Blog
Chuyên ngành khi du học và nghề nghiệp khi đi làm
Tư cách lưu trú ở Nhật Bản sau khi du học xong
Sau khi du học tại trường đại học hoặc trường chuyên môn ở Nhật Bản, nếu bạn muốn làm việc tại Nhật thì phải chuyển đổi tư cách lưu trú. Khi đó, loại tư cách lưu trú phổ biến nhất là “Kỹ thuật – Tri thức nhân văn – Nghiệp vụ quốc tế”. Tuy nhiên, trên thực tế, tuỳ loại trường và tuỳ theo chuyên ngành học mà khả năng chuyển được sang loại tư cách lưu trú này có thể khác nhau. Nếu như đi du học mà không nắm rõ điều này thì có khả năng bạn sẽ không được làm công việc đúng như mong muốn ở Nhật, vì vậy các bạn hãy hết sức chú ý nhé.
(Luật sư Sugita Shohei – Văn phòng luật Century)
Đặc điểm của tư cách lưu trú “Kỹ thuật – Tri thức nhân văn – Nghiệp vụ quốc tế”
Về nguyên tắc, đây là loại tư cách lưu trú để làm các công việc mang tính chất tri thức, phần lớn là công việc như “kỹ sư”, “phiên dịch”, “biên dịch” v.v… Với loại tư cách lưu trú này, bạn có thể được làm việc tại các nhà máy nhưng công việc phải liên quan tới kỹ thuật, tri thức chuyên môn của bạn chứ không được phép làm công việc lao động giản đơn.
* Kỹ thuật: Là những công việc sử dụng kỹ thuật hoặc tri thức về khoa học tự nhiên học tại trường đại học hoặc trường chuyên môn.
* Tri thức nhân văn: Công việc sử dụng tri thức về khoa học xã hội như pháp luật, kinh tế học, học tại trường đại học hoặc trường chuyên môn.
* Nghiệp vụ quốc tế: Công việc đòi hỏi khả năng tư duy và cảm thụ đối với văn hoá nước ngoài.
Ở đây các bạn cần lưu ý một số điểm. Tư cách lưu trú “Kỹ thuật” hay “Tri thức nhân văn” được mặc định là dùng để thực hiện các công việc sử dụng kỹ thuật hay kiến thức học được tại trường đại học hoặc trường chuyên môn. Tương tự, tư cách lưu trú “Nghiệp vụ quốc tế” dùng để chỉ các công việc sử dụng khả năng tư duy và cảm thụ văn hoá nước ngoài. Bạn sẽ không được làm các công việc không sử dụng các kiến thức hay khả năng cảm thụ nói trên bằng loại tư cách lưu trú này.
Chẳng hạn như từng có trường hợp người có tư cách lưu trú “Kỹ thuật – Tri thức nhân văn – Nghiệp vụ quốc tế” làm đầu bếp tại nhà hàng. Trường hợp này là lao động bất hợp pháp.
Nơi bạn có thể làm việc phụ thuộc vào cách lựa chọn trường và ngành học
Trường hợp sau khi du học xong và muốn đi làm với tư cách lưu trú “Kỹ thuật – Tri thức nhân văn – Nghiệp vụ quốc tế”, bạn có thể làm các công việc phù hợp với nội dung (chuyên ngành) của “Kỹ thuật” hoặc “Tri thức nhân văn” đã học tại trường đại học hoặc trường chuyên môn.
⚫ Trường hợp tốt nghiệp đại học
Khi xét xem ngành học và công việc có phù hợp với nhau hay không thì nếu bạn tốt nghiệp đại học ra thì sẽ được xem xét thoáng hơn, còn nếu bạn tốt nghiệp trường chuyên môn ra thì sẽ bị xem xét chặt chẽ hơn. Ví dụ như nếu đã tốt nghiệp đại học ngành văn học, pháp luật hay kinh tế v.v… thì dù tốt nghiệp trường nào ra thì với tư cách lưu trú “Kỹ thuật – Tri thức nhân văn – Nghiệp vụ quốc tế” loại hình công việc có thể làm được cũng không khác nhau lắm. Trong trường hợp này, “trường đại học” không nhất thiết phải là đại học ở Nhật Bản mà nếu bạn có tốt nghiệp đại học ở Việt Nam đi nữa thì cũng sẽ được xem xét, đánh giá giống như tốt nghiệp đại học ở Nhật.
Cũng có trường hợp đã tốt nghiệp trường đại học ở Việt Nam rồi sang Nhật du học.
⚫ Trường hợp tốt nghiệp trường chuyên môn
Trường hợp tốt nghiệp trường chuyên môn ra, khi bạn đăng ký xin chuyển đổi sang tư cách lưu trú “Kỹ thuật – Tri thức nhân văn – Nghiệp vụ quốc tế” thì mức độ liên quan giữa ngành học trong trường chuyên môn và nội dung công việc sẽ bị xét duyệt rất khắt khe. Vì vậy, khi quyết định học lên trường chuyên môn, bạn cần phải suy nghĩ rất kỹ lưỡng về nghề nghiệp trong tương lai khi lựa chọn trường. Các trường chuyên môn tử tế thường có tư vấn cụ thể về khoá học trước khi các bạn nhập học, vì vậy, hãy tích cực tư vấn với trường nhé.
Để có thể tiến gần hơn đến mục tiêu của mình thông qua việc “du học”, các bạn hãy tham khảo thêm câu chuyện kinh nghiệm thực tế của các du học sinh đi trước do KOKORO giới thiệu rồi lựa chọn trường học cũng như khoá học thật phù hợp với mình nhé.
