Kinh nghiệm của tôi (Thực tập kỹ năng - Kỹ năng đặc định)

vol881
By KOKORO(Báo Mainichi+VAIJ;Đơn vị hỗ trợ: Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, v.v.)

Anh Huy đã thực tập kỹ năng trong ngành xây dựng với mức lương thấp hơn trung bình. Việc chuẩn bị máy móc trước giờ làm cũng như dọn dẹp sau giờ làm (mỗi ngày khoảng 2 tiếng) không được tính là làm tăng ca nên anh không nhận được tiền tăng ca. Ở nơi làm việc, anh còn bị bạo lực và bị xúc phạm nên anh đã bỏ trốn. Anh đã từng rất chán ghét Nhật Bản nhưng nhờ có sự giúp đỡ của một tổ chức hỗ trợ thực tập sinh, anh đã ở lại Nhật thêm một thời gian và đi làm thêm. Anh cũng đã đỗ kỳ thi Kỹ năng đặc định.

Gặp gỡ sempai số này

Ca Trần Hoàng Huy

  • Năm 2013Tốt nghiệp THPT 〈TP Hồ Chí Minh〉
  • Năm 2013Phụ xe du lịch 〈Tây Ninh〉
  • Năm 2016Tài xế xe tải 〈Long An〉
  • Năm 2019Học tiếng Nhật ở cơ quan phái cử 〈TP Hồ Chí Minh〉
  • Năm 2019Sang Nhật → Tham gia tập huấn → Thực tập kỹ năng 〈Tỉnh Yamanashi〉
  • Năm 2020Bỏ trốn, sống ở nhà bạn 4 tháng 〈Tokyo〉
  • Năm 2021Được Hội hỗ trợ Tomoiki Việt Nhật bảo trợ 〈Tokyo〉
  • Năm 2021Làm thêm 〈Hokkaido, Nagano, Kagoshima〉
  • Năm 2022Về nước tạm thời
〈Sinh năm 1995, quê ở TP Hồ Chí Minh〉

Sang Nhật khi chưa học tiếng Nhật mấy

Sau khi tốt nghiệp cấp ba, tôi làm phụ xe du lịch, tài xế xe tải nhưng lương hàng tháng chỉ khoảng 7,000,000 đồng. Khi ấy, em họ tôi đi thực tập kỹ năng ở Nhật và làm việc thuận lợi nên tôi cũng quyết định đi thực tập kỹ năng.

Tôi tìm công ty phái cử rồi vừa chờ phỏng vấn với công ty bên Nhật, tôi vừa luyện giới thiệu bản thân bằng tiếng Nhật. Tháng 4 năm 2019, sau khi đỗ phỏng vấn, tôi đã học tiếng Nhật chăm chỉ nhưng chỉ có 3 tháng ngắn ngủi nên tôi sang Nhật khi vẫn chưa hiểu tiếng Nhật mấy. Tôi đã trả cho công ty phái cử 132,000,000 đồng (theo tỷ giá hồi đó thì khoảng 650,000 yên). Ngoài khoản này ra, tôi cũng phải trả tiền ký túc xá, tiền ăn (ăn ngoài) v.v.

Làm việc liên quan đến bê tông

Xe tải đổ bê tông tươi (ảnh minh hoạ)

Và thế là tháng 7 năm 2019 tôi sang Nhật. Từ tháng 8 tôi bắt đầu thực tập kỹ năng với công việc liên quan đến bê tông. Tôi làm ở một công ty có nhiều xe tải cỡ lớn ở tỉnh Yamanashi. Các xe tải này có cánh tay đòn và ống bê tông có thể gấp lại. Tại công trường, chúng tôi mở cánh tay đòn và kéo ống bê tông tới những chỗ xa hoặc cao để đổ bê tông tươi. Bê tông đã được trộn sẵn trên xe tải sẽ được bơm và đổ vào công trình bằng ống dẫn.

Công việc của chúng tôi (ảnh minh hoạ)

Thực tập sinh chúng tôi vận chuyển ống dẫn tới nơi đổ bê tông tươi. Sau đó, khi đổ bê tông mặt sàn, chúng tôi có thể cố định ống dẫn nhưng khi đổ tường v.v., chúng tôi phải vác ống dẫn trên vai và đứng suốt 2,3 tiếng đồng hồ. Nếu ống dẫn to thì 2 người bê, còn ống dẫn nhỏ thì 1 người bê. Nói là ống dẫn nhỏ nhưng nó cũng khá năng, việc vác liên tục rất khó khăn.

