Kinh nghiệm của tôi (Du học - Nhân lực chất lượng cao)
Xếp hạng bài viết phổ biến
-
Lớp học tiếng Nhật online miễn phí 17066 views
-
Không được ăn ốc bắt ở ruộng lúa 15539 views
-
“Đúng giờ” ở Nhật là như thế nào? 13031 views
Gặp gỡ sempai số này
Nguyễn Thị Oanh
- Năm 2017 Tốt nghiệp THPT
- Năm 2017Vào học Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Nhật Bản tại Trường Đại học Ngoại ngữ -Đại học Quốc gia Hà Nội
- Năm 2019 Tham gia chương trình giao lưu của Đại học Meiji (trong khoảng 3 tuần tại Tokyo)
- Năm 2020 Du học 1 năm tại trường Đại học Kyoto
- Năm 2021 Quay về Việt Nam
- Năm 2022 Tốt nghiệp Đại học (Tháng 3)
〈Sinh năm 1997 tại Hà Nội〉
Bắt đầu học tiếng Nhật khi vào đại học và đạt thành tích học tập xuất sắc, Oanh nhận học bổng du học 1 năm tại trường Đại học Kyoto theo chương trình học bổng du học của Chính phủ. Bài viết hôm nay sẽ giới thiệu những chia sẻ của Oanh về phương pháp học tập, tổng quan chương trình du học và các gợi ý về địa điểm tham quan nổi tiếng ở Kyoto
〈Nội dung〉
- • Học tiếng Nhật : Những nỗ lực không ngừng nghỉ của tôi
- • Giao lưu cùng sinh viên Nhật tại Việt Nam
- • Lần đầu đặt chân đến Nhật trong chuyến giao lưu ngắn hạn
- • Câu chuyện đến Nhật và ký túc xá du học sinh
- • Chương trình học Đại học trong bối cảnh dịch COVID-19
- • Giao lưu cùng cộng đồng người Việt tại Kyoto
- • Các địa điểm tham quan yêu thích của tôi tại Kyoto
- • Lời kết
Học tiếng Nhật : Những nỗ lực không ngừng của tôi
Phát huy năng lực tiếng Nhật và trở thành giáo viên tại một trung tâm Nhật ngữ.
Tôi vốn là người thích các thể loại phim truyền hình dài tập và phim hoạt hình (anime) của Nhật Bản.Cá nhân tôi rất say mê với nét đẹp văn hóa và các phong cảnh đậm chất Nhật Bản xuất hiện trong những bộ phim đó. Chính vì thế, sau khi vào Đại học, tôi quyết định tìm hiểu về đất nước Nhật Bản và tiếng Nhật. Tôi bắt đầu học tiếng Nhật và lần lượt đỗ chứng chỉ N3 (JLPT) vào năm 2 và chứng chỉ N2 vào năm 3.
Ngoài giờ học, mỗi ngày tôi dành khoảng 2-3 tiếng tự học (chủ yếu làm bài tập và ôn lại bài trên lớp). Bên cạnh đó tôi thường lên Netflix xem các bộ phim truyền hình và anime để trao dồi thêm kỹ năng nghe.
- ・Chi phí xem phim trên Netflix tôi chia ra thanh toán cùng với 4 người bạn khác.
- ・Các bộ phim tôi rất thích có thể kể đến như “Vùng đất linh hồn” , “Hàng xóm của tôi là Totoro”, “Từ 5 giờ đến 9 giờ- Nhà sư khi yêu”
- ・Trước tiên tôi sẽ xem phim với phần phụ đề tiếng Việt và những lần sau đó sẽ chuyển qua chế độ phụ đề tiếng Nhật.
Giao lưu cùng sinh viên Nhật tại Việt Nam
Cùng các bạn sinh viên Nhật đến tham quan khu du lịch Tràng An (Tỉnh Ninh Bình)
Trường Đại học Quốc gia Hà Nội của tôi thường xuyên tổ chức các chương trình giao lưu ngắn hạn dành cho sinh viên người Nhật. Khoảng thời gian năm 2 và năm 3, tôi tình nguyện hỗ trợ và tham gia vào rất nhiều chương trình như thế. Nhờ đó tôi có cơ hội giao lưu với rất nhiều các bạn sinh viên người Nhật.
- ・Thời gian của mỗi chương trình giao lưu diễn ra trong khoảng 1-2 tuần
- ・Đối tượng tham gia là sinh viên của các trường chuyên ngoại ngữ và các trường Đại học ở Nhật
- ・Nội dung xoay quanh về giao lưu văn hóa và các mẫu hội thoại tiếng Việt đơn giản
- ・Chúng tôi cũng hướng dẫn các bạn người Nhật đi tham quan các địa danh nổi tiếng
Trong số những người bạn Nhật tôi quen được qua các chương trình giao lưu ấy, có những người tôi đã gặp lại khi đến Nhật du học và có cả những người bạn Nhật đã đi từ Tokyo đến Kyoto để gặp tôi.
Lần đầu đặt chân đến Nhật trong chuyến giao lưu ngắn hạn
Tham quan Tokyo cùng các bạn sinh viên Đại học Meiji
Tháng 6 năm 2019, sau khi hoàn thành chương trình học năm 2, tôi lần đầu đặt chân đến Nhật theo chương trình giao lưu ngắn hạn của Đại học Meiji
- ・Năm đó, trong khoa tôi có 7 bạn được tiến cử và 3 bạn khác đến từ trường Đại học Hà Nội (chủ yếu là các sinh viên có thành tích xuất sắc)
- ・Chúng tôi chỉ phải tự trả tiền vé máy bay
- ・Tất cả chi phí lưu trú và học phí trong 3 tuần được trường Đại học Meiji tài trợ
- ・Mỗi người chúng tôi được nhận học bổng 80.000 Yên từ Tổ chức hỗ trợ sinh viên Nhật Bản (JASSO)
Nhờ chương trình giao lưu, chúng tôi có cơ hội tham gia trải nghiệm học tập cùng các sinh viên trường Đại học Meiji và được các bạn giới thiệu về Tokyo. Ngoài ra, chúng tôi còn tự làm video quảng bá hình ảnh du lịch của tỉnh Toyama cho khách du lịch nước ngoài, trải nghiệm đàn Shamisen (một loại nhạc cụ truyền thống của Nhật Bản), vũ điệu tế Thần (Kagura-mai) và nhập vai Vu Nữ (Miko) tại đền thờ Thần Đạo.
Câu chuyện đến Nhật và ký túc xá du học sinh
Không gian ký túc xá của tôi
Thành tích học tập của tôi xếp vị trí thứ 2 trong số khoảng 200 sinh viên cùng khóa. Nhờ đó tôi được trường tiến cử du học theo chương trình học bổng của Chính Phủ và tham gia cuộc thi tại Đại sứ quán Nhật Bản tại Hà Nội. Sau đó tôi may mắn nhận được học bổng du học 1 năm tại Đại học Kyoto (thời gian du học bắt đầu từ tháng 9/2020).
Sau khi nhập cảnh, tôi cách ly 15 ngày tại một khách sạn gần sân bay Narita theo quy định phòng ngừa COVID-19. Sau đó, tôi cùng 3 người bạn Việt Nam (các bạn du học tại Đại học Kyoto và du học bậc tiến sĩ) đi xe bus đêm đến Kyoto và bắt đầu hành trình du học của mình. Vì là chương trình du học theo học bổng Chính phủ nên được miễn hoàn toàn học phí. Học bổng của chính phủ Nhật Bản cũng đủ cho sinh hoạt phí nên tôi không phải đi làm thêm.
- ・Chúng tôi sống tại ký túc xá dành cho du học sinh của trường : Tổng cộng có 11 sinh viên sống cùng một khu (5 người Trung Quốc, 2 người Việt Nam, 1 người Nga, 1 người Anh, 1 người Ấn Độ, 1 người Romania)
- ・Ngôn ngữ giao tiếp chung trong ký túc xá là tiếng Nhật
- ・Mỗi ngày tôi đi học bằng tàu điện ngầm và xe bus (mất khoảng 30 phút). Vào mùa xuân và mùa thu, tôi chỉ đi học bằng xe đạp.
Chương trình học Đại học trong bối cảnh dịch COVID-19
Hăng say luyện tập viết Thư pháp (Thư Đạo) trong một giờ học tại trường ĐH Kyoto
Các tiết học ở trường Đại học đa phần là giờ học Online do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Tuy nhiên, khi dịch bệnh đã dần ổn định, trường tổ chức lại các lớp học offline và tôi bắt đầu đến trường hơn 4 lần/tuần. Các môn tôi đăng ký học có thể kể đến như “Pháp luật và chính trị Nhật Bản”, “Các vấn đề xã hội Nhật Bản hiện đại”, “Tiếng Nhật đại cương”,.. và toàn bộ được giảng dạy bằng tiếng Nhật. Các giờ học đặc biệt dành cho du học sinh chiếm phần lớn nhưng cũng có những môn chúng tôi học cùng các bạn người Nhật.
Kỷ niệm tuyệt vời nhất của tôi là trải nghiệm thử làm bánh Wagashi và viết thư pháp (Thư Đạo) trong chương trình nghiên cứu văn hóa Nhật Bản.Ngoài ra chúng tôi còn được giao lưu với các bạn học sinh ở 1 trường Trung học phổ thông ở Kyoto. Đáng tiếc vì theo thường lệ chúng tôi sẽ được đến thăm trường nhưng hôm đó chúng tôi chỉ được giao lưu online với các em học sinh của trường THPT đó. Theo dự kiến ban đầu sẽ có chuyến du lịch kết hợp nghiên cứu tại các địa điểm tham quan nổi tiếng (khoảng 2 ngày 1 đêm) nhưng do tình hình dịch diễn biến phức tạp nên kế hoạch thay đổi thành chuyến du lịch đi trong ngày.
Khuôn viên trường Đại học Kyoto
Tuy nhiên, tôi đã được giao lưu rất nhiều với các bạn du học sinh và thầy cô trong những giờ học tại trường.Tôi đã tổng hợp tài liệu thuyết trình và phát biểu kết quả nghiên cứu của mình trong giờ học kỹ năng thuyết trình (Academic Presentation). Đề tài nghiên cứu của tôi xoay quanh các vấn đề về ô nhiễm không khí và mối quan hệ giữa các yếu tố trong gia đình với vấn đề kết hôn muộn và không kết hôn ở Nhật Bản. Trong môn học này, tôi cùng các bạn du học sinh tranh luận, tìm kiếm tư liệu nghiên cứu và xây dựng tài liệu bằng tiếng Nhật. Bên cạnh đó chúng tôi cùng nhau luyện tập thuyết trình bằng tiếng Nhật ở ký túc xá.
