Kinh nghiệm của tôi (Thực tập kỹ năng - Kỹ năng đặc định)
Xếp hạng bài viết phổ biến
-
Lớp học tiếng Nhật online miễn phí 17067 views
-
Không được ăn ốc bắt ở ruộng lúa 15540 views
-
“Đúng giờ” ở Nhật là như thế nào? 13031 views
Gặp gỡ sempai số này
Lê Thường Tín
Sinh năm 1991 tại Nghệ An
Tháng 7/2013: Tốt nghiệp trường THPT VTC
Tháng 10/2014: Bắt đầu thực tập kỹ năng tại Công ty Thương mại Shin Nippon
Tháng 10/2017: Kết thúc chương trình thực tập kĩ năng và về nước
Tháng 10/2017: Trở thành Trưởng Văn phòng đại diện Công ty Thương mại Shin Nippon tại thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 10/2019: Thành lập công ty TNHH Thương mại Shin Nippon Việt Nam và trở thành giám đốc công ty
Lê Thường Tín
Sinh năm 1991 tại Nghệ An
Tháng 7/2013: Tốt nghiệp trường THPT VTC
Tháng 10/2014: Bắt đầu thực tập kỹ năng tại Công ty Thương mại Shin Nippon
Tháng 10/2017: Kết thúc chương trình thực tập kĩ năng và về nước
Tháng 10/2017: Trở thành Trưởng Văn phòng đại diện Công ty Thương mại Shin Nippon tại thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 10/2019: Thành lập công ty TNHH Thương mại Shin Nippon Việt Nam và trở thành giám đốc công ty
Lời giới thiệu
Khi sang Nhật Bản thực tập kĩ năng ngành xây dựng, anh Lê Thường Tín là người nước ngoài duy nhất tại nơi làm việc. Tất cả những người làm việc cùng anh đều là người Nhật. Chủ công ty nơi anh Tín thực tập thấy anh có khả năng nên sau khi về nước, đã giao cho anh đảm nhận thành lập công ty con tại Việt Nam. Ở công ty, anh được mọi người yêu mến. Cứ đến cuối tuần, anh lại cùng bạn bè là thực tập sinh kĩ năng ở công ty khác tận hưởng cuộc sống ở Nhật Bản. Vừa làm việc, anh Tín vừa cố gắng dành thời gian cho việc học tiếng Nhật. Nỗ lực ở Nhật của anh đã được đền đáp, anh đã trở thành giám đốc công ty con tại Việt Nam của công ty mà anh thực tập ở Nhật Bản. Hiện nay, anh Tín đang vận dụng chính kĩ năng và vốn tiếng Nhật tích luỹ được trong thời gian ở Nhật Bản vào công việc. Chúng tôi xin giới thiệu câu chuyện kinh nghiệm thực tế của anh Tín.
Công ty phái cử
Tôi đã sang được Nhật Bản thực tập kĩ năng chỉ với chi phí thấp. Đó là nhờ chế độ phái cử thực tập sinh kĩ năng thông qua việc thi tuyển do Trung tâm lao động ngoài nước, cơ quan phái cử của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội, tổ chức trong khuôn khổ chương trình thực tập dựa trên biên bản thoả thuận được kí kết giữa bộ và Tổ chức phát triển nhân lực quốc tế Nhật Bản (IM Japan).
[iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Trang web của IM Japan
Thông tin về buổi giới thiệu chương trình thực tập được đăng trên báo, và tôi đã đến tham dự buổi giới thiệu tổ chức vào tháng 2/2014 ở thành phố Vinh. Nguyên nhân là do thời gian đó, công việc liên quan đến nghề sơn mà tôi làm đang nhàn rỗi nên tôi đi tìm một công việc mới. Sau đó, tôi dự kì thi tổ chức tại Hà Nội và trúng tuyển. Từ tháng 3, tôi bắt đầu quá trình học tập 7 tháng ở Trung tâm lao động ngoài nước. Cho đến lúc sang Nhật, số tiền tôi chi trả bao gồm tiền kí túc xá và tiền ăn, tổng cộng chỉ có 20.000.000 VND, ngoài ra, tôi không mất thêm bất kì chi phí nào khác. Vì vậy, để đi Nhật tôi không phải vay nợ đồng nào.
[iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Đây là ví dụ về một trang thông báo tuyển thực tập sinh kĩ năng theo chương trình IM Japan.
Thực tập kĩ năng tại công trường xây dựng
Sau khi bắt đầu học tập tại Hà Nội được khoảng 1 tháng, tôi phỏng vấn với Công ty Thương mại Shin Nippon (Thị trấn Misato, tỉnh Miyagi) và trúng tuyển. Tháng 10/2014, tôi sang Nhật Bản. Sau khoá huấn luyện 1 tháng tại IM Japan, tôi ở Tokyo khoảng 1 tuần để học về “tamagake" và thi lấy chứng chỉ tay nghề. “Tamagake” là thao tác móc và tháo móc các vật vào cần cẩu.
