Kinh nghiệm của tôi (Thực tập kỹ năng - Kỹ năng đặc định)

vol42_img0
By KOKORO(Báo Mainichi+VAIJ;Đơn vị hỗ trợ: Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, v.v.)

Gặp gỡ sempai số này

Minh (Tên nhân vật đã được thay đổi)
  • Tháng 6/2012Tốt nghiệp hệ cao đẳng〈Hồ Chí Minh〉
  • Tháng 3/2017Nhập học trung tâm Nhật ngữ 〈Hồ Chí Minh〉
  • Tháng 1/2018Đến Nhật và theo học lớp bồi dưỡng 〈Tỉnh Chiba〉
  • Tháng 2/2018Thực tập tại công ty về xây dựng 〈Tỉnh Saitama〉
  • Tháng 8/2018Bỏ trốn (di chuyển từ tỉnh Chiba sang tỉnh Gunma và tỉnh Ibaraki〉
  • Tháng 3/2019Ra trình diện tại Cục quản lý xuất nhập cảnh
  • Tháng 8/2019Chờ xuất cảnh về nước tại Hội hỗ trợ cộng sinh Việt-Nhật 〈Tokyo〉

〈Sinh năm 1991 tại tỉnh Bến Tre〉

 Minh (tên nhân vật đã được thay đổi), người đã bỏ trốn khỏi công ty thực tập ngành xây dựng và trải qua quãng thời gian lao động bất hợp pháp. Trong bài viết này, Minh sẽ chia sẻ cho chúng ta về nguyên nhân và cuộc sống khi bỏ trốn, cũng như đưa ra lời khuyên làm thế nào để vượt qua mọi khó khăn mà không phải bỏ trốn như bạn.

Đỗ phỏng vấn

Phong cảnh Thành phố Hồ Chí Minh (Ảnh tư liệu)

 Tôi đã làm việc tại hai công ty ở TPHCM sau khi tốt nghiệp hệ cao đẳng. Tuy nhiên tôi đã quyết định ứng tuyển đi thực tập tại Nhật với khát khao kiếm nhiều tiền hơn để đỡ gánh nặng cho bố mẹ. Tháng 3 năm 2017, tôi bắt đầu học tại trung tâm Nhật ngữ và dự các buổi phỏng vấn của các công ty. Tôi đã có nguyện vọng được làm công việc khác do nghe sempai kể lại rằng công việc thi công trên giàn giáo rất vất vả. Tuy vậy, sau 5 lần trượt phỏng vấn và mãi đến lần thứ 6 mới đỗ lại là công việc thi công giàn giáo, tôi đã quyết định lựa chọn công việc này. Tổng số tiền mà tôi đã chi trả cho trung tâm phái cử bao gồm phí thủ tục phái cử, học phí và tiền nhà là 150 triệu đồng (khoảng 68 vạn yên). Số tiền này bố mẹ tôi đã vay từ ngân hàng.

【Lời khuyên từ ban biên tập】

・Chi phí thủ tục sẽ khác nhau tùy thuộc vào trung tâm phái cử. Sẽ không có gì đảm bảo rằng bạn sẽ được giới thiệu một vị trí thực tập lương cao cho dù bạn trả một số tiền lớn.

・Theo quy định của chính phủ Việt Nam, chi phí đào tạo tiếng Nhật cho thực tập sinh kỹ năng với khoảng 520 giờ học không được vượt quá 5.900.000 đồng, và phí thủ tục phái cử ( cho hợp đồng 3 năm) không quá 3600 USD.

・Các bạn có thể tham khảo link dưới đây để hiểu thêm về cách thức lựa chọn công ty thực tập và trung tâm phái cử.

    Link:Sự khác biệt bất ngờ về chi phí ở các trung tâm phái cử / So sánh chi tiết

Bắt đầu thời gian thực tập kỹ năng

Quang cảnh hàng cây anh đào nở rộ nhìn từ phòng trọ ở tầng 9 của tôi (Saitama, 2018)

 Tôi đến Nhật vào tháng 1 năm 2018 và bắt đầu công việc thực tập tại một công ty xây dựng ở tỉnh Saitama từ tháng 2. Cùng với 2 bạn đồng khóa ở trung tâm phái cử, chúng tôi là những thực tập sinh kỹ năng đầu tiên của công ty này. Mỗi sáng tôi đạp xe đến công ty và được sempai người Nhật lái ô tô đưa đến công trường. Hầu hết các công trình thi công là nhà ở riêng lẻ và thi thoảng cũng có nhà cao tầng. Hằng ngày, tôi rời ký túc xá lúc 5h sáng và trở về độ 6 hoặc 7h tối.

