Cuộc sống - Visa
★ Thông tin cơ bản: Bảo hiểm y tế và hưu trí
Người nước ngoài sống ở Nhật phải tham gia bảo hiểm y tế (bảo hiểm sức khoẻ) và bảo hiểm hưu trí. Khi bị bệnh, bạn chỉ cần đưa cho bệnh viện, phòng khám xem thẻ bảo hiểm y tế, mức chi phí bạn thường phải trả sẽ chỉ còn 30% tổng các chi phí. Ngoài ra, sau khi bạn về nước, bạn sẽ được hoàn trả khá nhiều tiền bảo hiểm hưu trí đã đóng. Bài viết này sẽ giới thiệu kỹ về bảo hiểm y tế và hưu trí v.v.
〈Nội dung bài viết〉
Về bảo hiểm xã hội của Nhật
Bảo hiểm xã hội của Nhật bao gồm các loại sau.
・ Bảo hiểm y tế (Bảo hiểm sức khoẻ)
・ Bảo hiểm hưu trí
・ Bảo hiểm tai nạn lao động
・ Bảo hiểm thất nghiệp
・ Bảo hiểm tuổi già
Bảo hiểm y tế (Bảo hiểm sức khoẻ)
Bảo hiểm y tế công chủ yếu bao gồm “Bảo hiểm y tế” và “Bảo hiểm y tế quốc dân”. Nói chung, những người đi làm trong các công ty thì mua bảo hiểm y tế, những người khác thì mua bảo hiểm y tế quốc dân. Tất cả mọi người phải tham gia bất kể quốc tịch, tuổi tác.
・ Bảo hiểm y tế: người có tư cách “Kỹ nhân quốc”, người nước ngoài có tư cách Kỹ năng đặc định và gia đình của họ, thực tập sinh kỹ năng v.v. Công ty và người lao động mỗi bên chịu một nửa tiền bảo hiểm.
・ Bảo hiểm y tế quốc dân: Du học sinh và gia đình của họ v.v.
Giảm gánh nặng về các chi phí y tế
・ Nếu bạn đưa cho bệnh viện, phòng khám xem “thẻ bảo hiểm y tế”, bạn thường chỉ phải chi trả 30% tổng tất cả các chi phí.
・ Cũng có các chi phí không nằm trong bảo hiểm.
Cách tham gia bảo hiểm y tế quốc dân
Đối với “Bảo hiểm y tế”, công ty sẽ giúp bạn làm thủ tục tham gia bảo hiểm và tiền bảo hiểm cũng do công ty trừ vào tiền lương hàng tháng. Tuy nhiên, đối với “Bảo hiểm y tế quốc dân”, bạn phải tự mình tham gia và tự mình đóng tiền bảo hiểm.
- Làm thủ tục tham gia bảo hiểm tại toà thị chính của địa phương ở nơi bạn sống
- Cần có thẻ lưu trú hoặc hộ chiếu
- Những người sống chung trong gia đình cũng sẽ tham gia bảo hiểm
- Nếu thay đổi địa chỉ nhà, xin làm thẻ bảo hiểm mới ở toà thị chính của nơi ở mới, nhận thẻ bảo hiểm mới
Chế độ hưu trí
Chế độ hưu trí công gồm có “Kosei nenkin hoken – Bảo hiểm hưu trí phúc lợi” và “Kokumin nenkin – Bảo hiểm hưu trí quốc dân”. Người nước ngoài đã đăng ký cư trú cũng có nghĩa vụ tham gia bảo hiểm. Phần lớn người đi làm trong các công ty sẽ tham gia bảo hiểm hưu trí phúc lợi, những người còn lại sẽ tham gia bảo hiểm hưu trí quốc dân.
・ Kosei nenkin hoken – Bảo hiểm hưu trí phúc lợi: Đối tượng là người đi làm tại các công ty: người có tư cách “Kỹ nhân quốc” và Kỹ năng đặc định cùng gia đình của họ, thực tập sinh kỹ năng v.v. Công ty và người lao động mỗi bên chịu một nửa phí bảo hiểm, khoản tiền này sẽ được ghi trên bảng lương hàng tháng của người đó.
・ Kokumin nenkin – Bảo hiểm hưu trí quốc dân: Du học sinh và gia đình của họ (từ 20 đến 59 tuổi)
Khi nào nhận được lương hưu?
・ Lương hưu tuổi già: Người đóng bảo hiểm từ 10 năm trở lên, nếu trên 65 tuổi sẽ được nhận lương hưu hàng tháng. Mức lương hưu thay đổi tuỳ theo mức phí bảo hiểm đã đóng.
・ Lương hưu tàn tật: Được chi trả khi bị tàn tật do bị bệnh, bị thương.
・ Lương hưu tử tuất: Nếu người đóng bảo hiểm mất, bảo hiểm được chi trả cho vợ/chồng hoặc con của người đó.
Để tham gia Bảo hiểm hưu trí quốc dân
Công ty sẽ làm thủ tục tham gia “Bảo hiểm hưu trí phúc lợi” nhưng du học sinh phải tự đăng ký tham gia “Bảo hiểm hưu trí quốc dân” và tự trả phí bảo hiểm. Phí bảo hiểm hưu trí quốc dân trong năm 2021 là 16.610 yên mỗi tháng.
・ Người trên 20 tuổi nhập cảnh vào Nhật Bản → Sau khi đăng ký địa chỉ nhà, làm thủ tục tham gia bảo hiểm ở chính toà thị chính hoặc làm ở văn phòng bảo hiểm hưu trí.
・ Người dưới 19 tuổi nhập cảnh vào Nhật Bản → Trong vòng hai tuần sau khi sinh nhật lần thứ 20, sẽ có “Thông báo tham gia hưu trí quốc dân” hoặc giấy nộp tiền bảo hiểm hưu trí được gửi tới nhà. Bạn có thể cầm giấy đấy đi nộp tiền, song nếu là du học sinh, bạn sẽ nhận được thêm giấy xin miễn nộp tiền do thuộc đối tượng đặc biệt, chế độ đó là “Gakusei nofu tokurei”.
・ Nếu đã 20 tuổi được khoảng 2 tuần mà không nhận được giấy tờ gì, bạn cần làm thủ tục tại toà thị chính của địa phương hoặc văn phòng bảo hiểm hưu trí.
Chế độ bảo hiểm hưu chí quốc dân (Tiếng Việt)
Hướng dẫn tham gia bảo hiểm hưu trí quốc dân (Tiếng Việt)
Văn phòng bảo hiểm hưu trí tại các địa phương
Chế độ đóng bảo hiểm hưu trí đặc biệt dành cho học sinh – sinh viên
・ Cho đến khi tốt nghiệp, học sinh – sinh viên có thể không nộp tiền bảo hiểm hưu trí theo “Chế độ đóng bảo hiểm hưu trí đặc biệt dành cho học sinh – sinh viên” nhưng học sinh – sinh viên cần làm đơn đăng ký.
・ Sau khi được xét duyệt, học sinh – sinh viên sẽ được miễn chi trả khoản bảo hiểm này. Tuy nhiên, nếu không làm đơn đăng ký xin miễn đóng, nghĩa vụ phải đóng vẫn còn đó, trạng thái hiện tại đang là “đóng muộn” mà thôi.
・ Đối tượng được áp dụng chế độ này là học sinh trường tiếng Nhật tham gia khoá học từ 1 năm trở lên.
Giấy thông báo mã số bảo hiểm hưu trí cơ sở
Sau khi tham gia bảo hiểm hưu trí, người tham gia nhận được “Sổ tay hưu trí – Nenkin techo” và phiếu thu tiền bảo hiểm, song từ tháng 4 năm 2022, chế độ sổ tay hưu trí sẽ bị xoá bỏ, thay vào đó người tham gia bảo hiểm sẽ nhận được “Giấy thông báo mã số bảo hiểm hưu trí cơ sở – Kiso nenkin bango tsuchisho”.
Khi làm việc trong các công ty ở Nhật, bạn cần có Mã số bảo hiểm hưu trí cơ sở. Những bạn đang có sổ tay hưu trí có thể dùng tiếp sổ đó như một mã số bảo hiểm hưu trí cơ sở nên đừng vứt sổ đi nhé.