Ở Công ty Thương mại Shin Nippon, ngoài tôi ra còn có 1 người Việt nữa cùng thực tập kĩ năng giai đoạn 1. Tuy nhiên, người kia sau 1 năm đã về nước, nên trong 2 năm còn lại, tôi làm việc trong môi trường chỉ có mình tôi là người nước ngoài. Sáng sáng, tôi thức dậy từ 5 giờ rưỡi để chuẩn bị cơm hộp, 7 giờ sáng bắt đầu ra khỏi nhà. Những hôm đi làm công trình ở xa, có lúc tôi phải ra khỏi nhà từ 4 giờ sáng. Tôi làm việc tại công trường từ 8 giờ sáng đến 5 giờ chiều, sau đó về trụ sở chính công ty viết báo cáo trong ngày rồi đi về nhà.
Đối với công việc lắp giàn giáo, chúng tôi làm việc theo nhóm 3 người, còn công việc lắp đặt tấm pin năng lượng mặt trời thì chúng tôi làm việc theo nhóm từ 5 đến 10 người. Công việc xây lắp cống ven đường thì cần 5 người. Vì chỉ có một mình tôi là người nước ngoài nên tôi chẳng còn cách nào khác ngoài việc nâng cao trình độ tiếng Nhật của bản thân. Hằng ngày, tôi trò chuyện thật nhiều và mọi người cũng nói với tôi thật chậm rãi cho tôi dễ hiểu.
Được mọi người giúp đỡ
Trước khi tôi về nước, không chỉ những người cùng làm việc với tôi ngoài công trường mà rất đông nhân viên công ty, cả ở bộ phận kinh doanh và văn phòng cùng tổ chức tiệc chia tay tôi. Cơ quan quản lý IM Japan cũng hỗ trợ chúng tôi chu đáo. Mỗi năm một lần, các thực tập sinh kỹ năng theo chương trình IM Japan ở tỉnh Miyagi lại tụ họp lại để tham dự Ngày hội an toàn vệ sinh. Ở đó, chúng tôi được huấn luyện về an toàn và trang bị kiến thức, và còn được liên hoan giao lưu nữa.
Cuộc sống ở Nhật Bản
Vì không làm thêm ngoài giờ nên tiền lương về tay của tôi không cao, nhưng tôi không mất tiền thuê kí túc xá, công ty lại chi trả cả tiền ăn sáng và ăn tối nên sau 3 năm, tôi gửi được hơn 200 vạn yên về cho gia đình. Nhờ chương trình IM Japan nên tôi đã sang được Nhật Bản mà không phải vay nợ, nên toàn bộ số tiền tôi gửi về nhà đã trở thành tiền tiết kiệm.
Sổ tay chi tiêu của tôi (Trung bình một tháng)
※ 100 yên = 21.706VND (Tỉ giá ngày 6/4/2020)
Thu nhập về tay (khoảng 105.000 yên)
Lương về tay | 105.000 Yên ※ Đây là khoản tiền về tay bình quân sau khi đã trừ thuế và bảo hiểm xã hội ※ Không mất tiền kí túc xá và các chi phí điện, nước, ga (một phòng ở, nhà vệ sinh, nhà tắm và bếp dùng chung) ※ Ngoài khoản tiền trên, mỗi năm tôi được thưởng 2 lần (50.000 yên) |
Các khoản chi (tổng cộng 45.000 yên)
Tiền ăn | 15.000 yên ※ Bữa sáng và bữa tối công ty cấp miễn phí tại kí túc xá ※ Khoản này là tiền mua đồ ăn để làm cơm hộp và tiền nước hoa quả tại công trường |
Chi phí lặt vặt | 30.000 yên ※ Tiền mua quần áo, chi phí đi lại, tiền ăn ngoài, tiền mua sách |
Khoản tiền chênh lệch (tiết kiệm được): Bình quân 60.000 yên
※ 3 tháng 1 lần gửi về nhà 18 vạn yên
Chủ Nhật hằng tuần, tôi đi từ thị trấn Misato lên thành phố Sendai để giao lưu với bạn bè. Ở đây, tôi có 6 người bạn cùng học hồi ở Trung tâm lao động ngoài nước (6 người này làm cùng trong một công ty xây dựng). Chúng tôi cùng ăn cơm với nhau trong kí túc xá của họ, và thỉnh thoảng còn đi hát karaoke. Thỉnh thoảng tôi lại tụ họp với các thực tập sinh khác đi thực tập cùng đợt ở tỉnh Miyagi. Những đợt nghỉ dài, chúng tôi cùng nhau đi chơi Tokyo, Hokkaido v.v…
Học tiếng Nhật
Hồi ở Trung tâm lao động ngoài nước tại Hà Nội, giờ học tiếng Nhật trên lớp là 6 tiếng rưỡi một ngày. 4 giờ chiều tan lớp, sau khi ăn tối xong tôi lại tự học tiếp, nhưng vì có rất nhiều bài tập nên có hôm tôi làm đến tận 2 giờ đêm mới xong. Hồi đó, thành tích học tập của tôi là khoảng thứ 3, thứ 4 trên 100 học viên.
