Du học - Xin việc
Hãy viết “Động cơ xin việc” có sức hút!
Cuộc đua xin việc của năm 2022 sắp bắt đầu rồi. Hai vũ khí bạn cần chuẩn bị đầu tiên để đi xin việc là sơ yếu lý lịch và Entry sheet (đơn ứng tuyển). Bài viết này sẽ giới thiệu về cách viết một mục vô cùng quan trọng trong cả hai hồ sơ trên, đó chính là “Động cơ xin việc” (lý do ứng tuyển). Trong bài viết có cả ví dụ minh hoạ và phần giải thích đi kèm, các bạn hãy tham khảo nhé.
Không được nghĩ là “Vào đâu cũng được, miễn là có việc”
Ngày tốt nghiệp sắp đến gần, thời gian lưu trú sắp hết hạn, có một số du học sinh nghĩ rằng “vào công ty nào cũng được, miễn là có việc”. Thế nhưng, những người có suy nghĩ như vậy lại “không vào được đâu cả”.
① “Vào công ty mình muốn vào”. Để làm được điều này, trong đầu bạn phải xác định được là “tại sao bạn muốn vào công ty đó”.
② Tiếp theo, hãy nghĩ xem bạn có thể cống hiến gì cho công ty đó (= công ty sẽ được lợi gì nếu tuyển dụng bạn)
Nội dung của phần ① và ② sẽ được viết trong mục “Động cơ xin việc” (lý do xin việc). Để suy nghĩ về ① và ②, bạn phải tìm hiểu thông tin của công ty đó trên mạng, thông qua việc đi thực tập (intern), hỏi các anh chị đi trước v.v.
【Các điểm cần kiểm tra liên quan đến thông tin của công ty】
- Nội dung ngành nghề, nội dung công việc
- Thành tích kinh doanh
- Triết lý doanh nghiệp, môi trường làm việc
- Khu vực công ty hoạt động
- Chế độ thuyên chuyển công tác
- Chế độ nghỉ phép
- Lộ trình phát triển bản thân (thăng tiến trong công việc)
“Động cơ xin việc” có sức hút là
Sau khi tìm hiểu thật kỹ về công ty mình quan tâm, bạn hãy kiểm tra xem bạn có thể đạt được những gì bạn mong muốn (niềm vui trong công việc, mức thu nhập, phong cách sống v.v.) ở công ty đó không nhé.
Sau khi bạn biết được công ty đó có thể đáp ứng được những mong muốn của bạn như thế nào, hãy viết chúng ra giấy (không cần viết thành câu hoàn chỉnh). Những thứ bạn vừa viết ra chính là điểm khởi đầu cho “động cơ xin việc”.
Bạn sẽ dựa vào những thông tin trên và viết thành đoạn văn hoàn chỉnh. Khi đó hãy thêm các điểm sau đây vào nhé.
・ Tại sao trong vô số công ty, bạn lại chọn công ty đó (bạn bị công ty hấp dẫn ở điểm nào)
・ Bạn muốn làm công việc gì ở công ty đó
・ Bạn có thể cống hiến như thế nào cho công việc đó (lồng ghép thêm sở trường và kinh nghiệm của bản thân)
Vậy thì, chúng ta cùng xem các ví dụ và suy nghĩ thêm nhé. Những ví dụ này đã được ban biên tập biên tập lại một chút.
Ví dụ ➀
Ngành nghề ứng tuyển: Nhân viên tổng hợp (Kinh doanh)
・ Người Việt
・ Sinh viên đại học
・ Trình độ tiếng Nhật (JLPT) N1
Tôi muốn “làm công việc có tương tác với mọi người”, hơn thế nữa, tôi muốn làm công việc liên quan đến Nhật Bản và Việt Nam. Sau khi xem trang chủ và video giới thiệu về quý công ty, tôi bị hấp dẫn bởi hoạt động phát triển kinh doanh toàn cầu trải dài 70 quốc gia của quý công ty. Vì thế, tôi muốn trở thành người hỗ trợ và quản lý nguồn nhân lực người nước ngoài liên quan đến các hoạt động kinh doanh này nên tôi đã ứng tuyển vào quý công ty.
Tôi đã làm phiên dịch ở trường tiếng Nhật khoảng 1 năm. Ngoài công việc phiên dịch, tôi cũng đã phụ trách làm các hồ sơ cần gửi cho Cục xuất nhập cảnh, hướng dẫn du học sinh về các vấn đề trong cuộc sống. Tôi muốn phát huy các kinh nghiệm này khi làm việc ở quý công ty. Hơn nữa, tôi muốn tiếp tục mài giũa bản thân, hỗ trợ thật nhiều cho những nhân tài người nước ngoài đang ở Nhật và sắp sang Nhật. Thông qua đó, tôi hy vọng mình có thể cải thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động của những người nước ngoài làm việc ở Nhật và cống hiến hết mình cho hoạt động của công ty.
【Nhận xét của ban biên tập】
・ Điểm tốt: Đoạn văn không chỉ nói về nguyện vọng của cá nhân mà còn làm nổi bật điểm bản thân có thể cống hiến cho công ty (= phần bôi vàng). Về điểm cống hiến này, viết dài hơn một chút nữa cũng được.
・ Điểm còn thiếu: Nếu đoạn văn đưa ra câu chuyện cụ thể hơn về những nỗ lực khi làm việc ở trường tiếng Nhật, những việc đã giúp đỡ học sinh thì qua đây, người đọc sẽ hiểu được tác phong làm việc và tính cách của người viết.
Ví dụ ②
Ngành nghề ứng tuyển: Biên phiên dịch
・ Người Việt
・ Học sinh trường tiếng Nhật (Đã tốt nghiệp đại học ở Việt Nam)
・ JLPT・N2
Tôi là người tích cực giao tiếp với mọi người ở nơi làm việc, luôn cố gắng xây dựng các mối quan hệ thật tốt. Khi còn là sinh viên đại học, tôi đã phỏng vấn nhiều người và nhận được nhiều thông tin quý giá, các bài viết đó cũng đã nhiều lần được đăng báo. Ngoài việc quan tâm đến tiếng Nhật, các quy tắc trong cuộc sống, cách ứng xử khi làm việc, tôi còn cố gắng tạo nhiều cơ hội nói chuyện với thực tập sinh. Thông qua đó, tôi đã hiểu được những khó khăn, nỗi bất an của mọi người và giúp mọi người nhanh chóng tháo gỡ những vấn đề đó.
Một trong những điểm mạnh của tôi là tôi có tinh thần hợp tác và có trách nhiệm cao trong công việc. Khi hỗ trợ và hướng dẫn cho thực tập sinh, tôi không chỉ làm theo những chỉ thị mà cấp trên đã giao, tôi còn dành thời gian để làm chương trình học sau khi sang Nhật cho thực tập sinh. Tôi suy nghĩ và thường xuyên cập nhật nội dung giờ học để thực tập sinh có thể nói chuyện ở mức tối thiểu ở nơi làm việc, nhanh chóng làm quen với cuộc sống ở Nhật chỉ sau 1 tháng học tập. Khi đó, tôi cũng lắng nghe ý kiến từ các đồng nghiệp của mình. Tôi làm việc với tinh thần hợp tác và trách nhiệm cao để mục tiêu hỗ trợ thực tập sinh đạt được kết quả cao nhất.
Tôi muốn phát huy những kinh nghiệm này, tiếp tục trau dồi bản thân nên tôi muốn thử sức với công việc ở quý công ty, học tập và tích lũy những tri thức mới.
【Nhận xét của ban biên tập】
・ Điểm tốt: Đoạn văn thể hiện rõ điểm mạnh của người viết là “tinh thần hợp tác”, “tính trách nhiệm” thông qua nội dung chi tiết về các nỗ lực cho công việc hiện tại (= phần bôi vàng).
・ Điểm còn thiếu: Đoạn văn không viết về điểm hấp dẫn ở công ty mới, người viết muốn làm việc như thế nào ở công ty đó.
・ Điểm còn thiếu: Đoạn văn có viết là đã có nhiều bài viết được đăng báo, nhưng lại không nói rõ về việc người viết đã thu thập thông tin với tư cách gì, trong hoàn cảnh như thế nào. Người đọc sẽ thấy đoạn văn thiếu tính thuyết phục.
Tổng kết
Với những phần như “Sở trường – Sở đoản” v.v. trong sơ yếu lý lịch, bạn có thể gửi cho các công ty cùng một nội dung nhưng riêng phần “Động cơ xin việc” thì không thể làm như vậy, phần này sẽ thay đổi tùy theo công ty bạn gửi hồ sơ. Sau khi tự mình viết xong mục này, bạn hãy nhờ thầy cô giáo trong trường, các anh chị đi trước kiểm tra nội dung và xin họ lời khuyên nhé.
