Kinh nghiệm của tôi (Du học - Nhân lực chất lượng cao)

vol55_img_ava_24_3_2021
By KOKORO(Báo Mainichi+VAIJ;Đơn vị hỗ trợ: Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, v.v.)

Gặp gỡ sempai số này

Nguyễn Bá Phước
  • Năm 2012 Trở thành nhân viên chính thức của nhà hàng Sakura〈Hà Nội〉
  • Năm 2012 Tốt nghiệp khoa nấu ăn trường Cao đẳng Thương mại – Du lịch〈Tỉnh Thái Nguyên〉
  • Năm 2013 Vào học tại trung tâm tiếng Nhật〈Hà Nội〉
  • Năm 2015 Sang Nhật, nhập học trường Nhật ngữ〈Hokkaido〉
  • Năm 2016 Nhập học trường chuyên môn nấu ăn〈Hokkaido〉
  • Năm 2018 Tốt nghiệp trường chuyên môn, vào làm việc tại khách sạn〈Hokkaido〉
  • Năm 2020 Chuyển việc xuống một nhà hàng Nhật truyền thống cao cấp nhưng do ảnh hưởng của COVID-19 nên bị hủy hợp đồng 〈Tokyo〉
  • Năm 2020 Làm thêm tại quán sushi và kiến tập tại nhà hàng cao cấp〈Tokyo〉

〈Sinh năm 1992, quê ở Tiền Huân, Sơn Tây, Hà Nội〉

p5st.gm@gmail.com

Anh Phước đã có được “Bằng đầu bếp chuyên nghiệp” của cả hai nước Việt Nam và Nhật Bản, không những thế, anh còn đạt được “huy hiệu Vàng” (cấp bậc cao nhất) với tư cách là một đầu bếp người nước ngoài chế biến món ăn Nhật Bản truyền thống. Chúng tôi sẽ giới thiệu với các bạn cuộc sống thời du học cũng như những bí quyết nâng cao năng lực tiếng Nhật trong thời gian ngắn của anh.

Trở thành đầu bếp chế biến món ăn Nhật Bản truyền thống đạt được “huy hiệu Vàng”

Nhận “huy hiệu Vàng” 〈 Năm 2021〉

Từ năm 2016, Chính phủ Nhật Bản đã bắt đầu ban hành “Chế độ công nhận kỹ thuật nấu món Nhật truyền thống tại nước ngoài”. Đầu bếp món Nhật truyền thống sẽ được công nhận thông qua kinh nghiệm nấu ăn tại Nhật Bản và thành tích có được tại các cuộc thi. Có 3 cấp bậc công nhận và xếp hạng, đó là Vàng - Bạc - Đồng. Trên thế giới chỉ có 18 người nước ngoài được nhận “huy hiệu Vàng”. Tháng 3 năm 2021, tôi may mắn là người Việt Nam đầu tiên được nhận “huy hiệu Vàng”. Vào tháng 4 năm 2021, tôi sẽ thành lập “Hội đầu bếp Việt Nam tại Nhật Bản”. Hội hướng tới mục tiêu giao lưu, chia sẻ thông tin và giúp đỡ lẫn nhau giữa các đầu bếp người Việt tại Nhật Bản, góp sức cùng nhau thực hiện sứ mệnh quảng bá ẩm thực Việt Nam tại Nhật Bản, hỗ trợ các bạn du học sinh có nguyện vọng trở thành đầu bếp. Sau đây, tôi xin kể về cuộc sống thời du học của mình.

Nhận “Chứng chỉ đầu bếp” tại Việt Nam

Thời gian thực hành tại trường Cao đẳng và món ăn tôi làm lúc bấy giờ

Trong gia đình tôi, bố tôi là người nấu ăn chính nên từ hồi học THCS, tôi đã phụ bố chuẩn bị bữa ăn cho cả nhà. Sau đó, khi tuột mất cơ hội vào trường Đại học tôi mong ước, bố đã động viên tôi “đi học nấu ăn thì sẽ không lo bị đói”. Sau khi suy nghĩ thật kĩ, tôi quyết định học khoa kỹ thuật chế biến món ăn của trường Cao đẳng Thương mại – Du lịch và khi tốt nghiệp tôi đã nhận được “Bằng đầu bếp chuyên nghiệp”.

Trong thời gian học Cao đẳng, tôi đã làm việc tại nhà hàng “Thịt nướng Sakura” ở Hà Nội. Ban đầu, tôi chỉ được giao cho việc rửa bát và dọn dẹp, dần dần sau đó tôi cũng được phụ bếp và làm mấy món đơn giản. Trước khi tốt nghiệp 4 tháng, tôi được nhận vào làm nhân viên chính thức, cuối cùng tôi cũng được đảm nhiệm việc nấu các món canh và lẩu. Sau khi trở thành nhân viên chính thức, tôi đã làm ở đó 2 năm.

Cơ duyên tiếp xúc với món ăn Nhật Bản chuẩn vị

Năm 2013, “Washoku” được UNESCO công nhận là di sản văn hoá phi vật thể, rất nhiều chương trình đặc biệt giới thiệu về “washoku” đã được phát sóng trên TV. “Washoku” là món ăn truyền thống của Nhật Bản còn “Món ăn Nhật Bản” ở nước ngoài là các món đã được biến tấu phù hợp với nơi đó. Thông qua một chương trình TV, tôi bắt đầu tìm hiểu về sự hấp dẫn của “washoku”, từ đó niềm đam mê với ẩm thực Nhật Bản truyền thống đã hình thành trong tôi.

