Văn hoá
“Seiza” (正座) có phải là kiểu ngồi truyền thống của Nhật Bản không?
Kiểu ngồi quỳ trên đầu gối và giữ thẳng lưng được gọi là “seiza” (正座). Trong thời kỳ Edo (1603-1868) của Nhật Bản, khi gặp tướng quân, các võ sĩ sẽ thể hiện lòng trung thành của mình bằng cách ngồi quỳ thẳng lưng. Thậm chí ngày nay, “seiza” vẫn được coi là cách ngồi chính thức trong những bộ môn văn hóa truyền thống của Nhật Bản như trà đạo, cắm hoa, thư pháp, ngay cả trong đời sống hàng ngày thì ngồi “seiza” cũng là quy tắc khi gặp gỡ người trên trong những căn phòng kiểu Nhật. Tuy nhiên, “seiza” chỉ mới trở nên phổ biến ở Nhật Bản cách đây không lâu. Vậy thì ngồi “seiza” đã trở nên phổ biến ở Nhật Bản từ khi nào và như thế nào ? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé.
Bài viết này được thực hiện với sự hợp tác của JAPO, một nền tảng truyền thông sử dụng năm thứ tiếng. Tại Việt Nam, mỗi tháng trang web của JAPO nhận được 150.000 lượt truy cập, đồng thời phát hành 20.000 bản tạp chí. Bên cạnh đó JAPO cũng có các chương trình truyền hình của riêng mình.
Ngày xưa tư thế phổ biến là “ngồi chống một bên chân” (tatehiza) và “ngồi xếp bằng” (agura)
Trước đây tư thế phổ biến là “ngồi chống một bên chân” (tatehiza) và “ngồi xếp bằng” (agura)
“Seiza” được cho là đã được du nhập từ Trung Quốc vào Nhật Bản trong thời kì Nara (710-784). Tuy nhiên, trong suốt một thời gian dài thì dường như tư thế ngồi “seiza” chỉ được sử dụng trong các buổi cầu nguyện với Thần, Phật, hoặc khi cúi lạy những người quyền quý.
Cho đến tận thời Edo (1603-1868), đàn ông và phụ nữ vẫn thường ngồi theo kiểu chống một chân lên (tatehiza) ngay cả ở nơi công cộng. Sau này, kiểu ngồi gọi là “ngồi xếp bằng” (agura) như hình trên, tương tự như kiểu ngồi tọa thiền (zazen), cũng trở nên phổ biến.
Từ thời Heian (794-1185) đã có những bức tranh mô tả các phụ nữ quý tộc và nữ quan làm việc trong cung đình, mặc một loại trang phục trang trọng là bộ kimono có tên “thập nhị đơn” (Juni Hitoe). Bộ kimono này được thiết kế mở rộng ở phần thân dưới để có thể bắt chéo chân. Ngoài ra, các bức tranh từ thời Heian cũng vẽ lại cảnh những người phụ nữ đang thư giãn trong tư thế “ngồi bệt với hai chân xếp sang một bên” (yokozawari), một dạng khác của seiza.
Cách ngồi của các võ sĩ hoặc trong một buổi trà đạo
Cho đến thời Edo, các võ sĩ thường ngồi theo kiểu “xếp bằng” (agura), “chống một bên chân” (tatehiza) hoặc “ngồi xổm” (sonkyo). Lí do là bởi nếu ngồi theo kiểu “seiza” thì sẽ bị tê chân, và phải mất nhiều thời gian mới có thể đứng dậy được, vì vậy sẽ không thể phản ứng nếu xung quanh có ai đó bất ngờ tấn công.
Mặt khác, mặc dù hiện nay người ta thường ngồi seiza khi thực hiện một buổi trà đạo, nhưng trước đây thì dường như kiểu “ngồi xếp bằng” (agura) cũng được sử dụng. Chúng ta có thể biết được điều đó từ những bức tranh đương thời vẽ về trà sư nổi tiếng nhất là Sen no Rikyu (1522-1591) trong tư thế “ngồi xếp bằng” (agura) tại một buổi trà đạo.
“Seiza” bắt đầu phổ biến từ thế kỉ 17
Những vị tướng quân đã bắt đầu kiểu ngồi seiza
Sự lan rộng của seiza đã bắt đầu từ đầu thời Edo (1603-1868) khi các shogun (tướng quân, hay cũng có thể hiểu là những võ sĩ đứng đầu trong nước) gặp mặt các daimyo (lãnh chúa, còn được coi là những samurai đứng đầu ở mỗi vùng) hay các gia thần (kashin: cấp dưới thân cận). Trong những cuộc gặp này, đối phương thường được yêu cầu ngồi seiza.
Vì các tướng quân cũng có thể coi là vua của các samurai nên khó có thể cho rằng họ muốn thần thánh hóa bản thân.
Khi bạn yêu cầu đối phương ngồi theo kiểu seiza thì người đó sẽ khó có thể đứng dậy và tấn công bạn bằng kiếm. Vì vậy, khi các lãnh chúa daimyo và các gia thần ngồi trước mặt tướng quân, thì tư thế ngồi seiza sẽ được áp dụng như một nghi thức để thể hiện rằng họ không có ý định tấn công, đồng thời thể hiện cảm giác phục tùng.
Seiza lan rộng cùng với sự phổ biến của chiếu tatami
Sau khi tướng quân bắt các lãnh chúa daimyo và gia thần phải ngồi seiza, văn hóa ngồi seiza đã dần lan rộng trong giới võ sĩ. Tuy nhiên, vì nhà ở thời điểm này vẫn là những căn phòng lát ván gỗ, nên cho dù có là võ sĩ thì cách ngồi chủ yếu dường như vẫn là ngồi chống một chân (tatehiza) hoặc ngồi xếp bằng (agura). Mãi cho đến giữa thời Edo, khi chiếu tatami xuất hiện, thì seiza mới trở nên phổ biến hơn trong giới.
