Du học - Xin việc | Tin mới nhất
〈Nội dung〉 Việc làm thêm và Quy định của Cục quản lý xuất nhập cảnh 1. Cho phép hoạt động ngoài mục đích lưu trú 2. Cách tính thời gian “28 tiếng mỗi tuần” 3. Trong kì nghỉ dài 4. Chuẩn bị cho việc đi làm tại Nhật Tại sao việc làm quá số giờ quy định bị phát hiện? 1. Có thật là “chỉ làm thêm là có thể du học” ? 2....
★ Thông tin cơ bản: Cách tìm việc làm thêm baito (bản 2024)
09/01/2024“WA.SA.Bi.” – Trang web hỗ trợ người nước ngoài
12/06/2023Học bổng của các tổ chức tư nhân và JASSO
15/05/2023Trang web hỗ trợ du học sinh, thực tập sinh kỹ năng, kỹ sư
[Được hỗ trợ bởi Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam]
Bên cạnh việc tham gia nhiều buổi giới thiệu doanh nghiệp và đăng ký ứng tuyển vào nhiều công ty qua các trang giới thiệu việc làm - phương thức đi xin việc điển hình tại Nhật Bản thì có rất nhiều du học sinh đã nhận được thông báo trúng tuyển (naitei) thông qua sự tư vấn, hỗ trợ khác ví dụ như từ phía nhà trường. Qua bài viết lần này, chúng mình sẽ chia sẻ câu chuyện đi tìm việc của các tiền bối, mong rằng sẽ hữu ích không chỉ với các bạn đang trong quá trình đi tìm việc mà cả những bạn đang trong giai đoạn chọn trường. Nhận được naitei sau khi ứng tuyển duy nhất 1 công ty thông qua sự giới thiệu từ nhà trường! Trong số các bạn đi du học tại các tỉnh và thành phố nhỏ, cũng có nhiều bạn có nguyện vọng đi xin việc ngay tại địa phương nơi mình đang sống với lý do có thể tận hưởng cuộc sống yên bình và chi phí sinh hoạt phải chăng. Bạn Nhi - cựu du học sinh tại tỉnh Kagawa đã tìm được nơi làm việc một cách suôn sẻ thông qua sự giới thiệu của nhà trường. Với tấm bằng N2 của kỳ thi năng lực tiếng Nhật JLPT và kĩ năng hội thoại tốt, Nhi đã được nhận vào làm tại một công ty sản xuất các sản phẩm kim loại tại địa phương. Kinh nghiệm đi tìm việc của Nhi ・Tốt nghiệp THPT và học tiếng Nhật tại trung tâm tiếng Nhật ở Huế ・ Năm 2018: Nhập học Khoa Tiếng Nhật tại trường Cao đẳng Anabuki Business College ・ Năm 2020: Nhập học Khoa Kinh doanh Quốc tế tại trường Cao đẳng Anabuki Business College ・ Năm 2021: Nhận quyết định tuyển dụng (tháng 11) Lịch trình đi tìm việc của Nhi Ảnh chụp Nhi và các bạn cùng trường (Nhi đứng thứ hai từ trái sang phải) Với các bạn du học sinh theo học trường Anabuki Business College có nguyện vọng đi xin việc tại địa phương, phương thức tìm việc chủ yếu chính là thông qua sự giới thiệu của nhà trường. ① Đi theo nhóm đến thăm các doanh nghiệp được trường giới thiệu ② Gửi sơ yếu lý lịch vào doanh nghiệp mình muốn ③ Phỏng vấn sau khi qua vòng tuyển chọn hồ sơ Thời gian đầu, Nhi đã không nộp sơ yếu lý lịch xin việc vì muốn về nước theo nguyện vọng của gia đình nhưng cuối cùng, bạn đã chính thức bắt đầu quá trình xin việc từ tháng 8. Vào tháng 10, bạn đã tham gia buổi phỏng vấn đầu tiên thông qua lời giới thiệu của nhà trường và nhận được naitei của công ty đó vào tháng 11. ・ Tháng 7 năm 2020: bắt đầu chuẩn bị cho quá trình tìm việc (ôn thi các chứng chỉ và học các lớp liên quan đến việc đi tìm việc) ・ Tháng 8 năm 2021: chính thức bắt đầu quá trình tìm việc ・ Đến Hellowork (ハローワーク) xin tư vấn tìm việc (đã được giới thiệu khoảng 3-4 công ty nhưng vì không phải doanh nghiệp địa phương nên đã không ứng tuyển) ・ Đến thăm 1 trong 3 công ty đã được trường giới thiệu (tháng 10) ・ Nhận naitei (2 ngày sau khi phỏng vấn: tháng 11) Trong buổi đến thăm công ty vào tháng 10, bạn đã có cơ hội đi tham quan xưởng sản xuất, văn phòng làm việc và được nói chuyện với hai bạn kĩ sư người Việt đã vào làm từ nửa năm trước. Trường hợp nhận sự giới thiệu từ phía nhà trường Nhi (bên phải) và các bạn học cùng trường Có thể các bạn nghĩ rằng trường hợp nhận được naitei sau khi nộp sơ yếu lý lịch vào chỉ một công ty duy nhất như Nhi là rất hiếm. Tuy nhiên, trong trường hợp đó là công ty được nhà trường giới thiệu, sau khi tham quan, nếu bạn quan tâm đến công ty đó, bạn sẽ gửi sơ yếu lý lịch của mình tới công ty đó. Nếu như bạn nhận được naitei bạn sẽ vào làm tại công ty đó. Kể cả trong trường hợp không trúng tuyển, bạn vẫn có thể được trường giới thiệu cho những công ty khác. Dù Nhi chỉ ứng tuyển vào một công ty nhưng bạn ấy đã chuẩn bị một cách rất kỹ càng. Ngoài việc hoàn thành sớm sơ yếu lý lịch và Đơn xin ứng tuyển (Entry Sheet), Nhi cũng đã đạt được nhiều chứng chỉ, bằng cấp như Chứng chỉ kế toán hạng 3, Chứng chỉ Excel cận hạng 2, Chứng chỉ đánh máy tiếng Nhật hạng 3, Chứng chỉ đánh giá thường thức về phép tắc xã giao của người đi làm, Chứng chỉ đánh giá kỹ năng ứng xử trong kinh doanh hạng 3 và Chứng chỉ đánh giá kỹ năng soạn thảo văn bản kinh doanh hạng 3. Nhận naitei từ công ty mà mình đã tham gia thực tập Nhờ sự giới thiệu của trưởng Ehle Gakuen - một trường chuyên môn nổi tiếng mạnh trong hoạt động giới thiệu việc làm tại Osaka, Hiền đã có cơ hội trải nghiệm một kỳ thực tập dài hạn và nhận được naitei của công ty đó ngay trong quá trình thực tập. Bắt đầu từ tháng 4 này, bạn ấy sẽ bắt đầu phụ trách mảng PR sản phẩm cho khách hàng Việt Nam và mảng khai thác đối tác kinh doanh tại Việt Nam của công ty đó. Kinh nghiệm đi tìm việc của Hiền ・ Tốt nghiệp THPT và học tiếng Nhật trong vòng nửa năm tại Huế ・ Năm 2017: Nhập học trường tiếng Nhật ・ Năm 2019: Nhập học Khoa tiếng Nhật ứng dụng tại trường Ehle Gakuen ・ Năm 2020: Nhập học Khoa kinh doanh tại trường Ehle Gakuen ・ Tháng 11 năm 2021: Nhận quyết định tuyển dụng Quá trình tìm việc ban đầu của Hiền ・ Tháng 3 năm 2021: Bắt đầu làm sơ yếu lý lịch xin việc = Học cách viết sơ yếu lý lịch tại trường và nhờ giáo viên chỉnh sửa sau khi hoàn thành ・ Đi dự các buổi giới thiệu doanh nghiệp đã tìm được trên trang Mynavi (khoảng tháng 