Thực tập kỹ năng - Kỹ năng đặc định
Cơ quan hỗ trợ đã được cấp phép trong Thực tập kỹ năng là gì?
Bạn có biết đến cụm từ “Toroku shien kikan” – “Cơ quan hỗ trợ đã được cấp phép” không? Công ty tiếp nhận có nghĩa vụ hỗ trợ những người nước ngoài làm việc với tư cách Kỹ năng đặc định số 1. Nếu công ty đó không thể tự mình hỗ trợ, họ sẽ nhờ Cơ quan hỗ trợ đã được cấp phép làm thay. Bài viết này sẽ giới thiệu về Cơ quan hỗ trợ đã được cấp phép.
Cơ quan hỗ trợ đã được cấp phép là gì?
Công ty tiếp nhận người nước ngoài làm việc với tư cách Kỹ năng đặc định (số 1) có nghĩa vụ hỗ trợ những người nước ngoài các việc dưới đây.
1. Hướng dẫn về cuộc sống ở Nhật trước khi người nước ngoài nhập cảnh vào Nhật |
2. Đón tại sân bay khi mới sang, đưa ra sân bay khi về nước |
3. Hỗ trợ việc đảm bảo chỗ ở (bao gồm cả việc bảo lãnh thuê nhà) |
4. Định hướng cuộc sống trong thời gian ở Nhật (bao gồm cả việc hỗ trợ mở tài khoản ngân hàng và ký hợp đồng sử dụng điện thoại di động) |
5. Hỗ trợ việc học tiếng Nhật để phục vụ cho đời sống |
6. Giải quyết các vấn đề mà người lao động cần trao đổi hoặc đang gặp khúc mắc |
7. Cung cập thông tin và hỗ trợ thực hiện các thủ tục hành chính (đi cùng) |
8. Tạo cơ hội giao lưu với người Nhật |
9. Dù không có nghĩa vụ nhưng vẫn hỗ trợ người lao động chuyển việc trong trường hợp cho người lao động thôi việc |
Có những công ty tiếp nhận tự mình thực hiện các việc hỗ trợ trên. Tuy nhiên, có hỗ trợ phải thực hiện bằng tiếng mẹ đẻ của người nước ngoài nên nhiều công ty uỷ thác việc hỗ trợ cho các cơ quan hỗ trợ đã được cấp phép.
Ngoài các hỗ trợ kể trên, một số cơ quan hỗ trợ đã được cấp phép cũng có những hỗ trợ riêng của họ.
Người nắm giữ cơ quan hỗ trợ đã được cấp phép
Thực tế, những tổ chức sau đây đang trở thành Cơ quan hỗ trợ đã được cấp phép.
・ Nghiệp đoàn thực tập kỹ năng (Đoàn thể quản lý)
・ Công ty môi giới việc làm
・ Phòng soạn thảo văn bản hành chính và tư vấn bảo hiểm xã hội
・ Đoàn thể hỗ trợ người nước ngoài
・ Công ty hỗ trợ đời sống cho người nước ngoài
Trừ ngành dịch vụ lưu trú và nhà hàng, với 12 ngành nghề còn lại, thực tập sinh đã hoàn thành khoảng 3 năm thực tập kỹ năng sẽ không cần thi và có thể chuyển sang tư cách Kỹ năng đặc định. Khi đó, nghiệp đoàn thường tiếp tục hỗ trợ với tư cách là một cơ quan hỗ trợ đã được cấp phép.
Nếu thực tập sinh muốn làm việc tại nơi khác với nơi đã thực tập, thực tập sinh sẽ được giới thiệu công ty mới thông qua các công ty môi giới v.v. Khi đó, các công ty môi giới sẽ trở thành cơ quan hỗ trợ đã được cấp phép.
Các đoàn thể thực hiện việc hỗ trợ như soạn thảo văn bản hành chính và tư vấn bảo hiểm xã hội, phiên dịch, hỗ trợ người nước ngoài, các công ty hỗ trợ về những vấn đề trong cuộc sống như tìm nhà, cung cấp điện thoại di động v.v. cũng là những cơ quan hỗ trợ đã được cấp phép.
Tuỳ vào cái gốc ban đầu của các cơ quan hỗ trợ đã được cấp phép, ngoài những hỗ trợ là nghĩa vụ theo luật pháp, họ cũng có những hỗ trợ khác nữa. Khi tìm thông tin tuyển dụng liên quan đến thực tập kỹ năng, bạn hãy kiểm tra cả thông tin về cơ quan hỗ trợ đã được cấp phép nhé.
Để trở thành công ty hỗ trợ đã được cấp phép thì cần?
Để trở thành công ty hỗ trợ đã được cấp phép, tổ chức đó phải nhận được sự cho phép của Cục quản lý xuất nhập cảnh. Khi xin cấp phép, cần đáp ứng các điều kiện dưới đây.
