Du học - Xin việc
Ví dụ và Giải thích về cách viết sơ yếu lý lịch: Phần 2
【Collaboration blog】
Chào các bạn !
Đây là blog thứ 4 về quá trình tìm việc làm (tiếng Nhật còn gọi là Shukatsu) dành cho sinh viên nước ngoài. Đầu tiên, hãy cùng điểm lại ba tiêu đề của 3 bài blog trước đó nhé (nhấp vào các chữ cái màu xanh trên mỗi tiêu đề để đọc blog).
Trong phần 1, chúng mình đã giải thích tổng thể những điểm quan trọng của sơ yếu lý lịch, chẳng hạn như cách viết 志望動機 (Lý do ứng tuyển) và 自己PR (Tự giới thiệu bản thân).
Blog thứ 1: Những điều cần biết trước khi viết sơ yếu lý lịch!
Trong phần 2 là giải thích tầm quan trọng của Story (câu chuyện) và “Cách viết làm rõ kết luận và nêu lý do”, đồng thời đưa ra 2 ví dụ về cách viết nội dung trong sơ yếu lý lịch được viết bởi các tiền bối (về những điều đã cố gắng ngoài việc học khi còn là sinh viên).
Blog thứ 2: Ví dụ và Giải thích về cách viết sơ yếu lý lịch: Phần 1
Trong phần 3, chúng mình đã giới thiệu hai cách để cải thiện cách viết về 長所・短所 (Sở trường – Sở đoản).
Blog thứ 3: Hãy viết một cách thật hiệu quả về “Sở trường – Sở đoản”!
Tiếp tục với nội dung trong blog thứ 2, lần này chúng mình sẽ giới thiệu tới các bạn những mẫu văn do các tiền bối từng viết, và giải thích về những điểm cần sửa đổi. Các ví dụ lần này xoay quanh về 長所 (Sở trường).
*Về các ví dụ của tiền bối, WA.SA.Bi. và KOKORO đã sửa các lỗi đánh máy và bổ sung thiếu sót, tên thật cũng được giấu đi.
* Ví dụ về ① và ② được trong blog thứ 2 “Ví dụ và Giải thích về cách viết sơ yếu lý lịch: Phần 1” nên lần này chúng mình sẽ giới thiệu và giải thích các ví dụ từ ③ đến ⑤.
Ví dụ ③: Sở trường (hay còn gọi là điểm mạnh)
Trường hợp ③: “Năng lực ngôn ngữ và kỹ năng giao tiếp”
= Người Việt, sinh viên đại học, trình độ tiếng Nhật N2 (JLPT)
Nguyên văn: “Điểm mạnh của tôi là khả năng về ngôn ngữ và giao tiếp. Từ cấp 2, tôi thường học tiếng Anh với người nước ngoài. Điểm TOEIC hiện tại của tôi là 935. Hơn nữa, khi học cấp 3 tôi cũng đã đi du học trao đổi tại trường Đại học ◯◯. Tại đây tôi làm quen được rất nhiều bạn bè. Tôi đã học thêm được kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm. Trong tương lai, tôi muốn kết bạn với mọi người trên khắp thế giới.”
→→Trong ví dụ trên, “điểm mạnh” vẫn chưa được thể hiện sự có ích đối với lý do ứng tuyển (志望動機). Những kinh nghiệm (giờ học tiếng Anh, thời gian đi du học trao đổi) và năng lực ngoại ngữ (điểm thi TOEIC) của người viết không được đề cập theo góc nhìn lợi thế ra sao trong công việc, mà chỉ kết thúc bằng sự “hãnh diện” về bản thân.
Ví dụ như, cuối đoạn có viết “muốn kết bạn với mọi người trên khắp thế giới”, đó chỉ là mong muốn cá nhân chứ điều này dường như lại không hề liên quan gì đến công ty.
Suy cho cùng, sơ yếu lý lịch là một giấy tờ cần thiết để bạn “tìm việc”. Khi nhận sơ yếu lý lịch, phía công ty sẽ chú trọng đến điểm liệu người này có thể áp dụng kiến thức, kỹ năng vào công việc khi vào công ty hay không, chứ không quan tâm đến mong muốn cá nhân “muốn kết bạn với mọi người trên khắp thế giới”. Cứ viết như vậy thì phần PR bản thân sẽ đi lệch mục đích và khá khó khăn để làm cho nhà tuyển dụng nghĩ rằng “tôi muốn tuyển người này”.
