Kinh nghiệm của tôi (Du học - Nhân lực chất lượng cao)
Xếp hạng bài viết phổ biến
-
Lớp học tiếng Nhật online miễn phí 17067 views
-
Không được ăn ốc bắt ở ruộng lúa 15540 views
-
“Đúng giờ” ở Nhật là như thế nào? 13031 views
Gặp gỡ sempai số này
Đoàn Hồng Phượng
Sinh năm 1996 tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Tháng 5 năm 2014: Tốt nghiệp trường Trung học phổ thông Ngô Quyền
Tháng 8 năm 2014: Nhập học trường Nhật ngữ Đông Du
Tháng 9 năm 2015: Tốt nghiệp trường Nhật ngữ Đông Du
Tháng 10 năm 2015: Nhập học trường chuyên môn thông tin kinh doanh Morioka
Tháng 3 năm 2017: Tốt nghiệp trường chuyên môn thông tin kinh doanh Morioka
Tháng 4 năm 2017: Nhập học trường Đại học Iwate
Đoàn Hồng Phượng
Sinh năm 1996 tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Tháng 5 năm 2014: Tốt nghiệp trường Trung học phổ thông Ngô Quyền
Tháng 8 năm 2014: Nhập học trường Nhật ngữ Đông Du
Tháng 9 năm 2015: Tốt nghiệp trường Nhật ngữ Đông Du
Tháng 10 năm 2015: Nhập học trường chuyên môn thông tin kinh doanh Morioka
Tháng 3 năm 2017: Tốt nghiệp trường chuyên môn thông tin kinh doanh Morioka
Tháng 4 năm 2017: Nhập học trường Đại học Iwate
Giới thiệu
Sau khi tốt nghiệp cấp 3, học 1 năm tại trường Nhật ngữ Đông Du, tôi sang Nhật theo học khoa tiếng Nhật tại một trường chuyên môn và sau đó thi vào trường Đại học quốc lập. Nếu lựa chọn học Đại học trong nước, có thể tôi sẽ chỉ biết dựa dẫm ăn bám vào bố mẹ. Còn nếu đi Nhật, tôi có thể tự đi học bằng chính những đồng tiền do mình làm ra.
Lý do tôi chọn Nhật là vì tôi thích Nhật. Tôi thích truyện tranh Nhật Bản, ví dụ như“Thám tử lừng danh Conan”, ngoài ra tôi cũng thích văn hoá ẩm thực Nhật như sushi hay món rán tempura. Khi sang đến Nhật, tôi còn cảm nhận được bầu không khí trong lành, và vị tươi ngon của đồ ăn nên tôi cảm thấy sống ở đây rất thoải mái, dễ chịu. Tiền lương cũng cao hơn Việt Nam,vì thế tôi nghĩ bản thân sẽ cố gắng để xin việc ở Nhật.
Tôi muốn truyền tải thông điệp về tầm quan trọng của việc học chắc tiếng Nhật tại Việt Nam trước khi du học, cũng như muốn tập trung chia sẻ với các bạn về cách sử dụng các công trình công cộng tại Nhật trong chuỗi những trải nghiệm du học của mình.
Đầu tư học tiếng Nhật nghiêm túc trước khi sang Nhật
Bạn thân của mẹ tôi có một cô con gái đang vừa làm vừa học tại Nhật. Sau khi biết được thông tin bạn gái đó cũng đã từng theo học ở trường Nhật ngữ Đông Du, nên tôi đã quyết định đăng ký học tại đây.
Trường Nhật ngữ Đông Du được thành lập năm 1991, hiện đang hoạt động trong lĩnh vực giáo dục tiếng Nhật tại 7 chi nhánh tập trung chính ở khu vực phía Nam Việt Nam. Tại “Trung tâm đào tạo sinh viên du học Bình Mỹ” trực thuộc một trong những chi nhánh của Đông Du hiện đang đào tạo tiếng Nhật trình độ cao cho những sinh viên có nguyện vọng theo học tại các trường Đại học ở Nhật. Tôi đã trải qua cuộc sống sinh viên ký túc trong 1 năm học tập ở đây. Tuy là lính mới tò te bắt đầu từ con số 0 với tiếng Nhật, nhưng sau 1 năm tôi đã đạt tới trình độ tương đương N3.
[show_more more=▼Đọc tiếp less=▲Đóng align="center" ]
Trong khi có nhiều người muốn đỗ N3 phải mất 2 tới 3 năm thì để có được trình độ này trong vòng 1 năm,tôi đã phải học rất khủng khiếp. Học từ sáng tới tối các ngày trong tuần và sáng thứ 7, mỗi tháng còn có bài kiểm tra chia lớp dựa trên thành tích học tập. Thực tế đã có những người không thể theo nổi mà đành phải bỏ học giữa chừng.
Ngoài giờ học quy định trên trường, tôi còn tự học vào buổi tối và cả ngày chủ nhật, nên dù Vũng Tàu không mấy xa xôi nhưng tôi cũng không có thời gian về quê. Vì thế, bố mẹ tôi đã phải lên Sài Gòn để gặp con.
[/show_more]
Khi nhập học vào trường Đông Du, tôi không mất các chi phí dịch vụ môi giới mà chỉ phải trả cho trường tiền học phí và tiền ở ký túc xá 1 năm là 50 triệu đồng. Khi sang Nhật, tôi cũng chỉ mất số tiền là lệ phí làm hồ sơ giấy tờ xin tư cách lưu trú mà thôi.
Học trường tiếng Nhật, nhập học trường quốc lập.
Sau khi kết thúc 1 năm học tiếng ở trường Đông Du, tháng 10 năm 2015 tôi vào học trường chuyên môn thông tin kinh doanh Morioka. Dựa vào thành tích đạt được tại Đông Du, các thầy cô giáo sẽ đưa ra quyết định lựa chọn học trường nào cho sinh viên. Tính cả tôi, có tất cả 14 người xuất thân từ Đông Du đang theo học tại đây. Sau 1 năm rưỡi, hầu hết chúng tôi đều học lên Đại học. Trong 14 người, chỉ có tôi và một người nữa trụ lại Morioka, trở thành sinh viên của khoa Khoa học xã hội nhân văn trường Đại học Iwate.
Sử dụng công trình công cộng và các dịch vụ hỗ trợ người nước ngoài
Tôi chỉ đi làm thêm ở mức đủ, thay vào đó tôi dành nhiều thời gian cho việc học. Đề tài nghiên cứu ở trường Đại học, hay chiến lược ôn thi TOEIC đang là mối quan tâm chính của tôi ở thời điểm hiện tại. Tôi thường xuyên sử dụng thư viện trường để học. Vừa yên tĩnh vừa có máy điều hoà nên cũng có nhiều người học ở đây.
Vào các ngày nghỉ lễ thư viện trường đóng cửa hay có việc bận phải lên trung tâm thành phố thì tôi lựa chọn thư viện công cộng. Từ tầng 1 đến tầng 4 của “Trung tâm giao lưu thông tin tỉnh Iwate” đối diện ga Morioka là thư viện của Tỉnh Iwate. Ngoài ra, trên tầng 5 còn có “Trung tâm giao lưu Quốc tế” thuộc Hiệp hội giao lưu Quốc tế tỉnh Iwate. Đây không chỉ là nơi cung cấp các thông tin về học tập, sự kiện giao lưu mà còn là địa chỉ tin cậy để người nước ngoài có thể đến để chia sẻ, thảo luận về những khó khăn trong cuộc sống, học tập. Vì còn có rất nhiều tài liệu, sách vở nên thời còn là sinh viên trường chuyên môn, đây là địa chỉ tôi thường xuyên lui tới để mượn sách miễn phí.
Thư viện
Trung tâm giao lưu quốc tế
Sinh hoạt và làm thêm ở Nhật
Công việc làm thêm đầu tiên của tôi khi mới sang Nhật là đi phát báo. Đây là công việc được các thế hệ học sinh tốt nghiệp Đông Du tiếp nối nhau làm. Phát báo sáng đến nhà dân là nét đặc trưng trong văn hoá Nhật Bản.
Mỗi sáng, tôi thức dậy lúc 4 giờ, phát báo tới 6 giờ, sau đó lên trường đi học. Cùng bạn đường là chiếc xe đạp điện, tôi đã phát báo đến hòm thư của khoảng 200 nhà dân.
Mỗi tháng, tôi nhận được khoảng 8 vạn yên nhưng cơn buồn ngủ buổi trưa quấy rầy khiến tôi không thể tập trung vào việc học, nên sau 6 tháng tôi đã nghỉ việc. Chưa kể việc đi phát báo vào những ngày đông lạnh hay ngày mưa thì vất vả đến thế nào.
Sau đó, tôi đã xin vào làm tại quán nhậu. Còn công việc hiện tại của tôi là phục vụ tại các bữa tiệc chiêu đãi trong khách sạn với mức lương là 1.100 yên/giờ và làm phiên dịch cho các nghiệp đoàn tiếp nhận thực tập sinh kỹ năng. Tổng cộng mỗi tháng, tôi bỏ túi 8 đến 10 vạn yên.
Trước đây, khi còn làm ở quán thịt nướng, tôi chỉ là chân rửa bát đĩa trong bếp. Nhưng sau đó vài tháng khi khả năng nói tiếng Nhật tăng lên, tôi đã đảm nhận được công việc phục vụ bàn, nghe đặt món và bưng bê đồ ăn ra cho khách. Nhờ có công việc này, trình độ tiếng của tôi khá lên nhiều. Công việc ở quán nhậu sau đó, tôi cũng phụ trách nhiệm vụ tương tự như thế.
[iconpress id="local_120" title="book" style="color:#525252; font-size:25px;" ]Chi tiêu sinh hoạt trung bình một tháng của tôi
※100 yên = 21,192 VND ( Tỷ giá tính tới ngày 29 tháng 11 năm 2019)
Tổng thu nhập ( 8〜10 vạn yên)
Làm 2 công việc ( Phục vụ tiệc chiêu đãi tại khách sạn, phiên dịch) | Tổng thu nhập: 8~10 vạn yên. Niên độ năm 2018, tôi nhận thêm học bổng 2 vạn yên/tháng từ tỉnh Iwate. |
Học bổng JASSO | 80,000円 |
Chi tiêu (Tổng cộng 7 ~ 9 vạn yên)
Tiền thuê nhà | 29,000 yên ※Sống một mình, phòng đơn, bao gồm cả wifi ※Nếu sống trong ký túc xá trường Đại học thì chỉ mất 15,000 yên nhưng vì xa chỗ đi làm thêm nên tôi đã không chọn ở. |
Tiền học phí | 0 yên ※Vì đạt được thành tích tốt trong học tập nên tôi được miễn giảm toàn bộ học phí. ※Tính đến thời điểm hiện tại, tôi chỉ mất 29 vạn yên tiền nhập học ( Khoản tiền này cũng được chi trả bằng khoản tiền tiết kiệm khi đi làm thêm) |
Tiền điện,tiền ga,tiền nước | 12,000~13,000円 Tổng tiền điện –nước –ga |
Tiền mạng internet | 0 yên ※Bao gồm trong tiền nhà |
Tiền điện thoại | 0 yên ※Chỉ sử dụng wifi |
Tiền ăn | 20,000 yên ※Có những ngày tôi tiết kiệm được tiền ăn khi ăn luôn tại nơi làm thêm. |
Các chi phí khác | 8,000 yên ~ 28,000 yên ※Quần áo, tài liệu sách vở, chi phí đi lại |
Khoản chênh lệch hàng tháng (Tiền tiết kiệm) Trung bình khoảng 1~2 vạn yên.
