Cuộc sống - Visa
5 trường hợp thực tế bị bắt vì “làm việc dễ kiếm tiền”
Khi sống ở Nhật Bản, người nước ngoài nhận được nhiều lời đề nghị “kiếm tiền tiêu vặt” từ người quen hoặc thông qua mạng xã hội. Ví dụ: “Tôi sẽ mua thẻ rút tiền hoặc sổ ngân hàng của bạn với giá cao. Những bạn về nước hãy bán lại thẻ và sổ ngân hàng nhé”, “Nếu bạn giúp tôi rút tiền mặt từ máy ATM, tôi sẽ đưa bạn ○ vạn yên”, “Tôi sẽ mua điện thoại di động của bạn với giá cao”, “Bạn chỉ cần mang giúp tôi hành lý, bạn sẽ nhận được ○ vạn yên” v.v. Thoạt nhìn, đây có vẻ như là “một công việc dễ kiếm tiền” nhưng thực chất lại rất nguy hiểm. Nếu bạn nhận những công việc như vậy, bản thân điều đó đã là một tội phạm. Việc này cũng trở thành việc tiếp tay cho một tội phạm lớn nào đó. Chúng tôi sẽ giới thiệu một vài trường hợp người nước ngoài nhận làm những việc như vậy và thực sự đã bị bắt.
<Nội dung>
1. Bị bắt vì cho người khác dùng tài khoản của mình
Năm 2023, cảnh sát tỉnh Saitama bắt giữ một du học sinh Việt Nam 22 tuổi sống ở thành phố Niigata vì tình nghi lừa đảo sau khi mở tài khoản ngân hàng. Du học sinh giải thích rằng “tài khoản này sẽ dùng để gửi và rút tiền trang trải chi phí sinh hoạt” nhưng thực tế là để người khác sử dụng. Đây là tội lừa đảo vì du học sinh này đã lừa dối ngân hàng.
Theo cảnh sát, du học sinh này đã mở tài khoản tại một ngân hàng ở thành phố Niigata, sau đó chia sẻ mật khẩu ngân hàng (Internet banking) và các thông tin của mình với người khác, cho phép họ tự do sử dụng tài khoản. Trong 13 tháng sau đó, khoảng 650 triệu yên đã được chuyển vào tài khoản này trong 400 lần giao dịch từ nhiều tài khoản của người Việt Nam (ở Nhật Bản và Việt Nam).
Số tiền được chuyển vào tài khoản này là tiền lừa được từ nhiều nạn nhân và sau đó được chuyển sang các tài khoản khác và bị người khác rút tiền mặt.
Mua bán thẻ ATM hoặc sổ ngân hàng là phạm tội!|KOKORO
2. Bị bắt vì rút tiền từ tài khoản của người khác
Năm 2023, Sở Cảnh sát Thủ đô (cảnh sát Tokyo) thông báo đã bắt giữ một người đàn ông Trung Quốc thất nghiệp (33 tuổi) vì tình nghi trộm cắp vì rút tiền từ máy ATM bằng thẻ ngân hàng của người khác. Có khả năng cao là người đàn ông này đã sử dụng 184 thẻ rút tiền mặt của người khác để rút hơn 50 triệu yên.
Người đàn ông này bị bắt vì rút tổng cộng 776.000 yên từ máy ATM tại 9 cửa hàng tiện lợi ở Tokyo bằng thẻ ngân hàng của người Việt Nam. Việc rút tiền bằng thẻ ATM của người khác bị coi là hành vi trộm cắp.
Rất nhiều nạn nhân mua sản phẩm từ trang mua sắm trực tuyến giả mạo do nhóm lừa đảo điều hành đã chuyển tiền vào tài khoản này. Trang web giới thiệu quần áo và đồng hồ với giá rẻ, nhưng đó là một trang lừa đảo. Trang web sẽ không gửi hàng ngay cả khi khách hàng đã thanh toán đơn hàng. Nhóm lừa đảo này đã vận hành một số trang web như vậy và được cho là đã lừa đảo khoảng 5000 người trên khắp Nhật Bản với số tiền hơn 100 triệu yên.
Những người bán thẻ rút tiền hoặc sổ ngân hàng cũng là tội phạm vì vi phạm Luật phòng chống chuyển tiền có được từ các hành vi phạm pháp.
3. Bị bắt vì mua điện thoại di động do người khác ký hợp đồng
Năm 2023, Cảnh sát tỉnh Saitama đã bắt giữ một người đàn ông Việt Nam 26 tuổi sống trong tỉnh vì nghi ngờ người này vi phạm Luật phòng chống sử dụng điện thoại di động bất chính vì anh ta đã mua điện thoại di động do người khác ký hợp đồng. Anh ta bị tình nghi là đã mua 4 chiếc điện thoại di động và 4 thẻ SIM do một phụ nữ nước ngoài ở độ tuổi 60 ký hợp đồng.
Đồng phạm của người đàn ông này đã sử dụng mạng xã hội để tìm người bán điện thoại di động và người phụ nữ này đã đăng ký làm việc này. Sau đó, người phụ nữ này được yêu cầu đến một cửa hàng điện thoại di động, ký hợp đồng, mua một chiếc điện thoại di động và bán cho người đàn ông.
Việc mua hoặc bán điện thoại di động có SIM là tội phạm.
4. Bị bắt vì nhận và vận chuyển tiền mặt
Năm 2023, một người phụ nữ lớn tuổi ở tỉnh Saitama nhận được điện thoại từ một người đàn ông tự xưng là con trai bà và nói rằng: “Hôm nay con phải gửi tiền cho đối tác kinh doanh nhưng con đã đánh mất túi xách có tiền của công ty trong đó. Mẹ hãy giúp con”. Sau đó, một người đàn ông đóng giả là cấp dưới của con trai bà đến gần nhà bà và bà đưa cho anh ta 1,3 triệu yên tiền mặt.
Tuy nhiên, ngày hôm sau, bà lại nhận được một cuộc điện thoại nói: “Chúng con vẫn chưa có đủ tiền. Cấp dưới của con sẽ lại đến lấy tiền”. Bà thấy đáng nghi nên đã thử tự mình gọi điện cho con trai mình. Sau đó, bà nhận ra người gọi hôm qua không phải là con trai bà.
Bà gọi cảnh sát và họ đã nấp sẵn để đợi “người đàn ông cấp dưới” đến lấy tiền. Một người đàn ông Việt Nam (28 tuổi) xuất hiện ở đó và bị bắt giữ.
Người đàn ông này từng là thực tập sinh kỹ năng và đã bỏ trốn. Sau khi bỏ trốn, anh ta chỉ có thể tìm được công việc làm thêm ngắn hạn và đang gặp khó khăn về tiền bạc. Lúc đó, anh ta thấy một bài đăng trên mạng xã hội với nội dung “Có ai đang tìm việc không?”. Khi liên hệ với người đăng bài đó, anh ta được giới thiệu với một người Nhật đóng vai trò là người sai việc. Công việc được sai là nhận tiền mặt của người lớn tuổi, mang đến công viên và đưa cho một người Nhật. Người đàn ông Việt Nam này đã thực hiện nhiệm vụ này 4-5 lần trong khoảng hai tháng trước khi bị bắt. Với “công việc” cuối cùng, anh ta đã nhận được 30.000 yên.
