Kinh nghiệm của tôi (Du học - Nhân lực chất lượng cao)

kokoro_2907_top
By KOKORO(Báo Mainichi+VAIJ;Đơn vị hỗ trợ: Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, v.v.)

Gặp gỡ sempai số này

Nguyễn Duy Minh
  • Năm 2010 Tốt nghiệp Trường THPT Hàn Thuyên 〈Tỉnh Bắc Ninh〉
  • Năm 2011 Vào học tại trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
  • Năm 2015 Tốt nghiệp Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
  • Năm 2015 Bắt đầu làm việc tại nhà hàng Nhật Bản 〈Hà Nội〉
  • Năm 2016 Làm việc tại một công ty Nhật Bản 〈Hồ Chí Minh〉
  • Năm 2018 Đậu phỏng vấn công ty Nhật Bản
  • Năm 2019 Sang Nhật và làm việc tại một xưởng sản xuất quy mô lớn 〈Tỉnh Shiga〉

〈Sinh năm 1992 tại Bắc Ninh〉

Trong suốt quãng thời gian còn ngồi trên ghế nhà trường, Duy Minh luôn dành sự ngưỡng mộ của mình cho nước Nhật và sự tôn trọng cho những người Nhật mà anh quen biết. Từng một lần bỏ dở việc học tiếng Nhật nhưng cơ duyên làm việc tại một công ty Nhật Bản đã “châm ngòi” để Minh dồn hết tâm huyết vào việc học. Hiện tại, Duy Minh đang là kỹ sư của một công ty Nhật.

Công việc và sự đam mê

Bữa trưa cùng với các đồng nghiệp tại chỗ làm (Tôi là người ngồi góc bên phải)

Tôi tham dự phỏng vấn tại Thành phố Hồ Chí Minh. Sau đó thì bắt đầu vào làm việc tại Công ty phái cử SHUWA Career Power. Từ tháng 1 năm 2019, tôi được bố trí về làm việc tại một xưởng sản xuất quy mô lớn với vai trò kĩ sư. Đó là công ty chuyên về sản xuất các loại tủ đông, tủ lạnh chuyên dụng cỡ lớn và cung cấp các trang thiết bị cho tất cả các siêu thị, nhà máy sản xuất ở khắp nơi trên thế giới. Từng sản phẩm khi sản xuất đều được điều chỉnh phù hợp, đáp ứng những yêu cầu khắt khe của từng khách hàng. Đối với những đường ống làm mát trong các tủ đông hoặc tủ lạnh chuyên dụng thì việc để đọng những giọt nước nhỏ li ti trên bề mặt sẽ khiến phần đường ống đó dễ bị hư hỏng. Vì thế, cần phải thực hiện thao tác bọc những tấm cách nhiệt bằng cao su quanh các ống dẫn. Đó cũng chính là công việc hiện tại tôi đang phụ trách.

Bên cạnh đó, trong số những người Việt Nam hiện đang làm tại đây thì tôi là người có năng lực tiếng Nhật tốt nhất nên được giao nhiệm vụ thông dịch cho các anh em khi làm việc với các kỹ sư người Nhật để tránh trường hợp mọi người không hiểu ý nhau. Vì xưởng sản xuất rất rộng nên khi nhận được điện thoại nhờ giúp đỡ từ người Nhật dưới đó, tôi sẽ xin phép người phụ trách và trực tiếp xuống xưởng giải quyết. Thỉnh thoảng, tôi cũng dịch cả các bảng thông báo trong công ty như “Biển báo cấm hút thuốc”, “Biển báo cấm vứt xả bừa bãi”,…Được mọi người tin tưởng, nên tôi cũng cảm thấy sự đam mê đối với công việc hiện tại.

“Chìa khóa vàng” để lựa chọn môi trường làm việc tốt tại Nhật

Đây là phòng của tôi. Công ty cũng hỗ trợ cho tôi một nửa số tiền thuê nhà.

