Du lịch - ăn uống
Món ăn Nhật Bản _ phần 6: Rong biển hijiki xào và thịt ức gà rán teriyari
Vật giá ở Nhật tiếp tục gia tăng đã phần nào ảnh hưởng tới chi tiêu trong cuộc sống hàng ngày. Tiếp theo lần trước, chúng tôi xin giới thiệu một số món ăn Nhật Bản đơn giản, rẻ tiền nhưng ngon và bổ dưỡng.
Món rong biển hijiki xào
Hijiki là một loại rong biển có nhiều can-xi, i-ốt và chất xơ thực vật. Đặc biệt hàm lượng can-xi trong hijiki rất cao. Với cùng một lượng nhất định thì so với sữa, hàm lượng can-xi trong hijiki cao gấp 10 lần.
Hijiki cũng giàu chất xơ thực phẩm và có a-xít algin được cho là có tác dụng làm giảm cholesterol và giảm huyết áp. Ngoài ra hijiki cũng chứa nhiều các loại vi-ta-min khác nhau.
Hijiki xào với cà-rốt và đậu nành càng làm tăng dinh dưỡng của món ăn và đặc biệt món này rất hợp với cơm trắng.
Nguyên liệu (phần 2 người)
1. Hijiki (loại khô): 20g, loại dry pack (loại đã ngâm nước): 100g
2. Cà-rốt: 1/3 củ (khoảng 50g)
3. Đậu nành đã luộc chín: 50g
〈Gia vị〉
4. Bột dashi: 1 thìa cà phê, pha sẵn với 150ml nước
5. Dầu ăn: 1 thìa cà phê
6. Xì dầu shoyu: 1,5 thìa canh
7. Đường: 1 thìa canh (có thể gia giảm tùy ý)
8. Rượu ngọt mirin: 1 thìa canh
Cách nấu
- 1Nếu dùng hijikhi khô thì ngâm vào nước độ 30 phút cho mềm rồi vớt ra rá cho ráo nước. Nếu dùng loại dry pack thì không phải ngâm.
- 2Cà-rốt thái chỉ.
- 3Cho dầu ăn vào nồi và bật lửa trung bình.
- 4Cho cà-rốt vào xào cho mềm.
- 5Cho hijiki vào xào tiếp.
- 6Sau đó cho đường, rượu ngọt mirin, xì dầu shoyu vào đảo cho ngấm đều.
- 7Cho đậu nành vào.
- 8Cho tiếp dashi đã pha nước vào.
- 9Đậy vung và đun nhỏ lửa cho tới khi cạn nước. Thỉnh thoảng đảo qua.
- 10Khi thấy cạn nước là được.
11Bày vào bát và thưởng thức.
Chúng ta có thể xào hijiki với các nguyên liệu khác nhau, sẵn có trong nhà. Ví dụ như đậu phụ rán nỏng abura-age, chả cá chikuwa, củ sen, nấm shiitake v.v.cũng rất ngon.
1Nếu dùng hijikhi khô thì ngâm vào nước độ 30 phút cho mềm rồi vớt ra rá cho ráo nước. Nếu dùng loại dry pack thì không phải ngâm.
2Cà-rốt thái chỉ.
3Cho dầu ăn vào nồi và bật lửa trung bình.
4Cho cà-rốt vào xào cho mềm.
5Cho hijiki vào xào tiếp.
6Sau đó cho đường, rượt ngọt mirin, xì dầu shoyu vào đảo cho ngấm đều.
7Cho đậu nành vào.
8Cho tiếp dashi đã pha nước vào.
9Đậy vung và đun nhỏ lửa cho tới khi cạn nước. Thỉnh thoảng đảo qua.
10Khi thấy cạn nước là được.
11Bày vào bát và thưởng thức.
Chúng ta có thể xào hijiki với các nguyên liệu khác nhau, sẵn có trong nhà. Ví dụ như đậu phụ rán nỏng abura-age, chả cá chikuwa, củ sen, nấm shiitake v.v.cũng rất ngon.
Thịt ức gà rán teriyaki
Thịt ức gà ít mỡ nên thường được cho là “nhạt” hơn hơn so với thịt đùi gà. Nhưng với món rán teriyaki, thịt ức gà được tẩm ướp gia vị, rắc bột năng katakurriko rồi rán nên khiến hương vị thơm ngon hơn nhiều và rất hợp với cơm trắng.
Nguyên liệu (phần 2 người)
1. Thịt ức gà: 400g(Nếu loại nhỏ thì 2 miếng, trong ảnh là loại 1 mmiếng to)
2. Bột năng katakuriko: Lượng vừa đủ
3. Dầu ăn: Lượng vừa đủ
4. Vừng xát (vừng trắng): Một chút
◆ Gia vị A(để tẩm thịt)
1. Rượu nấu ăn sake: 2 thìa canh
2. Xì dầu shoyu: 1 thìa canh
3. Gừng (loại đóng tuýp bán sẵn): 1 thìa cà phê
4. Tỏi (loại đóng tuýp bán sẵn): 1 thìa cà phê
◆ Gia vị B (để làm xốt)
1. Rượu nấu ăn sake: 3 thìa canh
2. Rượt ngọt mirin: 3 thìa canh
3. Xì dầu shoyu: 1,5 thìa canh
4. Đường: 1,5 thìa canh (có thể gia giảm tùy ý)
5. Dầu hào: 1 thìa canh
Cách nấu
- 1Lấy dao lạng thịt gà cho dày đều nhau.
- 2Cho gia vị A vào, tẩm đều.