Người đàn ông này bị buộc tội âm mưu lừa đảo và bị kết án 3 năm tù giam và 4 năm tù treo.
Loại lừa đảo này được gọi là “lừa đảo đặc biệt”. Vào năm 2022, số người nước ngoài bị cảnh sát bắt giữ vì liên quan đến lừa đảo đặc biệt là 145 người, cao nhất từ trước đến nay. Khoảng 58% trong số này đảm nhận vai trò nhận tiền mặt (Ukeko) và khoảng 20% đảm nhận vai trò rút tiền mặt từ máy ATM (Deshiko).
5. Bị bắt vì làm thêm “vận chuyển đồ để nhận 2 vạn yên”
Năm 2022, một người đàn ông Việt Nam (25 tuổi), từng là thực tập sinh kỹ năng, đang mang theo một gói hàng theo yêu cầu của một người khác ở thành phố Osaka thì bị cảnh sát bao vây và bắt giữ vì vi phạm Luật ma túy đặc biệt. Bên trong gói hàng là MDMA, một loại ma túy tổng hợp.
Người đàn ông này nhận được lời nhờ vả của một người đàn ông giống người Việt mà anh ta gặp ở khu trung tâm thành phố cách đây một tháng. “Kẹo được chuyển đến phòng của tôi, nhưng tôi không muốn gặp chủ nhà vì tôi đóng tiền thuê nhà và trả hóa đơn tiền điện gas muộn. Tôi muốn bạn lấy đồ của tôi và mang đến cho tôi”.
Sau khi bỏ trốn khỏi chương trình thực tập kỹ năng, người đàn ông này không tìm được việc làm ổn định và đang gặp khó khăn về tiền bạc nên đã nhận “công việc” này với mức thù lao 20.000 yên. Anh ta đến căn hộ được chỉ định, nhận gói hàng từ người giao hàng, khi mở hộp ra thì thấy bên trong có hạt cà phê và một hộp sôcôla. Thấy vậy, anh ta thở phào nhẹ nhõm, cho đồ vào túi xách và khi rời khỏi căn hộ thì bị bắt ngay sau đó.
Gói hàng được vận chuyển bằng đường hàng không từ Đức và trong quá trình kiểm tra hải quan, 985 viên MDMA (với giá cuối cùng khoảng 4,93 triệu yên) đã được tìm thấy trong túi hạt cà phê. Cảnh sát đang điều tra xem liệu bên trong có bị thay thế bằng thứ khác hay không và gói hàng sẽ được mang đi đâu.
Người đàn ông bị kết án 1 năm 6 tháng tù giam, 3 năm tù treo.
6. Tổng kết
Nếu bạn bán thẻ ngân hàng hoặc điện thoại di động của mình cho người khác, hoặc giúp ai đó mang hành lý với mục đích “kiếm tiền tiêu vặt”, thì bản thân điều đó đã là một tội phạm. Việc này cũng trở thành việc tiếp tay cho một tội phạm nào đó.
Nếu bạn nhẹ dạ và nhận lời mời làm việc với suy nghĩ rằng “có thể kiếm tiền bằng một công việc đơn giản”, bạn có thể bị cảnh sát bắt giữ như một tội phạm, hoặc trong một số trường hợp, bạn có thể bị trục xuất về nước. Hãy cẩn thận với những “việc ngon” và “câu chuyện đáng ngờ” – có thể kiếm được rất nhiều tiền với một công việc dễ dàng!
① Mua bán tài khoản ngân hàng
・ Việc bán thẻ rút tiền hoặc sổ ngân hàng của bạn cho người khác là tội phạm (Vi phạm Luật phòng chống chuyển tiền có được từ các hành vi phạm pháp). Tài khoản đó sẽ được dùng để bắt nạn nhân bị lừa đảo chuyển tiền vào v.v.
・ Việc mở tài khoản của chính mình với mục đích cho người khác sử dụng cũng là tội phạm (lừa đảo).
② Rút tiền bằng tài khoản của mình
Việc rút tiền được chuyển vào tài khoản ngân hàng của bạn và gửi vào tài khoản khác hoặc đưa cho người khác là tội phạm (Vi phạm Luật phòng chống chuyển tiền có được từ các hành vi phạm pháp). Số tiền đó là tiền liên quan đến lừa đảo và chuyển tiền bất hợp pháp.
③ Rút tiền mặt từ ngân hàng của người khác
Việc rút tiền từ ATM bằng thẻ của người khác là tội phạm (trộm cắp).
④ Mua bán điện thoại di động
Việc bán điện thoại di động cho người khác là tội phạm (Vi phạm Luật phòng chống sử dụng điện thoại di động bất chính). Điện thoại đó được sử dụng cho các tội phạm như lừa đảo v.v..
⑤ Nhận tiền từ người lạ
Việc nhận tiền từ người khác theo yêu cầu của ai đó là việc bạn đang tiếp tay cho một tội phạm (chẳng hạn như lừa đảo v.v.).
⑥ Nhận, giao, vận chuyển đồ, hành lý
Việc nhận đồ, vận chuyển đồ, gửi đồ đi đâu đó cũng có nguy cơ cao trở thành tội phạm (lừa đảo, vi phạm Luật kiểm soát chất kích thích v.v.).
Xếp hạng bài viết phổ biến
-
Lớp học tiếng Nhật online miễn phí 17334 views
-
Không được ăn ốc bắt ở ruộng lúa 15686 views
-
“Đúng giờ” ở Nhật là như thế nào? 13206 views
Platinum Sponsor
Bronze Sponsors
- Global HR Strategy
- Trường Nhật Ngữ EHLE
Đơn vị hỗ trợ
- Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam
- Trung tâm Giao lưu Văn hoá Nhật Bản tại Việt Nam
- Văn phòng JNTO Hà Nội
- Liên đoàn kinh tế vùng Kansai
- Hội Việt Nam (JAVN)
- Hội hỗ trợ Tomoiki Việt Nhật
- Hiệp hội phát triển giao lưu nguồn nhân lực quốc tế
Đơn vị hợp tác
Tổ chức hỗ trợ du học sinh
Nhật Bản (JASSO)
Mạng lưới luật sư cho lao động người nước ngoài
Bài viết mới
Bài viết liên quan
-
Bạn có thể trở thành tội phạm mà không hề hay biết – Hãy cẩn thận với 6 lời mời “dễ dàng nhận được tiền”!
