Cuộc sống - Visa | Tin mới nhất
Các bạn người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc ở Tokyo đã bao giờ “muốn nhận được tư vấn từ người mình tin tưởng” khi gặp khó khăn trong công việc và cuộc sống chưa? Khi đó, chắc hẳn bạn sẽ tìm kiếm thông tin do người Việt viết trên mạng xã hội. Tuy nhiên, mạng xã hội cũng thường ẩn chứa nhiều thông tin sai lệch. Khi “muốn nhận được tư vấn từ người đáng tin cậy”, “muốn xin tư vấn từ chuyên gia có kiến thức về pháp luật”, bạn thử dùng “東京都多言語相談ナビ (Tokyo Multilingual Consultation Navi - Tư vấn đa ngôn ngữ...
Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 hợp tác với bệnh viện đại học của Nhật...
16/01/20257 vấn đề trong cuộc sống cần được hỗ trợ tư vấn nhiều nhất
02/05/2024Ví dụ về các gói SIM giá rẻ của Nhật: Hãy cùng lựa chọn điện thoại di động...
18/03/2024Trang web hỗ trợ du học sinh, thực tập sinh kỹ năng, kỹ sư
[Được hỗ trợ bởi Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam]
Ngày nay, các ứng dụng trên điện thoại thông minh đã trở thành bộ phận không thể thiếu trong cuộc sống. Tuy nhiên, người nước ngoài vừa chân ướt chân ráo đến Nhật Bản chắc chắn sẽ như lạc vào mê hồn trận của vô số ứng dụng điện thoại và không biết nên tải và cài đặt ứng dụng nào. Vì vậy, ban biên tập KOKORO sẽ đăng tải loạt bài giới thiệu các ứng dụng miễn phí rất hữu ích trong cuộc sống, công việc cũng như học tập. Bài viết lần này là các ứng dụng có thể giúp ích cho các bạn khi giao tiếp với người Nhật. Các ứng dụng được giới thiệu trong bài này: 1. Google Translate (Google dịch) 2. Từ điển Mazii 3. Mạng giao tiếp LINE 1. Google Translate (Google dịch) 2. Từ điển Mazii 3. Mạng giao tiếp LINE Google Translate (trên App Store và Google Play tiếng Việt, app này được gọi là Google Dịch) Trước tiên, chúng tôi xin giới thiệu ứng dụng dịch có tên gọi Google Translate (tiếng Việt là Google Dịch). Đối với những người vừa mới sang Nhật hầu như chưa nói được tiếng Nhật và cả những người đã biết một chút tiếng Nhật nhưng chưa nghe thạo thì ứng dụng này sẽ giúp ích được ở mức độ nhất định. 【Cách sử dụng cơ bản】 1 Cài đặt tiếng Việt và tiếng Nhật, rồi bấm vào phần “Cuộc trò chuyện” 2 Đối với bản thân: Bạn bấm chọn phần “tiếng Việt” rồi nói bằng tiếng Việt vào micro của điện thoại di động, lời bạn nói sẽ được dịch ra tiếng Nhật rồi hiển thị trên màn hình và phát cả thành tiếng nữa. 3 Đối với người nói chuyện với bạn: Bạn bấm chọn “tiếng Nhật” rồi đưa điện thoại cho người đó, nhờ người đó nói bằng tiếng Nhật vào micro của điện thoại. Làm như vậy, lời người đó nói sẽ được hiển thị trên màn hình bằng tiếng Việt và phát cả thành tiếng. 1 Cài đặt tiếng Việt và tiếng Nhật, rồi bấm vào phần “Cuộc trò chuyện” 2 Đối với bản thân: Bạn bấm chọn phần “tiếng Việt” rồi nói bằng tiếng Việt vào micro của điện thoại di động, lời bạn nói sẽ được dịch ra tiếng Nhật rồi hiển thị trên màn hình và phát cả thành tiếng nữa. 3 Đối với người nói chuyện với bạn: Bạn bấm chọn “tiếng Nhật” rồi đưa điện thoại cho người đó, nhờ người đó nói bằng tiếng Nhật vào micro của điện thoại. Làm như vậy, lời người đó nói sẽ được hiển thị trên màn hình bằng tiếng Việt và phát cả thành tiếng. 4 Nếu thấy phần mềm không dịch đúng, bạn có thể thử các cách như “nói rõ ràng hơn”, hoặc “nói lại bằng từ ngữ khác (dùng từ càng đơn giản càng tốt)” và thử đi thử lại nhiều lần xem sao nhé. ※ Đối với các cuộc trò chuyện đơn giản thì ứng dụng này là khá đủ rồi! 【Tính năng dịch từ hình ảnh camera】 Tính năng “dịch từ hình ảnh camera” rất tiện dụng nhưng lại không được nhiều người biết tới. Đây là tính năng tự động dịch các chữ viết chụp bằng camera của điện thoại, các chữ viết trên màn hình được dịch hết chỉ trong nháy mắt. Tính năng này rất hữu ích khi bạn đi ra đường và gặp bảng hiệu hoặc các biển báo nhắc nhở chú ý mà không đọc được. Ví dụ như khi bạn không đọc được tên toà nhà (hoặc biển hiệu chẳng hạn), chỉ cần dùng ứng dụng này chụp ảnh và dịch ra thì sẽ biết ngay được tên toà nhà đó. 1 Bấm vào hình máy ảnh 2 Màn hình chụp ảnh sẽ hiện ra, bạn hướng điện thoại về phía các chữ cần dịch rồi ấn nút chụp ảnh. 3 Các chữ tiếng Nhật trong ảnh sẽ được chuyển thành tiếng Việt 1 Bấm vào hình máy ảnh 2 Màn hình chụp ảnh sẽ hiện ra, bạn hướng điện thoại về phía các chữ cần dịch rồi ấn nút chụp ảnh. 3 Các chữ tiếng Nhật trong ảnh sẽ được chuyển thành tiếng Việt Từ điển Mazii Đây là ứng dụng từ điển・dịch thuật・thông tin được rất nhiều du học sinh người Việt yêu thích. Ngoài số lượng từ vựng phong phú, khi bạn tra một chữ kanji thì ứng dụng này không chỉ giới thiệu từ vựng, thành ngữ, câu ví dụ có chứa chữ kanji đó và các từ đồng nghĩa, mà còn hiển thị cả thứ tự nét viết dưới dạng hình động. Hơn nữa, bạn có thể tìm các bản tin hình hoặc chương trình (ví dụ như trên YouTube) có liên quan đến từ ngữ đó. Ứng dụng này có sẵn nhiều tính năng khiến bạn cảm thấy “muốn học tiếng Nhật thêm nữa”. Một điểm đặc biệt của ứng dụng này là có thể dùng trong việc luyện thi Năng lực tiếng Nhật (JLPT). Các từ vựng được phân chia theo trình độ N1 ~ N5, ngoài việc tra kanji