- 3Để ngấm độ 15 phút thì rắc bột katakuriko đều 2 mặt.
- 4Cho dầu vào chảo, bật lửa, rán phần da trước.
- 5Lật mặt, rán tiếp cho tới khi thịt chín vàng rộm. Lấy tăm chọc thử, nếu thấy nước thịt trong chảy ra nghĩa là thịt đã chín.
- 6Lúc này dùng giấy nhà bếp thấm hết dầu thừa trong chảo.
- 7Cho nguyên liệu B vào chảo.
- 8Vừa đun vừa lắc chảo cho thịt cho ngấm đều. Đun tới khi nước sánh lại là được.
9Bày thịt lên đĩa, rắc chút vừng xát (vừng trắng) lên rồi bày cùng các loại rau ưa thích là xong. Thịt có thể thái sẵn rồi bày vào đĩa hoặc dùng dao nĩa để ăn, tùy ý.
Nước xốt mặn ngọt rất hợp với các loại rau và với cơm trắng. Món ăn chế biến đơn giản và thơm ngon, quyến rũ. Chúng ta thử làm xem nhé.
1Lấy dao lạng thịt gà cho dày đều nhau.
2Cho gia vị A vào, tẩm đều.
3Để ngấm độ 15 phút thì rắc bột katakuriko đều 2 mặt.
4Cho dầu vào chảo, bật lửa, rán phần da trước.
5Lật mặt, rán tiếp cho tới khi thịt chín vàng rộm. Lấy tăm chọc thử, nếu thấy nước thịt trong chảy ra nghĩa là thịt đã chín.
6Lúc này dùng giấy nhà bếp thấm hết dầu thừa trong chảo.
7Cho nguyên liệu B vào chảo.
8Vừa đun vừa lắc chảo cho thịt cho ngấm đều. Đun tới khi nước sánh lại là được.
9Bày thịt lên đĩa, rắc chút vừng xát (vừng trắng) lên rồi bày cùng các loại rau ưa thích là xong. Thịt có thể thái sẵn rồi bày vào đĩa hoặc dùng dao nĩa để ăn, tùy ý.
Nước xốt mặn ngọt rất hợp với các loại rau và với cơm trắng. Món ăn chế biến đơn giản và thơm ngon, quyến rũ. Chúng ta thử làm xem nhé.
Xếp hạng bài viết phổ biến
-
Lớp học tiếng Nhật online miễn phí 17067 views
-
Không được ăn ốc bắt ở ruộng lúa 15540 views
-
“Đúng giờ” ở Nhật là như thế nào? 13031 views
Platinum Sponsor
Bronze Sponsors
- Global HR Strategy
- Trường Nhật Ngữ EHLE
Đơn vị hỗ trợ
- Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam
- Trung tâm Giao lưu Văn hoá Nhật Bản tại Việt Nam
- Văn phòng JNTO Hà Nội
- Liên đoàn kinh tế vùng Kansai
- Hội Việt Nam (JAVN)
- Hội hỗ trợ Tomoiki Việt Nhật
- Hiệp hội phát triển giao lưu nguồn nhân lực quốc tế
Đơn vị hợp tác
Tổ chức hỗ trợ du học sinh
Nhật Bản (JASSO)
Mạng lưới luật sư cho lao động người nước ngoài
Bài viết mới
Bài viết liên quan
-
“Sống khoẻ như người Nhật” qua trải nghiệm của du học sinh
Người Nhật thật chăm chỉ phải không các bạn? Thực tế, khi làm việc cùng người Nhật, chúng mình thấy họ là những người không hề trốn việc hay nghỉ làm, họ là những người lao động thật cần cù. Không những thế, tuổi thọ của người Nhật còn đứng đầu thế giới (Kết quả điều tra của Quỹ Dân số Liên hợp quốc năm 2022). Tại sao người Nhật bận bịu suốt ngày mà vẫn có cơ thể khoẻ mạnh và sống lâu nhỉ? Trong bài viết này, chúng mình sẽ chia sẻ những “Bí quyết sống khỏe như người Nhật” do chính chúng mình tìm ra sau một thời gian sinh sống ở Nhật. 〈Nội dung〉 1. “Tắm bồn” để cơ thể và tâm hồn thanh sạch! 2. Tự bấm huyệt - Tự mát xa 3. Nâng cao thể chất bằng các loại thực phẩm có tên “ma-go-wa-ya-sa-shi-i” 4. “Trà lúa mạch” - thức uống tốt cho cơ thể và thơm mùi lúa mạch 5. Tổng kết ■Người viết bài 【Ngọc Anh】Mình đang là sinh viên năm thứ hai của một đại học quốc lập ở Nhật. Trong khi học THPT, mình đã có cơ hội sang Nhật và sống ở nhà của người Nhật (ở homestay) trong 1 năm. Khi đó, mình đã được các bác chủ nhà dạy cho “các bí quyết sống khỏe”. Mình cũng đã thử và thấy rất bất ngờ với các hiệu quả mà chúng đem lại. 