Cuộc sống - Visa | Tin mới nhất
Chào các bạn! Mình là nhân viên tổng đài người Việt Nam tại một công ty cung cấp dịch vụ điện thoại di động cho người nước ngoài, chuyên tư vấn hỗ trợ cuộc sống hàng ngày cho khách hàng. Các bạn nghĩ rằng những vấn đề nào mà người Việt Nam đang sinh sống tại Nhật cần được hỗ trợ nhiều nhất? Có rất nhiều cuộc gọi tư vấn đã gọi đến tổng đài như “Tôi đã nhận được khiếu nại về tiếng ồn”, “Tôi đột nhiên bị cắt điện”, “Tôi muốn đi khám nha khoa”, và “Tôi không biết cách đổ rác”. Trong số đó, mình sẽ nói về...
Ví dụ về các gói SIM giá rẻ của Nhật: Hãy cùng lựa chọn điện thoại di động...
18/03/2024Làm thế nào để vào nhà trẻ ở Nhật Bản
13/03/2024★ Thông tin cơ bản = Hệ thống hỗ trợ, phụ cấp và trợ cấp cho việc sinh con và chăm...
13/03/2024Trang web hỗ trợ du học sinh, thực tập sinh kỹ năng, kỹ sư
[Được hỗ trợ bởi Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam]
“Nhật Bản là nước có nhiều động đất”. Chắc không ít người từng nghe vậy nhưng coi đó là việc của người khác và chỉ thực sự cảm nhận nỗi sợ hãi khi đang ngủ thì động đất xảy ra và sau đó là mất ngủ. Để phòng tránh thảm họa, người Nhật Bản thường hay chuẩn bị sẵn lương khô, nước uống… Trong bài này chúng tôi xin giới thiệu cách mà cả người Nhật và người Việt Nam sinh sống ở Nhật chuẩn bị đối phó với thảm họa nhé. Nhật Bản là một nước có nhiều động đất Sóng thần trong trận Đại động đất Đông Nhật Bản (3/2011)ⒸẢnh của báo Mainichi Tôi sang Nhật năm 2000. Sau khi tốt nghiệp đại học rồi cao học, tôi làm việc tại Nhật Bản và hiện đang vận hành một doanh nghiệp về tư vấn. Nhật Bản là một đất nước mà hàng năm hứng chịu nhiều cơn bão nhiệt đới, gây ra thiệt hại nặng nề như nhà cửa bị tàn phá, lụt lội, lở đất… Đặc biệt Nhật Bản còn là một nước có nhiều động đất và núi lửa. Ngày 1/9/1023 tại Tokyo và các khu vực lân cận đã xảy ra trận Đại động đất Kanto khiến 105.000 người tử vong và mất tích. Cách đây 10 năm, trận Đại động đất Đông Nhật Bản xảy ra hồi tháng 3/2011 đã gây ra sóng thần tàn phá 3 tỉnh ở khu vực Tohoku của Nhật Bản khiến khoảng 18,425 người tử vong và mất tích (số liệu tính đến 9/3/2021). Chính vì vậy mà chính phủ và người dân Nhật Bản luôn có ý thức chuẩn bị sẵn sàng để đối phó trong trường hợp có thảm họa xảy ra. Chúng ta cùng tìm hiểu xem người Nhật chuẩn bị đối phó với thảm họa ra sao nhé. Chính quyền có nhiều chuẩn bị phòng chống thảm họa Bản đồ địa điểm lánh nạn do chính quyền địa phương soạn thảo Thông qua các cơ quan chính quyền địa phương các cấp, chính phủ Nhật Bản cung cấp các loại bản đồ lánh nạn cho người dân. Nếu gia đình bạn chưa có bản đồ này và chưa biết nếu động đất thì đi lánh nạn ở đâu, bạn nên kiểm tra trang chủ của chính quyền địa phương nơi mình sinh sống để biết rõ địa điểm lánh nạn nhé. Mỗi khu vực dân cư đều chỉ định các địa điểm lánh nạn. Thường là các địa điểm là các trường cấp 1-2 hoặc nhà sinh hoạt cộng đồng… Một cảnh trong buổi luyện tập phòng chống thảm họa Ngoài ra, chính sách phòng tránh rủi ro tại Nhật cũng yêu cầu bắt buộc các công ty, tòa nhà, các trường học và địa phương... phải thường xuyên luyện tập phòng tránh thảm họa mỗi năm 1 đến 2 lần. Nội dung cơ bản là để mọi người trải nghiệm các mức độ rung chấn khi có động đất. Hướng dẫn các cách tự bảo vệ khi động đất xảy ra như chui xuống gầm bàn để tránh vật rơi vào đầu, nếu nhà ở chung cư thì phải mở cửa ra vào ngay để phòng trường hợp rung động khiến cửa bị lệch không thể mở được khi cần thoát ra ngoài, không được sử dụng thang máy khi động đất xảy ra hoặc khi động đất và có khả năng sóng thần thì phải chạy lên nơi có địa bàn cao… Ngoài ra trong bối cảnh ngày càng nhiều người nước ngoài tới làm việc và sinh sống tại Nhật Bản, các chính quyền địa phương ngày càng chú ý tới việc cung cấp thông tin cho người nước ngoài, trong đó có cả thông tin về phòng chống thảm họa. Các bạn hãy thử tìm kiếm thông tin bằng tiếng Việt tại địa phương mình sinh sống nhé. Tự chuẩn bị để đối phó khi động đất xảy ra Những vật dụng cần thiết khi lánh nạn (Trang web của tỉnh Saitama) Dù cho chính phủ và các cơ quan chính quyền địa phương có chuẩn bị chu đáo cơ sở hạ tầng về phòng tránh thiên tai thảm họa tốt đến đâu thì cũng vẫn cần sự tham gia tuân thủ, hợp tác rất lớn của người dân. Người Nhật có câu "備えあれば憂いなし" (Sonae-areba Urei-nashi), có nghĩa là: Nếu chuẩn bị kỹ càng thì không lo sợ gì cả. Nhà cửa và các tòa nhà cao tầng tại Nhật đều được thiết kế chống động đất tuy nhiên. Tuy nhiên khi có rung chấn mạnh thì thường xảy ra hiện tượng đồ đạc đổ vỡ, các đồ vật nặng rơi trúng đầu hay thân thể sẽ gây ra thương tích, rất nguy hiểm. Vì vậy mà người Nhật thường thiết kể tủ âm tường, giá sách, kê