Xếp hạng bài viết phổ biến
-
Lớp học tiếng Nhật online miễn phí 17066 views
-
Không được ăn ốc bắt ở ruộng lúa 15540 views
-
“Đúng giờ” ở Nhật là như thế nào? 13031 views
Platinum Sponsor
Bronze Sponsors
- Global HR Strategy
- Trường Nhật Ngữ EHLE
Đơn vị hỗ trợ
- Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam
- Trung tâm Giao lưu Văn hoá Nhật Bản tại Việt Nam
- Văn phòng JNTO Hà Nội
- Liên đoàn kinh tế vùng Kansai
- Hội Việt Nam (JAVN)
- Hội hỗ trợ Tomoiki Việt Nhật
- Hiệp hội phát triển giao lưu nguồn nhân lực quốc tế
Đơn vị hợp tác
Tổ chức hỗ trợ du học sinh
Nhật Bản (JASSO)
Mạng lưới luật sư cho lao động người nước ngoài
Bài viết mới
Bài viết liên quan
-
Bài tổng hợp: Những điểm quan trọng liên quan đến bảo hiểm hưu trí
Người nước ngoài sống ở Nhật Bản phải chịu nhiều bất lợi vì không có kiến thức chính xác về chế độ hưu trí. Có những bạn nghe được thông tin “Du học sinh không phải tham gia bảo hiểm hưu trí” và tin vào điều đó, cho đến khi đi làm chính thức tại Nhật Bản thì nhận được giấy yêu cầu thanh toán tiền bảo hiểm hưu trí của các năm trước đó. Có rất nhiều các trường hợp như ▽ Tôi không biết là có thủ tục miễn giảm bảo hiểm hưu trí cho du học sinh ▽ Người lao động bị thương nặng trong lúc làm việc và bị thương tật nhưng do công ty không đăng ký tham gia bảo hiểm hưu trí cho nên đã không thể nhận được “lương hưu tàn tật”… Chúng tôi đã tổng hợp các thông tin chính xác về bảo hiểm hưu trí để cung cấp cho bạn đọc. Các loại bảo hiểm hưu trí và ưu điểm Chế độ hưu trí công gồm có “Kosei nenkin hoken – Bảo hiểm hưu trí phúc lợi” và “Kokumin nenkin – Bảo hiểm hưu trí quốc dân”. Người nước ngoài đã đăng ký cư trú cũng có nghĩa vụ tham gia bảo hiểm. Phần lớn người đi làm trong các công ty sẽ tham gia bảo hiểm hưu trí phúc lợi, những người còn lại sẽ tham gia bảo hiểm hưu trí quốc dân. Bằng cách đóng bảo hiểm hưu trí, bạn có thể nhận các khoản lương hưu sau đây. ① Lương hưu tuổi già:Người đóng bảo hiểm từ 10 năm trở lên, từ 65 tuổi sẽ được nhận lương hưu hàng năm. Bạn cũng có thể nhận được lương hưu khi ở nước ngoài. Mức lương hưu nhận được thay đổi tuỳ theo mức phí bảo hiểm đã đóng. ② Lương hưu tàn tật:Được chi trả khi bị tàn tật do bị bệnh, bị thương. ③ Lương hưu tử tuất:Nếu người đóng bảo hiểm mất, bảo hiểm sẽ được chi trả cho vợ/chồng hoặc con của người đó. Đối với người nước ngoài chỉ làm việc trong một vài năm thì khoản lương hưu tàn tật ② cần được chú ý đặc biệt. Nếu bị thương nặng trong lúc làm việc, bạn có thể được chi trả bảo hiểm tai nạn lao động, nhưng nếu bạn bị thương tật sau tai nạn thì bạn còn có thể được hưởng lương hưu tùy theo mức độ thương tật. Tuy nhiên, khoản này sẽ không được chi trả cho những người không tham gia bảo hiểm hưu trí. Nếu bạn muốn biết rõ hơn về chế độ hưu trí, hãy đọc thêm bài viết dưới đây. Bảo hiểm y tế và hưu trí Bảo hiểm hưu trí dành cho du học sinh và miễn nộp phí bảo hiểm “Bảo hiểm hưu trí phúc lợi” sẽ do công ty đăng ký tham gia cho người lao động, nhưng “Bảo hiểm hưu trí quốc dân” thì du học sinh phải tự đăng ký tham gia và tự trả phí bảo hiểm. Phí bảo hiểm hưu trí quốc dân trong năm 2022 là 16.590 yên mỗi tháng. Cách tham gia bảo hiểm hưu trí ・ Người trên 20 tuổi nhập cảnh vào Nhật Bản → Làm thủ tục tham gia bảo hiểm ở toà thị chính quận, thành phố nơi mình đăng ký cư trú hoặc ở văn phòng bảo hiểm hưu trí. ・ Người dưới 19 tuổi nhập cảnh vào Nhật Bản → Trong vòng hai tuần sau khi sinh nhật lần thứ 20, sẽ có “Thông báo tham gia bảo hiểm hưu trí quốc dân” hoặc giấy nộp tiền bảo hiểm hưu trí được gửi tới nhà. Miễn nộp phí bảo hiểm dành cho du học sinh Cho đến khi tốt nghiệp, học sinh – sinh viên có thể không nộp tiền bảo hiểm hưu trí theo “Chế độ đóng bảo hiểm hưu trí đặc biệt dành cho học sinh – sinh viên” nhưng học sinh – sinh viên cần làm đơn đăng ký. Tuy nhiên, nếu không làm đơn đăng ký xin miễn đóng, trạng thái sẽ chuyển sang “đóng muộn” mà thôi. Sau đó, khi bạn đi làm chính thức ở Nhật Bản, bạn sẽ bị yêu cầu thanh toán cho tất cả các khoản đóng muộn. Thông tin “du học sinh không phải đóng bảo hiểm hưu trí (phí bảo hiểm)” được đăng trên SNS, nhưng điều đó là sai lầm. Bạn không phải trả bảo hiểm hưu trí chỉ khi bạn đăng ký "Chế độ đóng bảo hiểm hưu trí đặc biệt dành cho học sinh – sinh viên" và được chấp thuận. Nếu bạn muốn biết rõ hơn về bảo hiểm hưu trí dành cho du học sinh, hãy đọc thêm bài viết dưới đây. “Du học sinh thì không cần đóng bảo hiểm hưu trí” là sai! Trường hợp công ty không làm thủ tục tham gia bảo hiểm hưu trí cho nhân viên Thông báo truy thu phí bảo hiểm hưu trí đóng muộn (thư nhắc nhở) Công ty có nghĩa vụ pháp lý đăng ký tham gia bảo hiểm hưu trí phúc lợi cho nhân viên của mình. Phí bảo hiểm hưu trí phúc lợi được công ty và nhân viên mỗi bên trả một nửa, và phần của nhân viên chi trả được ghi trên bảng sao kê lương hàng tháng. Nếu số tiền không được nhập vào cột như "bảo hiểm hưu trí phúc lợi" trên bảng sao kê lương thì bạn có thể không thuộc diện nhận lương hưu phúc lợi. Trong trường hợp đó, hãy thực hiện các điều sau. ・ Yêu cầu công ty tham gia bảo hiểm hưu trí phúc lợi cho mình. ・ Trao đổi với văn phòng bảo hiểm hưu trí. (Sau đó văn phòng bảo hiểm hưu trí sẽ điều tra và yêu cầu công ty đăng ký tham gia). Có trường hợp “Sau khi làm kỹ sư ở Nhật được ba năm, tôi chuyển việc. Sau đó, tôi phát hiện ra rằng công ty đầu tiên chưa làm thủ tục tham gia bảo hiểm hưu trí phúc lợi và đóng bảo hiểm cho tôi, và tôi bị truy thu số tiền bảo hiểm hưu trí chưa đóng 3 năm qua”. Thông tin chi tiết được giới thiệu trong bài viết sau. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Sổ tư vấn file 10 Có những trường hợp như thế ở các công ty, và ngay cả các doanh nghiệp cá nhân như nông nghiệp tuyển dụng thực tập sinh kỹ năng cũng có rất nhiều báo cáo về sự thiếu sót trong việc đăng ký tham gia bảo hiểm hưu trí. Các bạn hãy chú ý. Hãy kiểm tra bảng sao kê lương hàng tháng! [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Cách đọc bảng lương Bạn có thể kiểm tra bảng sao kê lương của mình để xem liệu công ty hoặc người sử dụng lao động có đang trả tiền bảo hiểm hưu trí cho bạn hay không. Hãy kiểm tra xem số tiền có được viết trong cột "Lương hưu phúc lợi" trên bảng sao kê lương hay không. Nếu không đóng phí bảo hiểm trước đây thì sao? Nếu không đóng phí bảo hiểm theo giấy truy thu của văn phòng quận nơi cư trú, sẽ có những bất lợi sau: ・ Không được gia hạn thời gian lưu trú ・ Có thể bị tịch thu tài sản (tiền tiết kiệm, tiền lương v.v.) ・ Không được cấp quyền vĩnh trú ・ Không được nhận lương hưu tàn tật hoặc tử tuất Nếu bạn gặp khó khăn vì bị truy thu tất cả các khoản thanh toán quá hạn, hãy trao đổi với công ty hoặc văn phòng bảo hiểm hưu trí gần đó về phương thức thanh toán. Bạn có thể trả thành nhiều lần, và nếu bạn có thu nhập thấp, bạn có thể được miễn trả một phần. Bạn có thể đăng ký "Chế độ đóng bảo hiểm hưu trí đặc biệt dành cho học sinh – sinh viên" sau đó và chế độ này có thể được áp dụng với khoản phí bảo hiểm trước đó. Tuy nhiên, việc miễn đóng sẽ chỉ được áp dụng 2 năm 1 tháng trước khi nộp đơn xin miễn giảm. Tổng kết Người nước ngoài sống ở Nhật Bản không có thông tin chính xác về chế độ bảo hiểm hưu trí. Bài viết này đã tóm tắt những điểm về bảo hiểm hưu trí. ・ Tham gia bảo hiểm hưu trí là nghĩa vụ của mọi người dân・ Lợi ích khi tham gia bảo hiểm hưu trí: Lương hưu tuổi già・ Lợi ích khi tham gia bảo hiểm hưu trí: Lương hưu tàn tật・ Lợi ích khi tham gia bảo hiểm hưu trí: Lương hưu tử tuất・ Cách du học sinh tham gia bảo hiểm hưu trí・ Thủ tục miễn đóng bảo hiểm hưu trí cho du học sinh・ Trường hợp công ty không đăng ký tham gia bảo hiểm hưu trí cho nhân viên・ Hãy kiểm tra bảng sao kê lương của bạn!・ Nếu không đóng phí bảo hiểm hưu trí trước đây thì sao? Khi sinh sống tại Nhật Bản, việc đóng phí bảo hiểm hưu trí và các thủ tục miễn trừ là rất quan trọng. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, vui lòng liên hệ với quầy tư vấn dành cho người nước ngoài hoặc văn phòng bảo hiểm hưu trí. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Bài tổng hợp – Các tổ chức tư vấn dành cho người Việt
-
Kinh nghiệm đi tìm việc của du học sinh_02 (Sinh viên tốt nghiệp năm 2022)
Bên cạnh việc tham gia nhiều buổi giới thiệu doanh nghiệp và đăng ký ứng tuyển vào nhiều công ty qua các trang giới thiệu việc làm - phương thức đi xin việc điển hình tại Nhật Bản thì có rất nhiều du học sinh đã nhận được thông báo trúng tuyển (naitei) thông qua sự tư vấn, hỗ trợ khác ví dụ như từ phía nhà trường. Qua bài viết lần này, chúng mình sẽ chia sẻ câu chuyện đi tìm việc của các tiền bối, mong rằng sẽ hữu ích không chỉ với các bạn đang trong quá trình đi tìm việc mà cả những bạn đang trong giai đoạn chọn trường. Nhận được naitei sau khi ứng tuyển duy nhất 1 công ty thông qua sự giới thiệu từ nhà trường! Trong số các bạn đi du học tại các tỉnh và thành phố nhỏ, cũng có nhiều bạn có nguyện vọng đi xin việc ngay tại địa phương nơi mình đang sống với lý do có thể tận hưởng cuộc sống yên bình và chi phí sinh hoạt phải chăng. Bạn Nhi - cựu du học sinh tại tỉnh Kagawa đã tìm được nơi làm việc một cách suôn sẻ thông qua sự giới thiệu của nhà trường. Với tấm bằng N2 của kỳ thi năng lực tiếng Nhật JLPT và kĩ năng hội thoại tốt, Nhi đã được nhận vào làm tại một công ty sản xuất các sản phẩm kim loại tại địa phương. Kinh nghiệm đi tìm việc của Nhi ・Tốt nghiệp THPT và học tiếng Nhật tại trung tâm tiếng Nhật ở Huế ・ Năm 2018: Nhập học Khoa Tiếng Nhật tại trường Cao đẳng Anabuki Business College ・ Năm 2020: Nhập học Khoa Kinh doanh Quốc tế tại trường Cao đẳng Anabuki Business College ・ Năm 2021: Nhận quyết định tuyển dụng (tháng 11) Lịch trình đi tìm việc của Nhi Ảnh chụp Nhi và các bạn cùng trường (Nhi đứng thứ hai từ trái sang phải) Với các bạn du học sinh theo học trường Anabuki Business College có nguyện vọng đi xin việc tại địa phương, phương thức tìm việc chủ yếu chính là thông qua sự giới thiệu của nhà trường. ① Đi theo nhóm đến thăm các doanh nghiệp được trường giới thiệu ② Gửi sơ yếu lý lịch vào doanh nghiệp mình muốn ③ Phỏng vấn sau khi qua vòng tuyển chọn hồ sơ Thời gian đầu, Nhi đã không nộp sơ yếu lý lịch xin việc vì muốn về nước theo nguyện vọng của gia đình nhưng cuối cùng, bạn đã chính thức bắt đầu quá trình xin việc từ tháng 8. Vào tháng 10, bạn đã tham gia buổi phỏng vấn đầu tiên thông qua lời giới thiệu của nhà trường và nhận được naitei của công ty đó vào tháng 11. ・ Tháng 7 năm 2020: bắt đầu chuẩn bị cho quá trình tìm việc (ôn thi các chứng chỉ và học các lớp liên quan đến việc đi tìm việc) ・ Tháng 8 năm 2021: chính thức bắt đầu quá trình tìm việc ・ Đến Hellowork (ハローワーク) xin tư vấn tìm việc (đã được giới thiệu khoảng 3-4 công ty nhưng vì không phải doanh nghiệp địa phương nên đã không ứng tuyển) ・ Đến thăm 1 trong 3 công ty đã được trường giới thiệu (tháng 10) ・ Nhận naitei (2 ngày sau khi phỏng vấn: tháng 11) Trong buổi đến thăm công ty vào tháng 10, bạn đã có cơ hội đi tham quan xưởng sản xuất, văn phòng làm việc và được nói chuyện với hai bạn kĩ sư người Việt đã vào làm từ nửa năm trước. Trường hợp nhận sự giới thiệu từ phía nhà trường Nhi (bên phải) và các bạn học cùng trường Có thể các bạn nghĩ rằng trường hợp nhận được naitei sau khi nộp sơ yếu lý lịch vào chỉ một công ty duy nhất như Nhi là rất hiếm. Tuy nhiên, trong trường hợp đó là công ty được nhà trường giới thiệu, sau khi tham quan, nếu bạn quan tâm đến công ty đó, bạn sẽ gửi sơ yếu lý lịch của mình tới công ty đó. Nếu như bạn nhận được naitei bạn sẽ vào làm tại công ty đó. Kể cả trong trường hợp không trúng tuyển, bạn vẫn có thể được trường giới thiệu cho những công ty khác. Dù Nhi chỉ ứng tuyển vào một công ty nhưng bạn ấy đã chuẩn bị một cách rất kỹ càng. Ngoài việc hoàn thành sớm sơ yếu lý lịch và Đơn xin ứng tuyển (Entry Sheet), Nhi cũng đã đạt được nhiều chứng chỉ, bằng cấp như Chứng chỉ kế toán hạng 3, Chứng chỉ Excel cận hạng 2, Chứng chỉ đánh máy tiếng Nhật hạng 3, Chứng chỉ đánh giá thường thức về phép tắc xã giao của người đi làm, Chứng chỉ đánh giá kỹ năng ứng xử trong kinh doanh hạng 3 và Chứng chỉ đánh giá kỹ năng soạn thảo văn bản kinh doanh hạng 3. Nhận naitei từ công ty mà mình đã tham gia thực tập Nhờ sự giới thiệu của trưởng Ehle Gakuen - một trường chuyên môn nổi tiếng mạnh trong hoạt động giới thiệu việc làm tại Osaka, Hiền đã có cơ hội trải nghiệm một kỳ thực tập dài hạn và nhận được naitei của công ty đó ngay trong quá trình thực tập. Bắt đầu từ tháng 4 này, bạn ấy sẽ bắt đầu phụ trách mảng PR sản phẩm cho khách hàng Việt Nam và mảng khai thác đối tác kinh doanh