Với sự ra đời của chiếu tatami, văn hóa ngồi seiza đã được hình thành trong giới võ sĩ, và những thương nhân tiếp xúc với họ cũng bắt đầu ngồi theo kiểu seiza để thể hiện sự lịch sự.
Tiếp tục trở nên phổ biến thông qua việc giáo dục tại trường học
Sau này, đến thời Meiji (1868-1912), seiza dần lan rộng đến tầng lớp thường dân. Điều này là do chính phủ kể từ thời Meiji trong môn giáo dục đạo đức được gọi là “tu thân”「修身(しゅうしん)」ở trường học, đã dạy rằng “seiza” được coi là tư thế ngồi của người Nhật, nhằm nhấn mạnh sự khác biệt đối với các nền văn hóa nước ngoài. Thuật ngữ “seiza” cũng được đặt ra vào thời điểm này. Kết quả là kiểu ngồi được chấp thuận trong nghi lễ trà đạo trước đây là “ngồi xếp bằng” (agura) cũng đã được thay đổi thành seiza để thống nhất.
Đồng thời, chiếu tatami, vốn trước đây chỉ được tìm thấy trong nhà của những người giàu có cũng đã trở nên phổ biến trong nhà của những người dân thường, khiến cho việc ngồi seiza trở nên dễ dàng hơn. Hơn nữa, một phương pháp điều trị và phòng ngừa bệnh tê phù beriberi, một căn bệnh gây đau chân phổ biến trong thời kỳ Edo, cũng đã ra đời trong thời Meiji. Bệnh tê phù beriberi khiến cho chân của mọi người bị đau và không thể ngồi seiza, nhưng việc số lượng bệnh nhân giảm mạnh đã trở thành động lực thúc đẩy sự phổ biến của kiểu ngồi này.
Cách ngồi seiza và những trường hợp cần thiết
Những trường hợp cần ngồi seiza
Hiện nay, “seiza” được sử dụng trong nhiều bộ môn văn hóa Nhật Bản khác nhau như trà đạo, cắm hoa, thư pháp, kể chuyện cười rakugo, cờ vây, cờ tướng shogi v.v. Ngoài ra, khi gặp người trên trong những căn phòng kiểu Nhật thì seiza được cho là cách ngồi lịch sự. Việc ngồi seiza khi cầu nguyện thần linh hay Đức Phật ở Nhật Bản cũng rất phổ biến.
Cách ngồi seiza
① Đầu tiên hãy quỳ trên sàn nhà.
② Hạ thấp mông và ngồi lên gót chân.
③ Duỗi thẳng mu bàn chân theo sàn nhà. Vậy là bạn đã ngồi được theo kiểu seiza.
Sau khi ngồi seiza, hãy đặt hai tay lên đầu gối hoặc đùi rồi duỗi thẳng lưng. Đàn ông thường ngồi kiểu này với hai đầu gối hơi mở ra (rộng khoảng bằng nắm tay), trong khi phụ nữ thường ngồi khép đầu gối lại.
Những khi không thể ngồi seiza
Nếu bạn bị thương ở chân hoặc là người có tuổi, cảm thấy khó có thể ngồi theo kiểu seiza thì hãy nói với đối phương về tình trạng này và ngồi duỗi chân ra nhé.
Những lợi ích của việc ngồi seiza
Kích hoạt não bộ
Bạn có thể ngồi theo kiểu seiza khi học bài hoặc khi muốn tĩnh tâm lại. Ngồi seiza sẽ khiến lưng phải duỗi thẳng ra, từ đó giúp kích hoạt não bộ và cải thiện khả năng tập trung.
Ngồi seiza có khiến chân bị ngắn đi không?
Một số người cho rằng “chân của người Nhật ngắn hơn người nước ngoài vì tư thế ngồi seiza”. Có lẽ điều này là do tư thế ngồi seiza làm giảm lưu lượng máu xuống phần dưới cơ thể, gây nên cảm giác rằng chân khó phát triển hơn chăng.
Tuy nhiên, hiện nay người ta cho rằng không có mối liên hệ nào giữa việc ngồi seiza và chiều dài chân. Nguyên nhân khiến người Nhật có đôi chân dài hơn trước đây được cho là do thay đổi thói quen ăn uống chứ không phải là do họ không còn ngồi theo tư thế seiza nữa.
Tổng kết
Seiza được cho là đã du nhập từ Trung Quốc vào thời Nara, nhưng kiểu ngồi này không trở nên phổ biến trong cuộc sống hàng ngày, thay vào đó việc ngồi với tư thế “chống một bên chân” (tatehiza) hoặc “xếp bằng” (agura) mới thường gặp hơn.
Seiza bắt đầu trở nên phổ biến trong thời Edo (1603-1868) khi các tướng quân bắt buộc các lãnh chúa daimyo và gia thần phải ngồi theo kiểu này. Sau này, với sự ra đời của chiếu tatami, seiza càng trở nên phổ biến hơn trong đời sống của các võ sĩ. Đến thời Minh Trị (1868-1912), chiếu tatami cũng đã trở nên phổ biến trong đời sống của dân thường, bên cạnh đó chính phủ khuyến khích seiza trong giáo dục học đường, vì vậy seiza nhanh chóng lan rộng trong dân chúng.
Seiza được coi là kiểu ngồi truyền thống của người Nhật, nhưng nó chỉ mới trở nên phổ biến trong đời sống của người dân cách đây không lâu.