Sổ tay chi tiêu của tôi (trung bình mỗi tháng)

※100 yên=21.980 VND (tính tại thời điểm 24/9/2020)
Thu nhập (bình quân 90.000 yên)
Lương thực lãnh

90.000 yên

※Tiền lương thực lãnh sau khi đã trừ các khoản thuế, bảo hiểm xã hội và tiền nhà

※Tiền khấu trừ gồm 20.000 yên tiền nhà, 5.000 ~ 6.000 yên tiền điện, gas và 1600 yên tiền Wifi

Chi tiêu (bình quân 30.000 yên)
Tiền ăn uống

27.000 yên

※Hầu hết tôi tự nấu ăn

Tiền tiêu vặt – Phí đi lại

3.000 yên

Tiền dư ra・Tiết kiệm được (Bình quân 60.000 ~ 70.000 yên)
Tiền dư ra

60.000 ~ 70.000 yên

※Khoản tiền dư ra này tôi gửi về cho bố mẹ

Những bất mãn về tiền lương

Tại công trường trùng tu quy mô lớn một tòa nhà cao tầng (Saitama, tháng 2 năm 2018)

 Trong quá trình thực tập, chúng tôi thường xuyên trao đổi thông tin qua mạng xã hội với nhiều bạn bè là đồng hương và bạn đồng khóa ở trung tâm phái cử. Không bao lâu sau khi đến Nhật, chúng tôi đã nhận ra rằng mặc cho công việc rất cực nhọc nhưng tiền lương thực lãnh (khoảng 90.000 yên) của chúng tôi thuộc mức thấp nhất so với bạn bè đi thực tập ở vùng Kanto.

 Ngoài ra, tôi còn nghe được từ các thực tập sinh ở một công ty xây dựng khác rằng, họ thậm chí còn nhận được khoản tiền tăng ca tương ứng với thời gian di chuyển giữa công ty và công trường. Chúng tôi cũng mất từ 30 phút đến 2 giờ cho một chiều di chuyển như thế, nhưng không hề nhận được khoản tiền nào. Do đó, 3 người chúng tôi đã khiếu nại với giám đốc để có thể nhận được khoản tiền phí di chuyển nêu trên. Tuy vậy, câu trả lời mà chúng tôi nhận được là “thời gian di chuyển không phải là công việc nên không thể trả thù lao được”.

 Sau đó chúng tôi cũng trao đổi với phía tổ chức quản lý. Người phụ trách đã đến ký túc xá và thương lượng với chúng tôi với sự trợ giúp của người phiên dịch từ trung tâm phái cử ở Việt Nam thông qua cuộc gọi video. Tuy nhiên câu trả lời sau cùng vẫn là “Buộc phải chấp nhận do đó là quyết định của giám đốc”.

Những bất mãn về quản lý an toàn lao động

Rất nhiều vật liệu xây dựng đã rơi xuống gần chúng tôi và rất nguy hiểm cho cơ thể

 Một nỗi bất mãn lớn hơn nữa đến từ tính an toàn của công trường thi công. Các sempai người Nhật chỉ đạo chúng tôi đứng bên dưới để đón lấy những ống kim loại mà họ thả xuống từ trên cao. Ban đầu thi thoảng chúng tôi bắt trượt và bị mắng rằng “Làm vậy sẽ hỏng sàn nhà!”. Tuy nhiên việc bắt và chuyền này rất nguy hiểm. Thậm chí cũng có lần những tấm kim loại của giàn giáo còn rơi xuống ngay gần đầu tôi. Cảm nhận rõ ràng rằng công ty này không hề đảm bảo an toàn nơi công trường và sẽ rất nguy hiểm nếu tiếp tục công việc như thế, tôi đã trao đổi với trung tâm phái cử về nguyện vọng chuyển sang một công việc khác. Tuy nhiên họ đã trả lời rằng điều đó là “Không thể ở thời điểm hiện tại”.

Nỗi tuyệt vọng vì “Không thể trông đợi gì vào công ty này nữa”

Cùng với người bạn chung phòng bỏ trốn khỏi ký túc xá

 Như đã trình bày ở trên, chúng tôi đã dần nhận ra sự thật rằng công ty này vừa trả tiền lương thấp lại không thể hy vọng gì vào việc cải thiện an toàn lao động. Bởi thế, tôi và một bạn cùng phòng nữa quyết định sẽ bỏ trốn. Nửa năm sau, người còn lại cũng bỏ trốn khỏi nơi này. Giờ đây nghĩ lại, lẽ ra thời điểm đó chúng tôi nên trao đổi với Hiệp hội thực tập kỹ năng quốc tế (OTIT). Nhưng lúc đó chúng tôi chỉ có thể dùng wifi, không làm hợp đồng sử dụng cuộc gọi điện thoại, lại không hề biết rằng có thể gửi nội dung trao đổi trực tiếp trên homepage của OTIT, nên cuối cùng đã không có cuộc trao đổi nào diễn ra.

【Lời khuyên từ ban biên tập】

 Khi thực tập sinh bỏ trốn khỏi công ty tiếp nhận, tư cách lưu trú của họ có nguy cơ sẽ bị xóa, và quá thời hạn lưu trú đó họ sẽ trở thành người “Cư trú bất hợp pháp”. Ngoài ra nếu làm việc ở một nơi khác mà không được sự cho phép của Cục quản lý xuất nhập cảnh, họ sẽ trở thành “Lao động bất hợp pháp”. Cả hai hành vi này đều là hành vi vi phạm vào Luật quản lý xuất nhập cảnh.