tại Việt Nam của công ty đó. Kinh nghiệm đi tìm việc của Hiền ・ Tốt nghiệp THPT và học tiếng Nhật trong vòng nửa năm tại Huế ・ Năm 2017: Nhập học trường tiếng Nhật ・ Năm 2019: Nhập học Khoa tiếng Nhật ứng dụng tại trường Ehle Gakuen ・ Năm 2020: Nhập học Khoa kinh doanh tại trường Ehle Gakuen ・ Tháng 11 năm 2021: Nhận quyết định tuyển dụng Quá trình tìm việc ban đầu của Hiền ・ Tháng 3 năm 2021: Bắt đầu làm sơ yếu lý lịch xin việc = Học cách viết sơ yếu lý lịch tại trường và nhờ giáo viên chỉnh sửa sau khi hoàn thành ・ Đi dự các buổi giới thiệu doanh nghiệp đã tìm được trên trang Mynavi (khoảng tháng 3~4) = Gửi Đơn xin ứng tuyển vào 20-30 công ty = Tham dự phỏng vấn tại tổng cộng 7 công ty nhưng đều không qua được vòng phỏng vấn lần một (khoảng tháng 6-7) ・Cùng thầy cô và các bạn tham gia buổi giới thiệu doanh nghiệp tổng hợp của nhiều công ty = Gửi Đơn xin ứng tuyển vào 5 công ty = Kết quả là đều không qua được vòng loại hồ sơ ・Đến Hellowork xin tư vấn tìm việc = Không tìm được công ty ưng ý Nhận được naitei từ công ty thực tập Ảnh bạn Hiền Tuy đã không tiến được tới vòng phỏng vấn cuối cùng khi thực hiện quá trình xin việc thông thường giống như các bạn sinh viên khác, Hiền đã được trường giới thiệu 3 công ty làm địa điểm thực tập. ・ Nộp sơ yếu lý lịch vào 3 công ty do trường giới thiệu (tháng 6) ・ Tham dự buổi phỏng vấn của 1 trong 3 công ty trên (tháng 6) ・ Tham gia thực tập (tháng 7) Công ty thực tập của Hiền là một công ty sản xuất mỹ phẩm tại thành phố Osaka (công việc văn phòng). Với tần suất 2 lần/tuần, thời gian từ 10-16 tiếng. Sau khi đi làm 4 tuần, bạn bước vào kỳ nghỉ hè rồi tiếp tục đi làm vào tháng 9. Công việc chủ yếu của bạn là lập và điều hành trang Facebook nhằm mục đích tiếp thị sản phẩm cho khách hàng người Việt Nam. Sau khi thực tập tại công ty, ngày 11 tháng 15, bạn ấy đã nhận được thông báo về quyết định tuyển dụng từ công ty. Nhận naitei qua sự giới thiệu từ WA.SA.Bi. Ngoài trường học thì du học sinh còn có thể nhận được sự hỗ trợ từ những nơi khác. Vy - cựu học sinh một trường nghề dạy IT - đã ứng tuyển vào công ty do WA.SA.BI. giới thiệu và đã nhận được naitei. Từ tháng 4 năm nay, bạn sẽ bắt đầu đảm nhiệm công việc phát triển phần mềm tại công ty này. Kinh nghiệm tìm việc của Vy ・ Tốt nghiệp trường THPT tại Việt Nam ・ Năm 2018: Nhập học trường tiếng tại Nhật ・ Năm 2020: Nhập học trường chuyên môn Nihon Kompyuta ・ Năm 2021: Nhận naitei (tháng 11) Quá trình đi tìm việc của Vy Vy đã tham dự vòng phỏng thứ nhất (hình thức online, kéo dài 20 phút) của một công ty IT tại văn phòng WA.SA.Bi..Vì qua được vòng đầu nên sau đó Vy đã đến công ty để trực tiếp tham dự vòng phỏng vấn thứ hai. Khoảng 2 tuần sau, bạn ấy đã nhận được thông báo naitei từ qua WA.SA.Bi.. ・Tháng 12 năm 2020: Học cách viết sơ yếu lý lịch, cách sử dụng trang tìm kiếm thông tin việc làm tại trường. ・Vì phân vân về việc đi làm ở Nhật hay về nước nên chưa bắt đầu ngay quá trình tìm việc. ・Tháng 9 năm 2021: Ứng tuyển 2 thông tin tuyển dụng được tìm thấy trên trang Facebook của WA.SA.Bi. ・Tháng 10: Đỗ vòng loại hồ sơ của 1 công ty, tiến đến vòng phỏng vấn đầu tiên (trực tuyến) ・Tháng 10: Tham dự vòng phỏng vấn thứ 2 (tại công ty tuyển dụng) ・Tháng 11: Nhận thông báo naitei Hệ thống hỗ trợ của WA.SA.Bi. Hình ảnh nhân viên WA.SA.Bi. phỏng vấn trực tuyến ứng tuyển viên Trên trang WA.SA.Bi. chỉ đăng tải các thông tin tuyển dụng của các công ty muốn tuyển du học sinh. Sau đây chúng mình sẽ giới thiệu quy trình hỗ trợ tìm việc ở WA.SA.Bi. ① Ứng tuyển vào công ty đang tuyển dụng do WA.SA.Bi. giới thiệu ② Sau khi buổi phỏng vấn với WA.SA.Bi., WA.SA.Bi. tiến cử tới phía doanh nghiệp Ứng viên không trực liên lạc với bên công ty mà phía WA.SA.Bi. sẽ liên lạc với doanh nghiệp. ③ Phía doanh nghiệp sẽ tuyển chọn hồ sơ và kết quả tuyển chọn sẽ do WA.SA.Bi. thông báo ④ WA.SA.Bi. sẽ hỗ trợ luyện phỏng vấn cho ứng viên cho đến ngày phỏng vấn chính thức Vy đã tham gia 2 buổi luyện phỏng vấn của WA.SA.Bi. (một lần online và một lần gặp mặt trực tiếp) ⑤ Tham dự buổi phỏng vấn chính thức của doanh nghiệp ⑥ WA.SA.Bi. thông báo cho học sinh về kết quả phỏng vấn và quyết định tuyển dụng Ảnh hưởng của Covid-19 Trong vòng 1 năm qua, dưới sự ảnh hưởng của Covid-19 dẫn đến tình trạng số lượng thông tin tuyển dụng giảm, quá trình đi tìm việc trở nên khó khăn hơn. Tuy nhiên điều đó không đồng nghĩa mọi việc chỉ toàn là những điều xấu. Các nhân viên hỗ trợ tìm kiếm việc làm của WA.SA.Bi. sẽ giải thích cho các bạn tình hình tìm việc trong thời kỳ đại dịch Covid - 19. Những vất vả trong thời kỳ đại dịch Covid- 19 ・ Việc tham dự thực tập, những buổi giới thiệu doanh nghiệp gặp mặt trực tiếp, hay những buổi giới thiệu tập trung đã bị huỷ bỏ. ・ Vì không có những khách nước ngoài mới nhập cảnh nên thông tin tuyển dụng của nhiều ngành nghề ít dần (ví dụ như khách sạn hay hỗ trợ thực tập sinh). ・ Các hoạt động tham dự buổi giới thiệu doanh nghiệp cùng bạn bè giảm dần, cảm giác cô đơn trước tình trạng bị từ chối gia tăng. Những điểm tích cực trước ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 ・Bạn có thể thực hiện quá trình tìm việc ngay tại nhà thông qua hình thức trực tuyến (như trên Zoom hay Skype.v.v.). Vì thế mà bạn có thể tiết kiệm được chi phí và thời gian đi lại, ngoài ra, bạn còn có thể tham dự các buổi giới thiệu hay phỏng vấn tại các công ty ở xa. ・Không chỉ ở các thành phố lớn mà còn dễ dàng ứng tuyển tại các doanh nghiệp địa phương. Tổng kết Việc du học sinh tìm việc ở Nhật được cho là khó. Dù là vậy, giống như các tiền bối được giới thiệu trong bài viết lần này, đã có nhiều người nhận được naitei từ các công ty thông qua sự hỗ trợ của nhà trường. Trường Ehle Gakuen (thành phố Osaka) hay trường Anabuki Business College (thành phố Takamatsu tỉnh Kagawa) đều là những trường rất tích cực trong việc hỗ trợ tìm việc cho du học sinh. Khi chọn trường để du học, việc tìm hiểu xem việc hỗ trợ du học sinh trong quá trình đi tìm việc của ngôi trường đó cũng là 1 điểm quan trọng. Ngoài ra, bạn cũng hãy sử dụng các dịch vụ hỗ trợ tìm việc dành riêng cho du học sinh của các tổ chức như WA.SA.Bi. với nhiều thành tích trong việc hỗ trợ du học sinh và có cả đội ngũ nhân viên (người Nhật, người Việt) am hiểu về quá trình đi tìm cho du học sinh sẽ hỗ trợ bạn.
