Cuộc sống - Visa | Tin mới nhất
Chào các bạn! Mình là nhân viên tổng đài người Việt Nam tại một công ty cung cấp dịch vụ điện thoại di động cho người nước ngoài, chuyên tư vấn hỗ trợ cuộc sống hàng ngày cho khách hàng. Các bạn nghĩ rằng những vấn đề nào mà người Việt Nam đang sinh sống tại Nhật cần được hỗ trợ nhiều nhất? Có rất nhiều cuộc gọi tư vấn đã gọi đến tổng đài như “Tôi đã nhận được khiếu nại về tiếng ồn”, “Tôi đột nhiên bị cắt điện”, “Tôi muốn đi khám nha khoa”, và “Tôi không biết cách đổ rác”. Trong số đó, mình sẽ nói về...
Ví dụ về các gói SIM giá rẻ của Nhật: Hãy cùng lựa chọn điện thoại di động...
18/03/2024Làm thế nào để vào nhà trẻ ở Nhật Bản
13/03/2024★ Thông tin cơ bản = Hệ thống hỗ trợ, phụ cấp và trợ cấp cho việc sinh con và chăm...
13/03/2024Trang web hỗ trợ du học sinh, thực tập sinh kỹ năng, kỹ sư
[Được hỗ trợ bởi Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam]
Hiện nay, ở Nhật Bản, dân số trong độ tuổi lao động đang ở mức đáng báo động đi cùng theo đó thì dân số cũng giảm liên tục trong 10 năm gần đây căn cứ theo tỷ lệ sinh và dân số già. Do đó, xu hướng tìm kiếm nguồn nhân lực nước ngoài trong thời điểm hiện tại vô cùng cần thiết. Theo thống kê tính đến cuối tháng 6 năm 2019, có khoảng 370.000 người Việt Nam sinh sống tại Nhật Bản. Khoảng 80.000 trong số đó là du học sinh và chiếm khoảng 22%. Sinh viên quốc tế cũng là một lực lượng lao động quan trọng tại Nhật Bản, và theo như thống kê thì hiện tại nhiều sinh viên ngoại quốc vừa học tập và đang làm thêm tại các nhà hàng, cửa hàng tiện lợi, siêu thị và nhà máy thực phẩm chiếm tỉ lệ lớn trong dân số lao động chính của Nhật. So với Việt Nam, thu nhập khi làm thêm tại Nhật Bản là khá hơn, vì vậy có rất nhiều sinh viên mải mê tập trung kiếm tiền và làm việc quá sức mà đôi khi quên mất mục đích chính du học ban đầu của mình là gì? Đi kèm theo đó là tình trạng trộm cắp và buôn bán bất hợp pháp, dẫn đến vi phạm pháp luật và ngày càng bị quản lí chặt chẽ hơn, đặc biệt là đối với sinh viên nước ngoài tại Nhật Bản. Tại Việt Nam, từ năm 2018 việc cấp thị thực cho sinh viên sang Nhật theo con đường du học cũng đã trở nên nghiêm ngặt hơn. Đồng thời, xác suất không gia hạn được visa của sinh viên quốc tế trong thời gian đang lưu trú tại Nhật Bản cũng đã tăng lên rất nhiều. Gần đây theo như thống kê thì thu nhập hằng năm của du học sinh ngày càng tăng cao hơn so với mức quy định cho phép đi kèm theo đó tỉ lệ lên lớp quá thấp do đó khi nộp đơn xin gia hạn visa, có đến 80% sinh viên sẽ được yêu cầu cung cấp hoặc bổ sung bảng thuế thu nhập, bản sao chi tiết sổ tiết kiệm ngân hàng cũng như mọi chi tiêu sinh hoạt.Vì vậy, bạn cần giữ mức lương làm thêm của mình ổn định trong phạm vi cho phép. Khi nộp đơn xin gia hạn visa, bạn cần biết thu nhập chính công việc làm thêm hiện tại của mình hoặc có thể đến tòa thị chính quận đang sống để được biết rõ hơn về thu nhập bình quân mỗi năm của mình. Lựa chọn trường học cũng rất quan trọng. Ví dụ, một trường dạy nghề có uy tín cao ở Nhật Bản cũng là một môi trường tốt mà sinh viên có thể vừa học vừa làm thêm và tỉ lệ có thể tìm kiếm được công việc thích hợp sau khi tốt nghiệp cũng sẽ cao hơn rất nhiều. Ngược lại với điều đó thì cũng có nhiều học sinh ở bất hợp pháp hoặc tỉ lệ lên lớp thấp khiến ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng của trường nơi mà các bạn đang theo học. Bắt đầu từ tháng 4 năm 2019, Nhật Bản sửa đổi luật và áp dụng một loại hình thức visa mới với tên gọi là kỹ năng đặc định. Việc ra đời loại visa mới này cũng giúp cho sinh viên hình dung được rõ hơn về chuyên ngành bản thân yêu thích,giúp các bạn hiểu rõ hơn cho mục đích du học chính của mình và có định hướng tốt cho trong tương lai. Để làm cho việc gia hạn visa của bạn suôn sẻ hơn, hãy xem xét sự cân bằng giữa học tập và làm thêm, mức lương không được vượt quá mức cho phép. Hãy chuẩn bị cho bản thân đầy đủ kiến thức để làm hành trang và tự tin hơn trong lần gia hạn visa tiếp đến của mình nhé.