Tiền bảo hiểm sẽ được hoàn lại!
Sau khi về nước, bạn có thể nhận lại một phần tiền bảo hiểm đã đóng khi làm việc ở Nhật thông qua chế độ “Tiền trợ cấp lương hưu trọn gói – Dattai ichiji kin”.
Tiền trợ cấp lương hưu trọn gói (Tiếng Việt)|Cơ quan Bảo hiểm hưu trí Nhật Bản
Để nhận lại tiền bảo hiểm hưu trí
Bảo hiểm lao động
Bảo hiểm tai nạn lao động, bảo hiểm thất nghiệp v.v. được gọi chung là “Bảo hiểm lao động”. Dưới đây là thông tin về các bảo hiểm này.
Bảo hiểm tai nạn lao động
・ Đây là chế độ cấp tiền cho người lao động hoặc người thân của họ khi người lao động bị bệnh, bị thương, tàn tật, tử vong do các nguyên nhân vì công việc.
・ Tiền bảo hiểm do công ty chi trả toàn bộ.
・ Du học sinh cũng có thể tham gia bảo hiểm.
Bảo hiểm thất nghiệp
・ Chế độ nhận tiền trợ cấp thất nghiệp khi bị thất nghiệp. Nếu công ty đang làm, đang thực tập bị phá sản, người tham gia bảo hiểm sẽ được nhận tiền trợ cấp cho tới khi chuyển sang công ty mới.
・ Công ty và người lao động (nhân viên) sẽ cùng chi trả khoản bảo hiểm này (công ty thường trả nhiều hơn).
・ Du học sinh không được tham gia bảo hiểm.
Tổng kết
Bài viết này đã giới thiệu về các điểm quan trọng liên quan đến bảo hiểm y tế (bảo hiểm sức khoẻ) và bảo hiểm hưu trí. Có một số người chỉ tham gia bảo hiểm y tế mà không tham gia bảo hiểm hưu trí, khi đó sẽ có một số bất lợi như sau.
・ Khi xin được việc tại Nhật và tiến hành chuyển đổi tư cách lưu trú, gia hạn thời gian lưu trú thì có thể không được cấp phép.
・ Việc xin quyền vĩnh trú sẽ khó khăn hơn.
Đã có người trước khi xin quyền vĩnh trú thì trả tất cả các khoản tiền bảo hiểm hưu trí trước đó nhưng vẫn không được cấp phép. Việc đóng muộn tiền bảo hiểm hưu trí trong quá khứ sẽ là điểm bất lợi khi Cục xuất nhập cảnh xét duyệt hồ sơ.
Cũng có một số công ty trốn tránh trách nhiệm cho người lao động tham gia bảo hiểm hưu trí. Bạn hãy kiểm tra bảng lương của mình có bị trừ tiền bảo hiểm “hưu trí phúc lợi” hay không nhé.
Để biết thêm về bảo hiểm xã hội của Nhật, hãy tham khảo bài viết dưới đây!
“Sổ tay hướng dẫn về cư trú và lao động” dành cho người nước ngoài (Chương 7: Lương hưu – Phúc lợi)
Xếp hạng bài viết phổ biến
-
Lớp học tiếng Nhật online miễn phí 17075 views
-
Không được ăn ốc bắt ở ruộng lúa 15545 views
-
“Đúng giờ” ở Nhật là như thế nào? 13035 views
Platinum Sponsor
Bronze Sponsors
- Global HR Strategy
- Trường Nhật Ngữ EHLE
Đơn vị hỗ trợ
- Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam
- Trung tâm Giao lưu Văn hoá Nhật Bản tại Việt Nam
- Văn phòng JNTO Hà Nội
- Liên đoàn kinh tế vùng Kansai
- Hội Việt Nam (JAVN)
- Hội hỗ trợ Tomoiki Việt Nhật
- Hiệp hội phát triển giao lưu nguồn nhân lực quốc tế
Đơn vị hợp tác
Tổ chức hỗ trợ du học sinh
Nhật Bản (JASSO)
Mạng lưới luật sư cho lao động người nước ngoài
Bài viết mới
Bài viết liên quan
-
★ Thông tin cơ bản: Thuế và bảng lương ở Nhật
Không phân biệt quốc tịch, tuổi tác, tư cách lưu trú, tất cả những người làm việc tại Nhật đều phải đóng “thuế thu nhập” (shotokuzei) và “thuế cư trú” (thuế thị dân) (jyuminzei). Bài viết này sẽ giới thiệu về cách đọc bảng lương và 2 loại thuế kể trên. Thuế thu nhập Dù là người Nhật hay người nước ngoài, khi nhận được lương khi làm việc tại Nhật đều phải đóng “thuế thu nhập”. ・ Thuế thu nhập là khoản thuế nộp cho nhà nước. ・ Khoản thuế thu nhập này được tính dựa trên thuế suất. Thu nhập càng cao thì thuế suất càng cao. ・ Thuế thu nhập sẽ được trừ tự động vào lương hàng tháng, công ty sẽ thay nhân viên đóng thuế cho nhà nước. ・ Đóng thuế thu nhập là nghĩa vụ, không liên quan đến tư cách lưu trú. Du học sinh khi đi làm thêm cũng phải đóng. Cách đọc bảng lương Ảnh ở trên là bảng lương của một thực tập sinh kỹ năng. KOKORO sẽ giải thích về cách đọc bảng lương và thuế thu nhập dựa trên bảng lương đó. A Tổng tiền lương (So shikyu gaku) 211.802 yên Đây là toàn bộ khoản tiền mà công ty phải trả cho nhân viên vì họ đã làm việc cho công ty. Khoản này còn có cách gọi khác là "Shikyu gaku", "Kyuyo". B Tổng tiền bảo hiểm xã hội (Shakai hoken no gokei gaku" 34.319 yên Tổng của 3 khoản (phí bảo hiểm xã hội) dưới đây. ① Bảo hiểm y tế ② Bảo hiểm hưu trí ③ Bảo hiểm thất nghiệp C Số tiền chịu thuế cư trú 177.483 yên Khoản "A - B". D Thuế thu nhập 2.340 yên Khoản thuế thu nhập được tính theo thuế suất phụ thuộc vào khoản C. Phí “Bảo hiểm xã hội” sẽ do công ty và người lao động cùng trả. Về bảo hiểm xã hội, bạn hãy tham khảo thêm bài viết phía dưới nhé. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Bảo hiểm y tế và hưu trí Cách tính “E Khoản tiền đã được khấu trừ” A (Tổng tiền lương) + 211.802 yên B (Tổng phí bảo hiểm xã hội) – 34,319 yên D (Thuế thu nhập) -2,340 yên Nếu lấy A-B-D sẽ ra “Lương về tay” của người này. Nếu lấy khoản này trừ đi tiền nhà là 35.000 yên thì sẽ ra “Khoản tiền đã được khấu trừ” được chuyển vào tài khoản. Ở công ty này, “tiền nhà” bao gồm tiền ký túc xá, tiền điện – ga – nước. Công việc làm thêm của du học sinh và thuế Du học sinh không phải tham gia “Bảo hiểm hưu trí phúc lợi” và “Bảo hiểm y tế” nên hai khoản chi phí này sẽ không bị trừ vào lương làm thêm. Đổi lại, tự du học sinh tham gia “Kokuminnenkin – bảo hiểm hưu trí” và “Kokumin kenko hoken – bảo hiểm y tế quốc dân” – hai loại khác với người đi làm. Ngoài ra, du học sinh thường không thể tham gia “Bảo hiểm thất nghiệp” nên cũng không bị trừ khoản phí này. Thuế suất trong thuế thu nhập của du học sinh sẽ thay đổi theo số năm sống ở Nhật và mức thu nhập có được. Bạn hãy tham khảo thông tin chi tiết trong bài viết dưới đây. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Việc làm thêm của du học sinh và thuế * Trong bảng lương của du học sinh Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái v.v. thường không bị tính thuế thu nhập. Đó là vì Nhật Bản đã ký hiệp định về thuế với các nước nêu trên. Thế nhưng, giữa Nhật Bản và Việt Nam chưa có hiệp định này nên trên bảng lương của du học sinh Việt Nam có tính thuế thu nhập. Thuế cư trú (thuế thị dân) Thuế cư trú (thuế thị dân) là tên gọi gộp của 2 loại thuế “thuế địa phương” và “thuế tỉnh, thành phố”. Hai loại thuế này sẽ được gộp lại và trả cho địa phương (nơi đang ở - có phiếu dân cư) vào ngày 1 tháng 1. ・ Thuế thu nhập đóng cho nhà nước, thuế cư trú đóng cho nơi mình sống. ・ Thuế cư trú cũng được trừ từ lương, công ty sẽ thay người lao động nộp thuế cho địa phương. ・ Thuế cư trú được tính từ thu nhập của tháng 1 đến tháng 12 năm trước đó, từ tháng 6 năm đó cho tới tháng 5 năm tiếp theo, thuế sẽ được trừ vào lương hàng tháng. Vì vậy, đối với người nước ngoài bắt đầu làm việc ở Nhật, lương của năm đầu tiên chỉ bị trừ thuế, từ tháng 6 của năm thứ hai trở đi sẽ bị trừ thuế thu nhập và thuế cư trú. ・ Nếu không có gia đình ở Nhật và mức thu nhập của năm trước dưới 1.000.000 yên thì không cần phải đóng thuế cư trú. Thuế tiêu dùng Thuế tiêu dùng là khoản thuế bạn phải trả khi mua một sản phẩm hoặc nhận một dịch vụ (làm tóc, xem phim, v.v.) nào đó. Không giống như thuế thu nhập và thuế cư trú, nó không liên quan gì đến thu nhập. Thuế suất của thuế tiêu dùng là 10%, bạn sẽ trả luôn khi mua sản phẩm, thanh toán dịch vụ. Tuy nhiên, khi mua các loại thực phẩm và đồ uống (trừ các loại đồ uống có cồn), thuế suất là 8%. Đây gọi là “Keigen zeiritsu – 軽減税率” Nếu bạn mua đồ ăn thức uống tại cửa hàng bánh Hamburger, quán cà phê và ăn uống bên ngoài cửa hàng, mức thuế suất 8% sẽ được áp dụng, nhưng nếu bạn ăn uống trong cửa hàng, mức thuế suất sẽ là 10%. Để biết thêm về thuế của Nhật, hãy tham khảo bài viết dưới đây! [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] “Sổ tay hướng dẫn về cư trú và lao động” dành cho người nước ngoài (Chương 8: Thuế)
-
Vol. 9 Y tế
Làm thế nào để được hỗ trợ y tế tại Nhật Bản 1. Các loại cơ sở y tế 2. Tìm cơ sở y tế 3. Hỗ trợ ngôn ngữ 4. Bảo hiểm y tế 5. Các khoản phụ cấp 6. Thuốc Làm thế nào để được hỗ trợ y tế tại Nhật Bản Số người Việt Nam sinh sống tại Nhật Bản đã vượt trên con số 400.000 người nhưng trong đó có nhiều người chưa thể nói tiếng Nhật trôi chảy. Họ cảm thấy khó khăn khi đi bệnh viện vì không tự tin vào khả năng tiếng Nhật của mình, dù có thể đi thì cũng không khó truyền đạt được với bác sĩ về bệnh tình của mình, không hiểu rõ bác sĩ chẩn đoán bệnh của mình ra sao. Đặc biệt là các bạn lưu học sinh đang phải đối mặt với khó khăn này khi bị ốm. Các bạn thực tập sinh, kỹ sư v.v. nhận được sự hỗ trợ của cơ quan tiếp nhận, nghiệp đoàn v.v. nhưng các bạn lưu học sinh mới sang Nhật thì không có kết nối với cá nhân hay đoàn thể nào có thể hỗ trợ được. Nếu phải nhập viện khẩn cấp do đột ngột bị bệnh, bạn có thể nhận được sự hỗ trợ từ nhà trường, nhưng hình thức hỗ trợ có chút khác biệt. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ gửi đến các bạn những kiến thức cơ bản cần có khi người nước ngoài đi khám và chữa bệnh ở Nhật. 1.Các loại cơ sở y tế Ở Nhật Bản có rất nhiều cơ sở y tế, mỗi nơi lại có một chức năng riêng. Nếu bạn bị ốm hay bị thương nhẹ, hãy tới phòng khám gần nhà mình. Sau khi nhận được giấy chuyển viện, bạn có thể tới khám ở những bệnh viện lớn hơn. ① Phòng khám - Clinic → Điều trị bệnh tật và chấn thương thường gặp trong đời sống hàng ngày ② Bệnh viện vừa và nhỏ → Khi cần nhập viện, phẫu thuật v.v. ▽ Khi cần điều trị khẩn cấp ③ Bệnh viện lớn → Bệnh nhân cấp cứu do bệnh tình nặng ▽ Khi cần hỗ trợ y tế ở mức độ cao 【Bảo hiểm y tế】 Tại bệnh viện hay các phòng khám, bạn hãy xuất trình thẻ bảo hiểm y tế. Nếu bạn không xuất trình thẻ thì bạn sẽ phải tự chi trả toàn bộ số tiền khám chữa bệnh. 【Các khoa khám bệnh chính】 Các khoa khám bệnh được chia ra theo từng loại bệnh và tình hình vết thương. Riêng bệnh nha khoa thường được khám tại phòng khám là chính. Khoa Nội Nơi khám chữa các bệnh thuộc cơ quan tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn, tiết niệu, huyết học, nội tiết, thần kinh v.v. và điều trị chủ yếu bằng thuốc. Tại đây cũng khám và chữa các bệnh thông thường như cảm cúm v.v. Khoa Ngoại Nơi khám chữa các bệnh ung thư, tổn thương bên ngoài v.v. điều trị chủ yếu bằng cách phẫu thuật. Khoa Nhi Nơi khám chữa bệnh cho trẻ em. Khoa Ngoại chỉnh hình Nơi điều trị các bệnh có liên quan đến hệ vận động và hệ thần kinh có liên quan đến những cơ quan như xương, khớp, cơ, gân v.v. Khoa Mắt Nơi điều trị các bệnh về mắt. Nha khoa Nơi điều trị các bệnh về răng, chỉnh hình răng hàm mặt v.v. Khoa Sản Nơi khám chữa cho phụ nữ đang mang thai, sinh đẻ, trẻ sơ sinh v.v. Tìm cơ sở y tế Dưới đây là cách tìm cơ sở y tế. ① Tìm qua tạp chí do UBND nơi bạn sinh sống phát hành ② Tìm qua Internet thông tin của các cơ sở y tế được cung cấp trên trang chủ của các tỉnh thành ③ Hỏi trực tiếp UBND nơi bạn sinh sống hoặc các tổ chức giao lưu quốc tế v.v. Đường link tổng hợp các tổ chức tư vấn (toàn quốc) của UBND và những tổ chức giao lưu quốc tế ④ Trung tâm hỗ trợ an toàn sức khỏe Có hơn 380 “Trung tâm hỗ trợ an toàn sức khỏe” được đặt tại các tỉnh thành, phòng y tế của các thành phố, các khu vực đặc biệt. Tại đây, bạn sẽ được hướng dẫn và giới thiệu các cơ sở y tế. ⑤ Trung tâm thông tin y tế quốc tế AMDA ・ Tại đây bạn sẽ được giới thiệu cơ sở y tế có ngôn ngữ bạn dùng hoặc được hướng dẫn chế độ phúc lợi y tế bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau (Điện thoại 