Du học - Xin việc | Tin mới nhất
〈Nội dung〉 Việc làm thêm và Quy định của Cục quản lý xuất nhập cảnh 1. Cho phép hoạt động ngoài mục đích lưu trú 2. Cách tính thời gian “28 tiếng mỗi tuần” 3. Trong kì nghỉ dài 4. Chuẩn bị cho việc đi làm tại Nhật Tại sao việc làm quá số giờ quy định bị phát hiện? 1. Có thật là “chỉ làm thêm là có thể du học” ? 2....
★ Thông tin cơ bản: Cách tìm việc làm thêm baito (bản 2024)
09/01/2024“WA.SA.Bi.” – Trang web hỗ trợ người nước ngoài
12/06/2023Học bổng của các tổ chức tư nhân và JASSO
15/05/2023Làm thế nào để các bạn du học sinh có thể tìm được việc làm thêm tại Nhật Bản? Dựa trên các cuộc phỏng vấn với các anh chị sempai đi trước, đây là bài tổng hợp giới thiệu nhiều cách khác nhau để người nước ngoài tìm được việc làm thêm tại Nhật Bản! Đối với những trường hợp thường xuyên bị từ chối khi gọi điện xin phỏng vấn qua điện thoại, chúng tôi cũng...
Tháng 4 và tháng 10 là hai kỳ du học Nhật Bản chính. Mình nghĩ rằng có rất nhiều bạn chỉ mới bắt đầu học tiếng Nhật sau khi quyết định sẽ đi du học trường Nhật ngữ tại trung tâm tư vấn du học ở Việt Nam. Thông thường, bạn phải học tiếng Nhật hơn nửa năm tại trung tâm trước khi đi sang Nhật, nhưng thành công hay thất bại của việc du học phần lớn phụ thuộc vào mức...
Một chị đã từng là du học sinh cùng ban biên tập của KOKORO sẽ giới thiệu tới các bạn những kiến thức cần thiết cho việc du học trong bài viết này. Đó là “5 điều cần chuẩn bị trước khi đi du học” bao gồm cách lập kế hoạch du học và việc học tiếng Nhật trước khi du học v.v. Nếu bạn muốn thành công khi đi du học Nhật Bản thì hãy tham khảo nhé. Sau khi du học...
[iconpress id="local_1009" title="bulb" style="color:#525252; font-size:30px;" ] 【Điểm chính của tư cách “Kỹ thuật – Tri thức nhân văn – Nghiệp vụ quốc tế”】 Đối tượng nghiệp vụ = các công việc đỏi hỏi trình độ chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ liên quan đến quốc tế (= Không chấp nhận các công việc lao động đơn giản) Điều...
Trang web hỗ trợ du học sinh, thực tập sinh kỹ năng, kỹ sư
[Được hỗ trợ bởi Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam]
Ở Nhật Bản có rất nhiều chế độ miễn giảm học phí, học bổng dành cho du học sinh người nước ngoài. Về chế độ học bổng, có một số học bổng của các địa phương hoặc các tổ chức phi chính phủ nhưng trong bài viết này, chúng mình sẽ giới thiệu về 7 loại học bổng do Chính phủ Nhật Bản (Bộ Giáo dục Khoa học và Công nghệ Nhật Bản = MEXT) cấp. Về học bổng của các tổ chức phi chính phủ, chúng tôi giới thiệu trong bài viết "Học bổng của các tổ chức phi chính phủ và JASSO". 7 loại học bổng Chính phủ (MEXT) Học bổng của Bộ Giáo dục Khoa học và Công nghệ Nhật Bản (MEXT) có 3 đặc trưng dưới đây. 7 loại học bổng được giới thiệu trong bài viết đều có có 3 đặc trưng này. Trong tiếng Nhật, việc du học nhận học bổng của MEXT được gọi là “học bổng Chính phủ - kokuhi ryugaku”. ① Tiền học: Học phí, tiền nhập học được miễn giảm 100% ② Tiền vé máy bay: Được chi trả vé máy bay khứ hồi ③ Sinh hoạt phí: Để du học sinh không gặp khó khăn trong cuộc sống ở Nhật, mỗi tháng du học sinh sẽ nhận được 1 khoản học bổng Học bổng MEXT được chia thành 2 loại: loại dành cho những người có kinh nghiệm làm việc và loại dành cho sinh viên. (1) Loại dành cho người có kinh nghiệm làm việc: 3 loại ・ Chương trình lãnh đạo trẻ - Young Leaders Program (YLP)・ Du học sinh nghiên cứu sinh・ Du học sinh chương trình tập huấn giáo viên (2) Loại dành cho sinh viên: 4 loại ・ Du học sinh đại học・ Du học sinh cao đẳng kỹ thuật・ Du học sinh trung cấp chuyên nghiệp・ Du học sinh chương trình tập huấn tiếng Nhật - văn hoá Nhật Bản 3 loại học bổng MEXT dành cho người có kinh nghiệm làm việc Chương trình lãnh đạo trẻ (YLP) Chương trình này dành cho các quan chức chính phủ, doanh nhân trẻ tuổi - những người sẽ trở thành những nhà lãnh đạo của các nước châu Á trong tương lai. Họ sẽ được mời sang Nhật để học cao học trong khoảng 1 năm. Chương trình cũng nhằm mục đích nâng cao sự hiểu biết về Nhật Bản của những người tham gia chương trình. Chương trình lãnh đạo trẻ - Young Leaders Program (YLP) Ngành tuyển sinh ① Hành chính ② Kinh doanh ③ Luật ④ Hành chính địa phương ⑤ Hành chính y tế Độ tuổi Dưới 40 tuổi Điều kiện ứng tuyển ・ Tốt nghiệp đại học・ Có trên 3 năm kinh nghiệm・ Quan chức chính phủ trẻ tuổi v.v. Học bổng 242,000 yên/tháng Chương trình học tiếng Nhật Không có Thời gian cấp học bổng 1 năm [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Trang thông tin của MEXT về chương trình YLP (Tiếng Anh) [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Hướng dẫn nộp đơn xin học bổng Chính phủ năm 2023 Du học sinh nghiên cứu sinh Du học sinh nghiên cứu sinh Ngành tuyển sinh Đúng chuyên ngành đã tốt nghiệp ở đại học hoặc chuyên ngành liên quan đến chuyên ngành đó Độ tuổi Dưới 35 tuổi Điều kiện ứng tuyển Người đã tốt nghiệp đại học hoặc có học lực tương đương Học bổng Nghiên cứu sinh (Chuẩn bị nhập học cao học): 143,000 yên/thángThạc sĩ: 144,000 yên/thángTiến sĩ: 145,000 yên/tháng(Có thêm hỗ trợ theo từng khu vực) Chương trình học tiếng Nhật 6 tháng (Tiếng Nhật cao cấp / Chỉ dành cho đối tượng cần thiết / Miễn học phí) Thời gian cấp học bổng Nghiên cứu sinh: Dưới 2 nămThạc sĩ: 2 nămTiến sĩ: 3 năm(Những người cần học tiếng Nhật cao cấp sẽ cộng thêm 6 tháng) Du học sinh chương trình tập huấn giáo viên Du học sinh chương trình tập huấn giáo viên Ngành tuyển sinh Giáo dục Độ tuổi Dưới 35 tuổi Điều kiện ứng tuyển Tốt nghiệp đại học hoặc tốt nghiệp trường đào tạo giáo viên, đang là giảng viên và có trên 5 năm kinh nghiệm Học bổng 143,000 yên/tháng (Có thêm hỗ trợ theo từng khu vực) Chương trình học tiếng Nhật 6 tháng (Tiếng Nhật cao cấp / Chỉ dành cho đối tượng cần thiết / Miễn học phí) Thời gian cấp học bổng Dưới 1,5 năm 4 loại học bổng MEXT dành cho sinh viên Du học sinh đại học Du học sinh đại học Ngành tuyển sinh Các ngành tự nhiên và xã hội Độ tuổi Dưới 25 tuổi Điều kiện ứng tuyển Tốt nghiệp THPT, đủ điều kiện nhập học vào các trường đại học ở Nhật Học bổng 117,000 yên/tháng (Có thêm hỗ trợ theo từng khu vực) Chương