Cấm ngủ trong thời gian di chuyển dài

Thường thì 1 ngày của tôi như thế này.

  • 4:30 Thức dậy
  • 5:00 Xuất phát từ công ty (ký túc xá của chúng tôi ở bên cạnh công ty) bằng khoảng 6,7 xe tải. Đi tới công trường mất khoảng 1 tiếng ~ 1 tiếng rưỡi.
  • 6:00~6:30 Tới công trường. Chuẩn bị làm việc (khoảng 1 tiếng). Nếu chuẩn bị xong sớm thì được nghỉ giải lao.
  • 8:00~17:00 Làm việc (được nghỉ giữa giờ 3 lần, tổng là 90 phút)
  • 17:00 Dọn dẹp v.v.
  • 18:00 Từ công trường đi về
  • 19:00~19:30 Về nhà

Mỗi lần đến công trường, trên xe tải có 3 người (1 người Nhật, 2 người Việt), nhân viên người Nhật là người lái xe. Khi người Việt chúng tôi nói chuyện gì đó, nhân viên người Nhật nổi cáu. Khi chúng tôi buồn ngủ, anh ấy cũng nổi cáu. Chúng tôi đành im lặng và nhìn ra ngoài suốt quãng đường. Thực tập sinh chúng tôi không có sim nên không thể dùng điện thoại trên xe. Thời gian di chuyển rất nhàm chán và mệt mỏi.

Khoản tiền tăng ca ít ỏi

Có những khi di chuyển từ công ty tới công trường (1 chiều) mất tận 3,4 tiếng đồng hồ. Thế nhưng, dù đi đi về về mất tới 6~8 tiếng mỗi ngày thì tôi cũng không được nhận thêm trợ cấp.Ngoài ra, còn có những điểm bất công như sau.

  • ① Công việc bận rộn mỗi ngày, có những lúc cứ 2 ngày thì có 1 ngày tôi làm việc liên tục không nghỉ trưa. Thế nhưng dù hy sinh giờ nghỉ trưa (1 tiếng) thì tôi cũng không nhận được thêm tiền tăng ca.
  • Hàng ngày, tôi chuẩn bị máy móc và thu dọn trước khi ra về mất khoảng 2 tiếng nhưng khoảng thời gian ấy cũng không được tính là làm thêm giờ nên tôi không nhận được tiền tăng ca.

Ngoài thời gian chuẩn bị máy móc, cũng có lúc tôi làm tăng ca. Thế nhưng, khoản tiền tăng ca mà tôi nhận được (mỗi tháng 5 tiếng) cũng không là gì so với thời gian thực tế tôi đã tăng ca. Vì vậy, lương về tay mỗi tháng của tôi chỉ khoảng 90,000~100,000 yên.

Sổ tay thu chi của tôi (Trung bình 1 tháng)

※Sổ tay thu chi khi làm việc ở công ty hiện nay

※100 yên = Khoảng 18,218 đồng (Tỷ giá ngày 2/2/2023)

Thu nhập: 100,000 yên
Lương 100,000 yên
  • *Lương về tay đã trừ thuế, bảo hiểm xã hội, tiền ký túc xá, tiền điện nước gas
  • *Tiền ký túc xá (15,000 yên), tiền điện nước gas (6,000 yên)
Chi tiêu: 45,000 yên
Tiền ăn (chủ yếu là tự nấu) 30,000 yên
Tiền mua đồ dùng sinh hoạt, quần áo 10,000 yên
Các chi phí khác: đi chơi, giao lưu v.v. 5,000 yên
Chênh lệch mỗi tháng: 55,000 yên

Lương thấp và bị bạo lực, xúc phạm

Hồi ở Việt Nam, tôi đã phỏng vấn với giám đốc của công ty này (có phiên dịch). Ông ấy nói là mỗi tháng có thể nhận được 180,000 yên. Thế nhưng, sau khi sang Nhật, tôi hỏi một anh làm cùng thì anh ấy nói là chỉ có 1 lần duy nhất là nhận được 180,000 yên về tay.

Thời gian di chuyển kéo dài, công việc đòi hỏi khắt khe, lương làm thêm giờ không được trả đủ, và một số (ba) người Nhật mà tôi làm việc cùng không thích điều đó. Tôi đã bị đánh hai lần vào đầu bằng một dụng cụ gọi là cờ lê bánh cóc, và đó là một cú sốc khủng khiếp mặc dù tôi đang đội mũ bảo hiểm. Chán nản với một nơi làm việc vô lý như vậy, tôi quyết định biến mất.

