Kinh nghiệm của tôi (Du học - Nhân lực chất lượng cao)

vol53_ava_4_3_2021
By KOKORO(Báo Mainichi+VAIJ;Đơn vị hỗ trợ: Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, v.v.)

Gặp gỡ sempai số này

Chị Lưu Hồng Ngọc
  • Năm 2012 Tốt nghiệp trường Phổ thông Năng khiếu ĐHQG TP Hồ Chí Minh
  • Năm 2012 Vào học tại trường Nhật ngữ Đông Du〈Hồ Chí Minh〉
  • Năm 2013 Trường chuyên môn Morioka Joho Business (Trường chuyên môn Thông tin Kinh doanh Morioka)〈Tỉnh Iwate〉
  • Năm 2015 Vào học ngành Y, khoa Y tại trường Đại học Akita〈Tỉnh Akita〉

〈Sinh năm 1994, quê ở thành phố Hồ Chí Minh〉

Chị Ngọc được chính quyền địa phương đài thọ học bổng bao gồm toàn bộ học phí và chi phí sinh hoạt để học tổng cộng 8 năm tại trường tiếng Nhật và khoa Y tại trường đại học với điều kiện sau này sẽ cống hiến cho ngành y tại địa phương đó. Chị đang vừa hoà nhập với cuộc sống tại địa phương và bạn bè người Nhật cùng khoa Y, vừa tiến những bước đi vững chắc trên con đường trở thành bác sĩ.

Lựa chọn giữa đi du học Mỹ và Nhật Bản

Tái ngộ trên đất Mỹ sau 6 năm xa cách với 3 người bạn cùng lớp đã đi du học ở Mỹ 〈Los Angeles, năm 2019〉

Họ hàng của tôi có nhiều người từng đi du học nên từ rất sớm, tôi đã suy nghĩ đến chuyện đi du học.

・Bà ngoại: Du học ở Trung Quốc

・Bác (chị gái của mẹ): Du học ở Đức (hiện nay vẫn đang sống tại Đức)

・Dì (em gái của mẹ): Du học ở Úc (hiện nay vẫn đang sống tại Úc)

Vì vậy, tôi bắt đầu học hội thoại tiếng Anh từ khi còn học tiểu học, lên cấp 3 cũng chọn học lớp chuyên Anh ngữ. Có rất nhiều sempai ở lớp chuyên Anh đi du học ở Mỹ. Để xin học bổng du học Mỹ thì năm lớp 12 phải nộp hồ sơ ứng tuyển trong khoảng tháng 1 ~ tháng 3. Vì vậy cần tìm hiểu thông tin từ sớm và chuẩn bị các giấy tờ để ứng tuyển. Tôi cũng đã tìm hiểu thông tin thông qua các sempai ở lớp chuyên Anh.

Trong khi đó, hồi học lớp 11, trường tôi có tổ chức hội thảo giới thiệu về du học Nhật Bản, nhờ đó, tôi biết được rằng có thể học khoá học bằng tiếng Anh ở trường đại học tại Nhật Bản. Vì vậy, tôi cũng đã tìm hiểu các thông tin trên mạng liên quan đến việc này.

Lý do lựa chọn Nhật Bản

Người bà mà tôi rất mực yêu quý〈Tỉnh Iwate, năm 2019〉

Tôi vốn thích học ngành Y, nhưng sau khi tìm hiểu thông tin, tôi biết được rằng du học ở Mỹ khá tốn kém. Ở Mỹ, từ khi vào đại học cho đến khi trở thành bác sĩ, nhanh nhất cũng phải mất 8 năm. Vì vậy, dù có được học bổng trang trải một phần học phí đi nữa thì phần chi phí tự bỏ ra vẫn quá lớn.

Đúng lúc đó, bà tôi tìm thấy một thông tin về du học Nhật Bản. Đó là chế độ học bổng do chính quyền một địa phương có ít bác sĩ đài thọ mà bà tôi từng có thời đến đó làm phiên dịch. Nếu chấp nhận điều kiện của chế độ này là sau khi trở thành bác sĩ phải làm việc vài năm tại bệnh viện của địa phương đó, thì toàn bộ học phí cũng như chi phí sinh hoạt trong thời gian du học sẽ được chính quyền địa phương chi trả. Tôi ứng tuyển học bổng này và từ khoảng tháng 12 hay tháng 1 gì đó của năm lớp 12, tôi bắt đầu nhận được học bổng.

[Hồ sơ cần thiết để xin học bổng]

Bảng kết quả học tập, lý do ứng tuyển, thư tiến cử của hiệu trưởng (bằng tiếng Việt), bản dịch tiếng Nhật thư tiến cử.

