Kinh nghiệm của tôi (Thực tập kỹ năng - Kỹ năng đặc định)

vol-59_0904_img1
By KOKORO(Báo Mainichi+VAIJ;Đơn vị hỗ trợ: Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, v.v.)

Gặp gỡ sempai số này

Anh Nguyễn Văn Tuyền
  • Năm 2013 Tốt nghiệp cấp 2, vào làm việc tại xưởng may
  • Năm 2017 Đăng ký vào công ty phái cử 〈Hà Nội〉
  • Năm 2017 Sang Nhật → Tập huấn → Thực tập kỹ năng 〈Tỉnh Kagoshima〉
  • Năm 2020 Sống tạm tại đoàn thể hỗ trợ 〈Tokyo〉
  • Năm 2021 Được nhận vào làm tại công ty kinh doanh cửa hàng mì ramen

〈Sinh năm 1998, quê Nam Định〉

Anh Tuyền thi đỗ JLPT N2 trong khi đang thực tập kỹ năng ngành xây dựng. Sau khi thi đỗ kỳ thi kỹ năng ngành “nhà hàng ăn uống", anh được nhận vào làm tại công ty kinh doanh cửa hàng mì ramen với tư cách lưu trú kỹ năng đặc định. Trong bài này, chúng tôi sẽ giới thiệu về quá trình thực tập kỹ năng và tìm kiếm việc làm của anh Tuyền.

Muốn thử làm việc ở nước ngoài

Cùng các bạn ở công ty phái cử 〈Hà Nội, năm 2017〉

Sau khi tốt nghiệp cấp 2, tôi vào làm việc tại một xưởng may. Đến một ngày, tôi được người họ hàng xa khuyên đi sang Nhật thực tập kỹ năng. Sau khi nghe nói rằng “trong thời gian 3 năm sẽ trả hết được khoản vay để đi Nhật và còn để dành thêm được 250 vạn yên nữa", tôi đã bàn bạc với cha mẹ và quyết định sẽ sang Nhật Bản. Bản thân tôi từ trước đã muốn một lúc nào đó thử đi ra nước ngoài làm việc nên khi nghe lời rủ, tôi cảm thấy rất hợp ý.

Tháng tiếp theo, tôi bắt đầu vào học tại trung tâm đào tạo của công ty phái cử ở Hà Nội do người họ hàng kia giới thiệu và 1 tuần sau đó, tôi tham dự phỏng vấn lần đầu và trúng tuyển. Trong khoảng 6 tháng tiếp theo, tôi học tập tại cơ sở nói trên và trả cho công ty phái cử tổng số tiền khoảng 200.000.000 VND (tương đương khoảng 950.000 yên). Trong tổng số tiền này có khoảng 20.000.000 VND là tiền ký quỹ. Quy định của công ty phái cử này là trong quá trình thực tập, nếu tôi bỏ trốn hay bị công ty tiếp nhận đánh giá không tốt thì sẽ không được nhận lại khoản tiền ký quỹ này.

【Lời khuyên của ban biên tập】

・Tuỳ từng công ty phái cử mà mức phí lại khác nhau. Không phải cứ phí cao thì sang Nhật sẽ được hưởng lương cao.

・Theo quy định của Chính phủ Việt Nam, phí dịch vụ phái cử đối với hợp đồng 3 năm không được vượt quá 3.600 đô-la Mỹ.

・Việc thu tiền ký quỹ hay trả tiền phí môi giới là vi phạm pháp luật.

・Đừng chỉ nghe theo lời giới thiệu của người quen mà bản thân bạn cũng nên tự tìm kiếm công ty phái cử. Rất có thể bạn sẽ tiết kiệm được vài nghìn đô-la tiền phí.

〈Tham khảo〉Tiền phí của các công ty phái cử khác nhau đến mức nào?