Vì những kỹ sư như chúng tôi khi đến Nhật có thể tự do thay đổi công việc nên một vài người đồng nghiệp cũ của tôi cũng đã chuyển việc với mong muốn tìm được một công việc mới có mức lương theo giờ cao hơn. Mức lương tính theo giờ của tôi thời điểm mới qua Nhật là 1000 yên và hiện tại đang là 1,150 yên. Theo kế hoạch, lương sẽ được tăng lên một chút, nhưng do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên lần này bị trễ hơn so với dự kiến. Tuy nhiên, theo tôi biết trong số những người quen đó cũng có những người Việt đang sống tại Nhật bị thất nghiệp do dịch bệnh, phải đi làm công việc bán thời gian, hay bị cắt giảm lương đi rất nhiều. Trong khi đó, SHUWA Career Power vẫn luôn đảm bảo cho chúng tôi được hưởng đủ mức lương cơ bản của một nhân viên chính thức. Ví dụ đồng nghiệp của tôi được phái cử đến làm tại một công ty khác, công việc thực tế ở đó không nhiều thì dù số tiền phía công ty đó thanh toán cho SHUWA Career Power bị giảm, SHUWA vẫn đảm bảo chi trả đủ mức lương cơ bản cho các bạn.

Hơn nữa, phía công ty SHUWA Career Power cũng chuẩn bị sẵn ký túc xá cho nhân viên và hỗ trợ một nửa chi phí tiền nhà. Tôi là một người chuyển giới nên cứ 2 tuần một lần phải đến một phòng khám ở Kyoto để tiêm hoóc-môn nam. Vì gặp nhiều bất tiện khi phải di chuyển xa từ ký túc xá đến nhà ga, nên tôi đã trao đổi với công ty và được cho phép chuyển đến ký túc xá mới gần ga hơn. Với tôi, việc công ty luôn quan tâm đến đời sống của nhân viên như thế này còn quan trọng hơn nhiều so với những lợi ích trước mắt mà một số tiền lương theo giờ “khủng” mang lại.

Cái duyên với Nhật Bản

Hình chụp với đồng nghiệp trước quán ăn Nhật - nơi tôi đã từng làm thêm (Hà Nội, năm 2015)

Tôi bắt đầu quan tâm đến nước Nhật từ sau lần gặp gỡ với bác Nouzuka Youichi. Vốn không xuất thân từ gia đình khá giả nên khi còn là sinh viên Đại học, chị tôi đã phải chu cấp cho tôi phần tiền học phí. Tuy vậy, tôi cũng cố gắng tự mình xoay xở phần chi phí sinh hoạt. Vào thời điểm năm 2 Đại học, tôi đã đi làm gia sư và làm nhân viên tại một quán ăn Nhật. Khi đó, tôi chỉ làm thêm 2 tiếng ở quán vào giờ bán cơm trưa và đó cũng là nơi đầu tiên tôi được gặp bác Nouzuka Youichi – Giám đốc công ty quản lý toà nhà, và cũng là người hỗ trợ các hoạt động của quán.Bác ấy thường hay bắt chuyện với các nhân viên trong quán và cũng hay dẫn mọi người đi ăn thịt nướng. Lúc đó, tôi rất cảm kích trước sự quan tâm của bác. Từ trong sâu thẳm trái tim, tôi đã đã mơ ước sau này có thể trở thành một người giống như bác. Và đó cũng chính là cái “cớ” để tôi dành sự ngưỡng mộ và tình yêu cho nước Nhật đến vậy.

Vì cũng muốn tự tin giao tiếp với bác Nouzuka và các khách Nhật khác nên tôi đã tự mua quyển “Minna no Nihongo” và bắt đầu học tiếng Nhật từ năm 3 Đại học. Tuy nhiên, việc tự học gặp nhiều khó khăn nên tôi đã nói chuyện với bác Nouzuka về dự định đi Nhật để du học. Ngay lập tức, bác đã cho tôi đến học tại một lớp tiếng Nhật (1 tuần 2 buổi) và chi trả toàn bộ phần học phí (khoảng 6 triệu VNĐ – tương đương 28.770 yên) trong suốt khoảng thời gian 1 năm tôi theo học tại đó. Lên đến năm 4, tôi lại bắt đầu tự học.

※100Yên=20,855 VND(Tỷ giá ngày 26/7/2021)

Những suy tư và quyết định nghỉ việc …

Một hành trình mới bắt đầu tại Thành phố Hồ Chí Minh〈Ảnh tư liệu〉

Tháng 6 năm 2015, sau khi tốt nghiệp Đại học, tôi đã thử việc tại công ty của bác Nouzuka. Nhưng tự tôi cảm thấy bản thân bị các đàn anh xem thường và không thể hòa nhập với môi trường đó. Hơn nữa, mọi người hay tò mò đặt câu hỏi về vẻ bề ngoài nam tính của tôi. Khi tôi trả lời mình là một người chuyển giới thì tôi cảm giác rằng tại thời điểm đó, khó có ai có thể thấu hiểu được.