Nhóm hỗ trợ du học sinh – WA.SA.Bi. đang hỗ trợ các bạn du học sinh viết sơ yếu lý lịch miễn phí. WA.SA.Bi. có thể tư vấn về việc làm cho du học sinh trên toàn Nhật Bản bằng tiếng mẹ đẻ của chính du học sinh đó.
WA.SA.Bi.:Trang trao đổi và đặt câu hỏi tư vấn dành cho du học sinh
Các bài viết liên quan đến cách viết sơ yếu lý lịch.
Hãy viết một cách thật hiệu quả về “Sở trường – Sở đoản”!
Ví dụ và giải thích về cách viết Sơ yếu lý lịch: Phần 1
Ví dụ và giải thích về cách viết Sơ yếu lý lịch: Phần 2
Ví dụ và giải thích về cách viết Sơ yếu lý lịch: Phần 3
Xếp hạng bài viết phổ biến
-
Lớp học tiếng Nhật online miễn phí 17078 views
-
Không được ăn ốc bắt ở ruộng lúa 15547 views
-
“Đúng giờ” ở Nhật là như thế nào? 13037 views
Platinum Sponsor
Bronze Sponsors
- Global HR Strategy
- Trường Nhật Ngữ EHLE
Đơn vị hỗ trợ
- Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam
- Trung tâm Giao lưu Văn hoá Nhật Bản tại Việt Nam
- Văn phòng JNTO Hà Nội
- Liên đoàn kinh tế vùng Kansai
- Hội Việt Nam (JAVN)
- Hội hỗ trợ Tomoiki Việt Nhật
- Hiệp hội phát triển giao lưu nguồn nhân lực quốc tế
Đơn vị hợp tác
Tổ chức hỗ trợ du học sinh
Nhật Bản (JASSO)
Mạng lưới luật sư cho lao động người nước ngoài
Bài viết mới
Bài viết liên quan
-
★ Thông tin cơ bản: Lịch trình tìm việc của du học sinh
Vol. 5 Lịch trình tìm việc của du học sinh 1. Lịch trình tổng thể của hoạt động tìm việc 2. Phân tích bản thân (hiểu chính mình) 3. Nghiên cứu công việc và công ty (hiểu đối phương) 4. Thực tập 5. Sơ yếu lý lịch và đơn ứng tuyển 6. Cách viết đơn ứng tuyển 7. Ứng tuyển・Dự thi・Phỏng vấn・Thư tuyển dụng Lịch trình tìm việc của du học sinh “Ứng tuyển”, “Hội chợ việc làm”, “Ngày hội việc làm của công ty”, “Đơn ứng tuyển”, “Sơ yếu lý lịch”, “Thi viết”, “Phỏng vấn”, “Thư hẹn tuyển dụng”. Trong bài viết lần này, chúng tôi sẽ giải thích tổng thể quá trình tìm việc của du học sinh. Ngoài ra, còn có cả những gợi ý về cách viết đơn ứng tuyển, bài “Giới thiệu bản thân” và “Lý do ứng tuyển”, những thứ quyết định bạn có được vào vòng phỏng vấn hay không. Có nhiều bạn du học sinh bắt đầu hoạt động tìm việc khá muộn nên hãy chú ý nắm rõ được toàn bộ quy trình và bắt đầu chuẩn bị từ sớm nhé. 1. Lịch trình tổng thể của hoạt động tìm việc Bắt đầu từ năm thứ 3 đại học Năm thứ 3 đại học・M1 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Buổi giới thiệu về thực tập Thực tập mùa hè Thực tập mùa thu Nhiều hội chợ việc làm (tháng 3 thường có ngày hội việc làm của các công ty lớn) Phân tích bản thân (giá trị quan, mối quan tâm, sở trường) Nghiên cứu công việc (ngành, loại công việc, công ty) =Tìm kiếm , thăm hỏi sempai, đến thăm công ty, thực tập Lịch trình tìm việc của những người dự kiến tốt nghiệp năm 2022 Nếu là bạn là sinh viên đại học, hãy nghĩ rằng hoạt động tìm việc làm (shukatsu) ở Nhật Bản bắt đầu từ đầu năm thứ 3 trở đi. Điều quan trọng nhất trong hoạt động tìm việc làm là tìm kiếm công việc khiến mình có động lực để làm. Năm thứ 3 đại học là khoảng thời gian để suy nghĩ và nghiên cứu xem với kinh nghiệm, kiến thức và giá trị quan của mình thì làm việc trong ngành nào sẽ phát huy được tốt, và từ đó xem xét nên nhắm tới công ty và loại công việc nào. Ngoài ra, từ năm thứ 3 trở đi, hãy tích cực đi thực tập. Ở phần sau chúng tôi sẽ giới thiệu chi tiết hơn về việc thực tập, nhưng trải nghiệm nhiều chỗ làm và các loại công việc phong phú thì bạn sẽ nắm rõ hơn cách lựa chọn công việc, đồng thời có thể phân tích sâu hơn sở trường cũng như các vấn đề còn tồn tại của bản thân. Đến cuối năm học, các hội chợ việc làm và ngày hội việc làm của công ty sẽ được tổ chức. Đó là lúc bạn chính thức bước vào quá trình tìm việc làm. Năm thứ 4 đại học: Nộp đơn ứng tuyển → Dự thi → Phỏng vấn Năm thứ 4 đại học・M2 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 Thi viết, phỏng vấn Thư hẹn tuyển dụng Lễ tuyển dụng Chuyển loại visa Thực tập mùa xuân Khi đã lên năm thứ 4 thì vẫn nên tiếp tục tham gia các hội chợ việc làm. Hầu hết các đợt phỏng vấn diễn ra vào khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 6. Tuy nhiên, vẫn có các đợt thực tập và phỏng vấn muộn hơn. Dù mãi vẫn chưa nhận được thư hẹn tuyển dụng thì các bạn cũng đừng bỏ cuộc nhé. Hoạt động tìm việc tốn bao nhiêu thời gian? Hoạt động tìm việc rất tốn thời gian. ・Phân tích bản thân, tìm kiếm công ty: Chúng tôi khuyến nghị nên dành nhiều thời gian để phân tích bản thân và tìm kiếm công ty. Tuy nhiên, ngay cả khi bạn định làm việc này trong thời gian ngắn đi nữa thì vẫn sẽ mất khoảng 2, 3 tháng cho việc tìm kiếm công ty. ・Khi đã chính thức được tuyển dụng thì bạn sẽ phải bắt tay vào việc chuyển đổi tư cách lưu trú. Tuy nhiên, thủ tục chuyển đổi tư cách lưu trú thông thường mất khoảng 3 tháng nên cần xin chuyển tư cách lưu trú từ tháng 12 của năm thứ 4 đại học. 2. Phân tích bản thân (hiểu chính mình) Khi tìm việc, hãy tìm công việc khiến bạn có động lực để làm, hãy tìm nơi làm việc có thể phát huy được năng lực và thế mạnh của mình. Ở Nhật, nếu cứ liên tục chuyển việc sau thời gian quá ngắn thì các lựa chọn khi tìm công việc mới sẽ bị thu hẹp lại. Lý do là bên tuyển dụng sẽ lo lắng “không biết liệu người này sau khi vào công ty có làm việc lâu không”. Để có thể duy trì công việc lâu dài, và cũng là để thông qua công việc có được một cuộc sống tràn đầy cảm hứng thì cần chú trọng tìm ra công việc và chỗ làm phù hợp với bản thân. Để làm được điều này, bước đầu tiên là phải phân tích bản thân. Nếu chưa phân tích được bản thân thì bạn sẽ không thể biết loại công việc nào sẽ phù hợp với mình. Hãy vừa xem lại kinh nghiệm của mình (quá trình đi học, các hoạt động xã hội và công việc làm thêm baito v.v.) vừa xem các điểm dưới đây rồi phân tích bản thân: ・Giá trị quan của bạn ・Điều mà bạn quan tâm ・Năng lực của bản thân (mạnh ở điểm nào, có những khả năng gì) 3. Nghiên cứu công việc và công ty (hiểu đối phương) Khi đã xác định được giá trị quan, điều quan tâm và năng lực của mình thì bạn hãy tìm kiếm công việc và nơi làm việc phù hợp với những điều đó. Để làm được điều này, phải biết được nội dung công việc và biết về công ty. Làm thế nào để tìm hiểu được nội dung công việc và công ty nhỉ? “Tại sao bạn muốn làm việc ở công ty chúng tôi?” Dưới đây là các câu hỏi hay gặp trong các buổi phỏng vấn