Kinh nghiệm của tôi (Thực tập kỹ năng - Kỹ năng đặc định)

kokoro_vol-64_img_top
By KOKORO(Báo Mainichi+VAIJ;Đơn vị hỗ trợ: Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, v.v.)

Gặp gỡ sempai số này

Chị Ngô Thị Thu Thảo
  • Năm 2010 Tốt nghiệp trường Trung học Phổ thông Krông Bông
  • Năm 2011 Vào học tại Đại học Công nghiệp Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh
  • Năm 2015 Vào làm việc tại công ty chế biến thực phẩm
  • Năm 2015 Tốt nghiệp Đại học Công nghiệp Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh
  • Năm 2016 Vào học tại trường tiếng Nhật
  • Năm 2017 Sang Nhật → Tập huấn → Thực tập kỹ năng ngành nông nghiệp (từ tháng 6) 〈Hokkaido〉
  • Năm 2019 Đỗ kì thi Năng lực tiếng Nhật JLPT N2
  • Năm 2020 Kết thúc quá trình thực tập kỹ năng
  • Năm 2021 Vào học thạc sĩ tại Đại học Công nghiệp Kitami

〈Sinh năm 1992, quê ở Đắk Lắk〉

Sau khi hoàn thành quá trình thực tập kỹ năng ngành nông nghiệp trong điều kiện được chăm sóc chu đáo, chị Thảo đã tiếp tục học lên thạc sĩ ở Nhật Bản. Sống trong môi trường được tiếp xúc nhiều với những người làm nghề nông tốt bụng và áp dụng quy định không nói chuyện bằng tiếng Việt ở ký túc xá, chị cũng có nhiều cơ hội để rèn luyện tiếng Nhật hơn. Bài viết này sẽ kể về trải nghiệm của chị.

Biết đến “Nhật Bản” ở chỗ làm thêm (baito)

Các loại rau của Nhật 〈ảnh minh hoạ〉

Tôi biết về nước Nhật khi đang học đại học. Hồi đó, tôi đang làm thêm tại cửa hàng của Nhật Bản trong siêu thị Aeon ở thành phố Hồ Chí Minh. Cửa hàng này bán bánh dorayaki, bánh donut và đậu phụ v.v. Cấp trên của tôi là một chị người Nhật. Hằng ngày, chị làm việc từ 7 giờ sáng đến tận 12 giờ đêm. Dù làm việc muộn như vậy nhưng chị chẳng hề tỏ ra bất mãn và luôn đối xử với chúng tôi rất tốt. Những khi tôi làm thêm giờ, lúc nghỉ giải lao, tôi thường cùng chị ngồi ăn các đồ ăn vặt mà chị mua. Nhìn thấy cách chị làm việc cũng như sự chu đáo của chị, tôi cảm thấy rất nể phục “cách làm việc của người Nhật”.

Ở siêu thị Aeon có bán rau của Nhật. Mặc dù giá cả ở đây đắt hơn các cửa hàng thông thường nhưng vẫn rất nhiều người mua. Tôi thấy lạ nên cầm lên xem, cảm nhận đầu tiên của tôi là các loại rau này trông rất đẹp mắt. Tôi mua về ăn thử thì thấy mùi vị rất ngon, có vẻ ít có thuốc trừ sâu nên cũng thấy yên tâm hơn. Từ đó trở đi, tôi rất hay mua các loại rau của Nhật như xà-lách v.v.

Qua những chuyện như vậy, tôi dần cảm thấy ngưỡng mộ đất nước Nhật Bản. Tôi định đi làm hoặc đi du học ở Nhật Bản nhưng khi đó lại chẳng có tiền nên không biết phải làm thế nào.

Biết về chế độ thực tập kỹ năng, quyết tâm đến Nhật

Nông trại của cha

Thời đại học, tôi học chuyên ngành hoá thực phẩm. Cha tôi có một nông trại cà phê nhỏ. Tôi dự định sau này sẽ mở rộng trang trại của cha và ứng dụng những gì mình học được để sản xuất ra những nông phẩm an toàn. Sau khi tốt nghiệp, tôi vào làm việc tại một công ty chế biến thực phẩm nhỏ, nhưng chỉ sau nửa năm, tôi đã thôi việc và về quê giúp người họ hàng quản lý xưởng sản xuất đồ thờ cúng. Tuy nhiên, đây cũng không phải là công việc mà tôi thực sự muốn làm.

Khi đó, trong nhóm 3 người bạn chơi thân của tôi thời đại học (2 nữ, 1 nam) có một người sang Nhật thực tập kỹ năng. Bạn nam đó khuyên tôi “Hay cậu cũng đi thực tập kỹ năng rồi để dành tiền giúp cha phát triển nông trại?” Khi đó tôi mới biết rằng có thể sang Nhật Bản mà không cần tiền vốn với chế độ thực tập kỹ năng nên đã ngay lập tức quyết định sẽ đi Nhật.

