Kinh nghiệm của tôi (Du học - Nhân lực chất lượng cao)
Xếp hạng bài viết phổ biến
-
Lớp học tiếng Nhật online miễn phí 17119 views
-
Không được ăn ốc bắt ở ruộng lúa 15579 views
-
“Đúng giờ” ở Nhật là như thế nào? 13075 views
Gặp gỡ sempai số này
Hoàng Thị Giang
Sinh năm 1997, quê ở Nghệ An
Tháng 5/2015: Tốt nghiệp trường Trung học phổ thông Lê Hồng Phong
Tháng 9/2015: Vào học tại Khoa Giáo dục Thế hệ tiếp theo, Trường Đại học Quốc tế Thái Bình Dương
Tháng 9/2019: Tốt nghiệp Khoa Giáo dục Thế hệ tiếp theo, Trường Đại học Quốc tế Thái Bình Dương
Tháng 10/2019: Vào làm việc tại công ty Shu-wa Career Power
Hoàng Thị Giang
Sinh năm 1997, quê ở Nghệ An
Tháng 5/2015: Tốt nghiệp trường Trung học phổ thông Lê Hồng Phong
Tháng 9/2015: Vào học tại Khoa Giáo dục Thế hệ tiếp theo, Trường Đại học Quốc tế Thái Bình Dương
Tháng 9/2019: Tốt nghiệp Khoa Giáo dục Thế hệ tiếp theo, Trường Đại học Quốc tế Thái Bình Dương
Tháng 10/2019: Vào làm việc tại công ty Shu-wa Career Power
Lời giới thiệu
Bạn Hoàng Thị Giang hiện đang làm việc tại công ty tiếp nhận nhiều kỹ sư người Việt Nam ở tỉnh Osaka, phụ trách việc xin và gia hạn tư cách cư trú (visa) cũng như tuyển dụng người Việt Nam. Giang được đánh giá cao bởi năng lực hội thoại làm cho việc nói chuyện với người Nhật được thuận lợi cũng như rất nghiêm túc trong công việc. Mặc dù mới vào công ty, nhưng với năng lực hiếm có, Giang đã cống hiến nhiều cho công ty. Giang kể lại những kinh nghiệm đã trải qua trong thời gian học tập đầy bổ ích của mình.
Cơ hội dẫn tới việc du học
Khi học năm cuối của trường trung học phổ thông, ở trường có một buổi giới thiệu về việc du học tại Trường Đại học Quốc tế Thái Bình Dương đặt tại tỉnh Okayama. Sau đó vài ngày, tôi nhận được kết quả kỳ thi đỗ vào trường đại học này với ưu đãi được hưởng chế độ giảm 1/2 số tiền học phí mỗi năm (học phí mỗi năm là 800.000 yên), trong toàn bộ 4 năm học. Và thế là tôi quyết định đi du học với suy nghĩ muốn được du học tại đất nước Nhật Bản tiên tiến và sau đó làm việc tại đây. Tôi cũng nhận được sự ủng hộ từ cha mẹ.
Chi phí cho việc đi du học là vào khoảng 300.000.000 đồng (tương đương khoảng 1.380.000 yên), tiền vé máy bay và tiền học phí 1 năm, tiền nhà trong nửa năm, chưa tính tiền ăn uống hàng ngày, thì số tiền phải nộp cho công ty tư vấn du học là từ 80.000.000 đến 100.000.000 đồng. Trong thời gian học tập, tôi chỉ tập trung vào việc học là chính và đi làm thêm trong số giờ được quy định nên không có tiền để gửi về cho gia đình. Sau khi đi làm, tháng nào tôi cũng gửi tiền về nhà.
Học tiếng Nhật
Từ khi quyết định đi du học, Giang học tiếng Nhật tại một trung tâm Nhật ngữ ở địa phương trong vòng 2 tháng. Tất nhiên là chỉ có 2 tháng thôi thì không thể đủ. Tháng 9/2015, trong khi kiến thức tiếng Nhật hầu như chưa có gì, Giang tới Nhật và vào học tại trường Đại học Quốc tế Thái Bình Dương. Trong nửa năm đầu, Giang ở trong ký túc xá (mỗi phòng 2 người). Khi ở trường cũng như khi ở ký túc xá, Giang đều tích cực học tiếng Nhật. Kết quả là sau nửa năm, Giang đã thi đỗ trình độ N3 trong Kỳ thi Năng lực tiếng Nhật (JLPT).
Dần dà, Giang bắt đầu hiểu được nội dung của những buổi học trên lớp bằng tiếng Nhật. Thêm vào đó, sau một thời gian làm thêm tại phân xưởng chế biến thực phẩm do trường giới thiệu do nói tiếng Nhật tốt nên Giang được nhận vào làm thêm tại một quán rượu và làm tại đây trong 3 năm rưỡi cho tới khi tốt nghiệp. Không chỉ nghe khách gọi món, mà trong giờ nghỉ hoặc sau giờ làm việc Giang đều trò chuyện với những nhân viên người Nhật làm cùng và nhờ thế mà tiếng Nhật ngày càng giỏi.
Tài liệu luyện thi JLPT, Giang sử dụng bộ sách “Shin kanzen Master-新完全マスター” (bao gồm ngữ pháp và từ vựng) còn nghe hiểu thì Giang luyện tập thông qua sinh hoạt hàng ngày hoặc các chương trình luyện tập đăng trên kênh Youtube. Nhờ đó mà sau khi đến Nhật, trong khoảng 2 năm, Giang đã thi đỗ trình độ N2. Giang tạo ra những cách học riêng cho mình. Ví dụ như ① Những chữ Hán hoặc câu mẫu, Giang ghi vào tờ giấy và đọc to lên, ② Những từ vực mới học được, Giang cố gắng sử dụng trong hội thoại hàng ngày, ③ Nếu không hiểu nghĩa hoặc cách dùng từ thì hỏi ngay người Nhật, ④ Sử dụng ứng dụng mazii...