【Khánh Linh】Mình đã tốt nghiệp thạc sĩ ở Nhật và vừa bắt đầu đi làm. Mình đang có những ngày làm việc đầy ý nghĩa nhưng vì mới bắt đầu đi làm nên không biết từ lúc nào, mình bị stress và có những ngày cơ thể không được tốt lắm. Vì vậy, những anh chị đồng nghiệp người Nhật ở cùng chỗ làm đã dạy cho mình các phương pháp xả stress v.v. 1. “Tắm bồn” để cơ thể và tâm hồn thanh sạch! Văn hóa tắm bồn của Nhật nổi tiếng khắp thế giới phải không nào? Từ ngày xưa, người Nhật đã có thói quen tắm ở Sento (nhà tắm công cộng), tắm ở bồn tắm trong nhà mình. Mục đích tắm bồn chính là làm sạch cơ thể nhưng với việc ngâm mình trong nước ấm, tâm hồn bạn cũng sẽ được nghỉ ngơi, bao nhiêu sự mệt mỏi cũng sẽ tan biến. Ở Việt Nam, rất ít nhà có bồn tắm nhưng ở Nhật thì hầu như nhà nào cũng có. Khi bận rộn, có nhiều người chỉ tắm vòi hoa sen nhưng cũng có rất nhiều người tắm bồn hàng ngày. Trước khi sang Nhật, mình không có thói quen tắm bồn nhưng sau khi đi làm, để xả stress, mình đã bắt đầu tắm bồn. Nếu ngày nào cũng tắm bồn thì rất mất thời gian lại tốn tiền nước, tiền gas nên mình chỉ thong thả tắm 1,2 lần một tuần thôi. Ngoài việc cho nước thơm, xà phòng thơm vào nước tắm, bạn còn có thể mua túi chống nước cho điện thoại ở các cửa hàng 100 yên để vừa xem Youtube vừa ngâm mình đấy. Hãy tận hưởng cảm giác lâng lâng chẳng cần nghĩ gì! 【Khánh Linh】 Bác chủ nhà homestay của mình nói rằng “Tắm là việc rửa sạch tâm hồn”. Quả thật, chỉ với việc ngâm mình và thở ra, các độc tố trong cơ thể sẽ theo đó mà đi ra khiến tâm trạng mình tốt hơn, sảng khoái hơn. Khi ngâm mình, nhiệt độ cơ thể sẽ tăng lên, mạch máu sẽ lưu thông tốt hơn. Nghe nói với việc ngâm mình, các chất độc và chất gây mệt mỏi sẽ theo đó mà ra ngoài, khiến ta không còn thấy mệt mỏi nữa. Ngoài ra, với việc toát nhiều mồ hôi, bạn có thể giảm cân, da dẻ trở nên đẹp hơn đấy! 【Ngọc Anh】 Khi mới sang Nhật, chắc hẳn có nhiều bạn chưa biết cách tắm bồn đúng. Nếu muốn biết cách tắm đúng, bạn có thể tham khảo bài viết này nhé! [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Tắm bồn - Sự khác nhau giữa Nhật Bản và Việt Nam 2. Tự bấm huyệt - Tự mát xa Bấm huyệt và mát xa có 3 công dụng sau đây. Bạn có thể tự bấm huyệt và mát xa cho mình đấy. ・ Cải thiện chứng đau cơ・ Thư giãn, thả lỏng・ Làm đẹp “Huyệt” được dựa trên khái niệm về “khí” xuất phát từ Y học phương Đông. Khi ấn vào các huyệt, “khí” sẽ được điều chỉnh, các bệnh như đau mỏi vai gáy, đau đầu sẽ biến mất, không còn phù nề, làm đẹp cơ thể. “Mát xa” là liệu pháp chữa trị có nguồn gốc từ châu u. Bằng cách ấn và bóp các bộ phận trên cơ thể, cải thiện và thúc đẩy mạch máu, huyết tương lưu thông, các bộ phận bị đau cứng trên cơ thể sẽ được giải phóng. Đồng thời, chúng cũng sẽ đem lại cho bạn giấc ngủ sâu, giải phóng stress. Bấm huyệt và mát xa có 3 công dụng sau đây. Bạn có thể tự bấm huyệt và mát xa cho mình đấy. ・ Cải thiện chứng đau cơ・ Thư giãn, thả lỏng・ Làm đẹp “Huyệt” được dựa trên khái niệm về “khí” xuất phát từ Y học phương Đông. Khi ấn vào các huyệt, “khí” sẽ được điều chỉnh, các bệnh như đau mỏi vai gáy, đau đầu sẽ biến mất, không còn phù nề, làm đẹp cơ thể. “Mát xa” là liệu pháp chữa trị có nguồn gốc từ châu u. Bằng cách ấn và bóp các bộ phận trên cơ thể, cải thiện và thúc đẩy mạch máu, huyết tương lưu thông, các bộ phận bị đau cứng trên cơ thể sẽ được giải phóng. Đồng thời, chúng cũng sẽ đem lại cho bạn giấc ngủ sâu, giải phóng stress. Hôm vừa rồi, mình bị đau vai ghê gớm. Đúng lúc đó, mình tìm thấy video trên Youtube giới thiệu bài mát xa để giảm đau mỏi vai. Mình đã thử và thấy đúng là có hiệu quả! Bạn người Nhật của mình còn giảm 5 cân nhờ “bấm huyệt giảm béo” đấy. Mát xa với bấm huyệt thật lợi hại! 