Ngoài ra, tôi cũng thường xuyên luyện tập hội thoại với các bạn sinh viên người Nhật chuyên phụ trách hỗ trợ du học sinh ở trường.Nhờ đó tôi có thêm nhiều cơ hội sử dụng tiếng Nhật hơn.
Giao lưu cùng cộng đồng người Việt tại Kyoto
Tham quan chùa Mimuroto cùng những người bạn của Hội VYSA Kyoto
Bên cạnh các hoạt động ở trường, tôi còn tham gia Hội Thanh niên Sinh viên Việt Nam (VYSA) Kyoto.Đây là nơi quy tụ cả các bạn sinh Viên, Nghiên cứu sinh Thạc sĩ, Tiến sĩ và cả những người đang đi làm đến từ Kyoto, Osaka và các khu vực lân cận. Nhiều hoạt động,sự kiện của Hội phải tạm ngưng do ảnh hưởng của đại dịch. Đến tháng 11/2020, khi tình hình ổn định hơn, chúng tôi đã tổ chức chuyến tham quan chùa Mimuroto và chùa Byodo tại Kyoto với sự tham gia của hơn 20 thành viên.
Ngoài ra, tôi cũng đã cùng người bạn trong Hội VYSA đi tham quan Chùa Hasedera ở tỉnh Nara. Chùa tọa lạc tại một địa điểm khá bất tiện cho việc di chuyển đến nhưng đây thực sự là ngôi chùa rất tuyệt vời.
Bảng chi tiêu của tôi (Trung bình cho 1 tháng)
※100 yên = 19.900 VND (Tỷ giá ngày 10/3/2022)
Mức thu nhập:120,000 yên | |
Học bổng từ Chính phủ Nhật Bản |
120,000 yên |
Mức chi tiêu:110,000 yên | |
Tiền nhà(KTX du học sinh) |
13,000 yên |
Học phí(Miễn phí) |
0 yên |
Tiền điện, nước và gas |
6,000 yên |
Tiền điện thoại (không sử dụng SIM) |
0 yên |
Wi-Fi |
1,000 yên |
Tiền đồ ăn/Tiền ăn ngoài |
40,000 yên |
Tiền giáo trình, tiền đi lại và các chi phí phát sinh khác |
50,000 yên |
Khoảng chênh lệch:10,000 yên | |
※Dùng cho chi phí du lịch |
Các địa điểm tham quan yêu thích của tôi tại Kyoto
Quảng cảnh con dốc Keage Incline
Trong khoảng thời gian du học, tôi cùng chiếc xe đạp thân yêu đã đặt chân đến rất nhiều các địa điểm tham quan du lịch nổi tiếng của Kyoto như khu phố cổ Gion, chùa Thanh Thuỷ, đền Yasaka, đền Heian Jingu, sông Kamo,…Ngoài ra, tôi cùng thường đi tản bộ tại chùa Nanzenji gần ký túc xá, con dốc Keage Incline, đền Heian Jingu… Nếu sắp xếp những địa điểm trên theo đánh giá cá nhân của tôi thì sẽ như sau :
① Sông Kamo: Cực kì đẹp vào mùa hoa anh đào nở rộ. Chỉ cần ngắm nhìn toàn cảnh dòng sông đã đủ khiến bạn cảm thấy bình yên trong tâm hồn.
② Đền Heian Jingu và công viên Okazaki: Một địa điểm thú vị để tận hưởng vẻ đẹp của cánh cổng Tori khổng lồ và những cung đường tản bộ dọc dòng kênh. Khu vực này cũng trồng rất nhiều những hàng cây hoa anh đào.
③ Chùa Nanzenji và con dốc Keage Incline: Keage Incline là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng hàng đầu tại Kyoto. Phong cảnh tại chùa Nanzenji thì say đắm, hữu tình suốt bốn mùa.
④ Khu vực phố cổ Gion và Đền Yasaka
⑤ Chùa Thanh Thuỷ ( Kiyomizudera)
Bên bờ sông bình yên Kamo
Đền Heian Jingu tráng lệ
Lời kết
Hòa mình cùng thiên nhiên tại chùa Hasedera (Tỉnh Nara)
Ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đã khiến nhiều hoạt động của chương trình du học bị hạn chế hoặc tạm ngưng và ngay cả việc đi du lịch cũng không thể thực hiện được. Thế nhưng đối với tôi việc được du học tại một trong những trường Đại học hàng đầu Nhật Bản và trải nghiệm cuộc sống tại một thành phố tuyệt vời như Kyoto là những trải nghiệm vô cùng quý giá và không bao giờ quên được.
Nửa năm sau khi về nước, tôi tốt nghiệp Đại học vào tháng 3/2022 và hiện tại đang làm việc cho một công ty IT tại Hà Nội. Ước mơ của tôi trong tương lai là trở thành một giảng viên tiếng Nhật tại trường Đại học. Tôi mong muốn bản thân vẫn tiếp tục gắn kết với Nhật Bản và tiếng Nhật nhiều hơn nữa.
Gặp gỡ sempai số này
Nguyễn Thị Oanh
- Năm 2017Tốt nghiệp THPT
- Năm 2017Vào học Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Nhật Bản tại Trường Đại học Ngoại ngữ -Đại học Quốc gia Hà Nội
- Năm 2019 Tham gia chương trình giao lưu của Đại học Meiji (trong khoảng 3 tuần tại Tokyo)
- Năm 2020 Du học 1 năm tại trường Đại học Kyoto
- Năm 2021 Quay về Việt Nam
- Năm 2022Tốt nghiệp Đại học (Tháng 3)
〈Sinh năm 1997 tại Hà Nội〉
Bắt đầu học tiếng Nhật khi vào đại học và đạt thành tích học tập xuất sắc, Oanh nhận học bổng du học 1 năm tại trường Đại học Kyoto theo chương trình học bổng du học của Chính phủ. Bài viết hôm nay sẽ giới thiệu những chia sẻ của Oanh về phương pháp học tập, tổng quan chương trình du học và các gợi ý về địa điểm tham quan nổi tiếng ở Kyoto
〈Nội dung〉
- • Học tiếng Nhật : Những nỗ lực không ngừng nghỉ của tôi
- • Giao lưu cùng sinh viên Nhật tại Việt Nam
- • Lần đầu đặt chân đến Nhật trong chuyến giao lưu ngắn hạn
- • Câu chuyện đến Nhật và ký túc xá du học sinh
- • Chương trình học Đại học trong bối cảnh dịch COVID-19
- • Giao lưu cùng cộng đồng người Việt tại Kyoto
- • Các địa điểm tham quan yêu thích của tôi tại Kyoto
- • Lời kết
Học tiếng Nhật : Những nỗ lực không ngừng của tôi
Tôi vốn là người thích các thể loại phim truyền hình dài tập và phim hoạt hình (anime) của Nhật Bản.Cá nhân tôi rất say mê với nét đẹp văn hóa và các phong cảnh đậm chất Nhật Bản xuất hiện trong những bộ phim đó. Chính vì thế, sau khi vào Đại học, tôi quyết định tìm hiểu về đất nước Nhật Bản và tiếng Nhật. Tôi bắt đầu học tiếng Nhật và lần lượt đỗ chứng chỉ N3 (JLPT) vào năm 2 và chứng chỉ N2 vào năm 3.
Ngoài giờ học, mỗi ngày tôi dành khoảng 2-3 tiếng tự học (chủ yếu làm bài tập và ôn lại bài trên lớp). Bên cạnh đó tôi thường lên Netflix xem các bộ phim truyền hình và anime để trao dồi thêm kỹ năng nghe.
- ・Chi phí xem phim trên Netflix tôi chia ra thanh toán cùng với 4 người bạn khác.
- ・Các bộ phim tôi rất thích có thể kể đến như “Vùng đất linh hồn” , “Hàng xóm của tôi là Totoro”, “Từ 5 giờ đến 9 giờ- Nhà sư khi yêu”
- ・Trước tiên tôi sẽ xem phim với phần phụ đề tiếng Việt và những lần sau đó sẽ chuyển qua chế độ phụ đề tiếng Nhật.
Phát huy năng lực tiếng Nhật và trở thành giáo viên tại một trung tâm Nhật ngữ.
Giao lưu cùng sinh viên Nhật tại Việt Nam
Trường Đại học Quốc gia Hà Nội của tôi thường xuyên tổ chức các chương trình giao lưu ngắn hạn dành cho sinh viên người Nhật. Khoảng thời gian năm 2 và năm 3, tôi tình nguyện hỗ trợ và tham gia vào rất nhiều chương trình như thế. Nhờ đó tôi có cơ hội giao lưu với rất nhiều các bạn sinh viên người Nhật.
- ・Thời gian của mỗi chương trình giao lưu diễn ra trong khoảng 1-2 tuần
- ・Đối tượng tham gia là sinh viên của các trường chuyên ngoại ngữ và các trường Đại học ở Nhật
- ・Nội dung xoay quanh về giao lưu văn hóa và các mẫu hội thoại tiếng Việt đơn giản
- ・Chúng tôi cũng hướng dẫn các bạn người Nhật đi tham quan các địa danh nổi tiếng
Trong số những người bạn Nhật tôi quen được qua các chương trình giao lưu ấy, có những người tôi đã gặp lại khi đến Nhật du học và có cả những người bạn Nhật đã đi từ Tokyo đến Kyoto để gặp tôi.