và từ vựng, bạn còn có thể dễ dàng học từ vựng thông qua các câu hỏi dạng đố vui. Ứng dụng này có menu rất phong phú. Ngoài tính năng từ điển, bạn còn có thể truy cập sang mạng xã hội và các trang tin tức ngay trong ứng dụng. Ngoài việc tra cứu ý nghĩa của chữ kanji, ứng dụng còn giúp bạn nắm được cả thứ tự nét viết một cách dễ hiểu. [Cách tra cứu bằng Mazii] Để tra cứu từ ngữ bằng Mazii, bạn có thể lựa chọn nhập dữ liệu cần dịch bằng cách thu âm thanh qua micro điện thoại, chụp ảnh chữ cần dịch bằng camera điện thoại hoặc gõ kí tự bằng bàn phím trong ứng dụng tương tự như Google Translate hoặc yêu cầu Mazii dịch kanji bằng cách viết trực tiếp vào màn hình. Các tính năng khác của Mazii: Tính năng dịch qua hình chụp từ camera. Bạn có thể chọn riêng chữ cần dịch trong ảnh đã chụp. Bạn còn có thể làm các bài kiểm tra từ vựng nữa! (hình minh hoạ là một bài kiểm tra trình độ JLPT N4). Bạn có thể đọc bản tin tiếng Nhật đơn giản có cả chữ kí âm furigana. Tính năng học từ vựng tương ứng với từng trình độ. (Hình ảnh giao diện trên máy vi tính) Tính năng dịch kanji bằng cách viết thẳng vào màn hình. Sau khi bạn bấm vào biểu tượng bảng viết tay và viết chữ lên màn hình, Mazii sẽ hiển thị một loạt các chữ kanji gợi ý để bạn chọn. Thậm chí bạn không cần phải viết quá đẹp hoặc đúng hoàn toàn thì Mazii vẫn có thể “đoán” và đưa ra được từ gợi ý. Đây là tính năng dịch nhanh rất hữu ích do không phải thao tác chụp ảnh và chọn chữ trên camera. Tính năng dịch qua hình chụp từ camera. Bạn có thể chọn riêng chữ cần dịch trong ảnh đã chụp. Bạn còn có thể làm các bài kiểm tra từ vựng nữa! (hình minh hoạ là một bài kiểm tra trình độ JLPT N4). Bạn có thể đọc bản tin tiếng Nhật đơn giản có cả chữ kí âm furigana. Tính năng học từ vựng tương ứng với từng trình độ. (Hình ảnh giao diện trên máy vi tính) Tính năng dịch kanji bằng cách viết thẳng vào màn hình. Sau khi bạn bấm vào biểu tượng bảng viết tay và viết chữ lên màn hình, Mazii sẽ hiển thị một loạt các chữ kanji gợi ý để bạn chọn. Thậm chí bạn không cần phải viết quá đẹp hoặc đúng hoàn toàn thì Mazii vẫn có thể “đoán” và đưa ra được từ gợi ý. Đây là tính năng dịch nhanh rất hữu ích do không phải thao tác chụp ảnh và chọn chữ trên camera. Mạng giao tiếp LINE Đây là ứng dụng dùng để liên lạc mà hiện nay người Nhật nào cũng biết, tuy nhiên nhiều người nước ngoài vẫn không biết sự tiện dụng của ứng dụng này. Xét về tính năng thì ứng dụng này cũng không có khác biệt gì nhiều so với các ứng dụng liên lạc khác, tuy nhiên, thế mạnh lớn nhất của ứng dụng này là được nhiều người Nhật sử dụng hơn cả. Bạn có thể coi đây là cơ hội để làm bạn với nhiều người Nhật hơn. Do mức độ phổ cập của LINE nên dịch vụ thanh toán tiền điện tử LINE Pay cũng rất phổ biến. Ngoài ra, bạn còn có thể nhận được các coupon giảm giá của riêng LINE và tiết kiệm được tiền khi mua sắm. Màn hình giao diện trò chuyện qua LINE (hình minh hoạ) LINEPay Kết luận Các bạn thấy những chia sẻ ở trên thế nào ạ? Hãy tích cực sử dụng các ứng dụng miễn phí này vào cuộc sống bận rộn hằng ngày để có được những trải nghiệm đầy đủ nhất tại Nhật Bản nhé!
15/01/2021
Ở Nhật Bản, xe ô tô lưu thông bên trái. Để sống an toàn, chúng ta hãy cùng tìm hiểu các luật giao thông tại Nhật như ▽ Cấm uống rượu bia khi lái xe (bao gồm cả xe đạp) ▽ Cấm chở thêm người khi lái các loại xe máy dưới 50 cc ▽ Xe máy dưới 125 cc không được đi vào đường cao tốc v.v. Điểm quan trọng trong luật giao thông của Nhật Tình hình giao thông ở Nhật rất khác so với Việt Nam. Luật giao thông của Nhật cũng khác Việt Nam nên khi tham gia giao thông, kể cả khi đi xe đạp, bạn nên biết các luật giao thông cơ bản. ◆ Xe ô tô lưu thông bên trái Ở Nhật, xe ô tô – xe máy – xe đạp lưu thông “bên trái”. Ở Việt Nam, các phương tiện lưu thông bên phải nên mới đầu, khi tham gia giao thông ở Nhật, bạn có thể sẽ hơi bỡ ngỡ và bị nhầm lẫn. Khi sang đường, ở Việt Nam thì bạn sẽ nhìn bên trái trước, nhưng ở Nhật thì hãy nhìn bên phải trước, hãy kiểm tra xem có xe ô tô, xe đạp đi tới hay không. Luật giao thông dành cho xe đạp Luật giao thông dành cho xe đạp của Nhật cũng khác Việt Nam. Ở Nhật có rất nhiều người đi xe đạp, cũng từng có rất nhiều tai nạn xảy ra, bạn hãy tuân thủ luật giao thông nhé. ◆ Điểm khác biệt lớn so với Việt Nam ・ Cả xe đạp và xe máy đều lưu thông bên trái (hãy đi bên trái mép đường). ・ Có thể đi xe đạp trên vỉa hè. Khi đó, hãy chạy xe bên phía gần với đường ô tô. Cũng có những đường dành riêng cho xe đạp. ・ Khi đi trên vỉa hè, không được chắn lối đi của người đi bộ. ◆ Các hành vi bị cấm Có men rượu khi lái xe ・ Vi phạm → Bỏ tù (~ 5 năm) hoặc Phạt tiền (~1.000.000 yên) Vượt đèn đỏ ・ Vi phạm → Bỏ tù (~ 3 tháng) hoặc Phạt tiền (~50.000 yên) Sử dụng điện thoại di động khi đang lái xe ・ Vi phạm → Bỏ tù (~ 3 tháng) hoặc Phạt tiền (~50.000 yên) Lái xe bằng 1 tay ・ Thông thường, hãy để cả 2 tay vào tay lái (Nếu trời mưa hãy mặc áo mưa) ・ Vi phạm → Bỏ tù (~ 3 tháng) hoặc Phạt tiền (~50.000 yên) Không bật đèn pha khi đang lái xe ・ Khi lái xe vào buổi tối, hãy bật đèn pha. Ở các cửa hàng 100 yên cũng có bán các loại đèn này ・ Vi phạm → Phạt tiền (~50.000 yên) Chở thêm 1 người ・ Chỉ có thể chở thêm trẻ nhỏ ・ Vi phạm → Phạt tiền (~20.000 yên) v.v. Lái xe dàn hàng ngang ・ Cấm đi xe đạp theo hàng ngang ・ Vi phạm → Phạt tiền (~20.000 yên) v.v. Bấm còi inh ỏi ・ Còi chỉ dùng trong trường hợp cảnh báo nguy hiểm, ngoài trường hợp đó ra không được bấm còi Chạy xe tốc độ cao trên vỉa hè ・ Trên vỉa hè, phải ưu tiên sự an toàn của người đi bộ Luật giao thông dành cho xe ô tô ◆ Bằng lái xe ・ Dù đã có bằng lái xe của Việt Nam, bạn cũng không thể lái xe ô tô ở Nhật. Bạn hãy tham gia một bài thi đơn giản ở các trung tâm lấy bằng lái của các địa phương, rồi đổi sang loại bằng có thể lái xe ở Nhật nhé. ※ Để làm thủ tục đổi bằng lái xe, bạn cần có hộ chiếu, bản gốc và bản photo của bằng lái xe ở Việt Nam. Để biết chi tiết, hãy xem trang chủ của Sở cảnh sát tại các tỉnh, hoặc hỏi trực tiếp Sở cảnh sát gần nhất. ・ Với những bạn chưa có bằng lái xe ô tô, các bạn có thể học lấy bằng lái xe ở các trường dạy lái. Nếu học lái theo kiểu học tập trung - nội trú, bạn có thể lấy bằng nhanh và tiết kiệm một khoản học phí. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Mình đã đi học bằng lái xe ô tô nội trú!|KOKORO ・ Đối với loại xe máy dưới 50 cc, bạn chỉ cần thi lấy bằng là có thể lái được. ◆ Điểm cần chú ý khi lái xe máy Tuỳ theo dung tích xi lanh, có loại xe máy có thể chở thêm người, cũng có loại không thể chở thêm người. Tùy vào phân khối xe (dung tích xi lanh), các loại bằng lái cần thiết cũng khác nhau. Xe máy dưới 125 cc không được đi vào đường cao tốc. Các loại bằng lái xe hai bánh Dung tích xi lanh Chở thêm 1 người Vào đường cao tốc Bằng lái loại "gentsuki" ~50 cc ✕ ✕ Bằng lái xe hai bánh thông thường, cỡ nhỏ ~125 cc ◯ ✕ Bằng lái xe hai bánh thông thường ~400 cc ◯ ◯ Bằng lái xe hai bánh cỡ lớn Không giới hạn ◯ ◯ Tổng kết Bài viết này đã giới thiệu về các điểm chính trong luật giao thông của Nhật. ・ Xe ô tô, xe máy lưu thông bên trái ・ Cấm uống rượu bia, lái xe bằng 1 tay, chở thêm người, không bật đèn pha v.v. khi đi xe đạp ・ Xe máy dưới 50 cc không được chở thêm người ・ Xe máy dưới 125 cc không được vào đường cao tốc Nếu trở thành nạn nhân của một vụ tai nạn giao thông, bạn sẽ bị tổn hại về sức khỏe, còn nếu gây ra tai nạn, bạn có thể bị thiệt hại nặng nề về tài chính nếu phải bồi thường. Hãy cẩn thận khi tham gia giao thông nhé.
26/01/2022
Ở Nhật bằng lái xe không chỉ là giấy tờ tất yếu khi lái xe, mà còn là một trong những giấy tờ tùy thân phổ biến. Để lấy được bằng lái xe, thường sẽ phải mất tới vài tháng đi học ở trung tâm dạy lái, chi phí cũng mất khoảng trên dưới 300.000 yên (khoảng 62,5 triệu đồng). Tuy nhiên, với hình thức học nội trú thì chi phí khá rẻ mà chỉ mất khoảng 2 tuần là có thể thi lấy bằng chính thức. Mình cũng đi học nội trú và đã lấy bằng lái nên hôm nay mình xin chia sẻ kinh nghiệm của mình tới mọi người nhé! ※Tỷ giá tính đến 15/8/2021: 100 yên tương đương khoảng 20.835 đồng 〈Mục lục〉 Cách chọn trung tâm dạy lái và chi phí Cở sở vật chất kí túc xá và cuộc sống Nội dung học và quá trình cho tới khi lấy được bằng Đi tham quan khi có thời gian rảnh Ưu, nhược điểm của việc học bằng lái xe nội trú Thi lấy bằng ở trung tâm sát hạch bằng lái xe(免許センター) Tóm lược Cách chọn trung tâm dạy lái và chi phí Shinkansen từ Tokyo tới Niigata Mình là một du học sinh. Sau khi học 1 năm rưỡi ở trường Nhật ngữ mình đã vào học một trường Đại học ở Tokyo và hiện tại là sinh viên năm 4. Mình đã tìm được một công việc ở Nhật và vì công việc cần lái xe nên mình đã đi học bằng lái xe. Toàn bộ chi phí là tự bản thân mình chi trả. Vì muốn nhanh lấy được bằng với chi phí rẻ nên mình đã chọn học nội trú. So với học bình thường phải mất mấy tháng để hoàn thành khóa học thì học nội trú chỉ mất khoảng 2 tuần, chi phí cũng rẻ được mấy chục nghìn yên. Mình đã tìm hiểu thông tin về các trường nội trú trên mạng internet nhưng với số tiền lớn mà chỉ trao đổi qua mạng thì mình thấy không an tâm. Do vậy trong số tờ rơi có ở trường, mình đã chọn trung tâm ở Niigata và làm thủ tục xin học thông qua trường. Giá rẻ, được tận hưởng cảm giác đi du lịch xa nên mình đã chọn trung tâm đó. Mình chọn khóa học có kèm theo 3 bữa ăn mỗi ngày với giá 218,000 yên (khoảng 45 triệu 420 nghìn đồng). Vì không phải mùa cao điểm nên mình được ở 1 mình trong phòng dành cho 2 người mà không cần trả thêm phí. Chi phí bao gồm tiền học, sát hạch hoàn thành khóa học, sát hạch tốt nghiệp, tiền phòng cho 13 đêm 14 ngày và tiền ăn. Tuy nhiên, nếu bị trượt một trong các khi thi sát hạch thì sẽ phát sinh phí và kéo dài thời gian học vài ngày. Chi phí đi lại tới địa điểm học và cả đi được trường dạy lái xe chi trả 19,000 yên. Tháng 7/2021, mình đã đi Shinkansen tới Niigata (mình mua vé shinkansen được giảm giá cho học sinh, gồm vé lên tàu 4,570 yên, vé tốc hành 5,040 yên). Các bạn cùng tham gia với mình chủ yếu là các bạn tới từ vùng thủ đô Tokyo, ngoài ra cũng có bạn từ Hokkaido, Aichi, Gunma, Nagano tới nữa. Cở sở vật chất kí túc xá và cuộc sống Từ trái sang phải, từ trên xuống dưới:Khung cảnh từ ga Nishishibata, kí túc xá, phòng ngủ, cơm tối Tỉnh Niigata là một vựa lúa lớn của Nhật Bản. Từ ga Niigata đổi tàu đi tới ga Nishishibata (đường sắt JR) mở ra trước mắt bạn sẽ là cảnh những cánh đồng lúa. Tới ga Nishishibata sẽ có xe bus mini tới đón về trường để bắt đầu làm thủ tục nhập học và sau đó sẽ nhận phòng kí túc xá. Kí túc xá là một tòa nhà 2 tầng, phòng rất sạch đẹp, cơm rất ngon, lại có máy giặt, nên rất thời gian ở đây rất thoải mái dễ chịu. Từ kí túc xá tới trường chỉ mất 5 phút đi bộ nên giữa giờ nghỉ của các tiết học mình thường về lại phòng. Kí túc xá nam và nữ là hai tòa riêng biệt nhưng khi ăn cơm thì tất cả đều tập trung ăn ở tầng 1 của tòa kí túc nữ. Vì ảnh hưởng của dịch corona nên buổi đi Osen, tiệc giao lưu như thường lệ đều bị hủy. Tuy nhiên mình quen được các bạn cùng kí túc nên thời gian ở đây rất vui vẻ. Nội dung học và quá trình cho tới khi lấy được bằng Trình tự học lấy bằng lái xe Mình nhập trường ngày 15/7 và tốt nghiệp ngày 28/7. Giai đoạn 1 có 9 tiết học lí thuyết, 12 tiết học thực hành lái trong trường. Học xong các tiết này sẽ có khì thi sát hạch hoàn thành nội dung học (lí thuyết và thực hành) và nếu đậu thì sẽ được cấp karimen để được tập lái thực tế trên đường. Học lí thuyết Sách học lí thuyết khá dày. Lúc đầu mình đã nghĩ là không thể nào mà học thuộc hết được. Nhưng sau khi học thì chỉ cần nắm vững những điểm mấu chốt là được nên mình cũng bớt lo lắng hơn. Trong lớp mình học có mỗi mình là người nước ngoài nên giáo vên vẫn giảng với tốc độ bình thường. Trong giờ học cấm dùng điện thoại, nên có những từ không hiểu cũng không tra nghĩa được mà phải để tới khi về phòng ngồi học lại mới tra rồi hiểu ra. Trường còn có các buổi học tham gia tự do. Mình đã tham gia 5 tiết và làm đi làm lại các đề thi thử rồi nghe giáo viên giải thích những chỗ chưa hiểu, nhờ vậy mình vượt qua kì thi lí thuyết mà không thấy quá khó. Học thực hành Cảnh hoàng hôn ở trường lái Ngày nhập học ngay buổi đó mình học các thao tác cơ bản với mô hình sau đó vô lái thật luôn. Lần đầu tiên ngồi sau vô lăng mình rất run. Tuy nhiên sau 1 tuần đậu kì sát hoạch hoàn thành giai đoạn 1, ngay hôm đó mình đã được lái thực tế ở đường. Lái trên đường cần chú ý chuyển động của các xe khác và người đi bộ. Ở trong trường lái, mình thường lái với tốc độ trên dưới 20km nhưng ngoài đường có những lúc phải lái với tốc độ 70km. Mình vừa lái vừa sợ toát mồ hôi. Tuy nhiên dần dần quen thì khi lái, mình cũng đã thoải mái hơn. Sát hạch tốt nghiệp (lái ngoài đường) thì mình luôn chú ý giữ tốc độ ổn định và xác nhận an toàn. Đi tham quan khi có thời gian rảnh Shimizu-en (thị xã Shibata, tỉnh Niigata) Ngày nào cũng khá là bận rộn, nên hầu như chỉ có thời gian rảnh vào khoảng chiều tối. Hoặc có xong sớm thì do dịch corona thì các địa điểm tham quan lại đóng cửa sớn nên không đi tham quan đâu được. Nhưng 1 ngày trước khi tốt nghiệp, việc luyện tập đến 2 giờ chiều là kết thúc nên cuối cùng mình cũng đi chơi được. Mình đi xe điện của JR tới ga Shibata rồi thuê xe đạp ở trung tâm thông tin du lịch để đi tham quan thị xã Shibata và Shimizu-en (nhà vườn kiểu Nhật). Thành Shibata Ưu, nhược điểm của việc học bằng lái xe nội trú Phòng tiếp nhận của trường dạy lái xe Mình nhận thấy một số ưu điểm và nhược điểm của việc học lái xe nội trú như sau. 〈Ưu điểm〉 ✔︎ Ưu điểm lớn nhất của việc học lái xe nội trú là 2 điểm “nhanh” và “rẻ”. Học các trường bình thường ở khu vực xung quanh thủ đô sẽ mất khoảng 280-300 nghìn yên và thời gian cũng mất khoảng vài tháng. Hơn nữa việc đăng kí và sắp xếp các tiết học khá vất vả còn học nội trú thì tất cả điều được sắp xếp sẵn. ✔︎ Được giao lưu với những người cùng học ✔︎ Tùy từng địa điểm, sẽ được tận hưởng cảm giác như đi du lịch 〈Nhược điểm〉 ✔︎ Trong thời gian học không được về nhà, cũng không làm được các công việc khác. Thi lấy bằng ở trung tâm sát hạch bằng lái xe(免許センター) Sau khi tốt nghiệp trường dạy lái, mình phải thi lí thuyết ở trung tâm sát hạch bằng lái nơi mình đang sinh sống. Có chỗ phải đặt lịch trước nên các bạn hãy tìm hiểu trước. Bài thi có 95 câu làm trong 50 phút, trên 90 điểm là đỗ, và sẽ được cấp bằng ngay ngày hôm đó. Chi phí thì ở tỉnh Kanagawa thì lệ phí thi là 1,750 yên, phí cấp bằng là 2,050 yên (mỗi tỉnh mỗi khác). Về phần mình thì sau khi tốt nghiệp mấy ngày mình thi luôn nên đỗ luôn lần một, tuy nhiên nghe nói cũng có rất nhiều người phải thi nhiều lần mới đỗ. Tốt nghiệp xong, trong khi chưa quên kiến thức thì nên thi càng sớm càng tốt. Tóm lược Cổng vào Shimizu-en Học lái xe theo hình thức nội trú thì khoảng 2 tuần là có thể tốt nghiệp. Chi phí vừa rẻ hơn lại còn được trả tiền đi lại. Ngoài ra còn được ngắm nhìn những phong cảnh chưa từng thấy, ăn những món ăn địa phương. Với mình học nội trú là 1 gói học siêu phù hợp. Nếu muốn chi phí ít thì hãy chọn thời điểm học giống mình, tránh những kì nghỉ dài như nghỉ hè... Ngoài ra, mình thì đi học một mình nhưng nếu đi cùng bạn bè thì vừa vui hơn mà có trường hợp lại còn được giảm giá nữa. Mọi người tham khảo nhé!