trình học tiếng Nhật 1 năm (Miễn học phí) Thời gian cấp học bổng 5 năm (Ngành y - nha khoa - thú y: 6 năm, ngành dược: 7 năm) Du học sinh cao đẳng kỹ thuật Du học sinh cao đẳng kỹ thuật Ngành tuyển sinh Cơ khí, điện - điện tử, thông tin - truyền thông, vật liệu, xây dựng, hàng hải, v.v. Độ tuổi Dưới 25 tuổi Điều kiện ứng tuyển Tốt nghiệp THPT, v.v. Học bổng 117,000 yên/tháng (Có thêm hỗ trợ theo từng khu vực) Chương trình học tiếng Nhật 1 năm (Miễn học phí) Thời gian cấp học bổng 4 năm (Ngành hàng hải: 4,5 năm).5年) Du học sinh trung cấp chuyên nghiệp Du học sinh trung cấp chuyên nghiệp Ngành tuyển sinh Công nghiệp, vệ sinh, giáo dục - phúc lợi xã hội, thương mại, may mặc - tài chính gia đình, văn hóa Độ tuổi Dưới 25 tuổi Điều kiện ứng tuyển Tốt nghiệp THPT, v.v. Học bổng 117,000 yên/tháng (Có thêm hỗ trợ theo từng khu vực) Chương trình học tiếng Nhật 1 năm (Miễn học phí) Thời gian cấp học bổng 3 năm Du học sinh chương trình tập huấn tiếng Nhật - văn hoá Nhật Bản Du học sinh chương trình tập huấn tiếng Nhật - văn hoá Nhật Bản Ngành tuyển sinh Tiếng Nhật, văn hóa Nhật Bản, tình hình Nhật Bản Độ tuổi Từ 18 đến 30 tuổi Điều kiện ứng tuyển Người đang học đại học chuyên ngành tiếng Nhật, văn hóa Nhật Bản trên 1 năm Học bổng 117,000 yên/tháng (Có thêm hỗ trợ theo từng khu vực) Chương trình học tiếng Nhật Không có Thời gian cấp học bổng Dưới 1 năm Cách đăng ký ứng tuyển học bổng Chính phủ (MEXT) Con đường ứng tuyển Mỗi loại học bổng có một cách ứng tuyển khác nhau. ① Ứng tuyển thông qua Đại sứ quán hoặc Tổng lãnh sự quán (Đại sứ quán tiến cử) Các ứng viên sẽ dự thi vòng 1 (đánh giá hồ sơ, thi viết, phỏng vấn) do Đại sứ quán hoặc Tổng lãnh sự quán tổ chức. Những ứng viên được chọn trong vòng 1 sẽ được Đại sứ quán tiến cử lên Bộ Giáo dục Khoa học và Công nghệ Nhật Bản (MEXT). Sau đó MEXT sẽ đưa ra quyết định tuyển chọn cuối cùng. Các môn thi viết trong vòng 1 Du học sinh nghiên cứu sinh Tiếng Nhật, tiếng Anh Du học sinh chương trình tập huấn giáo viên Tiếng Nhật, tiếng Anh Du học sinh trung cấp chuyên nghiệp Tiếng Nhật, tiếng Anh, toán Tiếng Nhật, tiếng Anh, toán Ngành xã hội: Tiếng Nhật, tiếng Anh, toánNgành tự nhiên: Tiếng Nhật, tiếng Anh, toán, hoá, lý hoặc sinh vật Du học sinh cao đẳng kỹ thuật Tiếng Nhật, tiếng Anh, toán, lý hoặc hoá Du học sinh chương trình tập huấn tiếng Nhật - văn hoá Nhật Bản Tiếng Nhật ② Ứng tuyển thông qua đại học (Đại học tiến cử) Về học bổng dành cho du học sinh nghiên cứu sinh, du học sinh đại học, du học sinh chương trình tập huấn tiếng Nhật - văn hoá Nhật Bản, đại học của Việt Nam sẽ tiến cử du học sinh nhận học bổng với các trường đại học của Nhật mà đại học đó đã có liên kết. Các trường đại học của Nhật Bản sẽ đề cử với MEXT các ứng viên do các trường đại học của Việt Nam giới thiệu. MEXT sẽ đưa ra quyết định cuối cùng về việc có nhận ứng viên với tư cách du học sinh nhận học bổng Chính phủ hay không. ③ Chương trình lãnh đạo trẻ (YLP) Chương trình lãnh đạo trẻ (YLP) là chương trình mà các cơ quan của Việt Nam sẽ tiến cử (giới thiệu) ứng viên cho Đại sứ quán hoặc Tổng lãnh sự quán Nhật Bản tại Việt Nam. Sau đó, các trường đại học của Nhật Bản sẽ tiến hành vòng 1 (tuyển chọn hồ sơ, phỏng vấn, viết luận v.v.). MEXT sẽ đưa ra quyết định tuyển chọn cuối cùng. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Trang thông tin về việc tuyển sinh chương trình YLP của Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam Thời gian ứng tuyển Vào tháng 4 hàng năm, thông tin về buổi hướng dẫn trực tuyến đăng ký dự tuyển học bổng Chính phủ và thông tin tuyển sinh của năm tiếp theo được đăng tải trên trang chủ của Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam. Thực tế, thời hạn nộp hồ sơ kết thúc trước khi bắt đầu du học trên 10 tháng nên bạn hãy kiểm tra kỹ thông tin trên trang chủ của Đại sứ quán và chuẩn bị hồ sơ thật sớm nhé. ◆【Tham khảo】Lịch tuyển sinh (Năm 2024) Năm 2023Ngày 24 tháng 4 Bắt đầu thông báo tuyển sinh Ngày 31 tháng 5 Hạn nộp hồ sơ ứng tuyển Trung tuần tháng 6 Thông báo kết quả thẩm định hồ sơ và lịch thi viết Cuối tháng 6 Thi viết (dự kiến là ngày 20~23/6) Đầu tháng 7 Thông báo kết quả vòng thi viết và lịch thi vấn đáp Trung tuần tháng 7~ cuối tháng 7 Thi vấn đáp Cuối tháng 7 Thông báo kết quả thi vấn đáp Tháng 10 ~ Tháng 11 Tuyển chọn vòng 2 tại Bộ Giáo dục Khoa học và Công nghệ Nhật Bản Đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp: tháng 12/2023 ~ tháng 2/2024Sau đại học: sau tháng 1 năm 2024 Thông báo kết quả tuyển chọn cuối cùng Tháng 4 hoặc tháng 9 ~ tháng 10 năm 2024 Sang Nhật Để biết thông tin tuyển sinh chi tiết dành cho du học sinh nghiên cứu sinh, du học sinh đại học, du học sinh cao đẳng kỹ thuật, du học sinh trung cấp chuyên nghiệp, bạn hãy kiểm tra thông tin được đăng tải trên trang chủ của Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam. Du học sinh trao đổi của các trường đại học Trong năm thứ 2 ~ thứ 3 đại học, sinh viên ngành tiếng Nhật - văn hoá Nhật Bản có cơ hội đi du học ở các trường đại học của Nhật Bản với tư cách là du học sinh trao đổi. Các trường đại học của Việt Nam sẽ tiến cử sinh viên với trường đại học của Nhật Bản mà đại học đó đã có liên kết. Ngược lại, đại học của Việt Nam sẽ tiếp nhận sinh viên người Nhật của các trường đại học của Nhật. Chương trình du học trao đổi là chương trình được miễn hoàn toàn học phí. Tuy nhiên, du học sinh trao đổi khác với du học sinh nhận học bổng Chính phủ. Du học sinh trao đổi phải tự chi trả sinh hoạt phí nên nhiều sinh viên sử dụng tiền tiết kiệm, nhận tiền từ gia đình và đi làm thêm để trang trải cuộc sống ở Nhật. Các trường đại học của Nhật có nhiều chương trình hỗ trợ khác nhau dành cho du học sinh trao đổi, chẳng hạn như cung cấp ký túc xá giá rẻ, trao học bổng cho du học sinh. Sau khi vào đại học, những bạn sinh viên muốn đi du học trao đổi hãy tìm hiểu các trường đại học ở Nhật có thể đi du học, tiêu chí tuyển chọn và chuẩn bị hành trang để ứng tuyển chương trình du học trao đổi nhé. Ngoài ra, dù chỉ đi du học một năm, trường đại học tiếp nhận sinh viên trao đổi có thể tiến cử du