21/02/2020
Gần đây, nhiều người Việt Nam đang sinh sống tại Nhật đã đăng bài quảng cáo bán sản phẩm, dịch vụ trên Facebook v.v. Đặc biệt, những bài đăng như vậy dễ thấy trên các trang Facebook có nhiều người dùng như Tokyo Baito và Osaka Baito. Các sản phẩm và dịch vụ khác nhau như thực phẩm, quần áo, thẻ SIM, cắt tóc v.v. được bán trên SNS. Nhưng có rủi ro là chúng có thể không thuộc các hoạt động được tư cách cư trú công nhận. Nó cũng vi phạm Đạo luật Thuế thu nhập nếu bạn không nộp thuế theo lợi nhuận của mình. Sau đây chúng tôi xin tóm tắt những điểm cần lưu ý đối với việc bán hàng trực tuyến vì có thể việc này sẽ ảnh hưởng đến việc duy trì và gia hạn tư cách cư trú (thị thực) của bạn. Người thân của tôi cũng đã bán hàng trực tuyến Thành phố Nagoya Một trong số những người thân của tôi sống ở Nagoya đã bán thực phẩm chế biến sẵn và một số hàng tạp hoá trên Facebook. Chồng cô là một kỹ sư, cô và hai con của cô định cư theo diện visa gia đình. Cô tôi đã bán hàng trực tuyến trong khoảng 6 tháng trong năm 2020 để hỗ trợ gia đình. Công việc chủ yếu là đăng các bài viết, ảnh các loại thực phẩm Việt Nam (trái cây khô, mực khô… Việt Nam), gia vị (nước mắm) và các mặt hàng tạp hoá (thuốc lá Việt Nam, thuốc lào) do người nhà gửi từ Việt Nam sang. Nơi đăng là các kênh như Tokyo baito v.v. Và chuyển hàng cho các cá nhân liên hệ đến. Tôi đã rất ngạc nhiên khi nhìn thấy cô đăng tin bán hàng trên Tokyo Baito. Tôi ngay lập tức liên lạc và thuyết phục ngừng bán hàng ngay lập tức. Trong thời gian bán hàng cô đã không khai báo với sở thuế, không khai thuế và cũng không báo cáo với Cục quản lý xuất nhập cảnh, và hoàn toàn không nghĩ điều đó là bất hợp pháp. Có thể dẫn đến việc dừng tư cách tại trú! Bài đăng rao bán điếu cày và thuốc lào(Tokyo baito) Người nước ngoài có thể tự do bán hàng bằng SNS và các trang đấu giá. Tuy nhiên, bạn phải hạn chế với việc chỉ bán những thứ mà bạn không còn cần đến nữa. Nếu bạn mua của người khác để bán lại, thực hiện nhiều lần với mục đích thương mại thì đó là một "hoạt động kinh doanh", vì vậy hãy xem xét tình trạng cư trú của bạn có cho phép không nhé. Bán hàng trực tuyến là các hoạt động được cho phép theo tư cách cư trú (thị thực) "Kinh doanh / Quản lý". Nếu một người có thị thực " Kỹ thuật / nhân văn / nghiệp vụ quốc tế" hoặc “Thực tập sinh kĩ năng” bán hàng trực tuyến sẽ trở thành Hoạt động lao động phi pháp (vi phạm Luật nhập cư). Ngoài ra, đối với sinh viên du học và những người theo diện gia đình có thể làm việc bán thời gian trong vòng 28 giờ một tuần sau khi nhận được “Giấy phép cho các hoạt động ngoài tư cách” từ Cục Quản lý Xuất nhập cảnh. Tuy nhiên, nếu bạn định kinh doanh tư nhân, bạn cần "Giấy phép đặc biệt" thay vì giấy phép chung cho các hoạt động ngoài tư cách nói trên. Vì vậy hãy tham khảo ý kiến trước với Cục Quản lý Xuất nhập cảnh. Nếu bạn không được giấy phép này, bạn sẽ không thể tiếp tục bán hàng trực tuyến một cách hợp pháp. Xin lưu ý rằng thực tế đã có những trường hợp bị thu hồi tư cách tại trú hoặc bị từ chối gia hạn tư cách tại trú do mua bán trực tuyến. Thông báo khai trương kinh doanh và khai quyết toán thuế với cơ quan thuế Đăng video bán quần áo (Osaka Baito) Nếu bạn mua của người khác rồi bán lại, bán nhiều lần với mục đích thương mại thì đó là “hoạt động kinh doanh”. Do đó bạn phải nộp thông báo bắt đầu kinh doanh cho cơ quan thuế và có nghĩa vụ báo cáo quyết toán đến sở thuế. Tờ khai quyết toán là để báo cáo thu nhập kinh doanh (doanh thu trừ chi phí) trong một năm