・ Có người chịu trách nhiệm, phụ trách hỗ trợ người nước ngoài làm việc với tư cách Kỹ năng đặc định.
・ Trong vòng 2 năm, có tiếp nhận người lưu trú trung và dài hạn (người ở Nhật trên 3 tháng)
・ Trong 5 năm trong quá khứ, có hơn 2 năm hỗ trợ tư vấn đề cuộc sống cho người lưu trú trung và dài hạn.
・ Trong vòng 1 năm, trong sự quản lý của mình, không có người nước ngoài làm việc với tư cách thực tập kỹ năng và kỹ năng đặc định mất tích.
Ngoài ra, công ty tiếp nhận sẽ chi trả chi phí cho cơ quan hỗ trợ đã được cấp phép. Người nước ngoài làm việc với tư cách Kỹ năng đặc định không phải chịu khoản phí hỗ trợ này.
Nếu cơ quan hỗ trợ đã được cấp phép không hỗ trợ người nước ngoài một cách thích hợp hoặc không nộp cho Cục quản lý xuất nhập cảnh các hồ sơ cần thiết thì việc cấp phép sẽ bị Cục quản lý xuất nhập cảnh hủy bỏ.
Xếp hạng bài viết phổ biến
-
Lớp học tiếng Nhật online miễn phí 17066 views
-
Không được ăn ốc bắt ở ruộng lúa 15539 views
-
“Đúng giờ” ở Nhật là như thế nào? 13031 views
Platinum Sponsor
Bronze Sponsors
- Global HR Strategy
- Trường Nhật Ngữ EHLE
Đơn vị hỗ trợ
- Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam
- Trung tâm Giao lưu Văn hoá Nhật Bản tại Việt Nam
- Văn phòng JNTO Hà Nội
- Liên đoàn kinh tế vùng Kansai
- Hội Việt Nam (JAVN)
- Hội hỗ trợ Tomoiki Việt Nhật
- Hiệp hội phát triển giao lưu nguồn nhân lực quốc tế
Đơn vị hợp tác
Tổ chức hỗ trợ du học sinh
Nhật Bản (JASSO)
Mạng lưới luật sư cho lao động người nước ngoài
Bài viết mới
Bài viết liên quan
-
★ Thông tin cơ bản: Kỹ năng đặc định (Bài tổng hợp)
<Nội dung bài viết> 1. Chế độ Kỹ năng đặc định là gì? 2. Nội dung chế độ Kỹ năng đặc định 3. Cách lấy tư cách lưu trú Kỹ năng đặc định 4. Đặc điểm của tư cách lưu trú Kỹ năng đặc định 5. Tổng kết Trước đây, người nước ngoài có thể làm các công việc không đòi hỏi chuyên môn, kỹ thuật cao (hay còn gọi là lao động giản đơn) ở Nhật Bản chủ yếu thuộc 3 loại tư cách lưu trú dưới đây: ❶ “Người vĩnh trú" hay “Người kết hôn với người Nhật" v.v… (có thể làm bất kì loại công việc nào, có thể làm toàn thời gian) ❷ Người có tư cách lưu trú “Du học" và được cấp phép thực hiện hoạt động ngoài tư cách lưu trú. (Về nguyên tắc, mỗi tuần chỉ được làm không quá 28 giờ) ❸ Tư cách lưu trú “Thực tập kỹ năng" (83 ngành nghề/toàn thời gian) Ngoài các loại tư cách lưu trú nêu trên, từ năm 2019 đã có thêm một loại tư cách lưu trú mới gọi là “Kỹ năng đặc định". Tư cách lưu trú Kỹ năng đặc định có 2 loại: “Kỹ năng đòi hỏi phải có tri thức và kinh nghiệm ở mức độ nhất định (Kỹ năng đặc định số 1)” và “Kỹ năng đã thành thạo (Kỹ năng đặc định số 2)”. Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu những điểm chính trong chế độ Kỹ năng đặc định. 