【Ngọc Anh】 Mình thường vừa xem video vừa mát xa hoặc bấm huyệt. Đây là những video mình xem. 【Chỉ cần ấn 10 giây】Tự chữa đau mỏi cổ - đau mỏi vai gáy cực mạnh 【Hiệu quả tức thì】Mát xa 30 giây trị đau đầu ngay tại chỗ “Tự gầy đến mức đáng sợ” Loại mát xa chỉ cần ấn là các chất độc tố sẽ chảy ra ngoài” 3. Nâng cao thể chất bằng các loại thực phẩm có tên “ma-go-wa-ya-sa-shi-i” Nói đến Nhật Bản là nói đến “Washoku” - Ẩm thực Nhật Bản phải không nào? Những nguyên liệu không thể thiếu trong các món ăn Nhật Bản đó là “まごわやさしい ma-go-wa-ya-sa-shi-i”. Những bạn đã học tiếng Nhật có muốn góp ý rằng “Chị ơi! Không phải là “わ” mà phải là “は”!” không? Cụm từ này là những chữ cái đầu trong tên của các loại thực phẩm của Nhật đấy. Không phải là tiếng Nhật bị sai, các món này chẳng liên quan gì đến “まご - cháu” trong tiếng Nhật đâu. 「Ma」me - Các loại đậu 「Go」ma - Vừng 「Wa」kame - Rong biển 「Ya」sai - Các loại rau 「Sa」kana - Các loại cá 「Shi」itake - Nấm hương 「I」mo - Các loại khoai Khi xếp tên của 7 loại thực phẩm này lại với, ta được “まごわやさしい ma-go-wa-ya-sa-shi-i”. Đây đều là những loại thực phẩm tốt cho thể chất và đảm bảo sức khoẻ cho chúng ta đấy. Ngoài ra, còn có rất nhiều thực phẩm của Nhật có giá trị dinh dưỡng cao. các bạn hãy tham khảo những bài viết dưới đây nhé! “Những món ăn bổ dưỡng_phần 1”(Natto, khoai mài, bột đậu nành, cá trích khô, cá saba đóng hộp) “Những món ăn bổ dưỡng_phần 2”(Rong biển hijiki, thạch, tảo bẹ, cá bào, thạch nưa) “Những món ăn bổ dưỡng_phần 3”(Đậu phụ, bột trà xanh, các loại hạt sấy khô, mơ muối) “Những món ăn bổ dưỡng_phần 4”(Tương miso, đậu đỏ, củ cải, hồng khô) Với những bạn thấy “lười nấu ăn” thì bạn có thể chọn các món ăn ở căng tin của trường đại học giống như mình nhé. Vừa rẻ, vừa ngon, vừa tốt cho sức khỏe đấy! 【Ngọc Anh】 4. “Trà lúa mạch” - thức uống tốt cho cơ thể và thơm mùi lúa mạch Sau khi sang Nhật, mình thường xuyên uống “trà lúa mạch”. Đây là loại trà không đường, không cafein, rất tốt cho cơ thể. Không những thế, trà thơm mùi lúa mạch rang và có vị thanh nên mình thấy nó dễ uống hơn nước lọc không có vị cũng như trà xanh. 【Khánh Linh】 Bạn có thể mua trà lúa mạch ở bất kỳ đâu như siêu thị, cửa hàng tiện lợi, máy bán hàng tự động v.v. Khi uống ở nhà, thay vì mua bình trà đóng chai, mình mua túi trà để tự pha. Có loại túi trà chỉ cần cho nước bình thường vào là được nên cực kỳ tiện lợi. Trà lúa mạch không chỉ tốt cho cơ thể mà nó còn đem lại hiệu quả tốt cho sức khoẻ và sắc đẹp đấy. Cải thiện khả năng lưu thông máu Trong trà lúa mạch có 2 thành phần sau. ・ Alkyl pyrazine: giúp máu dễ lưu thông hơn. ・ GABA: giúp hạ huyết áp. Chống lão hoá và các bệnh trong cuộc sống Trong trà lúa mạch cũng có các thành phần chống lão hoá và các bệnh trong cuộc sống. ・ p-coumaric acid: ngăn chặn oxy hoạt tính gia tăng quá mức. ・ Quercetin: có tác dụng chống oxy hoá. 5. Tổng kết Trong bài viết này, chúng mình đã giới thiệu đến các bạn “những bí quyết sống khỏe của người Nhật” mà chúng mình học được trong thời gian sống ở Nhật. Đó là “tắm bồn” - ngâm mình trong nước, thư giãn và thả lỏng, tự mình “bấm huyệt và mát xa”, trong số các loại thực phẩm nổi tiếng là tốt cho sức khoẻ thì có những nguyên liệu cực kỳ tốt cho sức khoẻ mang tên “ma-go-wa-ya-sa-shi-i” và “trà lúa mạch” - thức uống không đường, không cafein, tốt cho cơ thể mà lại rất thơm mùi lúa mạch nữa. Tất cả những bí quyết trên đều không hề tốn kém cả về tiền bạc lẫn thời gian, công sức. Mọi người hãy thử nhé! Hãy cùng nhau giữ gìn sức khoẻ và tập trung cố gắng cho công việc và học tập nào!