từ tháng 1 đến tháng 12 cho cơ quan thuế địa phương và nộp thuế thu nhập, và thời gian nộp hồ sơ từ ngày 16 tháng 2 đến ngày 15 tháng 3 năm sau. Nếu bạn không có cửa hàng và chỉ bán hàng trực tuyến, bạn có thể nghĩ rằng bạn sẽ không bị phát hiện. Tuy nhiên, cơ quan thuế có một đội chuyên giám sát các giao dịch trực tuyến. Họ cũng có thẩm quyền điều tra các tài khoản ngân hàng. Nếu bạn không khai thuế, một ngày nào đó bạn có thể bất ngờ bị cơ quan thuế liên hệ và bạn không những bị trả số thuế chưa nộp mà còn có thể phải chịu thêm các khoản thuế khác như tiền chậm nộp, tiền thuế bổ sung chưa kê khai. Các giấy phép kinh doanh khác nhau Bài đăng quảng cáo cá câu được(Tokyo baito) Để bán hải sản, thịt và các sản phẩm từ sữa ở Nhật Bản, bạn cần có giấy phép kinh doanh theo Luật Vệ sinh Thực phẩm. Điều này cũng tương tự đối với bán hàng trực tuyến. Nếu ngộ độc thực phẩm xảy ra, trong một số trường hợp, bạn có thể bị bắt vì vi phạm Luật Vệ sinh Thực phẩm. Giấy phép kinh doanh dựa trên Luật Vệ sinh Thực phẩm cũng được yêu cầu để bán thực phẩm và đồ ngọt được làm tại cửa hàng của riêng bạn hoặc tại nhà. Giấy phép này tách biệt với giấy phép kinh doanh của nhà hàng. Bạn cũng sẽ bị phạt hình sự nếu bạn không có các giấy phép sau đây. ✔︎ Giấy phép kinh doanh đồ cũ …… Cần có khi mua bán đồ cũ nhập từ người bán khác. ✔︎ Giấy phép bán đồ uống có cồn …… Cần có khi bán đồ uống có cồn nhiều lần. Một số chia sẻ từ những cá nhân, doanh nghiệp kinh doanh hợp pháp Chủ doanh nghiệp bán đồ ăn Việt Sesofoods, anh Phạm Viết An Cung cấp hàng hóa và dịch vụ không phải là một điều xấu. Đáp ứng được nhu cầu của người Việt Nam sống tại Nhật Bản là điều rất đáng được trân trọng và ủng hộ, tuy nhiên bạn phải làm điều đó một cách hợp pháp. Tôi muốn bạn làm việc kinh doanh một cách tự hào và đường đường chính chính sau khi hoàn thành các thủ tục pháp lý cần thiết. Gần đây, có rất nhiều tổ chức và nhóm hỗ trợ những người bắt đầu kinh doanh và họ có thể đưa ra nhiều tư vấn càng tốt cho bạn. Nếu là bán đồ ăn, tôi rất sẵn sàng chia sẻ cho bạn một vài lời khuyên. Hãy ngừng kinh doanh trái phép nhé! Chủ doanh nghiệp thương mại, anh Nguyễn Trọng Dũng Các cá nhân bán sản phẩm trực tuyến mà không có giấy phép kinh doanh thường nhập sản phẩm thông qua các con đường không chính quy và có nhiều trường hợp dễ có vấn đề về chất lượng của sản phẩm. Do không thông báo với cơ quan thuế về việc mở cơ sở kinh doanh và không đóng thuế nên họ có thể bán được giá rẻ hơn các đại lý thông thường, nhưng thường họ sẽ không chịu trách nhiệm khi xảy ra sự cố, vấn đề với sản phẩm hoặc tệ hơn nữa là món hàng không về đến tay người tiêu dùng. Vì vậy người tiêu dùng cũng nên cẩn thận với những cá nhân trên, và có lựa chọn hợp lý đối với việc mua hàng của mình. Tổng kết Bán hàng trên SNS và các trang đấu giá được chấp nhận nếu bạn chỉ bán những thứ bạn không cần nữa. Nếu bạn mua của người khác và bán lại hoặc mua bán nhiều lần vì mục đích thương mại thì đó là một "hoạt động kinh doanh" và trong một số trường hợp, điều đó có thể dẫn đến việc bạn bị hủy hoặc không được gia hạn tư cách lưu trú. Ngoài ra, nếu bạn kinh doanh với tư cách cá nhân thì bạn cần phải thông báo với cơ quan thuế về việc mở doanh nghiệp, khai thuế và nộp thuế. Hơn nữa, tùy thuộc vào loại sản phẩm, cần phải có giấy phép kinh doanh theo Luật vệ sinh thực phẩm, giấy phép kinh doanh bán rượu, giấy phép kinh doanh đồ cũ v.v. Và việc kinh doanh trái phép là vi phạm pháp luật (sẽ bị xử lý hình sự). Mọi người chú ý nhé.