Cuộc sống ở Nhật
Dù tối hôm trước có đi làm thêm về muộn thì sang hôm sau tôi cũng không bao giờ đi học muộn, không ngủ gật. Khi có thời gian, tôi thường lên thư viện ở trường để tự luyện tập với các bạn Việt Nam.
Cũng có những bạn đi làm thêm và gửi tiền về nhà nhưng tôi đã hứa với mẹ là “Khi nào ra làm việc con sẽ gửi tiền về”, nên số giờ làm thêm của tôi luôn trong phạm vi mỗi tuần 28 tiếng theo luật pháp quy định. Thu nhập do làm thêm là từ 80.000 đến 90.000 yên mỗi tháng. Thỉnh thoảng gia đình có gửi thêm tiền cho tôi, cộng với tiền làm thêm là đủ trang trả học phí và sinh hoạt hàng ngày. Năm thứ 3 và 4, thỉnh thoảng tôi đi dịch thêm cho những nghiệp đoàn tiếp nhận thực tập sinh kỹ năng, lương 1 giờ là từ 1.500 ~ 3.000 yên nên không cần sự hỗ trợ tài chính từ gia đình nữa tôi vẫn trang trải chi phí.
Sổ tay chi tiêu của tôi (Trung bình một tháng)
※100 yên=21.749 đồng (tỷ giá tính tới 23/4/2020)
Thu nhập thực tế (Tổng cộng từ 115.000~130.000 yên)
Tiền làm thêm ở 2 chỗ (Quán ăn và phiên dịch) | Tổng cộng: 115.000~130.000 yên ※Tiền làm thêm ở quán rượu (lương giờ 950 yên): 80.000~90.000 yên ※Tiền làm phiên dịch (lương giờ 1.500~3.000 yên): 30.000~50.000 yên |
Các khoản chi (Tổng cộng 108.500~115.500 yên)
Tiền thuê nhà | 27.000 yên ※Nhà 1 phòng, 1 người ở ※Kể cả tiền nước, Wi-Fi |
Tiền học phí | 50.000 yên ※Học phí (được giảm 1/2 cộng với các chi phí khác) |
Tiền điện, ga | 5.000~7.000 yên ※Bao gồm tiền điện, tiền ga |
Tiền điện thoại di động | 1.500 yên ※Sử dụng LINE mobile |
Tiền ăn | 20.000 yên ※Tuần 3 buổi được ăn cơm giá rẻ tại cửa hàng ăn nơi làm thêm. |
Chi tiêu lặt vặt | 5.000~10.000 yên ※Quần áo, sách vở học tập, tiền giao thông… |
Tiền dư hàng tháng, tiền tiết kiệm (trung bình từ 5000~15.000 yên)
※Trong thời gian có các kỳ thi ở trường thì không có thời gian làm thêm nên chi phí hàng ngày rút từ tiền tiết kiệm ra. Còn khi học để lấy bằng lái xe hoặc chi tiêu những khoản cần thiết thì dựa vào tiền của cha mẹ gửi sang.
※Trong thời gian này không gửi tiền về nhà lần nào. Chi phí về thăm nhà (trong 4 năm về 2 lần) và cho hoạt động xin việc rút từ tiền tiết kiệm khi làm thêm tuần 40 giờ trong kỳ nghỉ dài ngày ở trường đại học.
Các trải nghiệm khác nhau
Nếu chỉ học trên lớp và đọc sách thì sẽ không thể mở mang được kiến thức. Vì thế tôi tham gia vào nhiều hoạt động khác nhau. Năm thứ 3 và 4, tôi cùng với các bạn đồng khóa tổ chức gian hàng vào dịp lễ hội văn hóa của trường. Tôi còn nhận làm công việc hỗ trợ trong các buổi lễ tốt nghiệp của trường, khi có các bạn du học sinh mới đến, tôi tình nguyện đi cùng với thầy cô ra sân bay Quốc tế Kansai để đón. Tôi còn tham gia hoạt động giao lưu với học sinh tiểu học địa phương do nhà trường tổ chức.
Tuy công việc làm phiên dịch tại nghiệp đoàn tiếp nhận không nhiều, nhưng đã làm một lần rồi thì người ta nói “Lần sau chúng tôi lại nhờ cô nhé”. Vì vậy, ngoài việc đi dịch ra khi có thực tập kỹ năng mới đến Nhật, nghiệp đoàn còn nhờ tôi giảng giải về tập quán của người Nhật cho các thực tập sinh mới nữa. Do làm việc với nghiệp đoàn như vậy nên tôi có dịp tiếp xúc với nhiều công ty. Tùy vào từng công việc của công ty đối tác mà tiếng Nhật cũng khác nhau, nên tôi học được thêm nhiều từ ngữ.
Hoạt động xin việc
Đi xin việc làm là giai đoạn khá vất vả nhưng rất may là phía trường đại học rất chăm lo cho du học sinh. Tại trường có chế độ hỗ trợ cuộc sống của du học sinh. Cũng giống như sinh viên người Nhật, chúng tôi được tham gia vào hoạt động thực tập tại các công ty, tham gia các buổi giới thiệu của các công ty (giới thiệu tập thể hoặc giới thiệu riêng từng công ty).