※Cũng có tháng tôi phải “phá” khoản tiết kiệm để trang trải sinh hoạt. Ví dụ trong trường hợp không đi làm thêm được nhiều (do bận thi cử hay có nhiều bài kiểm tra trên trường...) hoặc mỗi khi phát sinh cần tiền gấp.
※Không có khoản tiền gửi về Việt Nam. Vì xác định rõ rằng trong tương lai sẽ những việc cần đến tiền như đi xin việc... nên tôi luôn ý thức được việc phải cố gắng tiết kiệm.
Tích cực tham gia nhiều hoạt động giao lưu
Tôi đã tham gia rất nhiều sự kiện giao lưu tại Nhật Bản. Thuộc một phần trong nội dung của môn học có tên “Giao tiếp đa văn hoá”ở trường Đại học, tôi đã tham gia giao lưu với các em học sinh cấp 2 ở nhiều địa phương tỉnh Iwate tại hội trại giao lưu 2 ngày 1 đêm.
[show_more more=▼Đọc tiếp less=▲Đóng align="center" ]
Ngoài ra, khi còn là sinh viên năm nhất, qua sự giới thiệu của thầy cô trên trường tôi đã tham gia “Cuộc thi Yukata” của nhóm du học sinh gồm 7 người. Hình ảnh nhóm sinh viên nước ngoài chúng tôi trong trang phục yukata đã được đăng trên báo địa phương. Trước đây, qua những bộ phim điện ảnh và truyền hình tôi đã mê mẩn trang phục truyền thống kimono và yukata nên tôi thấy hạnh phúc khi lần đầu tiên được khoác lên mình chiếc yukata. Tôi dự định sẽ mặc kimono vào lễ tốt nghiệp. Hơn nữa, nếu xin việc thành công ở Nhật, tôi còn muốn mặc yukata đi xem lễ hội bắn pháo hoa.
[/show_more]
Tôi đã học tiếng Nhật như thế!
Sau khi sang Nhật khoảng 2 năm rưỡi, tôi đã thi đỗ chứng chỉ năng lực tiếng Nhật N1 (JLPT). Tôi đã sử dụng các cuốn sách tham khảo được những đàn anh đàn chị giỏi tiếng Nhật và bạn thân giới thiệu trong chiến lược ôn thi của mình. Tôi xin phép được giới thiệu một số tựa đề sách chính trong số đó.
[iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] 「新完全マスター」シリーズ(出版社:スリーエーネットワーク)
[iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] 「耳から覚える 日本語能力試験」シリーズ(出版社:アルク)
[iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] 「日本語能力試験問題集N1読解スピードマスター」
Ngoài ra, tôi còn tìm và xem đi xem lại nhiều lần các bài giảng hướng dẫn phương pháp ôn thi N1 trên Youtube. Hơn thế nữa, tôi cũng thường xuyên xem phim và các video tiếng Nhật liên quan đến trang điểm. Tôi cho rằng nếu đó là lĩnh vực bản thân yêu thích, khả năng ghi nhớ từ vựng cũng sẽ nhanh hơn.
Thêm vào đó, rèn luyện kỹ năng nghe qua anime cũng là một phương pháp tốt. Tôi hay xem “Thám tử lừng danh Conan”. Vì từ nhỏ đã từng xem nên trong đầu vẫn đâu đó nhớ được nội dung, vì thế tôi vừa có thể thoải mái xem vừa có thể học được cách phát âm, ngữ điệu của tiếng Nhật. Tôi cho rằng vừa học vừa chơi là cách thức giúp chúng ta dễ duy trì việc học.
Ước mơ tương lai
Tôi dự định sẽ xin việc ở Nhật. Để chuẩn bị cho mục tiêu này, vào tháng 7 năm 2019, tôi đã tham gia hội chợ việc làm của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại tỉnh Iwate. Và tháng 10, tôi dã cùng các bạn trong nhóm zemi đi thăm ngân hàng và nhà máy ủ bia tại địa phương. Vì yêu thích mỹ phẩm nên sẽ là tuyệt vời nhất nếu tôi có thể xin việc tại một công ty liên quan đến mỹ phẩm.
[show_more more=▼Đọc tiếp less=▲Đóng align="center" ]
Nhật Bản có bầu không khí trong lành phương tiện giao thông công cộng thuận lợi, đường xá sạch đẹp. Ngoài thịt nướng, mỳ ramen và nhiều món ăn phong phú ở quán nhâu, mỳ jaja ở Morioka cũng phải gọi là tuyệt phẩm. Hiện tại, do bận đi làm thêm và đi học nên tôi chưa có thời gian đi du lịch nhiều. Nếu chính thức bắt đầu hoạt động đi tìm việc, tôi muốn kết hợp đi du lịch và đến thăm, ở lại chỗ các bạn đồng môn trong Đông Du hiện đang sống rải rác trên khắp nước Nhật.
[/show_more]
Xin được nhắc lại tới các bạn thông điệp: Trước khi sang Nhật, nhất định phải cố gắng học tiếng Nhật thật tốt ở Việt Nam. Có như vậy các bạn mới có được những trải nghiệm trọn vẹn, phong phú trong cả việc học lẫn đi làm thêm sau khi tới Nhật.
Bài viết liên quan
-
Bài tổng hợp: Những điểm quan trọng liên quan đến bảo hiểm hưu trí
Người nước ngoài sống ở Nhật Bản phải chịu nhiều bất lợi vì không có kiến thức chính xác về chế độ hưu trí. Có những bạn nghe được thông tin “Du học sinh không phải tham gia bảo hiểm hưu trí” và tin vào điều đó, cho đến khi đi làm chính thức tại Nhật Bản thì nhận được giấy yêu cầu thanh toán tiền bảo hiểm hưu trí của các năm trước đó. Có rất nhiều các trường hợp như ▽ Tôi không biết là có thủ tục miễn giảm bảo hiểm hưu trí cho du học sinh ▽ Người lao động bị thương nặng trong lúc làm việc và bị thương tật nhưng do công ty không đăng ký tham gia bảo hiểm hưu trí cho nên đã không thể nhận được “lương hưu tàn tật”… Chúng tôi đã tổng hợp các thông tin chính xác về bảo hiểm hưu trí để cung cấp cho bạn đọc. Các loại bảo hiểm hưu trí và ưu điểm Chế độ hưu trí công gồm có “Kosei nenkin hoken – Bảo hiểm hưu trí phúc lợi” và “Kokumin nenkin – Bảo hiểm hưu trí quốc dân”. Người nước ngoài đã đăng ký cư trú cũng có nghĩa vụ tham gia bảo hiểm. Phần lớn người đi làm trong các công ty sẽ tham gia bảo hiểm hưu trí phúc lợi, những người còn lại sẽ tham gia bảo hiểm hưu trí quốc dân. Bằng cách đóng bảo hiểm hưu trí, bạn có thể nhận các khoản lương hưu sau đây. ① Lương hưu tuổi già:Người đóng bảo hiểm từ 10 năm trở lên, từ 65 tuổi sẽ được nhận lương hưu hàng năm. Bạn cũng có thể nhận được lương hưu khi ở nước ngoài. Mức lương hưu nhận được thay đổi tuỳ theo mức phí bảo hiểm đã đóng. ② Lương hưu tàn tật:Được chi trả khi bị tàn tật do bị bệnh, bị thương. ③ Lương hưu tử tuất:Nếu người đóng bảo hiểm mất, bảo hiểm sẽ được chi trả cho vợ/chồng hoặc con của người đó. Đối với người nước ngoài chỉ làm việc trong một vài năm thì khoản lương hưu tàn tật ② cần được chú ý đặc biệt. Nếu bị thương nặng trong lúc làm việc, bạn có thể được chi trả bảo hiểm tai nạn lao động, nhưng nếu bạn bị thương tật sau tai nạn thì bạn còn có thể được hưởng lương hưu tùy theo mức độ thương tật. Tuy nhiên, khoản này sẽ không được chi trả cho những người không tham gia bảo hiểm hưu trí. Nếu bạn muốn biết rõ hơn về chế độ hưu trí, hãy đọc thêm bài viết dưới đây. Bảo hiểm y tế và hưu trí Bảo hiểm hưu trí dành cho du học sinh và miễn nộp phí bảo hiểm “Bảo hiểm hưu trí phúc lợi” sẽ do công ty đăng ký tham gia cho người lao động, nhưng “Bảo hiểm hưu trí quốc dân” thì du học sinh phải tự đăng ký tham gia và tự trả phí bảo hiểm. Phí bảo hiểm hưu trí quốc dân trong năm 2022 là 16.590 yên mỗi tháng. Cách tham gia bảo hiểm hưu trí ・ Người trên 20 tuổi nhập cảnh vào Nhật Bản → Làm thủ tục tham gia bảo hiểm ở toà thị chính quận, thành phố nơi mình đăng ký cư trú hoặc ở văn phòng bảo hiểm hưu trí. ・ Người dưới 19 tuổi nhập cảnh vào Nhật Bản → Trong vòng hai tuần sau khi sinh nhật lần thứ 20, sẽ có “Thông báo tham gia bảo hiểm hưu trí quốc dân” hoặc giấy nộp tiền bảo hiểm hưu trí được gửi tới nhà. Miễn nộp phí bảo hiểm dành cho du học sinh Cho đến khi tốt nghiệp, học sinh – sinh viên có thể không nộp tiền bảo hiểm hưu trí theo “Chế độ đóng bảo hiểm hưu trí đặc biệt dành cho học sinh – sinh viên” nhưng học sinh – sinh viên cần làm đơn đăng ký. Tuy nhiên, nếu không làm đơn đăng ký xin miễn đóng, trạng thái sẽ chuyển sang “đóng muộn” mà thôi. Sau đó, khi bạn đi làm chính thức ở Nhật Bản, bạn sẽ bị yêu cầu thanh toán cho tất cả các khoản đóng muộn. Thông tin “du học sinh không phải đóng bảo hiểm hưu trí (phí bảo hiểm)” được đăng trên SNS, nhưng điều đó là sai lầm. Bạn không phải trả bảo hiểm hưu trí chỉ khi bạn đăng ký "Chế độ đóng bảo hiểm hưu trí đặc biệt dành cho học sinh – sinh viên" và được chấp thuận. Nếu bạn muốn biết rõ hơn về bảo hiểm hưu trí dành cho du học sinh, hãy đọc thêm bài viết dưới đây. “Du học sinh thì không cần đóng bảo hiểm hưu trí” là sai! Trường hợp công ty không làm thủ tục tham gia bảo hiểm hưu trí cho nhân viên Thông báo truy thu phí bảo hiểm hưu trí đóng muộn (thư nhắc nhở) Công ty có nghĩa vụ pháp lý đăng ký tham gia bảo hiểm hưu trí phúc lợi cho nhân viên của mình. Phí bảo hiểm hưu trí phúc lợi được công ty và nhân viên mỗi bên trả một nửa, và phần của nhân viên chi trả được ghi trên bảng sao kê lương hàng tháng. Nếu số tiền không được nhập vào cột như "bảo hiểm hưu trí phúc lợi" trên bảng sao kê lương thì bạn có thể không thuộc diện nhận lương hưu phúc lợi. Trong trường hợp đó, hãy thực hiện các điều sau. ・ Yêu cầu công ty tham gia bảo hiểm hưu trí phúc lợi cho mình. ・ Trao đổi với văn phòng bảo hiểm hưu trí. (Sau đó văn phòng bảo hiểm hưu trí sẽ điều tra và yêu cầu công ty đăng ký tham gia). Có trường hợp “Sau khi làm kỹ sư ở Nhật được ba năm, tôi chuyển việc. Sau đó, tôi phát hiện ra rằng công ty đầu tiên chưa làm thủ tục tham gia bảo hiểm hưu trí phúc lợi và đóng bảo hiểm cho tôi, và tôi bị truy thu số tiền bảo hiểm hưu trí chưa đóng 3 năm qua”. Thông tin chi tiết được giới thiệu trong bài viết sau. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Sổ tư vấn file 10 Có những trường hợp như thế ở các công ty, và ngay cả các doanh nghiệp cá nhân như nông nghiệp tuyển dụng thực tập sinh kỹ năng cũng có rất nhiều báo cáo về sự thiếu sót trong việc đăng ký tham gia bảo hiểm hưu trí. Các bạn hãy chú ý. Hãy kiểm tra bảng sao kê lương hàng tháng! [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Cách đọc bảng lương Bạn có thể kiểm tra bảng sao kê lương của mình để xem liệu công ty hoặc người sử dụng lao động có đang trả tiền bảo hiểm hưu trí cho bạn hay không. Hãy kiểm tra xem số tiền có được viết trong cột "Lương hưu phúc lợi" trên bảng sao kê lương hay không. Nếu không đóng phí bảo hiểm trước đây thì sao? Nếu không đóng phí bảo hiểm theo giấy truy thu của văn phòng quận nơi cư trú, sẽ có những bất lợi sau: ・ Không được gia hạn thời gian lưu trú ・ Có thể bị tịch thu tài sản (tiền tiết kiệm, tiền lương v.v.) ・ Không được cấp quyền vĩnh trú ・ Không được nhận lương hưu tàn tật hoặc tử tuất Nếu bạn gặp khó khăn vì bị truy thu tất cả các khoản thanh toán quá hạn, hãy trao đổi với công ty hoặc văn phòng bảo hiểm hưu trí gần đó về phương thức thanh toán. Bạn có thể trả thành nhiều lần, và nếu bạn có thu nhập thấp, bạn có thể được miễn trả một phần. Bạn có thể đăng ký "Chế độ đóng bảo hiểm hưu trí đặc biệt dành cho học sinh – sinh viên" sau đó và chế độ này có thể được áp dụng với khoản phí bảo hiểm trước đó. Tuy nhiên, việc miễn đóng sẽ chỉ được áp dụng 2 năm 1 tháng trước khi nộp đơn xin miễn giảm. Tổng kết Người nước ngoài sống ở Nhật Bản không có thông tin chính xác về chế độ bảo hiểm hưu trí. Bài viết này đã tóm tắt những điểm về bảo hiểm hưu trí. ・ Tham gia bảo hiểm hưu trí là nghĩa vụ của mọi người dân・ Lợi ích khi tham gia bảo hiểm hưu trí: Lương hưu tuổi già・ Lợi ích khi tham gia bảo hiểm hưu trí: Lương hưu tàn tật・ Lợi ích khi tham gia bảo hiểm hưu trí: Lương hưu tử tuất・ Cách du học sinh tham gia bảo hiểm hưu trí・ Thủ tục miễn đóng bảo hiểm hưu trí cho du học sinh・ Trường hợp công ty không đăng ký tham gia bảo hiểm hưu trí cho nhân viên・ Hãy kiểm tra bảng sao kê lương của bạn!・ Nếu không đóng phí bảo hiểm hưu trí trước đây thì sao? Khi sinh sống tại Nhật Bản, việc đóng phí bảo hiểm hưu trí và các thủ tục miễn trừ là rất quan trọng. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, vui lòng liên hệ với quầy tư vấn dành cho người nước ngoài hoặc văn phòng bảo hiểm hưu trí. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Bài tổng hợp – Các tổ chức tư vấn dành cho người Việt
-
★ Thông tin cơ bản: Lịch trình tìm việc của du học sinh
Vol. 5 Lịch trình tìm việc của du học sinh 1. Lịch trình tổng thể của hoạt động tìm việc 2. Phân tích bản thân (hiểu chính mình) 3. Nghiên cứu công việc và công ty (hiểu đối phương) 4. Thực tập 5. Sơ yếu lý lịch và đơn ứng tuyển 6. Cách viết đơn ứng tuyển 7. Ứng tuyển・Dự thi・Phỏng vấn・Thư tuyển dụng Lịch trình tìm việc của du học sinh “Ứng tuyển”, “Hội chợ việc làm”, “Ngày hội việc làm của công ty”, “Đơn ứng tuyển”, “Sơ yếu lý lịch”, “Thi viết”, “Phỏng vấn”, “Thư hẹn tuyển dụng”. Trong bài viết lần này, chúng tôi sẽ giải thích tổng thể quá trình tìm việc của du học sinh. Ngoài ra, còn có cả những gợi ý về cách viết đơn ứng tuyển, bài “Giới thiệu bản thân” và “Lý do ứng tuyển”, những thứ quyết định bạn có được vào vòng phỏng vấn hay không. Có nhiều bạn du học sinh bắt đầu hoạt động tìm việc khá muộn nên hãy chú ý nắm rõ được toàn bộ quy trình và bắt đầu chuẩn bị từ sớm nhé. 1. Lịch trình tổng thể của hoạt động tìm việc Bắt đầu từ năm thứ 3 đại học Năm thứ 3 đại học・M1 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Buổi giới thiệu về thực tập Thực tập mùa hè Thực tập mùa thu Nhiều hội chợ việc làm (tháng 3 thường có ngày hội việc làm của các công ty lớn) Phân tích bản thân (giá trị quan, mối quan tâm, sở trường) Nghiên cứu công việc (ngành, loại công việc, công ty) =Tìm kiếm , thăm hỏi sempai, đến thăm công ty, thực tập Lịch trình tìm việc của những người dự kiến tốt nghiệp năm 2022 Nếu là bạn là sinh viên đại học, hãy nghĩ rằng hoạt động tìm việc làm (shukatsu) ở Nhật Bản bắt đầu từ đầu năm thứ 3 trở đi. Điều quan trọng nhất trong hoạt động tìm việc làm là tìm kiếm công việc khiến mình có động lực để làm. Năm thứ 3 đại học là khoảng thời gian để suy nghĩ và nghiên cứu xem với kinh nghiệm, kiến thức và giá trị quan của mình thì làm việc trong ngành nào sẽ phát huy được tốt, và từ đó xem xét nên nhắm tới công ty và loại công việc nào. Ngoài ra, từ năm thứ 3 trở đi, hãy tích cực đi thực tập. Ở phần sau chúng tôi sẽ giới thiệu chi tiết hơn về việc thực tập, nhưng trải nghiệm nhiều chỗ làm và các loại công việc phong phú thì bạn sẽ nắm rõ hơn cách lựa chọn công việc, đồng thời có thể phân tích sâu hơn sở trường cũng như các vấn đề còn tồn tại của bản thân. Đến cuối năm học, các hội chợ việc làm và ngày hội việc làm của công ty sẽ được tổ chức. Đó là lúc bạn chính thức bước vào quá trình tìm việc làm. Năm thứ 4 đại học: Nộp đơn ứng tuyển → Dự thi → Phỏng vấn Năm thứ 4 đại học・M2 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 Thi viết, phỏng vấn Thư hẹn tuyển dụng Lễ tuyển dụng Chuyển loại visa Thực tập mùa xuân Khi đã lên năm thứ 4 thì vẫn nên tiếp tục tham gia các hội chợ việc làm. Hầu hết các đợt phỏng vấn diễn ra vào khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 6. Tuy nhiên, vẫn có các đợt thực tập và phỏng vấn muộn hơn. Dù mãi vẫn chưa nhận được thư hẹn tuyển dụng thì các bạn cũng đừng bỏ cuộc nhé. Hoạt động tìm việc tốn bao nhiêu thời gian? Hoạt động tìm việc rất tốn thời gian. ・Phân tích bản thân, tìm kiếm công ty: Chúng tôi khuyến nghị nên dành nhiều thời gian để phân tích bản thân và tìm kiếm công ty. Tuy nhiên, ngay cả khi bạn định làm việc này trong thời gian ngắn đi nữa thì vẫn sẽ mất khoảng 2, 3 tháng cho việc tìm kiếm công ty. ・Khi đã chính thức được tuyển dụng thì bạn sẽ phải bắt tay vào việc chuyển đổi tư cách lưu trú. Tuy nhiên, thủ tục chuyển đổi tư cách lưu trú thông thường mất khoảng 3 tháng nên cần xin chuyển tư cách lưu trú từ tháng 12 của năm thứ 4 đại học. 2. Phân tích bản thân (hiểu chính mình) Khi tìm việc, hãy tìm công việc khiến bạn có động lực để làm, hãy tìm nơi làm việc có thể phát huy được năng lực và thế mạnh của mình. Ở Nhật, nếu cứ liên tục chuyển việc sau thời gian quá ngắn thì các lựa chọn khi tìm công việc mới sẽ bị thu hẹp lại. Lý do là bên tuyển dụng sẽ lo lắng “không biết liệu người này sau khi vào công ty có làm việc lâu không”. Để có thể duy trì công việc lâu dài, và cũng là để thông qua công việc có được một cuộc sống tràn đầy cảm hứng thì cần chú trọng tìm ra công việc và chỗ làm phù hợp với bản thân. Để làm được điều này, bước đầu tiên là phải phân tích bản thân. Nếu chưa phân tích được bản thân thì bạn sẽ không thể biết loại công việc nào sẽ phù hợp với mình. Hãy vừa xem lại kinh nghiệm của mình (quá trình đi học, các hoạt động xã hội và công việc làm thêm baito v.v.) vừa xem các điểm dưới đây rồi phân tích bản thân: ・Giá trị quan của bạn ・Điều mà bạn quan tâm ・Năng lực của bản thân (mạnh ở điểm nào, có những khả năng gì) 3. Nghiên cứu công việc và công ty (hiểu đối phương) Khi đã xác định được giá trị quan, điều quan tâm và năng lực của mình thì bạn hãy tìm kiếm công việc và nơi làm việc phù hợp với những điều đó. Để làm được điều này, phải biết được nội dung công việc và biết về công ty. Làm thế nào để tìm hiểu được nội dung công việc và công ty nhỉ? “Tại sao bạn muốn làm việc ở công ty chúng tôi?” Dưới đây là các câu hỏi hay gặp trong các buổi phỏng vấn tuyển dụng: ✔︎ “Tại sao bạn lại muốn làm việc tại công ty chúng tôi?” ✔︎ “Tại sao bạn lại muốn làm công việc này?” ✔︎ “Bạn có thể cống hiến gì cho công ty chúng tôi?” Khi chưa phân tích được bản thân và công ty thì bạn sẽ không thể trả lời chính xác được các câu hỏi trên. Ngược lại, nếu đã phân tích được rõ bản thân và công ty rồi mới ứng tuyển thì khả năng cao là công ty này phù hợp với bạn. Như thế, bạn sẽ trả lời đúng được các câu hỏi này. Nghiên cứu công ty và công việc Để tìm được công việc và công ty mà bạn muốn làm thì hãy thu thập thông tin theo các góc độ khác nhau và phân tích nhé: Nghiên cứu về ngành nghề Hãy tìm hiểu thật nhiều về ngành nghề mà bạn quan tâm. Hãy tìm hiểu xem ngành nghề này cung cấp thứ gì, cho đối tượng nào, và trong ngành này, mình có thể làm được công việc gì. Ở bước này, sinh viên thường có xu hướng chỉ xem xét các ngành cung ứng sản phẩm hoặc dịch vụ cho người tiêu dùng B to C (Business to Consumer), nhưng hãy tìm hiểu thêm cả các ngành cung ứng sản phẩm và dịch vụ cho doanh nghiệp B to B (Business to Business) nữa nhé. Nghiên cứu công ty, nghiên cứu loại công việc Một câu hỏi hay gặp trong đơn ứng tuyển hay trong khi phỏng vấn là: “Trong nhiều công ty cùng ngành, tại sao bạn lại muốn làm việc tại công ty chúng tôi?”