04/11/2021
“Em muốn gửi càng nhiều tiền càng tốt cho bố mẹ ở Việt Nam, nên đã nhờ một người làm dịch vụ trên Facebook. Sau khi em gửi tiền cho họ, họ không gửi tiền cho bố mẹ em và em cũng không liên lạc được với họ nữa! Hiện tại em không biết phải làm sao.” Những lời kêu cứu như trên liên tục xuất hiện vào thời gian gần đây, thời điểm trước Tết m lịch. Chúng tôi sẽ giới thiệu một số trường hợp bị hại, rất mong cộng đồng chúng ta cảnh giác trước các hành vi lừa đảo này. Bốc hơi 850.000 yên! Bài đăng dịch vụ chuyển tiền thường thấy (Tokyo Baito) Là một trong những đơn vị quản lý KOKORO, "Hội Người Việt Nam tại Nhật Bản (VAIJ)", có đường dây tư vấn cho người Việt Nam sinh sống và làm việc tại Nhật Bản. Gần đây, khi Tết đang cận kề, VAIJ nhận được hàng loạt lời kêu cứu về việc lừa đảo chuyển tiền. Một thực tập sinh kỹ năng từ tỉnh Hyogo đã tìm thấy một bài đăng về "dịch vụ chuyển tiền giá rẻ" trên Facebook Tokyo baito. “Tôi muốn gửi một số tiền lớn về nhà bố mẹ đẻ trước Tết. Tôi muốn gửi tiền với mức phí và lãi suất ưu đãi, đồng thời gửi càng nhiều tiền mặt càng tốt.” bạn chia sẻ. Nếu sử dụng các dịch vụ chuyển tiền thông thường như SBI hoặc KYODAI, bạn phải trả một khoản phí nhất định. Các cá nhân làm dịch vụ chui thường đăng trên Tokyo Baito có tỷ giá hối đoái vừa tốt hơn một chút so với công ty giao dịch thông thường, và hầu hết không lấy phí dịch vụ nên thu hút nhiều bạn sử dụng. “Khi em gửi một tin nhắn trong bài đăng, em được yêu cầu chuyển đến một tin nhắn cá nhân, nơi em được cấp một tài khoản Ngân hàng Bưu điện Nhật Bản làm điểm chuyển tiền”. Em đã lập tức chuyển 850.000 yên và được người giao dịch thông báo rằng "Tôi đã xác nhận thanh toán, vì vậy tôi đã chuyển đồng vào tài khoản được chỉ định ở Việt Nam." Tuy nhiên, khi bố mẹ bạn này đến ngân hàng, họ không có số tiền đó. Cô vội vàng cố gắng liên hệ với người chuyển tiền nhưng không được nữa. Em bị lừa mất 500.000 yên! Một thực tập sinh kỹ năng sống ở tỉnh Kanagawa cũng nhìn thấy một quảng cáo tương tự tại Tokyo Baito và nhờ gửi 500.000 yên cho người nhà. Cá nhân cung cấp dịch vụ này cũng đề cập rằng không có hoa hồng, và tỉ giá hối đoái khá tốt. Ngay sau đó, người giao dịch trên đã liên lạc với bạn bị hại và nói rằng “Tôi đã xác nhận thanh toán từ bạn, vì vậy đồng nghiệp của tôi ở Việt Nam đã chuyển tiền vào tài khoản Việt Nam cho bố mẹ bạn”. Ngân hàng cũng đã gửi một tin nhắn SMS cho bố mẹ bạn ấy thông báo rằng số dư tài khoản của họ đã tăng lên. Tuy nhiên, ngày hôm sau, khi bố mẹ người bị hại đến ngân hàng, họ không thấy có số tiền đó trong tài khoản. Tin nhắn SMS là giả, và được gửi bởi điện thoại cá nhân chứ không phải từ ngân hàng. Kể từ đó, cô không liên lạc được với người giao dịch trên nữa. Khi VAIJ hỏi ý kiến cảnh sát, họ nói rằng thiệt hại tương tự là vô cùng phổ biến trên toàn Nhật Bản. Đặc điểm của các dịch vụ bất hợp pháp Thông tin về các dịch vụ chuyển tiền giá rẻ, v.v. xuất hiện tràn lan trên Facebook. Để thực hiện chuyển tiền ra nước ngoài, bạn phải đăng ký với các cơ quan chức năng. Sẽ có những tiêu chuẩn nghiêm ngặt và chỉ những công ty đạt tiêu chuẩn, có giấy phép mới được thực hiện giao dịch. Tuy nhiên, nhiều cá nhân, nhóm đăng bài quảng cáo trên Tokyo Baito và OSAKA BAITO không đăng ký, không giấy phép. Điều này là bất hợp pháp. Nếu là một doanh nghiệp có giấy phép, thì doanh nghiệp đó sẽ được chính phủ giám sát. Khi có vấn đề xảy