Hơn nữa, các giáo viên phụ trách đều rất nhiệt tình. Kỳ nghỉ hè của năm thứ 3, tôi tham gia thực tập trong 2 tuần tại một nhà máy chế tạo trong tỉnh Okayama. Tại đây có khoảng 10 thực tập sinh người Việt Nam và họ cần có người quản lý về mặt nhân sự. Họ nói với tôi: Sau khi tốt nghiệp, nếu được thì cô hãy vào làm việc với chúng tôi. Sang năm thứ 4, tôi đã tham gia nhiều buổi giải thích của các công ty và đã nhận được thông báo tuyển dụng của 3 công ty.
Công việc và cuộc sống hiện tại
Công ty “Shu-wa Career Power” (Trụ sở chính tại thành phố Sakai, tỉnh Osaka) , nơi tôi làm việc hiện nay trực tiếp tuyển dụng các kỹ sư người Việt Nam làm việc cho chính công ty mình, hoặc phái cử tới các công ty đối tác. Chế độ đãi ngộ cũng giống như đối với người Nhật. Tiền ký túc xá cũng được công ty trả cho một nửa. Mới đầu, công việc của tôi chủ yếu là phiên dịch, biên dịch nhưng dần dần đã chuyển sang việc phát triển nhân lực, một công việc tương đối quan trọng hơn (tuyển dụng nhân viên người Việt Nam, làm thủ tục xin tư cách cư trú hay gia hạn tư cách cư trú).
Lời nhắn nhủ với các bạn định đi du học
Tôi đã đến Nhật và học ở đây trong 4 năm và đã đi làm được nửa năm. Trong thời gian đó, tôi không chỉ học tiếng Nhật mà còn trải qua nhiều hoạt động. Tôi cảm thấy mình đã lớn lên nhiều so với khi còn sống ở Việt Nam.
Xa cha mẹ, tự làm thêm để sống nên tôi cảm thấy mình đã độc lập lên nhiều. Tôi có nhiều bạn người nước ngoài và tầm nhìn được mở rộng. Công ty nơi tôi làm việc cũng rất quý người nước ngoài, nhiều người rất thân thiện, dễ làm việc. Tôi thấy may mắn khi mình đã được đến Nhật và được vào làm việc tại công ty hiện nay. Tôi mong các bạn đang có ý định đến Nhật để du học hãy học tập và tích lũy nhiều kinh nghiệm và mở rộng tầm nhìn của mình.
Bài viết liên quan
-
Kinh nghiệm đi tìm việc của du học sinh_01 (Sinh viên tốt nghiệp năm 2022)
Giang sắp tốt nghiệp một trường Đại học tư lập ở Okayama và bạn ấy sẽ bắt đầu đi làm từ tháng 4 năm nay. Giang nhận được học bổng toàn phần trong 4 năm học đại học song do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, bạn ấy cũng đã phải trải qua quá trình đi tìm việc đầy gian nan. Thế nhưng sự kiên trì trong suốt thời gian đi tìm việc của Giang đã được đền đáp, cuối cùng Giang đã nhận được quyết định tuyển dụng (Naitei) từ công ty mà Giang muốn vào làm. Bài viết này sẽ giới thiệu với các bạn du học sinh muốn đi làm ở Nhật bí quyết đi tìm việc theo cách truyền thống của Giang. Đầu tiên là bắt đầu với việc phân tích bản thân Mình bắt đầu quá trình đi tìm việc vào khoảng đầu năm 3 đại học. ・ Mình tham gia các lớp học “Định hướng nghề nghiệp” của trường đại học và học về các bước chuẩn bị cho quá trình đi tìm việc. ・ Để tìm được công việc phù hợp với mình, mình bắt đầu với việc phân tích bản thân. Mình đã tham khảo kết quả phân tích tính cách của Mynavi và xin ý kiến từ thầy cô giáo. Bài phân tích tính cách trên Mynavi đưa ra kết quả là mình có “khả năng giao tiếp cao". Tuy nhiên, các câu trả lời trong bài phân tích này có thể không thật sự đúng với bản thân mỗi người nên kết quả phân tích cũng có giới hạn của nó. Vì vậy, mình tham khảo kết quả phân tích và cũng tham khảo thêm ý kiến của thầy cô trong trường đại học, từ đó mình đã tự hoàn thành phần phân tích bản thân. Nhờ có quá trình đó mà mình đã hiểu ra mình muốn làm công việc như thế nào nên mình đã bắt tay vào việc tìm hiểu ngành nghề và các doanh nghiệp tương ứng. Sự hỗ trợ từ phía nhà trường Trường Đại học Thái Bình Dương (IPU) nơi mình theo học đã hỗ trợ mình rất nhiều trong quá trình đi tìm việc. Các lớp học liên quan đến quá trình tìm việc bắt đầu có từ năm 2 và các thầy cô hỗ trợ mình đến khi mình kết thúc quá trình tìm việc. Dưới đây là những hỗ trợ từ phía trường IPU dành cho sinh viên quốc tế. ・ Mở tiết học về những kiến thức cơ bản liên quan đến quá trình tìm việc ・ Giáo viên hỗ trợ sinh viên trong việc phân tích bản thân (sinh viên năm 3) ・ Giáo viên tư vấn 1- 1 với sinh viên, cùng sinh viên viết sơ yếu lý lịch (sinh viên năm 3) ・ Trường cung cấp thông tin về các buổi giới thiệu doanh nghiệp hay thông tin của các công ty đang tuyển dụng người nước ngoài ・ Giáo viên luyện tập phỏng vấn với sinh viên nhiều lần (sử dụng cả việc gọi video