Cùng các bạn sinh viên Nhật đến tham quan khu du lịch Tràng An (Tỉnh Ninh Bình)
Lần đầu đặt chân đến Nhật trong chuyến giao lưu ngắn hạn
Tháng 6 năm 2019, sau khi hoàn thành chương trình học năm 2, tôi lần đầu đặt chân đến Nhật theo chương trình giao lưu ngắn hạn của Đại học Meiji
- ・Năm đó, trong khoa tôi có 7 bạn được tiến cử và 3 bạn khác đến từ trường Đại học Hà Nội (chủ yếu là các sinh viên có thành tích xuất sắc)
- ・Chúng tôi chỉ phải tự trả tiền vé máy bay
- ・Tất cả chi phí lưu trú và học phí trong 3 tuần được trường Đại học Meiji tài trợ
- ・Mỗi người chúng tôi được nhận học bổng 80.000 Yên từ Tổ chức hỗ trợ sinh viên Nhật Bản (JASSO)
Nhờ chương trình giao lưu, chúng tôi có cơ hội tham gia trải nghiệm học tập cùng các sinh viên trường Đại học Meiji và được các bạn giới thiệu về Tokyo. Ngoài ra, chúng tôi còn tự làm video quảng bá hình ảnh du lịch của tỉnh Toyama cho khách du lịch nước ngoài, trải nghiệm đàn Shamisen (một loại nhạc cụ truyền thống của Nhật Bản), vũ điệu tế Thần (Kagura-mai) và nhập vai Vu Nữ (Miko) tại đền thờ Thần Đạo.
Tham quan Tokyo cùng các bạn sinh viên Đại học Meiji
Câu chuyện đến Nhật và ký túc xá du học sinh
Thành tích học tập của tôi xếp vị trí thứ 2 trong số khoảng 200 sinh viên cùng khóa. Nhờ đó tôi được trường tiến cử du học theo chương trình học bổng của Chính Phủ và tham gia cuộc thi tại Đại sứ quán Nhật Bản tại Hà Nội. Sau đó tôi may mắn nhận được học bổng du học 1 năm tại Đại học Kyoto (thời gian du học bắt đầu từ tháng 9/2020).
Sau khi nhập cảnh, tôi cách ly 15 ngày tại một khách sạn gần sân bay Narita theo quy định phòng ngừa COVID-19. Sau đó, tôi cùng 3 người bạn Việt Nam (các bạn du học tại Đại học Kyoto và du học bậc tiến sĩ) đi xe bus đêm đến Kyoto và bắt đầu hành trình du học của mình. Vì là chương trình du học theo học bổng Chính phủ nên được miễn hoàn toàn học phí. Học bổng của chính phủ Nhật Bản cũng đủ cho sinh hoạt phí nên tôi không phải đi làm thêm.
- ・Chúng tôi sống tại ký túc xá dành cho du học sinh của trường : Tổng cộng có 11 sinh viên sống cùng một khu (5 người Trung Quốc, 2 người Việt Nam, 1 người Nga, 1 người Anh, 1 người Ấn Độ, 1 người Romania)
- ・Ngôn ngữ giao tiếp chung trong ký túc xá là tiếng Nhật
- ・Mỗi ngày tôi đi học bằng tàu điện ngầm và xe bus (mất khoảng 30 phút). Vào mùa xuân và mùa thu, tôi chỉ đi học bằng xe đạp.
Không gian ký túc xá của tôi
Chương trình học Đại học trong bối cảnh dịch COVID-19
Các tiết học ở trường Đại học đa phần là giờ học Online do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Tuy nhiên, khi dịch bệnh đã dần ổn định, trường tổ chức lại các lớp học offline và tôi bắt đầu đến trường hơn 4 lần/tuần. Các môn tôi đăng ký học có thể kể đến như “Pháp luật và chính trị Nhật Bản”, “Các vấn đề xã hội Nhật Bản hiện đại”, “Tiếng Nhật đại cương”,.. và toàn bộ được giảng dạy bằng tiếng Nhật. Các giờ học đặc biệt dành cho du học sinh chiếm phần lớn nhưng cũng có những môn chúng tôi học cùng các bạn người Nhật.
Kỷ niệm tuyệt vời nhất của tôi là trải nghiệm thử làm bánh Wagashi và viết thư pháp (Thư Đạo) trong chương trình nghiên cứu văn hóa Nhật Bản.Ngoài ra chúng tôi còn được giao lưu với các bạn học sinh ở 1 trường Trung học phổ thông ở Kyoto. Đáng tiếc vì theo thường lệ chúng tôi sẽ được đến thăm trường nhưng hôm đó chúng tôi chỉ được giao lưu online với các em học sinh của trường THPT đó. Theo dự kiến ban đầu sẽ có chuyến du lịch kết hợp nghiên cứu tại các địa điểm tham quan nổi tiếng (khoảng 2 ngày 1 đêm) nhưng do tình hình dịch diễn biến phức tạp nên kế hoạch thay đổi thành chuyến du lịch đi trong ngày.
Hăng say luyện tập viết Thư pháp (Thư Đạo) trong một giờ học tại trường ĐH Kyoto
Tuy nhiên, tôi đã được giao lưu rất nhiều với các bạn du học sinh và thầy cô trong những giờ học tại trường.Tôi đã tổng hợp tài liệu thuyết trình và phát biểu kết quả nghiên cứu của mình trong giờ học kỹ năng thuyết trình (Academic Presentation). Đề tài nghiên cứu của tôi xoay quanh các vấn đề về ô nhiễm không khí và mối quan hệ giữa các yếu tố trong gia đình với vấn đề kết hôn muộn và không kết hôn ở Nhật Bản. Trong môn học này, tôi cùng các bạn du học sinh tranh luận, tìm kiếm tư liệu nghiên cứu và xây dựng tài liệu bằng tiếng Nhật. Bên cạnh đó chúng tôi cùng nhau luyện tập thuyết trình bằng tiếng Nhật ở ký túc xá.
Ngoài ra, tôi cũng thường xuyên luyện tập hội thoại với các bạn sinh viên người Nhật chuyên phụ trách hỗ trợ du học sinh ở trường.Nhờ đó tôi có thêm nhiều cơ hội sử dụng tiếng Nhật hơn.
Khuôn viên trường Đại học Kyoto
Giao lưu cùng cộng đồng người Việt tại Kyoto
Bên cạnh các hoạt động ở trường, tôi còn tham gia Hội Thanh niên Sinh viên Việt Nam (VYSA) Kyoto.Đây là nơi quy tụ cả các bạn sinh Viên, Nghiên cứu sinh Thạc sĩ, Tiến sĩ và cả những người đang đi làm đến từ Kyoto, Osaka và các khu vực lân cận. Nhiều hoạt động,sự kiện của Hội phải tạm ngưng do ảnh hưởng của đại dịch. Đến tháng 11/2020, khi tình hình ổn định hơn, chúng tôi đã tổ chức chuyến tham quan chùa Mimuroto và chùa Byodo tại Kyoto với sự tham gia của hơn 20 thành viên.
Ngoài ra, tôi cũng đã cùng người bạn trong Hội VYSA đi tham quan Chùa Hasedera ở tỉnh Nara. Chùa tọa lạc tại một địa điểm khá bất tiện cho việc di chuyển đến nhưng đây thực sự là ngôi chùa rất tuyệt vời.
Tham quan chùa Mimuroto cùng những người bạn của Hội VYSA Kyoto
Bảng chi tiêu của tôi (Trung bình cho 1 tháng)
※100 yên = 19.900 VND (Tỷ giá ngày 10/3/2022)
Mức thu nhập:120,000 yên | |
Học bổng từ Chính phủ Nhật Bản |
120,000 yên |
Mức chi tiêu:110,000 yên | |
Tiền nhà(KTX du học sinh) |
13,000 yên |
Học phí(Miễn phí) |
0 yên |
Tiền điện, nước và gas |
6,000 yên |
Tiền điện thoại (không sử dụng SIM) |
0 yên |
Wi-Fi |
1,000 yên |
Tiền đồ ăn/Tiền ăn ngoài |
40,000 yên |
Tiền giáo trình, tiền đi lại và các chi phí phát sinh khác |
50,000 yên |
Khoảng chênh lệch:10,000 yên | |
※Dùng cho chi phí du lịch |
Các địa điểm tham quan yêu thích của tôi tại Kyoto
Trong khoảng thời gian du học, tôi cùng chiếc xe đạp thân yêu đã đặt chân đến rất nhiều các địa điểm tham quan du lịch nổi tiếng của Kyoto như khu phố cổ Gion, chùa Thanh Thuỷ, đền Yasaka, đền Heian Jingu, sông Kamo,…Ngoài ra, tôi cùng thường đi tản bộ tại chùa Nanzenji gần ký túc xá, con dốc Keage Incline, đền Heian Jingu… Nếu sắp xếp những địa điểm trên theo đánh giá cá nhân của tôi thì sẽ như sau :
① Sông Kamo: Cực kì đẹp vào mùa hoa anh đào nở rộ. Chỉ cần ngắm nhìn toàn cảnh dòng sông đã đủ khiến bạn cảm thấy bình yên trong tâm hồn.
② Đền Heian Jingu và công viên Okazaki: Một địa điểm thú vị để tận hưởng vẻ đẹp của cánh cổng Tori khổng lồ và những cung đường tản bộ dọc dòng kênh. Khu vực này cũng trồng rất nhiều những hàng cây hoa anh đào.
③ Chùa Nanzenji và con dốc Keage Incline: Keage Incline là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng hàng đầu tại Kyoto. Phong cảnh tại chùa Nanzenji thì say đắm, hữu tình suốt bốn mùa.
④ Khu vực phố cổ Gion và Đền Yasaka
⑤ Chùa Thanh Thuỷ ( Kiyomizudera)
Quảng cảnh con dốc Keage Incline
Bên bờ sông bình yên Kamo
Đền Heian Jingu tráng lệ
Lời kết
Ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đã khiến nhiều hoạt động của chương trình du học bị hạn chế hoặc tạm ngưng và ngay cả việc đi du lịch cũng không thể thực hiện được. Thế nhưng đối với tôi việc được du học tại một trong những trường Đại học hàng đầu Nhật Bản và trải nghiệm cuộc sống tại một thành phố tuyệt vời như Kyoto là những trải nghiệm vô cùng quý giá và không bao giờ quên được.
Nửa năm sau khi về nước, tôi tốt nghiệp Đại học vào tháng 3/2022 và hiện tại đang làm việc cho một công ty IT tại Hà Nội. Ước mơ của tôi trong tương lai là trở thành một giảng viên tiếng Nhật tại trường Đại học. Tôi mong muốn bản thân vẫn tiếp tục gắn kết với Nhật Bản và tiếng Nhật nhiều hơn nữa.