ra, bạn sẽ được bảo vệ. Nhưng nếu bạn sử dụng dịch vụ kinh doanh bất hợp pháp, kể cả trường hợp bạn là nạn nhân của hành vi lừa đảo này, cơ quan công quyền khó có thể hỗ trợ bạn. Bạn có thể báo cáo thiệt hại cho cảnh sát, nhưng rất khó để xác định tội phạm và đòi lại quyền lợi cho bạn. Vậy làm thế nào để ngăn chặn lừa đảo chuyển tiền VAIJ đã hỏi ý kiến cảnh sát về vụ việc và yêu cầu không để những vụ việc như vậy gia tăng. Tuy nhiên, thông thường, trong tài khoản Facebook có nhiều thông tin cá nhân ảo và tài khoản ngân hàng của nơi cung cấp dịch vụ chuyển tiền là tài khoản có được do mua bán bất hợp pháp. Do đó, việc truy tìm kẻ phạm tội là rất khó khăn. Cách tốt nhất để tránh trở thành nạn nhân của những trò lừa đảo này là nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật. Không sử dụng hoặc hỗ trợ các dịch vụ bất hợp pháp để tránh tiền mất tật mang. Không bán thẻ ngân hàng cho người khác trước khi rời Nhật Bản. Rất mong cộng đồng cùng chia sẻ bài viết này để ngăn chặn nạn lừa đảo đang hoành hành.
21/01/2022
Người Việt Nam ở Nhật rất hay mang theo thực phẩm và dụng cụ làm bếp sang nhà bạn bè hoặc ra ngoài trời để tổ chức liên hoan. Tuy nhiên, những dịp như vậy, nếu bạn mang theo dao, kéo với mục đích nấu nướng thì tuỳ từng trường hợp có thể sẽ bị cảnh sát bắt. Bài viết lần này sẽ chia sẻ những điểm cần chú ý liên quan đến việc mang theo dao làm bếp và dao kéo nói chung đi ngoài đường. Bị đưa về đồn cảnh sát do mang theo dao: Câu chuyện ① Trước đây, thời còn là du học sinh, tôi từng làm thêm (baito) tại một cửa hàng thuộc chuỗi quán nhậu (izakaya) có mặt trên cả nước. Quán này nằm ở Shibuya, Tokyo. Những khi quán chúng tôi quá bận rộn, nhân viên từ quán cùng chuỗi gần đó lại chạy qua hỗ trợ và ngược lại, khi quán ở gần quán mình đông khách thì quán chúng tôi lại cử ai đó sang trợ giúp. Một hôm, vào khoảng 8 giờ tối, trưởng quán chỗ tôi bảo một đồng nghiệp của tôi cũng là du học sinh người Việt rằng “Hãy mang dao sang quán bên cạnh để hỗ trợ”. Đó là con dao dùng để làm bếp. Thời gian đó, chuyện cầm dao đi sang cửa hàng khác làm giúp là phổ biến nên cậu nhân viên đó đã bọc con dao vào giấy báo rồi cứ thế cầm ra khỏi quán. Phố xá sầm uất ở Shibuya Cậu ấy vừa đi khỏi quán được khoảng vài trăm mét thì bị 2 nhân viên cảnh sát chặn lại giữa đường và hỏi về nghề nghiệp. Ở Nhật, chuyện cảnh sát thấy ai đó có dấu hiệu khả nghi và chặn lại rất hay xảy ra. Bạn có thể bị hỏi là làm nghề gì và tuỳ từng trường hợp có thể bị khám xét đồ mang theo. Do cậu nhân viên quán cầm theo con dao bọc trong giấy báo nên đã bị đưa về đồn cảnh sát. Cậu ấy đã giải thích sự thể với cảnh sát, nhưng vì mới sang Nhật năm thứ 2 nên tiếng Nhật còn chưa đủ để trình bày được hết ý. Cuối cùng thì cảnh sát gọi điện thoại đến quán chúng tôi và báo rằng “Nhân viên quý quán cầm dao đi trên phố đông đúc nên đang bị tạm giữ tại đồn cảnh sát”. Trưởng quán đã đi đến đồn cảnh sát để giải trình và cuối cùng cũng được cảnh sát chấp nhận. Tuy nhiên, cả trưởng quán lẫn cậu đồng nghiệp của tôi đều bị cảnh sát nhắc nhở rằng “Đi ngoài đường cầm theo dao trong trạng thái có thể sử dụng được ngay là một điều nguy hiểm”. Từ lúc đồng nghiệp tôi ra khỏi quán cho đến khi được cảnh sát thả cũng đã mất khoảng 2 tiếng đồng hồ. Bị đưa về đồn cảnh sát do mang theo dao: Câu chuyện ② Hoa anh đào đêm ở Công viên Ueno Sống lâu ở Tokyo, tôi thường hay đi liên hoan, ngắm hoa anh