học sinh nhận học bổng MEXT, sau đó cũng có sinh viên đã nhận được học bổng Chính phủ. Tổng kết Trong bài viết này, chúng mình đã giới thiệu 7 loại học bổng (học bổng Chính phủ) do Bộ Giáo dục Khoa học và Công nghệ Nhật Bản (MEXT) cấp và các chương trình trao đổi của các trường đại học. ◎ Học bổng MEXT dành cho người có kinh nghiệm làm việc ・Chương trình lãnh đạo trẻ - Young Leaders Program (YLP) ・Du học sinh nghiên cứu sinh ・Du học sinh chương trình tập huấn giáo viên ◎ Học bổng MEXT dành cho sinh viên ・Du học sinh đại học ・Du học sinh cao đẳng kỹ thuật ・Du học sinh trung cấp chuyên nghiệp ・Du học sinh chương trình tập huấn tiếng Nhật - văn hoá Nhật Bản Để nhận được học bổng MEXT và đi du học Nhật Bản, bạn cần chuẩn bị ít nhất 1 năm, vì vậy hãy chuẩn bị thật kỹ! Ngoài ra, bạn hãy tham khảo trang chủ và trang Facebook chính thức của Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam để biết thông tin mới nhất về học bổng MEXT. Nếu bạn đang muốn du học với tư cách là một sinh viên trao đổi, bảng điểm của năm 1 và năm 2 đại học rất quan trọng nên bạn hãy tìm hiểu về chế độ du học trao đổi ngay khi bước vào đại học nhé. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Trang chủ của Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Trang Facebook của Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam
02/05/2023
Sau khi kết thúc quá trình đi tìm việc, những bạn bắt đầu đi làm hoặc mới đi làm chưa lâu hãy tích lũy thêm cho bản thân những quy tắc ứng xử cơ bản ở Nhật nhé. Nối tiếp các nội dung về “Cách nhận điện thoại", “Cách mời khách uống trà", “Hou - Ren - Sou” trong bài viết Những quy tắc ứng xử cơ bản dành cho người mới đi làm_01, trong bài viết này chúng mình sẽ giới thiệu về “Những quy tắc cơ bản khi viết email”, “Những điểm chú ý trong cách dùng kính ngữ”. Những quy tắc cơ bản khi viết email Chắc hẳn các bạn du học sinh đã từng trao đổi thông tin qua email với các thầy cô giáo trong trường rồi nhỉ? Trong số những email như vậy, có một số email là thông báo từ nhà trường nên không cần phản hồi. Thế nhưng, khi nhận email liên quan tới công việc, dù là email trong nội bộ công ty hay email từ những người bên ngoài công ty, các bạn đều phải trả lời những email đó. Bạn hãy chú ý tới 5 điểm sau đây nhé. Nghĩ thật kỹ tiêu đề email Tiêu đề email có vai trò thông báo nội dung và độ quan trọng của email Người nhận email sẽ nhìn vào tiêu đề email đầu tiên. Vì vậy, người gửi email cần phải viết tiêu đề email sao cho người nhận chỉ cần nhìn vào là hiểu được email đó chứa nội dung gì. Nếu bạn viết tiêu đề email như thế này, chỉ cần đọc tiêu đề là người nhận có thể hiểu đại khái nội dung trong email. 「御社訪問の日程について」 (Về thời gian đến thăm Quý công ty) 「〇〇記念式典の準備会合について」 (Về cuộc họp chuẩn bị cho lễ kỷ niệm 〇〇) 「御社ビル清掃サービスの契約更新のお願い」 (Yêu cầu gia hạn hợp đồng dịch vụ dọn dẹp tòa nhà của Quý công ty) Người bận rộn sẽ đọc email quan trọng trước Nhiều người nhận được vài chục email trong 1 ngày. Khi bạn gửi email cho những người như vậy, tiêu đề email lại càng quan trọng hơn. Họ thường nhìn tiêu đề email và đọc những email quan trọng trước, những email mà họ không rõ nội dung thì họ sẽ để lại sau (có những lúc là vài ngày sau). Thêm tên công ty mình Khi viết tiêu đề email, nếu bạn viết thêm tên công ty mình, đối phương sẽ càng dễ tưởng tượng nội dung trong email hơn. Ngoài ra, khi tìm lại email cũng cực kỳ tiện. 「3日の打ち合わせ資料(森興産、ブイ・リン)」 (Tài liệu họp vào ngày 3 (Morikosan, Bùi Linh)) Nếu bạn viết như thế này, đối phương sẽ biết nội dung email cũng như người gửi email trong nháy mắt. Khi tìm lại những email cũ, bạn sẽ dễ dàng tìm thấy email nếu tiêu đề email bao gồm nội dung email và tên công ty - người gửi email. Phản hồi email trong vòng 24 tiếng Để công việc trôi chảy, mọi người thường xuyên liên lạc với nhau qua email. Khi đó, sau khi gửi email và chờ hơn 1 ngày cũng không thấy phản hồi, người gửi email sẽ cảm thấy lo lắng. Vì vậy, khi nhận được email, bạn hãy tập cho mình thói quen trả lời càng sớm càng tốt. Nếu hoàn cảnh không cho phép thì cũng hãy cố gắng trả lời email trong vòng 24 tiếng nhé. Vào thời điểm đó, nhiều người cảm thấy khó chịu nếu họ không nhận được hồi âm trong hơn một ngày sau khi gửi email. Vì vậy, hãy tập thói quen trả lời càng sớm càng tốt sau khi nhận được email. Vui lòng cố gắng trả lời trong vòng 24 giờ sau khi nhận được, ngay cả khi nó bị trì hoãn do hoàn cảnh. ・Khi bạn phản hồi nhanh, đối phương sẽ có ấn tượng tốt về bạn. Làm việc nhanh nhạy Làm được việc Có thể tin tưởng được ・Khi bạn phản hồi chậm, đối phương sẽ có xu hướng nghĩ về bạn như sau. Lo lắng về việc làm việc cùng người này Phản hồi chậm nên công việc không tiến triển thuận lợi Phần lớn là đối phương đợi câu trả lời của bạn để tiếp tục công việc (chuyển sang bước tiếp theo) nên khi bạn phản hồi chậm, bạn sẽ khiến đối phương gặp khó khăn. Nhiều công ty nghỉ vào thứ bảy, chủ nhật, ngày lễ. Nếu nhận được email vào thứ sáu thì bạn nên trả lời email chậm nhất là vào thứ hai tuần kế tiếp. Khi có việc gấp thì không chỉ liên lạc qua email Khi có sự cố, sai sót; khi lịch giao hàng bị đẩy nhanh, khi cần điều chỉnh kế hoạch gấp; v.v. bạn sẽ phải gửi email với những nội dung khẩn cấp. Thế nhưng, bạn không biết khi nào đối phương sẽ đọc email. Có những lúc đối phương để 2,3 ngày rồi mới đọc email. Trong trường hợp khẩn cấp, ngoài việc gửi email, hạn hãy nhanh chóng liên lạc với đối phương qua điện thoại, qua mạng xã hội để họ kiểm tra email ngay khi có thể. Và nếu mức độ khẩn cấp cực kỳ cao thì bạn nên gọi điện thoại ngay thay vì gửi email. Nhanh chóng gửi thư cảm ơn Khách hàng (đối tác) đã dành thời gian cho bạn nên sau khi họp với khách hàng, bạn hãy nhanh chóng viết “thư cảm ơn” nhé. Trong nội dung email cảm ơn, ngoài việc thể hiện lòng biết ơn, bạn hãy tóm tắt lại nội dung cuộc họp và những vấn đề sắp tới sẽ triển khai. Có như vậy, công việc sau đó sẽ trôi chảy hơn. Kiểm tra lỗi chính tả, file đính kèm trước khi gửi email Trước khi bấm nút gửi email, bạn hãy kiểm tra tiêu đề email, tên người nhận email, nội dung email có lỗi chính tả gì không. Nếu bạn viết sai tên người nhận, bạn sẽ thất lễ với họ. Ngoài ra, nếu trong nội dung thư có lỗi sai chính tả nghiêm trọng, điều này sẽ ảnh hưởng đến độ tin cậy của bạn. Ngoài ra, việc quên đính kèm file, đính kèm nhầm file cũng là một lỗi phổ biến. Trước khi bấm nút gửi thư, bạn hãy kiểm tra xem mình có đính kèm nhầm file không, nội dung trong file đính kèm đã đúng chưa. Làm như vậy, bạn sẽ không quên đính kèm file. Những điểm cần chú ý trong cách dùng kính ngữ Chủ động và tích cực chào hỏi Bước đầu tiên để xây dựng quan hệ tốt với những người làm việc cùng mình là chào hỏi. Lời chào đối với những người trong cùng công ty ・おはようございます。 ・お疲れ様です。 Lời chào đối với những người không cùng công ty ・お世話になります。 ・お世話になっております。 Bạn đừng quên chào hỏi mọi người nhé. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu kỹ hơn về các cách chào hỏi, bạn hãy tham khảo nhé. Tiếng Nhật dùng trong công việc Phản hồi và thể hiện sự đồng tình một cách phù hợp Không “うん” Khi nói chuyện với bạn bè người Nhật, chắc là mọi người thường trả lời là “うん”, “そうだね” v.v. Thế nhưng, khi nói chuyện với khách hàng hoặc những người lớn hơn, việc sử dụng “うん”, “そうだね” v.v. là một điều cấm kỵ. “うん”, “そうだね” v.v. là những cách trả lời dành cho người ngang hàng hoặc có vị thế thấp hơn mình. Nếu bạn trả lời khách hàng, sếp, các anh chị khác là “うん”, “そうだね” v.v. thì bạn sẽ thất lễ với họ. Chỉ “はい” 1 lần Đối với những cụm từ chỉ nói 1 lần mà bạn lại lặp lại 2 lần như “はい、はい”, “なるほど、なるほど” v.v., đối phương sẽ cảm thấy “không đúng mực” và có thể nghĩ bạn là “người cợt nhả” nên bạn hãy cẩn thận nhé. Cách trả lời khi đồng tình ・私もそう思います。 ・私もそのように思います。 ・私もそのように感じておりました。 ・おっしゃる通りです。 ・おっしゃる通りかと存じます。 Cách trả lời khi chấp nhận, đồng ý ・承知しました。 ・承知いたしました。 ・かしこまりました。 ・左様(さよう)でございます 。 Bạn hãy chọn cho mình cách nói phù hợp với ngữ cảnh giao tiếp và chú ý để không gây thất lễ nhé. Chọn kính ngữ phù hợp với chủ ngữ Kính ngữ trong tiếng Nhật bao gồm “từ ngữ lịch sự”, “tôn kính ngữ”, “khiêm nhường ngữ”. Đối với người nước ngoài, việc phân biệt rõ đâu là tôn kính ngữ, đâu là khiêm nhường ngữ là một việc khá khó. Tuy nhiên, nếu bạn biết phương pháp này, việc phân biệt sẽ đơn giản hơn. Đầu tiên, hãy nghĩ xem “Ai là người thực hiện hành động đó”, bạn sẽ biết chủ ngữ là ai. Sau khi xác định được chủ ngữ, bạn hãy áp dụng nguyên tắc này, việc nhầm lẫn kính ngữ sẽ giảm đáng kể. ・ Khi chủ ngữ là đối phương hoặc người khác (đa phần là người trên) → Tôn kính ngữ ・ Khi chủ ngữ là mình hoặc những người thân, cùng nhóm với mình → Khiêm nhường ngữ Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm các quy tắc quan trọng của kính ngữ và các ví dụ về những lỗi dễ mắc phải, hãy tham khảo bài viết này. Vượt qua “nỗi sợ kính ngữ”! Hãy nhớ kính ngữ như thế này! Ngoài ra, tần suất sử dụng những từ ngữ lịch sự như “〜です”, “〜ます” rất cao nên bạn hãy thường xuyên sử dụng để có thể nói quen miệng nhé. Tổng kết Trong bài viết này, chúng mình đã giới thiệu về những quy tắc ứng xử mà các bạn mới đi làm cần nhớ, đó là “Những quy tắc cơ bản khi viết email”, “Những điểm chú ý trong cách dùng kính ngữ”. 【Những quy tắc cơ bản khi viết email】 ・ Nghĩ thật kỹ tiêu đề email (Chọn tiêu đề email rõ ràng, dễ hiểu) ・ Phản hồi email trong vòng 24 tiếng ・ Khi có việc gấp thì không chỉ liên lạc qua email ・ Nhanh chóng gửi thư cảm ơn ・ Kiểm tra lỗi chính tả, file đính kèm trước khi gửi email 【Những điểm chú ý trong cách dùng kính ngữ】 ・ Chủ động và tích cực chào hỏi ・ Không “うん” ・ Chỉ “はい” 1 lần ・ Chọn kính ngữ phù hợp với chủ ngữ Nếu những bạn sẽ đi làm ở Nhật hoặc mới làm ở Nhật chưa lâu ghi nhớ những quy tắc trong bài viết này và bài viết Những quy tắc ứng xử cơ bản dành cho người mới đi làm_01 thì các bạn đã nắm được những quy tắc cơ bản rồi đấy. Bạn hãy chủ động và chú ý tới tác phong của bản thân để nhanh chóng nhận được sự tin tưởng của đồng nghiệp và đối tác nhé.
10/02/2023
Khi hỗ trợ các bạn du học sinh đang đi tìm việc ở Nhật, chúng mình thường nhận được câu hỏi là “Trước khi vào công ty, em nên học trước điều gì?”. Câu trả lời của chúng mình là “Bạn nên tìm hiểu trước về các quy tắc ứng xử". Trước khi đi làm chính thức, nếu biết trước những quy tắc cơ bản, bạn sẽ xuất phát sớm hơn các bạn khác một bước. Vì vậy, chúng mình sẽ giới thiệu về những quy tắc ứng xử dành cho các bạn mới đi làm trong hai bài viết. Lần này, chúng mình sẽ nói về “Cách nhận điện thoại”, “Cách mời khách uống trà”, và một quy tắc mà tất cả các công ty đều xem trọng, đó là “Hou - Ren - Sou". Nhận điện thoại trong vòng 3 tiếng chuông Nếu không nhấc điện thoại lên, bạn sẽ không biết ai là người gọi tới công ty của bạn. Vì vậy, điều quan trọng là bạn luôn ý thức rằng “Khi nhận điện thoại, bạn đang đại diện cho cả công ty". Đầu tiên, khi có điện thoại tới, bạn không nên để đối phương phải chờ lâu, bạn hãy nhấc máy càng sớm càng tốt. Con người sẽ cảm thấy không thoải mái nếu phải chờ hơn 10 giây. Khi gọi điện thoại, nếu nghe nhạc chờ quá lâu, đối phương rất dễ có ấn tượng xấu về công ty của bạn. Một lần đổ chuông kéo dài khoảng 3 giây. 3 tiếng chuông sẽ mất khoảng 10 giây. Bạn hãy cố gắng nhấc máy trong 3 tiếng chuông đổ lại nhé. “Sẽ có ai đấy nhận điện thoại thôi" là một suy nghĩ không tốt chút nào, bạn sẽ ỷ lại vào người khác. Ở nhiều nơi làm việc, có một quy tắc bất thành văn là người có ít kinh nghiệm, chưa có thâm niên là người nhận điện thoại trước. Trong 1, 2 năm đầu sau khi vào làm việc, trừ những lúc bạn bận việc khác và không thể rời tay thì bạn hãy cố gắng là người nhấc máy đầu tiên nhé. Tuy nhiên, nếu hồi chuông đầu tiên chưa dứt mà bạn đã trả lời điện thoại thì bạn sẽ khiến đối phương ngạc nhiên. Vì vậy, bạn hãy cố gắng nhấc máy ở sau 1 hoặc 2 hồi chuông. Cách nhận điện thoại Đây là những điều cơ bản mà bạn sẽ nói khi có điện thoại gọi tới công ty. ①私 : はい、〇〇(自分の会社名)でございます。お電話ありがとうございます。 ②相手: 私、〇〇(会社名)の△△と申します。お世話になっております。 ③私 : 〇〇の△△様でいらっしゃいますね。お世話になっております。 ④相手: 様はいらっしゃいますか? Xác nhận danh tính của đối phương Nếu bạn không nghe rõ tên công ty hoặc tên của người gọi, bạn hãy hỏi lại chính xác tên của người ấy. Bạn hãy dùng câu hỏi “恐れ入りますが、もう一度会社名とお名前をお伺いしてもよろしいでしょうか”. Khi đó, người gọi sẽ nói tên công ty và tên của họ một lần nữa nên bạn có thể nói lại với người phụ trách là “〇〇社の△△様からお電話です”. Khi người gọi không nói tên mình mà hỏi về một ai đó, bạn hãy hỏi “恐れ入りますが、お宅様(おたくさま)のお名前を教えて頂けますか?”. Giới thiệu tên của mình Nếu người gọi đến không chỉ định gặp ai và bạn có thể trả lời nội dung của cuộc điện thoại đó thì trước khi chào いつもお世話になっております, bạn hãy giới thiệu tên mình qua câu nói “私は☆☆と申します”. Đây cũng là một cách cảm ơn đối phương vì họ đã nói tên của họ. Khi bạn nói chuyện với ai đó, bạn hãy giới thiệu tên của mình nhé. Khi nhận điện thoại chậm Nếu bạn để điện thoại kêu quá lâu rồi mới bắt máy, trước khi nói “お電話ありがとうございます”, bạn hãy xin lỗi bằng câu nói “大変お待たせしました”. Cách mời khách uống trà Thông thường, khi có khách tới công ty của bạn, bạn sẽ mời họ uống trà. Có một số công ty mời khách uống cà phê. Dưới đây là quy tắc mời khách uống trà hoặc cà phê. ① Gõ cửa 3 lần và nói “失礼します” rồi vào phòng. ② Nếu trong phòng tiếp khách có bàn ở sát tường, bạn hãy đặt khay trà lên bàn đó và chuẩn bị mời khách uống trà. Nếu trong phòng đó không có bàn trống thì bạn hãy cầm khay bằng một tay, tay còn lại thì lấy trà mời khách. ③ Cầm tách và đĩa trà bằng cả hai tay, vừa đưa trà mời khách vừa nói “どうぞ”, “失礼します”. Hãy mời khách có chức vụ cao trước, sau đó là đến các vị trí còn lại. Về thứ tự mời trà, đầu tiên, bạn hãy mời người ngồi xa cửa vào nhất - vị trí “Kamiza". Đối với người ngồi ở vị trí gần cửa vào nhất - vị trí “Shimoza", bạn hãy mời cuối cùng. Sau khi mời khách xong, bạn hãy mời người trong công ty mình. Về cách phân biệt vị trí Kamiza và Shimoza, bạn hãy tham khảo bài viết này nhé. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Quy tắc ứng xử khi dùng bữa với người lớn hơn ④ Sau khi mời trà xong, khi đứng trước cửa ra, bạn hãy cúi đầu và nói “失礼しました” rồi ra ngoài. ⑤ Khi ra khỏi phòng, bạn hãy hướng về phía khách, cúi đầu và đóng cửa lại. Không thể thiếu “Hou - Ren - Sou” Khi làm việc ở trong các công ty của Nhật, bạn sẽ thường nghe thấy cụm từ “Hou - Ren - Sou”. Đây là từ đầu tiên trong 3 cụm từ dưới đây. ・ホウ=報告(ほうこく) = Báo cáo・レン=連絡(れんらく) = Liên lạc・ソウ=相談(そうだん) = Xin ý kiến, xin tư vấn “Báo cáo - Liên lạc - Xin ý kiến” là những điều rất cơ bản trong cuộc sống hàng ngày. Trong công việc, việc “Báo cáo - Liên lạc - Xin ý kiến” vào lúc nào, như thế nào là việc rất quan trọng. ❌ Không báo cáo tiến độ công việc Khi được cấp trên hoặc người khác giao việc, bạn hãy “báo cáo” tiến độ công việc cho họ thường xuyên nhé. Để cấp trên và đồng nghiệp có thể hỗ trợ bạn, đưa ra lời khuyên cho bạn, điều chỉnh lượng công việc, đưa ra những chỉ thị tiếp theo vào lúc thích hợp thì bạn cần báo cáo tình hình công việc hiện tại cho họ. Để được như vậy, bạn phải thường xuyên báo cáo tình hình công việc với cấp trên hoặc đồng nghiệp. Ở các công ty Nhật Bản, việc siêng “báo cáo” được coi là việc rất quan trọng. ❌ Không nhắc lại Khi đối phương rất bận, họ không thể xử lý được những thông tin mà bạn báo cáo - liên lạc - xin ý kiến - nhờ giúp đỡ v.v. Trong trường hợp này, bạn hãy tìm thời điểm thích hợp, hỏi lại đối phương một lần nữa. ❌ Hành động theo phán đoán của bản thân Nếu bạn là nhân viên mới, chắc chắn là có rất nhiều điều mà bạn chưa biết. Trong các công việc của bạn, nếu có điều gì đó bạn không hiểu hoặc không thể đưa ra quyết định, bạn đừng ngại, hãy hỏi ý kiến của cấp trên và các anh chị đồng nghiệp. Tổng kết Lần này, mình đã giới thiệu với các bạn những quy tắc ứng xử cơ bản dành cho nhân viên mới đi làm như “Cách nhận điện thoại”, “Cách mời khách uống trà”, “Hou - Ren - Sou”. ・ Nhận điện thoại trong vòng 3 tiếng chuông. ・ Khi trả lời điện thoại, hãy nói rõ tên của bạn khi cần thiết. ・ Khi trả lời điện thoại, hãy hỏi tên công ty và tên đối phương khi cần thiết. ・ Cách mời khách uống trà. ・ Thường xuyên báo cáo với cấp trên và các anh chị đồng nghiệp về tiến độ công việc. ・ Khi cấp trên bận và không thể trả lời ngay, thực hiện “Hou-Ren-Sou” một lần nữa. ・ Khi có điều gì không hiểu thì trao đổi trực tiếp với cấp trên hoặc các anh chị đồng nghiệp. Sau khi vào làm việc khoảng 1 tháng, các bạn hãy cố gắng thực hiện nhuần nhuyễn những quy tắc ứng xử cơ bản này nhé. Ngoài ra, bạn hãy nhớ những thông tin này từ bây giờ. Khi bắt đầu làm việc thực tế, bạn hãy thỉnh thoảng nhớ lại và thực hiện những điều này, chúng sẽ trở thành thói quen của bạn. Chúng ta hãy tìm hiểu các quy tắc ứng xử và làm việc thật tốt trong các doanh nghiệp của Nhật nhé.
28/01/2023
Chắc hẳn các bạn người Việt đang sống ở Nhật sẽ thỉnh thoảng có cơ hội đi ăn cùng thầy cô giáo, các anh chị trong trường cũng như cấp trên ở nơi làm việc, các bác người Nhật v.v. Có một số quy tắc bất thành văn khi chúng ta đi ăn cùng người lớn hơn. Nếu các bạn không nắm rõ những điểm quan trọng này thì rất có thể chúng ta sẽ làm phật ý đối phương. Hầu hết mọi người sẽ không dạy bạn các quy tắc khi ăn uống nên trong bài viết này, mình sẽ giới thiệu về quy tắc ứng xử trong khi dùng bữa ở Nhật. Không ngồi trong cùng Khi hỏi những người Nhật thường tiếp xúc với người Việt, họ nói rằng rất nhiều người Nhật để ý đến vị trí ngồi trong bữa ăn còn người Việt thì không. Ở Nhật, “vị trí trong cùng” là vị trí ngồi của người lớn hơn, cấp trên, khách hàng. Vị trí này gọi là “Kamiza”. Khi nhà hàng có rất nhiều bàn và khó nhận biết đâu là “Kamiza”, bạn hãy nghĩ “Kamiza” là chỗ xa lối vào. Trong hình phía trên, nếu tính từ lối vào thì số ① là vị trí cao nhất, số ② là vị trí cao tiếp theo. Ngược lại, số ③, ④ gần lối vào vào nên vị trí này gọi là “Shimoza”, chỗ ngồi dành cho người nhỏ hơn, vị trí thấp hơn. Giữa số ③ và số ④ thì số 4 là vị trí thấp nhất. Ví dụ, nếu bạn đi ăn cùng thầy/cô giáo, anh/chị tiền bối (sempai), bạn cùng lớp (4 người) thì vị trí số ① là thầy/cô giáo, số ② là anh/chị tiền bối (sempai), số ③ và số ④ là bạn cùng lớp và bạn. Khi ngồi trong phòng kiểu Nhật, có góc trang trí Đối với phòng có góc trang trí (nơi có treo tranh chữ v.v.), dù lối vào ở vị trí nào thì “Kamiza” cũng là vị trí ở phía trước góc