tuyển dụng: ✔︎ “Tại sao bạn lại muốn làm việc tại công ty chúng tôi?” ✔︎ “Tại sao bạn lại muốn làm công việc này?” ✔︎ “Bạn có thể cống hiến gì cho công ty chúng tôi?” Khi chưa phân tích được bản thân và công ty thì bạn sẽ không thể trả lời chính xác được các câu hỏi trên. Ngược lại, nếu đã phân tích được rõ bản thân và công ty rồi mới ứng tuyển thì khả năng cao là công ty này phù hợp với bạn. Như thế, bạn sẽ trả lời đúng được các câu hỏi này. Nghiên cứu công ty và công việc Để tìm được công việc và công ty mà bạn muốn làm thì hãy thu thập thông tin theo các góc độ khác nhau và phân tích nhé: Nghiên cứu về ngành nghề Hãy tìm hiểu thật nhiều về ngành nghề mà bạn quan tâm. Hãy tìm hiểu xem ngành nghề này cung cấp thứ gì, cho đối tượng nào, và trong ngành này, mình có thể làm được công việc gì. Ở bước này, sinh viên thường có xu hướng chỉ xem xét các ngành cung ứng sản phẩm hoặc dịch vụ cho người tiêu dùng B to C (Business to Consumer), nhưng hãy tìm hiểu thêm cả các ngành cung ứng sản phẩm và dịch vụ cho doanh nghiệp B to B (Business to Business) nữa nhé. Nghiên cứu công ty, nghiên cứu loại công việc Một câu hỏi hay gặp trong đơn ứng tuyển hay trong khi phỏng vấn là: “Trong nhiều công ty cùng ngành, tại sao bạn lại muốn làm việc tại công ty chúng tôi?”. Để trả lời được câu hỏi này một cách thuyết phục, bạn hãy tìm hiểu thật kỹ lĩnh vực hoạt động, điểm mạnh, văn hoá của công ty cũng như những điểm khác biệt so với các công ty khác. Dĩ nhiên, bạn phải biết ở công ty này có những loại hình công việc nào. Dưới đây là các phương pháp để tìm hiểu điều này. ✔︎ Thu thập thông tin trên internet ✔︎ Hỏi thăm sempai (tốt nhất là gặp trực tiếp và hỏi chuyện) ✔︎ Tham gia ngày hội việc làm của công ty ✔︎ Thực tập tại chính công ty đó hoặc công ty khác cùng ngành Chuyên ngành trong trường đại học và công việc khi đi làm Chuyên ngành học ở trường và loại công việc ở nơi ứng tuyển Trường hợp là du học sinh, nếu nội dung chuyên ngành học ở trường và loại công việc của bạn không phù hợp với nhau thì có khả năng bạn sẽ không xin được tư cách lưu trú Kỹ thuật・Tri thức nhân văn・Nghiệp vụ quốc tế. Hãy lưu ý vì phải xin tư cách lưu trú nên sẽ có loại công việc bạn được làm và loại công việc không được làm. Chuyên ngành khi đi học và nghề nghiệp khi đi làm Kỹ năng đặc định Chắc hẳn là có nhiều bạn du học sinh đã quyết định sẽ làm việc vài năm ở Nhật Bản. Hiện nay, số du học sinh hướng đến tư cách lưu trú “Kỹ năng đặc định” cũng đang gia tăng. Nếu bạn đỗ được kì thi Năng lực tiếng Nhật (JLPT) trình độ từ N4 trở lên, đỗ kì thi kiểm tra kỹ năng tương ứng với ngành nghề mà bạn muốn làm và ký được hợp đồng lao động với công ty thì coi như bạn đã thoả mãn các điều kiện để lấy được tư cách lưu trú Kỹ năng đặc định. Cẩm nang về Kỹ năng đặc định Lịch trình tìm việc của du học sinh 4. Thực tập Thuận lợi cho việc phân tích bản thân, có ích cho nghiên cứu công việc Theo khảo sát của công ty lớn về nhân sự Mynavi, có khoảng 80% sinh viên đại học tốt nghiệp năm 2020 từng đi thực tập. Số lượng công ty thực tập bình quân đầu người là 3,6 công ty. Văn phòng hỗ trợ phát triển sự nghiệp (trung tâm hỗ trợ việc làm, phòng hỗ trợ tìm kiếm việc làm) của trường đại học hoặc trường chuyên môn thường giới thiệu các công việc thực tập. Đi thực tập là một việc quan trọng cả đối với quá trình phân tích bản thân và nghiên cứu sâu về công việc. Bạn có thể trải nghiệm cả những công việc khác với công việc baito. Khi được thực tế làm thử công việc, bạn sẽ biết được rất nhiều điều, ví dụ như công việc đó có phù hợp với bản thân hay không, bản thân mình có sở trường gì và còn tồn tại vấn đề nào, loại công việc nào phù hợp với bản thân, khi tìm kiếm công ty cần phải chú ý những điểm gì v.v. ✔︎ Hiểu được cụ thể nội dung công việc ✔︎ Hiểu được sở trường và vấn đề còn tồn tại của bản thân ✔︎ Hiểu rằng công việc này đòi hỏi những kiến thức, năng lực, kĩ năng nào ✔︎ Trở thành kinh nghiệm có thể dùng để PR bản thân trong đơn ứng tuyển và khi phỏng vấn ✔︎ Có thể nhận được nhiều lời khuyên phong phú ✔︎ Nâng cao khả năng nhìn nhận, đánh giá công ty Hình thức thực tập để tuyển dụng và thực tập để trải nghiệm Số lượng công ty tổ chức nhận nhân viên thực tập vì khó khăn trong việc tuyển người đang gia tăng. Chỉ thông qua phỏng vấn thì nhiều khi không đánh giá đúng được về một con người, vì vậy, để phòng ngừa việc tuyển người không phù hợp, các công ty tiếp nhận nhân viên thực tập để tuyển được sinh viên thực sự có triển vọng (hình thức thực tập để tuyển dụng). Mặt khác, cũng có các công ty không có dự định tuyển người nhưng vẫn nhận nhân viên thực tập để tạo điều kiện cho sinh viên được trải nghiệm công việc (hình thức thực tập để trải nghiệm). Kinh nghiệm thực tế của sempai du học sinh nhận được thông báo tuyển dụng sau 2 tháng thực tập Đặc điểm của thực tập ở Nhật Bản ・ Có nhiều cơ hội để thực tập ngắn ngày. Có cả kiểu thực tập chỉ trong 1 ngày ・ Sinh viên không phải trả tiền mà ngược lại, có thể còn nhận được thù lao. Trong trường hợp đó, cũng giống như làm baito, mỗi tuần chỉ được làm không quá 28 giờ. 5. Sơ yếu lý lịch và đơn ứng tuyển Sự khác nhau giữa sơ yếu lý lịch và đơn ứng tuyển Sơ yếu lý lịch là tài liệu cho thấy các dữ liệu và quá trình học hành, làm việc của bản thân. Vì vậy, các thông tin ghi trong sơ yếu lý lịch như họ tên, ngày sinh, quá trình học v.v. sẽ được sử dụng làm dữ liệu nhân viên. Ngoài ra, vì sơ yếu lý lịch là văn bản hành chính nên nếu có gian lận trong khi viết sơ yếu lý lịch thì có thể bị huỷ quyết định tuyển dụng hoặc bị cho thôi việc. Đơn ứng tuyển là tài liệu rất quan trọng để xem xét tuyển dụng. Rất nhiều công ty đặt ra yêu cầu trong đơn ứng tuyển để nắm được các thông tin phục vụ cho việc xét tuyển như lý do ứng tuyển, PR bản thân, những nỗ lực thời sinh viên v.v. Nội dung trong đơn ứng tuyển và sơ yếu lý lịch có thể trùng nhau Có cả công ty yêu cầu nộp cả đơn ứng tuyển và sơ yếu lý lịch. Vì đơn ứng tuyển và sơ yếu lý lịch được sử dụng vào các mục đích khác nhau nên nội dung của hai tài liệu này nếu trùng nhau ở một mức độ nhất định cũng không có vấn đề gì. Trong trường hợp trong đơn ứng tuyển và sơ yếu lý lịch đều có mục PR bản thân và Lý do ứng tuyển thì nên làm thế nào? Đơn ứng tuyển sẽ được dùng chủ yếu cho việc xét tuyển