Nhân đây thì bạn có thể ngồi seiza được không? Tôi thì không giỏi ngồi theo tư thế này lắm, bởi nó khiến tôi bị đau chân.
Xếp hạng bài viết phổ biến
-
Lớp học tiếng Nhật online miễn phí 17075 views
-
Không được ăn ốc bắt ở ruộng lúa 15545 views
-
“Đúng giờ” ở Nhật là như thế nào? 13035 views
Platinum Sponsor
Bronze Sponsors
- Global HR Strategy
- Trường Nhật Ngữ EHLE
Đơn vị hỗ trợ
- Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam
- Trung tâm Giao lưu Văn hoá Nhật Bản tại Việt Nam
- Văn phòng JNTO Hà Nội
- Liên đoàn kinh tế vùng Kansai
- Hội Việt Nam (JAVN)
- Hội hỗ trợ Tomoiki Việt Nhật
- Hiệp hội phát triển giao lưu nguồn nhân lực quốc tế
Đơn vị hợp tác
Tổ chức hỗ trợ du học sinh
Nhật Bản (JASSO)
Mạng lưới luật sư cho lao động người nước ngoài
Bài viết mới
Bài viết liên quan
-
★ Thông tin cơ bản: Kỹ năng đặc định (Bài tổng hợp)
<Nội dung bài viết> 1. Chế độ Kỹ năng đặc định là gì? 2. Nội dung chế độ Kỹ năng đặc định 3. Cách lấy tư cách lưu trú Kỹ năng đặc định 4. Đặc điểm của tư cách lưu trú Kỹ năng đặc định 5. Tổng kết Trước đây, người nước ngoài có thể làm các công việc không đòi hỏi chuyên môn, kỹ thuật cao (hay còn gọi là lao động giản đơn) ở Nhật Bản chủ yếu thuộc 3 loại tư cách lưu trú dưới đây: ❶ “Người vĩnh trú" hay “Người kết hôn với người Nhật" v.v… (có thể làm bất kì loại công việc nào, có thể làm toàn thời gian) ❷ Người có tư cách lưu trú “Du học" và được cấp phép thực hiện hoạt động ngoài tư cách lưu trú. (Về nguyên tắc, mỗi tuần chỉ được làm không quá 28 giờ) ❸ Tư cách lưu trú “Thực tập kỹ năng" (83 ngành nghề/toàn thời gian) Ngoài các loại tư cách lưu trú nêu trên, từ năm 2019 đã có thêm một loại tư cách lưu trú mới gọi là “Kỹ năng đặc định". Tư cách lưu trú Kỹ năng đặc định có 2 loại: “Kỹ năng đòi hỏi phải có tri thức và kinh nghiệm ở mức độ nhất định (Kỹ năng đặc định số 1)” và “Kỹ năng đã thành thạo (Kỹ năng đặc định số 2)”. Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu những điểm chính trong chế độ Kỹ năng đặc định. 【Văn phòng luật Global HR Strategy・Luật sư Sugita Shohei】 1. Chế độ Kỹ năng đặc định là gì? Người nước ngoài có tư cách lưu trú kỹ năng đặc định ngành nông nghiệp (Tỉnh Miyazaki) Mục đích của chế độ Kỹ năng đặc định Năm 2019, “Luật quản lý xuất nhập cảnh và người tị nạn (Luật xuất nhập cảnh)” của Nhật Bản được sửa đổi, lập ra 2 tư cách lưu trú mới là “Kỹ năng đặc định số 1” và “Kỹ năng đặc định số 2”. Đây là chế độ chấp nhận lao động người nước ngoài có kỹ năng có thể làm việc trong các ngành sản xuất và dịch vụ đang thiếu nhân lực trầm trọng mà không cần phải qua huấn luyện, thực tập. Các ngành nghề có thể làm việc bằng tư cách Kỹ năng đặc định Số 1 Số 2 Hộ lý, điều dưỡng 〇 Vệ sinh toà nhà 〇 Gia công vật liệu 〇 Chế tạo máy móc sản xuất 〇 Điện, thông tin điện tử 〇 Xây dựng 〇 〇 Công nghiệp đóng tàu 〇 〇 Bảo dưỡng, sửa chữa ô tô 〇 Hàng không 〇 Khách sạn 〇 Nông nghiệp 〇 Ngư nghiệp 〇 Sản xuất thực phẩm, đồ uống 〇 Dịch vụ ăn uống 〇 Những ngành nghề nào đang thiếu nhân lực trầm trọng? Các ngành nghề có thể tiếp nhận lao động Kỹ năng đặc định số 1 (các ngành nghề đặc định) bao gồm 14 ngành nghề trong bảng trên đây. Trong các ngành này, có cả một số ngành mà thực tập sinh kỹ năng không được làm, ví dụ như “dịch vụ ăn uống". Chỉ có 2 ngành nghề được tiếp nhận lao động Kỹ năng đặc định số 2 là ngành xây dựng và công nghiệp đóng tàu. Vị thế của tư cách Kỹ năng đặc định Các bạn hãy xem sơ đồ trên. Ô “Ngành nghề mang tính chuyên môn, kỹ thuật” phía trên bên trái là để chỉ các loại tư cách lưu trú cụ thể như “Nhân lực chuyên môn cao (số 1, 2)” hoặc “Kỹ thuật・Tri thức nhân văn・Nghiệp vụ quốc tế”. Những người có tư cách lưu trú thuộc các loại này còn được gọi chung là “Nhân lực chất lượng cao". Ở Nhật, trước khi tư cách lưu trú Kỹ năng đặc định ra đời thì chỉ tiếp nhận nhân lực người nước ngoài thuộc “Ngành nghề mang tính chuyên môn, kỹ thuật”. Trong khi đó, “Thực tập kỹ năng" được xem như chế độ vừa làm việc vừa học kỹ năng nên không được tính là tiếp nhận lao động nước ngoài