Blog
Osechi ryori – Món ăn truyền thống trong ngày Tết của Nhật Bản
Sắp đến Tết tây (1/1) rồi các bạn nhỉ? Đã từ lâu, người Nhật chỉ đón Tết Dương lịch, những món ăn truyền thống mà các gia đình người Nhật ăn trong dịp này được gọi là “Osechi ryori” (gọi tắt là Osechi). Osechi gồm rất nhiều loại, mỗi món ăn trong đó lại mang theo những ý nghĩa riêng và gửi gắm nhiều tâm nguyện khác nhau. Trong bài viết này, mình sẽ giới thiệu những món tiêu biểu trong Osechi nhé.
Hiện nay mình đang học cao học tại Đại học Osaka, mình đã được trải nghiệm 2 cái Tết tại Nhật rồi đấy. Tết đầu tiên mình được một bạn người Nhật mời đến nhà riêng, mình được cùng gia đình bạn đó thưởng thức rất nhiều loại Osechi ngon và đẹp mắt. Mình rất muốn giới thiệu để các bạn cũng biết về những món ngon này.
Osechi ryori là gì
Osechi ryori là những món ăn truyền thống mà người Nhật thường ăn vào dịp tết, đây đều là những món hơi xa xỉ một chút. Trước đây, người Nhật thường tự tay làm những món này, nhưng hiện nay thì nhiều gia đình mua Osechi làm sẵn tại siêu thị hoặc đặt trên mạng. Họ mua hầu hết các món chính và tự làm những món phụ.
Osechi ryori thường được đựng trong Jubako. Jubako là một chiếc hộp có nhiều tầng, khi chưa thưởng thức các món trong đó thì các tầng hộp được xếp chồng lên nhau, ở tầng trên cùng sẽ có nắp đậy. Chiếc Jubako này cũng có ý nghĩa riêng của nó, đó là “hạnh phúc chồng hạnh phúc”. Trước đây, hộp thường có 5 tầng nhưng những năm trở lại đây, hộp 2, 3 tầng khá phổ biến.
Sau khi đón Tết đầu tiên ở Nhật cùng gia đình bạn, mình trở về nhà và thử tìm hiểu trên mạng về giá của Osechi thì thấy rất bất ngờ vì giá một hộp khá cao. Những bạn thực tập sinh và du học sinh như mình khó có thể mua Osechi với mức giá đó, nhưng nếu nhiều người cùng mua và chia nhau thì cũng có thể mua được nhỉ.
Ý nghĩa và nguồn gốc của Osechi
Osechi ryori vốn bắt nguồn từ “Osechiku”, đây là những món ăn được dâng lên các vị thần trong ngày đầu năm mới và 5 ngày tiết khí khác. Phong tục làm đồ cúng để dâng lên thần linh vào các ngày Sechiku (sechinichi) được lan rộng ra cả tầng lớp thường dân, mọi người chuẩn bị những bữa ăn thịnh soạn và xa xỉ trong ngày đầu năm mới – ngày quan trọng nhất năm và cả các ngày sechinichi, sau đó cùng nhau thưởng thức những món ăn này.
Hơn thế, để những người phụ nữ làm nội trợ quanh năm có thời gian nghỉ tết, Osechi bao gồm rất nhiều món ăn có hương vị đậm đà lại dễ bảo quản.
Ý nghĩa được gửi gắm trong từng nguyên liệu và món ăn
Đặc trưng của Osechi ryori là sự đa dạng về chủng loại. Hơn thế nữa, mỗi món ăn và nguyên liệu trong đó lại ẩn chứa một ý nghĩa riêng. Chúng mình cùng xem đó là những ý nghĩa gì nhé.
Kuromame (Đậu đen)
Đây là món đậu nành đen ninh nhừ với đường. Ở Nhật có cách nói “mame ni hataraku” để chỉ việc làm việc không ngừng, chăm chỉ, tận tụy với công việc. Món Kuromame này gửi gắm tâm nguyện “có một năm khỏe mạnh để có thể lao động và cống hiến”.
Thêm vào đó, trước đây, ở Nhật Bản có rất nhiều người làm việc ngoài trời, món ăn này cũng gửi gắm thêm một điều nữa, đó là “mong có nhiều sức khoẻ để chăm chỉ làm việc đến mức da bị sạm đen vì nắng”.
Kazunoko
Kazunoko là món trứng cá trích ngâm gia vị. Mỗi miếng trứng cá có rất nhiều trứng nhỏ, tượng trưng cho “con cháu đề huề”. Khi ăn món này bạn sẽ thấy trứng cá rất giòn và có tiếng tách tách.
Tazukuri = Gomame
Đây là món cá cơm khô được xào trên chảo với xì dầu, đường, mirin. Món này được rất nhiều trẻ em yêu thích.
Trước đây, cá cơm khô được dùng như là một loại phân bón cao cấp cho đồng ruộng, vì lẽ đó nên nó có tên gọi là “tazukuri” bởi nó là cá làm tốt đất trên ruộng lúa. Với mong ước mùa màng bội thu, món này được đưa vào Osechi ryori. Một số vùng gọi món này là “Gomame”.
Tataki gobo
Rễ ngưu bàng (gobou) có nhiều sợi và khá khó cắt nên sau khi luộc chín, bạn sẽ làm dập ngưu bàng bằng mặt trên của con dao hoặc một cây cán bột, rồi tách các sớ ngưu bàng ra và cắt theo chiều dọc thành các đoạn khoảng 4-5 cm. Sau đó, trộn rễ đã được cắt với mè đã nêm sẵn gia vị.
Cách chế biến theo kiểu đập rồi tách ra như thế này được cho là một hình thức “kaiun” (khai vận). Thêm vào đó, cây ngưu bàng có rễ đâm sâu xuống lòng đất nên người Nhật cũng gửi gắm vào đây mong ước có một nền tảng vững chắc để phát triển phồn vinh.
