Cuộc sống - Visa | Tin mới nhất
Chào các bạn! Mình là nhân viên tổng đài người Việt Nam tại một công ty cung cấp dịch vụ điện thoại di động cho người nước ngoài, chuyên tư vấn hỗ trợ cuộc sống hàng ngày cho khách hàng. Các bạn nghĩ rằng những vấn đề nào mà người Việt Nam đang sinh sống tại Nhật cần được hỗ trợ nhiều nhất? Có rất nhiều cuộc gọi tư vấn đã gọi đến tổng đài như “Tôi đã nhận được khiếu nại về tiếng ồn”, “Tôi đột nhiên bị cắt điện”, “Tôi muốn đi khám nha khoa”, và “Tôi không biết cách đổ rác”. Trong số đó, mình sẽ nói về...
Ví dụ về các gói SIM giá rẻ của Nhật: Hãy cùng lựa chọn điện thoại di động...
18/03/2024Làm thế nào để vào nhà trẻ ở Nhật Bản
13/03/2024★ Thông tin cơ bản = Hệ thống hỗ trợ, phụ cấp và trợ cấp cho việc sinh con và chăm...
13/03/2024Trang web hỗ trợ du học sinh, thực tập sinh kỹ năng, kỹ sư
[Được hỗ trợ bởi Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam]
Những người đi làm, đi học ở Nhật đều nhanh chóng tới ngân hàng hoặc bưu điện để mở tài khoản sau khi sang Nhật. Thường thì người của công ty, nghiệp đoàn, trường học sẽ đi cùng bạn nhưng bạn cũng nên biết về thủ tục mở tài khoản và cách sử dụng tài khoản. Nếu bạn bị ai đó nhờ bán hoặc cho thẻ ATM, thẻ đó có thể bị dùng để phạm tội nghiêm trọng nên chúng tôi cũng sẽ giải thích về điều này. <Nội dung bài viết> Tài khoản ngân hàng 1. Mở tài khoản ngân hàng 2. Bán (chuyển nhượng) tài khoản ngân hàng là phạm tội! ・Mua bán, chuyển nhượng thẻ rút tiền mặt (ATM), sổ ngân hàng là phạm tội ・Tài khoản ngân hàng chuyển nhượng bị sử dụng vào việc gì? ・Dù chỉ mua bán tài khoản ngân hàng một lần thôi cũng là có tội! ・Hãy đóng tài khoản ngân hàng trước khi về nước ・Ví dụ thực tế về người Việt phạm tội do liên quan đến mua bán tài khoản ngân hàng Bưu điện 1. Bưu điện ở Nhật Bản có rất nhiều chức năng Tài khoản ngân hàng 1. Mở tài khoản ngân hàng Bạn có thể thực hiện thủ tục mở tài khoản ở quầy dịch vụ của ngân hàng. Cũng có ngân hàng chấp nhận làm thủ tục qua bưu điện hoặc Internet. Thường thì thẻ ATM sẽ được gửi về nhà sau. Khi đi mở tài khoản ngân hàng, cần mang theo các giấy tờ sau đây: ❶ Giấy tờ chứng minh nhân thân (thẻ lưu trú, hộ chiếu v.v...) ❷ Con dấu cá nhân (cũng có ngân hàng chỉ yêu cầu chữ ký) ❸ Giấy chứng nhận là nhân viên hoặc học sinh (nếu không có giấy này thì hãy nhờ người của công ty hoặc trường học đi cùng). ※ Nếu không tự tin giao tiếp bằng tiếng Nhật, bạn có thể nhờ người làm cùng công ty, nhân viên của trường hoặc nhờ bạn bè đi cùng để thông dịch giúp. 2. Bán (chuyển nhượng) tài khoản ngân hàng là phạm tội! Khi không còn cần dùng tài khoản ngân hàng vì những lý do như về nước chẳng hạn, các bạn nhất quyết phải đóng tài khoản ngân hàng. Việc bán, cho tặng thẻ ATM hoặc sổ ngân hàng là phạm tội. Chắc chắn 100% là tài khoản ngân hàng đó sẽ bị dùng vào hành vi phi pháp hoặc vi phạm pháp luật, vì vậy tuyệt đối không được chuyển nhượng lại tài khoản nhé. Mua bán, chuyển nhượng thẻ rút tiền mặt (ATM), sổ ngân hàng là phạm tội Có rất nhiều trang Facebook môi giới việc làm cho người Việt cư trú bất hợp pháp và dụ dỗ thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến tài khoản ngân hàng và giấy tờ tuỳ thân v.v... Các bạn tuyệt đối không dùng các trang Facebook này nhé. Những trang Facebook này là ổ tội phạm, cảnh sát vẫn thường xuyên kiểm tra nội dung các trang này. Những kẻ làm ăn bất lương hoặc người cư trú bất hợp pháp thường mua lại thẻ ATM hoặc sổ ngân hàng của các tài khoản mà mọi người không dùng nữa. Tuy nhiên, việc mua bán, cho tặng tài khoản ngân hàng (thẻ ATM hoặc sổ ngân hàng) là phạm tội. Dù bạn không biết rằng tài khoản đó sẽ được dùng vào mục đích phi pháp thì bạn sẽ trở thành tội phạm. Tội danh: Vi phạm luật phòng chống chuyển tiền phi pháp Hình phạt: Phạt tù dưới 1 năm hoặc phạt tiền dưới 1 triệu yên, hoặc cả hai. ・ Việc mua bán, cho tài khoản ngân hàng là phạm tội. ・ Nhất định phải đóng tài khoản không cần dùng nữa vì các lý do như về nước v.v... ・ Lập tức khóa tài khoản ngân hàng khi bị mất sổ ngân hàng hoặc thẻ ATM v.v ... Tài khoản ngân hàng chuyển nhượng bị sử dụng vào việc gì? 100% các tài khoản ngân hàng sau khi chuyển nhượng bị sử dụng vào các hành vi phi pháp hoặc vi phạm pháp luật. Trường hợp này, người chuyển nhượng tài khoản ngân hàng là người tiếp tay cho tội phạm. Sử dụng vào hành vi phi pháp như “lừa đảo giả làm người thân” Ở Nhật Bản, các tổ chức chống đối xã hội không mở được tài khoản ngân hàng. Tài khoản ngân hàng do các nhóm tội phạm mua lại sẽ được bán cho các tổ chức như vậy, và bị sử dụng vào các mục đích phi pháp như tài khoản thực hiện lừa đảo đặc thù, rửa tiền, hay tài khoản vốn lưu động trong tín dụng đen. Một loại hình tiêu biểu của “lừa đảo đặc thù” là “lừa đảo giả làm người thân”, là kiểu lừa các cụ ông cụ bà chuyển tiền với số lượng lớn. Sử dụng vào hành vi phi pháp như “lừa đảo giả làm người thân” Các nhóm tội phạm hoặc các đối tượng bất lương cũng sử dụng tài khoản ngân hàng với mục đích xấu Chính các nhóm hoặc người cung cấp dịch vụ mua lại tài khoản ngân hàng cũng sử dụng tài khoản đó vào mục đích phi pháp. Ví dụ, có nhiều người bị lừa theo kiểu thấy tin đăng trên mạng xã hội với nội dung “Bán vé máy bay giá rẻ”, sau khi trao đổi tin nhắn và chuyển tiền cho bên kia xong thì không liên lạc được