Công việc giàn giáo

Tôi (bên trái) đang làm việc tại công trường xây dựng 〈Tỉnh Kagoshima, năm 2018〉

Tôi không biết là đi thực tập kỹ năng, ngoài công việc xây dựng còn có rất nhiều ngành nghề khác và cũng chẳng biết rằng xây dựng là công việc không được mọi người ưa thích. Sau khi chính thức vào trung tâm đào tạo của công ty phái cử, tôi mới biết rằng còn có các ngành nghề khác nữa, nhưng do đã đỗ phỏng vấn nên tôi cứ thế sang Nhật. Tôi đến Nhật Bản vào tháng 12/2017. Công ty tôi thực tập ở tỉnh Kagoshima, tính cả tôi thì trong công ty có 9 thực tập sinh kỹ năng. Mặc dù được công ty phái cử tư vấn rằng “công việc dùng máy móc nên nhàn hạ và an toàn", nhưng trên thực tế, tôi đã phải lao động chân tay rất nặng nhọc. Ở chỗ làm, có nhiều người chuyền nhau dụng cụ hay nguyên vật liệu như tay vịn v.v... bằng cách quăng ném, khiến tôi cảm thấy rất nguy hiểm. Nguyên vật liệu và dụng cụ được quăng ném từ khoảng cách 4, 5 mét nên đón bắt rất đau tay, còn nếu bắt hụt thì lại bị mắng chửi, rất là mệt mỏi.

Tuy vậy, cứ đến cuối tuần là tôi lại được xả hơi. Khi đi siêu thị mua đồ, tôi gặp và làm quen với thực tập sinh Việt Nam đang làm việc tại công ty khác. Thỉnh thoảng chúng tôi lại tổ chức ăn uống tại ký túc xá với đồng nghiệp cùng công ty hoặc với thực tập sinh của công ty khác, hoặc cùng nhau đi tham quan.

Tự học và thi đỗ N3, N2

Hồi ở công ty phái cử tại Hà Nội, mỗi ngày chúng tôi học trên lớp 7 tiếng đồng hồ, trong vòng nửa năm, tôi học đến bài 25 trong sách “Minna no Nihongo". Ngoài ra, tôi đã tự học thêm đến bài 38. Mỗi lớp học có khoảng 20 người, kết quả học tập của tôi đứng thứ 4 trong lớp. Sau khi sang Nhật, mỗi buổi tối, tôi học 2 tiếng đồng hồ trong ký túc xá. Tôi học bằng bộ sách “Shinkanzen Master" và “Mimi kara oboeru". Năm thứ 2 ở Nhật tôi liên tục đỗ chứng chỉ năng lực tiếng Nhật JLPT N3 và N2.

Tôi không nhận được hỗ trợ từ phía công ty tiếp nhận trong việc học tiếng Nhật, và sau khi thi đỗ N3 và N2 tôi cũng chẳng được tăng lương. Không chỉ vậy, hồi đi thi, tôi phải tự bỏ tiền đi lại và nộp lệ phí thi. Tuy nhiên, tôi được đoàn thể quản lý (nghiệp đoàn) thưởng 1 vạn yên khi đỗ N3 và 2 vạn yên khi đỗ N2.

Thời gian đầu do lương thấp nên đã tính đến chuyện bỏ trốn

Quang cảnh thành phố ở tỉnh Kagoshima tôi chụp ở gần địa điểm thi JLPT 〈Tháng 12/2019〉

Tiền lương về tay của tôi trong 2 năm đầu tiên khoảng từ 8 đến 12 vạn yên/tháng. Đến năm thứ 3 thì cũng có tháng tôi nhận được 15 vạn yên (khoảng 31.600.000 VND). Số tiền tôi gửi được về nhà trong 3 năm là khoảng 250 vạn yên (khoảng 526.800.000 VND), ít hơn khoảng 100 vạn yên so với số tiền mà người họ hàng rủ tôi từng nói.

Hồi nhận được lương về tay chỉ có 8 vạn yên, đã có lúc tôi nghĩ đến chuyện bỏ trốn để tìm công việc có mức lương cao hơn (lao động bất hợp pháp). Tuy nhiên, tôi không muốn bỏ trốn ngay mà định sau khi đỗ JLPT N3 xong mới bỏ trốn nên đã dồn sức cho việc học. Đó là do tôi nghĩ rằng trong khi đang bỏ trốn, dù có bị cảnh sát bắt và bị trục xuất về Việt Nam đi nữa, nếu có chứng chỉ tiếng Nhật từ N3 trở lên thì chắc cũng sẽ kiếm được công việc tốt ở Việt Nam. Nhờ đó, sau khi sang Nhật 1 năm rưỡi, tôi đã thi đỗ N3. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng “trình độ tiếng Nhật thế này thì vẫn chưa thể dùng trong công việc" nên lại tiếp tục học tập và nửa năm sau đó đã thi đỗ N2.

