Cuộc sống - Visa

img detail
07/09/2020 Cuộc sống - Visa

     Hơn 4 năm ở Nhật, phải đến năm 2019 mới biết được thế nào là phòng bão. Đầu tháng 10/2019, khi mà thiệt hại do cơn bão mạnh Faxai (bão số 15) gây ra ở tỉnh Chiba hồi tháng 9 vẫn còn ngổn ngang thì nghe tin lại sắp có siêu bão Hagibis (bão số 19). Dự báo đây là cơn bão mạnh nhất trong mấy chục thập kỷ qua, mà Tokyo lại ngay vùng bão đổ bộ. vợ chồng bảo nhau lần này phải chuẩn bị cẩn thận.

     Bão Hagibis hình thành ngày 6/10/2019. Sau khi trải qua cac giai đoạn “sức mạnh khủng khiếp”, tới “sức mạnh vô cùng khủng khiếp” rồi hạ xuống “rất mạnh” cơn bão đổ bộ vào bán đảo Izu của Nhật Bản vào đêm ngày 12.


Sông Chikuwa bị tràn bờ tại khu vực Hoyasu, tỉnh Nagano © Báo Mainichi

     Ba ngày trước khi bão về, mình mới bắt đầu đi mua đồ dự phòng. Lúc đó mới biết nhà mình đã chủ quan rồi. Các siêu thị gần nhà, đến tối là khu nước đóng chai, thịt, bánh mì hết sạch. Rồi bình gas mini, pin và đặc biệt là băng dính – dùng để dán cửa kính hạn chế kính văng khi bị gió giật tung- không lúc nào còn hàng. Trên mạng xã hội, thấy mọi người cũng chia sẻ ảnh chụp những kệ hàng trống trơn.


Kệ hàng trống trơn tại siêu thị ở quận Taito, Tokyo, ngày 11/10/2019 © Báo Mainichi

     Xem tin tức dự báo sức gió, lượng mưa trên vô tuyến ai nấy đều cảm nhận được sự căng thẳng ngày càng tăng. Chiều tối thứ Sáu, 1 ngày trước bão, vợ chồng đi làm về sớm nên cố thu gom nốt những gì có thể. Vác được về đến nhà là mẹ và con gái lao vào làm các món dự trữ, bố với con trai dọn dẹp ban công để cây cối không đổ vào nhà. Vừa làm vừa nghĩ chắc mình chuẩn bị thừa, chắc gì bão to đến thế, rồi đây là Tokyo làm gì có thiệt hại đến mức này…

     Rồi người dạy cho mình biết chuẩn bị chẳng có gì là thừa lại là 2 đứa con mình. Vốn chăm chỉ xem tin tức, trong đợt bão lần trước, cậu con trai Mốc, học sinh năm 6 tiểu học, mất cả buổi tối loay hoay lót báo trong nhà để bê cây cối vào vì lo cây bay xuống đường vào đầu người khác. Lần này cũng vậy. Chuyện dán kính bố mẹ nghĩ là chẳng cần nên không làm, anh ấy tự làm, bảo là “Có đề phòng vẫn hơn chứ”, còn biết lấy cả tấm trải dán lên kính để thêm an toàn. Đồ đạc anh ấy tự bê ra xa cửa sổ, kệ bố mẹ cười bảo không sao đâu.


Những tấm giấy con trai dán lên cửa kính đề phòng kính vỡ

     Còn cô con gái Nấm, học sinh tiểu học năm 4, chiều thứ Sáu đi học về là nhắn mẹ: “Đồ ăn đã đủ chưa hả mẹ”, rồi gọi điện lo lắng không biết nhà đủ nước dự phòng nhỡ khi mất điện hay phải đi sơ tán hay chưa. Trong khi bố mẹ lo việc khác, quay ra đã thấy 2 anh em rủ nhau đi đánh sạch bồn tắm rồi xả đầy nước vào, nói là “để dự trữ, như trên tivi hướng dẫn và học ở trường”.


Xả nước vào bồn tắm phòng khi mất nước

     Trước 19 giờ ngày 12, bão Hagibis đổ bộ lên bán bảo Izu và đi qua khu vực Thủ đô. Dự báo tối bão mới đổ bộ, ấy thế mà từ sáng mưa to, gió mạnh đã gây nhiều vùng. Xem bản tin thấy đã có cảnh nhà tốc mái, nước sông dâng. Rồi điện thoại rung – hội phụ huynh trường gửi thông tin các điểm sơ tán quận đã mở. Đây là lần đầu tiên nhận được tin nhắn như vậy từ khi đến Nhật. Vội vã ghi chép lại địa chỉ sơ tán gần nhất vì sợ nhỡ bão to mất điện, hết pin điện thoại thì biết làm sao.

     Từ trưa đến lúc bão vào Tokyo, điện thoại của cả nhà bắt đầu liên tục nhận được thông báo – tình trạng khẩn cấp tại Tokyo bắt đầu dần lên mức 3, 4 (trên thang đo 5 mức của Nhật). Nhiều khu vực ở Tokyo được khuyến cáo đi sơ tán. Chỗ mình thì chưa, nhưng Mốc nhận ra con sông Kanda chạy qua ga tàu gần nhà xuất hiện trên bản tin, vì mực nước sông đang tăng nhanh. Nhìn dòng nước chảy cuồn cuộn dưới chân cầu ngày ngày cả nhà đi qua, cảm giác cánh cửa kính dù đã được dán kín kia thật mong manh.