24/08/2021
Ở Nhật, trẻ vị thành niên khi ở khách sạn một mình hoặc đi hát ở quán Karaoke sẽ có nhiều hạn chế. Chúng ta cùng tìm hiểu nhé. 〈Thạch Long〉 Hạn chế độ tuổi ở các khách sạn dạng Hostel Sau khi sang Nhật du học được vài tháng và bắt đầu có bạn bè thân thiết, chúng ta sẽ nghĩ “Hay là để dành lương đi làm thêm để đi suối nước nóng, ngủ một đêm rồi về nhỉ”. Nhưng hãy cẩn thận với các hạn chế độ tuổi khi ở khách sạn nhé. Đa phần các khách sạn ở Nhật Bản đều có quy định “Nếu là người vị thành niên thì phải được phép của người giám hộ”. Có nhiều khách sạn quy định phải đủ 18 tuổi hoặc đã tốt nghiệp trung học phổ thông, nhưng một số khách sạn quy định dưới 20 tuổi cần phải có sự đồng ý của người giám hộ. Nếu bạn dưới 19 tuổi, khi đặt khách sạn, hãy gọi điện hoặc liên lạc với khách sạn qua thư điện tử nhé. Nếu là du học sinh và sống 1 mình thì bạn hãy gọi điện cho khách sạn để xác nhận xem mình có được đặt phòng không nhé. Sở dĩ cần phải có giấy đồng ý vì khách sạn cần có người đứng ra chứng nhận thân phận của người đăng ký thuê phòng. Trường hợp có việc gì thì còn có người chịu trách nhiệm đứng ra giải quyết. Trẻ em không được phép mua đồ uống có cồn hoặc thuốc lá Thú thực đi, hồi còn bé, bạn đã bao nhiêu lần phải “chạy ra đầu ngõ” mua hộ bố bao thuốc rồi? Rất nhiều phải không? Bản thân tôi cũng vậy. Bố đang ngồi với bạn bè là kiểu gì cũng nhờ thằng con trai là tôi đây, chạy ra đầu phố mua thêm mấy chai bia, mấy bao thuốc. Điều tuyệt vời nhất của hoạt động này là “tiền trả lại bố cho mày luôn đấy”. Nếu bạn vẫn còn giữ thói quen này ở Nhật coi chừng gặp rắc rối lớn. Ở Nhật có quy định rất chặt chẽ về việc bán thuốc lá, bia rượu cho người dưới 20 tuổi (độ tuổi đánh dấu cột mốc trưởng thành ở Nhật Bản). Nếu nghi ngờ độ tuổi của người mua thì các siêu thị, cửa hàng tiện lợi đều có quyền yêu cầu người mua xuất trình chứng minh thư. Nếu siêu thị, cửa hàng tiện lợi bị phát hiện bán bia rượu, thuốc lá cho người chưa đủ tuổi mua mặt hàng này thì sẽ bị phạt tiền dưới 500.000 yên (tương đương với 100 triệu đồng) và có khả năng bị rút giấy phép bán rượu. Nếu bán thuốc lá cho trẻ vị thành niên cũng có khả năng bị phạt tiền dưới 500.000 yên. Có chuyện thế này. Cả nhà tôi đi siêu thị. Sau khi thanh toán xong mới phát hiện ra chưa mua chai rượu mirin dùng để ướp thịt gà. Tôi tiện miệng nhờ con gái 13 tuổi đi lấy chai mirin rồi mang ra quầy thanh toán. Tuy nhiên, con gái tôi bị từ chối thanh toán. Cá nhân tôi thậm chí còn bị nhắc nhở vì nhờ trẻ em đi mua rượu, dù đó chỉ là loại rượu dùng trong ẩm thực. Lý do là vì mirin được coi là loại đồ uống có cồn. Tuy nhiên đối với loại rượu sake dùng để nấu ăn “料理酒” (ryorishu) thì lại khác. Do loại sake này có nhiều muối và đường nên không uống như rượu được nên dù có là trẻ em thì cũng có thể đi mua. Đi xe máy tay ga cỡ nhỏ cũng phải có bằng Nhật cũng quy định rất nghiêm ngặt độ tuổi được phép thi bằng lái xe. Nếu đi xe dưới 50 phân khối thì phải đủ 16 tuổi, muốn lấy bằng lái xe phải đủ 18 tuổi. Đối với xe tay ga dưới 50 phân khối thì không cần phải đi học mà chỉ cần tới địa điểm thi là được. Nhưng muốn lái xe ô tô thì phải đi học ở trường lái xe. Trường hợp là người vị thành niên thì cần phải có giấy đồng ý của người giám hộ. Chi phí cho việc học lái xe ở Nhật thường từ 240.000 yên đến 300.000 yên. Có loại hình học lấy bằng lái xe nội trú để có thể lấy bằng trong thời gian ngắn và giảm được chi phí. Nếu ta tận dụng tốt có thể chỉ tốn khoảng 200.000 là có thể học lấy được bằng. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Tham khảo bài viết về học lấy bằng lái xe! Bao nhiêu tuổi thì được phép kết hôn? Theo luật của Nhật Bản thì nam giới từ 18 tuổi, nữ giới từ 16 tuổi được phép kết hôn. Tuy nhiên do là người vị thành niên nên cần phải được người giám hộ cho phép. Bộ luật Dân sự sửa đổi sẽ có hiệu lực từ tháng 4/2022, tuổi được phép kết hôn đối với nữ giới được tăng lên 18 tuổi giống như nam giới. Đồng thời tuổi thành niên được giảm từ 20 tuổi xuống 18 tuổi nên từ 18 tuổi trở nên nếu kết hôn thì không cần phải có sự đồng ý của cha mẹ nữa. Ngoài ra giới hạn tuổi cũng được áp dụng đối với việc đi làm. Theo Luật tiêu chuẩn Lao động của Nhật, người dưới 18 tuổi không được phép đi làm từ sau 10 tối tới 5 giờ sáng hôm sau. Luật này nghiêm tới mức ngay cả những ban nhạc trẻ được coi là thần tượng ở Nhật cũng không được phép diễn trên sân khấu sau 22h đêm. Trong các buổi biểu diễn ca nhạc cuối năm, đài truyền hình NHK luôn ưu tiên các nhóm nhạc trẻ biểu diễn trước mốc 22h để không vi phạm luật pháp. Muốn đi hát karaoke cũng phải… đủ tuổi Đây cũng là một trong những trải nghiệm khiến tôi ngỡ ngàng ở Nhật Bản. Ở Việt Nam thì các quán karaoke phục vụ mọi đối tượng và bất kỳ khung giờ nào. Nhưng ở Nhật, tuỳ thuộc vào luật của từng tỉnh, thành phố cũng như mỗi quận mà quy định cũng có chút thay đổi, hầu hết các quán karaoke ở Nhật đều giới hạn sử dụng dịch vụ tuỳ theo lứa tuổi. Ví dụ như, người dưới hoặc bằng 16 tuổi không được vào quán karaoke sau 18 giờ, đa phần các quán đều cấm người dưới hoặc bằng 18 tuổi không được đi hát sau 22h hoặc 23h giờ, kể cả có người người bảo hộ đi cùng. Vì vậy ở Nhật gia đình không được dẫn con đi hát Karaoke cho tới tối muộn.