Những lý do khác khiến tôi không bỏ trốn

Ăn uống với bạn bè đồng nghiệp tại công viên gần nhà〈Năm 2018〉

Hôi tôi thi đỗ N2 xong, có 4 thực tập sinh sempai cùng chỗ làm của tôi về nước nên lượng công việc của chúng tôi tăng lên. 5 thực tập sinh sang cùng đợt chúng tôi đã kiến nghị lên cấp trên rằng “do sempai về nước, công việc của chúng tôi nhiều lên, nên chúng tôi muốn được tăng lương", và sau đó chúng tôi được tăng lương dù chỉ chút ít. Lý do chính khiến tôi không bỏ trốn là do tôi có mục tiêu thi đỗ JLPT, nhưng ngoài ra còn có các lý do khác nữa.

  • • Tiền ký túc xá, điện - nước - ga và Wi-Fi tổng cộng chỉ 10.000 yên, là mức vô cùng rẻ.
  • • Thời gian di chuyển đến địa điểm làm việc (mỗi chiều đi hoặc về từ 10 phút cho đến 2 tiếng), chúng tôi cũng được tính giờ để trả lương.
  • ※ Có công ty không trả tiền cho thời gian di chuyển này.
  • • Công ty đã chấp nhận tăng lương giờ sau khi sempai của chúng tôi về nước.
  • • Trong công ty và ở khu vực quanh ký túc xá có người Nhật tốt bụng và giao lưu với chúng tôi.
  • • Ở công ty tôi không có các vấn đề về bạo lực.
  • ※ Cũng có lúc tôi bị nói là “đồ ngốc", “sao lại bỏ bê công việc thế kia", “làm nhanh lên" v.v… nhưng do đã hội thoại được tiếng Nhật tạm ổn nên tôi hiểu rằng những câu nói đó có phân nửa là đùa cợt nên cũng không để bụng.

Sổ tay thu chi của tôi (bình quân 1 tháng)

※ 100 yên = 21.070 VND (Tỷ giá ngày 8/4/2021)

Lương về tay (bình quân 110.000 yên)
Tiền lương về tay

bình quân 110.000 yên

※ Đây là khoản tiền thực nhận về tay sau khi trừ thuế, phí bảo hiểm và tiền ký túc xá

※ Trong số tiền khấu trừ, tiền ký túc xá (bao gồm cả điện - nước - ga và Wi-Fi) là 10.000 yên.

Tiền chênh lệch・Tiết kiệm được (bình quân 80.000 yên)
Để dành

80.000 yên

※ Gửi về cho gia đình

Những người tốt ở Kagoshima

Thông qua ông Hirai, các thực tập sinh người Việt trong khu vực càng giao lưu với nhau khăng khít hơn 〈Lễ hội Halloween năm 2018〉

Gần kí túc xá của chúng tôi có một người Nhật làm tại ngân hàng tên là Hirai. Chúng tôi biết ông do được bạn bè thực tập sinh trong vùng giới thiệu. Ông Hirai trồng rau ngoài ruộng và thỉnh thoảng lại đem rau củ trồng được (cà chua, cải thảo, súp lơ xanh, hành tây, khoai lang, dưa hấu v.v…) đến tận phòng cho hội thực tập sinh chúng tôi. Ngoài ra, có lần ông Hirai còn mang rất nhiều bia và bánh kẹo đến rồi cùng ngồi nhậu với mấy thực tập sinh chúng tôi. Ngược lại, chúng tôi lại nhổ cỏ ngoài ruộng cho ông Hirai và thỉnh thoảng lại nấu ăn mang đến biếu ông. Chúng tôi thường gọi ông Hirai là “otoosan" (tức là “bố").

Đi du lịch để chia tay 〈Tỉnh Kagoshima, năm 2020〉

Ở công ty cũng có những người Nhật tốt bụng. Thường hay đi cùng đến chỗ làm với tôi có một sempai khoảng 50-60 tuổi tên là Tohsaka. Ông đối xử với tôi rất tốt. Ông Tohsaka thường hay lái ô tô chở tôi đi câu cá vào ngày nghỉ. Tôi thì hay làm cơm hộp (các món như nem v.v…) thêm cả phần cho ông Tohsaka. Chúng tôi còn nhiều lần mời ông Tohsaka đến phòng ký túc xá để cùng ăn uống. Ngày tôi rời Kagoshima, ông Tohsaka cùng một người Nhật nữa và ba đồng nghiệp người Việt đã cùng tôi đi du lịch một chuyến để chia tay. Chúng tôi đi chơi và ngủ một đêm ở Ibusuki, tỉnh Kagoshima. Chi phí chuyến đi này do công ty thanh toán.

