Cuộc sống - Visa
★ Thông tin cơ bản: Thuế và bảng lương ở Nhật
Không phân biệt quốc tịch, tuổi tác, tư cách lưu trú, tất cả những người làm việc tại Nhật đều phải đóng “thuế thu nhập” (shotokuzei) và “thuế cư trú” (thuế thị dân) (jyuminzei). Bài viết này sẽ giới thiệu về cách đọc bảng lương và 2 loại thuế kể trên.
Thuế thu nhập
Dù là người Nhật hay người nước ngoài, khi nhận được lương khi làm việc tại Nhật đều phải đóng “thuế thu nhập”.
・ Thuế thu nhập là khoản thuế nộp cho nhà nước.
・ Khoản thuế thu nhập này được tính dựa trên thuế suất. Thu nhập càng cao thì thuế suất càng cao.
・ Thuế thu nhập sẽ được trừ tự động vào lương hàng tháng, công ty sẽ thay nhân viên đóng thuế cho nhà nước.
・ Đóng thuế thu nhập là nghĩa vụ, không liên quan đến tư cách lưu trú. Du học sinh khi đi làm thêm cũng phải đóng.
Cách đọc bảng lương
Ảnh ở trên là bảng lương của một thực tập sinh kỹ năng. KOKORO sẽ giải thích về cách đọc bảng lương và thuế thu nhập dựa trên bảng lương đó.
A Tổng tiền lương (So shikyu gaku) 211.802 yên |
Đây là toàn bộ khoản tiền mà công ty phải trả cho nhân viên vì họ đã làm việc cho công ty. Khoản này còn có cách gọi khác là “Shikyu gaku”, “Kyuyo”. |
B Tổng tiền bảo hiểm xã hội (Shakai hoken no gokei gaku” 34.319 yên |
Tổng của 3 khoản (phí bảo hiểm xã hội) dưới đây. ① Bảo hiểm y tế ② Bảo hiểm hưu trí ③ Bảo hiểm thất nghiệp |
C Số tiền chịu thuế cư trú 177.483 yên |
Khoản “A – B”. |
D Thuế thu nhập 2.340 yên |
Khoản thuế thu nhập được tính theo thuế suất phụ thuộc vào khoản C. |
Phí “Bảo hiểm xã hội” sẽ do công ty và người lao động cùng trả. Về bảo hiểm xã hội, bạn hãy tham khảo thêm bài viết phía dưới nhé.
Cách tính “E Khoản tiền đã được khấu trừ”
A (Tổng tiền lương) + 211.802 yên
B (Tổng phí bảo hiểm xã hội) – 34,319 yên
D (Thuế thu nhập) -2,340 yên
Nếu lấy A-B-D sẽ ra “Lương về tay” của người này. Nếu lấy khoản này trừ đi tiền nhà là 35.000 yên thì sẽ ra “Khoản tiền đã được khấu trừ” được chuyển vào tài khoản. Ở công ty này, “tiền nhà” bao gồm tiền ký túc xá, tiền điện – ga – nước.
Công việc làm thêm của du học sinh và thuế
Du học sinh không phải tham gia “Bảo hiểm hưu trí phúc lợi” và “Bảo hiểm y tế” nên hai khoản chi phí này sẽ không bị trừ vào lương làm thêm. Đổi lại, tự du học sinh tham gia “Kokuminnenkin – bảo hiểm hưu trí” và “Kokumin kenko hoken – bảo hiểm y tế quốc dân” – hai loại khác với người đi làm. Ngoài ra, du học sinh thường không thể tham gia “Bảo hiểm thất nghiệp” nên cũng không bị trừ khoản phí này.
Thuế suất trong thuế thu nhập của du học sinh sẽ thay đổi theo số năm sống ở Nhật và mức thu nhập có được. Bạn hãy tham khảo thông tin chi tiết trong bài viết dưới đây.
Việc làm thêm của du học sinh và thuế
* Trong bảng lương của du học sinh Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái v.v. thường không bị tính thuế thu nhập. Đó là vì Nhật Bản đã ký hiệp định về thuế với các nước nêu trên. Thế nhưng, giữa Nhật Bản và Việt Nam chưa có hiệp định này nên trên bảng lương của du học sinh Việt Nam có tính thuế thu nhập.
Thuế cư trú (thuế thị dân)
Thuế cư trú (thuế thị dân) là tên gọi gộp của 2 loại thuế “thuế địa phương” và “thuế tỉnh, thành phố”. Hai loại thuế này sẽ được gộp lại và trả cho địa phương (nơi đang ở – có phiếu dân cư) vào ngày 1 tháng 1.
・ Thuế thu nhập đóng cho nhà nước, thuế cư trú đóng cho nơi mình sống.
・ Thuế cư trú cũng được trừ từ lương, công ty sẽ thay người lao động nộp thuế cho địa phương.
・ Thuế cư trú được tính từ thu nhập của tháng 1 đến tháng 12 năm trước đó, từ tháng 6 năm đó cho tới tháng 5 năm tiếp theo, thuế sẽ được trừ vào lương hàng tháng. Vì vậy, đối với người nước ngoài bắt đầu làm việc ở Nhật, lương của năm đầu tiên chỉ bị trừ thuế, từ tháng 6 của năm thứ hai trở đi sẽ bị trừ thuế thu nhập và thuế cư trú.
・ Nếu không có gia đình ở Nhật và mức thu nhập của năm trước dưới 1.000.000 yên thì không cần phải đóng thuế cư trú.
Thuế tiêu dùng
Thuế tiêu dùng là khoản thuế bạn phải trả khi mua một sản phẩm hoặc nhận một dịch vụ (làm tóc, xem phim, v.v.) nào đó. Không giống như thuế thu nhập và thuế cư trú, nó không liên quan gì đến thu nhập.