3~4) = Gửi Đơn xin ứng tuyển vào 20-30 công ty = Tham dự phỏng vấn tại tổng cộng 7 công ty nhưng đều không qua được vòng phỏng vấn lần một (khoảng tháng 6-7) ・Cùng thầy cô và các bạn tham gia buổi giới thiệu doanh nghiệp tổng hợp của nhiều công ty = Gửi Đơn xin ứng tuyển vào 5 công ty = Kết quả là đều không qua được vòng loại hồ sơ ・Đến Hellowork xin tư vấn tìm việc = Không tìm được công ty ưng ý Nhận được naitei từ công ty thực tập Ảnh bạn Hiền Tuy đã không tiến được tới vòng phỏng vấn cuối cùng khi thực hiện quá trình xin việc thông thường giống như các bạn sinh viên khác, Hiền đã được trường giới thiệu 3 công ty làm địa điểm thực tập. ・ Nộp sơ yếu lý lịch vào 3 công ty do trường giới thiệu (tháng 6) ・ Tham dự buổi phỏng vấn của 1 trong 3 công ty trên (tháng 6) ・ Tham gia thực tập (tháng 7) Công ty thực tập của Hiền là một công ty sản xuất mỹ phẩm tại thành phố Osaka (công việc văn phòng). Với tần suất 2 lần/tuần, thời gian từ 10-16 tiếng. Sau khi đi làm 4 tuần, bạn bước vào kỳ nghỉ hè rồi tiếp tục đi làm vào tháng 9. Công việc chủ yếu của bạn là lập và điều hành trang Facebook nhằm mục đích tiếp thị sản phẩm cho khách hàng người Việt Nam. Sau khi thực tập tại công ty, ngày 11 tháng 15, bạn ấy đã nhận được thông báo về quyết định tuyển dụng từ công ty. Nhận naitei qua sự giới thiệu từ WA.SA.Bi. Ngoài trường học thì du học sinh còn có thể nhận được sự hỗ trợ từ những nơi khác. Vy - cựu học sinh một trường nghề dạy IT - đã ứng tuyển vào công ty do WA.SA.BI. giới thiệu và đã nhận được naitei. Từ tháng 4 năm nay, bạn sẽ bắt đầu đảm nhiệm công việc phát triển phần mềm tại công ty này. Kinh nghiệm tìm việc của Vy ・ Tốt nghiệp trường THPT tại Việt Nam ・ Năm 2018: Nhập học trường tiếng tại Nhật ・ Năm 2020: Nhập học trường chuyên môn Nihon Kompyuta ・ Năm 2021: Nhận naitei (tháng 11) Quá trình đi tìm việc của Vy Vy đã tham dự vòng phỏng thứ nhất (hình thức online, kéo dài 20 phút) của một công ty IT tại văn phòng WA.SA.Bi..Vì qua được vòng đầu nên sau đó Vy đã đến công ty để trực tiếp tham dự vòng phỏng vấn thứ hai. Khoảng 2 tuần sau, bạn ấy đã nhận được thông báo naitei từ qua WA.SA.Bi.. ・Tháng 12 năm 2020: Học cách viết sơ yếu lý lịch, cách sử dụng trang tìm kiếm thông tin việc làm tại trường. ・Vì phân vân về việc đi làm ở Nhật hay về nước nên chưa bắt đầu ngay quá trình tìm việc. ・Tháng 9 năm 2021: Ứng tuyển 2 thông tin tuyển dụng được tìm thấy trên trang Facebook của WA.SA.Bi. ・Tháng 10: Đỗ vòng loại hồ sơ của 1 công ty, tiến đến vòng phỏng vấn đầu tiên (trực tuyến) ・Tháng 10: Tham dự vòng phỏng vấn thứ 2 (tại công ty tuyển dụng) ・Tháng 11: Nhận thông báo naitei Hệ thống hỗ trợ của WA.SA.Bi. Hình ảnh nhân viên WA.SA.Bi. phỏng vấn trực tuyến ứng tuyển viên Trên trang WA.SA.Bi. chỉ đăng tải các thông tin tuyển dụng của các công ty muốn tuyển du học sinh. Sau đây chúng mình sẽ giới thiệu quy trình hỗ trợ tìm việc ở WA.SA.Bi. ① Ứng tuyển vào công ty đang tuyển dụng do WA.SA.Bi. giới thiệu ② Sau khi buổi phỏng vấn với WA.SA.Bi., WA.SA.Bi. tiến cử tới phía doanh nghiệp Ứng viên không trực liên lạc với bên công ty mà phía WA.SA.Bi. sẽ liên lạc với doanh nghiệp. ③ Phía doanh nghiệp sẽ tuyển chọn hồ sơ và kết quả tuyển chọn sẽ do WA.SA.Bi. thông báo ④ WA.SA.Bi. sẽ hỗ trợ luyện phỏng vấn cho ứng viên cho đến ngày phỏng vấn chính thức Vy đã tham gia 2 buổi luyện phỏng vấn của WA.SA.Bi. (một lần online và một lần gặp mặt trực tiếp) ⑤ Tham dự buổi phỏng vấn chính thức của doanh nghiệp ⑥ WA.SA.Bi. thông báo cho học sinh về kết quả phỏng vấn và quyết định tuyển dụng Ảnh hưởng của Covid-19 Trong vòng 1 năm qua, dưới sự ảnh hưởng của Covid-19 dẫn đến tình trạng số lượng thông tin tuyển dụng giảm, quá trình đi tìm việc trở nên khó khăn hơn. Tuy nhiên điều đó không đồng nghĩa mọi việc chỉ toàn là những điều xấu. Các nhân viên hỗ trợ tìm kiếm việc làm của WA.SA.Bi. sẽ giải thích cho các bạn tình hình tìm việc trong thời kỳ đại dịch Covid - 19. Những vất vả trong thời kỳ đại dịch Covid- 19 ・ Việc tham dự thực tập, những buổi giới thiệu doanh nghiệp gặp mặt trực tiếp, hay những buổi giới thiệu tập trung đã bị huỷ bỏ. ・ Vì không có những khách nước ngoài mới nhập cảnh nên thông tin tuyển dụng của nhiều ngành nghề ít dần (ví dụ như khách sạn hay hỗ trợ thực tập sinh). ・ Các hoạt động tham dự buổi giới thiệu doanh nghiệp cùng bạn bè giảm dần, cảm giác cô đơn trước tình trạng bị từ chối gia tăng. Những điểm tích cực trước ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 ・Bạn có thể thực hiện quá trình tìm việc ngay tại nhà thông qua hình thức trực tuyến (như trên Zoom hay Skype.v.v.). Vì thế mà bạn có thể tiết kiệm được chi phí và thời gian đi lại, ngoài ra, bạn còn có thể tham dự các buổi giới thiệu hay phỏng vấn tại các công ty ở xa. ・Không chỉ ở các thành phố lớn mà còn dễ dàng ứng tuyển tại các doanh nghiệp địa phương. Tổng kết Việc du học sinh tìm việc ở Nhật được cho là khó. Dù là vậy, giống như các tiền bối được giới thiệu trong bài viết lần này, đã có nhiều người nhận được naitei từ các công ty thông qua sự hỗ trợ của nhà trường. Trường Ehle Gakuen (thành phố Osaka) hay trường Anabuki Business College (thành phố Takamatsu tỉnh Kagawa) đều là những trường rất tích cực trong việc hỗ trợ tìm việc cho du học sinh. Khi chọn trường để du học, việc tìm hiểu xem việc hỗ trợ du học sinh trong quá trình đi tìm việc của ngôi trường đó cũng là 1 điểm quan trọng. Ngoài ra, bạn cũng hãy sử dụng các dịch vụ hỗ trợ tìm việc dành riêng cho du học sinh của các tổ chức như WA.SA.Bi. với nhiều thành tích trong việc hỗ trợ du học sinh và có cả đội ngũ nhân viên (người Nhật, người Việt) am hiểu về quá trình đi tìm cho du học sinh sẽ hỗ trợ bạn.