03-6233-9266). Trung tâm hỗ trợ bằng tiếng Việt vào 10:00~16:00 thứ tư (thứ 2 và thứ 4 của tháng). ・ Trung tâm cũng có hỗ trợ thông dịch qua điện thoại hoặc thông dịch qua ZOOM (Tư vấn 050-3405-0397). Trang chủ của Trung tâm thông tin y tế quốc tế AMDA ⑥ Sở du lịch Trang web “Khi bạn thấy không khỏe” ◎ Khi khẩn cấp, hãy gọi 119 Khi bạn đột ngột bị bệnh hay bị thương nặng do tai nạn, hãy gọi tới số 119 để gọi xe cứu thương ! Hỗ trợ ngôn ngữ Ngày càng có nhiều bệnh viện tại Nhật hỗ trợ ngôn ngữ dành cho người nước ngoài. Phần lớn các bệnh viện trực thuộc trường đại học, bệnh viện đa khoa triển khai dịch vụ thông dịch qua điện thoại. Trong trường hợp cần thiết, có bệnh viện có thể nhờ phiên dịch viên đến tận nơi mà bệnh nhân không cần phải trả khoản phí nào. Có điều số lượng phiên dịch viên tiếng Nhật trong lĩnh vực y tế vẫn chưa nhiều. Người ta cũng chỉ ra rằng chất lượng thông dịch qua điện thoại cũng chưa được cao. Thế nhưng, kể từ sau chương trình EPA (Hiệp định đối tác kinh tế) được kí kết giữa Việt Nam và Nhật Bản, rất nhiều y tá từ Việt Nam sang Nhật để tham gia tập huấn và thực hành. Trong bối cảnh đó, gần đây số bệnh viện có thông dịch viên, bác sĩ, y tá người Việt đã tăng lên. Nếu bạn đến những bệnh viện này, bạn sẽ được hỗ trợ tận tình bằng tiếng Việt. Chúng tôi sẽ giới thiệu các cơ sở y tế có thể hỗ trợ bằng tiếng Việt theo từng khu vực ở trang tiếp theo, các bạn hãy tham khảo nhé! Các cơ sở y tế có hỗ trợ tiếng Việt (Tokyo) Các cơ sở y tế có hỗ trợ tiếng Việt (Kanto) Các cơ sở y tế có hỗ trợ tiếng Việt (Kansai) Các cơ sở y tế có hỗ trợ tiếng Việt (Tokai) Các cơ sở y tế có hỗ trợ tiếng Việt (Bắc Kyushu) Các cơ sở y tế có hỗ trợ tiếng Việt (Nam Kyushu) Bảo hiểm y tế Những người sống ở Nhật Bản, không phân biệt quốc tịch, đều phải tham gia bảo hiểm y tế công. (1) Bảo hiểm y tế Người tham gia bảo hiểm sẽ trả 30% chi phí khám chữa bệnh Người làm công ăn lương và gia đình của họ sẽ tham gia bảo hiểm này. Nếu tham gia bảo hiểm này thì khi đi khám tại các phòng khám nha khoa, bệnh viện v.v. bạn chỉ cần chi trả 1 phần phí khám chữa bệnh. Theo nguyên tắc, bạn và người thân trong gia đình sẽ trả 30% tổng chi phí khám chữa bệnh (trẻ em dưới 6 tuổi hoặc người gia từ 70~74 tuổi là 20%), 70% sẽ do bảo hiểm chi trả. Tuy nhiên cũng có những dịch vụ y tế không nằm trong phạm vi được bảo hiểm. Phí bảo hiểm do công ty và người lao động cùng đóng, mỗi bên một nửa Tiền phí bảo hiểm hàng tháng sẽ do công ty và người lao động cùng đóng, mỗi bên chịu 50%. (2) Bảo hiểm y tế quốc dân Du học sinh cũng có nghĩa vụ tham gia bảo hiểm Những người có đăng kí địa chỉ thường trú, dưới 75 tuổi và không nằm trong đối tượng sử dụng bảo hiểm y tế theo công ty thì phải tham gia Bảo hiểm y tế quốc dân. Du học sinh người nước ngoài cũng có nghĩa vụ tham gia. Người tham gia bảo hiểm sẽ trả 30% chi phí khám chữa bệnh Theo nguyên tắc, người tham gia bảo hiểm sau khi khám chữa bệnh tại cơ sở y tế sẽ trả 30% tổng chi phí khám chữa, 70% sẽ do bảo hiểm chi trả. Tuy nhiên cũng có những dịch vụ y tế không nằm trong phạm vi được bảo hiểm. Cách thức tham gia Bạn sẽ làm thủ tục đăng kí tham gia tại UBND nơi bạn sinh sống. Khi đăng kí cần có thẻ lưu trú và hộ chiếu. Nếu bạn sống cùng gia đình, gia đình bạn cũng sẽ tham gia bảo hiểm. Bạn hãy xác nhận xem trên thẻ bảo hiểm có ghi tên của người trong gia đình mình hay không. Đăng kí thay đổi địa chỉ Nếu bạn thay đổi địa chỉ, bạn hãy đăng kí với UBND của nơi ở mới, sau đó nhận thẻ bảo hiểm mới. Nếu bạn không làm thủ tục này, thẻ bảo hiểm của bạn sẽ không sử dụng được và không được bảo hiểm y tế quốc dân chi trả. ※ Phí bảo hiểm có thể được giảm trừ theo điều kiện thu nhập và tình hình cuộc sống, để biết thông tin chi tiết, bạn hãy hỏi trực tiếp UBND nơi bạn sinh sống. Các khoản phụ cấp Trong bảo hiểm y tế có nhiều loại phụ cấp đi kèm, chúng tôi xin giới thiệu một phần trong số đó. 【Phí điều trị và dưỡng bệnh】 ✔︎ Khi chưa nhận được bảo hiểm ngay sau khi vào làm việc✔︎ Khi mua các vật dụng cần cho việc điều trị như mua thạch cao để bó bột v.v.✔︎ Khi đi vật lý trị liệu như châm cứu, bấm huyệt, mát xa v.v. theo chỉ định của bác sĩ✔︎ Khi khám chữa bệnh ở nước ngoài Trong những trường hợp trên, sau khi bạn trả toàn bộ chi phí khám chữa, bạn có thể làm đơn đề nghị với UBND nơi bạn đang sống và nếu được chấp thuận, ngoài phần chi phí bạn phải chịu, bạn sẽ được chi trả phí điều trị và dưỡng bệnh. 【Phí điều trị và dưỡng bệnh quá lớn】 Nếu số tiền phải chi trả cho các cơ sở y tế, tiền thuốc v.v. vượt quá mức quy định của một tháng (không bao gồm tiền ăn, tiền trả thêm để nâng cấp giường bệnh trong thời gian nhập viện), bạn sẽ được chi trả phần quá hạn mức đó. 【Tiền thai sản một lần】 Khi người được bảo hiểm hoặc người phụ thuộc vào người tham gia bảo hiểm sinh con, về nguyên tắc sẽ nhận được 420.000 yên / một trẻ sơ sinh. Thuốc Bạn có thể mua thuốc tại các hiệu thuốc hoặc cửa hàng dược phẩm (drug store). Tuy nhiên thuốc có tác dụng phụ nên bạn hãy lưu ý khi sử dụng. Hiệu thuốc Tại hiệu thuốc, dược sĩ sẽ điều chế và bán thuốc theo đơn bác sĩ đã kê. Bạn cũng có thể mua các loại dược phẩm khác. Ở Nhật, có rất nhiều loại thuốc không thể mua được nếu không có đơn của bác sĩ. Cũng có loại thuốc có thể mua mà không cần đơn nhưng nếu là thuốc có cùng tác dụng, khi bạn đưa đơn thuốc ra rồi mua thì bạn cũng sẽ được bảo hiểm chi trả 70%, bạn chỉ cần trả 30% thôi. Drug Store Đây là cửa hàng bán các loại thuốc không cần đơn của bác sĩ, các loại thực phẩm ăn uống, tạp hóa phục vụ sinh hoạt hàng ngày v.v. Cũng có drug store bán thuốc theo đơn. ◎ Nếu bạn muốn biết thêm thông tin về y tế, hãy tham khảo tài liệu trong link đính kèm dưới đây. Sách hướng dẫn về đời sống – việc làm dành cho người nước ngoài (Chương 6: Y tế)