Học bổng với điều kiện hấp dẫn

Báo cáo với trưởng thị trấn Ichinohe về việc đỗ khoa Y, Đại học Akita 〈Năm 2015〉 ©Báo Mainichi

Học bổng tôi nhận được là “Học bổng sinh viên y khoa" do thị trấn Ichinohe, tỉnh Iwate đài thọ. Học bổng này chi trả chi phí sinh hoạt trong tổng cộng 8 năm học, bao gồm 2 năm học tại trường tiếng Nhật và 6 năm học tại khoa Y ở trường đại học (thời gian học tại trường tiếng Nhật là 10 vạn yên/tháng còn ở trường đại học là 16 vạn yên/tháng) và toàn bộ học phí. Hình thức của khoản học bổng này là cho vay, nhưng sau khi trở thành bác sĩ, nếu làm việc 8 năm tại bệnh viện công của tỉnh tại Ichinohe thì sẽ được miễn không phải trả nợ.

Sau khi tốt nghiệp cấp 3, học tiếng Nhật từ con số 0 rồi sau đó học ngành Y bằng tiếng Nhật là một thử thách cam go và thực tế cho thấy việc này hoàn toàn không hề đơn giản. Tuy nhiên, nhờ có học bổng mà tôi không phải tốn nhiều thời gian làm thêm baito nên cũng đã vượt qua được thử thách này. Hơn nữa, tôi còn được học thêm thành thạo một ngôn ngữ khác ngoài tiếng Anh nên với tôi, thế giới càng thêm rộng mở.

Chuẩn bị để đi du học (học tiếng Nhật)

Thời đại học vẫn chơi thân với các cựu học sinh Đông Du cùng học ở Morioka〈Đại học Akita, năm 2017〉

Tháng 5/2012, tôi tốt nghiệp cấp ba và từ tháng 8 trở đi, trong khoảng nửa năm, để chuẩn bị đi du học, tôi học tiếng Nhật tại trường Nhật ngữ Đông Du ở thành phố Hồ Chí Minh. Học sinh trường này thông thường sẽ vào học khóa du học, sống và học tập trong ký túc xá trong vòng 1 năm. Tôi thì không muốn vào ở trong ký túc xá nên đã lựa chọn học khóa sơ cấp tăng cường, mỗi ngày chỉ lên lớp vào buổi sáng và tự học 5 tiếng vào buổi chiều. Trước khi sang Nhật, tôi đã đạt trình độ tiếng Nhật JLPT N4.

Tháng 4/2013, tôi vào học tại trường liên kết với trường Đông Du, là trường chuyên môn Morioka Joho Business, khoa tiếng Nhật (trường tiếng Nhật). Ngôi trường này nằm ở thành phố Morioka, tỉnh Iwate. Ở Morioka, tôi cũng giao lưu với những người khác từng tốt nghiệp trường Đông Du nhưng chỉ mình tôi không học khóa du học nên ban đầu nên mọi người khá ngạc nhiên.

Con đường thi đỗ vào khoa Y của trường đại học

Với các bạn cùng lớp ở trường tiếng Nhật tại Morioka〈Năm 2015〉

Trong 2 năm học tại trường tiếng Nhật, tôi tập trung vào việc học tiếng Nhật và chuẩn bị cho kỳ thi đại học. Buổi sáng tôi học trên lớp còn buổi chiều thì tự học. Để vào được trường đại học ở Nhật Bản, trong một năm phải tham dự 2 lần Kỳ thi du học Nhật Bản (EJU) do Tổ chức hỗ trợ sinh viên Nhật Bản (JASSO) tổ chức rồi nộp kết quả thi đó cho trường đại học. Tôi lựa chọn thi các môn Toán, Hoá học và Sinh học trong kì thi EJU. Để luyện thi EJU, ngoài việc học ở trường, tôi còn cố gắng ôn luyện theo các sách bài tập như bộ sách “Rikaishiyasui” (Buneido), những bài tập nào thấy còn chưa hiểu rõ thì làm đi làm lại nhiều lần. Để vào được trường Đại học Akita (kì thi đầu vào dành cho du học sinh nước ngoài tự trả học phí), ngoài việc nộp kết quả kỳ thi EJU, tôi còn phải thi Toán, tiếng Anh và phỏng vấn.

Về tiếng Nhật, tôi cố gắng tập trung ôn tập nhiều lần để nắm chắc hoàn toàn kiến thức đã học ở trường. Ngoài ra, vì thích âm nhạc nên tôi thường xuyên nghe các bài hát tiếng Nhật (ví dụ như EXILE v.v…) để thay cho việc luyện nghe. Lời bài hát có chỗ nào không hiểu, tôi lại đi tra cứu và ghi nhớ. Tôi cũng cố gắng để sử dụng tiếng Nhật trong cuộc sống nhiều nhất có thể. Nhờ đó, trong năm đầu tiên du học, tôi đã đỗ JLPT N2 và năm tiếp theo thì đỗ được N1.

