Kinh nghiệm của tôi (Thực tập kỹ năng - Kỹ năng đặc định)

vol39_img
By KOKORO(Báo Mainichi+VAIJ;Đơn vị hỗ trợ: Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, v.v.)

Gặp gỡ sempai số này

Phan Thị Cẩm Thúy
  • Tháng 6/2017Tốt nghiệp trường THPT Nguyễn Trãi 〈Tỉnh Bến Tre〉
  • Tháng 2/2018Làm việc tại một cửa hàng ăn uống 〈Tỉnh Bến Tre〉
  • Tháng 12/2018Nhập học trường Nhật ngữ 〈Hồ Chí Minh〉
  • Tháng 8/2019Đến Nhật và theo học lớp tiếng Nhật tập trung
  • Tháng 10/2019Bắt đầu thực tập tại hiệu bánh 〈Tỉnh Kagoshima〉

〈Sinh năm 1995 tại tỉnh Bến Tre〉

Lời mở đầu

Thúy đang xếp nguyên liệu làm bánh mì (tháng 7/2020)

 Ở số này chúng ta sẽ gặp gỡ Thúy, cô bạn đến Nhật làm việc với ước mơ dành dụm tiền mở một quán ăn ở quê nhà. Thúy lựa chọn công việc làm bánh xuất phát từ niềm yêu thích công việc này hơn là mối quan tâm về lương bổng. Dù là một cô nàng khá nghiêm chỉnh, chỉ cần đeo tạp dề và bắt đầu làm bánh, cô bạn này lập tức trở thành một cô nhân viên xông xáo đầy sức sống. Hãy cùng chúng tôi lắng nghe Thúy kể về công việc, về mối quan hệ với “bố nuôi” người Nhật – người luôn là chỗ dựa cho bạn ấy nhé.

Thúy đang xếp nguyên liệu làm bánh mì (tháng 7/2020)

Đến Nhật vì tương lai

Quầy bánh tại nơi Thúy thực tập (tháng 7/2020)

 Bố mẹ và anh trai tôi hiện làm công việc chăn nuôi gia súc, nuôi tôm. Sau khi tốt nghiệp phổ thông, tôi đã từng là đầu bếp ở một quán ăn tại Bến Tre quê mình, vì tôi rất thích nấu ăn. Cũng vì lẽ đó, tôi đã quyết định đến Nhật làm việc với mục tiêu tích cóp tiền vốn để mở một quán ăn của riêng mình trong tương lai. Sau khi trình bày nguyện vọng thực tập trong lĩnh vực liên quan đến nấu ăn, tôi được giới thiệu công việc làm bánh. Và thế là tôi đã đặt chân đến Nhật.

 Trung tâm phái cử của tôi là trung tâm Mirai Human ở TPHCM. Hai vị từ các công ty kinh doanh bánh của Nhật đã đến TPHCM và phỏng vấn chúng tôi qua sự hỗ trợ của thông dịch viên. Số tiền mà tôi trả cho Mirai Human là 115 triệu đồng.

Quầy bánh tại nơi Thúy thực tập (tháng 7/2020)

Cuộc sống cùng với 2 bạn đồng nghiệp

Dùng bữa cùng Ngân ở ký túc xá (tháng 10/2019)

 Vào tháng 10 năm 2019, tôi đã bắt đầu công việc ở hiệu bánh Julian Bakery tại thành phố Kanoya (Kagoshima) cùng với Ngân, người bạn đi cùng khóa. Tôi và Ngân cũng ở cùng 1 phòng ký túc xá 3 giường ngủ. Chỗ làm của tôi gồm có khu vực bếp bánh, quầy bán bánh và khu ghế ngoài trời dành cho khách ăn bánh. Mặc dù ở xa thành phố, cửa hàng rất được yêu thích và nhiều vị khách thường xuyên đến ủng hộ chúng tôi bằng xe ô tô.

 Giờ mở cửa tiệm bánh là 10h sáng, và một ngày làm việc trong tuần của tôi bắt đầu từ 7h đến 13h. Thi thoảng cũng có những ngày làm thêm ngoài giờ. Riêng thứ 7 và chủ nhật, giờ làm việc kéo dài từ 5h sáng đến 14h (giờ mở cửa tiệm 8h sáng), nên tôi phải thức từ 3h để ăn sáng và làm cơm hộp mang đi. Từ ký túc xá nơi tôi ở đến cửa hàng mất 20 phút đạp xe. Những ngày mưa, tôi vẫn mặc áo mưa và đạp xe đi làm như thường.