 Đối với những vấn đề xảy ra tại nơi thực tập, trước tiên các bạn nên trao đổi với các tổ chức quản lý. Trường hợp vẫn không thể giải quyết, nhất định phải trao đổi với Hiệp hội thực tập kỹ năng quốc tế (OTIT). Bạn có thể gửi thông tin trao đổi bằng tiếng Việt từ trang bên dưới, hoặc liên lạc đến số điện thoại (0120-250-168)

☆Trường hợp đã trao đổi cùng OTIT nhưng vẫn không giải quyết được, vẫn còn các đường dây nóng hỗ trợ tư vấn dưới đây:

Hội hỗ trợ cộng sinh Việt Nhật(E-mail)n.tomoiki@gmail.com

Hỗ trợ thực tập sinh người nước ngoài(Facebook)https://www.facebook.com/jissyuseisien/

Bỏ trốn

Nhà ga ở gần ký túc xá cũ của tôi. Tôi đã đi tàu điện từ ga này để đến Chiba

 Tháng 8 năm 2018 tức độ nửa năm sau khi bắt đầu công việc thực tập, chúng tôi đã lặng lẽ rời ký túc xá một ngày sau khi nhận lương và chuyển đến ký túc xá của các thực tập sinh ở Chiba. Đây là nơi ở của 3 bạn thực tập sinh cùng trung tâm phái cử với tôi. Chúng tôi đã được trú lại đây khoảng 2 tháng.

 Trong quá trình lưu trú ở nơi này, tôi cũng tìm cho mình công việc khác thông qua các bên trung gian và nhận được tin nhắn giới thiệu công việc, tiền lương từ một bạn người Việt Nam. Dù mức lương ít ỏi nhưng tôi đã thỏa thuận bởi mãi mà chẳng tìm được công việc nào khác. Trên Facebook cũng có những trang chuyên giới thiệu việc làm cho người bỏ trốn, nhưng tôi đã không sử dụng bởi từng nghe quá nhiều lời truyền tai rằng “Nhiều người đã bị lừa lấy hết tiền lương” hay “Có rất ít công việc tốt”…

Làm việc bất hợp pháp tại xưởng đóng cơm hộp (khoảng 5 tháng)

(Ảnh tư liệu)

 Nơi làm việc mà tôi được giới thiệu nằm ở tỉnh Gunma. Xưởng gia công thực phẩm này cũng là nơi làm việc của Đức (tên nhân vật đã được thay đổi) – một người quen của người bạn đã giới thiệu việc cho tôi. Công việc ở đây là cho thức ăn vào và đóng nắp hộp cơm bento. Đồng nghiệp của Đức vì một lý do nào đó thường xuyên nghỉ làm, và tôi làm việc với tư cách “người thay thế” chỉ vào những hôm người này vắng mặt. Hình thức nhận việc là nếu đêm nào có liên lạc từ Đức thì hôm sau tôi sẽ vào làm. Trong suốt quá trình làm việc tại xưởng này, tôi không một lần nào gặp mặt người quản lý, chỉ được Đức dẫn đến chỗ làm, nhận trang phục làm việc từ Đức và nghe theo mọi chỉ dẫn của người này.

  Mỗi tháng số ngày làm việc của tôi chưa đến 10 ngày và lương thực lãnh vào khoảng 60.000 yên. Tiền lương này tôi nhận trao tay từ Đức. Thậm chí tôi còn không rõ Đức đang làm việc với tư cách lưu trú gì. Tôi và nhóm của Đức gồm 5, 6 người Việt làm cùng một nhóm. Dù nhà xưởng rất rộng nhưng hầu như mọi người không giao tiếp với nhau nên tôi cũng không nắm rõ có tất cả bao nhiêu người Việt đang lao động ở đây. Ngoài ra, do tất cả đều mặc trang phục bịt kín người chỉ thấy đôi mắt, nên tuyệt nhiên không ai để ý đến tôi.

 Về chỗ ở, thông qua một kênh giới thiệu khác tôi ở chung nhà cùng với 5 người Việt nữa. Tiền nhà mỗi tháng là 10.000 yên, tiền nước và phí tiêu thụ năng lượng khoảng 5.000 đến 7.000 yên. Tôi hoàn toàn không biết các bạn cùng nhà làm việc ở đâu. Giai đoạn này, do thu nhập quá thấp nên tôi không thể gửi tiền về cho gia đình được, buộc phải vừa làm việc vừa tìm kiếm cho mình công việc kế tiếp.

Làm việc bất hợp pháp tại vườn dâu (khoảng 1 năm)

Tôi đã được nhận vào làm tại vườn dâu mà không cần phải trình thẻ cư trú

 Khoảng 5 tháng sau, tôi chuyển đến một vườn dâu thuộc tỉnh Ibaraki. Người giới thiệu cho tôi chỗ làm này là Tâm (tên nhân vật đã được thay đổi) – bạn cùng khóa ở trung tâm phái cử và cũng bỏ trốn từ một công ty xây dựng khác ở Saitama. Tôi được Tâm (đã làm tại vườn dâu từ trước) dẫn đến gặp chủ vườn người Nhật, nhưng người này không hề kiểm tra thẻ cư trú của tôi mà chỉ hỏi tên rồi hướng dẫn luôn về công việc.