Quyết định nhắm đến tư cách lưu trú kỹ năng đặc định

Hội giao lưu của nhóm tình nguyện 〈Năm 2020, thành phố Nagoya〉

Sau khi sang Nhật, đến năm thứ 2 (2019), tôi tham gia một nhóm tình nguyện người Việt. Nhóm này thông thường chỉ giao lưu trên Facebook và kêu gọi quyên góp để trợ giúp người Việt Nam gặp khó khăn, tuy nhiên, năm 2020, nhóm tổ chức buổi giao lưu ở Nagoya và tôi cũng tham dự. Lần đó, tôi được một thành viên cùng tham gia hoạt động trong nhóm cho biết về tư cách lưu trú kỹ năng đặc định. Vì muốn tiếp tục làm việc ở Nhật Bản sau khi thực tập kỹ năng xong nên tôi quyết định tìm kiếm công ty chấp nhận tuyển mình vào làm với tư cách kỹ năng đặc định.

Khi đó, qua Facebook, tôi biết đến bà Yoshimizu, đại diện của Hội hỗ trợ Tomoiki Việt Nhật. Vì muốn kết bạn với người Nhật nên tôi đã gửi đề nghị kết bạn trên Facebook đến bà kèm theo lời tự giới thiệu. Khi trao đổi với bà Yoshimizu về tư cách lưu trú kỹ năng đặc định, tôi được bà cho biết rằng “nếu thi đỗ kỳ thi kỹ năng của ngành mình mong muốn thì có thể đi làm với tư cách lao động kỹ năng đặc định người nước ngoài trong công việc hoàn toàn khác với ngành xây dựng".

Đỗ kỳ thi kỹ năng và được tuyển vào công ty khác

Đến ga Hakata để dự thi kỹ năng 〈Năm 2020〉

Tôi tìm hiểu đề thi của các lần thi kiểm tra kỹ năng trước đây và bắt đầu học. Tháng 12/2020, tôi thi đỗ kỳ thi kỹ năng ngành “nhà hàng ăn uống" và “chế biến thực phẩm và đồ uống”. Để dự thi, tôi đi bằng shinkansen từ Kagoshima đến ga Hakata (thành phố Fukuoka) nhưng do không kịp giờ vào thi nên tôi phải đi từ ga đến hội trường bằng taxi. Đó là lần đầu tiên tôi đi taxi ở Nhật Bản. Giá tiền taxi ở Nhật cao hơn hẳn Việt Nam, chỉ đi mười mấy phút thôi mà tốn khoảng 2.500 yên. Tốc độ nhảy giá tiền trên đồng hồ nhanh khủng khiếp khiến mức tôi chỉ muốn dừng lại để xuống xe dọc đường.

Cũng khoảng thời gian đó, trong tháng 12, tư cách lưu trú thực tập kỹ năng của tôi chuẩn bị hết hạn nên tôi đã nhờ đoàn thể quản lý giúp chuyển đổi sang tư cách lưu trú hoạt động đặc định loại để chờ về nước (thời hạn 6 tháng). Sau khi thực tập xong, tôi ghé thăm Hội hỗ trợ Tomoiki Việt Nhật ở Tokyo và được cho ở nhờ tạm thời rồi sau đó dự phỏng vấn tuyển dụng tại một công kinh doanh cửa hàng ramen ở tỉnh Chiba có mối liên hệ với hội và đã trúng tuyển. Từ khi đó đến nay đã gần 4 tháng, hiện nay tôi đang làm thủ tục để chuyển đổi tư cách lưu trú sang kỹ năng đặc định. Do quy định về tư cách lưu trú, tôi không được phép làm việc nên tôi tiếp tục ở tạm tại Hội hỗ trợ Tomoiki Việt Nhật. Công ty mà tôi trúng tuyển có cửa hàng trên khắp Nhật Bản và còn có hai cửa hàng ở Việt Nam. Tôi dự định sẽ trau dồi thêm tiếng Nhật trong quá trình phục vụ khách của cửa hàng và mong rằng sau này có thể đóng góp sức mình vào hoạt động kinh doanh của công ty tại Việt Nam.