để luyện tập) ・ Tư vấn cho sinh viên bất kỳ khi nào Vào giữa năm 3, lúc đó là tháng 11/2020, mình đã hoàn thành những mục quan trọng trong Đơn xin ứng tuyển (Entry Sheet) và Sơ yếu lý lịch đó là “Việc bạn đã dốc sức trong thời sinh viên" và “Tự PR bản thân". Mặc dù mình có tiết học hướng dẫn về việc viết sơ yếu lý lịch nhưng để hoàn thành được sơ yếu lý lịch đó mình đã phải lên trên văn phòng hướng nghiệp tới 4 lần đề nhờ các thầy cô hướng dẫn. Lịch trình đi tìm việc của mình Từ tháng 3 của năm thứ 3, mình đã tham gia rất nhiều những buổi giới thiệu về nhiều doanh nghiệp. Mình đã gửi Entry sheet tới khoảng 20 công ty (10 công ty trên Mynavi, 10 công ty trên Rikunabi). Trong số các công ty mình đã nộp thì có khoảng 80% là công ty bán lẻ, phần còn lại là công ty có trụ sở tại Việt Nam. Mình đã vượt qua vòng loại hồ sơ và đi đến vòng phỏng vấn với khoảng 10 công ty. Nếu mình bị trượt 1 công ty, mình sẽ lại gửi Entry Sheet mới tới 1 công ty khác. Thêm nữa, mình dành thời gian để tìm hiểu kỹ về công ty đó cũng như suy nghĩ về những câu hỏi có thể sẽ được hỏi trong khi phỏng vấn và chăm chỉ luyện tập trả lời các câu hỏi đó. Các thầy cô trong trường cũng luyện tập phỏng vấn cùng mình. Mình đã sử dụng những phương tiện sau để tìm hiểu về nội dung công việc trong các công ty. ・ Trang giới thiệu việc làm tên là Mynavi và Rikunabi (phần thông tin công ty) ・ Trang chủ của các công ty ・ Nếu là các doanh nghiệp ở Okayama thì tìm hiểu thông tin tại phòng hướng nghiệp của trường đại học (thông tin có ở trường sẽ chi tiết và cụ thể hơn thông tin trên trang chủ của các công ty) Ngoài ra, trường mình (4 lần) và các đoàn thể, tổ chức trong tỉnh Okayama cũng đứng ra tổ chức những buổi giới thiệu về nhiều doanh nghiệp. Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, có nhiều buổi giới thiệu được tổ chức dưới hình thức trực tuyến. Các doanh nghiệp tuyển dụng du học sinh Thay vì gửi nhiều đơn đăng ký ứng tuyển thì mình tập trung tìm hiểu và gửi đơn ứng tuyển vào những công ty có ý định tuyển dụng du học sinh. Bởi vì nếu ứng tuyển vào những công ty không định tuyển du học sinh thì tỷ lệ trượt gần như là 100%, kết quả cuối cùng cũng sẽ là bị đánh rớt và nếu nhận nhiều thư thông báo không trúng tuyển thì điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý của mình. Với những công ty có ý định tuyển du học sinh, mình tập trung vào những điểm sau. ・ Trong phần thông tin về công ty trên trang giới thiệu việc làm có mục “tích cực tuyển dụng du học sinh". ・ Trong phần thông tin của công ty có mục ghi rõ số lượng du học sinh đã tuyển dụng. ・ Những công ty tuyển dụng nhiều sinh viên mới tốt nghiệp sẽ tổ chức một buổi giới thiệu dành riêng cho du học sinh. ・ Phòng hướng nghiệp, trung tâm hướng nghiệp của các trường đại học có thể biết được thông tin về các doanh nghiệp đang tích cực tuyển dụng du học sinh. Quyết định tuyển dụng - Naitei Lên tàu Shinkansen đến Tokyo để tham dự phỏng vấn (ảnh bên trái), ảnh chụp trong công ty khi tới phỏng vấn Mình đã gửi Entry sheet tới khoảng 20 công ty, tham gia phỏng vấn với khoảng 10 công ty và nhận được quyết định tuyển dụng - Naitei từ 2 công ty. Công ty mình nhận được Naitei đầu tiên là công ty kinh doanh hệ thống siêu thị. Sau đây mình sẽ giới thiệu quá trình từ khi ứng tuyển đến khi mình nhận được Naitei ở công ty này. ・ Gửi Entry sheet trên Mynavi và tham gia buổi giới thiệu về công ty (cuối tháng 4) ・ Gửi sơ yếu lý lịch bằng đường bưu điện trong vòng 1 tuần kể từ khi tham dự buổi giới thiệu công ty (vòng loại hồ sơ) ・ Tham gia phỏng vấn vòng 1 - Online (đầu tháng 5) ・ Tham gia phỏng vấn vòng cuối - Online (giữa tháng 5) ・ Thông báo về Quyết định tuyển dụng - Naitei (cuối tháng 5) Sau đó, mình tiếp tục tìm việc và vào tháng 11, mình nhận được lời mời làm việc từ một công ty con của Takashimaya có tên là Toshin Development. Công việc chính của mình là quản lý các tòa nhà thương mại, công ty đã có các trung tâm thương mại ở Việt Nam nên mình nghĩ sau này mình có thể làm việc tại Việt Nam. Nói về cơ duyên với công ty này, một công ty có tên là Mynavi Global sau khi nhìn thấy thông tin mình đăng ký trên Mynavi thì họ đã gửi cho mình thông tin tuyển dụng của công ty này (chỉ dành riêng cho sinh viên tốt nghiệp