Công việc chính ở vườn dâu là thu hoạch (Ảnh tư liệu)

 Công việc chủ yếu ở vườn dâu là thu hoạch quả. Ngoài thời gian làm việc cố định từ 7h sáng đến 5h chiều, thi thoảng cũng có những buổi làm tăng ca. Lương thực lãnh hằng tháng của tôi khoảng 150.000 yên. Mỗi tháng tôi có thể gửi về cho gia đình từ 80000 đến 110.000 yên, nên sau 8 tháng làm việc tại đây, tôi đã trả hết được số tiền vay ngân hàng ở Việt Nam. Dẫu là công việc bất hợp pháp, nhưng đây là lần đầu tiên từ khi đặt chân đến Nhật tôi có được cảm giác an tâm, ổn định. Thực tập sinh chúng tôi phải gánh khoản nợ rất lớn, vì vậy sẽ không thể nào yên lòng được nếu không có nguồn thu nhập tối thiểu cần thiết.

Cuộc sống chui lủi

Trong thời gian bỏ trốn, tôi chỉ ra ngoài để mua thực phẩm cần thiết (Gunma, 2019)

 Tôi ở chung chỗ cùng với nhóm 4 người của Tâm, đều là đồng nghiệp ở vườn dâu. Tiền nhà hằng tháng đã bao gồm tiền nước và phí điện, gas… chỉ vào khoảng 10000 yên mỗi người. Bạn cùng nhà của tôi đều là những người Việt đã bỏ trốn, và tất cả chúng tôi đều nhận lương qua hình thức trao tay.

 Khoảng thời gian ở Gunma và Ibaraki tôi đều cư trú bất hợp pháp nên đã phải sống những ngày trốn chui trốn nhủi. Nếu ra ngoài và bị cảnh sát kiểm tra hành chính cũng như phát hiện cư trú bất hợp pháp, có khả năng tôi sẽ bị trục xuất về nước và không thể tiếp tục gửi tiền về cho bố mẹ nữa. Do đó tôi quyết định hạn chế tối đa việc ra khỏi nhà. Thậm chí cả việc mua sắm, tôi cũng chỉ ra ngoài để mua thực phẩm, còn những vật dụng khác đều mua trên internet bằng hình thức thanh toán khi nhận hàng. Tôi không lần nào chạm mặt cảnh sát, nhưng các bạn tôi đã từng phải trốn vào các ngõ hẻm khi nhìn thấy họ.

Ra trình diện cục quản lý xuất nhập cảnh

Ga Shinagawa (Tokyo), nơi tôi đến để ra trình diện Cục quản lý xuất nhập cảnh (tháng 3 năm 2020)

 Năm 2020, dịch bệnh Covid-19 lan rộng, do đó bố mẹ tôi rất lo sợ và liên tục hối thúc tôi về nước sớm. Hơn thế nữa, cách đó ít lâu tại Ibaraki đã có người Việt bị bắt do vi phạm luật xuất nhập cảnh, càng khiến tôi cảm thấy bắt đầu mệt mỏi với cuộc sống bế tắc này. Do vậy, vào trung tuần tháng 3 năm 2020 tôi đã ra trình diện tại Cục quản lý xuất nhập cảnh. Tại cơ quan này tôi được phát một tờ “Đơn xác nhận đầu thú” và được tạm thả. Ngày hôm sau khi quay lại, tôi nhận được chỉ thị tự mình mua vé máy bay và về nước.

Sau khi bỏ việc, tôi đã phải tiết kiệm tới mức không đủ khả năng chi trả những bữa ăn đầy đủ (Chiba, tháng 3 năm 2020)

 Sau khi rời vườn dâu, tôi được cho tá túc tại nhà của một người bạn ở Chiba với chi phí 23.000 yên. Tại đây, tôi trang trải cuộc sống bằng khoản lương cuối cùng nhận được ở vườn dâu. Nhưng do ảnh hưởng của dịch Covid-19, tôi không thể tìm được việc làm thêm nào nữa, nên vào tháng 6 gia đình phải gửi 100.000 yên sang để hỗ trợ cho tôi. Sau đó, được sự giới thiệu của một người Việt gặp ở Cục quản lý xuất nhập cảnh , tôi được cho vào ở tại trụ sở của Hội hỗ trợ cộng sinh Việt-Nhật thuộc tổ chức pháp nhân NPO tại Tokyo từ ngày 12 tháng 8. Hiện tại, tôi vẫn đang chờ chuyến bay để về nước.

 Tôi có lời nhắn nhủ đến các bạn sắp sang Nhật tới đây rằng, hãy tìm hiểu thật kỹ lưỡng về mức lương thực lãnh và những đánh giá khách quan về các công ty thực tập trước khi dự phỏng vấn. Ngoài ra, các bạn hãy đầu tư học tiếng Nhật nghiêm túc để có thể đỗ phỏng vấn những công ty mà mình mong muốn.