bát gắn liền tường. Vừa gọn gàng lại vừa tránh rủi ro. Còn nếu nhà có tủ bát rời thì người ta thường sử dụng những tấm lót chống đổ, dụng cụ giữ tủ với tường hoặc với trần nhà hay khóa cửa đóng tự động khi có rung chấn. Hoặc khi thảm họa xảy ra thường hay bị mất nước nên người ta cũng chuẩn bị sẵn nước uống đủ cho vài ngày. ■ Chúng tôi xin nêu vài thứ điểm hình mà người Nhật luôn chuẩn bị trong gia đình để phòng chống thảm họa như sau: ● Nước uống đủ 3 lít/ 1 ngày /1 người (phần từ 3 đến 7 ngày) ● Lương khô (đồ hộp, thức ăn chế biến sẵn cho từ 3~7 ngày) ● Thuốc men, đồ sơ cứu, khẩu trang ● Radio, pin, đèn pin ● Áo choàng giữ ấm, quần áo các loại ● Toilet dùng một lần ● Khi phải đi lánh nạn tập chung thì cần có gel khử khuẩn, khăn mặt ● Áo mưa dùng 1 lần, chăn chiên Người Việt Nam tại Nhật chuẩn bị đối phó với động đất Chúng tôi đã thực hiện một khảo sát nhỏ thông qua mạng xã hội đối với người Việt Nam sống tại Nhật và nhiều người đã hưởng ứng trả lời. Sau đây chúng tôi xin giới thiệu về sự chuẩn bị của một số bạn Việt Nam sống ở Nhật Bản. Sử dụng dụng cụ để giữ đồ đạc không bị đổ Khi động đất xảy ra, đồ đạc trong gia đình dễ bị đổ vào người gây thương vong. Nhất là các đồ vật như tủ sách và tủ đựng bát đĩa. Nhiều bạn cho biết gia đình có sử dụng dụng cụ chống giữa nóc tủ với trần nhà để giữ cho tủ không bị đổ. Dụng cụ cố định tủ sách (của một bạn ở Chiba, làm biên-phiên dịch) Dụng cụ cố định tủ sách (của một bạn ở Tokyo, nhân viên công ty) Dụng cụ cố định tủ bát đĩa (của một bạn ở tỉnh Kanagawa, làm phiên-biên dịch) Dụng cụ cố định tủ bát đĩa (của một bạn ở tỉnh Fukushima, nhân viên đoàn thể độc lập) Dụng cụ hóa cửa tủ bát đĩa Khóa cửa tủ bát đĩa (của một bạn ở tỉnh Nagasaki, nhân viên Cục Lao động) Nhiều tủ để bát hiện nay có khóa tự động khi cảm nhận có độ rung lớn. Nếu không có, chúng ta có thể tìm mua tại các trung tâm Home Center và nhờ người lắp đặt. Dùng dây chằng để cố định đồ điện gia dụng Dùng dây để cố định vô tuyến (của một bạn ở tỉnh Fukushima, nhân viên đoàn thể độc lập) Chuẩn bị túi khẩn cấp ① Túi khẩn cấp do công ty phát (của một bạn ở Tokyo, nhân viên công ty) Để chuẩn bị khi thảm họa xảy ra, Nhật Bản thường bán một túi gọi là Hijo Fukuro (Túi khẩn cấp) hoặc Hijo Mochidashi Fukuro (túi đối phó thảm họa). Những túi này thường đựng lương khô, nước uống và vật dụng cần thiết với số lượng tối thiểu đủ dụng trong vòng 2-3 ngày sau khi thảm họa xảy ra. Đa phần các bạn trả lời khảo sát đều biết về chiếc túi này và đều mua đầy đủ. Có bạn hiện là nhân viên của một công ty ở Tokyo cho biết công ty còn cấp cho một chiếc túi khẩn cấp như vậy (ảnh trên). Các vật dụng trong túi khẩn cấp trên như sau. Như các bạn cũng thấy, trong túi có mũ bảo hiểm, nước uống, cơm ăn liền (cho nước hoặc nước sôi vào là ăn được), đèn pin tự phát điện, khẩu trang, găng tay, băng vệ sinh cho phụ nữ, giấy mềm ướt, toilet dùng 1 lần. Túi khẩn cấp ② Tự chuẩn bị túi khẩn cấp (của một bạn ở Tokyo, nhân viên công ty) Có bạn cho biết tự chuẩn bị túi khẩn cấp cho gia đình. Trong túi mỗi loại đồ dùng được để riêng một túi nhỏ, có màu khác nhau rất tiện lợi khi cần dùng đến. Bạn cho biết quyết định mua những đồ dùng khẩn cấp này sau khi trải qua cơn bão mạnh hồi năm 2019. Chúng ta cùng xem trong túi có những gì nhé. Toilet dùng 1 lần, khăn choàng, khẩu trang, bàn chải đánh răng… 3 loại cơm ăn liền, chỉ cần cho nước hoặc nước sôi là ăn được 4 chai nước Radio có đèn pin (tự phát điện bằng cách quay tay), đèn, pin Đồ y tế sơ cứu, áo mưa (phòng chống lạnh và mưa), còi, túi chân không Khăn mặt để trong túi rút chân không, nệm không khí, túi giấy bạc… Túi khẩn cấp ③ Ngoài việc chuẩn bị 1 túi đồ để ở nhà, có bạn mỗi khi đi ra ngoài cũng luôn mang theo một số thứ cần thiết. (Ảnh của một bạn ở tỉnh Kanagawa, nhân viên công ty) Chuẩn bị phòng trường hợp mất nước Chậu trữ nước (của một bạn ở tỉnh Nagasaki, nhân viên Cục Lao động) Một bạn khác chia sẻ rằng “Động đất mạnh có thể làm vỡ đường ống gây mất nước kéo dài, nên ngoài việc chuẩn bị nước uống, việc tích trữ nước sử dụng hàng ngày cũng rất quan trọng. Sau trận động đất mạnh Kumamoto năm 2016, ngoài việc đổ đầy bồn tắm gia đình mình còn sắm thêm một chậu to giữ nước ăn và còn các loại can chứa đủ dùng nhiều ngày”. Kết luận Tấm lót chống sách không bị trượt (của một bạn ở Tokyo, làm phiên-biên dịch) Có vẻ như rất nhiều người Việt Nam ở Nhật cũng đã có ý thức chuẩn bị kỹ càng để đề phòng thảm họa! Bạn thì sao? Nếu bạn chưa làm gì thì hãy bắt tay vào chuẩn bị ngay đi nhé. Ngoài ra, chúng ta cũng có thể tải miễn phí ứng dụng rất hay của Tokyo tên là 東京防災 (TOKYO BOUSAI) với biểu tượng con hà mã đội mũ bảo hiểm màu vàng, trong đó có cả tiếng Việt một số phần quan trọng. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] https://www.bousai.metro.tokyo.lg.jp/1005744/index.html