Tôi có cơ hội tham gia một sự kiện về “món ăn Nhật Bản truyền thống Washoku” được tổ chức tại một khách sạn của doanh nghiệp Nhật Bản tại Hà Nội. Khi đó tôi thấy rất ấn tượng và thích thú vì hương vị cũng như cách trình bày các món ăn trong sự kiện hôm đó. Những món ăn đó khác hẳn với những món ăn mà tôi đang làm ở nơi làm việc lúc ấy. Từ đó tôi nhen nhóm ý muốn trở thành đầu bếp chế biến món ăn Nhật Bản truyền thống thực sự và nghĩ tới việc sang Nhật du học. Cùng thời điểm đó, người đàn anh (sempai) ở nhà hàng Sakura cũng hay kể cho tôi nghe về Nhật Bản.Tuy nhiên lúc đó tôi đã có thu nhập ổn định nên gia đình đã phản đối ý định đi du học của tôi, nhưng cuối cùng bố mẹ cũng đồng ý và ủng hộ tôi.

Bị trượt visa du học

Cô giáo và các bạn cùng lớp tiếng Nhật tôi đã học〈 Năm 2013 tại Hà Nội〉

Sau khi nhận được sự ủng hộ từ gia đình và bếp trưởng nơi tôi làm việc lúc bấy giờ, tôi đã nghỉ việc tại nhà hàng rồi bắt đầu chuẩn bị hành trang đi du học. Khi đó tôi đã đi học tiếng Nhật tại trung tâm tư vấn du học, sau 3 tháng tôi đã đỗ bằng N5. Chi phí để đi du học lúc đó là khoảng 1,000,000 yên. Số tiền đó bao gồm tiền nhập học ban đầu và tiền học 1 năm tại trường Nhật ngữ ở Nhật (khoảng 700,000 yên), tiền kí túc xá trong nửa năm (khoảng 120,000 yên), tiền làm hồ sơ xin tư cách lưu trú, học phí của lớp tiếng Nhật tại Việt Nam v.v.

Thế nhưng, tôi đã không thành công trong việc xin tư cách lưu trú và không thể tới Nhật vào tháng 7 năm 2014 theo kế hoạch đã định. Dù vậy, tôi cũng không bỏ cuộc và tiếp tục tự học tiếng Nhật để làm lại hồ sơ du học một lần nữa vào năm tiếp theo. Vừa đi làm thêm, vừa tự học tiếng Nhật, sau 9 tháng tôi đã đỗ N3. Sau đó tôi bắt đầu dạy tiếng Nhật sơ cấp cho các bạn sinh viên - học sinh tại một trung tâm tiếng Nhật ở Hà Nội và tiếp tục chuẩn bị làm lại hồ sơ đi du học.

Đầu tư vào việc học tiếng Nhật

Kênh radio online tôi dùng để học nghe

Trước khi đi du học vào tháng 4 năm 2015, trong vòng 1 năm rưỡi, tôi đã có được bằng N3 và luôn cố gắng sử dụng tiếng Nhật trong đời sống thực tế. Nhờ vậy khi nhập học trường tiếng tại Nhật, tôi đã vượt qua kỳ thi đầu vào loại ưu và được xếp vào khóa học vốn dành cho những người học năm thứ 2 nên tôi đã tốt nghiệp trong vòng 1 năm. Thông thường phải mất 2 năm để ra trường nên tôi đã có thể tiết kiệm được 1 năm học phí và các chi phí phát sinh.

Trước khi đi du học, tôi đã tập cho mình thói quen mỗi ngày ngồi học hơn 3 tiếng đồng hồ. Thêm nữa, tôi đã đọc kỹ trước những nội dung trong giờ học nên giờ học chính trở thành giờ ôn tập của tôi. Tôi cũng tự viết sổ tay tổng hợp từ vựng và các mẫu ngữ pháp theo cách phân loại của mình để việc học trở nên hiệu quả hơn, thú vị hơn. Về sách học, ngoài bộ giáo trình “Minna no nihongo”, tôi cũng đã sử dụng bộ “Shinkanzen Masuta”.

◇Đầu tư vào việc học tiếng Nhật◇
Tin tức trên radio online
Mỗi buổi tối, tôi nghe tin tức thời sự bằng tiếng Nhật trên radio online trong 20 phút. Các tin tức này đều có thể điều chỉnh tốc độ âm thanh. Ban đầu tôi nghe mà không hiểu gì, nhưng sau nửa năm tôi cũng đã bắt đầu quen và có thể nghe hiểu được. Tôi vẫn tiếp tục nghe sau khi sang Nhật
Kết bạn với người Nhật
Bạn du học sinh người Nhật cùng làm việc với tôi ở nhà hàng Sakura (Hà Nội) đã trở thành bạn luyện tập hội thoại tiếng Nhật với tôi. Hơn nữa, thông qua sự giới thiệu của bạn ấy, tôi đã quen thêm những bạn du học sinh người Nhật khác và chúng tôi cùng giao lưu với nhau bằng tiếng Nhật.
Bắt chước lại những câu từ tiếng Nhật đã nghe được
Tôi nghe tiếng Nhật của người Nhật rồi bắt chước lại những câu từ tôi nghe được. Bắt đầu từ những câu đơn giản như “otsukaresamadesu” (bạn đã vất vả rồi), “arigatogozaimasu” (cảm ơn) v.v.
Sử dụng những câu từ mình nhớ (khi đi làm thêm)
Sau khi có N3, tôi đã làm thêm ở một khách sạn có nhiều khách người Nhật trong 3 tháng. Tôi đã làm công việc tiếp khách tại quầy lễ tân, tại nhà hàng trong khách sạn, nhờ đó tôi có thể nghe các nhóm khách nói chuyện với nhau và nhớ được một số từ cách nói chuyện của người Nhật. Thi thoảng tôi cũng có cơ hội giao tiếp với khách Nhật tại khách sạn để nâng cao khả năng sử dụng tiếng Nhật của mình.
Sử dụng những câu từ mình nhớ (dạy cho người khác)
Sau khi có N3, tôi đã làm giáo viên dạy tiếng Nhật trong 7 tháng. Việc dạy tiếng Nhật cũng trở thành việc ôn luyện cho chính bản thân mình.
Nhớ những bài hát tiếng Nhật đơn giản
Tôi đã nhớ lời tiếng Nhật của một số bài hát như “Chiếc đồng hồ cũ của ông tôi” (ookinafurudokei) v.v. rồi hát đi hát lại.
Cài đặt ngôn ngữ của điện thoại là tiếng Nhật (sau khi sang Nhật)
Sau khi sang Nhật tôi cố gắng tạo cho mình môi trường chỉ sử dụng tiếng Nhật. Chẳng hạn, tôi chuyển chế độ ngôn ngữ của điện thoại sang tiếng Nhật. Đã nhiều lần tôi định chuyển về chế độ tiếng Việt nhưng tiếng Nhật hiển thị trên màn hình điện thoại rất khó hiểu nên tôi không thể chuyển lại được. Nhờ vậy mỗi lần sử dụng điện thoại là một lần tôi học tiếng Nhật và chiếc điện thoại cũng là một người thầy dạy tiếng Nhật của tôi.