Nỗ lực học tập tại khoa Y

Thời gian nghỉ giải lao ở bệnh viện nơi tôi thực tập〈Năm 2021〉

Tỉnh Akita nằm liền kề với tỉnh Iwate. Sau khi thử sống tại tỉnh Iwate và cảm thấy thích tính cách thân thiện của con người và vật giá phải chăng ở nơi này, tôi đã định theo học đại học ở khu vực này. Do đó, tôi đã cân nhắc trường Đại học Y công lập tỉnh Fukushima hoặc Đại học Y Iwate, nhưng vì đã xác định chỉ thi đầu vào môn Toán và tiếng Anh nên tôi đã chọn Đại học Akita.

Sau khi nhập học đại học, tôi nghỉ học 1 năm nên hiện giờ đang là sinh viên năm thứ 5. Từ kỳ cuối năm thứ 4, tôi thực tập đa khoa 1 năm tại bệnh viện thuộc Đại học Akita. Từ kỳ cuối năm thứ 5 trở đi, tôi thực tập cả ở bệnh viện thuộc trường đại học và bệnh viện ngoài. Có thời gian, trong 5 tuần lễ liền, tôi phải đi bằng tàu điện và xe buýt khoảng 1 tiếng đồng hồ đến bệnh viện. Tháng 2 năm sau, tôi sẽ tham dự kỳ thi chứng chỉ bác sĩ quốc gia.

Sau khi tốt nghiệp sẽ phải thực tập lâm sàng, thời gian đó sẽ gọi là “bác sĩ thực tập". Tổng thời gian thực tập của đa số mọi người là 5 năm, trong đó 2 năm đầu gọi là thực tập sơ kỳ, 3 năm sau là thực tập hậu kỳ. Sau khi kết thúc quá trình thực tập, tôi sẽ làm bác sĩ ở thị trấn Ichinohe. Tôi muốn được thực tập sơ kỳ ở các thành phố lớn như Tokyo. Ở những nơi như vậy sẽ có điều kiện cọ xát với nhiều ca bệnh hơn, ngoài ra, tôi cũng muốn được trải nghiệm một chút cuộc sống ở đô thị lớn của Nhật Bản.

Bạn bè ở trường đại học

Nhậu cùng các bạn cùng nhóm thực tập của khoa Y〈Năm 2020〉

Trong trường Đại học Akita có hơn 20 du học sinh người Việt. Chúng tôi thỉnh thoảng đi ăn nhậu cùng nhau. Tôi cũng từng đi du lịch cùng với các bạn cùng khóa ở trường tiếng Nhật Morioka.

Thế nhưng, tôi chơi thân nhất là với các bạn người Nhật ở khoa Y. Trong số khoảng 120 sinh viên khoa Y cùng khoá, chỉ có một mình tôi là du học sinh, nhưng số giờ học của khoa Y rất nhiều, chúng tôi ở bên nhau suốt từ sáng đến chiều nên mối quan hệ bạn bè trở nên rất khăng khít. Từ khi bắt đầu thực tập ở bệnh viện, 5, 6 người cùng nhóm thực tập chúng tôi rất hay nhậu cùng nhau đến khuya ở nhà trọ.

Bạn cùng khoá ở câu lạc bộ khiêu vũ khoa Y〈Năm 2018〉

Ngoài ra, do thời gian thi cử của khoa Y khác với các khoa khác, lại còn phải đi thực tập tại bệnh viện nên có rất nhiều hoạt động câu lạc bộ của riêng sinh viên khoa Y. Tôi tham gia cả câu lạc bộ khiêu vũ của khoa Y lẫn câu lạc bộ khiêu vũ chung của tất cả các khoa (S.P.Y). Hằng năm, đến ngày hội trường, tôi lại tham gia biểu diễn khiêu vũ.

Bạn bè ở S.P.Y〈Đại học Akita, năm 2017〉

Với các bạn cùng khoá ở S.P.Y〈Đại học Akita, năm 2018〉

Cuộc sống và công việc làm thêm

Chụp ảnh cùng gia đình homestay〈Thị trấn Ichinohe, năm 2013〉

Sang Nhật Bản, năm đầu tiên, tôi ở homestay (ở cùng nhà dân) tại một gia đình do thị trấn Ichinohe giới thiệu. Gia đình này có người con gái thứ 3 trạc tuổi tôi sống cùng cha mẹ, người chị gái cả đã lấy chồng thì thỉnh thoảng dẫn con đến chơi. Mọi người trong gia đình đối xử với tôi rất tốt, nhưng do thời gian đi học cả đi lẫn về mất đến khoảng 2 tiếng rưỡi đồng hồ nên từ năm thứ 2 trở đi, tôi chuyển đến sống tại Morioka.