đến Nhật Bản. “Kỹ năng đặc định số 1” là tư cách lưu trú được lập ra với vị thế nằm ở giữa “Ngành nghề mang tính chuyên môn, kỹ thuật" và “Thực tập kỹ năng". “Kỹ năng đặc định số 2” là tư cách tư cách lưu trú có tiêu chuẩn kỹ năng ngang bằng với “Ngành nghề mang tính chuyên môn, kỹ thuật", làm việc tại địa điểm sản xuất và cung ứng dịch vụ. 2. Nội dung chế độ Kỹ năng đặc định Các bên tham gia vào chế độ Kỹ năng đặc định Tham gia vào chế độ Kỹ năng đặc định gồm có 3 đối tượng chủ yếu sau: Lao động kỹ năng đặc định người nước ngoài Công ty tiếp nhận (Đơn vị sử dụng lao động Kỹ năng đặc định) Đơn vị đăng ký hỗ trợ Chúng tôi sẽ tập trung giới thiệu nhiệm vụ của các bên tham gia đối với trường hợp “Kỹ năng đặc định số 1”. Đối với chế độ Kỹ năng đặc định, có thể chỉ cần ký hợp đồng hai bên giữa lao động kỹ năng đặc định người nước ngoài và công ty tiếp nhận. Ví dụ, thực tập sinh kỹ năng khi muốn tiếp tục làm việc tại công ty tiếp nhận với tư cách Kỹ năng đặc định số 1 thì việc ký kết hợp đồng giữa hai bên là rất đơn giản. Hỗ trợ lao động kỹ năng đặc định số 1 người nước ngoài Tuy nhiên, trường hợp công ty tiếp nhận và lao động kỹ năng đặc định người nước ngoài chỉ ký hợp đồng hai bên thì công ty vẫn phải thực hiện phần trách nhiệm gọi là “Hỗ trợ lao động kỹ năng đặc định số 1 người nước ngoài”. ■ Nội dung công việc hỗ trợ lao động kỹ năng đặc định số 1 người nước ngoài ① Hướng dẫn trước về cuộc sống ② Đón tại sân bay khi mới sang, đưa ra sân bay khi về nước ③ Hỗ trợ việc đảm bảo chỗ ở (bao gồm cả việc bảo lãnh thuê nhà) ④ Định hướng cuộc sống trong thời gian ở Nhật (Bao gồm cả việc hỗ trợ mở tài khoản ngân hàng và ký kết hợp đồng sử dụng điện thoại di động) ⑤ Hỗ trợ việc học tiếng Nhật để phục vụ cho đời sống ⑥ Giải quyết các vấn đề mà người lao động cần trao đổi hoặc phàn nàn ⑦ Cung cấp thông tin và hỗ trợ thực hiện các thủ tục hành chính (đi cùng) ⑧ Tạo cơ hội giao lưu với người Nhật ⑨ Dù không có trách nhiệm với người lao động nhưng vẫn phải hỗ trợ người lao động chuyển việc trong trường hợp cho thôi việc Công ty tiếp nhận phải lập kế hoạch thực hiện các công việc hỗ trợ nói trên và thực thi theo kế hoạch. Các mục được khoanh hoặc đánh dấu màu cam trong hình vẽ và bảng trên phải được thực hiện bằng ngôn ngữ mà lao động người nước ngoài đó hiểu được. Trong trường hợp công ty tiếp nhận không tự thực hiện được các nội dung hỗ trợ này thì cần phải uỷ thác cho đơn vị đăng ký hỗ trợ. Công ty phái cử Những người đang du học, thực tập kỹ năng hoặc đang làm việc ở Nhật Bản muốn chuyển sang tư cách lưu trú Kỹ năng đặc định thì có thể tìm việc ngay tại Nhật. Tuy nhiên, người đang ở Việt Nam muốn sang Nhật và làm việc với tư cách lưu trú Kỹ năng đặc định thì phải tìm đơn vị tiếp nhận thông qua công ty phái cử ở Việt Nam. Vì vậy, cũng giống như khi đi thực tập kỹ năng, việc tìm kiếm và lựa chọn công ty phái cử là rất quan trọng. Về cách tìm kiếm công ty phái cử, các bạn có thể tham khảo đường link dưới đây. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Cách lựa chọn công ty phái cử *Nội dung trong trang này có sử dụng biểu tượng do APACHE LICENSE2.0 cung cấp 3. Cách lấy tư cách lưu trú Kỹ năng đặc định Đề bài từng ra trong Kỳ thi kỹ năng ngành khách sạn 2 con đường để trở thành lao động Kỹ năng đặc định người nước ngoài Có 2 con đường để lấy được tư cách lưu trú Kỹ năng đặc định số 1 như sau: ① Con đường thi cử: Chứng minh năng lực bằng kỳ thi tiếng Nhật và kiểm tra kỹ năng ② Con đường thực tập kỹ năng: Hoàn thành tốt quá trình thực tập kỹ năng số 2 (thực tập kỹ năng số 1 và số 2, tổng thời gian là 3 năm) Con đường thi cử ・Thi tiếng Nhật: Đỗ kỳ thi năng lực tiếng Nhật (JLPT) từ trình độ N4 trở lên, hoặc đỗ kỳ thi JFT-Basic do Quỹ Giao lưu Quốc tế Nhật Bản tổ chức ※ Đối với ngành hộ lý, ngoài điều kiện trên, phải đỗ kỳ thi kiểm tra năng lực tiếng Nhật ngành hộ lý. ※ JLPT mỗi năm tổ chức 2 lần, JFT-Basic mỗi năm tổ chức 6 lần. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Có thể dự thi JFT-Basic ở Nhật ・Kiểm tra kỹ năng (kỳ thi kỹ năng): Đỗ kỳ thi viết của ngành tương ứng Nếu thi đỗ kỳ thi tiếng Nhật và kỳ thi kỹ năng như trên thì dù chưa từng đến Nhật Bản, bạn cũng có thể trở thành lao động Kỹ năng đặc định số 1. Ngoài ra, số người đang du học ở Nhật Bản hoặc đang làm việc với tư cách lưu trú khác đi thi với mục đích chuyển đổi sang tư cách lưu trú Kỹ năng đặc định đang gia tăng. Con đường thực tập kỹ năng Những ai đã thực tập kỹ năng từ 2 năm 10 tháng trở lên với “kết quả tốt” thì có thể chuyển sang tư cách lưu trú kỹ năng đặc định số 1 cùng ngành nghề đã thực tập mà không phải thi cử. Để xác nhận rằng mình đã thực tập kỹ năng với “kết quả tốt” thì điều quan trọng là trong năm thực tập thứ 3, các bạn cần đỗ kỳ thi kiểm tra kỹ năng cấp 3 và kỳ thi đánh giá kết quả thực tập kỹ năng (cấp chuyên môn). Ngoài ra, nếu muốn làm việc theo tư cách lưu trú Kỹ năng đặc định trong công việc khác với ngành đã thực tập thì chỉ cần đỗ kỳ thi kỹ năng của ngành đó. Trường hợp này, nếu đã hoàn thành quá trình 3 năm thực tập kỹ năng với kết quả tốt thì cũng sẽ được miễn thi năng lực tiếng Nhật. Để chuyển lên tư cách lưu trú Kỹ năng đặc định số 2 Kỹ năng đặc định số 2 là tư cách lưu trú để làm “công việc đòi hỏi kỹ năng đã thành thạo” nên phải đỗ kỳ thi kiểm tra kỹ năng cấp 1 hoặc kỳ thi cấp độ tương đương với nội dung rất khó. Có thể nói là để lên được tư cách lưu trú kỹ năng đặc định số 2 thì cần phải nỗ lực rất nhiều. 4. Đặc điểm của tư cách lưu trú Kỹ năng đặc định Thời hạn lưu trú của tư cách Kỹ năng đặc định ・Kỹ năng đặc định số 1: Tổng thời gian lưu trú tối đa là 5 năm (gia hạn 1 năm, 6 tháng hoặc 4 tháng một lần) ・Kỹ năng đặc định số 2: Có thể gia hạn tư cách lưu trú nhiều lần (gia hạn 3 năm, 1 năm hoặc 6 tháng một lần). Điểm khác biệt so với các tư cách lưu trú khác ・Khác biệt so với tư cách lưu trú thực tập kỹ năng: ① Có thể chuyển việc sang công ty khác ở Nhật Bản ② Nhận được mức đãi ngộ tương đương với người Nhật ・Khác biệt so với tư cách lưu trú “Kỹ thuật・Tri thức nhân văn・Nghiệp vụ quốc tế”: Dù trình độ học vấn thế nào đi nữa vẫn có thể lấy được tư cách lưu trú Điểm khác nhau giữa tư cách lưu trú kỹ năng đặc định số 1 và số 2 (có thể đưa gia đình sang Nhật sống cùng) ・Người có tư cách lưu trú Kỹ năng đặc định số 2 có thể đưa gia đình sang Nhật sống cùng còn Kỹ năng đặc định số 1 thì không. Về tư cách “vĩnh trú” Có lẽ là trong thời gian sống ở Nhật Bản, có nhiều người muốn lấy tư cách lưu trú “người vĩnh trú”. Để lấy được tư cách “người vĩnh trú”, về nguyên tắc, phải sống tại Nhật Bản trong 10 năm liên tục trở lên. Ngoài ra, trong 10 năm đó, phải cư trú trong 5 năm liên tục trở lên với tư cách lao động hoặc tư cách cư trú (ví dụ như kết hôn với người Nhật v.v...) Trường hợp này, “thực tập kỹ năng” và “kỹ năng đặc định số 1” không được coi là “tư cách lao động”, nhưng “kỹ năng đặc định số 2” lại được tính. Nghĩa là nếu bạn ở Nhật liên tục trong 10 năm trở lên, trong đó có 5 năm trở lên theo dạng Kỹ năng đặc định số 2 thì có thể chuyển sang tư cách “vĩnh trú”. 5.Tổng kết Chúng tôi xin tổng kết lại những điểm chính của chế độ Kỹ năng đặc định như sau: Tư cách lưu trú Kỹ năng đặc định có vị thế ở giữa tư cách Ngành nghề mang tính chuyên môn, kỹ thuật và Thực tập kỹ năng Có 14 ngành nghề có thể xin được tư cách lưu trú Kỹ năng đặc định số 1 Có thể ký hợp đồng với công ty tiếp nhận mà không thông qua đơn vị đăng ký hỗ trợ Có hai con đường để trở thành người nước ngoài có kỹ năng đặc định (thực tập kỹ năng và thi cử) Có mức lương ngang với người Nhật và có thể chuyển việc (khác với tư cách lưu trú thực tập kỹ năng) Không có yêu cầu về học vấn (khác với tư cách lưu trú Kỹ thuật・Tri thức nhân văn・Nghiệp vụ quốc tế) Chế độ Kỹ năng đặc định vừa mới được lập ra, thủ tục còn phức tạp. Tuy nhiên, đây là cơ hội mới để có thể làm việc tại Nhật Bản. Các bạn hãy hiểu rõ chế độ này và xem xét kĩ lưỡng xem chế độ này có phù hợp với cách làm việc và con đường sự nghiệp mà bạn mong muốn hay không, nếu có phù hợp thì hãy tận dụng cơ hội nhé.