nên trong đó bạn hãy viết chi tiết, còn trong sơ yếu lý lịch thì có thể chỉ cần viết tóm tắt lại nội dung đã viết trong đơn ứng tuyển. Cũng có công ty chỉ yêu cầu nộp sơ yếu lý lịch mà không cần đơn ứng tuyển. Trong trường hợp này, hãy viết thật chi tiết mục PR bản thân và Lý do ứng tuyển. Sơ yếu lý lịch viết tay Trong trường hợp công ty yêu cầu nộp sơ yếu lý lịch viết tay, qua bản sơ yếu lý lịch, công ty có thể nhìn ra được độ chính xác khi viết cũng như thói quen cẩn thận trong công việc. Hãy chú ý không viết sai, viết thiếu. Nếu có chỗ viết nhầm thì hãy cố gắng viết lại từ đầu. 6. Cách viết đơn ứng tuyển PR bản thân và lý do ứng tuyển Phần được chú trọng nhất trong cả đơn ứng tuyển lẫn khi phỏng vấn là “PR bản thân” và “Lý do ứng tuyển”. ① PR bản thân Trong phần PR bản thân, hãy viết vào đó ít nhất từ 2 đến 3 điểm về những điều bạn muốn “khoe” như sở trường và kinh nghiệm của bản thân. Khi viết về sở trường và mục tiêu của mình, hãy trình bày có gắn kết với trải nghiệm hoặc câu chuyện của bản thân trong quá trình ôn thi, hoạt động câu lạc bộ, hoạt động xã hội, công việc baito, thực tập v.v. Ngoài ra, hãy viết cụ thể và dễ hiểu về các trải nghiệm, kinh nghiệm và câu chuyện bản thân. ② Lý do ứng tuyển Trong mục lý do ứng tuyển, nếu bạn biết cách kết nối lĩnh vực hoạt động của công ty đó với sở trường và kinh nghiệm của mình và viết cụ thể rằng bạn có thể cống hiến được gì cho hoạt động nào của công ty, mình muốn làm loại công việc nào thì sẽ thu hút được sự chú ý của bên tuyển dụng. Cả trong khi phỏng vấn, bạn cũng có thể dựa trên những gì đã viết trong phần “Lý do ứng tuyển” và “PR bản thân” để PR cho mình lần nữa. Hãy tìm hiểu nội dung hoạt động, điểm mạnh, đặc trưng, văn hoá v.v. của công ty bạn muốn ứng tuyển thông qua trang giới thiệu thông tin công ty hoặc trang web của chính công ty đó. Ngoài ra, không nên chỉ tìm hiểu qua mạng mà hãy tham gia thực tập, hỏi thăm sempai để thu được những thông tin thực tế. Bạn nhất định sẽ tận dụng được kết quả của những nỗ lực đó trong khi viết đơn ứng tuyển và khi tham gia phỏng vấn. ③ Những điểm khác cần lưu ý ・ Nếu bạn chép lại gần như nguyên văn đơn ứng tuyển của người khác thì khi bị hỏi về sở trường và kinh nghiệm trong buổi phỏng vấn, bạn sẽ không thể trả lời được trôi chảy. Hãy tự viết bằng lời lẽ của chính mình. ・ Hãy viết càng cụ thể càng tốt về kinh nghiệm và trải nghiệm của bản thân. Phần PR quan trọng nhất là tính cách và kinh nghiệm bản thân Hãy viết cụ thể kinh nghiệm bản thân và những điều đúc rút được từ các kinh nghiệm đó Trong quá trình tìm việc, nhiều người có xu hướng bị sa đà vào các bí quyết như cách thức thể hiện bản thân v.v. nhưng điều quan trọng nhất vẫn là kinh nghiệm, những gì tích luỹ được và tính cách của bạn. Nếu bạn từng nghiêm túc nỗ lực, cố gắng trong quá trình học, làm baito hay tham gia các hoạt động xã hội thì hãy chú trọng đến các điểm đó và đưa ra trình bày một cách thật tự tin. Ngược lại, những ai chuẩn bị đi du học hoặc có ít trải nghiệm trong quá trình du học thì hãy tích cực học tập, tích luỹ kinh nghiệm và giao lưu vì những việc này đều có ích cho hoạt động tìm việc sau này. 7. Ứng tuyển・Dự thi・Phỏng vấn・Thư tuyển dụng Đơn ứng tuyển Khi tìm thấy công ty mà bạn quan tâm, hãy thực hiện thủ tục ứng tuyển thông qua trang web của các công ty nhân sự. Thông thường, một người ứng tuyển vào trung bình từ 20 ~ 30 công ty. Không phải cứ làm thủ tục ứng tuyển là bắt buộc phải đi dự ngày hội việc làm của công ty đó hay phải nộp đơn ứng tuyển, nên hãy cứ ứng tuyển nhiều nơi. Sau khi làm thủ tục ứng tuyển vào công ty trên trang web của công ty nhân sự, có thể bên phía công ty sẽ yêu cầu nộp đơn ứng tuyển. Nếu đó là công ty mà bạn muốn vào làm thì hẵng làm theo yêu cầu. Đến khoảng tháng 3 thì hầu hết các công ty vẫn chỉ tổ chức các ngày hội việc làm, sau đó mới thực hiện quá trình tuyển dụng. Vì vậy, việc nộp đơn ứng tuyển đa số thực hiện từ tháng 4 trở đi. Thi viết Nếu qua được vòng xét duyệt hồ sơ, thông thường bạn sẽ phải vào vòng thi viết. Bài thi thường chia thành 3 dạng khác nhau bao gồm bài thi “ngôn ngữ” kiểm tra từ vựng và khả năng đọc hiểu, bài thi “phi ngôn ngữ” kiểm tra khả năng tính toán v.v. và bài thi tìm hiểu “tính cách, độ phù hợp”. Có công ty còn yêu cầu làm bài thi “tiếng Anh”, “thời sự”, “viết bài văn” v.v. Phỏng vấn Sau khi qua phần xét duyệt hồ sơ và thi viết, cuối cùng bạn sẽ vào vòng phỏng vấn. Có các hình thức phỏng vấn như sau: ・ Phỏng vấn cá nhân: Mỗi lần chỉ 1 sinh viên tham gia. Thời gian từ 15 ~ 20 phút. ・ Phỏng vấn nhóm: Phỏng vấn đồng thời 2, 3 người. Cách phỏng vấn này thường được dùng cho phỏng vấn lần đầu. ・ Thảo luận nhóm: Một nhóm người cùng thảo luận về một chủ đề được giao. “Bạn định làm việc ở Nhật Bản đến bao giờ?” Nếu bạn là du học sinh, ngoài lý do ứng tuyển và PR bản thân, còn một việc nữa phải chuẩn bị trước khi dự phỏng vấn. Đó là câu trả lời cho câu hỏi “bạn định làm việc ở Nhật Bản đến bao giờ?”. Trong số các du học sinh mà ban biên tập KOKORO từng phỏng vấn, có cả những người trả lời rằng sẵn sàng ở lại hẳn, nhưng số người nghĩ rằng “lúc nào đó sẽ về nước” vẫn nhiều hơn. Nội dung này không nhất thiết phải viết vào đơn ứng tuyển. Tuy nhiên, nếu là du học sinh người nước ngoài thì khả năng bị hỏi câu này khi phỏng vấn là rất cao. Chắc hẳn bạn sẽ băn khoăn không biết có nên trả lời thành thật kế hoạch bản thân rằng khi nào đó định về nước hay không, và cách phản ứng của từng công ty đối với câu trả lời của bạn cũng rất khác nhau. Tuy nhiên, nếu không suy nghĩ trước đến điểm này, khi đột nhiên bị hỏi trong khi đang phỏng vấn, bạn sẽ khó mà trả lời được một cách hợp lý. Cần chuẩn bị trước việc này. Thư tuyển dụng Một khi đã có thư tuyển dụng, nếu không có vấn đề gì đặc biệt thì sau khi tốt nghiệp, bạn sẽ vào làm tại công ty đó. “Thư hứa tuyển dụng” được đưa ra trước khi có thư tuyển dụng chính thức cũng có ý nghĩa gần giống như thư tuyển dụng. Một kết quả khảo sát cho thấy đến cuối tháng 7 của năm thứ 4 đại học, khoảng 80% sinh viên đã nhận được thư hứa tuyển dụng từ ít nhất 1 công ty. Nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ thường tổ chức tuyển dụng sớm hơn các công ty lớn nên các bạn hãy lưu ý để nhanh chóng nắm bắt thông tin và hành động kịp thời nhé.