21/10/2021
Nhiều người nước ngoài đến Nhật và rất băn khoăn không biết nên sống ở thành phố hay nông thôn. Khi còn là du học sinh, mình đã sống ở Tokyo và Chiba, hiện nay mình đang sống ở một thành phố thuộc tỉnh Hyogo. Mình đã sống ở cả thành thị và nông thôn ở Nhật nên mình muốn giới thiệu với các bạn những điểm khác biệt giữa hai nơi này. 〈Miikochan〉 Người nước ngoài sống ở Nhật Theo thống kê của Bộ tư pháp, tính đến tháng 6 năm 2021, có khoảng 2.820.000 người nước ngoài sinh sống ở Nhật. Các quốc tịch của người nước ngoài được xếp hạng như sau. ① Người Trung Quốc: 745.411 người (26.4%) ② Người Việt Nam: 450.046 người (15.9%) ③ Người Hàn Quốc: 416.389 người (14.7%) ④ Người Philippines: 277.341 người (9.8%) ⑤ Người Brazil: 206.365 người (7.3%) Thêm vào đó, các tỉnh thành phố có nhiều người nước ngoài được xếp hạng như sau. Tỉnh, thành phố Số người nước ngoài % 1 Tokyo 541,807 19.2 2 Aichi 269,685 9.6 3 Osaka 250,071 8.9 4 Kanagawa 230,301 8.2 5 Saitama 198,548 7.0 6 Chiba 168,048 6.0 7 Hyogo 113,772 4.0 8 Shizuoka 99,143 3.5 Điểm tốt và điểm không tốt khi sống ở thành phố Khi sống trong 23 quận ở Tokyo, mình thấy cái gì cũng tiện lợi. Đặc biệt là hệ thống cửa hàng rất phong phú, đầy đủ, có nhiều siêu thị và cửa hàng tiện lợi. Có nhiều nhân viên cửa hàng là người nước ngoài, bạn có thể xin tư vấn bằng tiếng Việt tại một số cửa hàng bán điện thoại di động và sim. Vì vậy, mình đã tổng hợp các điểm tốt và không tốt khi sống ở thành phố vào bảng dưới đây. ◆ Điểm tốt khi sống ở thành phố Về mặt công việc Nhiều thông tin tuyển dụng, nhiều việc làm thêm Nhiều nơi làm việc tích cực tuyển dụng người nước ngoài Mức lương tiêu chuẩn cao Về mặt sinh hoạt Nhiều tuyến đường, tần suất số chuyến tàu, xe buýt cao Gần sân bay lớn, thuận tiện để đi về nước, đi du lịch Nhiều khu vui chơi, nhà hàng, cửa hàng nhỏ. Nhiều nơi cung cấp dịch vụ cho người nước ngoài Nhiều nhà trẻ, trường mầm non Về mặt văn hoá Dễ tiếp nhận người nước ngoài Nhiều người nước ngoài, dễ tìm bạn cùng quê ◆ Điểm không tốt khi sống ở thành phố Về mặt công việc Vất vả trong việc đi học, đi làm vì tàu chật kín người Về mặt sinh hoạt Vật giá cao (đặc biệt là tiền nhà, tiền học phí, các món ăn sống v.v.) Nhiều ô tô nên không khí bị ô nhiễm vì các loại khí thải Khó tìm được một khoảng trống để tự trồng rau v.v. Xa núi, biển nên ít có cơ hội tham gia các hoạt động vui chơi ngoài trời Về mặt văn hoá Mối quan hệ giữa người với người khá mờ nhạt, ít có tinh thần "tương thân tương ái" Điểm tốt và điểm không tốt khi sống ở nông thôn Thành phố ở địa phương (Thành phố Shizuoka) Sau khi sống ở Tokyo, mình đã sống ở thành phố Kashiwa thuộc tỉnh Chiba, hiện nay thì sống ở thành phố Himeji thuộc tỉnh Hyogo. So với việc sống ở Tokyo, khi sống ở các thành phố thuộc các tỉnh, tiền thuê nhà rất rẻ nhưng phòng rất rộng. Thế nhưng, khi mình đi tìm việc thì không tìm được việc mình thích ở gần nơi mình sống. Vì thế mà mình phải đi tàu 2 tiếng (một chiều) để đi từ Himeji vào trong thành phố Osaka làm việc. Hồi mình ở thành phố Kashiwa cũng vậy, mình đi đến chỗ làm thêm ở Tokyo mất 45 phút (một chiều). Tuy nhiên, thời gian gần đây, các thành phố nhỏ ở nông thôn cũng đã có thêm nhiều việc cho người nước ngoài. ◆ Điểm tốt khi sống ở nông thôn Về mặt sinh hoạt Vật giá rẻ, nếu so với thành phố lớn thì tiền nhà, tiền học, tiền mua đồ ăn sống rất rẻ Ít cảm thấy stress do đông người, tiếng ồn, tắc nghẽn vào giờ đi làm Không khí sạch, tốt cho sức khoẻ Có nhiều người tự trồng rau trong vườn nhà, nếu sống ở chung cư cũng có một khoảng đất nhỏ để trồng trọt Gần núi, biển, dễ tham gia các hoạt động vui chơi ngoài trời Về mặt văn hoá Có khu vực có sự gắn kết mạnh mẽ của cộng đồng người thuộc từng quốc gia Tình người nồng ấm, có văn hoá tương trợ lẫn nhau ◆ Điểm không tốt khi sống ở nông thôn Ít tuyến đường, tần suất số chuyến tàu, xe buýt thấp. Ở những nơi xa thành phố lớn, có nơi 1 tiếng chỉ có 1-2 