Thuế suất của thuế tiêu dùng là 10%, bạn sẽ trả luôn khi mua sản phẩm, thanh toán dịch vụ. Tuy nhiên, khi mua các loại thực phẩm và đồ uống (trừ các loại đồ uống có cồn), thuế suất là 8%. Đây gọi là “Keigen zeiritsu – 軽減税率”
Nếu bạn mua đồ ăn thức uống tại cửa hàng bánh Hamburger, quán cà phê và ăn uống bên ngoài cửa hàng, mức thuế suất 8% sẽ được áp dụng, nhưng nếu bạn ăn uống trong cửa hàng, mức thuế suất sẽ là 10%.
Để biết thêm về thuế của Nhật, hãy tham khảo bài viết dưới đây!
“Sổ tay hướng dẫn về cư trú và lao động” dành cho người nước ngoài (Chương 8: Thuế)
Xếp hạng bài viết phổ biến
-
Lớp học tiếng Nhật online miễn phí 17066 views
-
Không được ăn ốc bắt ở ruộng lúa 15539 views
-
“Đúng giờ” ở Nhật là như thế nào? 13030 views
Platinum Sponsor
Bronze Sponsors
- Global HR Strategy
- Trường Nhật Ngữ EHLE
Đơn vị hỗ trợ
- Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam
- Trung tâm Giao lưu Văn hoá Nhật Bản tại Việt Nam
- Văn phòng JNTO Hà Nội
- Liên đoàn kinh tế vùng Kansai
- Hội Việt Nam (JAVN)
- Hội hỗ trợ Tomoiki Việt Nhật
- Hiệp hội phát triển giao lưu nguồn nhân lực quốc tế
Đơn vị hợp tác
Tổ chức hỗ trợ du học sinh
Nhật Bản (JASSO)
Mạng lưới luật sư cho lao động người nước ngoài
Bài viết mới
Bài viết liên quan
-
★ Thông tin cơ bản: Mức lương, tiền làm thêm giờ, nghỉ phép
Mức thu nhập trung bình của người nước ngoài làm việc ở Nhật là bao nhiêu? Ngoài ra, cơ chế trả tiền làm thêm giờ (tăng ca), cấp ngày nghỉ phép như thế nào? Nếu không nhận được tiền làm thêm giờ thì nên làm thế nào? Mức lương tiêu chuẩn của người nước ngoài Đây là thông tin mà Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản đã công bố năm 2021 về mức lương không bao gồm tiền làm thêm giờ của lao động người nước ngoài. ◆Mức lương đối với từng tư cách lưu trú Tư cách lưu trú (Visa) Mức lương (Yên) Mức lương (VNĐ) "Kỹ thuật - Tri thức nhân văn - Nghiệp vụ quốc tế" v.v. ¥302,200 59,523,000 ₫ Kỹ năng đặc định ¥174,600 34,390,000 ₫ Thực tập kỹ năng ¥161,700 31,849,000 ₫ ※ 100 yên = 19.697 VNĐ (thời điểm ngày 4/2/2022) ※ 100 yên = 19.697 VNĐ (thời điểm ngày 4/2/2022) Sau khi cộng thêm hoặc trừ đi một số khoản dưới đây, ta sẽ được “tiền lương về tay”. Các khoản cộng thêm hoặc trừ đi này thay đổi tuỳ theo điều kiện và môi trường làm việc. Các khoản tiền được cộng thêm (Ví dụ) Trợ cấp làm ngoài giờ (tiền làm thêm giờ) Phụ cấp làm đêm Trợ cấp đi làm vào ngày nghỉ Phí đi lại Các khoản tiền bị trừ đi (Ví dụ) Tiền bảo hiểm xã hội (Bảo hiểm hưu trí phúc lợi, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp v.v.) Thuế thu nhập Thuế cư trú (từ năm thứ hai ở Nhật) Nhiều người nước ngoài có tư cách Kỹ năng đặc định, thực tập sinh kỹ năng sẽ bị trừ thêm một số khoản tiền như “tiền ký túc xá”, “tiền điện – nước – ga” v.v. Theo như dữ liệu KOKORO đã thu thập được từ vài chục thực tập sinh kỹ năng, “tiền nhận được” hàng tháng của họ sau khi trừ đi các khoản như tiền ký túc xá này là từ 100.000 đến 150.000 yên, nhiều người sau 3 năm đã gửi về Việt Nam 2.000.000 đến 3.000.000 yên. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Thực tập sinh thực sự tiết kiệm được bao nhiêu tiền? Mức lương tiêu chuẩn của tư cách Thực tập kỹ năng ・ Phần lớn mức lương của thực tập sinh kỹ năng chỉ bằng hoặc cao hơn “mức lương tối thiểu” một chút. Mức lương tối thiểu là mức lương theo giờ thấp nhất tuỳ theo từng tỉnh, thành phố. Ngoài ra, có một mức lương tối thiểu áp dụng cho một số ngành đặc thù. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Mức lương tối thiểu tại các tỉnh, thành phố Mức lương tiêu chuẩn của tư cách Kỹ năng đặc định, Kỹ nhân quốc v.v. ・ Người nước ngoài có tư cách Kỹ năng đặc định hay tư cách Kỹ thuật – Tri thức nhân văn – Nghiệp vụ quốc tế sẽ nhận được mức lương bằng hoặc cao hơn mức lương của người Nhật làm cùng công ty (làm cùng một lĩnh vực). ・ Mức lương này không thể thấp hơn người Nhật vì những lý do như năng lực tiếng Nhật kém v.v. Mức lương tăng thêm Khi làm thêm giờ v.v., người lao động sẽ được trả “Mức lương tăng thêm” cao hơn mức lương thông thường. Mức lương tăng thêm như sau. ・ Trợ cấp làm thêm giờ (tiền làm thêm giờ): Nếu làm việc trên 8 tiếng một ngày, trên 40 tiếng 1 tuần thì mức lương được tính đối với “lao động ngoài giờ” là gấp 1,25 lần so với mức lương thông thường. ・ Phụ cấp làm đêm: Nếu làm việc từ 22:00 ~ 5:00 thì nhận mức lương gấp 1,25 lần so với mức lương thông thường. ・ Trợ cấp đi làm vào ngày nghỉ: Nếu làm vào ngày nghỉ thì nhận mức lương gấp 1,35 lần so với mức lương thông thường. Mức lương tăng thêm này được quy định trong Luật lao động tiêu chuẩn. Trước khi nhập cảnh, nếu bạn ký hợp đồng lao động với mức lương thấp hơn mức kể trên thì đó là vi phạm pháp luật và hợp đồng