trang trí. Trong hình phía trên, số ① là vị trí cao nhất, số ② là vị trí cao tiếp theo. Nếu trong phòng không có góc trang trí thì số ③ sẽ là vị trí cao nhất, số ④ là vị trí cao tiếp theo. Ví dụ, nếu bạn đi ăn cùng khách hàng, cấp trên, anh/chị sempai (4 người) thì vị trí số ① là khách hàng, số ② là cấp trên, số ③ là anh/chị sempai, số ④ là bạn. Khi ngồi bàn tròn Khi ngồi bàn tròn thì chỗ ngồi sẽ hơi phức tạp. Vị trí xa lối vào nhất sẽ là vị trí cao nhất - số 1, tiếp theo là các vị trí được đánh số từ bé đến lớn. Khi có nhiều bàn Vị trí ngồi trong các phòng riêng sẽ được sắp xếp như phần giải thích phía trên. Khi ngồi trong phòng lớn và có nhiều bàn, bạn sẽ hơi khó phán đoán đâu là vị trí Kamiza. Vì thế, mình đã tổng hợp các quy tắc chỗ ngồi thông qua hình vẽ trên. Trong phòng lớn, vị trí “xa lối vào”, “vị trí sát tường” là vị trí Kamiza. Mời người lớn hơn ngồi vào vị trí Kamiza Khi bạn dùng bữa với người lớn hơn, bạn hãy để người ấy vào ngồi trước. Khi bạn ngồi sau cùng, hãy đảm bảo rằng đối phương đã ngồi vào vị trí cao nhất. Tuy nhiên, có nhiều người giữ ý và định ngồi vào vị trí thấp hơn. Khi thấy khách hàng định ngồi vào vị trí thấp hơn, bạn hãy nhanh chóng mời họ vào vị trí Kamiza nhé. Đây chính là quy tắc cơ bản khi dùng bữa của Nhật Bản. Nếu đối phương nói là muốn ngồi vị trí thấp hơn (Shimoza), bạn hãy để họ ngồi ở vị trí đó nhưng đây chỉ là ngoại lệ, nếu được thì hãy để họ ngồi ở vị trí cao. Nếu bạn hẹn ai đó ở nhà hàng, bạn hãy đến trước và ngồi chờ ở vị trí thấp hơn nhé. Dùng đũa chuyên để gắp thức ăn Gắp thức ăn từ đĩa lớn vào đĩa nhỏ của mình bằng đũa chuyên để gắp thức ăn Ở nhiều quốc gia, khi dùng bữa và ăn chung với ai đó, mọi người thường tự dùng đũa của mình để gắp thức ăn. Thế nhưng, ở Nhật Bản thì khác. Khi ăn, ngoài đũa của cá nhân, người Nhật thường dùng “Toribashi” - đũa chuyên để gắp thức ăn. Khi ăn chung, họ sẽ dùng Toribashi để gắp thức ăn từ đĩa lớn vào đĩa nhỏ của mình rồi đặt Toribashi về chỗ cũ, dùng đũa của mình để ăn. Khi ăn ở bên ngoài, nếu không có Toribashi, bạn hãy nhờ nhân viên nhà hàng mang đũa cho bạn nhé. Khi thấy người lớn hơn dùng Toribashi để gắp thức ăn vào đĩa của cá nhân, bạn cũng lấy và ăn món đó nhé. Nếu bạn chủ động mời người lớn hơn ăn món gì đó thì càng tốt nhé. Cách rót bia, rượu Khi uống bia (chai), rượu Nhật (Nihonshu), bạn sẽ phải tự rót đồ uống vào cốc, chén của mình. Mình sẽ giới thiệu về quy tắc rót bia, rượu trong trường hợp này. Khi rót cho người lớn hơn ・ Đối với chén đầu tiên, hãy chú ý quan sát và để người nhỏ hơn rót rượu cho người lớn hơn. Sau đó, khi chén của đối phương không còn rượu, bạn hãy rót thêm. Nếu đối phương nói “đủ rồi - もういいです” hoặc “từ giờ để tôi tự rót - 後は自分でやります” thì bạn sẽ dừng lại ở đó và không rót thêm. ・ Khi rót bia, bạn hãy quay nhãn của chai bia lên trên và cầm chai bằng tay phải. Bạn sẽ đỡ nhẹ phần dưới chai bằng tay trái. ・ Khi rót rượu Nhật từ bình, bạn hãy cầm bình bằng cả hai tay. Khi được người lớn hơn rót rượu cho Bạn hãy cầm cốc, chén bằng cả hai tay. Bạn sẽ cầm chắc bằng một tay, tay còn lại (phần đầu ngón tay) thì để dưới đáy cốc, chén. Khi ngồi trong phòng kiểu Nhật, một số người sẽ ngồi quỳ và cầm cốc, chén. Trước và sau khi được rót rượu cho, bạn hãy nói “cảm ơn - ありがとうございます”. Việc để nguyên cốc, chén trên bàn và giữ cốc bằng một tay, chờ đối phương rót rượu cho là việc thất lễ đối với người Nhật nên bạn hãy chú ý tới điều này và không làm như thế nhé. “Itadakimasu”, “Gochisosamadeshita” Người Nhật sẽ nói “Itadakimasu” trước khi ăn và “Gochisosamadeshita” sau khi ăn xong. Không cần nói thì các bạn cũng biết đây là lời mời trước khi ăn và lời nói cảm ơn sau bữa ăn của người Nhật. Thế nhưng, khi đi ăn cùng người lớn hơn (cấp trên, sempai v.v.) và người đó trả phần lớn tiền ăn thì đây là những lời nói quan trọng và cần thiết. Thêm vào đó, hãy để người lớn hơn ăn trước nhé. Sau khi tính tiền xong cũng nói “Gochisosamadeshita” Sau khi ăn xong, bạn sẽ nói “Gochisosamadeshita” nhưng ngay khi vừa thanh toán xong hoặc khi vừa ra khỏi cửa hàng, bạn hãy nói với người đã trả phần lớn tiền ăn là “Gochisosamadeshita”. Khi nói với cấp trên, người lớn hơn, câu nói này có nghĩa là “Cảm ơn bác/anh/chị đã mời cháu/em”. Khi nói với người của nhà hàng là “Gochisosamadeshita”, câu nói thể hiện ý nghĩa “đồ ăn rất ngon”, “ở đây rất thoải mái”, “cháu/em sẽ quay lại” v.v. “Gochisosamadeshita” là cách nói thể hiện lòng biết ơn nên bạn đừng quên nhé. Tổng kết Trong bài viết này, mình đã giới thiệu về quy tắc ứng xử khi dùng bữa ở Nhật, đặc biệt là thứ tự chỗ ngồi “Kamiza” và “Shimoza” v.v. Thêm vào đó, mình cũng đã giới thiệu thói quen sử dụng Toribashi - đũa chuyên để gắp thức ăn và cách rót rượu. Những quy tắc này sẽ giúp các mối quan hệ của bạn được bền chặt nên bạn hãy ứng dụng những quy tắc này vào thực tế nhé. Thêm vào đó, bạn đừng quên nói “Itadakimasu” và “Gochisosamadeshita”. Việc quen với tất cả các văn hoá của Nhật là một điều khó khăn nhưng nếu biết về các văn hoá này thì bạn có thể dễ dàng làm theo nên để xây dựng quan hệ với mọi người, chúng ta hãy cùng cư xử theo văn hoá của Nhật nhé.
10/01/2023
Những bạn có ý định đi làm ở Nhật sau khi tốt nghiệp đại học - trường chuyên môn ở Nhật sẽ phải chuẩn bị rất nhiều thứ để đi xin việc. Trong đó, có khá nhiều bạn trăn trở về việc chọn vest mặc đi xin việc. Các bạn hãy trang bị cho mình những kiến thức như màu vest, hoa văn trên vest, các điểm chú ý về kích cỡ vest, nên mua vest ở đâu v.v. và sắm cho mình một bộ vest đẹp với giá cả hợp lý nhé. ◆ Nội dung ◆ “Rikuruto sutsu” là gì Cách chọn vest mặc đi xin việc Các phụ kiện khác Nên mua vest ở đâu? Tổng kết “Rikuruto sutsu” là gì Bộ vest mặc đi xin việc được gọi là “Rikuruto sutsu (Recruit suit)” (Shukatsu sutsu). Đặc điểm của vest mặc đi xin việc ・ Sạch sẽ, chỉn chu, tinh tươm ・ Tạo ấn tượng tươi mới ・ Có thể thể hiện tính hoà đồng Những đặc điểm này sẽ tạo ấn tượng tốt cho đối phương trong các buổi phỏng vấn v.v. Cách chọn vest mặc đi xin việc Màu vest Đen - xanh nước biển đậm - xám đen là các màu phổ biến của vest mặc đi xin