-
Kinh nghiệm đi tìm việc của du học sinh_01 (Sinh viên tốt nghiệp năm 2022)
Giang sắp tốt nghiệp một trường Đại học tư lập ở Okayama và bạn ấy sẽ bắt đầu đi làm từ tháng 4 năm nay. Giang nhận được học bổng toàn phần trong 4 năm học đại học song do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, bạn ấy cũng đã phải trải qua quá trình đi tìm việc đầy gian nan. Thế nhưng sự kiên trì trong suốt thời gian đi tìm việc của Giang đã được đền đáp, cuối cùng Giang đã nhận được quyết định tuyển dụng (Naitei) từ công ty mà Giang muốn vào làm. Bài viết này sẽ giới thiệu với các bạn du học sinh muốn đi làm ở Nhật bí quyết đi tìm việc theo cách truyền thống của Giang. Đầu tiên là bắt đầu với việc phân tích bản thân Mình bắt đầu quá trình đi tìm việc vào khoảng đầu năm 3 đại học. ・ Mình tham gia các lớp học “Định hướng nghề nghiệp” của trường đại học và học về các bước chuẩn bị cho quá trình đi tìm việc. ・ Để tìm được công việc phù hợp với mình, mình bắt đầu với việc phân tích bản thân. Mình đã tham khảo kết quả phân tích tính cách của Mynavi và xin ý kiến từ thầy cô giáo. Bài phân tích tính cách trên Mynavi đưa ra kết quả là mình có “khả năng giao tiếp cao". Tuy nhiên, các câu trả lời trong bài phân tích này có thể không thật sự đúng với bản thân mỗi người nên kết quả phân tích cũng có giới hạn của nó. Vì vậy, mình tham khảo kết quả phân tích và cũng tham khảo thêm ý kiến của thầy cô trong trường đại học, từ đó mình đã tự hoàn thành phần phân tích bản thân. Nhờ có quá trình đó mà mình đã hiểu ra mình muốn làm công việc như thế nào nên mình đã bắt tay vào việc tìm hiểu ngành nghề và các doanh nghiệp tương ứng. Sự hỗ trợ từ phía nhà trường Trường Đại học Thái Bình Dương (IPU) nơi mình theo học đã hỗ trợ mình rất nhiều trong quá trình đi tìm việc. Các lớp học liên quan đến quá trình tìm việc bắt đầu có từ năm 2 và các thầy cô hỗ trợ mình đến khi mình kết thúc quá trình tìm việc. Dưới đây là những hỗ trợ từ phía trường IPU dành cho sinh viên quốc tế. ・ Mở tiết học về những kiến thức cơ bản liên quan đến quá trình tìm việc ・ Giáo viên hỗ trợ sinh viên trong việc phân tích bản thân (sinh viên năm 3) ・ Giáo viên tư vấn 1- 1 với sinh viên, cùng sinh viên viết sơ yếu lý lịch (sinh viên năm 3) ・ Trường cung cấp thông tin về các buổi giới thiệu doanh nghiệp hay thông tin của các công ty đang tuyển dụng người nước ngoài ・ Giáo viên luyện tập phỏng vấn với sinh viên nhiều lần (sử dụng cả việc gọi video để luyện tập) ・ Tư vấn cho sinh viên bất kỳ khi nào Vào giữa năm 3, lúc đó là tháng 11/2020, mình đã hoàn thành những mục quan trọng trong Đơn xin ứng tuyển (Entry Sheet) và Sơ yếu lý lịch đó là “Việc bạn đã dốc sức trong thời sinh viên" và “Tự PR bản thân". Mặc dù mình có tiết học hướng dẫn về việc viết sơ yếu lý lịch nhưng để hoàn thành được sơ yếu lý lịch đó mình đã phải lên trên văn phòng hướng nghiệp tới 4 lần đề nhờ các thầy cô hướng dẫn. Lịch trình đi tìm việc của mình Từ tháng 3 của năm thứ 3, mình đã tham gia rất nhiều những buổi giới thiệu về nhiều doanh nghiệp. Mình đã gửi Entry sheet tới khoảng 20 công ty (10 công ty trên Mynavi, 10 công ty trên Rikunabi). Trong số các công ty mình đã nộp thì có khoảng 80% là công ty bán lẻ, phần còn lại là công ty có trụ sở tại Việt Nam. Mình đã vượt qua vòng loại hồ sơ và đi đến vòng phỏng vấn với khoảng 10 công ty. Nếu mình bị trượt 1 công ty, mình sẽ lại gửi Entry Sheet mới tới 1 công ty khác. Thêm nữa, mình dành thời gian để tìm hiểu kỹ về công ty đó cũng như suy nghĩ về những câu hỏi có thể sẽ được hỏi trong khi phỏng vấn và chăm chỉ luyện tập trả lời các câu hỏi đó. Các thầy cô trong trường cũng luyện tập phỏng vấn cùng mình. Mình đã sử dụng những phương tiện sau để tìm hiểu về nội dung công việc trong các công ty. ・ Trang giới thiệu việc làm tên là Mynavi và Rikunabi (phần thông tin công ty) ・ Trang chủ của các công ty ・ Nếu là các doanh nghiệp ở Okayama thì tìm hiểu thông tin tại phòng hướng nghiệp của trường đại học (thông tin có ở trường sẽ chi tiết và cụ thể hơn thông tin trên trang chủ của các công ty) Ngoài ra, trường mình (4 lần) và các đoàn thể, tổ chức trong tỉnh Okayama cũng đứng ra tổ chức những buổi giới thiệu về nhiều doanh nghiệp. Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, có nhiều buổi giới thiệu được tổ chức dưới hình thức trực tuyến. Các doanh nghiệp tuyển dụng du học sinh Thay vì gửi nhiều đơn đăng ký ứng tuyển thì mình tập trung tìm hiểu và gửi đơn ứng tuyển vào những công ty có ý định tuyển dụng du học sinh. Bởi vì nếu ứng tuyển vào những công ty không định tuyển du học sinh thì tỷ lệ trượt gần như là 100%, kết quả cuối cùng cũng sẽ là bị đánh rớt và nếu nhận nhiều thư thông báo không trúng tuyển thì điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý của mình. Với những công ty có ý định tuyển du học sinh, mình tập trung vào những điểm sau. ・ Trong phần thông tin về công ty trên trang giới thiệu việc làm có mục “tích cực tuyển dụng du học sinh". ・ Trong phần thông tin của công ty có mục ghi rõ số lượng du học sinh đã tuyển dụng. ・ Những công ty tuyển dụng nhiều sinh viên mới tốt nghiệp sẽ tổ chức một buổi giới thiệu dành riêng cho du học sinh. ・ Phòng hướng nghiệp, trung tâm hướng nghiệp của các trường đại học có thể biết được thông tin về các doanh nghiệp đang tích cực tuyển dụng du học sinh. Quyết định tuyển dụng - Naitei Lên tàu Shinkansen đến Tokyo để tham dự phỏng vấn (ảnh bên trái), ảnh chụp trong công ty khi tới phỏng vấn Mình đã gửi Entry