Công ty phái cử tốt, thu phí thấp

Bạn bè ở Esuhai 〈Giáng sinh năm 2017〉

Tôi sang Nhật qua công ty phái cử Esuhai, chính là công ty bạn tôi đi qua. Trường tiếng Nhật của Esuhai Group là trường Kaizen Yoshida. Tôi học tập ở đây trong 10 tháng. Tôi chờ đợi đơn tuyển người liên quan đến nông nghiệp, 3 tháng sau khi vào học (tháng 10/2016), tôi mới phỏng vấn lần đầu tiên. Tôi đã trúng tuyển và khoảng nửa năm sau thì đi sang Hokkaido. Nơi thực tập của tôi là Nghiệp đoàn nông nghiệp Bihoro (JA Bihoro). Tôi chọn làm việc tại đây vì muốn học kĩ thuật canh tác và các tiêu chuẩn về hoá chất sử dụng trong nông nghiệp của Nhật Bản.

Tổng số tiền tôi trả cho công ty Esuhai và trường Yoshida là khoảng 90 triệu VND (khoảng 431.700 yên), đã bao gồm cả phí thủ tục phái cử và học phí v.v. Đây là một trong số ít các công ty phái cử tuân thủ quy định về mức phí của Chính phủ Việt Nam, đồng thời cũng có tiếng về giảng dạy tiếng Nhật. Tôi không sống trong ký túc xá mà ở ngoài cùng bạn, không tính tiền nhà thì mỗi tháng tôi tự trang trải khoảng 4 triệu đồng (tôi chia tiền nhà với 2 bạn khác).

※100 yên = 20.847 VND (tỷ giá ngày 26/7/2021)

Số đặc biệt: Thực tập sinh thực sự tiết kiệm được bao nhiêu tiền?

Thực tập ngành nông nghiệp “kiểu Hokkaido”

Nhân viên của JA và thực tập sinh kỹ năng chúng tôi. 〈Chụp tại khu chọn lọc rau quả vào ngày kết thúc quá trình thực tập〉

Năm 2017, tôi cùng 3 người bạn cùng khoá đến JA Bihoro làm việc. Chúng tôi là những thực tập sinh đầu tiên tại nơi này. Nội dung công việc của chúng tôi mỗi mùa một khác. Từ tháng 2 đến tháng 7, công việc chủ yếu là ở trung tâm chăm sóc cây non hoặc ngoài ruộng của JA (ví dụ như trồng cây non), từ tháng 7 đến tháng 10 thì thu hoạch ngoài ruộng và chọn lọc cà rốt trong khu chọn lọc rau quả. Từ tháng 11 đến tháng 4 thì công việc chủ yếu lại là chọn lọc hành tây.

Thời gian làm việc của chúng tôi cũng khác nhau theo từng mùa. Tháng 5, 6 thì mỗi ngày làm 8 tiếng rưỡi. Từ tháng 11 đến tháng 2 thì làm 7 tiếng. Những tháng còn lại thì làm việc 7 tiếng rưỡi. Việc làm thêm ngoài giờ ở đây cũng ít, sau khi đi làm về có rất nhiều thời gian để học. Ở đây, vào thời gian nông nhàn, thực tập sinh cũng có việc làm trong khu chọn lọc rau quả nên thời gian làm việc vẫn được đảm bảo. Ngược lại, lúc mùa vụ bận rộn, thời gian lao động cũng chỉ kéo dài thêm một chút, không phải làm việc quá sức. Cách thực tập kỹ năng ngành nông nghiệp như thế này gọi là thực tập “kiểu Hokkaido”, được các thực tập sinh kỹ năng rất thích.

Những khi phải ra ruộng từ khoảng 7 giờ sáng, người của JA đến đón chúng tôi bằng xe ô tô. Ngoài ruộng, khi máy móc gieo hạt hay thu hoạch không hết, thực tập sinh chúng tôi là người làm nốt những phần bị bỏ sót đó. Ngoài ra, chúng tôi còn nhổ cỏ dại. Ở khu chọn lọc rau quả, các sản phẩm được chạy trên băng chuyền. Chúng tôi dùng tay nhặt các sản phẩm bị hỏng hay bị nhỏ quá, hình dáng không đẹp rồi đưa sang một băng chuyền khác.

Nói chuyện rất nhiều với người Nhật trong khi làm việc

Chụp cùng các bạn thực tâp sinh trên ruộng rau = tôi đứng ngoài cùng bên phải 〈năm 2020〉

Các nhân viên của JA và những người nông dân luôn đối xử với chúng tôi rất tốt. Khi nhổ cỏ trên ruộng, mọi người thường xuyên nói chuyện với chúng tôi. Tôi thường mang theo cơm hộp bento đi để ăn trưa, nhưng hầu như hôm nào cũng được nông dân ở đây chia sẻ thức ăn cho. Ngoài giờ ăn trưa, lúc nghỉ giải lao 2 lần mỗi ngày, họ còn cho chúng tôi bánh kẹo và nước hoa quả. Chúng tôi vừa ăn uống vừa nói cười rất vui vẻ. Ở khu chọn lọc rau quả, mọi người cũng đối xử với chúng tôi tốt y như vậy.