-
Các cơ sở y tế có hỗ trợ tiếng Việt (Khu vực Tokyo) 2021
Những bạn lưu học sinh mới đến Nhật Bản, những bạn đang làm việc trong các công ty ít có hỗ trợ cho người nước ngoài chắc hẳn sẽ cảm thấy bất an khi bị thương hay bị ốm, không biết nên đi khám ở bệnh viện nào phải không? Chúng tôi xin giới thiệu bài viết của một cộng tác Việt Nam làm việc lâu năm ở Nhật Bản về một số cơ sở y tế có hỗ trợ tiếng Việt ở khu vực Tokyo. Ở Nhật Bản, thông thường thì khi bị ốm nhẹ hoặc bị thương thì người ta đi khám bệnh tại các phòng khám (Clinic). Khi cần thiết, các phòng khám sẽ viết giấy giới thiệu để người bệnh có thể khám bệnh ở các bệnh viện lớn hơn. Trong bài viết này chúng tôi xin lần lượt giới thiệu các phòng khám, các bệnh viện vừa và nhỏ và sau cùng là các bệnh viện lớn. (Danh sách các bệnh viện) Phòng khám Sakura Takadanobaba Phòng khám Nakai-ekimae Bệnh viện Shinjuku Hiro Clinic Bệnh viện Tojun Bệnh viện Okubo Bệnh viện Kokubunji Bệnh viện Tama Nanbu Chiiki Trung tâm Quốc Gia Y tế Sức khỏe Toàn cầu Bệnh viện NTT Higashi-Nihon Kanto Bệnh viện Komagome thủ đô Tokyo Các bệnh viện khác Phòng khám Sakura Takadanobaba Ảnh từ trang web của bệnh viện Phiên dịch viên người Việt sẽ hỗ trợ bạn trong quá trình khám chữa bệnh. Với những triệu chứng mà phòng khám không thể xử lý được, bạn cũng có thể xin ý kiến của phòng khám về cơ sở y tế khám chữa bệnh tiếp theo. Trong trường hợp cần thiết, phòng khám sẽ cho bạn Giấy chuyển viện 診療情報提供書(紹介状)để bạn có thể đến khám ở bệnh viện lớn hơn và được khám chữa thuận lợi. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Trang web của Phòng khám Sakura Takadanobaba (tiếng Nhật) [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Trang web của Phòng khám Sakura Takadanobaba (tiếng Việt) Địa chỉ Shinjuku-ku, Takadanobaba 4-11-8, tòa nhà Kawakami, tầng 3 Điện thoại 03-5937-3717 Chuyên khoa Khoa Ngoại chỉnh hình, khoa Nội (khoa Nội chỉ khám vào chiều thứ Tư và sáng thứ bảy (tuần thứ 2 và thứ 4 của tháng) Ngày nghỉ Thứ Sáu, chiều thứ Bảy, Chủ Nhật, ngày Lễ Thông tin khác Chiều thứ Tư có phiên dịch tiếng Việt. Đi bộ từ ga Takadanobaba Phòng khám Nakai-ekimae Phòng khám Nakai-ekimae do bác sĩ Takenaga Ken (bác sĩ là người Việt, đã sinh sống ở Nhật từ nhỏ) rất giỏi tiếng Việt phụ trách. Với những triệu chứng mà phòng khám không thể xử lý được, bạn có thể xin ý kiến về cơ sở y tế khám chữa bệnh khác. Trong trường hợp cần thiết, phòng khám sẽ cho bạn Giấy chuyển viện để bạn có thể đến khám ở bệnh viện lớn hơn và được khám chữa thuận lợi. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Phòng khám Naka-ekimae (tiếng Nhật) Địa chỉ Shinjuku-ku Ochiai, 2-20-2, tòa nhà Sugiyama, tầng 3 Điện thoại 03-3365-1627 Chuyên khoa Khoa Nội, khoa Nhi, Khoa Da liễu, Khoa Dị ứng, khoa Nội Đông y Ngày nghỉ Thứ Hai, ngày Lễ Thông tin khác Đi bộ từ ga Nakai 90m, từ ga Ochiai 410m Bệnh viện Shinjuku Hiro Clinic Ảnh từ trang web của bệnh viện Bác sĩ bệnh viện trưởng thì bác sĩ đã từng đi Việt Nam và nhiệt tình khám chữa bệnh cho người nước ngoài. Bệnh viện sử dụng ứng dụng dịch Google qua máy tính bảng. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Bệnh viện Shinjuku Hiro (tiếng Nhật) [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Bệnh viện Shinjuku Hiro (tiếng Anh) Địa chỉ Shinjuku-ku, Okubo 2-11-15, tòa nhà Obayashi 1-2F Điện thoại 03-5270-5610 Chuyên khoa Khoa Nội, khoa Da liễu, khoa Ngoại chỉnh hình Ngày nghỉ Thứ Bảy, Chủ Nhật Thông tin khác Đi bộ từ ga Nishi-Waseda 6 phút, ga Higashi-Shinjuku 8 phút. Cần đặt lịch hẹn khám. Bệnh viện Tojun Ảnh từ trang web của bệnh viện Khu khám bệnh của Bệnh viện Tojun có một số y tá người Việt kỳ cựu đang làm việc nên có thể bạn sẽ nhận được sự hỗ trợ. Đây là bệnh viện hỗ trợ y tế trong địa phương nên trang thiết bị được trang bị đầy đủ, có thể tới khám mà không cần đặt lịch trước. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Trang web Bệnh viện Tojun (tiếng Nhật) Địa chỉ 4-3-4 Hitotsuya, Adachi-ku, Tokyo Điện thoại 03-3850-8711 Chuyên khoa Khoa Nội, khoa Ngoại, khoa Ngoại chỉnh hình, Khoa Ngoại thần kinh, khoa Nội tuần hoàn, khoa Da liễu Khám ngoại trú Nội soi, cai nghiện thuốc lá, trung tâm tim mạch, lọc máu, giãn tĩnh mạch chi dưới, hội chứng ngưng thở khi ngủ Ngày nghỉ Chủ Nhật, ngày Lễ Thông tin khác Đi bộ 10 phút từ ga Aoi hoặc ga Rokuchou Bệnh viện Okubo Ảnh từ trang web của bệnh viện Bệnh viện nằm ở khu vực Shinjuku là nơi có nhiều người nước ngoài sinh sống và làm việc. Là bệnh viện hỗ trợ y tế địa phương nên chủ yếu điều trị bệnh nhân được giới thiệu đến. Tuy nhiên bệnh viện cũng có Trung tâm hỗ trợ bệnh nhân để giúp bệnh nhân người nước ngoài trong trường hợp khẩn cấp nên có dịch vụ hỗ trợ đa ngôn ngữ chất lượng cao. Với sự lãnh đạo của viện trưởng, bệnh viện cố gắng trở thành “Bệnh viện không từ chối bệnh nhân người nước ngoài”. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Trang web Bệnh viện Okubo (tiếng Nhật) [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Trang web Bệnh viện Okubo (tiếng Anh) Địa chỉ Shinjuku-ku, Kabukicho 2-44-1 Điện thoại 03-5273-7711 Chuyên khoa Khoa Nội, khoa Tuần hoàn, khoa Nội thận, khoa Ngoại, khoa Tiêu hóa, khoa Ngoại chỉnh hình, khoa Da liễu, khoa Tiết niệu, khoa Sản phụ, khoa Mắt, khoa Tai Mũi Họng(Tham khảo thêm trang web) Ngày nghỉ Chủ Nhật, ngày Lễ Thông tin khác Cách ga Seibu Shinjuku 2 phút đi bộ, từ ga Shinjuku của các đường tàu khác, ga Okubo, Shin-Okubo của đường JR đi bộ 7 phút. Cần đặt hẹn lịch khám. Bênh viện Kokubunji Ảnh từ trang web của bệnh viện Bệnh viện có bác sĩ trưởng khoa Đỗ Khắc Nhân (杜吉克仁) xuất thân là người Việt Nam và có một số điều dưỡng viên người Việt Nam. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Trang web Bệnh viện Kokubunji (tiếng Nhật) Địa chỉ Kokubunji-shi, Higashi Koigakubo 4-2-2 Điện thoại 042-322-0123 Chuyên khoa Khoa Nội, khoa Tuần hoàn, khoa Tiêu hóa, khoa Nội thần kinh, khoa X-quang, khoa Phục hồi chức năng Ngày nghỉ Chủ Nhật, ngày Lễ Thông tin khác Đi bộ từ ga Nishi Kokubunji (đường JR), ga Koigakubo (đường Seibu) khoảng 15 phút. Từ ga Kokubunji có thể đi xe buýt Bệnh viện Tama Nanbu Chiiki Ảnh từ trang web của bệnh viện Là một bệnh viện trung tâm của khu vực nên nơi đây tiếp nhận nhiều bệnh nhân người nước ngoài. Có thể lựa chọn các hình thức phiên dịch, biên dịch từ xa (ví dụ như dùng điện thoại bảng hoặc điện thoại), máy dịch, hoặc nhân viên có thể nói tiếng nước ngoài, hoặc phiên dịch viên bên ngoài. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Trang web Bệnh viện Tama Nanbu Chiiki(tiếng Nhật) [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Trang web Bệnh viện Tama Nanbu Chiiki(tiếng Anh) Địa chỉ Tama-shi, Nakazawa 2-1-2 Điện thoại 042-338-5111 Chuyên khoa Khoa Nội tổng hợp, khoa Hô hấp, khoa tiêu hóa, khoa Tuần hoàn, khoa Nội thận, khoa Nhi, khoa Ngoại, khoa Ngoại chỉnh hình, khoa Da liễu, khoa Nội tiết, khoa Sản phụ, khoa Mắt, khoa Tai Mũi Họng (tham khảo trang web) Ngày nghỉ Thứ Bảy, Chủ Nhật, ngày Lễ Thông tin khác Đi bộ từ ga Tama Center 15 phút, có thể đi xe buýt Trung tâm Quốc Gia Y tế Sức khỏe Toàn cầu Bệnh viện Trung tâm Quốc gia nghiên cứu y tế quốc tế có nhân viên y tế người Việt nên khi khám chữa bệnh bạn sẽ được phiên dịch. Có bác sĩ Hashimoto Masao chuyên khoa phổi, có thể khám bằng tiếng Việt. Tuy nhiên, tùy vào khung giờ và ngày trong tuần, có lúc không có nhân viên trực. Đây là bệnh viện đa khoa nên khi khám bệnh, bạn cần hẹn trước và có giấy chuyển viện / giấy giới thiệu (xin từ phòng khám v.v.) [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Trang web của Trung tâm Quốc Gia Y tế Sức khỏe Toàn cầu (tiếng Nhật) [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Trang web của Trung tâm Quốc Gia Y tế Sức khỏe Toàn cầu (tiếng Anh) Địa chỉ Shinjuku-ku, Toyama, 1-21-1 Điện thoại 03-3202-7494 Chuyên khoa Nhiều khoa (tham khảo trang web) Ngày nghỉ Thứ Bảy, Chủ Nhật, ngày Lễ Thông tin khác Đi bộ từ ga Wakamatsu-Kawada hoặc từ ga Nishi-Waseda Bệnh viện NTT Higashi-Nihon Kanto Ảnh từ trang web của bệnh viện Bệnh viện có Khoa khám bệnh quốc tế, hỗ trợ tiếng Việt về y tế ở tất cả mọi khoa. Bệnh viện tiếp nhận nhiều bệnh nhân nước ngoài là nhà ngoại giao hoặc du lịch chữa bệnh. Khi khám chữa bệnh cần có giấy tờ tùy thân như thẻ bảo hiểm, bằng lái xe, hộ chiếu, thẻ cư trú… Là bệnh viện đa khoa nên khi khám cần hẹn trước và có giấy giới thiệu từ các phòng khám. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Trang web của Bệnh viện NTT Higashi-Nihon Kanto (tiếng Nhật) [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Trang web của Bệnh viện NTT Higashi-Nihon Kanto (tiếng Anh) Địa chỉ Shinagawa-ku, Gotanda 5-9-22 Điện thoại 03-3448-6111 Chuyên khoa Nhiều khoa (tham khảo trang web) Ngày nghỉ Thứ Bảy, Chủ Nhật, ngày Lễ Thông tin khác Từ ga Gotanda có xe buýt đưa đón, đi bộ 7 phút, từ ga Gotanda đường Toei Asakusa đi bộ 5 phút Bệnh viện Komagome thủ đô Tokyo Ảnh từ trang web của bệnh viện Là bệnh viện đa khoa nên có thể khám và điều trị các chuyên khoa, đặc biệt là khoa U bướu (ung thư) và khoa truyền nhiễm. Ngoài tiếng Anh, bệnh viện sử dụng các hệ thống phiên dịch và biên dịch. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Bệnh viện Komagome thủ đô Tokyo (tiếng Nhật) [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Bệnh viện Komagome thủ đô Tokyo (tiếng Anh) Địa chỉ Bunkyo-ku, Komagome 3-18-22 Điện thoại 03-3823-2101 Chuyên khoa Nhiều khoa (tham khảo trang web) Ngày nghỉ Thứ Bảy, Chủ Nhật, ngày lễ Thông tin khác Từ ga Tabata đi xe buýt hoặc đi bộ 155 phút, từ ga Komagome đường Nanboku đi xe buýt hoặc đi bộ 10 phút Các bệnh viện khác Ảnh từ trang web của bệnh viện Đa khoa Nhi của Tokyo Dưới đây mà một số bệnh viện ở Tokyo có những điều kiện để tiếp nhận người nước ngoài. Chúng tôi lựa chọn một số bệnh viện trong danh sách “Các cơ sở y tế tiếp nhận người nước ngoài” do Tổ chức Giáo dục Y tế Nhật Bản công nhận. Bệnh viện Mita Địa chỉ Minato-ku, Mita 1-4-3 Điện thoại 03-3451-8121 Điện thoại (cho người nước ngoài) 03-3451-8324 Chuyên khoa Nhiều khoa (tham khảo trang web) Trang web (tiếng Nhật) mita.iuhw.ac.jp Trang web (tiếng Anh) mita.iuhw.ac.jp/english Là bệnh viện đa khoa tiếp nhận bệnh nhân ốm đột ngột nên khá tiện lợi. Được nhiều người nước ngoài biết tới và đi khám. Bệnh viện Tokyo Saiseikai Chuo Địa chỉ Minato-ku, Mita 1-4-7 Điện thoại 03-3451-8211 Chuyên khoa Nhiều khoa (tham khảo trang web) Trang web (tiếng Nhật) saichu.jp Trang web (tiếng Anh) saichu.jp/english/home Cũng giống như bệnh viện Mita, bệnh viện này nằm ở nơi có nhiều người nước ngoài sinh sống nên nhiều bệnh nhân người nước ngoài tới khám chữa bệnh. Bệnh viện Hiro-o của thủ đô Tokyo Địa chỉ Shibuya-ku, Ebisu 2-34-10 Điện thoại 03-3444-1181 Chuyên khoa Nhiều khoa (tham khảo trang web) Trang web (tiếng Nhật) byouin.metro.tokyo.jp/hiroo Trang web (tiếng Anh) byouin.metro.tokyo.lg.jp/hiroo/english Trang web (tiếng Anh) byouin.metro.tokyo.lg.jp/hiroo/english Nhiều doanh nhân nước ngoài và gia đình tới khám chữa bệnh tại bệnh viện này. Bệnh viện Omori thuộc Đại học Toho Địa chỉ Ota-ku, Omori 6-11-1 Điện thoại 