【Văn phòng luật Global HR Strategy・Luật sư Sugita Shohei】 1. Chế độ Kỹ năng đặc định là gì? Người nước ngoài có tư cách lưu trú kỹ năng đặc định ngành nông nghiệp (Tỉnh Miyazaki) Mục đích của chế độ Kỹ năng đặc định Năm 2019, “Luật quản lý xuất nhập cảnh và người tị nạn (Luật xuất nhập cảnh)” của Nhật Bản được sửa đổi, lập ra 2 tư cách lưu trú mới là “Kỹ năng đặc định số 1” và “Kỹ năng đặc định số 2”. Đây là chế độ chấp nhận lao động người nước ngoài có kỹ năng có thể làm việc trong các ngành sản xuất và dịch vụ đang thiếu nhân lực trầm trọng mà không cần phải qua huấn luyện, thực tập. Các ngành nghề có thể làm việc bằng tư cách Kỹ năng đặc định Số 1 Số 2 Hộ lý, điều dưỡng 〇 Vệ sinh toà nhà 〇 Gia công vật liệu 〇 Chế tạo máy móc sản xuất 〇 Điện, thông tin điện tử 〇 Xây dựng 〇 〇 Công nghiệp đóng tàu 〇 〇 Bảo dưỡng, sửa chữa ô tô 〇 Hàng không 〇 Khách sạn 〇 Nông nghiệp 〇 Ngư nghiệp 〇 Sản xuất thực phẩm, đồ uống 〇 Dịch vụ ăn uống 〇 Những ngành nghề nào đang thiếu nhân lực trầm trọng? Các ngành nghề có thể tiếp nhận lao động Kỹ năng đặc định số 1 (các ngành nghề đặc định) bao gồm 14 ngành nghề trong bảng trên đây. Trong các ngành này, có cả một số ngành mà thực tập sinh kỹ năng không được làm, ví dụ như “dịch vụ ăn uống". Chỉ có 2 ngành nghề được tiếp nhận lao động Kỹ năng đặc định số 2 là ngành xây dựng và công nghiệp đóng tàu. Vị thế của tư cách Kỹ năng đặc định Các bạn hãy xem sơ đồ trên. Ô “Ngành nghề mang tính chuyên môn, kỹ thuật” phía trên bên trái là để chỉ các loại tư cách lưu trú cụ thể như “Nhân lực chuyên môn cao (số 1, 2)” hoặc “Kỹ thuật・Tri thức nhân văn・Nghiệp vụ quốc tế”. Những người có tư cách lưu trú thuộc các loại này còn được gọi chung là “Nhân lực chất lượng cao". Ở Nhật, trước khi tư cách lưu trú Kỹ năng đặc định ra đời thì chỉ tiếp nhận nhân lực người nước ngoài thuộc “Ngành nghề mang tính chuyên môn, kỹ thuật”. Trong khi đó, “Thực tập kỹ năng" được xem như chế độ vừa làm việc vừa học kỹ năng nên không được tính là tiếp nhận lao động nước ngoài đến Nhật Bản. “Kỹ năng đặc định số 1” là tư cách lưu trú được lập ra với vị thế nằm ở giữa “Ngành nghề mang tính chuyên môn, kỹ thuật" và “Thực tập kỹ năng". “Kỹ năng đặc định số 2” là tư cách tư cách lưu trú có tiêu chuẩn kỹ năng ngang bằng với “Ngành nghề mang tính chuyên môn, kỹ thuật", làm việc tại địa điểm sản xuất và cung ứng dịch vụ. 2. Nội dung chế độ Kỹ năng đặc định Các bên tham gia vào chế độ Kỹ năng đặc định Tham gia vào chế độ Kỹ năng đặc định gồm có 3 đối tượng chủ yếu sau: Lao động kỹ năng đặc định người nước ngoài Công ty tiếp nhận (Đơn vị sử dụng lao động Kỹ năng đặc định) Đơn vị đăng ký hỗ trợ Chúng tôi sẽ tập trung giới thiệu nhiệm vụ của các bên tham gia đối với trường hợp “Kỹ năng đặc định số 1”. Đối với chế độ Kỹ năng đặc định, có thể chỉ cần ký hợp đồng hai bên giữa lao động kỹ năng đặc định người nước ngoài và công ty tiếp nhận. Ví dụ, thực tập sinh kỹ năng khi muốn tiếp tục làm việc tại công ty tiếp nhận với tư cách Kỹ năng đặc định số 1 thì việc ký kết hợp đồng giữa hai bên là rất đơn giản. Hỗ trợ lao động kỹ năng đặc định số 1 người nước ngoài Tuy nhiên, trường hợp công ty tiếp nhận và lao động kỹ năng đặc định người nước ngoài chỉ ký hợp đồng hai bên thì công ty vẫn phải thực hiện phần trách nhiệm gọi là “Hỗ trợ lao động kỹ năng đặc định số 1 người nước ngoài”. ■ Nội dung công việc hỗ trợ lao động kỹ năng đặc định số 1 người nước ngoài ① Hướng dẫn trước về cuộc sống ② Đón tại sân bay khi mới sang, đưa ra sân bay khi về nước ③ Hỗ trợ việc đảm bảo chỗ ở (bao gồm cả việc bảo lãnh thuê nhà) ④ Định hướng cuộc sống trong thời gian ở Nhật (Bao gồm cả việc hỗ trợ mở tài khoản ngân hàng và