Iwai zakana sanshu
Mình đã giới thiệu với các bạn 4 món, đó là “Kuromame”, “Kazunoko”, “Tazukuri (Gomame)”, “Tataki gobo). Đây là những món tiêu biểu nhất để ăn mừng trong các dịp đặc biệt và trong này có những món được gọi là “Iwai zakana sanshu” của vùng Kanto và Kansai. “Iwai zakana sanshu” là 3 món không thể thiếu trong Osechi ryori, mỗi vùng lại có một cách lựa chọn khác nhau đấy.
Iwai zakana sanshu của vùng Kanto = Kuromame, Kazukono, Tazukuri
Iwai zakana sanshu của vùng Kansai = Kuromame, Kazukono, Tataki gobo
Kohaku kamaboko
Màu đỏ thể hiện cho “sự hạnh phúc”, “trừ tà ma”, màu trắng thể hiện cho “sự thiêng liêng”, “thanh sạch”. Ngoài ra, miếng kamaboko được cắt ra sẽ có hình dáng giống như “mặt trời mọc” vì là nửa hình tròn. Hình ảnh “mặt trời mọc” tượng trưng cho động lực và hi vọng. Hai sắc đỏ và trắng cũng rất đẹp mắt và làm cho hộp Osechi trở nên đa sắc màu nên Kouhaku kamaboko thường được xuất hiện trong Osechi ryori.
Buri no yakimono
Buri – cá cam là một loài cá có rất nhiều tên gọi tuỳ theo mức độ to nhỏ trong các giai đoạn phát triển. Nó còn được gọi là “Shusse uo”. Đây là món ăn điển hình trong Osechi, nó như là một “món duyên khởi” để cầu cho công việc hanh thông, sự nghiệp thăng tiến. Cá cam nướng ăn cùng cơm trắng rất ngon.
◆ Các tên gọi của Buri (tuỳ theo vùng)
Vùng Kanto = Wakashi → Inada → Warasa → Buri
Vùng Kansai = Tsubasu → Hamachi → Mejiro → Buri
Vùng Hokuriku = Tsubaiso → Fukuragi → Gando → Buri
Kouhaku namasu
Đây là món củ cải, cà rốt thái chỉ bóp muối, trộn dấm và đường. Ở Nhật, sắc hồng trắng của món này thể hiện sự hạnh phúc, đủ đầy.
Konbu maki
Konbu còn có cách phát âm khác là “Kobu”, đây là món ăn tốt cho “việc duyên khởi” vì kobu nằm trong từ “yorokobu” (nghĩa là hoan hỷ, vui mừng). Các loại cá như cá trích, cá thu đao sẽ được cuốn trong lá konbu này.
Trên đây, mình đã giới thiệu với các bạn ý nghĩa của các món ăn tiêu biểu rồi đấy. Osechi ryori được bán bên ngoài thường đính kèm theo danh sách món ăn, nếu bạn muốn hiểu thêm về món nào đó thì hãy thử tìm thêm thông tin nhé!
Ozoni
Món canh ăn cùng với Osechi trong dịp Tết được gọi là “Ozoni”. Trong canh này có một miếng bánh dày (mochi) đấy. Tuỳ theo từng vùng, từng nhà, canh Ozoni còn được gọi là “Suimono” hay “Shiromiso no misoshiru”. Ngoài ra, ở tỉnh Kagawa, trong miếng bánh dày còn có nhân ngọt.
Tổng kết
Trong bài viết này, mình đã giới thiệu với các bạn những món ăn và ý nghĩa của từng món có trong Osechi, tiêu biểu nhất là “Kuromame”, “Kazunoko”, “Tazukuri (Gomame)”, “Tataki gobo”, và cả canh ăn kèm Ozoni nữa.
Nhân đây mình xin kể thêm, trong lần đến nhà bạn người Nhật để thưởng thức Osechi, món mình ăn nhiều nhất là “Kuromame”. Món này ngọt hơn cả chè đậu đen của Việt Nam đấy. Kazunoko, tôm và các món hải sản khác cũng rất ngon, nhưng mình cảm thấy các món này đều “hơi ngọt quá”. Thế nhưng, nếu ăn cùng với nộm củ cải cà rốt chua (Kouhaku namasu) để đổi vị thì khá là hợp nhé.
Hơn nữa, mình còn có một phát hiện khá thú vị. Đấy là trong danh sách món ăn trong Osechi có cả các món thịt nguội. Mình nghĩ trong Osechi trước đây không có thịt nguội, các món ăn truyền thống cũng dần dần thay đổi theo thời gian nhỉ!
Hi vọng các bạn cũng sẽ có cơ hội được thưởng thức Osechi ryori của Nhật!