03-3762-4151 Điện thoại (cho người nước ngoài) 03-5763-5324 Chuyên khoa Nhiều khoa (tham khảo trang web) Trang web (tiếng Nhật) omori.med.toho-u.ac.jp Trang web (tiếng Anh) omori.med.toho-u.ac.jp/eng Đây là bệnh viện trường đại học, nằm gần sân bay Haneda. Trong khuôn viên sân bay Haneda có 2 phòng khám. Có nhiều kinh nghiệm khám cho người nước ngoài. Bệnh viện Ebara Địa chỉ Ota-ku, Higashi-yukigaya 4-5-10 Điện thoại 03-5734-8000 Chuyên khoa Nhiều khoa (tham khảo trang web) Trang web (tiếng Nhật) ebara-hp.ota.tokyo.jp Trang web (tiếng Anh) ebara-hp.ota.tokyo.jp/en Có dịch vụ phiên dịch, biên dịch từ xa sử dụng máy tính bảng. Bệnh viện Ohtsuka thủ đô Tokyo Địa chỉ Toyoshima-ku, Minami-otsuka 2-8-1 Điện thoại 03-3941-3211 Chuyên khoa Nhiều khoa (tham khảo trang web) Trang web (tiếng Nhật) byouin.metro.tokyo.jp/ohtsuka Trang web (tiếng Anh) byouin.metro.tokyo.jp/ohtsuka/english Trang web (tiếng Nhật) byouin.metro.tokyo.jp/ohtsuka Trang web (tiếng Anh) byouin.metro.tokyo.jp/ohtsuka/english Đây là bệnh viện có nhiều người nước ngoài tới khám chữa bệnh. Bệnh viện Toyoshima Địa chỉ Itabashi-ku, Sakae-cho 33-1 Điện thoại 03-5375-1234 Chuyên khoa Nhiều khoa (tham khảo trang web) Trang web (tiếng Nhật) toshima-hp.jp Trang web (tiếng Anh) toshima-hp.jp/english Bệnh viện có “Trung tâm hỗ trợ bệnh nhân” để hỗ trợ cho người nước ngoài. Bệnh viện Bakuto thủ đô Tokyo Địa chỉ Sumida-ku, Kotobashi 4-23-15 Điện thoại 03-3633-6151 Chuyên khoa Nhiều khoa (tham khảo trang web) Trang web (tiếng Nhật) bokutoh-hp.metro.tokyo.jp Trang web (tiếng Anh) bokutoh-hp.metro.tokyo.jp/en Sử dụng các hệ thống phiên dịch. Bệnh viện Tobu Chiiki Địa chỉ Katsushika-ku, Kame-ari 5-14-1 Điện thoại 03-5682-5111 Chuyên khoa Nhiều khoa (tham khảo trang web) Trang web (tiếng Nhật) tobu-hp.or.jp Trang web (tiếng Anh) tobu-hp.or.jp/english Sử dụng các hệ thống phiên dịch. Bệnh viện Tokyo Rinkai Địa chỉ Edogawa-ku, Rinkai-cho 1-4-2 Điện thoại 03-5605-8811 Chuyên khoa Nhiều khoa (tham khảo trang web) Trang web (tiếng Nhật) tokyorinkai.jp Trang web (tiếng Anh) tokyorinkai.jp/en Khu vực này có nhiều người Trung Quốc, Ấn Độ sinh sống nên nhiều bệnh nhân người nước ngoài tới khám chữa bệnh. Bệnh viện Kosei Địa chỉ Suginami-ku, Wada 2-25-1 Điện thoại 03-3383-1281 Chuyên khoa Nhiều khoa (tham khảo trang web) Trang web (tiếng Nhật) kosei-hp.or.jp Trang web (tiếng Anh) kosei-hp.or.jp/en Do số người nước ngoài gia tăng nhanh nên bệnh viện đang tăng cường điều kiện để tiếp nhận thêm nhiều bệnh nhân người nước ngoài. Bệnh viện Tama Địa chỉ Setagaya-ku, Seta 4-8-1 Điện thoại 03-3700-1151 Chuyên khoa Nhiều khoa (tham khảo trang web) Trang web (tiếng Nhật) tamagawa-hosp.jp Trang web (tiếng Anh) tamagawa-hosp.jp/english Bệnh viện tiếp nhận bệnh nhân người nước ngoài của trên 30 nước khác nhau. Có tiếp nhận hình thức du lịch khám chữa bệnh. Mỗi khoa đều có hệ thống thông báo hướng dẫn sơ tán bằng tiếng nước ngoài khi có tình trạng khẩn cấp. Bệnh viện Musashino Tokushukai Địa chỉ Nishitokyo-shi Mukodaicho 3-5-48 Điện thoại 042-465-0700 Chuyên khoa Nhiều khoa (tham khảo trang web) Trang web (tiếng Nhật) musatoku.com Trang web (tiếng Anh) musatoku.com/english Có phiên dịch tiếng Việt hoặc điều phối viên hỗ trợ người nước ngoài. Bệnh viện Đa khoa Tama thủ đô Tokyo Địa chỉ Fuchu-shi, Musashidai 2-8-29 Điện thoại 042-323-5111 Chuyên khoa Nhiều khoa (tham khảo trang web) Trang web (tiếng Nhật) fuchu-hp.fuchu.tokyo.jp Trang web (tiếng Anh) fuchu-hp.fuchu.tokyo.jp/en Có hướng dẫn đối với bệnh nhân người nước ngoài, có sử dụng hệ thống phiên dịch, biên dịch. Bệnh viện Đa khoa Nhi thủ đô Tokyo Địa chỉ Fuchu-shi, Musashidai 2-8-29 Điện thoại 042-300-5111 Điện thoại (cho người nước ngoài) 042-312-8133 Chuyên khoa Nhiều khoa (tham khảo trang web) Trang web (tiếng Nhật) byouin.metro.tokyo.lg.jp/shouni Trang web (tiếng Nhật) byouin.metro.tokyo.lg.jp/shouni Trang web (tiếng Anh) byouin.metro.tokyo.lg.jp/shouni/eng Trang web (tiếng Anh) byouin.metro.tokyo.lg.jp/shouni/eng Là bệnh viện lớn về nhi khoa của thủ đô Tokyo. Bệnh viện kết hợp với Bệnh viện Đa khoa Tama thủ đô Tokyo gần đó để tiếp nhận bệnh nhân người nước ngoài.
-
Các cơ sở y tế có hỗ trợ Tiếng Việt (Khu vực Kansai)
Bác sĩ Phạm Nguyên Quý là một trong số ít bác sĩ người Việt được đào tạo tại Đại học Y – Nha khoa Tokyo, Nhật Bản và hiện đang làm việc tại một bệnh viện đa khoa ở cố đô Kyoto. Trong quá trình làm việc, bác sĩ Quý có dịp tiếp xúc với nhiều bệnh nhân người Việt Nam lẫn người nước ngoài gặp khó khăn trong quá trình khám chữa bệnh nên đã viết bài sau đây, với hy vọng giúp ích đôi chút trong việc cải thiện tình hình. Cách tìm kiếm cơ sở y tế Số người Việt Nam đang làm việc, học tập ở Nhật Bản ngày càng tăng. Theo số liệu của Bộ Tư pháp Nhật Bản, tính tới tháng 12/2019, số người Việt Nam tại Nhật Bản là 411.968 người, tăng 24,5% so với con số 81.133 người trong năm trước đó. Tuy nhiên, một bộ phận lớn người Việt không đủ khả năng giao tiếp bằng tiếng Nhật phổ thông và gặp nhiều khó khăn trong việc giao tiếp khi đi khám bệnh. Đây là vấn đề phổ biến của người nước ngoài ở Nhật dù nhiều người có bảo hiểm y tế và trên nguyên tắc có thể đi bất cứ bệnh viện/phòng khám nào nhưng không đi khám được vì rào cản ngôn ngữ. Tôi đã gặp nhiều trường hợp có triệu chứng nhưng không biết đi khám khoa nào, khám ở bệnh viện nào cho hợp lý. Một số bạn tự tìm ra chỗ khám bệnh gần nhà nhưng gặp vấn đề về giao tiếp nên không hiểu bác sĩ nói gì và hậu quả là lại phải tự đi khám thêm 5-7 bệnh viện khác mà vẫn không ra bệnh, hoặc không an tâm với tư vấn hoặc điều trị. Có những bạn cần làm Giấy chứng