-
Lịch trình tìm việc của sinh viên tốt nghiệp tháng 9
Xin chào mọi người! Chúng mình lại gặp nhau rồi đây ^^ Thứ hai tuần trước, chúng mình đã đăng 1 bài viết về lịch trình tìm việc tại Nhật, các bạn đã đọc rồi chứ? Bài viết lần trước là dành cho du học sinh nhập học vào mùa xuân, thế nhưng cũng có những bạn nhập học vào mùa thu (tháng 10) và tốt nghiệp vào tháng 9. So với các bạn nhập học tháng 4 thì lịch trình sẽ bị chậm hơn 6 tháng và cũng có những điểm khác biệt nhất định. Vậy cụ thể đó là những điểm nào thì mọi người hãy đón đọc bài viết hôm nay nhé! Trước khi bước vào năm cuối, hãy bắt đầu hành động~ Đầu tiên, hãy cùng chúng mình xem bảng lịch trình dành riêng cho sinh viên tốt nghiệp tháng 9 nào!!! Đối với bạn các nhập học mùa xuân, tính từ thời điểm trở thành sinh viên năm cuối đồng thời cũng là thời điểm bắt đầu quá trình tìm việc đến khi tốt nghiệp, khoảng thời gian sẽ là 1 năm nhưng đối với các bạn kỳ mùa thu thì chỉ có đúng 6 tháng thôi! Năm nay, đợt tuyển dụng năm 2021 sẽ bắt đầu từ tháng 3, đối tượng tuyển dụng gồm sinh viên tốt nghiệp tháng 3 năm 2022 và tháng 9 năm 2021. Tiếp theo, hãy cùng chúng mình xem xét những điều cơ bản về tìm việc cho sinh viên tốt nghiệp tháng 9 thông qua phần Hỏi Đáp nhé! Q1: Tại sao sinh viên tốt nghiệp tháng 9/2022 không phải là đối tượng tuyển dụng? 【Câu trả lời】Thông thường, một năm tài chính của các công ty Nhật Bản được tính từ tháng 4 của năm này cho đến tháng 3 của năm sau. Quá trình tuyển chọn sinh viên mới tốt nghiệp thường sẽ ra trong vòng 1 năm để thời điểm vào làm sẽ trùng thời điểm bắt đầu của năm tài chính mới - tháng 4/2022. Các bạn tốt nghiệp tháng 9 năm 2022 về cơ bản vào thời điểm tháng 4/2022 các bạn chưa tốt nghiệp nên sẽ không phải đối tượng tuyển dụng. Q2: Vậy thì, các du học sinh tốt nghiệp vào tháng 9/2022 sẽ bắt đầu đi tìm việc vào tháng 10/2021 - năm cuối cũng được phải không? 【Câu trả lời】Không không, mà thay vào đó, trước khi vào năm cuối (với Đại học sẽ là sinh viên năm 4) bạn nên tham dự khoá thực tập ngắn hạn. Thông qua khóa thực tập ngắn hạn này, bạn có thể có cơ hội được tuyển dụng chính thức, hoặc nếu không thì bạn cũng sẽ hiểu bản thân mình rõ hơn, điều này rất có ích khi viết sơ yếu lý lịch, hồ sơ ứng tuyển và khi tham gia phỏng vấn nữa đấy. Q3: Câu hỏi 3: Mọi người thường mất hơn 1 năm để tìm việc nhưng trong nửa năm có thể tìm việc được không? 【Câu trả lời】Không sao, bạn vẫn có thể tìm được việc trong nửa năm. Thế nhưng, quá trình này chỉ dành riêng cho các bạn tốt nghiệp vào tháng 9 ! Các bạn tốt nghiệp vào tháng 3 nếu định bắt đầu tìm việc trong nửa năm cuối (từ mùa thu của năm cuối) thì hãy nên biết rằng việc này vô cùng khó khăn ! Thêm vào đó, các bạn tốt nghiệp vào tháng 9 hãy đi tìm việc càng nhanh càng tốt. Các bạn có thời gian tìm việc ít hơn các bạn tốt nghiệp vào tháng 3 nên các bạn phải bắt tay vào tìm việc sớm hơn các bạn ấy ! Cách sử dụng thời gian là vô cùng quan trọng! Vì có ít thời gian dành cho quá trình đi tìm việc, thế nên các bạn tốt nghiệp tháng 9 cần phải sử dụng thời gian với cường độ cao hơn các bạn tốt nghiệp tháng 3. Trong vòng 1 tháng, con số ứng tuyển không phải chỉ nằm trong vòng 1 - 2 công ty mà hãy tích cực để đẩy con số lên từ 5 - 6 trở lên nhé. Dưới đây là những điểm cần hết sức lưu ý cho quá trình tìm việc. ① Nhanh chóng hoàn thành sơ yếu lý lịch Trước khi bước chân được vào vòng phỏng vấn, bạn cần vượt qua được vòng loại hồ sơ. Hiện tại, những bạn sinh viên dự định tốt nghiệp vào tháng 9 năm nay, nếu các bạn chưa hoàn thành sơ yếu lý lịch hay đơn đăng ký ứng tuyển thì hãy mau chóng hoàn thành đi nhé! ② Không “kén cá chọn canh" quy mô doanh nghiệp to / vừa và nhỏ. Đầu tiên, ứng tuyển vào các công ty cùng ngành. Tại các doanh nghiệp lớn, bạn có nhiều cơ hội nhận được mức lương cao. Thế nhưng, trong khi làm việc thì điều quan trọng hơn nhiều đó là nội dung công việc và môi trường làm việc. Các bạn hãy thử nghĩ với công việc đó, mình có thể phát triển bản thân như thế nào, cảm thấy mình cống hiến được gì và tạo ra được thành tích gì. ③ Tìm thông tin tuyển dụng bằng nhiều phương pháp khác nhau Bạn có thể tìm kiếm các công tin tuyển dụng thông qua công cụ tìm kiếm tại các trang hỗ trợ tìm việc của các công ty lớn, đăng ký tham gia buổi giới thiệu về công ty, ứng tuyển v.v. Trong bài viết trước chúng mình đã viết rõ về điều này, các bạn hãy ấn vào đường link dưới để xem thông tin chi tiết ! Nhanh lên thôi ! Lịch trình tìm việc của du học sinh Phòng hỗ trợ việc làm của trường (キャリアセンター、キャリア支援室 v.v.) Trong các cách đầu tiên bạn nên nghĩ đến đó là tìm đến “Trung tâm hỗ trợ việc làm" hoặc “Phòng hỗ trợ việc làm" của trường! Ở đó,các doanh nghiệp muốn tuyển dụng du học sinh sẽ gửi thông tin đến các trường đại học, cao đẳng, trường chuyên môn. Hello Work (trong tiếng Nhật gọi là ハローワーク) Bạn đã bao giờ nghe đến cái tên này chưa? Hello Work là cơ quan giới thiệu việc làm do chính phủ vận hành. Các trang giới thiệu thông tin tuyển dụng như “Mynavi” thường hay được biết đến nhưng ngoài những trang đó cũng có tiền bối chỉ tìm kiếm thông qua Hello Work mà vẫn có việc làm Trang chủ của Hello Work Du học sinh đã tìm việc thông qua Hello Work WA.SA.Bi. Buổi phỏng vấn thử miễn phí tại văn phòng của WA.SA.Bi. WA.SA.Bi. có trụ sở tại Osaka, ngoài việc cung cấp thông tin tuyển dụng (có thể đọc bằng tiếng Việt) trên trang web chính thức, bạn liên lạc với văn phòng Wasabi để có thể đăng ký tư vấn về tìm việc tại Nhật. Tùy vào tình hình dịch COVID-19, bạn có thể xin tư vấn thông qua hình thức online. WA.SA.Bi. Vượt qua gian khổ, chào đón tương lai! Tiền bối đã tìm việc thành công (chính giữa) Cuối cùng, chúng mình sẽ giới thiệu quy trình vào công ty của các bạn tốt nghiệp tháng 9. Vào làm từ tháng 10 Ngoài thời điểm mùa xuân, số công ty tổ chức tuyển dụng nhân viên mới vào mùa thu (bắt đầu làm việc từ mùa thu) đang tăng lên. Trong trường hợp này, để có thể bắt đầu làm việc ngay sau khi tốt nghiệp bạn sẽ phải tiến hành làm thủ tục thay đổi tư cách lưu trú trước khi tốt nghiệp. Có lẽ sẽ có bạn muốn dành 1 chút thời để nghỉ ngơi, nhưng bạn hãy thử nghĩ xem khi bắt đầu làm với tư cách là nhân viên chính thức, bạn sẽ nhận được mức lương cao hơn cả mức lương khi đi làm thêm đấy! Vào làm từ tháng 4 Sau khi tốt nghiệp xong, bạn phải chờ nửa năm để được vào công ty. Trong trường hợp này, bạn sẽ tạm thời đổi sang tư cách lưu trú “Hoạt động đặc định" (Tokutei katsudo), gần đến ngày vào công ty, bạn sẽ chuyển đổi tư cách để đi làm. Trong khoảng nửa năm này, bạn có thể về nước một thời gian, thế nhưng việc chuyển đổi tư cách lưu trú yêu cầu bạn phải có mặt ở Nhật nên hãy quay lại sớm nhé !