Xếp hạng bài viết phổ biến
-
Lớp học tiếng Nhật online miễn phí 17075 views
-
Không được ăn ốc bắt ở ruộng lúa 15545 views
-
“Đúng giờ” ở Nhật là như thế nào? 13035 views
Platinum Sponsor
Bronze Sponsors
- Global HR Strategy
- Trường Nhật Ngữ EHLE
Đơn vị hỗ trợ
- Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam
- Trung tâm Giao lưu Văn hoá Nhật Bản tại Việt Nam
- Văn phòng JNTO Hà Nội
- Liên đoàn kinh tế vùng Kansai
- Hội Việt Nam (JAVN)
- Hội hỗ trợ Tomoiki Việt Nhật
- Hiệp hội phát triển giao lưu nguồn nhân lực quốc tế
Đơn vị hợp tác
Tổ chức hỗ trợ du học sinh
Nhật Bản (JASSO)
Mạng lưới luật sư cho lao động người nước ngoài
Bài viết mới
Bài viết liên quan
-
Lớp dạy tiếng Nhật tình nguyện (Tóm tắt)
Không phải cứ đến Nhật rồi là tự động nói được tiếng Nhật. Các bạn kỹ sư và thực tập sinh ở Nhật đều đang đi làm nên hầu như không có cơ hội học tiếng Nhật. Thêm nữa, các bạn lưu học sinh cũng nên có thêm nhiều cơ hội giao tiếp bằng tiếng Nhật. Đối với các bạn sắp sang Nhật hoặc đã ở Nhật được vài năm, KOKORO khuyến khích các bạn nên tham gia các lớp học tiếng Nhật tình nguyện. 〈Nội dung bài viết〉 1. Lớp dạy tiếng Nhật tình nguyện là gì 2. Cách tìm lớp dạy tiếng Nhật tình nguyện 3. Cách tìm lớp dạy tiếng Nhật tình nguyện (ứng dụng thực tế) 4. Trải nghiệm của tiền bối ①: Cả hai vợ chồng được cô giáo giúp đỡ 5. Trải nghiệm của tiền bối ②: Giao lưu với các giáo viên ngoài giờ học 6. Các trải nghiệm đa dạng của tiền bối (có kèm link bài viết) 1. Lớp dạy tiếng Nhật tình nguyện là gì Lớp dạy tiếng Nhật tình nguyện là gì Ở Nhật có rất nhiều lớp dạy tiếng Nhật miễn phí hoặc học phí thấp do các tổ chức giao lưu quốc tế, hội nhóm người Việt tổ chức. Tại những lớp học này, các tình nguyện viên hoặc bán tình nguyện viên người Nhật và sempai người Việt sẽ trở thành giáo viên đứng lớp, hỗ trợ các bạn người nước ngoài và các hậu bối người Việt nâng cao năng lực tiếng Nhật. Các lớp đông học sinh thường có chương trình học và các bài kiểm tra định kì. Tuy nhiên, phần lớn các lớp không tập trung vào dạy từ vựng và ngữ pháp như các trường học tiếng, mà tập trung nâng cao kỹ năng giao tiếp của học sinh. Cũng có những lớp học 1 thầy 1 trò, nội dung bài học không theo chương trình cố định mà được điều chỉnh sao cho phù hợp với đề xuất và nhu cầu của học sinh. Một số lưu học sinh cũng đã mang sách vở ôn thi định kì ở trường Nhật ngữ (có trả học phí) đến lớp tiếng Nhật tình nguyện để nhờ thầy cô ôn tập cho. Ưu điểm của lớp dạy tiếng Nhật tình nguyện Đến với lớp dạy tiếng Nhật tình nguyện, bạn không chỉ được nâng cao năng lực tiếng Nhật. Bạn có thể giao lưu, trao đổi thông tin với những bạn người nước ngoài học cùng, trao đổi với thầy cô giáo về các vấn đề khó khăn khi sống ở Nhật v.v. Có cố vấn người Nhật ở bên cạnh thì bạn cũng sẽ vững tin hơn khi sống ở Nhật phải không nào. 2. Cách tìm lớp dạy tiếng Nhật tình nguyện 【Cách 1】 Hỏi các bộ phận hỗ trợ người nước ngoài hoặc phụ trách giao lưu quốc tế của các tỉnh thành trên khắp Nhật Bản. 【Cách 2】 Hỏi các tổ chức giao lưu quốc tế của địa phương, thành phố, quận, huyện v.v. ※Thông thường, trên trang chủ của các tổ chức giao lưu quốc tế đều có giới thiệu về lớp dạy tiếng Nhật. Danh sách các tổ chức quốc tế hóa và các tổ chức giao lưu quốc tế trên toàn Nhật Bản (tiếng Nhật) 【Cách 3】 Tìm kiếm các lớp dạy tiếng Nhật tình nguyện trên toàn Nhật Bản thông qua website: U-Biq (Thông tin về các lớp tiếng Nhật tình nguyện trên toàn Nhật Bản) 【Cách 4】 Càng ngày càng có nhiều các lớp tiếng Nhật do các hội nhóm người Việt và các tiền bối người Việt đứng ra tổ chức. Hội người Việt ở Sendai (SenTVA) mở lớp dạy tiếng Nhật quy mô lớn ở thành phố Sendai tỉnh Miyagi. Hội người Việt tại Ibaraki cũng bắt đầu mở lớp dạy tiếng Nhật tình nguyện từ năm 2021. Tại tỉnh Miyazaki, các anh chị người Việt đầy tâm huyết đã mở lớp dạy tiếng Nhật tình nguyện từ năm 2020. Bạn hãy thử tìm các đoàn thể và hội nhóm người Việt của nơi mình đang sống thông qua Facebook nhé! 3. Cách tìm lớp dạy tiếng Nhật tình nguyện (ứng dụng thực tế) Trải nghiệm của tiền bối (du học sinh, nữ giới) Nói về trường hợp của tôi thì ngay sau khi sang Nhật, tôi đã đến UBND Quận Suginami (Tokyo) để làm thủ tục đăng kí nơi ở, sau đó tôi được nhân viên hành chính phát cho tập tài liệu nói về cách sống ở Nhật, các thông tin liên quan đến cuộc sống ở địa phương. Trong số các tài liệu đó có tờ rơi về lớp học tiếng Nhật do “Hội giao lưu Quận Suginami” tổ chức, trên tờ rơi có giới thiệu lớp tiếng Nhật (sơ cấp ~ trung cấp) và lớp luyện thi Năng lực tiếng Nhật. Có nhiều thể loại lớp học như lớp 1 thầy 1 trò, lớp nhiều người, lớp có thể dẫn theo con v.v. Học phí của các lớp cũng rất đa dạng, lớp miễn phí, lớp có học phí 2000 yên cho 10 buổi, lớp có học phí cao nhất cũng chỉ 800 yên / buổi. Hội giao lưu Quận Suginami (lớp tiếng Nhật học phí thấp) Tôi đã tham gia lớp học này và tìm kiếm thêm cả những lớp học khác nữa vì tôi muốn luyện tập giao tiếp tiếng Nhật thêm. Vì vậy, tôi đã hỏi thêm các bạn cùng lớp ở quận Suginami, thu thập tờ rơi của các trường tiếng sau đó tìm thêm được lớp của thành phố Fuchu và thành phố Musashino (đều ở Tokyo), tôi đã đi học cả 2 lớp đó. Theo kinh nghiệm của tôi, cách nhanh nhất để bạn có thể tìm ra lớp học phù hợp với mình là đến trực tiếp lớp học để xem tình hình như thế nào rồi trao đổi với người phụ trách. Salon Giao lưu quốc tế Fuchu (Hỗ trợ học tiếng Nhật miễn phí) Hội giao lưu quốc tế thành phố Musashino (Lớp tiếng Nhật học phí thấp) 4. Trải nghiệm của tiền bối ①: Cả hai vợ chồng được cô giáo giúp đỡ Bộ kimono cô giáo lớp tiếng Nhật đã mang đến cho vợ chồng tôi Trải nghiệm của sempai (kỹ sư, nam giới) Vợ tôi cũng đã theo tôi sang Nhật khi tôi đang làm kĩ sư ở tỉnh Gunma, chẳng bao lâu cô ấy đã mang bầu nhưng khi đó vợ tôi không hiểu tiếng Nhật nên đã rất khổ sở. Cuối tuần thì chúng tôi ở cùng nhau nhưng ngày thường thì xung quanh cô ấy không có bạn bè người Việt. Người đã giúp đỡ cô ấy chính là các thầy cô giáo người Nhật ở lớp dạy tiếng Nhật miễn phí. Ban đầu, vợ tôi dùng xe đạp đi đến lớp học cách nhà 5km, 2 buổi 1 tuần. Hai cô giáo lớn tuổi của lớp đó không chỉ dạy tiếng Nhật cho vợ tôi, hai cô ấy còn rất quan tâm đến vợ tôi, cùng cô ấy đi khám ở bệnh viện, đi mua sắm v.v. Thêm vào đó, khi bụng vợ tôi to hơn, không thể đi đến lớp thì hai cô ấy đã thay phiên nhau tới nhà dạy tiếng Nhật và hỗ trợ vợ chồng tôi rất nhiều. Chúng tôi đã được giúp đỡ rất nhiều, các cô ấy là ân nhân của chúng tôi. Kết bạn tại lớp học tiếng Nhật Sau đó, tôi đã chuyển từ tỉnh Gunma đến tỉnh Kanagawa để làm việc. Ở nơi làm việc mới chỉ có tôi là người nước ngoài. Tại lớp dạy tiếng Nhật tình nguyện ở nơi tôi chuyển đến, tôi đã gặp được 3 gia đình người Việt có hoàn cảnh giống vợ chồng tôi. Nhóm chúng tôi đã cùng nhau tổ chức ăn uống, giao lưu giữa các cặp vợ chồng và con cái, vợ tôi đã có nhóm bạn mới “nhóm các bà mẹ”. 5. Trải nghiệm của sempai ②: Giao lưu với giáo viên ngoài giờ học Trải nghiệm của tiền bối (thực tập sinh kỹ năng, nữ giới) Tôi đang tham gia lớp dạy tiếng Nhật miễn phí do Hội giao lưu quốc tế của địa phương tổ chức. Tại nhà máy ở tỉnh Osaka nơi tôi làm việc có khoảng 10 người Việt đang làm kỹ năng đặc định hoặc thực tập sinh kỹ năng nhưng chỉ có mình tôi là nữ. Tôi cũng không quen bạn nữ nào ở gần nhà, nhưng các cô giáo ở lớp dạy tiếng Nhật đã coi tôi như con gái, mời tôi tới nhà rồi cùng nấu ăn, cùng trò chuyện. Khi tôi đỗ N3 (JLPT), 2 cô đã chiêu đãi tôi thịt nướng. (= Ảnh) 6. Các trải nghiệm đa dạng của tiền bối (có kèm link bài viết) Bạn cũng có thể đọc thêm trải nghiệm tham gia lớp dạy tiếng Nhật tình nguyện của các tiền bối khác theo link đính kèm dưới đây. ◇ Vợ của lưu học sinh (tỉnh Osaka) Ban đầu học tiếng Nhật ở lớp dạy tiếng Nhật tình nguyện, sau đó nhập học trường Nhật ngữ (có trả học phí) từ trình độ trung cấp ◇ Thực tập sinh kỹ năng (tỉnh Mie) Học ôn thi N2 tại lớp dạy tiếng Nhật miễn phí qua Skype ◇ Thực tập sinh kỹ năng (tỉnh Nara) Rèn luyện kĩ năng giao tiếp tại lớp dạy tiếng Nhật tình nguyện, sau đó yêu và kết hôn với người Nhật ◇ Thực tập sinh kỹ năng (tỉnh Tochigi) Học tiếng Nhật 2 tiếng mỗi thứ bảy, chủ nhật ở lớp tiếng Nhật miễn phí ◇ Thực tập sinh kỹ năng (tỉnh Yamanashi) Đừng tham cái lợi trước mắt mà hãy nghĩ đến thu nhập lâu dài / Bí quyết học để thi đỗ N1 của tôi ◇ Thực tập sinh kỹ năng (tỉnh Shizuoka) Học tiếng Nhật và tham gia nhiều hoạt động địa phương ở tổ chức giao lưu quốc tế
-
Chùa Việt Nam trên đất Nhật (Tây Nhật Bản)