Ngoài việc học trong sách giáo khoa, cuối tuần, tôi lại học thêm qua Internet. Hồi đó tôi học theo kênh YouTube “Nihongo no Mori” và dùng phần mềm từ điển Mazii. Dùng phần mềm Mazii này, tôi có thể đọc được các bài báo đơn giản (có kèm phiên âm furigana), từ điển này còn có cả âm thanh nữa.
https://mazii.net/search?hl=vi-VN
Sau khi sang Nhật, các buổi tối, tôi học từ 8 giờ đến 10 giờ, và sang đến năm thứ 2 ở Nhật, tôi đã đỗ Kì thi năng lực tiếng Nhật (JLPT) trình độ N2. Hồi đó, tôi dùng bộ sách Shin Kanzen Master (của 3A network) và học theo kênh YouTube “Nihongo no Mori" v.v... Từ vựng và ngữ pháp thì tôi học bằng cách lưu lại các trang học tiếng Nhật trên Facebook vào điện thoại, và tranh thủ thời gian nghỉ giải lao hay thời gian di chuyển trên xe ô tô để ghi nhớ. Thứ Bảy và Chủ Nhật, tôi dành khoảng 4 tiếng đồng hồ để học. Ngoài ra, tôi còn xem tin tức trên tivi và phim truyền hình nữa. Thời gian đầu, tôi không hiểu gì mấy, nhưng dần dần xem cũng hiểu được nhiều hơn. Sau khi về Việt Nam, khách hàng của tôi có hơn 60% là công ty của Nhật nên tôi vẫn tiếp tục nỗ lực học từ vựng qua Facebook.
Góp sức thành lập công ty con tại Việt Nam và trở thành giám đốc
Sau khi kết thúc chương trình thực tập kĩ năng, ngày 20/10/2017 tôi về nước. Và từ ngày 1/11, tôi bắt đầu vào làm việc cho văn phòng đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh của Công ty Thương mại Shin Nippon. Năm 2017, khi tôi đang thực tập năm thứ 3, tôi đã 2 lần cùng chủ tịch công ty đi về thành phố Hồ Chí Minh để điều tra thị trường và thành lập văn phòng đại diện. Hồi đầu năm ấy, chủ tịch bảo tôi: “Sau khi về nước, tôi muốn cậu giúp đỡ cho công ty ở Việt Nam", và tôi trả lời “Tôi hiểu rồi ạ”. Năm 2019, văn phòng đại diện chuyển thành công ty con tại Việt Nam và tôi được bổ nhiệm làm giám đốc công ty. Lương về tay hằng tháng của tôi là 22.000.000 VND.
Khi mới bắt tay vào việc ở Việt Nam, tôi làm công việc nhập khẩu từ Nhật Bản vào Việt Nam các loại máy móc xây dựng cũ như máy xúc, cần cẩu. Ngoài ra, tôi còn nhận đơn đặt hàng lắp đặt và tháo dỡ giàn giáo, rồi thuê lại các công ty xây dựng tại địa phương làm thầu phụ. 60% khách hàng liên quan đến giàn giáo là các công ty của Nhật nên tôi sử dụng năng lực tiếng Nhật của mình để làm kinh doanh. Ngoài ra, đối với công việc lắp đặt và tháo dỡ giàn giáo, tôi áp dụng kinh nghiệm có được trong thời gian thực tập kĩ năng và làm luôn công việc quản đốc tại công trường.
Sau khi về nước, được giao phó việc vận hành công ty như thế này, tôi rất phấn khởi. Tôi rất biết ơn giám đốc và chủ tịch Công ty Thương mại Shin Nippon. Mặc dù công ty chưa có nhân viên và tôi vẫn một mình làm mọi việc, nhưng trong tương lai gần, tôi dự định sẽ đưa thêm những người khác từng là thực tập sinh kĩ năng vào đội ngũ của công ty và nhận thêm nhiều đơn đặt hàng hơn nữa.
Bài viết liên quan
-
Lớp học tiếng Nhật online miễn phí
“Lớp tiếng Nhật tình nguyện" đã giúp ích rất nhiều cho du học sinh và thực tập sinh kỹ năng ở Nhật Bản. Tuy nhiên, với những ai học ở các lớp này vẫn thấy chưa đủ, hoặc không có lớp học như vậy ở gần nơi mình sinh sống thì nên làm thế nào? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu về Lotus Works, tổ chức pháp nhân phi lợi nhuận đang tổ chức các lớp học một thầy một trò online miễn phí. Lớp học một thầy một trò qua điện thoại video Giáo viên tình nguyện nói chuyện với học sinh qua mạng Hoạt động tình nguyện do một phụ nữ nội trợ gây dựng Lotus Works là pháp nhân phi lợi nhuận do một phụ nữ nội trợ ở Tokyo đứng ra kêu gọi “làm điều gì đó để giúp đỡ người Việt đang làm việc tại Nhật Bản" và tập hợp các giáo viên tình nguyện dạy tiếng Nhật qua mạng (bằng điện thoại video) cho thực tập sinh kỹ năng hoặc kỹ sư người Việt Nam. Tổ chức bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 2013. Các giờ học của Lotus Works gồm có hội thoại, ngữ pháp, kanji, từ vựng, mỗi tuần 1 đến 2 buổi (mỗi buổi 45 phút). Có học sinh dùng máy tính bảng để học, nhưng cũng có cả học sinh học bằng điện thoại di động. Mục tiêu của tổ chức là giúp mọi người học tiếng Nhật để không gặp khó khăn trong cuộc sống ở Nhật và trong công việc, lấy phương pháp luyện thi Năng lực tiếng Nhật (JLPT) làm trọng tâm. Học một thầy một trò miễn phí Lớp học được tổ chức dưới hình thức một thầy một trò, thông qua Skype hoặc Messenger. Thông thường, mỗi học sinh học 2 buổi/tuần, 2 giáo viên mỗi người phụ trách một buổi. Giáo viên sẽ giao bài tập cho học sinh và buổi tiếp theo sẽ phải nộp bài, như vậy, những ngày không có buổi học, học sinh cũng sẽ cần phải học. Trên mạng có nhiều lớp học online có mất phí do các công ty cung cấp, nhưng lớp học của Lotus Works thì hoàn toàn miễn phí. Sau khi nộp bài qua mạng (trái), giáo viên sẽ chấm bài và chữa bài (phải). Địa chỉ liên hệ Nếu muốn đăng ký tham gia học online miễn phí, bạn hãy liên hệ với Lotus Works trên trang web. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Lotus Works ↑↑Phần cuối trang có mục “Hòm thư góp ý”, bạn có thể đăng ký học thông qua mục này. Thành tích của Lotus Works Tính đến tháng 3/2024, đã có tổng cộng 385 sempai thực tập sinh kỹ năng hoặc kỹ sư học tiếng Nhật với Lotus Works. Trong số đó, nhiều sempai đã đỗ chứng chỉ Năng lực tiếng Nhật (JLPT). N1 N2 N3 N4 Dự thi Đỗ Dự thi Đỗ Dự thi Đỗ Dự thi Đỗ Năm 2015 - - - - 11 5 8 4 Năm 2016 - - - - 36 19 9 7 Năm 2017 - - - - 26 12 0 6 Năm 2018 - - - - 17 5 5 5 Năm 2019 - - - - 22 8 17 6 Năm 2020 - - 2 2 15 8 3 2 Năm 2021 1 0 17 4 13 9 3 1 Năm 2022 5 0 21 7 10 8 6 2 Năm 2023 5 2 22 9 10 4 6 5 Tổng cộng 11 2 62 22 160 78 67 38 Đội ngũ giáo viên của Lotus Works Cựu học sinh đã về nước liên hoan với các giáo viên sống tại Hà Nội Vào thời điểm tháng 1/2024, Lotus Works có 85 giáo viên tình nguyện (20~76 tuổi). Hầu hết các giáo viên đều là người Nhật, có cả giáo viên nam và nữ. Các giáo viên sống ở rất nhiều nơi khác nhau, có 10 giáo viên hiện đang sống ở Việt Nam và các nước Đông Nam Á. Thỉnh thoảng các giáo viên gặp nhau để trao đổi thông tin, giao lưu với học sinh. Cô giáo tình nguyện dạy thực tập sinh kỹ năng ở Kobe Học sinh của tôi (nữ giới) là thực tập sinh kỹ năng ngành điều dưỡng. Tôi cũng làm điều dưỡng nên ngoài tiếng Nhật thông dụng, tôi dạy cho học sinh những từ cần thiết liên quan đến điều dưỡng. Em ấy học mỗi tuần 1 buổi trong suốt một năm và đã vượt qua kỳ thi N2 thành công. Tôi và em ấy sẽ ôn lại toàn bộ kiến thức N2. Khả năng tiếng Nhật của em ấy đã tiến bộ đáng kể nên tôi sẽ tập trung ôn cho em ấy thi kỳ thi trở thành điều dưỡng viên. Cô giáo tình nguyện dạy cho người có kỹ năng đặc định ở Niigata Tôi đang dạy cho Trâm (làm việc ở xưởng bánh kẹo) để thi lấy N3. Tôi và bạn ấy chạc tuổi nhau nên ngoài việc học tiếng Nhật, chúng tôi trò chuyện rất vui về các chủ đề của nữ giới. Thông qua việc trò chuyện, tôi hiểu rõ hơn về cuộc sống, tính cách của Trâm, chúng tôi đã xây dựng được mối quan hệ tin tưởng lẫn nhau. Tôi cũng đang học ngoại ngữ nên tôi đặt mình vào vị trí của bạn ấy và sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để dạy. Các sempai từng học với Lotus Works Thực tập sinh sempai từng học với Lotus Works Sempai 1 (Thực tập sinh kỹ năng, nữ) ・ Năm 2017: Bắt đầu thực tập kỹ năng・ Năm 2018: Đỗ N3・ Năm 2019: Đỗ N2 Tôi (nhân vật trong ảnh trên) từng thực tập kỹ năng tại một nhà máy ở tỉnh Aichi. Mỗi ngày, tôi học khoảng 2 tiếng, còn thứ Bảy, Chủ Nhật thì dành ra hơn 4 tiếng để học. Hồi luyện thi N3, tôi chủ yếu dùng bộ sách “Nihongo soumatome”, còn khi thi N2 thì luyện bằng bộ “Shinkanzen master". Ở chỗ làm, tôi không có cơ hội dùng tiếng Nhật nên việc học với Lotus Works là vô cùng hữu ích. Tôi có thể trò chuyện được với giáo viên nên có thể rèn luyện hội thoại và khả năng nghe tiếng Nhật. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Xem câu chuyện kinh nghiệm thực tế của sempai thực tập sinh kỹ năng này ở đây|KOKORO Sempai 2 (Thực tập sinh kỹ năng, nữ) ・ Năm 2018: Bắt đầu thực tập kỹ năng・ Năm 2020: Đỗ N2 Gần nơi tôi sống không có lớp học tiếng Nhật tình nguyện nên việc học online với Lotus Works rất có ích đối với tôi. Nơi tôi làm là trại nuôi gà nên không có nhiều cơ hội để trò chuyện, vì vậy, được hội thoại với giáo viên của Lotus Works và làm bài tập là những dịp rất quý báu để tôi được tiếp xúc với tiếng Nhật. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Xem câu chuyện kinh nghiệm thực tế của sempai thực tập sinh kỹ năng này ở đây|KOKORO Tổng kết Lotus Works tổ chức các lớp dạy tiếng Nhật miễn phí qua mạng. Học sinh có thể học bằng điện thoại di động, máy tính bảng hay máy vi tính kết nối Wi-Fi. Chia sẻ của bà Shimizu Ryuko, người đại diện Lotus Works Có rất nhiều thực tập sinh kỹ năng và kỹ sư muốn học tiếng Nhật một cách nghiêm túc. Học tiếng Nhật sẽ giúp các bạn trò chuyện được với sempai hoặc đồng nghiệp người Nhật và còn có thể tự mình đi du lịch nữa. Chúng tôi sẽ luôn cố gắng giao lưu thông qua việc dạy tiếng Nhật cho các bạn trẻ người Việt tràn đầy nhiệt huyết sang Nhật nhưng ngôn ngữ còn chưa thông tỏ và trở thành những “người ông, người bà, người chị Nhật", giúp các bạn cảm thấy hài lòng khi đến Nhật Bản.
-
〈Tổng hợp bài viết〉Trước khi chọn công ty phái cử hãy biết trước những thông tin này!
Chúng tôi đã tổng hợp những thông tin cần thiết và không thể thiếu để các bạn đang muốn đi thực tập ở Nhật cũng như gia đình của các bạn tham khảo. Tuỳ vào từng công ty phái cử, chi phí phải bỏ ra có thể khác nhau tới vài nghìn đô la. Không những thế, dù đã trả nhiều tiền cho công ty phái cử thì cũng có rất nhiều người nhận mức lương ở Nhật rất thấp. Vì vậy, chúng tôi sẽ gửi đến các bạn những thông tin thiết yếu để có thể đi Nhật với khoản chi phí hợp lý và có cuộc sống thực tập đầy ý nghĩa. Q1. Trong quá trình thực tập kỹ năng có thể tiết kiệm được bao nhiêu? Đầu tiên, số tiền mà bạn có thể tiết kiệm được trong 3 năm thực tập kỹ năng là khoảng bao nhiêu? ・ Tiền lương tại Nhật mỗi tháng và các chi phí sinh hoạt khoảng bao nhiêu? ・ Trong 3 năm, có thể gửi về Việt Nam bao nhiêu tiền? Để trả lời những câu hỏi trên, một tờ báo của Nhật đã thu thập thông tin từ rất nhiều thực tập sinh kỹ năng người Việt. Số đặc biệt: Thực tập sinh thực sự tiết kiệm được bao nhiêu tiền? Q2. Có thể hoàn toàn yên tâm với công ty phái cử do người quen giới thiệu!? ・ Đừng chỉ tin vào sự giới thiệu từ người quen, với việc tự mình tìm công ty phái cử, bạn có thể tiết kiệm được vài nghìn đô la chi phí phải trả cho công ty phái cử! ・ Tuỳ từng công ty phái cử mà nội dung học tiếng Nhật, những hỗ trợ sau khi sang Nhật sẽ có sự khác biệt lớn. Có rất nhiều công ty tốt mà chi phí lại thấp, ngược lại, cũng có nhiều công ty chi phí cao mà chất lượng không tốt! Để lựa chọn công ty phái cử cần phải có bí quyết. Báo KOKORO – Tờ báo nhận được sự hỗ trợ của Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam đã tổng hợp cách tìm công ty phái cử ở Việt Nam. Số đặc biệt: Cách lựa chọn công ty phái cử_01 Q3. Tuỳ từng công ty mà chi phí phái cử khác nhau đến thế sao!? ・ Tuỳ từng công ty phái cử mà chi phí khác nhau tới vài nghìn đô la. Công ty phái cử có chi phí thấp nhất khoảng bao nhiêu? Công ty phái cử có chi phí cao nhất khoảng bao nhiêu? ・ Có rất nhiều trường hợp “Đã trả rất nhiều tiền cho công ty phái cử nhưng mức lương ở Nhật lại thấp”, ngược lại, “Đã trả ít tiền cho công ty phái cử nhưng lương ở Nhật lại cao hơn mức trung bình”. ・ Vậy thì, các công ty phái cử có chi phí khác nhau như vậy là vì sao? Câu trả lời cho những câu hỏi và hiện tượng trên nằm trong bài viết này. Số đặc biệt: Phí trả cho công ty phái cử khác nhau đến mức nào Văn hoá Nhật Bản Cuối cùng, các bạn hãy thoả sức tìm hiểu sự khác nhau trong văn hoá Việt Nam và Nhật Bản nhé. Chủ đề lần này là: ・ Lau đũa trong quán ăn là kỳ lạ?・ Người Nhật thường không gọi điện cho bố mẹ?・ Người Nhật ghét cho mượn điện thoại? Việt Nam OK – Nhật Bản DAME_18 Tổng kết ・ Với việc tự mình tìm công ty phái cử, bạn có thể tiết kiệm được vài nghìn đô la chi phí phải trả cho công ty phái cử. ・ Tuỳ vào từng công ty phái cử mà nội dung học tiếng Nhật, những hỗ trợ sau khi sang Nhật có sự khác biệt lớn. ・ Có rất nhiều công ty phái cử tốt mà chi phí lại thấp, cũng có công ty phái cử chi phí cao song chất lượng không tốt! ・ Có rất nhiều trường hợp “Đã trả rất nhiều tiền cho công ty phái cử nhưng mức lương ở Nhật lại thấp”. Lần này, chúng tôi đã giới thiệu các bài viết liên quan đến những thông tin nêu trên. KOKORO là trang web nhận được hỗ trợ của Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam. Các bạn hãy tìm hiểu thông tin trong các bài viết của KOKORO và tự mình tìm công ty phái cử nhé.
