Kinh nghiệm của tôi (Du học - Nhân lực chất lượng cao)

Gặp gỡ sempai số này

Lê Văn Thành
  • Năm 2011Tốt nghiệp Trường trung học phổ thông Lê Thị Pha 〈Tỉnh Lâm Đồng〉
  • Năm 2011Nhập học trường Nhật ngữ Đông Du 〈Hồ Chí Minh〉
  • Năm 2012Nhập học khoa tiếng Nhật trường Cao đẳng Business Joho Moriok
  • Năm 2014Nhập học trường tiếng Nhật Osaka YMCA
  • Năm 2015Nhập học ngành Công nghệ (Kogakubu), trường Đại học Ibaraki
  • Năm 2019Tốt nghiệp trường Đại học Ibaraki
  • Năm 2019Thành lập công ty cổ phần Etsu 〈Tỉnh Ibaraki〉

〈Sinh năm 1993, tại tỉnh Lâm Đồng〉

Khi còn là sinh viên đại học ở Nhật, anh Thành là người có rất nhiều kinh nghiệm trong việc thông dịch. Thông qua những mối quan hệ cũng như kiến thức trong công việc thông dịch, sau khi tốt nghiệp đại học anh đã thành lập công ty và mở nhà hàng chuyên các món ăn về Việt Nam. Chúng tôi sẽ giới thiệu con đường khởi nghiệp của anh ấy tại Nhật.

Đỗ đại học danh tiếng – Chọn trường Nhật ngữ Đông Du

Ảnh chụp cùng với các kohai của trường Nhật ngữ Đông Du 〈TP. Hồ Chí Minh, năm 2012〉

Trong một buổi hội thảo về du học của trường cấp 3 tôi đã được nghe về trường Nhật ngữ Đông Du. Du học ở Mỹ cần có một khoản chi phí rất cao, nhưng trường hợp đi du học Nhật thông qua chương trình du học của Đông Du thì “không mất nhiều phí khi sang, sau khi sang Nhật thì học phí rẻ hơn so với Mỹ, có thể tự lo được cho cuộc sống bằng tiền đi làm thêm”. Thầy giáo chủ nhiệm cũng giới thiệu cho tôi sempai đi theo chương trình này, tôi đã chủ động gặp và nói chuyện với sempai đó.

Tôi cũng đã đỗ vào trường Đại học Khoa học tự nhiên - Đại học Quốc Gia TP.HCM nhưng tôi đã chọn vào Đông Du. Ở Đông Du, tôi đã được lên dây cót tinh thần cho việc du học: “việc kiếm tiền để sau khi đi làm, khi là sinh viên phải tập trung học hành”.

Cách chọn trường tiếng ở Nhật

Ảnh chụp cùng với các bạn người Việt ở Osaka YMCA 〈năm 2015〉

Sau khi học ở Đông Du 1 năm, tháng 10 năm 2012 tôi đã nhập học trường tiếng Nhật ở thành phố Morioka, tỉnh Iwate. Tôi học ở đó 1 năm 6 tháng, sau đó tôi có thi đại học Akita nhưng không đậu. Tôi đã chuyển sang học dự bị tại trường tiếng Nhật Osaka YMCA.

Lý do tôi chuyển trường là vì tôi muốn học ở môi trường có ít người Việt, và ngoài tiếng Nhật tôi muốn học thêm những môn khác nữa. Tại lớp học ở Morioka, có đến 9 trên 11 người là học sinh Đông Du, tại ký túc xá cũng có tới 18 học sinh Đông Du sống chung với nhau. Mặt khác, ở Osaka chỉ có 6 người Việt trong 40 du học sinh, ngôn ngữ chung giữa các bạn trong lớp là tiếng Nhật. Ngoài ra, ở Osaka tôi còn được học về toán, lý, hoá. Sau 1 năm, tôi đã đậu 3 trường đại học quốc lập, cuối cùng tôi chọn Đại học Ibaraki.

Cách xin việc làm thêm hiệu quả

Việc làm thêm chủ yếu của tôi ở Morioka là phát báo. Tôi phải dậy từ 3 giờ sáng và phát khoảng 300 tờ báo bằng xe đạp. Mùa hè chỉ cần 1 giờ 15 phút để phát hết số báo đó, tuy nhiên việc đó vất vả hơn rất nhiều vào mùa đông (từ tháng 11 đến tháng 3) , vào những ngày tuyết, mặt đường đóng băng, xe đạp thường bị trượt bánh dẫn đến đổ xe. Khi đổ xe, nếu báo bị ướt khi văng xuống đường, thì phải quay lại tiệm để lấy báo mới. Vì vậy, vào mùa đông trung bình cần 3 giờ để phát báo. Hơn nữa, vào buổi sáng ở Morioka, có những hôm lạnh đến -15℃.