nữa. Các tài khoản gần đây bị sử dụng để thực hiện hành vi phi pháp lừa đảo kiểu này là các tài khoản không dùng nữa và bị mua bán phi pháp. Người cư trú bất hợp pháp sử dụng vào mục đích xấu Có nhiều người cư trú bất hợp pháp sử dụng thẻ lưu trú giả để lao động phi pháp. Khi đó, họ cần tài khoản ngân hàng để nhận tiền lương, nhưng do không có thẻ lưu trú hợp lệ nên họ không mở được tài khoản ngân hàng. Các nhóm tội phạm thường bán sổ ngân hàng hoặc thẻ ATM của người khác cho các đối tượng cư trú bất hợp pháp kiểu này. Ngoài ra, còn có trường hợp người cư trú bất hợp pháp liên lạc trực tiếp qua mạng xã hội với chủ tài khoản ngân hàng để mua lại tài khoản. Dù chỉ mua bán tài khoản ngân hàng một lần thôi cũng là có tội! Lấy danh nghĩa của mình mở tài khoản ngân hàng rồi bán hoặc chuyển nhượng lại cho người khác sử dụng cũng là phạm tội (tội lừa đảo). ・Mở tài khoản ngân hàng rồi bán lại. ・Tài khoản ngân hàng đó bị sử dụng vào mục đích phi pháp như lừa đảo v.v... ・Người bị hại trình báo với cảnh sát, nghị phạm bị buộc tội. ・Cảnh sát sẽ xét hỏi cả người đứng tên tài khoản ngân hàng. Những trường hợp như thế này, có thể người bán tài khoản ngân hàng sẽ giải thích với cảnh sát rằng: “Tôi chỉ làm mất sổ ngân hàng (hoặc thẻ ATM) thôi”. Tuy nhiên, cảnh sát sẽ nắm được toàn bộ thông tin tiền vào và ra khỏi tài khoản kể từ khi mở tài khoản, vì vậy, nếu có các khoản tiền ra vào tài khoản lặp đi lặp lại một cách đáng ngờ thì sẽ bị điều tra rất kĩ. Việc mở tài khoản với mục đích cho người khác sử dụng là vi phạm pháp luật. Từng có người chỉ một lần mở tài khoản ngân hàng rồi bán lại với giá 10.000 yên, sau đó tài khoản đó bị dùng để phạm tội nghiêm trọng nên người đó bị bắt vì tội “lừa đảo ngân hàng để mở tài khoản” và bị xử có tội. Hãy đóng tài khoản ngân hàng trước khi về nước Nếu bạn bán hoặc chuyển nhượng giấy tờ tuỳ thân hay tài khoản ngân hàng không cần dùng nữa vì lý do như về nước, các giấy tờ hoặc tài khoản đó sẽ bị sử dụng vào hành vi phi pháp hoặc vi phạm pháp luật. Các bạn nhất định phải đóng tài khoản ngân hàng khi không dùng nữa nhé. Đối với tội mua bán tài khoản ngân hàng, khi người thực hiện hành vi mua bán rời khỏi Nhật Bản thì thời hạn vụ án có hiệu lực bị tạm ngừng, nên có thể sau này khi người đó quay trở lại Nhật Bản sẽ vẫn bị truy cứu. Ví dụ thực tế về người Việt phạm tội liên quan đến mua bán tài khoản ngân hàng ★ Người đàn ông Việt Nam bị bắt vì bị tình nghi vận hành trang mạng hỗ trợ lẫn nhau hướng đến đối tượng người cư trú bất hợp pháp (Tháng 10/2020) Do đăng trên mạng xã hội mẩu tin: “Có ai muốn bán sổ hay thẻ ngân hàng không?”, một người đàn ông Việt Nam (24 tuổi) không nghề nghiệp sống tại thành phố Okazaki đã bị cảnh sát tỉnh Aichi bắt vì tình nghi vi phạm luật phòng chống chuyển tiền phi pháp. Người này được cho là đang vận hành trang mạng xã hội với mục đích mua bán các loại giấy tờ như thẻ lưu trú giả và mua sổ ngân hàng hoặc thẻ ATM rồi bán lại cho người Việt cư trú bất hợp pháp. Cảnh sát đã thu giữ tại nhà riêng của người này 123 giấy tờ giả mạo bao gồm thẻ lưu trú và bằng lái xe giả v.v... ★ Người Việt bị bắt vì tình nghi chuyển nhượng sổ và thẻ ngân hàng (Tháng 8/2020) Cảnh sát tỉnh Kanagawa đã bắt giữ một người đàn ông Việt Nam (21 tuổi) sống tại Tokyo vì tình nghi vi phạm luật phòng chống chuyển tiền phi pháp. Người đàn ông này được cho là đã chuyển nhượng 1 quyển sổ ngân hàng và 1 thẻ ATM do mình đứng tên cho một người đàn ông Việt Nam khác với giá 32.000 yên. ★ 7 người đàn ông Việt Nam bị bắt vì xúi giục người khác mua bán tài khoản ngân hàng trên mạng xã hội (Tháng 6/2020) Cảnh sát tỉnh Kanagawa đã bắt giữ 7 người đàn ông quốc tịch Việt Nam vì tình nghi vi phạm luật phòng chống chuyển tiền phi pháp v.v.. do những người này đã xúi giục người khác mua bán tài khoản ngân hàng trên mạng xã hội. Cảnh sát đã thu giữ được tại 2 cơ sở bí mật của nhóm người này (ở Tokyo) 467 quyển sổ ngân hàng và 637 thẻ ATM. Một phần trong số các tài khoản mua lại này được xác định là đã bị dùng vào hành vi lừa đảo đặc thù. ★ Bị bắt vì cho người khác dùng tài khoản của mình (2023) Năm 2023, cảnh sát tỉnh Saitama bắt giữ một du học sinh Việt Nam 22 tuổi sống ở thành phố Niigata vì tình nghi lừa đảo sau khi mở tài khoản ngân hàng. Du học sinh giải thích rằng “tài khoản này sẽ dùng để gửi và rút tiền trang trải chi phí sinh hoạt” nhưng thực tế là để người khác sử dụng. Đây là tội lừa đảo vì du học sinh này đã lừa dối ngân hàng. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] 5 trường hợp thực tế bị bắt vì “làm việc dễ kiếm tiền” |KOKORO Bưu điện 1. Bưu điện ở Nhật Bản có rất nhiều chức năng Bưu điện hoặc hòm thư bưu điện ở Nhật Bản có ký hiệu “〒” và có màu chủ đạo là màu đỏ. Bưu điện ở Nhật Bản và “Ngân hàng Yucho” là một tổ chức thống nhất, thực hiện chức năng bưu điện, ngân hàng và công ty bảo hiểm. 【Những việc có thể làm được ở bưu điện】 ❶ Gửi thư, bưu thiếp, hàng hoá (gửi được ra cả nước ngoài) ❷ Gửi tiền tiết kiệm, chuyển tiền, chuyển khoản trả phí dịch vụ công cộng v.v... ❸ Tham gia bảo hiểm nhân thọ ※ Bạn cũng có thể tham gia bảo hiểm nhân thọ của các công ty khác ※ Trả phí dịch vụ công cộng bằng cách rút tiền tự động rất tiện lợi. Ngoài ra, hằng tháng bạn cũng có thể thanh toán các khoản phí này tại cửa hàng tiện ích.