Ngoài ra, trong công ty cũng có một bạn là đồng nghiệp cũ ở quán ăn Nhật và cũng được bác Nouzuka cho đi học tiếng Nhật giống như tôi. Và tiếng Nhật của bạn ấy giỏi hơn tôi rất nhiều. Có một hôm, khi tôi cùng bác Nouzuka và một người anh trong công ty đang nói chuyện, việc bạn đồng nghiệp cũ ấy học tiếng Nhật tiến bộ nhanh hơn tôi đã được mang ra làm đề tài bàn luận. Tối hôm đó, tôi đã thức trắng đêm và suy nghĩ nhiều về khả năng hạn hẹp của mình không giúp ích được gì cho công ty. Cuối cùng, sau 2 tháng thử việc, tôi đã xin nghỉ và chuyển vào Thành phố Hồ Chí Minh để bắt đầu một hành trình mới.

Hình chụp vào thời điểm năm 4 Đại học (Tôi ngồi góc trái)〈Đại học Bách khoa Hà Nội〉

Nhân đây cũng xin bật mí cho mọi người, tôi nhận ra mình là người chuyển giới vào lúc năm 3 Đại học. Thời điểm đó, tôi bắt đầu thấy có cảm tình với bạn nữ làm việc chung tại chỗ làm thêm. Tôi cũng đã tự chất vấn bản thân rằng: “Mình là con gái, sao lại có thể thích con gái được chứ?”. Chính bạn nữ ấy cũng có dành tình cảm cho tôi và chẳng bao lâu sau đó thì chúng tôi chính thức quen nhau đến khi tôi tốt nghiệp. Tôi cũng đã tự tìm hiểu thông tin trên Internet rồi biết được rằng mình là một người chuyển giới. Từ đó trở đi, tôi đã quyết định ăn mặc và để tóc giống con trai luôn.

Lần này, nhất định phải dốc sức học tiếng Nhật

Cùng những đồng nghiệp trong công ty chuyển phát của Nhật (Thành phố Hồ Chí Minh)

Đầu năm 2016, tôi chuyển đến Thành phố Hồ Chí Minh. Sau gần nửa năm bươn trải làm thêm, tôi đã xin vào làm việc tại một công ty dịch vụ chuyển phát của Nhật. Tôi đảm nhận công việc nhập liệu, chủ yếu là nhập dữ liệu thông tin khách hàng (họ tên, địa chỉ,..) bằng tiếng Nhật vào máy tính. Công việc này tạo cơ hội để tôi có thể bắt tay vào việc học tiếng Nhật một lần nữa. Nhờ bộ giáo trình “Shinkanzen Master”, tôi đã lần lượt đậu N4 vào năm 2018 và đạt trình độ N2 vào năm 2019.

Tôi đã gác hết tất cả những việc khác sang một bên và dành 5 tiếng mỗi ngày sau giờ làm để học tiếng Nhật - hiện thực hoá giấc mơ chinh phục tiếng Nhật và đến Nhật làm việc. Duy trì thói quen đó trong gần 2 năm, đến năm 2018 tôi đọc được thông tin tuyển dụng của công ty SHUWA Career Power đăng tải trên Facebook. Tôi đã ứng tuyển ngay. Sau khi nộp CV thông qua công ty giới thiệu nhân sự và may mắn đậu phỏng vấn với công ty SHUWA Career Power, tôi đã xin thôi việc ở công ty chuyển phát để chuẩn bị cho việc xuất cảnh. Tôi không phải chi trả bất kì chi phí nào cho công ty tiếp nhận giới thiệu nhân sự.

Những cuộc gặp gỡ trên đất Nhật

Cùng đồng nghiệp người Nhật đi ăn thịt nướng

Ở nơi làm việc, tôi thường hay nói chuyện với 3 bạn đồng nghiệp trẻ người Nhật. Trước khi đại dịch Covid-19 bùng phát, mỗi tháng một lần chúng tôi lại cùng nhau đi chơi hay tổ chức tiệc nướng BBQ,.. Có những ngày sau giờ làm, mọi người cùng nhau đến quán thịt nướng hay quán nhậu. Ở kí túc xá chỉ có mình tôi là người Việt nên hằng ngày tôi phải dùng tiếng Nhật để nói chuyện với những người Nhật trong xưởng.