Việc phát báo rất thoải mái vì không cần phải nói chuyện, cũng như không cần để ý đến mọi người xung quanh, Tuy nhiên vì thế tiếng Nhật cũng sẽ không tốt lên được. Vì vậy, khi chuyển đến Osaka tôi đã tìm việc làm có tiếp xúc nhiều với người khác. Tôi đã chọn là việc ở siêu thị tiện ích (conbini) và tiệm cơm Gyudon. Công việc ở tiệm cơm Gyudon là nhờ có Sempai giới thiệu. Còn ở conbini thì tôi đã xin một cách độc đáo, dưới đây tôi sẽ giới thiệu về phương pháp đó.

Chuẩn bị cho Lễ hội của trường đại học (Quầy bán phở) 〈Năm 2016〉

Đầu tiên, tôi chuẩn bị cẩn thật những giấy tờ cần thiết như sơ yếu lý lịch (履歴書) có dán ảnh, bản copy 2 mặt của thẻ ngoại kiều,… Tôi vào những conbini có dán giấy tuyển dụng (アルバイト募集), Tìm người giống như Tenchou nhất và hỏi “Tôi có thấy bảng tuyển dụng, có thể cho tôi làm việc được không?”. Thường thì sẽ bị nói là “hãy gửi sơ yếu lý lịch đến đây”, tuy nhiên nếu đưa được sơ yếu lý lịch cũng như những hồ sơ khác ngay lúc đó thì sẽ tạo được ấn tượng tốt, khả năng được phỏng vấn ngay và tỷ lệ đậu sẽ cao hơn.

Tôi đã dùng phương pháp này để xin việc combini ở Osaka, sau khi đến Ibaraki tôi cũng đã xin được việc ở Lotteria và combini nhờ phương pháp này. Về việc ở Lotteria, tuy đã thấy được thông tin tuyển dụng trên báo tìm việc Town work, nhưng tôi không điện thoại mà đến trực tiếp, tôi cũng đã được nhận ở đây. Ngày đó, các bạn tôi đều xem thông tin trên báo và gọi điện thoại rất nhiều. Tuy nhiên tỷ lệ xin được việc rất thấp, “Gọi 100 chỗ, thì được phỏng vấn 10 chỗ và 1 chỗ nhận làm”.

Công việc thông dịch – công việc thay đổi cuộc đời tôi

Ảnh đón khách du lịch ở sân bay Kansai Osaka 〈năm 2014〉

Ở Osaka, tôi cũng từng làm hướng dẫn viên du lịch. Tôi đã làm hướng dẫn viên du lịch kiêm thông dịch viên cho các đoàn khách du lịch Việt Nam đến các khu du lịch tại Osaka, Kyoto, Kobe và các cửa hàng quanh đó. Công việc này do Sempai Đông Du đang làm việc tại công ty lữ hành giới thiệu. Sau khi đến Ibaraki tôi cũng có hướng dẫn khách du lịch ở Tokyo và các vùng lân cận.

Sau khi thông dịch khi hướng dẫn du học, đến khi vào đại học năm 2, tôi đã bắt đầu việc thông dịch một cách chính thống hơn. Đầu tiên nhờ Sempai người Việt ở đại học giới thiệu tôi việc làm ở khách sạn 5 sao. Ở khách sạn này có nhiều đoàn khách du lịch đến từ Việt Nam. Tôi đã làm thông dịch kiêm nhân viên phục vụ ăn sáng cho các đoàn khách đó. Công việc này khá xa nên tôi chỉ làm khoảng 1 năm 6 tháng, tuy nhiên nó là 1 công việc tốt để bắt đầu con đường thông dịch.

Ngoài ra, cũng vào năm đó, tôi cũng đã làm việc tình nguyện ở công ty hỗ trợ xin việc cho du học sinh. Thông qua công việc tình nguyện đó, tôi đã làm quen với người làm việc ở uỷ ban hành chính tỉnh và hiệp hội du lịch của tỉnh, qua đó tôi cũng có được 1 số công việc thông dịch của các cơ quan hành chính. Ví dụ, các đoàn khách giao thương của Việt Nam sang tham quan các cơ sở chế biến của tỉnh Ibaraki, tôi tham gia thông dịch từ sáng tới tối. Về lương tôi nhận được từ 3-4 vạn yên 1 ngày (cũng có những lúc thấp hơn). Sau khi kết thúc, tôi được các công ty đó nhờ phiên dịch tài liệu, mail ngoài ra cũng có các buổi thông dịch ở những buổi giao thương khác.
Năm bắt đầu Năm kết thúc Công việc thông dịch Lương
2014 2016 Hướng dẫn viên du lịch Hơn 20,000 yên/ngày
2015 2016 Thông dịch ở khách sạn 1,500 yên/giờ
2015 2016 Dạy, thông dịch tiếng nhật cho thực tập sinh 10,000 yên~15,000 yên/ngày
2015 Hiện tại Thông dịch tại các buổi giao thương, các buổi họp hành chính. (việc thông dịch của các cơ quan hành chính) Cao nhất 40,000yên/ngày (Cũng có khi thấp hơn)
2016 Hiện tại Thông dịch cảnh sát 6,300~6,600yên/giờ ※Xa thì được chi trả phí giao thông
2017 2018 Phiên dịch các văn bản pháp luật, kinh doanh, quảng cáo,… Tuỳ vào nội dung