-
★ Thông tin cơ bản: Thuế và bảng lương ở Nhật
Không phân biệt quốc tịch, tuổi tác, tư cách lưu trú, tất cả những người làm việc tại Nhật đều phải đóng “thuế thu nhập” (shotokuzei) và “thuế cư trú” (thuế thị dân) (jyuminzei). Bài viết này sẽ giới thiệu về cách đọc bảng lương và 2 loại thuế kể trên. Thuế thu nhập Dù là người Nhật hay người nước ngoài, khi nhận được lương khi làm việc tại Nhật đều phải đóng “thuế thu nhập”. ・ Thuế thu nhập là khoản thuế nộp cho nhà nước. ・ Khoản thuế thu nhập này được tính dựa trên thuế suất. Thu nhập càng cao thì thuế suất càng cao. ・ Thuế thu nhập sẽ được trừ tự động vào lương hàng tháng, công ty sẽ thay nhân viên đóng thuế cho nhà nước. ・ Đóng thuế thu nhập là nghĩa vụ, không liên quan đến tư cách lưu trú. Du học sinh khi đi làm thêm cũng phải đóng. Cách đọc bảng lương Ảnh ở trên là bảng lương của một thực tập sinh kỹ năng. KOKORO sẽ giải thích về cách đọc bảng lương và thuế thu nhập dựa trên bảng lương đó. A Tổng tiền lương (So shikyu gaku) 211.802 yên Đây là toàn bộ khoản tiền mà công ty phải trả cho nhân viên vì họ đã làm việc cho công ty. Khoản này còn có cách gọi khác là "Shikyu gaku", "Kyuyo". B Tổng tiền bảo hiểm xã hội (Shakai hoken no gokei gaku" 34.319 yên Tổng của 3 khoản (phí bảo hiểm xã hội) dưới đây. ① Bảo hiểm y tế ② Bảo hiểm hưu trí ③ Bảo hiểm thất nghiệp C Số tiền chịu thuế cư trú 177.483 yên Khoản "A - B". D Thuế thu nhập 2.340 yên Khoản thuế thu nhập được tính theo thuế suất phụ thuộc vào khoản C. Phí “Bảo hiểm xã hội” sẽ do công ty và người lao động cùng trả. Về bảo hiểm xã hội, bạn hãy tham khảo thêm bài viết phía dưới nhé. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Bảo hiểm y tế và hưu trí Cách tính “E Khoản tiền đã được khấu trừ” A (Tổng tiền lương) + 211.802 yên B (Tổng phí bảo hiểm xã hội) – 34,319 yên D (Thuế thu nhập) -2,340 yên Nếu lấy A-B-D sẽ ra “Lương về tay” của người này. Nếu lấy khoản này trừ đi tiền nhà là 35.000 yên thì sẽ ra “Khoản tiền đã được khấu trừ” được chuyển vào tài khoản. Ở công ty này, “tiền nhà” bao gồm tiền ký túc xá, tiền điện – ga – nước. Công việc làm thêm của du học sinh và thuế Du học sinh không phải tham gia “Bảo hiểm hưu trí phúc lợi” và “Bảo hiểm y tế” nên hai khoản chi phí này sẽ không bị trừ vào lương làm thêm. Đổi lại, tự du học sinh tham gia “Kokuminnenkin – bảo hiểm hưu trí” và “Kokumin kenko hoken – bảo hiểm y tế quốc dân” – hai loại khác với người đi làm. Ngoài ra, du học sinh thường không thể tham gia “Bảo hiểm thất nghiệp” nên cũng không bị trừ khoản phí này. Thuế suất trong thuế thu nhập của du học sinh sẽ thay đổi theo số năm sống ở Nhật và mức thu nhập có được. Bạn hãy tham khảo thông tin chi tiết trong bài viết dưới đây. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Việc làm thêm của du học sinh và thuế * Trong bảng lương của du học sinh Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái v.v. thường không bị tính thuế thu nhập. Đó là vì Nhật Bản đã ký hiệp định về thuế với các nước nêu trên. Thế nhưng, giữa Nhật Bản và Việt Nam chưa có hiệp định này nên trên bảng lương của du học sinh Việt Nam có tính thuế thu nhập. Thuế cư trú (thuế thị dân) Thuế cư trú (thuế thị dân) là tên gọi gộp của 2 loại thuế “thuế địa phương” và “thuế tỉnh, thành phố”. Hai loại thuế này sẽ được gộp lại và trả cho địa phương (nơi đang ở - có phiếu dân cư) vào ngày 1 tháng 1. ・ Thuế thu nhập