đại học là người Việt Nam). Mình lựa chọn công ty này là vì nội dung công việc cũng như môi trường làm việc trong công ty. Trong quá trình tìm việc, mọi người có cơ hội tiếp xúc với những người trong phòng nhân sự và Giám đốc điều hành của từng công ty. Điểm mấu chốt mà mình nghĩ bạn nên cân nhắc khi đưa ra quyết định làm vào ở một công ty nào đó là bạn có bạn muốn làm việc cùng những người đó hay không. Ảnh hưởng của dịch Covid-19 Ảnh tham gia buổi giới thiệu doanh nghiệp trực tuyến tại trường Đại học Khó khăn lớn nhất khi đi tìm việc mùa Covid-19 là tình hình suy thoái kinh tế làm cho thị trường tuyển dụng trở nên ảm đạm và khó khăn hơn trước đây. Sau khi mình kết thúc quá trình tìm việc, cô giáo ở phòng Hướng nghiệp cũng nói rằng việc tìm việc trong năm nay khó hơn bao giờ hết. Hai bạn cùng lớp với mình đạt được điểm TOEIC tối đa nhưng họ cũng đã rất vất vả trong khi đi tìm việc. Thêm nữa, các buổi giới thiệu, phỏng vấn diễn ra trực tuyến khá nhiều, mình ít có các hoạt động chung với các bạn học nên mình cảm thấy khá cô đơn. Vì thế, trường IPU đã tập hợp các bạn sinh viên trong trường và tạo điều kiện để các sinh viên cùng tham gia các buổi giới thiệu công ty cùng nhau. Nhờ đó mà mình đã có cơ hội nói chuyện với thầy cô, bạn bè, tâm trạng mình đã tốt hơn rất nhiều. Các buổi giới thiệu được tổ chức trên hình thức trực tuyến khá nhiều nên việc có thể tham gia được nhiều buổi phỏng vấn là một điểm tốt. “Hôm nay mình có thể tham buổi giới thiệu của công ty ở Tokyo, ngày mai mình có thể tham gia buổi giới thiệu của công ty ở Osaka", việc tham gia các buổi giới thiệu trực tuyến giúp mình tiết kiệm được thời gian và chi phí đi lại. Tổng kết và lời khuyên Sau đây, mình xin chia sẻ với các bạn sắp đi tìm việc theo cách truyền thống một chút cảm nhận của mình sau khi kết thúc quá trình tìm việc. Bằng cấp Những chứng chỉ mình đã ghi trong sơ yếu lý lịch của mình gồm có: Kỳ thi năng lực tiếng Nhật (JLPT) N1, Kỳ thi năng lực tiếng Nhật thương mại (BJT) J2, TOEIC 860 điểm. Điều mà mình cảm nhận được sau khi kết thúc quá trình tìm việc đó là bằng tiếng Nhật rất quan trọng. Mình khuyên các bạn nên lấy N1 (nếu khó quá thì lấy N2) thay vì lấy các bằng cấp khác trước kỳ học mùa đông của năm thứ 3 đại học. Thêm vào đó, BJT cũng là 1 chứng chỉ được nhiều công ty biết đến nên mình cảm thấy thật may vì đã tham gia kỳ thi này. Hồi cấp 3, mình tập trung học tiếng Anh nên mình đã lấy được 860 điểm TOEIC. Tuy nhiên, trong quá trình đi tìm việc, mình cảm thấy điểm TOEIC không quá quan trọng. Không từ bỏ cho đến khi thực sự hài lòng Mình nhận được lời mời làm việc đầu tiên vào tháng 5 - đầu năm thứ 4, lần thứ hai là vào tháng 11 và mình đã chọn vào công ty thứ hai. Lần đầu tiên mình nhận được Naitei là khi mình nhận được thư từ chối từ công ty mà mình muốn vào nhất, khi đó mình đã rất thất vọng. Các bạn của mình đều bắt đầu nhận được Naitei nên mình cũng cuống lên vì mình chưa có gì trong tay. Mặc dù chưa thật sự hài lòng nhưng khi nhận được Naitei của công ty kinh doanh hệ thống siêu thị, mình đã định vào đó làm việc. Mình nhận được lời mời làm việc đầu tiên vào tháng 5 - đầu năm thứ 4, lần thứ hai là vào tháng 11 và mình đã chọn vào công ty thứ hai. Lần đầu tiên mình nhận được Naitei là khi mình nhận được thư từ chối từ công ty mà mình muốn vào nhất, khi đó mình đã rất thất vọng. Các bạn của mình đều bắt đầu nhận được Naitei nên mình cũng cuống lên vì mình chưa có gì trong tay. Mặc dù chưa thật sự hài lòng nhưng khi nhận được Naitei của công ty kinh doanh hệ thống siêu thị, mình đã định vào đó làm việc. Tuy nhiên, mình đã nhận được Naitei từ 1 công ty rồi nên mình nghĩ mình nên tích cực thử thách bản thân ở 1 công ty khác và mình sẽ tiếp tục quá trình tìm việc cho đến khi mình thấy hài lòng với kết quả mình đạt được. Mình nghĩ mình có duyên với công ty mình nhận được Naitei vào tháng 11 vừa qua. Các bạn có thể cảm thấy bồn chồn và mệt mỏi, nhưng đừng bỏ cuộc, hãy tiếp tục đi tìm việc cho đến khi đạt được thành quả mình mong muốn. Mình cũng hy vọng các bạn sẽ hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình tìm việc, không ngần ngại trong việc chia sẻ ý kiến, trao đổi với các giáo viên và bạn bè ở trường. Cố gắng lên nhé! Chúc các bạn may mắn!