-
Việt Nam OK, Nhật Bản DAME_24: Cẩn thận với những đụng chạm cơ thể
Một cái ôm mà nhiều người Việt coi là thể hiện sự thân thiện có thể sẽ không được hiểu là “thân thiện” ở Nhật đâu nhé. Trong số này, hãy tìm hiểu cách tiếp nhận kiểu chào bằng cách ôm ra sao, văn hóa cúi người để chào và cách chào khi tiễn nhau của người Nhật như thế nào nhé. Người Nhật không thích ôm nhau khi chào Hãy tưởng tượng một tình huống thế này: Bạn đi du lịch và chọn việc trải nghiệm cuộc sống cùng người bản địa. Sau 1 tuần được chủ nhà tiếp đón nồng hậu, bạn rất cảm động. Giờ chia tay đã đến và bạn cảm thấy cần phải làm điều gì đó để thể hiện lòng biết ơn của mình trước tấm thịnh tình của gia chủ. Ở Việt Nam, do ảnh hưởng của văn hóa phương Tây nên một cái ôm tặng gia chủ là hoàn toàn bình thường. Thậm chí trong quá trình trải nghiệm cuộc sống cùng chủ nhà, bạn có thể khoác vai thân mật một chút với chủ nhà trong lúc đôi bên đang nhâm nhi vài chén rượu hoặc đơn giản là dùng chung bữa tối. Tuy nhiên, đừng làm điều tương tự với người Nhật nhé. Dù có thân thiết tới đâu thì người Nhật cũng ít chào nhau bằng cách ôm hoặc không bá vai bá cổ nhau khi ăn uống. Ngoài vợ chồng, người yêu của nhau hoặc người trong gia đình ra, người Nhật ít khi bắt tay hoặc ôm hôn để bày tỏ tình cảm. Đây là văn hóa của Nhật Bản. Có nhiều trường hợp một cái ôm như vậy có thể bị coi là không đúng cách. Khu vực Nakasu Để tôi kể thêm cho bạn một câu chuyện: Tại một hostel có tên Hana nằm ở khu Nakasu Kawabata (thành phố Fukuoka), trong cả phòng thay đồ và nhà vệ sinh đều có dán tấm bảng bằng tiếng Anh ghi thông điệp: In Japan, we don’t hug. We say Thank you (Arigatou gozaimasu) nghĩa là “Nếu bạn vui vẻ, hãy nói cảm ơn, đừng ôm. Chúng tôi không quen với những cái ôm”. Hỏi ra mới biết, 3 nữ tiếp tân làm việc tại đây thường xuyên phải từ chối khéo những cái ôm từ các vị khách phương Tây, đặc biệt là khách nam. Không phải họ chảnh hay xa cách đâu, mà trong văn hoá Nhật Bản thì những cử chỉ dẫn tới quá nhiều đụng chạm cơ thể sẽ gây sự mất tự nhiên, đặc biệt với phụ nữ. Văn hóa cúi chào của người Nhật Từ câu chuyện trên, hẳn nhiều người sẽ thắc mắc: Không ôm hôn, vậy người Nhật tạm biệt nhau một cách trịnh trọng bằng cách nào? Câu trả lời là: Họ cúi chào. Ngôn ngữ của sự cúi chào ở Nhật rất đa dạng. Tùy độ cúi chào cao thấp mà ý nghĩa khác nhau. Nếu như ở Việt Nam có văn hoá gặp nhau là bắt tay, uống xong một ly với nhau cũng bắt tay thì ở Nhật, dù cũng có bắt tay nhưng đã phần thì mọi người cúi chào nhiều hơn. Cách cúi chào của người Nhật có 4 cấp độ khác nhau. Cụ thể như sau: Cúi người ở góc khoảng 15 độ: Một lời chào thông thường. Cúi người thấp hơn, ở góc khoảng 30 độ: Thêm một chút trịnh trọng cho lời chào Cúi gập người ở góc 45 độ: Thể hiện lòng cảm tạ và sự tôn trọng Cúi gập hơn 45 độ: Là lời cảm tạ và tôn trọng sâu sắc nhất Ngoài việc bày tỏ sự “Cảm tạ”, “Tôn trọng” , việc cúi chào còn thể hiện sự “Xin lỗi”. Trường hợp xin lỗi thì càng cúi gập người bao nhiêu, càng tỏ ý chân thành bấy nhiêu. Cách tiễn khách lịch sự Đó là lời chào. Còn khi người Nhật tạm biệt nhau thì sự khác biệt sẽ thế nào. Trong cuộc sống đời thường, bạn có thể tạm biệt bạn bè của mình theo bất kỳ cách nào: Vẫy tay, bye bye… tuỳ. Điều này cũng giống ở Việt Nam. Nhưng trong văn hoá doanh nghiệp, nếu như Việt Nam sẽ thể hiện sự trịnh trọng bằng cách nhấn mạnh kính ngữ “Em chào anh ạ”, “Em xin phép về ạ”… thì người Nhật sẽ vừa nói và vừa cúi chào rất nhiều lần. Đối với người chức vụ càng cao thì mức độ cúi chào càng thấp hơn. Hoặc khi tiếp khách quan trọng, khi ra về, người ta sẽ tiễn ra tận thang máy hoặc cửa ra vào và cúi chào thật thấp. Và họ sẽ cúi chào cho tới khi cửa thang máy đóng lại mới thôi. Đối với người được tiễn ra tận cửa thì sau khi cúi chào, sẽ đi vài bước