đó không có hiệu lực. Nghỉ phép (nghỉ có lương) Thương lượng với công ty, có được ngày nghỉ có lương! Sau khi bắt đầu làm việc được 6 tháng, người lao động có quyền nhận 10 ngày nghỉ phép (nghỉ có lương). Tính từ thời điểm đó, trong 1 năm tiếp theo, người lao động có thể dùng ngày nghỉ đó, nhưng nếu không dùng hết thì cũng chỉ được cộng dồn thêm 1 năm nữa. Ngoài ra, sau 1 năm rưỡi đi làm, người lao động có thể nhận được 11 ngày nghỉ phép mới. Số năm làm việc 0.5 1.5 2.5 3.5 4.5 Số ngày nghỉ phép (nghỉ có lương) 10 11 12 14 16 Về nguyên tắc, người lao động có thể chỉ định thời gian nghỉ phép (nghỉ có lương). Chỉ khi việc nghỉ phép gây ảnh hưởng đến công việc, công ty có thể đề xuất đổi ngày nghỉ sang ngày khác. Trong ngành nông nghiệp và một số ngành khác, công ty không được phép yêu cầu nhân viên làm việc theo hình thức “trời mưa nên đột ngột hôm đó trở thành ngày nghỉ phép (nghỉ có lương)”. Nếu không nhận được tiền làm thêm giờ, không được nghỉ phép (nghỉ có lương), bạn hãy liên lạc với Cục kiểm tra tiêu chuẩn lao động, Hiệp hội thực tập kỹ năng quốc tế (OTIT) v.v. để xin tư vấn nhé. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Các tổ chức tư vấn dành cho người Việt
-
Việc làm thêm của du học sinh và thuế
Khi làm thêm ở Nhật, du học sinh và người nước ngoài lưu trú tại Nhật theo diện sống cùng gia đình cũng sẽ phải đóng thuế thu nhập. Bài viết này sẽ giới thiệu khái quát về “Giấy phép hoạt động ngoài tư cách lưu trú” – cần có để đi làm thêm và thuế thu nhập. Việc làm thêm của du học sinh Nếu được Cục xuất nhập cảnh cấp phép hoạt động ngoài tư cách lưu trú, du học sinh có thể đi làm thêm. Vợ/ chồng của người có tư cách “Kỹ nhân quốc”, du học sinh v.v. nếu có tư cách lưu trú (visa) là “Sống cùng gia đình” và được cấp phép hoạt động ngoài tư cách lưu trú thì có thể đi làm thêm. Những hồ sơ cần thiết để xin cấp phép hoạt động ngoài tư cách lưu trú Mẫu đơn xin cấp phép hoạt động ngoài tư cách lưu trú (Nhận ở Cục xuất nhập cảnh hoặc tải từ trang dưới đây)Mẫu đơn Thẻ lưu trú Hộ chiếu Những người lần đầu tiên đến Nhật Bản có thể xin cấp phép hoạt động ngoài tư cách lưu trú khi nhập cảnh ở sân bay. Ngoài ra, sau khi nhập cảnh, khi xin gia hạn thời gian lưu trú thì cũng có thể xin cấp phép. Thời gian làm thêm của du học sinh Du học sinh được làm thêm dưới 28 tiếng 1 tuần (vào kì nghỉ xuân và kì nghỉ hè là 8 tiếng 1 ngày). Việc làm thêm quá số giờ quy định sẽ gây trở ngại đến việc học tập và việc gia hạn thời gian lưu trú nên bạn đừng làm quá số giờ quy định nhé. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Việc làm thêm và quy định của Cục xuất nhập cảnh Thuế thu nhập đối với tiền lương làm thêm Du học sinh khi làm thêm cũng sẽ bị tính “thuế thu nhập” tương ứng với mức thu nhập đó. Đây là khoản thuế nộp cho nhà nước và tự động bị trừ từ lương hàng tháng. Du học sinh không thể tham gia “Bảo hiểm hưu trí phúc lợi”, “Bảo hiểm y tế”, “Bảo hiểm thất nghiệp” nên các khoản phí này không bị trừ vào lương làm thêm. Thay vào đó, tự du học sinh phải tham gia “Bảo hiêm hưu trí quốc dân” và “Bảo hiểm y tế quốc dân”. Du học sinh có thể tham gia “Bảo hiểm tai nạn lao động” nên sẽ có trường hợp phí bảo hiểm được trừ vào lương. “Khoản thu nhập bị tính thuế” là số tiền nhận được sau khi trừ các khoản này, số thuế phải đóng là “khoản thu nhập bị tính thuế” nhân với thuế suất. Số tiền thuế khi đi làm thêm của du học là bao nhiêu? Thuế suất của thuế thu nhập đối với lương làm thêm của du học sinh sẽ thay đổi tuỳ theo số năm sống ở Nhật và khoản lương nhận được. Nếu ở Nhật dưới 1 năm Được coi là người “không thường trú”, thuế suất là 20,42%. Nếu ở Nhật trên 1 năm Được coi là người thường trú, thuế suất sẽ tương ứng với tiền thu nhập. Nếu du học sinh làm dưới 28 tiếng một tuần thì thuế thu nhập đối với tiền lương 1 tháng là khoảng vài nghìn yên. Miễn thuế cho du học sinh Trong bảng lương của du học sinh Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái v.v. thường không bị tính thuế thu nhập. Đó là vì Nhật Bản đã ký hiệp định về thuế với các nước nêu trên. Thế nhưng, giữa Nhật Bản và Việt Nam chưa có hiệp định này nên trên bảng lương của du học sinh Việt Nam có tính thuế thu nhập. Tổng kết ・ Nếu du học sinh được cấp phép hoạt động ngoài tư cách lưu trú thì có thể đi làm thêm. ・ Thuế suất đối với thuế thu nhập của du học sinh khi đi làm thêm trong năm đầu tiên sống ở Nhật là 20.42%, từ năm thứ hai trở đi thì áp dụng mức thuế giống với người Nhật. Nếu du học sinh làm thêm toàn bộ thời gian cho phép (28 tiếng 1 tuần) thì tiền thuế sẽ khoảng vài nghìn yên. ・ Du học sinh đến từ một số nước được miễn thuế thu nhập đối với lương làm thêm nhưng du học sinh Việt Nam vẫn phải đóng thuế thu nhập.