Tại Nhật Bản, cùng với số người Việt Nam đến sinh sống và làm việc tại Nhật ngày càng gia tăng, ngày càng nhiều ngôi chùa Việt Nam cũng được xây dựng ở khắp đất nước Nhật, góp phần vào việc hỗ trợ tinh thần, giúp đỡ cho người Việt gặp khó khăn trong cuộc sống và làm việc ở xa xứ. Trong số này, chúng tôi xin giới thiệu những ngôi chùa Việt Nam ở khu vực phía Tây Nhật Bản. 1. Chùa Đại Nam (tỉnh Hyogo) Chùa Đại Nam do Đại đức Thích Nhuận Phổ - du học sinh đang học tại trường đại học Ryukoku đã cùng với quý phật tử phát tâm mua lại mảnh đất với diện tích 1400m2 vào năm 2013 để chuẩn bị xây dựng một ngôi chùa thuần Việt tại Nhật Bản. Hiện nay chùa do thầy Thích Tường Nghiêm trụ trì. Chùa có các hoạt động thường niên như tổ chức Tết dương lịch, âm lịch, lễ Phật Đản vào tháng 4, lễ Vu Lan Báo Hiếu, tết Trung Thu… Ngoài ra chùa còn tổ chức các khoá tu hàng tháng (đang tạm dừng vì dịch bệnh vi-rút corona). Sứ mệnh của nhà chùa là giúp bảo vệ cuộc sống cho cộng đồng người Việt Nam, hỗ trợ tư vấn về đời sống, công việc cho cộng đồng. Để làm được việc này, chùa thực hiện tư vấn cho người Việt Nam gặp khó khăn về cuộc sống, công việc, du học. Giúp cho chỗ ở hoặc lời khuyên và các hỗ trợ cần thiết khác. Chùa có các hoạt động cộng đồng như sau: ✔︎ Giao lưu văn hoá Việt Nhật ✔︎ Hỗ trợ tư vấn, giải đáp về đời sống, công việc cho người Việt Nam tại Nhật ✔︎ Hỗ trợ các thủ tục tang lễ cho người Việt không may mất ở Nhật Bản ✔︎ Hỗ trợ nhu yếu phẩm, quyên góp hỗ trợ lũ lụt miền trung, các hoàn cảnh bị lâm bệnh nặng không đủ điều kiện chữa trị tại nhật ✔︎ Xây trường, nuôi cơm cho trẻ em vùng cao Việt Nam Ngoài ra chùa còn phối hợp cùng chùa Cửu Tạng (久蔵寺) ở Fuchumachi của tỉnh Hiroshima và chùa Vĩnh Minh (永明寺) ở thành phố Kitakyushu của tỉnh Fukuoka để hướng dẫn đạo tràng tu tập và các lễ hội văn hoá Việt Nam cho cộng đồng người Việt Nam. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Trang web Chùa Đại Nam [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Trang web Chùa Cửu Tạng [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Trang web Chùa Vĩnh Minh Chùa Đại Nam Địa chỉ Hyōgo-ken Himeji-shi, Shigo-cho, Sakamoto 157-1 Điện thoại 079-258-0961、090-9259-0696 (Thầy Thích Đức Trí) E-mail dainamtemple@gmail.com Cách đi Ga Gochaku(御着) của tuyến đường sắt Kobe (JR), đi bộ khoảng 1,7km. Cách ga khoảng 400m có bến xe buýt đi tới gần chùa nhưng giữa đường phải đổi xe. Mỗi lượt đi tốn 440 yên. Nếu đi 3 người trở lên có thể đi taxi sẽ lợi hơn. 2. Chùa Hòa Lạc (tỉnh Hyogo) Chùa Hòa Lạc và chùa Đại Nam là 2 chùa liên kết với nhau, bắt đầu hoạt động từ năm 2011. Chùa có sứ mệnh như chùa Đại Nam trong việc hỗ trợ cộng đồng người Việt Nam tại Nhật. Chùa thực hiện tư vấn cho người Việt Nam gặp khó khăn về cuộc sống, công việc, du học. Giúp cho chỗ ở hoặc lời khuyên và các hỗ trợ cần thiết khác. Tháng 4/2021, khi ban biên tập của Kokoro có dịp đến thăm chùa thì có thấy ngoài người nhà chùa còn có 2 người Việt Nam khác đang lưu trú. Một người phụ nữ độ 30 tuổi, vốn là thực tập sinh kỹ năng.Vì bị bệnh nên cô phải nghỉ việc và tìm đến chùa xin tá túc cho tới khi được về nước. Do không có sự hỗ trợ của nghiệp đoàn tiếp nhận nên chùa Hòa Lạc đã hỗ trợ cô. Một người khác là nam giới, vốn là du học sinh ở một trường tiếng ở Sendai. Nhưng vì không thể vừa đi học vừa đi làm thêm nên đã bỏ học và ở quá hạn visa (lưu trú bất hợp pháp) và làm việc. Tháng 11/2020, trong khi đang làm thêm trong ngành chuyển phát thức ăn thì bị cảnh sát bắt giữ. Tuy bị phán quyết là có tội nhưng được cho thi hành án treo. Em đã tìm đến chùa để mong có dịp làm lại cuộc đời. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Trang FB của chùa Hòa Lạc Chùa Hòa Lạc Địa chỉ Hyogo-ken, Kobe-shi, Nagata-ku, Higashi Shiri-ikechō 8-2-14 Điện thoại 078-651-6505、090-9259-0696 (Thầy Thích Đức Trí) E-mail Thầy trụ trì Đức Trí: thichductrijp@gmail.com Cách đi Cách ga Karumo(苅藻) của đường xe điện ngầm Kaigan độ 200m 3. Chùa Phước Quang (tỉnh Osaka) Thầy trụ trì chùa Phước Quang chào hỏi phật tử trước cửa chùa. Ảnh của báo Mainichi Thành phố Yao của tỉnh Osaka hiện có khoảng 2.000 người Việt Nam sinh sống. Chùa tọa lạc trên một con đường nhỏ gần nhà ga Yao (JR). Từ xa ta có thể nhìn thấy có cờ Phật cắm trên nóc chùa. Chùa được cải tạo lại từ một ngôi nhà dân thành nơi sinh hoạt tâm linh cho người Việt Nam ở đây vào năm 2014. Chùa có tổ chức khoá tu vào Chủ Nhật đầu tiên vào mỗi tháng. Một buổi thuyết pháp tại chùa. Ảnh của báo Mainichi Chùa Phước Quang có đặt bức tượng Phật được mang từ Việt Nam sang. Là nơi sinh hoạt tâm linh cho người Việt ở khu vực này. Đây cũng là nơi để cộng đồng Việt Nam gắn kết với nhau. xung quanh đó có nhiều cửa hàng thực phẩm của Việt Nam và cửa hàng ăn món Việt Nam. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Trang FB chùa Phước Quang Chùa Phước Quang Địa chỉ Osaka-fu, Yao-shi, Yasunaka-cho 7-5-10 E-mail chuaphuocquangyao@gmail.com Cách đi Cách ga Yao(八尾) của đường tàu Kansai honsen (JR) khoảng 800m 4. Chùa Phước Viên (tỉnh Hyogo) Chùa do thầy Thích Quảng Niệm trụ trì, là nơi sinh hoạt của cộng đồng Phật tử Việt Nam tại Nhật. Chùa có tổ chức khoá tu vào Chủ Nhật tuần thứ 2 mỗi tháng. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] 福圓寺のFBページ Chùa Phước Viên Địa chỉ Hyogo-ken, Himeji-shi, Hanada-cho Takagi 194-4 Điện thoại 090-6464-8597 Cách đi Từ ga Himeji (JR) ra của Bắc, lên xe buýt Shinki(神姫)đi về hướng 城見台行き (Shiromidai yuki). Tới bến Ohshoji(大小路) thì xuống xe, đi bộ khoảng 1,4km. 5.Chùa Tokurin-ji (thành phố Nagoya, tỉnh Aichi) Chùa Tokurin-ji đã có hoạt động hỗ trợ người nghèo khổ và người tỵ nạn từ trên 30 năm qua. Khi xảy ra Đại động đất Đông Nhật Bản năm 2011 chùa cũng tiếp nhận nhiều người cơ nhỡ khó khăn. Trong nhiều năm, chùa cũng tiếp nhận các nhà sư và du học sinh người Việt Nam. Nhà chùa có cơ sở lưu trú dành cho người nghèo khổ cơ nhỡ và thường xuyên có khoảng 10 người sinh sống. Nhà sư trụ trì là thầy Takaoka Shucho. Từ năm 2020 chùa cũng tiếp nhận nhiều người nước ngoài bị mất việc do ảnh hưởng của đại dịch vi-rút corona, hỗ trợ tìm việc hoặc hồi hương, thực phẩm và nơi lưu trú. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Bài viết về chùa Tokurin-ji của KOKORO Chùa Tokurin-ji Địa chỉ Aichi-ken, Nagoya-shi, Tenpaku-ku, Nonami Aioi Điện thoại 052-896-1606 Cách đi Đường tàu điện ngầm Sakura-dori, xuống ra Aioiyama (相生山), đi bộ khoảng 600m. 6. Chùa Phước Huệ Aichi (thành phố Inazawa, tỉnh Aichi) Chùa Phước Huệ Aichi được thành lập vào tháng 4/2013, được Hòa thượng trụ trì chùa Đức Lâm (Tokurin-ji) Takaoka Shucho cố vấn và hỗ trợ nơi sinh hoạt trong khuôn viên Tokurin-ji. Năm 2019 chùa Phước Huệ Aichi đã mua được khu nhà cổ tại thị trấn Inazawa và tháng 4/2019, chùa chuyển về chỗ mới sinh hoạt cho đến hiện tại. Chùa do sư cô Thích Như Tâm trụ trì. Trong thời gian dịch bệnh Covid-19, nhà chùa đã kết nối với Hội Phật Tử Việt Nam Tại Nhật Bản, các vị mạnh thường quân xa gần với chương trình “Món quà yêu thương”, trực tiếp chuyển những phần lương thực, nhu yếu phẩm đến các bạn gặp khó khăn tại vùng Tokai (Aichi, Mie, Gifu) và một số vùng phụ cận. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Trang FB của chùa Phước Huệ Aichi Chùa Phước Huệ Aichi Địa chỉ Aichi-ken, Inazawa-shi, Sobue-cho, Shinmyozu, Jizaemonnishi 3192 Điện thoại 090-9915-5347 Cách đi Đường Bisai của đường sắt Meitetsu, xuống ra Kamimarubuchi(上丸渕), đi bộ khoảng 3,8km. Vào khóa tu một ngày, chùa có dịch vụ xe đưa đón.
-
Việt Nam OK – Nhật Bản DAME_11: Không ngủ ngay sau khi ăn
Căng cơ bụng thì trùng cơ mắt. Nhưng điều đó chỉ được vui vẻ chấp nhận ở Việt Nam thôi chứ ở Nhật thì không nhé. Để lộ ngón tay cái khi nhìn thấy xe tang Khoảng hơn 1 năm trước, vào một ngày trời mưa, tôi mang ô đến trường cho con gái rồi nhân tiện cùng con đi bộ về nhà. Tôi đi phía sau, con gái cùng các bạn của cháu tung tăng phía trước. Đột nhiên một cô bé hét toáng lên: “Giấu ngón tay cái đi” khi nhìn thấy một chiếc xe màu đen chuẩn bị đi ngang qua. Cô bé vội vàng giấu cả 2 bàn tay ra sau lưng, những cô bé khác cũng nhanh chóng làm theo. Chỉ có tôi và con gái ngơ ngác không hiểu chuyện gì đang xảy ra. Hỏi ra mới biết, trẻ con Nhật được người lớn dạy phải giấu ngón tay cái khi nhìn thấy xe tang. Người Nhật coi mỗi ngón tay đại diện cho một thành viên trong gia đình và ngón tay cái chính là “ngón tay cha mẹ”. Vậy nên những trẻ em Nhật cảm thấy có trách nhiệm phải bảo vệ cha mẹ khi nhìn thấy xe tang, chiếc xe được coi là điều xui xẻo. Hơn nữa từ xưa, người Nhật cho rằng giấu ngón tay cái đi thì ma quỷ sẽ không thể nhập vào người được hoặc nắm ngón tay cái thì tinh thần được củng cố có thể tự bảo vệ mình. Trải qua năm tháng, việc giấu ngón tay cái đã khiến người ta liên tưởng tới “cha mẹ” và việc giấu ngón tay trở thành phong tục nhằm tránh việc “không được ở bên cha mẹ lúc lâm chung” hoặc “không khiến cha mẹ qua đời sớm”. Tìm hiểu sâu hơn lại càng bất ngờ khi chuyện giấu ngón tay cái đã xuất hiện từ thời xa xưa. Trong truyện dân gian Nhật Bản từng đề cập chuyện trẻ em phải giấu ngón tay cái khi đi bộ vào buổi tối nếu không muốn bị lừa bởi một con cáo hoặc để tránh khỏi những dịch bệnh. Ngày nay, có rất nhiều người Nhật Bản trưởng thành vẫn có thói quen giấu ngón tay cái một cách bản năng khi