Khi tôi chia sẻ về ước mơ “muốn làm ra các sản phẩm rau an toàn ở Việt Nam”, những người nông dân lại chỉ bảo cho tôi rất nhiều điều. Họ dạy cho tôi rất tỉ mỉ, ví dụ như bệnh của cà-rốt và biện pháp phòng ngừa, hay nếu trồng khoai tây và cà chua gần nhau thì cả hai loại cây cùng dễ bị bệnh v.v.

Không nói tiếng Việt ở ký túc xá

Tờ giấy ghi quy định không nói chuyện bằng tiếng Việt dán ở ký túc xá (phía dưới bên phải là chữ ký và con dấu của cả 4 người)

Mặc dù đã học tiếng Nhật rất nghiêm túc ở Việt Nam nhưng khi mới sang Nhật, tôi hầu như không thể nghe được người Nhật nói gì. Tuy nhiên, trong công việc, tôi phải nói chuyện rất nhiều với người Nhật nên khả năng hội thoại cũng khá dần lên. Ngoài ra, mỗi ngày tôi học hơn 3 tiếng đồng hồ ở ký túc xá. Trong ký túc xá cũng có phòng học, mỗi người có một bàn học riêng. Sau khi ăn tối xong, 4 người chúng tôi cùng ngồi học 2 tiếng đồng hồ, còn tôi thường dậy từ 4 giờ sáng và học thêm 1 tiếng rưỡi đồng hồ nữa. Thời gian ngủ mỗi ngày của tôi là từ 5 tiếng rưỡi đến 6 tiếng.

Tôi muốn đọc được sách liên quan đến nông nghiệp và muốn trao đổi với người Nhật dễ dàng hơn. Các bạn thực tập sinh khác cũng có mục tiêu sau khi thực tập kỹ năng xong, làm giáo viên dạy tiếng Nhật hoặc làm cho công ty của Nhật. Vì vậy, 4 người chúng tôi bàn nhau và đặt ra quy định rằng ngoài thời gian gọi điện thoại về cho gia đình, ở ký túc xá không được nói chuyện bằng tiếng Việt. Mỗi lần vi phạm sẽ nộp phạt 100 yên và bỏ vào trong hộp tiết kiệm chung. Cứ như thế, cả 4 chúng tôi cùng đặt mục tiêu thi đỗ năng lực tiếng Nhật JLPT N2 và kết quả là tôi và 2 người nữa đã đỗ ngay trong khi đang thực tập.

Hỗ trợ của JA và đoàn thể quản lý

Nhân viên của JA đưa chúng tôi đi tham quan

Nhân viên của JA Bihoro luôn hỗ trợ đầy đủ cho chúng tôi trong công việc, cuộc sống và học tập. Ví dụ như họ chở chúng tôi bằng ô tô sang thị trấn khác để mua đồ dùng sinh hoạt, sách vở hoặc đưa chúng tôi đi tham quan v.v. Khi muốn đi tham quan nơi nào đó, chúng tôi thường trao đổi với người của JA vì nếu chỉ đi bằng tàu điện hay xe buýt đến các điểm tham quan ở Hokkaido thì khá khó, đó đều là những nơi cần đi bằng ô tô. Người của JA cũng đã từng dành thời gian để đưa chúng tôi đi tham quan sau khi chúng tôi đề đạt nguyện vọng như thế. Ngoài ra, khi chúng tôi đi thi JLPT, JA coi đó là đi công tác và cấp cho chúng tôi chi phí đi lại, tiền nghỉ trọ và cả lệ phí thi.

Đi công viên giải trí trong dịp giao lưu của Toasoken (tôi ở ngoài cùng bên phải)

Đoàn thể quản lý “Toasoken” cũng chăm sóc cho chúng tôi chu đáo. Các nhân viên của Toasoken thường xuyên hỏi thăm chúng tôi rằng “có gặp khó khăn gì không?” và còn cùng chúng tôi suy nghĩ về con đường tương lai. Họ còn tổ chức cho chúng tôi thi thử JLPT. Mỗi năm 2 lần, Toasoken tập hợp các thực tập sinh trong khu vực lại rồi đưa mọi người đi chơi ở công viên giải trí hoặc tổ chức tiệc giao lưu thịt nướng v.v.

Kouekizaidanhoujin “Toasoken”

kitami@toasoken.asia

※Nếu quan tâm đến việc thực tập kỹ năng dưới sự quản lý của Toasoken, bạn có thể xin tư vấn bằng tiếng Việt.