-
★ Thông tin cơ bản: Kỹ năng đặc định (Bài tổng hợp)
<Nội dung bài viết> 1. Chế độ Kỹ năng đặc định là gì? 2. Nội dung chế độ Kỹ năng đặc định 3. Cách lấy tư cách lưu trú Kỹ năng đặc định 4. Đặc điểm của tư cách lưu trú Kỹ năng đặc định 5. Tổng kết Trước đây, người nước ngoài có thể làm các công việc không đòi hỏi chuyên môn, kỹ thuật cao (hay còn gọi là lao động giản đơn) ở Nhật Bản chủ yếu thuộc 3 loại tư cách lưu trú dưới đây: ❶ “Người vĩnh trú" hay “Người kết hôn với người Nhật" v.v… (có thể làm bất kì loại công việc nào, có thể làm toàn thời gian) ❷ Người có tư cách lưu trú “Du học" và được cấp phép thực hiện hoạt động ngoài tư cách lưu trú. (Về nguyên tắc, mỗi tuần chỉ được làm không quá 28 giờ) ❸ Tư cách lưu trú “Thực tập kỹ năng" (83 ngành nghề/toàn thời gian) Ngoài các loại tư cách lưu trú nêu trên, từ năm 2019 đã có thêm một loại tư cách lưu trú mới gọi là “Kỹ năng đặc định". Tư cách lưu trú Kỹ năng đặc định có 2 loại: “Kỹ năng đòi hỏi phải có tri thức và kinh nghiệm ở mức độ nhất định (Kỹ năng đặc định số 1)” và “Kỹ năng đã thành thạo (Kỹ năng đặc định số 2)”. Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu những điểm chính trong chế độ Kỹ năng đặc định. 【Văn phòng luật Global HR Strategy・Luật sư Sugita Shohei】 1. Chế độ Kỹ năng đặc định là gì? Người nước ngoài có tư cách lưu trú kỹ năng đặc định ngành nông nghiệp (Tỉnh Miyazaki) Mục đích của chế độ Kỹ năng đặc định Năm 2019, “Luật quản lý xuất nhập cảnh và người tị nạn (Luật xuất nhập cảnh)” của Nhật Bản được sửa đổi, lập ra 2 tư cách lưu trú mới là “Kỹ năng đặc định số 1” và “Kỹ năng đặc định số 2”. Đây là chế độ chấp nhận lao động người nước ngoài có kỹ năng có thể làm việc trong các ngành sản xuất và dịch vụ đang thiếu nhân lực trầm trọng mà không cần phải qua huấn luyện, thực tập. Các ngành nghề có thể làm việc bằng tư cách Kỹ năng đặc định Số 1 Số 2 Hộ lý, điều dưỡng 〇 Vệ sinh toà nhà 〇 Gia công vật liệu 〇 Chế tạo máy móc sản xuất 〇 Điện, thông tin điện tử 〇 Xây dựng 〇 〇 Công nghiệp đóng tàu 〇 〇 Bảo dưỡng, sửa chữa ô tô 〇 Hàng không 〇 Khách sạn 〇 Nông nghiệp 〇 Ngư nghiệp 〇 Sản xuất thực phẩm, đồ uống 〇 Dịch vụ ăn uống 〇 Những ngành nghề nào đang thiếu nhân lực trầm trọng? Các ngành nghề có thể tiếp nhận lao động Kỹ năng đặc định số 1 (các ngành nghề đặc định) bao gồm 14 ngành nghề trong bảng trên đây. Trong các ngành này, có cả một số ngành mà thực tập sinh kỹ năng không được làm, ví dụ như “dịch vụ ăn uống". Chỉ có 2 ngành nghề được tiếp nhận lao động Kỹ năng đặc định số 2 là ngành xây dựng và công nghiệp đóng tàu. Vị thế của tư cách Kỹ năng đặc định Các bạn hãy xem sơ đồ trên. Ô “Ngành nghề mang tính chuyên môn, kỹ thuật” phía trên bên trái là để chỉ các loại tư cách lưu trú cụ thể như “Nhân lực chuyên môn cao (số 1, 2)” hoặc “Kỹ thuật・Tri thức nhân văn・Nghiệp vụ quốc tế”. Những người có tư cách lưu trú thuộc các loại này còn được gọi chung là “Nhân lực chất lượng cao". Ở Nhật, trước khi tư cách lưu trú Kỹ năng đặc định ra đời thì chỉ tiếp nhận nhân lực người nước ngoài thuộc “Ngành nghề mang tính chuyên môn, kỹ thuật”. Trong khi đó, “Thực tập kỹ năng" được xem như chế độ vừa làm việc vừa học kỹ năng nên không được tính là tiếp nhận lao động nước ngoài đến Nhật Bản. “Kỹ năng đặc định số 1” là tư cách lưu trú được lập ra với vị thế nằm ở giữa “Ngành nghề mang tính chuyên môn, kỹ thuật" và “Thực tập kỹ năng". “Kỹ năng đặc định số 2” là tư cách tư cách lưu trú có tiêu chuẩn kỹ năng ngang bằng với “Ngành nghề mang tính chuyên môn, kỹ thuật", làm việc tại địa điểm sản xuất và cung ứng dịch vụ. 2. Nội dung chế độ Kỹ năng đặc định Các bên tham gia vào chế độ Kỹ năng đặc định Tham gia vào chế độ Kỹ năng đặc định gồm có 3 đối tượng chủ yếu sau: Lao động kỹ năng đặc định người nước