Hòa mình cùng thiên nhiên tại chùa Hasedera (Tỉnh Nara)
Bài viết liên quan
-
7 loại học bổng Chính phủ Nhật Bản (MEXT)
Ở Nhật Bản có rất nhiều chế độ miễn giảm học phí, học bổng dành cho du học sinh người nước ngoài. Về chế độ học bổng, có một số học bổng của các địa phương hoặc các tổ chức phi chính phủ nhưng trong bài viết này, chúng mình sẽ giới thiệu về 7 loại học bổng do Chính phủ Nhật Bản (Bộ Giáo dục Khoa học và Công nghệ Nhật Bản = MEXT) cấp. Về học bổng của các tổ chức phi chính phủ, chúng tôi giới thiệu trong bài viết "Học bổng của các tổ chức phi chính phủ và JASSO". 7 loại học bổng Chính phủ (MEXT) Học bổng của Bộ Giáo dục Khoa học và Công nghệ Nhật Bản (MEXT) có 3 đặc trưng dưới đây. 7 loại học bổng được giới thiệu trong bài viết đều có có 3 đặc trưng này. Trong tiếng Nhật, việc du học nhận học bổng của MEXT được gọi là “học bổng Chính phủ - kokuhi ryugaku”. ① Tiền học: Học phí, tiền nhập học được miễn giảm 100% ② Tiền vé máy bay: Được chi trả vé máy bay khứ hồi ③ Sinh hoạt phí: Để du học sinh không gặp khó khăn trong cuộc sống ở Nhật, mỗi tháng du học sinh sẽ nhận được 1 khoản học bổng Học bổng MEXT được chia thành 2 loại: loại dành cho những người có kinh nghiệm làm việc và loại dành cho sinh viên. (1) Loại dành cho người có kinh nghiệm làm việc: 3 loại ・ Chương trình lãnh đạo trẻ - Young Leaders Program (YLP)・ Du học sinh nghiên cứu sinh・ Du học sinh chương trình tập huấn giáo viên (2) Loại dành cho sinh viên: 4 loại ・ Du học sinh đại học・ Du học sinh cao đẳng kỹ thuật・ Du học sinh trung cấp chuyên nghiệp・ Du học sinh chương trình tập huấn tiếng Nhật - văn hoá Nhật Bản 3 loại học bổng MEXT dành cho người có kinh nghiệm làm việc Chương trình lãnh đạo trẻ (YLP) Chương trình này dành cho các quan chức chính phủ, doanh nhân trẻ tuổi - những người sẽ trở thành những nhà lãnh đạo của các nước châu Á trong tương lai. Họ sẽ được mời sang Nhật để học cao học trong khoảng 1 năm. Chương trình cũng nhằm mục đích nâng cao sự hiểu biết về Nhật Bản của những người tham gia chương trình. Chương trình lãnh đạo trẻ - Young Leaders Program (YLP) Ngành tuyển sinh ① Hành chính ② Kinh doanh ③ Luật ④ Hành chính địa phương ⑤ Hành chính y tế Độ tuổi Dưới 40 tuổi Điều kiện ứng tuyển ・ Tốt nghiệp đại học・ Có trên 3 năm kinh nghiệm・ Quan chức chính phủ trẻ tuổi v.v. Học bổng 242,000 yên/tháng Chương trình học tiếng Nhật Không có Thời gian cấp học bổng 1 năm [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Trang thông tin của MEXT về chương trình YLP (Tiếng Anh) [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Hướng dẫn nộp đơn xin học bổng Chính phủ năm 2023 Du học sinh nghiên cứu sinh Du học sinh nghiên cứu sinh Ngành tuyển sinh Đúng chuyên ngành đã tốt nghiệp ở đại học hoặc chuyên ngành liên quan đến chuyên ngành đó Độ tuổi Dưới 35 tuổi Điều kiện ứng tuyển Người đã tốt nghiệp đại học hoặc có học lực tương đương Học bổng Nghiên cứu sinh (Chuẩn bị nhập học cao học): 143,000 yên/thángThạc sĩ: 144,000 yên/thángTiến sĩ: 145,000 yên/tháng(Có thêm hỗ trợ theo từng khu vực) Chương trình học tiếng Nhật 6 tháng (Tiếng Nhật cao cấp / Chỉ dành cho đối tượng cần thiết / Miễn học phí) Thời gian cấp học bổng Nghiên cứu sinh: Dưới 2 nămThạc sĩ: 2 nămTiến sĩ: 3 năm(Những người cần học tiếng Nhật cao cấp sẽ cộng thêm 6 tháng) Du học sinh chương trình tập huấn giáo viên Du học sinh chương trình tập huấn giáo viên Ngành tuyển sinh Giáo dục Độ tuổi Dưới 35 tuổi Điều kiện ứng tuyển Tốt nghiệp đại học hoặc tốt nghiệp trường đào tạo giáo viên, đang là giảng viên và có trên 5 năm kinh nghiệm Học bổng 143,000 yên/tháng (Có thêm hỗ trợ theo từng khu vực) Chương trình học tiếng Nhật 6 tháng (Tiếng Nhật cao cấp / Chỉ dành cho đối tượng cần thiết / Miễn học phí) Thời gian cấp học bổng Dưới 1,5 năm 4 loại học bổng MEXT dành cho sinh viên Du học sinh đại học Du học sinh đại học Ngành tuyển sinh Các ngành tự nhiên và xã hội Độ tuổi Dưới 25 tuổi Điều kiện ứng tuyển Tốt nghiệp THPT, đủ điều kiện nhập học vào các trường đại học ở Nhật Học bổng 117,000 yên/tháng (Có thêm hỗ trợ theo từng khu vực) Chương trình học tiếng Nhật 1 năm (Miễn học phí) Thời gian cấp học bổng 5 năm (Ngành y - nha khoa - thú y: 6 năm, ngành dược: 7 năm) Du học sinh cao đẳng kỹ thuật Du học sinh cao đẳng kỹ thuật Ngành tuyển sinh Cơ khí, điện - điện tử, thông tin - truyền thông, vật liệu, xây dựng, hàng hải, v.v. Độ tuổi Dưới 25 tuổi Điều kiện ứng tuyển Tốt nghiệp THPT, v.v. Học bổng 117,000 yên/tháng (Có thêm hỗ trợ theo từng khu vực) Chương trình học tiếng Nhật 1 năm (Miễn học phí) Thời gian cấp học bổng 4 năm (Ngành hàng hải: 4,5 năm).5年) Du học sinh trung cấp chuyên nghiệp Du học sinh trung cấp chuyên nghiệp Ngành tuyển sinh Công nghiệp, vệ sinh, giáo dục - phúc lợi xã hội, thương mại, may mặc - tài chính gia đình, văn hóa Độ tuổi Dưới 25 tuổi Điều kiện ứng tuyển Tốt nghiệp THPT, v.v. Học bổng 117,000 yên/tháng (Có thêm hỗ trợ theo từng khu vực) Chương trình học tiếng Nhật 1 năm (Miễn học phí) Thời gian cấp học bổng 3 năm Du học sinh chương trình tập huấn tiếng Nhật - văn hoá Nhật Bản Du học sinh chương trình tập huấn tiếng Nhật - văn hoá Nhật Bản Ngành tuyển sinh Tiếng Nhật, văn hóa Nhật Bản, tình hình Nhật Bản Độ tuổi Từ 18 đến 30 tuổi Điều kiện ứng tuyển Người đang học đại học chuyên ngành tiếng Nhật, văn hóa Nhật Bản trên 1 năm Học bổng 117,000 yên/tháng (Có thêm hỗ trợ theo từng khu vực) Chương trình học tiếng Nhật Không có Thời gian cấp học bổng Dưới 1 năm Cách đăng ký ứng tuyển học bổng Chính phủ (MEXT) Con đường ứng tuyển Mỗi loại học bổng có một cách ứng tuyển khác nhau. ① Ứng tuyển thông qua Đại sứ quán hoặc Tổng lãnh sự quán (Đại sứ quán tiến cử) Các ứng viên sẽ dự thi vòng 1 (đánh giá hồ sơ, thi viết, phỏng vấn) do Đại sứ quán hoặc Tổng lãnh sự quán tổ chức. Những ứng viên được chọn trong vòng 1 sẽ được Đại sứ quán tiến cử lên Bộ Giáo dục Khoa học và Công nghệ Nhật Bản (MEXT). Sau đó MEXT sẽ đưa ra quyết định tuyển chọn cuối cùng. Các môn thi viết trong vòng 1 Du học sinh nghiên cứu sinh Tiếng Nhật, tiếng Anh Du học sinh chương trình tập huấn giáo viên Tiếng Nhật, tiếng Anh Du học sinh trung cấp chuyên nghiệp Tiếng Nhật, tiếng Anh, toán Tiếng Nhật, tiếng Anh, toán Ngành xã hội: Tiếng Nhật, tiếng Anh, toánNgành tự nhiên: Tiếng Nhật, tiếng Anh, toán, hoá, lý hoặc sinh vật Du học sinh cao đẳng kỹ thuật Tiếng Nhật, tiếng Anh, toán, lý hoặc hoá Du học sinh chương trình tập huấn tiếng Nhật - văn hoá Nhật Bản Tiếng Nhật ② Ứng tuyển thông qua đại học (Đại học tiến cử) Về học bổng dành cho du học sinh nghiên cứu sinh, du học sinh đại học, du học sinh chương trình tập huấn tiếng Nhật - văn hoá Nhật Bản, đại học của Việt Nam sẽ tiến cử du học sinh nhận học bổng với các trường đại học của Nhật mà đại học đó đã có liên kết. Các trường đại học của Nhật Bản sẽ đề cử với MEXT các ứng viên do các trường đại học của Việt Nam giới thiệu. MEXT sẽ đưa ra quyết định cuối cùng về việc có nhận ứng viên với tư cách du học sinh nhận học bổng Chính phủ hay không. ③ Chương trình lãnh đạo trẻ (YLP) Chương trình lãnh đạo trẻ (YLP) là chương trình mà các cơ quan của Việt Nam sẽ tiến cử (giới thiệu) ứng viên cho Đại sứ quán hoặc Tổng lãnh sự quán Nhật Bản tại Việt Nam. Sau đó, các trường đại học của Nhật Bản sẽ tiến hành vòng 1 (tuyển chọn hồ sơ, phỏng vấn, viết luận v.v.). MEXT sẽ đưa ra quyết định tuyển chọn cuối cùng. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Trang thông tin về việc tuyển sinh chương trình YLP của Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam Thời gian ứng tuyển Vào tháng 4 hàng năm, thông tin về buổi hướng dẫn trực tuyến đăng ký dự tuyển học bổng Chính phủ và thông tin tuyển sinh của năm tiếp theo được đăng tải trên trang chủ của Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam. Thực tế, thời hạn nộp hồ sơ kết thúc trước khi bắt đầu du học trên 10 tháng nên bạn hãy kiểm tra kỹ thông tin trên trang chủ của Đại sứ quán và chuẩn bị hồ sơ thật sớm nhé. ◆【Tham khảo】Lịch tuyển sinh (Năm 2024) Năm 2023Ngày 24 tháng 4 Bắt đầu thông báo tuyển sinh Ngày 31 tháng 5 Hạn nộp hồ sơ ứng tuyển Trung tuần tháng 6 Thông báo kết quả thẩm định hồ sơ và lịch thi viết Cuối tháng 6 Thi viết (dự kiến là ngày 20~23/6) Đầu tháng 7 Thông báo kết quả vòng thi viết và lịch thi vấn đáp Trung tuần tháng 7~ cuối tháng 7 Thi vấn đáp Cuối tháng 7 Thông báo kết quả thi vấn đáp Tháng 10 ~ Tháng 11 Tuyển chọn vòng 2 tại Bộ Giáo dục Khoa học và Công nghệ Nhật Bản Đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp: tháng 12/2023 ~ tháng 2/2024Sau đại học: sau tháng 1 năm 2024 Thông báo kết quả tuyển chọn cuối cùng Tháng 4 hoặc tháng 9 ~ tháng 10 năm 2024 Sang Nhật Để biết thông tin tuyển sinh chi tiết dành cho du học sinh nghiên cứu sinh, du học sinh đại học, du học sinh cao đẳng kỹ thuật, du học sinh trung cấp chuyên nghiệp, bạn hãy kiểm tra thông tin được đăng tải trên trang chủ của Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam. Du học sinh trao đổi của các trường đại học Trong năm thứ 2 ~ thứ 3 đại học, sinh viên ngành tiếng Nhật - văn hoá Nhật Bản có cơ hội đi du học ở các trường đại học của Nhật Bản với tư cách là du học sinh trao đổi. Các trường đại học của Việt Nam sẽ tiến cử sinh viên với trường đại học của Nhật Bản mà đại học đó đã có liên kết. Ngược lại, đại học của Việt Nam sẽ tiếp nhận sinh viên người Nhật của các trường đại học của Nhật. Chương trình du học trao đổi là chương trình được miễn hoàn toàn học phí. Tuy nhiên, du học sinh trao đổi khác với du học sinh nhận học bổng Chính phủ. Du học sinh trao đổi phải tự chi trả sinh hoạt phí nên nhiều sinh viên sử dụng tiền tiết kiệm, nhận tiền từ gia đình và đi làm thêm để trang trải cuộc sống ở Nhật. Các trường đại học của Nhật có nhiều chương trình hỗ trợ khác nhau dành cho du học sinh trao đổi, chẳng hạn như cung cấp ký túc xá giá rẻ, trao học bổng cho du học sinh. Sau khi vào đại học, những bạn sinh viên muốn đi du học trao đổi hãy tìm hiểu các trường đại học ở Nhật có thể đi du học, tiêu chí tuyển chọn và chuẩn bị hành trang để ứng tuyển chương trình du học trao đổi nhé. Ngoài ra, dù chỉ đi du học một năm, trường đại học tiếp nhận sinh viên trao đổi có thể tiến cử du học sinh nhận học bổng MEXT, sau đó cũng có sinh viên đã nhận được học bổng Chính phủ. Tổng kết Trong bài viết này, chúng mình đã giới thiệu 7 loại học bổng (học bổng Chính phủ) do Bộ Giáo dục Khoa học và Công nghệ Nhật Bản (MEXT) cấp và các chương trình trao đổi của các trường đại học. ◎ Học bổng MEXT dành cho người có kinh nghiệm làm việc ・Chương trình lãnh đạo trẻ - Young Leaders Program (YLP) ・Du học sinh nghiên cứu sinh ・Du học sinh chương trình tập huấn giáo viên ◎ Học bổng MEXT dành cho sinh viên ・Du học sinh đại học ・Du học sinh cao đẳng kỹ thuật ・Du học sinh trung cấp chuyên nghiệp ・Du học sinh chương trình tập huấn tiếng Nhật - văn hoá Nhật Bản Để nhận được học bổng MEXT và đi du học Nhật Bản, bạn cần chuẩn bị ít nhất 1 năm, vì vậy hãy chuẩn bị thật kỹ! Ngoài ra, bạn hãy tham khảo trang chủ và trang Facebook chính thức của Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam để biết thông tin mới nhất về học bổng MEXT. Nếu bạn đang muốn du học với tư cách là một sinh viên trao đổi, bảng điểm của năm 1 và năm 2 đại học rất quan trọng nên bạn hãy tìm hiểu về chế độ du học trao đổi ngay khi bước vào đại học nhé. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Trang chủ của Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Trang Facebook của Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam
-
Mùa xuân Kyoto – Gợi ý các địa điểm cho du học sinh
Ở bài viết này, tôi sẽ gửi thông tin các địa điểm du lịch đến những bạn muốn thưởng ngoạn Kyoto vào mùa xuân. Tất nhiên, Chùa Kim Các Tự - Kinkakuji (hay còn được gọi với tên thân thuộc là chùa Vàng) và chùa Thanh Thuỷ - Kiyomizudera luôn là địa điểm hoàn hảo để tham quan, nhưng hiện tại đang là mùa hoa anh đào, tại sao bạn không thử ghé thăm các thắng cảnh vào mùa xuân của Kyoto? Trong thời gian du học một năm ở Kyoto, tôi đã đạp xe quanh Kyoto và hôm nay tôi sẽ giới thiệu những điểm du lịch vào mùa xuân mà ngay cả những người dân địa phương cũng rất yêu thích. Lộ trình tản bộ trong nửa ngày Có rất nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng ở Kyoto vào mùa xuân, nhưng tôi muốn gợi ý một vài lộ trình để các bạn có thể đi bộ trong nửa ngày. Đây là lộ trình tham quan 5 địa điểm, "Chùa Ngân Các Tự (Chùa Bạc)", "Con đường Triết học", "Chùa Nanzenji (Nam Thiền Tự) ", "Con dốc Keage " và "Khu vực đền Heian Jingu". Tôi sẽ giới thiệu cụ thể về các địa điểm này. Con đường triết học "Con đường Triết học" là con đường đi bộ dọc theo kênh nước dài khoảng 2 km nối giữa chùa Ngân Các Tự (Chùa Bạc) và chùa Nanzenji. Nước trong kênh là từ hồ Biwa (thuộc tỉnh Shiga) chảy xuống. Vào mùa xuân (cuối tháng 3 đến đầu tháng 4), hình ảnh hoa anh đào và con kênh tạo nên một bức tranh hoàn mỹ. Ngân Các Tự (Chùa Bạc) Nhiều người nước ngoài thường đến thăm Chùa Vàng và không nhiều người tìm đến Ngân Các Tự (Chùa Bạc). Không hào nhoáng như Chùa Vàng, Ngân Các Tự mang một không khí cổ kính của Nhật Bản và là ngôi chùa được nhiều người yêu thích. Tên chính thức của chùa là "Đông Sơn Từ Chiếu Tự". Chùa nằm ngay gần lối vào con đường Triết học, bạn hãy thử ghé qua nơi đây trước tiên nhé! “Ngân Các Tự - Con đường Triết học” ・ 2 Ginkakuji-cho, Sakyo-ku, Kyoto ・ 8:30~17:00(Từ tháng 3 ~ tháng 11) ・ Học sinh trung học phổ thông trở lên giá vé 500 yên ・ Cách di chuyển: bắt xe buýt từ ga JR Kyoto, giá vé 230 Yên/1 lượt. Có 2 cách đi như sau: ① Lên xe buýt số 17, bến A2, trước ga Kyoto, xuống ở điểm “Ginkakuji-michi” ② Lên xe buýt số 5, bến A1, trước ga Kyoto, xuống ở điểm “Ginkakuji-michi” “Ngân Các Tự - Con đường Triết học” ・ 2 Ginkakuji-cho, Sakyo-ku, Kyoto ・ 8:30~17:00(Từ tháng 3 ~ tháng 11) ・ Học sinh trung học phổ thông trở lên giá vé 500 yên ・ Cách di chuyển: bắt xe buýt từ ga JR Kyoto, giá vé 230 Yên/1 lượt. Có 2 cách đi như sau: ① Lên xe buýt số 17, bến A2, trước ga Kyoto, xuống ở điểm “Ginkakuji-michi” ② Lên xe buýt số 5, bến A1, trước ga Kyoto, xuống ở điểm “Ginkakuji-michi” Chùa Nanzenji (Nam Thiền Tự) Đường dẫn nước của chùa Nanzenji Sau khi đi bộ qua "Con đường Triết học" từ chùa Ngân Các Tự, đi thêm một đoạn, bạn sẽ đến chùa Nanzenji. Đây cũng là một ngôi chùa nổi tiếng, lá đỏ vào mùa thu rất đẹp, nhưng màu xanh tươi mát của mùa xuân cũng thật sự ngoạn mục. Có đường dẫn nước trong chùa. Thời xưa, cây cầu xây bằng gạch này từng được sử dụng làm đường dẫn nước, giờ đây nó trở thành một địa điểm cực kỳ nổi tiếng trên Instagram. Ngoài ra, còn có một cánh cổng lớn tên là "Tam môn", khi leo lên đó bạn có thể ngắm nhìn toàn cảnh thành phố Kyoto. Con dốc Keage (Keage Incline) Ngày xưa, có một tuyến đường thủy nối hồ Biwa và Kyoto, tàu bè cũng hoạt động tấp nập ở đó. Tuy nhiên, ở khu vực có độ cao thấp chênh lệch lớn thì tàu không thể đi qua nên mọi người phải dùng xe đẩy để vận chuyển tàu. Incline chỉ tuyến đường sắt (đường ray xe lửa) được thiết kế nghiêng và kết nối với các tuyến đường thủy. "Keage Incline" gần chùa Nanzenji có độ dài 640 m. Vào mùa xuân, hoa anh đào rất đẹp và mọi người đổ xô về đây để chụp ảnh post lên instagram (xem ảnh bên dưới). Ảnh chụp của tác giả “Đường ray nghiêng Keage” ・339, Higashikomonoza-cho, Higashiyama-ku, Kyoto ・Miễn phí ・Cách di chuyển: đi tàu điện ngầm từ ga Kyoto, giá vé 260 yên. Xuất phát từ ga Kyoto, đổi tàu ở Karasuma Oike, xuống ga Kegae, đi bộ thêm một chút sẽ đến. Khu vực đền Heian Jingu Ảnh chụp của tác giả Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi vì sự đông đúc ở chùa Nazenji và con dốc Keage, hãy thử ngồi nghỉ trên một băng ghế dài ngay gần đó, khu vực bao gồm đền thờ Heian Jingu, công viên Okazaki và bảo tàng mỹ thuật nối tiếp nhau. Chiếc cổng Torii khổng lồ của đền Heian Jingu và những hàng cây anh đào dọc theo con kênh rất tuyệt vời. Sông Kamogawa Ảnh chụp của tác giả "Lộ trình tản bộ nửa ngày" đã kết thúc. Cuối cùng, tôi muốn giới thiệu đến các bạn địa điểm yêu thích của tôi - sông Kamogawa. Bạn có thể đi bộ đến Kamogawa từ các khu vực thuộc trung tâm thành phố như Kawaramachi hay Sanjo. Nếu còn đủ thời gian và thể lực, hãy ghé qua trước khi đi ăn tối. Nơi đây có những rặng anh đào và chỉ cần ngắm nhìn mặt sông vào buổi chiều tà thôi cũng khiến cho tâm trí bạn dịu lại. Tổng kết Đường kênh gần công viên Okazaki (Ảnh chụp của tác giả) Kyoto là một thành phố rất đẹp. Tôi đã sống ở Tokyo được 3 tuần, từng đặt chân đến nhiều thành phố khác như Nagoya, Osaka hay Nara, nhưng tôi nghĩ Kyoto là nơi đẹp nhất. Bốn mùa ở Kyoto đều đẹp, nhưng mùa xuân khi hoa anh đào nở thì thực sự tuyệt vời. Người viết bài Nguyễn Thị Oanh Oanh tốt nghiệp trường Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Ngoại ngữ, Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Nhật Bản vào tháng 3 năm 2022. Cô đã du học tại Đại học Kyoto một năm từ tháng 9 năm 2020. Oanh sinh năm 1997, đến từ Hà Nội.