đóng cho nhà nước, thuế cư trú đóng cho nơi mình sống. ・ Thuế cư trú cũng được trừ từ lương, công ty sẽ thay người lao động nộp thuế cho địa phương. ・ Thuế cư trú được tính từ thu nhập của tháng 1 đến tháng 12 năm trước đó, từ tháng 6 năm đó cho tới tháng 5 năm tiếp theo, thuế sẽ được trừ vào lương hàng tháng. Vì vậy, đối với người nước ngoài bắt đầu làm việc ở Nhật, lương của năm đầu tiên chỉ bị trừ thuế, từ tháng 6 của năm thứ hai trở đi sẽ bị trừ thuế thu nhập và thuế cư trú. ・ Nếu không có gia đình ở Nhật và mức thu nhập của năm trước dưới 1.000.000 yên thì không cần phải đóng thuế cư trú. Thuế tiêu dùng Thuế tiêu dùng là khoản thuế bạn phải trả khi mua một sản phẩm hoặc nhận một dịch vụ (làm tóc, xem phim, v.v.) nào đó. Không giống như thuế thu nhập và thuế cư trú, nó không liên quan gì đến thu nhập. Thuế suất của thuế tiêu dùng là 10%, bạn sẽ trả luôn khi mua sản phẩm, thanh toán dịch vụ. Tuy nhiên, khi mua các loại thực phẩm và đồ uống (trừ các loại đồ uống có cồn), thuế suất là 8%. Đây gọi là “Keigen zeiritsu – 軽減税率” Nếu bạn mua đồ ăn thức uống tại cửa hàng bánh Hamburger, quán cà phê và ăn uống bên ngoài cửa hàng, mức thuế suất 8% sẽ được áp dụng, nhưng nếu bạn ăn uống trong cửa hàng, mức thuế suất sẽ là 10%. Để biết thêm về thuế của Nhật, hãy tham khảo bài viết dưới đây! [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] “Sổ tay hướng dẫn về cư trú và lao động” dành cho người nước ngoài (Chương 8: Thuế)
-
Việt Nam OK – Nhật Bản DAME_18: Vì sao người Nhật ít gọi điện cho bố mẹ?
“Lau đũa khi đi ăn ở quán”, “Mượn điện thoại của bạn để thử game”, những việc tưởng chừng như đơn giản nhưng ở Nhật Bản có lẽ không được hoan nghênh cho lắm, so với người Việt thì người Nhật ít gọi điện cho cha mẹ. Chúng ta cùng tìm hiểu về sự khác biệt này Nhật Bản nhé. Vào quán ăn đừng lau đũa Việc dùng tờ giấy ăn lau chiếc đũa, hoặc chà xát hai chiếc đũa vào nhau để những vụn gỗ và dằm gỗ rơi ra ở Việt Nam là hoàn toàn bình thường. Chúng ta lau đũa như một thói quen diễn ra trong vô thức. Nhưng nếu sự vô thức này theo bạn sang Nhật thì coi chừng nhé. Hành động vệ sinh chiếc đũa bằng bất kỳ cách nào, đối với chủ quán ăn có thể bị coi là bất lịch sự. Tôi sẽ kể cho bạn một câu chuyện có thật 100%: Vào năm 2013, tôi và một người bạn vào một quán ramen ở Kyoto. Sau khi đưa phiếu order món cho phục vụ, chủ quán mang cho chúng tôi 2 ly trà. Vào thời điểm đó, ở Việt Nam rất thịnh xem phim Hong Kong. Trong phim Hongkong thì ly trà đó có 2 tác dụng: Hoặc dùng để uống, hoặc để thực khách nhúng chiếc đũa vào đó vệ sinh rồi dùng giấy ăn lau khô (trong các quán ăn Việt Nam thì muốn có trà uống phải mất tiền, còn trà miễn phí phần lớn để… nhúng đũa). Chúng tôi theo thói quen nhúng 2 đôi đũa vào đó rồi xin chủ quán tờ giấy ăn để lau. Đang từ hồ hởi, gương mặt chủ quán bỗng dưng sầm lại, trở nên không thoải mái. Sau một hồi do dự, chủ quán tiến về phía chúng tôi cố gắng nói bằng tiếng Anh: Chiếc đũa sạch rồi, bạn không cần vệ sinh đâu. Lúc đó tôi mới hiểu người Nhật mở quán ăn phải đáp ứng rất nhiều yêu cầu vệ sinh khắt khe. Họ rửa bát, đũa rồi hấp chúng bằng hơi nước nóng đảm bảo sạch nhất có thể, nên hành động khách lấy đũa ra lau chẳng khác nào mắng chủ quán để đũa bẩn. Họ tự ái là một chuyện, thực khách khác nhìn vào rồi xì xào mới là vấn đề. Vậy nên sang Nhật, hãy tuyệt đối tin tưởng vào sự sạch sẽ, chỉn chu của