sheet tới khoảng 20 công ty, tham gia phỏng vấn với khoảng 10 công ty và nhận được quyết định tuyển dụng - Naitei từ 2 công ty. Công ty mình nhận được Naitei đầu tiên là công ty kinh doanh hệ thống siêu thị. Sau đây mình sẽ giới thiệu quá trình từ khi ứng tuyển đến khi mình nhận được Naitei ở công ty này. ・ Gửi Entry sheet trên Mynavi và tham gia buổi giới thiệu về công ty (cuối tháng 4) ・ Gửi sơ yếu lý lịch bằng đường bưu điện trong vòng 1 tuần kể từ khi tham dự buổi giới thiệu công ty (vòng loại hồ sơ) ・ Tham gia phỏng vấn vòng 1 - Online (đầu tháng 5) ・ Tham gia phỏng vấn vòng cuối - Online (giữa tháng 5) ・ Thông báo về Quyết định tuyển dụng - Naitei (cuối tháng 5) Sau đó, mình tiếp tục tìm việc và vào tháng 11, mình nhận được lời mời làm việc từ một công ty con của Takashimaya có tên là Toshin Development. Công việc chính của mình là quản lý các tòa nhà thương mại, công ty đã có các trung tâm thương mại ở Việt Nam nên mình nghĩ sau này mình có thể làm việc tại Việt Nam. Nói về cơ duyên với công ty này, một công ty có tên là Mynavi Global sau khi nhìn thấy thông tin mình đăng ký trên Mynavi thì họ đã gửi cho mình thông tin tuyển dụng của công ty này (chỉ dành riêng cho sinh viên tốt nghiệp đại học là người Việt Nam). Mình lựa chọn công ty này là vì nội dung công việc cũng như môi trường làm việc trong công ty. Trong quá trình tìm việc, mọi người có cơ hội tiếp xúc với những người trong phòng nhân sự và Giám đốc điều hành của từng công ty. Điểm mấu chốt mà mình nghĩ bạn nên cân nhắc khi đưa ra quyết định làm vào ở một công ty nào đó là bạn có bạn muốn làm việc cùng những người đó hay không. Ảnh hưởng của dịch Covid-19 Ảnh tham gia buổi giới thiệu doanh nghiệp trực tuyến tại trường Đại học Khó khăn lớn nhất khi đi tìm việc mùa Covid-19 là tình hình suy thoái kinh tế làm cho thị trường tuyển dụng trở nên ảm đạm và khó khăn hơn trước đây. Sau khi mình kết thúc quá trình tìm việc, cô giáo ở phòng Hướng nghiệp cũng nói rằng việc tìm việc trong năm nay khó hơn bao giờ hết. Hai bạn cùng lớp với mình đạt được điểm TOEIC tối đa nhưng họ cũng đã rất vất vả trong khi đi tìm việc. Thêm nữa, các buổi giới thiệu, phỏng vấn diễn ra trực tuyến khá nhiều, mình ít có các hoạt động chung với các bạn học nên mình cảm thấy khá cô đơn. Vì thế, trường IPU đã tập hợp các bạn sinh viên trong trường và tạo điều kiện để các sinh viên cùng tham gia các buổi giới thiệu công ty cùng nhau. Nhờ đó mà mình đã có cơ hội nói chuyện với thầy cô, bạn bè, tâm trạng mình đã tốt hơn rất nhiều. Các buổi giới thiệu được tổ chức trên hình thức trực tuyến khá nhiều nên việc có thể tham gia được nhiều buổi phỏng vấn là một điểm tốt. “Hôm nay mình có thể tham buổi giới thiệu của công ty ở Tokyo, ngày mai mình có thể tham gia buổi giới thiệu của công ty ở Osaka", việc tham gia các buổi giới thiệu trực tuyến giúp mình tiết kiệm được thời gian và chi phí đi lại. Tổng kết và lời khuyên Sau đây, mình xin chia sẻ với các bạn sắp đi tìm việc theo cách truyền thống một chút cảm nhận của mình sau khi kết thúc quá trình tìm việc. Bằng cấp Những chứng chỉ mình đã ghi trong sơ yếu lý lịch của mình gồm có: Kỳ thi năng lực tiếng Nhật (JLPT) N1, Kỳ thi năng lực tiếng Nhật thương mại (BJT) J2, TOEIC 860 điểm. Điều mà mình cảm nhận được sau khi kết thúc quá trình tìm việc đó là bằng tiếng Nhật rất quan trọng. Mình khuyên các bạn nên lấy N1 (nếu khó quá thì lấy N2) thay vì lấy các bằng cấp khác trước kỳ học mùa đông của năm thứ 3 đại học. Thêm vào đó, BJT cũng là 1 chứng chỉ được nhiều công ty biết đến nên mình cảm thấy thật may vì đã tham gia kỳ thi này. Hồi cấp 3, mình tập trung học tiếng Anh nên mình đã lấy được 860 điểm TOEIC. Tuy nhiên, trong quá trình đi tìm việc, mình cảm thấy điểm TOEIC không quá quan trọng. Không từ bỏ cho đến khi thực sự hài lòng Mình nhận được lời mời làm việc đầu tiên vào tháng 5 - đầu năm thứ 4, lần thứ hai là vào tháng 11 và mình đã chọn vào công ty thứ hai. Lần đầu tiên mình nhận được Naitei là khi mình nhận được thư từ chối từ công ty mà mình muốn vào nhất, khi đó mình đã rất thất vọng. Các bạn của mình đều bắt đầu nhận được Naitei nên mình cũng cuống lên vì mình chưa có gì trong tay. Mặc dù chưa thật sự hài lòng nhưng khi nhận được Naitei của công ty kinh doanh hệ thống siêu thị, mình đã định vào đó làm việc. Mình nhận được lời mời làm việc đầu tiên vào tháng 5 - đầu năm thứ 4, lần thứ hai là vào tháng 11 và mình đã chọn vào công ty thứ hai. Lần đầu tiên mình nhận được Naitei là khi mình nhận được thư từ chối từ công ty mà mình muốn vào nhất, khi đó mình đã rất thất vọng. Các bạn của mình đều bắt đầu nhận được Naitei nên mình cũng cuống lên vì mình chưa có gì trong tay. Mặc dù chưa thật sự hài lòng nhưng khi nhận được Naitei của công ty kinh doanh hệ thống siêu thị, mình đã định vào đó làm việc. Tuy nhiên, mình đã nhận được Naitei từ 1 công ty rồi nên mình nghĩ mình nên tích cực thử thách bản thân ở 1 công ty khác và mình sẽ tiếp tục quá trình tìm việc cho đến khi mình thấy hài lòng với kết quả mình đạt được. Mình nghĩ mình có duyên với công ty mình nhận được Naitei vào tháng 11 vừa qua. Các bạn có thể cảm thấy bồn chồn và mệt mỏi, nhưng đừng bỏ cuộc, hãy tiếp tục đi tìm việc cho đến khi đạt được thành quả mình mong muốn. Mình cũng hy vọng các bạn sẽ hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình tìm việc, không ngần ngại trong việc chia sẻ ý kiến, trao đổi với các giáo viên và bạn bè ở trường. Cố gắng lên nhé! Chúc các bạn may mắn!