04/02/2024
Có rất nhiều người Việt làm việc ở Nhật Bản có nhu cầu chuyển tiền về cho gia đình. Các bạn có biết dùng dịch vụ của công ty chuyển tiền nào là có lợi nhất không? Bài viết này sẽ giới thiệu với các bạn những thông tin về việc chuyển tiền từ Nhật về Việt Nam mà nếu bạn không biết sẽ rất thiệt thòi. <Nội dung bài viết> 1. Điểm khác nhau giữa các phương thức chuyển tiền quốc tế ・Nhờ người thân hoặc bạn bè ・Ngân hàng, Ngân hàng Yucho ・Công ty dịch vụ chuyển tiền quốc tế 2. Tóm lại, nên lựa chọn phương thức chuyển tiền quốc tế nào? ・Chuyển tiền qua ngân hàng hay công ty dịch vụ chuyển tiền quốc tế? ・So sánh phí chuyển tiền quốc tế ・Trang web của các công ty dịch vụ chuyển tiền quốc tế 1. Điểm khác nhau giữa các phương thức chuyển tiền quốc tế Nhờ người thân hoặc bạn bè Nếu có người thân hoặc bạn bè sắp từ Nhật Bản về Việt Nam thì bạn có thể nhờ người đó cầm tiền về và đưa giúp cho gia đình. Làm như vậy vừa đơn giản, vừa không tốn phí chuyển tiền. Tuy nhiên, điều kiện thuận lợi như vậy không phải lúc nào cũng có. ※ Khi mang tiền mặt, séc, v.v. có giá trị hơn 1 triệu yên ra khỏi Nhật Bản, bạn phải nộp tờ khai hải quan cho Hải quan Nhật Bản. ※ Khi nhập cảnh vào Việt Nam, nếu mang theo trên 5,000 đô la tiền mặt hoặc ngoại tệ tương đương, hoặc mang trên 15,000,000 đồng thì phải khai báo với hải quan Việt Nam. Ngân hàng, Ngân hàng Yucho Trước đây, mọi người thường chuyển tiền qua ngân hàng hoặc Ngân hàng Yucho, nhưng bây giờ thì đây không còn là phương thức chuyển tiền cá nhân phổ biến nữa. Nguyên nhân là do phí chuyển tiền cao. Ngoài ra, khi chuyển tiền thì phải viết đầy đủ thông tin tài khoản của người nhận, không được có sai sót. Các thông tin này gồm có tên ngân hàng, tên chi nhánh ngân hàng, địa chỉ chi nhánh, SWIFT code, tên chủ tài khoản, số tài khoản, địa chỉ chủ tài khoản v.v... Hơn nữa, khi đi chuyển tiền sẽ phải chờ ở quầy nên sẽ tốn nhiều thời gian. ◎ Phí chuyển tiền qua ngân hàng cao là do các nguyên nhân sau đây: ① Phí chuyển khoản = Doanh thu của ngân hàng thực hiện gửi tiền đi ② Phí nhận tiền = Doanh thu của ngân hàng nhận tiền ③ Phí ngân hàng trung gian = Doanh thu của ngân hàng trung gian giữa ngân hàng gửi tiền và ngân hàng nhận tiền. Càng có nhiều ngân hàng trung gian ở giữa thì tổng mức phí sẽ càng cao. ④ Tỷ giá ngoại tệ do ngân hàng tự quy định = Khi thực hiện đổi tiền sang loại tiền tệ của nơi nhận, ngân hàng sẽ áp dụng tỷ giá ngoại tệ do ngân hàng đó tự quy định. Do đó, sẽ phát sinh chênh lệch với mức tỷ giá ngoại tệ phổ thông, và phần chênh lệch này sẽ trở thành doanh thu thêm của ngân hàng. Công ty dịch vụ chuyển tiền quốc tế Hiện nay, hầu hết mọi người khi chuyển tiền cá nhân ra nước ngoài đều thực thiện thông qua các công ty dịch vụ chuyển tiền quốc tế. Có cả công ty có nhân viên người Việt hỗ trợ nên việc chuyển tiền trở nên dễ dàng và chính xác. Các công ty dịch vụ chuyển tiền quốc tế gồm có KYODAI Remittance, SBI Remit, DCOM, Wise v.v... So với ngân hàng, lợi ích của việc sử dụng dịch vụ của các công ty chuyển tiền này là phí chuyển tiền rẻ hơn, thời gian làm thủ tục nhanh gọn hơn, tiền về đến tổ chức tài chính bên phía người nhận cũng nhanh chóng hơn. Phí chuyển tiền, loại hình và số lượng tổ chức tài chính nhận được tiền ở Việt Nam, phí nhận tiền, thời gian chuyển tiền v.v... của các công ty dịch vụ chuyển tiền là khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản, so với ngân hàng, các công ty này có mức phí chuyển tiền thấp hơn. Nếu không có quầy giao dịch ở gần, các bạn còn có thể đăng ký và làm thẻ trên website, và thực hiện chuyển tiền qua ATM của Ngân hàng Yucho hoặc ở cửa hàng tiện lợi. ◎ Lợi ích của việc sử dụng dịch vụ chuyển tiền quốc tế ① Nếu chuyển tiền dưới 100 vạn yên thì có thể dùng dịch vụ chuyển tiền của công ty chuyển tiền quốc tế thông qua Ngân hàng Yucho, cửa hàng tiện lợi v.v... ② Nhờ giảm bớt các ngân hàng trung gian giữa bên chuyển tiền đi và bên nhận tiền nên tổng mức phí thấp hơn và rút ngắn được thời gian tiền về tài khoản bên nhật. ③ Người không mở được tài khoản ngân hàng cũng có thể dùng được dịch vụ gửi tiền. 2. Tóm lại, nên lựa chọn phương thức chuyển tiền quốc tế nào? Chuyển tiền qua ngân hàng hay công ty dịch vụ chuyển tiền quốc tế? Nếu bạn chuyển số tiền dưới 100 vạn yên thì rõ ràng là chuyển tiền qua công ty dịch vụ chuyển tiền quốc tế sẽ có lợi hơn! Dịch vụ của công ty chuyển tiền quốc tế vừa rẻ, vừa nhanh gọn, tiện lợi và an toàn. Tuỳ theo số tiền chuyển cũng như nước nhận tiền mà mức phí có thể khác nhau, nhưng trong trường hợp chuyển dưới 100 vạn yên, chuyển qua ngân hàng thông thường sẽ mất khoảng 3.000 đến 4.000 yên tiền phí, và khi nhận tiền ở tổ chức tài chính bên nhận tiền cũng có thể bị thu thêm phí. Trong khi đó, nếu dùng dịch vụ của công ty chuyển tiền, tổng mức phí chỉ vào khoảng từ 800 đến 2.000 yên. So sánh phí dịch vụ của các công ty chuyển tiền quốc tế Vậy nếu bạn sử dụng dịch vụ chuyển tiền quốc tế để gửi tiền từ Nhật về Việt Nam thì so với khi gửi tiền qua ngân hàng, số tiền bạn nhận được ở Việt Nam sẽ khác khoảng bao nhiêu? Đây là số tiền được tính toán trên trang Wise. Nếu bạn chuyển 100,000 yên bằng Wise, bạn sẽ nhận được 16,398,250 đồng tại Việt Nam (thời điểm ngày 28/01/2024). Mặt khác, nếu gửi tiền qua ngân hàng Rakuten, bạn sẽ nhận được 15,216,964 đồng, chênh lệch 1,181,286 đồng. Nếu bạn gửi tiền từ một ngân hàng lớn và truyền thống của Nhật, số tiền bạn nhận được sẽ ít hơn nữa. Nếu bạn sử dụng các dịch vụ chuyển tiền quốc tế như KYODAI, SBI, DCOM, Wise v.v., số tiền bạn nhận được sẽ nhiều hơn số tiền bạn nhận được thông qua ngân hàng. Điều này là do họ có cước phí thấp hơn và tỷ giá hối đoái tốt hơn ngân hàng. Điểm cần chú ý là số tiền nhận được Trang web của các công ty dịch vụ chuyển tiền quốc tế [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] KYODAI Remittance (tiếng Việt, tiếng Nhật v.v...) [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] SBI Remit (tiếng Việt, tiếng Nhật v.v...) [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] DCOM (tiếng Việt, tiếng Nhật v.v...) [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Wise (tiếng Anh, tiếng Nhật v.v...) [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Western Union (tiếng Anh, tiếng Nhật v.v...) [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] enRemit (tiếng Việt, tiếng Nhật v.v...)