Dùng bữa cùng Ngân ở ký túc xá (tháng 10/2019)

Những ngày miệt mài nướng bánh

Lấy bánh mì vừa nướng ra lò và tách bánh khỏi khuôn nướng (2020)

 Tôi bắt đầu chuỗi ngày thực tập của mình với nhiệm vụ nhớ tên rất nhiều loại bánh. Công việc chính của tôi là chuẩn bị nguyên liệu và nướng bánh. Công việc mỗi sáng đều bắt đầu với quá trình chuẩn bị nguyên liệu. Cụ thể, tôi dùng máy trộn cỡ lớn để trộn đều bột mì, bơ, men nở và nước với nhau, rồi dùng nước sôi để cân chỉnh nhiệt độ nước. Để tạo được nguyên liệu tốt nhất, bắt buộc tôi phải điều chỉnh nhiệt độ nước phù hợp nhất với nhiệt độ phòng cũng như nhiệt độ của bột mì. Đây chính là công đoạn khó nhất. Sau đó, khi nguyên liệu đã bắt đầu lên men, chúng tôi sẽ mang đi nướng trong ngày và cho thành phẩm ra quầy bán.

Lấy bánh mì vừa nướng ra lò và tách bánh khỏi khuôn nướng (2020)

 Trong thời gian ủ bánh mì, tôi sẽ bắt tay vào tạo nguyên liệu cho các loại bánh ngọt. Tùy vào loại bánh mà thành phần và tỉ lệ các nguyên liệu sẽ khác nhau. Ngoài ra, tôi cũng cân đo thật chuẩn xác để nguyên liệu không lệch so với công thức dù chỉ 1 gram. Chuẩn bị nguyên liệu xong, tôi sẽ chia nhỏ ra và mang đi đông lạnh. Không giống như bánh mì, các loại bánh ngọt này không bắt buộc nướng trong ngày mà có thể tạm trữ đông rồi mang ra nướng khi cần thiết. Những lúc được quản lý cửa tiệm khen ngợi vì cho ra lò mẻ bánh đẹp, chính là khoảnh khắc tôi vui sướng nhất.

Tôi đang canh mẻ bánh mì lát nướng và lật bánh

Tôi đang canh mẻ bánh mì lát nướng và lật bánh

Tôi đang bắt kem vào bánh đã nướng xong

Giao lưu cùng người Nhật ở chỗ làm

Dùng bữa trưa tại ký túc xá cùng các nhân viên tiệm bánh vào ngày nghỉ

 Tất cả nhân viên ở chỗ làm của tôi đều là nữ và mọi người đều rất tốt bụng. Chẳng những thường bắt chuyện với chúng tôi, họ còn cho chúng tôi đi nhờ xe ô tô đến cửa tiệm trong những ngày mưa gió. Cũng có những hôm sau khi đóng cửa tiệm, cô quản lý còn chở chúng tôi đi siêu thị để mua sắm.

Dùng bữa trưa tại ký túc xá cùng các nhân viên tiệm bánh vào ngày nghỉ

Làm bánh Giáng sinh tại cửa tiệm (tháng 12/2019)

 Thi thoảng, các nhân viên tiệm bánh lại đến ký túc xá chơi, và chúng tôi lại có dịp làm các món Việt Nam chiêu đãi họ. Đôi lúc sau giờ đóng cửa tiệm, chúng tôi cũng cùng nướng BBQ ngoài trời hoặc cùng đi ăn ngoài, hoặc thậm chí cùng đi chơi bowling. Vào dịp lễ Giáng sinh khoảng 2 tháng sau ngày đến Nhật, chúng tôi được bắt kem toping lên chiếc bánh mà các cô nhân viên nướng cho, rồi mang về ăn ở ký túc xá.

Làm bánh Giáng sinh tại cửa tiệm (tháng 12/2019)

Người bố Nhật Bản của tôi

Cùng với Bố Yamazaki và bạn Ngân (tháng 7/2020)

 Nghiệp đoàn tiếp nhận và quản lý thực tập sinh chúng tôi là Trung tâm kỹ năng Nishi Nihon, có trụ sở chính ở Osaka và chi nhánh đặt tại thành phố Kanoya. Giám đốc chi nhánh Yamazaki Yoshikazu (73 tuổi), cùng các nhân viên nữ lo cho chúng tôi rất chu đáo. Chúng tôi vẫn luôn gọi ông Yamazaki là “Bố”.