chuyến tàu điện. Có những nơi không có tàu điện, xe buýt, nếu không có ô riêng thì không thể sinh hoạt được. Để lấy bằng lái ô tô thì cần có tiếng Nhật tương đương N2. Rất ít khu vui chơi giải trí, cửa hàng nhỏ, quán ăn Việt Nam v.v. Những điều lưu tâm khi sống ở Nhật Khi sống ở Nhật, mình thường lưu tâm đến các việc dưới đây. ・ Giao tiếp nhiều với người Nhật. ・ Hoàn thành tốt vai trò và trách nhiệm của mình trong công việc. ・ Tích cực tham gia các hoạt động tình nguyện ở địa phương. ・ Hiểu cách nghĩ của người Nhật, học hỏi những điểm tốt. Ngoài ra, việc tuân thủ các luật lệ trong xã hội cũng rất quan trọng. Bạn hãy tuân thủ luật pháp và các luật như “không ăn cắp vặt”, “không sử dụng thẻ lưu trú giả”, “không bán sổ ngân hàng, thẻ ngân hàng cho người khác” v.v. Hãy tham khảo kinh nghiệm của những anh chị đã có cuộc sống tuyệt vời ở nông thôn nhé. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Hành trình du học trọn vẹn ý nghĩa nhờ vòng kết nối bạn bè phong phú (Nagasaki) [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Cùng bạn bè sống vui vẻ ở vùng thôn quê (Thực tập kỹ năng ở tỉnh Mie) Tổng kết Thành phố lớn hay nông thôn đều có giá trị riêng. Bạn hãy chọn khu vực sống theo phong cách sống và mục tiêu tương lai của bạn. Mình muốn làm việc trong ngành dịch vụ nên ban đầu mình chọn một thành phố lớn - nơi dễ kiếm việc như vậy. Tuy nhiên, mặc dù ở thành thị có nhiều việc làm hơn và lương cao hơn nông thôn nhưng việc chênh lệch tiền nhà và học phí cao hơn chênh lệch lương (chênh lệch giữa lương thành thị và nông thôn) khá nhiều. Du học sinh cũng có những hạn chế trong việc đi làm thêm, vì vậy bạn nên chọn khu vực sống sau khi cân nhắc sự chênh lệch về chi tiêu. Thời gian gần đây, số lượng việc làm của người nước ngoài ở nông thôn tăng lên, bạn cũng có thể đi du học ở nông thôn và tìm việc làm ở thành phố. Hãy tham khảo những bài viết trong mục kinh nghiệm cá nhân trên trang KOKORO nhé.
05/01/2022
Khi bắt đầu sống ở Nhật, hai thứ bạn cần có đầu tiên là tài khoản ngân hàng và điện thoại di động phải không nào? Thế nhưng với mình, như vậy vẫn chưa đủ. Hồi ở Việt Nam, mình sử dụng thẻ tín dụng và các ứng dụng trên điện thoại để thanh toán hầu hết các hoá đơn nên khi sang Nhật, nếu không có thẻ tín dụng, mình thấy rất bất tiện. Ban đầu mình không thể mở thẻ tín dụng ở Nhật một cách dễ dàng, nhưng cuối cùng thì mình cũng đã mở được 3 loại thẻ khác nhau, sau đây mình sẽ giới thiệu cho các bạn trải nghiệm của mình nhé.〈Vân Hoàng〉 Không thể mở thẻ tín dụng tại ngân hàng Trước khi bắt đầu đi làm vào mùa thu năm 2021 này, mình đã sống 1 năm ở Nhật với tư cách là du học sinh nhận học bổng Chính phủ. Ngay sau khi sang Nhật, để có thể nhận tiền học bổng hàng tháng, mình đã mở tài khoản của “Ngân hàng Yucho”. Sau đó mình được ngân hàng phát cho sổ ngân hàng và thẻ rút tiền, nhưng thẻ này không có chức năng như một thẻ Debit nên không thể sử dụng để thanh toán khi mua hàng tại siêu thị hay trên các trang mua sắm online. Lần này là lần thứ ba mình đi du học theo diện nhận học bổng Chính Phủ (chương trình cao học). Lần du học đầu tiên, mình không biết về thẻ Credit, còn lần du học thứ hai thì nhân viên của ngân hàng Yucho đã hỏi mình có muốn làm thẻ Credit hay không nên mình đã làm thẻ. Lần thứ ba này, mình nói với nhân viên của ngân hàng Yucho là “Tôi muốn mở thẻ Credit”, nhưng vì thời gian lưu trú của mình chỉ có 1 năm nên họ đã trả lời là mình không đủ điều kiện mở thẻ. Ở lần du học thứ hai, mình có thời gian lưu trú là 2 năm, còn lần này chỉ có 1 năm thôi nên mình không được mở thẻ. Khác biệt lớn giữa cuộc sống không dùng tiền mặt và cuộc sống cần tiền mặt Những năm gần đây, mình đã sống ở Việt Nam với phương thức thanh toán không cần tiền mặt (cashless). Trong ví của mình có 3 thẻ Credit, trong điện thoại cũng có các ứng dụng của ngân hàng, ví thanh toán điện tử nên gần như mình không đem theo tiền mặt và mình thấy không có gì bất tiện cả. Khi đi làm (bằng GrabBike), mua sắm, ăn uống bên ngoài, mình đều có thể thanh toán bằng thẻ, ở các cửa hàng nhỏ thì có thể thanh toán thông qua mã QR trên ứng dụng trong điện thoại. Ngoài ra, khi đi ăn cùng với bạn bè, một bạn sẽ đứng ra trả hết tiền trước, sau đó các thành viên còn lại sẽ chuyển khoản tiền ăn cho bạn đó. Ở Việt Nam, chuyển tiền trong ngân hàng hay khác ngân hàng đều không mất phí, đã vậy còn không mất thời gian, không mất công nên cực kì tiện lợi và thoải mái. Bảng sao kê giao dịch khi mình mua sắm ở Nhật bằng thẻ của Việt Nam Thế nhưng, lần này vì không mở được thẻ Credit của Nhật nên mình đã quay