-
Vol. 47 Đại Sứ Thiện Chí Hoa Anh Đào – Cô gái xinh đẹp, tài năng, nỗ lực khẳng định bản thân
Gặp gỡ sempai số này Trần Diệu Anh Năm 2011Tốt nghiệp trường THPT Nguyễn Gia Thiều〈Hà Nội〉 Năm 2011Nhập học khoa Đông phương học trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQG Hà Nội Năm 2013Du học tại Đại học Tokyo (10 tháng) Năm 2016Nhập học khoa Nhật Bản học (Khoa
-
Trước khi du học hãy làm những việc này (phần 2)
Trước khi du học hãy làm việc này part_2 1. Hoạt động tình nguyện do người Nhật tổ chức 2. Hội nghị sinh viên Việt Nam – Nhật Bản (VJSC) 3. Hội thân hữu Việt Nhật (Câu lạc bộ học tập) 4. Phim truyền hình - Phim Anime – Thời sự 5. Học tại nhà 3 tiếng mỗi ngày 6. Tổng kết Trước khi du học hãy làm việc này part_2 Các bạn có biết không, khởi điểm của những anh chị đã có N1, N2 (JLPT) cũng bắt đầu từ N5 đấy. Hãy học hỏi và vận dụng các phương pháp học tập của các anh chị đi trước để nâng cao năng lực tiếng Nhật của bản thân và có thêm nhiều cơ hội phát triển công việc sau này nhé. Thêm nữa, nếu bạn có ý định đi du học thì trước khi đi hãy cố gắng học thật nhiều tiếng Nhật ở Việt Nam, điều này sẽ giúp quá trình du học của bạn đạt được hiệu quả cao hơn đấy. Vì vậy, chúng tôi sẽ giới thiệu với các bạn chuỗi bài viết về phương pháp học tập của các anh chị đã trau dồi tiếng Nhật thật tốt ở Việt Nam trước khi đi du học. Bài viết lần này là câu chuyện về một chị sempai đã có thành tích xuất sắc khi học tập tại trường Đại học Ngoại Ngữ - ĐHQGHN. Chúng ta cùng xem chị ấy đã thực hiện nhiều hoạt động đa dạng như thế nào để trau đồi khả năng tiếng Nhật của mình nhé. 1. Hoạt động tình nguyện do người Nhật tổ chức Hình ảnh từ Facebook của quán Lam sach dep Ho Guom voi Ninomiya Mình đã học tiếng Nhật ở đại học và cũng đã đi trao đổi 1 năm. Hiện nay mình đang vận dụng khả năng tiếng Nhật của mình để làm việc tại một doanh nghiệp Nhật Bản ở Hà Nội. Tuy nhiên, không hẳn là chỉ cần đi du học là có thể nói được tiếng Nhật. Mình sẽ giới thiệu với các bạn những phương pháp học tiếng Nhật khác nhau mà mình đã sử dụng khi học đại học nhé. Trong năm thứ nhất, năm thứ hai đại học, mình đã tham gia hoạt động nhặt rác tình nguyện xung quanh hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội) vào ngày chủ nhật (khoảng 2 lần 1 tháng). Hoạt động này do người Nhật đứng ra tổ chức, mỗi lần có hơn 20 người Nhật và người Việt tham gia. Sau khi công việc nhặt rác kết thúc, chúng mình cùng nhau đi đến quán cà phê, người Nhật dạy tiếng Nhật cho người Việt, người Việt dạy tiếng Việt cho người Nhật. Mình giao lưu vui vẻ và thoải mái với mọi người, mình cũng nâng cao được khả năng nói tiếng Nhật. Hiện nay mình vẫn tham gia nhóm này. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ]Lam sach dep Ho Guom voi Ninomiya 2. Hội nghị sinh viên Việt Nam – Nhật Bản (VJSC) Hội nghị sinh viên Việt Nam – Nhật bản “Vietnam Japan Student Conference (VJSC) là một câu lạc bộ của các sinh viên đến từ các trường đại học tại Hà Nội, được thành lập năm 2007 dưới sự bảo trợ của Trung tâm hợp tác nguồn nhân lực Việt Nam – Nhật Bản (VJCC Hà Nội), Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) v.v. VJSC có trụ sở tại trường đại học Ngoại Thương Hà Nội và thường xuyên tổ chức các hoạt động thúc đẩy giao lưu giữa các sinh viên đại học của Việt Nam và Nhật Bản. Khi học đại học năm thứ nhất, mình đã tham gia chương trình giao lưu của VJSC (trong 8 tháng). 2 lần mỗi tháng, khoảng 10 ~ 20 sinh viên Việt Nam và Nhật Bản tập trung lại với nhau rồi cùng giao lưu, nhờ vậy mình đã không cảm thấy hồi hộp khi nói chuyện với người Nhật. Mình đã dẫn các bạn người Nhật đi tham quan, cùng các bạn ấy chuẩn bị bài giới thiệu văn hóa Nhật Việt bằng tiếng Nhật rồi thuyết trình cho mọi người nghe. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ]Hội nghị Sinh viên Việt Nam Nhật Bản (VJSC) 3. Hội thân hữu Việt Nhật (Câu lạc bộ học tập) Trong năm thứ nhất đại học, mình cũng đã tham gia câu lạc bộ học tập có tên là “Hội thân hữu Việt Nhật”. Câu lạc bộ chia ra các nhóm học từng mảng như Kanji (chữ Hán), Giao tiếp, Ngữ pháp, Đọc hiểu v.v., học phí thấp và được cả người Nhật hướng dẫn nữa. Mình muốn cải thiện khả năng viết và dùng kanji nên mình đã tham gia nhóm học kanji. Hơn nữa, ngoài việc cùng nhau tham gia hoạt động của câu lạc bộ, mình cũng đã miệt mài học ôn thi Năng lực tiếng Nhật (JLPT) cùng với các bạn mình quen trong câu lạc bộ này, kết quả là mình đã đỗ N3 theo mục tiêu đề ra. 4. Phim truyền hình - Phim Anime – Thời sự Trong thời đại này, việc học thông qua các nội dung online cũng không thể thiếu phải không nào. Mình sẽ giới thiệu những nội dung đã giúp mình học tiếng Nhật nhé. ■ Phim truyền hình, phim Anime của Nhật Các bộ phim có lời thoại tiếng Nhật, phụ đề tiếng Việt. Khả năng nghe của mình được nâng cao, bằng việc bắt chước theo những lời thoại mình thích, phát âm của mình cũng đã hay hơn trước. ■ Các kênh học trên Youtube ■ Các bài hát tiếng Nhật Có lúc mình vừa nghe các bài hát tiếng Nhật mình thích vừa làm gì đó. ■ New Web Easy (NHK) Các tin tức được viết bằng tiếng Nhật đơn giản, trên các chữ kanji có viết cả cách đọc nữa. Trang này cũng có tin tức được phát dưới dạng video. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ]News Web Easy 5. Học tại nhà 3 tiếng mỗi ngày Khi học đại học, mình đã học ở nhà 3 tiếng mỗi ngày. Đây là những tài liệu mình muốn giới thiệu với các bạn. Minna no nihongo Giáo trình nhập môn cơ bản và phổ biến. Bộ sách “Shinkanzen Masuta” (新完全マスター) Bộ sách được các bạn ôn thi JLPT đánh giá cao. Bộ này cũng có nhiều bài luyện ôn thi. Quyển “Đọc hiểu” trong bộ này được mọi người đặc biệt yêu thích. Bộ sách “Mimi kara oboeru nihongo noryokushiken” (耳から覚える日本語能力試験) Quyển “Từ vựng” trong bộ này được mọi người yêu thích. Sách có đĩa CD và file nghe MP3 nên bạn có thể vừa nghe vừa ghi nhớ từ vựng. Bộ sách “Sou matome” (日本語総まとめ) Bộ sách này có ít bài tập hơn bộ “Shinkanzen Masuta” (新完全マスター) nhưng sách được thiết kế theo lộ trình mỗi ngày 2 trang và hoàn thành trong 8 tuần nên các bạn tự học cũng dễ dàng duy trì mỗi ngày. 6. Tổng kết Mạnh là một cô gái có thành tích xuất sắc trong trường đại học, để trau dồi cho mình khả năng giao tiếp tiếng Nhật, chị ấy đã cố gắng tận dụng rất nhiều cơ hội khác nhau. Chúng ta cùng nhìn lại những điểm quan trọng trong phương pháp học tập của chị ấy nhé. ✔︎ Tham gia hoạt động tình nguyện giao lưu giữa người Nhật và người Việt✔︎ Tham gia chương trình giao lưu mà các sinh viên đại học ở Hà Nội có thể tham gia (VJSC)✔︎ Học tập ở câu lạc bộ có học phí thấp✔︎ Học nhóm cùng với các bạn quen trong câu lạc bộ học tập✔︎ Học nghe thông qua tin tức trên radio online✔︎ Sử dụng New Web Easy (NHK)✔︎ Học tại nhà 3 tiếng mỗi ngày Đằng sau thành tích xuất sắc của chị ấy là con đường học tập đầy cố gắng như vậy đấy. Hãy tham khảo các phương pháp này để học tiếng Nhật thật tốt và sử dụng nó cho các mục tiêu trong tương lai, bạn nhé! Sempai lần này Lỗ Thị Mạnh Mạnh sinh năm 1997, quê ở Hà Nội. Mạnh vào học khoa Ngôn ngữ và văn hóa Nhật Bản, trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHQGHN. Năm 2018, chị ấy tham gia chương trình trao đổi sinh viên 1 năm tại trường Đại học Meiji (trong thời gian du học đã đỗ được N2). Năm 2020, chị ấy tốt nghiệp đại học, vào làm việc tại một công ty IT của Nhật Bản ở Hà Nội.
-
Việt Nam OK – Nhật Bản DAME_17: Tại sao các công ty Nhật coi trọng những “Việc không tên”?