Ảnh chụp khi phụ trách thông dịch cho Công Phượng (2016)

Nhờ những lần phiên dịch về kinh doanh, tôi trở nên có hứng thú với việc kinh doanh và cố gắng tham gia vào các buổi giao lưu về kinh doanh và khởi nghiệp. Tôi đã chịu nhiều ảnh hưởng từ các giám đốc mà tôi quen từ những buổi giao lưu đó. Đó là lý do chính mà tôi quyết định khởi nghiệp ngay khi tốt nghiệp đại học.

Ngoài ra, tôi cũng đã từng thông dịch cho Cầu thủ Nguyễn Công Phượng – Messi của Việt Nam, khi anh ấy thi đấu tại đội tuyển chuyên nghiệp tại tỉnh Ibaraki năm 2016. Công việc này tôi được người phụ trách đội bóng trực tiếp liên lạc, nhờ vào giới thiệu của những người là việc tại uỷ ban hành chính tỉnh.

Thông dịch cho cảnh sát

Ngoài công việc thông dịch ở ủy ban hành chính tỉnh, tôi cũng có thông dịch tại các sở cảnh sát, viện kiểm sát nhờ giới thiệu của sempai trong trường đại học. Người Việt cư trú tại Nhật Bản tăng mạnh, nhưng cũng thật đáng tiếc là tội phạm người Việt cũng tăng lên rất nhiều. Khi tội phạm người Việt bị bắt và cảnh sát, kiểm sát viên cần lấy lời khai thì cần có người thông dịch. Trong những vụ án tôi đã từng thông dịch thì người bị bắt vì cư trú bất hợp pháp là nhiều nhất. Tiếp theo là trộm cắp.

Cũng có vụ án giết người, cần phải có đến 5 người thông dịch để điều tra nghi phạm và các nhân chứng. Ở vụ án này, có những lúc phải điều tra lên đến 8 tiếng 1 ngày. Thông dịch cho cảnh sát là công việc vất vả hơn thông dịch bình thường nhiều lần, nên khi phải dịch liên tục trong 8 giờ thì mệt lả người. Ngoài ra, cũng có lúc phải thông dịch lúc sáng sớm hoặc đêm khuya. Nếu có tội phạm bị bắt lúc đêm khuya thì cũng bị gọi đi dịch vào lúc đó. Cũng có lúc tôi cùng cảnh sát đi bắt tội phạm lúc tờ mờ sáng, khi đó phải tập kích gần nhà nghi phạm, đợi đến sáng thì ập vào kiểm tra. Khi điều tra viên xác nhận tên hoặc đọc lý do bắt người cũng cần phải có người thông dịch.

Giao lưu với người Việt

Ảnh tư vấn luật tại nhà hàng của tôi (Từ trái sang phải là người tham gia tư vấn, tôi và luật sư)〈tháng 10 năm 2020〉

Khi còn học đại học, tôi có lập nhóm Facebook với sự tham gia của nhiều người Việt đang sống ở tỉnh Ibaraki, chúng tôi tập trung lại để cùng vui chơi, tham gia tư vấn cho các bạn thực tập sinh gặp khó khăn. Vào năm 2019 tôi đã cùng chị Khánh là phó giáo sư ngành y của đại học Tsukuba, thành lập Hội người Việt ở Ibaraki. Hoạt động đầu tiên của Hội là sự kiện Tết vào tháng 1 năm 2020, với khoảng 200 người tham gia. Vào năm đó hội người Việt đã có những hoạt động như sau:

  • ・Thông báo tình hình dịch tại tỉnh Ibaraki thông qua Facebook
  • ・Viện trợ thực phẩm cho người Việt gặp khó khăn do dịch Corona
  • ・Cuộc thi ảnh "Ibaraki qua ống kính Việt"
  • ・Tổ chức các giải bóng đá(2 lần với khoảng 20 đội tham gia)
  • ・Tổ chức giải bóng chuyền(8 đội tham gia)
  • ・Tổ chức các buổi tư vấn luật miễn phí hàng tháng (6 lần từ tháng 7 đến tháng 12)

Mở nhà hàng Việt với kinh phí nhỏ nhất

Nhà hàng Việt 123Dzô

Thông qua các buổi giao lưu kinh doanh, tôi có quen và chịu nhiều ảnh hưởng từ các giám đốc thành công trong mảng thực phẩm. Ngoài ra, trong những buổi lễ hội tại trường tiếng và trường đại học, tôi đã có cơ hội làm và bán đồ ăn Việt. Đã có rất nhiều người có rất nhiều người thích đồ ăn Việt. Hơn nữa, vào thời điểm đó, ở Ibaraki không có nhà hàng Việt nào cả. Vì thế tôi đã đặt mục tiêu mở nhà hàng mang đậm hương vị Việt Nam. Vào lúc đó, khi là sinh viên đại học năm 3 năm 2017, tôi đã hỗ trợ chị sempai mở và vận hành nhà hàng Phở Ngon, tôi hỗ trợ từ những việc phát tờ rơi cho nhà hàng, cũng như làm công thức nấu ăn.