Công việc tại nhà hàng Sakura (tôi ở phía trong)

Nhóm bạn làm việc cùng tôi ở lớp tiếng Nhật. Việc dạy tiếng Nhật cũng trở thành việc ôn luyện của chính mình

Xin được visa du học vào lần thứ hai

Khoảng thời gian sống ở thành phố Hakodate – Hokkaido

Trong lần đầu tiên xin visa du học, tôi đã dự định đi một trường Nhật ngữ ở Tokyo, nhưng ở lần thứ hai này, tôi đã chọn trường ở Hokkaido. Tôi được tư vấn rằng nếu trượt visa lần đầu thì lần thứ hai hồ sơ sẽ bị xét kĩ hơn nên thay vì Tokyo, tôi nên chọn một vùng xa trung tâm để việc xin tư cách lưu trú trở nên chắn chắn hơn. Ngoài ra, trong lần đầu tiên, khi làm hồ sơ chứng minh tài chính, do chưa có kinh nghiệm nên hồ sơ đã để tên người bảo lãnh là chị gái tôi - khi đó còn rất trẻ, chưa đủ năng lực kinh tế để bảo lãnh cho tôi. Vậy nên lần thứ 2, bố tôi là người đứng tên bảo lãnh và nhờ vậy tôi đã nhận được tư cách lưu trú một cách thuận lợi.

Sau khi sang Nhật, tôi đã đi tìm và xin việc làm thêm ngay sau khi tới Nhật được chục ngày. Trên chiếc xe đạp mới mua, tôi rong ruổi đi tìm những nhà hàng washoku, tra số điện thoại nhà hàng và gọi điện tới các nơi tuyển người làm thêm ghi trên giấy quảng cáo dán trên tường mà tôi bắt gặp. Với vốn tiếng Nhật ít ỏi của mình, phải tới nơi thứ 5 tôi mới được nhận. Ngoài ra, tôi cũng tìm thông tin tuyển dụng trên các trang web tuyển dụng và kết quả là tìm thấy một nhà hàng sushi băng chuyền, tôi cũng đã ứng tuyển và được nhận vào làm việc. Có một nhà hàng tôi đã làm nửa năm, 1 quán khác thì làm trong 1 năm, trong thời gian đó tôi đã tiếp xúc với nhiều món ăn Nhật Bản tại địa phương. Khi đó những bạn người Việt cùng trường và nơi làm thêm cũng đối xử rất tốt với tôi nhưng vì muốn nâng cao tiếng Nhật nên tôi đã cố gắng giao lưu với những người Nhật ở nơi làm thêm nhiều hơn.

◇Bảng thu nhập và chi tiêu (Trung bình 1 tháng)

※Bảng thu chi trong năm đầu tiên học Nhật ngữ

※100 yên=21,167 VND (Thời điểm 9/3/2021)

Thu nhập (Tổng khoảng 90,000 yên)
Làm thêm 2 nơi (nhà hàng washoku

90,000 yên

Chi tiêu (Tổng khoảng 68,000 yên)
Tiền nhà (kí túc)

25,000 yên

※Sống 1 mình (phòng đơn)

Tiền nước, tiền điện, tiền ga

3,000 yên

※Tổng tiền nước, điện, ga

Tiền điện thoại

5,000 yên

※Cước gọi + internet

Tiền ăn

20,000 yên

※Chủ yếu là tự nấu

Tạp phí

15,000 yên

※Tiền mua đồ lặt vặt, tiền đi ăn với bạn v.v.