. Để trả lời được câu hỏi này một cách thuyết phục, bạn hãy tìm hiểu thật kỹ lĩnh vực hoạt động, điểm mạnh, văn hoá của công ty cũng như những điểm khác biệt so với các công ty khác. Dĩ nhiên, bạn phải biết ở công ty này có những loại hình công việc nào. Dưới đây là các phương pháp để tìm hiểu điều này. ✔︎ Thu thập thông tin trên internet ✔︎ Hỏi thăm sempai (tốt nhất là gặp trực tiếp và hỏi chuyện) ✔︎ Tham gia ngày hội việc làm của công ty ✔︎ Thực tập tại chính công ty đó hoặc công ty khác cùng ngành Chuyên ngành trong trường đại học và công việc khi đi làm Chuyên ngành học ở trường và loại công việc ở nơi ứng tuyển Trường hợp là du học sinh, nếu nội dung chuyên ngành học ở trường và loại công việc của bạn không phù hợp với nhau thì có khả năng bạn sẽ không xin được tư cách lưu trú Kỹ thuật・Tri thức nhân văn・Nghiệp vụ quốc tế. Hãy lưu ý vì phải xin tư cách lưu trú nên sẽ có loại công việc bạn được làm và loại công việc không được làm. Chuyên ngành khi đi học và nghề nghiệp khi đi làm Kỹ năng đặc định Chắc hẳn là có nhiều bạn du học sinh đã quyết định sẽ làm việc vài năm ở Nhật Bản. Hiện nay, số du học sinh hướng đến tư cách lưu trú “Kỹ năng đặc định” cũng đang gia tăng. Nếu bạn đỗ được kì thi Năng lực tiếng Nhật (JLPT) trình độ từ N4 trở lên, đỗ kì thi kiểm tra kỹ năng tương ứng với ngành nghề mà bạn muốn làm và ký được hợp đồng lao động với công ty thì coi như bạn đã thoả mãn các điều kiện để lấy được tư cách lưu trú Kỹ năng đặc định. Cẩm nang về Kỹ năng đặc định Lịch trình tìm việc của du học sinh 4. Thực tập Thuận lợi cho việc phân tích bản thân, có ích cho nghiên cứu công việc Theo khảo sát của công ty lớn về nhân sự Mynavi, có khoảng 80% sinh viên đại học tốt nghiệp năm 2020 từng đi thực tập. Số lượng công ty thực tập bình quân đầu người là 3,6 công ty. Văn phòng hỗ trợ phát triển sự nghiệp (trung tâm hỗ trợ việc làm, phòng hỗ trợ tìm kiếm việc làm) của trường đại học hoặc trường chuyên môn thường giới thiệu các công việc thực tập. Đi thực tập là một việc quan trọng cả đối với quá trình phân tích bản thân và nghiên cứu sâu về công việc. Bạn có thể trải nghiệm cả những công việc khác với công việc baito. Khi được thực tế làm thử công việc, bạn sẽ biết được rất nhiều điều, ví dụ như công việc đó có phù hợp với bản thân hay không, bản thân mình có sở trường gì và còn tồn tại vấn đề nào, loại công việc nào phù hợp với bản thân, khi tìm kiếm công ty cần phải chú ý những điểm gì v.v. ✔︎ Hiểu được cụ thể nội dung công việc ✔︎ Hiểu được sở trường và vấn đề còn tồn tại của bản thân ✔︎ Hiểu rằng công việc này đòi hỏi những kiến thức, năng lực, kĩ năng nào ✔︎ Trở thành kinh nghiệm có thể dùng để PR bản thân trong đơn ứng tuyển và khi phỏng vấn ✔︎ Có thể nhận được nhiều lời khuyên phong phú ✔︎ Nâng cao khả năng nhìn nhận, đánh giá công ty Hình thức thực tập để tuyển dụng và thực tập để trải nghiệm Số lượng công ty tổ chức nhận nhân viên thực tập vì khó khăn trong việc tuyển người đang gia tăng. Chỉ thông qua phỏng vấn thì nhiều khi không đánh giá đúng được về một con người, vì vậy, để phòng ngừa việc tuyển người không phù hợp, các công ty tiếp nhận nhân viên thực tập để tuyển được sinh viên thực sự có triển vọng (hình thức thực tập để tuyển dụng). Mặt khác, cũng có các công ty không có dự định tuyển người nhưng vẫn nhận nhân viên thực tập để tạo điều kiện cho sinh viên được trải nghiệm công việc (hình thức thực tập để trải nghiệm). Kinh nghiệm thực tế của sempai du học sinh nhận được thông báo tuyển dụng sau 2 tháng thực tập Đặc điểm của thực tập ở Nhật Bản ・ Có nhiều cơ hội để thực tập ngắn ngày. Có cả kiểu thực tập chỉ trong 1 ngày ・ Sinh viên không phải trả tiền mà ngược lại, có thể còn nhận được thù lao. Trong trường hợp đó, cũng giống như làm baito, mỗi tuần chỉ được làm không quá 28 giờ. 5. Sơ yếu lý lịch và đơn ứng tuyển Sự khác nhau giữa sơ yếu lý lịch và đơn ứng tuyển Sơ yếu lý lịch là tài liệu cho thấy các dữ liệu và quá trình học hành, làm việc của bản thân. Vì vậy, các thông tin ghi trong sơ yếu lý lịch như họ tên, ngày sinh, quá trình học v.v. sẽ được sử dụng làm dữ liệu nhân viên. Ngoài ra, vì sơ yếu lý lịch là văn bản hành chính nên nếu có gian lận trong khi viết sơ yếu lý lịch thì có thể bị huỷ quyết định tuyển dụng hoặc bị cho thôi việc. Đơn ứng tuyển là tài liệu rất quan trọng để xem xét tuyển dụng. Rất nhiều công ty đặt ra yêu cầu trong đơn ứng tuyển để nắm được các thông tin phục vụ cho việc xét tuyển như lý do ứng tuyển, PR bản thân, những nỗ lực thời sinh viên v.v. Nội dung trong đơn ứng tuyển và sơ yếu lý lịch có thể trùng nhau Có cả công ty yêu cầu nộp cả đơn ứng tuyển và sơ yếu lý lịch. Vì đơn ứng tuyển và sơ yếu lý lịch được sử dụng vào các mục đích khác nhau nên nội dung của hai tài liệu này nếu trùng nhau ở một mức độ nhất định cũng không có vấn đề gì. Trong trường hợp trong đơn ứng tuyển và sơ yếu lý lịch đều có mục PR bản thân và Lý do ứng tuyển thì nên làm thế nào? Đơn ứng tuyển sẽ được dùng chủ yếu cho việc xét tuyển nên trong đó bạn hãy viết chi tiết, còn trong sơ yếu lý lịch thì có thể chỉ cần viết tóm tắt lại nội dung đã viết trong đơn ứng tuyển. Cũng có công ty chỉ yêu cầu nộp sơ yếu lý lịch mà không cần đơn ứng tuyển. Trong trường hợp này, hãy viết thật chi tiết mục PR bản thân và Lý do ứng tuyển. Sơ yếu lý lịch viết tay Trong trường hợp công ty yêu cầu nộp sơ yếu lý lịch viết tay, qua bản sơ yếu lý lịch, công ty có thể nhìn ra được độ chính xác khi viết cũng như thói quen cẩn thận trong công việc. Hãy chú ý không viết sai, viết thiếu. Nếu có chỗ viết nhầm thì hãy cố gắng viết lại từ đầu. 6. Cách viết đơn ứng tuyển PR bản thân và lý do ứng tuyển Phần được chú trọng nhất trong cả đơn ứng tuyển lẫn khi phỏng vấn là “PR bản thân” và “Lý do ứng tuyển”. ① PR bản thân Trong phần PR bản thân, hãy viết vào đó ít nhất từ 2 đến 3 điểm về những điều bạn muốn “khoe” như sở trường và kinh nghiệm của bản thân. Khi viết về sở trường và mục tiêu của mình, hãy trình bày có gắn kết với trải nghiệm hoặc câu chuyện của bản thân trong quá trình ôn thi, hoạt động câu lạc bộ, hoạt động xã hội, công việc baito, thực tập v.v. Ngoài ra, hãy viết cụ thể và dễ hiểu về các trải nghiệm, kinh nghiệm và câu chuyện bản thân. ② Lý do ứng tuyển Trong mục lý do ứng tuyển, nếu bạn biết cách kết nối lĩnh vực hoạt động của công ty đó với sở trường và kinh nghiệm của mình và viết cụ thể rằng bạn có thể cống hiến được gì cho hoạt động nào của công ty, mình muốn làm loại công việc nào thì sẽ thu hút được sự chú ý của bên tuyển dụng. Cả trong khi phỏng vấn, bạn cũng có thể dựa trên những gì đã viết trong phần “Lý do ứng tuyển” và “PR bản thân” để PR cho mình lần nữa. Hãy tìm hiểu nội dung hoạt động, điểm mạnh, đặc trưng, văn hoá v.v. của công ty bạn muốn ứng tuyển thông qua trang giới thiệu thông tin công ty hoặc trang web của chính công ty đó. Ngoài ra, không nên chỉ tìm hiểu qua mạng mà hãy tham gia thực tập, hỏi thăm sempai để thu được những thông tin thực tế. Bạn nhất định sẽ tận dụng được kết quả của những nỗ lực đó trong khi viết đơn ứng tuyển và khi tham gia phỏng vấn. ③ Những điểm khác cần lưu ý ・ Nếu bạn chép lại gần như nguyên văn đơn ứng tuyển của người khác thì khi bị hỏi về sở trường và kinh nghiệm trong buổi phỏng vấn, bạn sẽ không thể trả lời được trôi chảy. Hãy tự viết bằng lời lẽ của chính mình. ・ Hãy viết càng cụ thể càng tốt về kinh nghiệm và trải