rồi quay lại chào lần nữa và đi một đoạn cho tới lúc không nhìn thấy nhau nữa lại nhìn lại và cúi chào lần nữa mới đi và người đi tiễn thì đợi cho tới khi khách đi khuất mới quay trở vào. Sống ở Nhật thì hãy làm quen với điều đó, đừng bye bye sếp rồi quay lưng đi ngay, như thế sẽ bị coi là bất kính đấy nhé. Văn hoá cảm ơn, xin lỗi Một blogger người Mỹ sống ở Tokyo từng live stream trên Facebook cá nhân về chủ đề “2 tuần đầu tiên trải nghiệm văn hoá Nhật Bản” nói vui rằng anh chưa từng sống ở đâu mà 2 từ “cảm ơn” và “xin lỗi” được nói nhiều như ở Nhật. Người Nhật cảm ơn và xin lỗi trong mọi tình huống diễn ra trong cuộc sống hàng ngày. Có một số tình huống mà cá nhân tôi cảm thấy lời cảm ơn và xin lỗi hơi gượng gạo. Ví dụ như bạn đang đứng trong thang máy, cửa thang sắp đóng thì một người Nhật bước vào và bỗng dưng nói: Xin lỗi. Có lẽ anh ý cảm thấy rằng vì mình chạy bổ vào nên thang máy bị chậm một chút nhưng tôi không hiểu họ đang xin lỗi vì điều gì. Trên khía cạnh này, đem người Nhật và người Việt lên bàn cân sẽ nhận ra sự khác biệt rất lớn khi người Việt thường bị chê là quá ít khi nói cảm ơn hoặc xin lỗi. Sự khác biệt này một phần do thói quen ứng xử mà thôi. Trong khi người Nhật thường chọn những cách trịnh trọng và lịch sự để thể hiện sự biết ơn và ái ngại, thì người Việt lại có xu hướng chọn những cách ít trịnh trọng hơn để biểu đạt. Ví dụ, một cháu bé được người lớn tặng cho một cái kẹo. Ở Nhật bé sẽ nói “cảm ơn” rất trang trọng, còn người Việt thường hay nói: Em/con xin cô/chú ạ. Bạn chẳng may giẫm vào giày người lạ. Người Nhật sẽ ngay lập tức “xin lỗi”, còn người Việt có thể nói: “Ôi, tôi vô ý quá”. Trong việc cảm ơn và xin lỗi, văn hóa Việt Nam và Nhật Bản có phần khác nhau. Chúng ta cùng tìm hiểu văn hóa của nhau, để có thể “Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài”, hãy chọn cách ứng xử phù hợp nhé.
-
Văn hoá doanh nghiệp Nhật Bản_02: Không đặt hàng cá nhân đến địa chỉ nơi làm việc
Ở Việt Nam, chúng ta thường thấy nhiều người đặt mua đồ trên mạng và chọn địa chỉ giao hàng là nơi làm việc của mình, song ở Nhật thì không làm như vậy được. Ngoài ra, sau mỗi kì nghỉ dài, người Nhật sẽ trở về trạng thái “bật chế độ làm việc”, ngay từ ngày đầu tiên quay lại với công việc. Mình có 9 năm làm việc ở Việt Nam và ba lần du học, hiện nay mình đang làm nhân viên chính thức trong một công ty ở Nhật. Trong bài viết này, mình sẽ chia sẻ với các bạn về sự khác nhau giữa văn hoá doanh nghiệp của Việt Nam và Nhật Bản. 〈Vân Hoàng〉 Chuyển chế độ “ON” - “OFF” Khi làm việc ở Hà Nội, mình luôn cảm thấy ghen tị vì các các doanh nghiệp Nhật Bản có nhiều ngày nghỉ lễ hơn các công ty của Việt Nam. Từ tháng 10 năm 2021, mình vào làm việc tại một công ty ở Tokyo. Ngoài kỳ nghỉ Tết dương lịch, gần như tháng nào mình cũng có ba ngày nghỉ liên tiếp. Mình thấy rất vui vì điều này nhưng nó cũng làm cho mình khổ sở. Mình gặp khó khăn với việc chuyển chế độ “ON” và “OFF” giữa công việc và cuộc sống cá nhân. Vấn đề của mình là làm thế nào để nhanh chóng thay đổi tâm trạng sau mỗi kỳ nghỉ dài. Những đồng nghiệp người Nhật xung quanh mình đều là những người làm việc rất chuyên nghiệp, sau kỳ nghỉ dài, họ đã ở trạng thái “bật chế độ làm việc” ngay từ buổi sáng đầu tiên đi làm lại. Ở Nhật, vào thời gian cuối năm cũ và đầu năm mới, mọi người sẽ nghỉ khoảng một tuần. Vào ngày đi làm đầu tiên của tháng 1, giám đốc sẽ gửi lời chúc mừng năm mới đến toàn thể nhân viên. Sau khi kết thúc màn chào hỏi đầu năm, tất cả các đồng nghiệp của mình đã “bật chế độ làm việc”, và họ tập trung vào công việc như không hề có kỳ nghỉ một tuần trước đó. Ở Việt Nam có câu “Tháng Giêng là tháng ăn chơi”. Ý nghĩa của câu nói này là ngoài mấy ngày Tết, mọi người sẽ có tâm trạng “ăn Tết, chơi Tết”, kéo dài khoảng một tháng từ trước