Cuộc sống - Visa | Tin mới nhất
Các bạn người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc ở Tokyo đã bao giờ “muốn nhận được tư vấn từ người mình tin tưởng” khi gặp khó khăn trong công việc và cuộc sống chưa? Khi đó, chắc hẳn bạn sẽ tìm kiếm thông tin do người Việt viết trên mạng xã hội. Tuy nhiên, mạng xã hội cũng thường ẩn chứa nhiều thông tin sai lệch. Khi “muốn nhận được tư vấn từ người đáng tin cậy”, “muốn xin tư vấn từ chuyên gia có kiến thức về pháp luật”, bạn thử dùng “東京都多言語相談ナビ (Tokyo Multilingual Consultation Navi - Tư vấn đa ngôn ngữ...
Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 hợp tác với bệnh viện đại học của Nhật...
16/01/20257 vấn đề trong cuộc sống cần được hỗ trợ tư vấn nhiều nhất
02/05/2024Ví dụ về các gói SIM giá rẻ của Nhật: Hãy cùng lựa chọn điện thoại di động...
18/03/2024Trang web hỗ trợ du học sinh, thực tập sinh kỹ năng, kỹ sư
[Được hỗ trợ bởi Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam]
Dịch vụ cho thuê kickboard điện, xe đạp điện nối tiếp nhau xuất hiện tại các thành phố lớn ở Nhật Bản. Tiện lợi và dễ sử dụng, rất lý tưởng cho việc di chuyển các quãng đường ngắn trong thành phố. Việc thanh toán dễ dàng cũng là yếu tố khiến số lượng người dùng đang tăng lên nhanh chóng. Sau đây chúng tôi sẽ giới thiệu trải nghiệm qua hai hãng thuê xe khác nhau để mọi người cùng tham khảo. Thuê xe đạp điện HELLO CYCLING là một trong những dịch vụ cho thuê xe đạp điện, có thể được sử dụng ở nhiều thành phố trong khu vực trung tâm và ngoại ô Tokyo, Osaka, Kyoto và Nagoya… Xe đạp được sử dụng trong dịch vụ này là xe đạp trợ lực điện nên chúng ta có thể dễ dàng di chuyển ngay cả trên những con dốc dài mà lại không cần phải đội mũ bảo hiểm hay có bằng lái xe. Sự khác biệt so với hình thức thuê xe đạp thông thường Bạn có thể trả lại ở nơi khác với nơi bạn đã thuê. Có nhiều chỗ cho thuê và trả lại xe. Thủ tục thuê và trả lại được thực hiện với ứng dụng di động. Quy trình thuê và trả xe ① Tìm trạm để xe trong khu vực bạn muốn thuê → đặt thuê xe. ② Đi nhận xe ở nơi bạn đã chọn. ③ Tìm trạm bạn muốn trả xe → đặt trả xe. ④ Trả xe Lần này, vì muốn đến Bảo tàng Ghibli, cách ga JR Kichijoji (Tokyo), của thành phố Mitaka khoảng 1,5km nên khi đến ga tôi thuê một chiếc xe đạp điện ở gần ga. Mặc dù nếu đi bộ từ ga tới bảo tàng, đi bộ cũng chỉ mất khoảng 20 phút đi bộ, nhưng tôi muốn đi nhanh và thoải mái hơn nên đã thuê xe đạp điện. Tải và đăng ký ứng dụng Bạn có thể dễ dàng tải xuống ứng dụng HELLO CYCLING và đăng ký thông tin cá nhân, phương thức thanh toán. Lần này tôi chọn Paypay vì không có thẻ tín dụng. Việc đăng ký hoàn toàn miễn phí. Đặt thuê xe Hãy làm theo các bước dưới đây để thuê xe. ① Mở ứng dụng → Màn hình bản đồ sẽ xuất hiện. ② Di chuyển bản đồ để hiển thị khu vực bạn muốn thuê. ③ Nhấn vào trạm bạn muốn thuê trên bản đồ <Hình trên> ④ Thông tin trạm được hiển thị ⑤ Nhấn vào xe đạp muốn thuê trong thông tin của trạm cho thuê xe <Hình trên> ⑥ Nhấn vào "Đặt xe đạp" <Hình trên> Khi đặt chỗ hoàn tất, số xe đạp và mã PIN (4 chữ số) sẽ được hiển thị trên màn hình của điện thoại thông minh. Tiếp theo, là đi đến trạm thuê xe để lấy xe. Bắt đầu sử dụng Trạm thuê xe lần này nằm tại trước một cửa hàng tiện lợi. ① Kiểm tra số xe đạp trên biển số gắn trên xe đạp. ② Bật màn hình (khóa tự động) gắn trên tay lái. ③ Làm theo hướng dẫn và nhập mã PIN 4 chữ số của đã được cung cấp. Tôi đã có thể mở khóa nó một cách suôn sẻ! Vì phí sử dụng được tính theo thời gian sau khi mở khóa, nên tôi nhanh chóng lên xe và đi đến Bảo tàng. Bảo tàng Ghibli, Mitaka Vì bảo tàng này không phải là một trạm đỗ xe của HELLOCYCLING nên tôi đã làm theo những bước dưới đây để khoá xe trong khi tham quan và mở xe lại sau khi tham quan. Sử dụng khoá ở bánh phía sau, bên dưới yên xe để khoá xe lại. Khi muốn mở xe, chỉ cần thao tác theo hướng dẫn trên màn hình trước tay lái, nhập mã PIN đã được cho. Trả xe Sau khi tham quan Bảo tàng xong, tôi quay lại ga và trả xe. ① Mở ứng dụng, phần bản đồ bấm nút hẹn trả xe. ② Trên bản đồ sẽ hiện lên các trạm mà bạn có thể trả xe. ③ Chọn trạm trả xe tiện nhất cho bạn. ④ Hoàn tất việc hẹn trả xe theo hướng dẫn trên ứng dụng. Khi bạn đến trạm đã chọn, dừng xe, khoá bánh sau và nhấn nút "Trả xe" trên màn hình trước tay lái để hoàn tất. Phí thuê xe vào thời điểm tôi sử dụng rất rẻ, cứ 15 phút chỉ tốn 70 yên. Thuê Kickboard điện Trạm thuê tại Shibuya Kickboard điện đang thu hút sự chú ý như một phương tiện giao thông tương lai trong các khu vực đô thị. Dịch vụ cho thuê tương tự phổ biến ở nhiều thành phố lớn trên thế giới, và bắt đầu trở nên phổ biến ở Nhật Bản. Lần này, tôi sẽ giới thiệu dịch vụ của một công ty có tên là LUUP. Kể từ tháng 3 năm 2022, các dịch vụ của công ty đã có mặt tại Tokyo, Yokohama, Osaka và Kyoto. Chú ý trước khi sử dụng Không bắt buộc phải mang mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông Bắt buộc phải vượt qua bài kiểm tra quy tắc giao thông trên ứng dụng. Bắt buộc phải có bằng lái xe phổ thông (Không