-
★ Thông tin cơ bản: Mục đích du học và các cơ sở giáo dục tại Nhật
Phần lớn những bạn đi du học tự túc thường bắt đầu học từ trường tiếng Nhật (trường Nhật ngữ). Chúng ta phải tốn một khoản chi phí không hề nhỏ cho việc du học nên các bạn hãy nghĩ thật kỹ về nơi mình sẽ học tiếp lên (trường chuyên môn, cao đẳng, đại học) và con đường sự nghiệp sau khi tốt nghiệp. Hãy lập kế hoạch cho tương lai của mình rồi bắt đầu du học nhé. Trường mình đi du học – Đại học Có rất nhiều loại trường để bạn đi du học. Sau khi tốt nghiệp, bạn muốn có một tương lai như thế nào? – Hãy nghĩ tới điều này rồi chọn trường nhé. Bạn có thể tham khảo kinh nghiệm của các anh chị đi trước để tìm ra con đường của mình sau khi đi du học. KOKORO có rất nhiều bài viết về kinh nghiệm của các anh chị đi trước đấy. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Kinh nghiệm của tôi (Du học – Nhân tài chất lượng cao)|KOKORO ◆ Các loại trường du học Cơ sở giáo dục Mục đích Điều kiện nhập học Trình độ tiếng Nhật Số năm học Trường tiếng Nhật Học tiếng Nhật Tốt nghiệp THPT N4-N5 1 - 2 năm Trường chuyên môn Trau dồi kiến thức chuyên môn cần thiết cho công việc sau này Tốt nghiệp THPT N2-N3 2 - 4 năm Trường chuyên môn kỹ thuật Học để trở thành kỹ sư thuần thục Tốt nghiệp THPT (trên 15 tuổi thì tốt nghiệp THCS) Tương đương N2 Thường là 3 năm Trường cao đẳng Nghiên cứu lĩnh vực chuyên môn Tốt nghiệp THPT Tương đương N2 2 năm Trường đại học Nghiên cứu lĩnh vực chuyên môn Tốt nghiệp THPT Tương đương N2 4 năm Trường cao học Nghiên cứu lĩnh vực chuyên môn Tốt nghiệp Đại học Nếu nghiên cứu bằng tiếng Nhật thì N1 - N2 "Thạc sĩ 2 nămTiến sĩ 3 năm trở lên" ※ “Trình độ tiếng Nhật” ở đây là trình độ trung bình cần có khi vào trường. ■ Những điều nên làm trước khi du học ・ Học tiếng Nhật = Thông thường, du học sinh thường bắt đầu du học từ trường tiếng Nhật. Nếu sang Nhật với trình độ N3 – N4 thì sau 1 năm, bạn có thể tốt nghiệp trường tiếng. Như vậy thì bạn có thể tiết kiệm một khoản lớn chi phí du học (học phí, sinh hoạt phí). ・ Tìm hiểu kỹ các thông tin rồi chọn trường tiếng Nhật. ・ Nghĩ về con đường sau khi du học và lên kế hoạch cho bản thân. Mức học phí bình quân Học phí giữa các trường đều có sự chênh lệch và cũng có sự khác nhau tuỳ vào khu vực nữa. Ngoài ra, cũng có trường có chế độ miễn giảm học phí (giảm toàn bộ học phí, giảm 1 nửa học phí v.v.). Trong bài viết này có giới thiệu website có thể tra mức học phí của các trường nên các bạn hãy tham khảo nhé! Bảng dưới đây là mức học phí bình quân (tiền nhập học + tiền học) mà bạn phải trả trong năm học đầu tiên (= Theo điều tra của JASSO). Ngoài khoản này, bạn có thể phải trả thêm tiền sách, tiền thực tập v.v. Quốc lập Công lập Tư lập Cao học Khoảng 820.000 yên Khoảng 930.000 yên Khoảng 1.000.000 yên Đại học Khoảng 820.000 yên Khoảng 930.000 yên Khoảng 1.000.000 yên Cao đẳng Khoảng 610.000 yên Khoảng 610.000 yên Trường chuyên môn kỹ thuật (Quốc lập) Khoảng 320.000 yên Trường chuyên môn Khoảng 850.000 yên Trường tiếng Nhật Khoảng 610.000 ~ 1.050.000 yên ※ 100 yên = Khoảng 20.000 VNĐ (tỷ giá ngày 24/12/2021) Trường tiếng Nhật Đặc trưng ・ Nơi học những tiếng Nhật cần thiết để học lên cao, đi làm, dùng trong cuộc sống hàng ngày. ・ Do các trường, công ty vận hành. Có khoảng 600 trường (Số lượng du học sinh khoảng 60.000 người). ・ Kì nhập học thường là tháng 4 và tháng 10 (cũng có trường có khoá học bắt đầu vào tháng 1 và tháng 7). Điều kiện nhập học ・ Tốt nghiệp THPT ・ Trình độ tiếng Nhật tương đương N5 ・ Có khả năng chi trả các loại chi phí Sau khi nhập học ・ Học tiếng Nhật trong khoảng 1 - 2 năm Sau khi tốt nghiệp ・ Học tiếp lên các trường chuyên môn, đại học tại Nhật = Cần trình độ tiếng Nhật N2 - N3 ・ Lấy tư cách lưu trú "Kỹ thuật - Tri thức nhân văn - Nghiệp vụ quốc tế" để đi làm = Cần tốt nghiệp cao đẳng ở Việt Nam trở lên (không bao gồm trường nghề) hoặc tốt nghiệp trường chuyên môn ở Nhật trở lên. Cần có trình độ tiếng Nhật N2 trở lên để làm việc ■ Tìm trường tiếng Nhật Tham khảo trang chủ của Hiệp hội xúc tiến giáo dục tiếng Nhật [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Trang chủ của Hiệp hội xúc tiến giáo dục tiếng Nhật (Tiếng Nhật, tiếng Anh) = Giới thiệu những trường thành viên của “Hiệp hội xúc tiến giáo dục tiếng Nhật” – rất nhiều trường có thành tích cao = Giới thiệu số sinh viên đang theo học, trình độ tiếng Nhật JLPT, tình hình học tiếp lên của từng trường (Cập nhật hàng năm) [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Trang chủ của Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ (Tiếng Nhật) = Giới thiệu thông tin của các trường theo điều tra của Bộ (Thông tin năm 2017) = Giới thiệu số sinh viên đang theo học, trình độ tiếng Nhật JLPT, tình hình học tiếp lên của từng trường Trường chuyên môn Đặc trưng ・ Nơi học những kiến thức, kỹ thuật cần thiết cho công việc (kinh doanh, y tế, thời trang, IT, phiên dịch, dịch vụ lưu trú v.v.) ・ Có khoá học để học tiếp lên cao ・ Kì nhập học vào tháng 4 và tháng 10 ・ Có thể nhận các ưu đãi khi là sinh viên trường nghề như chương trình giảm giá cho sinh viên v.v. Điều kiện nhập học ・ Tốt nghiệp