Vào năm 2019, chị sempai đó vì vấn đề gia đình nên đã không thể tiếp tục việc kinh doanh. Vào năm đó tôi cũng tốt nghiệp đại học nên tôi quyết định tiếp tục kinh doanh nhà hàng. Sau khi tốt nghiệp tôi thành lập công ty để vận hành nhà hàng, và vào tháng 8 cùng năm, tôi đã chuyển nhà hàng sang 1 vị trí khác và đổi tên thành 123 Dzô. Địa điểm nằm cách cửa nam ga Mito khoảng 1 km dọc theo trục đường chính.

Trong nhà hàng cũng có quầy bán gia vị Việt

Nhà hàng của tôi là 1 toà nhà 2 tầng, ngày trước là 1 quán nhậu với nhiều thiết bị còn dùng được, ví du:

  • ・ 3 máy điều hoà công suất lớn (nếu mua mới giá lên tới trên 400 vạn yên)
  • ・Thang máy vận chuyển thực phẩm giữa tầng 1 và tầng 2 (với giá mới trên 300 vạn yên)
  • ・Tủ lạnh công nghiệp
  • ・Tủ đông công nghiệp
  • ・Và các trang thiết bị chuyên dụng nhà bếp khác

Ngoài ra, tôi rất thích làm mộc nên tôi đã tự tay làm nội thất trong nhà hàng. Với những phần không thể làm một mình, tôi đã nhận được sự trợ giúp của các bạn thực tập sinh tôi dạy. Nhờ đó, một nhà hàng cần chi phí chuẩn bị tương đương với 6,000 vạn yên đã mở được bằng vài chục vạn yên. Việc kinh doanh của tôi cũng khá thuận lợi, nửa số lượng khách là người Nhật, nửa còn lại là người Việt. Tương lai, tôi muốn mở 1 trường Nhật ngữ phi lợi nhuận để giúp đỡ du học sinh người Việt vào được các trường đại học ở Nhật Bản.

Sinh hoạt phí khi là Du học sinh

Vào năm 3, tôi đã quen vợ tôi ở Nhà hàng Phở Ngon và chúng tôi đã kết hôn (TP. Mito năm 2019)

Sau cùng tôi sẽ giới thiệu sinh hoạt phí của tôi khi còn là du học sinh.

◎Học phí

・Trường tiếng ở Osaka: Tiền nhập học 100,000 yên, tiền học phí 660,000 yên/năm

・Trường đại học Ibaraki: Tiền nhập học 282,000 yên, học phí miễn giảm 100%(4 năm)

◎Học bổng

・Học bổng của trường đại học Ibaraki: 40,000 yên ×10 tháng(Đại học năm 1)

・Học bổng của Ngân hàng Tsukuba:50,000 yên × 1 năm(Đại học năm 2)

・Học bổng Nitory: 110,000 yên × 2 năm(Đại học năm 3, 4)

Về học phí, ngoài những học bổng được trường đại học giới thiệu, trên website của JASSO cũng có bảng tổng hợp các học bổng. Khi học năm 1, tôi đã đăng ký xin 5 hoặc 6 học bổng. Tôi cũng đã lấy học bổng làm mục tiêu để học tập.

Bảng chi tiêu và thu nhập hàng tháng (Trung bình 1 tháng)

※Đại học năm 3~4※100 yên=22,148 VND (Thời điểm 11/1/2021)
Thu nhập (Tổng khoảng 260,000 yên)
Học bổng Nitory

110,000 yên

Thông dịch cảnh sát

Khoảng 150,000 yên

Chi tiêu (Tổng khoảng 113,000 yên)
Tiền nhà

18,000 yên

※Ở cùng với 2 người khác (Số tiền 1 người phải trả)

Tiền học phí

Miễn giảm 100%

Điện, nước, gas

10,000 yên

※Tổng điện nước ga (1 người)