Tiền dư, tiết kiệm hàng tháng (Trung bình khoảng 22,000 yên)

※Ngoài các khoản trên thì tiền học phí là 650,000 yên (1 năm) do bố mẹ chi trả

※Vào kì nghỉ hè có thể kiếm được khoảng 120,000 yên tiền làm thêm

Vào học trường Nhật ngữ rồi vào trường chuyên môn

Chúng tôi được giới thiệu trên tấm thiệp mừng năm mới của trường

Sau khi tới Nhật, tôi đã phải đối mặt với một vấn đề lớn. Đó là việc tiền học phí của trường chuyên môn nấu ăn rất cao. Tôi tìm hiểu được rằng trường có học phí thấp nhất thì tiền học 1 năm cũng là 1,400,000 yên, thêm các khoản tiền khác (tiền mua dao, đồng phục, giáo trình) v.v. tốn thêm khoảng 250,000 yên. Vì vậy, tôi cũng đã cân nhắc tới việc vào trường chuyên môn khác hoặc vào đại học. Vào lúc đó, chúng tôi có dịp nghỉ dài ngày nên tôi đã tranh thủ về Việt Nam. Khi về nước, tôi gặp lại anh giám đốc công ty du học và kể cho anh nghe câu chuyện của mình thì tôi được anh cho biêt rằng: có một trường dạy nấu ăn ở thành phố Muroran của Hokkaido bắt đầu tiếp nhận du học sinh nước ngoài và họ đang muốn cấp học bổng miễn 100% học phí cho một người thực sự đam mê nấu ăn và muốn trở thành đầu bếp tại Nhật. Sau đó anh giám đốc ấy đã kết nối cho tôi gặp người phụ trách của trường - khi đó đang công tác tại Hà Nội.

Sau khi trở lại Nhật, tôi đã tham gia dự thi và vượt qua kì thi của trường, cùng với đó là được nhận học bổng miễn học phí 100% trong 2 năm tiếp theo. Thời điểm đó, tôi là du học sinh người nước ngoài đầu tiên học cùng với các bạn người Nhật. Khi bắt đầu vào năm học, trong giờ học xuất hiện nhiều từ ngữ chuyên ngành rất khó, tốc độ nói của giáo viên cũng nhanh hơn giáo viên ở trường Nhật ngữ rất nhiều. Thêm nữa tiết học ở đây cũng dài gấp đôi tiết học ở trường Nhật ngữ, kéo dài trong 90 phút. Có những lúc khó khăn tưởng chừng như không thể vượt qua được nhưng bằng sự giúp đỡ nhiệt tình của bạn cùng lớp, giáo viên tại trường và nỗ lực của chính bản thân mình, tôi đã vượt qua, tốt nghiệp và lấy được bằng đầu bếp cấp quốc gia của Nhật Bản.

Đi làm – Chuyển việc – Dịch COVID-19

Công việc tại khách sạn ở Hokkaido và ảnh giới thiệu về món Sườn xào chua ngọt tôi làm

Trong 2 năm học ở trường chuyên môn, tôi đã làm thêm với tư cách là một đầu bếp tại một khách sạn trong vùng. Vào năm thứ 2, tôi có cơ hội được đi thực tập 2 tuần tại khách sạn Noboribetsu Grand (Hokkaido) và được bếp trưởng ưu ái nhận vào làm việc ở khách sạn (chuyên về washoku) này sau khi tốt nghiệp. Trong 2 năm từ năm 2018, tôi đã làm việc và học hỏi được rất nhiều điều ở đây.

Tôi đã định làm việc ở Nhật trong khoảng 5 năm nhưng trong tôi vẫn có khao khát được học hỏi thêm về ẩm thực Nhật truyền thống nên tôi đã tâm sự với bếp trưởng – sư phụ của tôi. Bác ấy đã ủng hộ và khuyên tôi nên chuyển xuống Tokyo hoặc cố đô Kyoto để học và làm việc. Tháng 2 năm 2020 tôi được nhận vào làm ở một nhà hàng Nhật Bản truyền thống cao cấp bậc nhất ở Tokyo. Sau đó tôi chuyển xuống Tokyo chờ ngày bắt đầu công việc mới. Nhưng tôi không ngờ rằng dịch COVID-19 bùng phát và lan rộng khiến số lượng khách hàng giảm mạnh, nhà hàng gặp khó khăn dẫn tới việc tôi bị hủy hợp đồng và thất nghiệp. Vậy nên tôi đã đi làm thêm ở một nhà hàng sushi và làm vài công việc khác để duy trì cuộc sống.

Định hướng phát triển sự nghiệp khi về Việt Nam

Rèn luyện tay nghề tại nhà hàng cao cấp ở Tokyo. Phía trong là bếp trưởng Tomisawa Hirokazu (1 trong những đại sứ thiện chí truyền bá món ăn Nhật Bản) 〈Năm 2021〉

Một thời gian sau, tôi được giới thiệu vào làm ở một nhà hàng cao cấp khác ở Tokyo nhưng đã có một số chuyện không mong muốn xảy ra, chú của tôi đột ngột ra đi và nhiều chuyện xảy tới với gia đình tôi ở Việt Nam. Thêm vào đó, tôi nhận được lời mời làm cố vấn chuyên môn về các món ăn Nhật Bản cho một hệ thống nhà hàng lớn ở Việt Nam. Sau khi suy nghĩ kỹ, tôi đã quyết định về nước trong năm 2021 này để gần gia đình và phát triển sự nghiệp của mình ở Việt Nam. Hiện tại tôi đang tiếp tục làm thêm tại nhà hàng sushi, duy trì kiến tập tại nhà hàng Nhật truyền thống tôi đã làm việc tại Tokyo.

Sau khi về Việt Nam, trong tương lai gần, tôi muốn phát triển ẩm thực Nhật truyền thống tại Việt Nam. Tôi sẽ làm những món ăn dựa trên triết lý ẩm thực Nhật truyền thống và sử dụng nhiều nguyên liệu theo mùa có tại Việt Nam, hiểu được căn bản của món Nhật truyền thống và vị giác của người Việt chính là điều sẽ giúp tôi chinh phục những thực khách trân quý. Ước mơ của tôi là mở được một nhà hàng Nhật truyền thống cao cấp của riêng mình.