Hồi học ở trường tiếng Nhật, tôi cùng 2 bạn học sinh Đông Du làm baito nông nghiệp trong 8 tháng. Công việc của chúng tôi là thu hoạch bắp cải, củ cải, cà rốt v.v…, rửa sạch rồi xếp vào hộp, làm từ sáng đến chiều ngày thứ Bảy và Chủ Nhật. Chỗ làm này là do trường giới thiệu, ở đây tôi đã học hỏi được nhiều về xã hội. Hồi năm thứ nhất đại học, tôi dạy Toán và tiếng Anh cho học sinh cấp 2 ở lớp dạy thêm. Tuy nhiên, vì có ít tàu điện nên tôi thường về nhà muộn, do đó, làm được nửa năm thì tôi nghỉ làm và sau đó, tôi làm việc ở quầy tính tiền của siêu thị trong 1 năm.

Bảng cân đối thu chi của tôi (tính bình quân 1 tháng) ※ Năm thứ 5 đại học

※ 100 yên = 21.831 VND (theo tỷ giá ngày 20/02/2021)

Thu nhập (tổng cộng khoảng 160.000 yên)
Học bổng

160,000 yên

Chi phí (tổng cộng khoảng 125,000 yên)
Tiền thuê nhà

30,000 yên

※ Sống một mình (căn hộ 1 phòng ngủ, 1 phòng khách)

Tiền điện, nước, ga

7,000 yên ~ 15,000 yên

※ Tổng cộng tiền điện, nước, ga (mùa đông thì cao hơn)

Tiền điện thoại di động

6,000 yên

Internet

5,000 yên

Học phí

0 yên

※ Được học bổng đài thọ riêng, không liên quan đến chi phí sinh hoạt

Tiền ăn

50,000 yên

※ Ăn trưa tại nhà ăn ở trường đại học, buổi tối chủ yếu tự nấu

※ Bao gồm cả chi phí ăn ngoài và nhậu

Tiền phí hội nhóm, câu lạc bộ

10,000 yên

※ Bao gồm tiền đi ăn nhậu và phí tham dự giải v.v…

Tiền sách giáo khoa, phí thi thử, tiền học luyện thi qua mạng

10,000 yên

※ Để chuẩn bị cho các kì thi như thi chứng chỉ quốc gia v.v...

Khoản tiền dư ra (để dành được) trung bình 35,000 yên

※ Gia đình không gửi tiền hỗ trợ. Không gửi tiền về cho gia đình.

Đi du lịch với bạn cùng khoá trường tiếng Nhật ở Morioka〈Trái: Tokyo năm 2018, Phải: Seoul năm 2019〉

Ngoài việc thỉnh thoảng đi Tokyo để gặp bà ngoại mỗi lần bà đi phiên dịch, tôi còn đi du lịch Osaka, Kyoto khoảng 3, 4 lần. Ngoài ra, tôi còn đi du lịch Hàn Quốc, Đài Loan và nhiều nơi khác ở Nhật với các bạn cùng khoá ở khoa Y, bạn cùng câu lạc bộ khiêu vũ và bạn cùng khoá ở trường tiếng Nhật v.v...

Động lực cống hiến cho địa phương

Đi du lịch ngắn cùng bạn bè ở câu lạc bộ khiêu vũ khoa Y〈Tỉnh Akita, năm 2019〉

Tỉnh Akita và Iwate nằm trong vùng Tohoku. Nhiều thị trấn ở Tohoku không phải là nơi thành thị, nhưng tôi thì nghĩ rằng dù ở đâu đi nữa, nội dung và giá trị của nghề y cũng không thay đổi. Hơn nữa, ngày nay, có thể mua bất kỳ thứ gì qua mạng nên chuyện mua sắm cũng không bất tiện lắm.

Hồi tôi mới sang Nhật Bản, văn phòng chính quyền thị trấn Ichinohe đã mở tiệc có đến hơn 20 người tham dự để tiếp đón tôi. Qua đó, tôi có thể hiểu được rằng mọi người kỳ vọng tôi làm bác sĩ ở thị trấn này đến mức nào. Ngoài việc giữ liên lạc qua LINE với gia đình homestay, thỉnh thoảng tôi còn ghé về đây “thăm quê" nữa. Mọi người ở thị trấn Ichinohe cũng đều biết mặt tôi. Việc được mong mỏi, chào đón đến làm việc như vậy khiến tôi có thêm động lực và cũng mong chờ đến ngày được trở về thị trấn này và làm việc vì tất cả người dân trong vùng.