ký kết hợp đồng sử dụng điện thoại di động) ⑤ Hỗ trợ việc học tiếng Nhật để phục vụ cho đời sống ⑥ Giải quyết các vấn đề mà người lao động cần trao đổi hoặc phàn nàn ⑦ Cung cấp thông tin và hỗ trợ thực hiện các thủ tục hành chính (đi cùng) ⑧ Tạo cơ hội giao lưu với người Nhật ⑨ Dù không có trách nhiệm với người lao động nhưng vẫn phải hỗ trợ người lao động chuyển việc trong trường hợp cho thôi việc Công ty tiếp nhận phải lập kế hoạch thực hiện các công việc hỗ trợ nói trên và thực thi theo kế hoạch. Các mục được khoanh hoặc đánh dấu màu cam trong hình vẽ và bảng trên phải được thực hiện bằng ngôn ngữ mà lao động người nước ngoài đó hiểu được. Trong trường hợp công ty tiếp nhận không tự thực hiện được các nội dung hỗ trợ này thì cần phải uỷ thác cho đơn vị đăng ký hỗ trợ. Công ty phái cử Những người đang du học, thực tập kỹ năng hoặc đang làm việc ở Nhật Bản muốn chuyển sang tư cách lưu trú Kỹ năng đặc định thì có thể tìm việc ngay tại Nhật. Tuy nhiên, người đang ở Việt Nam muốn sang Nhật và làm việc với tư cách lưu trú Kỹ năng đặc định thì phải tìm đơn vị tiếp nhận thông qua công ty phái cử ở Việt Nam. Vì vậy, cũng giống như khi đi thực tập kỹ năng, việc tìm kiếm và lựa chọn công ty phái cử là rất quan trọng. Về cách tìm kiếm công ty phái cử, các bạn có thể tham khảo đường link dưới đây. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Cách lựa chọn công ty phái cử *Nội dung trong trang này có sử dụng biểu tượng do APACHE LICENSE2.0 cung cấp 3. Cách lấy tư cách lưu trú Kỹ năng đặc định Đề bài từng ra trong Kỳ thi kỹ năng ngành khách sạn 2 con đường để trở thành lao động Kỹ năng đặc định người nước ngoài Có 2 con đường để lấy được tư cách lưu trú Kỹ năng đặc định số 1 như sau: ① Con đường thi cử: Chứng minh năng lực bằng kỳ thi tiếng Nhật và kiểm tra kỹ năng ② Con đường thực tập kỹ năng: Hoàn thành tốt quá trình thực tập kỹ năng số 2 (thực tập kỹ năng số 1 và số 2, tổng thời gian là 3 năm) Con đường thi cử ・Thi tiếng Nhật: Đỗ kỳ thi năng lực tiếng Nhật (JLPT) từ trình độ N4 trở lên, hoặc đỗ kỳ thi JFT-Basic do Quỹ Giao lưu Quốc tế Nhật Bản tổ chức ※ Đối với ngành hộ lý, ngoài điều kiện trên, phải đỗ kỳ thi kiểm tra năng lực tiếng Nhật ngành hộ lý. ※ JLPT mỗi năm tổ chức 2 lần, JFT-Basic mỗi năm tổ chức 6 lần. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Có thể dự thi JFT-Basic ở Nhật ・Kiểm tra kỹ năng (kỳ thi kỹ năng): Đỗ kỳ thi viết của ngành tương ứng Nếu thi đỗ kỳ thi tiếng Nhật và kỳ thi kỹ năng như trên thì dù chưa từng đến Nhật Bản, bạn cũng có thể trở thành lao động Kỹ năng đặc định số 1. Ngoài ra, số người đang du học ở Nhật Bản hoặc đang làm việc với tư cách lưu trú khác đi thi với mục đích chuyển đổi sang tư cách lưu trú Kỹ năng đặc định đang gia tăng. Con đường thực tập kỹ năng Những ai đã thực tập kỹ năng từ 2 năm 10 tháng trở lên với “kết quả tốt” thì có thể chuyển sang tư cách lưu trú kỹ năng đặc định số 1 cùng ngành nghề đã thực tập mà không phải thi cử. Để xác nhận rằng mình đã thực tập kỹ năng với “kết quả tốt” thì điều quan trọng là trong năm thực tập thứ 3, các bạn cần đỗ kỳ thi kiểm tra kỹ năng cấp 3 và kỳ thi đánh giá kết quả thực tập kỹ năng (cấp chuyên môn). Ngoài ra, nếu