nhìn thấy xe tang. Có thờ có thiêng, có kiêng có lành mà. Cọng trà trong cốc – điềm báo may mắn Bạn pha một ấm trà ngon, rót ra chén, hít hà và thưởng thức. Đó là một quy trình đầy nghệ thuật, thanh tao, thư giãn. Ly trà thơm, bốc khói, xanh biếc, trong vắt thì còn gì tuyệt vời hơn? Nhưng bỗng dưng trong ly trà của bạn xuất hiện một cọng trà nhỏ từ trong ấm rơi ra, bạn sẽ làm gì? Vớt nó lên và vứt đi chứ làm gì nữa. Ở Việt Nam thì OK, nhưng ở Nhật thì đừng. Nếu bạn nhìn thấy trong chén trà của mình một nhánh trà thì nó được gọi bằng từ Chabashira. Nếu cọng trà đó nổi đứng trong tách trà, người ta nói “Chabashira ga tatsu - cọng trà đứng”. Người Nhật coi nhánh trà có thể đứng trong cốc nước giống như một điềm báo may mắn, mang lại sự thịnh vượng và sức khỏe cho gia đình. Cũng có truyền thuyết cho rằng chuyện này bắt nguồn từ việc ngày xưa có người thương nhân không bán được hết loại trà kém chất lượng nên bịa ra chuyện chabashira để dễ bán hàng. Còn nhớ mấy năm trước, có một đoạn phim quảng cáo trà có liên quan tới chabashira. Đoạn phim quay cảnh 2 vợ chồng già đang uống trà. Người chồng nhìn thấy cốc trà của mình có cọng chabashira, nhân lúc vợ không để ý, ông lặng lẽ chuyển cốc trà đó cho vợ. Cảnh người chồng quan tâm tới vợ trong đoạn phim quảng cáo thể hiện tình cảm vợ chồng thật cảm động. Đừng ngủ sau khi ăn Ở Việt Nam, chuyện căng cơ bụng kéo theo chùng cơ mắt diễn ra hàng ngày. Ngả lưng làm một giấc ngắn sau bữa cơm trưa thì còn gì tuyệt vời hơn. Nhưng ở Nhật, nhiều trẻ con tin rằng chúng sẽ bị biến thành một con bò nếu nằm ngủ ngay sau khi ăn. Người Nhật dùng cách này để dạy trẻ em phép lịch sự. Đây là nét văn hóa được lưu truyền từ khá lâu. Thời xa xưa, người Nhật ngồi bệt xuống sàn gỗ để dùng bữa nên chuyện ngả lưng ngay lập tức sau bữa ăn diễn ra tương đối thường xuyên. Rất nhiều người già coi đây là một hành động lười biếng và bất lịch sự. Vậy nên thế hệ trước mới nghĩ ra chuyện “biến thành bò” để đám trẻ con sợ và không lười biếng thả phịch xuống sàn sau bữa ăn. Thời nay, chuyện ngủ ngay sau khi ăn còn được coi là hành động của những kẻ lười biếng và béo phì. Khá nhiều người nói rằng, hành động ngủ ngay sau khi ăn thuộc đặc quyền của những vận động viên Sumo – những người muốn tăng cân thật nhanh. Người Nhật rất chú trọng đến thể hình nên họ rất sợ việc lên cân. (Thạch Long)
-
Tết Nhật – Tết Việt giống và khác nhau thế nào?
Cái Tết đã tạm biệt người Nhật được hơn một tháng và sắp “hạ cánh” xuống Việt Nam. Nhân dịp này, cùng tìm hiểu xem người Nhật và người Việt đón Tết có những điểm gì giống và khác nhau nhé. Giống nhau Tết luôn là dịp để chúng ta tưởng nhớ những người thân đã mãi mãi đi xa. Nét đẹp văn hóa này tồn tại trong cả cuộc sống của người Việt lẫn người Nhật. Người Nhật cũng quây quần bên mâm cơm gia đình vào buổi tối cuối cùng trong năm. Tuy nhiên, nếu bữa cơm tất niên của người Việt thường rất phong phú trong thực đơn thì món ăn phổ biến nhất ở Nhật ngày giao thừa là mỳ trường thọ (toshikoshi soba). Tên của món ăn đã quá đủ để miêu tả về ý nghĩa của nó rồi. Nhật Bản cũng có truyền thống mừng tuổi, cũng cúng bái, đi chùa đi đền thần đạo vào mùng 1, xin quẻ đầu năm, ăn một số món ăn truyền thống mang ý nghĩa may mắn vào dịp Tết như đậu đen ngào đường hay củ sen hầm. Tiện đây cũng xin được giải thích tại sao người Nhật lại ăn củ sen hầm vào mùng 1: Món ăn này mang ý nghĩa “nhìn thấy tương lai tươi sáng” do củ sen có lỗ và tiếng Nhật coi việc nhìn qua lỗ trên củ sen tương ứng với từ “Mitooshi” - nghĩa là nhìn thấu được tương lai. Món trứng cá Kazunoko cũng khá phổ biến vào dịp đầu năm với mong muốn có con đàn cháu đống. Xếp hàng đi lễ đền Thần đạo ngày Tết ở Nhật Mỳ Toshikoshi soba Có rất nhiều người Việt tôi gặp từng đùa rằng, Táo quân là điều khiến Tết Việt độc nhất vô nhị trên khắp thế giới. Vậy thì nhầm rồi. Ở Nhật, vào đêm giao thừa cũng có một chương trình truyền hình ca nhạc tên là Kouhaku Uta Gassen, mô típ giống hệt như táo quân ở Việt Nam. Khác nhau Tết ở Việt Nam thường kéo theo sự đông lên bất thường ở các thành phố lớn do người dân đổ xô đi mua sắm, nhiều cơ quan ở các tỉnh lên thành phố để họp tổng kết, liên hoan, biếu xén. Tham gia giao thông vào những ngày cận Tết ở Hà Nội hoặc thành phố Hồ Chí Minh là cơn ác mộng đối với mọi người. Ở Nhật thì sự đông lên chỉ diễn ra ở một số địa điểm nhất định, không ảnh hưởng gì đến cuộc sống thường ngày của người dân. Người Nhật có tập quán