Gặp gỡ sempai số này

Anh Nguyễn Văn Tuyền
  • Năm 2013: Tốt nghiệp cấp 2, vào làm việc tại xưởng may
  • Năm 2017: Đăng ký vào công ty phái cử 〈Hà Nội〉
  • Năm 2017: Sang Nhật → Tập huấn → Thực tập kỹ năng 〈Kagoshima〉
  • Năm 2020: Sống tạm tại đoàn thể hỗ trợ 〈Tokyo〉
  • Năm 2021: Được nhận vào làm tại công ty kinh doanh cửa hàng mì ramen

〈Sinh năm 1998, quê Nam Định〉

Anh Tuyền thi đỗ JLPT N2 trong khi đang thực tập kỹ năng ngành xây dựng. Sau khi thi đỗ kỳ thi kỹ năng ngành “nhà hàng ăn uống", anh được nhận vào làm tại công ty kinh doanh cửa hàng mì ramen với tư cách lưu trú kỹ năng đặc định. Trong bài này, chúng tôi sẽ giới thiệu về quá trình thực tập kỹ năng và tìm kiếm việc làm của anh Tuyền.

Muốn thử làm việc ở nước ngoài

Sau khi tốt nghiệp cấp 2, tôi vào làm việc tại một xưởng may. Đến một ngày, tôi được người họ hàng xa khuyên đi sang Nhật thực tập kỹ năng. Sau khi nghe nói rằng “trong thời gian 3 năm sẽ trả hết được khoản vay để đi Nhật và còn để dành thêm được 250 vạn yên nữa", tôi đã bàn bạc với cha mẹ và quyết định sẽ sang Nhật Bản. Bản thân tôi từ trước đã muốn một lúc nào đó thử đi ra nước ngoài làm việc nên khi nghe lời rủ, tôi cảm thấy rất hợp ý.

Tháng tiếp theo, tôi bắt đầu vào học tại trung tâm đào tạo của công ty phái cử ở Hà Nội do người họ hàng kia giới thiệu và 1 tuần sau đó, tôi tham dự phỏng vấn lần đầu và trúng tuyển. Trong khoảng 6 tháng tiếp theo, tôi học tập tại cơ sở nói trên và trả cho công ty phái cử tổng số tiền khoảng 200.000.000 VND (tương đương khoảng 950.000 yên). Trong tổng số tiền này có khoảng 20.000.000 VND là tiền ký quỹ. Quy định của công ty phái cử này là trong quá trình thực tập, nếu tôi bỏ trốn hay bị công ty tiếp nhận đánh giá không tốt thì sẽ không được nhận lại khoản tiền ký quỹ này.

Cùng các bạn ở công ty phái cử 〈Hà Nội, năm 2017〉

【Lời khuyên của ban biên tập】

・Tuỳ từng công ty phái cử mà mức phí lại khác nhau. Không phải cứ phí cao thì sang Nhật sẽ được hưởng lương cao.

・Theo quy định của Chính phủ Việt Nam, phí dịch vụ phái cử đối với hợp đồng 3 năm không được vượt quá 3.600 đô-la Mỹ.

・Việc thu tiền ký quỹ hay trả tiền phí môi giới là vi phạm pháp luật.

・Đừng chỉ nghe theo lời giới thiệu của người quen mà bản thân bạn cũng nên tự tìm kiếm công ty phái cử. Rất có thể bạn sẽ tiết kiệm được vài nghìn đô-la tiền phí.

〈Tham khảo〉Tiền phí của các công ty phái cử khác nhau đến mức nào?

Công việc giàn giáo

Tôi không biết là đi thực tập kỹ năng, ngoài công việc xây dựng còn có rất nhiều ngành nghề khác và cũng chẳng biết rằng xây dựng là công việc không được mọi người ưa thích. Sau khi chính thức vào trung tâm đào tạo của công ty phái cử, tôi mới biết rằng còn có các ngành nghề khác nữa, nhưng do đã đỗ phỏng vấn nên tôi cứ thế sang Nhật. Tôi đến Nhật Bản vào tháng 12/2017. Công ty tôi thực tập ở tỉnh Kagoshima, tính cả tôi thì trong công ty có 9 thực tập sinh kỹ năng. Mặc dù được công ty phái cử tư vấn rằng “công việc dùng máy móc nên nhàn hạ và an toàn", nhưng trên thực tế, tôi đã phải lao động chân tay rất nặng nhọc. Ở chỗ làm, có nhiều người chuyền nhau dụng cụ hay nguyên vật liệu như tay vịn v.v... bằng cách quăng ném, khiến tôi cảm thấy rất nguy hiểm. Nguyên vật liệu và dụng cụ được quăng ném từ khoảng cách 4, 5 mét nên đón bắt rất đau tay, còn nếu bắt hụt thì lại bị mắng chửi, rất là mệt mỏi.