14/12/2021
Hơn 4 năm ở Nhật, phải đến năm 2019 mới biết được thế nào là phòng bão. Đầu tháng 10/2019, khi mà thiệt hại do cơn bão mạnh Faxai (bão số 15) gây ra ở tỉnh Chiba hồi tháng 9 vẫn còn ngổn ngang thì nghe tin lại sắp có siêu bão Hagibis (bão số 19). Dự báo đây là cơn bão mạnh nhất trong mấy chục thập kỷ qua, mà Tokyo lại ngay vùng bão đổ bộ. vợ chồng bảo nhau lần này phải chuẩn bị cẩn thận. Bão Hagibis hình thành ngày 6/10/2019. Sau khi trải qua cac giai đoạn “sức mạnh khủng khiếp”, tới “sức mạnh vô cùng khủng khiếp” rồi hạ xuống “rất mạnh” cơn bão đổ bộ vào bán đảo Izu của Nhật Bản vào đêm ngày 12. Sông Chikuwa bị tràn bờ tại khu vực Hoyasu, tỉnh Nagano © Báo Mainichi Ba ngày trước khi bão về, mình mới bắt đầu đi mua đồ dự phòng. Lúc đó mới biết nhà mình đã chủ quan rồi. Các siêu thị gần nhà, đến tối là khu nước đóng chai, thịt, bánh mì hết sạch. Rồi bình gas mini, pin và đặc biệt là băng dính - dùng để dán cửa kính hạn chế kính văng khi bị gió giật tung- không lúc nào còn hàng. Trên mạng xã hội, thấy mọi người cũng chia sẻ ảnh chụp những kệ hàng trống trơn. Kệ hàng trống trơn tại siêu thị ở quận Taito, Tokyo, ngày 11/10/2019 © Báo Mainichi Xem tin tức dự báo sức gió, lượng mưa trên vô tuyến ai nấy đều cảm nhận được sự căng thẳng ngày càng tăng. Chiều tối thứ Sáu, 1 ngày trước bão, vợ chồng đi làm về sớm nên cố thu gom nốt những gì có thể. Vác được về đến nhà là mẹ và con gái lao vào làm các món dự trữ, bố với con trai dọn dẹp ban công để cây cối không đổ vào nhà. Vừa làm vừa nghĩ chắc mình chuẩn bị thừa, chắc gì bão to đến thế, rồi đây là Tokyo làm gì có thiệt hại đến mức này... Rồi người dạy cho mình biết chuẩn bị chẳng có gì là thừa lại là 2 đứa con mình. Vốn chăm chỉ xem tin tức, trong đợt bão lần trước, cậu con trai Mốc, học sinh năm 6 tiểu học, mất cả buổi tối loay hoay lót báo trong nhà để bê cây cối vào vì lo cây bay xuống đường vào đầu người khác. Lần này cũng vậy. Chuyện dán kính bố mẹ nghĩ là chẳng cần nên không làm, anh ấy tự làm, bảo là "Có đề phòng vẫn hơn chứ", còn biết lấy cả tấm trải dán lên kính để thêm an toàn. Đồ đạc anh ấy tự bê ra xa cửa sổ, kệ bố mẹ cười bảo không sao đâu. Những tấm giấy con trai dán lên cửa kính đề phòng kính vỡ Còn cô con gái Nấm, học sinh tiểu học năm 4, chiều thứ Sáu đi học về là nhắn mẹ: "Đồ ăn đã đủ chưa hả mẹ", rồi gọi điện lo lắng không biết nhà đủ nước dự phòng nhỡ khi mất điện hay phải đi sơ tán hay chưa. Trong khi bố mẹ lo việc khác, quay ra đã thấy 2 anh em rủ nhau đi đánh sạch bồn tắm rồi xả đầy nước vào, nói là “để dự trữ, như trên tivi hướng dẫn và học ở trường”. Xả nước vào bồn tắm phòng khi mất nước Trước 19 giờ ngày 12, bão Hagibis đổ bộ lên bán bảo Izu và đi qua khu vực Thủ đô. Dự báo tối bão mới đổ bộ, ấy thế mà từ sáng mưa to, gió mạnh đã gây nhiều vùng. Xem bản tin thấy đã có cảnh nhà tốc mái, nước sông dâng. Rồi điện thoại rung - hội phụ huynh trường gửi thông tin các điểm sơ tán quận đã mở. Đây là lần đầu tiên nhận được tin nhắn như vậy từ khi đến Nhật. Vội vã ghi chép lại địa chỉ sơ tán gần nhất vì sợ nhỡ bão to mất điện, hết pin điện thoại thì biết làm sao. Từ trưa đến lúc bão vào Tokyo, điện thoại của cả nhà bắt đầu liên tục nhận được thông báo – tình trạng khẩn cấp tại Tokyo bắt đầu dần lên mức 3, 4 (trên thang đo 5 mức của Nhật). Nhiều khu vực ở Tokyo được khuyến cáo đi sơ tán. Chỗ mình thì chưa, nhưng Mốc nhận ra con sông Kanda chạy qua ga tàu gần nhà xuất hiện trên bản tin, vì mực nước sông đang tăng nhanh. Nhìn dòng nước chảy cuồn cuộn dưới chân cầu ngày ngày cả nhà đi qua, cảm giác cánh cửa kính dù đã được dán kín kia thật mong manh. Trước 19 giờ ngày 12, bão Hagibis đổ bộ lên bán bảo Izu và đi qua khu vực Thủ đô. Dự báo tối bão mới đổ bộ, ấy thế mà từ sáng mưa to, gió mạnh đã gây nhiều vùng. Xem bản tin thấy đã có cảnh nhà tốc mái, nước sông dâng. Rồi điện thoại rung - hội phụ huynh trường gửi thông tin các điểm sơ tán quận đã mở. Đây là lần đầu tiên nhận được tin nhắn như vậy từ khi đến Nhật. Vội vã ghi chép lại địa chỉ sơ tán gần nhất vì sợ nhỡ bão to mất điện, hết pin điện thoại thì biết làm sao. Từ trưa đến lúc bão vào Tokyo, điện thoại của cả nhà bắt đầu liên tục nhận được thông báo – tình trạng khẩn cấp tại Tokyo bắt đầu dần lên mức 3, 4 (trên thang đo 5 mức của Nhật). Nhiều khu vực ở Tokyo được khuyến cáo đi sơ tán. Chỗ mình thì chưa, nhưng Mốc nhận ra con sông Kanda chạy qua ga tàu gần nhà xuất hiện trên bản tin, vì mực nước sông đang tăng nhanh. Nhìn dòng nước chảy cuồn cuộn dưới chân cầu ngày ngày cả nhà đi