ngoài Công ty tiếp nhận (Đơn vị sử dụng lao động Kỹ năng đặc định) Đơn vị đăng ký hỗ trợ Chúng tôi sẽ tập trung giới thiệu nhiệm vụ của các bên tham gia đối với trường hợp “Kỹ năng đặc định số 1”. Đối với chế độ Kỹ năng đặc định, có thể chỉ cần ký hợp đồng hai bên giữa lao động kỹ năng đặc định người nước ngoài và công ty tiếp nhận. Ví dụ, thực tập sinh kỹ năng khi muốn tiếp tục làm việc tại công ty tiếp nhận với tư cách Kỹ năng đặc định số 1 thì việc ký kết hợp đồng giữa hai bên là rất đơn giản. Hỗ trợ lao động kỹ năng đặc định số 1 người nước ngoài Tuy nhiên, trường hợp công ty tiếp nhận và lao động kỹ năng đặc định người nước ngoài chỉ ký hợp đồng hai bên thì công ty vẫn phải thực hiện phần trách nhiệm gọi là “Hỗ trợ lao động kỹ năng đặc định số 1 người nước ngoài”. ■ Nội dung công việc hỗ trợ lao động kỹ năng đặc định số 1 người nước ngoài ① Hướng dẫn trước về cuộc sống ② Đón tại sân bay khi mới sang, đưa ra sân bay khi về nước ③ Hỗ trợ việc đảm bảo chỗ ở (bao gồm cả việc bảo lãnh thuê nhà) ④ Định hướng cuộc sống trong thời gian ở Nhật (Bao gồm cả việc hỗ trợ mở tài khoản ngân hàng và ký kết hợp đồng sử dụng điện thoại di động) ⑤ Hỗ trợ việc học tiếng Nhật để phục vụ cho đời sống ⑥ Giải quyết các vấn đề mà người lao động cần trao đổi hoặc phàn nàn ⑦ Cung cấp thông tin và hỗ trợ thực hiện các thủ tục hành chính (đi cùng) ⑧ Tạo cơ hội giao lưu với người Nhật ⑨ Dù không có trách nhiệm với người lao động nhưng vẫn phải hỗ trợ người lao động chuyển việc trong trường hợp cho thôi việc Công ty tiếp nhận phải lập kế hoạch thực hiện các công việc hỗ trợ nói trên và thực thi theo kế hoạch. Các mục được khoanh hoặc đánh dấu màu cam trong hình vẽ và bảng trên phải được thực hiện bằng ngôn ngữ mà lao động người nước ngoài đó hiểu được. Trong trường hợp công ty tiếp nhận không tự thực hiện được các nội dung hỗ trợ này thì cần phải uỷ thác cho đơn vị đăng ký hỗ trợ. Công ty phái cử Những người đang du học, thực tập kỹ năng hoặc đang làm việc ở Nhật Bản muốn chuyển sang tư cách lưu trú Kỹ năng đặc định thì có thể tìm việc ngay tại Nhật. Tuy nhiên, người đang ở Việt Nam muốn sang Nhật và làm việc với tư cách lưu trú Kỹ năng đặc định thì phải tìm đơn vị tiếp nhận thông qua công ty phái cử ở Việt Nam. Vì vậy, cũng giống như khi đi thực tập kỹ năng, việc tìm kiếm và lựa chọn công ty phái cử là rất quan trọng. Về cách tìm kiếm công ty phái cử, các bạn có thể tham khảo đường link dưới đây. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Cách lựa chọn công ty phái cử *Nội dung trong trang này có sử dụng biểu tượng do APACHE LICENSE2.0 cung cấp 3. Cách lấy tư cách lưu trú Kỹ năng đặc định Đề bài từng ra trong Kỳ thi kỹ năng ngành khách sạn 2 con đường để trở thành lao động Kỹ năng đặc định người nước ngoài Có 2 con đường để lấy được tư cách lưu trú Kỹ năng đặc định số 1 như sau: ① Con đường thi cử: Chứng minh năng lực bằng kỳ thi tiếng Nhật và kiểm tra kỹ năng ② Con đường thực tập kỹ năng: Hoàn thành tốt quá trình thực tập kỹ năng số 2 (thực tập kỹ năng số 1 và số 2, tổng thời gian là 3 năm) Con đường thi cử ・Thi tiếng Nhật: Đỗ kỳ thi năng lực tiếng Nhật (JLPT) từ trình độ N4 trở lên, hoặc đỗ kỳ thi JFT-Basic do Quỹ Giao lưu Quốc tế Nhật Bản tổ chức ※ Đối với ngành hộ lý, ngoài điều kiện trên, phải đỗ kỳ thi kiểm tra năng lực tiếng Nhật ngành hộ lý. ※ JLPT mỗi năm tổ chức 2 lần, JFT-Basic mỗi năm tổ chức 6 lần. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Có thể dự thi JFT-Basic ở Nhật ・Kiểm tra kỹ năng (kỳ thi kỹ năng): Đỗ kỳ thi viết của ngành tương ứng Nếu thi đỗ kỳ thi tiếng Nhật và kỳ thi kỹ năng như trên thì dù chưa từng đến Nhật Bản, bạn cũng có thể trở thành lao động Kỹ năng đặc định số 1. Ngoài ra, số người đang du học ở Nhật Bản hoặc đang làm việc với tư cách lưu trú khác đi thi với mục đích chuyển đổi sang tư cách lưu trú Kỹ năng đặc định đang gia tăng. Con đường thực tập kỹ năng Những ai đã thực tập kỹ năng từ 2 năm 10 tháng trở lên với “kết quả tốt” thì có thể chuyển sang tư cách lưu trú kỹ năng đặc định số 1 cùng ngành nghề đã thực tập mà không phải thi cử. Để xác nhận rằng mình đã thực tập kỹ năng với “kết quả tốt” thì điều quan trọng là trong năm thực tập thứ 3, các bạn cần đỗ kỳ thi kiểm tra kỹ năng cấp 3 và kỳ thi đánh giá kết quả thực tập kỹ năng (cấp chuyên môn). Ngoài ra, nếu muốn làm việc theo tư cách lưu trú Kỹ năng đặc định trong công việc khác với ngành đã thực tập thì chỉ cần đỗ kỳ thi kỹ năng của ngành đó. Trường hợp này, nếu đã hoàn thành quá trình 3 năm thực tập kỹ năng với kết quả tốt thì cũng sẽ được miễn thi năng lực tiếng Nhật. Để chuyển lên tư cách lưu trú Kỹ năng đặc định số 2 Kỹ năng đặc định số 2 là tư cách lưu trú để làm “công việc đòi hỏi kỹ năng đã thành thạo” nên phải đỗ kỳ thi kiểm tra kỹ năng cấp 1 hoặc kỳ thi cấp độ tương đương với nội dung rất khó. Có thể nói là để lên được tư cách lưu trú kỹ năng đặc định số 2 thì cần phải nỗ lực rất nhiều. 4. Đặc điểm của tư cách lưu trú Kỹ năng đặc định Thời hạn lưu trú của tư cách Kỹ năng đặc định ・Kỹ năng đặc định số 1: Tổng thời gian lưu trú tối đa là 5 năm (gia hạn 1 năm, 6 tháng hoặc 4 tháng một lần) ・Kỹ năng đặc định số 2: Có thể gia hạn tư cách lưu trú nhiều lần (gia hạn 3 năm, 1 năm hoặc 6 tháng một lần). Điểm khác biệt so với các tư cách lưu trú khác ・Khác biệt so với tư cách lưu trú thực tập kỹ năng: ① Có thể chuyển việc sang công ty khác ở Nhật Bản ② Nhận được mức đãi ngộ tương đương với người Nhật ・Khác biệt so với tư cách lưu trú “Kỹ thuật・Tri thức nhân văn・Nghiệp vụ quốc tế”: Dù trình độ học vấn thế nào đi nữa vẫn có thể lấy được tư cách lưu trú Điểm khác nhau giữa tư cách lưu trú kỹ năng đặc định số 1 và số 2 (có thể đưa gia đình sang Nhật sống cùng) ・Người có tư cách lưu trú Kỹ năng đặc định số 2 có thể đưa gia đình sang Nhật sống cùng còn Kỹ năng đặc định số 1 thì không. Về tư cách “vĩnh trú” Có lẽ là trong thời gian sống ở Nhật Bản, có nhiều người muốn lấy tư cách lưu trú “người vĩnh trú”. Để lấy được tư cách “người vĩnh trú”, về nguyên tắc, phải sống tại Nhật Bản trong 10 năm liên tục trở lên. Ngoài ra, trong 10 năm đó, phải cư trú trong 5 năm liên tục trở lên với tư cách lao động hoặc tư cách cư trú (ví dụ như kết hôn với người Nhật v.v...) Trường hợp này, “thực tập kỹ năng” và “kỹ năng đặc định số 1” không được coi là “tư cách lao động”, nhưng “kỹ năng đặc định số 2” lại được tính. Nghĩa là nếu bạn ở Nhật liên tục trong 10 năm trở lên, trong đó có 5 năm trở lên theo dạng Kỹ năng đặc định số 2 thì có thể chuyển sang tư cách “vĩnh trú”. 5.Tổng kết Chúng tôi xin tổng kết lại những điểm chính của chế độ Kỹ năng đặc định như sau: Tư cách lưu trú Kỹ năng đặc định có vị thế ở giữa tư cách Ngành nghề mang tính chuyên môn, kỹ thuật và Thực tập kỹ năng Có 14 ngành nghề có thể xin được tư cách lưu trú Kỹ năng đặc định số 1 Có thể ký hợp đồng với công ty tiếp nhận mà không thông qua đơn vị đăng ký hỗ trợ Có hai con đường để trở thành người nước ngoài có kỹ năng đặc định (thực tập kỹ năng và thi cử) Có mức lương ngang với người Nhật và có thể chuyển việc (khác với tư cách lưu trú thực tập kỹ năng) Không có yêu cầu về học vấn (khác với tư cách lưu trú Kỹ thuật・Tri thức nhân văn・Nghiệp vụ quốc tế) Chế độ Kỹ năng đặc định vừa mới được lập ra, thủ tục còn phức tạp. Tuy nhiên, đây là cơ hội mới để có thể làm việc tại Nhật Bản. Các bạn hãy hiểu rõ chế độ này và xem xét kĩ lưỡng xem chế độ này có phù hợp với cách làm việc và con đường sự nghiệp mà bạn mong muốn hay không, nếu có phù hợp thì hãy tận dụng cơ hội nhé.