đào hoặc lá vàng lá đỏ cùng các bạn người Việt. Những lúc như vậy, chúng tôi thường phân công nhau chuẩn bị đồ ăn, thức uống, hoa quả, bát đũa v.v. Có lần nhóm hơn 20 người chúng tôi rủ nhau đi ngắm hoa anh đào ở Công viên Ueno, Tokyo hồi mùa xuân năm 2017 cũng vậy. Lần đó, một bạn du học sinh được phân công mang theo dao để gọt hoa quả và kéo để cắt thịt. Cậu bạn này cho dao và chiếc kéo to vào túi rồi đi tàu điện và xuống tàu ở ga Ueno. Tuy nhiên, cậu bị cảnh sát ở gần ga chặn lại hỏi nghề nghiệp, và vì trong túi có dao nên cuối cùng bị đưa về đồn cảnh sát. Cậu bạn đó chưa thạo tiếng Nhật nên không giải thích được rõ lý do tại sao lại mang theo dao. Đã thế, do bình thường chỉ liên lạc với bạn bè qua mạng xã hội bằng cách kết nối điện thoại di động với Wi-Fi nên điện thoại của cậu cũng không có thẻ SIM. Vì vậy, lúc ở chỗ cảnh sát, do không có Wi-Fi nên cậu ấy cũng chẳng có cách nào liên lạc được với chúng tôi. Cảnh sát đã phải gọi điện thoại đến trường tiếng Nhật của cậu. Người phụ trách ở trường cùng với người phiên dịch đã phải tới đồn cảnh sát để giải trình và cuối cùng cũng được cảnh sát chấp nhận. Từ lúc cậu du học sinh nọ bị giữ lại hỏi nghề nghiệp cho đến khi được thả mất khoảng 4 tiếng rưỡi đồng hồ. Luật liên quan đến dao kéo của Nhật Ở Nhật Bản có luật cấm mang theo súng và các loại dao kéo. Dao làm bếp và các loại dao khác hay kéo v.v. là những đồ vật cần thiết trong công việc và cuộc sống hằng ngày nên được phép tự do sở hữu. Tuy nhiên, việc cầm theo các đồ vật đó đi ngoài đường mà không có lý do chính đáng lại bị cấm theo luật pháp. Việc cầm theo dao kéo có thể liên quan đến hành vi phạm pháp, nên trong những trường hợp cần thiết, cảnh sát được phép xét hỏi. Luật này quy định rằng đối với các loại dao kéo có phần lưỡi dài hơn 6cm thì “nếu không có lý do chính đáng liên quan đến công việc hoặc mục đích khác thì không được phép mang theo người”. Nếu vi phạm quy định này sẽ bị xử phạt. Ở đây, “lý do chính đáng liên quan đến công việc hoặc mục đích khác” có ý nghĩa như sau. Về lý do “công việc”, ví dụ như trường hợp đầu bếp để dao trong túi mang đến chỗ làm sẽ là “mục đích công việc” nên vẫn hợp pháp. Ngoài ra, “lý do chính đáng khác (ngoài mục đích công việc)” là để chỉ những trường hợp như bạn đi mua dao ở cửa hàng, để dao vào túi trong tình trạng vẫn được đóng gói và mang về nhà. Tuy nhiên, việc mang theo dao ra đường để tự vệ thì không được coi là “lý do chính đáng” và là hành vi vi phạm pháp luật. Việc nhân viên làm thêm của quán nhậu (izakaya) mang theo dao đi sang cửa hàng khác thì đúng là vì mục đích công việc. Tuy nhiên, chỉ bọc dao bằng giấy báo rồi cầm theo ra đường, con dao đó ở trong tình trạng có thể sử dụng được ngay và từ ngoài nhìn vào thì rất nguy hiểm. Do đó, làm như vậy sẽ bị cảnh sát tra hỏi nghiêm ngặt. Dù có cho dao vào trong túi, nhưng lại không cất trong vỏ hay hộp thì lấy từ túi ra vẫn ở trong trạng thái có thể dùng được ngay, cũng cùng mức độ nguy hiểm, nên vẫn có thể bị cảnh sát xét hỏi kỹ lưỡng. Không chỉ thế, ngay cả đối với các loại dao kéo có chiều dài lưỡi dao dưới 6cm vẫn bị cấm theo luật khác và phải có lý do chính đáng mới được mang theo. Nếu mang theo dao kéo đi ngoài đường mà không có lý do chính đáng thì sẽ gây lo ngại cho người xung quanh, và tuỳ từng trường hợp vẫn có thể bị cảnh sát bắt giữ. Có thể nói rằng về cơ bản ở Nhật, không nên mang theo dao kéo ra đường.