qua, cảm giác cánh cửa kính dù đã được dán kín kia thật mong manh. Tin tức của bạn bè qua mạng xã hội thì thấy những gì Hagibis gây ra thật ghê gớm. Một cậu bạn ở Kanagawa nửa đêm phải đi sơ tán theo khuyến cáo của chính quyền; có cô bé người quen mới chuyển đến vùng đồi ở Okutama, căn nhà gỗ cứ rung bần bật trong gió mà một mình không biết nên trong nhà hay phải đi sơ tán giữa lúc mưa to gió giật. Rồi cũng có 1-2 cô bạn vẫn đi làm ở Tokyo phải lao ra đường đúng lúc bão to, phải mang theo “lương thực” đề phòng đêm nay không về được vì tàu ngừng chạy. Thậm chí đến giữa đêm, khi mưa ở Tokyo đã ngớt, nhận được tin đến lượt bạn bè ở Saitama có người sàn nhà bị ngập nước lên tới cả chục phân, có người phải đi sơ tán. Đi sơ tán giữa lúc mưa bão (12/10/2019, thành phố Kawasaki, tỉnh Kanagawa) © Báo Mainichi Sáng hôm sau, ở Tokyo bão đã tan, trời trong xanh trở lại, đường phố lại sạch bong như chưa từng có gió gào, mưa xối. Nhưng qua các phương tiện truyền thông mình được biết ở các tỉnh khác ở phía Đông, Đông Bắc trên đường bão ra biển đều gây ngập lụt, lở đất diện rộng, Thiệt hại do bão gây ra vô cùng lớn. Có 90 người tử vong, 9 người bị mất tích, 4.008 ngôi nhà bị hư hại hoặc bị sụp đổ, 70.341 ngôi nhà bị ngập nước. Một ngôi nhà ở thành phố Saitama bị ngập nước Đến tháng 11, khi có dịp đến một vùng ở Fukushima, mình được người địa phương chỉ cho những nơi vẫn chưa phục hồi sau bão, với nhà tốc mái, cột điện đổ…Tokyo, nơi mình ở không bị bão tàn phá, chỉ là may mắn hơn những chỗ khác mà thôi, nên mình thấy như mới chỉ được tập dượt chứ không phải chống chọi thực sự với bão. Người Việt ở Việt Nam có lẽ chỉ có mấy vùng hay có bão mới quen với việc chuẩn bị phòng bão, tích trữ đồ ăn, còn dân Hà Nội nhiều người chắc bảo chả lo, siêu thị vẫn đầy. Các bạn Việt sang đây, nhất là các bạn mới sang, cũng nhiều người nghĩ thế. Ở Nhật siêu thị nhiều hơn ở Việt Nam mà khi cần đồ phòng bão vẫn hết. Người Nhật chắc cũng chẳng ai nghĩ chuẩn bị là thừa, bởi an toàn của bản thân là điều quan trọng nhất. Đến tháng 11, khi có dịp đến một vùng ở Fukushima, mình được người địa phương chỉ cho những nơi vẫn chưa phục hồi sau bão, với nhà tốc mái, cột điện đổ…Tokyo, nơi mình ở không bị bão tàn phá, chỉ là may mắn hơn những chỗ khác mà thôi, nên mình thấy như mới chỉ được tập dượt chứ không phải chống chọi thực sự với bão. Người Việt ở Việt Nam có lẽ chỉ có mấy vùng hay có bão mới quen với việc chuẩn bị phòng bão, tích trữ đồ ăn, còn dân Hà Nội nhiều người chắc bảo chả lo, siêu thị vẫn đầy. Các bạn Việt sang đây, nhất là các bạn mới sang, cũng nhiều người nghĩ thế. Ở Nhật siêu thị nhiều hơn ở Việt Nam mà khi cần đồ phòng bão vẫn hết. Người Nhật chắc cũng chẳng ai nghĩ chuẩn bị là thừa, bởi an toàn của bản thân là điều quan trọng nhất.
07/09/2020
Bão là hiện tượng áp thấp nhiệt đới, thường di chuyển ở biển Thái Bình Dương xung quanh khu vực Đông Á, mang theo gió mạnh và mưa lớn. Hàng năm từ tháng 7 đến tháng 9, bão thường tiếp cận hoặc đổ bộ vào quần đảo Nhật Bản. Mưa lớn và gió mạnh do bão gây ra thường khiến nước sông dâng cao, lở đất, gây mất điện hoặc mất nước. Trong năm 2018, đã có tới 29 cơn bão hình thành, trong đó có 21 cơn bão đã tiếp cận hoặc đổ bộ vào Nhật Bản, con số này cao sơn mức trung bình hàng năm. Bão gây thiệt hại nặng nề, khiến nhiều người chết và bị thương. Ngày 9/9 năm nay, cơn bão số 15 đổ bộ vào Nhật Bản gây ra thiệt hại quy mô lớn tại tỉnh Chiba. Hiện tại đây, tình trạng mất điện vẫn diễn ra. Có dịp nói chuyện với một người bạn hiểu biết nhiều về thông tin dự báo thời tiết, tôi nói “Ở Nhật nhiều bão ghê. Nghe tin tức thấy họ nói nào là ‘cơn bão số 15’, hoặc ‘cơn bão số 20’… Ở Việt Nam mình hình như không nhiều thế nhỉ?”. Nghe vậy bạn tôi cười và bảo “Ấy, không phải thế. Chẳng qua cách tính số cơn bão ở Việt Nam khác thôi!”. Ơ, thế khác nhau ư? Khác thế nào nhỉ? Thế là bạn tôi cho biết như sau. Sở dĩ ở Nhật nghe thấy số cơn bão nhiều là do Nhật Bản tính tất cả mọi cơn bão hình thành trong khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương, không kể là cơn bão đó có tiếp cận hoặc đổ bộ vào Nhật Bản hay không. Nhật Bản đếm số cơn bão bắt đầu từ tháng 1 hàng năm trở đi, khi cơn bão số 1 hình thành cho tới khi hết năm. Trong khi đó ở Việt Nam chỉ tính những cơn bão tiếp cận vào khu vực Biển Nam Trung Hoa (tức Biển Đông). Vì thế khi mà ở Nhật Bản, người ta đưa tin rằng “Cơn bão số 20 đang đến gần Nhật Bản” thì có khả năng ở Việt Nam, đó mới chỉ là “cơn bão số 2” mà thôi. Nghe bạn nói, tôi mới ngỡ ngàng và thầm nghĩ từ nay trở đi, nếu có điều kiện mình muốn tìm hiểu thêm nhiều về thông tin thời tiết cũng như cách đếm số cơn bão, cách đặt tên bão nữa.