Khi sống ở Nhật, người nước ngoài thường nhận được lời đề nghị “bán thẻ ngân hàng hoặc điện thoại di động” từ người quen hoặc thông qua mạng xã hội. Bạn có thể nhận được lời đề nghị “làm thêm” những công việc như: dùng thẻ của người khác để rút tiền mặt ở ATM, mang hành lý hộ người khác v.v. Chúng ta có xu hướng nghĩ rằng “có thể kiếm tiền bằng công việc nhẹ nhàng” nhưng “việc ngon” như thế này lại rất nguy hiểm. Nếu bạn nhẹ dạ và nhận những công việc như thế này, bạn có thể bị cảnh sát bắt giữ như một tội phạm hoặc bạn đang tiếp tay cho cho một tội ác lớn nào đó. Hơn thế nữa, bạn còn có thể bị trục xuất về nước. <Nội dung> 1. 6 “việc làm thêm” trở thành tội phạm là? 2. Bán thẻ ngân hàng hoặc điện thoại di động = Tội phạm 3. Rút tiền hộ người khác = Tội phạm 4. Nhận và vận chuyển tiền hộ người lạ = Tội phạm 5. Nhận và mang hành lý hộ người khác = Tội phạm 6. Dù có viện cớ là “không biết” thì cũng không được bỏ qua 7. Tổng kết 1. 6 “việc làm thêm” trở thành tội phạm là? Có một số trường hợp những việc bạn làm như một “việc làm thêm” hoặc “việc kiếm tiền tiêu vặt” lại khiến bạn phạm tội. Bảng dưới đây giới thiệu 6 loại việc làm thêm điển hình. Hãy thật cẩn thận vì nhiều khi bạn sẽ được người Việt trên mạng xã hội rủ làm những công việc này. ◆ 6 loại tội mà người nước ngoài dễ phạm phải Bán thẻ, sổ ngân hàng Vi phạm Luật phòng chống chuyển tiền có được từ các hành vi phạm pháp Rút tiền hộ người khác bằng tài khoản của mình Vi phạm Luật phòng chống chuyển tiền có được từ các hành vi phạm pháp Rút tiền từ tài khoản của người khác Trộm cắp Bán điện thoại di động (kèm SIM) Vi phạm Luật phòng chống sử dụng điện thoại di động bất chính Nhận và vận chuyển tiền hộ người lạ Lừa đảo v.v. Nhận và mang hành lý hộ người khác Lừa đảo, vi phạm Luật kiểm soát chất kích thích v.v. Nếu bạn chấp nhận một yêu cầu hoặc lời mời với suy nghĩ đơn giản rằng “có thể kiếm được tiền bằng một công việc đơn giản” thì những gì bạn làm cũng sẽ là một hành vi phạm tội và bạn sẽ tiếp tay cho một nhóm tội phạm. Kết quả là bạn có thể bị cảnh sát bắt giữ như một tội phạm và trong một số trường hợp, bạn có thể bị trục xuất về nước. Sau đây chúng tôi sẽ giải thích chi tiết từng việc làm một. 2. Bán thẻ ngân hàng hoặc điện thoại di động = Tội phạm Việc bán thẻ ngân hàng v.v. = Tội phạm Trên các trang Facebook (bằng tiếng Việt) dành cho người Việt ở Nhật, chúng ta thường bắt gặp những bài đăng có nội dung như “Mua thẻ và sổ ngân hàng với giá cao. Những bạn về nước hãy bán đi”. Nếu bạn phản hồi những bài viết như vậy và bán thẻ v.v., bạn có thể nhận được vài vạn yên. Tuy nhiên, những người đăng những bài viết như thế này có liên quan đến tội phạm và nếu bạn bán thẻ hoặc sổ ngân hàng thì bạn cũng sẽ phạm tội (Vi phạm Luật phòng chống chuyển tiền có được từ các hành vi phạm pháp). Sau đó, tài khoản của bạn có thể bị nhóm lừa đảo sử dụng để lừa ai đó chuyển tiền vào hoặc thực hiện chuyển tiền bất chính. Điều tương tự cũng sẽ xảy ra nếu bạn chia sẻ số tài khoản ngân hàng trực tuyến hoặc mật khẩu của mình với người khác. Khi hành vi phạm tội bị phát hiện và cảnh sát điều tra, người bán tài khoản sẽ ngay lập tức được xác định danh tính, bị cảnh sát thẩm vấn và bắt giữ. ◎ Hãy hủy các tài khoản không cần thiết khi bạn về nước. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Mua bán thẻ ATM hoặc sổ ngân hàng là phạm tội!|KOKORO Việc bán điện thoại di động = Tội phạm Khi bạn bán điện thoại di động của mình cho người khác, điện thoại đó có thể bị kẻ xấu sử dụng để lừa đảo và bắt người khác chuyển tiền. Ví dụ: họ dùng điện thoại để gọi cho đối phương (nạn nhân) hoặc đưa ra chỉ dẫn cho đồng bọn. Ngay cả khi bạn không trực tiếp tiếp tay cho hành vi lừa đảo, việc bán hoặc tặng điện thoại di động của bạn cho người khác cũng là một hành vi phạm tội, vi phạm Luật phòng chống sử dụng điện thoại di động bất chính. ※Nếu điện thoại di động của bạn không có SIM, bạn có thể đưa nó cho người khác. 3. Rút tiền hộ người khác = Tội phạm Rút tiền hộ người khác bằng tài khoản của mình = Tội phạm Nếu bạn giúp ai đó rút một khoản tiền được chuyển vào tài khoản ngân hàng của bạn, sau đó gửi số tiền đó vào tài khoản khác hoặc đưa cho người khác thì đó là hành vi vi phạm Luật phòng chống chuyển tiền có được từ các hành vi phạm pháp. Số tiền đó là tiền chuyển khoản mà kẻ xấu đã lừa ai đó, hoặc là tiền liên quan đến việc chuyển tiền bất chính. Rút tiền từ tài khoản của người khác = Tội phạm Việc rút tiền từ máy ATM bằng thẻ ngân hàng của người khác cũng là tội phạm. Việc rút tiền từ tài khoản của người khác là hành vi trộm cắp. Khi kẻ xấu lừa ai đó chuyển tiền, chúng sẽ bắt nạn nhân chuyển tiền vào tài khoản mà chúng đã mua từ người khác. Nếu bạn rút tiền từ máy ATM, bạn có thể bị nhận dạng bởi đoạn phim camera an ninh của máy ATM và bạn có thể bị cảnh sát thẩm vấn hoặc bắt giữ. Trong nhóm lừa đảo, người chịu trách nhiệm rút tiền từ máy ATM được gọi là “Dashiko”. Vì “Dashiko” có nguy cơ bị cảnh sát bắt rất cao nên các nhóm tội phạm thuê người khác làm “dashiko”. 4. Nhận và vận chuyển tiền hộ người lạ = Tội phạm Nhận và vận chuyển tiền mặt = Tội phạm Nếu bạn được ai đó nhờ nhận tiền hộ và bạn đồng ý làm việc đó thì bạn đang tiếp tay cho một tội phạm nào đó như là lừa đảo v.v. Khi một người xấu lừa dối ai đó và nhận tiền của nạn nhân, họ bắt nạn nhân gửi tiền vào tài khoản hoặc nhận tiền trực tiếp ở đâu đó. Nếu bạn giữ vai trò là người nhận, bạn sẽ tiếp tay cho hành vi lừa đảo và sẽ bị bắt giữ nếu bị cảnh sát phát hiện. Trong nhóm lừa đảo, người nhận tiền từ nạn nhân được gọi là “Ukeko”. Công an thường ẩn náu gần địa điểm giao tiền. Người nhận tiền thường bị bắt nên các nhóm lừa đảo thuê người làm nhiệm vụ nhận tiền. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Ví dụ thực tế về người giữ vai trò nhận tiền bị bắt|KOKORO 5. Nhận và mang hành lý hộ người khác = Tội phạm Nhận, giao, vận chuyển đồ = Tội phạm “Việc làm thêm” nhận đồ được giao tới nhà rồi mang đồ đó tới chỗ khác hoặc gửi tới nơi khác cũng là tội phạm. Việc bị quy vào tội phạm nào tuỳ thuộc vào nội dung bên trong gói hàng. Gói hàng bạn nhận được có liên quan đến một tội phạm. Nội dung gói hàng có thể là ma túy hoặc chất kích thích. Buôn bán chất kích thích, ma túy là một tội phạm nghiêm trọng nên dù bạn có bào chữa bằng cách nói rằng “mình không biết bên trong có gì” thì bạn cũng sẽ bị buộc tội. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Ví dụ thực tế về người vận chuyển đồ bị bắt|KOKORO “Hakobiya” Vận chuyển hành lý bằng máy bay = Tội phạm Có thể bạn sẽ bị nhờ như sau: “Tôi sẽ gửi bạn tiền cảm ơn, vì vậy tôi muốn bạn mang hành lý của tôi lên máy bay và đưa nó cho một người bạn của tôi ở sân bay bạn hạ cánh” hoặc “Tôi sẽ trả cho bạn vài vạn yên để bạn ra nước ngoài và mang quà lưu niệm về”. Tuy nhiên, bạn đừng bao giờ chấp nhận những lời đề nghị như vậy. Gói hàng đó có thể chứa chất bất hợp pháp (chất kích thích hoặc ma túy), mặt hàng bị cấm nhập khẩu hoặc hàng nguy hiểm. Ngay cả khi bạn nói rằng “mình đã vận chuyển mà không biết nội dung bên trong”, bạn vẫn bị buộc tội. 【Vi phạm Luật Kiểm soát chất kích thích, Luật Hải quan, v.v.】 6. Dù có viện cớ là “không biết” thì cũng không được bỏ qua Việc “hakobiya” - vận chuyển chất kích thích hoặc ma túy là tội nghiêm trọng và sẽ bị trừng phạt nghiêm khắc. Ngay cả khi đó là hành lý bạn giữ hộ người khác, bạn sẽ phải chịu trách nhiệm khi bạn tự mang nó. Ngay cả khi bạn khẳng định rằng “không biết bên trong có gì” hoặc “không hiểu bên trong có gì”, thì điều đó cũng không dễ dàng được chấp nhận. Nếu ai đó nói rằng mình đã bị một tổ chức ma túy lợi dụng và “vận chuyển mà không biết đồ bên trong” thì người đó có thể được trắng án tại phiên tòa nếu thẩm phán tin điều đó. Nhưng đây là một điều vô cùng khó khăn. Để những gì bạn nói được thừa nhận trước tòa, bạn phải nhờ một người biết hoàn cảnh xung quanh việc giao gói hàng làm chứng v.v. để chứng minh rằng lời giải thích của bạn là đúng, Ngoài ra, những điều sau đây sẽ được xác nhận trong phiên tòa hình sự. Ai đã nhờ bạn và đã nhờ bạn như thế nào? Tiền cảm ơn mà họ hứa là bao nhiêu? Trong quá trình nhận nhiệm vụ, có tình huống hoặc tương tác nào khiến bạn nghi ngờ có khả năng xảy ra tội phạm không? Tại sao bạn tin đó là hàng hợp pháp? Mục đích của chuyến đi là gì? Ví dụ: nếu thẩm phán xác định rằng “ngay cả khi bạn không thể phân biệt rõ bên trong gói hàng của mình là chất kích thích hoặc ma tuý, bạn vẫn có thể nghi ngờ rằng chúng có thể chứa thứ gì đó bất hợp pháp", thì bạn sẽ có khả năng bị kết tội cao. 7. Tổng kết Nếu bạn bán thẻ ngân hàng, điện thoại di động của mình cho người khác hoặc mang hành lý giúp ai đó để kiếm một chút tiền tiêu vặt thì đó là một tội phạm. Nếu bạn nhận bất kỳ “công việc” hoặc “việc làm thêm” nào được liệt kê dưới đây, bạn có thể bị cảnh sát bắt giữ, vì vậy hãy thật cẩn thận. ① Bán thẻ rút tiền và sổ ngân hàng ② Rút tiền hộ người khác bằng tài khoản của mình ③ Rút tiền từ tài khoản của người khác ④ Bán điện thoại di động (có SIM) ⑤ Nhận và vận chuyển tiền hộ người lạ ⑥ Nhận và mang hành lý hộ người khác
-
9 đặc điểm của các trang web lừa đảo
Gần đây, việc người nước ngoài lập và sử dụng thẻ tín dụng ở Nhật Bản đã trở nên dễ dàng hơn, vì vậy sẽ có rất nhiều người thích mua sắm trực tuyến trên các sàn thương mại điện tử (EC) như Amazon và Rakuten Ichiba. Tuy nhiên, có rất nhiều trường hợp tìm được sản phẩm mong muốn với mức giá hời trên Internet, bạn đã thanh toán nhưng sản phẩm vẫn không đến nơi. Những trường hợp như vậy được coi là các "trang web lừa đảo". Các trang web này được sao chép và làm giả cực tinh vi. Vậy, làm thế nào để phân biệt đâu là trang web lừa đảo? [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Cách lập thẻ tín dụng cho người nước ngoài Những tác hại của website lừa đảo Cảnh sát Nhật Bản đã nhận được rất nhiều lời lời trình báo từ những người bị hại như "Tôi đã mua một món đồ từ một trang mua sắm trực tuyến, đã thanh toán nhưng món hàng đó không đến" hay "Món hàng đã được gửi cho tôi, nhưng hóa ra lại là hàng giả". Các trang web như vậy được gọi là "Trang web lừa đảo" hoặc "Tấn công giả mạo (phishing)". Các trang web gian lận được tạo ra để có thể hiển thị ở ngay trên đầu, khi chúng ta tìm sản phẩm trên các công cụ tìm kiếm. Bên cạnh đó, chúng giả mạo các đơn bị uy tín, nên người tiêu dùng có thể dễ dàng tin rằng chúng là các trang web hợp pháp. Ngoài ra còn có các trang web lừa đảo được làm giống như các trang web ngân hàng trực tuyến, trang web của các tập đoàn lớn và trang web thương mại điện tử nổi tiếng. Nếu bạn nhập những thông tin cá nhân như ID người dùng, mật khẩu, số thẻ tín dụng,…của mình vào những trang web lừa đảo này , thì người điều hành trang web đó có thể sử dụng thông tin cá nhân của bạn để đăng nhập vào trang web thực, chuyển tiền hoặc mua sản