Ăn thịt nướng trong tiệc giao lưu của Toasoken

Thi thử JLPT

Từ thực tập kỹ năng → Học thạc sĩ

Sau khi hoàn thành quá trình thực tập kỹ năng, tôi vào học thạc sĩ tại trường Đại học Công nghiệp Kitami ở cùng khu vực. Sau khi thực tập kỹ năng xong, nếu muốn du học thì thông thường phải về nước và chờ khoảng gần 1 năm mới quay lại được. Tuy nhiên, do dịch COVID-19, việc về nước là rất khó khăn, nên sau khi luật sư hành chính giải thích với Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh về mối liên quan giữa những gì tôi đã học trong quá trình thực tập kỹ năng và nội dung sẽ học thạc sĩ, tôi đã được đi học luôn mà không cần phải về nước.

Tôi chuyển sang du học theo lời khuyên của cô Nagasawa ở Toasoken. Vì biết được trường Đại học Công nghiệp Kitami đã chính thức nhận du học sinh người nước ngoài vào học nên cô đã giới thiệu cho tôi về trường này. Sau khi thực tập kỹ năng xong, tôi cũng định về nước, nhưng khoảng nửa năm trước khi kết thúc quá trình thực tập, sau khi nghe thông tin về trường đại học này từ cô Nagasawa, tôi đã quyết định dự thi kì thi dành cho du học sinh.

Đang làm thực nghiệm trong phòng thí nghiệm trong quá trình học thạc sĩ (bên trái là giáo viên hướng dẫn)

Tháng 5/2020, khi kết thúc quá trình thực tập, tôi ở lại Nhật Bản với tư cách lưu trú “Hoạt động đặc định” và tháng 8/2020 đã dự kì thi đầu vào thạc sĩ. Nội dung kì thi đầu vào là tóm tắt lại luận văn tốt nghiệp mà tôi làm tại trường đại học ở Việt Nam bằng Power Point rồi trình bày lại với ban giám khảo và trả lời các câu hỏi. Tôi đã trúng tuyển và từ tháng 4/2021 tôi bắt đầu học chương trình thạc sĩ tại trường này.

Tôi được miễn học phí, với tiền học bổng Oguchi do trường đại học tìm giúp và tiền đi làm thêm ở Toasoken 1 tuần 1 lần, tôi tự trang trải tiền sinh hoạt của mình. Trong chương trình thạc sĩ, tôi nghiên cứu về phương pháp phân giải độc tính của hóa chất nông nghiệp tồn dư và dành thời gian cả ngày để làm thực nghiệm.

Cuộc sống ở Hokkaido

Ký túc xá hồi thực tập kỹ năng

Mỗi tuần một lần, tôi lại đến siêu thị để mua sắm. Mùa hè tôi đi bằng xe đạp, nhưng ở Bihoro, từ cuối tháng 12 đến cuối tháng 3, mặt đường đóng băng, không thể đi bằng xe đạp. Những lúc như vậy, sau khi xong việc và trên đường đi về bằng xe buýt của JA, tôi cùng các bạn thường xuống dọc đường để ghé vào siêu thị. Từ siêu thị về kí túc xá, chúng tôi đi bằng taxi và trả tiền bằng tiền quỹ thu được khi vi phạm quy định “không nói tiếng Việt”.

Mùa đông Hokkaido rất lạnh nhưng lò sưởi trong phòng đủ ấm, thời gian ra đường cũng ngắn. Ngoài ra, mọi người ở khu chọn lọc rau quả bảo rằng “các bạn đến từ nước nhiệt đới, chắc không chịu nổi cái lạnh đâu nhỉ”, và mang cho chúng tôi nào áo khoác, mũ lông, găng tay, khiến chúng tôi rất ấm lòng.

Bạn bè thực tập sinh người Việt sang cùng tôi và các em sang sau (kohai) cũng chơi thân với nhau. Chúng tôi hay tụ tập ăn uống, và còn cùng nhau đi chơi ở Tokyo và Yokohama 2 lần. Thực ra tôi còn muốn đi cả Kyoto nữa, nhưng do dịch COVID-19 nên đến nay vẫn chưa thực hiện được.

Sổ tay chi tiêu của tôi (bình quân một tháng)

※Sổ tay chi tiêu thời thực tập kỹ năng

※100 yên = 20.847 VND (Tỷ giá ngày 26/7/2021)

※ Trong 3 năm, tôi gửi về nhà khoảng 250 vạn yên

Thu nhập (tổng cộng 100.000 yên)
Lương về tay

100.000 yên

※Thu nhập sau khi trừ thuế, bảo hiểm xã hội, tiền kí túc xá

※Trong số tiền khấu trừ đã bao gồm tiền trọ, tiền điện nước ga, tiền Wi-Fi, tổng cộng 25.000 yên

Chi phí (tổng cộng 30.000 yên)
Chi phí ăn uống

15.000 yên

Chi phí lặt vặt

15.000 yên

※ Đồ dùng sinh hoạt, ăn ngoài, chi phí đi lại v.v.