THPT ・ Trình độ tiếng Nhật tương đương N2 - N3 ・ Có khả năng chi trả các loại chi phí Sau khi nhập học ・ Học chuyên môn trong 2 năm Sau khi tốt nghiệp ・ Có thể đi làm ở Nhật = Tư cách lưu trú "Kỹ thuật - Tri thức nhân văn - Nghiệp vụ quốc tế" ■ Tìm trường chuyên môn [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Tìm danh sách các trường chuyên môn tiếp nhận du học sinh (Tiếng Nhật, tiếng Anh) = Website “STUDY in JAPAN” = Giới thiệu khái quát các trường chuyên môn [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Tìm trường chuyên môn (Tiếng Việt OK) = Website “Japan Study Support” = Tìm thông tin khái quát của các trường chuyên môn trên toàn Nhật Bản theo tên trường Trường chuyên môn kỹ thuật (KOSEN) Đặc trưng ・ Nơi học để trở thành kỹ sư thuần thục Điều kiện nhập học ・ Tốt nghiệp THPT ・ Trình độ tiếng Nhật tương đương N2 ・ Có khả năng chi trả các loại chi phí Sau khi nhập học ・ Học chuyên môn liên quan đến kỹ thuật trong 3 năm Sau khi tốt nghiệp ・ Có thể đi làm ở Nhật = Tư cách lưu trú "Kỹ thuật - Tri thức nhân văn - Nghiệp vụ quốc tế" ■ Tìm trường chuyên môn kỹ thuật [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Danh sách các trường chuyên môn kỹ thuật quốc lập (Tiếng Nhật, tiếng Anh) = Danh sách đường link website của các trường chuyên môn kỹ thuật quốc lập trên toàn Nhật Bản Đại học Điều kiện nhập học ・ Tốt nghiệp THPT ・ Trình độ tiếng Nhật tương đương N2 (Có trường chỉ cần có tiếng Anh) ・ Có khả năng chi trả các loại chi phí Sau khi nhập học ・ Nghiên cứu lĩnh vực chuyên môn trong 4 năm Sau khi tốt nghiệp ・ Có thể đi làm ở Nhật = Tư cách lưu trú "Kỹ thuật - Tri thức nhân văn - Nghiệp vụ quốc tế" ■ Tìm trường đại học [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Tìm trường đại học (Tiếng Việt OK) = Website “Japan Study Support” = Tìm thông tin khái quát của các trường đại học trên toàn Nhật Bản theo tên trường Mối tương quan giữa chuyên môn và công việc khi đi làm【Quan trọng】 Sau khi tốt nghiệp trường chuyên môn, đại học ở Nhật, để có thể lấy tư cách lưu trú “Kỹ thuật – Tri thức nhân văn – Nghiệp vụ quốc tế” để đi làm, bạn sẽ bị kiểm tra gắt gao về mối tương quan giữa chuyên môn đã học và nội dung công việc sắp làm. Đã có rất nhiều trường hợp không vượt qua được điều kiện này và không lấy được tư cách lưu trú. Trước khi du học, bạn hãy nghĩ thật kỹ về công việc mình muốn làm trong tương lai, sau đó chọn học trường học, ngành học nhé. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Chuyên ngành khi du học và nghề nghiệp khi đi làm|KOKORO Kỹ thuật Cần có mối tương quan chặt chẽ giữa nội dung công việc với các khoa / chuyên ngành trong trường đại học, trường chuyên môn Ví dụ công việc = Kỹ sư IT (lập trình viên, kỹ sư hệ thống), làm thiết kế Website, làm việc tại bộ phận thiết kế - R&D (nghiên cứu và phát triển), giám sát công trường, quản lý sản xuất trong nhà máy (không trực tiếp thao tác máy) Tri thức nhân văn Cần có mối tương quan chặt chẽ giữa nội dung công việc với các khoa / chuyên ngành trong trường đại học, trường chuyên môn Ví dụ công việc = Kế toán, pháp lý, kinh doanh, tài chính, nhân sự, tổng vụ, xây dựng kế hoạch, hoạt động thương mại Nghiệp vụ quốc tế ・ Tốt nghiệp đại học hoặc cao học ở Nhật → Không bị hỏi về mối tương quan giữa nội dung công việc và chuyên ngành, khoa đã học ・ Tốt nghiệp đại học hoặc cao học ở nước ngoài → Nếu đáp ứng được tiêu chuẩn về trình độ tiếng Nhật, Không bị hỏi về mối tương quan ・ Trình độ học vấn cao nhất là tốt nghiệp trường chuyên môn ở Nhật → Cần có mối tương quan chặt chẽ giữa nội dung công việc với các khoa / chuyên ngành trong trường Ví dụ công việc = Kinh doanh thương mại; liên lạc với các cơ sở ở nước ngoài và đối tác kinh doanh của các công ty; làm việc tại các cửa hàng bán lẻ như cửa hàng miễn thuế, cửa hàng thuốc có nhiều khách hàng nước ngoài (không bao gồm nhà hàng và cửa hàng tiện lợi); quản lý, phiên dịch cho các nơi có thực tập sinh kỹ năng và du học sinh; làm việc trong khách sạn (quầy lễ tân hoặc liên lạc với công ty du lịch nước ngoài); làm việc trong công ty du lịch, công ty bất động sản cho người nước ngoài; làm việc trong công ty biên phiên dịch Cổng tư vấn cá nhân Nếu không biết cách chọn chuyên ngành, bạn có thể nhận được tư vấn bằng cách liên lạc qua email cho WA.SA.Bi. theo đường link dưới đây (miễn phí). WA.SA.Bi. có đội ngũ nhân viên đa quốc tịch. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Website hỗ trợ du học sinh “WA.SA.Bi.” (Đa ngôn ngữ)
Xếp hạng bài viết phổ biến
-
Lớp học tiếng Nhật online miễn phí 17066 views
-
Không được ăn ốc bắt ở ruộng lúa 15540 views
-
“Đúng giờ” ở Nhật là như thế nào? 13031 views
Platinum Sponsor
Bronze Sponsors
- Global HR Strategy
- Trường Nhật Ngữ EHLE
Đơn vị hỗ trợ
- Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam
- Trung tâm Giao lưu Văn hoá Nhật Bản tại Việt Nam
- Văn phòng JNTO Hà Nội
- Liên đoàn kinh tế vùng Kansai
- Hội Việt Nam (JAVN)
- Hội hỗ trợ Tomoiki Việt Nhật
- Hiệp hội phát triển giao lưu nguồn nhân lực quốc tế
Đơn vị hợp tác
Tổ chức hỗ trợ du học sinh
Nhật Bản (JASSO)
Mạng lưới luật sư cho lao động người nước ngoài