Gặp gỡ sempai số này

Minh (Tên nhân vật đã được thay đổi)

  • Tháng 6/2012Tốt nghiệp hệ cao đẳng tại TP.HCM
  • Tháng 3/2017Nhập học trung tâm Nhật ngữ tại TP.HCM
  • Tháng 1/2018Đến Nhật và theo học lớp bồi dưỡng (Chiba)
  • Tháng 2/2018Thực tập tại công ty về xây dựng (Saitama)
  • Tháng 8/2018Bỏ trốn (di chuyển từ Chiba sang Gunma và Ibaraki)
  • Tháng 3/2019Ra trình diện tại Cục quản lý xuất nhập cảnh
  • Tháng 8/2019Chờ xuất cảnh về nước tại Hội hỗ trợ cộng sinh Việt-Nhật (Tokyo)

〈Sinh năm 1991 tại tỉnh Bến Tre〉

Minh (tên nhân vật đã được thay đổi), người đã bỏ trốn khỏi công ty thực tập ngành xây dựng và trải qua quãng thời gian lao động bất hợp pháp. Trong bài viết này, Minh sẽ chia sẻ cho chúng ta về nguyên nhân và cuộc sống khi bỏ trốn, cũng như đưa ra lời khuyên làm thế nào để vượt qua mọi khó khăn mà không phải bỏ trốn như bạn.

Đỗ phỏng vấn

Tôi đã làm việc tại hai công ty ở TPHCM sau khi tốt nghiệp hệ cao đẳng. Tuy nhiên tôi đã quyết định ứng tuyển đi thực tập tại Nhật với khát khao kiếm nhiều tiền hơn để đỡ gánh nặng cho bố mẹ. Tháng 3 năm 2017, tôi bắt đầu học tại trung tâm Nhật ngữ và dự các buổi phỏng vấn của các công ty. Tôi đã có nguyện vọng được làm công việc khác do nghe sempai kể lại rằng công việc thi công trên giàn giáo rất vất vả. Tuy vậy, sau 5 lần trượt phỏng vấn và mãi đến lần thứ 6 mới đỗ lại là công việc thi công giàn giáo, tôi đã quyết định lựa chọn công việc này. Tổng số tiền mà tôi đã chi trả cho trung tâm phái cử bao gồm phí thủ tục phái cử, học phí và tiền nhà là 150 triệu đồng (khoảng 68 vạn yên). Số tiền này bố mẹ tôi đã vay từ ngân hàng.

Phong cảnh Thành phố Hồ Chí Minh (Ảnh tư liệu)

【Lời khuyên từ ban biên tập】

・Chi phí thủ tục sẽ khác nhau tùy thuộc vào trung tâm phái cử. Sẽ không có gì đảm bảo rằng bạn sẽ được giới thiệu một vị trí thực tập lương cao cho dù bạn trả một số tiền lớn.

・Theo quy định của chính phủ Việt Nam, chi phí đào tạo tiếng Nhật cho thực tập sinh kỹ năng với khoảng 520 giờ học không được vượt quá 5.900.000 đồng, và phí thủ tục phái cử ( cho hợp đồng 3 năm) không quá 3600 USD.

・Các bạn có thể tham khảo link dưới đây để hiểu thêm về cách thức lựa chọn công ty thực tập và trung tâm phái cử.

Link:Sự khác biệt bất ngờ về chi phí ở các trung tâm phái cử / So sánh chi tiết

Bắt đầu thời gian thực tập kỹ năng

Tôi đến Nhật vào tháng 1 năm 2018 và bắt đầu công việc thực tập tại một công ty xây dựng ở tỉnh Saitama từ tháng 2. Cùng với 2 bạn đồng khóa ở trung tâm phái cử, chúng tôi là những thực tập sinh kỹ năng đầu tiên của công ty này. Mỗi sáng tôi đạp xe đến công ty và được sempai người Nhật lái ô tô đưa đến công trường. Hầu hết các công trình thi công là nhà ở riêng lẻ và thi thoảng cũng có nhà cao tầng. Hằng ngày, tôi rời ký túc xá lúc 5h sáng và trở về độ 6 hoặc 7h tối.