Liên hoan cùng bạn bè ở S.P.Y〈Năm 2020〉

Du lịch Tokyo cùng bạn bè câu lạc bộ khiêu vũ khoa Y〈Năm 2019〉

Gặp gỡ sempai số này

Chị Lưu Hồng Ngọc
  • Năm 2012 Tốt nghiệp trường Phổ thông Năng khiếu Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh
  • Năm 2012 Vào học tại trường Nhật ngữ Đông Du〈thành phố Hồ Chí Minh〉
  • Năm 2013 Trường chuyên môn Morioka Joho Business (Trường chuyên môn Thông tin Kinh doanh Morioka)〈tỉnh Iwate〉
  • Năm 2015 Vào học ngành Y, khoa Y tại trường Đại học Akita〈tỉnh Akita〉

〈Sinh năm 1994, quê ở thành phố Hồ Chí Minh〉

Chị Ngọc được chính quyền địa phương đài thọ học bổng bao gồm toàn bộ học phí và chi phí sinh hoạt để học tổng cộng 8 năm tại trường tiếng Nhật và khoa Y tại trường đại học với điều kiện sau này sẽ cống hiến cho ngành y tại địa phương đó. Chị đang vừa hoà nhập với cuộc sống tại địa phương và bạn bè người Nhật cùng khoa Y, vừa tiến những bước đi vững chắc trên con đường trở thành bác sĩ.

Lựa chọn giữa đi du học Mỹ và Nhật Bản

Họ hàng của tôi có nhiều người từng đi du học nên từ rất sớm, tôi đã suy nghĩ đến chuyện đi du học.

・Bà ngoại: Du học ở Trung Quốc

・Bác (chị gái của mẹ): Du học ở Đức (hiện nay vẫn đang sống tại Đức)

・Dì (em gái của mẹ): Du học ở Úc (hiện nay vẫn đang sống tại Úc)

Vì vậy, tôi bắt đầu học hội thoại tiếng Anh từ khi còn học tiểu học, lên cấp 3 cũng chọn học lớp chuyên Anh ngữ. Có rất nhiều sempai ở lớp chuyên Anh đi du học ở Mỹ. Để xin học bổng du học Mỹ thì năm lớp 12 phải nộp hồ sơ ứng tuyển trong khoảng tháng 1 ~ tháng 3. Vì vậy cần tìm hiểu thông tin từ sớm và chuẩn bị các giấy tờ để ứng tuyển. Tôi cũng đã tìm hiểu thông tin thông qua các sempai ở lớp chuyên Anh.

Trong khi đó, hồi học lớp 11, trường tôi có tổ chức hội thảo giới thiệu về du học Nhật Bản, nhờ đó, tôi biết được rằng có thể học khoá học bằng tiếng Anh ở trường đại học tại Nhật Bản. Vì vậy, tôi cũng đã tìm hiểu các thông tin trên mạng liên quan đến việc này.

Tái ngộ trên đất Mỹ sau 6 năm xa cách với 3 người bạn cùng lớp đã đi du học ở Mỹ 〈Los Angeles, năm 2019〉

Lý do lựa chọn Nhật Bản

Tôi vốn thích học ngành Y, nhưng sau khi tìm hiểu thông tin, tôi biết được rằng du học ở Mỹ khá tốn kém. Ở Mỹ, từ khi vào đại học cho đến khi trở thành bác sĩ, nhanh nhất cũng phải mất 8 năm. Vì vậy, dù có được học bổng trang trải một phần học phí đi nữa thì phần chi phí tự bỏ ra vẫn quá lớn.

Đúng lúc đó, bà tôi tìm thấy một thông tin về du học Nhật Bản. Đó là chế độ học bổng do chính quyền một địa phương có ít bác sĩ đài thọ mà bà tôi từng có thời đến đó làm phiên dịch. Nếu chấp nhận điều kiện của chế độ này là sau khi trở thành bác sĩ phải làm việc vài năm tại bệnh viện của địa phương đó, thì toàn bộ học phí cũng như chi phí sinh hoạt trong thời gian du học sẽ được chính quyền địa phương chi trả. Tôi ứng tuyển học bổng này và từ khoảng tháng 12 hay tháng 1 gì đó của năm lớp 12, tôi bắt đầu nhận được học bổng.

[Hồ sơ cần thiết để xin học bổng]

Bảng kết quả học tập, lý do ứng tuyển, thư tiến cử của hiệu trưởng (bằng tiếng Việt), bản dịch tiếng Nhật thư tiến cử.

Người bà mà tôi rất mực yêu quý〈Tỉnh Iwate, năm 2019〉

Học bổng với điều kiện hấp dẫn

Học bổng tôi nhận được là “Học bổng sinh viên y khoa" do thị trấn Ichinohe, tỉnh Iwate đài thọ. Học bổng này chi trả chi phí sinh hoạt trong tổng cộng 8 năm học, bao gồm 2 năm học tại trường tiếng Nhật và 6 năm học tại khoa Y ở trường đại học (thời gian học tại trường tiếng Nhật là 10 vạn yên/tháng còn ở trường đại học là 16 vạn yên/tháng) và toàn bộ học phí. Hình thức của khoản học bổng này là cho vay, nhưng sau khi trở thành bác sĩ, nếu làm việc 8 năm tại bệnh viện công của tỉnh tại Ichinohe thì sẽ được miễn không phải trả nợ.

Sau khi tốt nghiệp cấp 3, học tiếng Nhật từ con số 0 rồi sau đó học ngành Y bằng tiếng Nhật là một thử thách cam go và thực tế cho thấy việc này hoàn toàn không hề đơn giản. Tuy nhiên, nhờ có học bổng mà tôi không phải tốn nhiều thời gian làm thêm baito nên cũng đã vượt qua được thử thách này. Hơn nữa, tôi còn được học thêm thành thạo một ngôn ngữ khác ngoài tiếng Anh nên với tôi, thế giới càng thêm rộng mở.

Báo cáo với trưởng thị trấn Ichinohe về việc đỗ khoa Y, Đại học Akita 〈Năm 2015〉 ©Báo Mainichi

Chuẩn bị để đi du học (học tiếng Nhật)

Tháng 5/2012, tôi tốt nghiệp cấp ba và từ tháng 8 trở đi, trong khoảng nửa năm, để chuẩn bị đi du học, tôi học tiếng Nhật tại trường Nhật ngữ Đông Du ở thành phố Hồ Chí Minh. Học sinh trường này thông thường sẽ vào học khóa du học, sống và học tập trong ký túc xá trong vòng 1 năm. Tôi thì không muốn vào ở trong ký túc xá nên đã lựa chọn học khóa sơ cấp tăng cường, mỗi ngày chỉ lên lớp vào buổi sáng và tự học 5 tiếng vào buổi chiều. Trước khi sang Nhật, tôi đã đạt trình độ tiếng Nhật JLPT N4.

Tháng 4/2013, tôi vào học tại trường liên kết với trường Đông Du, là trường chuyên môn Morioka Joho Business, khoa tiếng Nhật (trường tiếng Nhật). Ngôi trường này nằm ở thành phố Morioka, tỉnh Iwate. Ở Morioka, tôi cũng giao lưu với những người khác từng tốt nghiệp trường Đông Du nhưng chỉ mình tôi không học khóa du học nên ban đầu nên mọi người khá ngạc nhiên.

Thời đại học vẫn chơi thân với các cựu học sinh Đông Du cùng học ở Morioka〈Đại học Akita, năm 2017〉

Con đường thi đỗ vào khoa Y của trường đại học

Trong 2 năm học tại trường tiếng Nhật, tôi tập trung vào việc học tiếng Nhật và chuẩn bị cho kỳ thi đại học. Buổi sáng tôi học trên lớp còn buổi chiều thì tự học. Để vào được trường đại học ở Nhật Bản, trong một năm phải tham dự 2 lần Kỳ thi du học Nhật Bản (EJU) do Tổ chức hỗ trợ sinh viên Nhật Bản (JASSO) tổ chức rồi nộp kết quả thi đó cho trường đại học. Tôi lựa chọn thi các môn Toán, Hoá học và Sinh học trong kì thi EJU. Để luyện thi EJU, ngoài việc học ở trường, tôi còn cố gắng ôn luyện theo các sách bài tập như bộ sách “Rikaishiyasui” (Buneido), những bài tập nào thấy còn chưa hiểu rõ thì làm đi làm lại nhiều lần. Để vào được trường Đại học Akita (kì thi đầu vào dành cho du học sinh nước ngoài tự trả học phí), ngoài việc nộp kết quả kỳ thi EJU, tôi còn phải thi Toán, tiếng Anh và phỏng vấn.

Về tiếng Nhật, tôi cố gắng tập trung ôn tập nhiều lần để nắm chắc hoàn toàn kiến thức đã học ở trường. Ngoài ra, vì thích âm nhạc nên tôi thường xuyên nghe các bài hát tiếng Nhật (ví dụ như EXILE v.v…) để thay cho việc luyện nghe. Lời bài hát có chỗ nào không hiểu, tôi lại đi tra cứu và ghi nhớ. Tôi cũng cố gắng để sử dụng tiếng Nhật trong cuộc sống nhiều nhất có thể. Nhờ đó, trong năm đầu tiên du học, tôi đã đỗ JLPT N2 và năm tiếp theo thì đỗ được N1.