Mổ cá ngữ tại khách sạn ở Hokkaido 〈Năm 2019〉

Trở thành cố vấn đặc biệt cho hệ thống “Bánh Mì Xin Chào” 〈Năm 2020〉

Gặp gỡ sempai số này

Nguyễn Bá Phước
  • Năm 2012 Trở thành nhân viên chính thức của nhà hàng Sakura〈Hà Nội〉
  • Năm 2012 Tốt nghiệp khoa nấu ăn trường Cao đẳng Thương mại – Du lịch〈Thái Nguyên〉
  • Năm 2013 Vào học tại trung tâm tiếng Nhật〈Hà Nội〉
  • Năm 2015 Sang Nhật, nhập học trường Nhật ngữ〈Hokkaido〉
  • Năm 2016 Nhập học trường chuyên môn nấu ăn〈Hokkaido〉
  • Năm 2018 Tốt nghiệp trường chuyên môn, vào làm việc tại khách sạn〈Hokkaido〉
  • Năm 2020 Chuyển việc xuống một nhà hàng Nhật truyền thống cao cấp nhưng do ảnh hưởng của COVID-19 nên bị hủy hợp đồng 〈Tokyo〉
  • Năm 2020 Làm thêm tại quán sushi và kiến tập tại nhà hàng cao cấp〈Tokyo〉

〈Sinh năm 1992, quê ở Tiền Huân, Sơn Tây, Hà Nội〉

p5st.gm@gmail.com

Anh Phước đã có được “Bằng đầu bếp chuyên nghiệp” của cả hai nước Việt Nam và Nhật Bản, không những thế, anh còn đạt được “huy hiệu Vàng” (cấp bậc cao nhất) với tư cách là một đầu bếp người nước ngoài chế biến món ăn Nhật Bản truyền thống. Chúng tôi sẽ giới thiệu với các bạn cuộc sống thời du học cũng như những bí quyết nâng cao năng lực tiếng Nhật trong thời gian ngắn của anh.

Trở thành đầu bếp chế biến món ăn Nhật Bản truyền thống đạt được “huy hiệu Vàng”

Từ năm 2016, Chính phủ Nhật Bản đã bắt đầu ban hành “Chế độ công nhận kỹ thuật nấu món Nhật truyền thống tại nước ngoài”. Đầu bếp món Nhật truyền thống sẽ được công nhận thông qua kinh nghiệm nấu ăn tại Nhật Bản và thành tích có được tại các cuộc thi. Có 3 cấp bậc công nhận và xếp hạng, đó là Vàng - Bạc - Đồng. Trên thế giới chỉ có 18 người nước ngoài được nhận “huy hiệu Vàng”. Tháng 3 năm 2021, tôi may mắn là người Việt Nam đầu tiên được nhận “huy hiệu Vàng”. Vào tháng 4 năm 2021, tôi sẽ thành lập “Hội đầu bếp Việt Nam tại Nhật Bản”. Hội hướng tới mục tiêu giao lưu, chia sẻ thông tin và giúp đỡ lẫn nhau giữa các đầu bếp người Việt tại Nhật Bản, góp sức cùng nhau thực hiện sứ mệnh quảng bá ẩm thực Việt Nam tại Nhật Bản, hỗ trợ các bạn du học sinh có nguyện vọng trở thành đầu bếp. Sau đây, tôi xin kể về cuộc sống thời du học của mình.

Nhận “huy hiệu Vàng” 〈 Năm 2021〉

Nhận “Chứng chỉ đầu bếp” tại Việt Nam

Trong gia đình tôi, bố tôi là người nấu ăn chính nên từ hồi học THCS, tôi đã phụ bố chuẩn bị bữa ăn cho cả nhà. Sau đó, khi tuột mất cơ hội vào trường Đại học tôi mong ước, bố đã động viên tôi “đi học nấu ăn thì sẽ không lo bị đói”. Sau khi suy nghĩ thật kĩ, tôi quyết định học khoa kỹ thuật chế biến món ăn của trường Cao đẳng Thương mại – Du lịch và khi tốt nghiệp tôi đã nhận được “Bằng đầu bếp chuyên nghiệp”.

Trong thời gian học Cao đẳng, tôi đã làm việc tại nhà hàng “Thịt nướng Sakura” ở Hà Nội. Ban đầu, tôi chỉ được giao cho việc rửa bát và dọn dẹp, dần dần sau đó tôi cũng được phụ bếp và làm mấy món đơn giản. Trước khi tốt nghiệp 4 tháng, tôi được nhận vào làm nhân viên chính thức, cuối cùng tôi cũng được đảm nhiệm việc nấu các món canh và lẩu. Sau khi trở thành nhân viên chính thức, tôi đã làm ở đó 2 năm.

Thời gian thực hành tại trường Cao đẳng và món ăn tôi làm lúc bấy giờ

Cơ duyên tiếp xúc với món ăn Nhật Bản chuẩn vị

Năm 2013, “Washoku” được UNESCO công nhận là di sản văn hoá phi vật thể, rất nhiều chương trình đặc biệt giới thiệu về “washoku” đã được phát sóng trên TV. “Washoku” là món ăn truyền thống của Nhật Bản còn “Món ăn Nhật Bản” ở nước ngoài là các món đã được biến tấu phù hợp với nơi đó. Thông qua một chương trình TV, tôi bắt đầu tìm hiểu về sự hấp dẫn của “washoku”, từ đó niềm đam mê với ẩm thực Nhật Bản truyền thống đã hình thành trong tôi.