02/10/2019
Tại Niigata, các bạn trẻ người Việt thường vui vẻ tụ họp, đi tham quan, học nấu ăn hay cùng nhau ăn uống. Các bạn trẻ này là thành viên “Hội người Việt tại Niigata”. Từng tham gia một chuyến tham quan ngắn của hội nên trong bài viết này, tôi sẽ chia sẻ lại với các bạn trải nghiệm của mình. Hội người Việt tại Niigata Tại thành phố Niigata, tôi đã phỏng vấn chị Phạm Phương Linh (26 tuổi), hiện đang điều hành công ty sau khi tốt nghiệp cao học tại Niigata. Thời du học, chị Linh đã cùng bạn bè lập ra “Hội người Việt ở Niigata”, tổ chức rất nhiều sự kiện như Tết Nguyên đán hay lớp dạy nấu ăn mà người Nhật cũng có thể tham gia. Sau hôm phỏng vấn, các thành viên hội tổ chức cùng nhau lái xe đi du lịch nên tôi cũng được tham gia chuyến đi này. Các thành viên đa dạng Buổi sáng, chúng tôi tập trung tại ga JR Uchino cách ga JR Niigata hơn 20 phút. Chúng tôi khởi hành trên 3 chiếc xe riêng, dọc đường có thêm một xe nữa nhập hội. Có 15 người tham gia chuyến đi, một trong số đó là người Philippines. Trong đoàn có tôi và một người nữa là người Nhật. Thành phần tham gia đoàn gồm có: ・Nhân viên công ty (cựu du học sinh, mới đi làm năm đầu tiên) ・ Kỹ sư (năm thứ 2 tại Nhật Bản) ・ Người có tư cách lưu trú kỹ năng đặc định (cựu thực tập sinh kỹ năng) ・ Học sinh trường senmon ・ Sinh viên đại học ・ Bác sĩ mới sang Nhật để du học Từ ga Uchino đến Teradomari Tôi ngồi xe của anh Tiến (29 tuổi), đang làm việc tại nghiệp đoàn (đoàn thể quản lý) có thực tập sinh kỹ năng. Anh Tiến giỏi tiếng Nhật, còn bạn kỹ sư tên là Giang đi cùng xe với tôi cũng cố gắng hết sức để trò chuyện với tôi bằng tiếng Nhật. Nơi đầu tiên chúng tôi đến là “Khu phố chợ cá Teradomari” ở thành phố Nagaoka, tỉnh Niigata. Trên đường đến đó, khi dọc theo bờ biển, tôi nhìn thấy được đảo Sadoga ngoài khởi. Khu phố chợ cá Chúng tôi đã đến “Khu phố chợ cá”. Ở đây tập trung khoảng mười mấy cửa hàng bán hải sản và đồ ăn, trông như các quán hàng dựng lên vào dịp lễ hội. Có thể mang đồ ăn mua tại đây ra ghế băng và ghế ngồi ngoài trời để ăn. Hôm đó là một ngày thứ Bảy cuối tháng 11. Khoảng thời gian đó, dịch COVID-19 đã lắng xuống nên khu chợ rất náo nhiệt. Nào là cá, mực, tôm, gà nướng... Tôi phân vân chẳng biết nên mua gì. Súp miso cua giá 200 yên! Tụ tập trên vỉa hè để ăn bữa chính và đồ tráng miệng. Khu chợ này giá cả nhìn chung là rẻ, và ngay cả lựa chọn đồ thôi cũng đã rất vui. Mọi người trong nhóm chọn mua món mình thích, từ sushi, sò điệp, gà nướng, đồ chiên cho đến kem và cùng nhau ăn trưa rất vui vẻ. Đến đền Yahiko Khi đã no bụng, chúng tôi đến điểm dừng chân tiếp theo là đền Yahiko (làng Yahiko, tỉnh Niigata). Theo ý của chị Linh là “để giao lưu được với nhiều người”, lần này, tôi ngồi xe của chị Giang, nhân viên công ty. Sau khi tốt nghiệp Đại học Quốc gia Hà Nội, chị Giang đi du học tại một trường đại học ở Tokyo và hiện nay đang làm việc tại một công ty sản xuất bánh kẹo. Chị Giang (trái) và chị Linh (tại đền Yahiko) Chúng tôi đến đền Yahiko. Đây là ngôi đền có nhiều người đến viếng nhất Niigata. Ngôi đền nằm giữa rừng cây xanh, tạo cảm giác rất linh thiêng. Chụp ảnh kỉ niệm trước cổng Torii "Bánh gấu trúc trắng nướng" Có nhiều cửa hàng ở quảng trường trước cửa công viên Chúng tôi đi sang “Công viên Yahiko”, một điểm ngắm lá thu nổi tiếng cách Đền Yahiko 10 phút đi bộ. Trước khi vào công viên, chúng tôi nghỉ chân ở quảng trường cạnh đó. Gần đó còn có một quán bán "Bánh gấu trúc trắng nướng", bên trong có nhân zunda (các loại đậu như đậu nành edamame, đậu răng ngựa soramame… nghiền nhỏ). Nghe nói rằng loại bánh này đã giành giải quán quân trên "Bảng xếp hạng đồ ăn nhẹ địa phương toàn Nhật Bản lần thứ 1". "Bánh gấu trúc trắng nướng" mà tôi mua đương nhiên là một chú gấu trúc trắng rồi. Nó dễ thương đến mức tôi chẳng nỡ ăn. Khi ăn thử sẽ thấy lớp vỏ làm từ bột gạo dai dai, tạo cảm giác ngon miệng, còn nhân "zunda" bên trong cũng rất tuyệt! Công viên Yahiko Trong Công viên Yahiko có cả dãy hàng quán đón du khách đến ngắm lá thu. Nhưng lá thu ở đây dường như đã vào độ đẹp nhất cách đó 1 tuần, nên thời điểm chúng tôi đến lá gần như đã héo hoặc rụng mất. Tuy nhiên, chúng tôi trêu đùa nhau, rồi tươi cười chụp ảnh kỷ niệm. Vì có thể giao lưu được như thế nên mọi người đều không cảm thấy thất vọng. Một chút lá thu thật đẹp còn sót lại. Cửa hàng rượu sake Chúng tôi chia tay nhau tại Công viên Yahiko. Những người có thời gian thì đi tiếp đến ga JR Niigata trên 3 xe ô tô. Ponshukan Có một cửa hàng lớn tên là "Ponshukan" bên trong ga Niigata. "Ponshu" có nghĩa là rượu sake. Tại đây bán rất nhiều rượu sake, đồ ngọt và thực phẩm làm từ sake. Tại Ponshukan, bạn có thể nếm thử 5 loại rượu sake với giá 500 yên. Có khoảng 100 loại để khách nếm thử. Ba phụ nữ người Việt cũng uống thử, nhưng có vẻ không hợp khẩu vị cho lắm. Bữa tối Cuối cùng, 11 người còn lại trong đoàn cùng nhau dùng bữa tối. Chúng tôi uống vừa phải và trò chuyện rất nhiều. Tôi đã có hẳn một ngày ở cùng các thành viên Hội người Việt ở Niigata. Mọi người đều vô cùng thân thiện. Tất cả những ai ở Niigata, những ai có kế hoạch đi Niigata, nếu thấy trên trang Facebook của hội có sự kiện nào mà bạn quan tâm, hãy thử liên hệ với họ xem sao nhé. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Hội người Việt Nam tại Niigata (Facebook)
18/01/2022
Các bạn đã từng nhờ cậy việc gì ở KOBAN của Nhật bao giờ chưa? KOBAN là để chỉ chỗ làm việc của cảnh sát, nhưng so với đồn công an ở Việt Nam thì về cảm giác vẫn có những khác biệt nhỏ phải không nhỉ. Lần này, chúng tôi xin được giới thiệu về KOBAN, niềm hãnh diện với thế giới của Nhật Bản. Trải nghiệm của một phụ nữ người Việt Dưới đây là câu chuyện tôi ghi chép lại từ lời kể của một người bạn. Câu chuyện kể về lần con gái nhỏ của chị bị thương ngoài phố hồi gia đình chị mới sang Nhật. Tôi từng một lần được giúp đỡ của KOBAN. Một buổi cuối tuần hồi mới sang Nhật, gia đình 4 người chúng tôi cùng nhau đi mua sắm đồ dùng sinh hoạt thiết yếu. Mới sang, rất nhiều thứ phải mua nên hôm đó chúng tôi mua đồ đến gần 11 giờ đêm mới xong, đồ đạc rất nhiều thứ cồng kềnh lỉnh kỉnh. Cả chồng tôi và tôi đều hai tay đầy ắp đồ đạc nên chúng tôi phải nhờ cậu con trai 8 tuổi đẩy giúp xe đẩy mà con gái nhỏ đang ngồi. Không may, xe đẩy vấp vào gờ đường và lật úp khiến con gái tôi ngã sấp xuống đường, dưới cằm con bé có một vết rách máu chảy đầm đìa. Vì là đêm khuya, các bệnh viện bình thường đều đã đóng cửa và chỉ nhận các ca cấp cứu. Chúng tôi gọi taxi định nhờ đưa đến bệnh viện gần nhất nhận cấp cứu, nhưng khi nhìn thấy con gái tôi máu tuôn xối xả, tài xế taxi đã từ chối không chịu chở. Đang lúc hoảng hốt không biết phải làm sao, tôi bỗng chợt nhớ đến KOBAN. Từng nghe nói rằng “nhân viên cảnh sát ở KOBAN luôn sẵn sàng giúp đỡ người dân gặp khó khăn” nên tôi nghĩ “đến đó hỏi thăm có khi lại được trợ giúp cũng nên”. Cũng chẳng còn nơi nào để nhờ vả, tôi thử đi đến KOBAN. Quả đúng như lời đồn, khi chúng tôi tới nơi, các anh cảnh sát tỏ ra rất lo lắng cho tình hình con gái tôi và còn gọi giúp luôn cả xe cứu thương. Chúng tôi chờ xe cứu thương ngay tại KOBAN và sau đó cả nhà cùng lên xe đi tới bệnh viện. May sao, vết thương con gái tôi không nặng và mọi chuyện cuối cùng cũng êm xuôi. Đó cũng là lần đầu tiên tôi ngồi trên xe cứu thương và câu chuyện đêm hôm đó trở thành kỉ niệm rất khó quên trong cuộc sống của chúng tôi nơi đất khách quê người. Nhiệm vụ của KOBAN Ngoài những công việc thường lệ của cảnh sát như xử lý vấn đề liên quan đến vụ án, tai nạn, tuần tra khu vực xung quanh, nhiệm vụ của cảnh sát tại KOBAN còn bao gồm rất nhiều việc khác như chỉ đường, tiếp nhận thông tin đồ thất lạc, các hoạt động bảo vệ trẻ em đến trường, điều phối giao thông, đi thăm hỏi nhà người cao tuổi v.v… Một đặc trưng về văn hoá vẫn được ca ngợi ở Nhật Bản là “rất dễ tìm lại được đồ đánh rơi". Tôi cho rằng một phần lý do khiến văn hoá này được hình thành là do ở Nhật Bản đâu đâu cũng có KOBAN. Một trong những đồ vật nếu làm rơi sẽ rất phiền phức là ví tiền. Theo trung tâm quản lý đồ thất lạc của Cục cảnh sát, trong năm 2018, tổng số tiền mặt bị đánh rơi được đưa đến KOBAN hoặc sở cảnh sát trong nội đô Tokyo lên tới khoảng 3,8 tỷ yên. Trong đó, số trả lại được cho người đánh mất là khoảng 2,8 tỷ yên, tức là hơn 70%. Có lẽ, do từ trước đến nay, khi còn nhỏ, người Nhật đã được dạy rằng “nhặt được của rơi phải đưa đến KOBAN", với tính cách nghiêm chỉnh của người dân, lại thêm KOBAN có mặt ở khắp nơi trên cả nước nên ở Nhật rất dễ tìm lại được đồ thất lạc. Tôi tin rằng Nhật Bản là đất nước mà không chỉ người Nhật mà cả người nước ngoài cũng thấy việc báo cáo và tìm đồ thất lạc là rất dễ dàng. “Hệ thống KOBAN" vươn ra khắp thế giới Hệ thống KOBAN của Nhật Bản đã vươn ra khắp thế giới, có nước còn dùng nguyên biển hiệu ghi chữ KOBAN. Singapore là quốc gia đầu tiên ở châu Á quan tâm đến hệ thống KOBAN và đã triển khai hệ thống này từ năm 1983. Indonesia thì bắt đầu triển khai từ năm 2004, ở Campuchia cũng có KOBAN. Các nước Mỹ Latin như Brazil, Honduras và El Salvador đã triển khai hệ thống KOBAN, trong đó Brazil là nơi hệ thống này mang lại hiệu quả ấn tượng. Ở Brazil, hệ thống KOBAN bắt đầu được