lại cuộc sống cần đến tiền mặt. Dù mình có 3 thẻ của Việt Nam nhưng sau khi mua sắm ở Nhật, công ty thẻ sẽ quy đổi tỷ giá sang tiền Việt và điều này thì không hề có lợi chút nào, thậm chí còn bị tính phí giao dịch nước ngoài (0,8% tổng số tiền giao dịch). Nhiều ứng dụng ví điện tử trên điện thoại cũng yêu cầu phải có thẻ Credit, nên không có thẻ thì không dùng được. Các khoản tiền điện thoại, tiền điện v.v… mình đều phải đến cửa hàng tiện lợi để thanh toán bằng tiền mặt. Mình cũng đã thử dùng ứng dụng “Yucho pay” nhưng ứng dụng này không được chấp nhận ở siêu thị hay cửa hàng tiện lợi. Thẻ EPOS của GTN Cứ như thế, mình đã rất khổ sở vì không làm được thẻ Credit của Nhật, nhưng một ngày nọ, một vị cứu tinh bất ngờ xuất hiện. Khoảng một tuần sau khi kí hợp đồng với hãng SIM điện thoại giá rẻ tên là “GTN mobile”, nhân viên người Việt của hãng đã gọi điện thoại cho mình. Họ mời mình mở thẻ Credit được gọi là “Thẻ EPOS (Epos card)”. GTN là SIM giá rẻ mà người nước ngoài cũng có thể dễ dàng mua được. Nhân viên của GTN biết mình là người nước ngoài nên đã gọi điện thoại cho mình. Việc “không mất phí hội viên thường niên” hay “được tặng 2000 điểm” cũng cực kì hấp dẫn. Nghe thế, mình không hề phân vân mà nói luôn “đúng rồi, mình muốn mở thẻ” và sau đó mình đã đăng ký online để làm thẻ. Chỉ mấy hôm sau, thẻ Credit của mình đã được chuyển đến. Để xác nhận danh tính, nhân viên chuyển phát đã yêu cầu mình xuất trình thẻ lưu trú, sau khi đưa thẻ cho anh ấy xem, mình đã nhận được thẻ Credit. Thời gian lưu trú của mình chỉ có một năm thôi nhưng mình đã nhận được thẻ Credit với thời hạn sử dụng là 5 năm đấy. Cảm ơn GTN rất nhiều! [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Về GTN mobile [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Trang đăng ký thẻ EPOS của GTN Mở được thẻ của Rakuten và Amazon! Quảng cáo về thẻ của Rakuten Mọi người thường nói là thời gian lưu trú ngắn nên không mở được thẻ Credit. Thế nhưng, có vẻ là chính sách đó đã thay đổi rồi. Một hôm, khi đang mua sắm trên trang Rakuten ichiba (một trang bán hàng rất lớn), tình cờ thấy phần quảng cáo là nếu mở thẻ Credit của Rakuten, “bạn sẽ nhận được 5000 điểm (tương ứng với 5000 yên)”, “không mất phí hội viên thường niên” nên mình nghĩ, “Hay thử mở cái này xem sao” và mình đã thử đăng ký. Không ngờ mình qua được vòng xét duyệt và đã mở được thẻ. Thẻ này có ưu điểm là khi mua sắm trên trang Rakuten ichiba và thanh toán bằng thẻ của Rakuten, mình sẽ tích được nhiều điểm hơn so với việc thanh toán thông thường. Amazon thì thế nào nhỉ? 10 năm trước mình đã thử đăng ký mở thẻ Credit của Amazon nhưng không qua được vòng xét duyệt. Tuy nhiên, khi thấy Amazon có ưu đãi “nhận được 5000 điểm” nếu mở thẻ, dù biết trước có thể sẽ không mở được thì mình vẫn thử đăng ký. Sau đó, mình qua vòng xét duyệt và nhận được thẻ của Amazon! Thẻ Debit Ngoài thẻ Credit, mình nghe nói người quen của bạn mình thường sử dụng thẻ Debit. Thẻ Debit là thẻ có thể sử dụng số tiền tương ứng với số dư trong tài khoản ngân hàng, khi sử dụng thẻ thì đồng thời tiền trong tài khoản cũng sẽ bị trừ luôn. Anh ấy là kỹ sư, sau khi sang Nhật vài tháng anh ấy có thử làm thẻ Credit nhưng không qua được vòng xét duyệt của công ty thẻ. Sau đó anh ấy đã đăng ký làm thẻ Debit của ANA trên trang chủ của ANA – hãng hàng không lớn của Nhật và hãng đã đồng ý phát hành thẻ cho anh ấy. Anh ấy dùng thẻ này để kí hợp đồng với SIM giá rẻ “Rakuten mobile”, mua vé máy bay v.v. Thẻ Debit cũng có thể tích điểm và số điểm này có thể sử dụng thay cho tiền mặt. Tổng kết Lần này, mình đã không thể mở thẻ Credit của ngân hàng Yucho nhưng mình đã có thể mở thẻ EPOS của GTN, thẻ Credit của Rakuten và Amazon. Có vẻ như ngay cả những người nước ngoài có thời gian lưu trú ngắn hạn ở Nhật cũng có thể dễ dàng mở thẻ hơn trước đây. Thẻ Credit có một số ưu điểm chính như sau. ✔︎ Thẻ có thể dùng để thanh toán khi mua hàng trên các trang online như Amazon, Rakuten ichiba v.v. ✔︎ Khi mua vé máy bay, đặt vé và thanh toán online ✔︎ Có thể tích điểm khi sử dụng tại siêu thị, cửa hàng tiện lợi v.v. ✔︎ Nếu dùng thẻ để thanh toán tiền điện thoại, tiền điện, tiền gas v.v., hàng tháng tiền sẽ được tự động trừ vào ngày cố định và bạn cũng được tích điểm vào thẻ. ✔︎ Dùng thẻ để thanh toán dịch vụ giao hàng tận nhà cũng rất tiện lợi. Lần này mình đã giới thiệu với các bạn cách mở thẻ Credit. Về cách sử dụng thẻ Credit, mình sẽ giới thiệu cụ thể hơn trong một bài viết khác nhé.
28/10/2021
Tổ chức hỗ trợ du học sinh
Nhật Bản (JASSO)
Mạng lưới luật sư cho lao động người nước ngoài