chấp nhận bằng lái xe máy dưới 50cc) Đăng ký ① Tải ứng dụng LUUP ② Đăng ký thông tin cá nhân và phương thức thanh toán. Sau khi gửi ảnh bằng lái, sẽ có một bài kiểm tra đơn giản về luật giao thông đường bộ. Bài kiểm tra này bao gồm những câu hỏi rất là cơ bản, và có thể làm đi làm lại nhiều lần đến khi bạn vượt qua. Trong trường hợp của tôi, sau khi hoàn tất các thủ tục cơ bản, tôi đã thuê xe tại khu vực Shibuya trong khoảng 10 phút. Đặt xe và bắt đầu sử dụng Mã QR và tay ga của xe ① Khởi động ứng dụng, bản đồ sẽ xuất hiện. ② Di chuyển bản đồ đến khu vực muốn thuê xe. ③ Chọn trạm mà mình muốn thuê xe, xác nhận thông tin của trạm. ④ Di chuyển đến trạm thuê xe. ⑤ Dùng ứng dụng đọc mã QR trên tay lái. ⑥ Đặt địa điểm muốn trả xe, xong rồi bắt đầu sử dụng. Lưu ý khi lái xe Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng khi lái xe trên ứng dụng di động. Kiểm tra kĩ tay phanh hai bên trái phải. Tay ga được thiết kế dưới dạng một cái lẫy trên tay lái bên phải, và có thể đạt vận tốc 15km/giờ rất dễ dàng. Các bạn chú ý không nhấn ga quá đột ngột. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Video:Hướng dẫn sử dụng Kickboard (LUUP) Khi đã quen với thao tác, việc vận hành Kickboard rất thoải mái và sảng khoái. Khu vực xung quanh Shibuya rất nhiều con dốc dài và mệt mỏi nếu di chuyển bằng xe đạp hoặc đi bộ, cho nên Kickboard điện LUUP rất thích hợp để sử dụng. Trả xe và chi phí Khi bạn đến trạm trả xe đã đặt trước, hãy thực hiện quy trình sau: Di chuyển xe đến khu vực chỉ định. Chụp ảnh xác nhận đã trả xe trên ứng dụng, kiểm tra số tiền phải trả. Cước phí bao gồm cước phí cơ bản là 50 Yên (đã bao gồm thuế) và cước sử dụng theo thời gian sử dụng (15 yên/phút, đã bao gồm thuế). Tổng kết Các dịch vụ cho thuê như xe đạp điện và Kickboard điện đang ngày càng trở nên phổ biến ở Nhật Bản, đặc biệt là ở các thành phố lớn. Dễ dàng sử dụng, tiết kiệm thời gian di chuyển và thanh toán dễ dàng, phù hợp cho việc di chuyển quãng đường ngắn trong đô thị. Hãy tận dụng dịch vụ này khi bạn trong cuộc sống ở đô thị cũng như lúc du lịch nhé.
10/03/2022
Tình hình lây lan của COVID-19 vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp. Nên làm gì nếu bạn nghi ngờ mình bị nhiễm bệnh? Làm thế nào để kiểm tra? Làm thế nào để gọi xe cấp cứu? Những câu hỏi liên quan đến COVID-19 sẽ được giải đáp trong bài viết này. 1. Làm thế nào để phòng bệnh? Q: Để ngăn ngừa lây nhiễm, cần phải làm gì? A: Xin vui lòng thực hiện: Dù là trong tuần hay ngày nghỉ, hạn chế tối đa việc ra ngoài nếu không cần thiết Tránh nơi đông đúc Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng Thường xuyên sát trùng tay bằng cồn hoặc chất khử trùng Ngủ đủ giấc Ngoài ra, hãy tuân thủ “quy tắc giảm thiểu giọt bắn” để tránh lây nhiễm cho những người xung quanh. Hãy đeo khẩu trang khi ở nơi công cộng. Khi ho, hắt hơi, hãy dùng khẩu trang, khăn tay, ống tay áo, v.v. che miệng và mũi. Đặc biệt, người già và trẻ nhỏ rất dễ chuyển biến nặng khi mắc bệnh, vì vậy hãy hết sức cố gắng không đưa họ đến những nơi đông người. 2. Khi có dấu hiệu nhiễm bệnh Q: Làm gì khi có dấu hiệu sốt và ho? A: Hãy thực hiện các biện pháp sau: Liên hệ với bác sĩ hoặc trung tâm y tế địa phương Nghỉ làm hoặc nghỉ học Tránh ra ngoài càng nhiều càng tốt Q: Khi người thân trong gia đình mình bị nhiễm bệnh thì mình nên làm gì? A: Hãy thực hiện các biện pháp sau: Người nhiễm bệnh hãy nghỉ ngơi trong phòng riêng và hạn chế tối đa việc rời khỏi phòng Hạn chế người chăm sóc cho người bệnh. Khi chăm sóc, tránh tiếp xúc càng nhiều càng tốt Đeo khẩu trang ngay cả khi ở nhà Rửa tay và súc miệng thường xuyên Mở cửa sổ, thông gió định kỳ Khử trùng những nơi và đồ vật mà người bệnh hay tiếp xúc Giặt quần áo và khăn tắm thường xuyên Vứt giấy xì mũi, v.v. ngay lập tức Tránh ra ngoài càng nhiều càng tốt Q: Mình đã gặp một người có thể bị nhiễm bệnh. Liệu mình có trở thành đối tượng tiếp xúc gần không? A: Bạn không thể là người tiếp xúc gần chỉ khi đi ngang qua một người bị nhiễm bệnh. Điều kiện cần để trở thành tiếp xúc gần là khoảng cách và thời gian tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh. Nếu bạn nằm trong số người dưới đây thì bạn sẽ trở thành người tiếp xúc gần: Đã nói chuyện hoặc chạm vào người khác mà không có khẩu trang, găng tay Mặc đù đã đeo khẩu trang nhưng đã nói chuyện với người đó từ 15 phút trở lên trong khoảng cách khoảng 1m 3. Cách khử trùng như thế nào? Q: Xin cho biết cách khử trùng trong nhà A: Virus bám vào vật gì đó có thể tồn tại trong một thời gian. ・ Đối với những nơi thường bị chạm vào, chẳng hạn như bàn, tay nắm cửa và ghế, hãy lau bằng dung dịch thuốc tẩy gia dụng đã pha loãng, sau đó lau bằng nước. ※ Dùng chất tẩy có chứa "natri hypoclorous axit" và pha loãng với nồng độ khoảng 0,05%. Ví dụ đối với chất tẩy với axit hypoclorous 5%, hãy pha loãng 25㎖ với 2,5ℓ nước. ・ Lau nhà vệ sinh và phòng tắm bằng chất tẩy rửa gia dụng thông thường và khử trùng bằng chất khử trùng gia dụng. ・ Giặt khăn tắm, quần áo, rửa đũa, thìa