-
Vol. 36 Sống vui vẻ ở miền thôn quê cùng bạn bè thực tập kỹ năng
Gặp gỡ sempai số này Chị Chu Thị Mức Tháng 5/2014Tốt nghiệp trường THPT Lương Tài 〈Bắc Ninh〉 Tháng 9/2014Vào học trường trung cấp hộ lý 〈Hà Nội〉 Tháng 7/2017Tốt nghiệp trường trung cấp Tháng 9/2017Vào học tại trung tâm tiếng Nhật 〈Hà Nội〉 Tháng 9/2018Sang Nhật → Tập huấn kỹ năng → Thực
-
Ngày Bom nguyên tử và Ngày Kỷ niệm kết thúc chiến tranh
Nhà mái vòm bom nguyên tử © Báo Mainichi (Năm 2019) - Vào ngày 6/8/1945, bom nguyên tử phát nổ ngay bên trên tòa nhà này Tại Nhật Bản, cứ bước sang tháng 8 là trên báo đài đột nhiên lại có nhiều tin tức và chương trình nói về chiến tranh. Đó là bởi vì vào cuối Thế chiến thứ 2, bom nguyên tử đã được ném xuống thành phố Hiroshima vào ngày 6/8/1945, tiếp đó là xuống thành phố Nagasaki vào ngày 9/8 và Nhật Bản tuyên bố đầu hàng vào ngày 15/8. Sau chiến tranh, nước Nhật bị lực lượng Đồng minh chiếm đóng. Hiến pháp Nhật Bản với đặc điểm chủ quyền quốc gia, tôn trọng các quyền cơ bản của con người và chủ nghĩa hòa bình, được ban hành vào năm 1947. Ngày 6/8: Ngày Bom nguyên tử ở Hiroshima Vào 8 giờ 15 phút sáng ngày 6/8/1945, quân đội Mỹ đã ném quả bom nguyên tử xuống thành phố Hiroshima. Đây là lần đầu tiên trên thế giới vũ khí hạt nhân được sử dụng trong đô thị. Bom nguyên tử đã cướp đi sinh mạng của khoảng 140.000 người trong năm đó (chưa rõ con số chính xác). Ngoài ra, còn có rất nhiều người phải chịu di chứng do bị phơi nhiễm chất phóng xạ từ bom nguyên tử hoặc qua đời sau đó. Danh sách các nạn nhân qua đời vì bom nguyên tử ở thành phố Hiroshima có hơn 310.000 người. Để tưởng nhớ các nạn nhân bom nguyên tử và khẳng định lại cam kết hòa bình, buổi lễ tưởng niệm hòa bình được tổ chức hằng năm vào ngày 6/8 tại thành phố Hiroshima. Thắp đèn lồng gửi gắm nguyện ước hòa bình © Báo Mainichi (Thành phố Hiroshima, ngày 6/8/2019) Thắp đèn lồng gửi gắm nguyện ước hòa bình © Báo Mainichi (Thành phố Hiroshima, ngày 6/8/2019) Ngày 9/8: Ngày Bom nguyên tử ở Nagasaki Lễ cầu nguyện hòa bình ở Nagasaki © Báo Mainichi (Ngày 9/8/2019) Ba ngày sau vụ ném bom nguyên tử ở Hiroshima, quân đội Mỹ tiếp tục ném bom nguyên tử xuống thành phố Nagasaki vào lúc 11 giờ 02 phút sáng ngày 9/8, khiến khoảng 74.000 người thiệt mạng. Ngoài ra, còn có hơn 180.000 người được liệt kê trong danh sách nạn nhân bom nguyên tử ở thành phố Nagasaki. Buổi lễ cầu nguyện hòa bình được tổ chức vào ngày 9/8 hằng năm tại thành phố Nagasaki. Ngày 15/8: Ngày Kỷ niệm kết thúc chiến tranh Ngay sau khi Hiroshima và Nagasaki bị ném bom nguyên tử, Chính phủ Nhật Bản tuyên bố đầu hàng quân Đồng minh vào ngày 14/8/1945. Thiên Hoàng thông báo với người dân việc đầu hàng qua sóng phát thanh vào hôm sau, ngày 15/8. Ngày 15/8 được coi là "Ngày Kỷ niệm kết thúc chiến tranh" tại Nhật Bản. Tại Nhật Bản, trong nửa đầu tháng 8 trên báo đài đều có đăng và phát sóng nhiều chuyên đề đặc biệt về chiến tranh. Một bộ phim hoạt hình về sự tàn khốc của chiến tranh cũng sẽ được phát sóng. Tất cả những điều này là để nhìn lại quá khứ và cam kết không lặp lại cuộc chiến bi thảm đó một lần nữa. Trên bia tưởng niệm ở Hiroshima có khắc dòng chữ "Sẽ không lặp lại quá khứ" © Báo Mainichi Trên bia tưởng niệm ở Hiroshima có khắc dòng chữ "Sẽ không lặp lại quá khứ" © Báo Mainichi
-
Trò chuyện cùng Sempai_03 Dịch vụ tận tâm Omotenashi của Nhật