Với các bạn cùng lớp ở trường tiếng Nhật tại Morioka〈Năm 2015〉

Nỗ lực học tập tại khoa Y

Tỉnh Akita nằm liền kề với tỉnh Iwate. Sau khi thử sống tại tỉnh Iwate và cảm thấy thích tính cách thân thiện của con người và vật giá phải chăng ở nơi này, tôi đã định theo học đại học ở khu vực này. Do đó, tôi đã cân nhắc trường Đại học Y công lập tỉnh Fukushima hoặc Đại học Y Iwate, nhưng vì đã xác định chỉ thi đầu vào môn Toán và tiếng Anh nên tôi đã chọn Đại học Akita.

Sau khi nhập học đại học, tôi nghỉ học 1 năm nên hiện giờ đang là sinh viên năm thứ 5. Từ kỳ cuối năm thứ 4, tôi thực tập đa khoa 1 năm tại bệnh viện thuộc Đại học Akita. Từ kỳ cuối năm thứ 5 trở đi, tôi thực tập cả ở bệnh viện thuộc trường đại học và bệnh viện ngoài. Có thời gian, trong 5 tuần lễ liền, tôi phải đi bằng tàu điện và xe buýt khoảng 1 tiếng đồng hồ đến bệnh viện. Tháng 2 năm sau, tôi sẽ tham dự kỳ thi chứng chỉ bác sĩ quốc gia.

Sau khi tốt nghiệp sẽ phải thực tập lâm sàng, thời gian đó sẽ gọi là “bác sĩ thực tập". Tổng thời gian thực tập của đa số mọi người là 5 năm, trong đó 2 năm đầu gọi là thực tập sơ kỳ, 3 năm sau là thực tập hậu kỳ. Sau khi kết thúc quá trình thực tập, tôi sẽ làm bác sĩ ở thị trấn Ichinohe. Tôi muốn được thực tập sơ kỳ ở các thành phố lớn như Tokyo. Ở những nơi như vậy sẽ có điều kiện cọ xát với nhiều ca bệnh hơn, ngoài ra, tôi cũng muốn được trải nghiệm một chút cuộc sống ở đô thị lớn của Nhật Bản.

Thời gian nghỉ giải lao ở bệnh viện nơi tôi thực tập〈Năm 2021〉

Bạn bè ở trường đại học

Ở trường Đại học Akita có hơn 20 du học sinh người Việt, chúng tôi thỉnh thoảng vẫn đi ăn nhậu cùng nhau. Trong số các bạn này, tôi còn từng đi du lịch chung với các bạn cùng khóa trong trường tiếng Nhật ở Morioka.

Thế nhưng, tôi chơi thân nhất là với các bạn người Nhật ở khoa Y. Trong số khoảng 120 sinh viên khoa Y cùng khoá, chỉ có một mình tôi là du học sinh, nhưng số giờ học của khoa Y rất nhiều, chúng tôi ở bên nhau suốt từ sáng đến chiều nên mối quan hệ bạn bè trở nên rất khăng khít. Từ khi bắt đầu thực tập ở bệnh viện, 5, 6 người cùng nhóm thực tập chúng tôi rất hay nhậu cùng nhau đến khuya ở nhà trọ.

Nhậu cùng các bạn cùng nhóm thực tập của khoa Y〈Năm 2020〉

Ngoài ra, do thời gian thi cử của khoa Y khác với các khoa khác, lại còn phải đi thực tập tại bệnh viện nên có rất nhiều hoạt động câu lạc bộ của riêng sinh viên khoa Y. Tôi tham gia cả câu lạc bộ khiêu vũ của khoa Y lẫn câu lạc bộ khiêu vũ chung của tất cả các khoa (S.P.Y). Hằng năm, đến ngày hội trường, tôi lại tham gia biểu diễn khiêu vũ.

Bạn cùng khoá ở câu lạc bộ khiêu vũ khoa Y〈Năm 2018〉

Bạn bè ở S.P.Y〈Đại học Akita, năm 2017〉

Với các bạn cùng khoá ở S.P.Y〈Đại học Akita, năm 2018〉

Cuộc sống và công việc làm thêm

Sang Nhật Bản, năm đầu tiên, tôi ở homestay (ở cùng nhà dân) tại một gia đình do thị trấn Ichinohe giới thiệu. Gia đình này có người con gái thứ 3 trạc tuổi tôi sống cùng cha mẹ, người chị gái cả đã lấy chồng thì thỉnh thoảng dẫn con đến chơi. Mọi người trong gia đình đối xử với tôi rất tốt, nhưng do thời gian đi học cả đi lẫn về mất đến khoảng 2 tiếng rưỡi đồng hồ nên từ năm thứ 2 trở đi, tôi chuyển đến sống tại Morioka.