muốn làm việc theo tư cách lưu trú Kỹ năng đặc định trong công việc khác với ngành đã thực tập thì chỉ cần đỗ kỳ thi kỹ năng của ngành đó. Trường hợp này, nếu đã hoàn thành quá trình 3 năm thực tập kỹ năng với kết quả tốt thì cũng sẽ được miễn thi năng lực tiếng Nhật. Để chuyển lên tư cách lưu trú Kỹ năng đặc định số 2 Kỹ năng đặc định số 2 là tư cách lưu trú để làm “công việc đòi hỏi kỹ năng đã thành thạo” nên phải đỗ kỳ thi kiểm tra kỹ năng cấp 1 hoặc kỳ thi cấp độ tương đương với nội dung rất khó. Có thể nói là để lên được tư cách lưu trú kỹ năng đặc định số 2 thì cần phải nỗ lực rất nhiều. 4. Đặc điểm của tư cách lưu trú Kỹ năng đặc định Thời hạn lưu trú của tư cách Kỹ năng đặc định ・Kỹ năng đặc định số 1: Tổng thời gian lưu trú tối đa là 5 năm (gia hạn 1 năm, 6 tháng hoặc 4 tháng một lần) ・Kỹ năng đặc định số 2: Có thể gia hạn tư cách lưu trú nhiều lần (gia hạn 3 năm, 1 năm hoặc 6 tháng một lần). Điểm khác biệt so với các tư cách lưu trú khác ・Khác biệt so với tư cách lưu trú thực tập kỹ năng: ① Có thể chuyển việc sang công ty khác ở Nhật Bản ② Nhận được mức đãi ngộ tương đương với người Nhật ・Khác biệt so với tư cách lưu trú “Kỹ thuật・Tri thức nhân văn・Nghiệp vụ quốc tế”: Dù trình độ học vấn thế nào đi nữa vẫn có thể lấy được tư cách lưu trú Điểm khác nhau giữa tư cách lưu trú kỹ năng đặc định số 1 và số 2 (có thể đưa gia đình sang Nhật sống cùng) ・Người có tư cách lưu trú Kỹ năng đặc định số 2 có thể đưa gia đình sang Nhật sống cùng còn Kỹ năng đặc định số 1 thì không. Về tư cách “vĩnh trú” Có lẽ là trong thời gian sống ở Nhật Bản, có nhiều người muốn lấy tư cách lưu trú “người vĩnh trú”. Để lấy được tư cách “người vĩnh trú”, về nguyên tắc, phải sống tại Nhật Bản trong 10 năm liên tục trở lên. Ngoài ra, trong 10 năm đó, phải cư trú trong 5 năm liên tục trở lên với tư cách lao động hoặc tư cách cư trú (ví dụ như kết hôn với người Nhật v.v...) Trường hợp này, “thực tập kỹ năng” và “kỹ năng đặc định số 1” không được coi là “tư cách lao động”, nhưng “kỹ năng đặc định số 2” lại được tính. Nghĩa là nếu bạn ở Nhật liên tục trong 10 năm trở lên, trong đó có 5 năm trở lên theo dạng Kỹ năng đặc định số 2 thì có thể chuyển sang tư cách “vĩnh trú”. 5.Tổng kết Chúng tôi xin tổng kết lại những điểm chính của chế độ Kỹ năng đặc định như sau: Tư cách lưu trú Kỹ năng đặc định có vị thế ở giữa tư cách Ngành nghề mang tính chuyên môn, kỹ thuật và Thực tập kỹ năng Có 14 ngành nghề có thể xin được tư cách lưu trú Kỹ năng đặc định số 1 Có thể ký hợp đồng với công ty tiếp nhận mà không thông qua đơn vị đăng ký hỗ trợ Có hai con đường để trở thành người nước ngoài có kỹ năng đặc định (thực tập kỹ năng và thi cử) Có mức lương ngang với người Nhật và có thể chuyển việc (khác với tư cách lưu trú thực tập kỹ năng) Không có yêu cầu về học vấn (khác với tư cách lưu trú Kỹ thuật・Tri thức nhân văn・Nghiệp vụ quốc tế) Chế độ Kỹ năng đặc định vừa mới được lập ra, thủ tục còn phức tạp. Tuy nhiên, đây là cơ hội mới để có thể làm việc tại Nhật Bản. Các bạn hãy hiểu rõ chế độ này và xem xét kĩ lưỡng xem chế độ này có phù hợp với cách làm việc và con đường sự nghiệp mà bạn mong muốn hay không, nếu có phù hợp thì hãy tận dụng cơ hội nhé.