Tại các nhà hàng, nhân viên luôn hướng về phía khách hàng, chào thật to và rõ ràng là “Irasshaimase” (xin mời vào), khi đang phục vụ thì chú ý đến tốc độ ăn của khách để mang dần từng món lên. Đó là các trải nghiệm của những sempai làm việc lâu năm trong các nhà hàng ăn uống. Trong loạt bài “Trò chuyện cùng sempai” nói về những cú sốc văn hóa hoặc những trải nghiệm của những người đi trước, hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về dịch vụ tận tâm Omotenashi của Nhật Bản nhé. Những sempai tham gia cuộc trò chuyện lần này Ngọc Linh: Sang Nhật năm 2016. Hiện sống tại tỉnh Kanagawa, sinh viên năm thứ 4, đại học tư thục. Vũ Hà: Sang Nhật năm 2017. Hiện sống tại tỉnh Osaka. Sinh viên cao học Đại học Osaka. Trọng Dũng: Sang Nhật năm 2008. Sau khi học xong ở Nhật thì mở công ty riêng. Lan Anh: Dẫn chương trình. Thành viên ban biên tập KOKORO. Đã sống ở Nhật trên 30 năm. Dịch vụ tận tâm Omotenashi ーー(LA)Ở Nhật Bản có từ "Omotenashi" để chỉ sự phục vụ tận tình, tận tâm. Các em sống ở Nhật đã lâu, đã có ai được phục vụ như vậy chưa? Ngọc Linh: Em từng đi làm thêm (baito) ở nhiều nơi như làm ở cửa hàng tiện lợi (combini), quán cà phê (ở Akihabara), quán ăn kiểu gia đình (Family restaurant), siêu thị, quán gà nướng (Shibuya), quán bít-tết (ở Shinjuku). Mỗi nơi đều có tiêu chuẩn về "omotenashi" riêng nên em có cảm giác như mình được biết rất nhiều tinh hoa trong dịch vụ ở Nhật. Em đã làm 5 năm ở một quán gà nướng ở Shibuya. Khách hàng của quán thuộc đủ mọi tầng lớp. Trước khi có đại dịch COVID-19, cũng có nhiều khách nước ngoài tới quán. Nơi này đã giúp em trưởng thành rất nhiều. Ví dụ: khi khách hàng vào thì tất cả mọi nhân viên phải nhìn về phía khách hàng và nói Irasshaimase (nghĩa là “Xin mời vào”). Dù lúc đó mình đang rửa bát, đang nhặt rau hay đang pha đồ uống… thì cũng dừng lại hết tất cả mọi việc, nhìn vào khách và nói lời chào. Việc này nhằm tỏ ý biết ơn khách hàng vì họ đã chọn đến quán của mình trong khi xung quanh có rất nhiều các cửa hàng khác. Nếu không quay mặt lại, không nói to và nhiệt tình thì lời chào không có ý nghĩa, không thực sự có tình cảm, thành ý. Lúc khách ra về, mình phải "miokuri" tức là ra tận cửa để tiễn khách. Em có nghe cảm nhận của khách hàng. Họ bảo là đến những quán mà nhân viên chào hỏi nhiệt tình là họ có ấn tượng tốt và muốn quay lại. Dù trong lúc ăn, các món có lên chậm một chút thì khách hàng cũng sẽ nhớ lại ấn tượng ban đầu là được chào hỏi nồng hậu nên có thể bỏ qua cho việc phục vụ chậm. Trong những quán nhậu, mọi người có thấy là toilet thường rất sạch sẽ không? Họ thường đặt sổ để khách hàng ghi ý kiến. Họ quan tâm tới những chi tiết nhỏ như để bông ngoáy tai, tăm, nước súc miệng, thậm chí là để cả một món đồ hơi hơi tế nhị một tí là băng vệ sinh cho khách nữ. Em thấy cái đấy chứng tỏ là họ quá là quan tâm. ーー(LA)Em được làm việc tại một cửa hàng tuyệt vời quá. Nếu được vào một nhà hàng có thái độ phục vụ, lời chào vui vẻ như vậy mình cũng thấy thích thú. “Mình đặt bản thân vào vị trí của khách và phục vụ họ với cả tấm lòng” đó chính là tinh thần của Omotenashi. Ngọc Linh: Dạ. Nhà hàng cũng luôn dạy cho bọn em là “Hãy đứng vào vị trí của khách” để làm việc. Ngoài việc chào hỏi nhiệt tình, khi phục vụ bọn em cũng được dạy phải để ý xem tốc độ ăn của khách ra sao để mang đồ ăn ra đúng lúc để khách có thể thưởng thức hương vị ngon nhất. Chứ nếu món trước chưa ăn xong, mình đã mang món tiếp theo ra thì đồ ăn nguội mất, không còn ngon nữa. Trọng Dũng: Để đạt được trình độ như vậy thì cần có nhiều năm làm việc và đúc kết kinh nghiệm. Việt Nam cũng đang ngày một phát triển nhưng chắc cũng phải mất thời gian mới theo kịp dịch vụ của Nhật. Mong sao ngành dịch vụ của Việt Nam cũng học hỏi những điểm hay của Nhật Bản. Công ty tôi cũng hay phái cử nhân viên tới làm việc tại quầy thu ngân hoặc vận chuyển hàng cho siêu thị. Chúng tôi có tới 50 nhân viên người nước ngoài đang làm việc tại siêu thị. Chúng tôi cũng luôn hướng dẫn các bạn mỗi khi có khách tới thì ngẩng lên chào khách và nói “Irasshaimase” (xin mời vào / xin chào) hoặc “arigatou” (cảm ơn). Phục vụ khách ở siêu thị: Vấn đề cần cải thiện Ngọc Linh: Em cũng làm thêm (baito) tại siêu thị. Hình như siêu thị càng lớn thì việc đào tạo nhân viên lại càng không được cẩn thận