Tết cho tới sau Tết. Trước khi nghỉ dài, mọi người sẽ chuẩn bị đón Tết, mua sắm, nghĩ xem mình sẽ làm gì trong mấy ngày Tết. Sau kì nghỉ dài, mọi người lại mải mê nghĩ về các hoạt động như tổ chức tiệc chúc mừng năm mới, đi lễ chùa đầu năm, đi du xuân v.v. Khi làm việc cùng người Nhật, mình thấy rất ấn tượng với cách người Nhật chuyển chế độ “ON” - “OFF” và hiểu ra rằng đó cũng là một trong những điều khiến Nhật Bản đạt được những thành quả kinh tế to lớn như ngày hôm nay. Phân chia rõ ràng giữa việc công và việc tư Với người Nhật, họ chia rõ “thời gian làm việc” và “thời gian cho bản thân”, đồng thời họ cũng phân rõ việc nào là việc công, việc nào là việc tư. Ví dụ, trong giờ làm việc, đồng nghiệp của mình đều tập trung vào công việc, hầu như không nói chuyện phiếm hay kể chuyện về gia đình. Ngoài ra, nhân viên trong các công ty của Nhật cũng không đặt đồ cá nhân về địa chỉ của công ty. Ở Việt Nam, khi mua hàng trên mạng, nhiều người đã nhờ các cửa hàng giao đồ đến công ty. Mình cũng đã làm như vậy. Tuy nhiên, trong các công ty của Nhật thì không có ai làm thế. Bây giờ, khi mua hàng trên mạng, mình cũng thường nhận hàng ở nhà riêng vào cuối tuần. Nghỉ vào giờ nghỉ trưa thì thế nào? Người Nhật đúng là làm việc chăm chỉ, đâu ra đấy nhưng có khi họ làm việc quá nhiều, hay có vẻ họ không giỏi tận dụng thời gian OFF của mình. Điều này thể hiện trong giờ nghỉ trưa hàng ngày. Sau khi vào công ty Nhật làm việc, mình thấy bất ngờ nhất với cách người Nhật nghỉ trưa. Trước đây, khi dạy tiếng Nhật tại một trường đại học ở Hà Nội, một đồng nghiệp người Nhật (luật sư phụ trách giờ dạy Luật Nhật Bản) từng nói với mình, “Ở Nhật, nhiều người chỉ ăn trưa trong vòng 5 phút”. Khi nghe anh ấy nói vậy, mình đã nghĩ là anh ấy “phóng đại” mà thôi. Thế nhưng, khi làm việc trong công ty ở Nhật, mình hiểu ra rằng chuyện đó không phải là bịa đặt. Ở công ty mình đang làm, có người rút ngắn giờ nghỉ trưa, có người không ăn trưa mà làm việc liên tục. Ngoài ra, ở Nhật có khi mọi người vừa ăn trưa vừa tham gia một cuộc họp nào đó, một điều gần như không thể xảy ra ở Việt Nam. Việt Nam có câu “Trời đánh tránh miếng ăn”. Câu nói này khuyến khích mọi người hãy trân trọng giờ ăn của mình. Chắc hẳn phần lớn nhân viên chính thức ở Nhật đều có thời gian nghỉ trưa được ghi trong hợp đồng lao động là một tiếng đúng không nào? Mỗi người đều có quyền sử dụng thời gian đó theo cách của mình, nhưng thiết nghĩ nếu dành thời gian đó cho bản thân nhiều hơn một chút thì chẳng phải là rất tốt hay sao? Mình cho rằng nếu nghỉ ngơi đủ thì năng suất làm việc cũng sẽ cao hơn. Ngoài ra, việc thong thả ăn trưa và nói chuyện với đồng nghiệp cũng là một việc rất có ý nghĩa. Nếu là người Việt, vào giờ nghỉ giải lao, mọi người có thể nói bất kì chuyện gì với nhau, kể cả các chuyện riêng tư, chuyện gia đình, con cái. Điều này khiến mọi người hiểu nhau hơn, quan hệ giữa hai bên cũng ngày càng tốt đẹp hơn. Tổng kết Sau khi vào làm việc trong công ty của Nhật, mình hiểu thêm về cách làm việc cũng như văn hoá làm việc của người Nhật và thấy rằng mình cần học từ họ rất nhiều. Cách làm việc ở Nhật có nhiều điểm khác với cách làm việc ở Việt Nam. Đấy là sự khác biệt về văn hoá nên mình nghĩ nó không phải là thứ để đánh giá là cái nào tốt, cái nào kém. Tuy nhiên, nếu có thể cải thiện cách làm việc nhờ tiếp thu văn hoá của người Nhật thì mình nghĩ đó cũng là một việc nên làm. Trong bài viết này, mình đã giới thiệu với các bạn hai điểm tốt trong môi trường làm việc ở Nhật, đó là cách người Nhật “chuyển chế độ ON-OFF” và “phân chia việc công - việc tư”, còn một điểm mình thấy hơi đáng tiếc là “cách dùng thời gian nghỉ trưa” của họ. Qua bài viết, hi vọng mọi người hiểu thêm về văn hoá doanh nghiệp của hai nước và cùng giúp đỡ nhau nhiều hơn trong công việc!