v.v. như bình thường, không cần giặt rửa riêng đồ của người nghi ngờ nhiễm bệnh. Tuy nhiên, hãy lưu ý những điều sau: Không sử dụng đũa hoặc dụng cụ ăn uống mà người bị ngờ nhiễm bệnh đã được sử dụng Tránh sử dụng chung khăn trong nhà vệ sinh, nhà tắm, nhà bếp, v.v. ◎ Hãy lưu ý những điểm sau khi khử trùng bằng chất tẩy với axit hypoclorous Thường xuyên thông gió trong phòng Mang găng tay nylon v.v. Không sử dụng để khử trùng tay hoặc cơ thể Khi khử trùng kim loại, lau sạch bằng nước sau khoảng 10 phút Chất khử trùng sẽ mất tác dụng theo thời gian, vì vậy hãy thay thế dung dịch mới hàng ngày 4. Xét nghiệm Q: Việc xét nghiệm được thực hiện như thế nào? A: Xét nghiệm PCR cần vài giờ để đưa ra kết quả, xét nghiệm kháng nguyên có thể cho kết quả sau khoảng một giờ. Các mẫu xét nghiệm có thể được lấy từ dịch khoang mũi, dịch nước bọt. Ngoài việc thực hiện xét nghiệm tại cơ sở y tế, bạn có thể mua một bộ xét nghiệm, lấy mẫu tại nhà và gửi qua đường bưu điện để kiểm tra. 5. Về việc hạn chế ra ngoài Chúng tôi sẽ giải thích những gì bạn cần làm khi Chính phủ Nhật Bản yêu cầu bạn không được ra ngoài. Q: Mình có thể đi mua sắm không? A: Bạn có thể đi mua những thứ bạn thực sự cần. Khi đi mua sắm, hãy cố gắng tránh xa những khu vực đông đúc và cách xa những người xung quanh ít nhất 2m. Q: Mình có thể đến bệnh viện không? A: Bạn có thể đến bệnh viện. Tuy nhiên, hãy đeo khẩu trang để phòng bệnh. Q: Mình có thể đi bộ hoặc chạy bộ không? A: Không có vấn đề gì. Tuy nhiên, nên đeo khẩu trang khi đi ra ngoài, đồng thời tránh xa những người xung quanh ít nhất 2m. Q: Mình thực sự cần phải đi làm, không thể nghỉ làm được. A: Nếu có thể, hãy làm việc tại nhà để giảm tiếp xúc với mọi người, và nếu bạn đi làm, hãy cố gắng tối đa việc tránh tiếp xúc với đồng nghiệp. Hãy đi bằng xe đạp hoặc đi bộ nếu điều kiện cho phép. Q: Có bị phạt gì khi đi chơi không? A: Không có hình phạt nào cả. 6. Về việc gọi xe cấp cứu Q: Khi nào mình nên gọi xe cấp cứu? A: Nếu có bất kỳ triệu chứng nào sau đây, bạn nên gọi xe cấp cứu. Môi tím tái Đột nhiên cảm thấy ngột ngạt, khó thở Nhịp thở tăng lên, rối loạn Đau ngực Không thể thở được khi nằm, cần phải đứng hoặc ngồi mới thở được Cảm giác mạch bị rối loạn Q: Cách gọi xe cấp cứu như thế nào? A: Đầu tiên là bấm số 119 ① Khi có người bắt máy, hãy nói: Cần cấp cứu「救急 - kyukyu」 ② Cho biết địa chỉ bạn muốn xe cấp cứu đến ③ Kể các triệu chứng của người bệnh ④ Cho biết tuổi và giới tính của người bệnh ⑤ Cung cấp tên và thông tin khi cần liên hệ Ngoài ra, có thể có câu hỏi từ phía tổng đài. Hãy trả lời trong phạm vi mà bạn biết. Tổng kết Chúng tôi đã giới thiệu những việc cần làm nếu bạn nghi ngờ mình hoặc người thân bị nhiễm Covid-19, cách khử trùng theo hướng dẫn và cách gọi xe cấp cứu. Hãy đeo khẩu trang và rửa tay thường xuyên, không tự tin quá mức rằng mình ổn, tránh ra ngoài càng nhiều càng tốt và tránh tụ tập đông người để phòng và chống dịch một cách hiệu quả nhất.
02/03/2022
<Nội dung trang> 1. Sống ở đâu? 2. Bí quyết mua sắm 1. Sống ở đâu? Sống ở thành thị hay nông thôn Tuỳ vào việc sống ở đâu mà mức độ tiện lợi và chi phí sinh hoạt sẽ khác nhau. Thành thị và nông thôn đều có những ưu điểm riêng. Dưới đây là blog so sánh điểm hay và dở của cuộc sống tại thành thị và nông thôn do một cựu du học sinh từng sống ở cả 2 nơi kể lại. So sánh chi tiết: Sống ở thành thị và nông thôn Phân tích dữ liệu: Sống ở địa phương nào mức chi vượt thu ít hơn So sánh giữa “chi phí của du học sinh” theo kết quả khảo sát của JASSO và “ước tính thu nhập từ baito” do ban biên tập tính toán dựa trên mức lương tối thiểu, ta có thể biết được chênh lệch thu chi của du học sinh từng vùng. Theo kết quả này, vùng bị chi vượt thu nhiều nhất là Kanto, tiếp theo là Tokyo, còn vùng ít bị thâm hụt nhất là Shikoku. Theo dữ liệu thì ở các thành phố lớn, khuynh hướng chung là mức lương giờ cao hơn nên lương baito kiếm được nhiều, nhưng chi phí còn cao hơn nữa. Nguyên nhân quan trọng trong khác biệt về chi phí là tiền thuê nhà và học phí. Để đạt được mục đích của bản thân khi đi du học thì nên chăng đừng lựa chọn địa phương theo ý thích, mà hãy tính toán kĩ về kinh tế khi chọn nơi đến để du học. ◆ Chi phí và thu nhập ước tính từ baito trong 1 tháng của du học sinh A. Chi phí B. Thu nhập ước tính từ baito Mức chênh lệch B-A Các tỉnh có nhiều du học sinh Lương tối thiểu bình quân Hokkaido 130.000 94.710 -35.290 Hokkaido 861 Tohoku 126.000 89.833 -36.167 Miyagi, Fukushima 817 Kanto 157.000 101.970 -55.030 Saitama, Chiba 927 Tokyo 163.000 111.430 -51.570 Tokyo 1.013 Chubu 130.000 100.430 -29.570 Aichi, Shizuoka 913 Kinki 143.000 104.023 -38.977 Osaka, Kyoto 946 Chukoku 126.000 94.453 -31.547 Hiroshima, Okayama 859 Shikoku 117.000 89.210 -27.790 Kagawa, Ehime 811 Kyushu 129.000 90.787 -38.213 Fukuoka, Oita 825 ※Lương tối thiểu các vùng (bình quân) = (Lương tối thiểu của tỉnh có nhiều du học sinh nhất x 2 + lương tối thiểu của tỉnh có nhiều du học sinh thứ nhì)÷3 ※Thu nhập ước tính từ baito = lương tối thiểu (bình quân) x 110 tiếng Trái: Thành phố Nagoya; Phải: Thành phố Fukuoka Ở nông thôn thường dễ sống hơn Cả du học sinh, thực tập sinh kỹ năng và kỹ sư khi làm việc ở thành phố lớn thường có mức lương cao hơn, nhưng nhiều trường hợp chi phí sinh hoạt còn cao hơn cả thu nhập, vì vậy, các bạn nên hết sức chú ý. Đối với thực tập sinh kỹ năng, tiền kí túc xá ở thành thị là một điểm mấu chốt. Tuỳ theo công ty phái cử, cũng có nơi học sinh không được tự do lựa chọn nơi đến thực tập, còn các công ty phái cử mà học sinh được chọn lựa thì thường là công ty làm ăn đàng hoàng hơn. Ngoài ra, trong số các du học sinh mà ban biên tập đã phỏng vấn, những bạn chọn vùng nông thôn thường có cuộc sống tương đối dễ dàng hơn, và nhờ đó, các bạn này cũng có xu hướng dành phần thời gian dư ra đó cho việc học. Các bạn có thể đọc những câu chuyện trải nghiệm thực tế của các sempai (du học sinh, thực tập sinh kỹ năng) miêu tả cụ thể cuộc sống ở vùng nông thôn để tham khảo cách lựa chọn nơi sinh sống. ● Hành trình du học trọn vẹn ý nghĩa nhờ vòng kết nối bạn bè phong phú (Du học: Từ trường tiếng Nhật → Đại học tỉnh lập Nagasaki) ● Học tập nghiêm túc, du học chi phí thấp. ● Lấy được chứng chỉ N1 sau chưa đầy 3 năm (Thực tập kỹ năng trong vòng tay ấm áp của những người xung quanh) ● Cùng bạn bè sống vui vẻ ở miền thôn quê (Thực tập kỹ năng ở tỉnh Mie) 2. Bí quyết mua sắm Đối với thực phẩm, ngoài chuyện giá cả, các bạn nên quan tâm đến độ an toàn nữa nhé. Còn đối với đồ điện gia dụng hay đồ lặt vặt dùng hàng ngày thì ngay cả trong cùng một khu vực thì tuỳ theo cửa hàng hoặc cách mua hàng mà giá cả có thể rất khác nhau. Vì vậy, các bạn nên bỏ công sức một chút để tiết kiệm nhé. Siêu thị Siêu thị mà người Việt trẻ ở Nhật đặc biệt ưa chuộng là siêu thị “Gyomu supa” có mặt trên toàn quốc. Ngoài siêu thị này ra, cũng còn nhiều siêu thị giá rẻ khác nữa. Bên cạnh đó, có nhiều người Việt còn đi mua sắm theo kiểu cùng trong một lần đi nhiều trung tâm mua sắm và siêu thị khác nhau, và ở mỗi cửa hàng lại mua một số mặt hàng khác nhau. Cửa hàng 100 yên Hầu hết các đồ dùng lặt vặt hằng ngày đều có thể mua được ở “Cửa hàng 100 yên”. Các cửa hàng này còn được gọi là cửa hàng “hyakkin” (nghĩa là đồng giá 100). Đúng như tên gọi này, hầu hết các mặt hàng đều có giá (trước thuế) là 100 yên. ※100 yên = khoảng 22.300 VND (Tỷ giá ngày 23/11/2020) Ở cửa hàng 100 yên, bạn có thể mua đủ loại tạp phẩm từ bát đũa, đồ dùng nhà bếp, đồ dùng trong nhà vệ sinh, dụng cụ, văn phòng phẩm, đồ thủ công, đồ điện... Rất nhiều người Nhật sau khi chuyển nhà thì trước tiên cũng đi ra cửa hàng 100 yên. Các công ty lớn kinh doanh cửa hàng 100 yên gồm có Daiso, Seria, Watts (bao gồm cả Meets, Look), Can★Do v.v.. Cách mua sắm đồ điện gia dụng Mua đồ trên trang so sánh rẻ hơn ở cửa hàng điện máy lớn Nói chung, so với cửa hàng đồ điện ngoài phố, các cửa hàng điện máy lớn (Joshin, Yamada Denki, Yodobashi Camera, Bic Camera v.v.) có giá rẻ hơn, còn các trang so sánh giá trên mạng Internet (như kakaku.com chẳng hạn) thì còn rẻ hơn nữa. Trong nhiều trường hợp, “giá thấp nhất” trên các trang so sánh còn thấp hơn “giá đặc biệt” tại các cửa hàng điện máy lớn. Trên các trang so sánh, ngoài đồ điện gia dụng, còn có thông tin về nhiều mặt hàng và dịch vụ khác nữa. Trang web bán hàng Tất cả các mặt hàng đều có thể mua được trên các trang web bán hàng qua mạng. Tuỳ từng sản phẩm mà giá cả có thể sẽ rẻ hơn mua ở siêu thị. Tuỳ theo từng gian hàng, có cả trường hợp nếu giá sản phẩm vượt qua một mức nhất định thì sẽ được miễn phí vận chuyển. Rakuten Amazon Cửa hàng kinh doanh số lượng lớn giá rẻ Các cửa hàng kinh doanh số lượng lớn giá rẻ được ưa chuộng gồm có “Don Quijote”, “Costco” v.v… Chuỗi cửa hàng “Don Quijote” có nhiều cửa hàng đặt ở những nơi dễ đi tới bằng tàu điện và được khách du lịch nước ngoài rất yêu thích. Don Quijote Hợp đồng nghe gọi・dữ liệu điện thoại di động Ở Nhật Bản, nếu sử dụng điện thoại di động trong thời gian dài thì bạn sẽ phải ký hợp đồng với nhà mạng di động (công ty viễn thông) và trả cước sử dụng hằng tháng. 3 nhà mạng lớn gồm có docomo, au và Softbank. Hầu hết các gói cước bao gồm cả nghe gọi và dữ liệu (kết nối Internet) đều vào khoảng từ 5.000 ~ 8.000 yên/tháng. Hiện nay, ngày càng có nhiều người sử dụng các loại SIM giá rẻ với mức phí sử dụng thấp hơn. Dưới đây là đường link bài viết chi tiết về SIM giá rẻ. Lựa chọn công ty điện thoại di động (SIM) một cách khôn ngoan 1. Tại sao cần phải ký hợp đồng dịch vụ nghe gọi và dữ liệu 2. Nhà mạng lớn thì chất lượng dịch vụ tốt, giá cao 3. Điện thoại・SIM giá rẻ 4. Ví dụ về gói cước SIM giá rẻ 5. Nhược điểm của SIM giá rẻ và cách khắc phục Quần áo, giày dép Có rất nhiều cửa hiệu quần áo giá rẻ. UNIQLO có cửa hàng ở khắp mọi nơi trên đất nước Nhật Bản, còn cửa hàng của ZARA và H&M cũng đang ngày càng nhiều hơn. Ngoài ra, “Shimamura” cũng được đánh giá là có mức giá phải chăng. Về giày dép, có các chuỗi cửa hàng bán với giá rẻ như ABC-Mart, Kutsuryutsusenta, Kutsu no Chiyoda v.v...