Hình chụp thành tham quan Thành Oosaka cùng bạn gái

Bên cạnh đó, cô bạn gái người Việt tôi đã quen từ trước khi đến Nhật (cũng là đồng nghiệp làm chung tại công ty chuyển phát lúc ở Thành phố Hồ Chí Minh) hiện cũng đang làm việc tại một viện dưỡng lão ở tỉnh Wakayama. Cô ấy cũng đã rất nghị lực khi thi đỗ trong kì thi Quốc gia dành cho các chuyên viên ngành điều dưỡng. Do lịch nghỉ của cả hai không trùng nhau và để gặp được nhau cũng phải mất gần 3 tiếng rưỡi đi tàu điện nên 1 năm chúng tôi chỉ có thể gặp nhau được đôi ba lần. Tôi đang rất mong chờ đến kì nghỉ hè năm nay để được cùng bạn gái đi du dịch Kobe.

Cuộc sống ở Nhật

Tôi trên chuyến xe điện đến Kyoto vào ngày nghỉ

Hiện tại, tôi cũng chưa dành dụm được nhiều do có lúc phải trích một khoản tiết kiệm gửi về cho gia đình và trang trải chi phí điều trị cho việc tiêm hoóc-môn nam. Tuy nhiên, điều đáng lo nhất là việc phải đi tàu điện để đến phòng khám ở Kyoto (gần thành phố Shiga) trong khi nguy cơ lây nhiễm Covid-19 rất cao như hiện nay. Bản thân tôi cũng phải rất cẩn trọng khi di chuyển trong thời điểm này.

Thông thường, khi có thời gian tôi thường đạp xe đến thư viện để đọc sách hoặc đi bộ tầm 30 phút đến đền thờ Thần đạo gần đó để cầu nguyện cho dịch bệnh sớm qua đi, cầu mong sức khoẻ bình an sẽ đến với những người trong gia đình và người yêu. Tôi rất yêu nước Nhật và muốn được sống ở Nhật cho đến thời điểm tôi cần phải quay về nước để chăm sóc cho cha mẹ mình.

Chi tiêu của tôi (Trung bình 1 tháng)

※100Yên =20,855 VND(Tỷ giá ngày 26/7/2021)

Thu nhập(Tổng 180,000 yên)
Lương thực lĩnh 

180,000 Yên

※Sau khi khấu trừ thuế và bảo hiểm xã hội

Chi tiêu(Tổng 84,000 yên)
Tiền nhà

24,000 Yên

※Công ty hỗ trợ một nửa tiền nhà

Tiền nước/điện/ga

10,000 Yên

Tiền ăn

30,000 Yên

※Bữa trưa thì ăn tại nhà ăn của công ty, buổi sáng và chiều thì tự nấu

Chi phí khác

20,000 Yên

※Chủ yếu dành cho các loại nhu yếu phẩm, tiền ăn ngoài, chi phí trị liệu, tiền đi lại,…

Khoản chênh lệch/Tiết kiệm(Tổng 96,000 yên)

※Trung bình mỗi tháng tôi gửi về cho gia đình 36.000 yên

※Ngoài khoản tiền định kì gửi về cho gia đình hàng tháng, năm 2019 tôi đã gửi về thêm 1.000.000 yên để mẹ thanh toán các khoản nợ

Những chia sẻ từ bác Nouzuka

Bác Nouzuka (Người bên phải)〈Hà Nội, năm 2020〉

※Ban biên tập đã liên lạc với bác Nouzuka (60 tuổi)

――Bác đã hỗ trợ Minh trong việc học tiếng Nhật phải không ạ?

Bác Nouzuka Trước đây tôi cũng đã hỗ trợ học phí cho một vài bạn sinh viên có sự cố gắng và nỗ lực để các em có thể theo học tại các lớp tiếng Nhật. Duy Minh cũng là một cậu bé rất thông minh, luôn nhiệt huyết trong công việc và có sự quyết tâm hơn người. Tôi muốn Minh có thể học tiếng Nhật và phát triển bản thân trong tương lai.

――Sau khi tốt nghiệp, Minh đã được tuyển dụng vào làm việc tại công ty của anh phải không ?

Bác Nouzuka Tôi đã gặp gỡ rất nhiều các bạn sinh viên ở Hà Nội nhưng trong số đó, Duy Minh là một người đặc biệt ưu tú nên tôi muốn Minh đến làm việc tại công ty tôi. Thật lòng, tôi muốn Minh sẽ gắn bó lâu hơn nhưng tiếc rằng sau nhiều cân nhắc, Minh đã quyết định nghỉ việc.Tuy nhiên, tôi rất vui mừng khi biết thông tin Minh vẫn đang rất nỗ lực và thành công tại Nhật.