Thời gian di chuyển dài đằng đẵng, công việc vất vả, tiền tăng ca ít ỏi. Đã thế, một số người Nhật (3 người) làm cùng tôi thấy không vừa mắt chỗ nào là nổi giận ngay lúc ấy. Tôi đã bị họ dùng cờ lê đập vào đầu 2 lần. Khi ấy tôi đội mũ bảo hộ nhưng cũng thấy họ đập rất mạnh. Tôi tuyệt vọng với nơi làm việc quá đáng như vậy nên tôi quyết định bỏ trốn.

Dù nói chuyện với nghiệp đoàn cũng không có thay đổi gì

Trái: Gương mặt tôi bị lấm bẩn trong công việc hàng ngày. Phải: Anh làm cùng quá mệt nên nằm ngủ trong thời gian nghỉ trưa

Trong quá trình thực tập kỹ năng, nghiệp đoàn đảm nhận công việc hỗ trợ thực tập sinh. Mỗi tháng 2 lần, người của nghiệp đoàn thường đi cùng phiên dịch người Việt tới công ty của tôi nhưng lần nào nói chuyện cũng có cả lãnh đạo của công ty tôi. Có nghiệp đoàn có phiên dịch viên làm chính thức và trực tiếp lắng nghe tâm tư của thực tập sinh. Thế nhưng, nghiệp đoàn của tôi thì khác. Mỗi lần tới công ty tôi là một phiên dịch viên mới (người làm thêm) nên tôi không thể nhờ cậy được. Chúng tôi đã nhiều lần nhờ nghiệp đoàn hỗ trợ cải thiện tình trạng không được trả tiền tăng ca và không được ngủ khi di chuyển đường dài nhưng chẳng có chút cải thiện nào.

Cuộc sống trong thời gian bỏ trốn

Và thế là sau khi làm việc ở công ty này hơn 1 năm, vào tháng thứ 13 - tháng 9 năm 2020, tôi cầm theo một ít hành lý cùng 200,000 yên tiền mặt rồi bỏ trốn.Tôi không muốn bị ai đó báo với giám đốc nên tôi đã không nói gì với hai thực tập sinh còn lại và cứ thế bỏ đi.

Những gì tôi đã trải qua khác với Nhật Bản mà tôi đã hình dung nên tôi muốn về Việt Nam càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, tôi không mua được vé máy bay. Tôi quyết định ở lại nhà bạn thân - bạn Minh (tên giả) cho tới lúc mua được vé. Tôi quen Minh ở Nhật, anh ấy cũng đã bỏ trốn khỏi 1 công ty khác và sống ở Tokyo. Tôi đi tàu khoảng 3 tiếng để tới chỗ anh ấy. Có vẻ là anh ấy đang lao động bất hợp pháp. Tuy nhiên tôi muốn về ngay nên tôi không đi làm.Thế nhưng, mãi mà tôi không mua được vé về. Đến tháng 1 năm 2021, tôi chỉ còn lại khoảng 50,000 yên.

Được “Hội hỗ trợ Tomoiki Việt Nhật” giúp đỡ

Khi ấy, Minh biết đến“Hội hỗ trợ Tomoiki Việt Nhật (Tổ chức phi chính phủ - NPO)”nên anh ấy đã giới thiệu cho tôi. Vào tháng 1 năm 2021, tôi gửi tin nhắn bằng tiếng Nhật cho hội và đến văn phòng của hội. Kể từ hôm ấy, tôi được sống miễn phí trong khu tạm trú của hội và sống cùng vài chục thực tập sinh khác nữa.

Ngày nào tôi cũng học tiếng Nhật và tự học vài tiếng ở hội trong khoảng 2 tháng. Trong thời gian này, hội đã liên lạc với Hiệp hội thực tập kỹ năng quốc tế (OTIT), nghiệp đoàn cũ, Cục quản lý xuất nhập cảnh để hẹn gặp, nói chuyện, làm các thủ tục cần thiết để tôi có thể tiếp tục ở lại Nhật làm việc. Nhờ vậy, tôi đã xin được tư cách lưu trú đặc biệt trong thời gian COVID-19. Thời hạn lưu trú chỉ có 6 tháng nhưng sau đó tôi đã gia hạn 2 lần nên trong khoảng 1 năm rưỡi, tôi có thể đi làm thêm. Tôi đã nghĩ là “chẳng còn cách nào khác” nên mới bỏ trốn nhưng nếu từ đầu tôi xin tư vấn từ “Hội Tomoiki” thì có lẽ đã có cách giải quyết tốt hơn. Các bạn đi thực tập sau tôi hãy nói chuyện và xin tư vấn từ các tổ chức hỗ trợ thực tập sinh như thế này trước khi bỏ trốn nhé.