04/02/2024
Trong suốt nhiều năm, vật giá và tiền lương ở Nhật Bản không tăng mấy nên tính đến năm 2024, vật giá ở Nhật thấp hơn so với các nước trên thế giới. Tuy nhiên, so với Việt Nam thì vật giá ở Nhật vẫn cao hơn, đặc biệt là tiền thuê nhà, tiền đi lại bằng phương tiện công cộng cao hơn Việt Nam khá nhiều. Chúng tôi sẽ giới thiệu nhiều ví dụ cụ thể và kết quả khảo sát để tìm hiểu giá cả ở Nhật Bản hiện nay như thế nào. (※Nếu bạn muốn biết kỹ hơn, hãy xem sổ tay thu chi của nhiều người Việt Nam từng sống ở Nhật trong chuyên mục “Kinh nghiệm của tôi”.) [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Kinh nghiệm của tôi | KOKORO ※ Tỷ giá áp dụng trong phần này là tỷ giá ngày 23/12/2023 (100 yên = 17.030VND). 〈Nội dung〉 1. Tiền nhà/Tiền điện, nước, ga 2. Giá cả các mặt hàng chủ yếu ngoài tiền nhà 3. Chi phí của du học sinh và thực tập sinh kỹ năng 4. Có thật là “Chỉ làm baito là đủ trang trải chi phí du học”? 1. Tiền nhà/Tiền điện, nước, ga Chỗ ở của thực tập sinh kỹ năng Nguyên nhân chủ yếu khiến vật giá ở Nhật Bản bị đẩy lên cao là do mức giá thuê nhà, phí sử dụng dữ liệu và nghe gọi điện thoại di động, tiền tàu điện, xe buýt v.v. đều cao. Tuy nhiên, đối với thực tập sinh kỹ năng, hầu hết các công ty đều chuẩn bị sẵn kí túc xá. Thế nhưng, tuỳ từng công ty mà kiểu kí túc xá và chi phí lại rất khác nhau nên khi lựa chọn công ty, các bạn cũng nên chú ý cả tiện nghi bên trong và chi phí kí túc xá, tiền điện, nước, ga hay tiền Wi-Fi v.v.. Chỗ ở của du học sinh Du học sinh đa phần là tự tìm nhà ở Hơn 70% du học sinh tự tìm nhà ở. Cũng có nhiều du học sinh ở chung nhà với bạn bè. Cách tìm người ở chung nhà gồm có nhờ bạn bè giới thiệu hoặc đăng tin tìm trên Facebook v.v.. Nếu du học sinh trao đổi với các sempai trước khi sang Nhật thì chắc là sẽ thuận lợi hơn. Tiền thuê nhà và tiền điện, nước, ga của du học sinh Theo trang web Expatistan, bình quân tiền thuê một phòng có diện tích 45 m2 ở Nhật là 80.601 yên/1 tháng (khoảng 13.726.350 VND). Ngoài ra, theo kết quả khảo sát về du học sinh người nước ngoài do Tổ chức hỗ trợ sinh viên Nhật Bản (JASSO) thực hiện năm 2022 thì tiền thuê nhà là như sau. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Expatistan ◆ Tiền thuê nhà 1 tháng của du học sinh Yên Nhật VND Các thành phố lớn Bình quân cả nước 38.000 6.471.400 Hokkaido 30.000 5.109.000 Sapporo Tohoku 34.000 5.790.200 Sendai Kanto 44.000 7.493.200 Yokohama Tokyo 50.000 8.515.000 Tokyo Chubu 29.000 4.938.700 Nagoya Kinki 37.000 6.301.100 Osaka Chugoku 27.000 4.598.100 Hiroshima Shikoku 24.000 4.087.200 Takamatsu Kyushu 26.000 4.427.800 Fukuoka (Theo khảo sát do JASSO thực hiện tháng 1 ~ tháng 3/2022) Tiền đặt cọc・Tiền lễ Ở Nhật, khi thuê nhà, ngoài tiền thuê nhà mỗi tháng, thông thường phải trả thêm một số khoản phí như tiền đặt cọc, tiền lễ... khi chuyển vào ở. Một phần tiền đặt cọc sẽ được trả lại khi bạn chuyển đi nơi khác. Bài viết trong link dưới đây sẽ giới thiệu chi tiết về các chi phí này. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Cách tìm nhà và thủ tục ký hợp đồng ở Nhật Bản | KOKORO Tiền điện, nước, ga Nếu bạn sống một mình, tiền điện, nước, ga bình quân mỗi tháng sẽ vào khoảng 13,000 yên. Mùa Hè dùng máy lạnh, mùa Đông bật sưởi thì chi phí có thể sẽ cao hơn một chút. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Tham khảo: Tổng quan về tài chính hộ gia đình (Năm 2022) | Cục Thống kê, Bộ Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản 2. Giá cả các mặt hàng chủ yếu ngoài tiền nhà Giá cả các mặt hàng chủ yếu ngoài tiền nhà Theo trang Expatistan, các chi phí khác ngoài tiền nhà được trình bày trong bảng dưới đây. Tuy nhiên, nếu chọn đúng cửa hàng thì có nhiều trường hợp bạn sẽ mua được với mức giá rẻ hơn nữa. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Expatistan ◆ Giá thực phẩm, đồ uống Yên Nhật VND Bữa trưa (có kèm đồ uống, ở khu vực nhiều văn phòng) 1.000 170.300 Hamburger (Big Mac v.v.) 722 122.957 Thịt ức gà (500g) 512 87.194 Sữa tươi (1 lít) 204 34.741 Trứng (cỡ to, 12 quả) 324 55.177 Cà chua (1kg) 616 104.905 Pho mai (500g) 932 158.720 Táo (1kg) 800 136.240 Khoai tây (1kg) 542 92.303 Bia nội địa (500ml) 290 49.387 Rượu vang (1 chai) 1.238 210.831 Coca cola (2 lít) 237 40.361 Bánh mỳ (2 người ăn 1 ngày) 205 34.912 ◆ Quần áo, chi phí lặt vặt Yên Nhật VND Quần bò (Levi's 501v.v.) 6.007 1.022.992 Váy hè (Zara, H&M v.v.) 5.278 898.843 Giày thể thao (Nike, Adidas v.v.) 9.959 1.696.018 Thuốc cảm cho 6 ngày (Tylenol v.v.) 2.154 366.826 Dầu gội đầu kèm dầu xả (400ml) 750 127.725 Giấy vệ sinh (4 cuộn) 225 38.318 Kem đánh răng 233 39.680 Tiền cắt tóc nam 3.251 553.645 ◆ Chi phí giải trí Yên Nhật VND Vé xem phim (2 người) 3.572 608.312 Vé xem kịch (ghế thường - 2 người) 4.524 770.437 Cà phê capuchino (1 cốc) 487 82.936 Bia (quán nhậu izakaya - 500ml) 590 100.477 Hội phí tập gym (khu văn phòng - 1 tháng) 9.275 1.579.533 3. Chi phí của du học sinh và thực tập sinh kỹ năng Chi phí của thực tập sinh kỹ năng (chi phí sinh hoạt) Đa số thực tập sinh kỹ năng mà ban biên tập KOKORO đã phỏng vấn có tổng chi phí ngoài tiền kí túc xá, tiền điện, nước, ga (bao gồm các khoản như tiền ăn, chi phí lặt vặt và đi lại) vào khoảng từ 25.000 yên đến 50.000 yên, chi tiêu rất tiết kiệm để gửi tiền về cho gia đình. Nhiều thực tập sinh kỹ năng tự làm bento để giảm chi phí Tuỳ theo mức lương mà khoản tiền các thực tập sinh gửi được về nước là rất khác nhau. Hãy lựa chọn công ty phái cử để sang Nhật không phải vay nợ hoặc chỉ vay số tiền ít nhất có thể. Hãy chú ý lựa chọn công ty phái cử và nơi thực tập, cố gắng học tiếng Nhật sao cho dễ đỗ phỏng vấn vào công ty mình muốn đến làm việc... Làm như vậy thì bạn sẽ có nhiều khả năng thành công hơn khi đi thực tập kỹ năng. Qua bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ với bạn sự khác nhau về chi phí liên quan đến công ty phái cử cũng như những điểm cần lưu ý khi lựa chọn công ty phái cử. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Chi phí trả cho các công ty phái cử khác nhau đến mức nào/So sánh chi tiết|KOKORO Chi phí của du học sinh (Chi phí sinh hoạt + học phí) Nếu du học sinh nhận được học bổng hoặc các khoản miễn giảm học phí thì sẽ tương đối đỡ vất vả hơn. Ngược lại, nếu chỉ trông cậy vào tiền làm baito để trang trải học phí và chi phí sinh hoạt thì sẽ rất khó khăn. Dưới đây là mức chi phí hằng tháng của du học sinh theo từng khu vực (bao gồm cả học phí) theo kết quả khảo sát mà JASSO thực hiện năm 2022. ◆ Chi phí bình quân 1 tháng của du học sinh Yên Nhật VND Các thành phố lớn Bình quân cả nước 158.000 26.907.400 Hokkaido 135.000 22.990.500 Sapporo Tohoku 140.000 23.842.000 Sendai Kanto 172.000 29.291.600 Yokohama Tokyo 179.000 30.483.700 Tokyo Chubu 141.000 24.012.300 Nagoya Kinki 154.000 26.226.200 Osaka Chugoku 140.000 23.842.000 Hiroshima Shikoku 118.000 20.095.400 Takamatsu Kyushu 128.000 21.798.400 Fukuoka (Theo khảo sát do JASSO thực hiện tháng 1 ~ tháng 3/2022) Thu nhập của du học sinh Để trang trải cho mức chi phí trên, theo khảo sát của JASSO, trung bình số tiền được gia đình gửi sang hỗ trợ của mỗi du học sinh trường tiếng Nhật là 83.000 yên, du học sinh trường chuyên môn trở lên là 60.000 yên, và các học sinh này sẽ dùng khoảng 60.000 yên tiền lương baito để bù vào phí sinh hoạt. Theo kết quả phỏng vấn của ban biên tập, nhiều trường hợp nhận lương baito từ 70.000 ~ 120.000 yên. 4. Có thật là “Chỉ làm baito là đủ trang trải chi phí du học”? Nếu chỉ làm baito thì không thể đủ tiền Trong số các công ty môi giới du học, có cả những nơi tư vấn rằng “chỉ cần làm baito cũng đủ trang trải chi phí du học”. Dĩ nhiên, nếu so sánh với các nước như Mỹ chẳng hạn thì chi phí du học ở Nhật thấp hơn và được phép làm thêm mỗi tuần không quá 28 giờ. Tuy nhiên, khi so sánh “chi phí bình quân 1 tháng của du học sinh” và thu nhập từ baito ước tính thì có thể thấy rằng chỉ làm baito không thể đủ trang trải chi phí. Các bạn hãy xem bảng tính dưới đây. ◆ Chi phí và thu nhập ước tính từ baito trong 1 tháng của du học sinh (Yên Nhật) A. Chi phí B. Thu nhập ước tính từ baito Mức chênh lệch B-A Các tỉnh có nhiều du học sinh Lương tối thiểu bình quân Hokkaido 135.000 105.600 -29.400 Hokkaido 960 Tohoku 140.000 100.650 -39.350 Miyagi, Fukushima 915 Kanto 172.000 119.130 -52.870 Kanagawa, Chiba 1.083 Tokyo 179.000 122.430 -56.570 Tokyo 1.113 Chubu 141.000 111.430 -29.570 Aichi, Shizuoka 1.013 Kinki 154.000 114.950 -39.050 Osaka, Kyoto 1.045 Chugoku 140.000 105.270 -34.730 Hiroshima, Okayama 957 Shikoku 118.000 100.210 -17.790 Kagawa, Tokushima 911 Kyushu 128.000 101.970 -26.030 Fukuoka, Oita 927 ※Lương tối thiểu các vùng (bình quân) = (Lương tối thiểu của tỉnh có nhiều du học sinh nhất x 2 + lương tối thiểu của tỉnh có nhiều du học sinh thứ nhì)÷3 ※Thu nhập ước tính từ baito = lương tối thiểu (bình quân) x 110 tiếng Du học sinh được phép làm thêm không quá 28 giờ mỗi tuần (trong thời gian nghỉ dài thì được làm 40 giờ một tuần). Như vậy, tính ra mỗi tháng được làm khoảng 120 giờ. Tuy nhiên, do phải sắp xếp làm việc theo ca, kíp nên nhiều trường hợp thời gian làm việc không lên tới 120 tiếng. Bảng trên đây giả định thời gian làm việc 1 tháng là 110 giờ để so sánh giữa chi phí và thu nhập từ baito. Tính theo cách này thì như trong bảng, số tiền thiếu hụt mỗi tháng sẽ là từ 18.000 ~ 57.000 yên (mức chênh lệch B – A). Như vậy, nếu chỉ trông cậy vào tiền baito thì du học sinh khó mà trang trải được học phí và chi phí sinh hoạt. Theo khảo sát của JASSO, trung bình khoản tiền hỗ trợ nhận được từ gia đình để trang trải cuộc sống của du học sinh trường tiếng Nhật là 83.000 yên, du học sinh trường chuyên môn trở lên là 60.000 yên. Có cả trường hợp du học sinh tự đứng ra vay tiền làm vốn đi du học từ trước khi sang Nhật. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Kinh nghiệm của tôi: Sempai tự vay tiền để đi du học|KOKORO “Làm quá giờ” sẽ bị lộ Có thể có bạn nghĩ rằng “Nếu cứ làm việc nhiều hơn 28 giờ một tuần thì chẳng cần tiền gia đình gửi sang hỗ trợ vẫn có thể trang trải chi phí được chứ nhỉ?”. Khi du học sinh người nước ngoài làm việc quá 28 giờ một tuần thì bị gọi là “làm quá giờ”. Nếu Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh biết được điều này, có thể bạn sẽ gặp phải những hậu quả như sau: ① không gia hạn được tư cách lưu trú, ② bị từ chối khi cần chuyển đổi tư cách lưu trú để đi làm sau khi tốt nghiệp. Có thể lại có bạn vẫn nghĩ rằng “làm quá giờ cũng không bị lộ”. Tuy nhiên, khi người nước ngoài làm việc tại Nhật Bản thì nơi tuyển dụng người đó sẽ phải nộp “báo cáo tình trạng tuyển dụng” cho Hellowork, và Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh cũng nắm bắt được thông tin tại Hellowork. Dù làm việc ở nhiều nơi khác nhau thì Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh cũng nắm bắt được toàn bộ tình hình. Không chỉ vậy, còn có trường hợp bị phát hiện làm quá giờ dựa trên thông tin từ giấy chứng nhận nộp thuế hay phiếu thu thuế tại nguồn. Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh ngày càng làm chặt hơn đối với tình trạng làm quá giờ của du học sinh nên chuyện “làm quá giờ hay làm hai nơi khác nhau không bị lộ” chỉ còn là quá khứ. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Làm quá giờ sẽ bị lộ|KOKORO [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Kinh nghiệm của tôi: Phải về nước khi đang học đại học vì làm thêm quá số giờ quy định|KOKORO
23/01/2024
Với những người nước ngoài mới sang Nhật thì việc quen với văn hóa hay phong cách sống ở Nhật thật chẳng dễ dàng. Nhưng nếu không hiểu văn hóa của Nhật thì việc thuê nhà cũng trở nên khó khăn. Theo những người có liên quan đến bất động sản của Nhật thì lý do lớn nhất khiến người nước ngoài khó thuê nhà là “vì có nhiều người không tuân thủ theo các quy định thuê nhà”. Vậy thì, có những quy định như thế nào về việc thuê nhà? <Nội dung bài viết> 1.Một số ví dụ về việc người nước ngoài vi phạm quy định 2.Việc vi phạm quy định sẽ dẫn đến hậu quả gì? 3.Cách tuân thủ các quy định 1.Một số ví dụ về việc người nước ngoài vi phạm quy định Đầu tiên, tại những căn hộ ở Nhật, việc người nước ngoài vi phạm quy định là việc như thế nào? Chúng tôi sẽ giới thiệu một ví dụ điển hình. Ví dụ về việc người nước ngoài vi phạm quy định (khi trả nhà) Nhìn những bức ảnh này mọi người thấy thế nào? Đây là những bức ảnh được chụp sau khi một lưu học sinh Việt Nam trả nhà ở Nhật. Chủ nhà đã mất cả tiền và thời gian (tận 4 tiếng) để vứt sạch rác. Ngoài việc này, một số việc dưới đây cũng được nhắc đến rất nhiều. ✓ Người nước ngoài khi trả nhà không báo trước cho chủ nhà. ✓ Người nước ngoài trả nhà nhưng không báo cắt điện, ga, nước. Những việc như thế này làm cho chủ nhà có thêm gánh nặng, chính là nguyên nhân khiến sau này người nước ngoài bị cảnh giác khi thuê nhà ở Nhật. Trong số những chủ nhà từng bị như thế này, cũng có người đã dừng việc cho người nước ngoài thuê nhà. Ví dụ về việc người nước ngoài vi phạm quy định (trong khi thuê nhà) Dưới đây là một số ví dụ về việc người nước ngoài đã gây phiền toái cho những nhà xung quanh trong thời gian thuê nhà. ✓ Không vứt rác ở nơi đã được quy định, để rác trên đường đi ✓ Không phân loại rác ✓ Cho rác ra ngoài vào những ngày không phải là ngày thu rác ✓ Bật nhạc lớn trong phòng, nói chuyện ầm ầm với bạn bè 2.Việc vi phạm quy định sẽ dẫn đến hậu quả gì? Trong thời gian thuê nhà nếu bạn không tuân thủ các quy định, bạn có thể bị hủy hợp đồng rồi đuổi ra khỏi nhà, thậm chí còn có thể bị yêu cầu trả tiền phá vỡ hợp đồng. Khi trả nhà nếu bạn để lại rác hay các đồ không cần thiết, chủ nhà sẽ phải dọn dẹp số đồ đó. Bạn sẽ gây phiền toái cho chủ nhà. Một bộ phận người nước ngoài vi phạm những quy định như thế này khiến lòng tin với toàn bộ người nước ngoài cũng bị mất đi, gây ảnh hưởng xấu tới những người nước ngoài khác và những người sau này sang Nhật. Chẳng hạn, khi người nước ngoài thuê nhà ở Nhật thì sẽ bị ghét, bị yêu cầu thêm nhiều tiền bảo lãnh, bị ràng buộc thêm nhiều điều kiện khó khăn. 3.Cách tuân thủ các quy định Vì vậy, khi thuê nhà ở Nhật Bản, bạn hãy chú ý đến những điều dưới đây để tốt cho mình và cho cả những người Việt Nam sang sau (kohai). Những chú ý trong khi thuê nhà ① Phân loại rác Phân loại rác theo các nhóm rác cháy được, các loại chai, lon, rác thải nhựa, rác tái chế v.v. rồi vứt theo đúng ngày đã được quy định. Nếu bạn không hiểu rõ thì có thể hỏi công ty quản lý hoặc bắt chước theo hàng xóm xung quanh. Bạn hãy tham khảo trang web dưới đây. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Quy định - tập quán trong cuộc sống | KOKORO ② Tiếng ồn Đừng nói chuyện ầm ầm với bạn bè, bật nhạc to (nhất là sau 10 giờ tối). ③ Tiền thuê nhà Tiền thuê nhà là khoản tiền trả trước. Hãy trả tiền trước hạn nộp. Nếu không thể trả được thì hãy báo trước cho công ty quản lý hoặc chủ nhà. Những chú ý khi trả nhà hoặc gia hạn hợp đồng nhà ① Trao đổi về việc trả nhà hoặc gia hạn hợp đồng Hợp đồng thuê nhà thường có kì hạn 2 năm (24 tháng). Nếu muốn thuê lâu hơn, ngược lại, nếu muốn trả nhà sớm hơn thì bạn hãy trao đổi trước với công ty quản lý hoặc chủ nhà. Điều này sẽ ảnh hưởng đến việc tìm người thuê nhà tiếp theo nên nếu bạn trao đổi trước khi hết hạn hợp đồng 2,3 tháng thì mọi chuyện đều suôn sẻ. ② Thông báo trả nhà Kể cả bạn sẽ trả nhà theo đúng hợp đồng 2 năm thì bạn cũng hãy liên lạc với công ty quản lý hoặc chủ nhà trước hơn 1 tháng nhé. Nếu bạn liên lạc muộn thì có thể bạn sẽ bị yêu cầu trả thêm tiền nhà của 1 tháng. ③ Không để lại gì trong nhà Khi trả nhà thì bạn không được để lại gì trong nhà. Những loại rác to như các loại đồ điện bao gồm máy giặt, tủ lạnh v.v. đều sẽ mất phí xử lý. Nếu bạn không hiểu rõ thì hãy trao đổi với công ty quản lý. ※ Tuy nhiên, những thứ đã được lắp đặt từ trước (máy điều hoà v.v.) thì bạn hãy để nguyên như vậy. ※ Nếu việc xử lý các đồ dùng làm bạn thấy phiền thì ban đầu bạn cũng có thể thuê đồ dùng, đồ điện gia dụng cho thuê. Như vậy thì trước khi trả nhà công ty cho thuê đồ sẽ đến lấy các đồ dùng và đồ điện. Bạn hãy tham khảo bài đặc san dưới đây. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Lựa chọn sử dụng đồ mới, đồ cũ và đồ thuê | KOKORO ④ Công ty quản lý kiểm tra nhà Nếu bạn nói trước với công ty quản lý về ngày trả nhà, trước ngày trả nhà họ sẽ đến kiểm tra nhà. Chủ nhà có trách nhiệm xử lý tường, sàn nhà v.v. bị biến màu, xuống cấp do thời gian, cuộc sống thường nhật nhưng với những hỏng hóc, vết bẩn do người thuê nhà không cẩn thận khi sử dụng gây ra thì người thuê nhà sẽ bị yêu cầu trả thêm khoản phí sửa chữa, tu bổ đó. Thông thường, khoản phí đó sẽ được trả từ khoản tiền đặt cọc đã nộp khi vào nhà, sau đó nhận lại phần còn thừa, ngược lại, có lúc cũng sẽ phải trả thêm. ⑤ Cắt hợp đồng điện v.v. Trước khi trả nhà bạn hãy cắt hợp đồng điện, gas, nước và trả tiền tháng cuối. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Điện・Gas・Nước | KOKORO Trên đây là những chú ý khi thuê nhà ở Nhật. Nếu chúng ta nâng cao ý thức, những người sang sau (kohai) cũng sẽ được thuê nhà dễ dàng hơn.