Gặp gỡ sempai số này

Nguyễn Duy Minh
  • Năm 2010 Tốt nghiệp Trường THPT Hàn Thuyên 〈Tỉnh Bắc Ninh〉
  • Năm 2011 Vào học tại trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
  • Năm 2015 Tốt nghiệp Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
  • Năm 2015 Bắt đầu làm việc tại nhà hàng Nhật Bản 〈Hà Nội〉
  • Năm 2016 Làm việc tại một công ty Nhật Bản 〈Hồ Chí Minh〉
  • Năm 2018 Đậu phỏng vấn công ty Nhật Bản
  • Năm 2019 Sang Nhật và làm việc tại một xưởng sản xuất quy mô lớn 〈Tỉnh Shiga〉

〈Sinh năm 1992 tại Bắc Ninh〉

Trong suốt quãng thời gian còn ngồi trên ghế nhà trường, Duy Minh luôn dành sự ngưỡng mộ của mình cho nước Nhật và sự tôn trọng cho những người Nhật mà anh quen biết. Từng một lần bỏ dở việc học tiếng Nhật nhưng cơ duyên làm việc tại một công ty Nhật Bản đã “châm ngòi” để Minh dồn hết tâm huyết vào việc học. Hiện tại, Duy Minh đang là kỹ sư của một công ty Nhật.

Công việc và sự đam mê

Tôi tham dự phỏng vấn tại Thành phố Hồ Chí Minh. Sau đó thì bắt đầu vào làm việc tại Công ty phái cử SHUWA Career Power. Từ tháng 1 năm 2019, tôi được bố trí về làm việc tại một xưởng sản xuất quy mô lớn với vai trò kĩ sư. Đó là công ty chuyên về sản xuất các loại tủ đông, tủ lạnh chuyên dụng cỡ lớn và cung cấp các trang thiết bị cho tất cả các siêu thị, nhà máy sản xuất ở khắp nơi trên thế giới. Từng sản phẩm khi sản xuất đều được điều chỉnh phù hợp, đáp ứng những yêu cầu khắt khe của từng khách hàng. Đối với những đường ống làm mát trong các tủ đông hoặc tủ lạnh chuyên dụng thì việc để đọng những giọt nước nhỏ li ti trên bề mặt sẽ khiến phần đường ống đó dễ bị hư hỏng. Vì thế, cần phải thực hiện thao tác bọc những tấm cách nhiệt bằng cao su quanh các ống dẫn. Đó cũng chính là công việc hiện tại tôi đang phụ trách.

Bên cạnh đó, trong số những người Việt Nam hiện đang làm tại đây thì tôi là người có năng lực tiếng Nhật tốt nhất nên được giao nhiệm vụ thông dịch cho các anh em khi làm việc với các kỹ sư người Nhật để tránh trường hợp mọi người không hiểu ý nhau. Vì xưởng sản xuất rất rộng nên khi nhận được điện thoại nhờ giúp đỡ từ người Nhật dưới đó, tôi sẽ xin phép người phụ trách và trực tiếp xuống xưởng giải quyết. Thỉnh thoảng, tôi cũng dịch cả các bảng thông báo trong công ty như “Biển báo cấm hút thuốc”, “Biển báo cấm vứt xả bừa bãi”,…Được mọi người tin tưởng, nên tôi cũng cảm thấy sự đam mê đối với công việc hiện tại.

Bữa trưa cùng với các đồng nghiệp tại chỗ làm (Tôi là người ngồi góc bên phải)

“Chìa khóa vàng” để lựa chọn môi trường làm việc tốt tại Nhật

Vì những kỹ sư như chúng tôi khi đến Nhật có thể tự do thay đổi công việc nên một vài người đồng nghiệp cũ của tôi cũng đã chuyển việc với mong muốn tìm được một công việc mới có mức lương theo giờ cao hơn. Mức lương tính theo giờ của tôi thời điểm mới qua Nhật là 1000 yên và hiện tại đang là 1,150 yên. Theo kế hoạch, lương sẽ được tăng lên một chút, nhưng do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên lần này bị trễ hơn so với dự kiến. Tuy nhiên, theo tôi biết trong số những người quen đó cũng có những người Việt đang sống tại Nhật bị thất nghiệp do dịch bệnh, phải đi làm công việc bán thời gian, hay bị cắt giảm lương đi rất nhiều. Trong khi đó, SHUWA Career Power vẫn luôn đảm bảo cho chúng tôi được hưởng đủ mức lương cơ bản của một nhân viên chính thức. Ví dụ đồng nghiệp của tôi được phái cử đến làm tại một công ty khác, công việc thực tế ở đó không nhiều thì dù số tiền phía công ty đó thanh toán cho SHUWA Career Power bị giảm, SHUWA vẫn đảm bảo chi trả đủ mức lương cơ bản cho các bạn.