Mạng

Không

※Không sử dụng mạng ở nhà

Điện thoại di động

5,000 yên

※Y-mobile

Tiền ăn

40,000 yên

※Trưa ăn ở căn tin trường, sáng và tối tự nấu ăn cùng nhau

Chi phí bảo trì ôtô

30,000 yên

※Xăng, bảo hiểm, phí bảo dưỡng,…

Tạp phí

10,000 yên

※Phí tham gia các lớp học kinh doanh

Tiền dư, tiết kiệm hàng tháng (khoảng 147,000 yên)
Số tiền tiết kiệm được

khoảng 147,000 yên

Gặp gỡ sempai số này

Lê Văn Thành
  • Năm 2011Tốt nghiệp Trường trung học phổ thông Lê Thị Pha (Lâm Đồng)
  • Năm 2011Nhập học trường Nhật ngữ Đông Du (Hồ Chí Minh)
  • Năm 2012Nhập học Khoa tiếng Nhật trường Cao đẳng Business Joho Moriok
  • Năm 2014Nhập học trường tiếng Nhật Osaka YMCA
  • Năm 2015Nhập học ngành công nghệ (Kogakubu) trường Đại học Ibaraki
  • Năm 2019Tốt nghiệp trường Đại học Ibaraki
  • Năm 2019Thành lập công ty cổ phần Etsu (Ibaraki)

〈Sinh năm 1993, tại tỉnh Lâm Đồng〉

Khi còn là sinh viên đại học ở Nhật, anh Thành là người có rất nhiều kinh nghiệm trong việc thông dịch. Thông qua những mối quan hệ cũng như kiến thức trong công việc thông dịch, sau khi tốt nghiệp đại học anh đã thành lập công ty và mở nhà hàng chuyên các món ăn về Việt Nam. Chúng tôi sẽ giới thiệu con đường khởi nghiệp của anh ấy tại Nhật.

Đỗ đại học danh tiếng – Chọn trường Nhật ngữ Đông Du

Trong một buổi hội thảo về du học của trường cấp 3 tôi đã nghe về trường Nhật ngữ Đông Du. Du học ở Mỹ cần có một khoản chi phí rất cao, nhưng trường hợp đi du học Nhật thông qua chương trình du học của Đông Du thì “không mất nhiều phí khi sang, sau khi sang Nhật thì học phí rẻ hơn so với Mỹ, có thể tự lo được cho cuộc sống bằng tiền đi làm thêm”. Thầy giáo chủ nhiệm cũng giới thiệu sempai đã đi chương trình này, tôi đã chủ động gặp và nói chuyện với sempai đó.

Tôi cũng đã đỗ vào trường Đại học Khoa học tự nhiên - Đại học Quốc Gia TP.HCM nhưng tôi đã chọn vào Đông Du. Ở Đông Du, tôi đã được lên dây cót tinh thần cho việc du học: “việc kiếm tiền để sau khi đi làm, khi là sinh viên phải tập trung học hành”.

Ảnh cùng với các kohai của trường Nhật ngữ Đông Du 〈TP. Hồ Chí Minh, năm 2012〉

Cách chọn trường tiếng ở Nhật

Sau khi học ở Đông Du 1 năm, tháng 10 năm 2012 tôi đã nhập học trường tiếng Nhật ở thành phố Morioka, tỉnh Iwate. Tôi học ở đó 1 năm 6 tháng, tôi có thi đại học Akita, tuy nhiên kết quả không đậu. Tôi đã chuyển sang học dự bị tại trường tiếng Nhật Osaka YMCA.

Lý do tôi chuyển trường là vì muốn học ở môi trường có ít người Việt, và ngoài tiếng Nhật tôi muốn học thêm những môn khác nữa.Tại lớp học ở Morioka, có đến 9 trên 11 người là học sinh Đông Du, tại ký túc xá cũng có tới 18 học sinh Đông Du sống chung với nhau. Mặt khác, ở Osaka chỉ có 6 người Việt trong 40 du học sinh, ngôn ngữ chung giữa các bạn trong lớp là tiếng Nhật. Ngoài ra, ở Osaka tôi còn được học về toán, lý, hoá. Sau 1 năm, tôi đã đậu 3 trường đại học quốc lập, Sau cùng tôi chọn đại học Ibaraki.

Ảnh cùng với các bạn người Việt ở Osaka YMCA 〈năm 2015〉

Cách xin việc làm thêm hiệu quả

Việc làm thêm chủ yếu của tôi ở Morioka là phát báo. Tôi phải dậy từ 3 giờ sáng và phát khoảng 300 tờ báo bằng xe đạp. Mùa hè chỉ cần 1 giờ 15 phút để phát hết số báo đó, tuy nhiên việc đó vất vả hơn rất nhiều vào mùa đông (từ tháng 11 đến tháng 3) , vào những ngày tuyết, mặt đường đóng băng, xe đạp thường bị trượt bánh dẫn đến đổ xe. Khi đổ xe, nếu báo bị ướt khi văng xuống đường, thì phải quay lại tiệm để lấy báo mới. Vì vậy, vào mùa đông trung bình cần 3 giờ để phát báo. Hơn nữa, vào buổi sáng ở Morioka, có những hôm lạnh đến -15℃.