Tôi có cơ hội tham gia một sự kiện về “món ăn Nhật Bản truyền thống Washoku” được tổ chức tại một khách sạn của doanh nghiệp Nhật Bản tại Hà Nội. Khi đó tôi thấy rất ấn tượng và thích thú vì hương vị cũng như cách trình bày các món ăn trong sự kiện hôm đó. Những món ăn đó khác hẳn với những món ăn mà tôi đang làm ở nơi làm việc lúc ấy. Từ đó tôi nhen nhóm ý muốn trở thành đầu bếp chế biến món ăn Nhật Bản truyền thống thực sự và nghĩ tới việc sang Nhật du học. Cùng thời điểm đó, người đàn anh (sempai) ở nhà hàng Sakura cũng hay kể cho tôi nghe về Nhật Bản.Tuy nhiên lúc đó tôi đã có thu nhập ổn định nên gia đình đã phản đối ý định đi du học của tôi, nhưng cuối cùng bố mẹ cũng đồng ý và ủng hộ tôi.

Bị trượt visa du học

Sau khi nhận được sự ủng hộ từ gia đình và bếp trưởng nơi tôi làm việc lúc bấy giờ, tôi đã nghỉ việc tại nhà hàng rồi bắt đầu chuẩn bị hành trang đi du học. Khi đó tôi đã đi học tiếng Nhật tại trung tâm tư vấn du học, sau 3 tháng tôi đã đỗ bằng N5. Chi phí để đi du học lúc đó là khoảng 1,000,000 yên. Số tiền đó bao gồm tiền nhập học ban đầu và tiền học 1 năm tại trường Nhật ngữ ở Nhật (khoảng 700,000 yên), tiền kí túc xá trong nửa năm (khoảng 120,000 yên), tiền làm hồ sơ xin tư cách lưu trú, học phí của lớp tiếng Nhật tại Việt Nam v.v.

Thế nhưng, tôi đã không thành công trong việc xin tư cách lưu trú và không thể tới Nhật vào tháng 7 năm 2014 theo kế hoạch đã định. Dù vậy, tôi cũng không bỏ cuộc và tiếp tục tự học tiếng Nhật để làm lại hồ sơ du học một lần nữa vào năm tiếp theo. Vừa đi làm thêm, vừa tự học tiếng Nhật, sau 9 tháng tôi đã đỗ N3. Sau đó tôi bắt đầu dạy tiếng Nhật sơ cấp cho các bạn sinh viên - học sinh tại một trung tâm tiếng Nhật ở Hà Nội và tiếp tục chuẩn bị làm lại hồ sơ đi du học.

Cô giáo và các bạn cùng lớp tiếng Nhật tôi đã học〈 Năm 2013 tại Hà Nội〉

Đầu tư vào việc học tiếng Nhật

Trước khi đi du học vào tháng 4 năm 2015, trong vòng 1 năm rưỡi, tôi đã có được bằng N3 và luôn cố gắng sử dụng tiếng Nhật trong đời sống thực tế. Nhờ vậy khi nhập học trường tiếng tại Nhật, tôi đã vượt qua kỳ thi đầu vào loại ưu và được xếp vào khóa học vốn dành cho những người học năm thứ 2 nên tôi đã tốt nghiệp trong vòng 1 năm. Thông thường phải mất 2 năm để ra trường nên tôi đã có thể tiết kiệm được 1 năm học phí và các chi phí phát sinh.

Trước khi đi du học, tôi đã tập cho mình thói quen mỗi ngày ngồi học hơn 3 tiếng đồng hồ. Thêm nữa, tôi đã đọc kỹ trước những nội dung trong giờ học nên giờ học chính trở thành giờ ôn tập của tôi. Tôi cũng tự viết sổ tay tổng hợp từ vựng và các mẫu ngữ pháp theo cách phân loại của mình để việc học trở nên hiệu quả hơn, thú vị hơn. Về sách học, ngoài bộ giáo trình “Minna no nihongo”, tôi cũng đã sử dụng bộ “Shinkanzen Masuta”.

Kênh radio online tôi dùng để học nghe

◇Đầu tư vào việc học tiếng Nhật◇
Tin tức trên radio online
Mỗi buổi tối, tôi nghe tin tức thời sự bằng tiếng Nhật trên radio online trong 20 phút. Các tin tức này đều có thể điều chỉnh tốc độ âm thanh. Ban đầu tôi nghe mà không hiểu gì, nhưng sau nửa năm tôi cũng đã bắt đầu quen và có thể nghe hiểu được. Tôi vẫn tiếp tục nghe sau khi sang Nhật
Kết bạn với người Nhật
Bạn du học sinh người Nhật cùng làm việc với tôi ở nhà hàng Sakura (Hà Nội) đã trở thành bạn luyện tập hội thoại tiếng Nhật với tôi. Hơn nữa, thông qua sự giới thiệu của bạn ấy, tôi đã quen thêm những bạn du học sinh người Nhật khác và chúng tôi cùng giao lưu với nhau bằng tiếng Nhật.
Bắt chước lại những câu từ tiếng Nhật đã nghe được
Tôi nghe tiếng Nhật của người Nhật rồi bắt chước lại những câu từ tôi nghe được. Bắt đầu từ những câu đơn giản như “otsukaresamadesu” (bạn đã vất vả rồi), “arigatogozaimasu” (cảm ơn) v.v.
Sử dụng những câu từ mình nhớ (khi đi làm thêm)
Sau khi có N3, tôi đã làm thêm ở một khách sạn có nhiều khách người Nhật trong 3 tháng. Tôi đã làm công việc tiếp khách tại quầy lễ tân, tại nhà hàng trong khách sạn, nhờ đó tôi có thể nghe các nhóm khách nói chuyện với nhau và nhớ được một số từ cách nói chuyện của người Nhật. Thi thoảng tôi cũng có cơ hội giao tiếp với khách Nhật tại khách sạn để nâng cao khả năng sử dụng tiếng Nhật của mình.
Sử dụng những câu từ mình nhớ (dạy cho người khác)
Sau khi có N3, tôi đã làm giáo viên dạy tiếng Nhật trong 7 tháng. Việc dạy tiếng Nhật cũng trở thành việc ôn luyện cho chính bản thân mình.
Nhớ những bài hát tiếng Nhật đơn giản
Tôi đã nhớ lời tiếng Nhật của một số bài hát như “Chiếc đồng hồ cũ của ông tôi” (ookinafurudokei) v.v. rồi hát đi hát lại.
Cài đặt ngôn ngữ của điện thoại là tiếng Nhật (sau khi sang Nhật)
Sau khi sang Nhật tôi cố gắng tạo cho mình môi trường chỉ sử dụng tiếng Nhật. Chẳng hạn, tôi chuyển chế độ ngôn ngữ của điện thoại sang tiếng Nhật. Đã nhiều lần tôi định chuyển về chế độ tiếng Việt nhưng tiếng Nhật hiển thị trên màn hình điện thoại rất khó hiểu nên tôi không thể chuyển lại được. Nhờ vậy mỗi lần sử dụng điện thoại là một lần tôi học tiếng Nhật và chiếc điện thoại cũng là một người thầy dạy tiếng Nhật của tôi.