-
Kỳ thi tiếng Nhật mới có thể dùng để xin tư cách lưu trú kỹ năng đặc định
Từ tháng 3 tới, các bạn có thể đăng ký kỳ thi tiếng Nhật “JFT-Basic” dùng để xin tư cách lưu trú kỹ năng đặc định ngay tại Nhật Bản. Kỳ thi được tổ chức mỗi năm 6 lần, tiện hơn so với kỳ thi JLPT mỗi năm chỉ tổ chức 2 lần. Ở Nhật cũng có thể dự thi JFT-Basic Kỳ thi JFT-Basic (Kỳ thi tiếng Nhật cơ sở của Quỹ Giao lưu Quốc tế Nhật Bản) từ tháng 3 năm nay sẽ được tổ chức cả trong nước Nhật. Mục đích của kỳ thi này là đánh giá xem thí sinh có “năng lực tiếng Nhật đủ để hội thoại hằng ngày ở mức nhất định và không gặp khó khăn trong cuộc sống” hay không. Kết quả của kỳ thi cũng có thể dùng để đăng ký xin tư cách lưu trú “Kỹ năng đặc định”. Kỳ thi đầu tiên tại Nhật Bản sẽ được tổ chức từ thứ Hai ngày 1 đến thứ Sáu ngày 19 tháng 3/2021. Từ tháng 4/2019 đến tháng 12/2020, kỳ thi JFT-Basic đã được tổ chức tại nước ngoài (Mông Cổ, Indonesia, Campuchia, Thái Lan, Philippines, Myanmar, Nepal) và có 14.900 thí sinh dự thi, trong đó 5.543 thí sinh thi đỗ. https://www.jpf.go.jp/jft-basic/index.html Trang chủ kỳ thi JFT Kết quả có thể dùng để đăng ký xin tư cách lưu trú kỹ năng đặc định Để xin tư cách lưu trú “Kỹ năng đặc định số 1”, cần phải đỗ kỳ thi kĩ năng (14 ngành nghề) và kỳ thi năng lực tiếng Nhật. Những ai hoàn thành 3 năm thực tập kỹ năng suôn sẻ thì sẽ được miễn thi năng lực tiếng Nhật. Các trường hợp còn lại, nếu không thi đỗ chứng chỉ JLPT (Kỳ thi năng lực tiếng Nhật) trình độ N4 thì có thêm một lựa chọn là đạt 200/250 điểm trong kỳ thi JFT-Basic. Trường hợp du học sinh muốn chuyển sang tư cách lưu trú kỹ năng đặc định, hoặc thực tập sinh kỹ năng do ảnh hưởng của dịch COVID-19 mà không hoàn thành được chương trình thực tập kỹ năng 3 năm cũng có thể dùng kết quả kỳ thi này để xin chuyển sang tư cách lưu trú kỹ năng đặc định. Hơn thế nữa, kỳ thi được tổ chức mỗi năm 6 lần, tiện hơn so với JLPT chỉ tổ chức một năm 2 lần. Đặc điểm và thông tin cơ bản của kỳ thi JFT-Basic ⚫ Đặc điểm của kì thi JFT-Basic ・Thao tác đọc đề bài và trả lời câu hỏi đều được thực hiện trên màn hình máy tính trong phòng thi. ・Sau khi thi xong sẽ biết ngay kết quả. ・Mỗi năm tổ chức 6 lần. ・Có khoảng 120 địa điểm thi trên toàn quốc. ⚫ Thông tin cơ bản ・Lệ phí thi: 7.000 yên (đã bao gồm thuế) ・Điều kiện dự thi: Người nước ngoài có tư cách lưu trú ở Nhật ・Cách đăng ký: Thực hiện trên trang web của đơn vị tổ chức kỳ thi http://ac.prometric-jp.com/testlist/jfe/index.html Hình thức thi và cấu trúc bài thi ・Làm bài thi trên máy vi tính: Đọc câu hỏi và trả lời trên màn hình máy tính. ・Thí sinh ngồi trong từng ô riêng, đọc câu hỏi hiện trên màn hình máy tính hoặc nghe qua tai nghe rồi trả lời trên màn hình. Bài thi được chia thành 4 phần “chữ Hán và từ vựng”, “hội thoại và cách diễn đạt”, “nghe hiểu” và “đọc hiểu”, tổng cộng có 60 câu hỏi. ・Thời gian làm bài thi là 60 phút. Ví dụ về câu hỏi trong bài thi. Có thể đổi ngôn ngữ của đề bài ngay trên màn hình, có cả tiếng Việt. Các mẫu câu hỏi khác Kết quả thi ・Ngay khi làm bài xong, trên màn hình sẽ hiện ra tổng số điểm và kết quả đỗ/trượt. Trong vòng 5 ngày làm việc sau đó, khi đăng nhập vào trang web đăng ký, giấy báo kết quả sẽ hiện lên và có thể in ra. ・Kỳ thi này có mục đích “đánh giá xem bạn có thể làm được gì, đến mức nào bằng tiếng Nhật”. Tổng số điểm tối đa là 250 điểm, và nếu bạn đạt được từ 200 điểm trở lên thì sẽ được đánh giá là “đạt trình độ tiếng Nhật đủ để hội thoại hằng ngày ở mức độ nhất định và không gặp khó khăn trong cuộc sống”, và kết quả thi có thể dùng để đăng ký xin tư cách lưu trú kỹ năng đặc định.