Đoạn văn đã sửa: “Điểm mạnh của tôi là năng lực tiếng Anh trình độ cao và kỹ năng giao tiếp. Từ cấp 2, tôi thường xuyên học tiếng Anh cùng người nước ngoài, luôn ý thức về một “tiếng Anh có thể sử dụng được” nên tôi còn tự học tiếp hơn 2 tiếng mỗi ngày tại nhà. Kết quả là tôi đạt được 935 điểm TOEIC, sau đó có được cơ hội đi nước ngoài để du học trao đổi. Tại nơi du học, tôi giao lưu với bạn bè địa phương, cố gắng hết sức mở rộng vòng tròn giao tiếp với bạn bè các nước. Sau khi đi làm, tôi mong rằng có thể tiếp tục bồi dưỡng và vận dụng năng lực tiếng Anh, kỹ năng giao tiếp như vậy để có thể đóng góp xây dựng quan hệ với các dự án, đối tác nước ngoài.”
Ví dụ ④: Sở trường (hay còn gọi là điểm mạnh)
Trường hợp ④: “Kỹ năng giao tiếp và nụ cười”
= Người Việt, sinh viên đại học, trình độ tiếng Nhật N2 (JLPT)
Nguyên văn: “Điểm mạnh của tôi là kỹ năng giao tiếp và nụ cười. Khi làm thêm tại cửa hàng ~~ trong vai trò trưởng nhóm, tôi phát huy được khả năng làm hài lòng khách hàng bằng nụ cười của mình. Lúc cửa hàng đông khách, tôi đặc biệt quan tâm đi đến chỗ của những vị khách đang phải chờ đợi, tích cực bắt chuyện với họ. Không chỉ vậy, khi khách ra về tôi cũng tích cực giao tiếp bằng cách vừa tính tiền vừa cười cảm ơn thật chân thành, kết quả là tôi được khách hàng nhớ tên và nói rằng “Vì có ◯◯ mà tôi lại đến quán đấy nhé!”. Nhờ đó, tôi cởi bỏ căng thẳng, dần tự tin và dễ dàng trò chuyện với khách hàng của mình nhiều hơn nữa. Mong rằng tại quý công ty tôi cũng có thể góp sức xây dựng niềm tin của khách hàng bằng chính nụ cười và kỹ năng giao tiếp này.”
【Điểm tốt】
Người đọc có thể hiểu kỹ năng giao tiếp và nụ cười mang lại lợi ích như thế nào với công việc làm thêm, có thể tưởng tượng được hình ảnh người viết sẽ làm công việc tiếp xúc với người khác (ví dụ kinh doanh, bán hàng…) khi đi làm sau này.
【Điểm cần cải thiện】
Mặc dù có ghi bản thân là “trưởng nhóm” tại cửa hàng nhưng người viết vẫn chưa thể PR đủ hình tượng hoạt động của mình trong vai trò một người lãnh đạo. Đối với bên ngoài công ty (với khách hàng), kỹ năng giao tiếp vượt trội có thể giúp phát huy năng lực kinh doanh, bán hàng… còn trong nội bộ công ty, tinh thần lãnh đạo được phát huy chẳng hạn như thông qua việc đào tạo nhân viên vào sau; nếu viết được nội dung như vậy chắc chắn sẽ để lại ấn tượng tốt hơn nữa.
Chúng mình đã chỉnh sửa lại đoạn văn như sau.
Đoạn văn đã sửa: “Điểm mạnh của tôi là kỹ năng giao tiếp và nụ cười. Trong quá trình làm thêm 2 năm liên tục tại quán nhậu Nhật, tôi luôn luôn tiếp xúc với khách hàng bằng nụ cười trên môi, lúc nào cũng cố gắng tích cực chuyện trò cùng khách. Ngay từ khi khách đến quán cho đến lúc tính tiền, tôi coi trọng việc giao tiếp với khách hàng trên mọi tình huống. Nhờ vậy mà không hề có lời phàn nào nào kể cả lúc quán cực kỳ bận rộn khiến khách hàng phải chờ đợi. Ngoài ra, còn có vị khách nhớ tên tôi và nói rằng “Vì có bạn mà tôi lại ghé đấy nhé!”. Thời gian đầu tôi đã rất căng thẳng khi phải bắt chuyện với khách bằng tiếng Nhật, nhưng khi tiếp tục cố gắng trò chuyện như vậy tôi đã học được cách giảm bớt sự căng thẳng của mình. Tôi còn được giao vai trò trưởng nhóm, truyền đạt lại thái độ và kỹ năng tiếp đón ấy đến các bạn nhân viên vào sau. Tôi sẽ chú trọng kỹ năng giao tiếp với khách hàng để có thể góp sức xây dựng vững chắc hơn nữa sự tin cậy mà quý công ty đã tạo dựng được”.