29/11/2020
Người nước ngoài sống ở Nhật phải tham gia bảo hiểm y tế (bảo hiểm sức khoẻ) và bảo hiểm hưu trí. Khi bị bệnh, bạn chỉ cần đưa cho bệnh viện, phòng khám xem thẻ bảo hiểm y tế, mức chi phí bạn thường phải trả sẽ chỉ còn 30% tổng các chi phí. Ngoài ra, sau khi bạn về nước, bạn sẽ được hoàn trả khá nhiều tiền bảo hiểm hưu trí đã đóng. Bài viết này sẽ giới thiệu kỹ về bảo hiểm y tế và hưu trí v.v. 〈Nội dung bài viết〉 Về bảo hiểm xã hội của Nhật Bảo hiểm y tế (Bảo hiểm sức khoẻ) Chế độ hưu trí Bảo hiểm lao động Tổng kết Về bảo hiểm xã hội của Nhật Bảo hiểm xã hội của Nhật bao gồm các loại sau. ・ Bảo hiểm y tế (Bảo hiểm sức khoẻ) ・ Bảo hiểm hưu trí ・ Bảo hiểm tai nạn lao động ・ Bảo hiểm thất nghiệp ・ Bảo hiểm tuổi già Bảo hiểm y tế (Bảo hiểm sức khoẻ) Bảo hiểm y tế công chủ yếu bao gồm “Bảo hiểm y tế” và “Bảo hiểm y tế quốc dân”. Nói chung, những người đi làm trong các công ty thì mua bảo hiểm y tế, những người khác thì mua bảo hiểm y tế quốc dân. Tất cả mọi người phải tham gia bất kể quốc tịch, tuổi tác. ・ Bảo hiểm y tế: người có tư cách “Kỹ nhân quốc”, người nước ngoài có tư cách Kỹ năng đặc định và gia đình của họ, thực tập sinh kỹ năng v.v. Công ty và người lao động mỗi bên chịu một nửa tiền bảo hiểm. ・ Bảo hiểm y tế quốc dân: Du học sinh và gia đình của họ v.v. Giảm gánh nặng về các chi phí y tế ・ Nếu bạn đưa cho bệnh viện, phòng khám xem “thẻ bảo hiểm y tế”, bạn thường chỉ phải chi trả 30% tổng tất cả các chi phí. ・ Cũng có các chi phí không nằm trong bảo hiểm. Cách tham gia bảo hiểm y tế quốc dân Đối với “Bảo hiểm y tế”, công ty sẽ giúp bạn làm thủ tục tham gia bảo hiểm và tiền bảo hiểm cũng do công ty trừ vào tiền lương hàng tháng. Tuy nhiên, đối với “Bảo hiểm y tế quốc dân”, bạn phải tự mình tham gia và tự mình đóng tiền bảo hiểm. Làm thủ tục tham gia bảo hiểm tại toà thị chính của địa phương ở nơi bạn sống Cần có thẻ lưu trú hoặc hộ chiếu Những người sống chung trong gia đình cũng sẽ tham gia bảo hiểm Nếu thay đổi địa chỉ nhà, xin làm thẻ bảo hiểm mới ở toà thị chính của nơi ở mới, nhận thẻ bảo hiểm mới Chế độ hưu trí Chế độ hưu trí công gồm có “Kosei nenkin hoken – Bảo hiểm hưu trí phúc lợi” và “Kokumin nenkin – Bảo hiểm hưu trí quốc dân”. Người nước ngoài đã đăng ký cư trú cũng có nghĩa vụ tham gia bảo hiểm. Phần lớn người đi làm trong các công ty sẽ tham gia bảo hiểm hưu trí phúc lợi, những người còn lại sẽ tham gia bảo hiểm hưu trí quốc dân. ・ Kosei nenkin hoken – Bảo hiểm hưu trí phúc lợi: Đối tượng là người đi làm tại các công ty: người có tư cách “Kỹ nhân quốc” và Kỹ năng đặc định cùng gia đình của họ, thực tập sinh kỹ năng v.v. Công ty và người lao động mỗi bên chịu một nửa phí bảo hiểm, khoản tiền này sẽ được ghi trên bảng lương hàng tháng của người đó. ・ Kokumin nenkin – Bảo hiểm hưu trí quốc dân: Du học sinh và gia đình của họ (từ 20 đến 59 tuổi) Khi nào nhận được lương hưu? ・ Lương hưu tuổi già: Người đóng bảo hiểm từ 10 năm trở lên, nếu trên 65 tuổi sẽ được nhận lương hưu hàng tháng. Mức lương hưu thay đổi tuỳ theo mức phí bảo hiểm đã đóng. ・ Lương hưu tàn tật: Được chi trả khi bị tàn tật do bị bệnh, bị thương. ・ Lương hưu tử tuất: Nếu người đóng bảo hiểm mất, bảo hiểm được chi trả cho vợ/chồng hoặc con của người đó. Để tham gia Bảo hiểm hưu trí quốc dân Công ty sẽ làm thủ tục tham gia “Bảo hiểm hưu trí phúc lợi” nhưng du học sinh phải tự đăng ký tham gia “Bảo hiểm hưu trí quốc dân” và tự trả phí bảo hiểm. Phí bảo hiểm hưu trí quốc dân trong năm 2021 là 16.610 yên mỗi tháng. ・ Người trên 20 tuổi nhập cảnh vào Nhật Bản → Sau khi đăng ký địa chỉ nhà, làm thủ tục tham gia bảo hiểm ở chính toà thị chính hoặc làm ở văn phòng bảo hiểm hưu trí. ・ Người dưới 19 tuổi nhập cảnh vào Nhật Bản → Trong vòng hai tuần sau khi sinh nhật lần thứ 20, sẽ có “Thông báo tham gia hưu trí quốc dân” hoặc giấy nộp tiền bảo hiểm hưu trí được gửi tới nhà. Bạn có thể cầm giấy đấy đi nộp tiền, song nếu là du học sinh, bạn sẽ nhận được thêm giấy xin miễn nộp tiền do thuộc đối tượng đặc biệt, chế độ đó là “Gakusei nofu tokurei”. ・ Nếu đã 20 tuổi được khoảng 2 tuần mà không nhận được giấy tờ gì, bạn cần làm thủ tục tại toà thị chính của địa phương hoặc văn phòng bảo hiểm hưu trí. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Chế độ bảo hiểm hưu chí quốc dân (Tiếng Việt) [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Hướng dẫn tham gia bảo hiểm hưu trí quốc dân (Tiếng Việt) [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Văn phòng bảo hiểm hưu trí tại các địa phương Chế độ đóng bảo hiểm hưu trí đặc biệt dành cho học sinh - sinh viên ・ Cho đến khi tốt nghiệp, học sinh - sinh viên có thể không nộp tiền bảo hiểm hưu trí theo “Chế độ đóng bảo hiểm hưu trí đặc biệt dành cho học sinh - sinh viên” nhưng học sinh - sinh viên cần làm đơn đăng ký. ・ Sau khi được xét duyệt, học sinh - sinh viên sẽ được miễn chi trả khoản bảo hiểm này. Tuy nhiên, nếu không làm đơn đăng ký xin miễn đóng, nghĩa vụ phải đóng vẫn còn đó, trạng thái hiện tại đang là “đóng muộn” mà thôi. ・ Đối tượng được áp dụng chế độ này là học sinh trường tiếng Nhật tham gia khoá học từ 1 năm trở lên. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Chế độ đóng bảo hiểm hưu trí đặc biệt dành cho học sinh - sinh viên|Cơ quan Bảo hiểm hưu trí Nhật Bản Giấy thông báo mã số bảo hiểm hưu trí cơ sở Sau khi tham gia bảo hiểm hưu trí, người tham gia nhận được “Sổ tay hưu trí – Nenkin techo” và phiếu thu tiền bảo hiểm, song từ tháng 4 năm 2022, chế độ sổ tay hưu trí sẽ bị xoá bỏ, thay vào đó người tham gia bảo hiểm sẽ nhận được “Giấy thông báo mã số bảo hiểm hưu trí cơ sở - Kiso nenkin bango tsuchisho”. Khi làm việc trong các công ty ở Nhật, bạn cần có Mã số bảo hiểm hưu trí cơ sở. Những bạn đang có sổ tay hưu trí có thể dùng tiếp sổ đó như một mã số bảo hiểm hưu trí cơ sở nên đừng vứt sổ đi nhé. Tiền bảo hiểm sẽ được hoàn lại! Sau khi về nước, bạn có thể nhận lại một phần tiền bảo hiểm đã đóng khi làm việc ở Nhật thông qua chế độ “Tiền trợ cấp lương hưu trọn gói – Dattai ichiji kin”. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Tiền trợ cấp lương hưu trọn gói (Tiếng Việt)|Cơ quan Bảo hiểm hưu trí Nhật Bản [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Để nhận lại tiền bảo hiểm hưu trí Bảo hiểm lao động Bảo hiểm tai nạn lao động, bảo hiểm thất nghiệp v.v. được gọi chung là “Bảo hiểm lao động”. Dưới đây là thông tin về các bảo hiểm này. Bảo hiểm tai nạn lao động ・ Đây là chế độ cấp tiền cho người lao động hoặc người thân của họ khi người lao động bị bệnh, bị thương, tàn tật, tử vong do các nguyên nhân vì công việc. ・ Tiền bảo hiểm do công ty chi trả toàn bộ. ・ Du học sinh cũng có thể tham gia bảo hiểm. Bảo hiểm thất nghiệp ・ Chế độ nhận tiền trợ cấp thất nghiệp khi bị thất nghiệp. Nếu công ty đang làm, đang thực tập bị phá sản, người tham gia bảo hiểm sẽ được nhận tiền trợ cấp cho tới khi chuyển sang công ty mới. ・ Công ty và người lao động (nhân viên) sẽ cùng chi trả khoản bảo hiểm này (công ty thường trả nhiều hơn). ・ Du học sinh không được tham gia bảo hiểm. Tổng kết Bài viết này đã giới thiệu về các điểm quan trọng liên quan đến bảo hiểm y tế (bảo hiểm sức khoẻ) và bảo hiểm hưu trí. Có một số người chỉ tham gia bảo hiểm y tế mà không tham gia bảo hiểm hưu trí, khi đó sẽ có một số bất lợi như sau. ・ Khi xin được việc tại Nhật và tiến hành chuyển đổi tư cách lưu trú, gia hạn thời gian lưu trú thì có thể không được cấp phép. ・ Việc xin quyền vĩnh trú sẽ khó khăn hơn. Đã có người trước khi xin quyền vĩnh trú thì trả tất cả các khoản tiền bảo hiểm hưu trí trước đó nhưng vẫn không được cấp phép. Việc đóng muộn tiền bảo hiểm hưu trí trong quá khứ sẽ là điểm bất lợi khi Cục xuất nhập cảnh xét duyệt hồ sơ. Cũng có một số công ty trốn tránh trách nhiệm cho người lao động tham gia bảo hiểm hưu trí. Bạn hãy kiểm tra bảng lương của mình có bị trừ tiền bảo hiểm “hưu trí phúc lợi” hay không nhé. Để biết thêm về bảo hiểm xã hội của Nhật, hãy tham khảo bài viết dưới đây! [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] “Sổ tay hướng dẫn về cư trú và lao động” dành cho người nước ngoài (Chương 7: Lương hưu – Phúc lợi)
05/02/2022
Hàng tháng, tiền lương của thực tập sinh kỹ năng, người nước ngoài có Kỹ năng đặc định, người có tư cách lưu trú “Kỹ nhân quốc” sẽ bị trừ một khoản phí gọi là “Bảo hiểm hưu trí phúc lợi – Kosei nenkin”. Tuy nhiên, khi rời khỏi Nhật Bản và trở về Việt Nam, người đóng bảo hiểm có thể nhận lại phần lớn số tiền đã đóng. Bài viết này sẽ giải thích về chế độ hoàn lại tiền bảo hiểm hưu trí mang tên “Tiền trợ cấp lương hưu trọn gói – Dattai ichiji kin”. 〈Luật sư Sugita Shohei – Văn phòng luật Global HR Strategy〉 Người nước ngoài cũng tham gia “Bảo hiểm hưu trí” Ở Nhật, nhân viên thường bị bắt tham gia “Bảo hiểm hưu trí phúc lợi – Kosei nenkin hoken” và phải đóng phí bảo hiểm. Ngoài ra, những sinh viên từ 20 tuổi trở lên, người tự kinh doanh v.v. phải tham gia “Bảo hiểm hưu trí quốc dân”. Người tham gia được gọi là “Người được bảo hiểm - Hihokenja”. Quy định tham gia bảo hiểm hưu trí và đóng phí bảo hiểm được áp dụng cho cả người nước ngoài. Thường thì thực tập sinh kỹ năng, người nước ngoài có Kỹ năng đặc định, người có tư cách lưu trú “Kỹ nhân quốc” v.v. đều được công ty làm giúp thủ tục tham gia bảo hiểm hưu trí phúc lợi, tiền phí bảo hiểm sẽ bị trừ vào lương hàng tháng. Tuy nhiên, công ty chịu một nửa phí bảo hiểm này. Du học