Tuy vậy, cứ đến cuối tuần là tôi lại được xả hơi. Khi đi siêu thị mua đồ, tôi gặp và làm quen với thực tập sinh Việt Nam đang làm việc tại công ty khác. Thỉnh thoảng chúng tôi lại tổ chức ăn uống tại ký túc xá với đồng nghiệp cùng công ty hoặc với thực tập sinh của công ty khác, hoặc cùng nhau đi tham quan.

Tôi (bên trái) đang làm việc tại công trường xây dựng 〈Tỉnh Kagoshima, năm 2018〉

Tự học và thi đỗ N3, N2

Hồi ở công ty phái cử tại Hà Nội, mỗi ngày chúng tôi học trên lớp 7 tiếng đồng hồ, trong vòng nửa năm, tôi học đến bài 25 trong sách “Minna no Nihongo". Ngoài ra, tôi đã tự học thêm đến bài 38. Mỗi lớp học có khoảng 20 người, kết quả học tập của tôi đứng thứ 4 trong lớp. Sau khi sang Nhật, mỗi buổi tối, tôi học 2 tiếng đồng hồ trong ký túc xá. Tôi học bằng bộ sách “Shinkanzen Master" và “Mimi kara oboeru". Năm thứ 2 ở Nhật tôi liên tục đỗ chứng chỉ năng lực tiếng Nhật JLPT N3 và N2.

Tôi không nhận được hỗ trợ từ phía công ty tiếp nhận trong việc học tiếng Nhật, và sau khi thi đỗ N3 và N2 tôi cũng chẳng được tăng lương. Không chỉ vậy, hồi đi thi, tôi phải tự bỏ tiền đi lại và nộp lệ phí thi. Tuy nhiên, tôi được đoàn thể quản lý (nghiệp đoàn) thưởng 1 vạn yên khi đỗ N3 và 2 vạn yên khi đỗ N2.

Thời gian đầu do lương thấp nên đã tính đến chuyện bỏ trốn

Tiền lương về tay của tôi trong 2 năm đầu tiên khoảng từ 8 đến 12 vạn yên/tháng. Đến năm thứ 3 thì cũng có tháng tôi nhận được 15 vạn yên (khoảng 31.600.000 VND). Số tiền tôi gửi được về nhà trong 3 năm là khoảng 250 vạn yên (khoảng 526.800.000 VND), ít hơn khoảng 100 vạn yên so với số tiền mà người họ hàng rủ tôi từng nói.

Hồi nhận được lương về tay chỉ có 8 vạn yên, đã có lúc tôi nghĩ đến chuyện bỏ trốn để tìm công việc có mức lương cao hơn (lao động bất hợp pháp). Tuy nhiên, tôi không muốn bỏ trốn ngay mà định sau khi đỗ JLPT N3 xong mới bỏ trốn nên đã dồn sức cho việc học. Đó là do tôi nghĩ rằng trong khi đang bỏ trốn, dù có bị cảnh sát bắt và bị trục xuất về Việt Nam đi nữa, nếu có chứng chỉ tiếng Nhật từ N3 trở lên thì chắc cũng sẽ kiếm được công việc tốt ở Việt Nam. Nhờ đó, sau khi sang Nhật 1 năm rưỡi, tôi đã thi đỗ N3. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng “trình độ tiếng Nhật thế này thì vẫn chưa thể dùng trong công việc" nên lại tiếp tục học tập và nửa năm sau đó đã thi đỗ N2.