Công việc tại nhà hàng Sakura (tôi ở phía trong)

Nhóm bạn làm việc cùng tôi ở lớp tiếng Nhật. Việc dạy tiếng Nhật cũng trở thành việc ôn luyện của chính mình

Xin được visa du học vào lần thứ hai

Trong lần đầu tiên xin visa du học, tôi đã dự định đi một trường Nhật ngữ ở Tokyo, nhưng ở lần thứ hai này, tôi đã chọn trường ở Hokkaido. Tôi được tư vấn rằng nếu trượt visa lần đầu thì lần thứ hai hồ sơ sẽ bị xét kĩ hơn nên thay vì Tokyo, tôi nên chọn một vùng xa trung tâm để việc xin tư cách lưu trú trở nên chắn chắn hơn. Ngoài ra, trong lần đầu tiên, khi làm hồ sơ chứng minh tài chính, do chưa có kinh nghiệm nên hồ sơ đã để tên người bảo lãnh là chị gái tôi - khi đó còn rất trẻ, chưa đủ năng lực kinh tế để bảo lãnh cho tôi. Vậy nên lần thứ 2, bố tôi là người đứng tên bảo lãnh và nhờ vậy tôi đã nhận được tư cách lưu trú một cách thuận lợi.

Sau khi sang Nhật, tôi đã đi tìm và xin việc làm thêm ngay sau khi tới Nhật được chục ngày. Trên chiếc xe đạp mới mua, tôi rong ruổi đi tìm những nhà hàng washoku, tra số điện thoại nhà hàng và gọi điện tới các nơi tuyển người làm thêm ghi trên giấy quảng cáo dán trên tường mà tôi bắt gặp. Với vốn tiếng Nhật ít ỏi của mình, phải tới nơi thứ 5 tôi mới được nhận. Ngoài ra, tôi cũng tìm thông tin tuyển dụng trên các trang web tuyển dụng và kết quả là tìm thấy một nhà hàng sushi băng chuyền, tôi cũng đã ứng tuyển và được nhận vào làm việc. Có một nhà hàng tôi đã làm nửa năm, 1 quán khác thì làm trong 1 năm, trong thời gian đó tôi đã tiếp xúc với nhiều món ăn Nhật Bản tại địa phương. Khi đó những bạn người Việt cùng trường và nơi làm thêm cũng đối xử rất tốt với tôi nhưng vì muốn nâng cao tiếng Nhật nên tôi đã cố gắng giao lưu với những người Nhật ở nơi làm thêm nhiều hơn.

Khoảng thời gian sống ở thành phố Hakodate – Hokkaido

◇Bảng thu nhập và chi tiêu (Trung bình 1 tháng)

※Bảng thu chi trong năm đầu tiên học Nhật ngữ

※100 yên=21,167 VND (Thời điểm 9/3/2021)

Thu nhập (Tổng khoảng 90,000 yên)
Làm thêm 2 nơi (nhà hàng washoku

90,000 yên

Chi tiêu (Tổng khoảng 68,000 yên)
Tiền nhà (kí túc)

25,000 yên

※Sống 1 mình (phòng đơn)

Tiền nước, tiền điện, tiền ga

3,000 yên

※Tổng tiền nước, điện, ga

Tiền điện thoại

5,000 yên

※Cước gọi + internet

Tiền ăn

20,000 yên

※Chủ yếu là tự nấu

Tạp phí

15,000 yên

※Tiền mua đồ lặt vặt, tiền đi ăn với bạn v.v.

Tiền dư, tiết kiệm hàng tháng (Trung bình khoảng 22,000 yên)

※Ngoài các khoản trên thì tiền học phí là 650,000 yên (1 năm) do bố mẹ chi trả

※Vào kì nghỉ hè có thể kiếm được khoảng 120,000 yên tiền làm thêm

Vào học trường Nhật ngữ rồi vào trường chuyên môn

Sau khi tới Nhật, tôi đã phải đối mặt với một vấn đề lớn. Đó là việc tiền học phí của trường chuyên môn nấu ăn rất cao. Tôi tìm hiểu được rằng trường có học phí thấp nhất thì tiền học 1 năm cũng là 1,400,000 yên, thêm các khoản tiền khác (tiền mua dao, đồng phục, giáo trình) v.v. tốn thêm khoảng 250,000 yên. Vì vậy, tôi cũng đã cân nhắc tới việc vào trường chuyên môn khác hoặc vào đại học. Vào lúc đó, chúng tôi có dịp nghỉ dài ngày nên tôi đã tranh thủ về Việt Nam. Khi về nước, tôi gặp lại anh giám đốc công ty du học và kể cho anh nghe câu chuyện của mình thì tôi được anh cho biêt rằng: có một trường dạy nấu ăn ở thành phố Muroran của Hokkaido bắt đầu tiếp nhận du học sinh nước ngoài và họ đang muốn cấp học bổng miễn 100% học phí cho một người thực sự đam mê nấu ăn và muốn trở thành đầu bếp tại Nhật. Sau đó anh giám đốc ấy đã kết nối cho tôi gặp người phụ trách của trường - khi đó đang công tác tại Hà Nội.