sinh phải tự tham gia bảo hiểm hưu trí quốc dân nhưng nếu làm thủ tục tham gia, du học sinh sẽ được miễn đóng thuế cho tới khi tốt nghiệp. Ý nghĩa của Bảo hiểm hưu trí Mọi người thường nghĩ “Mình không nhận lương hưu ở Nhật nhưng vẫn phải đóng bảo hiểm hưu trí thì thật là kì cục”. Tuy nhiên, chế độ bảo hiểm hưu trí của Nhật được vận hành dựa trên cách nghĩ “Người đang đi làm hỗ trợ tiền lương hưu cho người cao tuổi hiện nay”. Vì vậy, người nước ngoài đang làm việc tại Nhật cũng đóng bảo hiểm hưu trí để hỗ trợ cho người cao tuổi. Hơn nữa, nếu đóng bảo hiểm hưu trí từ 10 năm trở lên thì khi về già, người nước ngoài cũng sẽ nhận được lương hưu của Nhật Bản. Số tiền nhận được sẽ tuỳ thuộc vào khoản tiền bảo hiểm mà cá nhân đã đóng. Ngoài ra, dù đây là điều không ai mong muốn nhưng nếu người tham gia bảo hiểm bị tàn tật do gặp tai nạn v.v. thì ở độ tuổi nào cũng có thể nhận được tiền bảo hiểm thương tật hàng năm. Tiền trợ cấp lương hưu trọn gói (Khoản tiền được hoàn lại) Khi người nước ngoài rời khỏi Nhật và trở về nước, họ sẽ nhận được một phần tiền bảo hiểm hưu trí đã đóng cho tới thời điểm về nước. Đây là chế độ “Tiền trợ cấp lương hưu trọn gói – Dattai ichiji kin”. Những người đạt đủ cả 3 điều kiện dưới đây có thể đăng ký xin tiền trợ cấp lương hưu trọn gói. Tổng thời gian tham gia bảo hiểm hưu trí từ 6 tháng trở lên Không có quốc tịch Nhật Bản Chưa đủ điều kiện để nhận lương hưu Khoản tiền trợ cấp lương hưu trọn gói Cách tính khoản tiền trợ cấp lương hưu trọn gói như sau. A (Bình quân thu nhập tiêu chuẩn trong thời gian tham gia bảo hiểm) × B Tỉ lệ chi trả (Tỉ lệ phí bảo hiểm × 0.5 × Số tháng đã đóng phí và được tính để chi trả) = Khoản tiền trợ cấp lương hưu trọn gói (nhận một lần) ・ “Thu nhập tiêu chuẩn hàng tháng” là mức tiền gần nhất với tiền lương hàng tháng, bao gồm cả tiền tăng ca và các khoản trợ cấp. “A” là bình quân của “thu nhập tiêu chuẩn hàng tháng” trong thời gian tham gia bảo hiểm. ・ Giả dụ, nếu thu nhập bình quân hàng tháng là 200.000 yên, tỉ lệ phí bảo hiểm là 15,9%, phí bảo hiểm hàng tháng sẽ là 31.800 yên. Khoản tiền này sẽ được chia đôi, công ty và người tham gia bảo hiểm mỗi bên cùng đóng (31.800 × 0.5 = 15.900 yên). ・ “Số tháng đã đóng phí và được tính để chi trả” là con số gần nhất với số tháng mà người tham gia đã đóng bảo hiểm. Nếu số tháng người tham gia đóng trong khoảng từ 36 tháng tới 42 tháng thì số này là 36, nếu từ 60 tháng trở lên thì số này là 60. Vào năm 2021, con số này đã được nâng mức tối đa lên thành 60. ・ Như vậy một người đã đóng bảo hiểm trong 5 năm (60 tháng), có mức thu nhập tiêu chuẩn trung bình trong thời gian 5 năm là 200.000 yên thì theo công thức tính trên, người đó sẽ nhận được tiền trợ cấp lương hưu trọn gói là 954.000 yên. A 200.000 × (15,9% × 0,5 × 60) = 954.000 yên Thủ tục xin tiền trợ cấp lương hưu trọn gói Các giấy tờ cần thiết v.v. Để đăng ký nhận tiền trợ cấp lương hưu trọn gói, bạn cần gửi cho Cơ quan bảo hiểm hưu trí Nhật Bản (Nihon nenkin kiko) các giấy tờ sau. Đơn đăng ký nhận tiền trợ cấp lương hưu trọn gói Bản sao hộ chiếu (Trang có tên, ngày sinh, quốc tịch, chữ ký, có thể xác nhận tư cách lưu trú) Giấy tờ xác nhận đã không còn địa chỉ lưu trú ở Nhật (Bản sao giấy cắt địa chỉ lưu trú, bản sao trang có ghi ngày xuất cảnh khỏi Nhật Bản v.v.) “Tên ngân hàng”, “Tên chi nhánh”, “Địa chỉ chi nhánh”, “Số tài khoản ngân hàng” Giấy tờ có thể xác nhận được bạn là chủ tài khoản (giấy xác nhận của ngân hàng) Giấy tờ có thể xác nhận được mã số bảo hiểm hưu trí cơ sở (sổ tay hưu trí v.v.) [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Tiền trợ cấp lương hưu trọn gói (Tiếng Nhật – Tiếng Việt)|Cơ quan Bảo hiểm hưu trí Nhật Bản Đăng ký cắt địa chỉ ・ Bạn có thể đăng ký xin tiền trợ cấp lương hưu trọn gói trước khi về Việt Nam hoặc sau khi về Việt Nam. ・ Nếu xin nhận tiền trước khi về nước, bạn phải nộp đăng ký cắt địa chỉ cho cơ quan chính quyền địa phương và lấy “Bản sao giấy xác nhận cắt địa chỉ”. ・ Những bạn đã kết thúc thực tập kỹ năng số 2 và về nước một thời gian, sau đó có dự định quay lại Nhật với tư cách Thực tập kỹ năng số 3 hoặc Kỹ năng đặc định số 1 cũng có thể xin tiền trợ cấp lương hưu trọn gói nếu đăng ký cắt địa chỉ trước khi về Việt Nam. Chi trả lương hưu cho người đã đóng bảo hiểm trên 10 năm Nếu đóng bảo hiểm ở Nhật trên 10 năm, người nước ngoài cũng có thể nhận được lương hưu tại Nhật. Dù giữa chừng có ngừng đóng thì tổng thời gian đóng trên 10 năm vẫn được tính là được nhận lương hưu. Tuy nhiên, nếu bạn đã nhận tiền trợ cấp lương hưu trọn gói (1 lần) thì thời gian đóng bảo hiểm trước đó sẽ không được tính nữa nên những bạn có thể sẽ làm việc lâu dài tại Nhật hãy lưu ý tới điểm này nhé.