Quang cảnh thành phố ở tỉnh Kagoshima tôi chụp ở gần địa điểm thi JLPT 〈Tháng 12/2019〉

Những lý do khác khiến tôi không bỏ trốn

Hôi tôi thi đỗ N2 xong, có 4 thực tập sinh sempai cùng chỗ làm của tôi về nước nên lượng công việc của chúng tôi tăng lên. 5 thực tập sinh sang cùng đợt chúng tôi đã kiến nghị lên cấp trên rằng “do sempai về nước, công việc của chúng tôi nhiều lên, nên chúng tôi muốn được tăng lương", và sau đó chúng tôi được tăng lương dù chỉ chút ít. Lý do chính khiến tôi không bỏ trốn là do tôi có mục tiêu thi đỗ JLPT, nhưng ngoài ra còn có các lý do khác nữa.

  • • Tiền ký túc xá, điện - nước - ga và Wi-Fi tổng cộng chỉ 10.000 yên, là mức vô cùng rẻ.
  • • Thời gian di chuyển đến địa điểm làm việc (mỗi chiều đi hoặc về từ 10 phút cho đến 2 tiếng), chúng tôi cũng được tính giờ để trả lương.
  • ※ Có công ty không trả tiền cho thời gian di chuyển này.
  • • Công ty đã chấp nhận tăng lương giờ sau khi sempai của chúng tôi về nước.
  • • Trong công ty và ở khu vực quanh ký túc xá có người Nhật tốt bụng và giao lưu với chúng tôi.
  • • Ở công ty tôi không có các vấn đề về bạo lực.
  • ※ Cũng có lúc tôi bị nói là “đồ ngốc", “sao lại bỏ bê công việc thế kia", “làm nhanh lên" v.v… nhưng do đã hội thoại được tiếng Nhật tạm ổn nên tôi hiểu rằng những câu nói đó có phân nửa là đùa cợt nên cũng không để bụng.

Ăn uống với bạn bè đồng nghiệp tại công viên gần nhà〈Năm 2018〉

Sổ tay thu chi của tôi (bình quân 1 tháng)

※ 100 yên = 21.070 VND (Tỷ giá ngày 8/4/2021)

Lương về tay (bình quân 110.000 yên)
Tiền lương về tay

bình quân 110.000 yên

※ Đây là khoản tiền thực nhận về tay sau khi trừ thuế, phí bảo hiểm và tiền ký túc xá

※ Trong số tiền khấu trừ, tiền ký túc xá (bao gồm cả điện - nước - ga và Wi-Fi) là 10.000 yên.

Tiền chênh lệch・Tiết kiệm được (bình quân 80.000 yên)
Để dành

80.000 yên

※ Gửi về cho gia đình

Những người tốt ở Kagoshima

Gần kí túc xá của chúng tôi có một người Nhật làm tại ngân hàng tên là Hirai. Chúng tôi biết ông do được bạn bè thực tập sinh trong vùng giới thiệu. Ông Hirai trồng rau ngoài ruộng và thỉnh thoảng lại đem rau củ trồng được (cà chua, cải thảo, súp lơ xanh, hành tây, khoai lang, dưa hấu v.v…) đến tận phòng cho hội thực tập sinh chúng tôi. Ngoài ra, có lần ông Hirai còn mang rất nhiều bia và bánh kẹo đến rồi cùng ngồi nhậu với mấy thực tập sinh chúng tôi. Ngược lại, chúng tôi lại nhổ cỏ ngoài ruộng cho ông Hirai và thỉnh thoảng lại nấu ăn mang đến biếu ông. Chúng tôi thường gọi ông Hirai là “otoosan" (tức là “bố").

Thông qua ông Hirai, các thực tập sinh người Việt trong khu vực càng giao lưu với nhau khăng khít hơn 〈Lễ hội Halloween năm 2018〉

Ở công ty cũng có những người Nhật tốt bụng. Thường hay đi cùng đến chỗ làm với tôi có một sempai khoảng 50-60 tuổi tên là Tohsaka. Ông đối xử với tôi rất tốt. Ông Tohsaka thường hay lái ô tô chở tôi đi câu cá vào ngày nghỉ. Tôi thì hay làm cơm hộp (các món như nem v.v…) thêm cả phần cho ông Tohsaka. Chúng tôi còn nhiều lần mời ông Tohsaka đến phòng ký túc xá để cùng ăn uống. Ngày tôi rời Kagoshima, ông Tohsaka cùng một người Nhật nữa và ba đồng nghiệp người Việt đã cùng tôi đi du lịch một chuyến để chia tay. Chúng tôi đi chơi và ngủ một đêm ở Ibusuki, tỉnh Kagoshima. Chi phí chuyến đi này do công ty thanh toán.