Hơn nữa, phía công ty SHUWA Career Power cũng chuẩn bị sẵn ký túc xá cho nhân viên và hỗ trợ một nửa chi phí tiền nhà. Tôi là một người chuyển giới nên cứ 2 tuần một lần phải đến một phòng khám ở Kyoto để tiêm hoóc-môn nam. Vì gặp nhiều bất tiện khi phải di chuyển xa từ ký túc xá đến nhà ga, nên tôi đã trao đổi với công ty và được cho phép chuyển đến ký túc xá mới gần ga hơn. Với tôi, việc công ty luôn quan tâm đến đời sống của nhân viên như thế này còn quan trọng hơn nhiều so với những lợi ích trước mắt mà một số tiền lương theo giờ “khủng” mang lại.

Đây là phòng của tôi. Công ty cũng hỗ trợ cho tôi một nửa số tiền thuê nhà.

Cái duyên với Nhật Bản

Tôi bắt đầu quan tâm đến nước Nhật từ sau lần gặp gỡ với bác Nouzuka Youichi. Vốn không xuất thân từ gia đình khá giả nên khi còn là sinh viên Đại học, chị tôi đã phải chu cấp cho tôi phần tiền học phí. Tuy vậy, tôi cũng cố gắng tự mình xoay xở phần chi phí sinh hoạt. Vào thời điểm năm 2 Đại học, tôi đã đi làm gia sư và làm nhân viên tại một quán ăn Nhật. Khi đó, tôi chỉ làm thêm 2 tiếng ở quán vào giờ bán cơm trưa và đó cũng là nơi đầu tiên tôi được gặp bác Nouzuka Youichi – Giám đốc công ty quản lý toà nhà, và cũng là người hỗ trợ các hoạt động của quán.Bác ấy thường hay bắt chuyện với các nhân viên trong quán và cũng hay dẫn mọi người đi ăn thịt nướng. Lúc đó, tôi rất cảm kích trước sự quan tâm của bác. Từ trong sâu thẳm trái tim, tôi đã đã mơ ước sau này có thể trở thành một người giống như bác. Và đó cũng chính là cái “cớ” để tôi dành sự ngưỡng mộ và tình yêu cho nước Nhật đến vậy.

Vì cũng muốn có thể tự tin giao tiếp với bác Nouzuka và các khách Nhật khác nên tôi đã tự mua quyển “Minna no Nihongo” và bắt đầu học tiếng Nhật từ năm 3 Đại học. Tuy nhiên, việc tự học gặp nhiều khó khăn nên tôi đã nói chuyện với bác Nouzuka về dự định đi Nhật để du học. Ngay lập tức, bác đã cho tôi đến học tại một lớp tiếng Nhật (1 tuần 2 buổi) và chi trả toàn bộ phần học phí (khoảng 6 triệu VNĐ – tương đương 28.770 yên) trong suốt khoảng thời gian 1 năm tôi theo học tại đó. Lên đến năm 4, tôi lại bắt đầu tự học.

※100Yên=20,855 VND(Tỷ giá ngày 26/7/2021)

Hình chụp với đồng nghiệp trước quán ăn Nhật - nơi tôi đã từng làm thêm (Hà Nội, năm 2015)

Những suy tư và quyết định nghỉ việc …

Tháng 6 năm 2015, sau khi tốt nghiệp Đại học, tôi đã thử việc tại công ty của bác Nouzuka. Nhưng tự tôi cảm thấy bản thân bị các đàn anh xem thường và không thể hòa nhập với môi trường đó. Hơn nữa, mọi người hay tò mò đặt câu hỏi về vẻ bề ngoài nam tính của tôi. Khi tôi trả lời mình là một người chuyển giới thì tôi cảm giác rằng tại thời điểm đó, khó có ai có thể thấu hiểu được.