Quang cảnh hàng cây anh đào nở rộ nhìn từ phòng trọ ở tầng 9 của tôi (Saitama, 2018)

Sổ tay chi tiêu của tôi (trung bình mỗi tháng)

※100 yên=21.980 VND (tính tại thời điểm 24/9/2020)

Thu nhập (bình quân 90.000 yên)
Lương thực lãnh

90.000 yên

※Tiền lương thực lãnh sau khi đã trừ các khoản thuế, bảo hiểm xã hội và tiền nhà

※Tiền khấu trừ gồm 20.000 yên tiền nhà, 5.000 ~ 6.000 yên tiền điện, gas và 1600 yên tiền Wifi

Chi tiêu (bình quân 30.000 yên)
Tiền ăn uống

27.000 yên

※Hầu hết tôi tự nấu ăn

Tiền tiêu vặt – Phí đi lại

3.000 yên

Tiền dư ra・Tiết kiệm được (Bình quân 60.000 ~ 70.000 yên)
Tiền dư ra

60.000 ~ 70.000 yên

※Khoản tiền dư ra này tôi gửi về cho bố mẹ

Những bất mãn về tiền lương

Trong quá trình thực tập, chúng tôi thường xuyên trao đổi thông tin qua mạng xã hội với nhiều bạn bè là đồng hương và bạn đồng khóa ở trung tâm phái cử. Không bao lâu sau khi đến Nhật, chúng tôi đã nhận ra rằng mặc cho công việc rất cực nhọc nhưng tiền lương thực lãnh (khoảng 90.000 yên) của chúng tôi thuộc mức thấp nhất so với bạn bè đi thực tập ở vùng Kanto.

Ngoài ra, tôi còn nghe được từ các thực tập sinh ở một công ty xây dựng khác rằng, họ thậm chí còn nhận được khoản tiền tăng ca tương ứng với thời gian di chuyển giữa công ty và công trường. Chúng tôi cũng mất từ 30 phút đến 2 giờ cho một chiều di chuyển như thế, nhưng không hề nhận được khoản tiền nào. Do đó, 3 người chúng tôi đã khiếu nại với giám đốc để có thể nhận được khoản tiền phí di chuyển nêu trên. Tuy vậy, câu trả lời mà chúng tôi nhận được là “thời gian di chuyển không phải là công việc nên không thể trả thù lao được”.

Sau đó chúng tôi cũng trao đổi với phía tổ chức quản lý. Người phụ trách đã đến ký túc xá và thương lượng với chúng tôi với sự trợ giúp của người phiên dịch từ trung tâm phái cử ở Việt Nam thông qua cuộc gọi video. Tuy nhiên câu trả lời sau cùng vẫn là “Buộc phải chấp nhận do đó là quyết định của giám đốc”.

Tại công trường trùng tu quy mô lớn một tòa nhà cao tầng (Saitama, tháng 2 năm 2018)

Những bất mãn về quản lý an toàn lao động

Một nỗi bất mãn lớn hơn nữa đến từ tính an toàn của công trường thi công. Các sempai người Nhật chỉ đạo chúng tôi đứng bên dưới để đón lấy những ống kim loại mà họ thả xuống từ trên cao. Ban đầu thi thoảng chúng tôi bắt trượt và bị mắng rằng “Làm vậy sẽ hỏng sàn nhà!”. Tuy nhiên việc bắt và chuyền này rất nguy hiểm. Thậm chí cũng có lần những tấm kim loại của giàn giáo còn rơi xuống ngay gần đầu tôi. Cảm nhận rõ ràng rằng công ty này không hề đảm bảo an toàn nơi công trường và sẽ rất nguy hiểm nếu tiếp tục công việc như thế, tôi đã trao đổi với trung tâm phái cử về nguyện vọng chuyển sang một công việc khác. Tuy nhiên họ đã trả lời rằng điều đó là “Không thể ở thời điểm hiện tại”.

Rất nhiều vật liệu xây dựng đã rơi xuống gần chúng tôi và rất nguy hiểm cho cơ thể

Nỗi tuyệt vọng vì “Không thể trông đợi gì vào công ty này nữa”

Như đã trình bày ở trên, chúng tôi đã dần nhận ra sự thật rằng công ty này vừa trả tiền lương thấp lại không thể hy vọng gì vào việc cải thiện an toàn lao động. Bởi thế, tôi và một bạn cùng phòng nữa quyết định sẽ bỏ trốn. Nửa năm sau, người còn lại cũng bỏ trốn khỏi nơi này. Giờ đây nghĩ lại, lẽ ra thời điểm đó chúng tôi nên trao đổi với Hiệp hội thực tập kỹ năng quốc tế (OTIT). Nhưng lúc đó chúng tôi chỉ có thể dùng wifi, không làm hợp đồng sử dụng cuộc gọi điện thoại, lại không hề biết rằng có thể gửi nội dung trao đổi trực tiếp trên homepage của OTIT, nên cuối cùng đã không có cuộc trao đổi nào diễn ra.

Cùng với người bạn chung phòng bỏ trốn khỏi ký túc xá

【Lời khuyên từ ban biên tập】

Khi thực tập sinh bỏ trốn khỏi công ty tiếp nhận, tư cách lưu trú của họ có nguy cơ sẽ bị xóa, và quá thời hạn lưu trú đó họ sẽ trở thành người “Cư trú bất hợp pháp”. Ngoài ra nếu làm việc ở một nơi khác mà không được sự cho phép của Cục quản lý xuất nhập cảnh, họ sẽ trở thành “Lao động bất hợp pháp”. Cả hai hành vi này đều là hành vi vi phạm vào Luật quản lý xuất nhập cảnh.