Đi du lịch để chia tay 〈Tỉnh Kagoshima, năm 2020〉

Quyết định nhắm đến tư cách lưu trú kỹ năng đặc định

Sau khi sang Nhật, đến năm thứ 2 (2019), tôi tham gia một nhóm tình nguyện người Việt. Nhóm này thông thường chỉ giao lưu trên Facebook và kêu gọi quyên góp để trợ giúp người Việt Nam gặp khó khăn, tuy nhiên, năm 2020, nhóm tổ chức buổi giao lưu ở Nagoya và tôi cũng tham dự. Lần đó, tôi được một thành viên cùng tham gia hoạt động trong nhóm cho biết về tư cách lưu trú kỹ năng đặc định. Vì muốn tiếp tục làm việc ở Nhật Bản sau khi thực tập kỹ năng xong nên tôi quyết định tìm kiếm công ty chấp nhận tuyển mình vào làm với tư cách kỹ năng đặc định.

Khi đó, qua Facebook, tôi biết đến bà Yoshimizu, đại diện của Hội hỗ trợ Tomoiki Việt Nhật. Vì muốn kết bạn với người Nhật nên tôi đã gửi đề nghị kết bạn trên Facebook đến bà kèm theo lời tự giới thiệu. Khi trao đổi với bà Yoshimizu về tư cách lưu trú kỹ năng đặc định, tôi được bà cho biết rằng “nếu thi đỗ kỳ thi kỹ năng của ngành mình mong muốn thì có thể đi làm với tư cách lao động kỹ năng đặc định người nước ngoài trong công việc hoàn toàn khác với ngành xây dựng".

Hội giao lưu của nhóm tình nguyện 〈Năm 2020, thành phố Nagoya〉

Đỗ kỳ thi kỹ năng và được tuyển vào công ty khác

Tôi tìm hiểu đề thi của các lần thi kiểm tra kỹ năng trước đây và bắt đầu học. Tháng 12/2020, tôi thi đỗ kỳ thi kỹ năng ngành “nhà hàng ăn uống" và “chế biến thực phẩm và đồ uống”. Để dự thi, tôi đi bằng shinkansen từ Kagoshima đến ga Hakata (thành phố Fukuoka) nhưng do không kịp giờ vào thi nên tôi phải đi từ ga đến hội trường bằng taxi. Đó là lần đầu tiên tôi đi taxi ở Nhật Bản. Giá tiền taxi ở Nhật cao hơn hẳn Việt Nam, chỉ đi mười mấy phút thôi mà tốn khoảng 2.500 yên. Tốc độ nhảy giá tiền trên đồng hồ nhanh khủng khiếp khiến mức tôi chỉ muốn dừng lại để xuống xe dọc đường.

Cũng khoảng thời gian đó, trong tháng 12, tư cách lưu trú thực tập kỹ năng của tôi chuẩn bị hết hạn nên tôi đã nhờ đoàn thể quản lý giúp chuyển đổi sang tư cách lưu trú hoạt động đặc định loại để chờ về nước (thời hạn 6 tháng). Sau khi thực tập xong, tôi ghé thăm Hội hỗ trợ Tomoiki Việt Nhật ở Tokyo và được cho ở nhờ tạm thời rồi sau đó dự phỏng vấn tuyển dụng tại một công kinh doanh cửa hàng ramen ở tỉnh Chiba có mối liên hệ với hội và đã trúng tuyển. Từ khi đó đến nay đã gần 4 tháng, hiện nay tôi đang làm thủ tục để chuyển đổi tư cách lưu trú sang kỹ năng đặc định. Do quy định về tư cách lưu trú, tôi không được phép làm việc nên tôi tiếp tục ở tạm tại Hội hỗ trợ Tomoiki Việt Nhật. Công ty mà tôi trúng tuyển có cửa hàng trên khắp Nhật Bản và còn có hai cửa hàng ở Việt Nam. Tôi dự định sẽ trau dồi thêm tiếng Nhật trong quá trình phục vụ khách của cửa hàng và mong rằng sau này có thể đóng góp sức mình vào hoạt động kinh doanh của công ty tại Việt Nam.

Đến ga Hakata để dự thi kỹ năng 〈Năm 2020〉