Ngoài ra, trong công ty cũng có một bạn là đồng nghiệp cũ ở quán ăn Nhật và cũng được bác Nouzuka cho đi học tiếng Nhật giống như tôi. Và tiếng Nhật của bạn ấy giỏi hơn tôi rất nhiều. Có một hôm, khi tôi cùng bác Nouzuka và một người anh trong công ty đang nói chuyện, việc bạn đồng nghiệp cũ ấy học tiếng Nhật tiến bộ nhanh hơn tôi đã được mang ra làm đề tài bàn luận. Tối hôm đó, tôi đã thức trắng đêm và suy nghĩ nhiều về khả năng hạn hẹp của mình không giúp ích được gì cho công ty. Cuối cùng, sau 2 tháng thử việc, tôi đã xin nghỉ và chuyển vào Thành phố Hồ Chí Minh để bắt đầu một hành trình mới.

Một hành trình mới bắt đầu tại Thành phố Hồ Chí Minh〈Ảnh tư liệu〉

Nhân đây cũng xin bật mí cho mọi người, tôi nhận ra mình là người chuyển giới vào lúc năm 3 Đại học. Thời điểm đó, tôi bắt đầu thấy có cảm tình với bạn nữ làm việc chung tại chỗ làm thêm. Tôi cũng đã tự chất vấn bản thân rằng: “Mình là con gái, sao lại có thể thích con gái được chứ?”. Chính bạn nữ ấy cũng có dành tình cảm cho tôi và chẳng bao lâu sau đó thì chúng tôi chính thức quen nhau đến khi tôi tốt nghiệp. Tôi cũng đã tự tìm hiểu thông tin trên Internet rồi biết được rằng mình là một người chuyển giới. Từ đó trở đi, tôi đã quyết định ăn mặc và để tóc giống con trai luôn.

Hình chụp vào thời điểm năm 4 Đại học (Tôi ngồi góc trái)〈Đại học Bách khoa Hà Nội〉

Lần này, nhất định phải dốc sức học tiếng Nhật

Đầu năm 2016, tôi chuyển đến Thành phố Hồ Chí Minh. Sau gần nửa năm bươn trải làm thêm, tôi đã xin vào làm việc tại một công ty dịch vụ chuyển phát của Nhật. Tôi đảm nhận công việc nhập liệu, chủ yếu là nhập dữ liệu thông tin khách hàng (họ tên, địa chỉ,..) bằng tiếng Nhật vào máy tính. Công việc này tạo cơ hội để tôi có thể bắt tay vào việc học tiếng Nhật một lần nữa. Nhờ bộ giáo trình “Shinkanzen Master”, tôi đã lần lượt đậu N4 vào năm 2018 và đạt trình độ N2 vào năm 2019.

Tôi đã gác hết tất cả những việc khác sang một bên và dành 5 tiếng mỗi ngày sau giờ làm để học tiếng Nhật - hiện thực hoá giấc mơ chinh phục tiếng Nhật và đến Nhật làm việc. Duy trì thói quen đó trong gần 2 năm, đến năm 2018 tôi đọc được thông tin tuyển dụng của công ty SHUWA Career Power đăng tải trên Facebook. Tôi đã ứng tuyển ngay. Sau khi nộp CV thông qua công ty giới thiệu nhân sự và may mắn đậu phỏng vấn với công ty SHUWA Career Power, tôi đã xin thôi việc ở công ty chuyển phát để chuẩn bị cho việc xuất cảnh. Tôi không phải chi trả bất kì chi phí nào cho công ty tiếp nhận giới thiệu nhân sự.

Cùng những đồng nghiệp trong công ty chuyển phát của Nhật (Thành phố Hồ Chí Minh)

Những cuộc gặp gỡ trên đất Nhật

Ở nơi làm việc, tôi thường hay nói chuyện với 3 bạn đồng nghiệp trẻ người Nhật. Trước khi đại dịch Covid-19 bùng phát, mỗi tháng một lần chúng tôi lại cùng nhau đi chơi hay tổ chức tiệc nướng BBQ,.. Có những ngày sau giờ làm, mọi người cùng nhau đến quán thịt nướng hay quán nhậu. Ở kí túc xá chỉ có mình tôi là người Việt nên hằng ngày tôi phải dùng tiếng Nhật để nói chuyện với những người Nhật trong xưởng.

