Blog

Hãy viết một cách thật hiệu quả về “Sở trường – Sở đoản”!

長所・短所 タイトルのところ
17/05/2021

Chào các bạn!

Trong thời gian đi tìm việc ở Nhật, chắc hẳn các bạn có rất nhiều nỗi bất an.

“Nên viết gì vào phần Sơ yếu lý lịch nhỉ…”
“Trong buổi phỏng vấn sẽ bị hỏi gì nhỉ…”

Chắc hẳn bạn đã từng tự đặt ra cho mình những câu hỏi như trên, tuy nhiên thì nội dung mà bạn viết trong Sơ yếu lý lịch và câu hỏi được người phỏng vấn đưa ra trong buổi phỏng vấn có quy định nhất định nhé. Khi bạn biết trước những quy định này, sau đó đưa ra “giải pháp” giải quyết chúng thì hãy khiến cho doanh nghiệp nghĩ rằng “Chúng tôi muốn tuyển bạn”.

Trong bài “Những điều cần biết trước khi viết sơ yếu lý lịch”, chúng mình đã giải thích khái quát về mục “Sở trường – Sở đoản”. Lần này và lần kế tiếp, chúng mình sẽ đưa ra các ví dụ mà các anh chị tiền bối đã viết, thông qua đó giải thích kĩ hơn về mục này nhé.

Mình là người biết rõ nhất về bản thân mình??

 

Ai là người đánh giá “sở trường – sở đoản” của bạn

・ Sở trường là “điểm tốt của bạn”
(Điểm mà “chính bạn” thấy tốt)

・ Sở đoản là “điểm không tốt của bạn”
(Điểm mà “chính bạn” thấy không tốt)

“Mình là người biết rõ nhất về bản thân mình.” — Các bạn ơi, có thể các bạn tin như vậy, nhưng không phải lúc nào cũng là như vậy đâu.Có những điều tốt mà chính bạn không để ý đến, ngược lại, có những điểm không tốt mà chính bạn cũng không nhận ra. Trong khi tìm việc, khiến đối phương đánh giá về sở trường – sở đoản của mình như thế nào là điều rất quan trọng.

Trong quá trình tìm việc, người đánh giá “sở trường – sở đoản” của bạn chính là “người phụ trách tuyển dụng của doanh nghiệp”. Vì vậy, trước tiên, nếu bạn không cho họ biết sở trường – sở đoản của bản thân một cách đầy đủ thông qua sơ yếu lý lịch và phỏng vấn, bạn sẽ không thể nhận được đánh giá phù hợp từ nhà tuyển dụng.

Điểm lưu ý trong Sơ yếu lý lịch (tổng quát)

Khi giải thích về sở trường – sở đoản của mình cho nhà tuyển dụng biết, trong sơ yếu lý lịch thì cần truyền tải bằng câu chữ, trong phỏng vấn thì cần truyền tải bằng lời nói nhưng cũng có trường hợp vì khác ngôn ngữ mẹ đẻ nên diễn đạt bằng tiếng Nhật là một điều khó khăn. Thêm nữa, điểm quan trọng hơn cả vấn đề ngôn ngữ đó là tính cụ thể và “câu chuyện”.

Trong sơ yếu lý lịch các bạn du học sinh “Em là người cần cù, chăm chỉ”, “Em là người luôn nỗ lực cố gắng”, “Em là người biết cảm thông và chia sẻ” v.v. có rất nhiều cách nói trừu tượng như thế này nên thường không thể truyền tải một cách cụ thể về điểm tốt của mình.

Nếu bạn chỉ viết những sự thật như “Em đứng thứ nhất trong lớp”, “Em đã đỗ một kì thi khó” v.v. mà không viết về “câu chuyện” đằng sau đó, viết về quá trình làm thế nào bạn đã có thể đạt được thành công đó, từ việc đó bạn học được điều gì v.v. thì tất cả những điều bạn viết chỉ dừng lại ở sự tự mãn “em rất giỏi, em rất cừ đúng không nào” mà thôi.

* Về “câu chuyện” (story), bạn có thể tham khảo trong bài viết “Ví dụ và Giải thích về cách viết Sơ yếu lý lịch: Phần 1”

“Điểm tốt của bạn” là gì

 

Vậy thì, trong Sơ yếu lý lịch hay khi trả lời phỏng vấn, làm thế nào để có thể truyền tải được “sở trường (điểm tốt) của bạn” nhỉ?