14/01/2024
Lần đầu tiên đến Nhật để du học hoặc làm việc, chắc hẳn bạn phải mua rất nhiều đồ dùng cần thiết cho cuộc sống hàng ngày. Ở Nhật Bản, ở đâu chúng ta cũng có thể tìm thấy các “Shop 100 yên” tức "Cửa hàng 100 yên", với các mặt hàng hầu hết có giá 100 yên (tính cả thuế tiêu dùng là 110 yên). Ngoài ra có rất nhiều đồ dùng cần thiết hàng ngày với giá rẻ, thân thiện với “hầu bao” của mọi người, được người Nhật tin dùng. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về các cửa hàng này nhé. 〈Nội dung〉 1. Các cửa hàng phân bố rộng khắp Nhật Bản 2. Chủng loại hàng hoá phong phú 3. So sánh với đồ dùng siêu thị 4. Tổng kết 1. Các cửa hàng phân bố rộng khắp Nhật Bản Ở Nhật Bản có rất nhiều loại “Shop 100 yên” tức "Cửa hàng 100 yên". Hầu hết các sản phẩm đều được bán đồng giá 100 yên, trong tiếng Nhật hay được gọi tắt là "hyakkin". Ba thương hiệu sau đây là những thương hiệu có nhiều cửa hàng 100 yên nhất ở Nhật Bản. ・ Daiso ・ Seria ・ Can★Do DAISO Daiso có các mặt hàng mỹ phẩm đa dạng Daiso là chuỗi cửa hàng 100 yên lớn nhất Nhật Bản, với tổng số 3,786 cửa hàng (tính đến tháng 9/2023) được mở ở trên khắp nước Nhật đồng thời được mở rộng ra 25 quốc gia ở nước ngoài, trong đó có cả Việt Nam. Số các cửa hàng quy mô lớn của Daiso ngày càng tăng, và tại đây bạn có thể mua được các sản phẩm thuộc mọi chủng loại khác nhau. Ví dụ như cửa hàng gần ga Shibuya, Tokyo có hai tầng, dành hẳn tầng một chuyên kinh doanh mỹ phẩm và phụ kiện dành cho phụ nữ, trưng bày rất bắt mắt. Thậm chí chúng tôi còn mới phát hiện ra chỗ này còn bán cả bánh kem mới ra lò nữa. Seria Seria là chuỗi cửa hàng 100 yên lớn thứ hai ở Nhật Bản với 1,961 cửa hàng (tính đến tháng 3/2023) trên khắp Nhật Bản. Điểm đặc biệt là thiết kế đồ dùng nhà bếp mang tính thời trang cao hơn so với các chuỗi cửa hàng khác. Ngoài ra còn có nhiều sản phẩm mô phỏng các con vật rất dễ thương. Can★Do Can★Do có 1,270 cửa hàng (tính đến tháng 10/2023) trên khắp Nhật Bản. Hàng hóa của chuỗi cửa hàng này cũng hết sức phong phú. Đặc biệt có nhiều loại đồ chơi dễ thương cho trẻ em, các mặt hàng hàng tạp hoá và thực phẩm cũng hết sức phong phú. Có bán cả sản phẩm hơn 100 yên Chảo rán với giá từ 400 yên đến 500 yên Với số lượng các cửa hàng 100 yên ngày càng mở rộng và một số mặt hàng chất lượng cao ngày càng tăng, các sản phẩm cao hơn 100 yên hiện tại cũng đang được bán tại đây. Các mặt hàng khác trên 100 yên đều có niêm yết bảng giá, vì vậy hãy chú ý khi mua sắm nhé. 2. Chủng loại hàng hoá phong phú Tại các cửa hàng 100 yên lớn thường bày bán rất nhiều sản phẩm khác nhau. Vì thế khi đi mua hàng, chúng ta hãy lên danh sách những thứ cần mua rồi hãy đi nhé. Vì đôi khi trong lúc tìm kiếm những thứ cần mua, ta có thể lại bắt gặp những mặt hàng dễ thương, bắt mắt mà giá chỉ có 100 yên nên tiện tay mua luôn. Dù chỉ là 100 yên nhưng hãy cẩn thận để không mua quá nhiều thứ không thực sự cần thiết nhé. ◆Danh sách một số sản phẩm có thể tìm thấy tại các cửa hàng 100 yên. Đồ dùng gia đình Đồ dùng nhà bếp (cốc, hộp đựng thực phẩm, đĩa, nồi, chảo rán, ly, hộp cơm, giấy bọc, giấy nhôm, túi zipper, v.v.) ▽ Đồ dùng phòng tắm (chậu rửa, ghế, xà phòng, dầu gội, muối tắm, v.v.) ▽ Hộp lưu giữ (Các loại hộp đựng quần áo, phụ kiện…) Đồ lau dọn, vệ sinh Chổi, khăn lau, giẻ lau… Đồ văn phòng Bút, sổ ghi chép, kéo, băng dính, giấy kraft, clear file, phong bì, gim… Sản phẩm nhựa Hộp phân loại tài liệu, hộp đựng bút… Mỹ phẩm, trang sức Son môi, đồ dưỡng da, kẹp tóc, phụ kiện… Đồ mặc Tất, găng tay, tất chân phụ nữ Đồ ăn uống Bánh kẹo, đồ uống, các loại đồ ăn vặt bim bim… Đồ làm vườn Chậu để trồng cây, đất, phân bón, dụng cụ làm vườn… Đồ điện gia dụng Bóng đèn, đèn pin, pin các loại… Đồ dã ngoại Bàn ghế dã ngoại, dây thừng, móc các loại… 3. So sánh với đồ dùng siêu thị Ở cửa hàng 100 yên cũng có những sản phẩm tương tự được bán trong siêu thị. Ví dụ, các đồ dùng nhà bếp như màng bọc thực phẩm, giấy nhôm, bánh kẹo thường bán của cùng một nhà sản xuất nhưng với giá thấp hơn siêu thị. Tuy nhiên, trong trường hợp màng bọc thực phẩm và giấy bạc, chiều dài có thể ngắn hơn so với sản phẩm ở siêu thị. Đối với bánh kẹo, số lượng và trọng lượng của các sản phẩm có thể nhỏ hơn. Vì vậy khi mua hàng, hãy tự mình so sánh từng sản phẩm và chọn ra sản phẩm ưng ý nhất. Đối với các sản phẩm không phụ thuộc vào khối lượng thì sản phẩm 100 yên có chút khác biệt về chất lượng nhưng đa phần, sản phẩm 100 yên thường rất tốt. Ví dụ, các loại bát đĩa, dụng cụ nhà bếp, các mặt hàng dùng cho giặt giũ v.v. thì chất lượng các mặt hàng ở các cửa hàng 100 yên cũng không kém gì so với hầu hết các mặt hàng cùng loại với giá vài trăm yên bán ở siêu thị. Để bắt đầu cuộc sống ở Nhật, chúng ta hãy thử bắt đầu từ những cửa hàng 100 yên như vậy xem sao nhé. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Các sản phẩm hữu ích được tìm thấy tại cửa hàng 100 yên_01|KOKORO [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Puchipura trong cửa hàng 100 yên_01|KOKORO 4. Tổng kết Có rất nhiều cửa hàng 100 yên ở Nhật Bản. Nếu bạn nhập từ khóa "100円ショップ" trong cửa sổ tìm kiếm của ứng dụng bản đồ, chắc chắn bạn sẽ thấy có rất nhiều cửa hàng 100 yên gần nơi bạn sống. Hãy tận dụng sự tiện lợi của cửa hàng 100 yên để làm cho cuộc sống của mình ở Nhật Bản thêm phong phú và thuận tiện nhé. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Các ứng dụng bản đồ hữu dụng tại Nhật Bản|KOKORO
14/01/2024