Sau khi trở lại Nhật, tôi đã tham gia dự thi và vượt qua kì thi của trường, cùng với đó là được nhận học bổng miễn học phí 100% trong 2 năm tiếp theo. Thời điểm đó, tôi là du học sinh người nước ngoài đầu tiên học cùng với các bạn người Nhật. Khi bắt đầu vào năm học, trong giờ học xuất hiện nhiều từ ngữ chuyên ngành rất khó, tốc độ nói của giáo viên cũng nhanh hơn giáo viên ở trường Nhật ngữ rất nhiều. Thêm nữa tiết học ở đây cũng dài gấp đôi tiết học ở trường Nhật ngữ, kéo dài trong 90 phút. Có những lúc khó khăn tưởng chừng như không thể vượt qua được nhưng bằng sự giúp đỡ nhiệt tình của bạn cùng lớp, giáo viên tại trường và nỗ lực của chính bản thân mình, tôi đã vượt qua, tốt nghiệp và lấy được bằng đầu bếp cấp quốc gia của Nhật Bản.

Chúng tôi được giới thiệu trên tấm thiệp mừng năm mới của trường

Đi làm – Chuyển việc – Dịch COVID-19

Trong 2 năm học ở trường chuyên môn, tôi đã làm thêm với tư cách là một đầu bếp tại một khách sạn trong vùng. Vào năm thứ 2, tôi có cơ hội được đi thực tập 2 tuần tại khách sạn Noboribetsu Grand (Hokkaido) và được bếp trưởng ưu ái nhận vào làm việc ở khách sạn (chuyên về washoku) này sau khi tốt nghiệp. Trong 2 năm từ năm 2018, tôi đã làm việc và học hỏi được rất nhiều điều ở đây.

Tôi đã định làm việc ở Nhật trong khoảng 5 năm nhưng trong tôi vẫn có khao khát được học hỏi thêm về ẩm thực Nhật truyền thống nên tôi đã tâm sự với bếp trưởng – sư phụ của tôi. Bác ấy đã ủng hộ và khuyên tôi nên chuyển xuống Tokyo hoặc cố đô Kyoto để học và làm việc. Tháng 2 năm 2020 tôi được nhận vào làm ở một nhà hàng Nhật Bản truyền thống cao cấp bậc nhất ở Tokyo. Sau đó tôi chuyển xuống Tokyo chờ ngày bắt đầu công việc mới. Nhưng tôi không ngờ rằng dịch COVID-19 bùng phát và lan rộng khiến số lượng khách hàng giảm mạnh, nhà hàng gặp khó khăn dẫn tới việc tôi bị hủy hợp đồng và thất nghiệp. Vậy nên tôi đã đi làm thêm ở một nhà hàng sushi và làm vài công việc khác để duy trì cuộc sống.

Công việc tại khách sạn ở Hokkaido và ảnh giới thiệu về món Sườn xào chua ngọt tôi làm

Định hướng phát triển sự nghiệp khi về Việt Nam

Một thời gian sau, tôi được giới thiệu vào làm ở một nhà hàng cao cấp khác ở Tokyo nhưng đã có một số chuyện không mong muốn xảy ra, chú của tôi đột ngột ra đi và nhiều chuyện xảy tới với gia đình tôi ở Việt Nam. Thêm vào đó, tôi nhận được lời mời làm cố vấn chuyên môn về các món ăn Nhật Bản cho một hệ thống nhà hàng lớn ở Việt Nam. Sau khi suy nghĩ kỹ, tôi đã quyết định về nước trong năm 2021 này để gần gia đình và phát triển sự nghiệp của mình ở Việt Nam. Hiện tại tôi đang tiếp tục làm thêm tại nhà hàng sushi, duy trì kiến tập tại nhà hàng Nhật truyền thống tôi đã làm việc tại Tokyo.

Sau khi về Việt Nam, trong tương lai gần, tôi muốn phát triển ẩm thực Nhật truyền thống tại Việt Nam. Tôi sẽ làm những món ăn dựa trên triết lý ẩm thực Nhật truyền thống và sử dụng nhiều nguyên liệu theo mùa có tại Việt Nam, hiểu được căn bản của món Nhật truyền thống và vị giác của người Việt chính là điều sẽ giúp tôi chinh phục những thực khách trân quý. Ước mơ của tôi là mở được một nhà hàng Nhật truyền thống cao cấp của riêng mình.

Rèn luyện tay nghề tại nhà hàng cao cấp ở Tokyo. Phía trong là bếp trưởng Tomisawa Hirokazu (1 trong những đại sứ thiện chí truyền bá món ăn Nhật Bản) 〈Năm 2021〉

Mổ cá ngữ tại khách sạn ở Hokkaido 〈Năm 2019〉

Trở thành cố vấn đặc biệt cho hệ thống “Bánh Mì Xin Chào” 〈Năm 2020〉