Ví dụ ⑤: Sở trường (hay còn gọi là điểm mạnh)
Trường hợp ⑤: “Cái gì cũng học, khả năng tiếp thu”
= Người Việt Nam, sinh viên đại học, JLPT・N1
Nguyên văn: “Tôi tự tin vào khả năng tiếp thu, điều gì cũng học được của mình. Sở trường của tôi là phân tích sự vật, sự việc, tình hình nên điều gì tôi cũng có thể học và tiếp thu một cách nhanh chóng. Tôi nỗ lực tập trung học tập và đã đỗ kỳ thi Năng lực tiếng Nhật N2 sau khi đến Nhật được 1 năm, lấy được N1 lúc học đại học. Tôi cũng tự tin vào khả năng nắm bắt công việc tại chỗ làm thêm. Khi đi làm sau này, bên cạnh tiếng Nhật còn có kiến thức kinh tế, vấn đề xã hội… tất cả đều vô cùng cần thiết. Do đó, ngay cả khi đã đi làm tôi vẫn sẽ tiếp tục học hỏi những điều cần thiết trong công việc.”
Sở trường phân tích sự vật, sự việc; nhanh chóng học hỏi và tiếp thu bất cứ điều gì.
→→Hiểu được sự tích cực thường xuyên học tập, tiếp thu và trưởng thành của người viết. Tuy nhiên, bài viết vẫn chưa hình thành nên một câu chuyện rõ ràng khiến đoạn văn về tổng thể bị thiếu đi sức thuyết phục. Dù viết về “sở trường phân tích sự vật, sự việc, tình hình” nhưng đoạn văn lại không cho thấy câu chuyện nào thuyết phục người đọc công nhận điều đó.
Ngoài ra, tự tin “nắm bắt công việc tại chỗ làm” nhưng vì không có câu chuyện cụ thể nào nên người đọc vẫn chưa thể hiểu căn cứ vào đâu để “tự tin”.
Đưa câu chuyện về trải nghiệm và kinh nghiệm cụ thể vào sơ yếu lý lịch giúp dễ dàng truyền tải tính cách của bạn đến nhân viên phụ trách tuyển dụng của công ty, giúp họ mường tượng ra được hình ảnh làm việc của bạn sau khi vào công ty. Trường hợp số lượng chữ viết quá nhiều, có thể xoá bớt phần đỗ N1 trong đoạn văn trên. Bởi vì, bạn hoàn toàn có thể ghi điều đó vào cột “Bằng cấp – chứng chỉ” trong sơ yếu lý lịch.
Thử nghĩ ra câu chuyện và sửa lại đoạn văn nhé!
Đoạn văn đã sửa: “Điểm mạnh của tôi là tích cực học hỏi và tiếp thu mọi thứ. Chẳng hạn như việc học tiếng Nhật, tôi đã tập trung học và đỗ kỳ thi Năng lực tiếng Nhật N2 chỉ sau 1 năm đến Nhật. Sau đó, khi học đại học tôi tiếp tục lấy N1. Tại nơi làm thêm, tôi tự ghi chú để hiểu rõ hơn về quy định chỗ làm, từ ngữ chuyên môn, các sản phẩm… Không đợi cấp trên nói, tôi còn chủ động đặt câu hỏi và ghi chú lại những gì mình chưa biết. Hơn 1 năm làm việc liên tục như vậy, những ghi chép trong công việc của tôi được dùng để soạn thành quyển hướng dẫn cho các bạn nhân viên vào sau. Bên cạnh đó, để chuẩn bị bước vào xã hội đi làm chính thức, tôi quan tâm theo dõi tin tức hàng ngày và đưa ra chủ đề khi nói chuyện với giáo viên trên trường, cấp trên nơi làm thêm. Sau khi vào làm tại quý công ty, tôi cũng sẽ tiếp tục cố gắng học tập và tiếp thu để có thể nhanh chóng thực chiến dù chỉ trong 1 ngày.”