biếu quà cuối năm (oseibo), thường được gửi qua dịch vụ chuyển phát nên các quầy bán quà tặng cuối năm thường rất đông khách, và dịch vụ chuyển phát cũng rất bận rộn. Ngoài ra thì một số ga tàu lớn cũng đông hơn bình thường. Mặc dù vậy sự gia tăng về số lượng người ở các địa điểm này diễn ra rất trật tự, ngăn nắp nên hầu như không có những lời than thở kiểu “do Tết mà ra”. Cầu Thê Húc ngày 1 Tết Nói tới chuyện sắm Tết cũng có sự khác biệt rất lớn giữa Việt và Nhật. Người Việt, đặc biệt là các tỉnh thành phố ngoài Bắc, coi Tết là ngày lễ quan trọng nhất năm nên mức độ mua sắm, trang hoàng nhà cửa cũng tương đương với tầm quan trọng đó. Có rất nhiều người chi ra cả trăm triệu để mua sắm cây cảnh đáp ứng đủ 2 yếu tố “đẹp và độc”, tậu những chai rượu đắt tiền, thậm chí sửa sang, thay mới nhiều vật dụng trong nhà. Ai ai cũng muốn sở hữu một cơ ngơi khang trang, sành điệu để đón khách tới chúc Tết. Ở Nhật thì hoạt động sắm Tết diễn ra vô cùng yên ả và đơn giản. Ngoài việc sắm sửa nguyên vật liệu để nấu những món ăn đầu năm thì người Nhật chỉ chi ra một số tiền nhỏ để mua Kadomatsu và Shimekazari treo trước cửa nhà. Người dân ở Hà Nội treo cờ đón Tết Shimekazari treo trước cửa nhà người Nhật Kadomatsu có nghĩa là “Thông (ở) cửa” là một khối tròn, được kết bằng một loại cành thông đặc biệt cùng với 3 đoạn tre vạt chéo bên ngoài bện bằng rơm. Theo truyền thống ở Nhật sẽ được đặt trước cửa nhà vào dịp đầu năm mới, để chào đón linh hồn tổ tiên hoặc “Thần nông”, vì theo Thần đạo của Nhật Bản thì thần linh thường cư trú trong thân cây. Còn Shimekazari mang ý nghĩa xua đuổi tà mà, quỷ dữ. Đây hoàn toàn là những vật trang trí mang ý nghĩa tâm linh. Thêm một sự khác biệt lớn nữa là về trang phục. Người Việt chúng ta thường dành những bộ trang phục đẹp nhất cho ngày Tết. Trẻ con thường mặc quần áo mới, đàn ông mặc âu phục, phụ nữ ăn diện hơn ngày thường. Phụ nữ diện những bộ quần áo đẹp trong ngày Tết Còn người Nhật thì ngày càng đơn giản hơn trong chuyện ăn mặc dịp Tết. Họ vẫn mặc những bộ trang phục như ngày bình thường. Điều này xuất phát từ sự khác nhau cơ bản về thời điểm Tết giữa 2 quốc gia. Ở Việt Nam, Tết là đón Xuân sang, còn Tết Nhật lại rơi vào thời điểm lạnh nhất trong năm nên mặc sao cho ấm quan trọng hơn mặc cho đẹp. Cách thức chúc Tết giữa 2 quốc gia cũng khác nhau rất lớn. Người Nhật có thói quen viết thiệp chúc Tết (Nengajo) và gửi tới bạn bè, người thân. Những thiệp chúc Tết này, nếu được gửi đi trước ngày 25/12 thì sẽ đến tay người nhận vào đúng ngày 1 Tết, nếu gửi trước ngày 28 Tết thì bưu thiếp sẽ đến nơi từ ngày 3 trở đi. Nét đẹp văn hóa này thường được những người trung niên trở nên duy trì thường xuyên, chứ giới trẻ thời đại công nghệ thì việc gửi tin nhắn qua mạng xã hội hiện nay đã rất phổ biến. Thiệp chúc Tết Nengajo Trong khi đó, người Việt thì phải chờ năm mới sang mới bắt đầu đi chúc Tết. Như chúng ta đều biết thì hoạt động chúc Tết sẽ là những cuộc hành trình từ nhà này sang nhà khác, rất rôm rả, vui vẻ. Điều này hầu như không xảy ra ở Nhật. Lý do là người Nhật quan niệm Tết là thời điểm nghỉ ngơi, dành riêng cho gia đình. Nếu có đi “du xuân” thì người Nhật cũng chỉ giữ quy mô trong gia đình thôi. Cảnh đi chúc Tết trong một gia đình ở Hà Nội Ở Việt Nam, vào thời khắc giao thừa sẽ có bắn pháo hoa, đếm ngược, hái lộc đầu năm, vào chùa thắp hương, dâng lễ… Trong khi đó ở Nhật thì vào thời khắc chuyển giao giữa 2 năm, các chùa trên khắp đất nước sẽ đánh 108 tiếng chuông gọi là joya no kane. 108 tiếng chuông này được tin là sẽ giảm bớt 108 dục vọng và nỗi thống khổ của con người, đồng thời là dấu hiệu tiễn năm cũ đi để đón một năm mới tới với nhiều điều mới mẻ. Đa phần nhà chùa tổ chức cho người dân cùng đến đánh chuông. Người dân cùng tham gia đánh chuông Joyanokane Thạch Long
Xếp hạng bài viết phổ biến
-
Lớp học tiếng Nhật online miễn phí 17075 views
-
Không được ăn ốc bắt ở ruộng lúa 15545 views
-
“Đúng giờ” ở Nhật là như thế nào? 13035 views
Platinum Sponsor
Bronze Sponsors
- Global HR Strategy
- Trường Nhật Ngữ EHLE
Đơn vị hỗ trợ
- Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam
- Trung tâm Giao lưu Văn hoá Nhật Bản tại Việt Nam
- Văn phòng JNTO Hà Nội
- Liên đoàn kinh tế vùng Kansai
- Hội Việt Nam (JAVN)
- Hội hỗ trợ Tomoiki Việt Nhật
- Hiệp hội phát triển giao lưu nguồn nhân lực quốc tế
Đơn vị hợp tác
Tổ chức hỗ trợ du học sinh
Nhật Bản (JASSO)
Mạng lưới luật sư cho lao động người nước ngoài