-
Những điều cần biết trước khi viết sơ yếu lý lịch!
Chào mọi người! Sơ yếu lý lịch rất quan trọng trong hoạt động tìm kiếm việc làm (hay còn gọi là “đi shuu”). Nếu không vượt qua được vòng loại hồ sơ với sơ yếu lý lịch, bạn sẽ khó được nhà tuyển dụng gọi đi phỏng vấn đấy. Vậy thì, để có thể đi đến vòng phỏng vấn cần phải viết sơ yếu lý lịch như thế nào? Sau đây, chúng mình sẽ giới thiệu đến các bạn một số điểm quan trọng cần lưu ý trước khi bắt đầu đặt bút viết nhé! Sơ yếu lý lịch và Entry sheet Khi tìm việc tại Nhật, có công ty sẽ yêu cầu nộp thêm Entry Sheet bên cạnh sơ yếu lý lịch (đặc biệt là các công ty lớn). Trong Entry Sheet thường có nhiều mục cần điền theo yêu cầu của công ty, nhưng chủ yếu là phần 自己PR và 志望動機 (lý do ứng tuyển). Nếu 2 phần này đều có trong cả sơ yếu lý lịch và Entry Sheet rồi, hãy liệt kê những ý chính vào phần 自己PR, 志望動機 và ghi nội dung chi tiết hơn vào Entry Sheet của mình nhé. Cách viết 自己PR 自己PR là phần vô cùng quan trọng trong sơ yếu lý lịch khi tìm việc. Trong phần này, hãy kể ra ít nhất 2 điểm mạnh để làm nổi bật bản thân. Viết càng cụ thể càng tốt nhé! Theo đó, khi liên kết với các phần trải nghiệm, câu chuyện cá nhân khác như học tập, sinh hoạt câu lạc bộ, hoạt động xã hội (tình nguyện viên), làm thêm, đi thực tập... nội dung sơ yếu lý lịch của bạn sẽ trở nên rõ ràng và rành mạch hơn đấy. Nhờ vậy mà bạn sẽ dễ dàng để lại ấn tượng đối với nhà tuyển dụng, cũng như dẫn dắt đến các câu hỏi trong buổi phỏng vấn. Sự khác biệt giữa 自己PR và 自己紹介 Với 自己PR, hãy nhấn mạnh bản thân bằng điều bạn tự tin mình có thể làm tốt. Cẩn thận nếu không 自己PR sẽ trở thành một bài 自己紹介 (giới thiệu bản thân) đơn thuần đấy nhé! Dù bạn dùng mẫu sơ yếu lý lịch được công ty chỉ định không có phần 自己PR thì đến khi phỏng vấn hầu như câu các hỏi đều yêu cầu và liên quan đến 自己PR. Vì thế, khi viết các phần sở thích, điểm mạnh - điểm yếu, kiến thức đã học ở trường các bạn hãy lưu ý tất cả những điều đó là dùng để PR cho chính mình đó nhé. Sơ yếu lý lịch của bạn sẽ để lại ấn tượng đối với nhà tuyển dụng như thế nào, đó chính là chìa khoá quyết định liệu bạn có đi đến vòng phỏng vấn được hay không!!! Điểm mạnh - điểm yếu Khi viết điểm mạnh - điểm yếu cũng vậy, luôn ghi nhớ viết sao cụ thể nhất để liên kết đến những trải nghiệm cá nhân, câu chuyện của mình. Đối các bạn vẫn chưa hiểu rõ điểm mạnh - điểm yếu của bản thân, sau đây chúng mình sẽ gợi ý một cách để mọi người có thể tham khảo. Điểm yếu và điểm mạnh sẽ thay đổi phụ thuộc vào góc nhìn của bạn. Chẳng hạn như, một người hay nói theo cách nói không tốt sẽ là “người lắm chuyện", “người ồn ào" nhưng nếu nói theo nghĩa tích cực sẽ là một “người năng động", “người quảng giao". Như vậy đây cũng là 1 bí kíp thay thế giữa điểm yếu và điểm mạnh, đồng thời biến điểm đó thành PR bản thân. Tuy nhiên, có vài trường hợp điểm mạnh cũng khó trở thành điểm cộng để nhà tuyển dụng cân nhắc nếu bạn không biết cách dẫn dắt nó vào công việc, chẳng hạn như điểm mạnh đó sẽ áp dụng như thế nào tại nơi làm việc? Nếu không trực tiếp liên kết đến sự đóng góp trong công việc, bạn có thể viết về những nỗ lực vận dụng điểm mạnh ấy để phát triển kinh nghiệm hay giúp đỡ, hỗ trợ được những ai? Như vậy chúng ta sẽ khoe khéo được tính cách, hình ảnh nỗ lực của mình rồi phải không nào. Ngoài ra, khi viết về điểm yếu, nếu kể ra được bạn đã cố gắng như thế nào để thay đổi những điều chưa tốt của mình cũng chính là một chất liệu tuyệt vời để PR bản thân đấy. Cách viết 志望動機 (lý do ứng tuyển) 志望動機 (lý do ứng tuyển) là phần cực kỳ quan trọng trong sơ yếu lý lịch. Ngay cả khi phỏng vấn, chắc chắn nhà tuyển dụng cũng sẽ đặt câu hỏi này. Trong sơ yếu lý lịch sẽ có phần viết về lý do muốn vào làm việc tại công ty, nhưng để viết lý do sao cho thật phù hợp, bạn cần phải nắm được công ty đó “hiện tại đang làm gì?”, “sau này sẽ làm gì" và “cần người như thế nào?” Vì vậy, hãy tìm hiểu thông tin công ty trên Internet và đọc thật kỹ! Chú ý các mục “sơ lược nội dung kinh doanh", “nội dung kinh doanh”, “triết lý doanh nghiệp”, “định hướng doanh nghiệp”, “kế hoạch kinh doanh”..v..v Ngoài ra, khi có cơ hội hãy đi thực tập, tham gia buổi giới thiệu công ty, được hơn nữa hãy hỏi thăm các anh chị hiện đang làm việc tại công ty đó nếu có thể nhé. Sau khi hiểu được thật cụ thể nội dung kinh doanh, triết lý, thế mạnh, phong cách của công ty, nội dung công việc bạn sẽ dần hình dung ra được công việc mình mong muốn làm, mình có thể cống hiến ra sao, có cho mình một bản sơ yếu lý lịch thật vượt trội! Khi ấy, quan trọng là viết sao cho thật chi tiết và liên kết đến kinh nghiệm, câu chuyện cá nhân. Cách viết các phần khác Chuyên ngành ở Đại học - trường chuyên môn Hãy viết cụ thể bạn đã học những gì chứ không phải chỉ mỗi tên môn học. Đây là phần có thể cho nhà tuyển dụng thấy kiến thức chuyên ngành, đặc biệt đối với các bạn theo học khối ngành 理系 (ban khoa học tự nhiên) hãy ghi thật chi tiết nội dung chuyên môn vào nhé! Bên cạnh đó, dù là 文系 (ban khoa học xã hội) hay 理系 (ban khoa học tự nhiên) cũng đều nên viết những nỗ lực mà bạn đã bỏ ra trong quá trình học tập. Mọi người tham khảo ví dụ là hiểu nè. Đoạn văn ví dụ: Tôi đã tham dự lớp tiếng Anh tại trường đại học. Lúc ấy, trong số các ngoại ngữ tôi chỉ tập trung học tiếng Nhật mà không dành nhiều thời gian cho tiếng Anh, nên ban đầu khá vất vả khi phải học tiếng Anh ở trường đại học. Thế nhưng, khi ý thức được rằng tương lai có thể rộng mở hơn tôi đã quyết tâm học tiếng Anh thật tốt. Không chỉ soạn bài trước và ôn bài lại sau giờ học, tôi cố gắng tập viết đoạn văn ngắn kể chuyện bằng những từ đơn ghi nhớ được trong ngày hôm, sau đó tôi luyện đọc đoạn văn ấy thật nhiều lần. Kiên trì như vậy trong suốt 1 năm cho đến kỳ thi cả đầu kỳ và cuối kỳ tôi đều đạt 90/100 điểm. Dù đã hoàn thành số tín chỉ cần thiết của môn tiếng Anh, tôi vẫn tiếp tục tự học và lấy được 700 điểm TOEIC vào năm 3 đại học. Sau khi vào làm tại công ty tôi vẫn tiếp tục học tiếng Anh, nếu được phụ trách công việc sử dụng tiếng Anh tôi cũng sẽ nỗ lực hết sức mình. Kinh nghiệm bên ngoài trường học Phần này bạn hãy kể ra những kinh nghiệm làm thêm khi còn đi học. Điều mà nhà tuyển dụng muốn biết chính là từ kinh nghiệm làm