Việc phát báo rất thoải mái vì không cần phải nói chuyện, cũng như không cần để ý đến mọi người xung quanh, Tuy nhiên vì thế tiếng Nhật cũng sẽ không tốt lên được. Vì vậy, khi chuyển đến Osaka tôi đã tìm việc làm có tiếp xúc nhiều với người khác. Tôi đã chọn là việc ở siêu thị tiện ích (conbini) và tiệm cơm Gyudon. Công việc ở tiệm cơm Gyudon là nhờ có Sempai giới thiệu, Còn ở conbini thì tôi đã xin một cách độc đáo, dưới đây tôi sẽ giới thiệu về phương pháp đó.

Đầu tiên, tôi chuẩn bị cẩn thật những giấy tờ cần thiết như sơ yếu lý lịch (履歴書) có dán ảnh, bản copy 2 mặt của thẻ ngoại kiều,… Tôi vào những conbini có dán giấy tuyển dụng (アルバイト募集), Tìm người giống như Tenchou nhất và hỏi “Tôi có thấy bảng tuyển dụng, có thể cho tôi làm việc được không?”. Thường thì sẽ bị nói là “hãy gửi sơ yếu lý lịch đến đây”, tuy nhiên nếu đưa được sơ yếu lý lịch cũng như những hồ sơ khác ngay lúc đó thì sẽ tạo được ấn tượng tốt, khả năng được phỏng vấn ngay và tỷ lệ đậu sẽ cao hơn.

Tôi đã dùng phương pháp này để xin việc combini ở Osaka, sau khi đến Ibaraki tôi cũng đã xin được việc ở Lotteria và combini nhờ phương pháp này. Về việc ở Lotteria, tuy đã thấy được thông tin tuyển dụng trên báo tìm việc Town work, nhưng tôi không điện thoại mà đến trực tiếp, tôi cũng đã được nhận ở đây. Ngày đó, các bạn tôi đều xem thông tin trên báo và gọi điện thoại rất nhiều, Tuy nhiên tỷ lệ xin được việc rất thấp, “Gọi 100 chỗ, thì được phỏng vấn 10 chỗ và 1 chỗ nhận làm”.

Chuẩn bị cho Lễ hội của trường đại học (Quầy bán phở) 〈Năm 2016〉

Công việc thông dịch – công việc thay đổi cuộc đời tôi

Ở Osaka, tôi cũng từng làm hướng dẫn viên du lịch. Tôi đã làm hướng dẫn viên du lịch kiêm thông dịch viên cho các đoàn khách du lịch Việt Nam đến các khu du lịch tại Osaka, Kyoto, Kobe và các cửa hàng quanh đó. Công việc này do Sempai Đông Du đang làm việc tại công ty lữ hành giới thiệu. Sau khi đến Ibaraki tôi cũng có hướng dẫn khách du lịch ở Tokyo và các vùng lân cận.

Sau khi thông dịch khi hướng dẫn du học, đến khi vào đại học năm 2, tôi đã bắt đầu việc thông dịch một cách chính thống hơn. Đầu tiên nhờ Sempai người Việt ở đại học giới thiệu tôi việc làm ở khách sạn 5 sao. Ở khách sạn này có nhiều đoàn khách du lịch đến từ Việt Nam, Tôi đã làm thông dịch kiêm nhân viên phục vụ ăn sáng cho các đoàn khách đó. Công việc này khá xa nên tôi chỉ làm khoảng 1 năm 6 tháng, tuy nhiên nó là 1 công việc tốt để bắt đầu con đường thông dịch.

Ảnh đón khách du lịch ở sân bay Kansai Osaka 〈năm 2014〉

Ngoài ra, cũng vào năm đó, tôi cũng đã làm việc tình nguyện ở công ty hỗ trợ xin việc cho du học sinh. Thông qua công việc tình nguyện đó, tôi đã làm quen với người làm việc ở toà uỷ ban hành chính tỉnh và hiệp hội du lịch của tỉnh, qua đó tôi cũng có được 1 số công việc thông dịch của các cơ quan hành chính. Ví dụ, các đoàn khách giao thương của Việt Nam sang tham quan các cơ sở chế biến của tỉnh Ibaraki, tôi tham gia thông dịch từ sáng tới tối. Về lương tôi nhận được từ 3-4 vạn yên 1 ngày (cũng có những lúc thấp hơn). Sau khi kết thúc, tôi được các công ty đó nhờ phiên dịch tài liệu, mail ngoài ra cũng có các buổi thông dịch ở những buổi giao thương khác.
Năm bắt đầu Năm kết thúc Công việc thông dịch Lương
2014 2016 Hướng dẫn viên du lịch Hơn 20,000 yên/ngày
2015 2016 Thông dịch ở khách sạn 1,500 yên/giờ
2015 2016 Dạy, thông dịch tiếng nhật cho thực tập sinh 10,000 yên~15,000 yên/ngày
2015 Hiện tại Thông dịch tại các buổi giao thương, các buổi họp hành chính. (việc thông dịch của các cơ quan hành chính) Cao nhất 40,000yên/ngày (Cũng có khi thấp hơn)
2016 Hiện tại Thông dịch cảnh sát 6,300~6,600yên/giờ ※Xa thì được chi trả phí giao thông
2017 2018 Phiên dịch các văn bản pháp luật, kinh doanh, quảng cáo,… Tuỳ vào nội dung

Nhờ những lần phiên dịch về kinh doanh, tôi trở nên có hứng thú với việc kinh doanh và cố gắng tham gia vào các buổi giao lưu về kinh doanh và khởi nghiệp. Tôi đã chịu nhiều ảnh hưởng từ các giám đốc mà tôi quen từ những buổi giao lưu đó. Đó là lý do chính mà tôi quyết định khởi nghiệp ngay khi tốt nghiệp đại học.