Điểm quan trọng ở đây chính là “suy nghĩ từ quan điểm của doanh nghiệp có ý định tuyển dụng bạn”.

Doanh nghiệp muốn tuyển dụng người như thế nào nhỉ? Đó chính là “người có thể đóng góp tích cực cho công ty sau khi vào làm”. Như vậy có nghĩa là khi viết về “sở trường”, bạn phải xây dựng câu chuyện (story) và lồng ghép vào đó những dữ kiện để khiến công ty nghĩ rằng “sau khi vào làm việc, bạn có thể phát huy sở trường đó và đóng góp tích cực cho công việc.

Để làm được điều này, bạn cần phân tích bản thân dưới góc độ “làm thế nào để mình có thể phát huy những sở trường của bản thân trong doanh nghiệp mình muốn vào”. Bạn cũng nên tự khám phá “những sở trường mà chính bạn cũng không biết”, tưởng tượng xem sau khi vào doanh nghiệp thì các sở trường đó được phát huy như thế nào.

Sở đoản quan trọng hơn sở trường

 

“Tôi quá nghiêm túc”
“Tôi không thể làm đồng thời nhiều việc”
“Tôi không giỏi giao tiếp với mọi người”

Bất kì ai cũng có “điểm không tốt (sở đoản). Nhưng, bạn không được viết nguyên si duy nhất “sở đoản” của mình vào sơ yếu lý lịch.

Điều mà doanh nghiệp muốn biết là thái độ và quá trình nỗ lực của ban để khắc phục “sở đoản” đó như thế nào (đã cố gắng khắc phục chưa)?

“Khắc phục nhược điểm” là một thách thức mà bạn sẽ phải đối mặt cả khi đi làm. Các doanh nghiệp cũng biết rằng không ai có thể làm mọi việc một cách hoàn hảo ngay sau khi bắt đầu đi làm.

Nói cách khác, khi đi làm, có rất nhiều “việc bạn không thể làm”. Khi nảy sinh những việc “không thể” đó thì bạn sẽ có thái độ và nỗ lực khắc phục để vượt qua nó như thế nào, đấy chính là điều doanh nghiệp muốn biết.

Nhà tuyển dụng có thể đánh giá bạn có “thái độ và năng lực khắc phục nhược điểm” hay không thông qua những thông tin mà bạn viết trong sơ yếu lý lịch như “khi đi học hoặc cho tới bây giờ, mình đã gặp phải những vấn đề gì, mình đã giải quyết những vấn đề đó như thế nào” và thông qua những điều bạn giải thích khi phỏng vấn.

Bạn cũng có thể suy nghĩ như những gì được viết trong mục “sở đoản” quan trọng hơn những gì được viết trong mục “sở trường”. Doanh nghiệp đi tìm những người có “thái độ và khả năng giải quyết vấn đề và khắc phục nhược điểm”.

Phép biến sở đoản thành sở trường

 

Bạn đã hiểu được rằng năng lực khắc phục nhược điểm là điều rất quan trọng rồi phải không? Vậy thì, điểm quan trọng tiếp theo là “truyền tải một cách chính xác câu chuyện khắc phục nhược điểm trong Sơ yếu lý lịch”.

Cũng có thể gọi là “quá trình chuyển từ nhược điểm sang ưu điểm”.

Ví dụ, việc “quá nghiêm túc”, “không thể làm đồng thời nhiều việc” nghĩa là “bạn có thể nhìn nhận mọi thứ một cách nghiêm túc”. Bằng cách này, nếu bạn viết thêm những từ có ý nghĩa trái ngược (từ trái nghĩa), bạn có thể thể hiện sở đoản của mình như là “vừa là nhược điểm vừa là ưu điểm”.

Thêm nữa, không chỉ thay đổi cách diễn đạt, để khắc phục nhược điểm “không thể làm đồng thời nhiều việc”, bạn đã quản lý thời gian như thế nào, trong hoạt động nào đó thì bạn đã cùng các bạn khác trong nhóm phân chia công việc, cùng nhau nỗ lực như thế nào v.v. nếu bạn thể hiện được quá trình nỗ lực của mình một cách cụ thể và cả kết quả của nó như là một câu chuyện thì chắc chắn sẽ truyền đạt được 1 cách chi tiết tới nhà tuyển dụng về “thái độ, khả năng giải quyết vấn đề và khắc phục nhược điểm của bản thân”.