họ nhé. Ít gọi điện cho bố mẹ Bạn rời quê nhà lên thành phố học đại học hoặc đi làm, bố mẹ thì vẫn sống dưới quê. Chuyện này ở cả Việt Nam và Nhật Bản đều như nhau. Tuy nhiên, giữa người Việt và người Nhật sẽ có một khác biệt vô cùng lớn về văn hoá như sau. Ở Việt Nam, do xa nhà nên mật độ gọi điện về quê hỏi thăm bố mẹ của đa phần sinh viên hoặc lao động xa quê là rất thường xuyên. Tôi biết vài cô bạn làm thực tập sinh ở Nhật, ngày nào cũng phải gọi điện tỉ tê với mẹ cả tiếng đồng hồ. Thật ra cũng không có vấn đề gì. Nhưng nếu bạn tâm sự thói quen này với người Nhật, tôi tin chắc rằng họ sẽ rất ngạc nhiên đấy. Tại sao? Vì người Nhật xa quê rất ít khi gọi điện về cho bố mẹ. Đa phần người Nhật khi đã ra ở riêng thì thường là rất bận rộn và vì vậy ít có khi gọi điện về cho cha mẹ ở nhà. Ngược lại, cha mẹ vì lo lắng cho con cái nên thường hay gọi điện cho con. Tuy nhiên, nhiều người, nhất là nam giới trẻ, thường không kiên nhẫn nói chuyện qua điện thoại với cha mẹ nên dần dà, cha mẹ cũng giữ ý, ít gọi điện cho con cái. Để an ủi cha mẹ khỏi buồn, từ xưa người Nhật có câu: “Tayori ganai no wa yoi tayori”, nôm na là “không có tin tức gì có nghĩa là tin tốt”, nếu có gì cần thì chắc con sẽ gọi điện hoặc viết thư về thôi. Năm 2020, tôi có trải nghiệm ở homestay tại thị trấn nằm ngay cạnh núi Phú Sĩ: Fuji Yoshida. Bà chủ nhà có con đang làm việc ở tận Fukuoka và chính bà thừa nhận với tôi là “cũng không nhớ chính xác lần gần nhất con trai tôi gọi về là lúc nào, chắc là vào dịp năm mới. Nhưng nó cũng chỉ có nói “con khỏe” với lại “con bận”, thế thôi”. Điều này được chấp nhận trong văn hoá Nhật, nhưng nó hoàn toàn không đồng nghĩa với việc tình cảm gia đình của người Nhật lỏng lẻo hơn Việt Nam đâu nhé. Chẳng qua đây là văn hoá thôi. Để phòng chống tội phạm lừa đảo, nhiều người gọi điện cho cha mẹ thường xuyên hơn. Trong bối cảnh xã hội Nhật Bản đang già hóa hiện nay, nhiều người lo lắng cho cha mẹ già nên thường xuyên gọi điện hơn trước. Vì ít khi gọi điện, nên có nhiều trường hợp bọn tội phạm giả làm con cái, gọi điện để lừa người già theo kiểu “Lừa đảo Ore ore” , khiến cho các cụ tin là con cái mình đang gặp khó khăn, cần phải giúp đỡ và đã chuyển tiền cho bọn lừa đảo. Để phòng tránh hiện tượng này, trên toàn nước Nhật đều kêu gọi “Hãy tích cực gọi điện cho cha mẹ”. Đừng mượn điện thoại Ở Việt Nam, mượn điện thoại bạn bè, đồng nghiệp để thử chất lượng chụp ảnh, chơi game là điều bình thường. Tuy nhiên, bạn có thể sẽ phải trải nghiệm cảm giác bị từ chối khi ngỏ ý mượn điện thoại người Nhật đó. Đối với người Nhật thì điện thoại là vật riêng tư, và đặc biệt là có thể chứa rất nhiều thông tin cá nhân mà họ không muốn bị lộ. Kể cả bạn không tò mò đến mức chui vào album ảnh hoặc lục lọi các folder chứa thông tin trong điện thoại thì người Nhật cũng cảm thấy rất không thoải mái vì lo ngại “nhỡ người ta xem được thì sao”. Vì vậy mà rất hiếm có trường hợp mà người Nhật hỏi mượn điện thoại của người khác. Nếu bạn sống ở Nhật, bạn sẽ biết được quy tắc bất thành văn là đối với người Nhật “dù có là người trong gia đình đi chăng nữa thì cũng không xem điện thoại của người khác” và cũng “không sờ vào điện thoại của người khác”. Có một người Nhật từng kể với tôi rằng, anh ta sống chung với một người nước ngoài ở ký túc xá và để bảo vệ chiếc điện thoại của mình, anh ta thậm chí còn mang cả điện thoại vào phòng tắm.