Đối với những vấn đề xảy ra tại nơi thực tập, trước tiên các bạn nên trao đổi với các tổ chức quản lý. Trường hợp vẫn không thể giải quyết, nhất định phải trao đổi với Hiệp hội thực tập kỹ năng quốc tế (OTIT). Bạn có thể gửi thông tin trao đổi bằng tiếng Việt từ trang bên dưới, hoặc liên lạc đến số điện thoại (0120-250-168)

☆Trường hợp đã trao đổi cùng OTIT nhưng vẫn không giải quyết được, vẫn còn các đường dây nóng hỗ trợ tư vấn dưới đây:

Hội hỗ trợ cộng sinh Việt Nhật(E-mail)n.tomoiki@gmail.com

Hỗ trợ thực tập sinh người nước ngoài(Facebook)https://www.facebook.com/jissyuseisien/

Bỏ trốn

Tháng 8 năm 2018 tức độ nửa năm sau khi bắt đầu công việc thực tập, chúng tôi đã lặng lẽ rời ký túc xá một ngày sau khi nhận lương và chuyển đến ký túc xá của các thực tập sinh ở Chiba. Đây là nơi ở của 3 bạn thực tập sinh cùng trung tâm phái cử với tôi. Chúng tôi đã được trú lại đây khoảng 2 tháng.

Trong quá trình lưu trú ở nơi này, tôi cũng tìm cho mình công việc khác thông qua các bên trung gian và nhận được tin nhắn giới thiệu công việc, tiền lương từ một bạn người Việt Nam. Dù mức lương ít ỏi nhưng tôi đã thỏa thuận bởi mãi mà chẳng tìm được công việc nào khác. Trên Facebook cũng có những trang chuyên giới thiệu việc làm cho người bỏ trốn, nhưng tôi đã không sử dụng bởi từng nghe quá nhiều lời truyền tai rằng “Nhiều người đã bị lừa lấy hết tiền lương” hay “Có rất ít công việc tốt”…

Nhà ga ở gần ký túc xá cũ của tôi. Tôi đã đi tàu điện từ ga này để đến Chiba

Làm việc bất hợp pháp tại xưởng đóng cơm hộp (khoảng 5 tháng)

Nơi làm việc mà tôi được giới thiệu nằm ở tỉnh Gunma. Xưởng gia công thực phẩm này cũng là nơi làm việc của Đức (tên nhân vật đã được thay đổi) – một người quen của người bạn đã giới thiệu việc cho tôi. Công việc ở đây là cho thức ăn vào và đóng nắp hộp cơm bento. Đồng nghiệp của Đức vì một lý do nào đó thường xuyên nghỉ làm, và tôi làm việc với tư cách “người thay thế” chỉ vào những hôm người này vắng mặt. Hình thức nhận việc là nếu đêm nào có liên lạc từ Đức thì hôm sau tôi sẽ vào làm. Trong suốt quá trình làm việc tại xưởng này, tôi không một lần nào gặp mặt người quản lý, chỉ được Đức dẫn đến chỗ làm, nhận trang phục làm việc từ Đức và nghe theo mọi chỉ dẫn của người này.

(Ảnh tư liệu)

Mỗi tháng số ngày làm việc của tôi chưa đến 10 ngày và lương thực lãnh vào khoảng 60.000 yên. Tiền lương này tôi nhận trao tay từ Đức. Thậm chí tôi còn không rõ Đức đang làm việc với tư cách lưu trú gì. Tôi và nhóm của Đức gồm 5, 6 người Việt làm cùng một nhóm. Dù nhà xưởng rất rộng nhưng hầu như mọi người không giao tiếp với nhau nên tôi cũng không nắm rõ có tất cả bao nhiêu người Việt đang lao động ở đây. Ngoài ra, do tất cả đều mặc trang phục bịt kín người chỉ thấy đôi mắt, nên tuyệt nhiên không ai để ý đến tôi.

Về chỗ ở, thông qua một kênh giới thiệu khác tôi ở chung nhà cùng với 5 người Việt nữa. Tiền nhà mỗi tháng là 10.000 yên, tiền nước và phí tiêu thụ năng lượng khoảng 5.000 đến 7.000 yên. Tôi hoàn toàn không biết các bạn cùng nhà làm việc ở đâu. Giai đoạn này, do thu nhập quá thấp nên tôi không thể gửi tiền về cho gia đình được, buộc phải vừa làm việc vừa tìm kiếm cho mình công việc kế tiếp.

Làm việc bất hợp pháp tại vườn dâu (khoảng 1 năm)

Khoảng 5 tháng sau, tôi chuyển đến một vườn dâu thuộc tỉnh Ibaraki. Người giới thiệu cho tôi chỗ làm này là Tâm (tên nhân vật đã được thay đổi) – bạn cùng khóa ở trung tâm phái cử và cũng bỏ trốn từ một công ty xây dựng khác ở Saitama. Tôi được Tâm (đã làm tại vườn dâu từ trước) dẫn đến gặp chủ vườn người Nhật, nhưng người này không hề kiểm tra thẻ cư trú của tôi mà chỉ hỏi tên rồi hướng dẫn luôn về công việc.