-
★ Thông tin cơ bản: Tư cách “Kỹ thuật – Tri thức nhân văn – Nghiệp vụ quốc tế” (Bài tổng hợp)
[iconpress id="local_1009" title="bulb" style="color:#525252; font-size:30px;" ] 【Điểm chính của tư cách “Kỹ thuật – Tri thức nhân văn – Nghiệp vụ quốc tế”】 Đối tượng nghiệp vụ = các công việc đỏi hỏi trình độ chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ liên quan đến quốc tế (= Không chấp nhận các công việc lao động đơn giản) Điều kiện cần = Tốt nghiệp đại học, cao đẳng hoặc trường chuyên môn tại Nhật hoặc có kinh nghiệm về một nghiệp vụ nhất định Tiêu chuẩn về lương = Mức lương bằng hoặc cao hơn lương của người Nhật trong lĩnh vực tương tự Có thể dẫn gia đình theo Có thể chuyển việc Có thể xin “Vĩnh trú” nếu đủ điều kiện “tổng thời gian làm việc ở Nhật hơn 5 năm” <Nội dung bài viết> 1. Đặc trưng của tư cách “Kỹ thuật – Tri thức nhân văn – Nghiệp vụ quốc tế” 2. Đối tượng nghiệp vụ của tư cách “Kỹ thuật – Tri thức nhân văn – Nghiệp vụ quốc tế” 3. Tính nhất quán trong chuyên ngành khi du học và ngành nghề làm việc 1. Đặc trưng của tư cách “Kỹ thuật – Tri thức nhân văn – Nghiệp vụ quốc tế” Một ví dụ về nơi làm việc của kỹ sư Khi làm việc ở Nhật Bản, người nước ngoài thường có tư cách điển hình là “Kỹ thuật – Tri thức nhân văn – Nghiệp vụ quốc tế”, thường được gọi là “Visa lao động”. Ngoài ra cũng được gọi tắt là “Kỹ – Nhân – Quốc”. Theo nguyên tắc, đây là tư cách lưu trú để thực hiện các công việc sử dụng chất xám nên phần lớn thường là “kỹ sư”, “phiên dịch”, “biên dịch” v.v. Điều kiện của tư cách “Kỹ thuật – Tri thức nhân văn – Nghiệp vụ quốc tế” Để có được tư cách lưu trú này, bạn cần tốt nghiệp đại học, cao đẳng hay các trường chuyên môn trở lên ở Nhật hoặc có kinh nghiệm về một nghiệp vụ nhất định. 1 Yêu cầu về trình độ học vấn ・Tốt nghiệp đại học hoặc cao đẳng (tốt nghiệp đại học tại Nhật Bản hoặc tại nước ngoài đều được) ・Tốt nghiệp trường chuyên môn ở Nhật ※Tuy nhiên, khi xét duyệt hồ sơ thay đổi tư cách lưu trú, việc chuyên cần trong thời gian đi học cũng như thời gian làm thêm (có làm thêm quá số giờ quy định theo luật hay không) v.v. là những mục bị kiểm tra kĩ. 2 Yêu cầu về kinh nghiệm thực tế ・Dù không đạt yêu cầu về trình độ học vấn như trên, nếu có kinh nghiệm thực tế trên 10 năm (bao gồm cả thời gian học kiến thức liên quan đến công việc ở trường THPT, trường chuyên môn, đại học) thì có thể lấy tư cách lưu trú “Kỹ thuật – Tri thức nhân văn – Nghiệp vụ quốc tế”. ・Về các ngành “biên dịch”, “phiên dịch”, “dạy ngoại ngữ”, “quảng cáo”, “truyền thông hoặc giao dịch nước ngoài”, “thiết kế thời trang hoặc nội thất”, “phát triển sản phẩm” v.v. thì chỉ cần kinh nghiệm làm việc trên 3 năm. Hình thức tuyển dụng, dẫn theo gia đình, chuyển việc v.v. ① Hình thức tuyển dụng ・Làm toàn thời gian, thời hạn hợp đồng ít nhất là 1 năm. Có nhiều hình thức tuyển dụng như nhân viên chính thức, nhân viên hợp đồng, nhân viên trả lương theo giờ (1 tuần làm trên 30 tiếng) v.v. ② Tiêu chuẩn về lương ・Mức lương bằng hoặc cao hơn lương của người Nhật trong lĩnh vực tương tự. ③ Dẫn theo gia đình ・Có thể dẫn theo gia đình sang Nhật. ④ Chuyển việc ・Có thể chuyển việc. ⑤ Điều kiện xin “Vĩnh trú” ・Để có được tư cách lưu trú “Vĩnh trú” thì bạn phải có tư cách lưu trú được tính số giờ làm việc và điều kiện cần là “ở Nhật liên tục và làm việc trên 5 năm”. Số thời gian đã làm trong thời gian thực tập kỹ năng và kỹ năng đặc định số 1 không được tính vào số năm làm việc liên tục để xin vĩnh trú nhưng tư cách Kỹ - Nhân – Quốc và kỹ năng đặc định số 2 được tính nếu làm việc trên 5 năm. Ngoài ra, cũng có các điều kiện cần khác như “ở Nhật liên tục trên 10 năm”, “hành vi, lối sống tốt đẹp” v.v. 2. Đối tượng nghiệp vụ của tư cách “Kỹ thuật – Tri thức nhân văn – Nghiệp vụ quốc tế” Đối tượng nghiệp vụ ① Kỹ thuật ・Công việc có sử dụng ngoại ngữ hay không đều được ・Công việc sử dụng kiến thức hoặc kỹ thuật về khoa học tự nhiên đã được học ở đại học, trường chuyên môn v.v. (ngành tự nhiên) ・Ví dụ cụ thể = kỹ sư IT (lập trình viên, kỹ sư hệ thống), nhân viên thiết kế WEB, nhân viên phát triển nghiên cứu – thiết kế, quản đốc nhà máy, quản lý sản xuất trong nhà máy (không làm việc chân tay). ② Tri thức nhân văn ・Công việc có sử dụng ngoại ngữ hay không đều được ・Công việc sử dụng kiến thức về ngành khoa học xã hội như luật, kinh tế v.v. đã được học ở trường đại học, trường chuyên môn v.v. (ngành xã hội) ・Ví dụ cụ thể = Kế toán, nhân viên pháp luật, kinh doanh, tài chính, nhân sự, tổng vụ, kế hoạch, ngoại thương ③ Nghiệp vụ quốc tế ・Công việc sử dụng ngoại ngữ hàng ngày, công việc đòi hỏi sự tư duy và nhạy bén về văn hóa nước ngoài. ・Ví dụ cụ thể = nghiệp vụ ngoại thương, liên hệ với các doanh nghiệp có chi nhánh ở nước ngoài, các công ty đối tác; làm việc tại các cửa hàng miễn thuế có nhiều khách nước ngoài, các