-
Điểm danh những món ăn bổ dưỡng rẻ tiền ở Nhật_Phần 2
Tiếp nối 5 món ăn trong bài viết trước, hôm nay mình sẽ tiếp tục giới thiệu 5 món ăn đặc trưng khác của Nhật Bản rất dễ chế biến và thưởng thức. Rong biển Hijiki Hijiki là một nguyên liệu khá phổ biến trong các gia đình tại Nhật Bản. Đây là một loại thực phẩm dễ mua tại các siêu thị, giá thành thấp, dễ chế biến và rất tốt cho sức khỏe. Rong biển Hijiki xào với cà rốt Rong biển Hijiki có màu nâu sẫm gần như đen, là một loại rong biển phơi khô. Rong biển Hijiki nổi tiếng có hàm lượng canxi và chất sắt rất phong phú. Ngoài ra, Hijiki còn rất giàu khoáng chất như magie, canxi, kẽm và là nguồn cung cấp chất xơ cao nên rất được cho là có tác dụng phòng tránh các căn bệnh thường gặp do thói quen sinh hoạt không điều độ ví dụ như bệnh béo phì. Trong gia đình người Nhật, Hijiki thường được xào với cà rốt, nưa konyaku hoặc rau. Ngoài ra, Hijiki còn được trộn vào các món salad hoặc cho vào canh nữa. Thạch Kanten Kanten Thạch Kanten là một thực phẩm độc đáo của Nhật Bản được làm bằng cách làm khô "Tokoroten", một loại món ăn làm từ rong biển Tengusa. Đây là một món ăn đặc biệt riêng của người Nhật. Kanten có độ dai và dẻo được dùng nhiều trong các món tráng miệng Nhật Bản. Thạch Kanten là một loại thực phẩm có giá trị cao, tốt cho sức khỏe, hàm lượng chất xơ rất cao nên rất tốt cho việc nâng cao hệ tiêu hóa và giữ gìn vóc dáng. Món tráng miệng từ thạch Kanten hoa quả rất được ưa chuộng ở Nhật Thạch Kanten cũng có kết cấu tương tự như thạch thông thường nên có thể dùng để thay thế thạch rau câu trong các món chè Việt Nam, rất phù hợp để giải nhiệt mùa hè. Tảo bẹ Kombu Konbu là một nguyên liệu rất quen thuộc với người Nhật. Thường được bán ở dạng sấy khô, và được sử dụng trong các món ninh hay món canh bằng cách ngâm với nước lạnh qua đêm để lấy nước dùng. Sau khi lấy nước dùng, người ta đem kombu này thái chỉ rồi ninh với nước tương (xì dầu), đường và rượu nấu sake để thành món Tsukudani, hoặc để trộn các món salad. Tảo bẹ Kombu Tảo Kombu rất giàu khoáng chất như canxi, có tác dụng nâng cao thể trạng và ngăn chặn sự gia tăng cholesterol trong máu. Thành phần nhớt đặc trưng của tảo Kombu có chất "fucoidan" - một chất xơ có thể hòa tan trong nước và hiện được chú ý vì có tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch. Canh tương miso nấu với nước dùng lấy từ tảo Kombu Đặc biệt tên “Kombu” có phát âm gần giống “Yorokobu” (Vui mừng) trong tiếng Nhật, là một món ăn mang lại sự may mắn nên được sử dụng nhiều trong các món ăn Osechi ngày Tết. Katsuobushi Nhắc đến Nhật Bản, không thể không nhắc đến Katsuobushi. Đây là một loại thực phẩm làm từ cá katsuo sấy khô, cho lên men rồi được bào mỏng. Katsuobushi được đun qua với nước sôi để lấy nước dùng hay để rắc lên loại bánh nướng với bạch tuộc takoyaki, bánh xèo Nhật Bản okonomiyaki hoặc đậu phụ lạnh v.v. làm tăng hương vị cho món ăn. Cá bào Katsuobushi Katsuobushi được bán rất phổ biến trong các siêu thị và tại các cửa hàng tiện lợi. Katsuobushi còn rất giàu đạm, vị ngon umani và các khoáng chất giúp duy trì vóc dáng cơ thể và rất phù hợp cho những người ăn kiêng. Katsuobushi được rắc lên món bánh nướng bạch tuộc Takoyaki Bởi có kết cấu xốp giống như ruốc Việt Nam nên các bạn Việt Nam có thể sử dụng Katsuobushi để ăn chung với cơm nóng cũng rất ngon miệng. Thạch nưa Konnyaku Konnyaku là một trong những nguyên liệu độc đáo ở Nhật Bản, được chế biến từ củ nưa gọi là "konnyaku imo", một loại khoai thuộc họ ráy. Konyaku được làm bằng cách mài củ khoai thành bột rồi đun cho cứng lại. Thạch nưa được bày bán ở bất kỳ siêu thị nào ở Nhật Bản và thường được sử dụng cho món canh oden cũng như các món hầm. Thành phần chính của Konnyaku là nước, vì vậy lượng calo gần như bằng không và hàm lượng đường rất thấp, nên rất hữu ích cho những người muốn ăn kiêng. Ngoài ra, do Konnyaku do chỉ chứa một lượng nhỏ đường, chất xơ và khoáng chất nên được cho là có hiệu quả trong việc ngăn ngừa bệnh tiểu đường và huyết áp cao. Món Konnyaku dengaku: Konnyaku với nước xốt vừng Trên đây là 5 thực phẩm Nhật Bản quen thuộc, giá thành rẻ nhưng lại có những công dụng bất ngờ. Nếu bạn đang sinh sống và làm việc tại Nhật Bản, hãy cố gắng bổ sung thêm những thực phẩm này trong bữa ăn hàng ngày để duy trì sức khỏe tốt cho học tập và làm việc nhé. Vũ Nam Anh
Xếp hạng bài viết phổ biến
-
Lớp học tiếng Nhật online miễn phí 17067 views
-
Không được ăn ốc bắt ở ruộng lúa 15540 views
-
“Đúng giờ” ở Nhật là như thế nào? 13031 views
Platinum Sponsor
Bronze Sponsors
- Global HR Strategy
- Trường Nhật Ngữ EHLE
Đơn vị hỗ trợ
- Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam
- Trung tâm Giao lưu Văn hoá Nhật Bản tại Việt Nam
- Văn phòng JNTO Hà Nội
- Liên đoàn kinh tế vùng Kansai
- Hội Việt Nam (JAVN)
- Hội hỗ trợ Tomoiki Việt Nhật
- Hiệp hội phát triển giao lưu nguồn nhân lực quốc tế
Đơn vị hợp tác
Tổ chức hỗ trợ du học sinh
Nhật Bản (JASSO)
Mạng lưới luật sư cho lao động người nước ngoài