nghiệm của bản thân. Phần PR quan trọng nhất là tính cách và kinh nghiệm bản thân Hãy viết cụ thể kinh nghiệm bản thân và những điều đúc rút được từ các kinh nghiệm đó Trong quá trình tìm việc, nhiều người có xu hướng bị sa đà vào các bí quyết như cách thức thể hiện bản thân v.v. nhưng điều quan trọng nhất vẫn là kinh nghiệm, những gì tích luỹ được và tính cách của bạn. Nếu bạn từng nghiêm túc nỗ lực, cố gắng trong quá trình học, làm baito hay tham gia các hoạt động xã hội thì hãy chú trọng đến các điểm đó và đưa ra trình bày một cách thật tự tin. Ngược lại, những ai chuẩn bị đi du học hoặc có ít trải nghiệm trong quá trình du học thì hãy tích cực học tập, tích luỹ kinh nghiệm và giao lưu vì những việc này đều có ích cho hoạt động tìm việc sau này. 7. Ứng tuyển・Dự thi・Phỏng vấn・Thư tuyển dụng Đơn ứng tuyển Khi tìm thấy công ty mà bạn quan tâm, hãy thực hiện thủ tục ứng tuyển thông qua trang web của các công ty nhân sự. Thông thường, một người ứng tuyển vào trung bình từ 20 ~ 30 công ty. Không phải cứ làm thủ tục ứng tuyển là bắt buộc phải đi dự ngày hội việc làm của công ty đó hay phải nộp đơn ứng tuyển, nên hãy cứ ứng tuyển nhiều nơi. Sau khi làm thủ tục ứng tuyển vào công ty trên trang web của công ty nhân sự, có thể bên phía công ty sẽ yêu cầu nộp đơn ứng tuyển. Nếu đó là công ty mà bạn muốn vào làm thì hẵng làm theo yêu cầu. Đến khoảng tháng 3 thì hầu hết các công ty vẫn chỉ tổ chức các ngày hội việc làm, sau đó mới thực hiện quá trình tuyển dụng. Vì vậy, việc nộp đơn ứng tuyển đa số thực hiện từ tháng 4 trở đi. Thi viết Nếu qua được vòng xét duyệt hồ sơ, thông thường bạn sẽ phải vào vòng thi viết. Bài thi thường chia thành 3 dạng khác nhau bao gồm bài thi “ngôn ngữ” kiểm tra từ vựng và khả năng đọc hiểu, bài thi “phi ngôn ngữ” kiểm tra khả năng tính toán v.v. và bài thi tìm hiểu “tính cách, độ phù hợp”. Có công ty còn yêu cầu làm bài thi “tiếng Anh”, “thời sự”, “viết bài văn” v.v. Phỏng vấn Sau khi qua phần xét duyệt hồ sơ và thi viết, cuối cùng bạn sẽ vào vòng phỏng vấn. Có các hình thức phỏng vấn như sau: ・ Phỏng vấn cá nhân: Mỗi lần chỉ 1 sinh viên tham gia. Thời gian từ 15 ~ 20 phút. ・ Phỏng vấn nhóm: Phỏng vấn đồng thời 2, 3 người. Cách phỏng vấn này thường được dùng cho phỏng vấn lần đầu. ・ Thảo luận nhóm: Một nhóm người cùng thảo luận về một chủ đề được giao. “Bạn định làm việc ở Nhật Bản đến bao giờ?” Nếu bạn là du học sinh, ngoài lý do ứng tuyển và PR bản thân, còn một việc nữa phải chuẩn bị trước khi dự phỏng vấn. Đó là câu trả lời cho câu hỏi “bạn định làm việc ở Nhật Bản đến bao giờ?”. Trong số các du học sinh mà ban biên tập KOKORO từng phỏng vấn, có cả những người trả lời rằng sẵn sàng ở lại hẳn, nhưng số người nghĩ rằng “lúc nào đó sẽ về nước” vẫn nhiều hơn. Nội dung này không nhất thiết phải viết vào đơn ứng tuyển. Tuy nhiên, nếu là du học sinh người nước ngoài thì khả năng bị hỏi câu này khi phỏng vấn là rất cao. Chắc hẳn bạn sẽ băn khoăn không biết có nên trả lời thành thật kế hoạch bản thân rằng khi nào đó định về nước hay không, và cách phản ứng của từng công ty đối với câu trả lời của bạn cũng rất khác nhau. Tuy nhiên, nếu không suy nghĩ trước đến điểm này, khi đột nhiên bị hỏi trong khi đang phỏng vấn, bạn sẽ khó mà trả lời được một cách hợp lý. Cần chuẩn bị trước việc này. Thư tuyển dụng Một khi đã có thư tuyển dụng, nếu không có vấn đề gì đặc biệt thì sau khi tốt nghiệp, bạn sẽ vào làm tại công ty đó. “Thư hứa tuyển dụng” được đưa ra trước khi có thư tuyển dụng chính thức cũng có ý nghĩa gần giống như thư tuyển dụng. Một kết quả khảo sát cho thấy đến cuối tháng 7 của năm thứ 4 đại học, khoảng 80% sinh viên đã nhận được thư hứa tuyển dụng từ ít nhất 1 công ty. Nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ thường tổ chức tuyển dụng sớm hơn các công ty lớn nên các bạn hãy lưu ý để nhanh chóng nắm bắt thông tin và hành động kịp thời nhé.
-
Vol. 29【SỐ ĐẶC BIỆT】Bí quyết ôn thi N1/N2 của những bạn đã đỗ
Trong Vol 28., chúng tôi đã giới thiệu những công cụ, tài liệu học tập mà các sempai sử dụng để trong vòng 3 năm từ khi sang Nhật thi đỗ được kì thi năng lực tiếng Nhật (JLPT) trình độ N1, N2. Trong số này, chúng tôi xin giới thiệu những bí quyết học tập quý báu mà các sempai chia sẻ với các du học sinh và thực tập sinh kĩ năng đi sau. Sempai 1 (Nữ thực tập sinh kĩ năng, trình độ N1) ・Học tập tại kí túc xá: Sau giờ ăn tối, khi trong nhà ăn ở kí túc xá không còn ai nữa, tôi học một mình bằng video trên YouTube, sách giáo khoa và đĩa CD. ・Hội thoại với người Nhật ở chỗ làm: Ở nơi làm việc, tôi có rất nhiều cơ hội để nói chuyện với người Nhật. Điều này đã giúp ích rất nhiều trong việc cải thiện trình độ tiếng Nhật của tôi. Mỗi khi trong công việc có điểm gì không hiểu rõ, tôi thường tìm người Nhật để hỏi. Tất cả các sempai người Nhật đều giải đáp cho tôi rất tận tình. Câu chuyện chia sẻ kinh nghiệm của sempai này Sempai 2 (Nữ du học sinh, trình độ N1) Sử dụng thư viện công cộng ・Nghiêm túc học hành trước khi sang Nhật: Hồi theo học trường Nhật ngữ Đông Du, tôi ở 1 năm trong kí túc xá. Tôi bắt đầu học tiếng Nhật từ con số 0, nhưng sau 1 năm tôi đã đạt trình độ tương đương JLPT N3. Tôi còn tự học vào các buổi tối và ngày nghỉ, bận đến mức còn chẳng có cả thời gian để đi từ thành phố Hồ Chí Minh về nhà ở Vũng Tàu. ・Học trong thư viện: Tôi thường xuyên sử dụng thư viện của trường đại học. Thư viện rất yên tĩnh, lại có điều hoà mát và có nhiều người khác cùng đến để học. Những khi thư viện của trường đại học nghỉ thì tôi đến học tại thư viện công cộng. ・Trung tâm giao lưu quốc tế: Tại “Trung tâm giao lưu quốc tế" do hiệp hội giao lưu quốc tế địa phương vận hành, ngoài việc cung cấp các thông tin liên quan đến học tập cũng như các sự kiện giao lưu dành cho người nước ngoài, ở đây còn tư vấn về các vấn đề như cuộc sống và học tập. Ở đây còn có rất nhiều tài liệu học tiếng Nhật. Câu chuyện chia sẻ kinh nghiệm của sempai này Sempai 3 (Nữ du học sinh, trình độ N2) ・Trước khi sang Nhật, học tập tại trường tiếng Nhật chi phí thấp: Thời gian học ở trường Đại học Quốc gia Hà Nội, tôi học tiếng Nhật ở lớp dạy tiếng Nhật tư nhân. Sau khi lấy được chứng chỉ JLPT trình độ N4 thì tôi sang Nhật Bản. Ở Hà Nội, tôi đi học ở lớp học chi phí thấp có tên là SOFL, mỗi tuần khoảng 2, 3 lần. Học phí trong 4 tháng chỉ là 4 triệu đồng. Câu chuyện chia sẻ kinh nghiệm của sempai này Sempai 4 (Nam thực tập sinh kĩ năng, sau khi sang Nhật 10 tháng thi đỗ N3) ・Dạy và học qua điện thoại video: Ở công ty phái cử, tôi luôn nghiêm túc học tập cả ở trên lớp cũng như hoàn thành bài tập về nhà, ngoài ra, tôi còn học cả qua YouTube. Trong số khoảng 300 học sinh tại công ty phái cử, tôi đạt thành tích học tập cao nhất. Giáo viên của công ty phái cử (trình độ N2) cho đến này vẫn đang giảng ngữ pháp cho tôi qua cuộc gọi video trên ứng dụng messenger. Mỗi buổi học như vậy khoảng 1 tiếng đồng hồ, mỗi tháng học 10 buổi. ・Tranh thủ học trong giờ nghỉ giải lao: Tôi lưu vào điện thoại từ vựng cũng như các bài thi thử được giới thiệu trên Facebook. Trong giờ nghỉ giải lao ở chỗ làm, tôi tranh thủ xem lại để học thuộc. Khi gặp các vấn đề không hiểu, tôi hỏi người Nhật làm cùng và được mọi người tận tình chỉ bảo. Câu chuyện chia sẻ kinh nghiệm của sempai này Sempai 5 (Nam thực tập sinh kĩ năng, trình độ N1) ・Chuẩn bị bài trước: Giáo trình dùng ở trung tâm dạy tiếng Nhật là bộ “Minna no Nihongo", trong đó, các bài từ 1 đến 25 tương đương trình độ N5, bài từ 26 đến 50 tương đương trình độ N4. Trung tâm mới chỉ dạy đến bài 35, nhưng tôi đã tự học trước đến hết bài 50 rồi mới sang Nhật. Trong số khoảng 200 học sinh ở trung tâm, thành tích của tôi đứng thứ nhất. Tôi cho rằng chính nhờ việc chuẩn bị bài trước nên khi lên lớp tôi nhớ bài rất dễ dàng. ・Tranh thủ học trong giờ làm việc: Sau khi xếp dây thép vào máy, thời gian chờ dây thép từ máy đi ra rất lâu nên tôi tranh thủ khoảng thời gian đó để học tiếng Nhật. ・Từ chối làm thêm giờ để tranh thủ học: Tôi đã xin công ty không sắp xếp cho tôi làm thêm giờ để dành thời gian học vào buổi tối. Khi so sánh giữa “tiền làm thêm giờ trong thời gian 3 năm thực tập kĩ năng" với “số tiền kiếm được rất nhiều năm nữa khi đã học giỏi tiếng Nhật", tôi đã không chọn “lợi ích ngay trước mắt" mà lựa chọn “công việc và cuộc sống tương lai”. ・Sử dụng các cơ sở công cộng: Cuối tuần, tôi thường học tập tại nhà hoặc thư viện công lập của tỉnh. Trong thư viện có điều hoà rất dễ chịu, lại yên tĩnh, là nơi thích hợp nhất cho việc học. ・Lớp dạy tiếng Nhật của các tình nguyện viên: Tại trường đại học ở địa phương có mở lớp tiếng Nhật miễn phí do các tình nguyện viên người Nhật dạy (mỗi buổi 2 tiếng đồng hồ vào Chủ Nhật). Cùng học với tôi ở đây có rất nhiều người đến từ các nước khác. ・Đi thực tập kĩ năng với tinh thần du học: Các bạn cùng kí túc xá với tôi vào ngày nghỉ thường ngủ dậy muộn hoặc mải miết chơi điện thoại, không ai cố gắng học tiếng Nhật. Tôi thì tâm niệm rằng mình “đang vừa du học ở Nhật (du học tự học), vừa kiếm tiền trang trải chi phí sinh hoạt" và dành nhiều thời gian hết mức có thể cho việc học. Để tập trung học, trong khoảng thời gian 2 năm đầu gần như tôi bỏ hẳn Facebook. Câu chuyện chia sẻ kinh nghiệm của sempai này Sempai 6 (Nam thực tập sinh kĩ năng, trình độ N2) ・Dốc sức học tập trước khi sang Nhật: Tôi đã học tập nửa năm tại công ty phái cử. Trong số 36 học sinh của lớp, thành tích của tôi đứng thứ nhất, thứ nhì. Để có kết quả này, tôi đã nỗ lực tự học. Tôi tự học từ 7 đến 11 giờ sáng và 7 đến 10 giờ tối. Mỗi ngày, thời gian học trên lớp là 4 tiếng còn thời gian tự học là 7 tiếng. Hơn nữa, trước kì thi, tôi còn tự học từ 2 đến 5 giờ sáng. Cũng có rất nhiều người khác cùng nỗ lực cố gắng học tập giống tôi. ・Hãy cố gắng để khi sang Nhật đã nói được đôi chút: Cũng có những người sang Nhật mà hầu như không hề nói được tiếng Nhật. Nếu sang Nhật trong tình trạng như vậy, chắc chắn sẽ rất vất vả. Hơn nữa, năng lực tiếng Nhật cơ bản cũng như thói quen học tập không có, nên dù có sống ở Nhật đến 3 năm đi nữa thì tiếng Nhật cũng không tiến bộ được bao nhiêu. Câu chuyện chia sẻ kinh nghiệm của sempai này Sempai 7 (Nam thực tập sinh kĩ năng, trình độ N2) ・Học hằng ngày: Từ khi sang Nhật, ngày nào tôi cũng học. Đến năm thứ 2 ở Nhật, tôi đã đỗ chứng chỉ năng lực tiếng Nhật (JLPT) trình độ N2. Vào thứ Bảy và Chủ Nhật, tôi cũng học khoảng 4 tiếng đồng hồ. ・Học tập cả trong thời gian nghỉ giải lao và thời gian di chuyển: Tôi lưu các trang Facebook học từ vựng và ngữ pháp vào điện thoại, rồi tranh thủ lúc nghỉ giải lao và thời gian di chuyển trên xe ô tô để ghi nhớ. Câu chuyện chia sẻ kinh nghiệm của sempai này Sempai 8 (Nữ phiên dịch viên hàng đầu, du học sinh) ・Học tiếng Nhật ở chỗ làm thêm: Công việc làm thêm đầu tiên của tôi do trường tiếng Nhật giới thiệu, là công việc ở siêu thị. Tuy nhiên, công việc này không có nhiều cơ hội nói chuyện với người Nhật nên sau nửa năm tôi đã nghỉ làm ở đây. Thời đó có rất ít nơi nhận du học sinh vào làm thêm nên gọi điện đến xin việc theo thông tin trên tạp chí tuyển người thì cũng rất khó để được đến phỏng vấn. Vì vậy, tôi đã đến Hellowork và nhờ người phụ trách ở đó gọi điện thoại nói giúp rằng “Hiện nay đang có du học sinh người Việt Nam muốn tìm việc, xin được xem xét”. Sau đó, tôi được đến phỏng vấn và đã trúng tuyển. Tôi làm công việc nhận yêu cầu gọi món của khách và bưng đồ ăn ở quán nhậu izakaya. Ở đây, tôi còn được nói chuyện rất nhiều với chủ quán và các nhân viên, đây là cơ hội rất tốt để rèn luyện tiếng Nhật. ・Thái độ học tập trên lớp và học tập tại thư viện: Ở trường tiếng Nhật, tôi thấy rất nhiều người vì quá mệt mỏi khi đi làm thêm nên ngủ gật trên lớp. Nhưng do đã xác định tư tưởng là phải học tiếng Nhật thật nghiêm túc nên tôi đã cố gắng không ngủ. Ngoài ra, đến cuối tuần tôi lại tới thư viện công cộng gần nhà để học. ・Lớp dạy tiếng Nhật của tình nguyện viên: Một số tình nguyện viên người Nhật đã mở câu lạc bộ tiếng Nhật và trò chuyện với người nước ngoài vào thứ Tư hằng tuần, mỗi buổi khoảng 1 tiếng rưỡi. Vào ngày này, tôi không đăng kí làm thêm để dành thời gian đến lớp. Đây là kiểu lớp học có ít học sinh, một giáo viên chỉ dạy 4, 5 học sinh người nước ngoài. Ngoài ra, tôi còn tham gia lớp dạy nấu ăn miễn phí của các tình nguyện viên. Việc luyện tập hội thoại ở các lớp học như thế này và ở chỗ làm thêm đã giúp tôi cải thiện tiếng Nhật rất nhiều. Câu chuyện chia sẻ kinh nghiệm của sempai này Sempai 9 (Nữ thực tập sinh kĩ năng, trình độ N2) ・Giao lưu với người Nhật ở chỗ làm: Người Nhật làm cùng chỗ với tôi rất tốt bụng. Các sempai chỉ dẫn công việc cho tôi hết sức kĩ càng. Những ngày tuyết rơi hay trời mưa, khó đi xe đạp, các sempai lại lái xe chở chúng tôi đi mua sắm. Họ còn thường xuyên dẫn chúng tôi đi ăn và đi tham quan nữa. Tôi thường xuyên trò chuyện với các sempai cả khi đi chơi và lúc nghỉ giải lao ở chỗ làm. Như vậy vừa vui, lại vừa luyện được khả năng hội thoại. Tôi nghĩ rằng đối với thực tập sinh kĩ năng, không chỉ tiền lương mà môi trường làm việc cũng rất quan trọng. ・Bảo đảm thời gian học khi có ít giờ làm thêm: Những khi ít giờ làm thêm, khi xong việc, mỗi buổi tối tôi lại dành ra 2 tiếng để học tiếng Nhật. Ngoài ra, do chọn được công ty phái cử tốt nên tôi đã sang Nhật mà không phải vay nợ. ・Lớp tiếng Nhật tình nguyện: Cứ mỗi cuối tuần, tôi lại đến lớp tiếng Nhật miễn phí của các tình nguyện viên người Nhật, (mỗi buổi khoảng 2 tiếng đồng hồ). ・Viết nhật ký bằng tiếng Nhật: Trong 1 năm, tôi viết nhật ký bằng tiếng Nhật và thỉnh thoảng lại nhờ trưởng nhóm ở chỗ làm sửa giúp. Câu chuyện chia sẻ kinh nghiệm của sempai này Sempai 10 (Nam thực tập sinh kĩ năng, trình độ N2) ・Ngủ sớm và dậy sớm để đảm bảo thời gian học: Kí túc xá nơi tôi thực tập là phòng ở 4 người nên để có thể tập trung, tôi tranh thủ học vào những lúc các bạn đang ngủ. Tôi đi ngủ lúc 11 giờ tối và dậy từ 4 giờ sáng và học đến 6 giờ sáng. ・Học cả trong giờ nghỉ giải lao: Trong giờ nghỉ trưa, tôi cũng tranh thủ học 30 phút. ・Trò chuyện với người Nhật ở chỗ làm: Nghĩ đến công việc sau khi về nước, tôi nghĩ là cần phải cố gắng học tiếng Nhật chứ không chỉ mải mê kiếm tiền. Vì vậy, ngoài việc tự ngồi học, tôi luôn cố gắng hết sức tạo cơ hội để được luyện hội thoại. Tôi luôn tích cực chủ động nói chuyện với người Nhật ở chỗ làm và vào ngày nghỉ thì giao lưu với thật nhiều người. ・Lớp dạy tiếng Nhật tình nguyện: Hằng tuần vào Chủ Nhật, tôi đi học tiếng Nhật ở lớp do tình nguyện viên người Nhật dạy, mỗi buổi 2 tiếng đồng hồ. Ở đây có học sinh đến từ nhiều nước khác nhau, ngôn ngữ chung chỉ có tiếng Nhật nên ngay cả ngày nghỉ tôi cũng có cơ hội sử dụng tiếng Nhật. Câu chuyện chia sẻ kinh nghiệm của sempai này Sempai 11 (Nữ du học sinh, trình độ N1) ・Viết nhật ký bằng tiếng Nhật: Thời gian học ở trường tiếng Nhật, tôi thường tích cực hỏi các giáo viên bằng tiếng Nhật. Sau giờ học trên lớp, tôi còn học thêm 3 tiếng đồng hồ tại thư viện. Ngoài ra, hằng ngày, tôi viết nhật ký bằng tiếng Nhật và thỉnh thoảng lại nhờ giáo viên ở trường sửa giúp. ・Trò chuyện với người Nhật ở chỗ làm thêm: Tôi luôn cố gắng nói chuyện thật nhiều với người Nhật. Công việc làm thêm của tôi chủ yếu là ở quán nhậu izakaya, nên ngay cả khi đang làm việc, tôi cũng được luyện hội thoại rất nhiều. Câu chuyện chia sẻ kinh nghiệm của sempai này Sempai 12 (Nữ du học sinh, trình độ N2) Thời gian trò chuyện với các sempai và kohai người Nhật sau giờ làm việc ở nơi làm thêm ・Tập trung học trong nửa năm: Tôi sang Nhật trong tình trạng hầu như không hiểu tiếng Nhật, nhưng trong nửa năm, tôi không đi làm thêm mà tập trung hết cho việc học tiếng Nhật cả trên lớp cũng như trong thời gian rảnh rỗi. Nhờ vậy, sau nửa năm, tôi đã đạt trình độ JLPT N3. ・Học tiếng Nhật ở chỗ làm thêm: Tôi được trường đại học giới thiệu cho công việc làm thêm tại xưởng chế biến thực phẩm, nhưng do có khả năng hội thoại nên tôi được nhận vào làm ở quán nhậu izakaya và đã làm việc ở đây trong 3 năm rưỡi. Ngoài việc nhận yêu cầu gọi món của khách, giờ nghỉ giải lao cũng như sau giờ làm, tôi trò chuyện rất nhiều với người Nhật làm cùng nên tiếng Nhật rất tiến bộ. ・Sử dụng các từ mới học được trong hội thoại thực tế: Bí quyết của tôi khi học là ghi chữ kanji và các cụm từ ra giấy và đọc thành tiếng để ghi nhớ; sử dụng từ vựng cũng như ngữ pháp mới học được vào hội thoại thực tế; khi không rõ cách dùng cũng như không hiểu rõ nghĩa thì hỏi người Nhật; tích cực sử dụng các ứng dụng như mazii… Câu chuyện chia sẻ kinh nghiệm của sempai này Các bạn thấy thế nào ạ? Đã mất công đến sống ở Nhật, các bạn hãy tận dụng những lời khuyên và kinh nghiệm của các sempai đã thành công để khiến