cửa hàng kinh doanh nhỏ như hiệu thuốc (drug store) (trừ các nhà hàng và cửa hàng tiện lợi); quản lý thực tập sinh kỹ năng, lưu học sinh người nước ngoài – phụ trách phiên dịch; làm việc tại khách sạn (chỉ bao gồm công việc lễ tân hoặc liên lạc với các công ty du lịch nước ngoài); làm việc tại công ty du lịch, công ty bất động sản dành cho người nước ngoài, công ty biên-phiên dịch. ④ Nghiệp vụ liên quan đến Cool Japan (Anime hoặc lĩnh vực thời trang, thiết kế) ・Công việc dành cho những người đã tốt nghiệp khóa học về anime, thời trang, thiết kế tại đại học, trường chuyên môn ở Nhật và có kiến thức về lĩnh vực này (sản xuất anime, thiết kế nhân vật trò chơi v.v., thiết kế thời trang v.v. Nghiệp vụ không được làm ① Giới hạn trong các công việc đòi hỏi kỹ thuật, tri thức, tính nhạy bén ・Về nguyên tắc, tư cách “Kỹ thuật – Tri thức nhân văn – Nghiệp vụ quốc tế” là tư cách để làm các công việc sử dụng chất xám. Dù làm việc trong các nhà máy thì cũng phải làm các công việc liên quan đến kiến thức kỹ thuật chuyên môn, không được làm các công việc chân tay thuần túy. “Nghiệp vụ quốc tế” để chỉ những công việc sử dụng tính nhạy bén, văn hóa của nước ngoài. Với các công việc không sử dụng kiến thức hoặc tính nhạy bén như thế thì không được làm với tư cách lưu trú này. ② Nghiệp vụ không được làm ・Ví dụ về những công việc không được chấp nhận = nhân viên phục vụ bàn trong các nhà hàng, phụ bếp, nhân viên bán hàng ở cửa hàng tiện lợi, công nhân công trường, bảo vệ, công nhân nhà máy, công nhân chế biến nông lâm thủy sản, nhân viên dọn dẹp, thay ga trải giường, làm tóc, mát xa trong khách sạn. 3. Tính nhất quán trong chuyên ngành khi du học và ngành nghề làm việc Sau khi tốt nghiệp đại học, trường chuyên môn rồi đi làm ở Nhật thì phần lớn lưu học sinh nhận được tư cách “Kỹ thuật – Tri thức nhân văn – Nghiệp vụ quốc tế” nhưng trên thực tế tùy thuộc vào loại hình cơ sở giáo dục và chuyên ngành theo học, có trường hợp dễ dàng chuyển đổi sang tư cách lưu trú này, có trường hợp thì không. Nếu bạn không biết điều này mà đi du học thì có thể bạn sẽ không được làm công việc mình mong muốn tại Nhật nên bạn hãy chú ý nhé ! Nơi làm việc bị giới hạn do cách chọn trường và chuyên ngành học Sau khi kết thúc thời gian du học, nếu bạn muốn đi làm với tư cách “Kỹ thuật – Tri thức nhân văn – Nghiệp vụ quốc tế” thì bạn có thể xin những công việc phù hợp với những “kỹ thuật”, “tri thức nhân văn” mà bạn đã học được ở trường đại học, trường chuyên môn v.v. ① Trường hợp tốt nghiệp đại học Công việc có phù hợp với chuyên ngành của bạn hay không được đánh giá như sau: nếu bạn tốt nghiệp trường đại học thì khả năng phù hợp cao, còn nếu là trường chuyên môn thì khả năng phù hợp thấp. Ví dụ, dù bạn tốt nghiệp ở bất kì khoa nào của đại học như khoa văn học, khoa luật, khoa kinh tế v.v. thì các nhóm công việc có thể làm với tư cách “Kỹ thuật – Tri thức nhân văn – Nghiệp vụ quốc tế” cũng không có sự thay đổi. Và trong trường hợp này, “đại học” ở đây không chỉ nói riêng đại học ở Nhật, nếu bạn tốt nghiệp đại học ở Việt Nam thì cũng được xét như tốt nghiệp đại học ở Nhật. ② Trường hợp tốt nghiệp trường chuyên môn Mặt khác, nếu bạn tốt nghiệp trường chuyên môn, khi xin tư cách “Kỹ thuật – Tri thức nhân văn – Nghiệp vụ quốc tế”, bạn sẽ bị xét duyệt kỹ hơn về mối tương quan giữa chuyên ngành ở trường chuyên môn và nội dung công việc sắp làm. Thực tế, có rất nhiều trường hợp đã nhận được quyết định tuyển dụng tại Nhật nhưng không thể xin được tư cách lưu trú do không được công nhận mối tương quan giữa chuyên ngành của trường chuyên môn và ngành nghề làm việc. Khi bạn học lên một trường chuyên môn ở Nhật, bạn phải suy nghĩ về công việc tương lai của mình và đưa ra lựa chọn thật thận trọng. Với những trường chuyên môn tốt, họ sẽ tư vấn cho bạn cách lựa chọn khóa học trước khi nhập học, bạn nên trao đổi với trường nhé! ※Những người Việt làm việc ở Nhật với tư cách “Kỹ thuật – Tri thức nhân văn – Nghiệp vụ quốc tế” không phải chỉ có những người đã tìm việc tại Nhật. Các anh chị tiền bối đã trải qua rất nhiều con đường khác nhau để có được tư cách này. Chúng ta hãy cùng xem các ví dụ thực tế ở bài tiếp theo.
Xếp hạng bài viết phổ biến
-
Lớp học tiếng Nhật online miễn phí 17066 views
-
Không được ăn ốc bắt ở ruộng lúa 15539 views
-
“Đúng giờ” ở Nhật là như thế nào? 13030 views
Platinum Sponsor
Bronze Sponsors
- Global HR Strategy
- Trường Nhật Ngữ EHLE
Đơn vị hỗ trợ
- Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam
- Trung tâm Giao lưu Văn hoá Nhật Bản tại Việt Nam
- Văn phòng JNTO Hà Nội
- Liên đoàn kinh tế vùng Kansai
- Hội Việt Nam (JAVN)
- Hội hỗ trợ Tomoiki Việt Nhật
- Hiệp hội phát triển giao lưu nguồn nhân lực quốc tế
Đơn vị hợp tác
Tổ chức hỗ trợ du học sinh
Nhật Bản (JASSO)
Mạng lưới luật sư cho lao động người nước ngoài