nhuận ở Kobe để tiếp tục thực hiện hỗ trợ thực phẩm. Hỗ trợ đời sống, hỗ trợ tìm việc Trong khoảng nửa năm tính từ tháng 3/2020, hội đã cưu mang khoảng 100 người Việt sống tại Nhật Bản, là cựu thực tập sinh kỹ năng hay cựu du học sinh v.v... chưa thể về nước do đại dịch COVID-19. Những người được hội cưu mang được ở miễn phí trong chùa và được cấp cả đồ ăn thức uống. Từ tháng 9/2020, hội chuyển hướng từ hỗ trợ người chờ về nước sang hỗ trợ những người muốn đi tìm việc hoặc tìm lại việc làm. Ngoài việc cung cấp chỗ ăn ở miễn phí tại chùa, hội còn hướng dẫn học thi Năng lực tiếng Nhật (JLPT) và thi kĩ năng, là những kỳ thi cần thiết để chuyển sang tư cách lưu trú Kỹ năng đặc định. Không chỉ thế, hội còn hỗ trợ chuyển đổi tư cách lưu trú và tìm việc làm. Hỗ trợ chuyển đổi tư cách lưu trú Hơn nửa số người Việt được hội cưu mang thời gian gần đây có nguyện vọng tìm việc hoặc tìm lại việc làm mới. Trong số đó có cả các cựu du học sinh hoặc cựu thực tập sinh kỹ năng từng bỏ trốn. Đối với các cựu thực tập sinh kỹ năng bỏ trốn, trước tiên, hội giúp họ lấy tư cách “lưu trú ngắn hạn” để không còn cư trú bất hợp pháp. Bước tiếp theo, hội thực hiện đàm phán với Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh để chuyển đổi từ tư cách “lưu trú ngắn hạn” sang loại tư cách lưu trú “Hoạt động đặc định” (để duy trì công việc). Dù là người đã bỏ trốn, nếu chứng minh được rằng việc bỏ trốn là vì lý do bất khả kháng như bạo lực ở chỗ làm v.v... thì vẫn có thể tìm lại công việc khác. Để chứng minh được điều đó, cần có các chứng cứ như nội dung trao đổi (qua Messenger, LINE v.v...) với đoàn thể quản lý (nghiệp đoàn) hoặc công ty tiếp nhận, video, hình ảnh v.v... Từ tháng 9/2020 đến tháng 7/2021, trong số 305 cựu thực tập sinh kỹ năng bỏ trốn mà Hội Hỗ trợ cộng sinh Việt Nhật cưu mang, 189 người đã lấy được tư cách lưu trú “Hoạt động đặc định” (để duy trì công việc). Tuy nhiên, để thực hiện thủ tục xin chuyển tư cách lưu trú này, cần phải có các giấy tờ do đoàn thể quản lý cũ cung cấp. Do nhiều đoàn thể quản lý không chịu hợp tác, nên hội phải đàm phán, thuyết phục rất vất vả. Trường hợp thực tập sinh kết thúc quá trình thực tập kỹ năng một cách êm đẹp thì thủ tục chuyển tư cách lưu trú này là dễ dàng. Tuy nhiên, nếu đã bỏ trốn quá lâu thì vẫn có khả năng không chuyển được tư cách lưu trú. Trường hợp này, hội lại đứng ra hỗ trợ để người đó có thu nhập thông qua việc làm thêm baito cho đến khi về nước. Ngoài ra, trường hợp thực tập sinh kỹ năng chưa hết thời hạn lưu trú mà không thể tiếp tục quá trình thực tập, Hội lắng nghe để nắm được sự tình rồi trao đổi với 3 bên bao gồm Hiệp hội thực tập kỹ năng quốc tế (OTIT), đoàn thể quản lý, công ty tiếp nhận để giải quyết theo hướng đưa người đó trở lại làm việc tại nơi thực tập cũ hoặc nhờ tìm cho nơi thực tập mới. Dạy tiếng Nhật miễn phí Giờ học tiếng Nhật do hội tổ chức Tư cách lưu trú “Hoạt động đặc định” để duy trì công việc là tiền đề để chuyển sang tư cách lưu trú kỹ năng đặc định. Người nước ngoài muốn có tư cách lưu trú kỹ năng đặc định cần phải đỗ kỳ thi năng lực tiếng Nhật JLPT trình độ N4 trở lên và đỗ kỳ thi kỹ năng đúng ngành nghề mình mong muốn. Hội Hỗ trợ cộng sinh Việt Nhật cũng hướng dẫn người Việt do hội cưu mang trong cả việc học thi các kì thi này. Trong hội có một số nhân viên dạy tiếng Nhật, trong đó có 3 người đã hoàn thành chương trình đào tạo giáo viên