Kinh nghiệm của tôi (Thực tập kỹ năng - Kỹ năng đặc định)
Gặp gỡ sempai số này
Chị Lê Thị Lan Anh
- Tháng 05/2017Tốt nghiệp Trường Trung học Phổ thông Mai Thúc Loan 〈Tỉnh Hà Tĩnh〉
- Tháng 11/2017Vào học tại trung tâm tiếng Nhật 〈TP Hải Phòng〉
- Tháng 05/2018Nhập học tại Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Nhật Bản Nam Định
- Tháng 02/2020Sang Nhật → Bắt đầu khoá tập huấn
- Tháng 03/2020Bắt đầu thực tập tại viện dưỡng lão 〈TP Kobe tỉnh Hyogo〉
〈Sinh năm 1999, quê Hà Tĩnh〉
Chị Vũ Thị Chi
- Tháng 06/2011Tốt nghiệp Trường Trung học Phổ thông Tô Hiệu (Hải Phòng)
- Tháng 09/2011Kết hôn (chuyển từ Hải Phòng lên Hà Giang)
- Tháng 02/2016Vào làm việc tại công ty của Nhật Bản (Hải Phòng)
- Tháng 03/2018Vào học tại trung tâm tiếng Nhật (Hải Phòng)
- Tháng 10/2018Vào học tại Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Nhật Bản Nam Định
- Tháng 02/2020Sang Nhật → Bắt đầu khoá tập huấn
- Tháng 03/2020Bắt đầu thực tập tại viện dưỡng lão (Kobe)
〈Sinh năm 1993, quê Hải Phòng〉
Chị Lan Anh và chị Chi đang nỗ lực phấn đấu thực tập chăm sóc người cao tuổi tại viện dưỡng lão “Shinkoen Shirubiahomu” ở thành phố Kobe. Hai chị đang làm việc ở đây rất vui vẻ và được các sempai cũng như người cao tuổi tại cơ sở này yêu quý. Chúng tôi đã phỏng vấn 2 cô gái được ngợi khen là “toả sáng như vầng thái dương" tại viện dưỡng lão này.
Lý do đến Nhật Bản
――Tại sao 2 chị lại muốn đến Nhật Bản?
Ảnh chụp cùng các bạn ở trường cấp 3〈Tỉnh Hà Tĩnh, Tháng 1/2020〉
Chụp cùng con trai thứ hai tại nhà mẹ đẻ ở Hải Phòng〈Tháng 12/2018〉
Học tiếng Nhật kĩ càng rồi mới sang Nhật Bản
――Cả 2 chị đều học từ Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Nhật Bản Nam Định ra nhỉ. Tại sao các chị lại chọn trường này?
Cùng các bạn học ở trung tâm tiếng Nhật Nam Định〈Tháng 12/2018〉
Lễ hội ở Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Nhật Bản Nam Định〈Tháng 4/2019〉
【Thông tin từ ban biên tập】
Tại Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Nhật Bản Nam Định, học sinh học tập từ 1 năm rưỡi đến 2 năm, sau khi đạt trình độ N3 thì mới sang Nhật. Trung tâm còn gợi ý lộ trình sau khi thực tập kỹ năng xong về nước, quay trở lại Nhật để du học và chính thức đi làm. Những nơi thực tập mà trung tâm giới thiệu cho học sinh đều được chọn lựa sau khi giáo viên của trung tâm sang tận nơi để tìm hiểu về mức lương cũng như môi trường làm việc. Trung tâm chỉ nhờ công ty phái cử làm thủ tục, còn mức phí thì chỉ thu đúng theo mức nhà nước quy định.
*Thông tin liên lạc với Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Nhật Bản Nam Định: namdinhgakko@yahoo.com.vn
Ngoài thời gian lên lớp, mỗi ngày còn học thêm 6 tiếng
――Xin các chị chia sẻ thêm về Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Nhật Bản Nam Định.
● Chị Lan Anh
Ở trung tâm, học sinh chỉ lên lớp học buổi sáng, còn hằng ngày phải tự học trong lớp (làm bài tập và ôn luyện). Tôi thường học từ 1h30 đến 4h30 chiều, tập thể dục, đi chợ, nấu nướng, sau khi ăn tối xong lại trở về lớp học và học tiếp từ 7h đến 10h tối. Vì tất cả các bạn khác đều cố gắng nên tôi cũng phải nỗ lực. Học phí mỗi tháng chỉ 2 triệu đồng, nhưng sau khi tôi được chọn đi thực tập tại viện dưỡng lão Shinkoen thì viện dưỡng lão đã trả giúp cho tôi toàn bộ khoản học phí này.