phẩm. Phân loại trang web lừa đảo Dưới đây, Kokoro sẽ tổng hợp và giới thiệu một số loại trang web lừa đảo. Mua sắm trực tuyến “Các trang web lừa đảo mua sắm trực tuyến" là các trang web được tạo ra trông giống như các trang web của các thương hiệu hoặc các trang web thương mại điện tử lớn (Amazon, Rakuten Ichiba,…) và gây ra các thiệt hại sau cho người dùng: ・Sản phẩm không tới, dù đã chuyển tiền. Hoặc sản phẩm đó là hàng giả. ・Thông tin cá nhân như số thẻ tín dụng bị đánh cắp và sử dụng sai mục đích. Trang web bán lại vé "Các trang web lừa đảo bán lại vé" là những trang web bán lại những loại vé cao cấp khó kiếm, chẳng hạn như vé xem buổi hòa nhạc của các nghệ sĩ nổi tiếng. Sau khi chuyển tiền cọc, những chiếc vé không thể sử dụng sẽ được gửi tới. Những trang web này thường được giới thiệu tới người dùng qua các tin nhắn SNS kèm link,… Chuyển tiền trực tuyến (Online Banking) Có rất nhiều những trang web lừa đảo giả dạng website ngân hàng trực tuyến (Online Banking). Chúng đánh cắp và lạm dụng thông tin cá nhân người dùng bằng cách yêu cầu bạn nhập ID đăng nhập và mật khẩu. Trong một số trường hợp, mật khẩu dùng một lần cũng bị đánh cắp để lừa đảo chuyển tiền từ tài khoản. Lừa đảo One click “Lừa đảo bằng một cú click chuột” là một loại lừa đảo trong đó người dùng chỉ cần ấn vào URL trên trang web hoặc được đính kèm e-mail lạ, sau đó, chúng sẽ đơn phương tuyên bố rằng hợp đồng đã được ký kết, và yêu cầu thanh toán một số tiền lớn. Đó là một thủ thuật đã phổ biến trên các trang web người lớn trong một thời gian dài, nhưng vẫn có rất nhiều người bị hại. Hãy lưu ý rằng có rất nhiều những trang web lừa đảo lừa đảo bằng một lần click chuột giả dạng các trung tâm tư vấn. Cách nhận biết và phân biệt các trang web lừa đảo Hãy cẩn thận khi mua sắm trên các trang web giá siêu rẻ! Vậy thì, bạn nên nên làm gì để phân biệt đâu là một trang web lừa đảo? Phần dưới đây, Kokoro sẽ tóm tắt các đặc điểm của các trang web này. 1. Giá siêu rẻ Các trang web lừa đảo thu hút người tiêu dùng bằng cách lừa họ nghĩ rằng họ có thể mua sản phẩm với giá thấp hơn bất kỳ nơi nào khác. Nếu giá quá rẻ so với nhiều trang bán khác, đừng mua ngay vì đó có thể là trang web lừa đảo. 2. Dù là mặt hàng khó tìm đến đâu, nhưng lại luôn được hiển thị là “có sẵn hàng” 3. Địa chỉ và thông tin liên hệ của công ty bán hàng không rõ ràng Hãy kiểm tra kỹ thông tin và địa chỉ của công ty bán hàng Nếu không ghi tên, địa chỉ, số điện thoại của công ty bán hàng hoặc nội dung kỳ lạ thì khả năng cao đó là trang lừa đảo. ・ Sử dụng công cụ tìm kiếm để kiểm tra xem tên, địa chỉ và số điện thoại của công ty bán hàng có tồn tại hay không. ・ Tra cứu vị trí của công ty trên Google Maps hoặc ứng dụng Bản đồ, kiểm tra xem đó có phải là tên thật của địa điểm hay không và liệu nó có ở một nơi như trên núi hay không. ・ Bạn cũng cần nâng cao cảnh giác nếu địa chỉ e-mail của công ty là địa chỉ miễn phí hoặc số điện thoại của công ty là số điện thoại di động. 4. Có nhiều lỗi chính tả, thiếu sót. Tiếng Nhật không được tự nhiên Các website lừa đảo thường do các nhóm nước ngoài lập nên tiếng Nhật thường không được tự nhiên. Nếu văn bản có nhiều điểm kỳ lạ, hay nếu nó chứa các ký tự tiếng Trung chỉ được sử dụng ở Trung Quốc hoặc sử dụng phông chữ không phù hợp với tiếng Nhật, hãy nghi ngờ khả năng đây là trang web lừa đảo. 5. Không thể thanh toán bằng thẻ tín dụng Hãy để ý khi trên trang web phương thức thanh toán duy nhất bạn có thể chọn là chuyển khoản. Để một trang web thương mại điện tử được thanh toán bằng thẻ tín dụng, họ phải vượt qua cuộc kiểm tra nghiêm ngặt của công ty thẻ tín dụng. Khả năng chấp nhận thanh toán bằng thẻ tín dụng là một trong những chỉ số về độ tin cậy của trang web. Ngoài ra, trong trường hợp thanh toán bằng thẻ tín dụng, nếu bạn không nhận được hàng, bạn có thể liên hệ với công ty thẻ tín dụng và ngừng việc thanh toán. Các trang web lừa đảo thường tránh thanh toán bằng thẻ để thu tiền nhanh chóng. Hãy lưu ý rằng có những trang web lừa đảo ghi rằng có thể sử dụng thẻ tín dụng, nhưng trên thực tế, bạn không thể thanh toán bằng thẻ tín dụng. Ví dụ, ngay cả khi bạn chọn thanh toán bằng thẻ tín dụng, bạn có thể nhận được email sau khi đặt hàng với nội dung chỉ định chuyển khoản ngân hàng. 6. Tài khoản chuyển khoản là tài khoản cá nhân Nếu tài khoản nhận tiền là tài khoản cá nhân chứ không phải là tài khoản công ty, thì rất có khả năng người bán không phải là một pháp nhân. 7. Tên miền có đặc điểm riêng ※ Tham khảo từ trang Web của sở Cảnh sát Nagano Hãy cẩn thận nếu URL trang web của bạn có phần cuối của tên miền website (TLD-Top Level Domain) lạ. Có nhiều báo cáo đã chỉ ra nhiều trang web lừa đảo có phần cuối tên miền như dưới dây. .xyz .online .top .com .icu .shop .site .club 8. Giao thức không được mã hóa Các URL bắt đầu bằng "https://" cho chúng ta biết rằng dữ liệu được truyền giữa trình duyệt và máy chủ được mã hóa bằng công nghệ gọi là tiêu chuẩn mã hóa SSL. Các trang web này tương đối an toàn (mặc dù không phải tất cả đều an toàn). しかし、Tuy nhiên, bạn cần cẩn thận với các trang web có URL bắt đầu bằng "http://" hoặc các trang web hiển thị "http://bảo mật không an toàn". Hãy cẩn thận vì có những trang web như vậy có khả năng cao là trang web lừa đảo. Nhận xét về sản phẩm hay trang web không tự nhiên Nếu chỉ có đánh giá tốt hoặc hầu như không có đánh giá nào, có khả năng đây là một trang web lừa