lắm. Em thấy mấy bạn người Nhật cùng độ tuổi với em, khi làm việc tại các siêu thị lớn đó thì không thực sự quan tâm tới khách hàng lắm, không thể hiện đủ thái độ omotenashi, mà chỉ làm cho xong việc và nhận tiền. Còn nhân viên lớn tuổi hơn thì họ quan tâm tới khách hàng hơn. Vì được đào tạo kỹ tại quán gà nướng nên em cũng rất quan tâm tới khách khi làm ở siêu thị. Nếu gặp khách hàng lớn tuổi, em tự động bê giỏ đồ cho họ ra tận bàn đóng gói hàng hoá. Nhưng các bạn trẻ người Nhật thì không để ý việc đó. Họ tính tiền xong là xong, không quan tâm tới khách có gặp khó khăn gì không. Các em bé đi siêu thị với cha mẹ thì thích tự mình mua những món đồ như kẹo có hình nhân vật mà mình thích. Bé không muốn đưa đồ vào giỏ hàng cùng với cha mẹ. Trong trường hợp đó, em sẽ tính tiền cho bé trước, như vậy bé sẽ ngoan, mình tính tiền cho cha mẹ bé dễ dàng. Nhưng một số bạn Nhật trẻ hoặc mới đi làm thì không kiên trì trong việc xử lý những việc như thế. Ở siêu thị như thế, bọn em cảm thấy họ không giáo dục nhân viên phải quan tâm chu đáo tới khách mà chỉ quan tâm là mình tính đủ tiền hay không, không bị lỗ là được. Muốn tự mình xem hàng kỹ cũng khó ーー(LA)Vũ Hà có cảm nhận gì về dịch vụ của Nhật Bản không? Vũ Hà: Có ạ. Một hôm em vào một cửa hàng giày. Thế là nhân viên chạy đến ngay và hỏi: "Anh cần cỡ bao nhiêu để tôi giới thiệu". Em thì vừa vào nên bảo: "Để từ từ mình xem mẫu mã đã". Thế là nhân viên họ đứng lùi ra sau nhưng em cảm thấy họ vẫn theo dõi em nên em ra khỏi cửa hàng đó luôn vì không đủ thời gian để xem thì rất khó mua. ーー(LA)Ở những cửa hàng sang trọng hoặc các cửa hàng nhỏ thì nhân viên luôn sẵn sàng lại gần khách hàng để hỏi han, hướng dẫn. Cách thể hiện dịch vụ như vậy cũng khiến nhiều khách hàng hài lòng nhưng nhiều khi cũng khiến khách hàng cảm thấy phiền toái nhỉ. Việc thông báo thông tin trên xe điện, xe buýt ーー(LA)Còn dịch vụ trên các phương tiện giao thông công cộng thì các em thấy thế nào? Ngọc Linh: Hồi tháng 10/2021 vừa qua, ở khu vực Tokyo và các tỉnh lân cận có 1 trận động đất khá mạnh, ảnh hưởng tới nhiều tuyến tàu. Hôm sau, em có đi tàu thì nhiều tuyến vẫn bị ảnh hưởng nên tàu đông và bị chậm chuyến. Nhà ga luôn thông báo tình hình tàu chạy và xin lỗi hành khách vì sự chậm trễ, rồi dặn dò hành khách hãy cẩn thận khi đi lại làm em rất cảm động. Vũ Hà: Ở Việt Nam, xe buýt không dừng hẳn cho người lên xuống mà vẫn đi chậm chậm vì thế người xuống, người lên cũng phải thật nhanh chân mới được. Trọng Dũng: Trên tàu điện hoặc xe buýt ở Nhật đều có những chỗ ngồi ưu tiên. Khi đi xe, lái xe thường xuyên thông báo “Trên xe có ghế ưu tiên. Nếu thấy người lớn tuổi, người khuyết tật hoặc phụ nữ có thai hoặc có trẻ nhỏ thì chúng ta hay nhường chỗ nhé”. Ở Việt Nam, khi đi xe buýt cũng đôi khi thấy thông báo “hãy nhường ghế cho người già hoặc trẻ nhỏ” nhưng tôi ít khi thấy ghế nào đề là ghế ưu tiên cả. Vũ Hà: Ở Osaka thì em thấy là ngoài thành phố Osaka, các tàu điện và xe buýt ít có biển báo hoặc thông báo bằng tiếng Anh nên đối với người mới sang hoặc chưa giỏi tiếng Nhật thì cũng gặp nhiều khó khăn. Em rất mong là có thêm nhiều nơi có nhiều thông tin, biển báo bằng tiếng Anh hơn nữa.
Xếp hạng bài viết phổ biến
-
Lớp học tiếng Nhật online miễn phí 17075 views
-
Không được ăn ốc bắt ở ruộng lúa 15545 views
-
“Đúng giờ” ở Nhật là như thế nào? 13035 views
Platinum Sponsor
Bronze Sponsors
- Global HR Strategy
- Trường Nhật Ngữ EHLE
Đơn vị hỗ trợ
- Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam
- Trung tâm Giao lưu Văn hoá Nhật Bản tại Việt Nam
- Văn phòng JNTO Hà Nội
- Liên đoàn kinh tế vùng Kansai
- Hội Việt Nam (JAVN)
- Hội hỗ trợ Tomoiki Việt Nhật
- Hiệp hội phát triển giao lưu nguồn nhân lực quốc tế
Đơn vị hợp tác
Tổ chức hỗ trợ du học sinh
Nhật Bản (JASSO)
Mạng lưới luật sư cho lao động người nước ngoài