thời gian du học hay thực tập kĩ năng của mình có ích nhé. Các bí quyết học tiếng Nhật đã được tổng kết chi tiết trong trang web dưới đây, các bạn hãy cùng tham khảo nhé. 7 bí quyết để học tốt tiếng Nhật khi đi du học 7 bí quyết để học tốt tiếng Nhật trong quá trình thực tập kỹ năng Trong Vol 28., chúng tôi đã giới thiệu những công cụ, tài liệu học tập mà các sempai sử dụng để trong vòng 3 năm từ khi sang Nhật thi đỗ được kì thi năng lực tiếng Nhật (JLPT) trình độ N1, N2. Trong số này, chúng tôi xin giới thiệu những bí quyết học tập quý báu mà các sempai chia sẻ với các du học sinh và thực tập sinh kĩ năng đi sau. Sempai 1 (Nữ thực tập sinh kĩ năng, trình độ N1) ・Học tập tại kí túc xá: Sau giờ ăn tối, khi trong nhà ăn ở kí túc xá không còn ai nữa, tôi học một mình bằng video trên YouTube, sách giáo khoa và đĩa CD. ・Hội thoại với người Nhật ở chỗ làm: Ở nơi làm việc, tôi có rất nhiều cơ hội để nói chuyện với người Nhật. Điều này đã giúp ích rất nhiều trong việc cải thiện trình độ tiếng Nhật của tôi. Mỗi khi trong công việc có điểm gì không hiểu rõ, tôi thường tìm người Nhật để hỏi. Tất cả các sempai người Nhật đều giải đáp cho tôi rất tận tình. Câu chuyện chia sẻ kinh nghiệm của sempai này Sempai 2 (Nữ du học sinh, trình độ N1) ・Nghiêm túc học hành trước khi sang Nhật: Hồi theo học trường Nhật ngữ Đông Du, tôi ở 1 năm trong kí túc xá. Tôi bắt đầu học tiếng Nhật từ con số 0, nhưng sau 1 năm tôi đã đạt trình độ tương đương JLPT N3. Tôi còn tự học vào các buổi tối và ngày nghỉ, bận đến mức còn chẳng có cả thời gian để đi từ thành phố Hồ Chí Minh về nhà ở Vũng Tàu. ・Học trong thư viện: Tôi thường xuyên sử dụng thư viện của trường đại học. Thư viện rất yên tĩnh, lại có điều hoà mát và có nhiều người khác cùng đến để học. Những khi thư viện của trường đại học nghỉ thì tôi đến học tại thư viện công cộng. ・Trung tâm giao lưu quốc tế: Tại “Trung tâm giao lưu quốc tế" do hiệp hội giao lưu quốc tế địa phương vận hành, ngoài việc cung cấp các thông tin liên quan đến học tập cũng như các sự kiện giao lưu dành cho người nước ngoài, ở đây còn tư vấn về các vấn đề như cuộc sống và học tập. Ở đây còn có rất nhiều tài liệu học tiếng Nhật. Sử dụng thư viện công cộng Câu chuyện chia sẻ kinh nghiệm của sempai này Sempai 3 (Nữ du học sinh, trình độ N2) ・Trước khi sang Nhật, học tập tại trường tiếng Nhật chi phí thấp: Thời gian học ở trường Đại học Quốc gia Hà Nội, tôi học tiếng Nhật ở lớp dạy tiếng Nhật tư nhân. Sau khi lấy được chứng chỉ JLPT trình độ N4 thì tôi sang Nhật Bản. Ở Hà Nội, tôi đi học ở lớp học chi phí thấp có tên là SOFL, mỗi tuần khoảng 2, 3 lần. Học phí trong 4 tháng chỉ là 4 triệu đồng. Câu chuyện chia sẻ kinh nghiệm của sempai này Sempai 4 (Nam thực tập sinh kĩ năng, sau khi sang Nhật 10 tháng thi đỗ N3) ・Dạy và học qua điện thoại video: Ở công ty phái cử, tôi luôn nghiêm túc học tập cả ở trên lớp cũng như hoàn thành bài tập về nhà, ngoài ra, tôi còn học cả qua YouTube. Trong số khoảng 300 học sinh tại công ty phái cử, tôi đạt thành tích học tập cao nhất. Giáo viên của công ty phái cử (trình độ N2) cho đến này vẫn đang giảng ngữ pháp cho tôi qua cuộc gọi video trên ứng dụng messenger. Mỗi buổi học như vậy khoảng 1 tiếng đồng hồ, mỗi tháng học 10 buổi. ・Tranh thủ học trong giờ nghỉ giải lao: Tôi lưu vào điện thoại từ vựng cũng như các bài thi thử được giới thiệu trên Facebook. Trong giờ nghỉ giải lao ở chỗ làm, tôi tranh thủ xem lại để học thuộc. Khi gặp các vấn đề không hiểu, tôi hỏi người Nhật làm cùng và được mọi người tận tình chỉ bảo. Câu chuyện chia sẻ kinh nghiệm của sempai này Sempai 5 (Nam thực tập sinh kĩ năng, trình độ N1) ・Chuẩn bị trước bài: Giáo trình dùng ở trung tâm dạy tiếng Nhật là bộ “Minna no Nihongo", trong đó, các bài từ 1 đến 25 tương đương trình độ N5, bài từ 26 đến 50 tương đương trình độ N4. Trung tâm mới chỉ dạy đến bài 35, nhưng tôi đã tự học trước đến hết bài 50 rồi mới sang Nhật. Trong số khoảng 200 học sinh ở trung tâm, thành tích của tôi đứng thứ nhất. Tôi cho rằng chính nhờ việc chuẩn bị trước bài nên khi lên lớp tôi nhớ bài rất dễ dàng. ・Tranh thủ học trong giờ làm việc: Sau khi xếp dây thép vào máy, thời gian chờ dây thép từ máy đi ra rất lâu nên tôi tranh thủ khoảng thời gian đó để học tiếng Nhật. ・Từ chối làm thêm giờ để tranh thủ học: Tôi đã xin công ty không sắp xếp cho tôi làm thêm giờ để dành thời gian học vào buổi tối. Khi so sánh giữa “tiền làm thêm giờ trong thời gian 3 năm thực tập kĩ năng" với “số tiền kiếm được rất nhiều năm nữa khi đã học giỏi tiếng Nhật", tôi đã không chọn “lợi ích ngay trước mắt" mà lựa chọn “công việc và cuộc sống tương lai”. ・Sử dụng các cơ sở công cộng: Cuối tuần, tôi thường học tập tại nhà hoặc thư viện công lập của tỉnh. Trong thư viện có điều hoà rất dễ chịu, lại yên tĩnh, là nơi thích hợp nhất cho việc học. ・Lớp dạy tiếng Nhật của các tình nguyện viên: Tại trường đại học ở địa phương có mở lớp tiếng Nhật miễn phí do các tình nguyện viên người Nhật dạy (mỗi buổi 2 tiếng đồng hồ vào Chủ Nhật). Cùng học với tôi ở đây có rất nhiều người đến từ các nước khác. ・Đi thực tập kĩ năng với tinh thần du học: Các bạn cùng kí túc xá với tôi vào ngày nghỉ thường ngủ dậy muộn hoặc mải miết chơi điện thoại, không ai cố gắng học tiếng Nhật. Tôi thì tâm niệm rằng mình “đang vừa du học ở Nhật (du học tự học), vừa kiếm tiền trang trải chi phí sinh hoạt" và dành nhiều thời gian hết mức có thể cho việc học. Để tập trung học, trong khoảng thời gian 2 năm đầu gần như tôi bỏ hẳn Facebook. Câu chuyện chia sẻ kinh nghiệm của sempai này Sempai 6 (Nam thực tập sinh kĩ năng, trình độ N2) ・Dốc sức học tập trước khi sang Nhật: Tôi đã học tập nửa năm tại công ty phái cử. Trong số 36 học sinh của lớp, thành tích của tôi đứng thứ nhất, thứ nhì. Để có kết quả này, tôi đã nỗ lực tự học. Tôi tự học từ 7 đến 11 giờ sáng và 7 đến 10 giờ tối. Mỗi ngày, thời gian học trên lớp là 4 tiếng còn thời gian tự học là 7 tiếng. Hơn nữa, trước kì thi, tôi còn tự học từ 2 đến 5 giờ sáng. Cũng có rất nhiều người khác cùng nỗ lực cố gắng học tập giống tôi. ・Hãy cố gắng để khi sang Nhật đã nói được đôi chút: Cũng có những người sang Nhật mà hầu như không hề nói được tiếng Nhật. Nếu sang Nhật trong tình trạng như vậy, chắc chắn sẽ rất vất vả. Hơn nữa, năng lực tiếng Nhật cơ bản cũng như thói quen học tập không có, nên dù có sống ở Nhật đến 3 năm đi nữa thì tiếng Nhật cũng không tiến bộ được bao nhiêu. Câu chuyện chia sẻ kinh nghiệm của sempai này Sempai 7 (Nam thực tập sinh kĩ năng, trình độ N2) ・Học hằng ngày: Từ khi sang Nhật, ngày nào tôi cũng học. Đến năm thứ 2 ở Nhật, tôi đã đỗ chứng chỉ năng lực tiếng Nhật (JLPT) trình độ N2. Vào thứ Bảy và Chủ Nhật, tôi cũng học khoảng 4 tiếng đồng hồ. ・Học tập cả trong thời gian nghỉ giải lao và thời gian di chuyển: Tôi lưu các trang Facebook học từ vựng và ngữ pháp vào điện thoại, rồi tranh thủ lúc nghỉ giải lao và thời gian di chuyển trên xe ô tô để ghi nhớ. Câu chuyện chia sẻ kinh nghiệm của sempai này Sempai 8 (Nữ phiên dịch viên hàng đầu, du học sinh) ・Học tiếng Nhật ở chỗ làm thêm: Công việc làm thêm đầu tiên của tôi do trường tiếng Nhật giới thiệu, là công việc ở siêu thị. Tuy nhiên, công việc này không có nhiều cơ hội nói chuyện với người Nhật nên sau nửa năm tôi đã nghỉ làm ở đây. Thời đó có rất ít nơi nhận du học sinh vào làm thêm nên gọi điện đến xin việc theo thông tin trên tạp chí tuyển người thì cũng rất khó để được đến phỏng vấn. Vì vậy, tôi đã đến Hellowork và nhờ người phụ trách ở đó gọi điện thoại nói giúp rằng “Hiện nay đang có du học sinh người Việt Nam muốn tìm việc, xin được xem xét”. Sau đó, tôi được đến phỏng vấn và đã trúng tuyển. Tôi làm công việc nhận yêu cầu gọi món của khách và bưng đồ ăn ở quán nhậu izakaya. Ở đây, tôi còn được nói chuyện rất nhiều với chủ quán và các nhân viên, đây là cơ hội rất tốt để rèn luyện tiếng Nhật. ・Thái độ học tập trên lớp và học tập tại thư viện: Ở trường tiếng Nhật, tôi thấy rất nhiều người vì quá mệt mỏi khi đi làm thêm nên ngủ gật trên lớp. Nhưng do đã xác định tư tưởng là phải học tiếng Nhật thật nghiêm túc nên tôi đã cố gắng không ngủ. Ngoài ra, đến cuối tuần tôi lại tới thư viện công cộng gần nhà để học. ・Lớp dạy tiếng Nhật của tình nguyện viên: Một số tình nguyện viên người Nhật đã mở câu lạc bộ tiếng Nhật và trò chuyện với người nước ngoài vào thứ Tư