triển khai từ năm 1997 trên cơ sở tham khảo mô hình của Nhật Bản. Năm 2005, theo đề nghị của Chính phủ Brazil, Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) đã cử chuyên gia đến bang San Paolo và bắt đầu triển khai “Dự án Hoạt động cảnh sát khu vực". Mục đích của dự án là để ổn định “Hệ thống KOBAN” nhằm bảo vệ sự yên ổn và an toàn cho khu vực dựa trên các điểm KOBAN. Hiện nay, ở đây đã có hơn 270 KOBAN được thiết lập. Kết quả là trong khu vực địa phận quản lý của một KOBAN nọ, so với tình hình khoảng 10 năm trước, số lượng các vụ phạm tội đã giảm xuống còn dưới 1/15. Hiệu quả của việc thiết lập các KOBAN gồm có: Một là, sự hiện diện thường xuyên và cận kề của cảnh sát đã ngăn chặn tình trạng phạm tội; Hai là, sự hiện diện thường xuyên và gần gũi trong khu vực khiến lòng tin của người dân dành cho cảnh sát tăng lên v.v… Có thể nói rằng các lợi ích này của KOBAN được phát huy và đã khiến hình thành các chách suy nghĩ: không phải là xảy ra vụ án hay tai nạn rồi mới xử lý mà “phòng ngừa trước khi xảy ra”. Để KOBAN trở nên tiện lợi hơn nữa Hiện nay KOBAN đang phấn đấu để tạo nên sự gần gũi, thân thiện hơn nữa với mọi người dân trong khu vực. Quanh tôi có rất nhiều người từng được KOBAN giúp đỡ. Tuy nhiên, đối với người nước ngoài chúng ta, luôn tồn tại một sự lo lắng về “rào cản ngôn ngữ". Để đáp ứng nhu cầu này, cảnh sát Nhật Bản đang nỗ lực để có thể làm việc được cả bằng tiếng nước ngoài. Các biện pháp đang được thực hiện gồm có: bố trí nhân viên cảnh sát biết ngoại ngữ hoặc người phiên dịch ở những nơi người nước ngoài đến nhiều như các điểm du lịch hay điểm giao thông quan trọng trên toàn quốc để có thể giao tiếp suôn sẻ với người nước ngoài. Hiện nay, Cục cảnh sát đang thực hiện thí điểm bố trí ít nhất 1 nhân viên cảnh sát biết ngoại ngữ thường trực ở KOBAN Kabukicho (sở cảnh sát Shinjuku) và KOBAN Shibuya Ekimae (sở cảnh sát Shibuya). Sở cảnh sát Osaka thì hiện đang áp dụng mô hình KOBAN sử dụng được tiếng nước ngoài tại KOBAN Terminal trong Sân bay Quốc tế Kansai bằng cách bố trí người phiên dịch tiếng Anh có mặt 24/24 giờ. Ngoài ra, những năm gần đây, trường đào tạo cảnh sát cũng tổ chức các khoá học ngoại ngữ cho học viên, trong đó có cả tiếng Việt.
17/07/2020
Từ trước khi xảy ra đại dịch COVID-19, ở Nhật Bản đã có rất nhiều người đeo khẩu trang từ khoảng nửa cuối tháng 2 đến nửa đầu tháng 5 hằng năm. Đây là biện pháp để chống chọi với chứng “kafunsho” (dị ứng phấn hoa), là triệu chứng dị ứng nặng xảy ra khi niêm mạc mắt, mũi phản ứng với phấn hoa mà rất nhiều người ở Nhật mắc phải. Chính bản thân tôi khi sang Nhật cũng bị mắc chứng kafunsho này. Sau đây, tôi xin được chia sẻ lại trải nghiệm của mình với kafunsho và các biện pháp để đối phó. “Kafunsho” là gì? ⬤ Triệu chứng của kafunsho Các triệu chứng đặc trưng của “kafunsho” là ngứa mũi, ngứa mắt, hắt hơi nhiều lần, ngoài ra, có thể kèm theo các triệu chứng như sổ mũi, nghẹt mũi, nhức đầu. Hai loại cây đặc biệt dễ gây ra kafunsho là sugi (tuyết tùng) và hinoki (bách xoắn). Hai loại cây này được trồng rất nhiều ở các vùng núi ở Nhật Bản. Trong khoảng thời gian từ tháng 2 đến tháng 5, nếu gặp phải những triệu chứng sau đây thì đáng tiếc thay, có thể nói là bạn đã bị mắc chứng kafunsho hoặc sau này có khả năng cao sẽ bị kafunsho: - Ngứa mũi và thường xuyên hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi - Ngứa mắt - Ngứa rát họng - Nhức đầu, chóng mặt ⬤ Người Việt như tôi cũng bị kafunsho Qua xét nghiệm máu, tôi được chẩn đoán là dị ứng với cây sugi và hinoki Kafunsho không phải là chứng bệnh gì nguy hiểm đến tính mạng, nhưng do triệu chứng tồn tại trong thời gian dài nên người mắc phải cảm thấy vô cùng khổ sở. Bản thân tôi đã bị mắc kafunsho từ 5 năm trước. Ngày đó, tôi bị ngứa mũi, hắt hơi còn mắt thì ngứa khủng khiếp và tình trạng đó kéo dài suốt cả tuần rồi đến 10 ngày sau cũng không thuyên giảm. Không thể chịu đựng nổi nữa, tôi đi khám tai mũi họng và nhờ đó mới biết là mình đã bị “kafunsho”. Kafunsho là bệnh của toàn dân Nhật Bản? Tại sao ở Nhật lại có nhiều người bị kafunsho nhỉ? Chứng bệnh này bắt đầu trở nên phổ biến từ khoảng năm 1970. Sau Chiến tranh thế giới thứ 2, trong khoảng thời gian 20 năm kể từ năm 1945, người Nhật trồng rất nhiều cây sugi và hinoki trên khắp các vùng miền để làm nguyên liệu gỗ, vì vậy, hoa của các cây này bắt đầu nở từ khoảng năm 1970. Oái oăm thay, người ta cho rằng có đến khoảng ¼ dân số Nhật Bản dị ứng với phấn hoa của 2 loại cây này. Nguyên nhân gây kafunsho chính là phấn hoa từ các khu vực rừng núi của Nhật Bản bay tới, vì vậy, chỉ cần rời