đảo. Hoặc nếu chỉ toàn đánh giá tốt, có khả năng đây là hàng giả. Ngoài ra, trong trường hợp đó là một trang web mua sắm đã tồn tại trong một thời gian dài, khi tìm kiếm tên cửa hàng, thấy nhiều đánh giá từ người dùng là điều bình thường. Tuy nhiên, trang web lừa đảo, sau một thời gian ngắn, sẽ được đóng và mở với một tên miền và tên trang web mới, nên chắc chắn không thể có nhiều đánh giá. Vì vậy, các bạn hãy cảnh giác với các trang web có ít đánh giá như thế này. Các cách bảo vệ bản thân khỏi các trang Web lừa đảo Trang web mua sắm Rakuten Ichiba Để bảo vệ bản thân khỏi các trang web lừa đảo, điều quan trọng là phải chú ý đến các đặc điểm của các trang web lừa đảo Kokoro đã giới thiệu trong chương trước. Ngoài ra, còn có một số biện pháp đối phó khác như dưới đây. Sử dụng các trang thương mại điện tử lớn và uy tín Để bán sản phẩm trên các trang mua sắm lớn (trang EC) như "Rakuten", "Amazon" và "Yahoo!", người bán phải đăng ký với trang chủ quản, và khi đăng ký, sẽ có các đợt thẩm tra kỹ càng như kiểm tra ID,.. Ngoài ra, các trang web bán hàng lớn có các chuyên viên kiểm tra và phát hiện các trang web lừa đảo, đồng thời mỗi ngày nhân viên và AI kiểm tra các trang web để tránh đăng liên kết đến các trang web lừa đảo trên trang của họ. Không mở liên kết trong email hoặc tin nhắn đáng ngờ Một ví dụ về e-mail đáng ngờ Có nhiều trường hợp email (email rác) hoặc tin nhắn SNS có chứa các URL tới trang web lừa đảo và dụ người tiêu dùng nhấp vào liên kết. Chúng ta cần chú ý không click vào liên kết ở trong email hoặc tin nhắn lạ. (Nguy cơ bị nhiễm vi-rút máy tính cũng rất cao) Công cụ kiểm tra trang web lừa đảo (詐欺サイトチェッカー) Có một trang đáng tin cậy gọi là 詐欺サイトチェッカー(Fraud Site Checker-Kiểm tra trang web lừa đảo) Tại đây, bạn dán URL của trang web cần kiểm tra vào đây và click vào nút màu vàng có chữ "Check (チェック)"... Trong trường hợp trang web có độ an toàn cao thì sẽ xuất hiện màn hình như ảnh trên. Trong trường hợp gặp phải trang web lừa đảo Tuy nhiên, dù cẩn thận đến đâu, bạn vẫn có thể trở thành nạn nhân của những kẻ lừa đảo. Trong trường hợp đó, bạn có thể khắc phục thiệt hại bằng cách trình báo với cảnh sát. ・ Nếu bạn trình báo về sự việc cho cảnh sát, cảnh sát có thể đóng băng tài khoản ngân hàng mà số tiền đã được chuyển đến và số tiền có thể được trả lại. ・ Trong trường hợp thanh toán bằng thẻ tín dụng, sau khi trình cáo với cảnh sát, khoản thanh toán trên có thể được công ty thẻ tín dụng hoàn trả lại. ・ Bằng cách trình báo tới cơ quan chức năng, bạn có thể ngăn chặn những thiệt hại tiếp theo do trang web lừa đảo đó gây ra. Tổng kết Bài viết này Kokoro đã tóm tắt các đặc điểm của các trang web lừa đảo cùng với các biện pháp để phòng chống. Số lượng trang web lừa đảo và mức độ thiệt hại tăng mạnh vào mùa mua sắm như dịp cuối năm. Có rất nhiều trường hợp kẻ xấu đánh cắp các thông tin cá nhân người dùng, sau đó sử dụng thông tin đó để liên hệ trực tiếp cho người dùng và nói: "Đây là Amazon. Tài khoản của bạn đã bị xâm phạm. Chúng tôi sẽ xử lý vấn đề này, hãy cho chúng tôi biết ngày sinh và mã PIN của bạn", để có thể lấy thêm được nhiều thông tin cá nhân hơn nữa. Các bạn hãy tham khảo 9 đặc điểm của các trang web lừa đảo (hay tấn công giả mạo Phishing) trên và tự bảo vệ mình khỏi những trang web đó nhé. Giá cực kỳ rẻ Dù là mặt hàng khó tìm đến đâu, nhưng lại được hiển thị là “có sẵn hàng” Địa chỉ và thông tin liên hệ của công ty bán hàng không rõ ràng Có nhiều lỗi chính tả, thiếu sót. Tiếng Nhật không được tự nhiên Không thể thanh toán bằng thẻ tín dụng Tài khoản chuyển khoản là tài khoản cá nhân Tên miền có đặc điểm riêng Đường truyền không được mã hóa Nhận xét về sản phẩm hay trang web không tự nhiên
-
Hãy cẩn thận trước lừa đảo trong tuyển dụng!
Nhiều bạn đã tin vào các bài “Giới thiệu việc làm” đang xuất hiện nhan nhản trên các trang Facebook dành cho người Việt Nam. Sau khi chuyển tiền cọc, phí môi giới thì mất luôn liên lạc với bên giới thiệu! Việc “lừa đảo trong tuyển dụng việc làm” đang xảy ra rất thường xuyên. Chúng tôi kêu gọi các bạn đang sinh sống tại Nhật Bản cẩn thận với những bài đăng tìm việc có những câu như "lương tay không báo thuế". Sau đây xin giới thiệu một số trường hợp cụ thể đã bị lừa để các bạn tham khảo và có biện pháp đề phòng. Em đã bị lừa mất 200.000 yên! Hội Người Việt Nam tại Nhật Bản (VAIJ) đã và đang cung cấp Hotline tư vấn cho người Việt Nam. Trong số đó, những vụ tư vấn về “lừa đảo trong lĩnh vực tuyển dụng việc làm” đang xuất hiện rất nhiều. Vào tháng 8 năm 2021, một nữ thực tập sinh kỹ năng sống ở tỉnh Saitama đã nhìn thấy một bài đăng tuyển dụng trên Facebook Tokyo baito về công việc có thể làm tại nhà, cụ thể là: ・ Công việc dán nhãn son môi ・ Thu nhập hàng tháng 150.000 yên Mức lương về tay hàng tháng cô nhận được khi làm thực tập sinh kỹ năng là khoảng 130.000 yên (khoảng 25.700.000 đồng), đây là mức trung bình của thực tập sinh kỹ năng. Tuy nhiên cô muốn kiếm nhiều tiền hơn nên đã nhắn tin cho người đăng bài quảng cáo việc làm trên. Nội dung chủ yếu của tin nhắn trên ・ Cho mình hỏi việc dán tem son còn tuyển người không ạ? ・ Còn ạ ・ Làm có cần điều kiện gì không ạ? ・ Nếu em dán 1.500 cây thì thù lao 75.000 yên ・ 3.000 cây thì là 180.000 yên Sau khi tiếp tục nói chuyện, bên lừa đảo có nhắn là “Vì là hàng có giá trị cao nên phải gửi tiền đảm bảo”. Người bị hại đã gửi 150.000 yên vào tài khoản mà bên lừa đảo chỉ định. Sau đó, có thông báo là son đã được gửi đi, nhưng số hàng đó đã không đến nhà. Khi bạn gái trên lo lắng và nhắn nói rằng "Tôi muốn hủy đơn việc đã đăng ký", thì bên kia trả lời "OK. Tôi sẽ trả lại tiền đảm bảo. Tuy nhiên, vui lòng chuyển 50.000 yên làm phí thủ tục hoàn trả." Cô không còn cách nào khác là phải chuyển thêm 50.000 yên để lấy lại 150.000 yên. Ngay sau đó, cô không thể liên lạc được với bên kia và tổng số tiền 200.000 yên đã bị lừa mất. Thật đáng tiếc, nhưng việc thực tập sinh kỹ năng làm việc bên ngoài công ty chủ quản là vi phạm pháp luật, vì vậy cô không dám báo cáo thiệt hại cho cảnh sát. Những điểm lưu ý khi xem thông tin tuyển việc Ảnh trên là một bài gửi đăng trên Tokyo baito. Chúng tôi sẽ giải thích những điểm chính và những điểm đáng ngờ của bài đăng. Thông tin chính ・ Làm việc trong bếp hoặc chạy bàn ・ Có thể bắt đầu làm việc ngay ・ Lương theo giờ 1.100 yên ・ Có thể lựa chọn “lương tay không báo thuế” Điểm đáng nghi ngờ "Không báo thuế" là bất hợp pháp. Thoạt nhìn thì có vẻ thân thiện với người tìm việc nhưng cách diễn đạt này lại là một trong những điểm mấu chốt để xác định các bài đăng bất hợp pháp. Hãy cẩn thận với những công việc có từ ngữ này! Những bài viết tuyển việc lừa đảo được thực hiện có tổ chức Tokyo baito không phải nơi duy nhất có các thông tin tuyển việc lừa đảo được đăng tải. Bức ảnh này được đăng lên Tokyo baito vào tháng 11 năm 2021. Sau đây là nội dung bài viết: ・ Tôi thấy một bài đăng thông tin việc làm trên Kanagawa baito. ・ Khi liên hệ với người đăng tin, tôi được giới thiệu cho một người khác, và được người đó hướng dẫn chuyển 22000 yên để làm thủ tục. ・ Khi chuyển khoản, tôi không liên lạc được với cả hai người luôn. Bạn nữ viết bài chỉ ra rằng "các hoạt động lừa đảo việc làm được thực hiện theo nhóm, và những kẻ đồng loã có thể like hoặc comment vào các bài này để tăng tính tương tác". Sử dụng tin và hình ảnh của người khác để đăng tin tìm việc!? Đây cũng là một bài đăng trên Tokyo baito. Bạn nữ trên cho biết “Một người sử dụng tên và hình ảnh cá nhân của mình để đăng tuyển việc làm trên các kênh Tokyo Baito, Kobe Baito, v.v.” Trong tin đăng tuyển dụng trên còn có những lời mời gọi như "lương tay", "không báo thuế". Tổng kết: Làm thế nào để tránh bị lừa đảo Tìm kiếm việc làm bằng những con đường hợp pháp Ở Nhật Bản, việc giới thiệu việc có thu phí mà không có giấy phép kinh doanh là bất hợp pháp. Và hầu hết thông tin việc làm trên SNS đều được gửi bởi những người không có giấy phép này. Những người muốn kiếm tiền bằng cách vi phạm pháp luật, chẳng hạn như người cư trú bất hợp pháp, thực tập sinh kỹ năng muốn làm việc thêm, và những người muốn tránh thuế, là những mục tiêu tốt của họ. Bằng cách này, đã có rất nhiều trường hợp ứng tuyển trên các bài đăng trong group như Bộ Đội Nhật Bản, Tokyo baito và bị lừa phí giới thiệu. Và tài khoản ngân hàng của bên lừa đảo là tài khoản được mua lại bất hợp pháp từ các thực tập sinh hoặc du học sinh đã về nước nên dù có điều tra thì cũng khó có thể tìm ra tội phạm. Ngoài ra, thực tập sinh kỹ năng và người nước ngoài làm việc kĩ năng đặc định được phép làm việc tại Nhật Bản với điều kiện họ chỉ làm việc tại nơi được chỉ định. Khi bạn được giới thiệu việc làm thêm với một cơ sở kinh doanh khác, bạn có thể bị mất tư cách lưu trú nếu bị lộ với cơ quan thuế hoặc cục nhập cư. Hãy tuân thủ luật pháp và kiếm tiền một cách chính đáng.
-
Bài tổng hợp – Các tổ chức tư vấn dành cho người Việt
Nếu bạn gặp các vấn đề trong việc học tập, làm việc (thực tập kỹ năng, làm chính thức tại công ty, làm ngắn hạn tại công ty, làm thêm) hay các vấn đề về đời sống, tư cách lưu trú v.v.; dù đã trao đổi với công ty, các tổ chức tiếp nhận, nhà trường, các anh chị tiền bối v.v. mà vẫn chưa giải quyết được thì lúc đó nên đến đâu để xin tư vấn? Cho đến nay, có rất nhiều anh chị tiền bối đã nhận được sự giúp đỡ từ nhiều tổ chức tư vấn và các hội nhóm hỗ trợ. Dù không thể giải quyết vấn đề ở 1 nơi thì bạn cũng đừng bỏ cuộc, đừng bỏ trốn, hãy thử xin lời khuyên từ nhiều cơ quan, tổ chức hỗ trợ nhé! Các tổ chức tư vấn mà bạn nên biết Hội hỗ trợ Tomoiki Việt Nhật Hiệp hội thực tập kỹ năng quốc tế (OTIT) Nếu bạn gặp khó khăn trong quá trình thực tập kỹ năng mà nghiệp đoàn (công ty tiếp nhận) hay công ty bạn đang làm không giải quyết một cách thỏa đáng, việc đầu tiên bạn nên làm là liên lạc với Hiệp hội thực tập kỹ năng quốc tế (OTIT) để xin tư vấn. Bạn có thể gửi nội dung xin tư vấn bằng tiếng Việt thông qua trang chủ của Hiệp hội. Hiệp hội cũng có hỗ trợ qua điện thoại (0120-250-168) (miễn phí). Nếu bạn có thể đến trực tiếp văn phòng của Hiệp hội (OTIT) thì cũng rất tốt. Khi đó, bạn nên phô tô thẻ lưu trú của mình ở cửa hàng tiện lợi, viết sẵn ra giấy những trăn trở và các điểm bạn thấy không thỏa đáng (bất mãn) rồi mang đến Hiệp hội. Khi tới nơi, bạn có thể đọc những gì đã viết trên giấy và giải thích thêm. Nếu cần, bạn cũng có thể nhờ OTIT hỗ trợ người phiên dịch. Cục kiểm tra tiêu chuẩn lao động Dù bạn là thực tập sinh kỹ năng hay lưu học sinh, hãy xin tư vấn từ Cục kiểm tra tiêu chuẩn lao động trên toàn Nhật Bản về các vấn đề như không được trả tiền làm thêm giờ v.v. Gần đây, Cục cũng hỗ trợ tư vấn cho người nước ngoài. Cục kiểm tra tiêu chuẩn lao động trên toàn Nhật Bản Các tổ chức phi chính phủ đã có nhiều thành tích Hỗ trợ thực tập sinh người nước ngoài Nếu bạn đã trao đổi với những cơ quan trực