Tiền chênh lệch (tổng cộng 70.000 yên)

Gặp gỡ sempai số này

Chị Ngô Thị Thu Thảo
  • Năm 2010 Tốt nghiệp trường Trung học Phổ thông Krông Bông
  • Năm 2011 Vào học tại Đại học Công nghiệp Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh
  • Năm 2015 Vào làm việc tại công ty chế biến thực phẩm
  • Năm 2015 Tốt nghiệp Đại học Công nghiệp Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh
  • Năm 2016 Vào học tại trường tiếng Nhật
  • Năm 2017 Sang Nhật → Tập huấn → Thực tập kỹ năng ngành nông nghiệp (từ tháng 6) 〈Hokkaido〉
  • Năm 2019 Đỗ kì thi Năng lực tiếng Nhật JLPT N2
  • Năm 2020 Kết thúc quá trình thực tập kỹ năng
  • Năm 2021 Vào học thạc sĩ tại Đại học Công nghiệp Kitami

〈Sinh năm 1992, quê ở Đắk Lắk〉

Sau khi hoàn thành quá trình thực tập kỹ năng ngành nông nghiệp trong điều kiện được chăm sóc chu đáo, chị Thảo đã tiếp tục học lên thạc sĩ ở Nhật Bản. Sống trong môi trường được tiếp xúc nhiều với những người làm nghề nông tốt bụng và áp dụng quy định không nói chuyện bằng tiếng Việt ở ký túc xá, chị cũng có nhiều cơ hội để rèn luyện tiếng Nhật hơn. Bài viết này sẽ kể về trải nghiệm của chị.

Biết đến “Nhật Bản” ở chỗ làm thêm (baito)

Tôi biết về nước Nhật khi đang học đại học. Hồi đó, tôi đang làm thêm tại cửa hàng của Nhật Bản trong siêu thị Aeon ở thành phố Hồ Chí Minh. Cửa hàng này bán bánh dorayaki, bánh donut và đậu phụ v.v. Cấp trên của tôi là một chị người Nhật. Hằng ngày, chị làm việc từ 7 giờ sáng đến tận 12 giờ đêm. Dù làm việc muộn như vậy nhưng chị chẳng hề tỏ ra bất mãn và luôn đối xử với chúng tôi rất tốt. Những khi tôi làm thêm giờ, lúc nghỉ giải lao, tôi thường cùng chị ngồi ăn các đồ ăn vặt mà chị mua. Nhìn thấy cách chị làm việc cũng như sự chu đáo của chị, tôi cảm thấy rất nể phục “cách làm việc của người Nhật”.

Ở siêu thị Aeon có bán rau của Nhật. Mặc dù giá cả ở đây đắt hơn các cửa hàng thông thường nhưng vẫn rất nhiều người mua. Tôi thấy lạ nên cầm lên xem, cảm nhận đầu tiên của tôi là các loại rau này trông rất đẹp mắt. Tôi mua về ăn thử thì thấy mùi vị rất ngon, có vẻ ít có thuốc trừ sâu nên cũng thấy yên tâm hơn. Từ đó trở đi, tôi rất hay mua các loại rau của Nhật như xà-lách v.v.

Qua những chuyện như vậy, tôi dần cảm thấy ngưỡng mộ đất nước Nhật Bản. Tôi định đi làm hoặc đi du học ở Nhật Bản nhưng khi đó lại chẳng có tiền nên không biết phải làm thế nào.

Các loại rau của Nhật 〈ảnh minh hoạ〉

Biết về chế độ thực tập kỹ năng, quyết tâm đến Nhật

Thời đại học, tôi học chuyên ngành hoá thực phẩm. Cha tôi có một nông trại cà phê nhỏ. Tôi dự định sau này sẽ mở rộng trang trại của cha và ứng dụng những gì mình học được để sản xuất ra những nông phẩm an toàn. Sau khi tốt nghiệp, tôi vào làm việc tại một công ty chế biến thực phẩm nhỏ, nhưng chỉ sau nửa năm, tôi đã thôi việc và về quê giúp người họ hàng quản lý xưởng sản xuất đồ thờ cúng. Tuy nhiên, đây cũng không phải là công việc mà tôi thực sự muốn làm.

Khi đó, trong nhóm 3 người bạn chơi thân của tôi thời đại học (2 nữ, 1 nam) có một người sang Nhật thực tập kỹ năng. Bạn nam đó khuyên tôi “Hay cậu cũng đi thực tập kỹ năng rồi để dành tiền giúp cha phát triển nông trại?” Khi đó tôi mới biết rằng có thể sang Nhật Bản mà không cần tiền vốn với chế độ thực tập kỹ năng nên đã ngay lập tức quyết định sẽ đi Nhật.