Tôi đã được nhận vào làm tại vườn dâu mà không cần phải trình thẻ cư trú

Công việc chủ yếu ở vườn dâu là thu hoạch quả. Ngoài thời gian làm việc cố định từ 7h sáng đến 5h chiều, thi thoảng cũng có những buổi làm tăng ca. Lương thực lãnh hằng tháng của tôi khoảng 150.000 yên. Mỗi tháng tôi có thể gửi về cho gia đình từ 80000 đến 110.000 yên, nên sau 8 tháng làm việc tại đây, tôi đã trả hết được số tiền vay ngân hàng ở Việt Nam. Dẫu là công việc bất hợp pháp, nhưng đây là lần đầu tiên từ khi đặt chân đến Nhật tôi có được cảm giác an tâm, ổn định. Thực tập sinh chúng tôi phải gánh khoản nợ rất lớn, vì vậy sẽ không thể nào yên lòng được nếu không có nguồn thu nhập tối thiểu cần thiết.

Công việc chính ở vườn dâu là thu hoạch (Ảnh tư liệu)

Cuộc sống chui nhủi

Tôi ở chung chỗ cùng với nhóm 4 người của Tâm, đều là đồng nghiệp ở vườn dâu. Tiền nhà hằng tháng đã bao gồm tiền nước và phí điện, gas… chỉ vào khoảng 10000 yên mỗi người. Bạn cùng nhà của tôi đều là những người Việt đã bỏ trốn, và tất cả chúng tôi đều nhận lương qua hình thức trao tay.

Khoảng thời gian ở Gunma và Ibaraki tôi đều cư trú bất hợp pháp nên đã phải sống những ngày trốn chui trốn nhủi. Nếu ra ngoài và bị cảnh sát kiểm tra hành chính cũng như phát hiện cư trú bất hợp pháp, có khả năng tôi sẽ bị trục xuất về nước và không thể tiếp tục gửi tiền về cho bố mẹ nữa. Do đó tôi quyết định hạn chế tối đa việc ra khỏi nhà. Thậm chí cả việc mua sắm, tôi cũng chỉ ra ngoài để mua thực phẩm, còn những vật dụng khác đều mua trên internet bằng hình thức thanh toán khi nhận hàng. Tôi không lần nào chạm mặt cảnh sát, nhưng các bạn tôi đã từng phải trốn vào các ngõ hẻm khi nhìn thấy họ.

Trong thời gian bỏ trốn, tôi chỉ ra ngoài để mua thực phẩm cần thiết (Gunma, 2019)

Ra trình diện cục quản lý xuất nhập cảnh

Năm 2020, dịch bệnh Covid-19 lan rộng, do đó bố mẹ tôi rất lo sợ và liên tục hối thúc tôi về nước sớm. Hơn thế nữa, cách đó ít lâu tại Ibaraki đã có người Việt bị bắt do vi phạm luật xuất nhập cảnh, càng khiến tôi cảm thấy bắt đầu mệt mỏi với cuộc sống bế tắc này. Do vậy, vào trung tuần tháng 3 năm 2020 tôi đã ra trình diện tại Cục quản lý xuất nhập cảnh. Tại cơ quan này tôi được phát một tờ “Đơn xác nhận đầu thú” và được tạm thả. Ngày hôm sau khi quay lại, tôi nhận được chỉ thị tự mình mua vé máy bay và về nước.

Ga Shinagawa (Tokyo), nơi tôi đến để ra trình diện Cục quản lý xuất nhập cảnh (tháng 3 năm 2020)

Sau khi rời vườn dâu, tôi được cho tá túc tại nhà của một người bạn ở Chiba với chi phí 23.000 yên. Tại đây, tôi trang trải cuộc sống bằng khoản lương cuối cùng nhận được ở vườn dâu. Nhưng do ảnh hưởng của dịch Covid-19, tôi không thể tìm được việc làm thêm nào nữa, nên vào tháng 6 gia đình phải gửi 100.000 yên sang để hỗ trợ cho tôi. Sau đó, được sự giới thiệu của một người Việt gặp ở Cục quản lý xuất nhập cảnh , tôi được cho vào ở tại trụ sở của Hội hỗ trợ cộng sinh Việt-Nhật thuộc tổ chức pháp nhân NPO tại Tokyo từ ngày 12 tháng 8. Hiện tại, tôi vẫn đang chờ chuyến bay để về nước.

Tôi có lời nhắn nhủ đến các bạn sắp sang Nhật tới đây rằng, hãy tìm hiểu thật kỹ lưỡng về mức lương thực lãnh và những đánh giá khách quan về các công ty thực tập trước khi dự phỏng vấn. Ngoài ra, các bạn hãy đầu tư học tiếng Nhật nghiêm túc để có thể đỗ phỏng vấn những công ty mà mình mong muốn.

Sau khi bỏ việc, tôi đã phải tiết kiệm tới mức không đủ khả năng chi trả những bữa ăn đầy đủ (Chiba, tháng 3 năm 2020)