thêm bạn đã học được gì? Cẩn thận để không chỉ kết thúc bằng một bài giới thiệu nội dung công việc làm thêm đơn thuần nhé. Lưu ý khi viết sơ yếu lý lịch Nên viết sơ yếu lý lịch khi nào? Hãy chuẩn bị và viết sớm nhất có thể! Chuẩn nhất là vào khoảng cuối tháng 2 trước khi bước vào năm học cuối. Bởi vì từ tháng 3 các buổi giới thiệu công ty sẽ chính thức bắt đầu. Phần quan trọng nhất sẽ tốn của bạn kha khá thời gian đấy. Với những bạn gặp khó khăn khi viết sơ yếu lý lịch hãy dùng WA.SA.Bi.công cụ tạo sơ yếu lý lịch trên website WA.SA.Bi. nhé ※Sau khi đăng ký thành viên website WA.SA.Bi. bạn có thể sử dụng công cụ tạo sơ yếu lý lịch từ “My page". Ảnh thẻ chính là ấn tượng đầu tiên! Dù bạn là nam hay nữ, nên chuẩn bị cho mình một tấm ảnh thật nghiêm túc và chỉnh chu trong bộ vest lịch sự để làm ảnh thẻ chuyên dùng khi tìm việc nhé. Có thể mỉm cười nhẹ nhàng nhưng nụ cười để lộ răng có lẽ sẽ không phù hợp lắm với một bức ảnh trên sơ yếu lý lịch. Ngoài ra, một bức ảnh chân dung với mái tóc tối màu giống như khi đi phỏng vấn cũng an toàn hơn là bức ảnh với mái tóc nhuộm màu nâu đấy. Đừng quên nhờ người Nhật kiểm tra trước! Sau khi chuẩn bị kỹ càng và cố gắng hết sức để viết ra một bản sơ yếu lý lịch, hãy nhờ người Nhật đang hỗ trợ kiểm tra lại nội dung nhé! Cuối cùng, chỉnh sửa lại một chút tiếng Nhật và hoàn thiện phần nội dung theo lời khuyên của người đó nha! Vậy thì, ai có thể kiểm tra giúp bạn sơ yếu lý lịch đây? Người phụ trách hỗ trợ việc làm tại trường đại học, trường chuyên môn Nhất định hãy đến tư vấn tại phòng hỗ trợ việc làm tại trường học và hỏi xin lời khuyên từ các giáo viên hướng dẫn của trường đại học của bạn. WA.SA.Bi. Nhóm hỗ trợ du học sinh WA.SA.Bi. đang trợ giúp các bạn tạo sơ yếu lý lịch hoàn toàn miễn phí. Chúng mình còn nhận tư vấn bằng nhiều ngôn ngữ nữa nha! Văn phòng của WA.SA.Bi. nằm ngay tại thành phố Osaka nhưng chúng mình vẫn nhận tư vấn và hỗ trợ trực tuyến cho các bạn du học sinh trên toàn Nhật Bản luôn đấy. Cùng kết bạn LINE và bắt đầu trò chuyện bạn nhé!
-
Hãy viết một cách thật hiệu quả về “Sở trường – Sở đoản”!
Chào các bạn! Trong thời gian đi tìm việc ở Nhật, chắc hẳn các bạn có rất nhiều nỗi bất an. “Nên viết gì vào phần Sơ yếu lý lịch nhỉ...”“Trong buổi phỏng vấn sẽ bị hỏi gì nhỉ...” Chắc hẳn bạn đã từng tự đặt ra cho mình những câu hỏi như trên, tuy nhiên thì nội dung mà bạn viết trong Sơ yếu lý lịch và câu hỏi được người phỏng vấn đưa ra trong buổi phỏng vấn có quy định nhất định nhé. Khi bạn biết trước những quy định này, sau đó đưa ra “giải pháp” giải quyết chúng thì hãy khiến cho doanh nghiệp nghĩ rằng “Chúng tôi muốn tuyển bạn”. Trong bài “Những điều cần biết trước khi viết sơ yếu lý lịch”, chúng mình đã giải thích khái quát về mục “Sở trường - Sở đoản”. Lần này và lần kế tiếp, chúng mình sẽ đưa ra các ví dụ mà các anh chị tiền bối đã viết, thông qua đó giải thích kĩ hơn về mục này nhé. Mình là người biết rõ nhất về bản thân mình?? Ai là người đánh giá “sở trường - sở đoản” của bạn ・ Sở trường là “điểm tốt của bạn” (Điểm mà “chính bạn” thấy tốt) ・ Sở đoản là “điểm không tốt của bạn”(Điểm mà “chính bạn” thấy không tốt) “Mình là người biết rõ nhất về bản thân mình.” --- Các bạn ơi, có thể các bạn tin như vậy, nhưng không phải lúc nào cũng là như vậy đâu.Có những điều tốt mà chính bạn không để ý đến, ngược lại, có những điểm không tốt mà chính bạn cũng không nhận ra. Trong khi tìm việc, khiến đối phương đánh giá về sở trường - sở đoản của mình như thế nào là điều rất quan trọng. Trong quá trình tìm việc, người đánh giá “sở trường - sở đoản” của bạn chính là “người phụ trách tuyển dụng của doanh nghiệp”. Vì vậy, trước tiên, nếu bạn không cho họ biết sở trường - sở đoản của bản thân một cách đầy đủ thông qua sơ yếu lý lịch và phỏng vấn, bạn sẽ không thể nhận được đánh giá phù hợp từ nhà tuyển dụng. Điểm lưu ý trong Sơ yếu lý lịch (tổng quát) Khi giải thích về sở trường - sở đoản của mình cho nhà tuyển dụng biết, trong sơ yếu lý lịch thì cần truyền tải bằng câu chữ, trong phỏng vấn thì cần truyền tải bằng lời nói nhưng cũng có trường hợp vì khác ngôn ngữ mẹ đẻ nên diễn đạt bằng tiếng Nhật là một điều khó khăn. Thêm nữa, điểm quan trọng hơn cả vấn đề ngôn ngữ đó là tính cụ thể và “câu chuyện”. Trong sơ yếu lý lịch các bạn du học sinh “Em là người cần cù, chăm chỉ”, “Em là người luôn nỗ lực cố gắng”, “Em là người biết cảm thông và chia sẻ” v.v. có rất nhiều cách nói trừu tượng như thế này nên thường không thể truyền tải một cách cụ thể về điểm tốt của mình. Nếu bạn chỉ viết những sự thật như “Em đứng thứ nhất trong lớp”, “Em đã đỗ một kì thi khó” v.v. mà không viết về “câu chuyện” đằng sau đó, viết về quá trình làm thế nào bạn đã có thể đạt được thành công đó, từ việc đó bạn học được điều gì v.v. thì tất cả những điều bạn viết chỉ dừng lại ở sự tự mãn “em rất giỏi, em rất cừ đúng không nào” mà thôi. * Về “câu chuyện” (story), bạn có thể tham khảo trong bài viết “Ví dụ và Giải thích về cách viết Sơ yếu lý lịch: Phần 1” “Điểm tốt của bạn” là gì Vậy thì, trong Sơ yếu lý lịch hay khi trả lời phỏng vấn, làm thế nào để có thể truyền tải được “sở trường (điểm tốt) của bạn” nhỉ? Điểm quan trọng ở đây chính là “suy nghĩ từ quan điểm của doanh nghiệp có ý định tuyển dụng bạn”. Doanh nghiệp muốn tuyển dụng người như thế nào nhỉ? Đó chính là “người có thể đóng góp tích cực cho công ty sau khi vào làm”. Như vậy có nghĩa là khi viết về “sở trường”, bạn phải xây dựng câu chuyện (story) và lồng ghép vào đó những dữ kiện để khiến công ty nghĩ rằng “sau khi vào làm việc, bạn có thể phát huy sở trường đó và đóng góp tích cực cho công việc. Để làm được điều này, bạn cần phân tích bản thân dưới góc độ “làm thế nào để mình có thể phát huy những sở trường của bản thân trong doanh nghiệp mình muốn vào”. Bạn cũng nên tự khám phá “những sở trường mà chính bạn cũng không biết”, tưởng tượng xem sau khi vào doanh nghiệp thì các sở trường đó được phát huy như thế nào. Sở đoản quan trọng hơn sở trường “Tôi quá nghiêm túc”“Tôi không thể làm đồng thời nhiều việc”“Tôi không giỏi giao tiếp với mọi người” Bất kì ai cũng có “điểm không tốt (sở đoản). Nhưng, bạn không được viết nguyên si duy nhất “sở đoản” của mình vào sơ yếu