Nông trại của cha

Công ty phái cử tốt, thu phí thấp

Tôi sang Nhật qua công ty phái cử Esuhai, chính là công ty bạn tôi đi qua. Trường tiếng Nhật của Esuhai Group là trường Kaizen Yoshida. Tôi học tập ở đây trong 10 tháng. Tôi chờ đợi đơn tuyển người liên quan đến nông nghiệp, 3 tháng sau khi vào học (tháng 10/2016), tôi mới phỏng vấn lần đầu tiên. Tôi đã trúng tuyển và khoảng nửa năm sau thì đi sang Hokkaido. Nơi thực tập của tôi là Nghiệp đoàn nông nghiệp Bihoro (JA Bihoro). Tôi chọn làm việc tại đây vì muốn học kĩ thuật canh tác và các tiêu chuẩn về hoá chất sử dụng trong nông nghiệp của Nhật Bản.

Tổng số tiền tôi trả cho công ty Esuhai và trường Yoshida là khoảng 90 triệu VND (khoảng 431.700 yên), đã bao gồm cả phí thủ tục phái cử và học phí v.v. Đây là một trong số ít các công ty phái cử tuân thủ quy định về mức phí của Chính phủ Việt Nam, đồng thời cũng có tiếng về giảng dạy tiếng Nhật. Tôi không sống trong ký túc xá mà ở ngoài cùng bạn, không tính tiền nhà thì mỗi tháng tôi tự trang trải khoảng 4 triệu đồng (tôi chia tiền nhà với 2 bạn khác).

※100 yên = 20.847 VND (tỷ giá ngày 26/7/2021)

Số đặc biệt: Thực tập sinh thực sự tiết kiệm được bao nhiêu tiền?

Bạn bè ở Esuhai 〈Giáng sinh năm 2017〉

Thực tập ngành nông nghiệp “kiểu Hokkaido”

Năm 2017, tôi cùng 3 người bạn cùng khoá đến JA Bihoro làm việc. Chúng tôi là những thực tập sinh đầu tiên tại nơi này. Nội dung công việc của chúng tôi mỗi mùa một khác. Từ tháng 2 đến tháng 7, công việc chủ yếu là ở trung tâm chăm sóc cây non hoặc ngoài ruộng của JA (ví dụ như trồng cây non), từ tháng 7 đến tháng 10 thì thu hoạch ngoài ruộng và chọn lọc cà rốt trong khu chọn lọc rau quả. Từ tháng 11 đến tháng 4 thì công việc chủ yếu lại là chọn lọc hành tây.

Thời gian làm việc của chúng tôi cũng khác nhau theo từng mùa. Tháng 5, 6 thì mỗi ngày làm 8 tiếng rưỡi. Từ tháng 11 đến tháng 2 thì làm 7 tiếng. Những tháng còn lại thì làm việc 7 tiếng rưỡi. Việc làm thêm ngoài giờ ở đây cũng ít, sau khi đi làm về có rất nhiều thời gian để học. Ở đây, vào thời gian nông nhàn, thực tập sinh cũng có việc làm trong khu chọn lọc rau quả nên thời gian làm việc vẫn được đảm bảo. Ngược lại, lúc mùa vụ bận rộn, thời gian lao động cũng chỉ kéo dài thêm một chút, không phải làm việc quá sức. Cách thực tập kỹ năng ngành nông nghiệp như thế này gọi là thực tập “kiểu Hokkaido”, được các thực tập sinh kỹ năng rất thích.

Những khi phải ra ruộng từ khoảng 7 giờ sáng, người của JA đến đón chúng tôi bằng xe ô tô. Ngoài ruộng, khi máy móc gieo hạt hay thu hoạch không hết, thực tập sinh chúng tôi là người làm nốt những phần bị bỏ sót đó. Ngoài ra, chúng tôi còn nhổ cỏ dại. Ở khu chọn lọc rau quả, các sản phẩm được chạy trên băng chuyền. Chúng tôi dùng tay nhặt các sản phẩm bị hỏng hay bị nhỏ quá, hình dáng không đẹp rồi đưa sang một băng chuyền khác.

Nhân viên của JA và thực tập sinh kỹ năng chúng tôi. 〈Chụp tại khu chọn lọc rau quả vào ngày kết thúc quá trình thực tập〉

Nói chuyện rất nhiều với người Nhật trong khi làm việc

Các nhân viên của JA và những người nông dân luôn đối xử với chúng tôi rất tốt. Khi nhổ cỏ trên ruộng, mọi người thường xuyên nói chuyện với chúng tôi. Tôi thường mang theo cơm hộp bento đi để ăn trưa, nhưng hầu như hôm nào cũng được nông dân ở đây chia sẻ thức ăn cho. Ngoài giờ ăn trưa, lúc nghỉ giải lao 2 lần mỗi ngày, họ còn cho chúng tôi bánh kẹo và nước hoa quả. Chúng tôi vừa ăn uống vừa nói cười rất vui vẻ. Ở khu chọn lọc rau quả, mọi người cũng đối xử với chúng tôi tốt y như vậy.