Cùng với Bố Yamazaki và bạn Ngân (tháng 7/2020)

Một bữa tiệc nhỏ cùng các bạn thực tập sinh ở công ty khác (2020)

 Bố Yamazaki luôn đến gặp và thăm hỏi chúng tôi vài lần mỗi tháng. Thi thoảng, nữ nhân viên đi cùng ông lại mang cho chúng tôi quần áo cũ do bạn bè gửi tặng. Nhờ đó, chúng tôi không phải tốn kém khoản mua sắm quần áo nữa. Ngoài ra, bố cũng thường quan tâm, dạy tiếng Nhật và thậm chí dùng ô tô chở chúng tôi đi ăn, đi tham quan nhiều nơi. Những khi quản lý cửa tiệm có việc bận, ông cũng thay bà chở chúng tôi đi siêu thị mua sắm. Chẳng những vậy, ông còn đứng ra tổ chức những buổi tiệc để chúng tôi giao lưu cùng thực tập sinh từ các công ty khác, góp phần mở rộng mối liên kết của cộng đồng người Việt ở địa phương.

Một bữa tiệc nhỏ cùng các bạn thực tập sinh ở công ty khác (2020)

Cùng bố nuôi tham quan rừng cây rẽ quạt và thắng cảnh Sakurajima (tỉnh Kagoshima, tháng 11/2019)

Cùng bố nuôi tham quan rừng cây rẽ quạt và thắng cảnh Sakurajima (tỉnh Kagoshima, tháng 11/2019)

Cuộc sống ở Nhật của tôi

 Mỗi ngày ở ký túc xá, tôi đều gọi điện thoại video để trò chuyện với mẹ, và dành khoảng 2 giờ để học tiếng Nhật.

Sổ tay chi tiêu của tôi (tính trung bình một tháng)

※100 yên = 22.148 VND (tính tại thời điểm 31/7/2020)
Thu nhập (tổng thu nhập từ 100.000 yên ~ 110.000 yên)
Tiền lương về tay

100.000 yên ~ 110.000 yên

※Là lương nhận được sau khi đã trừ tiền thuế, bảo hiểm và tiền ở ký túc xá

※Trong phần khấu trừ có 22.100 yên tiền ký túc xá (đã bao gồm tiền nước, tiêu thụ năng lượng và wifi)

Chi tiêu (tổng cộng 15.000 yên)
Tiền ăn

12.000 yên

※Hầu hết là tôi tự nấu ăn

Tiền tiêu vặt – Chi phí đi lại

3.000 yên

※Tôi hầu như không mua sắm mỹ phẩm và quần áo. Tôi cũng mang đồ lót từ Việt Nam sang đủ dùng trong thời gian 3 năm

Tiền dư ra, tiết kiệm được (85.000 yên ~ 95.000 yên)
Số tiền dư ra

85.000 yên ~ 95.000 yên

※Cứ mỗi 3 tháng tôi lại gửi khoảng 220.000 yên về cho bố mẹ

Ngắm hoa anh đào khi đang trên đường cùng bố Yamazaki đi mua sắm bằng ô tô (tháng 4/2020)

Ngắm hoa anh đào khi đang trên đường cùng bố Yamazaki đi mua sắm bằng ô tô (tháng 4/2020)

Nguyện vọng làm việc lâu dài ở Nhật

Cùng dùng bữa với bố nuôi tại một quán ăn gần nhà

 Thỉnh thoảng, bố lại đãi chúng tôi ăn ở cửa hàng. Ngày đầu tiên đặt chân đến Kagoshima, ông đưa chúng tôi đi ăn ở một tiệm mì Ramen. Món Ramen ở đó rất ngon nên nhất định tôi sẽ mời gia đình mình ăn thử nếu một ngày nào đó họ đến Nhật Bản. Ngoài ra, khi tiếng Nhật tiến bộ thêm một chút, tôi cũng rất muốn đi thăm thú nhiều nơi của đất nước này. Một trong số những nơi khiến tôi mê mẩn chính là danh thắng Shirakawago của tỉnh Gifu.

 Thỉnh thoảng, bố lại đãi chúng tôi ăn ở cửa hàng. Ngày đầu tiên đặt chân đến Kagoshima, ông đưa chúng tôi đi ăn ở một tiệm mì Ramen. Món Ramen ở đó rất ngon nên nhất định tôi sẽ mời gia đình mình ăn thử nếu một ngày nào đó họ đến Nhật Bản. Ngoài ra, khi tiếng Nhật tiến bộ thêm một chút, tôi cũng rất muốn đi thăm thú nhiều nơi của đất nước này. Một trong số những nơi khiến tôi mê mẩn chính là danh thắng Shirakawago của tỉnh Gifu.