16/11/2021
Nhiều người nước ngoài cho rằng Nhật Bản là một đất nước có trị an tốt nhưng thực tế cũng có những mặt không phải như vậy. Khi ở Nhật, tôi đã có những trải nghiệm ngoài sức tưởng tượng ví dụ như bạn tôi bị mất cắp máy tính, tôi bị trộm xe đạp. Đặc biệt, điều khiến tôi cảm thấy “thực sự kinh khủng!” đó là việc dụ dỗ, lôi kéo tôn giáo. Đó là câu chuyện xảy ra khi tôi tham gia lớp học nấu ăn Việt Nam do đơn vị tình nguyện tổ chức. Sau khi lớp học kết thúc, lúc đang tán gẫu với những người cùng tham gia, có người phụ nữ khoảng 40 tuổi đến bắt chuyện tôi. Sau một hồi nói chuyện chị ta gợi ý kết bạn LINE. Vài ngày sau, tôi thấy có tin nhắn tới “Đi ăn không em?” và đã quyết định đi cùng. Trong buổi nói chuyện chị ta dần dẫn dắt sang chủ đề tôn giáo, và sau khi ăn xong chị ta tiếp tục rủ “Mình đổi địa điểm khác nói chuyện tiếp nhé”. Thấy chị ta nài nỉ nên tôi rất sợ và bằng cách nào đó tôi đã từ chối được và về nhà. Tuy nhiên, vào hôm khác lại có người đến bấm chuông nhà tôi nhiều lần và kể từ đó tôi sống trong nỗi bất an. Nghĩ lại những trải nghiệm đó, tôi cảm thấy Nhật Bản không thực sự là một đất nước an toàn. Nhật Bản hiện đã thay đổi niên hiệu là “Reiwa” và thuế tiêu dùng tăng kể từ tháng 10. Lợi dụng sự thay đổi này, xuất hiện nhiều cuộc lừa đảo đóng giả nhân viên ngân hàng, cán bộ thị chính địa phương. Ngoài ra, trên tin tức thời sự còn đưa tin những vụ lừa đảo mua hàng online bởi các tổ chức phạm tội và truy cập bất chính vào Internet Banking. Dụ dỗ “nhận đồ”, “rút tiền”, “mua bán, chuyển nhượng tài khoản” bằng hình thức “làm thêm giờ”, những thủ đoạn phạm tội này dễ nhắm vào du học sinh người nước ngoài, do đó cảnh sát cũng kêu gọi cảnh giác đừng ai để bị mắc bẫy những lời mật ngọt như “làm ít thời gian mà có thể kiếm nhiều tiền”. Nhằm ngăn chặn lừa đảo, trên đường phố có rất nhiều hình ảnh, poster kêu gọi chú ý cảnh giác. Các bạn Việt Nam mới sang Nhật, nếu có từ nào không hiểu hãy hỏi han những người xung quanh để nắm được thủ đoạn của những kẻ lừa đảo và không phải chịu ảnh hưởng.