Sau khi sang Nhật, bạn cần nộp cho các cơ quan hành chính (toà thị chính quận, thành phố) tại nơi mình sinh sống một số giấy tờ. Bài viết này sẽ giới thiệu những điểm quan trọng của “Tennyu todoke” (転入届) – khai báo địa chỉ khi chuyển đến Nhật, “Tenkyo todoke” (転居届) – thông báo chuyển nhà, “Tenshutsu todoke” (転出届) – thông báo về nước và không ở Nhật nữa. Ngoài ra, bài viết cũng sẽ giải thích về giấy đăng ký kết hôn (婚姻届) và thẻ Số định danh cá nhân (マイナンバーカード). 〈Nội dung〉 1. Khai báo địa chỉ nhà 2. Giấy đăng ký kết hôn v.v. 3. Đăng ký con dấu 4. Chế độ Số định danh cá nhân 1. Khai báo địa chỉ nhà Tất cả những người nước ngoài có thẻ lưu trú đều phải khai báo địa chỉ cho chính quyền địa phương tại nơi mình sinh sống. Trường hợp nhập cảnh mới Sau khi quyết định nơi ở, trong vòng 14 ngày phải nộp giấy khai báo địa chỉ cho toà thị chính tại địa phương. ※ Khi đi khai báo cần mang cần thẻ lưu trú (người đang chờ thẻ lưu trú thì mang theo hộ chiếu) ※ Nếu sống cùng gia đình, cần có giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, giấy khai sinh của con v.v. ■ Trình tự sau khi khai báo địa chỉ ① Sau khi nộp giấy khai báo địa chỉ, việc đăng ký địa chỉ ghi trong thẻ lưu trú cũng sẽ được hoàn tất. ② Phiếu chứng nhận cư trú được lập. = Trên phiếu chứng nhận cư trú có ghi tên, ngày sinh, giới tính, địa chỉ v.v. = Có thể xin bản sao của phiếu chứng nhận cư trú tại các toà thị chính (có mất phí). Phiếu chứng nhận cư trú được dùng để thực hiện các thủ tục và hợp đồng tại toà thị chính. ③ Cơ quan hành chính địa phương sẽ thông báo cho bạn Số định danh cá nhân (gửi qua đường bưu điện). ※ Số định danh cá nhân = Dãy số gồm 12 chữ số dùng để xác định cá nhân khi thực hiện các thủ tục tại Nhật như bảo hiểm xã hội, khai thuế v.v. ④ Có thể xin cấp thẻ Số định danh cá nhân (My number). ※ Nếu ghi lại số định danh cá nhân thì có thể sinh sống mà không cần đăng ký thẻ số định danh cá nhân. Trường hợp chuyển nhà ① Trường hợp chuyển sang xã, phường, quận, thành phố khác = Trước khi chuyển → Nộp giấy “Tenshutsu” (転出) cho chính quyền địa phương mình đã ở = Sau khi chuyển → Nộp giấy “Tennyu” (転入) cho chính quyền địa phương của nơi ở mới ② Trường hợp chuyển cùng xã, phường, quận, thành phố = Nộp cho chính quyền địa phương giấy “Tenkyo” (転居) ③ Trường hợp chuyển đi nước ngoài = Nộp cho chính quyền địa phương giấy “Tenshutsu” (転出) [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Về thủ tục chuyển đến – chuyển đi (Trang chủ của Bộ Nội vụ và Truyền thông / Tiếng Việt) 2. Giấy đăng ký kết hôn v.v. Khi kết hôn ở Nhật ・ Khi kết hôn ở Nhật, hãy nộp giấy “Konin todoke” (婚姻届) cho toà thị chính địa phương. Ở toà thị chính có mẫu giấy đăng ký. ・ Hãy nộp giấy đăng ký kết hôn cùng với giấy chứng nhận đủ điều kiện kết hôn – “Konin yoken gubi shomeisho” (婚姻要件具備証明書). Bạn có thể lấy được giấy này tại Đại sứ quán hoặc lãnh sứ quán Việt Nam. Nếu giấy được viết bằng tiếng nước ngoài thì phải đính kèm theo bản dịch tiếng Nhật. ・ Sau khi nộp giấy đăng ký kết hôn, cuộc hôn nhân đó sẽ có hiệu lực tại Nhật Bản. Hãy xác nhận với Đại sứ quán hoặc lãnh sự quán xem cuộc hôn nhân có hiệu lực tại nước mình hay không. Ví dụ về những người Việt đã gặp và kết hôn với người Nhật sau khi sang Nhật Số cặp vợ chồng người Nhật và người nước ngoài kết hôn ở Nhật đang tăng lên. Hãy cùng tìm hiểu xem họ đã quen biết nhau như thế nào và có cuộc sống sau khi kết hôn ra sao thông qua các bài viết dưới đây. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Cơ duyên gặp gỡ của các cặp vợ chồng Nhật – Việt (phần 1)|KOKORO [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Kết hôn Nhật – Việt|KOKORO [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Nên duyên ở nơi thực tập, kết hôn với người Nhật (Kinh nghiệm của tôi)|KOKORO Khi ly hôn ở Nhật ・ Khi cả hai vợ chồng đồng ý ly hôn → Nộp cho chính quyền địa phương “Rikon todoke” (離婚届). ・ Khi một bên không đồng ý ly hôn → Tiến hành ly hôn theo hình thức hoà giải hoặc xét xử. 3. Đăng ký con dấu Thủ tục đăng ký con dấu tại toà thị chính của xã, phường, quận, thành phố được gọi là “Inkan toroku” (印鑑登録). Sau khi đăng ký xong, bạn có thể xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký con dấu – “Inkan toroku shomeisho” (印鑑登録証明書) (có mất phí). ※ Con dấu và giấy chứng nhận đăng ký con dấu có thể sẽ cần đến trong những trường hợp quan trọng như mua bán nhà đất v.v. Tuy nhiên, đối với trường hợp lưu trú trong vài năm, rất hiếm có trường hợp cần dùng đến nên không cần phải đi đăng ký con dấu ngay. 4. Chế độ Số định danh cá nhân Những trường hợp chính cần có Số định danh cá nhân Khi nhận trợ cấp lương hưu, nuôi con, dịch vụ y tế Khi gửi tiền ra nước ngoài, nhận tiền từ nước ngoài Khi mở tài khoản ngân hàng Thẻ Số định danh cá nhân (My number card) Bạn có thể làm “My number card” có đính kèm chip IC, trên thẻ có tên, địa chỉ, ngày sinh, giới tính, ảnh thẻ cá nhân. ※ Dù không đăng ký làm thẻ thì Giấy thông báo mã số cá nhân “Kojin bango tsuchisho” (個人番号通知書) cũng sẽ được gửi đến nhà bạn qua đường bưu điện. Nếu bạn lưu lại thông tin về số định danh cá nhân này, bạn có thể sinh sống mà không đăng ký làm thẻ. ■ Dùng My number card vào việc gì Như là một loại chứng nhận danh tính Đăng ký khai báo thuế thu nhập online In bản sao phiếu chứng nhận cư trú tại cửa hàng tiện lợi Dùng thay cho thẻ bảo hiểm y tế ■ Cách đăng ký làm thẻ ・ Khi đăng ký địa chỉ tại chính quyền địa phương, bạn có thể đăng ký làm thẻ. Bạn sẽ nhận thẻ vào một khoảng thời gian sau đó. ・ Nếu không đăng ký làm thẻ tại toà thị chính, đơn đăng ký làm thẻ sẽ được gửi qua đường bưu điện. Bạn có thể dùng đơn đó để đăng ký online hoặc đăng ký qua đường bưu điện. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Chương 2: Thủ tục tại chính quyền địa phương|Sổ tay hướng dẫn về cư trú và lao động (Cục quản lý xuất nhập cảnh)
09/01/2024
Tổ chức hỗ trợ du học sinh
Nhật Bản (JASSO)
Mạng lưới luật sư cho lao động người nước ngoài