Khi tôi chia sẻ về ước mơ “muốn làm ra các sản phẩm rau an toàn ở Việt Nam”, những người nông dân lại chỉ bảo cho tôi rất nhiều điều. Họ dạy cho tôi rất tỉ mỉ, ví dụ như bệnh của cà-rốt và biện pháp phòng ngừa, hay nếu trồng khoai tây và cà chua gần nhau thì cả hai loại cây cùng dễ bị bệnh v.v.

Chụp cùng các bạn thực tâp sinh trên ruộng rau = tôi đứng ngoài cùng bên phải 〈năm 2020〉

Không nói tiếng Việt ở ký túc xá

Mặc dù đã học tiếng Nhật rất nghiêm túc ở Việt Nam nhưng khi mới sang Nhật, tôi hầu như không thể nghe được người Nhật nói gì. Tuy nhiên, trong công việc, tôi phải nói chuyện rất nhiều với người Nhật nên khả năng hội thoại cũng khá dần lên. Ngoài ra, mỗi ngày tôi học hơn 3 tiếng đồng hồ ở ký túc xá. Trong ký túc xá cũng có phòng học, mỗi người có một bàn học riêng. Sau khi ăn tối xong, 4 người chúng tôi cùng ngồi học 2 tiếng đồng hồ, còn tôi thường dậy từ 4 giờ sáng và học thêm 1 tiếng rưỡi đồng hồ nữa. Thời gian ngủ mỗi ngày của tôi là từ 5 tiếng rưỡi đến 6 tiếng.

Tôi muốn đọc được sách liên quan đến nông nghiệp và muốn trao đổi với người Nhật dễ dàng hơn. Các bạn thực tập sinh khác cũng có mục tiêu sau khi thực tập kỹ năng xong, làm giáo viên dạy tiếng Nhật hoặc làm cho công ty của Nhật. Vì vậy, 4 người chúng tôi bàn nhau và đặt ra quy định rằng ngoài thời gian gọi điện thoại về cho gia đình, ở ký túc xá không được nói chuyện bằng tiếng Việt. Mỗi lần vi phạm sẽ nộp phạt 100 yên và bỏ vào trong hộp tiết kiệm chung. Cứ như thế, cả 4 chúng tôi cùng đặt mục tiêu thi đỗ năng lực tiếng Nhật JLPT N2 và kết quả là tôi và 2 người nữa đã đỗ ngay trong khi đang thực tập.

Tờ giấy ghi quy định không nói chuyện bằng tiếng Việt dán ở ký túc xá (phía dưới bên phải là chữ ký và con dấu của cả 4 người)

Hỗ trợ của JA và đoàn thể quản lý

Nhân viên của JA Bihoro luôn hỗ trợ đầy đủ cho chúng tôi trong công việc, cuộc sống và học tập. Ví dụ như họ chở chúng tôi bằng ô tô sang thị trấn khác để mua đồ dùng sinh hoạt, sách vở hoặc đưa chúng tôi đi tham quan v.v. Khi muốn đi tham quan nơi nào đó, chúng tôi thường trao đổi với người của JA vì nếu chỉ đi bằng tàu điện hay xe buýt đến các điểm tham quan ở Hokkaido thì khá khó, đó đều là những nơi cần đi bằng ô tô. Người của JA cũng đã từng dành thời gian để đưa chúng tôi đi tham quan sau khi chúng tôi đề đạt nguyện vọng như thế. Ngoài ra, khi chúng tôi đi thi JLPT, JA coi đó là đi công tác và cấp cho chúng tôi chi phí đi lại, tiền nghỉ trọ và cả lệ phí thi.

Nhân viên của JA đưa chúng tôi đi tham quan

Đoàn thể quản lý “Toasoken” cũng chăm sóc cho chúng tôi chu đáo. Các nhân viên của Toasoken thường xuyên hỏi thăm chúng tôi rằng “có gặp khó khăn gì không?” và còn cùng chúng tôi suy nghĩ về con đường tương lai. Họ còn tổ chức cho chúng tôi thi thử JLPT. Mỗi năm 2 lần, Toasoken tập hợp các thực tập sinh trong khu vực lại rồi đưa mọi người đi chơi ở công viên giải trí hoặc tổ chức tiệc giao lưu thịt nướng v.v.

Kouekizaidanhoujin “Toasoken”

kitami@toasoken.asia

※Nếu quan tâm đến việc thực tập kỹ năng dưới sự quản lý của Toasoken, bạn có thể xin tư vấn bằng tiếng Việt.