29/03/2022
Giang sắp tốt nghiệp một trường Đại học tư lập ở Okayama và bạn ấy sẽ bắt đầu đi làm từ tháng 4 năm nay. Giang nhận được học bổng toàn phần trong 4 năm học đại học song do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, bạn ấy cũng đã phải trải qua quá trình đi tìm việc đầy gian nan. Thế nhưng sự kiên trì trong suốt thời gian đi tìm việc của Giang đã được đền đáp, cuối cùng Giang đã nhận được quyết định tuyển dụng (Naitei) từ công ty mà Giang muốn vào làm. Bài viết này sẽ giới thiệu với các bạn du học sinh muốn đi làm ở Nhật bí quyết đi tìm việc theo cách truyền thống của Giang. Đầu tiên là bắt đầu với việc phân tích bản thân Mình bắt đầu quá trình đi tìm việc vào khoảng đầu năm 3 đại học. ・ Mình tham gia các lớp học “Định hướng nghề nghiệp” của trường đại học và học về các bước chuẩn bị cho quá trình đi tìm việc. ・ Để tìm được công việc phù hợp với mình, mình bắt đầu với việc phân tích bản thân. Mình đã tham khảo kết quả phân tích tính cách của Mynavi và xin ý kiến từ thầy cô giáo. Bài phân tích tính cách trên Mynavi đưa ra kết quả là mình có “khả năng giao tiếp cao". Tuy nhiên, các câu trả lời trong bài phân tích này có thể không thật sự đúng với bản thân mỗi người nên kết quả phân tích cũng có giới hạn của nó. Vì vậy, mình tham khảo kết quả phân tích và cũng tham khảo thêm ý kiến của thầy cô trong trường đại học, từ đó mình đã tự hoàn thành phần phân tích bản thân. Nhờ có quá trình đó mà mình đã hiểu ra mình muốn làm công việc như thế nào nên mình đã bắt tay vào việc tìm hiểu ngành nghề và các doanh nghiệp tương ứng. Sự hỗ trợ từ phía nhà trường Trường Đại học Thái Bình Dương (IPU) nơi mình theo học đã hỗ trợ mình rất nhiều trong quá trình đi tìm việc. Các lớp học liên quan đến quá trình tìm việc bắt đầu có từ năm 2 và các thầy cô hỗ trợ mình đến khi mình kết thúc quá trình tìm việc. Dưới đây là những hỗ trợ từ phía trường IPU dành cho sinh viên quốc tế. ・ Mở tiết học về những kiến thức cơ bản liên quan đến quá trình tìm việc ・ Giáo viên hỗ trợ sinh viên trong việc phân tích bản thân (sinh viên năm 3) ・ Giáo viên tư vấn 1- 1 với sinh viên, cùng sinh viên viết sơ yếu lý lịch (sinh viên năm 3) ・ Trường cung cấp thông tin về các buổi giới thiệu doanh nghiệp hay thông tin của các công ty đang tuyển dụng người nước ngoài ・ Giáo viên luyện tập phỏng vấn với sinh viên nhiều lần (sử dụng cả việc gọi video để luyện tập) ・ Tư vấn cho sinh viên bất kỳ khi nào Vào giữa năm 3, lúc đó là tháng 11/2020, mình đã hoàn thành những mục quan trọng trong Đơn xin ứng tuyển (Entry Sheet) và Sơ yếu lý lịch đó là “Việc bạn đã dốc sức trong thời sinh viên" và “Tự PR bản thân". Mặc dù mình có tiết học hướng dẫn về việc viết sơ yếu lý lịch nhưng để hoàn thành được sơ yếu lý lịch đó mình đã phải lên trên văn phòng hướng nghiệp tới 4 lần đề nhờ các thầy cô hướng dẫn. Lịch trình đi tìm việc của mình Từ tháng 3 của năm thứ 3, mình đã tham gia rất nhiều những buổi giới thiệu về nhiều doanh nghiệp. Mình đã gửi Entry sheet tới khoảng 20 công ty (10 công ty trên Mynavi, 10 công ty trên Rikunabi). Trong số các công ty mình đã nộp thì có khoảng 80% là công ty bán lẻ, phần còn lại là công ty có trụ sở tại Việt Nam. Mình đã vượt qua vòng loại hồ sơ và đi đến vòng phỏng vấn với khoảng 10 công ty. Nếu mình bị trượt 1 công ty, mình sẽ lại gửi Entry Sheet mới tới 1 công ty khác. Thêm nữa, mình dành thời gian để tìm hiểu kỹ về công ty đó cũng như suy nghĩ về những câu hỏi có thể sẽ được hỏi trong khi phỏng vấn và chăm chỉ luyện tập trả lời các câu hỏi đó. Các thầy cô trong trường cũng luyện tập phỏng vấn cùng mình. Mình đã sử dụng những phương tiện sau để tìm hiểu về nội dung công việc trong các công ty. ・ Trang giới thiệu việc làm tên là Mynavi và Rikunabi (phần thông tin công ty) ・ Trang chủ của các công ty ・ Nếu là các doanh nghiệp ở Okayama thì tìm hiểu thông tin tại phòng hướng nghiệp của trường đại học (thông tin có ở trường sẽ chi tiết và cụ thể hơn thông tin trên trang chủ của các công ty) Ngoài ra, trường mình (4 lần) và các đoàn thể, tổ chức trong tỉnh Okayama cũng đứng ra tổ chức những buổi giới thiệu về nhiều doanh nghiệp. Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, có nhiều buổi giới thiệu được tổ chức dưới hình thức trực tuyến. Các doanh nghiệp tuyển dụng du học sinh Thay vì gửi nhiều đơn đăng ký ứng tuyển thì mình tập trung tìm hiểu và gửi đơn ứng tuyển vào những công ty có ý định tuyển dụng du học sinh. Bởi vì nếu ứng tuyển vào những công ty không định tuyển du học sinh thì tỷ lệ trượt gần như là 100%, kết quả cuối cùng cũng sẽ là bị đánh rớt và nếu nhận nhiều thư thông báo không trúng tuyển thì điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý của mình. Với những công ty có ý định tuyển du học sinh, mình tập trung vào những điểm sau. ・ Trong phần thông tin về công ty trên trang giới thiệu việc làm có mục “tích cực tuyển dụng du học sinh". ・ Trong phần thông tin của công ty có mục ghi rõ số lượng du học sinh đã tuyển dụng. ・ Những công ty tuyển dụng nhiều sinh viên mới tốt nghiệp sẽ tổ chức một buổi giới thiệu dành riêng cho du học sinh. ・ Phòng hướng nghiệp, trung tâm hướng nghiệp của các trường đại học có thể biết được thông tin về các doanh nghiệp đang tích cực tuyển dụng du học sinh. Quyết định tuyển dụng - Naitei Lên tàu Shinkansen đến Tokyo để tham dự phỏng vấn (ảnh bên trái), ảnh chụp trong công ty khi tới phỏng vấn Mình đã gửi Entry sheet tới khoảng 20 công ty, tham gia phỏng vấn với khoảng 10 công ty và nhận được quyết định tuyển dụng - Naitei từ 2 công ty. Công ty mình nhận được Naitei đầu tiên là công ty kinh doanh hệ thống siêu thị. Sau đây mình sẽ giới thiệu quá trình từ khi ứng tuyển đến khi mình nhận được Naitei ở công ty này. ・ Gửi Entry sheet trên Mynavi và tham gia buổi giới thiệu về công ty (cuối tháng 4) ・ Gửi sơ yếu lý lịch bằng đường bưu điện trong vòng 1 tuần kể từ khi tham dự buổi giới thiệu công ty (vòng loại hồ sơ) ・ Tham gia phỏng vấn vòng 1 - Online (đầu tháng 5) ・ Tham gia phỏng vấn vòng cuối - Online (giữa tháng 5) ・ Thông báo về Quyết định tuyển dụng - Naitei (cuối tháng 5) Sau đó, mình tiếp tục tìm việc và vào tháng 11, mình nhận được lời mời làm việc từ một công ty con của Takashimaya có tên là Toshin Development. Công việc chính của mình là quản lý các tòa nhà thương mại, công ty đã có các trung tâm thương mại ở Việt Nam nên mình nghĩ sau này mình có thể làm việc tại Việt Nam. Nói về cơ duyên với công ty này, một công ty có tên là Mynavi Global sau khi nhìn thấy thông tin mình đăng ký trên Mynavi thì họ đã gửi