 Mặc dù giấc mơ của tôi là mở một cửa hàng ăn uống ở quê nhà trước 30 tuổi, nhưng hiện giờ tôi chỉ mới sang tuổi 21, lại đang sống giữa tình thương của những con người tử tế như bố Yamazaki và quản lý tiệm bánh. Vì vậy, tôi có nguyện vọng được làm việc ở Nhật Bản một thời gian dài nhất có thể.

Cùng dùng bữa với bố nuôi tại một quán ăn gần nhà

Mừng sinh nhật bản thân với chiếc bánh kem bố mua tặng (tháng 10/2019)

Mừng sinh nhật bản thân với chiếc bánh kem bố mua tặng (tháng 10/2019)

Chiếc bánh kem tôi tự tay làm tặng bố trong ngày sinh nhật của ông (tháng 5/2020)

Chiếc bánh kem tôi tự tay làm tặng bố trong ngày sinh nhật của ông (tháng 5/2020)

Thúy cùng cô Kosaka, quản lý tiệm bánh (tháng 7/2020)

【Phỏng vấn】Lời kể của cô Kosaka Yuka (48 tuổi), quản lý tiệm bánh Julian Bakery

 Mặc dù công việc này đòi hỏi tay nghề chuyên môn cao và phải dậy rất sớm, nhưng cả Thúy và Ngân đều làm việc rất chăm chỉ. Cả hai cô bé đều nói được một chút tiếng Nhật những ngày đầu mới đến, còn hiện giờ thì đã có thể hiểu được cả những chỉ dẫn chi tiết nếu tôi nói từ tốn. Đối với quá trình làm bánh, rất khó để cảm nhận độ lên men vừa đủ của bột bánh trước khi nướng, vậy mà Thúy chỉ mất vỏn vẹn một tháng để làm chủ được cảm giác đó. Kỹ năng nướng bánh của Thúy cũng rất giỏi.

 Cô bé này vừa biết ghi chép tỉ mỉ các bước trong công việc, vừa biết nhìn xung quanh để học hỏi, thật sự đã và đang làm việc hết mình cho chúng tôi với chí cầu tiến cao. Ngoài ra trong những lúc cửa hàng bận rộn, không cần tôi nhắc, cô bé vẫn tự biết nhìn ra việc cần làm và hết lòng phụ giúp. Tôi thật lòng rất vui vì có những người trẻ tuổi lại có khát khao mãnh liệt như thế đến với cửa hàng.

Thúy cùng cô Kosaka, quản lý tiệm bánh (tháng 7/2020)

Thúy cùng cô Kosaka, quản lý tiệm bánh (tháng 7/2020)

【Phỏng vấn】Lời kể của cô Kosaka Yuka (48 tuổi), quản lý tiệm bánh Julian Bakery

 Mặc dù công việc này đòi hỏi tay nghề chuyên môn cao và phải dậy rất sớm, nhưng cả Thúy và Ngân đều làm việc rất chăm chỉ. Cả hai cô bé đều nói được một chút tiếng Nhật những ngày đầu mới đến, còn hiện giờ thì đã có thể hiểu được cả những chỉ dẫn chi tiết nếu tôi nói từ tốn. Đối với quá trình làm bánh, rất khó để cảm nhận độ lên men vừa đủ của bột bánh trước khi nướng, vậy mà Thúy chỉ mất vỏn vẹn một tháng để làm chủ được cảm giác đó. Kỹ năng nướng bánh của Thúy cũng rất giỏi.

 Cô bé này vừa biết ghi chép tỉ mỉ các bước trong công việc, vừa biết nhìn xung quanh để học hỏi, thật sự đã và đang làm việc hết mình cho chúng tôi với chí cầu tiến cao. Ngoài ra trong những lúc cửa hàng bận rộn, không cần tôi nhắc, cô bé vẫn tự biết nhìn ra việc cần làm và hết lòng phụ giúp. Tôi thật lòng rất vui vì có những người trẻ tuổi lại có khát khao mãnh liệt như thế đến với cửa hàng.

Thúy cùng cô Kosaka, quản lý tiệm bánh (tháng 7/2020)