Đi công viên giải trí trong dịp giao lưu của Toasoken (tôi ở ngoài cùng bên phải)

Ăn thịt nướng trong tiệc giao lưu của Toasoken

Thi thử JLPT

Từ thực tập kỹ năng → Học thạc sĩ

Sau khi hoàn thành quá trình thực tập kỹ năng, tôi vào học thạc sĩ tại trường Đại học Công nghiệp Kitami ở cùng khu vực. Sau khi thực tập kỹ năng xong, nếu muốn du học thì thông thường phải về nước và chờ khoảng gần 1 năm mới quay lại được. Tuy nhiên, do dịch COVID-19, việc về nước là rất khó khăn, nên sau khi luật sư hành chính giải thích với Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh về mối liên quan giữa những gì tôi đã học trong quá trình thực tập kỹ năng và nội dung sẽ học thạc sĩ, tôi đã được đi học luôn mà không cần phải về nước.

Tôi chuyển sang du học theo lời khuyên của cô Nagasawa ở Toasoken. Vì biết được trường Đại học Công nghiệp Kitami đã chính thức nhận du học sinh người nước ngoài vào học nên cô đã giới thiệu cho tôi về trường này. Sau khi thực tập kỹ năng xong, tôi cũng định về nước, nhưng khoảng nửa năm trước khi kết thúc quá trình thực tập, sau khi nghe thông tin về trường đại học này từ cô Nagasawa, tôi đã quyết định dự thi kì thi dành cho du học sinh.

Tháng 5/2020, khi kết thúc quá trình thực tập, tôi ở lại Nhật Bản với tư cách lưu trú “Hoạt động đặc định” và tháng 8/2020 đã dự kì thi đầu vào thạc sĩ. Nội dung kì thi đầu vào là tóm tắt lại luận văn tốt nghiệp mà tôi làm tại trường đại học ở Việt Nam bằng Power Point rồi trình bày lại với ban giám khảo và trả lời các câu hỏi. Tôi đã trúng tuyển và từ tháng 4/2021 tôi bắt đầu học chương trình thạc sĩ tại trường này.

Tôi được miễn học phí, với tiền học bổng Oguchi do trường đại học tìm giúp và tiền đi làm thêm ở Toasoken 1 tuần 1 lần, tôi tự trang trải tiền sinh hoạt của mình. Trong chương trình thạc sĩ, tôi nghiên cứu về phương pháp phân giải độc tính của hóa chất nông nghiệp tồn dư và dành thời gian cả ngày để làm thực nghiệm.

Đang làm thực nghiệm trong phòng thí nghiệm trong quá trình học thạc sĩ (bên trái là giáo viên hướng dẫn)

Cuộc sống ở Hokkaido

Mỗi tuần một lần, tôi lại đến siêu thị để mua sắm. Mùa hè tôi đi bằng xe đạp, nhưng ở Bihoro, từ cuối tháng 12 đến cuối tháng 3, mặt đường đóng băng, không thể đi bằng xe đạp. Những lúc như vậy, sau khi xong việc và trên đường đi về bằng xe buýt của JA, tôi cùng các bạn thường xuống dọc đường để ghé vào siêu thị. Từ siêu thị về kí túc xá, chúng tôi đi bằng taxi và trả tiền bằng tiền quỹ thu được khi vi phạm quy định “không nói tiếng Việt”.

Mùa đông Hokkaido rất lạnh nhưng lò sưởi trong phòng đủ ấm, thời gian ra đường cũng ngắn. Ngoài ra, mọi người ở khu chọn lọc rau quả bảo rằng “các bạn đến từ nước nhiệt đới, chắc không chịu nổi cái lạnh đâu nhỉ”, và mang cho chúng tôi nào áo khoác, mũ lông, găng tay, khiến chúng tôi rất ấm lòng.

Bạn bè thực tập sinh người Việt sang cùng tôi và các em sang sau (kohai) cũng chơi thân với nhau. Chúng tôi hay tụ tập ăn uống, và còn cùng nhau đi chơi ở Tokyo và Yokohama 2 lần. Thực ra tôi còn muốn đi cả Kyoto nữa, nhưng do dịch COVID-19 nên đến nay vẫn chưa thực hiện được.

Ký túc xá hồi thực tập kỹ năng

Sổ tay chi tiêu của tôi (bình quân một tháng)

※Sổ tay chi tiêu thời thực tập kỹ năng

※100 yên = 20.847 VND (Tỷ giá ngày 26/7/2021)

※ Trong 3 năm, tôi gửi về nhà khoảng 250 vạn yên

Thu nhập (tổng cộng 100.000 yên)
Lương về tay

100.000 yên

※Thu nhập sau khi trừ thuế, bảo hiểm xã hội, tiền kí túc xá

※Trong số tiền khấu trừ đã bao gồm tiền trọ, tiền điện nước ga, tiền Wi-Fi, tổng cộng 25.000 yên

Chi phí (tổng cộng 30.000 yên)
Chi phí ăn uống

15.000 yên

Chi phí lặt vặt

15.000 yên

※ Đồ dùng sinh hoạt, ăn ngoài, chi phí đi lại v.v.

Tiền chênh lệch (tổng cộng 70.000 yên)