cho mình thông tin tuyển dụng của công ty này (chỉ dành riêng cho sinh viên tốt nghiệp đại học là người Việt Nam). Mình lựa chọn công ty này là vì nội dung công việc cũng như môi trường làm việc trong công ty. Trong quá trình tìm việc, mọi người có cơ hội tiếp xúc với những người trong phòng nhân sự và Giám đốc điều hành của từng công ty. Điểm mấu chốt mà mình nghĩ bạn nên cân nhắc khi đưa ra quyết định làm vào ở một công ty nào đó là bạn có bạn muốn làm việc cùng những người đó hay không. Ảnh hưởng của dịch Covid-19 Ảnh tham gia buổi giới thiệu doanh nghiệp trực tuyến tại trường Đại học Khó khăn lớn nhất khi đi tìm việc mùa Covid-19 là tình hình suy thoái kinh tế làm cho thị trường tuyển dụng trở nên ảm đạm và khó khăn hơn trước đây. Sau khi mình kết thúc quá trình tìm việc, cô giáo ở phòng Hướng nghiệp cũng nói rằng việc tìm việc trong năm nay khó hơn bao giờ hết. Hai bạn cùng lớp với mình đạt được điểm TOEIC tối đa nhưng họ cũng đã rất vất vả trong khi đi tìm việc. Thêm nữa, các buổi giới thiệu, phỏng vấn diễn ra trực tuyến khá nhiều, mình ít có các hoạt động chung với các bạn học nên mình cảm thấy khá cô đơn. Vì thế, trường IPU đã tập hợp các bạn sinh viên trong trường và tạo điều kiện để các sinh viên cùng tham gia các buổi giới thiệu công ty cùng nhau. Nhờ đó mà mình đã có cơ hội nói chuyện với thầy cô, bạn bè, tâm trạng mình đã tốt hơn rất nhiều. Các buổi giới thiệu được tổ chức trên hình thức trực tuyến khá nhiều nên việc có thể tham gia được nhiều buổi phỏng vấn là một điểm tốt. “Hôm nay mình có thể tham buổi giới thiệu của công ty ở Tokyo, ngày mai mình có thể tham gia buổi giới thiệu của công ty ở Osaka", việc tham gia các buổi giới thiệu trực tuyến giúp mình tiết kiệm được thời gian và chi phí đi lại. Tổng kết và lời khuyên Sau đây, mình xin chia sẻ với các bạn sắp đi tìm việc theo cách truyền thống một chút cảm nhận của mình sau khi kết thúc quá trình tìm việc. Bằng cấp Những chứng chỉ mình đã ghi trong sơ yếu lý lịch của mình gồm có: Kỳ thi năng lực tiếng Nhật (JLPT) N1, Kỳ thi năng lực tiếng Nhật thương mại (BJT) J2, TOEIC 860 điểm. Điều mà mình cảm nhận được sau khi kết thúc quá trình tìm việc đó là bằng tiếng Nhật rất quan trọng. Mình khuyên các bạn nên lấy N1 (nếu khó quá thì lấy N2) thay vì lấy các bằng cấp khác trước kỳ học mùa đông của năm thứ 3 đại học. Thêm vào đó, BJT cũng là 1 chứng chỉ được nhiều công ty biết đến nên mình cảm thấy thật may vì đã tham gia kỳ thi này. Hồi cấp 3, mình tập trung học tiếng Anh nên mình đã lấy được 860 điểm TOEIC. Tuy nhiên, trong quá trình đi tìm việc, mình cảm thấy điểm TOEIC không quá quan trọng. Không từ bỏ cho đến khi thực sự hài lòng Mình nhận được lời mời làm việc đầu tiên vào tháng 5 - đầu năm thứ 4, lần thứ hai là vào tháng 11 và mình đã chọn vào công ty thứ hai. Lần đầu tiên mình nhận được Naitei là khi mình nhận được thư từ chối từ công ty mà mình muốn vào nhất, khi đó mình đã rất thất vọng. Các bạn của mình đều bắt đầu nhận được Naitei nên mình cũng cuống lên vì mình chưa có gì trong tay. Mặc dù chưa thật sự hài lòng nhưng khi nhận được Naitei của công ty kinh doanh hệ thống siêu thị, mình đã định vào đó làm việc. Mình nhận được lời mời làm việc đầu tiên vào tháng 5 - đầu năm thứ 4, lần thứ hai là vào tháng 11 và mình đã chọn vào công ty thứ hai. Lần đầu tiên mình nhận được Naitei là khi mình nhận được thư từ chối từ công ty mà mình muốn vào nhất, khi đó mình đã rất thất vọng. Các bạn của mình đều bắt đầu nhận được Naitei nên mình cũng cuống lên vì mình chưa có gì trong tay. Mặc dù chưa thật sự hài lòng nhưng khi nhận được Naitei của công ty kinh doanh hệ thống siêu thị, mình đã định vào đó làm việc. Tuy nhiên, mình đã nhận được Naitei từ 1 công ty rồi nên mình nghĩ mình nên tích cực thử thách bản thân ở 1 công ty khác và mình sẽ tiếp tục quá trình tìm việc cho đến khi mình thấy hài lòng với kết quả mình đạt được. Mình nghĩ mình có duyên với công ty mình nhận được Naitei vào tháng 11 vừa qua. Các bạn có thể cảm thấy bồn chồn và mệt mỏi, nhưng đừng bỏ cuộc, hãy tiếp tục đi tìm việc cho đến khi đạt được thành quả mình mong muốn. Mình cũng hy vọng các bạn sẽ hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình tìm việc, không ngần ngại trong việc chia sẻ ý kiến, trao đổi với các giáo viên và bạn bè ở trường. Cố gắng lên nhé! Chúc các bạn may mắn!
17/03/2022
Nhiều bạn bắt đầu đi du học vào tháng 4 - thời điểm bắt đầu năm học mới ở Nhật. Vậy, chúng ta sẽ cần chuẩn bị những hành trang gì cho chặng đường du học phía trước? Và, chúng ta nên mang theo những gì trước khi đến Nhật? Để giúp các bạn du học sinh sẽ qua Nhật sắp tới có thể an tâm trên hành trình du học, chúng mình đã phỏng vấn những tiền bối đi trước về những kinh nghiệm khi đi du học Nhật Bản. Dưới đây là thông tin của các bạn tiền bối mà chúng mình đã phỏng vấn (trong bảng là loại hình và địa điểm của những ngôi trường mà các bạn đang theo học). Cả 4 bạn tiền bối đều sống và học tập tại Nhật Bản từ năm 2019. Bạn Long (nam) Đại học Osaka Bạn Quỳnh (nữ) Đại học Hyogo Bạn Hà (nữ) Trường Nhật ngữ Osaka Bạn Trà (nữ) Trường Chuyên môn IT Osaka Những điều cần chuẩn bị ngay trước khi đi du học là? Đầu tiên, chúng mình hãy cùng xem các tiền bối đã chuẩn bị cũng như tìm hiểu những gì trước khi đi du học nhé. Làm cách nào để có thể tìm được việc làm thêm? Người phỏng vấn: Khi đi du học, chúng ta sẽ cần phải tìm cho mình một công việc làm thêm phải không nào. Vậy các bạn đã tìm việc làm thêm bằng cách nào? Long: Bản thân mình luôn tìm thông tin về các công việc làm thêm trên các ứng dụng điện thoại như “townwork” hay “indeed”. Về cách thức ứng tuyền thì đa phần là thông qua gọi điện. Cũng chính vì vậy mà trước khi đến Nhật thì dù mình cũng muốn nâng cao trình độ tiếng Nhật nhiều nhất có thể. Công việc làm thêm đầu tiên của mình là nhân viên dọn phòng tại khách sạn. Người phỏng vấn: Ngoài ra thì cũng có những tờ rơi, sách hướng dẫn về ứng dụng tìm việc làm “townwork” được đặt tại những ga lớn và chúng hoàn toàn miễn phí. Hà: 3 tháng sau khi đến Nhật mình đã tìm công việc làm thông qua “townwork”. Trên ứng dụng thì đã nhập các thông tin như địa chỉ, nội dung công việc như「レストランのホール」(phục vụ tại nhà hàng) hay「コンビニのレジ」(thu ngân tại cửa hàng tiện lợi) và ấn tìm kiếm. Ban đầu, mình đăng ký ứng tuyển 7 công việc nhưng sau chỉ phỏng vấn có 4 nơi. Lý do không được tuyển dụng là vì năng lực tiếng Nhật của mình. Trong khi phỏng vấn thì mình đã được hỏi những câu hỏi về lý do ứng tuyển, kinh nghiệm làm thêm, điểm mạnh - điểm yếu của bản thân. Để trả lời phỏng vấn một cách thật trôi chảy thì việc trau dồi vốn tiếng Nhật của bản thân cũng như chuẩn bị trước nội dung câu trả lời là điều quan trọng. Công việc đầu tiên mình được tuyển đó là làm thêm trong bếp của quán ăn. Hiện tại thì tiếng Nhật của mình cũng tiến bộ hơn nên mình đang làm thu ngân tại một cửa hàng tiện lợi. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Cách thức tìm việc làm thêm | KOKORO (tiếng Việt - tiếng Nhật) Các hội nhóm du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản trên Facebook Người phỏng vấn: Những năm gần đây, trên Facebook có nhiều những hội nhóm dành cho các bạn du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản đúng không nhỉ? Long: Có rất nhiều các bạn du học sinh tham gia các hội nhóm dành cho du học sinh Việt Nam tại Nhật trên facebook để và giao lưu, cũng như trao đổi, đặt câu hỏi với các tiền bối. Người phỏng vấn: Hiện tại Long đang tham gia hội nhóm nào vậy? Long:Hiện tại thì mình đang là thành viên của nhóm “Cộng đồng eju việt nam". Ngoài ra, bằng việc nhấn các từ khóa như “du học Nhật Bản" hay “du học sinh Nhật Bản" trên thanh tìm kiếm thì cũng có rất nhiều tên các hội nhóm khác hiện ra. Quỳnh: Khi đặt chân đến Nhật Bản mình không có bạn bè hay tiền bối nên mình đã thực sự rất khó khăn khi đi tìm việc làm thêm. Tuy nhiên, nếu như mình tham gia những hội nhóm facebook như trên chúng mình có thể xin lời khuyên, kinh nghiệm về việc làm thêm từ các tiền bối đó. Hiện tại thì mình đang tham gia vào hội nhóm dành cho các bạn du học sinh tại Osaka. Trong trang của nhóm đôi khi cũng có đăng những bài giới thiệu việc làm thêm. Nâng cao năng lực tiếng Nhật Quỳnh:Mình nghĩ một trong những điều quan trọng nhất chính là năng lực tiếng Nhật. Bản thân mình đã đỗ bằng N3 trước khi đến Nhật. Tuy nhiên, khi đến Nhật rồi mình vẫn không hiểu hết các cuộc hội thoại của người Nhật. Vì vậy, chúng ta không nên chủ quan với suy nghĩ “cứ đến Nhật thì tự nhiên sẽ hiểu được tiếng Nhật” mà hãy trau dồi vốn tiếng Nhật của bản thân thật tốt trước khi đến Nhật Bản nhé. Hà: Nếu không thể nói được tiếng Nhật thì khi tìm việc làm thêm cũng sẽ trở nên rất khó khăn. Như mình có tâm sự trước đó, ban đầu mình đã bị từ chối khi xin việc làm thêm với lý do là 「日本語をうまく話せる人がほしいので、申し訳ありません」- "Tôi xin lỗi, tôi muốn một người có thể nói tiếng Nhật tốt" Trà: Mình cảm thấy những kiến thức tiếng Nhật được học tại Việt Nam và tiếng Nhật thực tế được sử dụng tại Nhật có phần khác biệt. Vì vậy trước khi đến Nhật mình nên làm quen với cách người Nhật giao tiếp qua phim ảnh và nghe tin tức. Tìm phòng tại Nhật Người phỏng vấn: Thường trường bạn đi du học không chuẩn bị ký túc xá (nhờ ở) phải không? Quỳnh: Tại trường Nhật ngữ mà mình theo học cũng có ký túc xá nhưng sau khi nghe từ những trải nghiệm không mấy tốt từ bạn bè thì mình đã quyết định tự tìm phòng. Mình đã trao đổi với những công ty bất động sản của người Việt tại Osaka qua Facebook và tìm phòng từ trước khi đến Nhật. Tuy nhiên, sau khi đến Nhật được 3 tuần thì mình không thể dọn vào ở, do đó mình đã phải dọn đến ở tạm tại nhà một người quen của giáo viên. Người phỏng vấn: Gần đây cũng có rất nhiều công ty bất động sản của người Việt tăng lên. Tuy nhiên, khi tìm phòng thì chúng ta nếu không được quan sát trực tiếp thì mình sẽ không biết được thực tế như thế nào. Vì vậy bạn nên tìm, lựa chọn một vài phòng mà mình muốn ở trước khi đến Nhật và sau khi qua Nhật mình có thể đến trực tiếp quan sát phòng, môi trường sống xung quanh rồi đưa ra quyết định. Ngoài ra, cũng có rất nhiều những căn phòng mà bạn có thể dọn vào ngay lập tức. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Cách thức tìm phòng | KOKORO (tiếng Việt - tiếng Nhật) Mang theo những gì khi đến Nhật? Người phỏng vấn: Tiếp theo, các bạn hãy giới thiệu những vật dụng mà bạn nghĩ nhật định nên mang theo khi đến Nhật được không? Điện thoại di động Trà: Cũng có trường hợp các trường Nhật ngữ sẽ giới thiệu những nhà cung cấp điện thoại di động. Tuy nhiên, theo mình thì vẫn nên sử dụng điện thoại được mang từ Việt Nam trong 1 thời gian chứ không mua điện thoại ngay sau khi đến Nhật. Ở Nhật Bản, bạn phải ký hợp đồng với một công ty cung cấp điện thoại di động (nhà mạng), nhưng trong đó cũng có những loại SIM giá rẻ các bạn có thể cân nhắc. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Về điện thoại di động và Wi-Fi tại Nhật KOKORO (tiếng Việt - tiếng Nhật) Tài liệu học tiếng Nhật (có kèm giải thích bằng tiếng Việt) Long: Có rất nhiều tài liệu học tiếng Nhật. Tuy nhiên, mình thấy việc mua những tài liệu học tiếng Nhật có giải thích bằng tiếng Việt tại Nhật rất khó nên mình đã mang từ Việt Nam qua. Người phỏng vấn: Gần đây thì những tài liệu học tiếng Nhật có giải thích bằng tiếng Việt cũng đã trở nên dễ mua hơn tại Nhật nhưng có vẻ chúng ta có thể mua với mức giá mềm hơn ở Việt Nam. Quần áo mùa đông Quỳnh: Tại Nhật thì quần áo mùa đông là rất cần thiết. Hầu hết quần áo mùa đông của mình đều được mua tại Nhật, tuy nhiên, mình thấy đặc biệt là áo khoác ngoài là thứ đắt tiền nhất. Theo mình thì nếu bạn mua những chiếc áo khoác ngoài trên các trang thương mại điện tử tại Việt Nam, bạn có thể mua được chúng với mức giá rẻ hơn so với việc mua tại Nhật Bản. Gia vị nấu ăn Hà: Do mình không hợp với thức ăn Nhật Bản nên trong 3 tháng đầu tiên tại Nhật mình đã sụt mất 3kg. Sau đó thì mình đã nấu ăn tại nhà với những gia vị mua từ cửa hàng Việt Nam. Tuy nhiên, so với giá bán tại Việt Nam thì những gia vị này được bán với mức gia cao cấp 2, 3 lần. Vì vậy mình vẫn khuyên các bạn nên mang một chút gia vị thường dùng như nước mắm hay tương ớt từ việt nam qua nhé. Tổng kết Để chuẩn bị cho chặng đường du học phía trước, các tiền bối đã giới thiệu những hội nhóm trên Facebook của các du học sinh cũng như cách thức tìm việc làm thêm hay phòng trọ. Và cả những vật dụng chúng ta nên cân nhắc mang theo như là điện thoại di động và gia vị nấu ăn. Cuối cùng, chúng mình xin giới thiệu hình ảnh của các bạn tiền bối tham dự buổi phỏng vấn lần này nhé. Bạn Long (bên trái) và bạn Quỳnh Bạn Hà (bên trái) và bạn Trà
11/02/2022