Ngoài ra, tôi cũng đã từng thông dịch cho Cầu thủ Nguyễn Công Phượng – Messi của Việt Nam, khi anh ấy thi đấu tại đội tuyển chuyên nghiệp tại tỉnh Ibaraki năm 2016. Công việc này tôi được người phụ trách đội bóng trực tiếp liên lạc, nhờ vào giới thiệu của những người là việc tại uỷ ban hành chính tỉnh.

Ảnh chụp khi phụ trách thông dịch cho Công Phượng (2016)

Thông dịch cho cảnh sát

Ngoài công việc thông dịch ở ủy ban hành chính tỉnh, tôi cũng có thông dịch tại các sở cảnh sát, viện kiểm sát nhờ giới thiệu của sempai của trường đại học. Người Việt cư trú tại Nhật Bản tăng mạnh, nhưng cũng thật đáng tiếc là tội phạm người Việt cũng tăng lên rất nhiều. Khi tội phạm người Việt bị bắt và cảnh sát, kiểm sát viên cần lấy lời khai thì cần có người thông dịch. Trong những vụ án tôi đã từng thông dịch thì người bị bắt vì cư trú bất hợp pháp là nhiều nhất. Tiếp theo là trộm cắp.

Cũng có vụ án giết người, cần phải có đến 5 người thông dịch để điều tra nghi phạm và các nhân chứng. Ở vụ án này, có những lúc phải điều tra lên đến 8 tiếng 1 ngày. Thông dịch cho cảnh sát là công việc vất vả hơn thông dịch bình thường nhiều lần, nên khi phải dịch liên tục trong 8 giờ thì mệt lả người. Ngoài ra, cũng có lúc phải thông dịch lúc sáng sớm hoặc đêm khuya. Nếu có tội phạm bị bắt lúc đêm khuya thì cũng bị gọi đi dịch vào lúc đó. Cũng có lúc tôi cùng cảnh sát đi bắt tội phạm lúc tờ mờ sáng, khi đó phải tập kích gần nhà nghi phạm, đợi đến sáng thì ập vào kiểm tra. Khi điều tra viên xác nhận tên hoặc đọc lý do bắt người cũng cần phải có người thông dịch.

Giao lưu với người Việt

Khi còn học đại học, tôi có lập nhóm Facebook với sự tham gia của nhiều người Việt đang sống ở tỉnh Ibaraki, chúng tôi tập trung lại để cùng vui chơi, tham gia tư vấn cho các bạn thực tập sinh gặp khó khăn. Vào năm 2019 tôi đã cùng chị Khánh là phó giáo sư ngành y của đại học Tsukuba, thành lập Hội người Việt ở Ibaraki. Hoạt động đầu tiên của Hội là sự kiện Tết vào tháng 1 năm 2020, với khoảng 200 người tham gia. Vào năm đó hội người Việt đã có những hoạt động như sau:

  • ・Thông báo tình hình dịch tại tỉnh Ibaraki thông qua Facebook
  • ・Viện trợ thực phẩm cho người Việt gặp khó khăn do dịch Corona
  • ・Cuộc thi ảnh "Ibaraki qua ống kính Việt"
  • ・Tổ chức các giải bóng đá(2 lần với, khoảng 20 đội tham gia)
  • ・Tổ chức giải bóng chuyền(8 đội tham gia)
  • ・Tổ chức các buổi tư vấn luật miễn phí hàng tháng (6 lần từ tháng 7 đến tháng 12)

Ảnh tư vấn luật tại nhà hàng của tôi (Từ trái sang phải là người tham gia tư vấn, tôi và luật sư)〈tháng 10 năm 2020〉

Mở nhà hàng Việt với kinh phí nhỏ nhất

Thông qua các buổi giao lưu kinh doanh, tôi có quen và chịu nhiều ảnh hưởng từ các giám đốc thành công trong mảng thực phẩm. Ngoài ra, trong những buổi lễ hội tại trường tiếng và trường đại học, tôi đã có cơ hội làm và bán đồ ăn Việt. Đã có rất nhiều người có rất nhiều người thích đồ ăn Việt. Hơn nữa, vào thời điểm đó, ở Ibaraki không có nhà hàng Việt nào cả. Vì thế tôi đã đặt mục tiêu mở nhà hàng mang đậm hương vị Việt Nam. Vào lúc đó, khi là sinh viên đại học năm 3 năm 2017, tôi đã hỗ trợ chị sempai mở và vận hành nhà hàng Phở Ngon, tôi hỗ trợ từ những việc phát tờ rơi cho nhà hàng, cũng như làm công thức nấu ăn.