Bằng cách đầu tư công sức như thế này, điều được nghĩ là “nhược điểm” cũng có mặt “ưu điểm”, hơn nữa, thông qua việc viết về câu chuyện khắc phục “nhược điểm, kết quả là bạn có thể truyền tải rằng bạn có ưu điểm là “khả năng khắc phục nhược điểm”. Phương pháp này giống như một phép thuật phải không.

Cách tìm ưu điểm và nhược điểm

 

Sau khi hiểu các điểm quan trọng trong việc viết “sở trường – sở đoản”, việc còn lại chỉ là thực hành thôi.

Thế nhưng, chúng mình nhận được rất nhiều lời xin tư vấn như:
“Nghĩ mãi mà không biết sở trường – sở đoản của mình…”
“Đã biết là việc viết câu chuyện rất quan trọng rồi, nhưng lại không biết nên viết như thế nào…”

Vì vậy, chúng mình sẽ giới thiệu tới các bạn 2 điểm quan trọng.

Điểm ①: Nhìn lại chặng đường đã đi qua rồi viết vào sổ tay

Chính “quá khứ” của bạn đã tạo nên tất cả những tính cách, hiểu biết, kinh nghiệm của bạn ở hiện tại.

Chắc chắn là tất cả những người bạn đã gặp từ bố mẹ, anh chị em trong gia đình, bạn thân, người yêu, thầy cô giáo trong trường, bạn bè trong câu lạc bộ hay sếp, tiền bối, đồng nghiệp ở nơi làm thêm v.v. đều để lại kỷ niệm đẹp và kỷ niệm không đẹp trong bạn.

Từng kỉ niệm và trải nghiệm đó đã tạo thành bạn của hôm nay. Chính vì vậy, đầu tiên, bạn hãy dành một chút thời gian để nhớ lại những trải nghiệm, kinh nghiệm, những người bạn đã gặp từ trước đến giờ.

Có lẽ bạn cũng sẽ nhớ lại những “việc mình đã thành công”, “việc mình đã thất bại”, kể cả những “thất bại lớn mà bạn không muốn nhớ lại”.

Hãy nhớ lại và viết ra từng điều từng điều như vậy, theo thứ tự từ nhỏ tới lớn. Dù bạn không thể nhớ chi tiết thì cũng không sao, hãy viết trong phạm vi trí nhớ của mình.

Nếu đã viết đến mức “không còn nhớ thêm được gì nữa” thì hãy đọc đi đọc lại những gì mình đã viết. Bạn sẽ thấy ưu điểm và nhược điểm của mình trong những điều mà bạn đã viết ra đấy.

Điểm ②: Hỏi những người xung quanh

Dành cho những bạn đã viết xong “lịch sử” của mình đến đoạn “không còn nhớ thêm được gì nữa”. Vẫn còn một việc nữa cần phải làm. Đó là việc hỏi những người xung quanh bạn về sở trường và sở đoản của bạn.

Trong phần đầu như chúng mình đã nói, khi đi xin việc, người đánh giá cuối cùng về bạn không phải là bạn mà là người phụ trách tuyển dụng của doanh nghiệp. Bằng việc biết hình ảnh của bản thân (sở trường – sở đoản) được người khác nhìn như thế nào và thêm vào phần tự phân tích bản thân, nội dung trong mục “sở trường – sở đoản” của sơ yếu lý lịch sẽ trở nên sâu sắc và phù hợp hơn.

Bạn hãy hỏi những người mà bạn đã đề cập trong điểm ① về bạn. Không chỉ hỏi 1 người, hãy hỏi vài người nhé. Những “sở trường – sở đoản” của bạn mà những người xung quanh đưa ra chắc chắn sẽ trùng không ít với những gì mà nhà tuyển dụng cảm nhận khi nói chuyện với bạn trong buổi phỏng vấn.

Nếu Sơ yếu lý lịch phản ánh được sở trường – sở đoản của bạn từ quan điểm của người khác thì khả năng cao là nhà tuyển dụng sẽ coi bạn là “người có thể tự phân tích bản thân đúng cách”, “người trung thực và đáng tin cậy”. Bên cạnh đó, nếu viết thêm câu chuyện khắc phục nhược điểm của bản thân, bạn sẽ càng được đánh giá cao.

Lần này, chúng mình đã giải thích cách viết cũng như cách hiểu về phần “sở trường – sở đoản”. Lần tới, chúng mình sẽ giới thiệu những ví dụ cụ thể của các anh chị tiền bối, thông qua đó sẽ phân tích kỹ hơn nhé.