Làm thêm trong ngành ngư nghiệp, nhà hàng

Trái: Sò điệp. Phải: Karuizawa

Nuôi sò điệp

Sau khi được ở lại Nhật làm việc, tôi được hội Tomoiki giới thiệu việc làm thêm ở Hokkaido. Từ tháng 3 năm 2021, tôi làm thêm ở một công ty nuôi sò điệp trong 3 tháng. Công việc chính của tôi là lấy sò điệp nhỏ từ biển lên, lục lỗ trên vỏ sò rồi dùng dây nối chúng lại với nhau. Phần lớn công việc của tôi ở trên đất liền nhưng thỉnh thoảng tôi cũng đi thuyền ra khơi.

Nhà hàng

Sau khi mùa nuôi sò điệp qua đi, tôi về Tokyo và sống ở hội Tomoiki. Từ tháng 9 năm 2021, tôi làm thêm ở nhà hàng cao cấp ở Karuizawa - tỉnh Nagano trong 3 tháng. Tôi cắt thái rau củ, rửa bát và được cho ăn 3 bữa. Karuizawa là một khu nghỉ dưỡng nổi tiếng nên vào ngày nghỉ, tôi đi chơi loanh quanh cùng bạn người Việt làm ở nhà hàng khác.

Quán mì ramen

Công việc thứ ba của tôi là làm bếp ở quán mì ramen “Tadokoro Shoten” ở Kagoshima. Tôi chuẩn bị nguyên liệu (thái rau, thái thịt xá xíu), luộc mì, xào nguyên liệu, nấu nước dùng, rửa bát v.v. Đây là chuỗi quán mì được yêu thích ở khắp Nhật Bản nên từ khi quán mới mở vào tháng 12 năm 2021, tôi làm ở đó khoảng 9 tháng. Những người Nhật làm việc cùng tôi rất tốt bụng. Từ khi sang Nhật, đây là nơi làm việc mà tôi thấy thoải mái nhất.

Tiếp tục làm việc ở Nhật

Trong thời gian hết việc làm thêm ở Hokkaido và chờ chuyển sang làm thêm ở Nagano, tôi được hội Tomoiki cho ở nhờ và cho tham giaKhóa tập huấn dành cho thực tập sinh kỹ năng do JP MIRAI (JICA) tổ chức ở Tokyo.Trong khoảng 1 tháng rưỡi, tôi sống ở trung tâm của JICA và học tiếng Nhật, học cách xây dựng sự nghiệp trong tương lai.

Nhờ Hiệp hội hỗ trợ Tomoiki Nhật-Việt, tôi biết rằng có một cách để tiếp tục làm việc tại Nhật Bản. Sau đó, tôi đã đạt được 238 điểm trong JFT-Basic và vượt qua bài kiểm tra kỹ năng cho kỹ năng được chỉ định "kinh doanh nhà hàng". Vì vậy, tôi đã trở lại Việt Nam vào tháng 9 năm 2022 và hiện đang nộp đơn xin tư cách lưu trú cho một kỹ năng cụ thể. Khi tôi trở lại Nhật Bản với tư cách là một công nhân lành nghề được chỉ định, tôi sẽ làm việc tại cửa hàng mì ramen như trước đây. Trong thời gian ở Nhật Bản cho đến nay, tôi chỉ có thể làm được để trả lại số tiền mà tôi đã vay trước khi đến Nhật Bản.

Nhờ có sự giúp đỡ của Hội hỗ trợ Tomoiki Việt Nhật, tôi đã tìm ra cách tiếp tục làm việc ở Nhật. Tôi thi được 238 điểm JFT-Basic và đỗ kỳ thi kỹ năng “ngành nhà hàng”. Từ tháng 9 năm 2022, tôi về Việt Nam 1 thời gian và xin tư cách lưu trú Kỹ năng đặc định. Sau khi quay lại Nhật với tư cách lưu trú Kỹ năng đặc định, tôi sẽ tiếp tục làm ở quán mỳ tôi từng làm thêm.Trong suốt thời gian sống ở Nhật cho đến khi tạm về nước, tôi mới chỉ trả hết số nợ đã vay trước khi sang Nhật. Lần sang Nhật tới đây, tôi sẽ cố gắng tiết kiệm thật nhiều.