-
★ Thông tin cơ bản: 5 điều cần chuẩn bị trước khi đi du học〈Bản 2022〉
Một chị đã từng là du học sinh cùng ban biên tập của KOKORO sẽ giới thiệu tới các bạn những kiến thức cần thiết cho việc du học trong bài viết này. Đó là “5 điều cần chuẩn bị trước khi đi du học” bao gồm cách lập kế hoạch du học và việc học tiếng Nhật trước khi du học v.v. Nếu bạn muốn thành công khi đi du học Nhật Bản thì hãy tham khảo nhé. Sau khi du học ở Nhật 5 năm, mình đã làm việc cho 3 công ty của Nhật ở Hồ Chí Minh trong 8 năm. Sau đó, mình làm việc tự do với các công việc như biên phiên dịch, MC, hiện nay mình đang sống ở Nhật. Mình muốn gửi tới các bạn sắp đi du học một lời nhắn, đó là nếu đã quyết tâm đi du học, các bạn hãy không ngừng trau dồi kiến thức và kỹ năng ngoại ngữ để vận dụng thật nhiều vào công việc trong tương lai. Để thực hiện được điều đó khi đi du học, mình sẽ giới thiệu với các bạn các điều cần chuẩn bị và điểm cần chú ý khi lập kế hoạch. 〈Mỹ Ngọc〉 1. Có ước mơ và hoài bão sau khi du học Bằng cách vạch ra những ước mơ và mục tiêu, bạn có thể quyết định hướng đi của mình. Ngay cả khi gặp khó khăn, bạn vẫn có thể tiến về phía trước mà không bỏ cuộc. Khi bạn chán nản và thấy mất phương hướng, bạn có thể sống tích cực trở lại nếu bạn có “ước mơ” và “mục tiêu” rõ ràng. Để có ước mơ cho riêng mình, bạn hãy tự hỏi bản thân những điều sau. ・ Việc đi Nhật là một cách để thực hiện ước mơ của mình. Vậy thì, sau khi du học, bạn muốn làm việc và sinh sống như thế nào? ・ Bạn đánh giá cao điều gì trong các điều như “có ích cho xã hội”, “mở rộng tầm nhìn”, “thu nhập cao”, “song ngữ”, “có nhà và xe đẹp”? Bạn hãy suy nghĩ về những điều này và vạch ra ước mơ, mục tiêu cho mình. Sau đó, hãy viết chúng ra một tờ giấy nhé. Đồng thời, bạn hãy tưởng tượng ra khung cảnh khi ước mơ của bạn trở thành hiện thực. Khi gặp bất kì khó khăn nào ở Nhật, hãy nhìn vào tờ giấy ghi mơ ước và nghĩ về tương lai, bạn có thể kiểm soát cảm xúc của mình và lấy lại tinh thần đấy. Trong 5 năm du học, đã có rất nhiều lần mình nghĩ là “muốn về Việt Nam”. Thế nhưng, mình đã duy trì được động lực của mình bằng mục tiêu “có văn phòng riêng ở Hồ Chí Minh và tưởng tượng ra cảnh mình sẽ ngồi ở văn phòng đó”. 2-1. Kế hoạch du học: Dành cho các bạn tốt nghiệp THPT Sau khi có mục tiêu, chúng ta hãy cùng lập kế hoạch du học để thực hiện mục tiêu đó nhé. Với các bạn tốt nghiệp THPT ở Việt Nam, nếu đặt mục tiêu là vào trường chuyên môn, trường đại học ở Nhật thì thế nào nhỉ? ◎ Có rất nhiều bạn đã đi theo lộ trình này: ・Trường tiếng (1.5~2 năm) → Trường chuyên môn (2 năm) → Đại học (4 năm) → Làm việc tại Nhật ・Trường tiếng (1.5~2 năm) → Trường chuyên môn (2 năm) → Làm việc tại Nhật ◎ Số bạn đi theo lộ trình này cũng đang tăng lên: ・Trường tiếng (1.5~2 năm) → Đại học (4 năm) → Làm việc tại Nhật * Nếu bạn có N2 (JLPT) khi đang học trường tiếng Nhật (Nhật ngữ), bạn sẽ có nhiều cơ hội vào đại học mà không cần học trường chuyên môn (trường nghề). Để thi đại học, bạn cần học thêm các môn khác ngoài tiếng Nhật, hãy nỗ lực học thật nhiều tiếng Nhật trước khi đi du học nhé. ◎Trong mục “Kinh nghiệm của tôi”, KOKORO có giới thiệu rất nhiều câu chuyện của các bạn du học sinh. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Câu chuyện ① Bỏ dở đại học Lớp tiếng Nhật 4 tháng Sang Nhật Trường tiếng Nhật 1 năm rưỡi Trường chuyên môn 2 năm Làm việc tại Nhật [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Câu chuyện ② Tốt nghiệp THPT Trường tiếng Nhật 2 năm Sang Nhật Đại học tư lập [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Câu chuyện ③ Tốt nghiệp THPT Sang Nhật Đại học tư lập 4 năm Làm việc tại Nhật Trong 5 năm, mình đã học trường tiếng Nhật, trường chuyên môn rồi học lên đại học, nhưng vì hoàn cảnh gia đình nên mình về nước, bỏ dở việc học đại học. Nghĩ lại, khi đó, sau khi học xong trường tiếng, mình học thẳng lên đại học thì tốt biết bao. 2-2. Kế hoạch du học: Dành cho các bạn tốt nghiệp đại học Với các bạn đã tốt nghiệp đại học, nếu đặt mục tiêu là chỉ học trường tiếng hoặc học trường tiếng rồi học lên cao học thì thế nào nhỉ? Theo suy nghĩ của mình, các bạn đã tốt nghiệp đại học không cần học lên trường chuyên môn (trường nghề) sau khi học xong trường tiếng Nhật. Các bạn có thể học lên cao học để nâng cao trình độ học vấn hoặc đi làm nhé. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Câu chuyện ① Tốt nghiệp đại học - đi làm (Tự học tiếng Nhật) Sang Nhật Trường tiếng Nhật 2 năm Trường chuyên môn nghỉ sau nửa năm Làm việc tại Nhật [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Câu chuyện ② Tốt nghiệp đại học - đi làm Lớp tiếng Nhật 4 tháng Sang Nhật Trường tiếng Nhật 15 tháng Trường chuyên môn 2 năm Làm việc tại Nhật 3. Học tiếng Nhật trước khi đi du học Nếu bạn đi du học sau khi đạt được trình độ N3 ở Việt Nam, quá trình du học của bạn sẽ đạt được hiệu quả cao hơn, bạn cũng sẽ có thể rút ngắn được thời gian du học. Ngoài ra, khi bắt đầu đi du học ở trình độ N4, bạn cũng có thể đạt được kết quả cao. Trên kênh YouTube của KOKORO có giới thiệu các phương pháp học trước khi đi du học của các anh chị đi trước. Đây là những anh chị đã có trình độ tiếng Nhật cao rồi mới đi du học, họ đều nói tiếng Nhật rất giỏi. Học tiếng Nhật trước khi du học part_1 Học tiếng Nhật trước khi du học part_2 Nếu có thể nói tiếng Nhật, sau khi sang Nhật, bạn sẽ dễ dàng tìm được những công việc làm thêm tốt. Trước khi đi du học, mình đã học hết 50 bài trong giáo trình “Minna no nihongo” và nhớ được khoảng 500 chữ Hán (Kanji). Nhờ thế, sau khi sang Nhật khoảng nửa năm, mình đã có thể nói tiếng Nhật với bạn người Nhật ở cùng chỗ làm thêm. 4. Có kiến thức ◆Chi phí du học Một số công ty giới thiệu du học (trung tâm tiếng Nhật) nói rằng “Ở Nhật, bạn có thể trang trải cả học phí và tiền sinh hoạt bằng việc đi làm thêm”. Nhưng thực tế thì không phải như vậy. Để đi du học, một người bạn của mình phải vay một số tiền lớn. Vì thế, trong thời gian du học, bạn ấy đã làm việc cả đêm ở nhà máy để có tiền trả nợ. Do không đủ học lực nên bạn ấy đã từ bỏ ước mơ học lên cao của mình, sau khi tốt nghiệp trường tiếng, bạn ấy đã về nước. Thông tin về chi phí du học được viết đầy đủ và chi tiết trong các bài viết dưới đây. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Chi phí sinh hoạt và thu nhập trong khi du học [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Mục đích du học và các cơ sở giáo dục – học phí tại Nhật Tại Nhật, du học sinh chỉ được làm thêm dưới 28 tiếng một tuần. Thời gian gần đây, Cục quản lý xuất nhập cảnh xử lý rất nghiêm đối với các trường hợp làm quá số giờ quy định. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Tại sao việc làm quá số giờ quy định bị phát hiện? ◆Quy định, tập quán trong cuộc sống Nếu bạn biết về các quy định, tập quán của người Nhật, bạn sẽ dễ dàng hoà nhập với cuộc sống ở Nhật. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Quy định - tập quán trong cuộc sống 5. Quản lý sức khoẻ Nếu bạn không có sức khoẻ, bạn sẽ không thể học tập và đi làm thêm. Đã có không ít người mắc phải bệnh hiểm nghèo do chỉ ăn thực phẩm ăn liền mỗi ngày để tiết kiệm chi phí sinh hoạt. Hãy giữ gìn sức khoẻ của mình nhé. Trên đây là “5 điều cần chuẩn bị trước khi đi du học”. Các bạn hãy chuẩn bị thật kỹ trước khi sang Nhật để thực hiện được ước mơ của mình thông qua con đường đi du học nhé!