Hồi học ở trường tiếng Nhật, tôi cùng 2 bạn học sinh Đông Du làm baito nông nghiệp trong 8 tháng. Công việc của chúng tôi là thu hoạch bắp cải, củ cải, cà rốt v.v…, rửa sạch rồi xếp vào hộp, làm từ sáng đến chiều ngày thứ Bảy và Chủ Nhật. Chỗ làm này là do trường giới thiệu, ở đây tôi đã học hỏi được nhiều về xã hội. Hồi năm thứ nhất đại học, tôi dạy Toán và tiếng Anh cho học sinh cấp 2 ở lớp dạy thêm. Tuy nhiên, vì có ít tàu điện nên tôi thường về nhà muộn, do đó, làm được nửa năm thì tôi nghỉ làm và sau đó, tôi làm việc ở quầy tính tiền của siêu thị trong 1 năm.

Chụp ảnh cùng gia đình homestay〈Thị trấn Ichinohe, năm 2013〉

Bảng cân đối thu chi của tôi (tính bình quân 1 tháng) ※ Năm thứ 5 đại học

※ 100 yên = 21.831 VND (theo tỷ giá ngày 20/02/2021)

Thu nhập (tổng cộng khoảng 160,000 yên)
Học bổng

160,000 yên

Chi phí (tổng cộng khoảng 125,000 yên)
Tiền thuê nhà

30,000 yên

※ Sống một mình (căn hộ 1 phòng ngủ, 1 phòng khách)

Tiền điện, nước, ga

7,000 yên ~ 15,000 yên

※ Tổng cộng tiền điện, nước, ga (mùa đông thì cao hơn)

Tiền điện thoại di động

6,000 yên

Internet

5,000 yên

Học phí

0 yên

※ Được học bổng đài thọ riêng, không liên quan đến chi phí sinh hoạt

Tiền ăn

50,000 yên

※ Ăn trưa tại nhà ăn ở trường đại học, buổi tối chủ yếu tự nấu

※ Bao gồm cả chi phí ăn ngoài và nhậu

Tiền phí hội nhóm, câu lạc bộ

10,000 yên

※ Bao gồm tiền đi ăn nhậu và phí tham dự giải v.v…

Tiền sách giáo khoa, phí thi thử, tiền học luyện thi qua mạng

10,000 yên

※ Để chuẩn bị cho các kì thi như thi chứng chỉ quốc gia v.v...

Khoản tiền dư ra (để dành được) trung bình 35.000 yên

※ Gia đình không gửi tiền hỗ trợ. Không gửi tiền về cho gia đình.

Ngoài việc thỉnh thoảng đi Tokyo để gặp bà ngoại mỗi lần bà đi phiên dịch, tôi còn đi du lịch Osaka, Kyoto khoảng 3, 4 lần. Ngoài ra, tôi còn đi du lịch Hàn Quốc, Đài Loan và nhiều nơi khác ở Nhật với các bạn cùng khoá ở khoa Y, bạn cùng câu lạc bộ khiêu vũ và bạn cùng khoá ở trường tiếng Nhật v.v...

Đi du lịch với bạn cùng khoá trường tiếng Nhật ở Morioka〈Trái: Tokyo năm 2018, Phải: Seoul năm 2019〉

Động lực cống hiến cho địa phương

Tỉnh Akita và Iwate nằm trong vùng Tohoku. Nhiều thị trấn ở Tohoku không phải là nơi thành thị, nhưng tôi thì nghĩ rằng dù ở đâu đi nữa, nội dung và giá trị của nghề y cũng không thay đổi. Hơn nữa, ngày nay, có thể mua bất kỳ thứ gì qua mạng nên chuyện mua sắm cũng không bất tiện lắm.

Hồi tôi mới sang Nhật Bản, văn phòng chính quyền thị trấn Ichinohe đã mở tiệc có đến hơn 20 người tham dự để tiếp đón tôi. Qua đó, tôi có thể hiểu được rằng mọi người kỳ vọng tôi làm bác sĩ ở thị trấn này đến mức nào. Ngoài việc giữ liên lạc qua LINE với gia đình homestay, thỉnh thoảng tôi còn ghé về đây “thăm quê" nữa. Mọi người ở thị trấn Ichinohe cũng đều biết mặt tôi. Việc được mong mỏi, chào đón đến làm việc như vậy khiến tôi có thêm động lực và cũng mong chờ đến ngày được trở về thị trấn này và làm việc vì tất cả người dân trong vùng.

Đi du lịch ngắn cùng bạn bè ở câu lạc bộ khiêu vũ khoa Y〈Tỉnh Akita, năm 2019〉

Liên hoan cùng bạn bè ở S.P.Y〈Năm 2020〉

Du lịch Tokyo cùng bạn bè câu lạc bộ khiêu vũ khoa Y〈Năm 2019〉