     Trước 19 giờ ngày 12, bão Hagibis đổ bộ lên bán bảo Izu và đi qua khu vực Thủ đô. Dự báo tối bão mới đổ bộ, ấy thế mà từ sáng mưa to, gió mạnh đã gây nhiều vùng. Xem bản tin thấy đã có cảnh nhà tốc mái, nước sông dâng. Rồi điện thoại rung – hội phụ huynh trường gửi thông tin các điểm sơ tán quận đã mở. Đây là lần đầu tiên nhận được tin nhắn như vậy từ khi đến Nhật. Vội vã ghi chép lại địa chỉ sơ tán gần nhất vì sợ nhỡ bão to mất điện, hết pin điện thoại thì biết làm sao.

     Từ trưa đến lúc bão vào Tokyo, điện thoại của cả nhà bắt đầu liên tục nhận được thông báo – tình trạng khẩn cấp tại Tokyo bắt đầu dần lên mức 3, 4 (trên thang đo 5 mức của Nhật). Nhiều khu vực ở Tokyo được khuyến cáo đi sơ tán. Chỗ mình thì chưa, nhưng Mốc nhận ra con sông Kanda chạy qua ga tàu gần nhà xuất hiện trên bản tin, vì mực nước sông đang tăng nhanh. Nhìn dòng nước chảy cuồn cuộn dưới chân cầu ngày ngày cả nhà đi qua, cảm giác cánh cửa kính dù đã được dán kín kia thật mong manh.

     Tin tức của bạn bè qua mạng xã hội thì thấy những gì Hagibis gây ra thật ghê gớm. Một cậu bạn ở Kanagawa nửa đêm phải đi sơ tán theo khuyến cáo của chính quyền; có cô bé người quen mới chuyển đến vùng đồi ở Okutama, căn nhà gỗ cứ rung bần bật trong gió mà một mình không biết nên trong nhà hay phải đi sơ tán giữa lúc mưa to gió giật. Rồi cũng có 1-2 cô bạn vẫn đi làm ở Tokyo phải lao ra đường đúng lúc bão to, phải mang theo “lương thực” đề phòng đêm nay không về được vì tàu ngừng chạy. Thậm chí đến giữa đêm, khi mưa ở Tokyo đã ngớt, nhận được tin đến lượt bạn bè ở Saitama có người sàn nhà bị ngập nước lên tới cả chục phân, có người phải đi sơ tán.


Đi sơ tán giữa lúc mưa bão (12/10/2019, thành phố Kawasaki, tỉnh Kanagawa) © Báo Mainichi

     Sáng hôm sau, ở Tokyo bão đã tan, trời trong xanh trở lại, đường phố lại sạch bong như chưa từng có gió gào, mưa xối. Nhưng qua các phương tiện truyền thông mình được biết ở các tỉnh khác ở phía Đông, Đông Bắc trên đường bão ra biển đều gây ngập lụt, lở đất diện rộng, Thiệt hại do bão gây ra vô cùng lớn. Có 90 người tử vong, 9 người bị mất tích, 4.008 ngôi nhà bị hư hại hoặc bị sụp đổ, 70.341 ngôi nhà bị ngập nước.

Một ngôi nhà ở thành phố Saitama bị ngập nước

     Đến tháng 11, khi có dịp đến một vùng ở Fukushima, mình được người địa phương chỉ cho những nơi vẫn chưa phục hồi sau bão, với nhà tốc mái, cột điện đổ…Tokyo, nơi mình ở không bị bão tàn phá, chỉ là may mắn hơn những chỗ khác mà thôi, nên mình thấy như mới chỉ được tập dượt chứ không phải chống chọi thực sự với bão.

     Người Việt ở Việt Nam có lẽ chỉ có mấy vùng hay có bão mới quen với việc chuẩn bị phòng bão, tích trữ đồ ăn, còn dân Hà Nội nhiều người chắc bảo chả lo, siêu thị vẫn đầy. Các bạn Việt sang đây, nhất là các bạn mới sang, cũng nhiều người nghĩ thế. Ở Nhật siêu thị nhiều hơn ở Việt Nam mà khi cần đồ phòng bão vẫn hết. Người Nhật chắc cũng chẳng ai nghĩ chuẩn bị là thừa, bởi an toàn của bản thân là điều quan trọng nhất.

     Đến tháng 11, khi có dịp đến một vùng ở Fukushima, mình được người địa phương chỉ cho những nơi vẫn chưa phục hồi sau bão, với nhà tốc mái, cột điện đổ…Tokyo, nơi mình ở không bị bão tàn phá, chỉ là may mắn hơn những chỗ khác mà thôi, nên mình thấy như mới chỉ được tập dượt chứ không phải chống chọi thực sự với bão.

     Người Việt ở Việt Nam có lẽ chỉ có mấy vùng hay có bão mới quen với việc chuẩn bị phòng bão, tích trữ đồ ăn, còn dân Hà Nội nhiều người chắc bảo chả lo, siêu thị vẫn đầy. Các bạn Việt sang đây, nhất là các bạn mới sang, cũng nhiều người nghĩ thế. Ở Nhật siêu thị nhiều hơn ở Việt Nam mà khi cần đồ phòng bão vẫn hết. Người Nhật chắc cũng chẳng ai nghĩ chuẩn bị là thừa, bởi an toàn của bản thân là điều quan trọng nhất.