nhận sức khỏe để bổ sung vào hồ sơ xin việc cũng không có ai hướng dẫn kỹ lưỡng... Một số bạn tự tìm kiếm tới các cơ sở tầm soát…ung thư, tốn vài vạn yên với đủ xét nghiệm nhưng rốt cuộc cũng không được cấp giấy tờ như yêu cầu. Đáng buồn hơn, một số trường hợp có triệu chứng báo động của một cơn suyễn hay tắc ruột… nhưng vì không đi khám sớm dẫn đến hậu quả đáng tiếc. Lời khuyên của tôi là đừng tự phán đoán và “chịu trận” một mình mà hãy báo cho bạn bè, cho người quản lý công ty để tìm hướng giải quyết. Với các bạn thực tập sinh thì có công ty tiếp nhận, hay cơ quan phái cử chịu trách nhiệm hỗ trợ dẫn đi khám và tìm phiên dịch khi đau ốm. Sinh viên du học thì khi không có bạn rành tiếng Nhật, nên hỏi ý giáo viên/mentor phụ trách hoặc cơ quan quản lý sinh viên hỗ trợ. Với kết nối mạng ngày nay, các bạn có thể vào các nhóm hỗ trợ người Việt uy tín trong cộng đồng để tìm lời khuyên sáng suốt. Mua thuốc được kê đơn như thế nào Tuy nhiên, khó khăn không chỉ là ở chuyện tìm nơi đi khám. Nhiều bạn gặp bác sĩ rồi, chẩn đoán đúng bệnh rồi, được cấp toa thuốc rồi vẫn không khỏi vì…không biết đi lấy thuốc ở đâu, hoặc uống thuốc như thế nào. Đối với người không rành tiếng Nhật, đó là những góc khuất cần cải thiện. Những bệnh viện cấp thuốc ngay trong viện thì tiện lợi hơn nhưng khi bác sĩ “vô tư” cho đơn thuốc ra ngoài mua thì bệnh nhân có thể gặp khó khăn trong giao tiếp ở nhà thuốc địa phương. Nhiều người Việt thậm chí còn không biết đơn thuốc bác sĩ ở Nhật chỉ có hiệu lực vài ngày (quá thời hạn sẽ không mua được thuốc nữa) nên lúc đi lấy thuốc mới phát hiện đã hết hạn! Lời khuyên của tôi cho tình huống này là hãy hỏi lại quầy lễ tân hoặc hỏi y tá xem quầy thuốc gần bệnh viện là ở đâu (gặp người nhiệt tình sẽ dắt tới tận nơi!) và cố gắng lấy thuốc ngay trong ngày. Những cơ sở y tế có hỗ trợ tiếng Việt (khu vực Kansai) Liên quan đến vấn đề hỗ trợ ngôn ngữ cho người nước ngoài, Chính phủ Nhật đang rất cố gắng để cải thiện môi trường khám chữa bệnh cho người nước ngoài. Tại các bệnh viện trực thuộc trường Đại học, hay bệnh viện chuyên nghành (giống bệnh viện “tuyến cuối” ở Việt Nam) thì hầu hết đều có sử dụng dịch vụ dịch qua điện thoại cho bệnh nhân hoặc có phiên dịch tới trực tiếp hỗ trợ quá trình thăm khám và giải thích của bác sĩ. Tuy nhiên, cũng phải nói rằng dịch thuật y tế Nhật- Việt đang còn ở thời kỳ “sơ khai” vì số người rành rõi tiếng Nhật y khoa còn rất ít. Nhiều tình huống phiên dịch chưa đúng chuyên môn và chất lượng dịch vẫn chưa ổn định. Sau đây, tôi xin giới thiệu một số bệnh viện có hỗ trợ thông dịch bằng tiếng Việt tại Kansai để độc giả tham khảo. ◇ Tại Tỉnh Osaka 1Rinku General Medical Centerりんくう総合医療センター 【Địa chỉ】Rinku Ourai Kita 2-23, Izumisano-shi, Osaka-fu 598-8577 【Điện thoại】072-469-3111 【Chuyên khoa】Tất cả các chuyên khoa 【Ngày làm việc】Thứ 2 đến thứ 6, từ từ 8:00 đến 11:00 (Sản phụ khoa tới 11:30) 2Osaka University Hospital大阪大学付属病院病 【Địa chỉ】2-15 Yamadaoka, Suita, Osaka-shi 565-0871 【Điện thoại】06-6879-5111 【Chuyên khoa】Tất cả các chuyên khoa 【Ngày làm việc】Thứ 2 đến thứ 6, từ 8:30 đến 11:00 3Kitano Hospital北野病院 【Địa chỉ】2-4-20 Ohgimachi, Kita-ku, Osaka-shi, 530-8480 【Điện thoại】06-6361-0588 【Chuyên khoa】Tất cả các chuyên khoa 【Ngày làm việc】Thứ 2 đến thứ 6 và thứ 7 tuần thứ 1 và 3, từ 8:45 đến 11:30 4Osaka City General Hospital大阪市立総合医療 【Địa chỉ】2-13-22 Miyakojima-hondori Miyakojima-ku Osaka-shi 534-0021 【Điện thoại】06-6929-3643/06-6929-1221 【Chuyên khoa】Tất cả các chuyên khoa 【Ngày làm việc】Thứ 2 đến thứ 6, từ 8:45 đến 11:00 ◇ Tại tỉnh Hyogo 1Kobe University Hospital 神戸大学医学部附属病院 【Địa chỉ】7-5-2 Kusunoki-cho, Chuo-ku, Kobe-shi 650-0017 【Điện thoại】078-382-5111 【Chuyên khoa】Tất cả các chuyên khoa 【Ngày làm việc】Thứ 2 đến thứ 6, từ 8:30 đến 11:00 2Kobe City Medical Center Central Hospital神戸市立医療センター中央市民病院 【Địa chỉ】2-chome, Minami-cho, Minatojima, Chuo-ku, Kobe-shi 650-0047 【Điện thoại】078-302-4321 【Chuyên khoa】Tất cả các chuyên khoa 【Ngày làm việc】Thứ 2 đến thứ 6, từ 8:30 đến 11:00 3Kobe Ohyama Hospital 神戸大山病院 【Địa chỉ】10-1-12 Mizukidori, Hyogo-ku, Kobe-shi, Hyogo-ken 652-0802 【Điện thoại】078-578-0321 【Chuyên khoa】Nội khoa, Ngoại khoa, Khoa chấn thương chỉnh hình 【Ngày làm việc】Thứ 2 đến thứ 6, từ 9:00 đến 12:00 và từ 17:00 đến 19:00. Thứ 7, từ 9:00 đến 12:00 ◇ Ở Kyoto 1Kyoto Miniren Central Hospital京都民医連中央病院 【Địa chỉ】Uzumasa Motomachi, Ukyou-ku, Kyoto-shi, 616-8147 【Điện thoại】075-861-2220 【Chuyên khoa】Tất cả các chuyên khoa 【Ngày làm việc】Thứ 2 đến thứ 6, từ 8:30 đến 11:30 (Một số khoa còn mở từ 16:30 đến 19:00) 2Kyoto University Hospital京都大学附属病院 【Địa chỉ】54 Kawaharacho, Shogoin, Sakyo-ku Kyoto-shi, 606-8507 【Điện thoại】075-751-3111 【Chuyên khoa】Tất cả các chuyên khoa 【Ngày làm việc】Thứ 2 đến thứ 6, từ 8:15 đến 11:00 3Kyoto City Hospital京都市立病院 【Địa chỉ】1-2 Mibuhigashitakadacho, Nakagyo-ku, Kyoto-shi, 604-8845 【Điện thoại】075-311-5311 【Chuyên khoa】Tất cả các chuyên khoa 【Ngày làm việc】Thứ 2 đến thứ 6, từ 8:30 đến 11:00
Xếp hạng bài viết phổ biến
-
Lớp học tiếng Nhật online miễn phí 17075 views
-
Không được ăn ốc bắt ở ruộng lúa 15545 views
-
“Đúng giờ” ở Nhật là như thế nào? 13035 views
Platinum Sponsor
Bronze Sponsors
- Global HR Strategy
- Trường Nhật Ngữ EHLE
Đơn vị hỗ trợ
- Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam
- Trung tâm Giao lưu Văn hoá Nhật Bản tại Việt Nam
- Văn phòng JNTO Hà Nội
- Liên đoàn kinh tế vùng Kansai
- Hội Việt Nam (JAVN)
- Hội hỗ trợ Tomoiki Việt Nhật
- Hiệp hội phát triển giao lưu nguồn nhân lực quốc tế
Đơn vị hợp tác
Tổ chức hỗ trợ du học sinh
Nhật Bản (JASSO)
Mạng lưới luật sư cho lao động người nước ngoài