Vào năm 2019, Chị sempai đó vì vấn đề gia đình nên đã không thể tiếp tục việc kinh doanh. Vào năm đó tôi cũng tốt nghiệp đại học nên tôi quyết định tiếp tục kinh doanh nhà hàng. Sau khi tốt nghiệp tôi thành lập công ty để vận hành nhà hàng, và vào tháng 8 cùng năm, tôi đã chuyển nhà hàng sang 1 vị trí khác và đổi tên thành 123 Dzô. Địa điểm năm cách cửa nam ga Mito khoảng 1 km dọc theo trục đường chính.

Nhà hàng Việt 123Dzô

Nhà hàng là 1 toà nhà 2 tầng, ngày trước là 1 quán nhậu với nhiều thiết bị còn dùng được, ví du:

  • ・ 3 máy điều hoà công xuất lớn (Nếu mua mới gia lên tới trên 400 vạn yên)
  • ・Thang máy vận chuyển thực phẩm giữa tầng 1 và tầng 2 (Với giá mới trên 300 vạn yên)
  • ・Tủ lạnh công nghiệp
  • ・Tủ đông công nghiệp
  • ・Và các trang thiết bị chuyên dụng nhà bếp khác

Ngoài ra, tôi rất thích làm mộc nên tôi đã tự tay làm nội thất trong nhà hàng. Với những phần không thể làm một mình, tôi đã nhận được sự trợ giúp của các bạn thực tập sinh tôi dạy. Nhờ đó, một nhà hàng cần chi phí chuẩn bị tương đương với 6,000 vạn yên đã mở được bằng vài chục vạn yên. Việc kinh doanh của tôi cũng khá thuận lợi, nửa số lượng khách là người Nhật, nửa còn lại là người Việt. Tương lai, tôi muốn mở 1 trường Nhật ngữ phi lợi nhuận để giúp đỡ du học sinh người Việt vào được các trường đại học ở Nhật Bản.

Trong nhà hàng cũng có quầy bán gia vị Việt

Sinh hoạt phí khi là Du học sinh

Sau cùng tôi sẽ giới thiệu sinh hoạt phí của tôi khi còn là du học sinh.

◎Học phí

・Trường tiếng ở Osaka: Tiền nhập học 100,000 yên, tiền học phí 660,000 yên/năm

・Trường đại học Ibaraki: Tiền nhập học 282,000 yên、Học phí miễn giảm 100%(4 năm)

◎Học bổng

・Học bổng của trường đại học Ibaraki: 40,000 yên ×10 tháng(Đại học năm 1)

・Học bổng của Ngân hàng Tsukuba:50,000 yên ×1 năm(Đại học năm 2)

・Học bổng Nitory: 110,000 yên×2 năm(Đại học năm 3, 4)

Về học phí, ngoài những học bổng được trường đại học giới thiệu, trên website của JASSO cũng có bảng tổng hợp các học bổng. Khi năm 1, tôi đã đăng ký xin 5 hoặc 6 học bổng. Tôi cũng đã lấy học bổng làm mục tiêu để học tập.

Vào năm 3 đại học, tôi đã quen vợ tôi ở Nhà hàng Phở Ngon và Kết hôn (TP. Mito năm 2019)

Bảng chi tiêu và thu nhập hàng tháng(Trung bình 1 tháng)

※Đại học năm 3~4※100 yên=22,148 VND(Thời điểm 11/1/2021)
Thu nhập(Tổng khoảng 260,000 yên)
Học bổng Nitory

110,000 yên

Thông dịch cảnh sát

Khoảng 150,000 yên

Chi tiêu(Tổng khoảng 113,000 yên)
Tiền nhà

18,000 yên

※Ở cùng với 2 người khác(Số tiền 1 người phải trả)

Tiền học phí

Miễn giảm 100%

Điện, nước, gas

10,000 yên

※Tổng điện nước ga(1 người)

Mạng

Không

※Không sử dụng mạng ở nhà

Điện thoại di động

5,000 yên

※Y-mobile

Tiền ăn

40,000 yên

※Trưa ăn ở căn tin trường, Sáng và tối tự nấu ăn cùng nhau

Chi phí bảo trì ôtô

30,000 yên

※Xăng, bảo hiểm, phí bảo dưỡng,…

Tạp phí

10,000 yên

※Phí tham gia các lớp học kinh doanh

Tiền dư, tiết kiệm hàng tháng(khoảng 147,000 yên)
Số tiền tiết kiệm được

khoảng 147,000 yên