● Chị Chi
Tôi cũng bị cuốn theo guồng học tập của các bạn. Tuy nhiên, cứ 2 tuần một lần, vào buổi chiều thứ Sáu, tôi lại lên xe buýt về Hải Phòng thăm con trai đang gửi ông bà ở quê rồi chiều Chủ Nhật lại trở về trường. Đi xe buýt từ Nam Định về Hải Phòng mất khoảng 2 ~ 3 tiếng đồng hồ.
● Chị Lan Anh và chị Chi
Sau khi sang Nhật, chúng tôi vẫn nhận được liên lạc từ thầy Lợi - hiệu trưởng của trung tâm và thầy Shinoda. Cứ khoảng 2 tháng một lần, chúng tôi lại báo cáo tình hình cho trường một lần và lần nào cũng nhận được hồi đáp.
Lý do lựa chọn ngành hộ lý
――Lý do lựa chọn ngành hộ lý của hai chị là gì?
Ngồi chờ bay sang Nhật tại sân bay ở Hà Nội〈Tháng 2/2020〉
Buổi liên hoan cùng thầy hiệu trưởng sau khi chọn được nơi thực tập〈Nam Định tháng 8/2019〉
Công việc ở viện dưỡng lão
――Công việc chăm sóc người cao tuổi có vất vả không?
● Chị Lan Anh
Ở tầng mà tôi đảm nhiệm có hơn 20 cụ già, chủ yếu ở độ tuổi 80. Có nhiều cụ cần được trợ giúp khi ăn uống, vệ sinh, tắm rửa, nhưng mỗi lần các cụ ông cụ bà được ăn món ngon thì đều tỏ ra rất thích thú. Mỗi tuần các cụ đi tắm 2 lần, khi được ngâm người vào nước ấm, các cụ lại cười mãn nguyện. Được thấy gương mặt tươi cười của các cụ trong viện dưỡng lão, bản thân tôi cũng thấy vui. Ngay cả chuyện thay tã giấy, hồi đầu tôi cũng không thích, nhưng khi đã quen thì cũng thấy bình thường. Bây giờ tôi thấy rất yêu công việc này.
● Chị Chi
Tôi có vóc người nhỏ nên trước đây cũng lo lắng không biết có làm được công việc chăm sóc người già hay không. Tuy nhiên, việc đưa các cụ đi tắm hay lên giường đều có máy móc bằng điện hỗ trợ nêu hầu như không phải dùng sức. Chỉ có lúc đỡ các cụ từ giường ngồi vào xe lăn là vất vả, nhưng bây giờ sức của tôi cũng đã cải thiện nên việc này trở nên nhẹ nhàng. Tôi cảm thấy rất quý các cụ ông cụ bà ở viện dưỡng lão nên khi các cụ vui vẻ thì tôi cũng thực sự vui sướng. Nghĩ rằng việc giao tiếp với các cụ là rất quan trọng nên tôi thường xuyên cất lời trò chuyện với các cụ, nhìn vào mắt các cụ và theo dõi phản ứng. Công việc cần trò chuyện thường xuyên rất hợp với tôi nên ngày nào tôi cũng cảm thấy vui vẻ.
Môi trường làm việc
――Các chị có giao lưu với người Nhật cùng chỗ làm không?
Ngày nghỉ, được phó giám đốc viện dưỡng lão chở đi chơi cùng chị Chi〈Tháng 7/2020〉
Con trai ở quê
――Không được gặp con trai, chắc chị buồn lắm nhỉ?
Chụp cùng 2 con〈Hà Giang năm 2019〉
Học tiếng Nhật
――Các chị vẫn tiếp tục học tiếng Nhật chứ?
Giờ học với giáo viên của “Asia no wa”〈Tháng 8/2020〉
Vở học với giáo viên của Lotus Works
Cuộc sống ở Nhật Bản
――Cuộc sống của các chị ở Nhật Bản có thuận lợi không?