25/11/2019
Có rất nhiều trang Facebook môi giới lao động bất hợp pháp dành cho người Việt, hoặc mời gọi, gợi ý thực hiện các giao dịch bất hợp pháp liên quan đến tài khoản ngân hàng hoặc giấy chứng minh nhân thân v.v. Các bạn tuyệt đối đừng giao dịch trên các trang Facebook như thế này nhé vì đó là các ổ tội phạm và cảnh sát Nhật Bản vẫn kiểm tra nội dung đăng trên các trang này. Trong bài viết lần này, chúng tôi sẽ giải thích tại sao “Bán hoặc chuyển nhượng tài khoản ngân hàng lại là phạm tội ”. Mua bán, chuyển nhượng thẻ ATM hoặc sổ ngân hàng là phạm tội Mua bán, chuyển nhượng tài khoản ngân hàng (thẻ ATM, sổ ngân hàng) là phạm tội. Tài khoản ngân hàng đó có thể sẽ được bọn xấu sử dụng để chuyển khoản lừa đảo nên các bạn tuyệt đối đừng chuyển nhượng tài khoản ngân hàng nhé. Dù bạn nói rằng mình không biết tài khoản đó bị sử dụng vào mục đích tội phạm thì bạn sẽ vẫn phạm tội. Tội danh: Vi phạm luật phòng chống chuyển tiền phi pháp Hình phạt: Phạt tù dưới 1 năm hoặc phạt tiền dưới 1 triệu yên. ► Cần nhận thức được rằng mua bán tài khoản ngân hàng là phạm tội. ► Nhất định phải đóng tài khoản không cần dùng nữa vì các lý do như về nước... ► Lập tức khoá tài khoản ngân hàng khi bị mất sổ ngân hàng hoặc thẻ ATM... Tài khoản ngân hàng chuyển nhượng bị sử dụng vào việc gì? 100% các tài khoản ngân hàng sau khi chuyển nhượng bị sử dụng vào các hành vi tội phạm hoặc phạm pháp. Trường hợp này, người chuyển nhượng tài khoản ngân hàng là người tiếp tay cho tội phạm. Sử dụng vào hành vi tội phạm, ví dụ như “lừa đảo ore ore” - giả làm người thân để lừa đảo Ở Nhật Bản, các tổ chức mang tính cách chống đối xã hội không mở được tài khoản ngân hàng. Tài khoản ngân hàng do các nhóm tội phạm mua lại sẽ được bán cho các tổ chức như vậy, và bị sử dụng vào các mục đích tội phạm như tài khoản dùng trong lừa đảo đặc thù, rửa tiền, hay tài khoản vốn lưu động trong tín dụng đen. Một loại hình tiêu biểu của “lừa đảo đặc thù” là “giả làm người thân”, chuyên lừa các cụ ông cụ bà chuyển tiền với số lượng lớn. Các nhóm tội phạm hoặc các đối tượng bất lương cũng sử dụng tài khoản ngân hàng với mục đích xấu Ví dụ, có nhiều người bị lừa theo kiểu thấy tin đăng trên mạng xã hội với nội dung “Bán vé máy bay giá rẻ”, sau khi trao đổi tin nhắn và chuyển tiền cho bên kia xong thì không liên lạc được nữa. Từ trước tới nay, các tài khoản được sử dụng để thực hiện hành vi tội phạm lừa đảo kiểu này đều là các tài khoản không dùng nữa và bị mua bán phi pháp. Người cư trú bất hợp pháp sử dụng vào mục đích xấu Có nhiều người cư trú bất hợp pháp sử dụng thẻ lưu trú giả để lao động phi pháp. Khi đó, họ cần tài khoản ngân hàng để nhận tiền lương, nhưng do không có thẻ lưu trú hợp lệ nên họ không mở được tài khoản ngân hàng. Các nhóm tội phạm thường bán sổ ngân hàng hoặc thẻ ATM của người khác cho các đối tượng cư trú bất hợp pháp kiểu này. Ngoài ra, còn có trường hợp người cư trú bất hợp pháp liên lạc trực tiếp với người có tài khoản ngân hàng qua mạng xã hội để mua lại tài khoản. Mở tài khoản với mục đích cho người khác sử dụng cũng là hành vi phạm pháp Lấy danh nghĩa của mình mở tài khoản ngân hàng rồi bán hoặc chuyển nhượng lại cho người khác sử dụng cũng là phạm tội (tội lừa đảo). Có người từng chỉ vì một lần bán tài khoản ngân hàng và nhận 10.000 yên tiền cảm ơn, sau đó, do tài khoản này bị sử dụng vào hành vi phạm tội nghiêm trọng nên đã bị kết tội “lừa ngân hàng để mở tài khoản (tội lừa đảo)”. Hãy đóng tài khoản ngân hàng trước khi về nước Nếu trước khi về nước, do không cần dùng nữa nên bạn bán hoặc chuyển nhượng giấy tờ chứng minh nhân thân hoặc tài khoản ngân hàng thì khả năng rất cao là các giấy tờ hoặc tài khoản đó sẽ được sử dụng vào mục đích tội phạm. Vì vậy, khi không cần dùng nữa thì các bạn nhất quyết phải đến ngân hàng để đóng tài khoản. Đối với tội mua bán tài khoản ngân hàng, khi người thực hiện hành vi mua bán rời khỏi Nhật Bản thì thời hạn hiệu lực vụ án được tạm ngừng, nên có thể sau này khi người đó quay trở lại Nhật Bản sẽ vẫn bị truy cứu.
27/11/2020
Tổ chức hỗ trợ du học sinh
Nhật Bản (JASSO)
Mạng lưới luật sư cho lao động người nước ngoài