05/02/2022
Không phân biệt quốc tịch, tuổi tác, tư cách lưu trú, tất cả những người làm việc tại Nhật đều phải đóng “thuế thu nhập” (shotokuzei) và “thuế cư trú” (thuế thị dân) (jyuminzei). Bài viết này sẽ giới thiệu về cách đọc bảng lương và 2 loại thuế kể trên. Thuế thu nhập Dù là người Nhật hay người nước ngoài, khi nhận được lương khi làm việc tại Nhật đều phải đóng “thuế thu nhập”. ・ Thuế thu nhập là khoản thuế nộp cho nhà nước. ・ Khoản thuế thu nhập này được tính dựa trên thuế suất. Thu nhập càng cao thì thuế suất càng cao. ・ Thuế thu nhập sẽ được trừ tự động vào lương hàng tháng, công ty sẽ thay nhân viên đóng thuế cho nhà nước. ・ Đóng thuế thu nhập là nghĩa vụ, không liên quan đến tư cách lưu trú. Du học sinh khi đi làm thêm cũng phải đóng. Cách đọc bảng lương Ảnh ở trên là bảng lương của một thực tập sinh kỹ năng. KOKORO sẽ giải thích về cách đọc bảng lương và thuế thu nhập dựa trên bảng lương đó. A Tổng tiền lương (So shikyu gaku) 211.802 yên Đây là toàn bộ khoản tiền mà công ty phải trả cho nhân viên vì họ đã làm việc cho công ty. Khoản này còn có cách gọi khác là "Shikyu gaku", "Kyuyo". B Tổng tiền bảo hiểm xã hội (Shakai hoken no gokei gaku" 34.319 yên Tổng của 3 khoản (phí bảo hiểm xã hội) dưới đây. ① Bảo hiểm y tế ② Bảo hiểm hưu trí ③ Bảo hiểm thất nghiệp C Số tiền chịu thuế cư trú 177.483 yên Khoản "A - B". D Thuế thu nhập 2.340 yên Khoản thuế thu nhập được tính theo thuế suất phụ thuộc vào khoản C. Phí “Bảo hiểm xã hội” sẽ do công ty và người lao động cùng trả. Về bảo hiểm xã hội, bạn hãy tham khảo thêm bài viết phía dưới nhé. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Bảo hiểm y tế và hưu trí Cách tính “E Khoản tiền đã được khấu trừ” A (Tổng tiền lương) + 211.802 yên B (Tổng phí bảo hiểm xã hội) – 34,319 yên D (Thuế thu nhập) -2,340 yên Nếu lấy A-B-D sẽ ra “Lương về tay” của người này. Nếu lấy khoản này trừ đi tiền nhà là 35.000 yên thì sẽ ra “Khoản tiền đã được khấu trừ” được chuyển vào tài khoản. Ở công ty này, “tiền nhà” bao gồm tiền ký túc xá, tiền điện – ga – nước. Công việc làm thêm của du học sinh và thuế Du học sinh không phải tham gia “Bảo hiểm hưu trí phúc lợi” và “Bảo hiểm y tế” nên hai khoản chi phí này sẽ không bị trừ vào lương làm thêm. Đổi lại, tự du học sinh tham gia “Kokuminnenkin – bảo hiểm hưu trí” và “Kokumin kenko hoken – bảo hiểm y tế quốc dân” – hai loại khác với người đi làm. Ngoài ra, du học sinh thường không thể tham gia “Bảo hiểm thất nghiệp” nên cũng không bị trừ khoản phí này. Thuế suất trong thuế thu nhập của du học sinh sẽ thay đổi theo số năm sống ở Nhật và mức thu nhập có được. Bạn hãy tham khảo thông tin chi tiết trong bài viết dưới đây. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Việc làm thêm của du học sinh và thuế * Trong bảng lương của du học sinh Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái v.v. thường không bị tính thuế thu nhập. Đó là vì Nhật Bản đã ký hiệp định về thuế với các nước nêu trên. Thế nhưng, giữa Nhật Bản và Việt Nam chưa có hiệp định này nên trên bảng lương của du học sinh Việt Nam có tính thuế thu nhập. Thuế cư trú (thuế thị dân) Thuế cư trú (thuế thị dân) là tên gọi gộp của 2 loại thuế “thuế địa phương” và “thuế tỉnh, thành phố”. Hai loại thuế này sẽ được gộp lại và trả cho địa phương (nơi đang ở - có phiếu dân cư) vào ngày 1 tháng 1. ・ Thuế thu nhập đóng cho nhà nước, thuế cư trú đóng cho nơi mình sống. ・ Thuế cư trú cũng được trừ từ lương, công ty sẽ thay người lao động nộp thuế cho địa phương. ・ Thuế cư trú được tính từ thu nhập của tháng 1 đến tháng 12 năm trước đó, từ tháng 6 năm đó cho tới tháng 5 năm tiếp theo, thuế sẽ được trừ vào lương hàng tháng. Vì vậy, đối với người nước ngoài bắt đầu làm việc ở Nhật, lương của năm đầu tiên chỉ bị trừ thuế, từ tháng 6 của năm thứ hai trở đi sẽ bị trừ thuế thu nhập và thuế cư trú. ・ Nếu không có gia đình ở Nhật và mức thu nhập của năm trước dưới 1.000.000 yên thì không cần phải đóng thuế cư trú. Thuế tiêu dùng Thuế tiêu dùng là khoản thuế bạn phải trả khi mua một sản phẩm hoặc nhận một dịch vụ (làm tóc, xem phim, v.v.) nào đó. Không giống như thuế thu nhập và thuế cư trú, nó không liên quan gì đến thu nhập. Thuế suất của thuế tiêu dùng là 10%, bạn sẽ trả luôn khi mua sản phẩm, thanh toán dịch vụ. Tuy nhiên, khi mua các loại thực phẩm và đồ uống (trừ các loại đồ uống có cồn), thuế suất là 8%. Đây gọi là “Keigen zeiritsu – 軽減税率” Nếu bạn mua đồ ăn thức uống tại cửa hàng bánh Hamburger, quán cà phê và ăn uống bên ngoài cửa hàng, mức thuế suất 8% sẽ được áp dụng, nhưng nếu bạn ăn uống trong cửa hàng, mức thuế suất sẽ là 10%. Để biết thêm về thuế của Nhật, hãy tham khảo bài viết dưới đây! [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] “Sổ tay hướng dẫn về cư trú và lao động” dành cho người nước ngoài (Chương 8: Thuế)
05/02/2022
Tổ chức hỗ trợ du học sinh
Nhật Bản (JASSO)
Mạng lưới luật sư cho lao động người nước ngoài