-
Tham quan những đền chùa đậm chất Nhật Bản ở Koto – Kamakura
Bài viết do Cơ quan Xúc Tiến Du Lịch Nhật Bản (JNTO) cùng KOKORO thực hiện Đây là chuyến đi chơi trong ngày từ Tokyo đến Koto – Kamakura (thành phố Kamakura tỉnh Kanagawa). Nơi đây nổi tiếng với tượng Đại Phật Kamakura và có rất nhiều đền chùa mang đậm chất Nhật Bản. Dù không thể đi đến Kyoto xa xôi, bạn vẫn có thể cảm nhận trọn vẹn nét văn hoá lâu đời của Nhật Bản, thưởng thức hoa của bốn mùa và ngắm cảnh biển tại Kamakura. 〈このページの内容〉 Xuất phát từ ga Kita Kamakura “Engakuji” – ngôi chùa được bao quanh bởi thiên nhiên “Tokeiji” – ngôi chùa cắt duyên cũ “Jochiji” – ngôi chùa rêu phong tuyệt đẹp Tsurugaoka Hachimangu và dãy phố Komachi Sang khu công viên Genjiyama “Sasuke Inari jinja” - ngôi đền với những chiếc cổng Tori đỏ nối tiếp nhau “Zeniarai Benzaiten” – nơi rửa tiền Công viên Genjiyama và cung đường đi bộ Tenku no Cafe Kamakura Daibutsu (Kotokuin) “Hasedera” – ngôi chùa ngắm cảnh biển tuyệt đẹp Beau Temps (Botan) Tổng kết Xuất phát từ ga Kita Kamakura Ga JR Kita Kamakura Vào một ngày nắng đẹp của tháng 10, mình đã bắt đầu chuyến đi chơi từ ga JR Kita Kamakura. Bốn khu vực mình ghé qua là “khu Kita Kamakura”, “khu quanh ga Kamakura”, “khu công viên Genjiyama”, “khu Hase”. Mình đi từ ga JR Shinjuku đến ga Kita Kamakura mất khoảng 80 phút (không phải trả thêm tiền tàu tốc hành (tokkyu). Ga JR Shinjuku → Ga Kita Kamakura (Google map) Bảng hướng dẫn tham quan trước ga và dòng người nối đuôi nhau đi về phía chùa Engaku Ở Khu vực Kita Kamakura, mình đã ghé thăm ba ngôi chùa, đó là “Enkakuji” (円覚寺), “Tokeiji” (東慶寺), “Jochiji” (浄智寺). Ba ngôi chùa này đều chỉ cách ga vài phút đi bộ. “Engakuji” – ngôi chùa được bao quanh bởi thiên nhiên Cách ga 50 mét là ngôi chùa mang tên Engaku. Đây là một ngôi chùa lớn dưới chân núi. Bước vào khuôn viên bên trong, mình được chiếc cổng Yamamon tráng lệ chào đón. Đây là cánh cổng xuất hiện trong tiểu thuyết có tên là “Mon” (cổng) của nhà văn nổi tiếng Natsume Soseki. Ngôi chùa này nổi tiếng với hoa anh đào vào mùa xuân, hoa cẩm tú cầu vào tháng 6 và lá đỏ vào tháng 11. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Engakuji (Bài viết của JNTO) Engakuji Địa chỉ 409 Yama no uchi, thành phố Kamakura Thời gian mở cửa Tháng 3 ~ tháng 11 8:00~16:30, tháng 12 ~ tháng 2 8:00~16:00 Giá vé Người lớn 500 yên, học sinh TH-THCS 200 yên Ngày nghỉ Không nghỉ ※100 yên = 19,880 đồng (Thời điểm 12/11/2021) “Tokeiji” – ngôi chùa cắt duyên cũ “Tokeiji” còn được biết đến với một tên khác là “Enkiriji” (縁切り寺 chùa cắt duyên). Cái tên này xuất phát từ một chế độ xưa. Trước đây, những người phụ nữ không thể ly hôn tại Nhật nếu đến chùa tu hành 2,3 năm sẽ có thể ly hôn. Ngôi chùa này được xây dựng vào năm 1285 và đã thực hiện sứ mệnh là một “chùa cắt duyên” khoảng 600 năm liên tiếp. Hiện nay, ngôi chùa là nơi để ta cắt đứt các mối quan hệ và tình cảm trong quá khứ, đón chào những quan hệ tốt đẹp trong tương lai. Một "ngôi chùa tuyệt đẹp và dễ thương", nơi mà “chất Nhật Bản” có mặt ở khắp mọi nơi trong khuôn viên. Ngôi chùa này cũng được gọi là “Hana no ji” (chùa của hoa), bạn có thể ngắm hoa ở mọi nơi trong khuôn viên. Nơi đây có rất nhiều cây mơ nên mình rất muốn quay lại đây vào mùa xuân sớm để ngắm hoa mơ nở. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Tokeiji (Bài viết của JNTO) Tokeiji Địa chỉ 1367 Yama no uchi, thành phố Kamakura Thời gian mở cửa 24 giờ Giá vé Miễn phí Ngày nghỉ Không nghỉ “Jochiji” – ngôi chùa rêu phong tuyệt đẹp Đi bộ từ Tokeiji đến Jochiji (浄智寺) mất khoảng 5 phút. Đây là một ngôi chùa có phong cảnh hữu tình, nơi đây đã được chọn làm bối cảnh cho rất nhiều bộ phim. Những tán cây xanh rồi cả chiếc cầu đá, những bậc thang đá đều rất đẹp, mình có cảm giác như đang ở trong thế giới của các bộ phim vậy. Trong chiếc ao bên dưới cầu đá, bạn sẽ nhìn thấy những mảng rêu nước lấp lánh ánh xanh khi được mặt trời chiếu vào. Bên trong khuôn viên chùa có rặng tre, ngôi nhà mái tranh để ở ẩn, v.v. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Jochiji (Bài viết của JNTO) Jochiji Địa chỉ 1402 Yama no uchi, thành phố Kamakura Thời gian mở cửa 9:00~16:30 Giá vé Người lớn 200 yên, học sinh TH và trẻ nhỏ 100 yên Ngày nghỉ Không nghỉ Tsurugaoka Hachimangu và dãy phố Komachi Ga Kamakura Chúng ta sẽ di chuyển sang “khu quanh ga Kamakura” nhé. Mình đã đi từ ga JR Kita Kamakura đến ga Kamakura (có thể đi bằng xe buýt). Trước ga Kamakura (phía đông) có một vòng xuyến dành cho xe buýt. Bạn sẽ nhìn thấy chiếc cổng Tori màu đỏ nhỏ nhỏ ở góc bên trái của vòng xuyến ấy. Bên đối diện của cổng Tori có “dãy phố Komachi” với rất nhiều hàng quán san sát nhau. Mình vừa đi vừa ăn và hướng về phía Tsurugaoka Hachimangu. Khu quanh ga Kamakura (Google map) Mình đã đi theo lộ trình như sau ❶ Dãy phố Komachi → ❷ Tsurugaoka Hachimangu → ❸ con đường vào đền với hai hàng cây hoa anh đào → ❹ Toà thị chính thành phố Kamakura. Ga Kamakura cách Tsurugaoka Hachimangu khoảng 750 mét. Mình đã tới Tsurugaoka Hachimangu. Phía trên của những bậc thang này là chính điện. Vào dịp Tết, từ ngày mùng 1 đến vài hôm sau đó, những bậc thang này chật kín người đi lễ chùa đầu năm. Sau khi leo hết những bậc thang và ngoái lại phía sau, bạn có thể nhìn thấy cả con đường vào đền và thành phố Kamakura. Vào tháng 4 ở đây có sự kiện lớn mang tên “Kamakura matsuri” (lễ hội Kamakura) kéo dài 8 ngày. Khi quay lại ga Kamakura, mình đã đi dọc con đường nối thẳng từ cổng chính của đền. Hai bên đường là những hàng cây hoa anh đào thẳng tắp. Chắc chắn là vào tháng 4 hoa anh đào ở đây rất đẹp. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Tsurugaoka Hachiman (Bài viết của JNTO) Tsurugaoka Hachimangu Địa chỉ 2-1-31 Yuki no shita, thành phố Kamakura Thời gian mở cửa Tháng 4 ~ tháng 9 5:00~21:00, tháng 10 ~ tháng 3 6:00~21:00 Giá vé Miễn phí Ngày nghỉ Không nghỉ Sang khu công viên Genjiyama Mình quay lại ga Kamakura rồi đi hết lối đi bên mép phải của nhà ga để ra ở phía đối diện (phía tây). Từ đó, mình đi qua toà thị chính thành phố Kamakura để đến công viên Genjiyama. Bốn điểm đến tiếp theo của mình là: ✔︎ Đền Sasuke Inari (佐助稲荷) ✔︎ Zeniarai Benzaiten (銭洗弁財天) ✔︎ Công viên Genjiyama (源氏山) ✔︎ Cung đường đi bộ đến tượng Đại Phật (大仏ハイキングコース) Mình đã đi theo biển chỉ dẫn. Điểm đến đầu tiên của mình là “đền Sasuke Inari”, ngôi đền này không có trong bảng chỉ dẫn nhưng nó khá gần với “Zeniarai Benzaiten” (銭洗弁財天) – biển chỉ dẫn thứ 3 từ dưới lên, thế nên mình đã đi theo hướng đó. Trên đường đi cũng có nhiều biển chỉ dẫn khác nữa. “Sasuke Inari jinja” - ngôi đền với những chiếc cổng Tori đỏ nối tiếp nhau Nằm sâu bên trong khu dân cư yên tĩnh là ngôi đền Sasuke Inari. Trên con đường vào đền có 49 chiếc cổng Tori màu đỏ. Ở Kyoto có ngôi