-
Vol. 44 Chuyển sang tư cách lưu trú Kỹ năng đặc định sau khi hoàn thành chương trình thực tập tại nông trại
Gặp gỡ sempai số này Chị Mai Thị Xuân Tháng 5/2015Tốt nghiệp trường THPT Trực Ninh B〈Tỉnh Nam Định〉 Tháng 8/2015Nhập học tại Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Nhật Bản Nam Định Tháng 7/2017Tốt nghiệp Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Nhật Bản Nam Định Tháng 8/2017Sang Nhật → Bắt đầu khoá
-
Sổ tư vấn file 04: Người có tư cách lưu trú Kỹ năng đặc định đột nhiên bị sa thải
Người xin tư vấn bắt đầu làm việc trong một nhà hàng ở Nhật với tư cách Kỹ năng đặc định nhưng mới làm được 10 ngày thì công ty yêu cầu anh ấy nghỉ việc. Thông qua sự giúp đỡ của luật sư, anh ấy đã yêu cầu công ty “xác nhân tư cách nhân viên chính thức”, “thanh toán phần lương chưa trả”. Công ty đã nói rằng “người xin tư vấn tự nghỉ” nhưng sau khi luật sư phản biện, toà đã chấp nhận lời phản biện đó. MụcLao động・Tư cách lưu trú 【Người xin tư vấn】 ・Tư cách lưu trú: Kỹ năng đặc định ・Nam giới, trong độ tuổi 20 ・Sống tại tỉnh Yamanashi Tóm tắt nội dung tư vấn và giải đáp Đột nhiên bị thông báo cho thôi việc Người xin tư vấn mới bắt đầu làm việc tại nhà hàng ăn uống ở tỉnh Yamanashi với tư cách lưu trú Kỹ năng đặc định. Khi vừa kết thúc quá trình thử việc và chính thức làm việc được 10 ngày thì người này bị công ty yêu cầu thôi việc và không được giải thích gì về lý do. Trao đổi với luật sư Qua giới thiệu của người quen, người này đã đến xin tư vấn của luật sư. Thông qua luật sư, người này yêu cầu phía công ty “xác nhận tư cách nhân viên chính thức" và “thanh toán phần lương chưa trả". Phía công ty phản bác rằng chính người xin tư vấn nộp đơn xin thôi việc, dẫn đến không giải quyết được qua đàm phán và người tư vấn đã nộp đơn lên toà án địa phương đề nghị “giải quyết tranh chấp lao động". Giành được thắng lợi trong giải quyết tranh chấp lao động và phân xử Trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động, toà án đã chấp nhận yêu cầu của người xin tư vấn và ra lệnh cho phía công ty phải thừa nhận tư cách nhân viên chính thức của anh cũng như thanh toán tiền lương 74 vạn yên (tiền lương tính từ ngày bắt đầu làm việc cho đến ngày đưa ra kết luận giải quyết tranh chấp lao động).Cửa hàng ăn uống nọ đã nộp đơn kháng nghị và làm thủ tục tố tụng để phân xử nhưng sau đó đã tuân theo khuyến cáo của toà và chấp nhận hoà giải. “Hoà giải" ở đây có hiệu lực giống như kết quả giải quyết tranh chấp, tức là bên cửa hàng chấp nhận trả số tiền lương chưa thanh toán. Đơn vị đã tư vấn cho người lao động Người xin tư vấn đã mất rất nhiều công sức mới gặp được luật sư hiểu rõ luật pháp về tuyển dụng nhân sự nước ngoài và các vấn đề về lao động. ◎ Bên tư vấn: Luật sư Sugita Shohei (Văn phòng luật Global HR Strategy) ĐIỂM QUAN TRỌNG: Có sự đồng thuận khi thôi việc hay không Cửa hàng ăn uống nọ khẳng định rằng “người lao động đã tự xin thôi việc". Để phản bác lập luận này, luật sư đại diện cho người nhận tư vấn đã biện luận theo cách dưới đây trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động và được hội đồng giải quyết tranh chấp chấp thuận. 【Nội dung lập luận】 ・Kỹ năng đặc định là tư cách lưu trú có điều kiện phải ký hợp đồng lao động trước với nơi làm việc. Để chuyển việc, phải ký hợp đồng với nơi làm việc mới và làm thủ tục thay đổi tư cách lưu trú nên không phải dễ mà thay đổi công việc. ・Một công ty khi sử dụng lao động kỹ năng đặc định người nước ngoài thì ngoài việc phải hỗ trợ về đời sống cho người lao động đó, còn phải tuân thủ các luật liên quan về lao động nên không dễ gì tìm được những công ty như vậy. ・Với tình hình như vậy, khi còn chưa tìm ra nơi khác để chuyển việc thì chắc chắn chẳng có lý do gì người lao động vừa bắt