Mua được bánh mì ở khu phố nhộn nhịp của Kobe〈Tháng 7/2020〉
Ngày nghỉ, 2 người cùng nhau ăn thịt nướng trong ký túc xá
Sổ tay chi tiêu của tôi (bình quân 1 tháng)
※ Tỷ giá 100 yên = 22.012 VND (tỷ giá ngày 28/9/2020)
Lương về tay (Bình quân mỗi tháng 125.000 yên) | |
Lương về tay |
125.000 yên ※ Đây là khoản tiền nhận được sau khi đã trừ thuế, tiền bảo hiểm xã hội và tiền kí túc xá. ※ Trong số tiền khấu trừ, tiền kí túc xá là 22.000 yên (đã bao gồm tiền điện, nước, ga, căn hộ 3 phòng ngủ) |
Chi tiêu (tổng cộng khoảng 25.000 ~ 34.000 yên) | |
Wifi |
4.000 yên ※ Pocket wifi (wifi cầm tay) |
Tiền ăn |
15.000 ~ 20.000 yên ※ Chủ yếu là tự nấu |
Chi phí lặt vặt, chi phí đi lại |
6.000 ~ 11.000 yên ※ Quần áo, chi phí đi lại, thỉnh thoảng ăn ngoài |
Tiền dư ra・Tiết kiệm được (bình quân 90.000 ~ 100.000 yên) | |
Tiền dư ra |
90.000 ~ 100.000 yên ※ Khoản tiền chênh lệch này gửi về gia đình. Sau này, khi được làm đêm thì tiền lương sẽ tăng lên và gửi được nhiều tiền về nhà hơn |
Ảnh trái: Tại sảnh viện dưỡng lão, Ảnh phải: Phòng trưng bày ở viện dưỡng lão
Gặp gỡ sempai số này
Chị Lê Thị Lan Anh
- Tháng 05/2017Tốt nghiệp Trường Trung học Phổ thông Mai Thúc Loan (Hà Tĩnh)
- Tháng 11/2017Vào học tại trung tâm tiếng Nhật (Hải Phòng)
- Tháng 05/2018Nhập học tại Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Nhật Bản Nam Định
- Tháng 02/2020Sang Nhật → Bắt đầu khoá tập huấn
- Tháng 03/2020Bắt đầu thực tập tại viện dưỡng lão (Kobe)
〈Sinh năm 1999, quê Hà Tĩnh〉
Chị Vũ Thị Chi
- Tháng 06/2011Tốt nghiệp Trường Trung học Phổ thông Tô Hiệu (Hải Phòng)
- Tháng 09/2011Kết hôn (chuyển từ Hải Phòng lên Hà Giang)
- Tháng 02/2016Vào làm việc tại công ty của Nhật Bản (Hải Phòng)
- Tháng 03/2018Vào học tại trung tâm tiếng Nhật (Hải Phòng)
- Tháng 10/2018Vào học tại Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Nhật Bản Nam Định
- Tháng 02/2020Sang Nhật → Bắt đầu khoá tập huấn
- Tháng 03/2020Bắt đầu thực tập tại viện dưỡng lão (Kobe)
〈Sinh năm 1993, quê Hải Phòng〉
Chị Lan Anh và chị Chi đang nỗ lực phấn đấu thực tập chăm sóc người cao tuổi tại viện dưỡng lão “Shinkoen Shirubiahomu” ở thành phố Kobe. Hai chị đang làm việc ở đây rất vui vẻ và được các sempai cũng như người cao tuổi tại cơ sở này yêu quý. Chúng tôi đã phỏng vấn 2 cô gái được ngợi khen là “toả sáng như vầng thái dương” tại viện dưỡng lão này.
Lý do đến Nhật Bản
――Tại sao 2 chị lại muốn đến Nhật Bản?
Ảnh chụp cùng các bạn ở trường cấp 3〈Tỉnh Hà Tĩnh, Tháng 1/2020〉
Chụp cùng con trai thứ hai tại nhà mẹ đẻ ở Hải Phòng〈Tháng 12/2018〉
Học tiếng Nhật kĩ càng rồi mới sang Nhật Bản
――Cả 2 chị đều học từ Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Nhật Bản Nam Định ra nhỉ. Tại sao các chị lại chọn trường này?