Lần này, Ban biên tập đã giới thiệu, sửa chữa và giải thích 3 ví dụ về “Sở trường” (hay còn gọi là điểm mạnh) trong sơ yếu lý lịch. Hãy tham khảo khi bạn viết về “Sở trường – Sở đoản” của mình nhé! Trong phần tiếp theo chúng mình sẽ tiếp tục giới thiệu và giải thích những ví dụ khác tương tự như thế này!
Xếp hạng bài viết phổ biến
-
Lớp học tiếng Nhật online miễn phí 17067 views
-
Không được ăn ốc bắt ở ruộng lúa 15540 views
-
“Đúng giờ” ở Nhật là như thế nào? 13031 views
Platinum Sponsor
Bronze Sponsors
- Global HR Strategy
- Trường Nhật Ngữ EHLE
Đơn vị hỗ trợ
- Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam
- Trung tâm Giao lưu Văn hoá Nhật Bản tại Việt Nam
- Văn phòng JNTO Hà Nội
- Liên đoàn kinh tế vùng Kansai
- Hội Việt Nam (JAVN)
- Hội hỗ trợ Tomoiki Việt Nhật
- Hiệp hội phát triển giao lưu nguồn nhân lực quốc tế
Đơn vị hợp tác
Tổ chức hỗ trợ du học sinh
Nhật Bản (JASSO)
Mạng lưới luật sư cho lao động người nước ngoài
Bài viết mới
Bài viết liên quan
-
Ví dụ và Giải thích về cách viết sơ yếu lý lịch: Phần 1
Hãy cùng xem tầm quan trọng của “câu chuyện (story)” và các ví dụ về cách viết câu trả lời cho câu hỏi “khi là sinh viên, ngoài việc học tập, bạn đã dốc sức vào việc gì” để viết Sơ yếu lý lịch thật tốt nhé.
-
Những điều cần biết trước khi viết sơ yếu lý lịch!
Để có thể đi đến vòng phỏng vấn cần phải viết sơ yếu lý lịch như thế nào? Sau đây, chúng mình sẽ giới thiệu đến các bạn một số điểm quan trọng cần lưu ý trước khi bắt đầu đặt bút viết nhé!
-
Hãy viết một cách thật hiệu quả về “Sở trường – Sở đoản”!
Trước khi viết mục “Sở trường - sở đoản” trong Sơ yếu lý lịch, nếu bạn thực hiện 2 việc được đề cập trong bài viết này thì nội dung bạn viết sẽ hay hơn đáng kể đấy. Ngoài ra chúng mình sẽ chia sẻ cả “phương pháp biến sở đoản thành sở trường” nữa nhé.
-
Lịch trình tìm việc của du học sinh
Bức tranh tổng thể về các bước cần làm khi xin việc, gợi ý cách viết Đơn ứng tuyển, mục “Giới thiệu bản thân” và “Lý do ứng tuyển” - những thứ quyết định bạn có được vào vòng phỏng vấn hay không.
Xếp hạng bài viết phổ biến
-
Lớp học tiếng Nhật online miễn phí 17067 views
-
Không được ăn ốc bắt ở ruộng lúa 15540 views
-
“Đúng giờ” ở Nhật là như thế nào? 13031 views
Platinum Sponsor
Bronze Sponsors
- Global HR Strategy
- Trường Nhật Ngữ EHLE
Đơn vị hỗ trợ
- Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam
- Trung tâm Giao lưu Văn hoá Nhật Bản tại Việt Nam
- Văn phòng JNTO Hà Nội
- Liên đoàn kinh tế vùng Kansai
- Hội Việt Nam (JAVN)
- Hội hỗ trợ Tomoiki Việt Nhật
- Hiệp hội phát triển giao lưu nguồn nhân lực quốc tế
Đơn vị hợp tác
Tổ chức hỗ trợ du học sinh
Nhật Bản (JASSO)
Mạng lưới luật sư cho lao động người nước ngoài