việc. Người ta nói rằng màu đen đem lại ấn tượng điềm tĩnh, màu xanh đậm đem lại ấn tượng về trí tuệ và màu xám đậm đem lại ấn tượng tươi sáng và khỏe mạnh. Những bộ vest sáng màu không phù hợp để đi xin việc nên bạn hãy tránh chọn và mặc chúng nhé. Hoa văn của vest Dù bạn đang hướng tới doanh nghiệp nào, ngành nghề nào khi đi xin việc thì bộ vest trơn (không có hoa văn) là bộ vest an toàn. Kiểu vest Vest có 1 hàng khuy và 2 khuy áo là kiểu an toàn nhất. Khi mặc, bạn hãy chỉ cài khuy trên thôi nhé. ❌ Vest hai hàng khuy ❌ Vest 3 khuy ❌ Vest không có khuy Kiểu vest hai hàng khuy, ba khuy v.v. là những kiểu rất thời trang nhưng tuỳ vào môi trường làm việc, nếu có ít người mặc thì bạn lại trở nên nổi bật. Các kiểu vest này không phù hợp để đi xin việc nên bạn hãy tránh chọn và mặc chúng nhé. Cỡ vest Cũng có người mặc vest “oversize” nhưng nếu mặc vest oversize khi đi xin việc thì sẽ khiến đối phương có cảm giác luộm thuộm. Bạn hãy chọn chiếc vest vừa vặn với mình nhé. Trong các cửa hàng thời trang nam, vest cho nam có những cỡ như “A5”, “AB7” v.v. ・ Dáng người bình thường: A・ Người hơi béo một chút: AB・ Người béo: BE・ Người gầy: YA Dù là dáng áo nào thì số đi kèm theo chữ cái càng to thì cỡ càng lớn. Đối với vest nữ, cỡ áo thường chỉ biểu thị bằng các con số. Điều chỉnh kích cỡ vest Khi mặc thử vest, bạn hãy kiểm tra các điểm dưới đây để chọn cho mình chiếc vest vừa với bạn. Bạn có thể trả thêm tiền để cắt ngắn tay áo. Việc điều chỉnh độ rộng của vai khá tốn kém nên bạn hãy chọn một chiếc áo khác nhé. 〈Vest nam〉 ・ Độ dài của tay áo: Cổ tay áo vest để lộ 1~1.5cm tay áo sơ mi là đẹp nhất ・ Vai: Hãy chọn cỡ áo không có vết nhăn ở lưng. ・ Chiều dài thân áo: Độ dài che 2 phần 3 mông là đẹp nhất 〈Vest nữ〉 ・ Độ dài của tay áo: vest nam thì sẽ để hở một chút tay áo sơ mi còn vest nữ thì bạn hãy chọn chiếc vest không để lộ tay áo sơ mi. ・ Vai: Hãy chọn cỡ áo không có vết nhăn ở lưng. ・ Vòng ngực: Khi cài cả hai khuy, cả mặt trước và sau áo không có vết nhăn, áo vừa với người. Váy (nữ) Khi đứng, váy có độ dài tầm đầu gối của bạn. Khi ngồi, gấu váy cao hơn đầu gối khoảng 5~10cm là phù hợp nhất. Quần Bạn hãy chọn quần có thể tạo thành bộ với áo vest. Sau khi chọn cỡ eo (bụng), hãy cùng nhân viên đi tới phòng thử đồ, họ sẽ giúp bạn gấp gấu quần. Về chiều dài của ống quần, khi đi giày, gấu quần chạm vào mu giày là mức lý tưởng. Sau khi mặc thử quần, nhân viên sẽ gấp gấu quần cho bạn, bạn hãy thử đi giày và soi gương nhé. Họ sẽ hỏi bạn muốn chọn gấu quần “đơn” hay “kép”. “Gấu quần đơn” là an toàn nhất. Áo sơ mi Bạn hãy chọn chiếc áo sơ mi màu trắng trơn và có thiết kế đơn giản. Các phụ kiện khác Túi xách Hãy sử dụng chiếc túi cỡ A4, màu không quá lòe loẹt như đen - xanh nước biển - xám - be v.v. Giày da, tất 〈Nam〉 ・ Giày: chọn giày có dây buộc màu đen và hãy giữ chúng sạch sẽ. ・ Tất: màu đậm như đen, xanh nước biển. Hãy chọn tất có độ dài sao cho khi ngồi, không để lộ da quanh mắt cá chân. 〈Nữ〉 ・ Giày cao khoảng 3~5cm là dễ đi nhất, giúp chân nhìn đẹp hơn. ・ Hãy mặc quần tất có màu gần với màu da mình. ※ Quần tất rất dễ rách nên hãy để sẵn 1 chiếc vào túi xách. Cà vạt Bạn hãy chọn màu và kiểu dáng không quá lòe loẹt nhé. Ấn tượng bạn tạo ra cho đối phương sẽ thay đổi theo màu cà vạt nên bạn hãy chọn cà vạt phù hợp với điểm mà bạn đang muốn gây sự chú ý nhé. Xanh dương = Chân thậtĐỏ = Đầy nhiệt huyếtVàng = Khỏe khoắn Thắt lưng Hãy chọn thắt lưng có màu đen, nâu, kiểu dáng đơn giản nhé. Nên mua vest ở đâu? Khu vực bày bán vest đi xin việc của cửa hàng vest Không mua online, mua ở cửa hàng vest Nhiều sinh viên đại học ở Nhật dùng vest mua khi nhập học để đi xin việc nhưng cũng có nhiều sinh viên mua vest mới để đi xin việc. Dưới đây là một số cửa hàng chuyên bán vest với giá cả hợp lý. Khi bấm vào tên cửa hàng, trang tìm kiếm cửa hàng sẽ hiện ra, bạn hãy dùng thử nhé. Ở các cửa hàng chuyên vest có khu vực bán vest đi xin việc dành cho cả nam và nữ. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Yofuku no Aoyama [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] AOKI [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Konaka [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Haruyama Nhất định phải mặc thử Nhiều cửa hàng vest có dịch vụ bán hàng qua mạng. Chắc hẳn là có nhiều người mua vest mặc hàng ngày qua mạng. Thế nhưng, với vest mặc đi xin việc, bạn hãy đến tận cửa hàng để mặc thử rồi hẵng mua nhé. Nếu mua mà không mặc thử thì rất có thể là tay áo bị dài quá, áo rộng hoặc chật quá v.v. Bạn có thể mua một bộ vest rẻ nhưng khi mặc một bộ vest vừa với người thì người phỏng vấn sẽ có ấn tượng tốt về bạn. Nếu bạn mặc thử nhưng vẫn không biết như vậy đã đẹp hay chưa thì hãy nhờ nhân viên cửa hàng tư vấn nhé. Mình đã chọn mua vest của Uniqlo Vest của Uniqlo có thể điều chỉnh cỡ mà không phải trả thêm tiền Năm ngoái, khi đi xin việc, lần đầu tiên mình mua một bộ vest xin việc (loại cho nữ). Thực tế là cho tới lúc mua, mình đã xem vài cửa hàng. Trong số các cửa hàng đó, mình đã chọn mua “kasutamu oda sutsu” của Uniqlo. Vest của Uniqlo đã có sẵn mẫu cơ bản, khách hàng có thể tự chọn độ dài của tay áo, thân áo phù hợp với cơ thể mình, chất lượng vải cũng rất tốt. Khi đi tìm vest mặc đi xin việc, mình thấy các cửa hàng chuyên vest đưa ra mức giá 30,000~40,000 yên cho một bộ nhưng ở Uniqlo thì mình chỉ mất 15,000 yên. Tổng kết Trong bài viết này, chúng mình đã giới thiệu với các bạn mục đích sử dụng vest đi xin việc, cách chọn và cách mua vest. Đi xin việc là một dịp vô cùng quan trọng nên bạn hãy tham khảo bài viết này và sắm cho mình một bộ vest phù hợp nhé. 〈Các điểm chính〉 Vest màu đen, xanh nước biển đậm, xám đen Vest trơn Áo vest 2 khuy Cách chọn cỡ Những điểm lưu ý khi điều chỉnh cỡ Về giày, túi, cà vạt, thắt lưng Mua vest vừa túi tiền và chất lượng tốt ở các cửa hàng chuyên vest hoặc Uniqlo v.v. Nhất định phải mặc thử Trên trang web của chúng mình còn có rất nhiều bài viết về lịch trình đi xin việc, cách viết sơ yếu lý lịch, cách chuẩn bị phỏng vấn v.v. Bạn hãy tìm kiếm thông tin bằng công cụ tìm kiếm trong trang web nhé.