hằng tuần, mỗi buổi khoảng 1 tiếng rưỡi. Vào ngày này, tôi không đăng kí làm thêm để dành thời gian đến lớp. Đây là kiểu lớp học có ít học sinh, một giáo viên chỉ dạy 4, 5 học sinh người nước ngoài. Ngoài ra, tôi còn tham gia lớp dạy nấu ăn miễn phí của các tình nguyện viên. Việc luyện tập hội thoại ở các lớp học như thế này và ở chỗ làm thêm đã giúp tôi cải thiện tiếng Nhật rất nhiều. Câu chuyện chia sẻ kinh nghiệm của sempai này Sempai 9 (Nữ thực tập sinh kĩ năng, trình độ N2) ・Giao lưu với người Nhật ở chỗ làm: Người Nhật làm cùng chỗ với tôi rất tốt bụng. Các sempai chỉ dẫn công việc cho tôi hết sức kĩ càng. Những ngày tuyết rơi hay trời mưa, khó đi xe đạp, các sempai lại lái xe chở chúng tôi đi mua sắm. Họ còn thường xuyên dẫn chúng tôi đi ăn và đi tham quan nữa. Tôi thường xuyên trò chuyện với các sempai cả khi đi chơi và lúc nghỉ giải lao ở chỗ làm. Như vậy vừa vui, lại vừa luyện được khả năng hội thoại. Tôi nghĩ rằng đối với thực tập sinh kĩ năng, không chỉ tiền lương mà môi trường làm việc cũng rất quan trọng. ・Bảo đảm thời gian học khi có ít giờ làm thêm: Những khi ít giờ làm thêm, khi xong việc, mỗi buổi tối tôi lại dành ra 2 tiếng để học tiếng Nhật. Ngoài ra, do chọn được công ty phái cử tốt nên tôi đã sang Nhật mà không phải vay nợ. ・Lớp tiếng Nhật tình nguyện: Cứ mỗi cuối tuần, tôi lại đến lớp tiếng Nhật miễn phí của các tình nguyện viên người Nhật, (mỗi buổi khoảng 2 tiếng đồng hồ). ・Viết nhật ký bằng tiếng Nhật: Trong 1 năm, tôi viết nhật ký bằng tiếng Nhật và thỉnh thoảng lại nhờ trưởng nhóm ở chỗ làm sửa giúp. Câu chuyện chia sẻ kinh nghiệm của sempai này Sempai 10 (Nam thực tập sinh kĩ năng, trình độ N2) ・Ngủ sớm và dậy sớm để đảm bảo thời gian học: Kí túc xá nơi tôi thực tập là phòng ở 4 người nên để có thể tập trung, tôi tranh thủ học vào những lúc các bạn đang ngủ. Tôi đi ngủ lúc 11 giờ tối và dậy từ 4 giờ sáng và học đến 6 giờ sáng. ・Học cả trong giờ nghỉ giải lao: Trong giờ nghỉ trưa, tôi cũng tranh thủ học 30 phút. ・Trò chuyện với người Nhật ở chỗ làm: Nghĩ đến công việc sau khi về nước, tôi nghĩ là cần phải cố gắng học tiếng Nhật chứ không chỉ mải mê kiếm tiền. Vì vậy, ngoài việc tự ngồi học, tôi luôn cố gắng hết sức tạo cơ hội để được luyện hội thoại. Tôi luôn tích cực chủ động nói chuyện với người Nhật ở chỗ làm và vào ngày nghỉ thì giao lưu với thật nhiều người. ・Lớp dạy tiếng Nhật tình nguyện: Hằng tuần vào Chủ Nhật, tôi đi học tiếng Nhật ở lớp do tình nguyện viên người Nhật dạy, mỗi buổi 2 tiếng đồng hồ. Ở đây có học sinh đến từ nhiều nước khác nhau, ngôn ngữ chung chỉ có tiếng Nhật nên ngay cả ngày nghỉ tôi cũng có cơ hội sử dụng tiếng Nhật. Câu chuyện chia sẻ kinh nghiệm của sempai này Sempai 11 (Nữ du học sinh, trình độ N1) ・Viết nhật ký bằng tiếng Nhật: Thời gian học ở trường tiếng Nhật, tôi thường tích cực hỏi các giáo viên bằng tiếng Nhật. Sau giờ học trên lớp, tôi còn học thêm 3 tiếng đồng hồ tại thư viện. Ngoài ra, hằng ngày, tôi viết nhật ký bằng tiếng Nhật và thỉnh thoảng lại nhờ giáo viên ở trường sửa giúp. ・Trò chuyện với người Nhật ở chỗ làm thêm: Tôi luôn cố gắng nói chuyện thật nhiều với người Nhật. Công việc làm thêm của tôi chủ yếu là ở quán nhậu izakaya, nên ngay cả khi đang làm việc, tôi cũng được luyện hội thoại rất nhiều. Câu chuyện chia sẻ kinh nghiệm của sempai này Sempai 12 (Nữ du học sinh, trình độ N2) ・Tập trung học trong nửa năm: Tôi sang Nhật trong tình trạng hầu như không hiểu tiếng Nhật, nhưng trong nửa năm, tôi không đi làm thêm mà tập trung hết cho việc học tiếng Nhật cả trên lớp cũng như trong thời gian rảnh rỗi. Nhờ vậy, sau nửa năm, tôi đã đạt trình độ JLPT N3. ・Học tiếng Nhật ở chỗ làm thêm: Tôi được trường đại học giới thiệu cho công việc làm thêm tại xưởng chế biến thực phẩm, nhưng do có khả năng hội thoại nên tôi được nhận vào làm ở quán nhậu izakaya và đã làm việc ở đây trong 3 năm rưỡi. Ngoài việc nhận yêu cầu gọi món của khách, giờ nghỉ giải lao cũng như sau giờ làm, tôi trò chuyện rất nhiều với người Nhật làm cùng nên tiếng Nhật rất tiến bộ. ・Sử dụng các từ mới học được trong hội thoại thực tế: Bí quyết của tôi khi học là ghi chữ kanji và các cụm từ ra giấy và đọc thành tiếng để ghi nhớ; sử dụng từ vựng cũng như ngữ pháp mới học được vào hội thoại thực tế; khi không rõ cách dùng cũng như không hiểu rõ nghĩa thì hỏi người Nhật; tích cực sử dụng các ứng dụng như mazii… Thời gian trò chuyện với các sempai và kohai người Nhật sau giờ làm việc ở nơi làm thêm Câu chuyện chia sẻ kinh nghiệm của sempai này Các bạn thấy thế nào ạ? Đã mất công đến sống ở Nhật, các bạn hãy tận dụng những lời khuyên và kinh nghiệm của các sempai đã thành công để khiến thời gian du học hay thực tập kĩ năng của mình có ích nhé. Các bí quyết học tiếng Nhật đã được tổng kết chi tiết trong trang web dưới đây, các bạn hãy cùng tham khảo nhé. 7 bí quyết để học tốt tiếng Nhật khi đi du học 7 bí quyết để học tốt tiếng Nhật trong quá trình thực tập kỹ năng
-
Những lưu ý đối với thực tập sinh và du học sinh đi làm thêm (Phần về cuộc sống)
Với tư cách là một nhân viên chính thức làm việc tại trụ sở chính của một công ty sản xuất thực phẩm của Nhật trong hơn 5 năm, tôi đã có nhiều kinh nghiệm trực tiếp quản lý và hướng dẫn các bạn thực tập sinh và du học sinh làm thêm trong nhà máy. Trong số trước, tôi đã nói về những điểm cần lưu ý trong công việc. Lần này tôi muốn nói về một số điểm cần lưu ý trong cuộc sống. Mong các bạn cùng tham khảo để tạo một cuộc sống thoải mái dễ chịu trong thời gian ở Nhật Bản. Cuộc sống tập thể tại phòng ở ● Phải quản lý tốt đồ cá nhân - Tự bảo quản đồ đạc cá nhân, bảo quản tiền, ví, giấy tờ cá nhân cẩn thận không chủ quan để bừa bãi dễ bị mất. Nhiều bạn chủ quan bị mất tiền gây ra hiểu lầm trong phòng, gây mất đoàn kết, nghi ngờ lẫn nhau trong phòng. ● Không tự ý dùng đồ của người khác - Ví dụ đồ ăn, nước uống trong tủ lạnh, mỹ phẩm, quần áo, trang sức của bạn cũng không được động đến. ● Không mượn tiền của nhau - Không được vay, không cho bạn vay tiền để tránh tranh chấp sau này. ● Không tự ý mời bạn bè vào ký túc xá - Phòng ký túc xá chỉ dành cho người đã ký hợp đồng nên không được phép cho người khác sống chung. Ngoài ra, tùy theo quy định mà có trường hợp muốn mời ai vào phòng phải được sự đồng ý trước của công ty. ● Tránh gây ồn - Có trường hợp mời bạn bè tới hát hò nhảy múa trong phòng gây ồn ào. Hoặc mời bạn bè tới tổ chức mừng sinh nhật, đón bạn mới, chia tay bạn… Những lúc như vậy tiếng ồn ào sẽ ảnh hưởng đến người bên cạnh hoặc người ở phòng dưới. Họ sẽ khiếu nại đến công ty gây ra phiền phức cho công ty. ● Cần phân loại rác - Việc phân loại rác, bỏ rác đúng chỗ, đúng ngày quy định là việc quan trọng trong đời sống hàng ngày ở Nhật Bản. Nếu không biết cách phân loại hoặc nhiều loại rác đặc biệt, rác to nếu không biết cách đổ rác thì các bạn nên hỏi công ty hoặc phiên dịch trước khi vứt rác. Khi ra ngoài giao lưu, du lịch ● Báo cáo với công ty trước khi đi - Khi có lịch trình đi thì nên báo cáo với công ty. Nói rõ lịch trình, báo cáo nơi đi, thời gian đi, thời gian về, cách thức đi lại, khách sạn v.v. thì công ty sẽ yên tâm. Trường hợp có gì xảy ra thì dễ đối phó hơn. ● Luôn mang theo giấy tờ tùy thân - Luôn mang theo thẻ ngoại kiều và các giấy tờ tùy thân cần thiết khác. ● Tuân thủ quy định an toàn giao thông - So với Việt Nam thì ở Nhật Bản, luật giao thông được tuân thủ nghiêm ngặt hơn. Người lái xe ô tô, người đi xe máy đều có ý thức tuân thủ luật lệ khi tham gia giao thông vì thế nếu người đi bộ hoặc đi xe đạp không tuân thủ luật, dễ gây ra tình huống bất thường dễ dẫn đến tai nạn giao thông. Những điểm cần lưu ý khác ● Theo chỗ tôi được biết, có nhiều trường hợp thực tập sinh Việt Nam bị bạn bè dụ dỗ đi lấy cắp đồ ở siêu thị, bỏ trốn (cư trú bất hợp pháp). Lấy cắp đồ là hành động tội phạm và nếu làm các công việc khác ngoài công việc được quy định theo đăng ký với Cục Quản lý Xuất nhập cảnh và Cư trú cũng là hành động bất hợp pháp. Nếu làm vậy thì thực tập sinh sẽ bị mất tư cách cư trú và trở thành người cư trú bất hợp pháp. Trên đây là một số điểm mà trong cuộc sống hàng ngày, mỗi người chúng ta đều nên lưu ý để danh tiếng cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản ngày càng được cải thiện. Là người đi trước, chúng ta hãy có những hành động để làm gương cho các bạn đến sau nhé.