Cùng đồng nghiệp người Nhật đi ăn thịt nướng

Bên cạnh đó, cô bạn gái người Việt tôi đã quen từ trước khi đến Nhật (cũng là đồng nghiệp làm chung tại công ty chuyển phát lúc ở Thành phố Hồ Chí Minh) hiện cũng đang làm việc tại một viện dưỡng lão ở tỉnh Wakayama. Cô ấy cũng đã rất nghị lực khi thi đỗ trong kì thi Quốc gia dành cho các chuyên viên ngành điều dưỡng. Do lịch nghỉ của cả hai không trùng nhau và để gặp được nhau cũng phải mất gần 3 tiếng rưỡi đi tàu điện nên 1 năm chúng tôi chỉ có thể gặp nhau được đôi ba lần. Tôi đang rất mong chờ đến kì nghỉ hè năm nay để được cùng bạn gái đi du dịch Kobe.

Hình chụp thành tham quan Thành Oosaka cùng bạn gái

Cuộc sống ở Nhật

Hiện tại, tôi cũng chưa dành dụm được nhiều do có lúc phải trích một khoản tiết kiệm gửi về cho gia đình và trang trải chi phí điều trị cho việc tiêm hoóc-môn nam. Tuy nhiên, điều đáng lo nhất là việc phải đi tàu điện để đến phòng khám ở Kyoto (gần thành phố Shiga) trong khi nguy cơ lây nhiễm Covid-19 rất cao như hiện nay. Bản thân tôi cũng phải rất cẩn trọng khi di chuyển trong thời điểm này.

Thông thường, khi có thời gian tôi thường đạp xe đến thư viện để đọc sách hoặc đi bộ tầm 30 phút đến đền thờ Thần đạo gần đó để cầu nguyện cho dịch bệnh sớm qua đi, cầu mong sức khoẻ bình an sẽ đến với những người trong gia đình và người yêu. Tôi rất yêu nước Nhật và muốn được sống ở Nhật cho đến thời điểm tôi cần phải quay về nước để chăm sóc cho cha mẹ mình.

Tôi trên chuyến xe điện đến Kyoto vào ngày nghỉ

Chi tiêu của tôi (Trung bình 1 tháng)

※100Yên =20,855 VND(Tỷ giá ngày 26/7/2021)

Thu nhập(Tổng 180,000 yên)
Lương thực lĩnh 

180,000 Yên

※Sau khi khấu trừ thuế và bảo hiểm xã hội

Chi tiêu(Tổng 84,000 yên)
Tiền nhà

24,000 Yên

※Công ty hỗ trợ một nửa tiền nhà

Tiền nước/điện/ga

10,000 Yên

Tiền ăn

30,000 Yên

※Bữa trưa thì ăn tại nhà ăn của công ty, buổi sáng và chiều thì tự nấu

Chi phí khác

20,000 Yên

※Chủ yếu dành cho các loại nhu yếu phẩm, tiền ăn ngoài, chi phí trị liệu, tiền đi lại,…

Khoản chênh lệch/Tiết kiệm(Tổng 96,000 yên)

※Trung bình mỗi tháng tôi gửi về cho gia đình 36.000 yên

※Ngoài khoản tiền định kì gửi về cho gia đình hàng tháng, năm 2019 tôi đã gửi về thêm 1.000.000 yên để mẹ thanh toán các khoản nợ

Những chia sẻ từ bác Nouzuka

※Ban biên tập đã liên lạc với bác Nouzuka (60 tuổi)

――Bác đã hỗ trợ Minh trong việc học tiếng Nhật phải không ạ?

Bác Nouzuka Trước đây tôi cũng đã hỗ trợ học phí cho một vài bạn sinh viên có sự cố gắng và nỗ lực để các em có thể theo học tại các lớp tiếng Nhật. Duy Minh cũng là một cậu bé rất thông minh, luôn nhiệt huyết trong công việc và có sự quyết tâm hơn người. Tôi muốn Minh có thể học tiếng Nhật và phát triển bản thân trong tương lai.

――Sau khi tốt nghiệp, Minh đã được tuyển dụng vào làm việc tại công ty của anh phải không ?

Bác Nouzuka Tôi đã gặp gỡ rất nhiều các bạn sinh viên ở Hà Nội nhưng trong số đó, Duy Minh là một người đặc biệt ưu tú nên tôi muốn Minh đến làm việc tại công ty tôi. Thật lòng, tôi muốn Minh sẽ gắn bó lâu hơn nhưng tiếc rằng sau nhiều cân nhắc, Minh đã quyết định nghỉ việc.Tuy nhiên, tôi rất vui mừng khi biết thông tin Minh vẫn đang rất nỗ lực và thành công tại Nhật.

Bác Nouzuka (Người bên phải)〈Hà Nội, năm 2020〉