tiếng Nhật. Ngoài ra, cuối tuần còn có các sempai người Việt từng thi đỗ kì thi kỹ năng đến hướng dẫn học thi. Năm 2021, hội tổ chức lớp học tiếng Nhật miễn phí 3 tiếng mỗi ngày, hằng tuần còn tổ chức thi thử cả JLPT. Ngoài giờ học nói trên, các cựu thực tập sinh kỹ năng và cựu du học sinh muốn chuyển sang kỹ năng đặc định còn tự học mỗi ngày vài tiếng đồng hồ. Hỗ trợ tìm việc Song song với các hoạt động trên, khi tìm thấy công ty phù hợp với nguyện vọng của người Việt do hội đang cưu mang thì hội sẽ cung cấp cho họ thông tin của công ty đó. Nếu họ tìm thấy nơi muốn làm thì có thể đến dự phỏng vấn, nhưng hội hoàn toàn không thu phí giới thiệu. Phần đông trong số những người này sau khi đỗ phỏng vấn thì ban đầu sẽ đi làm theo hình thức baito. Khi thi đỗ JLPT và kỳ thi kỹ năng thì mới chuyển tư cách lưu trú từ “Hoạt động đặc định” sang “Kỹ năng đặc định”. Người có tư cách lưu trú “Kỹ năng đặc định” có thể làm việc ở Nhật tối đa 5 năm. Lịch sử gần 50 năm hỗ trợ người Việt Các buổi tối, những người đang trú tạm tại cơ sở của hội cùng nhau ăn tối Thời điểm hiện tại (ngày 15/7/2021), Hội Hỗ trợ cộng sinh Việt Nhật đang cưu mang 26 người Việt. Đại diện của hội là bà Yoshimizu Rie (52 tuổi). Cha bà vốn là sư trụ trì của chùa. Từ năm 1963, ông đã bắt đầu giúp đỡ cho các nhà sư Việt Nam sang du học tại Nhật Bản và bố trí cho họ sống ở ngoài chùa. Tuy nhiên, sau trận Đại động đất Đông Nhật Bản năm 2011, nhà chùa đã cưu mang cho 86 du học sinh và thực tập sinh Việt Nam trong vòng 1 tháng. Kể từ đó, nhà chùa tiếp tục cưu mang những người Việt Nam cần hỗ trợ tới tạm sinh sống. Bà Yoshimizu Rie thương lượng với công ty tiếp nhận mới cho 1 thực tập sinh kỹ năng (người ngồi bên trái) Từ vài năm gần đây, bà Yoshimizu chính thức thực hiện việc hỗ trợ cho các thực tập sinh kỹ năng và du học sinh người Việt đang bế tắc. Bà cứu giúp các thực tập sinh kỹ năng gặp khó khăn do công ty tiếp nhận đối xử không thoả đáng, và thậm chí còn giúp đỡ trong việc sinh nở và đời sống cho người Việt chẳng may có thai ngoài ý muốn. Sau khi tiếp nhận nội dung xin tư vấn, bà vừa trao đổi với chuyên gia, vừa đàm phán với công ty tiếp nhận, đoàn thể quản lý, OTIT, trường học v.v... để giải quyết vấn đề. Trong năm tài chính 2019, Hội Hỗ trợ cộng sinh Việt Nhật đã hỗ trợ 218 người (tính theo số vụ việc đàm phán với các bên liên quan), cưu mang được 46 người. Trong năm tài chính 2020, Hội hỗ trợ được 6.500 người, cưu mang 306 người. 【 NPO・Hội Hỗ trợ cộng sinh Việt Nhật】 ◇ Điện thoại:03-6435-6644 ◇ Địa chỉ:〒105-0011 Tokyo-to, Minato-ku, Shibakoen 2-11-1-203 (Chùa Nishinkutsu) ◇ E-mail:n.tomoiki@gmail.com ◇ Đại diện: Yoshimizu Rie (※Khi có người nghe điện thoại thì hãy nói “Rie san wo onegai shimasu.” thì sẽ được chuyển máy)
Xếp hạng bài viết phổ biến
-
Lớp học tiếng Nhật online miễn phí 17069 views
-
Không được ăn ốc bắt ở ruộng lúa 15540 views
-
“Đúng giờ” ở Nhật là như thế nào? 13031 views
Platinum Sponsor
Bronze Sponsors
- Global HR Strategy
- Trường Nhật Ngữ EHLE
Đơn vị hỗ trợ
- Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam
- Trung tâm Giao lưu Văn hoá Nhật Bản tại Việt Nam
- Văn phòng JNTO Hà Nội
- Liên đoàn kinh tế vùng Kansai
- Hội Việt Nam (JAVN)
- Hội hỗ trợ Tomoiki Việt Nhật
- Hiệp hội phát triển giao lưu nguồn nhân lực quốc tế
Đơn vị hợp tác
Tổ chức hỗ trợ du học sinh
Nhật Bản (JASSO)
Mạng lưới luật sư cho lao động người nước ngoài