thuộc nhà nước như OTIT hay Cục kiểm tra tiêu chuẩn lao động mà vẫn chưa giải quyết được vấn đề hoặc không thể tự mình xin tư vấn tại những cơ quan này thì bạn cũng có thể nhờ tới sự hỗ trợ của các tổ chức hỗ trợ phi chính phủ. Đây đều là các tổ chức đã có nhiều thành tích giúp đỡ những người gặp khó khăn. Cổng tư vấn cho thực tập sinh người nước ngoài (Facebook) = Các vấn đề về lao động của thực tập sinh kỹ năng, vấn đề tuyển dụng, vấn đề trong đời sống, các vấn đề liên quan đến tư cách lưu trú. Hội hỗ trợ Tomoiki Việt Nhật = Các vấn đề liên quan đến lao động, tuyển dụng, đời sống, việc làm, tư cách lưu trú của lưu học sinh, thực tập sinh kỹ năng và toàn bộ người Việt Liên đoàn lao động Gifu Chi nhánh người nước ngoài số 2 = Ông 甄凱 (Kenkai) trưởng chi nhánh: 090・8496・9668 (tiếng Nhật) = Các vấn đề liên quan đến việc lao động, tuyển dụng, tư cách lưu trú của thực tập sinh kỹ năng, nhân viên chính thức tại các công ty, nhân viên kí hợp đồng ngắn hạn, toàn bộ lao động người nước ngoài Các đoàn thể và hội nhóm người Việt hoạt động sôi nổi Hội người Việt Nam tại Nhật Bản (VAIJ) =Hotline về đời sống, y tế, sức khỏe: 050-6874-8385 Hội người Việt tại Sendai (SenTVA) Hội người Việt tại Ibaraki Các tổ chức hỗ trợ tư vấn bằng tiếng Việt (tại các thành phố chính) Chúng tôi sẽ giới thiệu với các bạn các tổ chức hỗ trợ tư vấn bằng tiếng Việt (chính) trên toàn Nhật Bản. ■ Thành phố Tokyo Trung tâm hỗ trợ lưu trú dành cho người nước ngoài (FRESC) = Tư vấn về tất cả các vấn đề của người nước ngoài như đời sống, lao động, tuyển dụng, việc làm, tư cách lưu trú v.v. = Quầy hỗ trợ FRESC: 0120-76-2029 = từ thứ hai đến thứ sáu (9:00~17:00) =Số điện thoại đặt lịch hẹn trước của Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh tại FRESC: 03-5363-3025 = từ thứ hai đến thứ sáu (9:00~17:00) ※Quầy hỗ trợ có thể tiếp nhận tư vấn toàn Nhật Bản. ※Trong trường hợp muốn được trợ giúp bằng tiếng Việt, dù gọi đến số nào trong hai số điện thoại trên thì bạn cũng cứ nói tiếng Nhật “Betonamugo de onegaishimasu” (có nghĩa là “Xin hãy trợ giúp bằng tiếng Việt” ) hoặc tiếng Anh nhé. ■ Tỉnh Hokkaido Trung tâm tư vấn dành cho người nước ngoài Hokkaido = 011-200-9595(ngày thường 9:00-12:00 / 13:00-17:00) ■ Tỉnh Miyagi Trung tâm tư vấn dành cho người nước ngoài Miyagi = 022-275-9990 ■ Tỉnh Ibaraki Trung tâm tư vấn dành cho người nước ngoài = 029-244-3811 (tiếng Việt: thứ hai, thứ ba, thứ tư) ■ Tỉnh Saitama Trung tâm tư vấn tổng hợp dành cho người nước ngoài Saitama = 048-833-3296 ■ Tỉnh Chiba Tư vấn dành cho người nước ngoài tỉnh Chiba = 043-297-2966 (ngày thường 9:00-12:00 / 13:00-16:00) = Email: ied@ccb.or.jp ■ Tỉnh Kanagawa Trung tâm tư vấn tổng hợp cộng sinh đa văn hóa thành phố Yokohama = 045-222-1209 = E-mail:t-info@yoke.or.jp ■ Tỉnh Shizuoka Trung tâm tư vấn tổng hợp cộng sinh đa văn hóa tỉnh Shizuoka (Kameria) = 054-204-2000(平日10:00~16:00) = E-mail:sir07@sir.or.jp ■ Tỉnh Aichi Trung tâm cộng sinh đa văn hóa Aichi = 052-961-7902 (từ thứ hai đến thứ bảy 10:00~18:00) ■ Phủ Osaka Khu thông tin dành cho người nước ngoài phủ Osaka = 06-6941-2297 = E-mail:jouhou-c@ofix.or.jp ■ Thành phố Osaka Trung tâm tư vấn dành cho người nước ngoài = 06-6773-6533 (ngày thường 9:00~19:00; thứ bảy, chủ nhật, ngày lễ 9:00~17:30) ■ Tỉnh Hyogo Trung tâm cộng đồng quốc tế Kobe =078-291-8441 (tiếng Việt: thứ hai, thứ tư 09:00~12:00, 13:00~17:00) ■ Tỉnh Hyogo Hội hữu nghị Việt Nhật Hyogo = 078-646-3110 = Email: cntorimoto@yahoo.co.jp ■ Tỉnh Okayama Trung tâm tư vấn dành cho người nước ngoài tỉnh Okayama = 086-256-6052 (ngày thường 9:00~17:00) = E-mail:support@opief.or.jp ■ Tỉnh Hiroshima Trung tâm quốc tế Hiroshima = 0120-783-806 ■ Tỉnh Fukuoka Trung tâm tư vấn dành cho người nước ngoài tỉnh Fukuoka = 092-725-9207 (hàng ngày 10:00~19:00) = E-mail:fukuoka-maic@kokusaihiroba.or.jp ■ Thành phố Fukuoka Trung tâm hỗ trợ tư vấn tổng hợp dành cho người nước ngoài TP Fukuoka = 092-262-1799 (ngày thường 8:45~18:00) Danh sách các tổ chức, hội giao lưu quốc tế hỗ trợ tư vấn (toàn tỉnh) Tại đây, chúng tôi sẽ giới thiệu với các bạn danh sách các tổ chức hỗ trợ tư vấn dành cho người nước ngoài tại các tỉnh thành (bao gồm cả khu vực tự quản) trên toàn Nhật Bản, các hội giao lưu quốc tế v.v. (Bản tiếng Việt và tiếng Nhật) Bạn chỉ cần click vào tên của nơi bạn đang sống (tiếng Nhật và bảng chữ cái alphabet) xuất hiện trong khung là bạn có thể xem được danh sách tổng hợp các tổ chức hỗ trợ. Tại những tổ chức có hỗ trợ tiếng Việt, bạn sẽ nhìn thấy dòng chữ màu đỏ có ghi “tiếng Việt”. Ngoài ra, nếu bạn click vào đường link (URL) màu xanh trong bảng, bạn sẽ được liên kết tới trang chủ của tổ chức tư vấn đó. Phân chia theo khu vực: Danh sách các tổ chức, hội giao lưu quốc tế có hỗ trợ tư vấn (có kèm link)
Xếp hạng bài viết phổ biến
-
Lớp học tiếng Nhật online miễn phí 17334 views
-
Không được ăn ốc bắt ở ruộng lúa 15686 views
-
“Đúng giờ” ở Nhật là như thế nào? 13206 views
Platinum Sponsor
Bronze Sponsors
- Global HR Strategy
- Trường Nhật Ngữ EHLE
Đơn vị hỗ trợ
- Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam
- Trung tâm Giao lưu Văn hoá Nhật Bản tại Việt Nam
- Văn phòng JNTO Hà Nội
- Liên đoàn kinh tế vùng Kansai
- Hội Việt Nam (JAVN)
- Hội hỗ trợ Tomoiki Việt Nhật
- Hiệp hội phát triển giao lưu nguồn nhân lực quốc tế
Đơn vị hợp tác
Tổ chức hỗ trợ du học sinh
Nhật Bản (JASSO)
Mạng lưới luật sư cho lao động người nước ngoài