Cùng các bạn học ở trung tâm tiếng Nhật Nam Định〈Tháng 12/2018〉
Lễ hội ở Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Nhật Bản Nam Định〈Tháng 4/2019〉
【Thông tin từ ban biên tập】
Tại Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Nhật Bản Nam Định, học sinh học tập từ 1 năm rưỡi đến 2 năm, sau khi đạt trình độ N3 thì mới sang Nhật. Trung tâm còn gợi ý lộ trình sau khi thực tập kỹ năng xong về nước, quay trở lại Nhật để du học và chính thức đi làm. Những nơi thực tập mà trung tâm giới thiệu cho học sinh đều được chọn lựa sau khi giáo viên của trung tâm sang tận nơi để tìm hiểu về mức lương cũng như môi trường làm việc. Trung tâm chỉ nhờ công ty phái cử làm thủ tục, còn mức phí thì chỉ thu đúng theo mức nhà nước quy định.
*Thông tin liên lạc với Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Nhật Bản Nam Định: namdinhgakko@yahoo.com.vn
Ngoài thời gian lên lớp, mỗi ngày còn học thêm 6 tiếng
――Xin các chị chia sẻ thêm về Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Nhật Bản Nam Định.
Đi tham quan để thay đổi không khí với các bạn học cùng Trung tâm Nam Định〈Tỉnh Ninh Bình năm 2019〉
Tự học trong phòng học tại trung tâm Nam Định〈Năm 2019〉
Lý do lựa chọn ngành hộ lý
――Lý do lựa chọn ngành hộ lý của hai chị là gì?
Ngồi chờ bay sang Nhật tại sân bay ở Hà Nội〈Tháng 2/2020〉
Buổi liên hoan cùng thầy hiệu trưởng sau khi chọn được nơi thực tập〈Nam Định tháng 8/2019〉
Công việc ở viện dưỡng lão
――Công việc chăm sóc người cao tuổi có vất vả không?
Môi trường làm việc
――Các chị có giao lưu với người Nhật cùng chỗ làm không?
Ngày nghỉ, được phó giám đốc viện dưỡng lão chở đi chơi cùng chị Chi〈Tháng 7/2020〉
Con trai ở quê
――Không được gặp con trai, chắc chị buồn lắm nhỉ?
Chụp cùng 2 con〈Hà Giang năm 2019〉
Học tiếng Nhật
――Các chị vẫn tiếp tục học tiếng Nhật chứ?
Giờ học với giáo viên của “Asia no wa”〈Tháng 8/2020〉
Vở học với giáo viên của Lotus Works
Cuộc sống ở Nhật Bản
――Cuộc sống của các chị ở Nhật Bản có thuận lợi không?
Mua được bánh mì ở khu phố nhộn nhịp của Kobe〈Tháng 7/2020〉
Ngày nghỉ, 2 người cùng nhau ăn thịt nướng trong ký túc xá
Sổ tay chi tiêu của tôi (bình quân 1 tháng)
※ Tỷ giá 100 yên = 22.012 VND (tỷ giá ngày 28/9/2020)
Lương về tay (Bình quân mỗi tháng 125.000 yên) | |
Lương về tay |
125.000 yên ※ Đây là khoản tiền nhận được sau khi đã trừ thuế, tiền bảo hiểm xã hội và tiền kí túc xá. ※ Trong số tiền khấu trừ, tiền kí túc xá là 22.000 yên (đã bao gồm tiền điện, nước, ga, căn hộ 3 phòng ngủ) |
Chi tiêu (tổng cộng khoảng 25.000 ~ 34.000 yên) | |
Wifi |
4.000 yên ※ Pocket wifi (wifi cầm tay) |
Tiền ăn |
15.000 ~ 20.000 yên ※ Chủ yếu là tự nấu |
Chi phí lặt vặt, chi phí đi lại |
6.000 ~ 11.000 yên ※ Quần áo, chi phí đi lại, thỉnh thoảng ăn ngoài |
Tiền dư ra・Tiết kiệm được (bình quân 90.000 ~ 100.000 yên) | |
Tiền dư ra |
90.000 ~ 100.000 yên ※ Khoản tiền chênh lệch này gửi về gia đình. Sau này, khi được làm đêm thì tiền lương sẽ tăng lên và gửi được nhiều tiền về nhà hơn |
Tại sảnh viện dưỡng lão
Phòng trưng bày ở viện dưỡng lão