đền Fushimi Inari nổi tiếng với những chiếc cổng Tori đỏ nối tiếp nhau như thế này, nhưng đền Sasuke Inari cũng là một điểm tuyệt vời để chụp những bức ảnh tuyệt đẹp với cổng Tori! Bên trong đền có rất nhiều con cáo trắng làm bằng gốm được đặt ở khắp mọi nơi. “Đền Inari” có ở khắp Nhật Bản nhưng tại đây những con cáo được coi là người hầu của thần linh. Con cáo này có một bộ mặt dữ tợn. ※Từ công viên Genjiyama có một cung đường đi bộ tới Kotokuin (Đại Phật), trước đây đền Sasuke Inari cũng nối với cung đường này nhưng hiện nay đoạn đường đó đang bị lấp đầy đất và cát. Vào thời điểm tháng 10 năm 2021, vẫn chưa có thông báo gì về việc mở lại đoạn đường này. Đền Sasuke Inari Địa chỉ 2-22-12 Sasuke, thành phố Kamakura Thời gian mở cửa 24 giờ Giá vé Miễn phí Ngày nghỉ Không nghỉ “Zeniarai Benzaiten” – nơi rửa tiền Đền Sasuke Inari cách Zeniarai Benzaiten khoảng 600 mét. Mình đã đi qua một đường hầm nhỏ để đến chính điện. Đi hết đường hầm, bạn sẽ thấy chính điện nằm bên tay phải, phía sâu bên trong còn có một hang động. Mình đã cho tiền vào một cái rổ tre và rửa bằng nước suối ở bên trong động. Bạn có thể mượn cả rổ tre và gầu múc nước. Mình nghe nói là nếu rửa tiền bằng nước này, giữ tâm hồn trong sạch và làm điều đúng đắn, vận may trong kinh doanh và tài lộc sẽ đến với bạn. Ngoài ra, bạn nên dùng hết tiền đã rửa. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Zeniarai Benzaiten (Bài viết của JNTO) Zeniarai Benzaiten đền Ugafuku Địa chỉ 2-25-16 Sasuke, thành phố Kamakura Thời gian mở cửa 8:00~16:30 Giá vé Miễn phí Ngày nghỉ Không nghỉ Công viên Genjiyama và cung đường đi bộ Mình quay lại lối vào Zeniarai Benzaiten rồi rẽ sang trái, leo dốc khoảng 100 mét thì nhìn thấy tấm biển này. Biển trên cùng ghi là “Công viên Genjiyama” nhưng ở đây không có khu vực nào đặc biệt, toàn bộ khu quanh đây đều được gọi là “công viên Genjiyama”. Biển dưới cùng có ghi “Cung đường đi bộ tới tượng Đại Phật” và hướng về phía Kotokuin (高徳院) (khoảng 2.2 km). Trước khi đi bộ tới Kotokuin, mình đã đi bộ khoảng 200 mét ngược hướng với cung đường để đến gặp Minamoto no Yoritomo (源頼朝). ❶ Lối vào đền Sasuke Inari ❷ Zeniarai Benzaiten ❸ Nơi có biển chỉ dẫn ở ảnh phía trên ❹ Tượng Minamoto no Yoritomo ❺ Cung đường đi bộ tới tượng Đại Phật ❻ Điểm cuối của cung đường đi bộ Minamoto no Yoritomo là một võ sĩ – người đã thành lập chính phủ ở Kamakura vào năm 1192. Gia tộc Gen được gọi là "Genji", và "Genjiyama" là một ngọn núi liên quan đến gia tộc Genji. Sau khi thấy được bức tượng, mình quay lại nơi có biển chỉ dẫn và bắt đầu hành trình đi bộ đường dài. Trên cung đường này cũng có rất nhiều biển chỉ dẫn, mình đã đi về hướng “Kotokuin” (高徳院). Và cũng có điểm nhìn thấy cảnh biển rất đẹp đấy! Cung đường đi bộ này là một cung đường leo núi theo đúng nghĩa của nó. Nếu bạn không muốn đi đường này, hãy quay lại hướng Zeniarai Benzaiten nhé. Bạn có thể đi đường bình thường đến Kotokuin. Tenku no Cafe Ở điểm gần cuối của cung đường, mình đã nhìn thấy một tấm biển như trong ảnh. Đi chênh chếch theo hướng tấm biển này, bạn sẽ thấy… một quán cà phê tuyệt đẹp! Đây là “Kamakura Cafe terrace Itsuki Garden”, một quán cà phê ngoài trời tuyệt đẹp được làm bằng gạch đỏ. Quán cũng có những tên gọi khác như “Tenku Cafe” hay "Kamakura no Rapyuta” được đặt theo tên bộ phim hoạt hình “Castle in the Sky”. Cafe Terrace Itsuki Garden Địa chỉ 917 Tokiwa, thành phố Kamakura Điện thoại 0467-31-4869 Thời gian mở cửa Ngày thường 10:00~15:30, cuối tuần và ngày lễ 10:00~16:00 Từ quán cà phê đi bộ thêm một chút là kết thúc cung đường đi bộ. Từ đây tới Kotokuin mất khoảng 10 phút. Kamakura Daibutsu (Kotokuin) Cuối cùng mình cũng đã tới “khu Hase”. Tượng Đại Phật ở Kotokuin là một điểm nổi bật khi tham quan ở Kamakura. Đây là lần thứ ba mình gặp Đại Phật, nhưng lần nào đến mình cũng bị ấn tượng! Có một lối vào từ phía sau Đại Phật, nhưng vì dịch COVID-19 nên hôm đó mình không được vào. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Kamakura Daibutsu (Bài viết của JNTO) Kotokuin Địa chỉ 4-2-28 Hase, thành phố Kamakura Thời gian mở cửa Tháng 4 ~ tháng 9 8:00~17:30, tháng 10 ~ tháng 3 8:00~17:00 Giá vé 300 yên, học sinh tiểu học 150 yên Ngày nghỉ Không nghỉ “Hasedera” – ngôi chùa ngắm cảnh biển tuyệt đẹp ❶Kotokuin ❷ Hasedera ❸ Botan ❹ Ga Hase Mình đã đi về phía “Hasedera” (長谷寺) cách Kotokuin khoảng 600 mét. Đây là điểm tham quan cuối cùng trong ngày hôm nay. Ngôi chùa trên sườn núi mang tên “Hasedera” có rất nhiều cây, vào mùa thu nơi đây được thắp đèn sáng để ngắm lá đỏ. Ngoài ra, ngôi chùa này cũng nổi tiếng với khoảng 2.500 bông hoa cẩm tú cầu nở vào tháng 6. Từ khu vực ngoài trời bên trong khuôn viên chùa, mình có thể ngắm thành phố Kamakura và cảnh biển. Mình vừa ngắm cảnh hoàng hôn trên bán đảo vừa nhìn ra biển và kết thúc chuyến đi tham quan hôm nay ở đây. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Hasedera (Bài viết của JNTO) Hasedera Địa chỉ 3-11-2 Hase, thành phố Kamakura Thời gian mở cửa Tháng 3 ~ tháng 9 8:00~17:00, tháng 10 ~ tháng 2 8:00~16:30 Giá vé Người lớn 400 yên, học sinh tiểu học 200 yên Ngày nghỉ Không nghỉ Beau Temps (Botan) Mình ăn tối trong một nhà hàng kiểu Pháp ở gần ga Hase mang tên “Botan”. Tên quán trong tiếng Pháp có nghĩa là “thời gian tuyệt vời”. Mình đã chọn suất ăn 3.500 yên (khoảng 700.000 đồng) bao gồm cả súp và các món thịt (không bao gồm đồ uống) và ăn rất no. Đúng như những người đến đây đã đánh giá, đồ ăn rất ngon! Beau Temps (Botan) Địa chỉ 1-14-26 Hase, thành phố Kamakura Điện thoại 0467-40-6172 Thời gian mở cửa 12:00~15:00(LO14:00)、18:00~23:00(LO22:00) Ngày nghỉ Không cố định Tổng kết Mình sẽ tổng kết lại những điểm tham quan mình đã đi nhé. ✔︎ Khu Kita Kamakura = Engakuji, Tokeiji (Enkiriji), Jochiji ✔︎ Khu quanh ga Kamakura = dãy phố Komachi, Tsurugaoka Hachimangu, con đường vào đền với hai hàng cây hoa anh đào ✔︎ Khu công viên Genjiyama = Sasuke Inari jinja, Zeniarai Benzaiten, công viên Genjiyama ✔︎ Khu Hase = Kotokuin (Đại Phật), Hasedera Theo mình thì những bạn không tự tin vào sức mạnh đôi chân có thể bỏ qua Tsurugaoka Hachimangu và công viên Genjiyama. Mình đã có một ngày với biết bao điều tuyệt vời, được ngắm những ngôi đền, ngôi chùa tuyệt đẹp và được hoà mình vào thiên nhiên. Mình sẽ trở lại Kamakura! ※Bài viết này được thực hiện với sự hợp tác của JNTO [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Thông tin du lịch của toàn khu Kamakura Người viết bài Nguyễn Thu Huyền Huyền sinh năm 1995, quê ở Hà Nội. Sau khi tốt nghiệp Khoa tiếng Nhật của Đại học Hà Nội, cô ấy đã du học ở Nhật trong một năm rưỡi. Từ năm 2018, Huyền làm việc trong một trường Nhật ngữ ở Tokyo. Huyền thường lấy ngày nghỉ phép để đi du lịch khắp Nhật Bản, đây là lần thứ 3 cô ấy đến Kamakura.