22/11/2022
Tháng 4 và tháng 10 là hai kỳ du học Nhật Bản chính. Mình nghĩ rằng có rất nhiều bạn chỉ mới bắt đầu học tiếng Nhật sau khi quyết định sẽ đi du học trường Nhật ngữ tại trung tâm tư vấn du học ở Việt Nam. Thông thường, bạn phải học tiếng Nhật hơn nửa năm tại trung tâm trước khi đi sang Nhật, nhưng thành công hay thất bại của việc du học phần lớn phụ thuộc vào mức độ bạn học tiếng Nhật trước khi bay như thế nào. Dựa trên kinh nghiệm của các anh chị sempai, ban biên tập sẽ cung cấp những thông tin hữu ích cho việc học tiếng Nhật trước khi đi du học của bạn. 1. Kế hoạch du học: Dành cho các bạn tốt nghiệp THPT Trước hết, nếu bạn không đặt mục tiêu, bạn sẽ không có động lực học tập. Vì thế đầu tiên, hãy đặt mục tiêu cho kế hoạch du học và sự nghiệp của bạn sau khi du học. Nếu bạn đã tốt nghiệp THPT tại Việt Nam thì chủ yếu sẽ đi du học theo hình thức sau đây. Và sau khi tốt nghiệp bạn sẽ làm việc cho một công ty Nhật Bản tại Việt Nam hoặc tìm việc làm tại Nhật Bản. ① Trường tiếng (1-2 năm) → Trường chuyên môn (2 năm) → Đại học (4 năm) ② Trường tiếng (1-2 năm) → Trường chuyên môn (2 năm) ③ Trường tiếng (1-2 năm) → Đại học (4 năm) Chủ yếu các bạn sẽ học tại các trường tiếng từ 1 năm rưỡi đến 2 năm nhưng có những bạn đã học tiếng Nhật chăm chỉ 1 năm trước khi du học và sang Nhật sau khi đạt trình độ N3. Trong trường hợp đó, bạn sẽ có thể tốt nghiệp trường tiếng chỉ sau một năm học và như vậy thì chi phí du học sẽ rẻ hơn. Kinh nghiệm của sempai vào học thẳng Đại học của Nhật từ đầu ④ Vào học Đại học của Nhật ngay từ đầu (4 năm) Nếu bạn có N2 (JLPT) trở lên, bạn sẽ có thể dự thi vào Đại học từ đầu. Để thi đại học ở Nhật Bản, bạn cần học thêm các môn khác ngoài tiếng Nhật và cũng có những trường có các môn dự thi ít hơn. 2. Kế hoạch du học: Dành cho các bạn tốt nghiệp đại học Kinh nghiệm của sempai chọn trường chuyên môn có tỷ lệ học sinh tìm được việc ở Nhật cao Trong trường hợp bạn đã tốt nghiệp đại học, bạn có thể lựa chọn đi học trường tiếng Nhật hoặc học lên cao học sau khi học qua trường tiếng. Ngoài ra, nếu bạn lựa chọn trường chuyên môn có tỷ lệ học sinh tìm được việc làm cao, bạn có thể đi học một thời gian ngắn ở trường chuyên môn này. Chẳng hạn như khóa học kinh doanh tại trường Ehle Gakuen - một trường chuyên môn ở Osaka, là một khóa học kéo dài một năm. Khóa học này có tỷ lệ học sinh tìm được việc làm cao và nếu bạn không tìm được việc trong năm đầu tiên sẽ được miễn phí học phí năm thứ hai. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Khoá học kinh doanh của trường Ehle Gakuen 3. Mối tương quan giữa chuyên ngành học và công việc Có rất nhiều sinh viên năm cuối đã tốt nghiệp trường chuyên môn hoặc đại học tại Nhật Bản được cấp visa “Kỹ thuật - Tri thức Nhân văn - Nghiệp vụ Quốc tế” để làm việc tại Nhật. Trong trường hợp đó, sự phù hợp của chuyên ngành, chuyên môn bạn học ở trường và nội dung công việc sẽ được kiểm tra chặt chẽ. Có nhiều trường hợp không thể qua được điều kiện này và không xin được tư cách lưu trú mới. Để tránh điều này xảy ra, hãy suy nghĩ kỹ về công việc bạn muốn làm trong tương lai, sau đó chọn khoa, chuyên ngành hoặc bộ môn tại trường đại học hoặc trường chuyên môn nhé. Tư cách lưu trú Kỹ thuật Cần có mối tương quan chặt chẽ giữa nội dung công việc với các khoa / chuyên ngành trong trường đại học, trường chuyên môn Ví dụ công việc = Kỹ sư IT (lập trình viên, kỹ sư hệ thống), làm thiết kế Website, làm việc tại bộ phận thiết kế – R&D (nghiên cứu và phát triển), giám sát công trường, quản lý sản xuất trong nhà máy (không trực tiếp thao tác máy) Tư cách lưu trú Tri thức nhân văn Cần có mối tương quan chặt chẽ giữa nội dung công việc với các khoa / chuyên ngành trong trường đại học, trường chuyên môn Ví dụ công việc = Kế toán, pháp lý, kinh doanh, tài chính, nhân sự, tổng vụ, xây dựng kế hoạch, hoạt động thương mại Tư cách lưu trú Nghiệp vụ quốc tế ・ Tốt nghiệp đại học hoặc cao học ở Nhật → Không bị hỏi về mối tương quan giữa nội dung công việc và chuyên ngành, khoa đã học ・ Tốt nghiệp đại học hoặc cao học ở nước ngoài → Nếu đáp ứng được tiêu chuẩn về trình độ tiếng Nhật, không bị hỏi về mối tương quan ・ Trình độ học vấn cao nhất là tốt nghiệp trường chuyên môn ở Nhật → Cần có mối tương quan chặt chẽ giữa nội dung công việc với các khoa / chuyên ngành trong trường Ví dụ công việc = Kinh doanh thương mại; liên lạc với các cơ sở ở nước ngoài và đối tác kinh doanh của các công ty; làm việc tại các cửa hàng bán lẻ như cửa hàng miễn thuế, cửa hàng thuốc có nhiều khách hàng nước ngoài (không bao gồm nhà hàng và cửa hàng tiện lợi); quản lý, phiên dịch cho các nơi có thực tập sinh kỹ năng và du học sinh; làm việc trong khách sạn (quầy lễ tân hoặc liên lạc với công ty du lịch nước ngoài); làm việc trong công ty du lịch, công ty bất động sản cho người nước ngoài; làm việc trong công ty biên phiên dịch Cổng tư vấn cá nhân Nếu không biết cách chọn chuyên ngành, bạn có thể nhận được tư vấn bằng cách liên lạc qua email cho WA.SA.Bi. theo đường link dưới đây (miễn phí). WA.SA.Bi. có đội ngũ nhân viên đa quốc tịch giải đáp thắc mắc cho bạn. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Website hỗ trợ du học sinh “WA.SA.Bi” (Đa ngôn ngữ) 4. Học tiếng Nhật trước khi đi du học Nếu bạn đi du học Nhật sau khi đạt được trình độ N3 ở Việt Nam, quá trình du học của bạn sẽ đạt được hiệu quả cao hơn, bạn cũng sẽ có thể rút ngắn được thời gian du học. Đây là video giới thiệu những anh chị sempai đã có trình độ tiếng Nhật cao rồi mới đi du học, họ đều nói tiếng Nhật rất giỏi. Phương pháp học của các sempai đi du học sau khi đạt N3 Học tiếng Nhật trước khi đi du học_phần 1 “Trước khi đi du học, trong vòng 1 năm rưỡi, tôi đã có được bằng N3 và luôn cố gắng sử dụng tiếng Nhật trong đời sống thực tế. Nhờ vậy khi nhập học trường tiếng tại Nhật, tôi đã vượt qua kỳ thi đầu vào loại ưu và được xếp vào khóa học vốn dành cho những người học năm thứ 2 nên tôi đã tốt nghiệp trong vòng 1 năm. Thông thường phải mất 2 năm để ra trường nên tôi đã có thể tiết kiệm được 1 năm học phí và các chi phí phát sinh.” Sempai đã tạo nhiều cơ hội nói chuyện với người Nhật tại Việt Nam Học tiếng Nhật trước khi đi du học_phần 2 “Tôi mới du học ở Nhật hơn một năm, nhưng ở Việt Nam tôi đã tự tạo ra nhiều cơ hội để nói chuyện với người Nhật và tôi có thể nói chuyện với họ mà không gặp bất kỳ khó khăn nào.” 5. Bị phát hiện làm thêm quá giờ Tại sao làm thêm quá số giờ quy định bị phát hiện? Tại Nhật Bản, du học sinh được phép đi làm thêm 28 giờ mỗi tuần. Gần đây, cục lưu trú xuất nhập cảnh đã trở nên nghiêm ngặt hơn về việc làm thêm quá giờ. Có thể các trung tâm tư vấn du học giải thích rằng “Ở Nhật, bạn có thể tự trang trải học phí và sinh hoạt bằng cách đi làm thêm”. Nhưng thực tế thì không phải như vậy. Có nhiều trường hợp vì đã vay một số tiền lớn để đi du học nên các bạn ấy không thể học tập do làm việc quá sức, hoặc không thể gia hạn tư cách lưu trú do làm thêm quá giờ. Về thu nhập và chi phí trong thời gian du học, tất cả đều được ghi rõ trong phần chi tiêu trong mục kinh nghiệm của tôi trong KOKORO. 6. Tổng kết Đối với các bạn có dự định đi du học Nhật Bản, ban biên tập đã giới thiệu các mục như sau. ・ Lập kế hoạch nghề nghiệp và bắt đầu học tập ・ Mối tương quan giữa chuyên ngành trước khi đi du học và các công việc bạn có thể làm việc ・ Bí quyết học tiếng Nhật trước khi đi du học ・ Bị phát hiện làm thêm quá giờ Vì bạn sẽ mất một khoản chi phí lớn để đi du học Nhật Bản nên hãy cố gắng học thật tốt để nói được nhiều tiếng Nhật nhất có thể. Và sau đó hãy thực hiện ước mơ trong tương lai của mình, chẳng hạn như đi học lên tại một trường chuyên môn hoặc đại học của Nhật Bản, làm việc tại Nhật hoặc làm việc cho một công ty Nhật Bản tại Việt Nam. Để có thể hoàn thành mục tiêu này thì kinh nghiệm của các anh chị sempai đi trước rất hữu ích. Các bạn hãy đọc kỹ bài viết này cùng các các bài viết khác của KOKORO và chuẩn bị thật tốt trước khi sang Nhật để du học nhé!
19/09/2022
Tổ chức hỗ trợ du học sinh
Nhật Bản (JASSO)
Mạng lưới luật sư cho lao động người nước ngoài