lý lịch. Điều mà doanh nghiệp muốn biết là thái độ và quá trình nỗ lực của ban để khắc phục “sở đoản” đó như thế nào (đã cố gắng khắc phục chưa)? “Khắc phục nhược điểm” là một thách thức mà bạn sẽ phải đối mặt cả khi đi làm. Các doanh nghiệp cũng biết rằng không ai có thể làm mọi việc một cách hoàn hảo ngay sau khi bắt đầu đi làm. Nói cách khác, khi đi làm, có rất nhiều “việc bạn không thể làm”. Khi nảy sinh những việc “không thể” đó thì bạn sẽ có thái độ và nỗ lực khắc phục để vượt qua nó như thế nào, đấy chính là điều doanh nghiệp muốn biết. Nhà tuyển dụng có thể đánh giá bạn có “thái độ và năng lực khắc phục nhược điểm” hay không thông qua những thông tin mà bạn viết trong sơ yếu lý lịch như “khi đi học hoặc cho tới bây giờ, mình đã gặp phải những vấn đề gì, mình đã giải quyết những vấn đề đó như thế nào” và thông qua những điều bạn giải thích khi phỏng vấn. Bạn cũng có thể suy nghĩ như những gì được viết trong mục “sở đoản” quan trọng hơn những gì được viết trong mục “sở trường”. Doanh nghiệp đi tìm những người có “thái độ và khả năng giải quyết vấn đề và khắc phục nhược điểm”. Phép biến sở đoản thành sở trường Bạn đã hiểu được rằng năng lực khắc phục nhược điểm là điều rất quan trọng rồi phải không? Vậy thì, điểm quan trọng tiếp theo là “truyền tải một cách chính xác câu chuyện khắc phục nhược điểm trong Sơ yếu lý lịch”. Cũng có thể gọi là “quá trình chuyển từ nhược điểm sang ưu điểm”. Ví dụ, việc “quá nghiêm túc”, “không thể làm đồng thời nhiều việc” nghĩa là “bạn có thể nhìn nhận mọi thứ một cách nghiêm túc”. Bằng cách này, nếu bạn viết thêm những từ có ý nghĩa trái ngược (từ trái nghĩa), bạn có thể thể hiện sở đoản của mình như là “vừa là nhược điểm vừa là ưu điểm”. Thêm nữa, không chỉ thay đổi cách diễn đạt, để khắc phục nhược điểm “không thể làm đồng thời nhiều việc”, bạn đã quản lý thời gian như thế nào, trong hoạt động nào đó thì bạn đã cùng các bạn khác trong nhóm phân chia công việc, cùng nhau nỗ lực như thế nào v.v. nếu bạn thể hiện được quá trình nỗ lực của mình một cách cụ thể và cả kết quả của nó như là một câu chuyện thì chắc chắn sẽ truyền đạt được 1 cách chi tiết tới nhà tuyển dụng về “thái độ, khả năng giải quyết vấn đề và khắc phục nhược điểm của bản thân”. Bằng cách đầu tư công sức như thế này, điều được nghĩ là “nhược điểm” cũng có mặt “ưu điểm”, hơn nữa, thông qua việc viết về câu chuyện khắc phục “nhược điểm, kết quả là bạn có thể truyền tải rằng bạn có ưu điểm là “khả năng khắc phục nhược điểm”. Phương pháp này giống như một phép thuật phải không. Cách tìm ưu điểm và nhược điểm Sau khi hiểu các điểm quan trọng trong việc viết “sở trường - sở đoản”, việc còn lại chỉ là thực hành thôi. Thế nhưng, chúng mình nhận được rất nhiều lời xin tư vấn như:“Nghĩ mãi mà không biết sở trường - sở đoản của mình...”“Đã biết là việc viết câu chuyện rất quan trọng rồi, nhưng lại không biết nên viết như thế nào...” Vì vậy, chúng mình sẽ giới thiệu tới các bạn 2 điểm quan trọng. Điểm ①: Nhìn lại chặng đường đã đi qua rồi viết vào sổ tay Chính “quá khứ” của bạn đã tạo nên tất cả những tính cách, hiểu biết, kinh nghiệm của bạn ở hiện tại. Chắc chắn là tất cả những người bạn đã gặp từ bố mẹ, anh chị em trong gia đình, bạn thân, người yêu, thầy cô giáo trong trường, bạn bè trong câu lạc bộ hay sếp, tiền bối, đồng nghiệp ở nơi làm thêm v.v. đều để lại kỷ niệm đẹp và kỷ niệm không đẹp trong bạn. Từng kỉ niệm và trải nghiệm đó đã tạo thành bạn của hôm nay. Chính vì vậy, đầu tiên, bạn hãy dành một chút thời gian để nhớ lại những trải nghiệm, kinh nghiệm, những người bạn đã gặp từ trước đến giờ. Có lẽ bạn cũng sẽ nhớ lại những “việc mình đã thành công”, “việc mình đã thất bại”, kể cả những “thất bại lớn mà bạn không muốn nhớ lại”. Hãy nhớ lại và viết ra từng điều từng điều như vậy, theo thứ tự từ nhỏ tới lớn. Dù bạn không thể nhớ chi tiết thì cũng không sao, hãy viết trong phạm vi trí nhớ của mình. Nếu đã viết đến mức “không còn nhớ thêm được gì nữa” thì hãy đọc đi đọc lại những gì mình đã viết. Bạn sẽ thấy ưu điểm và nhược điểm của mình trong những điều mà bạn đã viết ra đấy. Điểm ②: Hỏi những người xung quanh Dành cho những bạn đã viết xong “lịch sử” của mình đến đoạn “không còn nhớ thêm được gì nữa”. Vẫn còn một việc nữa cần phải làm. Đó là việc hỏi những người xung quanh bạn về sở trường và sở đoản của bạn. Trong phần đầu như chúng mình đã nói, khi đi xin việc, người đánh giá cuối cùng về bạn không phải là bạn mà là người phụ trách tuyển dụng của doanh nghiệp. Bằng việc biết hình ảnh của bản thân (sở trường - sở đoản) được người khác nhìn như thế nào và thêm vào phần tự phân tích bản thân, nội dung trong mục “sở trường - sở đoản” của sơ yếu lý lịch sẽ trở nên sâu sắc và phù hợp hơn. Bạn hãy hỏi những người mà bạn đã đề cập trong điểm ① về bạn. Không chỉ hỏi 1 người, hãy hỏi vài người nhé. Những “sở trường - sở đoản” của bạn mà những người xung quanh đưa ra chắc chắn sẽ trùng không ít với những gì mà nhà tuyển dụng cảm nhận khi nói chuyện với bạn trong buổi phỏng vấn. Nếu Sơ yếu lý lịch phản ánh được sở trường - sở đoản của bạn từ quan điểm của người khác thì khả năng cao là nhà tuyển dụng sẽ coi bạn là “người có thể tự phân tích bản thân đúng cách”, “người trung thực và đáng tin cậy”. Bên cạnh đó, nếu viết thêm câu chuyện khắc phục nhược điểm của bản thân, bạn sẽ càng được đánh giá cao. Lần này, chúng mình đã giải thích cách viết cũng như cách hiểu về phần “sở trường - sở đoản”. Lần tới, chúng mình sẽ giới thiệu những ví dụ cụ thể của các anh chị tiền bối, thông qua đó sẽ phân tích kỹ hơn nhé.
Xếp hạng bài viết phổ biến
-
Lớp học tiếng Nhật online miễn phí 17078 views
-
Không được ăn ốc bắt ở ruộng lúa 15547 views
-
“Đúng giờ” ở Nhật là như thế nào? 13037 views
Platinum Sponsor
Bronze Sponsors
- Global HR Strategy
- Trường Nhật Ngữ EHLE
Đơn vị hỗ trợ
- Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam
- Trung tâm Giao lưu Văn hoá Nhật Bản tại Việt Nam
- Văn phòng JNTO Hà Nội
- Liên đoàn kinh tế vùng Kansai
- Hội Việt Nam (JAVN)
- Hội hỗ trợ Tomoiki Việt Nhật
- Hiệp hội phát triển giao lưu nguồn nhân lực quốc tế
Đơn vị hợp tác
Tổ chức hỗ trợ du học sinh
Nhật Bản (JASSO)
Mạng lưới luật sư cho lao động người nước ngoài