Các bạn du học sinh nên chuẩn bị những hành trang như thế nào để đi phỏng vấn xin việc làm thêm ở Nhật nhỉ? Bài viết này sẽ giới thiệu các điểm quan trọng khi đi phỏng vấn và những điều cần chuẩn bị trước. Nếu bạn là người đã bị nơi xin việc từ chối nhiều lần, hãy tham khảo bài viết này để biết cách thể hiện bản thân thật tốt nhé. Chuẩn bị sẵn câu trả lời cho các câu hỏi Câu hỏi mà chắc chắn là bạn sẽ bị hỏi trong buổi phỏng vấn là “Tại sao bạn ứng tuyển làm công việc này?”. Đây chính là “lý do ứng tuyển” (động cơ ứng tuyển) – một điểm quan trọng khi đi phỏng vấn. Điểm quan trọng khi nói về động cơ ứng tuyển là gì? Không chỉ trả lời một cách đơn thuần là “vì thích cửa hàng này”, “vì muốn làm thử công việc này” v.v., bạn nên giải thích kỹ hơn và sâu hơn: bạn thích ở điểm nào, lý do bạn muốn làm thử là gì. Tiếp theo, nếu bạn giải thích thêm về những gì bạn có thể cống hiến cho nơi làm việc đó, chẳng hạn như “Em là một người rất giỏi giao tiếp với khách, em luôn mỉm cười khi phục vụ khách hàng”, bạn sẽ ghi điểm đấy. Những câu trả lời như “nhà em gần nơi làm việc nên em có thể có linh động trong việc xếp ca làm” cũng là một điều rất có lợi đối với bên tuyển dụng nên bạn sẽ được đánh giá cao nhé. Việc giải thích trôi chảy lý do ứng tuyển bằng tiếng Nhật khá khó nên bạn hãy nghĩ trước câu trả lời ở nhà, sau đó luyện nói rồi hãy đi phỏng vấn nhé! Trang phục, đầu tóc, đồ mang theo Trang phục Người phỏng vấn sẽ nhìn xem “Người này có thể làm việc tốt không?”. Họ không chỉ đánh giá qua câu trả lời phỏng vấn mà còn đánh giá con người bạn thông qua trang phục của bạn. Khi đi phỏng vấn, hãy mặc trang phục đơn giản nhưng gọn gàng, nghiêm túc. Các bạn nam nên mặc áo có cổ nhé. Đầu tóc Đối với các bạn nam, kiểu tóc mái không che mắt sẽ gây được thiện cảm và ấn tượng tốt. Các bạn nữ có tóc dài nên buộc tóc gọn gàng nhé. Đồ mang theo ・ Sơ yếu lý lịch (kèm ảnh) ・ Bản sao thẻ lưu trú (hai mặt) ・ Thẻ học sinh, sinh viên Bạn hãy kiểm tra xem sơ yếu lý lịch đã dán ảnh chưa, các nội dung cần điền có chỗ nào bị bỏ sót hay không nhé. Ở gần các ga thường có phòng chụp ảnh và mức giá cũng phải chăng nên hãy chụp ở đó nhé. Hãy tới sớm hơn một chút Vào ngày phỏng vấn, bạn hãy ra khỏi nhà và tới điểm hẹn sớm hơn 10 phút trở lên nhé. Hãy tìm trước đường đi, thời gian phải di chuyển tới điểm hẹn nhé. Ở Nhật, mọi người rất nghiêm túc trong việc quản lý thời gian, việc đến muộn trong buổi phỏng vấn là điều cấm kị. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Ở Nhật, “Đến muộn” được tính từ phút thứ mấy? [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Giới thiệu các ứng dụng tra cứu giờ tàu và đường đi Để được phỏng vấn mà không cần gọi điện thoại trước thì? Bạn định ứng tuyển làm thêm và thử gọi điện thoại cho nơi bạn muốn vào làm việc, nhưng bạn lại hồi hộp quá và không nói được tiếng Nhật trôi chảy nên không được gọi đi phỏng vấn. Có rất nhiều du học sinh đã trải qua điều này. Vì thế, KOKORO sẽ giới thiệu cách làm của một du học sinh đã xin được việc nhé. Bạn ấy thường mang theo sơ yếu lý lịch (có dán ảnh), bản sao thẻ lưu trú v.v. bên mình. Khi có thời gian rảnh, bạn ấy đi xe đạp vòng vòng quanh nơi mình sống. ① Khi bắt gặp giấy thông báo “tuyển người làm thêm” được dán trên tường, bạn ấy sẽ quan sát xem cửa hàng, quán đó như thế nào. ② Nếu thấy đó là một cửa hàng, quán ăn mà mình có thể làm việc được, bạn ấy tìm người quản lý cửa hàng để nói chuyện thử. Bắt đầu bằng câu nói “Em đã nhìn thấy giấy thông báo. Em muốn làm việc ở đây ạ…” (はり紙を見ました。アルバイトをしたいのですが – harigami wo mimashita. Arubaito wo shitai no desu ga) ③ Nếu người quản lý nói “Hãy gửi sơ yếu lý lịch qua đường bưu điện” thì bạn ấy đã cầm sẵn lý lịch trên tay và nộp luôn. Bạn ấy thường mang theo sơ yếu lý lịch (có dán ảnh), bản sao thẻ lưu trú v.v. bên mình. Khi có thời gian rảnh, bạn ấy đi xe đạp vòng vòng quanh nơi mình sống. ① Khi bắt gặp giấy thông báo “tuyển người làm thêm” được dán trên tường, bạn ấy sẽ quan sát xem cửa hàng, quán đó như thế nào. ② Nếu thấy đó là một cửa hàng, quán ăn mà mình có thể làm việc được, bạn ấy tìm người quản lý cửa hàng để nói chuyện thử. Bắt đầu bằng câu nói “Em đã nhìn thấy giấy thông báo. Em muốn làm việc ở đây ạ…” (はり紙を見ました。アルバイトをしたいのですが – harigami wo mimashita. Arubaito wo shitai no desu ga) ③ Nếu người quản lý nói “Hãy gửi sơ yếu lý lịch qua đường bưu điện” thì bạn ấy đã cầm sẵn lý lịch trên tay và nộp luôn. Nếu làm như vậy, bạn sẽ có cơ hội được phỏng vấn ngay tại thời điểm đó. Với cách làm này, khi là du học sinh, bạn ấy đã xin được 3 việc làm thêm (2 việc ở cửa hàng tiện lợi, 1 việc ở Lotteria). Với việc làm thêm ở Lotteria, bạn ấy đã thấy thông tin tuyển dụng trên tạp chí, nhưng không gọi điện thoại trước mà tới thẳng cửa hàng để xin việc. Cách làm này có 3 điểm tốt. ・ Giao tiếp mặt đối mặt dễ hơn là giao tiếp qua điện thoại. ・ Bạn sẽ được đánh giá về con người của mình tại chính thời điểm bạn gặp người của cửa hàng, quán ăn. ・ Bạn sẽ nhận được đánh giá tích cực. Tổng kết Ai cũng sẽ cảm thấy lo lắng khi không quen đi phỏng vấn xin việc làm thêm, nhưng nếu bạn chuẩn bị thật tốt thì sẽ không có vấn đề gì cả. Bạn hãy nghĩ trước câu trả lời cho các câu hỏi thường bị hỏi trong buổi phỏng vấn như lý do ứng tuyển, “đang học gì ở trường” v.v. rồi tập trả lời thành tiếng trước nhé. Chỉ cần làm như vậy thôi là cơ hội xin được việc của bạn cũng sẽ cao lên rất nhiều đấy.
09/02/2022
Phần lớn những bạn đi du học tự túc thường bắt đầu học từ trường tiếng Nhật (trường Nhật ngữ). Chúng ta phải tốn một khoản chi phí không hề nhỏ cho việc du học nên các bạn hãy nghĩ thật kỹ về nơi mình sẽ học tiếp lên (trường chuyên môn, cao đẳng, đại học) và con đường sự nghiệp sau khi tốt nghiệp. Hãy lập kế hoạch cho tương lai của mình rồi bắt đầu du học nhé. Trường mình đi du học – Đại học Có rất nhiều loại trường để bạn đi du học. Sau khi tốt nghiệp, bạn muốn có một tương lai như thế nào? – Hãy nghĩ tới điều này rồi chọn trường nhé. Bạn có thể tham khảo kinh nghiệm của các anh chị đi trước để tìm ra con đường của mình sau khi đi du học. KOKORO có rất nhiều bài viết về kinh nghiệm của các anh chị đi trước đấy. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Kinh nghiệm của tôi (Du học – Nhân tài chất lượng cao)|KOKORO ◆ Các loại trường du học Cơ sở giáo dục Mục đích Điều kiện nhập học Trình độ tiếng Nhật Số năm học Trường tiếng Nhật Học tiếng Nhật Tốt nghiệp THPT N4-N5 1 - 2 năm Trường chuyên môn Trau dồi kiến thức chuyên môn cần thiết cho công việc sau này Tốt nghiệp THPT N2-N3 2 - 4 năm Trường chuyên môn kỹ thuật Học để trở thành kỹ sư thuần thục Tốt nghiệp THPT (trên 15 tuổi thì tốt nghiệp THCS) Tương đương N2 Thường là 3 năm Trường cao đẳng Nghiên cứu lĩnh vực chuyên môn Tốt nghiệp THPT Tương đương N2 2 năm Trường đại học Nghiên cứu lĩnh vực chuyên môn Tốt nghiệp THPT Tương đương N2 4 năm Trường cao học Nghiên cứu lĩnh vực chuyên môn Tốt nghiệp Đại học Nếu nghiên cứu bằng tiếng Nhật thì N1 - N2 "Thạc sĩ 2 nămTiến sĩ 3 năm trở lên" ※ “Trình độ tiếng Nhật” ở đây là trình độ trung bình cần có khi vào trường. ■ Những điều nên làm trước khi du học ・ Học tiếng Nhật = Thông thường, du học sinh thường bắt đầu du học từ trường tiếng Nhật. Nếu sang Nhật với trình độ N3 – N4 thì sau 1 năm, bạn có thể tốt nghiệp trường tiếng. Như vậy thì bạn có thể tiết kiệm một khoản lớn chi phí du học (học phí, sinh hoạt phí). ・ Tìm hiểu kỹ các thông tin rồi chọn trường tiếng Nhật. ・ Nghĩ về con đường sau khi du học và lên kế hoạch cho bản thân. Mức học phí bình quân Học phí giữa các trường đều có sự chênh lệch và cũng có sự khác nhau tuỳ vào khu vực nữa. Ngoài ra, cũng có trường có chế độ miễn giảm học phí (giảm toàn bộ học phí, giảm 1 nửa học phí v.v.). Trong bài viết này có giới thiệu website có thể tra mức học phí của các trường nên các bạn hãy tham khảo nhé! Bảng dưới đây là mức học phí bình quân (tiền nhập học + tiền học) mà bạn phải trả trong năm học đầu tiên (= Theo điều tra của JASSO). Ngoài khoản này, bạn có thể phải trả thêm tiền sách, tiền thực tập v.v. Quốc lập Công lập Tư lập Cao học Khoảng 820.000 yên Khoảng 930.000 yên Khoảng 1.000.000 yên Đại học Khoảng 820.000 yên Khoảng 930.000 yên Khoảng 1.000.000 yên Cao đẳng Khoảng 610.000 yên Khoảng 610.000 yên Trường chuyên môn kỹ thuật (Quốc lập) Khoảng 320.000 yên Trường chuyên môn Khoảng 850.000 yên Trường tiếng Nhật Khoảng 610.000 ~ 1.050.000 yên ※ 100 yên = Khoảng 20.000 VNĐ (tỷ giá ngày 24/12/2021) Trường tiếng Nhật Đặc trưng ・ Nơi học những tiếng Nhật cần thiết để học lên cao, đi làm, dùng trong cuộc sống hàng ngày. ・ Do các trường, công ty vận hành. Có khoảng 600 trường (Số lượng du học sinh khoảng 60.000 người). ・ Kì nhập học thường là tháng 4 và tháng 10 (cũng có trường có khoá học bắt đầu vào tháng 1 và tháng 7). Điều kiện nhập học ・ Tốt nghiệp THPT ・ Trình độ tiếng Nhật tương đương N5 ・ Có khả năng chi trả các loại chi phí Sau khi nhập học ・ Học tiếng Nhật trong khoảng 1 - 2 năm Sau khi tốt nghiệp ・ Học tiếp lên các trường chuyên môn, đại học tại Nhật = Cần trình độ tiếng Nhật N2 - N3 ・ Lấy tư cách lưu trú "Kỹ thuật - Tri thức nhân văn - Nghiệp vụ quốc tế" để đi làm = Cần tốt nghiệp cao đẳng ở Việt Nam trở lên (không bao gồm trường nghề) hoặc tốt nghiệp trường chuyên môn ở Nhật trở lên. Cần có trình độ tiếng Nhật N2 trở lên để làm việc ■ Tìm trường tiếng Nhật Tham khảo trang chủ của Hiệp hội xúc tiến giáo dục tiếng Nhật [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Trang chủ của Hiệp hội xúc tiến giáo dục tiếng Nhật (Tiếng Nhật, tiếng Anh) = Giới thiệu những trường thành viên của “Hiệp hội xúc tiến giáo dục tiếng Nhật” – rất nhiều trường có thành tích cao = Giới thiệu số sinh viên đang theo học, trình độ tiếng Nhật JLPT, tình hình học tiếp lên của từng trường (Cập nhật hàng năm) [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Trang chủ của Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ (Tiếng Nhật) = Giới thiệu thông tin của các trường theo điều tra của Bộ (Thông tin năm 2017) = Giới thiệu số sinh viên đang theo học, trình độ tiếng Nhật JLPT, tình hình học tiếp lên của từng trường Trường chuyên môn Đặc trưng ・ Nơi học những kiến thức, kỹ thuật cần thiết cho công việc (kinh doanh, y tế, thời trang, IT, phiên dịch, dịch vụ lưu trú v.v.) ・ Có khoá học để học tiếp lên cao ・ Kì nhập học vào tháng 4 và tháng 10 ・ Có thể nhận các ưu đãi khi là sinh viên trường nghề như chương trình giảm giá cho sinh viên v.v. Điều kiện nhập học ・ Tốt nghiệp THPT ・ Trình độ tiếng Nhật tương đương N2 - N3 ・ Có khả năng chi trả các loại chi phí Sau khi nhập học ・ Học chuyên môn trong 2 năm Sau khi tốt nghiệp ・ Có thể đi làm ở Nhật = Tư cách lưu trú "Kỹ thuật - Tri thức nhân văn - Nghiệp vụ quốc tế" ■ Tìm trường chuyên môn [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Tìm danh sách các trường chuyên môn tiếp nhận du học sinh (Tiếng Nhật, tiếng Anh) = Website “STUDY in JAPAN” = Giới thiệu khái quát các trường chuyên môn [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Tìm trường chuyên môn (Tiếng Việt OK) = Website “Japan Study Support” = Tìm thông tin khái quát của các trường chuyên môn trên toàn Nhật Bản theo tên trường Trường chuyên môn kỹ thuật (KOSEN) Đặc trưng ・ Nơi học để trở thành kỹ sư thuần thục Điều kiện nhập học ・ Tốt nghiệp THPT ・ Trình độ tiếng Nhật tương đương N2 ・ Có khả năng chi trả các loại chi phí Sau khi nhập học ・ Học chuyên môn liên quan đến kỹ thuật trong 3 năm Sau khi tốt nghiệp ・ Có thể đi làm ở Nhật = Tư cách lưu trú "Kỹ thuật - Tri thức nhân văn - Nghiệp vụ quốc tế" ■ Tìm trường chuyên môn kỹ thuật [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Danh sách các trường chuyên môn kỹ thuật quốc lập (Tiếng Nhật, tiếng Anh) = Danh sách đường link website của các trường chuyên môn kỹ thuật quốc lập trên toàn Nhật Bản Đại học Điều kiện nhập học ・ Tốt nghiệp THPT ・ Trình độ tiếng Nhật tương đương N2 (Có trường chỉ cần có tiếng Anh) ・ Có khả năng chi trả các loại chi phí Sau khi nhập học ・ Nghiên cứu lĩnh vực chuyên môn trong 4 năm Sau khi tốt nghiệp ・ Có thể đi làm ở Nhật = Tư cách lưu trú "Kỹ thuật - Tri thức nhân văn - Nghiệp vụ quốc tế" ■ Tìm trường đại học [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Tìm trường đại học (Tiếng Việt OK) = Website “Japan Study Support” = Tìm thông tin khái quát của các trường đại học trên toàn Nhật Bản theo tên trường Mối tương quan giữa chuyên môn và công việc khi đi làm【Quan trọng】 Sau khi tốt nghiệp trường chuyên môn, đại học ở Nhật, để có thể lấy tư cách lưu trú “Kỹ thuật – Tri thức nhân văn – Nghiệp vụ quốc tế” để đi làm, bạn sẽ bị kiểm tra gắt gao về mối tương quan giữa chuyên môn đã học và nội dung công việc sắp làm. Đã có rất nhiều trường hợp không vượt qua được điều kiện này và không lấy được tư cách lưu trú. Trước khi du học, bạn hãy nghĩ thật kỹ về công việc mình muốn làm trong tương lai, sau đó chọn học trường học, ngành học nhé. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Chuyên ngành khi du học và nghề nghiệp khi đi làm|KOKORO Kỹ thuật Cần có mối tương quan chặt chẽ giữa nội dung công việc với các khoa / chuyên ngành trong trường đại học, trường chuyên môn Ví dụ công việc = Kỹ sư IT (lập trình viên, kỹ sư hệ thống), làm thiết kế Website, làm việc tại bộ phận thiết kế - R&D (nghiên cứu và phát triển), giám sát công trường, quản lý sản xuất trong nhà máy (không trực tiếp thao tác máy) Tri thức nhân văn Cần có mối tương quan chặt chẽ giữa nội dung công việc với các khoa / chuyên ngành trong trường đại học, trường chuyên môn Ví dụ công việc = Kế toán, pháp lý, kinh doanh, tài chính, nhân sự, tổng vụ, xây dựng kế hoạch, hoạt động thương mại Nghiệp vụ quốc tế ・ Tốt nghiệp đại học hoặc cao học ở Nhật → Không bị hỏi về mối tương quan giữa nội dung công việc và chuyên ngành, khoa đã học ・ Tốt nghiệp đại học hoặc cao học ở nước ngoài → Nếu đáp ứng được tiêu chuẩn về trình độ tiếng Nhật, Không bị hỏi về mối tương quan ・ Trình độ học vấn cao nhất là tốt nghiệp trường chuyên môn ở Nhật → Cần có mối tương quan chặt chẽ giữa nội dung công việc với các khoa / chuyên ngành trong trường Ví dụ công việc = Kinh doanh thương mại; liên lạc với các cơ sở ở nước ngoài và đối tác kinh doanh của các công ty; làm việc tại các cửa hàng bán lẻ như cửa hàng miễn thuế, cửa hàng thuốc có nhiều khách hàng nước ngoài (không bao gồm nhà hàng và cửa hàng tiện lợi); quản lý, phiên dịch cho các nơi có thực tập sinh kỹ năng và du học sinh; làm việc trong khách sạn (quầy lễ tân hoặc liên lạc với công ty du lịch nước ngoài); làm việc trong công ty du lịch, công ty bất động sản cho người nước ngoài; làm việc trong công ty biên phiên dịch Cổng tư vấn cá nhân Nếu không biết cách chọn chuyên ngành, bạn có thể nhận được tư vấn bằng cách liên lạc qua email cho WA.SA.Bi. theo đường link dưới đây (miễn phí). WA.SA.Bi. có đội ngũ nhân viên đa quốc tịch. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Website hỗ trợ du học sinh “WA.SA.Bi.” (Đa ngôn ngữ)
04/01/2022
Nếu du học sinh trang trải cả học phí và sinh hoạt phí chỉ với việc đi làm thêm thì rất vất vả. Một số trung tâm du học (trung tâm tiếng Nhật) và người môi giới đã giải thích cho học sinh là “Có thể trang trải chi phí du học bằng việc đi làm thêm” để hưởng một khoản “tiền hoa hồng” lớn. Trước khi trả các khoản chi phí, hãy có những hiểu biết chính xác về chi phí du học nhé. Chi tiêu của du học sinh Nếu du học sinh nhận được học bổng hoặc được miễn giảm học phí (không mất học phí hoặc được giảm 1 nửa v.v.) thì rất tốt nhưng nếu không thì việc trang trải cả học phí và sinh hoạt phí bằng việc làm thêm là một việc rất khó khăn. Theo khảo sát của JASSO (Cơ quan hỗ trợ sinh viên Nhật Bản) tiến hành năm 2020 với 10.000 du học sinh, mức chi tiêu hàng tháng của du học sinh trong 1 tháng như sau. ◆ Bình quân chi tiêu trong 1 tháng của du học sinh Yên VNĐ Bình quân toàn quốc ¥148,000 29,777,600 ₫ Các thành phố chính Hokkaido ¥120,000 24,144,000 ₫ Sapporo Tohoku ¥127,000 25,552,400 ₫ Sendai Kanto ¥162,000 32,594,400 ₫ Yokohama Tokyo ¥166,000 33,399,200 ₫ Tokyo Chubu ¥133,000 26,759,600 ₫ Nagoya Kinki ¥149,000 29,978,800 ₫ Osaka Chugoku ¥130,000 26,156,000 ₫ Hiroshima Shikoku ¥119,000 23,942,800 ₫ Matsuyama Kyushu ¥126,000 25,351,200 ₫ Fukuoka ※ 100 yên = 20.120 VNĐ (tỉ giá ngày 23/12/2021) ◆ Chi tiết chi tiêu (Bình quân toàn quốc) Học phí v.v. (55.000 yên), tiền nhà (38.000 yên), tiền ăn (29.000 yên), chi phí khác (12.000 yên), vui chơi - giải trí (10.000 yên), tiền điện – ga – nước (8.000 yên) v.v. ◎ Trong mục “Kinh nghiệm của tôi” của KOKORO, có rất nhiều bài viết giới thiệu về mức sinh hoạt phí của du học sinh (bảng kê chi tiết thu nhập và chi tiêu). [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Kinh nghiệm của tôi (Du học sinh – Nhân lực chất lượng cao)|KOKORO Thu nhập của du học sinh Để trang trải 1 phần chi tiêu trên, nhiều du học sinh đang đi làm thêm. Mức thu nhập từ việc làm thêm trong 1 tháng thường từ 70.000 yên ~ 120.000 yên. Vào thời gian có kì thi định kì, lương nhận được sẽ ít đi. ■ Chuyện “có thể vừa học vừa làm” chỉ là nói dối Một số trung tâm du học (trung tâm tiếng Nhật) dùng những lời mật ngọt để giới thiệu du học. “Dù vừa đi học vừa đi làm thì cũng có thể kiếm được 170.000~300.000 yên (60.360.000 VNĐ) 1 tháng” “1 giờ làm thêm có thể kiếm được 3.000 yên” Thế nhưng, không thể kiếm được nhiều tiền như vậy với một công việc làm thêm. Sự thật là: ✔ Lương làm thêm theo giờ khoảng 820 yên ~ 1.050 yên ✔ Du học sinh chỉ được làm thêm tối đa 28 tiếng mỗi tuần (theo luật) ※ Mức lương làm thêm theo giờ thường là mức cơ bản (mức thấp nhất), lương cơ bản của năm 2021 là từ 820 yên đến 1041 yên (tuỳ theo khu vực). [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Mức lương cơ bản của các tỉnh thành phố ◎ Ví dụ: Lương làm thêm tại Fukuoka (Mức tối đa trong 1 tháng) Lương cơ bản 870 yên × 120 tiếng = 104.400 yên ※ Sẽ bị trừ thuế (khoảng vài nghìn yên).※ Tuỳ vào lịch làm, nhiều khi không thể làm đủ 120 tiếng. Kết luận: Du học sinh không thể vừa trang trải học phí và sinh hoạt phí bằng việc đi làm thêm Theo khảo sát của JASSO, hơn 70% du học sinh nhận tiền từ cha mẹ v.v., và đa phần là nhận “khoảng 80.000 yên mỗi tháng”. Việc “làm thêm quá số giờ quy định” sẽ bị phát hiện Có thể có người nghĩ rằng “nếu 1 tuần làm trên 28 tiếng thì không nhận tiền từ gia đình vẫn có thể trang trải được chi tiêu”. Tuy nhiên, nếu du học sinh làm trên 28 tiếng mỗi tuần (làm thêm quá quy định), có thể dẫn tới những kết quả sau. ✔ Không được Cục xuất nhập cảnh gia hạn thời gian lưu trú. ✔ Dù đổi tư cách lưu trú để làm việc ở Nhật thì cũng không được Cục xuất nhập cảnh cấp phép. ■ Làm thêm quá số giờ quy định sẽ bị phát hiện! ・ Nơi làm việc của bạn sẽ gửi một tài liệu có tên “Thông báo về tình trạng tuyển dụng” cho Hellowork, Cục quản lý xuất nhập cảnh có thể biết được nội dung đó. Ngay cả khi bạn làm việc ở nhiều nơi, Cục xuất nhập cảnh có thể nắm rõ toàn bộ các công việc đó. ・ Từ những thông tin liên quan đến thuế, việc làm thêm quá quy định sẽ bị bại lộ. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Làm thêm quá số giờ quy định sẽ bị phát hiện|KOKORO [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Làm thêm quá số giờ quy định nên phải bỏ học đại học và về nước (Kinh nghiệm của tôi)|KOKORO Tổng kết Có nhiều lời mời mọc như thế này: “Ở Nhật, bạn có thể trả cả học phí và sinh hoạt phí bằng việc đi làm thêm, hơn nữa còn có thể tiết kiệm tiền” “Trang trải các chi phí bằng tiền làm thêm, tốt nghiệp trường Nhật ngữ rồi học lên đại học. Lên đại học sẽ nhận được học bổng” Nhưng sự thật là: ✔ Nhiều du học sinh nhận tiền hỗ trợ từ bố mẹ hoặc vay tiền để du học ✔ Để nhận được học bổng hoặc được miễn giảm học phí (không mất học phí hoặc giảm 50% v.v.), bạn cần có thành tích học tập tốt ◎ Hãy kiếm tiền sau khi tốt nghiệp, trong khi du học hãy tập trung vào việc học nhé. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Tham khảo: “Hướng dẫn du học Nhật Bản” của JASSO (Tiếng Việt)
28/12/2021
Tổ chức hỗ trợ du học sinh
Nhật Bản (JASSO)
Mạng lưới luật sư cho lao động người nước ngoài