Văn hóa doanh nghiệp cũng như phương thức làm việc của Nhật Bản được thế giới chú ý. Người Việt Nam mới đến làm việc ở Nhật, ban đầu không khỏi có những ngạc nhiên, bỡ ngỡ. Một trong những điểm được công ty Nhật Bản coi trọng là “Việc không tên”. Đó là những việc như thế nào? Ngoài ra, có thật sự là người Nhật “Coi trọng công việc hơn gia đình” hay không? Những “Việc không tên” Tôi có 16 năm làm việc ở Việt Nam và 3 năm gần đây làm lễ tân trong một khách sạn tại Nhật. Ở Việt Nam, ví dụ sếp ra lệnh: Thay cho chú một bình nước mới vào cây lọc nước, tôi sẽ vác bình nước mới, thay thế cái bình rỗng và thế là xong. Tôi nghĩ rằng đa phần các bạn đang đọc bài này cũng đồng ý rằng, sếp nhờ thay bình nước thì thay thôi. Ở Nhật thì khác. Không chỉ thay bình mà người làm việc đó sẽ để ý xem nước có bị tràn ra khay không, còn cốc giấy trong ống đựng hay không. Nếu nước bị lem ra khay, họ sẽ tự động đi tìm một cái khăn để lau sạch. Nếu nhìn thấy cốc giấy gần hết họ sẽ tự cho thêm vào v.v. Tôi gọi đó là những công việc không tên. Ở Nhật Bản, người được coi là “làm được việc” là người biết làm những “việc không tên” như vậy. Việc lau khay, thêm cốc giấy v.v như vậy, trước sau gì cũng có người phải làm để phục vụ khách hàng. Nếu như lúc thay bình mà không nhận ra những việc nhỏ như vậy và làm ngay thì lúc khác sếp cũng sẽ nhận ra và phải cử người khác làm. Hoặc chả may có người khách dùng mà hết cốc và góp ý… thì sếp lại phải xử lý. Thế nên nếu nhân tiện khi thay bình mà làm luôn mấy việc đó thì đỡ được cả sếp lẫn khách. Tôi cho rằng đây chính là một trong những đặc điểm tốt trong văn hóa công sở của Nhật Bản. Vậy tại sao nhiều người Nhật có ý thức như vậy? Lý do là vì do các doanh nghiệp ở Nhật thường huấn luyện nhân viên nói chung là khi làm việc, hãy luôn nghĩ “một việc này có liên quan tới một việc khác ra sao”. Ngoài ra, người Nhật có câu “Nghe một, biết mười”. Nếu việc gì cũng phải nghe chỉ thị từ 1 đến 10 mới làm thì chưa thành “người lớn” được. Chỉ cần nghe một mà học được nhiều, nghe một chỉ thị mà liên hệ được tới các việc khác để tự mình có cách xử lý mới là điều quan trọng. Đây là câu nói phổ biến tại nơi làm việc của Nhật Bản từ rất lâu đời và là một trong những yếu tố quan trọng trong văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản hiện nay. Người Nhật coi trọng công việc hơn gia đình? “Hôm nay con em ốm, sếp cho em về sớm 2 tiếng nhé”, “Hôm nay phải đi họp phụ huynh, cho phép em đến muộn nhé”, “Hôm nay đưa mẹ đi khám, em xin nghỉ nhé” v.v Đây là những đoạn hội thoại cực kỳ phổ biến trong các công sở Việt Nam. Cá nhân tôi cũng từng xin nghỉ làm để đưa con đi nhổ răng, vì bác sĩ quen của gia đình chỉ làm trong giờ hành chính. Từ phía các lãnh đạo cơ quan, họ cũng rất vui vẻ chấp thuận và coi việc “đặt gia đình lên trên công việc” là hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên ở Nhật, vì lý do gia đình mà nghỉ việc, đi muộn, về sớm không được coi là chuyện đương nhiên. Người làm công ăn lương ở Nhật thường nghĩ “Nếu thường xuyên đi muộn, về sớm, nghỉ việc v.v thì sẽ ảnh hưởng tới việc thăng tiến”. Trước khi phải nói với công ty thì thường người ta tự mình cố gắng giải quyết việc riêng bằng cách nhờ cha mẹ hoặc bạn bè để không làm ảnh hưởng tới công việc. Thường các công ty ở Nhật không có chuyện nghỉ việc đột xuất. Ngoài ra, cách suy nghĩ “trong thời gian đã quy định thì việc của ai người nấy phải làm” là rất phổ biến. Cho nên nếu không xong việc thì người ta phải làm thêm cho xong mới về. Có người đi làm cả vào ngày nghỉ. Việc làm thêm giờ hoặc làm việc vào ngày nghỉ như vậy có trường hợp không được trả tiền làm thêm, và được gọi là “Service zangyou” , có nghĩa là làm thêm không lương, và đây là vấn đề tồn đọng lâu năm trong các doanh nghiệp Nhật Bản. Ý thức “Coi trọng công việc hơn gia đình” đã ngự trị lâu dài trong các doanh nghiệp Nhật và là động lực cho sức mạnh cạnh tranh của Nhật, nhưng nhiều người chỉ ra rằng cần phải cân bằng trong cách nghĩ này. Trường cấp 1 của con tôi là một ví dụ mà tôi đã trực tiếp chứng kiến: Để chuẩn bị cho lễ tốt nghiệp, các giáo viên trong trường đã tình nguyện ở lại làm việc trong 2 ngày 2 đêm không về nhà. Bạn của con gái tôi có mẹ là một trong những giáo viên đó. Cô bé mới học lớp 6 nhưng đã tự giác về nhà, tự mua thức ăn tại cửa hàng tiện lợi, tự giác vệ sinh cá nhân, tự giác đi ngủ vì bố cô bé cũng làm việc tới khuya mới về nhà. Tuy nhiên, hiện nay, ngày càng nhiều người trẻ có cách suy nghĩ “Coi trọng cuộc sống riêng hơn là thăng tiến hoặc danh vọng” và điều này buộc các doanh nghiệp buộc phải thay đổi văn hóa làm việc. Chính phủ Nhật cũng thực hiện cái gọi là “Cách mạng cách làm việc” nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động. Nhờ đó mà các doanh nghiệp cũng đang dần thay đổi ví dụ như khích lệ người lao động sử dụng ngày nghỉ phép, linh hoạt cho nhân viên nghỉ sớm v.v.