đầu đi làm lại tự ý xin thôi việc. ĐIỂM QUAN TRỌNG: Có lý do để cho thôi việc hay không Người có tư cách lưu trú Kỹ năng đặc định số 1 được phép làm việc ở Nhật Bản tối đa 5 năm. Người xin tư vấn đầu tiên ký hợp đồng lao động thời hạn 1 năm với công ty sử dụng lao động, sau khi lấy được tư cách lưu trú thời hạn 1 năm thì mới bắt đầu làm việc. Một năm sau đó, người lao động sẽ gia hạn hợp đồng lao động với bên tuyển dụng và dự định dựa trên hợp đồng lao động đã gia hạn để xin gia hạn tư cách lưu trú với cơ quan quản lý xuất nhập cảnh. Trường hợp này, hợp đồng lao động có thời hạn 1 năm, nhưng Khoản 1, Điều 17 Luật hợp đồng lao động quy định rằng với hợp đồng lao động có thời hạn như thế này, nếu không có “lý do bất đắc dĩ" thì không thể cho thôi việc khi chưa hết thời hạn hợp đồng. Trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động, đại diện của người xin tư vấn tuyên bố rằng người này “chưa được giải thích về lý do cho thôi việc, không có lý do bất đắc dĩ" và đã được chấp nhận. ĐIỂM QUAN TRỌNG: Cuộc sống trong thời gian tiếp theo Hai bên đã thống nhất hoà giải tại toà án và người xin tư vấn có quyền trở lại nơi làm việc. Tuy nhiên, dù có quay lại đó, khi hợp đồng lao động 1 năm hết thời hạn thì khả năng người đó không được gia hạn hợp đồng là rất cao. Do đó, sau khi thực hiện hoà giải và nhận số tiền lương chưa được thanh toán, người này đã thôi việc. Từ trước tới nay, người có tư cách lưu trú kỹ năng đặc định không được làm baito, nhưng với chính sách đặc biệt do dịch COVID-19, người nước ngoài có tư cách lưu trú kỹ năng đặc định bị mất việc làm hiện nay có thể được làm baito nên người xin tư vấn đã lựa chọn vừa làm công việc baito, vừa tìm công việc mới với tư cách lưu trú kỹ năng đặc định. ĐIỂM QUAN TRỌNG: Giải quyết tranh chấp lao động là gì? Ảnh minh họa trên trang web của toà án tối cao. Ở phần cuối này, chúng tôi xin giới thiệu về thủ tục “Giải quyết tranh chấp lao động" mà người xin tư vấn đã thực hiện. ・Giải quyết tranh chấp lao động là biện pháp giải quyết nhanh chóng các vướng mắc liên quan đến lao động như cho thôi việc hay không trả tiền lương. Điểm khác biệt với thủ tục tố tụng thông thường là hình thức giải quyết này được thực hiện không công khai. ・Giải quyết tranh chấp lao động do uỷ ban giải quyết tranh chấp bao gồm một chủ toạ giải quyết tranh chấp lao động (thẩm phán) và 2 uỷ viên giải quyết tranh chấp lao động (chuyên gia tư nhân) tiến hành. ・Về nguyên tắc, trong vòng 3 lần điều tra phân xử là kết thúc giải quyết tranh chấp. Khoảng 70% số vụ việc được giải quyết xong trong vòng 3 tháng kể từ ngày nộp đơn đề nghị. ・Dựa trên trao đổi với các bên, uỷ ban giải quyết tranh chấp lao động sẽ đưa ra đề xuất về biện pháp giải quyết (hoà giải), còn nếu không thống nhất được các nội dung trao đổi thì uỷ ban sẽ dựa trên lập luận và yêu cầu của hai bên để đưa ra phán quyết giải quyết tranh chấp lao động. Nếu không hài lòng với kết quả giải quyết tranh chấp lao động thì có thể nộp đơn kháng nghị. Trường hợp này, giải quyết tranh chấp lao động sẽ mất hiệu lực và chuyển sang thủ tục tố tụng.
Xếp hạng bài viết phổ biến
-
Lớp học tiếng Nhật online miễn phí 17066 views
-
Không được ăn ốc bắt ở ruộng lúa 15539 views
-
“Đúng giờ” ở Nhật là như thế nào? 13031 views
Platinum Sponsor
Bronze Sponsors
- Global HR Strategy
- Trường Nhật Ngữ EHLE
Đơn vị hỗ trợ
- Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam
- Trung tâm Giao lưu Văn hoá Nhật Bản tại Việt Nam
- Văn phòng JNTO Hà Nội
- Liên đoàn kinh tế vùng Kansai
- Hội Việt Nam (JAVN)
- Hội hỗ trợ Tomoiki Việt Nhật
- Hiệp hội phát triển giao lưu nguồn nhân lực quốc tế
Đơn vị hợp tác
Tổ chức hỗ trợ du học sinh
Nhật Bản (JASSO)
Mạng lưới luật sư cho lao động người nước ngoài