khỏi Nhật Bản là các triệu chứng lập tức biến mất. Tôi nghe nói rằng vào khoảng thời gian này, người Nhật mà sang Việt nam để đi du lịch hoặc công tác thì vô cùng sảng khoái vì được giải phóng bởi nạn kafunsho. Làm thế nào để phân biệt COVID-19 và kafunsho Năm nay, vi-rút corona chưa qua phấn hoa đã tới, quả thật là hoạ vô đơn chí. Khi bị ho, ngạt mũi, mệt mỏi… nhiều bạn chắc sẽ hoang mang không biết mình bị làm sao, chỉ bị kafunsho hay là nhiễm vi-rút corona mất rồi. Tuy nhiên, bệnh do vi-rút corona gây ra và kafunsho có điểm khác biệt rất lớn. “Ngứa mũi kinh khủng”, “hắt hơi không ngừng”, “ngứa mắt” là những triệu chứng rất đặc trưng của kafunsho. Ngoài ra, người bị kafunsho về cơ bản sẽ không có các triệu chứng như sốt cao hay đau mỏi cơ như bệnh do vi-rút corona gây ra. Tuy nhiên, nếu cảm thấy lo lắng thì các bạn hãy đến khám tại các cơ sở y tế nhé. Cách đối phó với kafunsho (bằng dược phẩm) Quầy bán các sản phẩm đối phó với kafunsho ở hiệu thuốc Vì hằng năm đều phải chiến đấu với kafunsho nên người Nhật đã nghĩ ra nhiều “vũ khí” và “chiến lược” để đối phó với chứng bệnh này. Dưới đây, tôi xin chia sẻ với các bạn kinh nghiệm rút ra sau 5 năm chống chọi với kafunsho. Nếu không may bị kafunsho thì các bạn hãy thử áp dụng xem sao nhé. Trước hết là các biện pháp dùng thuốc. ⬤ Các loại thuốc khắc phục chứng kafunsho Thuốc nhỏ mắt cho người bị kafunsho Phương pháp hữu hiệu nhất đối với tôi là dùng dược phẩm. Cứ đến mùa kafunsho là các hiệu thuốc ở khắp nơi trên đất nước Nhật Bản lại dựng một quầy hàng riêng bày bán các sản phẩm có dòng chữ 花粉症対策 (đối phó với kafunsho). ■ Thuốc uống Giảm nhẹ các triệu chứng kafunsho. Các loại thuốc uống này đa số gây buồn ngủ nhưng vẫn có cả các loại thuốc quảng cáo là không gây buồn ngủ nữa. Giá cả của từng loại thuốc là rất khác nhau nhưng trường hợp của tôi thì mỗi tháng tốn khoảng 3.800 yên. ■ Thuốc nhỏ mũi Chữa triệu chứng sổ mũi và nghẹt mũi. Giá tiền từ 700 ~ 800 yên. ■ Thuốc nhỏ mắt Đây là thuốc làm giảm triệu chứng ngứa mắt. Giá của các loại thuốc này rất khác nhau, dao động từ vài trăm lên đến vài nghìn yên. ⬤ Mua thuốc theo đơn kê của bác sĩ sẽ rẻ hơn Ưu điểm của các loại thuốc kể trên là có thể mua dễ dàng tại các hiệu thuốc hoặc mua qua mạng, không cần có đơn kê của bác sĩ. (Tình hình dịch bệnh COVID-19 hiện nay chắc cũng sẽ khiến nhiều người không muốn đến bệnh viện khám phải không nhỉ). Tuy nhiên, các loại thuốc này thường có giá cao. Trong khi đó, nếu đi khám tại phòng khám hoặc bệnh viện, các bạn sẽ nhận được đơn thuốc của bác sĩ. Những ai tham gia bảo hiểm y tế và sử dụng bảo hiểm này khi mua thuốc thì một phần tiền thuốc sẽ được bảo hiểm chi trả và giá sẽ rẻ hơn so với tự mua thuốc ngoài cửa hiệu. Cách đối phó với kafunsho (ngoài dùng thuốc) Kính phòng chống kafunsho bán tại cửa hàng 100 yên Ngoài thuốc ra, còn có một số biện pháp đối phó với kafunsho như dưới đây. ■ Đeo khẩu trang Bây giờ, khẩu trang đã trở thành vật dụng quen thuộc hằng ngày. Dịch bệnh COVID-19 vẫn chưa qua đi nên hãy thường xuyên đeo khẩu trang nhé. ■ Rửa mắt Rửa trôi phấn hoa bám trên niêm mạc mắt. Có cả dung dịch chuyên dụng để rửa. ■ Rửa mũi Bằng cách súc rửa mũi, ta có thể rửa trôi phấn hoa khỏi khoang mũi. Khi chưa quen với việc này, có thể sẽ bị đau nhưng quen rồi thì sẽ cảm thấy rất dễ chịu. Có cả dung dịch chuyên dùng để rửa mũi. ■ Kính chống phấn hoa Để bảo vệ mắt khỏi phấn hoa, mỗi khi ra đường tôi luôn đeo kính chống phấn hoa. Các loại kính này có phần chụp bảo vệ để chắn không cho phấn hoa bay vào mắt. Có cả các loại kính quảng cáo là "ngăn chặn được 90% phấn hoa". Có thể mua được kính chống phấn hoa tại các cửa hàng 100 yên. ■ Không phơi quần áo, chăn đệm ra ngoài trời Để phấn hoa không dính vào quần áo và chăn đệm, có thể phơi quần áo trong nhà hoặc dùng máy sấy quần áo. Việc phơi quần áo trong nhà còn có tác dụng tránh bị dính cát vàng bay từ Trung Quốc sang vào mùa này. ■ Dùng máy lọc không khí Nếu có điều kiện, hãy sắm máy lọc không khí loại tốt dùng trong nhà. Ngoài việc trực tiếp lọc phấn hoa, nếu dùng tính năng giữ ẩm thì cũng có thể ngăn chặn bớt phấn hoa bay trong phòng. Trong bài viết lần này, tôi đã chia sẻ với các bạn về chứng kafunsho (dị ứng phấn hoa) mà rất nhiều người Nhật mắc phải. Chắc hẳn có nhiều bạn chưa từng nghe nói đến “kafunsho” trước khi sang Nhật Bản, nhưng cũng có trường hợp vừa sang Nhật đã bị mắc luôn như tôi. Nếu không may bị kafunsho thì các bạn hãy nhớ lại các nội dung bài viết này nhé.
12/03/2021
Tổ chức hỗ trợ du học sinh
Nhật Bản (JASSO)
Mạng lưới luật sư cho lao động người nước ngoài